Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

TQ ngang ngược gọi các đảo nhân tạo là ‘dự án xanh’


artisland
Nguồn: Bethany Allen-Ebrahimian, “Beijing Calls South China Sea Island Reclamation a ‘Green Project’Foreign Policy, 26/05/2016.
Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Đã có những chứng cứ mạnh mẽ về việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông hủy hoại các rặng san hô. Tuy nhiên Bắc Kinh lại tuyên bố không có thiệt hại nào.
Cát, xi măng và các cơ sở quân sự của Trung Quốc hiện đang nằm trên những địa điểm vốn trước đây là các rặng san hô tuyệt đẹp trên Biển Đông. Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo mới nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ tại khu vực tranh chấp nóng bỏng này. Việc cải tạo các bãi đá như vậy đã hủy hoại môi trường biển trong khu vực. Nhưng theo Trung Quốc, các hoạt động đó không gây ra thiệt hại lớn về sinh thái. Bắc Kinh tuyên bố mạnh mẽ rằng các đống cát và xi măng với diện tích bằng cả hòn đảo mà hiện đang nhấn chìm các rặng san hô đầy đa dạng sinh học là thân thiện với môi trường.
Quan điểm chính thức của Trung Quốc
Trong buổi họp ngày 10/5 tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Vụ trưởng Vụ thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Tích Ninh (Wang Xining) đã tuyên bố “đó là một dự án xanh”. Ông Vương nói với các phóng viên đang thăm Bắc Kinh trong chuyến khảo sát thực tế do Trung tâm Đông Tây tại Honolulu, Hawaii tổ chức rằng, tất cả các hoạt động cải tạo đá và công trình xây dựng trong vùng “được thiết kế cẩn thận, xây dựng cẩn thận, nhằm giảm thiểu tối đa các ảnh hưởng sinh thái”.
Các bình luận của ông Vương phản ánh quan điểm chính thức vốn đã được nhắc đến vài lần bởi chính quyền Trung Quốc. Vào tháng 3/2015, Viện Hải dương học Biển Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã tổ chức Buổi tọa đàm về phát triển bền vững và an ninh sinh thái đảo nhân tạo trên Biển Đông. Sự kiện này nhấn mạnh về “sức mạnh hải quân quốc gia” đi kèm với thảo luận về “xây dựng sinh thái xanh” trên các đảo nhân tạo, cho thấy địa chính trị đã thắng thế trước các quan ngại về khoa học. Vào tháng 6/2015, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc, đơn vị có nhiệm vụ giám sát chính sách môi trường hàng hải của nhà nước, đã nắm bắt rất nhanh dòng lập luận này. Trong một tuyên bố nhan đề “Dự án mở rộng các bãi đá ở Trường Sa sẽ không gây ra thiệt hại môi trường biển”, được đăng tải trên website của đơn vị này vào ngày 18/6/2015, Cục này đã thông qua dự án cải tạo đảo này và gọi nó là “một dự án xanh”.
Bộ ngoại giao Trung Quốc gần đây đã nhấn mạnh đến cụm từ đó. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong buổi họp báo ngày 6/5 tuyên bố “Các hoạt động của Trung Quốc trên Quần đảo Nam Sa tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc của việc thực hiện một dự án xanh về xây dựng các đảo và rặng sinh thái”. “Tác động lên hệ sinh thái của các rặng san hô là rất hạn chế”.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông, tuyến đường biển nhộn nhịp với giá trị giao thương hơn 5 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Đài Loan, Brunei, Việt Nam, Malaysia và Philippines  cùng có các tuyên bố chủ quyền tranh chấp đối với vùng biển giàu tài nguyên này. Hơn 3 năm qua, các tàu nạo vét của Trung Quốc đã hút bùn cát  từ đáy đại dương quanh các rặng đá và đảo san hô tại Trường Sa để bồi đắp các đảo nhân tạo với tốc độ chóng mặt. Mặc dù các bên tranh chấp khác cũng xây dựng các công trình trên các đảo và rặng san hô tại Biển Đông, nhưng hoạt động cải tạo của Trung Quốc vượt xa tất cả các nước khác. Giới chức Mỹ ước tính Trung Quốc đã tạo dựng một khu vực rộng hơn 3.200 mẫu Anh (gần 13 km2) tại quần đảo Trường Sa. Trung Quốc cũng thiết lập các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, bao gồm các đường băng, radar, cảng biển, các tòa nhà nhiều tầng, hệ thống tên lửa đất đối không và tên lửa hành trình chống tàu.
Thực tế về sự tàn phá môi trường của Trung Quốc
Nhưng các tuyên bố của Trung Quốc về tính thân thiện môi trường của các dự án cải tạo đá của họ lại trái ngược với phát hiện của các nhà sinh học biển hàng đầu thế giới. Các nhà sinh học biển cho biết việc xây dựng đảo đang tàn phá hệ sinh thái các rặng san hô trên Biển Đông, đây là các rặng san hô đa dạng sinh học nhất trên thế giới. Các rặng này gồm hàng trăm loài san hô và nhiều loài cá, hình thành xương sống cho cộng đồng ngư dân dọc theo bờ biển các nước láng giềng.
Tháng 9/2015, nhà sinh học biển thuộc Đại học Miami, John McManus, đã nói với tờ The Guardian rằng, khi nhìn vào các ảnh vệ tinh chụp đá Vành Khăn thuộc Trường Sa, có thể thấy các dải bùn màu trắng chảy vào trong các phá, đây chính là chứng cứ về chất nhầy rỉ ra từ hàng triệu cây san hô bị chết nằm dưới các lớp bùn đất. Việc cải tạo tràn lan các bãi đá đã gây hại không chỉ cho các rặng san hô. “Cát và bùn bị khuấy trộn bởi các tàu nạo vét phủ đầy các phá và đang bao phủ hầu hết các đá và rặng san hô còn lại. Cát sẽ giết chết gần như bất kỳ sinh vật sống nào ở đáy đại dương nếu phủ đầy với khối lượng lớn, làm kẹt mang cá. Tôi không nghĩ rằng có thế tìm thấy được bất kỳ loài cá nào sống sót trong các phá đó ngoại trừ các khu vực về phía nam.”
Thậm chí nếu tất cả dự án cải tạo đất dừng lại ngay lập tức và các dự án khôi phục được tiến hành, thì cũng đã quá trễ cho phần lớn sinh vật biển sống quanh khu vực đá Vành Khăn. “Phần lớn các thiệt hại này không thể khôi phục và thay thế được”. Alan Freilander, nhà sinh học tại Đại học Hawaii, đã nói với các phóng viên vào tháng 5/2015 rằng, Quần đảo Trường Sa là nơi sinh sống của 571 loài san hô và nhiều loài cá lớn. Nhưng “việc nạo vét và xây dựng trên các rặng san hô ở Biển Đông đang gây ra các thiệt hại không thể khôi phục được đối với một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trên trái đất”.
Theo Cục Ngư nghiệp và Nguồn lực Hải dương Philippines, sự hủy hoại quần thể cá có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Philippine và ngành ngư nghiệp nước này 110 triệu USD mỗi năm. Không chỉ các rặng san hô, mà các loài cá sinh sản và sống ở đó cũng sẽ chịu thiệt hại.
Frank Muller-Karger, nhà Hải dương học tại Đại học Nam Florida, đã nói với tờ New York Times vào năm 2015 rằng, các vật liệu nạo vét lên từ đáy biển để xây dựng các đảo “có thể bị rửa trôi ngược lại biển, tạo ra các cụm rác thải có thể hủy diệt sinh vật biển gồm các kim loại nặng, dầu, và các hóa chất từ các con tàu và các phân xưởng đang được xây dựng”.
Không phải mọi người dân Trung Quốc đều có cùng quan điểm với nhà cầm quyền. Phản ứng lại một bài báo đăng ngày 6/5 trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc về bình luận “dự án xanh” của Hồng Lỗi, một vài người đã thể hiện sự nghi ngờ, thậm chí khinh bỉ. Một bình luận khá phổ biến là “Trung Quốc vẫn thường bày tỏ rằng mình quan tâm về sinh thái và môi trường. Với tôi điều đó thật là kinh tởm”. Một vài người dùng khác than phiền “bạn đánh con bạn tơi tả, sau đó hàng xóm đến để ngăn bạn, bạn lại nói chúng tôi không cho phép người ngoài can thiệp vào công việc riêng”.
Tác động từ vụ kiện của Philippines
Một phán quyết sắp tới từ một tòa án của Liên Hiệp Quốc có thể là một nguyên nhân khiến Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, vì Trung Quốc tìm cách thiết lập sự kiểm soát Biển Đông trên thực tế trong trường hợp phán quyết của Tòa sẽ hạn chế hoạt động của Trung Quốc ở đó.
Vào tháng 1/2013, Philippine đã đưa vụ việc lên Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc, thách thức các các căn cứ pháp lý trong một số tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực. Trung Quốc đã liên tục duy trì quan điểm sẽ không tham gia hoặc chấp nhận tòa trọng tài. Trong buổi họp báo ngày 6/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhắc lại lập trường này, nói rằng “bất kỳ quyết định nào do tòa trọng tài đưa ra đối với vụ kiện trên Biển Đông đều là bất hợp pháp và vô giá trị, và Trung Quốc sẽ không chấp nhận và công nhận nó”.
Nhằm tìm cách để bảo vệ công trình đảo nhân tạo và các cơ sở quân sự trong khu vực, Bắc Kinh đã không thừa nhận việc tàn phá môi trường do hoạt động của họ gây ra. Tuyên bố này cũng nhằm đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền, chứng tỏ Trung Quốc là một thành viên có trách nhiệm đối với khu vực mà họ xem là sân sau của mình.
Nhằm củng cố lập luận về “dự án xanh” trên Biển Đông của mình, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã liên tục đưa ra các tuyên bố ngang ngược và trái ngược với giới nghiên cứu khoa học. Vào tháng 5/2015, Trương Hải Văn (Zhang Haiwen), Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế thuộc Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc, cho biết mục tiêu của Trung Quốc trong khu vực là “đạt được phát triển bền vững về kinh tế biển”. Bà Trương cho rằng Cục Hải dương Nhà nước giám sát chặt chẽ các hoạt động cải tạo đảo đá trên Biển Đông, nhưng lại tránh đề cập đến chứng cứ hủy hoại các rặng san hô. Trong khi đó Hồng Lỗi đã mô tả việc cải tạo đá tương tự như các hiện tượng thời tiết tự nhiên. “Trung Quốc mô phỏng theo tự nhiên, bắt chước tiến trình bão biển thổi bay và di chuyển các mảng sinh học và dần hình thành các ốc đảo trên biển”.
Còn Vương Tích Ninh lại bác bỏ các cáo buộc rằng việc nạo vét gây ra các thiệt hại lớn không thể phục hồi đối với hệ sinh thái biển. “Các nhà xây dựng đã tính toán cẩn thận về thiệt hại và làm sao để kiểm soát cũng như hạn chế tối đa, nhưng mà thật ra hoàn toàn chẳng có thiệt hại. Họ phải hoàn thành công việc của mình. Đây là một dự án xây dựng nhạy cảm. Mọi người đều hết sức quan ngại. Nhưng vùng biển này là nơi nhân dân của chúng tôi sẽ sống trên đó và chúng tôi phải đến đó để đánh cá.”
Tuyên bố này tương đồng với phát biểu hùng hồn của Hồng Lỗi vào ngày 6/5, “với tư cách là người chủ của quần đảo Nam Sa, Trung Quốc quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái của các đảo, đá và vùng biển liên quan hơn bất kỳ quốc gia, các tổ chức hay người dân nào khác trên thế giới.”
Bethany Allen-Ebrahimian là trợ lý biên tập tại tạp chí Foreign Policy. Cô tốt nghiệp cao học ngành nghiên cứu Đông Á tại Đại học Yale. Các tiểu mục do Nghiencuuquocte.net tự đặt.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/08/tq-ngang-nguoc-goi-cac-dao-nhan-tao-la-du-xanh/#sthash.IAnVkxlI.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giấc mơ nghệ sĩ



Nguyễn Đình Đăng
thiep
Nguyễn Đình Đăng
Giấc mơ nghệ sĩ (Chân dung nhà văn Nguyễn Huy Thiệp) (1990)
sơn dầu, 97 x 130 cm
Tôi vẽ “Giấc mơ nghệ sĩ (Chân dung nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)” vào năm 1990 và đã viết về quá trình sáng tác bức tranh này trong bài “Nhà văn Việt Nam của tôi”.
Mười năm sau, để chuẩn bị cho triển lãm cá nhân đầu tiên của tôi tại Nhật Bản, “Giấc mơ nghệ sĩ” đã lên đường sang Tokyo. Tôi cuộn bức tranh lại đem theo lên máy bay. Tới Tokyo, tôi mua một strainer mới căng bức tranh lên. Tôi cũng phủ lên mặt tranh một lớp varnish bảo vệ. Bức tranh đã chiếm vị trí trang trọng nhất tại phòng triển lãm, khai mạc ngày 5 tháng 10 năm 2001.
13233154_1712087515716808_2094731456366869770_n
GS Akito Arima – thượng nghị sĩ, nguyên bộ trưởng giáo dục khoa học công nghệ Nhật Bản – phát biểu trong buổi khai mạc triển lãm cá nhân của Nguyễn Đình Đăng tại thành phố Wako, tỉnh Saitama (5.10.2001)
Triển lãm kết thúc, bức tranh lại quay về studio của tôi, được dựng úp mặt vào tường để giảm tác động của ánh sáng và tránh bụi 13 năm liền.
Vào một ngày đầu năm 2014, tôi nhận được một email nội dung như sau:
Chào ông Đăng,
Tôi là một công dân Pháp sống tại Hà Nội khoảng 20 năm nay với vợ người Việt và con gái 12 tuổi. Tôi say mê lịch sử lâu đời và văn hóa Việt Nam. Tôi thích mỹ thuật, văn học, thi ca và sưu tập tác phẩm của các hoạ sĩ và văn sĩ nước ông – những tác phẩm khiến tâm hồn tôi rung động.
Gần đây, tôi vào thăm trang web của ông, và lòng tôi thực sự xốn xang khi chiêm ngưỡng các bức tranh ông vẽ. Tôi đặc biệt thích bức có tên “Giấc mơ nghệ sĩ (Chân dung nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)”. Vì sao? Vì tôi đã đọc nhiều truyện của nhà văn này được dịch sang tiếng Pháp như “Sói báo thù”, “Tướng về hưu”, “Truyện tình kể trong đêm mưa”, “Vàng lửa”, “Trái tim hổ”, “Quỷ ở với người”. Bức tranh của ông vẽ nhà văn này chứa đầy cảm xúc và luôn ở trong tâm trí tôi kể từ khi tôi nhìn thấy nó.
Bức tranh của ông khác tranh của nhiều hoạ sĩ khác. Nó đầy ắp cảm xúc và chất thơ. Tôi mê nó và muốn biết liệu ông có bán bức “Giấc mơ nghệ sĩ” không, vì nếu có, tôi muốn mua nó nếu giá cả nằm trong khả năng của tôi, bởi đối với tôi bức tranh này như một pho sách mà tôi có thể đọc mãi không bao giờ hết.
Trân trọng, 
Lucien Forget
Sau bức thư đó là hơn 30 emails trao đổi giữa tôi và ông Forget. Ông không phải là nhà sưu tập đầu tiên mua tranh của tôi qua internet, nhưng là người đầu tiên mua một bức tranh kích thước lớn như thế này (97 x 130 cm). Sau khi cân nhắc tất cả các phương án, tôi quyết định đích thân mang bức tranh về Hà Nội trao tận tay ông Forget. Ông đồng ý ngay và chịu phí vận chuyển.
Tôi đã từng gửi tranh, tự vận chuyển tranh nhiều lần trong đời nhưng tự mang một bức tranh khổ lớn nguyên chiếc căng trên strainer qua đường hàng không như thế này thì, với tôi, đây là lần đầu tiên.
Điều quan trọng hàng đầu là phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bức tranh. Những điều tối kỵ khi vận chuyển tranh sơn dầu trên canvas là sốc do va đập, dao động bề mặt tranh, độ ẩm. Đó là những nguyên nhân gây ra gẫy, vỡ, bong nứt. Tôi bỏ ra hai ngày để đọc lại các tài liệu về bảo tồn tranh, đặc biệt là cuốn “Nghệ thuật trong khi dịch chuyển – Sổ tay hướng dẫn đóng gói và vận chuyển tranh” [1]. Bốn điểm quan trọng nhất tôi rút ra là:
1 – Khung tranh tăng độ bảo vệ cho bức tranh. Vì thế tốt nhất là vận chuyển bức tranh được lồng khung;
2 – Hộp carton hấp thụ chấn động tốt hơn hộp gỗ lót bọt biển;
3 – Sốc và dao động mạnh nhất xảy ra khi chuyển hộp tranh lên hoặc xuống xe, từ kho lên máy bay và từ máy bay xuống xe để nhập kho;
4 – Lót strainer bằng vải polyester giúp triệt tiêu hầu như hoàn toàn dao động bề mặt tranh.
stretcherbarlining
Cách lót strainer để giảm dao động bề mặt canvas
Trong 4 điểm đó, điểm thứ tư là phương pháp do Peter Booth tại Tate Museum ở London phát minh, nhằm giảm thiểu dao động của canvas [2]. Phương pháp rất hiệu nghiệm này đơn giản như sau: Lấy một mảnh vải polyester luồn dưới các thanh ngang của strainer, rồi căng ra, găm bằng đinh rập vào strainer. Phương pháp này tạo một đệm không khí giữa tấm lót và mặt sau của canvas, giảm hẳn dao động bề mặt canvas, đồng thời ngăn thanh ngang của strainer in hằn lên canvas. Sau khi tôi áp dụng phương pháp lót strainer, bề mặt bức “Giấc mơ nghệ sĩ” hoàn toàn ngừng rung.
Tôi làm một chiếc hộp bằng các tấm gỗ dán dày 4mm vừa khít bức tranh lắp nguyên cả khung. Để tránh ẩm ướt và quệt xước, tôi bọc bức tranh trong một tấm nylon trong và dày rồi dán kín trước khi cho vào hộp gỗ. Sau đó tôi đặt một hãng làm hộp carton thửa một chiếc dày 5mm bọc ngoài hộp gỗ đựng tranh.
img_0014
Kiện tranh đã được cột dây nhựa
Xong xuôi, tôi đặt vé máy bay và thông báo cho Vietnam Airlines tại Tokyo kích thước tổng cộng (270 cm) và trọng lượng của kiện tranh (20 kg). Cô nhân viên người Nhật, tên là Kayo, trả lời cực kỳ lịch sự nhã nhặn rằng cô sẽ liên lạc với sân bay Narita để hỏi, và nếu chuyến bay vẫn còn đủ chỗ trong khoang hành lý người ta sẽ nhận kiện tranh mà tôi không phải trả một yen nào cả. Và họ nhận thật. Cô Kayo còn cẩn thận dặn tôi nên ra sân bay check in sớm cho chắc ăn.
13235144_1712090975716462_837434710929304876_o
Hai cha con đưa kiện tranh vào xe
Tôi thuê một xe minivan và nhờ con trai tôi lái chở tranh ra sân bay vào chiều Chủ Nhật để gửi trước ở kho tại sân bay. Hôm đó trời mưa to, đường trơn, nhưng nhờ thâm niên 6 năm cầm lái của con trai tôi chúng tôi đã đến sân bay an toàn sau hai giờ đồng hồ.
13268536_1712091205716439_9011116687607132542_o
Trên xa lộ ra sân bay Narita (trái) và kho gửi đồ của hãng Global Port Agency (GPA) tại Narita Terminal I (phải).
Sáng sớm thứ Ba tôi đáp tàu cao tốc ra sân bay Narita từ rất sớm, lấy kiện tranh từ kho gửi đồ ở tầng 1, đẩy vào thang máy lên quầy check-in ở tầng 4. Tới nơi đã thấy một cô nhân viên ra nhận, đưa vào cân rồi hai nam nhân viên đẩy xe ra bê kiện tranh đặt lên đem đi để chuyển lên tàu bay.
13243691_1712091399049753_3719083302683583279_o
Tàu cao tốc ra sân bay Narita (trái) và hành lý đang được chuyển vào tàu bay của Vietnam Airlines tại sân bay Narita (phải)
Sáu tiếng đồng hồ sau khi cất cánh, tàu bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài. Đẩy tranh ra tới tiền sảnh, tôi gặp ông Forget và vợ chạy tới, tay bắt mặt mừng. Ông hơn tôi 8 tuổi. Vợ ông trẻ hơn ông chừng ba chục tuổi. Cô nói: “Nhà em mấy hôm nay mất ăn mất ngủ, lúc nào cũng nói đến bức tranh. Bây giờ chắc ông ấy sẽ ngủ được rồi.”
Xe của vợ chồng ông Forget chỉ có 2 chỗ ngồi phía trước, ghế phía sau phải gấp lại lấy chỗ đặt kiện tranh. Thành ra ông Forget phải co mình chui bên dưới, chống khuỷu tay phải xuống sàn xe, giơ tay trái nâng kiện tranh đặt nghiêng cho khỏi chạm vào người mình trong lúc vợ ông cầm lái, còn tôi thì ngồi ghế bên cạnh. Trong một email gửi tôi trước đó, ông thú nhận: “Đời tôi bây giờ chỉ có hai mối quan tâm. Thứ nhất là đó là gia đình tôi, thứ nhì đó là niềm đam mê nghệ thuật điên rồ của tôi.” Bây giờ tôi đã thấy tận mắt điều đó. Tôi ngạc nhiên và có phần cảm động khi thấy ông mê bức tranh đến vậy.
Gia đình ông Forget sống trong một ngôi biệt thự 3 tầng tuyệt đẹp, có tường và vườn bao quanh. Trong sân, trước cửa vào nhà, một con chó chủng labrador to lớn lông trắng, bị cột cạnh cũi sắt, cất tiếng sủa vang. Cô bé giúp việc chạy ra giúp chúng tôi cùng khuân kiện tranh vào nhà.
13268463_1712092775716282_2871231125869285572_o
Bức tranh đã đến tay nhà sưu tập
Sau khi bức tranh được tháo ra khỏi hộp và túi nylon được gỡ bỏ, ông Forget sung sướng ngắm nhìn còn tôi thì thở phào khi thấy bức tranh vẫn nguyên vẹn sau một chặng đường dài vận chuyển đầy rung lắc va đập. Ông Forget dự định sẽ treo bức tranh tại sảnh tầng hai.
Xong việc với bức tranh, ông Forget dẫn tôi tham quan ngôi biệt thự. Ba tầng nhà treo đầy tranh, chủ yếu là sơn mài và sơn dầu. Trong phòng khách một bức sơn mài khá lớn của một lão hoạ sĩ 88 tuổi, vẽ cảnh chợ vùng biên giới, ngự trên bức tường sau tràng kỷ. Trong sưu tập tranh của ông có nhiều sơn mài của lão hoạ sĩ này và một số bức sơn dầu của vài hoạ sĩ Việt Nam khác. Ông còn sưu tập nhiều đồ gốm sứ, tượng, và sách, trong đó các tuyển tập của nhiều nhà văn và thi sĩ Pháp, lịch sử Pháp, Việt Nam đóng bìa cứng gáy nổi rất đẹp.
13244222_1712529255672634_8671624663717914155_o
Trong phòng khách nhà ông Lucien Forget
Ông Forget mời tôi uống whisky khai vị kèm prosciutto. Chúng tôi nói chuyện về mỹ thuật, âm nhạc và văn chương. Tôi chuyện trò với ông được một lúc thì vợ ông đón con gái từ trường về. Cô bé mang trong người hai dòng máu Pháp và Việt, xinh đẹp thông minh, mới 12 tuổi nhưng đã cao 158 cm, hơn cả mẹ cô.
Bữa tối ông Forget mời tôi dùng cùng gia đình ông được chuẩn bị theo kiểu Pháp gồm gan ngỗng, cá hồi hun khói, rượu vang đỏ, tráng miệng bằng pho-mat và các loại bánh kem.
Trong bữa ăn tôi được chứng kiến con gái ông Forget nói trơn tru cả 3 thứ tiếng Việt, Pháp và Anh, chuyển từ tiếng này sang tiếng kia hoàn toàn tự nhiên như thể đang nói một ngôn ngữ duy nhất vậy. Tôi nói những người từ nhỏ đã được tiếp thu ít nhất hai nền văn hóa, có hình dung khoáng đạt về thế giới và cởi mở trong tư duy như cháu là của quý. Thế giới hiện đại rất cần những người như vậy. Cháu có vẻ phấn khởi nói chuyện với tôi. Cháu còn mang cả sáo ra thổi cho tôi nghe. Ông Forget nói hiếm khi cháu tỏ ra vui vẻ thoải mái như vậy với khách. Trước khi lên phòng đi ngủ, cháu chạy lại áp má chào khách theo đúng phong cách của người Pháp mà bố cháu dạy.
Tới khoảng 9 giờ tối vợ chồng Forget lái xe đưa tôi về nhà. Hai ngày sau tôi bay trở lại Tokyo.
Thế là sau 13 năm, “Giấc mơ nghệ sĩ” lại quay về nơi nó đã chào đời 24 năm trước. Ở trong sưu tập của ông Forget – một người Pháp có học vấn, mê nghệ thuật, một người chồng mê vợ và một người cha mê con, tôi hy vọng bức tranh của tôi sẽ được gìn giữ cẩn thận.
Vĩ thanh buồn
Tháng 3 năm 2016, được tôi thông báo kế hoạch về thăm Hà Nội vào tháng 5, ông Forget vui mừng nói sẽ ra sân bay đón chúng tôi ghé nhà ông chơi và dùng bữa tối. Cuộc hội ngộ đó tiếc thay đã không diễn ra: Mười ngày trước khi chúng tôi về Hà Nội, ông Forget đột ngột qua đời ở tuổi 66 sau một cơn đau tim.
Tới nhà viếng ông, tôi cúi đầu trước bức ảnh chụp ông đang mỉm cười lồng trong khung đặt trên án thờ. Tại tầng hai, tôi được thấy bức “Giấc mơ nghệ sĩ” ngự trên tường trong một chiếc khung chạm trổ công phu.
13305243_1712530595672500_6880468271508045520_o
Tôi không rõ số phận sắp tới của bức tranh sẽ ra sao. Vợ ông có ý định nhượng lại bộ sưu tập gồm hơn 100 tác phẩm nghệ thuật cho các nhà sưu tầm trong và ngoài nước. Trước mắt bộ sưu tập sẽ được bảo quản trong một căn hộ có máy điều hòa và hút ẩm.
Bức “Giấc mơ nghệ sĩ” có thể vẫn được tiếp tục treo trên tường hoặc lại được dựng úp mặt vào tường trong khi chờ người chủ mới.
Hà Nội 25.05.2016
__________
[1] Art in transit – Handbook for packing and transporting paintings, eds. M. Richard, M.F. Mecklendburg, and R.M. Merrill, National Gallery of Art, Washington, 1991.
[2] Peter Booth, Stretcher Design: Problems and Solutions, The Conservator 13 (1989) 31-40.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vô cảm và Cực đoan sẽ Cản Đường Hòa giải


Nguyễn Quang Dy

“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai”. (Dalai Lama)

Bóng ma Việt Nam lại trỗi dậy
Theo một khảo sát của viện Gallup (11/2012) Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia vô cảm nhất thế giới (đứng thứ 13 trong tổng số 150 nước). Đó là một tin buồn (bad news). Người Singapore vô cảm thì còn dễ lý giải và hiểu được, vì một quốc gia phát triển (high-tech) dễ làm con người vô cảm (thiếu high-touch). Việt Nam là một quốc gia chưa phát triển (low-tech) mà con người đã vô cảm thì khó lý giải và đáng lo ngại. Còn đáng lo ngại hơn khi vô cảm cộng với cực đoan (như anh em sinh đôi) sẽ cản đường hòa giải. Vì vô cảm và cực đoan dựa vào sức mạnh cứng và bạo lực, dẫn đến xung đột và tội ác, nên hòa giải đòi hỏi lòng nhân ái và vị tha, thái độ ôn hòa và thiện chí. Chỉ có sự tử tế và đồng cảm, vượt qua chấp và ngã, mới tạo được sức mạnh mềm, để hóa giải hận thù và định kiến, ngăn ngừa bạo lực và tội ác.     
Là một cựu chiến binh đã nếm mùi Chiến tranh Việt Nam và tham gia quá trình hòa giải (đầy nan giải) trong thời hậu chiến, tôi có dịp kết giao với các cựu chiến binh tham gia chiến tranh cũng như hòa giải, góp phần tạo dựng và phát triển FETP. Tuy không ngạc nhiên, nhưng tôi hơi lo ngại khi “bóng ma Việt Nam” (và Thạnh Phong) lại trỗi dậy, làm u ám bầu không khí hòa giải do cuộc tranh cãi gây bất đồng về vai trò của Bob Kerrey, sau Cơn sốt “Obamania” đầy cảm hứng. Tuy tranh cãi có thể cần thiết, nhưng tranh cãi gây chia rẽ lúc này chỉ có lợi cho ông bạn láng giềng phương bắc. Một khi đã không tránh được tranh cãi thì hãy bình tĩnh lắng nghe nhau, tránh thái độ cực đoan cố chấp, để tìm mẫu số chung cho lời giải, và nên đặt vấn đề tranh cãi cụ thể trong một bức tranh rộng lớn hơn (in perspectives).  
Câu chuyện Bob Kerrey và đại học Fulbright
Gần đây, dư luận ồn ào tranh cãi về Bob Kerrey khi được cử làm chủ tịch quỹ tín thác của Đại học Fulbright Vietnam (FUV). Sau một thời gian dài tưởng đã trôi vào quên lãng, quá khứ đau buồn của Bob Kerrey liên quan đến vụ thảm sát phụ nữ và trẻ em tại Thạnh Phong (25/2/1969) lại trỗi dậy như bóng ma ám ảnh Bob Kerrey (và tương lai của FUV). Năm 2001, New York Times và CBS News "60 Minutes" đã điều tra vụ thảm sát Thạnh Phong, để lại một vết đen lớn trong sự nghiệp của Bob Kerrey, nguyên thống đốc bang Nebraska và thượng nghị sỹ đảng Dân chủ. Năm 1992, Bob Kerrey đã ra tranh cử tổng thống, nhưng quyết định rút lui sớm khỏi cuộc đua (primary), trước khi bóng ma Thạnh Phong trỗi dậy. 
Có một sự thật mà chắc nhiều người đều biết là Bob Kerrey đã thành tâm ân hận sám hối và làm nhiều việc có ích để chuộc lỗi lầm. Không thể phủ nhận vai trò và đóng góp quan trọng của Bob Kerrey, cũng như John McCain và John Kerry, trong quá trình hòa giải và bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt. Gần đây, nếu không có ba vị cựu chiến binh này dũng cảm đứng ra “chống lưng” thì chưa chắc Tổng thống Obama đã dám tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí hoàn toàn cho Việt Nam, tạo ra một bước ngoặt mới cho quan hệ đối tác chiến lược (trên thực tế) giữa hai nước cựu thù, để đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. Kinh nghiệm về giáo dục của Bob Kerrey làm chủ tịch “New School University” (2001-2010) và dự án “Đại học Minerva” cũng là một vốn quý (asset) để đóng góp xây dựng FUV theo mô hình mới.  
Nhưng có một sự thật mà chắc nhiều người khó quên là Bob Kerrey có vai trò chính trong vụ thảm sát Thạnh Phong, giết hại 21 thường dân (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) như một tội ác chiến tranh (dù trong hoàn cảnh nào). “Bóng ma Việt Nam” (hay Thạnh Phong) vẫn chưa chết, sẵn sàng trỗi dậy ám ảnh không những Bob Kerery mà còn nhiều người khác. Đừng quên bóng ma Việt Nam đã từng chia rẽ nước Mỹ, đang tiếp tục chia rẽ cộng đồng người Việt, và ám ảnh quan hệ Mỹ-Việt. Vì vậy, cần nhạy cảm với “bóng ma Việt Nam” tránh sa vào tranh cãi gây bất đồng, dễ bị mắc kẹt trong đường hầm không lối thoát (như “catch 22”). Đừng nên cố chấp biến mình thành “tù binh của quá khứ” (prisoners of the past), nhưng cũng đừng chủ quan coi nhẹ bóng ma chiến tranh còn đè nặng lên tâm thức nhiều người. Trong chiến tranh, những người lính (như Bob Kerrey) là nạn nhân của những luật chơi tàn bạo (như “Phoenix program”). Do cực đoan và vô cảm, cả hai phía đã gây ra nhiều tội ác, hận thù.   
Muốn biến hận thù thành lòng nhân ái, phải biến gánh nặng (liability) của quá khứ thành vốn quý (asset) cho tương lai, “biến lưỡi gươm thành lưỡi cầy” (turning swords into ploughshares). Đó chính là sứ mệnh của FUV, đã trải qua gần hai thập kỷ “lên bờ xuống ruộng”, nay mới thành hiện thực, để làm đòn bẩy cho quan hệ hai nước. Vì vậy, sứ mệnh của FUV lớn hơn sự nghiệp của từng con người tham gia xây dựng nó. Bob Kerrey là một sự lựa chọn “táo bạo” vì những lý do thiết thực nói trên, nhưng lại gây tranh cãi (như đã từng gây tranh cãi tại New School). Phải chấp nhận rủi ro và cái giá phải trả cho sự lựa chọn đó. Hoặc là phải tránh ngay từ đầu, hoặc là phải kiên trì theo đuổi đến cùng để từng bước hóa giải gánh nặng của quá khứ bằng nỗ lực phi thường cho tương lai. Rút lui giữa chừng là chấp nhận thất bại.
Chiến tranh đã để lại hậu quả khôn lường cho cả hai bên, không chỉ mất mát to lớn về người và của mà còn để lại những vết thương dai dẳng về tinh thần và tâm thức. Đã bốn thập kỷ trôi qua nhưng bom mìn chưa nổ và chất độc da cam vẫn còn đang khủng bố những người dân vô tội, và người Việt Nam vẫn chưa hòa giải được với nhau, vẫn còn hận thù và định kiến. Người Việt cùng một phía cũng dễ bất đồng và xung khắc với nhau. Trong khi vụ cá chết hàng loạt gần đây tại Miền Trung gây ra thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị, làm phân hóa và xung đột xã hội, thì bộ phim “Terror in Little Saigon” đã khơi lại vết thương cũ thời hậu chiến trong cộng đồng người Việt. Phải chăng cũng là do cực đoan và vô cảm?
Trong khi đó, bộ ba cựu chiến binh như “ba ngự lâm pháo thủ” (John McCain, John Kerry và Bob Kerrey) là biểu tượng của hòa giải, là vốn quý (asset) mà Chiến tranh Việt nam để lại như một “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Việc làm của họ đã cổ vũ hàng ngàn cựu chiến binh (của cả hai phía) đóng góp vào quá trình hòa giải và hàn gắn vết thương chiến tranh.  Chuck Searcy (project Renew) vẫn đang lặng lẽ rà phá bom mìn tại Quảng Trị, Wayne Karlin (nhà văn) viết những cuốn truyện cảm động về hòa giải (Wandering Souls: the Journey of the Dead and the Living in Vietnam, Nation Books, 2009)…         
Câu chuyện Obamania và Việt Nam
Cách đây hơn 8 năm, người Mỹ đã lên cơn sốt “Obamania”, đổ xô bầu cho Obama, một chính khách trẻ không có tên tuổi, nhưng đã nhạy cảm nắm bắt được tâm trạng cử tri đang muốn thay đổi. Khẩu hiệu “Change, yes we can” đã tạo ra cơn sốt “Obamania”. Nhưng nếu bây giờ (giả thiết) Obama ra tranh cử lần nữa thì chưa chắc thắng, vì giới trẻ “thiên niên kỷ” (Millenials) đã thất vọng và chán ghét các chính khách “nắm quyền lực” (establishment), đơn giản vì họ cho rằng những chính khách này chẳng quan tâm đến họ và không đem lại gì mới cho nước Mỹ, nên họ đã quay ra bầu cho Donald Trump và Burnie Sanders.  
Khi sang thăm Việt Nam (23-25/6/2016), Obama đã một lần nữa chứng kiến cơn sốt Obamania lặp lại tại Việt Nam, khi thái độ ứng xử thân thiện và bài diễn văn đầy cảm xúc với “sức mạnh mềm” đã chiếm được “trái tim khối óc” (heart and mind) của người Việt đang thất vọng và bất bình vì những gì đang diễn ra và thèm khát sự thay đổi. Nếu Obama lúc này ra tranh cử (tại Viêt Nam) thì chắc chắn sẽ giành được nhiều phiếu. Chuyến thăm Việt Nam chứng tỏ Obama không vô cảm và đã đem lại tầm nhìn mới cho quan hệ Mỹ-Việt. Nếu không khéo thì tranh cãi về Bob Kerrey sẽ tạo ra một sự “hẫng hụt” (như “anti-climax”).   
Tuy chưa thay đổi được bức tranh nhân quyền tại Việt Nam, nhưng Obama đã đem lại hy vọng đổi mới cơ bản và lâu dài tại Việt Nam, nếu hai nước bắt tay hợp tác chiến lược để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc tại Biển Đông. TPP và quan hệ đối tác chiến lược sẽ hậu thuẫn cho thay đổi thể chế và nhân quyền (như đã hóa giải vấn đề MIA trước đây). Muốn hay không, quá trình đổi mới sẽ diễn ra theo quy luật (“đầu xuôi đuôi lọt”).
Câu chuyện Donald Trump và nước Mỹ
Tại sao đa số cử tri Mỹ bỏ phiếu cho Donald Trump, một tỷ phú lỗ mãng có xu hướng bảo thủ cực đoan, trở thành ứng cử viên đảng Cộng Hòa? Không phải vì người Mỹ quá yêu quý ông này mà chủ yếu vì họ quá chán ghét những ông kia, (thuộc “establishment”). Tuy xu hướng cử tri (lòng dân) đã thay đổi, nhưng lãnh đạo đảng Cộng Hòa và các chuyên gia (pundits) vẫn vô cảm và chủ quan coi nhẹ, trong khi đó Donald Trump và những người ủng hộ đã nhạy cảm hơn, nắm bắt được xu hướng cử tri, nên giành được nhiều phiếu hơn.  
Nói cách khác, cử tri Mỹ đã nhiều lần cảnh cáo đảng Cộng Hòa (và cả Dân Chủ) bằng phong trào “chiếm phố Wall” (occupy Wall street) hay phong trào “tiệc trà” (Tea Party), nhưng dường như họ vẫn vô cảm. Khi lãnh đạo đảng Cộng Hòa tìm cách ngăn chặn Donald Trump thì đã quá muộn. Đảng Cộng Hòa thất bại là cái giá phải trả cho thái độ vô cảm đó. Nhưng nếu Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ thì có thể là tai họa. Ông ấy có thể đưa nước Mỹ trượt theo xu hướng “biệt lập” (isolationism), quay lưng lại với TPP và “Pivot”.   
Hillary Clinton là một sự lựa chọn tốt hơn, tuy con đường đến Nhà Trắng còn nhiều trở ngại và góc khuất (như hồ sơ Benghazi và sử dụng email cá nhân). Việc thắng cử (primary) để trở thành ứng cử viên đảng Dân Chủ chưa thể đảm bảo thắng lợi. Muốn đánh bại được Donald Trump, Hillary Clinton phải thay đổi hình ảnh và chiến lược để thuyết phục và giành được phiếu của giới trẻ “thiên niên kỷ” (Millenials). Dù Hillary Clinton có được Tổng thống Obama ủng hộ, thì khả năng thắng cử không hề dễ, chỉ vì bà là… Hillary Clinton!  
Câu chuyện “Terror in Little Saigon”
Chắc nhiều người còn nhớ, khi bộ phim “Terror in Little Saigon” (của Frontline & ProPublica) được PBS công chiếu (12/2015) thì tranh cãi lại nổ ra trong cộng đồng người Việt tại Mỹ liên quan đến vụ giết hại 5 nhà báo gốc Việt bị nghi là do tổ chức “K-9” của “Mặt trận” Hoàng Cơ Minh (tiền thân của đảng Việt Tân) gây ra, để bịt miệng và răn đe những nhà báo đi tìm sự thật về những hoạt động mờ ám của tổ chức này (giai đoạn 1981-1990).
Câu chuyện đau buồn này vẫn chưa kết thúc, vì Nguyễn Thanh Tú (con trai một nhà báo bị giết hại) đang thu thập chứng cứ để khởi kiện, và yêu cầu FBI mở lại cuộc điều tra, với sự ủng hộ của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ). Điều đáng nói là điều tra trước đây của FBI đã bị đình chỉ, không có kết luận. Vì những lý do “nhạy cảm”, chính quyền Mỹ và cộng đồng người Việt đã im lặng (vô cảm) trước cái chết bí ẩn của các nhà báo gốc Việt, vì họ theo đuổi tự do ngôn luận, nên đã bỏ mạng vì khủng bố ngay trên đất Mỹ, như nạn nhân của bạo lực.
Nếu đủ chứng cứ, liệu FBI có mở lại cuộc điều tra một cách khách quan hay không là một phép thử đối với nền dân chủ và luật pháp Mỹ. Điều này có ý nghĩa không chỉ ổn định tâm lý cộng đồng người Việt tại Mỹ, mà còn củng cố lòng tin chiến lược cho quan hệ Việt-Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng an ninh (và chiến tranh lạnh mới) tại Biển Đông.  
Câu chuyện cá chết và Formosa
Hơn hai tháng qua, người Việt vẫn đang bị mắc kẹt trong câu chuyện cá chết hàng loạt tại Miền Trung gây thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị, làm bầu không khí bị đầu độc không kém gì nước Biển Đông bị nhiễm độc. Sự bất cập về truyền thông và lúng túng về xử lý khủng hoảng bộc lộ sự yếu kém và bế tắc về giải pháp, làm người dân lo lắng và bức xúc. Họ càng bất bình và phẫn nộ trước thái độ vô cảm của chính quyền đối với thảm cảnh của ngư dân và biện pháp trấn áp bằng bạo lực đối với biểu tình ôn hòa, trong khi không có biện pháp điều tra thích đáng đối với Formosa là nghi phạm chính. Trong bối cảnh thảm họa môi trường lớn đang de dọa cuộc sống của hàng triệu người gây khủng hoảng lòng tin, không thể đòi hỏi dân chúng bình tĩnh ngoan ngoãn ngồi yên chờ chính phủ giải quyết.
Câu chuyện Vũng Áng và Formosa làm bộc lộ không chỉ sự bất cập lớn về chủ trương đầu tư và bảo vệ môi trường, mà còn bất ổn lớn về lòng tin của dân chúng, là chỗ dựa chiến lược cho an ninh quốc gia và “quốc phòng toàn dân”. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh đất nước và lòng tin của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh quan hệ công chúng tồi, công tác truyền thông cũng kém. Chương trình “đối thoại” (talk show) trên VTV “60 phút mở” (bắt chước chương trình “60 minutes” của CBS News) là một cố gắng cải tiến format có ích, nhưng lại vụng về (như “đấu tố”) nên đổ thêm dầu vào lửa, làm công chúng bất bình “ném đá”. Không chỉ những người làm chương trình vô cảm trước tâm trạng bức xúc của công chúng, mà đa số công chúng cũng cực đoan “ném đá” vùi dập một chương trình mới có ích.
Thay lời kết
Tại sao người dân Hà Nội và Sài Gòn đổ xô ra đường chào đón Obama như người thân (dù Mỹ từng là kẻ thù “nợ máu”), trong khi họ quay lưng lại với Tập Cận Bình như kẻ xa lạ (dù Trung Quốc là bạn vàng “bốn tốt”). Không phải vì họ yêu Mỹ hay ghét Tàu, mà đơn giản vì họ cảm nhận được sức mạnh mềm và dị ứng với sức mạnh cứng. Cũng như người Mỹ, họ chỉ muốn thay đổi cho dễ sống hơn. Vì vậy, hãy tìm cách hóa giải tâm trạng bất an và bức xúc của người dân để khôi phục lòng tin và làm chuyển hóa thái độ vô cảm và cực đoan của chính quyền, một nhân tố cản trở quá trình hòa giải cộng đồng, hội nhập quốc tế và đổi mới thể chế.   
NQD. 10/6/2016
Tác giả gửi cho viet-studiesngày 10-6-16


Nguyễn Quang Dy

“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ nhưng chúng ta có thể sắp xếp lại tương lai”. (Dalai Lama)

Bóng ma Việt Nam lại trỗi dậy
Theo một khảo sát của viện Gallup (11/2012) Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia vô cảm nhất thế giới (đứng thứ 13 trong tổng số 150 nước). Đó là một tin buồn (bad news). Người Singapore vô cảm thì còn dễ lý giải và hiểu được, vì một quốc gia phát triển (high-tech) dễ làm con người vô cảm (thiếu high-touch). Việt Nam là một quốc gia chưa phát triển (low-tech) mà con người đã vô cảm thì khó lý giải và đáng lo ngại. Còn đáng lo ngại hơn khi vô cảm cộng với cực đoan (như anh em sinh đôi) sẽ cản đường hòa giải. Vì vô cảm và cực đoan dựa vào sức mạnh cứng và bạo lực, dẫn đến xung đột và tội ác, nên hòa giải đòi hỏi lòng nhân ái và vị tha, thái độ ôn hòa và thiện chí. Chỉ có sự tử tế và đồng cảm, vượt qua chấp và ngã, mới tạo được sức mạnh mềm, để hóa giải hận thù và định kiến, ngăn ngừa bạo lực và tội ác.     
Là một cựu chiến binh đã nếm mùi Chiến tranh Việt Nam và tham gia quá trình hòa giải (đầy nan giải) trong thời hậu chiến, tôi có dịp kết giao với các cựu chiến binh tham gia chiến tranh cũng như hòa giải, góp phần tạo dựng và phát triển FETP. Tuy không ngạc nhiên, nhưng tôi hơi lo ngại khi “bóng ma Việt Nam” (và Thạnh Phong) lại trỗi dậy, làm u ám bầu không khí hòa giải do cuộc tranh cãi gây bất đồng về vai trò của Bob Kerrey, sau Cơn sốt “Obamania” đầy cảm hứng. Tuy tranh cãi có thể cần thiết, nhưng tranh cãi gây chia rẽ lúc này chỉ có lợi cho ông bạn láng giềng phương bắc. Một khi đã không tránh được tranh cãi thì hãy bình tĩnh lắng nghe nhau, tránh thái độ cực đoan cố chấp, để tìm mẫu số chung cho lời giải, và nên đặt vấn đề tranh cãi cụ thể trong một bức tranh rộng lớn hơn (in perspectives).  
Câu chuyện Bob Kerrey và đại học Fulbright
Gần đây, dư luận ồn ào tranh cãi về Bob Kerrey khi được cử làm chủ tịch quỹ tín thác của Đại học Fulbright Vietnam (FUV). Sau một thời gian dài tưởng đã trôi vào quên lãng, quá khứ đau buồn của Bob Kerrey liên quan đến vụ thảm sát phụ nữ và trẻ em tại Thạnh Phong (25/2/1969) lại trỗi dậy như bóng ma ám ảnh Bob Kerrey (và tương lai của FUV). Năm 2001, New York Times và CBS News "60 Minutes" đã điều tra vụ thảm sát Thạnh Phong, để lại một vết đen lớn trong sự nghiệp của Bob Kerrey, nguyên thống đốc bang Nebraska và thượng nghị sỹ đảng Dân chủ. Năm 1992, Bob Kerrey đã ra tranh cử tổng thống, nhưng quyết định rút lui sớm khỏi cuộc đua (primary), trước khi bóng ma Thạnh Phong trỗi dậy. 
Có một sự thật mà chắc nhiều người đều biết là Bob Kerrey đã thành tâm ân hận sám hối và làm nhiều việc có ích để chuộc lỗi lầm. Không thể phủ nhận vai trò và đóng góp quan trọng của Bob Kerrey, cũng như John McCain và John Kerry, trong quá trình hòa giải và bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt. Gần đây, nếu không có ba vị cựu chiến binh này dũng cảm đứng ra “chống lưng” thì chưa chắc Tổng thống Obama đã dám tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí hoàn toàn cho Việt Nam, tạo ra một bước ngoặt mới cho quan hệ đối tác chiến lược (trên thực tế) giữa hai nước cựu thù, để đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông. Kinh nghiệm về giáo dục của Bob Kerrey làm chủ tịch “New School University” (2001-2010) và dự án “Đại học Minerva” cũng là một vốn quý (asset) để đóng góp xây dựng FUV theo mô hình mới.  
Nhưng có một sự thật mà chắc nhiều người khó quên là Bob Kerrey có vai trò chính trong vụ thảm sát Thạnh Phong, giết hại 21 thường dân (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em) như một tội ác chiến tranh (dù trong hoàn cảnh nào). “Bóng ma Việt Nam” (hay Thạnh Phong) vẫn chưa chết, sẵn sàng trỗi dậy ám ảnh không những Bob Kerery mà còn nhiều người khác. Đừng quên bóng ma Việt Nam đã từng chia rẽ nước Mỹ, đang tiếp tục chia rẽ cộng đồng người Việt, và ám ảnh quan hệ Mỹ-Việt. Vì vậy, cần nhạy cảm với “bóng ma Việt Nam” tránh sa vào tranh cãi gây bất đồng, dễ bị mắc kẹt trong đường hầm không lối thoát (như “catch 22”). Đừng nên cố chấp biến mình thành “tù binh của quá khứ” (prisoners of the past), nhưng cũng đừng chủ quan coi nhẹ bóng ma chiến tranh còn đè nặng lên tâm thức nhiều người. Trong chiến tranh, những người lính (như Bob Kerrey) là nạn nhân của những luật chơi tàn bạo (như “Phoenix program”). Do cực đoan và vô cảm, cả hai phía đã gây ra nhiều tội ác, hận thù.   
Muốn biến hận thù thành lòng nhân ái, phải biến gánh nặng (liability) của quá khứ thành vốn quý (asset) cho tương lai, “biến lưỡi gươm thành lưỡi cầy” (turning swords into ploughshares). Đó chính là sứ mệnh của FUV, đã trải qua gần hai thập kỷ “lên bờ xuống ruộng”, nay mới thành hiện thực, để làm đòn bẩy cho quan hệ hai nước. Vì vậy, sứ mệnh của FUV lớn hơn sự nghiệp của từng con người tham gia xây dựng nó. Bob Kerrey là một sự lựa chọn “táo bạo” vì những lý do thiết thực nói trên, nhưng lại gây tranh cãi (như đã từng gây tranh cãi tại New School). Phải chấp nhận rủi ro và cái giá phải trả cho sự lựa chọn đó. Hoặc là phải tránh ngay từ đầu, hoặc là phải kiên trì theo đuổi đến cùng để từng bước hóa giải gánh nặng của quá khứ bằng nỗ lực phi thường cho tương lai. Rút lui giữa chừng là chấp nhận thất bại.
Chiến tranh đã để lại hậu quả khôn lường cho cả hai bên, không chỉ mất mát to lớn về người và của mà còn để lại những vết thương dai dẳng về tinh thần và tâm thức. Đã bốn thập kỷ trôi qua nhưng bom mìn chưa nổ và chất độc da cam vẫn còn đang khủng bố những người dân vô tội, và người Việt Nam vẫn chưa hòa giải được với nhau, vẫn còn hận thù và định kiến. Người Việt cùng một phía cũng dễ bất đồng và xung khắc với nhau. Trong khi vụ cá chết hàng loạt gần đây tại Miền Trung gây ra thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị, làm phân hóa và xung đột xã hội, thì bộ phim “Terror in Little Saigon” đã khơi lại vết thương cũ thời hậu chiến trong cộng đồng người Việt. Phải chăng cũng là do cực đoan và vô cảm?
Trong khi đó, bộ ba cựu chiến binh như “ba ngự lâm pháo thủ” (John McCain, John Kerry và Bob Kerrey) là biểu tượng của hòa giải, là vốn quý (asset) mà Chiến tranh Việt nam để lại như một “hệ quả không định trước” (unintended consequence). Việc làm của họ đã cổ vũ hàng ngàn cựu chiến binh (của cả hai phía) đóng góp vào quá trình hòa giải và hàn gắn vết thương chiến tranh.  Chuck Searcy (project Renew) vẫn đang lặng lẽ rà phá bom mìn tại Quảng Trị, Wayne Karlin (nhà văn) viết những cuốn truyện cảm động về hòa giải (Wandering Souls: the Journey of the Dead and the Living in Vietnam, Nation Books, 2009)…         
Câu chuyện Obamania và Việt Nam
Cách đây hơn 8 năm, người Mỹ đã lên cơn sốt “Obamania”, đổ xô bầu cho Obama, một chính khách trẻ không có tên tuổi, nhưng đã nhạy cảm nắm bắt được tâm trạng cử tri đang muốn thay đổi. Khẩu hiệu “Change, yes we can” đã tạo ra cơn sốt “Obamania”. Nhưng nếu bây giờ (giả thiết) Obama ra tranh cử lần nữa thì chưa chắc thắng, vì giới trẻ “thiên niên kỷ” (Millenials) đã thất vọng và chán ghét các chính khách “nắm quyền lực” (establishment), đơn giản vì họ cho rằng những chính khách này chẳng quan tâm đến họ và không đem lại gì mới cho nước Mỹ, nên họ đã quay ra bầu cho Donald Trump và Burnie Sanders.  
Khi sang thăm Việt Nam (23-25/6/2016), Obama đã một lần nữa chứng kiến cơn sốt Obamania lặp lại tại Việt Nam, khi thái độ ứng xử thân thiện và bài diễn văn đầy cảm xúc với “sức mạnh mềm” đã chiếm được “trái tim khối óc” (heart and mind) của người Việt đang thất vọng và bất bình vì những gì đang diễn ra và thèm khát sự thay đổi. Nếu Obama lúc này ra tranh cử (tại Viêt Nam) thì chắc chắn sẽ giành được nhiều phiếu. Chuyến thăm Việt Nam chứng tỏ Obama không vô cảm và đã đem lại tầm nhìn mới cho quan hệ Mỹ-Việt. Nếu không khéo thì tranh cãi về Bob Kerrey sẽ tạo ra một sự “hẫng hụt” (như “anti-climax”).   
Tuy chưa thay đổi được bức tranh nhân quyền tại Việt Nam, nhưng Obama đã đem lại hy vọng đổi mới cơ bản và lâu dài tại Việt Nam, nếu hai nước bắt tay hợp tác chiến lược để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc tại Biển Đông. TPP và quan hệ đối tác chiến lược sẽ hậu thuẫn cho thay đổi thể chế và nhân quyền (như đã hóa giải vấn đề MIA trước đây). Muốn hay không, quá trình đổi mới sẽ diễn ra theo quy luật (“đầu xuôi đuôi lọt”).
Câu chuyện Donald Trump và nước Mỹ
Tại sao đa số cử tri Mỹ bỏ phiếu cho Donald Trump, một tỷ phú lỗ mãng có xu hướng bảo thủ cực đoan, trở thành ứng cử viên đảng Cộng Hòa? Không phải vì người Mỹ quá yêu quý ông này mà chủ yếu vì họ quá chán ghét những ông kia, (thuộc “establishment”). Tuy xu hướng cử tri (lòng dân) đã thay đổi, nhưng lãnh đạo đảng Cộng Hòa và các chuyên gia (pundits) vẫn vô cảm và chủ quan coi nhẹ, trong khi đó Donald Trump và những người ủng hộ đã nhạy cảm hơn, nắm bắt được xu hướng cử tri, nên giành được nhiều phiếu hơn.  
Nói cách khác, cử tri Mỹ đã nhiều lần cảnh cáo đảng Cộng Hòa (và cả Dân Chủ) bằng phong trào “chiếm phố Wall” (occupy Wall street) hay phong trào “tiệc trà” (Tea Party), nhưng dường như họ vẫn vô cảm. Khi lãnh đạo đảng Cộng Hòa tìm cách ngăn chặn Donald Trump thì đã quá muộn. Đảng Cộng Hòa thất bại là cái giá phải trả cho thái độ vô cảm đó. Nhưng nếu Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ thì có thể là tai họa. Ông ấy có thể đưa nước Mỹ trượt theo xu hướng “biệt lập” (isolationism), quay lưng lại với TPP và “Pivot”.   
Hillary Clinton là một sự lựa chọn tốt hơn, tuy con đường đến Nhà Trắng còn nhiều trở ngại và góc khuất (như hồ sơ Benghazi và sử dụng email cá nhân). Việc thắng cử (primary) để trở thành ứng cử viên đảng Dân Chủ chưa thể đảm bảo thắng lợi. Muốn đánh bại được Donald Trump, Hillary Clinton phải thay đổi hình ảnh và chiến lược để thuyết phục và giành được phiếu của giới trẻ “thiên niên kỷ” (Millenials). Dù Hillary Clinton có được Tổng thống Obama ủng hộ, thì khả năng thắng cử không hề dễ, chỉ vì bà là… Hillary Clinton!  
Câu chuyện “Terror in Little Saigon”
Chắc nhiều người còn nhớ, khi bộ phim “Terror in Little Saigon” (của Frontline & ProPublica) được PBS công chiếu (12/2015) thì tranh cãi lại nổ ra trong cộng đồng người Việt tại Mỹ liên quan đến vụ giết hại 5 nhà báo gốc Việt bị nghi là do tổ chức “K-9” của “Mặt trận” Hoàng Cơ Minh (tiền thân của đảng Việt Tân) gây ra, để bịt miệng và răn đe những nhà báo đi tìm sự thật về những hoạt động mờ ám của tổ chức này (giai đoạn 1981-1990).
Câu chuyện đau buồn này vẫn chưa kết thúc, vì Nguyễn Thanh Tú (con trai một nhà báo bị giết hại) đang thu thập chứng cứ để khởi kiện, và yêu cầu FBI mở lại cuộc điều tra, với sự ủng hộ của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ). Điều đáng nói là điều tra trước đây của FBI đã bị đình chỉ, không có kết luận. Vì những lý do “nhạy cảm”, chính quyền Mỹ và cộng đồng người Việt đã im lặng (vô cảm) trước cái chết bí ẩn của các nhà báo gốc Việt, vì họ theo đuổi tự do ngôn luận, nên đã bỏ mạng vì khủng bố ngay trên đất Mỹ, như nạn nhân của bạo lực.
Nếu đủ chứng cứ, liệu FBI có mở lại cuộc điều tra một cách khách quan hay không là một phép thử đối với nền dân chủ và luật pháp Mỹ. Điều này có ý nghĩa không chỉ ổn định tâm lý cộng đồng người Việt tại Mỹ, mà còn củng cố lòng tin chiến lược cho quan hệ Việt-Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng an ninh (và chiến tranh lạnh mới) tại Biển Đông.  
Câu chuyện cá chết và Formosa
Hơn hai tháng qua, người Việt vẫn đang bị mắc kẹt trong câu chuyện cá chết hàng loạt tại Miền Trung gây thảm họa môi trường và khủng hoảng chính trị, làm bầu không khí bị đầu độc không kém gì nước Biển Đông bị nhiễm độc. Sự bất cập về truyền thông và lúng túng về xử lý khủng hoảng bộc lộ sự yếu kém và bế tắc về giải pháp, làm người dân lo lắng và bức xúc. Họ càng bất bình và phẫn nộ trước thái độ vô cảm của chính quyền đối với thảm cảnh của ngư dân và biện pháp trấn áp bằng bạo lực đối với biểu tình ôn hòa, trong khi không có biện pháp điều tra thích đáng đối với Formosa là nghi phạm chính. Trong bối cảnh thảm họa môi trường lớn đang de dọa cuộc sống của hàng triệu người gây khủng hoảng lòng tin, không thể đòi hỏi dân chúng bình tĩnh ngoan ngoãn ngồi yên chờ chính phủ giải quyết.
Câu chuyện Vũng Áng và Formosa làm bộc lộ không chỉ sự bất cập lớn về chủ trương đầu tư và bảo vệ môi trường, mà còn bất ổn lớn về lòng tin của dân chúng, là chỗ dựa chiến lược cho an ninh quốc gia và “quốc phòng toàn dân”. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hình ảnh đất nước và lòng tin của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh quan hệ công chúng tồi, công tác truyền thông cũng kém. Chương trình “đối thoại” (talk show) trên VTV “60 phút mở” (bắt chước chương trình “60 minutes” của CBS News) là một cố gắng cải tiến format có ích, nhưng lại vụng về (như “đấu tố”) nên đổ thêm dầu vào lửa, làm công chúng bất bình “ném đá”. Không chỉ những người làm chương trình vô cảm trước tâm trạng bức xúc của công chúng, mà đa số công chúng cũng cực đoan “ném đá” vùi dập một chương trình mới có ích.
Thay lời kết
Tại sao người dân Hà Nội và Sài Gòn đổ xô ra đường chào đón Obama như người thân (dù Mỹ từng là kẻ thù “nợ máu”), trong khi họ quay lưng lại với Tập Cận Bình như kẻ xa lạ (dù Trung Quốc là bạn vàng “bốn tốt”). Không phải vì họ yêu Mỹ hay ghét Tàu, mà đơn giản vì họ cảm nhận được sức mạnh mềm và dị ứng với sức mạnh cứng. Cũng như người Mỹ, họ chỉ muốn thay đổi cho dễ sống hơn. Vì vậy, hãy tìm cách hóa giải tâm trạng bất an và bức xúc của người dân để khôi phục lòng tin và làm chuyển hóa thái độ vô cảm và cực đoan của chính quyền, một nhân tố cản trở quá trình hòa giải cộng đồng, hội nhập quốc tế và đổi mới thể chế.   
NQD. 10/6/2016
Tác giả gửi cho viet-studiesngày 10-6-16
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phút ‘cúi đầu’ của người lính Nga cứu thế giới khỏi thảm họa hạt nhân


Thế giới có thể bị hủy diệt bởi thảm họa hạt nhân nếu không nhờ quyết định sống còn của người lính Nga Vasili Arkhipov cách đây hơn 50 năm.
phut-cui-dau-cua-nguoi-linh-nga-cuu-the-gioi-khoi-tham-hoa-hat-nhan
Vasili Arkhipov. Ảnh: Global Reseach
Theo India Times, cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba tháng 10/1962 có thể đã trở thành 13 ngày tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Đây là một tình thế đối đầu gay cấn giữa Mỹ và Liên Xô trong lúc Chiến tranh Lạnh đang ở giai đoạn cao trào. Nguyên nhân xuất phát từ việc Liên Xô triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba, cách bờ biển Florida, Mỹ, hơn 150 km. Căng thẳng leo thang nhanh chóng tới mức đẩy Chiến tranh Lạnh đến bờ vực bùng phát thành một cuộc chiến tranh nguyên tử.
Năm 1961, lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đồng ý bí mật đặt các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba nhằm đối phó với phương Tây. Đến tháng 10/1962, một máy bay trinh sát Mỹ phát hiện những tên lửa cùng nhiều cơ sở đang được xây dựng ở đây. Tổng thống Mỹ khi đó, ông John F. Kennedy, quyết định ra lệnh phong tỏa Cuba nhằm ngăn Nga tiếp tục vận chuyển vũ khí đến quốc gia này. Kennedy cũng yêu cầu Khrushchev gỡ bỏ các khí tài đã triển khai. Căng thăng lên tới đỉnh điểm. Thế giới nguy cơ rơi vào một cuộc chiến tranh hủy diệt.
Trước 42 tên lửa Liên Xô hướng về phía mình, để ứng phó, ông Kennedy cung cấp cho các đồng minh Mỹ đầu đạn hạt nhân. Tên lửa hạt nhân đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ và Italy có thể bắn trúng Moscow trong chưa đầy 16 phút. Liên Xô cũng không chịu thua kém. Họ đưa hầu hết các thành phố lớn ở Mỹ vào tầm ngắm của vũ khí hạt nhân.
Quyết định cứu cả nhân loại
phut-cui-dau-cua-nguoi-linh-nga-cuu-the-gioi-khoi-tham-hoa-hat-nhan-1
Khoảng cách từ nơi đặt hệ thống tên lửa Liên Xô ở Cuba tới các thành phố lớn của Mỹ. Ảnh: history.com
Vasili Arkhipov sinh năm 1926 trong một gia đình nông dân nghèo ở thị trấn nhỏ Staraya, gần Moscow. Ông gia nhập quân ngũ khi mới 16 tuổi, thời điểm Thế chiến II sắp kết thúc. Sau khi tốt nghiệp Trường Hải quân năm 1947, ông phục vụ trên các tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đen, Phương Bắc và Baltic của Liên Xô.
Arkhipov được bổ nhiệm làm phó chỉ huy tàu ngầm B-59. Đây là một trong 4 tàu ngầm tấn công nhận lệnh đến Cuba vào ngày 1/10/1962. Con tàu mang theo 22 ngư lôi, mỗi ngư lôi là một bom nguyên tử có sức công phá tương đương quả bom Mỹ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới II. Thuyền trưởng cả 4 tàu được phép khai hỏa ngư lôi hạt nhân nếu quan chức chính trị đi cùng đoàn đồng ý.
Mỹ không hay biết gì về đội tàu ngầm Nga. Ngày 24/10, họ bắt đầu tiến hành chiến dịch phong tỏa hải quân. Mỹ thậm chí không ngại bắn cảnh cáo, buộc các tàu ngầm đối phương ngoi lên khỏi mặt nước.
Về phía Liên Xô, họ không có cách nào liên lạc với tàu ngầm. Vì chúng hoạt động sâu dưới đáy biển nên tín hiệu radio không thể phát tới. Ngày 27/10/1962, hải quân Mỹ phát hiện và bắn cảnh cáo tàu ngầm B-59 Liên Xô. Con tàu này đã di chuyển liên tục trong khoảng một tháng và gần như không kết nối với thế giới bên ngoài.
Mệt mỏi và thiếu thông tin, ông Valentin Savitsky, thuyền trưởng tàu, nghĩ rằng chiến tranh hạt nhân đã nổ ra. Ông muốn khai hỏa ngư lôi. Lúc ấy, chỉ có hai người đủ thẩm quyền phủ quyết là phó chỉ huy và quan chức chính trị trên tàu. Vasili Arkhipov đã lên tiếng phản đối.
Ông cố gắng thuyết phục thuyền trưởng rằng hiện tàu chưa nhận được tin tức từ Moscow và một hành động cực đoan như thế có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc. Arkhipov muốn tàu ngoi lên, liên lạc trực tiếp về Moscow để tìm kiếm lời khuyên. Sau một hồi tranh luận nảy lửa, tất cả mọi người cuối cùng cũng đồng tình với đề xuất của ông. Phía Mỹ yêu cầu tàu ngầm Liên Xô quay trở về. Cả đoàn không phản đối bởi tàu ngầm của họ cũng đang gặp vấn đề kỹ thuật.
Nhiều người nói hành động của thủy thủ đoàn tàu B-59 là hèn nhát bởi về lý thuyết, họ đã đầu hàng Mỹ. Tuy nhiên, đối với bà Olga, vợ Arkhipov, ông luôn là một anh hùng.
“Người đàn ông đã giúp ngăn chặn một cuộc chiến tranh hạt nhân là một thủy thủ tàu ngầm Nga. Ông ấy tên Vasili Arkhipov. Tôi đã và sẽ luôn tự hào về chồng mình”, bà chia sẻ.
Theo cây bút Rishabh Banerji từ India Times, dù một số người có thể coi việc làm của Arkhipov và thủy thủ đoàn tàu B-59 là sự khuất phục trước Mỹ nhưng rõ ràng quyết định mà họ đưa ra vào cái ngày định mệnh ấy đã thay đổi hoàn toàn lịch sử nhân loại. Đây là ví dụ rõ nét nhất về lòng dũng cảm. Hành động “cúi đầu” của Arkhipov đã cứu cả thế giới.
Vũ Hoàng/VNExpress
Phần nhận xét hiển thị trên trang

6 công trình có lẽ được xây bởi người ngoài hành tinh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LS. Lê Văn Luân: KHỦNG HOẢNG


 
KHỦNG HOẢNG

Nợ công lên đến 2.7 triệu tỷ đồng, với cách tính chuẩn xác thì tỷ lệ nợ công đã hơn 100% so với GDP, tức 180 tỷ đô, tương đương và bằng đúng thu nhập bình quân đầu người là gần 2.000 USD/người/năm.


Hơn 200.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp là vì không có tiền chạy chọt, xin xỏ để có việc làm, những chỗ khác đã dành cho cơ cấu, con cháu cán bộ hoặc vài trăm triệu một suất. Không đến lượt những con người này. Doanh nghiệp khó khăn, thu hẹp sản xuất nên nhu cầu lao động ngày càng co lại.

Hơn 11 triệu người ăn lương nhà nước, tức tiền thuế của dân, mà không làm ra của cải vật chất, chỉ ăn bám vào ngân sách (trên tổng số 94 triệu dân). Và đây là con số kỷ lục chưa từng có, khi so với Mỹ chỉ có khoảng 2 triệu người hưởng lương từ ngân sách quốc gia (với hơn 300 triệu dân).

Tỷ lệ ung thư cao thứ hai thế giới và tỷ lệ người chết về tai nạn giao thông thuộc hàng cao nhất Đông Nam Á. Thuế, phí, lệ phí cũng dành vị trí này trong khu vực.

Giáo dục và khoa học tụt hậu so với Nhật, Singapore vài trăm năm, với Thái 50 năm, Malaysia 30 năm và với Myanmar 10 năm. Hện tại đã xếp sau Lào và Campuchia về nhiều chỉ số kinh tế. Campuchia đã sản xuất ô tô điện giá rẻ cho chính mình và sẽ xuất khẩu trong năm tới.

Năm 2016 trả nợ 12 tỷ đô, sang năm 2017 phải trả 16 tỷ đô, trong khi World Bank và các nước ngừng cấp vốn vay ưu đãi ODA cho Việt Nam từ sang năm, 2017. Mỗi năm khoảng 200.000 doanh nghiệp phá sản hoặc đóng cửa vì khó khăn. Ngân sách cạn kiệt nên tìm cách huy động 500 tấn vàng trong dân để chi trả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vàng không ăn được và cũng không thể giải quyết được sự khủng hoảng hay tham gia vào hoạt động kinh tế, mà chỉ để trả nợ hoặc bơm vào các dự án "đang chết", nếu được huy động và sử dụng (vàng cũng chỉ là một loại tiền).

Nhiều hộ ở Tây Nguyên được hỗ trợ hạn hán bằng gạo đã phải đem bán vì quá "khó ăn". Họ nói chỉ có gà hoặc cho lợn ăn những loại gạo như vậy. Gạo và tiền hỗ trợ đời sống cho các ngư dân ở vùng thảm hoạ miền Trung đã bị ăn chặn, ăn bớt và có nhiều nơi vẫn chưa nhận được tiền cứu trợ.

Tỷ lệ đại biểu quốc hội là đảng viên chiếm 96% số lượng đại biểu được bầu. Đây là con số kỷ lục so với các năm trước dù tỷ lệ này vẫn luôn lớn hơn 90%. Như vậy, nói quốc hội là của đảng cũng không có gì sai, và 90 triệu dân còn lại không có cơ hội để tham gia vào hệ thống chính trị mà họ gọi là của dân, do dân và vì dân. Đây là lý do cần phải xoá bỏ cơ chế "Đảng cử dân bầu" nếu muốn có chính quyền sạch và chọn lựa được nhiều hiền tài từ trong dân mà đang bị lãng phí suốt nửa thế kỷ qua bởi cơ chế "méo mó" này.

Người đi biểu tình theo hiến pháp thì bị coi là bất hợp pháp, bị ngăn cản, bắt giữ trái phép hoặc đánh đập. Người nói lên sự thật hoặc những vấn đề về chính trị, xã hội và lên án cái xấu, tham nhũng thì bị coi là những thành phần nguy hiểm đối với nhà nước, người dân thì khen họ là dũng cảm (một điều quá lạ lùng, vì đó đáng ra là nghĩa vụ hiển nhiên của một công dân đối với chính phủ, với xã hội khi nó suy cấp, hủ bại, tha hoá), luật pháp không được phổ biến đúng bản chất vì sợ khiếu kiện phát sinh. Dân chủ và tự do mà dân không được lập đảng chính trị hay hội họp dân sự thì dân chủ và tự do ở điều gì???

Xã hội bạo lực xảy ra tràn lan từ gia đình, học sinh, nhà trường đến ngoài xã hội, mọi vấn đề được giải quyết bằng bạo lực. Con người trở nên mất niềm tin vào công lý, vào luật pháp, nên lựa chọn những hành xử ngoài luật để xử lý các vấn đề của cuộc sống. Môi trường, môi sinh ô nhiễm nặng nề từ không khí, nước, thực phẩm, tư tưởng, văn hoá, tâm linh, đều biến dạng và suy thoái trầm trọng. Văn hoá phong bì ở khắp nơi và trong mọi mặt đời sống. Học xong chỉ lo bỏ tiền chạy việc mà không cần tài năng hay phẩm chất của mình mà ứng tuyển.

Chạy chức, chạy quyền, rồi vơ vét của cải, tham ô, tham nhũng bằng mọi cách và từ trên xuống dưới, thành quốc nạn, nhưng tất cả trở nên bất lực, bởi cơ chế độc đảng và toàn trị khiến nó trở nên bất khả xâm phạm. Người dân không có khả năng tham nhũng và cũng không có quyền lực để xử lý những vấn đề nhức nhối của chính quyền trị vì.

Và tôi vẫn thích câu nói của bà Margaret Thatcher: Vấn đề của chủ nghĩa xã hội là đến khi nào họ tiêu hết tiền mà thôi!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chiều cao người Việt Nam thuộc top 5 nước thấp nhất thế giới


02:18 PM - 09/06/2016 Thanh Niên Online - Theo thống kê chiều cao trung bình các nước cùng với các nguồn dữ liệu khác cho thấy Việt Nam nằm trong số 5 nước có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới, với vị trí thứ 4 (tính từ dưới lên) chiều cao trung bình của nam giới là 1,621m, kém cả Lào và Campuchia.

Chiều cao trung bình của người Việt thuộc 
top 5 thấp nhất thế giới (Ảnh minh họa)
Trang Telegraph căn cứ vào các nguồn dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau trên trang Averageheight.co cùng các thống kê khác để đưa ra bản đồ chiều cao người dân các nước trên thế giới.

Theo bản đồ này thì chiều cao trung bình của người dân Việt Nam nằm trong top 10 nước người dân thấp nhất thế giới, với vị trí thứ 4 (tính từ dưới lên) chiều cao trung bình của nam giới là 1,621m.


Xếp vị trí người dân các nước có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới lần lượt là Indonesia, Bolivia và Phillippines.

Người dân Nilotic đang sống ở những khu vực gần thung lũng Nile, hệ thống hồ trong Thung lũng Tách giãn Lớn và phía Tây Nam Ethiopia được coi là những người cao nhất trên trái đất với chiều cao trung bình của nam giới là 1,9m. Tuy nhiên, người Ethiopia không xếp vào danh sách các nước có người dân cao nhất.


Bản đồ thể hiện chiều cao trung bình người dân các nước (nam giới) (chiều cao giảm dần theo màu sắc từ đậm đến nhạt)ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Đứng ở vị trí số 1, người dân Hà Lan dẫn đầu với chiều cao trung bình 1,838m, tiếp đó là Montenegro, Đan Mạch, Slovenia, Cộng Hòa Séc, Na Uy và Croatia.

Trong khi đó, các nước có người dân thấp nhất thuộc về các nước ở châu Á và Nam Mỹ.

Đối với chiều cao trung bình của nữ thì cũng được xếp loại tương tự như chiều cao trung bình của nam.

Bản đồ hiển thị chiều cao người dân các nước trên thế giới gồm 98 quốc gia, chiều cao được hiển thị theo màu sắc trên bản đồ. Bản đồ tính theo chiều cao trung bình của nam giới. Những nước màu xám không có dữ liệu chiều cao trung bình.


Bản đồ thể hiện chiều cao trung bình người dân các nước (nữ giới)ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TELEGRAPH

Dưới đây là 10 nước người dân thấp nhất thế giới
1. Indonesia - 1.58m
2. Bolivia - 1.6m
3. Philippines - 1.619m
4. Vietnam - 1.621m
5. Cambodia - 1.625m
6. Nepal - 1.63m
7. Ecuador - 1.635m
8. Sri Lanka - 1.636m
9. Nigeria - 1.638m
10. Peru - 1.64m

Dưới đây là 10 nước người dân cao nhất thế giới
1. Netherlands - 1.838m
2. Montenegro - 1.832m
3. Denmark - 1.826m
4. Norway - 1.824m
5. Serbia - 1.82m
6. Germany - 1.81m
7. Croatia - 1.805m
8. Czech Republic - 1.8031m
9. Slovenia - 1.803m
10. Luxembourg - 1.799m

Minh Quyên
http://thanhnien.vn/doi-song/chieu-cao-nguoi-viet-nam-thuoc-top-5-nuoc-thap-nhat-the-gioi-711739.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang