Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Không hạn chế quyền lập hội của công dân >> Thơ, hehe…


Văn Kiên 

TP - Chiều 12/11, trình bày tờ trình trước Quốc hội về Dự án Luật về hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình khẳng định, quyền lập hội là một trong các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận.

Tính đến tháng 12 năm 2014 cả nước có 52.565 hội. Nhiều hội đã phát huy tốt vai trò tập hợp, đoàn kết hội viên, có đóng góp tích cực vào việc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, theo ông Bình, hoạt động của các hội hiện vẫn còn tồn tại những bất cập như, chưa phân biệt rõ các hội do Đảng và Nhà nước có nhu cầu thành lập, được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động với các hội khác tự lo kinh phí. 

Nhiều hội hoạt động còn hình thức, chưa đáp ứng được nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của hội viên, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, có xu hướng “hành chính hóa” trong tổ chức và hoạt động hội theo cấp hành chính. Vì thế, việc xây dựng Luật về hội là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên, theo Ủy ban Pháp luật, thực tế có thể có một hoặc nhiều hội cùng hướng đến một lĩnh vực hoạt động, một đối tượng cụ thể trên nhiều địa bàn khác nhau. 

Vì vậy, quy định như Chính phủ đề xuất không tạo được cơ chế khuyến khích các hội phải nâng cao hiệu quả hoạt động, không khắc phục được tình trạng hoạt động hình thức của nhiều hội, chưa bảo đảm bình đẳng giữa các hội và có thể dẫn đến hạn chế quyền lập hội của công dân.

P/s: Tui đang thấy lo cho tờ báo và nhà báo viết bài này...
Phần nhận xét hiển thị trên trang

tưởng bỏ tiền ra mua xổ số để “ích nước lợi nhà” chứ để trả lương cao cho các cán bộ quản lý và nhân viên công ty xổ số thế này thì mua làm gì?

Ụ nổi 500 tỷ đã bán thành công với giá… sắt vụn



Mi An
(Đất Việt) - Chiếc ụ nổi trứ danh của Vinalines trị giá 500 tỷ đồng đã được bán xong xuôi với giá sắt vụn là 38,5 tỷ đồng.

Nếu muốn chọn một tin tức có thể mang lại những cảm xúc vui vẻ cho người đọc, xin chân thành khuyên bạn đọc đừng bỏ qua một bản tin ngắn trên báo Tiền phong gần đây.

Bản tin cho biết một tin vui: “Ngày 3/6, thông tin từ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cho hay, vừa tiến hành xong phiên đấu giá bán ụ nổi 83M. Theo đó, một cá nhân đã thắng phiên đấu giá với mức 38,5 tỷ đồng”.

Cái ụ nổi 51 tuổi này nổi tiếng bởi báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực cho nó. Không phải bởi nó có đặc tính gì nổi bật mà bởi nó có một số phận kỳ lạ. Ụ nổi này đã bị cơ quan đăng kiểm của Nga dừng quản lý từ năm 2006, chắc với lý do để cho… về hưu vì tuổi già sức yếu. Thế nhưng sứ mạng với đời của nó chưa hết, năm 2008, hai ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc vẫn quyết tâm rước “cụ hưu” này về.

Trần đời cũng chưa thấy có màn mua bán nào lạ kỳ như màn mua cái ụ nổi này, báo Tiền phong cho biết, trong khi bên bán chỉ chào giá 5 triệu USD thì phía Vinalines lại đòi mua với giá 9 triệu USD.

Sau khi sửa chữa, vận chuyển về đến Việt Nam, ụ nổi 51 năm tuổi này có giá lên tới 19,5 triệu USD, tức hơn giá gốc đến 14,5 triệu USD, thật là một hợp đồng thần kỳ vì bên mua càng chịu thiệt bao nhiêu càng sung sướng bấy nhiêu.

Và kết quả, sau khi rước được “cụ” ụ nổi 51 tuổi về đến nơi, chi phí neo đậu ở cảng Cảng Gò Dầu B tỉnh Đồng Nai đến nay đã lên tới hơn 50 tỷ đồng. Và ngày 3/6 mới đây, một nhà đầu tư đã bỏ ra 38,5 tỷ đồng để sở hữu chiếc ụ nổi tai tiếng. Tức là bán xong xuôi ụ nổi, Vinalines vẫn còn lỗ 11,5 tỷ đồng phí neo đậu. Còn số tiền 500 tỷ đồng (gồm tiền mua, vận chuyển, sửa chữa, bảo quản, dù chưa một lần sử dụng) đã hóa thành bọt biển tan vào đại dương.

Những con số của thương vụ mua bán này hẳn cũng tạo nhiều cảm hứng cho người đọc. Nó cho thấy chuyện kỳ lạ đến đâu, cũng vẫn có thể xảy ra, miễn là người ta quyết tâm và có ý chí làm nên nó. Có thể nói đây là vụ mua bán kỳ quặc nhất trong lịch sử thương mại thế giới chứ chẳng ngoa.

Bên cạnh con số 38,5 tỷ đồng đã hóa giá thành công chiếc ụ nổi 500 tỷ, chúng ta còn có 1 con số ấn tượng không kém. Đó là chuyện sau khi bị thanh tra vì trả lương cao, thì Công ty xổ số kiến thiết Tiền Giang lại có một bước tiến mới hơn, đó là lại trả lương nhân viên… cao hơn nữa.

Thông tin trên báo Vnexpress cho biết, hết năm 2015 công ty có 125 lao động, lương bình quân đạt 23,7 triệu đồng một tháng. Cộng khoản thưởng phúc lợi 8,8 triệu đồng, bình quân các nhân viên của công ty có thu nhập lên tới 29 triệu đồng. Còn năm nay, công ty tiếp tục chăm lo đời sống người lao động khi đặt kế hoạch thu nhập bình quân là 30,2 triệu, cán bộ quản lý 49 triệu đồng.

Con số này lại đang gây bão trên mạng xã hội khi làm dấy lên một cuộc tranh cãi. Người thì bảo tưởng bỏ tiền ra mua xổ số để “ích nước lợi nhà” chứ để trả lương cao cho các cán bộ quản lý và nhân viên công ty xổ số thế này thì mua làm gì.

Người thì chua chát hơn khi so sánh, người bán vé số (đa phần là trẻ em, người già, người tàn tật) lê thân ngoài mưa nắng chỉ kiếm được vài triệu đồng/tháng, trong khi các nhân viên công ty này không biết làm những việc gì mà lại “ngồi mát ăn bát vàng” như vậy.

Chưa hết, công ty xổ số này còn đem hàng trăm tỷ đồng đi đầu tư ngoài ngành và đều đang thua lỗ nên chưa thể thoái vốn. Năm 2016, Xổ số Tiền Giang đặt mục tiêu doanh thu 3.740 tỷ, lợi nhuận là 515 tỷ đồng. 

Ụ nổi mua 500 tỷ về bán thành công với giá sắt vụn, lương nhân viên công ty xổ số 30 triệu đồng, cao hơn rất nhiều ngành nghề cần phải đầu tư chất xám. Đọc những tin tức này, hẳn nhiều người đã tin, chẳng có chuyện lạ kỳ nào mà không thể xảy ra ở ta, phải không thưa bạn đọc.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tinh Vi, nhiều khi hơn vi tính!



c
AI LÀM CÁ CHẾT Ở VŨNG ÁNG?
(Mình may mắn có thông tin này, sau khi viết stt, nghĩ vống lên so với hiện tượng quả táo rơi của Newton...)
Một nguồn tin chưa được kiểm chứng cho biết, ngày 2 và 3 tháng Tư năm 2016 tại Nó mất điện. Nó chạy máy nổ để duy trì hoạt động của họ, nhưng vì tiết kiệm điện, họ không nối cầu dao với hệ thống xử lý nước thải. Bể nước chưa xử lý vẫn tồn đọng và cho đến khi họ quyết định cứ thế xả ra biển. Ngày 6 – 4 cá chết hàng loạt.
Vẫn nguồn tin chưa được kiểm chứng là chính công an  đã phát hiện sự thật này. Ban đầu là một dấu hỏi, tại sao tháng Tư số điện tính tiền của Nó lại giảm so với các tháng trước đó? Đồng thời, qua xem xét, họ phát hiện các công tơ điện dùng đo dòng điện cấp cho hệ thống xử lý nước thải lại ít hơn trong khi các công tơ chỗ khác vẫn quay? Và rồi, bằng các câu hỏi với công nhân, họ biết rõ được điều cần biết.
Công an thu hồi máy tính. Hóa ra, Nó đã xóa hết các dữ liệu liên quan đến sự cố mất điện và bể nước thải tích sau hai ngày cứ thế đổ ra biển. Nhưng là chuyện vặt với công an viên công nghệ, mọi việc đều sáng tỏ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bác giả vờ khéo quá, bái phục!




MẤY CÂU SẤM TRẠNG
Sáng nay bác Vô Danh đến mình chơi, nói nhân đọc stt mình theo Trung Trung Đỉnh, Ngô Thế Trường và Đặng Huy Giang đi về đền Trạng Trình lễ khấn. Bác nói bác thích lắm, đọc đêm qua muộn không thì gọi cho mình rồi, rằng chuyến đi lễ khiến bác sực nhớ mấy câu sấm Trạng. Như sau:
Rắn mọc hai đầu khó nghĩ thay (Quý Tị, 2013)
Ngựa đã mất cương ai cưỡi nữa (Giáp Ngọ, 2014)

Dê khôn ăn lộc ngoảnh về Tây (Ất Mùi, 2015)
Đàn khỉ ôm con khóc mếu máo (Bính Thân, 2016)
Gà kia vỡ ổ chập trùng bay (Đinh Dậu, 2017)
Bầy chó vẫy đuôi mừng chủ cũ (Mậu Tuất, 2018)
Ủn ỉn ăn no lợn ngủ ngày (Kỷ Hợi, 2019)


Không biết ý tứ thế nào và ứng nghiệm ra sao?
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngân hàng Thế giới cấm dùng thuật ngữ “quốc gia đang phát triển”


D. KIM THOA

TTO - Ngân hàng Thế giới (WB) đã chính thức cấm dùng thuật ngữ “quốc gia đang phát triển” trong các ấn phẩm quan trọng do cơ quan này phát hành.

Theo Slate, sẽ không còn nước nào được gọi là quốc gia đang phát triển nữa, ít nhất là theo quan điểm của WB.

Trong ấn bản mới nhất Báo cáo các chỉ số phát triển thế giới 2016, WB đã cấm sử dụng thuật ngữ này với lý do: “Không còn sự phân biệt giữa các nước đang phát triển (được định nghĩa trong các ấn bản trước là những nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình) và các nước phát triển (được định nghĩa trước đây là nước có thu nhập cao)”.

Trên thực tế, quy định mới về thuật ngữ này của WB không gây nhiều bất ngờ. Việc phân loại “nước đang phát triển” từ lâu đã không được xác quyết về mặt nội hàm ngay chính trong báo cáo các chỉ số phát triển thế giới của WB.

Ví như ấn bản công bố năm 2013 nêu rõ “việc dùng thuật ngữ này chỉ vì thuận tiện” và “nó không có ngầm ý nói rằng tất cả các nền kinh tế thuộc nhóm này đều đang trải qua giai đoạn phát triển giống nhau, hay các nền kinh tế khác đã đạt tới một giai đoạn phát triển cuối cùng hoặc ưu thế hơn”.

Hai chuyên gia thống kê của WB tham gia thực hiện Báo cáo các chỉ số phát triển thế giới gần đây cũng lưu ý về sự bất cập trong cách gọi “các nước đang phát triển”.

Theo đó, họ chỉ ra sự chênh lệch giữa Malawi có tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người là 250 USD, trong khi Mexico có GNI bình quân đầu người gấp 40 lần Malawi là 9.860 USD. Trong khi đó cả 2 nước này đều được liệt vào danh sách các nước đang phát triển.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài gốc trên Báo điện tử Đàng cộng sản Việt Nam (click vào): Năm 1938






Ảnh chụp màn hình báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, trang viết về Niên biểu Hồ Chí Minh năm 1938

............................

Và đây là bài đăng trên báo điện tử Lâm Đồng ngày 23/4/2014, nói khá chi tiết về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vai thiếu tá Hồ Quang:


Những năm tháng Bác Hồ ở Quế Lâm

Cập nhật lúc 16:01, Thứ Tư, 23/04/2014 (GMT+7)

Theo truyền thống uống nước nhớ nguồn, đồng bào ta luôn ghi nhớ những địa chỉ ở khắp bốn biển năm châu mà Bác Hồ đã dừng chân, từng hoạt động và được giúp đỡ, chở che trong những tháng năm Người ra đi tìm đường cứu nước... Những tên đất ấy, dù là chốn kinh kỳ hay miền quê xa xôi thì đối với nhân dân ta đều trở nên gần gũi ân tình, trong đó có Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây trên đất nước Trung Hoa, nơi Bác Hồ đã có thời gian dài hoạt động, chuẩn bị để trở về Tổ quốc lãnh đạo cách mạng và đến ngày thắng lợi Người đã có dịp về thăm...


Bác Hồ cùng với thiếu nhi ở Quế Lâm

Vào mùa hoa quế năm 1938, Bác Hồ từ căn cứ Diên An - "Thánh địa của cách mạng Trung Quốc" đến Quế Lâm.Theo sự sắp xếp của tổ chức, Người nhận quân phục Bát lộ quân với quân hàm thiếu tá và bí danh Hồ Quang. Bát lộ quân ở Quế Lâm do Chu Đức làm tư lệnh, Diệp Kiếm Anh làm tham mưu trưởng. Hai ông đã bố trí để Người công tác tại Cơ quan đại diện của Bát lộ quân thời kỳ Quốc Cộng hợp tác lần thứ hai cùng nhau chống phát xít Nhật xâm lược, đóng tại nhà số 96 đường Trung Sơn Bắc, nội thành Quế Lâm. Khi đoàn cựu giáo viên và học sinh Việt Nam tại Trung Quốc về thăm lại trường xưa, các bạn Trung Quốc ở Đại học Sư phạm Quảng Tây toạ lạc trong thành cổ Quế Lâm đã ưu tiên đưa chúng tôi đi thăm nhà 96 Trung Sơn Bắc mà Quốc vụ viện Trung Quốc vừa quyết định công nhận là Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Cả đoàn đã xúc động khi nhìn thấy chân dung Bác Hồ kính yêu treo tại một vị trí trang trọng, phía dưới có dòng chữ: "Đồng chí Hồ Chí Minh - Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong thời gian 1938-1940 với bí danh Hồ Quang là thiếu tá Bát lộ quân đã làm việc tại ngôi nhà này. Đồng chí đã có những đóng góp quý báu cho sự nghiệp kháng Nhật của nhân dân Trung Quốc". Chúng tôi lần luợt thăm phòng làm việc của thiếu tá Hồ Quang, phòng tiếp thượng khách từ các khu giải phóng về, như Mao Chủ tịch và Chu Ân Lai từng đến làm việc và nghỉ tại đây. Bên cạnh là phòng của các chiến sĩ an ninh và hậu cần... Đặc biệt, trong cơ quan đại diện còn một phòng cơ yếu điện đài, được bảo vệ và hoạt động theo chế độ tuyệt mật. Thiếu tá Hồ Quang cùng các nhà cách mạng Trung Quốc qua các phương tiện thông tin được coi là hiện đại của thời đó, đã bắt liên lạc được với Diên An, các khu giải phóng ở Trung Quốc và Việt Nam. Đặc vụ Quốc dân đảng và giặc Nhật đã nhiều lần truy tìm nơi phát sóng, nhưng đều thất bại. Nay ở phòng cơ yếu điện đài còn lưu lại hình ảnh của Bác Hồ với các chiến sĩ kiên cường ấy...

Từ ngày thành lập nước Trung Hoa mới, ở 96 Trung Sơn Bắc còn bảo quản nhiều kỷ vật, như chiếc kính mà thiếu tá Hồ Quang đã tặng bà mẹ ông chủ nhiệm đầu tiên của văn phòng đại diện Bát lộ quân ở Quế Lâm. Đặc biệt còn một chiếc máy chữ nhỏ của thiếu tá Hồ Quang, do một đồng chí cộng sản Trung Quốc đi công tác ở Hồng Kông về mua biếu Người. Từ chiếc máy chữ nhỏ ấy, biết bao suy nghĩ, dự kiến và tư tưởng của Người đã biến thành văn tự chuyển về những trạm liên lạc bí mật của Trung ương Đảng ta ở Tịnh Tây, Long Châu rồi chuyển về Việt Nam. Và một chiếc xe đạp để làm phương tiện đi lại của cơ quan đại diện này...

Tuy làm việc ở Trung Sơn Bắc, nhưng thiếu tá Hồ Quang lại ăn nghỉ ở thôn Lộ Mạc ngoại thành Quế Lâm, nơi mà Bát lộ quân và bà con địa phương đã trở nên "như cá với nước". Đoàn chúng tôi còn được gặp nhiều cụ già ở thôn Lộ Mạc mà ngày ấy ở tuổi thiếu niên, nay các cụ vẫn nhớ: Năm ấy thiếu tá Hồ Quang khoảng 50 tuổi, người cao cao, gầy gầy nhưng đôi mắt thì rất sáng và có giọng nói ấm áp, mọi người cứ nghĩ ông là người Hoa Bắc và thường gọi thiếu tá Hồ Quang là Bác Hồ. Sau này người dân Lộ Mạc rất vui mừng và hãnh diện được biết Hồ Quang chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh... Nhà Bác ở có tường bằng gạch mộc, tất cả cột kèo bằng gỗ, có cửa mở ra ba phía, khiến nội thất rất thoáng... Nhân việc quy hoạch xây dựng lại Lộ Mạc, Quốc vụ viện Trung Quốc đã quyết định bảo quản ngôi nhà này cùng Văn phòng Hải ngoại để tiếp nhận tiền hàng của Hoa kiều ở nước ngoài ủng hộ cách mạng, ở gần nhà Bác. Đến 18/2/1941, Người cùng một nhóm thanh niên yêu nước lên đường trở về Tổ quốc, sau gần 30 năm xa cách…

Ngày 13/8/1942, với tên mới Hồ Chí Minh, Bác đi Tịnh Tây - Trung Quốc. Đến 27/8/1942, Bác lên huyện Đức Bảo để liên lạc với lực lượng cách mạng và đồng minh thì bị Quốc dân đảng bắt giữ, với lý do giấy thông hành của Bác đã hết hạn. Chúng giải Người qua 13 ngục thất thuộc tỉnh Quảng Tây, trong đó có nhà lao Quế Lâm... Suốt thời gian bị giam cầm và đi đường gian nan vất vả, Người đều tức cảnh làm thơ bằng chữ Hán. Tập thơ ấy là Ngục trung nhật ký - Nhật ký trong tù, hiện nay còn một bản viết tay của Bác trưng bày ở Bảo tàng Quế Lâm... Nhà cách mạng Chu Ân Lai, đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng các lực lượng tiến bộ đã đấu tranh với Tưởng Giới Thạch đòi trả lại tự do cho Người. Mùa thu 1943 ở Liễu Châu, Người mới ra tù tập leo núi... Đến tháng 9/1944, Bác trở về Pắc Bó, Cao Bằng lãnh đạo nhân dân ta làm nên Cách mạng tháng Tám và sau đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược..

Sau chiến thắng biên giới 1950, Bác Hồ đã sang Trung Quốc bằng đường bộ. Mao Chủ tịch và Chính phủ Trung Quốc cử Nguyên soái Chu Đức, bạn chiến đấu thân thiết của Người về Quế Lâm đón Bác. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã chính thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Bác Hồ làm Chủ tịch. Từ đó, cuộc kháng chiến vì độc lập tự do của nhân dân ta luôn được Trung Quốc ủng hộ. Vùng Quảng Tây được làm nơi tiếp nhận viện trợ, điều dưỡng thương binh, mở trường cho cán bộ và học sinh Việt Nam... Năm 1952, Bác Hồ đã giao nhiệm vụ cho Ban Tổ chức Trung ương Đảng thành lập Trường Thiếu nhi Việt Nam tại Trung Quốc "nhằm giáo dục đào tạo con em các gia đình có công với cách mạng thành những nhân tài phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc", nên ở Trung Quốc trường có tên Quế Lâm Dục tài học hiệu. Cũng thời gian này ở Quế Lâm còn có Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam, Trường Chuyên ngữ trung cao để chuẩn bị kiến thức và ngoại ngữ cho các học sinh Việt Nam vào học các trường đại học của nước bạn...

Đặc biệt, từ ngày 14/5/1961, nhận lời mời của Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bác Hồ đã đến nghỉ ở thành phố Quế Lâm hơn một tháng. Quế Lâm nghĩa là rừng quế, loài hoa có tên trong "Thập đại danh hoa"- mười bông hoa nổi tiếng của Trung Quốc, “Thập lý phiêu hương”- có hương bay xa mười dặm, nở vào mùa thu... Về Quế Lâm lần ấy, Người đã thăm lại những nơi mình đã đi qua, đã công tác, gặp lại bạn bè Trung Quốc năm xưa, cảm ơn nhân dân Trung Quốc đã giúp đỡ nhân dân ta. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và tỉnh Quảng Tây luôn đến thăm Bác và cùng các cháu thiếu nhi mời Bác đi thăm non nước Quế Lâm. Quế Lâm có sông Ly trong xanh và có nhiều núi đá vôi, như Thất Tinh Nham còn được gọi là Đệ Nhất Đông Thiên, mùa hè rất mát, không khí trong lành. Ở đây có tượng Bát Tiên mà mỗi ông một vẻ, nhiều nhũ đá tạo thành hình hoa quế, con dơi, Đường Tăng phơi áo, đào tiên trường thọ, cảnh được mùa sung túc, sân khấu Kinh kịch. Bác Hồ cũng hay cùng các cháu thiếu nhi thăm Dương Sóc nhiều huyền thoại ở ngoại thành Quế Lâm, nơi có sông Hoa Đào thơ mộng đổ vào sông Ly. Bác đã lưu bút tại Quế Lâm bằng một bức đại tự "Dương Sóc phong cảnh hảo" và một bài thơ Đường ca ngợi phong cảnh Quế Lâm đẹp nhất trong trời đất... Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 năm ấy, Bác Hồ đã về thăm lại chiến khu năm xưa, phát quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, vui văn nghệ với các cháu và ân cần thăm hỏi nhân dân địa phương. Những người nông dân ở vùng sâu vùng xa ấy vừa vui mừng vừa xúc động, mọi người cùng hô vang: Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm! Bác Hồ muôn năm!...

Nguyễn Hoàng Bích
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ nghĩa cộng sản là có thật và ở Thụy Sỹ?


Trần Hồng Phong

Ngày hôm nay 6/6/2016, mạng xã hội và báo chí trong nước dẫn nguồn tin từ báo chí nước ngoài cho hay Thụy Sĩ - một đất nước thanh bình và giàu có ở Bắc Âu vừa tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc có nên hay không, hàng tháng sẽ phát không cho mỗi công dân trưởng thành, dù có đang đi làm hay không 2.500 francs Thụy Sĩ (khoảng 56 triệu đồng Việt Nam) để tiêu sài! Trẻ em cũng sẽ được "phát lương" như vậy, nhưng ít hơn (khoảng trên 600 francs).

<- Thụy Sỹ là một đất nước xinh đẹp và giàu có. Môi trường rất trong lành, tuyệt đối không có hiện tượng cá chết vì ô nhiễm môi trường (ảnh minh họa)

Mặc dù chưa có kết quả kiểm phiếu, nhưng hầu hết các báo đều nhận định là tuyệt đại đa số người dân Thụy Sỹ sẽ ... lắc đầu, nói không với việc được Nhà nước cho tiền như vậy! Khảo sát cho thấy cứ 5 người thì có 4 người không đồng ý!

Vậy ý kiến của hai phe là thế nào?

Những người ủng hộ chính sách này cho rằng trong tương lai con người sẽ sử dụng robot làm việc tại các nhà máy, cửa hàng bán lẻ thay thế cho người lao động. Vì sử dụng robot, con người sẽ cơ bản không có quá nhiều công việc để làm và buộc phải có một nguồn thu nhập nhất định để đảm bảo cuộc sống.

Trong khi đó, những người nói không thì cho rằng chính sách này sẽ có ý nghĩa tiêu cực, khuyến khích "sự thiếu chủ động và trách nhiệm cá nhân" đối với giới trẻ khi họ cảm thấy không có "động lực" làm việc.

Đảng trung hữu của Thụy Sĩ là SVP thì lo rằng chính sách sẽ khiến Thụy Sĩ trở thành mục tiêu thu hút dân của 28 nước thành viên EU di cư đến. Phát ngôn viên của SVP Luis Stamm nói với BBC: "Về mặt lý thuyết, nếu Thụy Sĩ là một hòn đảo thì có thể thực hiện. Bạn có thể cắt giảm thanh toán cho các dịch vụ xã hội nhờ chỉ phải trả một số tiền nhất định cho mỗi cá nhân. Nhưng với một biên giới mở, thì chính sách này là bất khả thi. Nếu bạn cung cấp lương cho mỗi cá nhân tại Thụy Sĩ sẽ có hàng tỉ người muốn di cư đến Thụy Sĩ".

Quả là những thông tin thú vị và "lạ lùng" phải không thưa quý vị!

Nhưng tôi không muốn bàn về chuyện người Thụy Sỹ đồng ý hay không đồng ý nhận tiền miễn phí. Đó là quyền của họ, tiền của họ. Họ muốn sử dụng như thế nào, cho ai, hay thậm chí vứt đi ... cũng chả ai có quyền ngăn cản họ. Đó là những đặc tính cơ bản của quyền sở hữu đối với tài sản: sử dụng, chiếm hữu và định đoạt.

Điều mà tôi muốn "tám" ở đây, là vấn đề về khoa học kinh tế chính trị, về mô hình phát triển của xã hội loài người.

Ở Việt Nam, chỉ cần học đến lớp 12, hẳn mọi người đều được dạy rằng ông mác và ông ang ghen và ông le nin (toàn là những người bên xứ Tây) đã dày công nghiên cứu và "phát minh" ra chủ nghĩa mác lê. Theo đó, các ông này cho rằng xã hội loài người sau giai đoạn Phong kiến sẽ là giai đoạn Tư bản chủ nghĩa. Rồi tới Xã hội chủ nghĩa và cuối cùng, tới "đỉnh cao" là Chủ nghĩa cộng sản.

Theo quan điểm của chủ nghĩa mác lê, đưa ra cách nay hơn 100 năm, thì chế độ Tư bản chủ nghĩa là một chế độ thối tha, tàn ác, bóc lột sức lao động và đang "giãy chết", đang tự "đóng đinh vào cỗ quan tài" của chính mình! (Thực tế đã chứng minh chả phải vậy).

Còn chủ nghĩa xã hội thì phát triển thật là ưu việt, có được là do giai cấp công nhân vùng lên cướp chính quyền từ tay bọn tư bản thực dân, và lãnh đạo. Ở chế độ xã hội chủ nghĩa, người dân sẽ rất là sung sướng, hạnh phúc.

Nhưng còn tuyệt vời hơn nữa sẽ là Chủ nghĩa cộng sản. Đó là một xã hội giàu có về vật chất, mà con người sẽ được vô cùng sung sướng, thích thì làm (làm theo năng lực), thích thì ăn (hưởng theo nhu cầu). Phải chăng đây chính là mô hình mà Thụy Điển vừa đưa ra trưng cầu dân ý?

Như vậy, phải chăng trên trái đất này đã xuất hiện chế độ chủ nghĩa cộng sản thực sự? Và chế độ này đã đi trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản lên? Mà không qua các giai đoạn tư bản "giãy chết", xã hội chủ nghĩa?

Theo tôi thấy, thì sự giàu có và tuyệt vời của Thụy Sỹ hóa ra lại xuất phát từ thành quả của chủ nghĩa tư bản (thực chất Thụy Sỹ cũng như tuyệt đại các nước khác trên thế giới, là những nước tư bản chủ nghĩa).  

Và chính nhờ có chủ nghĩa tư bản, thông qua hoạt động của các doanh nghiệp và người dân, thông qua đóng thuế, đất nước Thụy Sỹ đã xây dựng và tích tụ được một nguồn phúc lợi xã hội đã đến mức tuyệt vời, có khả năng "phát không" cho người dân!

Kiểu như một người đã có 100 tỷ đồng rồi, thì hàng tháng chỉ tiền lãi thôi cũng đủ ung dung sung sướng, chả cần làm nữa! Nhưng ở đây là quy mô và tầm vóc một quốc gia.

Đó chẳng phải là điều quá tuyệt vời và đáng ngưỡng mộ hay sao? (Tất nhiên còn phải phụ thuộc vào rất nhiều khía cạnh khác, từ chính sách pháp luật, ý thức người dân, cho đến mô hình chính trị ...vv).

Qua hiện tượng Thụy Sỹ, tôi chợt nhận ra rằng hóa ra để người dân được sung sướng, hạnh phúc - thì không nhất thiết cứ phải đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Mà cứ xây dựng xã hội tư bản chủ nghĩa một cách ưu việt thật sự.

Mà quả thật nhìn ra thế giới, thì thấy hầu hết các nước chọn mô hình "tư bản giãy chết" hóa ra lại giàu có và mức sống người dân rất cao, thuộc top dẫn đầu. Như Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Canada, ...

Trong khi đó, các nước chọn mô hình xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Cu Ba, Triều Tiên xem ra người dân còn vất vả khổ cực quá. Nói khái quát, thì mới chỉ có các quan to mới được sung sướng.

Thôi thì người dân Trung Quốc đành phải có niềm tin chứ biết sao bây chừ? Hu hu

................ 
Phần nhận xét hiển thị trên trang