Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Ngoại trưởng Trung Quốc nổi nóng – Chính phủ Canada lãnh đủ


* TRẦN GIA HỒNG ÂN
Tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc – Vương Nghị đến thămCanada. Ông đã để lại một hình ảnh xấu nếu không nói là khá thô lỗ sất sược trên truyền thông và cả trong lòng người Canada.
Sáng thứ Tư, tại buổi họp báo chung giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, Stéphane Dion và Vương Nghị, nữ phóng viên Canada, Amanda Connolly của tờ iPolitics đặt câu hỏi cho Ngoại trưởng Canada: “Có quá nhiều  nỗi lo lắng về thành tích nhân quyền của Trung Quốc.
Thí dụ, việc giam giữ bất hợp pháp những người bán sách tại Hong Kong. Vợ chồng Garratts nguời Canada bị buộc tội làm gián điệp mà không có bằng chứng.  Chưa kể đến tham vọng lãnh thổ ở Biển Đông, quân sự hoá vùng biển này. Đó là những quan ngại lớn. Tại sao Canada lại theo đuổi chính sách thân thiện với Trung Quốc? Với vai trò là Ngoại trưởng Canada, ông định làm gì để cải thiện tình trạng nhân quyền và an ninh trong vùng Đông Nam Á? Ông có đặc biệt đưa trường hợp giam giữ Garratts ra bàn thảo với Ngoại trưởng Trung Quốc hôm nay không?”.
Câu hỏi của nữ phóng viên Canada, giành cho Ngoại trưởng Canada, nhưng Vương Nghị lấn sân để trả lời: “Tôi muốn trả lời câu hỏi này mà phóng viên vừa nêu lên mối quan tâm về Trung Quốc. Tôi nói thẳng rằng, câu hỏi của bà là kỳ thị chống lại Trung Quốc với thái độ kiêu ngạo mà tôi cũng không biết nó đến từ đâu. Câu hỏi này không thể chấp nhận. Bà có hiểu tý gì về Trung Quốc khổng? Bà đã tới Trung Quốc chưa? Bà có biết rằng Trung Quốc từ một quốc gia lạc hậu nhưng đã đưa 600 triệu người thoát cảnh đói nghèo. Bà có biết rằng giờ đây Trung Quốc là cường quốc kinh thế thứ hai thế giới với thu nhập bình quân 8000 Mỹ kim đầu người / năm. Nếu chúng tôi không bảo vệ nhân quyền, liệu Trung Quốc có thể đạt được thành tựu vĩ đại này không? Bà có biết rằng Trung Quốc viết rõ quyền con người vào trong Hiến pháp không? Tôi nói cho bà biết. Chỉ có người Trung Quốc, chính người Trung Quốc mới hiểu rõ thành tích nhân quyền của họ. Không phải bà.  Bà không có quyền để nói về vấn đề này. Bởi vậy, làm ơn đừng nêu ra những câu hỏi vô trách nhiệm nữa. Trung Quốc nghe những ý kiến  xây dựng, nhưng chúng tôi phủ nhận tất cả những cáo buộc không có cơ sở.”.
Đó là chưa kể đến thái độ và cử chỉ hống hách trịch thượng của Vương Nghị khi trả lời.
Cùng dự buổi họp báo có các phóng viên của The Canadian Press, The Globe and Mail, Reuters, CBC, The Wall Street Journal and The Tyee, The New York Time.
Truyền thông đã chỉ trích Ngoại trưởng Canada không can thiệp để Vương Nghị chiếm diễn đàn, không bảo vệ phóng viên. Ông bào chữa rằng nữ phóng viên Connolly là một cây viết cự phách, nhiều  kinh nghiệm, chẳng cần đến sự cứu giúp.
Tuy vậy, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công khai bày tỏ sự  không hài lòng với cách xử sự của cả Ngoại trưởng Vương Nghị và viên Đại sứ Trung Quốc tại Canada. Ông tuyên bố: Tự do ngôn luận, tự do biểu đạt là những quyền vô cùng quan trọng trên đất Canada. Công việc của giới truyền thông là để hỏi về những vấn đề gai góc.
Có đôi lời về việc chồng Kevin Garratt và vợ Julia Dawn Garratt, bị Trung Quốc bắt vào tháng 8/2014 về tội gián điệp. Sự thực, vợ chồng Garratt là những người truyền giáo Tin Lành. Họ đã tới vùng hẻo lánh nằm giữa biên giới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, mở một quán café nhỏ để sống và truyền đạo.
Ngay sau khi Canada tố cáo Trung Quốc dùng hacker để đánh cắp tài liệu của Ủy ban Nghiên cứu Quốc gia, thì Trung Quốc bắt vợ chồng Garratt và buộc tội gián điệp. Những bằng chứng mà phía Trung Quốc nêu ra thì phía Canada cho là vô căn cứ. Sau những trận đấu ngoại giao bà Garratt đã trở về Canada, nhưng chồng vẫn đang bị giam giữ.
Clement nguyên ngoại trưởng dưới thời chính phủ của đảng Bảo Thủ phát biểu: Cư xử của Vương Nghị là không thể chấp nhận trên đất Canada. Nếu chúng ta tới Bắc Kinh với vai trò một bộ trưởng hay thủ tướng. Chúng ta luôn tôn trọng văn hóa Trung Quốc và sự khác biệt giữa hai quốc gia. Còn ông ta đến đây ông ngồi xốm lên những giá trị thiên liêng của Canada. Không thể chấp nhận được.
Ngoại trưởng Canada cùng với cả chính phủ của tân Thủ tướng Justin Trudeau đang bị dư luận Canada phê phán nghiêm khắc về việc phản ứng quá chậm và quá yếu trước thái độ hỗn láo của Vương Nghị.
Canada, Saturday 4/6/2016
Trần Gia Hồng Ân 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

DIỄN NGHĨA CÁC TRẬN THUYỀN CHIẾN TRONG TAM QUỐC


Các bạn hãy lưu ý: trong suốt chiều dài lịch sử THUYỀN CHIẾN của TQ có hình dạng giống như những cái PHÀ của VN. Đó chỉ là những phương tiện giao thông đường sông. Trong khi đó, THUYỀN CHIẾN của VN là loại THUYỀN RỒNG đặc biệt (khác xa cái PHÀ), thuộc loại phương tiện đi biển hiện đại và thông minh hơn nhiều (đầu vát nhọn, thân thuyền cong để phù hợp với nhu cầu vượt sóng biển lớn).
Điều này chứng tỏ, cha ông ta có kinh nghiệm lâu đời về biển đảo.
Ngoài ra, trên thực tế, người Việt có lịch sử lâu đời hơn người Hán về việc vượt biển. Chứng minh rõ nhất là nhà LÝ đã từ lâu vượt biển từ VN sang đất Triều Tiên để lập nghiệp sớm. Trong khi người Hán ở ngay liền kề, có nhu cầu mở rộng đất đai nhưng cũng không dám di cư sang TT.
Người Hán rất sợ nước sông biển. Trong cuộc Đại cách mạng văn hóa, người Hán không có ai dám di cư lánh nạn bằng thuyền đi đâu hết. Trong khi đó, người Việt coi việc vượt biển để ra nước ngoài là bình thường. Mặc dù là lý do gì, nhưng trước đây, sau 1975, và cho đến nay, vẫn có nhiều người Việt Nam dám di cư ra nước ngoài bằng thuyền vượt biển- "thuyền nhân" (sang Úc, Hong Kong, Indonesia, Malaysia v.v.) rất thành công.
Tóm lại, người Việt có kinh nghiệm và tư duy về sông biển hơn hẳn người Hán.
Tôi tin rằng, nếu không may xẩy ra chiến tranh, kể cả trên biển, người Việt cũng không sợ người Hán (cũng giống như trên bộ và trên sông trong lịch sử).
Đó là lời bình của tôi.
NTS.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phụ nữ Mỹ gốc Việt ‘mất tích’ ở VN được trả tự do

image
Cô Dolly Khuu (trái) và em trai

Gia đình của cô Dolly Khuu cho biết, chính phủ Việt nam đã trả tự do cho cô sau khi bắt giam khoảng 5 ngày.

Cô Khuu đến Việt Nam cùng Love Foundation, một tổ chức thiện nguyện hỗ trợ cho những người dân ở khu vực nông thôn. Cô Khuu đã đến Việt Nam nhiều lần để làm từ thiện bằng tiền cá nhân và luôn trở về.

image
Nguyen, em trai của cô Khuu nói anh không biết vì sao cô Khuu bị bắt giam và không biết khi nào cô sẽ trở về.

Người thân cho biết, cô Khuu rời Hampton Roads hôm 11 tháng 5 và dự kiến sẽ trở về vào ngày 27 tháng 5. Tuy nhiên, cô bị bắt giam hôm 26 ở Sài Gòn, chỉ vài giờ trước chuyến bay trở về Mỹ.

Calvin Khuu, con trai cô Khuu nói: “Không biết mẹ tôi ra sao, mẹ tôi ăn gì, mẹ tôi ngủ ở đâu. Không hay biết gì về tình trạng của mẹ tôi thật đáng sợ". 

image
Cô Khuu đã sống ở Hoa Kỳ 20 năm và gia đình cô có nhiều thành viên trong quân đội.

Cô Khuu thường nói về chính phủ Việt Nam trên mạng xã hội với tên Mã Tiểu Linh và gia đình cho rằng có thể đó là lý do vì sao cô bị bắt giam.

image
Trước đó, blogger Đoan Trang cũng bị an ninh Việt Nam câu lưu với lý do “liên quan tới các tài liệu ở trên Facebook” và được thả chiều ngày 24 tháng 5, ít lâu sau khi Tổng thống Barack Obama có cuộc gặp với một số thành viên của xã hội dân sự Việt Nam.

Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội hôm 24 tháng 5, Tổng thống Obama cho rằng việc cho phép người dân tự do bày tỏ ý kiến, và tiếp cận thông tin chỉ làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

image
Tổng thống Obama nói: “Các quốc gia thường thành công hơn khi người dân được tự do bày tỏ suy nghĩ, được phép hội họp mà không sợ bị trấn áp, hay có thể tiếp cận Internet và mạng xã hội. Bảo đảm các quyền đó không đe dọa tới ổn định mà thực ra còn củng cố ổn định, và là nền tảng cho sự phát triển”.

image

image

Nguồn: Intephet
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Formosa đạt thỏa thuận xả thải ở Texas


Tập đoàn Đài Loan Formosa đạt một thỏa thuận để cam kết giữ nhiệt độ và hàm lượng kim loại trong hàng triệu gallon một ngày ra Vịnh Lavaca ở Hoa Kỳ. Trước đó, Formosa xin với Ủy ban Môi trường Texas cho phép xả thải trung bình 9,7 triệu gallon, và tối đa 15,1 triệu gallon một ngày qua đường ống ra Vịnh Lavaca trong một giấy phép đầu tư.
Cảng Cao Hùng của Đài Loan, quốc gia đầu tư nhiều vào ngành hóa chất tại Mỹ
Trong đơn để xây dựng nhà máy giấy, Formosa muốn tăng nhiệt độ của nước thải và tăng cả lượng đồng lẫn chloroform trong nước xả thải và giảm tần số theo dõi giám sát. Nhưng cuộc phản đối của các nhà chài chuyên thu hoạch sò, công nhân nhà máy hóa chất và giới bảo vệ môi sinh đã buộc Formosa thay đổi nội dung đơn.

Sau khi hai bên đạt một thỏa thuận mà nội dung không công bố, chính quyền bang Texas chỉ cho Formosa thải với các tiêu chuẩn đã có, không tăng nhiệt độ nước và tăng hàm lượng kim loại.

Thông tin này được phát ngôn viên của Ủy ban Môi trường, ông Andrew Keese thông báo qua điện thư, theo trang Victoria Advocate hôm 31/05/2016.

Tuy thế, giới vận động, qua lời bà Diana Wilson, nói họ vẫn muốn tập đoàn sản xuất plastic của Đài Loan "ngưng toàn bộ việc xả thải ra vịnh".

Trước mắt, bà tạm coi đây là "một bước tiến bộ" sau cuộc phản đối ở địa phương trong quá trình chính quyền xem xét giấy phép cho Formosa xây một nhà máy giấy.

Formosa đã là nhà đầu tư Đài Loan lớn nhất ở Hoa Kỳ và có đón Tổng thống Mã Anh Cửu đến thăm nhà máy của họ ở Point Comfort cũng tại bang Texas trong năm nay.

Đài Loan là nước đầu tư lớn thứ chín vào Hoa Kỳ với công nghệ hóa chất đóng một phần quan trọng.


http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/06/160602_formosa_texas_waterwaste
Phần nhận xét hiển thị trên trang

60 giây với 1 chiếc thìa, bạn sẽ biết được nội tạng của mình có bị nhiễm độc hay không?


Dùng 1 chiếc thìa đặt lên mặt lưỡi, đợi 60 giây và quan sát sự biến đổi về màu sắc của thìa để từ đó chẩn đoán đúng bệnh của mình. Đó là cách kiểm tra sức khỏe nội tạng ngay tại nhà rất đơn giản và chuẩn xác.
Hệ tiêu hóa là cơ quan trực tiếp thường xuyên phải tiếp xúc với các chất bẩn từ thực phẩm ăn uống hằng ngày cũng như môi trường sống xung quanh chúng ta.
Để kiểm tra sức khỏe của hệ tiêu hóa, thay vì phải mất thời gian và tiền bạc đến bệnh viện thì giờ đây mọi người có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh thông qua một phương pháp đơn giản, thực hiện ngay tại nhà mình.
Trước tiên, các bạn cần chuẩn bị một chiếc thìa bằng nhôm hoặc inox sạch. Sau khi ăn uống xong, các bạn súc miệng rồi tiếp tục thao tác:
Các bước chuẩn bị cho việc khám bệnh tại nhà
Bước 1: Đặt 1 chiếc thìa lên mặt lưỡi sao cho nước bọt bám vào thìa.
Bước 2: Bọc thìa vào túi nylon.
Bước 3: Đặt thìa ngay dưới bóng đèn sáng và đợi 60 giây.
Quan sát, chúng ta sẽ nhận thấy sự thay đổi và có kết luận như sau:
Nếu nước bọt trên thìa chuyên qua màu tím thì khả năng bạn bị cholesterol cao, tuần hoàn kém. Nếu chuyển qua màu cam, bạn có dấu hiệu bị bệnh thận hoặc viêm thận. Nếu chuyển qua màu trắng, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu chuyển sang màu vàng, bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp. Nếu chuyển sang màu vàng nhạt, vàng be thì bạn dễ bị mắc các bệnh liên quan đến vi khuẩn.
Còn nước bọt trên thìa không đổi màu và không có mùi lạ thì xin được chúc mừng bạn vì các cơ quan nội tạng của bạn đang ở mức an toàn.
Quan sát sự biến đổi màu sắc của nước bọt trên thìa
Kết quả này được đưa ra dựa trên sự phản ứng giữa các chất trong nước bọt với kim loại sẽ tạo ra sự thay đổi màu sắc.  Với tính chính xác cao, phương pháp này đã được các thầy thuốc y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng để khám và chữa bệnh.
Hiện nay, các chuyên gia của trường Đại học Missouri cũng đang áp dụng phương pháp này để sáng tạo ra những phần mềm chẩn đoán bệnh hiệu quả.
------------------------
Sự thật đáng sợ đằng sau những hộp sữa có lẽ bạn chưa bao giờ biết
Từ nhỏ đến lớn, chúng ta luôn được nghe nói rằng sữa bò rất tốt cho cơ thể, suốt bao năm như vậy người ta vẫn luôn đặt sữa bò như một loại “thực phẩm màu nhiệm” giúp đem lại dinh dưỡng cao. Nhưng trải qua nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học cũng như các nhà dinh dưỡng học đã chỉ ra rằng, thực ra sữa bò dường như không có nhiều lợi ích đối với con người.
Và chúng còn chứa một số nguy hại bất ngờ.
1. Các thành phần trong sữa bò thực sự không tốt như bạn nghĩ.
Mặc dù sữa bò có chứa một số khoáng chất với các vitamin có tác dụng hỗ trợ đối với cơ thể. Nhưng bởi vì bên trong nó cũng có chứa mủ của bướu bò sữa, mủ tế bào, phân và nước tiểu, chất đạm động vật có tính axit kháng sinh. Những thứ này vào cơ thể con người hoàn toàn không có lợi ích.
2. Chúng ta vốn không cần phải uống sữa?
Trong tất cả các loài, con người chính là chủ động đi uống sữa các loài khác mà không phải là con người. Hơn nữa cũng chỉ duy nhất con người sau khi trưởng thành vẫn còn uống sữa của động vật.
3. Bò luôn bị đối xử tàn nhẫn.
Những con bò sẽ tiếp tục bị buộc phải thụ tinh, như vậy nó mới có thể tiếp tục sản xuất sữa.
4. Vì để cung cấp sữa cho con người mà gây ra những bi kịch gia đình.
8. Triệu chứng thiếu hụt canxi.

Uống quá nhiều canxi có thể trung hòa tính axit của cơ thể, kết quả sẽ làm cho lượng canxi bị thải ra qua đường tiết niệu của cơ thể. Cuối cùng sẽ dẫn đến thiếu hụt canxi. Thêm vào đó bạn sẽ bắt đầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi dễ dàng, tay chân ngứa râm ran, sâu răng, trầm cảm, mất trí nhớ…
9. Tất cả các loại sữa theo phương pháp thanh trùng thật ra đều không tốt lắm.

Sữa thanh trùng làm cho các vitamin enzyme có lợi đối với cơ thể con người bị phá hủy, cũng làm cơ thể khó hấp thụ sữa hơn.
10. Trong sữa chứa rất nhiều hormone tăng trưởng của bò.

Hormone tăng trưởng ở bò là một loại protein được tiết ra bởi não bò, tác dụng để thúc đẩy sự phát triển của gia súc. Và con người lại sử dụng thuật ngữ “tái tổ hợp hoóc môn tăng trưởng bò” và sau đó tiêm vào bò sữa để khiến cho cơ thể bò duy trì năng suất sản xuất sữa nhiều nhất.
11. Hormone tăng trưởng bò gây nên tổn hại cho cơ thể người.
Hormone tăng trưởng ở bò có thể tăng số lượng các nhân tố tăng trưởng Insulin ở người, dẫn đến gia tăng nguy cơ bị mắc ung thư hay bệnh tiểu đường.
12. Những thức ăn bò ăn.

Nếu bò sữa ăn phải thức ăn có ngấm thuốc hoặc thuốc trừ sâu, những chất độc tố ngấm trong sữa bò và theo đó vào cơ thể người.
13. Sữa có thể gây ra viêm.

Đối với một số người, các thành phần bên trong sữa sẽ gây ra các triệu chứng khó thở, dị ứng, thậm chí viêm khớp ở cơ thể người.
14. Sữa bò có thực sự là sữa hoàn toàn nguyên chất tự nhiên không?

Các bạn đã từng đọc kỹ thành phần bên trong sữa mà bạn mua không?
15. Một ly sữa như vậy có thực sự tốt hay không?
Trong thực tế, các chất dinh dưỡng có trong sữa bò đều có thể được cơ thể bạn hấp thụ từ nhiều món ăn khác, nhưng những tác hại mà sữa đem lại có đáng để bạn tiếp tục uống không?
Tất nhiên, vẫn có rất nhiều người thích hương vị ngậy béo của sữa bò, bởi vì nó không hề giống bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Chúng ta không nên chỉ tập trung hoàn toàn vào một loại thực phẩm, thay vào đó hãy bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau, mang lại giá trị dinh dưỡng phong phú hơn, và cũng có nhiều lợi ích hơn đối với cơ thể chúng ta.
Sau khi những con bê con được sinh ra, nó buộc phải rời xa bò mẹ.
5. Con người cần lượng protein và canxi có trong sữa bò.

Trong thực tế, các protein có trong sữa bò là nhiều hơn gấp 3 lần so với cơ thể con người, vì vậy cơ thể người không thể hấp thụ.
6. Sữa thực sự không tốt như những gì chúng ta nghĩ.

Hiện nay lượng tiêu thụ sữa trên toàn thế giới rất lớn, một phần vì các phương tiện truyền thông không ngừng quảng cáo tuyên truyền lợi ích của sữa.
7. Thực tế, sữa có thể gây mất canxi ở xương.
Bởi vì các loại thực phẩm giàu protein động vật sẽ làm thay đổi thể chất axit vật lý của con người, dẫn đến việc mất canxi từ xương.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bất ngờ quá cơ!


KHÔNG CÓ GÌ BẤT NGỜ CẢ, TQ LÀ VẬY MÀ.
BẤT NGỜ LÀ NGƯỜI VN ĐẾN GIỜ VẪN CÒN CÓ NGƯỜI "BẤT NGỜ"
TTO -  Chiều 3-6-2016, bên lề khuôn khổ Diễn đàn đối thoại Shangri-La tại Singapore, đoàn Trung Quốc và Việt Nam, phía Trung Quốc đã phát tờ rơi bằng hai thứ tiếng Trung và tiếng Anh, nhằm tuyên truyền cho luận điệu dối trá của họ về…
TUOITRE.VN|BỞI TUỔI TRẺ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mekong: 'Việt Nam sai lầm từ 1995'?


>> Rời VTV, Tạ Bích Loan sẽ... trồng rau
>> Khi nhà vua, cán bộ cùng hội ngộ với dân
>> “Vua con” và sự cố tình… bất lực?
>> Mất mấy chục tỷ mỗi tháng: ‘Họ chống đối kinh lắm’
>> Kỷ luật Phó Chánh văn phòng Bộ Y tế xúc phạm dân

BBC - Trả lời một báo Việt Nam, bác sỹ Ngô Thế Vinh, tác giả các cuốn sách nghiên cứu về dòng Mekong, nói năm 1995, chính phủ Việt Nam đã phạm một sai lầm chiến lược về ngoại giao liên quan đến dòng sông này.

Trong bài phỏng vấn đăng trên trang Người Đô Thị hôm 15/05/2016, ông Ngô Thế Vinh nói:

"Đại diện Việt Nam đặt bút ký vào Hiệp định Mekong 1995 là Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm với chấp nhận một thay đổi cơ bản trong hiệp ước mới: thay vì như trước, mỗi hội viên trong Ủy ban sông Mekong (1957) có quyền phủ quyết bất cứ một dự án nào bị coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mekong, nay theo nội quy mới (1995), không một quốc gia nào có quyền phủ quyết."

"Phát biểu trong Hội nghị Mekong 1999 tại Nam California (Mỹ), chúng tôi nhận định đây là khởi điểm một bước sai lầm chiến lược của Việt Nam, vì là quốc gia ở cuối nguồn."

Chính sách của Việt Nam kể từ đó liên quan đến sông Mekong là bị động và mất cảnh giác, theo ý kiến ông Ngô Thế Vinh từ Hoa Kỳ:

"Rõ ràng Việt Nam đã mất cảnh giác và thiếu chuẩn bị trong cuộc chiến môi sinh “không tuyên chiến” của Trung Quốc. Lời kêu gọi Trung Quốc xả nước từ hồ chứa Vân Nam để cứu hạn cho ĐBSCL đã nói lên tình thế bị động của Việt Nam. Lẽ ra giới lãnh đạo phải tiên liệu nguy cơ này từ nhiều năm trước."

"Nay lại thêm 9 dự án đập dòng chính hạ lưu của Lào và 2 của Campuchia sẽ khiến bài toán cứu nguy ĐBSCL khó khăn và phức tạp hơn nhiều, mà Việt Nam thì chưa có một chiến lược đối phó."

Nhà hoạt động môi trường, tác giả hai cuốn 'Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng' và 'Mekong - dòng sông nghẽn mạch', cũng nhận định về sáng kiến Lan Thương - Mekong của Trung Quốc gần đây:

"Nay nếu có mở ra thêm khối Hợp tác Lancang - Mekong thì đó cũng chỉ là một bước chiến lược của Trung Quốc, tạo cho mình một hình ảnh hữu nghị nhưng thực tế là nhằm tăng cường ảnh hưởng đưa tới khống chế toàn bộ lưu vực sông Mekong."

"Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó."

Ông cũng giải thích vì sao Trung Quốc không tham gia Ủy hội sông Mekong mà nay lại đặt ra khối Lan Thương - Mekong:

"Từ 1995, Trung Quốc chọn đứng ngoài Ủy hội Sông Mekong chỉ gồm 4 nước hạ lưu: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Tới nay với 6 con đập dòng chính, về tổng thể, Trung Quốc đã hoàn tất kế hoạch thủy điện trên khúc sông Mekong 2.200km của họ."

"Tương lai khối Hợp tác Lancang - Mekong ra sao, vẫn tùy thuộc thiện chí rất đáng ngờ của Trung Quốc", bác sỹ Ngô Thế Vinh nói.
Theo báo Nhân Dân từ Việt Nam, hôm 23/3/2016, tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị cấp cao hợp tác Lan Thương - Mekong lần 1.

Người dẫn đầu đoàn Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã phát biểu ý kiến tại hội nghị, "nhấn mạnh, hợp tác Mekong - Lan Thương có thể đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong".

Ông Phạm Bình Minh cũng nói hợp tác này sẽ "củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa sáu nước, hỗ trợ các nước thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc".

Gần đây hơn, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên trang Southeast Asia - Globe (03/05/2016) Giáo sư Marvin Ott từ trường Johns Hopkins ở Hoa Kỳ nói:

"Các con đập trên dòng Mekong có ý nghĩa chiến lược vì chúng cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng Đông Nam Á lục địa."

Ngay từ năm 2000, bác sỹ Ngô Thế Vinh đã cảnh báo dòng Mekong sẽ cạn nước nhưng lúc đó, các ý kiến này chỉ được đăng tải rộng rãi trên các báo chí tiếng Việt ở nước ngoài.

Trang web của VOA giới thiệu ông Ngô Thế Vinh là người từng tốt nghiệp y khoa Sài Gòn, chủ bút báo sinh viên Tình thương...hiện sống tại Hoa Kỳ và là bác sĩ điều trị tại một bệnh viện nam California.

Ông cũng đăng các bút ký qua những chuyến đi thăm các khúc sông thượng nguồn từ Vân Nam, Lào, Thái, Cam Bốt xuống tới Đồng bằng sông Cửu Long về môi sinh và phát triển lưu vực sông Mekong.

(P/s: Ông Cầm là người thay ông NCT theo yêu cầu của TQ )

Phần nhận xét hiển thị trên trang