Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Hãy thận trọng!

Việt Nam sẽ cắt làm đôi nếu có sự cố hạt nhân
Việt Nam có thể sẽ bị chia cắt ra làm đôi, trong khi xuất khẩu, kinh tế bị tê liệt ngay tức khắc và toàn bộ dải đất miền Trung sẽ bị ô nhiễm phóng xạ bao trùm trong nhiều năm nếu xảy ra một thảm họa hạt nhân như vụ Chernobyl hay Fukushima, theo cảnh báo của một chuyên gia điện hạt nhân từ Pháp.
Thảm họa hạt nhân ở Fukushima để lại hậu quả lâu dài cho Nhật Bản
Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 05/9/2013 từ Paris, Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn, nguyên cố vấn chiến lược Tập đoàn Điện quốc gia Pháp (EDF) cũng cảnh báo Việt Nam có thể sẽ phung phí hàng chục, hàng trăm tỷ đô-la mà không đem lợi ích gì cho đất nước trong khi sẽ để lại cho hàng chục thế hệ con cháu nguồn chất thải phóng xạ mà theo ông 'ngàn đời vẫn còn nguy hiểm.'
Cựu Giáo sư về điện và năng lượng hạt nhân ở Đại học Grenoble của Pháp đưa ra lời kêu gọi chính quyền Việt Nam khẩn trương tổ chức trưng cầu dân ý về các dự án phát triển điện hạt nhân và các lò phản ứng mà ông cho là quá tham vọng, lãng phí và đầy rủi ro trong khi Chính phủ cho rằng đây là lời giải cho khan hiếm năng lượng điện.
Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện Định hướng Quy hoạch phát triển điện hạt nhân giai đoạn đến năm 2030 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt hồi tháng 6/2010, theo đó 14 lò phản ứng hạt nhân được dự kiến bố trí chủ yếu ở miền Trung Việt Nam, gồm các tỉnh Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Hà Tĩnh, với các khoản kinh phí khổng lồ từ nguồn vốn ngân sách và vay nợ.
Bình luận của Giáo sư Nhẫn, người có trên 30 năm nghiên cứu về điện hạt nhân, được đưa ra sau khi Ban quản lý điện hạt nhân Ninh Thuận cho truyền thông Việt Nam hay họ đã tổ chức tập huấn, tham quan một lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cho hơn 15 đoàn đến từ Ninh Thuận để học tập kinh nghiệm, tìm hiểu năng lượng hạt nhân và an toàn phóng xạ.
Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn: Việc tỉnh Ninh Thuận đưa các đoàn đi tham quan Lò phản ứng Đà Lạt, như báo Đất Việt đưa tin, có tính chất tuyên truyền nhiều hơn là để cho dân chúng hiểu rõ về mức độ nguy hiểm của phóng xạ. Lò nghiên cứu Đà Lạt (có công suất) 0,500 MW nhiệt, không nguy hiểm bằng lò Điện hạt nhân ở Ninh thuận 3000 MW nhiệt.
BBC: Theo ông, Ninh Thuận đang đứng trước nguy cơ gì khi nhận đặt 2 nhà máy điện hạt nhân trên địa bàn tỉnh của mình?
Ninh Thuận cũng như các tỉnh Quảng Ngải, Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh đều sẽ gặp nguy cơ lớn nếu có biến cố xảy ra, vì theo chương trình Điện hạt nhân của Việt Nam, cả thảy 14 lò phản ứng (1000 MW đến 1500 MW điện) sẽ được xây cất ở 5 tỉnh miền Trung này từ 2014-30.
Nguy cơ bất cứ năm tỉnh đó (gặp phải) là lúc có một tai biến xảy ra, như thảm họa Fukushima chẳng hạn, phóng xạ sẽ lan toàn tỉnh và xung quanh vùng miền Trung. Vì vậy, dân chúng phải di tản. Tôi không biết chính phủ làm thế nào để dân phòng chất thải phóng xạ rất nguy hiểm cho tính mạng. Môi trường sẽ bị ô nhiễm trầm trọng.

'THAO TÚNG THÔNG TIN?'

BBC:Theo ông người dân đã được hỏi ‎ ý kiến đầy đủ chưa, hay họ thiếu cung cấp thông tin hoặc bị thao túng?
Theo tôi người dân không thể nào được hỏi ý kiến đầy đủ vì thiếu thì giờ và trình độ hiểu biết về hiện tượng vật lý và hạt nhân. Lẽ cố nhiên họ bị thao túng vì không được cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ.
BBC: Một nhà khoa học Việt Kiều từ châu Âu, Tiến sỹ Trần Đại Phúc từng được báo Hà Nội Mới trích ý kiến nói ở Việt Nam "từ nay đến năm 2050, không gì thay thế được năng lượng hạt nhân," Giáo sư bình luận gì về nhận định này?
Nói rằng từ đây đến 2050, không gì thay thế được Điện hạt nhân thì hoàn toàn không đúng sự thật. Các nước trên thế giới, năm 2013, đã đầu tư 250 tỷ đô-la vào lĩnh vực năng lượng tái tạo nhất là điện gió và mặt trời. Đan Mạch đến 2050 sẽ sử dụng 100% điện mặt trời, Đức đang dẫn đầu về điện gió và điện mặt trời. Thử hói tại sao Đức đã hy sinh hàng trăm tỷ đô-la, can đảm từ bỏ điện hạt nhân năm 2022 tới?
Các cuộc lobby (vận động hành lang) hạt nhân tuyên truyền 'láo', đề cao điện hạt nhân đã lỗi thời thay vì khuyến khích việc khai thác triệt để năng lượng tái tạo. Hiện nay ở Pháp và ở Âu Châu, điện gió trên đất liền đã cạnh tranh được với điện cổ điển và hạt nhân.
BBCÝ kiến chuyên gia nói các thảm họa hạt nhân từng biết đã xảy ra ở Ukraina, Mỹ, hay Nhật Bản đều xuất phát từ thiếu sót của con người, theo ông có khả năng nào con người sẽ kiểm soát được hết các sự cố?
Tất cả các biến cố đã xảy ra như Chernobyl, Three Miles Island và Fukushima đều do con người mà ra, do sai lầm, do thiếu trình độ. Những rủi ro ấy, không phải vì thiết bị hay thiết kế, những thảm họa xảy ra hoàn toàn là do con người. Lẽ cố nhiên, có sơ suất về trang bị, về thiết kế, nhưng vấn đề nhân sự là chính.
Nếu Việt Nam chưa có đủ nhân tài, chưa có đủ chuyên gia, chưa đủ kỹ sư để xây cất, để khai thác, theo tôi, không nên làm điện hạt nhân, vô cùng nguy hiểm.

'BÀN TAY NHÓM LỢI ÍCH?'

BBC: Ông có nghĩ là có nhóm lợi ích trong và ngoài nước nào đã thao túng quyết định đặt "bằng được" các dự án hạt nhân ở Ninh Thuận? Có vấn đề gì từ những người buôn bán lò phản ứng cho Việt Nam như từ Nhật, từ Nga?
Ta có thể đặt câu hỏi vì lý do gì Việt Nam không chịu thay đổi chiến lược. Áp lực từ đâu đến? Vấn đề chính trị hay các tay buôn ngoại quốc lợi dụng chúng ta, một hai họ quyết tâm phải bán lò cho Viêt Nam mà sự thật là các lò phản ứng tồn kho.
BBC: Có thể biết các công ty trung gian nào có vai trò quyết định trong việc móc nối mua bán lò phản ứng cho Việt Nam?
Sự thật tôi không biết công ty ngoại quốc trung gian nào, ai có ảnh hưởng và quyền lợi lớn trong các lobby này, ai có cơ hội làm giàu trên đầu dân ta, bất kể sự nguy hiểm cho tính mạng con người.
BBC: Ông tư vấn gì cho người dân và chính quyền Ninh Thuận hiện nay và có lời khuyên gì với Việt Nam trong vấn đề điện hạt nhân nói chung và các tỉnh khác có liên quan nói riêng, nhất là trong tình huống xảy ra sự cố?
Nếu một thảm họa như Chernobyl hay Fukushima xảy ra thì cả miền Trung sẽ bị phóng xạ bao trùm và đất nước ta sẽ bị chia đôi lâu dài, du lịch, xuất khẩu, kinh tế sẽ bị tê liệt trong chớp nhoáng. Ta sẽ phung phí hàng chục rồi hàng trăm tỷ đô-la mà không đem lợi ích gì cho đất nước.
Ta sẽ để lại cho hàng chục thế hệ con cháu chất thải phóng xạ ngàn đời vẫn còn nguy hiểm. Vì sự sống còn của đất nước, tôi thiết tha đề nghị Chính Phủ Việt Nam nên cấp tốc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về chương trình Điện hạt nhân quá tham vọng, không kinh tế và vô cùng nguy hiểm cho đồng bào vô tội.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/09/130905_ninhthuan_dalat_nuclear_experience
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Năm anh em trên một chiếc Măng ca.. Như năm con voi ..úp cùng một sọt!


Nhà có 5 anh em . Ông anh cả sau một thời gian chung sống thấy không hợp với gia đình nên bỏ nhà tìm đường khác kiếm ăn. Ông anh hai thì vừa tham lam vừa thâm độc vừa con đồ vừa tiểu nhân . Lấn chiếm ruộng ,đất ,ao ,hồ , cướp cá nuôi trong ao của thằng em thứ ba . Ông ta còn xúi thằng tư và thằng út mè nheo đòi hỏi đủ thứ làm cho ông ba hết sức khổ sở vừa phải chống chọi với người anh tham lam vừa phải dè chừng hai thằng em. Ông cả sau lúc bỏ nhà ra đi làm ăn khấm khá vì lợi nhuận
với ông hai rồi cũng bỏ luôn ông thứ ba . Trong khi đó có người bà con xa muốn giúp đỡ ông ba thì bị ông hai ngăn cản, kể lể nói xấu ông ba ăn cháo đái bát . Xúi ông ba đừng đi theo ông bà con xa trong lúc ông ta đã bắt tay và đi theo người bà con xa đó nửa thế kỷ rồi . Ông ta không muốn em của mình giàu có sung sướng con cái được hưởng lộc mà vẽ ra một con đường ảo và xúi cứ đi theo đường đó đi qua sa mạc sẽ có một rừng mơ đó. Suy cho cùng tính tiểu nhân của ông anh hai muốn em mình và con cái suốt đời phải lệ thuộc mình để dễ bề thống trị và ăn cướp của cải của người em thứ ba . Không biết người em thứ ba sẽ xử trí thế nào với con cái của mình khi phải sống với người anh như vậy ???

Chủ nghĩa bành bá


Nguồn: Biếm họa từ Internet

Qua thăm ‘nàng Nhớ’ cuối chiều
Bến bình yên, chẳng!, lại thiu thiu buồn
Mắt nhòa ảo lướt chung quanh
Cá im im bóng, vẫy vùng mấy khi!

Có sự khác biệt rất lớn, thậm chí là gây hiểu nhầm lớn giữa các cụm từ như: triết lý, chiến lược, chủ nghĩa, tư tưởng và triết học. Và bài viết này sẽ mở rộng từ vụ ‘triết Phan Chu Trinh’ đến ‘lý sự Bành Văn Bá’.

1. Nó chả có tính tư tưởng…
Dân ta có thể nói là giỏi nhất thế giới về ‘triết lý’ (cười), tức là ngồi đâu cũng có thể triết lý được, lại rất tự tin là mình biết, biết hết mọi thứ, biết Putin, biết Obama, biết Mao Trương Tam/Luyện Lý Tứ, biết Lý Quang Diệu…, biết nhất thế giới: ‘nước ta hình chữ ét-xì, so với thế giới cái gì cũng hơn’, nhưng khi người ta hỏi cái gì cụ thể thì rất thường trả lời là: ‘tôi không biết’, ví dụ:
-‘Em có biết ông Obama thăm chùa Ngọc Hoàng là ở đâu không?, em đến chưa?’, ‘Em không biết’.
-‘Anh có biết tại sao gọi là chùa Ngọc Hoàng không?, Ngọc Hoàng là ai?’, ‘Tôi không biết’.
-‘Chị có biết đi qua bên Singapore thì nên mang theo cái gì để tiết kiệm chi phí không?’, ‘Tôi không biết’.
-‘Cháu có biết Dubai ở nước nào?, có những công trình gì được xếp thứ hạng nhất thế giới?’, ‘Cháu không biết’, v..v…
Ha..ha..ha…, vì thế mà triết lý của ta đôi khi còn được ông bà ta gọi là:
-‘Triết lý vụn’ hay ‘lý sự chổi cùn’,
còn nay, trong một trường hợp cụ thể nào đó, người ta hay gọi đùa là ai đó đang phun ra cái học thuyết Biển Đông, à quên, ‘học thuyết viễn vông’ đi kèm các ‘lý sự xà quần’… Và nói như vậy thì các triết lý cục đại, à quên, ‘triết lý cục bộ’ tuyệt đối không thể nào là triết học được.


*
Các nguyên thủ quốc gia, như tổng thống, thủ tướng, trong các nhiệm kỳ của mình, thường đưa ra các ‘chiến lược’ quốc gia/quốc sách, như: ‘Chiến lược xóa đói giảm nghèo’, ‘Chiến lược phòng chống tham nhũng’, ‘Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm’, ‘Chiến lược lấy lại Trường Sa, Hoàng Sa’, và nhất là ‘Chiến lược chống chủ nghĩa bá bành’… Các chiến lược này có thể kéo dài từ đời này sang đời khác, cụ thể là:
-Nếu bây giờ không làm nổi (hay không muốn làm!) thì ai đó hứa là sẽ để cho… con cháu làm, híc..híc…
Và dưới chiến lược là các sách lược, chiến lược phản ánh mục tiêu tổng thể của một quốc gia, còn sách lược phản ánh các mục tiêu thực hiện cụ thể của nó. Tùy theo mục tiêu của ‘nhóm lợi ích’ mà một chiến lược không căn bản lại được thổi phồng lên thành chiến lược hàng đầu, còn chiến lược có tính chất sống còn của một quốc gia/dân tộc thì lại bị giấu đi đâu mất! Tương tự, một đối tác ăn tươi nuốt sống một dân tộc khác thì, vì một lý do thâm cung bí sử nào đó, có trời mới biết!, lại được thổi lên thành ‘đối tác chiến lược’; nói chung là một cục ‘bột năng’ nhỏ xíu, có thể bị thổi lên thành cái ‘bánh tiêu Tàu’ bự trà bá, hay rộng hơn:
-Từ một cái ‘cục tiểu’, người ta có thể thổi lên thành cái ‘cục đại’ rồi trét cái ‘ế thức hỵ’ vào nó,
và hình như chuyện này chỉ xảy ra trước thời Bảo Đại!
*
Người ta hay nói ‘Chủ nghĩa nhất nguyên/nhị nguyên/đa nguyên’, ‘Chủ nghĩa Marx/Lenin’, ‘Chủ nghĩa giáo điều’, ‘Chủ nghĩa tam quyền phân lập’, ‘Chủ nghĩa tam dân’ (Tôn Dật Tiên), ‘Chủ nghĩa Phát-xít’, ‘Chủ nghĩa quân phiệt’, ‘Chủ nghĩa Putin’ (Putinism), ‘Chủ nghĩa Mao’, ‘Chủ nghĩa dân tộc cực đoan’/‘Chủ nghĩa Sô-vanh (Chauvinism)’, ‘Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan’, ‘Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán’, ‘Chủ nghĩa độc quyền về chân lý’, ‘Chủ nghĩa thực dân cũ/mới’, rồi đến ‘Chủ nghĩa siêu thực dân’, ‘Chủ nghĩa hàng giả, hàng nhái’, ‘Chủ nghĩa bành trướng bá quyền’ hay ‘Chủ nghĩa bành bá’… Một vài ‘chủ nghĩa’ có thể được nâng lên thành tư tưởng/học thuyết, nhưng, rất thường, chủ nghĩa không luôn đồng nhất với học thuyết, vì người đưa ra chủ nghĩa có thể là kẻ vô học hay có học.
Nói đến chủ nghĩa là nói đến việc nó có thể dấy động một lực lượng lớn quần chúng làm theo - mà có thể là đúng hay sai, chính hay tà, thiện hay ác… Tại sao? Ví dụ, vốn học hành không cơ bản: mới có mấy tháng học… sư phạm mẫu giáo, rồi ngồi đếm sách trong thư viện, rồi ‘nhảy vọt’ vào đại học tại chức, nên trừ việc xem ‘chính trị là thống soái’, Lông Trương Tam chả biết khoa học, nghệ thuật, nhân bản là có ý nghĩa gì, nên mấy cái thứ ‘lý sự chổi cùn’ của gã như ‘trí thức không bằng cục cứt’, ‘chính quyền đẻ ra từ họng súng’, ‘mèo đen hay mèo trắng cũng được, miễn sao là bắt được chuột’… nghe quá tầm thường (hồi năm 75, cậu tôi, ở chiến khu về, có kể cho tôi như vậy); vì nếu nói ‘trí thức không bằng cái cục cứt’ thì ai mà nghe lọt cái lỗ nhĩ!, nếu nói ‘chính quyền đẻ ra từ họng súng’ thì một là, anh là một đại ác ma vô nhân tính, hai là, ‘rồi có một ngày, có một ngày’ mà theo luật nhân quả thì cũng sẽ có cái ‘họng súng’ khác chĩa vào đầu con cháu của anh, còn nếu nói ‘mèo đen hay mèo trắng cũng được, miễn sao là bắt được chuột’ thì con nít ai mà hổng biết, chả phải phương Tây từ lâu đã nói là ‘mọi thứ được đánh giá bằng hiệu quả (cost-effectiveness) hay ‘khách hàng là thượng đế’ đấy sao! Nói như ông Lông thì chả có tính tư tưởng thế quái nào hết, vì nếu nói như thế thì Chí Phèo cũng nói được, Châu Văn Quềnh cũng nói xong, AQ lại càng sướng và ‘nổ’ long trời…, thế mà lại có một bọn ngợm nghiện sùng bái cá nhân và chuyên làm ‘hàng giả, hàng nhái’ thổi nó lên thành ‘Chủ nghĩa Lông’ (Lôngism) mà nếu không nhầm, đến con nít ở xứ ta cũng chả thấy có cái gì hay để mà học; đó là chưa kể vụ:
-Tên Luyện Lý Tứ đến xứ rùa X, phát biểu ở một cái ‘Hội nghị Diên Hồng’ nào đó,
mà đến nay chả thấy blogger nào nhắc lại thử là y có câu nào hay để… học hỏi, trừ việc phản thùng nhanh như chớp: mới vừa quay lưng qua Singapore thì liền phát biểu câu ‘Biển Đông là có từ thời ông cố tổ của hắn’!, ha..ha..ha…
*
Có thể người dịch phát biểu của ông Obama (ngày 24/5/2016, tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình) đã dịch nhầm khi gọi là ‘triết học Phan Chu Trinh’, mà tôi đã… sửa lại là ‘toán Ngô Bảo Châu, triết Phan Chu Trinh, nhạc Trịnh’, ‘triết’ ở đây là ‘triết lý’ mà nếu được xây dựng có nền tảng hơn thì là ‘tư tưởng’, chứ không phải ‘triết học’ (có lẽ nhóm ‘5 người giúp ông Obama’ ở Tòa Bạch Ốc đã đứng trên quan điểm ‘cục bộ’ (!) mà cho rằng triết học là ‘triết học trong nước’!), vì ‘triết học’ là một khoa học có hệ thống, có nền tảng, có tầm cỡ quốc tế, có tiêu chí quốc tế/được quốc tế thừa nhận, như triết Phật/Chúa/Hồi giáo, Lão/Trang, triết Lâm Tế*, triết Hegel, triết Kant, triết Spinoza, triết Marx/Lenin, triết Nietzsche, triết J.P. Sartre, triết Camus, triết Krishnamurti… Cụ thể, cái ‘Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh’ chỉ có thể gọi là ‘tư tưởng Phan Chu Trinh’, vì từ ‘tư tưởng’ đến ‘triết học’ thì còn một khoảng cách rất xa, và trên thực tế là xưa nay, cả quốc tế lẫn trong nước, có mấy ai gọi cụ là triết gia đâu!
Và với cách nhìn này thì những Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Bùi Giáng, Đỗ Long Vân*, Phạm Công Thiện, Trịnh Xuân Thuận*, Lê Văn Tuấn*…, và ngay cả Khổng Tử có phải là triết gia hay không thì vẫn còn phải bàn (nhà toán học Lebniz không nghĩ vậy), nên có thể gọi họ - cũng như những Shakepeare, Cervantes (Don Quixote), Dostoievski, Hemingway, Mark Twain, Kim Dung, Obama!… là các ‘tư tưởng gia’!, chứ không thể tùy tiện đứng trên quan điểm ‘trong nước’ mà tự phong họ lên làm triết gia được!, và:
-Nếu làm như thế thì VN ta sẽ có vô số triết gia!
Híc..híc…

2. Chủ nghĩa bành bá và thủ lĩnh Bành Văn Bá
Chắc các bạn đều biết về khái niệm ‘đại công trường’ vào thời Bỗng Điên này…
Đại công trường là gì? Đại khái, tức là một nước X nào đó ‘được’ các tập đoàn siêu quyền lực xuyên quốc gia’ sử dụng như một cái ‘nhà trẻ’, để tận dụng lợi thế lao động đông với thù lao thấp, rồi xuất khẩu hàng ‘Made in China’ này sang các nước khác, thậm chí là nước chính chủ, để kiếm lợi nhuận siêu ngạch.
Và tại sao lại ‘được’ sử dụng chứ không ‘bị’ sử dụng, vì như GS Nguyễn Đình Cống, trong một trang web nào đó, có đưa ra hai khái niệm khá hay là ‘bị lừa’ và ‘được lừa’, ý nói là kẻ ‘bị lừa’ thì phải thấy đau khổ, nhưng:
-Kẻ ‘được lừa’ vì không biết là ‘bị lừa’ nên cứ tự sướng và huyên hoang khoác lác, thậm chí là lừa dối lão bá tánh.
Quốc gia X ‘được lừa’ này, trong một sát-na của lịch sử, khoảng 20-30 năm, thì có thể có GDP ‘nhảy vọt’ và được giới truyền thông tư bản thổi phồng lên là có nền ‘kê-tính’ nhất quỷ nhì ma, à quên, nhất Mỹ nhì Hoa, nên anh chàng AQ này hí hửng, định làm luôn cái thế giới đại đồng: măm măm luôn cái Bỗng Điên, rồi thẳng tiến đảo Guam, rồi tiện thể cẩu xực luôn cái Washington: Nam mô a di thò phò, thiện tai!, thiện tai!
Lưu ý là nếu tính GDP cho nước Mỹ, Ả Rập (UAE) hay Singapore… thì có khác, vì họ là nước có nền khoa học và kỹ thuật ‘sáng tạo’, có nguồn vốn tự có - rồi đầu tư sang các nước ‘nhà trẻ’, chứ không phải là các nước sao chép khoa học kỹ thuật (vd, nước X) hay vay mượn USD từ các nước giàu (vd, Hy Lạp, VN*)...
*
Nhưng ai có ngờ đâu, vốn có bản chất văn hóa liệt quốc là ‘chủ nghĩa bang hội’ hay ‘chủ nghĩa dòng tộc’ (xem entry trước: ‘Các đại ma đầu xưa và nay’), các AQ ở đây đâu có chịu thiệt, lẽ nào ta cong lưng ra làm cho mấy đại ma đầu như Lệnh Kế Hoạch, Bạc Hi Lai, Chu Vĩnh Khang… xơi hết phần thịt, chỉ còn để lại cho ta phần xí quách, nên họ âm thầm hay công khai làm ‘hàng giả’ hay ‘hàng nhái’, như có ‘Cà phê Trung Nguyên’ thì cũng có vô số loại cà phê giả khác pha ‘hương liệu Tàu’ vậy, cụ thể là Hãng nước ngọt coca-cola Tàu mới vừa sản xuất ra mấy trăm ngàn thùng Coca còn nguyên chất độc hại Clor, làm không ít lão bá tánh Tàu suýt xuống dưới mặt đất mà trình diện Diêm Chúa, đến nỗi mà tập đoàn Tàu này phải dập đầu xin lỗi thiếu điều muốn vỡ trán!... Và công ty Formosa hay công ty Alibaba cũng không ngoại lệ, công ty Formosa nổi tiếng nhất thế giới về cái bí quyết… độc môn là làm ô nhiễm môi trường (giải Hành Tinh Đen), cụ thể là thải chất độc trực tiếp ra biển; còn công ty Alibaba vừa mới bị thế giới lên án là các chi nhánh của họ đã có 40% sản phẩm là hàng giả và hàng nhái!
Vì sao? Vì nếu làm hàng giả hay hàng nhái như vậy, thì mấy AQ Tàu mới không phải tốn tiền vì công đoạn xử lý chất thải, về công nghệ làm lạnh, về chất thải rắn… như chất Clor, (làm lạnh) sắt/thép, rác rưởi xây dựng/công nghiệp…, nên giá thành của họ ‘mềm’ hơn giá của chính chủ. Các mặt hàng này, một phần nhỏ dùng để tiêu thụ nội địa, còn phần lớn là:
-Bắt ép các nước đàn em phải tiêu thụ các lọai hàng tiềm ẩn chất độc hại (mà hình như không dám hó hé!), thông qua cái được gọi là ‘hiệp định hữu nghị’, hệ quả là nhiều người dân từ các nước mà bị họ coi là ‘man di mọi rợ’ này phải chết dần chết mòn vì mắc đủ thứ bệnh kỳ lạ!
‘Rồi có một ngày, có một ngày’, việc tiêu thụ các mặt hàng này bị ‘bão hòa’, chúng dội ngược về nước X, và tồn đọng, không có lãi, mà lỗ ngày càng tăng, nên các tập đoàn siêu quyền lực nhanh chóng rút vốn ra, thế là việc ‘sụp đổ chứng khoán’ xuất hiện nhanh như tia chớp: nước X phải bơm vào hàng trăm tỉ USD, nhưng ‘mèo vẫn hoàn mèo’ - tức là như muối bỏ biển, đồng thời cái quy luật nhân quả tự nhiên-xã hội xuất hiện đúng lúc: quy luật ‘lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt’, hay ‘chạy trời không khỏi nắng’ báo ứng nhãn tiền vào nước X!

***
Viết đến đây, tôi có nói với một blogger là: ‘À, anh quên đưa 1 ví dụ này nữa vào phần 2 (từ báo Tuổi trẻ)’ - như sau:

Đại ma đầu ‘bão biển Đông’ 
Hôm nay vùng áp thấp trên Biển Đông đã mạnh lên. Lại bắt đầu một mùa bão tố làm bà con ngư dân mình nhọc nhằn giữa biển khơi.
-Nghe tới bão tố là tui lên ruột. Nhưng chưa lên ruột bằng chuyện 3 tàu cá với 134 ngư dân gặp gió lớn xin vào trú tránh ở bãi cạn Scarborough của Philippines hôm 25-5 bị mấy ông tàu Trung Quốc chặn đường. Mãi cho tới khi phía Việt Nam yêu cầu, mấy ổng mới miễn cưỡng nhường đường. Ác!
-Chắc mấy ông bạn này mù mờ đối với Công ước quốc tế về phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển năm 1979 mà cả thế giới ủng hộ vì lý do nhân đạo và hợp tác phát triển. Hoặc cũng có khi mấy ổng chưa bao giờ... gặp nạn, chưa thấy quan tài chưa đổ lệ!
-Sao lại chưa? Ngư dân mình đi biển đã bao nhiêu lần cứu ngư dân hoặc tàu bè của bạn bị nạn. Là con người với nhau, có lương tâm thì thấy người khác gặp nạn sẽ ra tay cứu giúp ngay, chớ đừng nói chờ người ta xin giúp.
-Cũng có khi những tranh chấp lớn làm người ta trở nên nhỏ nhoi hẹp hòi.
-Dĩ nhiên là có lý do đó, nhưng tui còn nghĩ tới điều khác...
-Điều gì?
-Ở đất nước này người ta thấy người khác bị nạn ngay trước mắt còn không động lòng trắc ẩn thì làm sao lấy những tiêu chuẩn lương tri con người nói chung ra để soi rọi được! Thôi thì... sống chung với bão thôi!
(Bút Bi). Xem tại:

Rồi tôi hỏi cô ấy là:
-Có nên kết luận thêm là ‘Chủ nghĩa bành trướng bá quyền’ là ‘Chủ nghĩa bành bá’, mà thủ lĩnh của nó là Bành Văn Bá?’.
Cô ấy nói là:
-‘Không cần thêm gì cả’.

Yes, madam!

(HẾT)
---------  

Ghi chú:
1-Chủ nghĩa Sô-vanh (Chauvinism) là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa dân tộc, dẫn đến chủ nghĩa dân tộc lệch lạc, dân tộc nước lớn, dân tộc hẹp hòi, bài ngoại, tự cho dân tộc mình là dân tộc siêu đẳng có sứ mệnh lãnh đạo các dân tộc khác. (wikipedia)
2-Dubai (Đu-bai): là một thành phố và đồng thời là một trong bảy tiểu vương quốc của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), nằm ở phía Nam của vịnh Ba Tư thuộc bán đảo Ả Rập... Với dân số là 1.771.000 người, diện tích là 1.287,4 km2 (số liệu diều tra năm 2009), Dubai là thành phố giàu nhất thế giới! Mặc dù tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chung của thành phố và được cư dân nói rộng rãi… Chắc hẳn các bạn đã nghe nói đến sự giàu có của Dubai, đã nghe nói đến khách sạn 7 sao duy nhất, đến ngôi nhà cao nhất thế giới đến khách sạn dát vàng, đến đảo nhân tạo hàng tỉ USD đến con đường toàn siêu xe... (tourdulichdubai.net)
3-Đỗ Long Vân (?-1997): Tác giả của cuốn ‘Vô Kỵ giữa chúng ta hay là Hiện tượng Kim Dung’ mà được Bùi Giáng đánh giá là: ‘Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương…’. Hiện nay, trên mạng không có thông tin về tiểu sử của anh. Mình không biết nên không thể viết ẩu được. Nếu có blogger nào biết thì vui lòng cho mình thông tin hoặc đường dẫn, xin cám ơn.
4-Lâm Tế: Đứng đầu tông này là hình tượng và phong cách xuất chúng của vị Khai tổ Lâm Tế (?-866/867) đời nhà Đường. Trong đời nhà Tống…, Lâm Tế tông là một dòng thiền được liệt vào Ngũ gia thất tông (Quy Ngưỡng, Lâm Tế, Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn tông) - tức là Thiền chính phái - được Thiền sư Lâm Tế sáng lập. Tông này ngày nay... vẫn còn tồn tại ở Nhật Bản… Khoảng vài mươi năm đến bây giờ, tông Lâm Tế được truyền bá rộng rãi đến phương Tây… (wikipedia)
5-Lê Văn Tuấn: sinh 1953, nay sống tại SG; ‘vào đêm 20 tháng 8 năm 2011, tại Grand Plaza - 117 đường Trần Duy Hưng, thủ đô Hà Nội, một sự kiện ‘vinh dự bất ngờ’ lớn lao đã đến với tác giả Lê Văn Tuấn khi… ông chính thức được vinh danh là nhà Khoa học Thế giới’, trong đó, có việc ông được UNESCO VN công nhận là ‘triết gia’! , tôi có cố gắng tìm gặp ông để xem thử sao, nhưng chưa thành. (NGLB)
6-Trịnh Xuân Thuận (sinh 1948) là một khoa học gia người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực Vật lý thiên văn, là một nhà văn đã viết nhiều quyển sách có giá trị cao về Vũ trụ học và về những suy nghĩ của ông trong tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia,,, và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình. Ông đã nhận lãnh nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và trong lĩnh vực văn hoá xã hội. (wikipedia)
7-Việt Nam nợ công 110 tỷ USD: Số liệu này cao hơn mọi công bố từ trước tới nay của các cơ quan Việt Nam, và như vậy mỗi người dân đang gánh trên 1.200 USD nợ công, tương đương hơn nửa năm thu nhập… Ngân hàng Thế giới (WB) - nhà tài trợ đa phương lớn nhất hôm qua công bố về nợ công Việt Nam với số liệu bất ngờ. Tính đến cuối năm 2014, tổng nợ công của Việt Nam, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD).  Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP (186,2 tỷ USD), thì nợ công theo tính toán của WB tương đương 59% - xấp xỉ số liệu được Bộ Tài chính đưa ra…(Phương Linh, kinhdoanh.vnexpress.net)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRUNG QUỐC PHÁT TỜ RƠI XUYÊN TẠC VỀ BIỂN ĐÔNG TẠI SHANGRI-LA



Quỳnh Trung Tuổi trẻ (từ Shangri-La)
XUYÊN TẠC

Chiều 3-6, ngay sau cuộc tiếp xúc song phương với đoàn quốc phòng Việt Nam, đoàn Trung Quốc đã phát tờ rơi có nội dung xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông cho các đại biểu quốc tế tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

Tờ rơi được phát có nội dung tuyên truyền những luận điệu sai trái của nước này về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
Nội dung tờ rơi này cho rằng các đảo của Trung Quốc bao gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, và quần đảo Nam Sa (là Trường Sa của Việt Nam). Bốn quần đảo này đều hợp thành lãnh thổ của Trung Quốc.
Về quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc trắng trợn viết: “Một số nước xung quanh biển Đông đã đưa quân xâm chiếm các đảo, dẫn đến tranh chấp lãnh thổ quần đảo Trường Sa hiện nay và Trung Quốc là quốc gia phát hiện sớm nhất, đặt tên, và khai thác quần đảo Trường Sa”.
Trong tờ rơi, Trung Quốc còn ngang nhiên cho rằng yêu cầu lãnh thổ của các nước khác đối với quần đảo Trường Sa không phù hợp với luật pháp quốc tế:
“Theo luật pháp quốc tế, tranh chấp chủ quyền có những đặc tính mang tính loại trừ. Chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa từ xa xưa đã được thiết lập, bất kỳ nước nào khác cũng không thể yêu cầu chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, nếu không sẽ đi ngược lại nghĩa vụ của mình đối với việc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác”.
Ngoài ra, theo nội dung tờ rơi, Trung Quốc cho rằng vấn đề Biển Đông vô cùng phức tạp và nhạy cảm, con đường tốt nhất để giải quyết vấn đề này là đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan.
Bắc Kinh còn cho rằng ASEAN là một tổ chức khu vực, không thể tham gia phán quyết với tư cách là một đương sự trong tranh cãi này.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Việt Nam rất quan trọng với Mỹ


Lê Thọ Bình - /Thứ Năm, ngày 2/6/2016 VietTimes -- Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất, lại đang trong quá trình chuyển đổi mà vẫn tham gia được một hiệp định toàn diện, chất lượng cao sẽ là một hình mẫu để Mỹ thúc đẩy các nước khác trên vành đai Thái Bình Dương tham gia đàm phán khu vực mậu dịch tự do APEC.
Theo ông Trương Đình Tuyển, TPP là Hiệp định chất lượng cao, mở cửa thị trường sâu rộng, ràng buộc chặt chẽ về quy tắc và cơ chế thực thi. Đó là chia sẻ của ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, Trưởng đoàn Đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế.

TPP là Hiệp định thực sự rất tiên tiến
Hiện nay, nhiều người cho rằng TPP rất quan trọng. Theo ông, đặc điểm và nội dung nào cho thấy Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trong những Hiệp định tiên tiến nhất hiện nay?
- TPP là hiệp định cực kỳ quan trọng vì nó có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, TPP cho phép tiếp cận thị trường toàn diện, cơ chế giám sát thực thi chặt chẽ, chế tài xử phạt nghiêm ngặt. Thứ hai, đây là cam kết mang tính khu vực, qua đó thúc đẩy thương mại nội khối, hình thành chuỗi sản xuất và cung ứng trong khu vực. Thứ ba, TPP có thể giải quyết những thách thức mới trong khu vực và thế giới. Hiệp định này khuyến khích đổi mới và cạnh tranh công bằng, phát triển kinh tế số, thiết lập quy tắc hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), giải quyết những vấn đề lao động và môi trường…
Thứ tư, thúc đẩy phát triển của tất cả các nước. Tức là TPP bảo đảm cho các nền kinh tế thành viên ở mọi cấp độ phát triển và mọi doanh nghiệp dù ở quy mô nào cũng có thể hưởng lợi từ thương mại. TPP quan tâm đến hỗ trợ nâng cao năng lực để tất cả các bên có thể thực hiện được cam kết và tận dụng được cơ hội mà Hiệp định mang lại. Thứ năm, tạo nền tảng cho hội nhập khu vực, do là một Hiệp định mở, tạo cơ hội cho các thành viên trong khu vực châu Á –Thái Bình Dương tham gia.
Vậy còn về nội dung của Hiệp định TPP thì sao, thưa ông?
- Về nội dung, TPP có 30 chương và là Hiệp định chất lượng cao, mở cửa thị trường sâu rộng, ràng buộc chặt chẽ về quy tắc và cơ chế thực thi. Về thương mại hàng hóa, TPP đưa thuế XNK về 0% theo lộ trình, trong đó khoảng 90% thuế NK về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, các dòng thuế còn lại về 0% sau 10 năm, một số dòng thuế đặc biệt nhạy cảm có thể dài hơn hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan. Về chính sách cạnh tranh và DNNN: TPP thừa nhận sự tồn tại và vai trò của DNNN, nhưng DNNN phải hoạt động theo tiêu chí thương mại và trong môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác trên thị trường trong nước cũng như thị trường các nước TPP.
Ngoài ra, TPP còn đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng như: Thương mại và lao động phải tuân thủ tuyên bố của ILO năm1998 bảo đảm các quyền của người lao động như tiền lương tối thiểu, điều kiện làm việc, chống lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, quyền tự do Hiệp hội... hay một số chương khác như: gắn kết môi trường chính sách,  phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác và nâng cao năng lực... đó là một số điểm cho thấy TPP rất tiên tiến.
TPP: Cơ hội nhiều, thách thức không ít
Có ý kiến cho rằng, TPP rất quan trọng với Mỹ trong chiến lược “xoay trục” sang khu vực châu Á- TBD. Tuy nhiên trong khu vực này có nhiều nước lớn có nền kinh tế phát triển tham gia TPP như Nhật Bản, Úc, Singapore... trong đó, Nhật là đồng minh quan trọng của Mỹ cả về kinh tế và quân sự. Vậy vì sao Việt Nam chỉ là một nước nhỏ với nền kinh tế đang phát triển nhưng Mỹ lại rất coi trọng chúng ta trong Hiệp định này?
- Để thấy rõ vì sao Việt Nam được Mỹ rất coi trọng trong TPP, ta cần nhìn thấy mục tiêu của Mỹ có một số điểm quan trọng sau: Thứ nhất, mục tiêu trước mắt và thường xuyên của Mỹ là tăng xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng. Thứ hai, mục tiêu chiến lược là tạo động lực hình thành khu vực mậu dịch tự do APEC và Hiệp định bao trùm 21 nền kinh tế thành viên APEC thành công thì, cùng với TPP, làm sống lại vòng đàm phán Doha. Bên cạnh đó, TPP sẽ là cơ sở “địa kinh tế” mà không chỉ là địa kinh tế cho chiến lược “xoay trục” của Mỹ sang khu vực châu Á- TBD.
Với những mục tiêu đó, Mỹ đặt Việt Nam ở một vị trí quan trọng trong Hiệp định này vì: Về kinh tế, với dân số đông và trẻ (Việt Nam với hơn 90 triệu dân, đứng  thứ 4 trong TPP) nên trong tương lai Việt Nam sẽ là nước đem lại giá trị gia tăng lớn cho Mỹ, sau Nhật Bản. Về chiến lược: Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất, lại đang trong quá trình chuyển đổi mà vẫn tham gia được một hiệp định toàn diện, chất lượng cao sẽ là một hình mẫu để Mỹ thúc đẩy các nước khác trên vành đai Thái Bình Dương tham gia đàm phán khu vực mậu dịch tự do APEC. Bên cạnh đó, Việt Nam có vị trí địa chính trị rất quan trọng trong khu vực Châu Á-TBD, địa bàn cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ với Trung Quốc...
Thưa ông, TPP và Việt Nam rất quan trọng trong mục tiêu phát triển của Mỹ thì đã thấy rõ. Vậy TPP quan trọng như thế nào với Việt Nam?
- Trước hết tôi phải nói rằng trọng TPP không phải quan trọng mà rất quan trọng với đường lối phát triển kinh tế Việt Nam, vì vậy ta phải theo đuổi đàm phán Hiệp định này tới 8 năm mới được ký kết, từ năm 2008 tới ngày 4/2/2016 mới kết thúc đàm phán và ký kết.
Khi Hiệp định TPP có hiệu lực Việt Nam sẽ thu hút đầu tư rất lớn, nhất là đầu tư từ các nước lớn có công nghệ nguồn như Mỹ. Nhưng quan trọng nhất là mở rộng xuất khẩu, không chỉ xuất khẩu hàng công nghiệp mà còn có thể tăng xuất khẩu nông sản (bao gồm lâm, thủy sản) và nông sản chế biến sang các thị trường hiện là những nước nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, do nhiều mặt hàng thuộc nhóm này sẽ được Mỹ và các nước đưa thuế nhập khẩu về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, dẫn đến tạo thế cân bằng mới trong quan hệ thương mại giữa nước ta và các nước. Ví dụ, hiện nay các nước TPP xuất khẩu vào Mỹ khoảng 836,6 tỷ USD phải nộp thuế 6 tỷ USD, trong khi Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ khoảng 37,4 tỷ USD (4%) nộp thuế tới 2,8 tỷ USD.
Bên cạnh đó, TPP còn đem lại cho ta nhiều lợi thế như: Tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới; Tăng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô; Tạo dựng khuôn khổ cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh Doanh; Thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng; Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng theo phương châm: Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế; nâng cao vị thế của nước ta trong trong nền chính trị thế giới, nhất là vị thế trong một khu vực năng động và rất nhạy cảm như khu vực Châu Á - TBD.
Đó là những thuận lợi khi chúng ta tham gia TPP. Nhưng chắc chắn thử thách cũng không phải là ít, thưa ông?
-Tuy nhiên, thách thức với nền kinh tế của ta là không nhỏ. Trước hết là sức ép cạnh tranh trên cả ba cấp độ. Ví dụ, với sản phẩm nông nghiệp thách thức lớn nhất vẫn là bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh (SPS) nếu không, dù thuế nhập khẩu của các nước được đưa về 0% và hàng hóa dồi dào, chủng loại phong phú nhưng chất lượng kém vẫn không xuất khẩu được.
Nghĩa vụ thực thi các điều khoản trong TPP cũng rất nặng nề (sửa đổi, bổ sung pháp luật; nâng cao năng lực cho cán bộ công chức, doanh nhân và cả đội ngũ luật sư để tranh tụng trong các vụ khiếu kiện). Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực thấp sẽ là một lực cản lớn mà chúng ta phải đối mặt và khâu có tính quyết định chính là chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh.
Đối với Việt Nam, Hiệp định TPP được đánh giá là có ý nghĩa rất lớn nhưng cũng sẽ tạo nên những thách thức không nhỏ.
Hành động ngay từ bây giờ
Ngày 4/2/2016 chúng ta đã chính thức ký kết TPP, 2 năm tới Hiệp định sẽ có hiệu lực. Ngay từ bây giờ ta phải làm thế nào để tận dụng cơ hội vượt qua thách thức?
-Cần khẳng định rằng cơ hội không tự nó biến thành lợi ích, không tự nó chuyển thành sức mạnh trên thị trường mà phụ thuộc vào hành động của chủ thể. Cũng vậy, thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng dồn ép đến đâu lại phụ thuộc vào đối sách của chủ thể. Chủ thể ở đây là doanh nghiệp, người dân và nhà nước. Nếu tận dụng tốt cơ hội sẽ đẩy lùi được thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại nếu không tận dụng được cơ hội thì thách thức sẽ lấn át và sẽ chuyển thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phuc.
Trước hết, các cơ quan nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp phải nắm vững những cam kết của Việt Nam và 11 đối tác để thực thi cho đúng. Nếu không, sẽ bị kiện khi thực hiện không đúng cam kết và cũng không biết để kiện lại khi đối tác vi phạm. Cần chú ý, trong TPP cơ quan nhà nước khác nhau có những nghĩa vụ khác nhau theo chức năng được phân công phải hiểu tổng thể của Hiệp định để phân tích những cơ hội và thách thức đối với đất nước, cơ quan và doanh nghiệp mình mà Hiệp định tạo ra. Đồng thời phải nắm vững cam kết trong lĩnh vực mà cơ quan mình chịu trách nhiệm để thực thi cho đúng.
Nâng cao năng lực cạnh tranh để tận dụng cơ hôi, vượt qua thách thức. Nhà nước và doanh nghiệp phải là những chủ thể quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó, Nhà nước có vai trò quyết định nhất vì nhà nước là chủ thể tạo ra năng lực cạnh tranh vĩ mô, trong đó, có sức cạnh tranh về thể chế- yếu tố quyết định nhất cho phát triển bền vững. Còn doanh nghiệp phản ánh tất cả nhưng tự nó không thể quyết định tất cả, vì trong môi trường cạnh tranh không ít doanh nghiệp không trụ nổi, có thể phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, thậm chí bị phá sản nhưng nhiều doanh nghiệp sẽ vươn lên và phát triển, từ đó các doanh nghiệp mới sẽ hình thành, tạo ra nhiều việc làm mới. Đây là quá trình đào thải mang tính sáng tạo.
Nhưng việc cấp bách nhất lúc này phải làm là đẩy mạnh cải cách DNNN theo yêu cầu loại bỏ độc quyền và những ưu đãi dành riêng cho DNNN, áp đặt kỷ luật thị trường đối với DNNN. Đổi mới quản trị DNNN, tách bạch chức năng hoạch định chính sách với chức năng chủ sở hữu DNNN trong các cơ quan quản lý. Hoàn thiện cơ chế chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DNNN và đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN.
Xin cám ơn ông!
http://viettimes.vn/viet-nam/doi-song/cuu-bo-truong-truong-dinh-tuyen-viet-nam-rat-quan-trong-voi-my-59241.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

sự sống lại của chủ nghĩa bài trí thức (anti-intellectualism, tiếng Hoa là “phản trí chủ nghĩa”) trong xã hội Mỹ.

Xe Tao
Hiếu Tân dịch
clip_image001
Ảnh Khổng Tử “Vạn thế sư biểu” trên trang Shutterstock.com
Hiện tượng đang lên của Donald Trump đã cảnh báo nhiều nhà quan sát về sự sống lại của chủ nghĩa bài trí thức (anti-intellectualism, tiếng Hoa là “phản trí chủ nghĩa”) trong xã hội Mỹ.
Nhưng Hoa Kỳ không phải là nước duy nhất bị tác hại bởi chủ nghĩa bài trí thức. Bên kia Thái Bình Dương, Trung Hoa cũng đang chứng kiến một làn sóng mới của chủ nghĩa bài trí thức chưa từng thấy về độ rộng lớn và độ mạnh của nó.
Vậy chủ nghĩa bài trí thức là gì? Nhà sử học Mỹ quá cố Richard Hofstadter được công nhận là đã phổ biến khái niệm này qua cuốn sách có ảnh hưởng lớn của ông, Chủ nghĩa bài trí thức trong đời sống Mỹ. Trí năng, theo ông, là “nghiên cứu, suy xét, muốn biết, lập thuyết, phê phán, tưởng tượng”. Nó là phía “phê phán, sáng tạo, và suy tưởng của trí óc.”
Như vậy một trí thức là một người biểu lộ những đặc điểm trí tuệ ấy. Hofstadter viết, chủ nghĩa bài trí thức là “thù hận và nghi ngờ đời sống trí tuệ và những ai được coi là đại diện cho nó, và một sự sắp đặt để thường xuyên làm giảm giá trị của đời sống ấy.”
Theo Hofstadter, chủ nghĩa bài trí thức là một tâm trạng; – nhờ có sự bảo hộ của Tu chính án số một – nó không phải là sự ngược đãi về chính trị đối với trí thức (thời đại Mc Carthy, tiêu điểm trong sự phân tích của ông, là một ngoại lệ chứng tỏ qui tắc này). Ngày nay, cũng như hồi đó, một số lớn người Mỹ – cả công dân thường lẫn tinh hoa chính trị – dường như đang nghiêng về lấy những niềm tin (tôn giáo hay thế tục) của họ thay thế cho những sự thật. Họ lựa chọn việc không hiểu biết và không phê phán; họ bác bỏ những sự thật khi nó trái với ý kiến. Như Tổng thống Obama than thở trong lễ phát bằng ở trường Đại học Rutgers ngày 15 tháng Năm: “Chúng ta cho rằng tất cả những gì trên mạng đều phải là thật. Chúng ta đi tìm những trang mạng nào củng cố những thành kiến của chúng ta. Những ý kiến được hoá trang như những sự thật. Những lí thuyết âm mưu hoang đường nhất đều có thể được tin là thật.”
Cuộc tranh luận về chủ nghĩa bài trí thức Mỹ cũng có thể soi sáng thêm chủ nghĩa bài trí thức Trung Hoa, vốn có một lịch sử lâu dài hơn nhiều và phức tạp hơn nước Mỹ đối chiếu với nó. Theo định nghĩa của Hofstadter thì nhiều người, nếu không nói là hầu hết, trí thức Trung Hoa thật ra là những người theo chủ nghĩa bài trí thức.
Trung Hoa là đất của đạo Khổng. Trong hơn một nghìn năm, việc giảng dạy Khổng tử và những môn đồ của ông ta là hệ tư tưởng không thể chống lại của Trung Hoa (Middle Kingdom). Một hòn đá tảng của đạo Khổng là địa vị cao quí của học giả – người đọc sách (độc thư nhân – 读书人), một thuật ngữ được dùng lẫn với ‘phần tử trí thức’ (知识分子) trong ngôn ngữ bình dân và quí tộc. Hai câu châm ngôn thích hợp tổng kết tính ưu tú của trí thức trong đời sống chính trị xã hội Trung Hoa. Câu thứ nhất là “Học giả là bậc cao nhất trong xã hội” (Vạn ban giai hạ phẩm –duy hữu độc thư cao – 万般皆下品,惟有读书高 ), câu thứ hai là “Quan trường là lối ra tự nhiên cho những người học giỏi” (Học nhi ưu tắc sĩ – 学而优则仕 ). Như vậy người học ra làm quan, được tuyển mộ vào quan trường qua một loạt những kì thi, đã được xác định là biểu tượng của chế độ quan liêu Trung Hoa cổ.
Thật nghịch lí, cái đạo Khổng đề cao trí thức ấy cũng tích cực cổ võ chủ nghĩa bài trí thức. Một trật tự xã hội dựa trên tôn ti khắc nghiệt, vốn lại là một hòn đá tảng khác của đạo Khổng, yêu cầu tôn kính vô điều kiện đối với quyền uy, dù là quyền uy chính phủ hay quyền uy học thuật. Vì thế khoa giáo học ước lệ Trung Hoa nhấn mạnh việc học vẹt, hơn là tranh luận trong lớp hay suy nghĩ có phê phán. Học trò thì phải tôn kính, không được thách thức uy quyền của ông thầy. Cũng vậy, một học trò trẻ hơn, một quan chức cấp thấp hơn phải giả vờ tỏ ra cung kính và ngưỡng mộ trước một học trò già hơn, một quan chức cao hơn, bất kể người kia có trí tuệ xứng đáng hay tư cách khả kính không. Trí thức Trung Hoa, theo một nghĩa nào đó, được sinh ra trong một truyền thống bài trí thức.
Một hậu quả của chủ nghĩa bài trí thức Trung Hoa là những khoa học xã hội như được hiểu và được thực hành ở phương Tây chưa bao giờ phát đạt ở Trung Hoa. Rất hiếm trí thức Trung Hoa “nghiên cứu, suy xét, muốn biết, lập thuyết, phê phán, hay tưởng tượng”- bản chất của nghiên cứu khoa học xã hội – bởi vì những môn này không chỉ đòi hỏi ít nhất là luyện tập trí óc, mà còn mở ra một quang cảnh tinh thần cho những ai không sẵn lòng tham gia vào giàn đồng ca của chủ nghĩa bài trí thức.
Đạo Khổng không còn là hệ tư tưởng thống trị ở Trung Hoa, nhưng chủ nghĩa bài trí thức vẫn còn là lực lượng mạnh mẽ trong đời sống Trung Hoa. Là một trí thức là “phê phán, sáng tạo, và suy tưởng”, tuy nhiên một số lượng ngày càng lớn trí thức Trung Hoa ngày nay đường như đã từ bỏ đời sống trí tuệ. Trái lại họ mải mê theo hướng hoàn toàn ngược lại với trí thức: không phê phán, không sáng tạo, không suy tư. Họ đã thoái hóa, như một nhà bình luận Trung Hoa diễn tả, thành “giả trí thức” đặc trưng bằng quan liêu, bè phái, tôn thờ đồng tiền, và đạo văn.
Không có gì đáng ngạc nhiên là nghiên cứu khoa học xã hội của nhiều học giả Trung Hoa – cả ngày xưa và bây giờ – thiên về mô tả và lặp lại, thiếu chiều sâu phân tích, đổi mới về lí thuyết, chính xác vể phương pháp luận, và gắn bó về phê bình với văn học hiện có. Hơi lạ là trường phái Trung Hoa về môn quan hệ quốc tế – lấy một thí dụ nổi bật – lộ rõ sự vắng mặt của nó.
Một biểu hiện khác của chủ nghĩa bài trí thức là một số lượng lớn trí thức Trung Hoa cầu cạnh làm quan ngày càng nhiều. Việc các trí thức phục vụ cho chính phủ không có gì sai, nhưng trên cái phông giáo lí của Khổng về sự tôn kính quyền uy, một trí thức Trung Hoa trong chính quyền thường dễ bào chữa biện hộ cho các chính sách của chính phủ hơn là phê phán chúng. Phê phán không phải là chống chính phủ, nhưng trong cái bóng dài của đạo Khổng, hai cái này thường hoà thành một. Phê phán là sai lầm chính trị, và – suy rộng ra – đáng bị trừng trị. Quan trọng hơn, một khi quyền lực và các đặc quyền chính trị đi theo quyền lực ấy trở thành mục đích trong bản thân nó và của bản thân nó, thì một trí thức không có gì khác một chính khách.
Nhờ có Donald Trump, các nhà quan sát của cả Mỹ và Trung Hoa đang suy nghĩ về chủ nghĩa bài trí thức trong đất nước của họ. Hy vọng rằng những suy nghĩ như thế sẽ dẫn đến một sự đổi mới việc đề cao giá trị của trí thức, và mọi điều tốt đẹp sẽ đến với thực hành tri thức.
HT – May 31, 2016
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khác người, bị chửi là "điên"....

Donald Trump lại phát ngôn gây sốc: "Hillary Clinton sẽ phải ngồi tù"
Đáp trả bài diễn thuyết đanh thép của bà Clinton về chính sách ngoại giao, ông Trump lôi chuyện email của bà Clinton ra làm đòn tấn công. Đáp trả bài diễn thuyết của bà Hillary Clinton tối 2/6 tại San Jose, Donald Trump tuyên bố ứng cử viên Đảng Dân chủ “sẽ phải ngồi tù” và lỗi lầm của bà “đáng phải xuống địa ngục”.

“Hilary Clinton phải ngồi tù. Đúng tôi nói đấy. Bà ta sẽ phải ngồi tù.”
“Việc người ta cho bà tham dự vào cuộc đua này là một nỗi ô nhục cho nước Mỹ và cho chính chúng ta.”

Ông Trump phản pháo lại bài phát biểu về chính sách ngoại giao nảy lửa của bà Clinton ngày 2/6. Trước đó, Hillary Clinton vạch mặt đề án chính sách của ông Trump là những lời nói “rỗng tuếch, đầy tư thù cá nhân và dối trá trắng trợn”. Bà cũng tuyên bố chọn ông Trump làm Tổng thống sẽ là một sai lầm lịch sử.

Tuy nhiên ông Trump không đi vào tấn công chi tiết bài diễn thuyết của bà Clinton, mà thay vào đó ông nói bài diễn thuyết là một trò bịp bợmvà khơi dậy sai sót của bà khi sử dụng tài khoản email cá nhân – trái lại quy định của chính phủ.

Clinton đã phải chiến đấu rất nhiều để khẳng định hành động đó không gây rủi ro an ninh cho chính phủ và các tài liệu quan trọng. Nhưng thứ 4 tuần trước, Cơ quan chính phủ đã chính thức đưa ra văn bản chỉ trích về việc này. FBI đang trong quá trình điều tra sâu hơn về việc này.

Trong bài diễn thuyết của Donald Trump, ông nói Clinton ủng hộ kế hoạch hạt nhân của Tổng thống Obama với Iran chỉ vì bà lo lắng sẽ phải đứng trước vành móng ngựa.

Ông tự tin cho rằng FBI sẽ sờ gáy bà và nếu ông đắc cử Tổng thống, Luật sư của ông sẽ “cân nhắc” việc này.

“Tin tôi đi, lý do duy nhất bà ta làm việc đó là do không muốn phải ngồi tù vì việc sử dụng emails cá nhân”, Trump nói.

Khác người, bị chửi là "điên" nhưng đây là lý do Donald Trump được dân Mỹ dồn phiếu bầu

Khương Duy
(Trí thức trẻ)


Phần nhận xét hiển thị trên trang