GỬI ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG AI MUỐN QUÊN LỊCH SỬ ĐAU THƯƠNG
Trong khi những dư âm tốt đẹp từ chuyến thăm của TT Obama chưa lắng xuống, thì công chúng lại xôn xao khi Mỹ bổ nhiệm một 'tội ác chiến tranh' vào ghế CT Đại học Fulbright tại VN.
Ông Bob Kerrey- là một cựu TNS Mỹ- từng liên quan trực tiếp tới vụ thảm sát Thạnh Phong vào năm 1969 tại miền nam VN. Khi đó, Kerrey là chỉ huy của một đơn vị đặc nhiệm hải quân SEAL và như thú nhận trong hồi ký thì: 'Tôi (Kerrey) nhìn thấy nhiều phụ nữ và trẻ em bị đánh đập và sát hại. Ngay cả khi chúng tôi rút lui, tôi vẫn nghe thấy tiếng khóc của họ cũng như nhiều tiếng la hét khác trong đêm'.
Mỹ từng bổ nhiệm nhiều viên chức cấp cao tới VN có quá khứ là cựu binh chiến tranh VN, nhưng một người có hồ sơ nặng nề như Kerrey thì đây là lần đầu. Dù phía Mỹ biện giải rằng Kerrey- một người hối lỗi- sẽ giúp chữa lành vết thương chiến tranh vĩnh viễn, nhưng vụ việc vẫn gây những phản ứng trái chiều ở VN.
Đài tiếng nói VN (VOV) dẫn lời Sử gia Dương Trung Quốc bày tỏ sự tán thành quan điểm của Mỹ: 'Chúng ta không bao giờ quên quá khứ. Chiến tranh là mất mát, đau thương nhưng chúng ta cần nhìn về hiện tại và tương lai trên phương diện bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ'.
Trong khi đó, bà Tôn Nữ Thị Ninh- một cựu quan chức VN- trên bài đăng ở Zing.vnphản đối vị trí hiệu trưởng dành cho Kerrey và kêu gọi 'Kerry nên tự trọng mà tự rút lui'. Bà Ninh đặt câu hỏi: cả nước Mỹ không còn người nào sao mà phải chọn Kerrey- một người 'mang tiếng (xấu) như vậy. Theo bà Ninh, thì 'sẽ là một vết đen không thể xoá sạch khỏi sự ra đời của trường đại học danh giá như ĐH Fulbright Việt Nam nếu đây là chủ tịch sáng lập của ĐH này'
CÔNG CHÚNG VIỆT NGHĨ GÌ VỀ TÂN HIỆU TRƯỞNG FULBRIGHT?
Cũng như giới chức, công chúng cũng chia làm 2 phe rõ rệt. Phe ủng hộ thì lí giải rằng 'không quên quá khứ nhưng cũng không nên sống mãi với thù hận'. Theo họ thì cứ cho ông Kerrey một cơ hội để thể hiện sự hối lỗi như thế nào.
Cũng như giới chức, công chúng cũng chia làm 2 phe rõ rệt. Phe ủng hộ thì lí giải rằng 'không quên quá khứ nhưng cũng không nên sống mãi với thù hận'. Theo họ thì cứ cho ông Kerrey một cơ hội để thể hiện sự hối lỗi như thế nào.
Zing dẫn lời một độc giả nhắn nhủ: 'Ông (Kerrey) hãy coi những học sinh của mình như những đứa cháu trong gia đình và giúp đỡ họ bằng tâm huyết. Khi đó, tôi tin chắc rằng người Việt Nam sẽ không nhớ đến ông như người từng tham chiến mà họ sẽ nhớ về ông như một vị thầy giáo đáng kính'.
Phe phản đối thì ngược lại, cho rằng Mỹ đang muốn 'chơi đểu' VN, xem VN dễ dãi tới mức nào. Độc giả Đinh Thị Thu Hà được Zing dẫn lời nói: 'Việc bổ nhiệm một người đã có tội ác với đồng bào ta làm lãnh đạo một trường đại học danh giá của Mỹ tại Việt Nam, chẳng khác nào một lần nữa cắm con dao tội ác vào vết thương lòng người dân Việt Nam'.
Những ý kiến phản đối khác cũng đặt câu hỏi rằng thiếu gì cách sám hối, thiếu gì người có thể làm chuyện sám hối mà Mỹ lại không chọn mà chọn một người có quá khứ 'nhiều máu' như vậy, và lại chọn vào vị trí giáo dục. Theo họ thì với tiền án đó, ông Kerry liệu có xứng đáng là biểu tượng cho trí tuệ trong sáng, thuần khiết hay không?
Những người phản đối cũng nêu trường hợp Trung Quốc, Hàn Quốc- những quốc gia kiên quyết phản đối mọi hành động dù là nhỏ nhất của Nhật Bản có liên quan tới tội ác trong thế chiến II của chế độ quân phiệt.
ĐỪNG DỄ DÃI VỚI LỊCH SỬ?
Người Việt xưa nay cho thấy mình là người dễ chịu, nhưng dễ dãi thì chưa... chắc. Dù có biện minh như thế nào, thì Mỹ vẫn không thể xóa đi cảm giác sự bổ nhiệm này là một hành động kiểm chứng sự dễ dãi của người Việt... tới đâu.
Người Việt xưa nay cho thấy mình là người dễ chịu, nhưng dễ dãi thì chưa... chắc. Dù có biện minh như thế nào, thì Mỹ vẫn không thể xóa đi cảm giác sự bổ nhiệm này là một hành động kiểm chứng sự dễ dãi của người Việt... tới đâu.
Người Việt cần người Mỹ ở một số khía cạnh, người Việt muốn học hỏi người Mỹ ở một số lĩnh vực, người Việt cũng yêu người Mỹ ở một số điểm. Nhưng người Mỹ liệu có đủ sức khiến người Việt quên đi tất cả để lao đầu về phía họ như một số quốc gia ở Đông Âu hay cựu Liên Xô?
Trong những vấn đề như thế này, nhà cầm quyền ở VN có lẽ là cần phải lên tiếng nói chính thức để làm gương. Nếu như họ muốn tự biến mình thành Ukraine, Estonia, Grudia,... thì thôi miễn bàn thêm. Còn nếu họ muốn khẳng định VN sẽ không theo ai một cách vô điều kiện thì họ phải tỏ thái độ dứt khoát để 'an lòng công luận'.
Ở VN hiện nay lịch sử đang ngày càng bị xao nhãng, rất không đáng với vai trò quan trọng của nó. Nếu một cá nhân mất đi hiểu biết về lịch sử, họ giống như cái cây mà không có gốc rễ và sẽ dễ dàng ngã đổ theo bất kỳ hướng nào. Nhân rộng ra, một cộng đồng, một quốc gia, một dân tộc,... mà lãng quên lịch sử hoặc để lịch sử bị chà đạp, bị vấy bẩn thì đó là vấn đề nghiêm trọng.
@A9XL tổng hợp