Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Sau hơn 36 năm rời quê hương...

Sau hơn 36 năm rời quê hương, bà Elizabeth Phu đã quay trở lại Việt Nam với tư cách một công dân Hoa Kỳ, là cố vấn của Tổng thống Obama và có mặt trong phái đoàn công du của ông tới Việt Nam lần này.
Người phụ nữ gốc Việt 39 tuổi này là Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại dương của Nhà Trắng và là thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Bà Phu đã có 15 năm kinh nghiệm làm việc với hai đời Tổng thống Mỹ là George Bush và Obama cùng các Bộ trưởng Quốc phòng tiền nhiệm và đương nhiệm trong vấn đề ngoại giao và an ninh quốc gia Mỹ.
Với tư cách là cố vấn các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại Dương, bà Elizabeth Phu là người lên kế hoạch cho những chính sách đối ngoại với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN, đồng thời bà cũng là người tham vấn cho Tổng thống Obama cách ứng phó với các sự kiện ngoại giao, quân sự, kinh tế trong khu vực.
Đối với Việt Nam, bà Phu là thành viên chủ chốt tham gia các công tác chuẩn bị, dàn xếp các thỏa thuận chính trị, kinh tế, quốc phòng trong các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước, cụ thể như chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ thời gian vừa qua và chuyến thăm Việt Nam lần này của ông Obama.
Nu co van goc Viet dac biet trong phai doan Tong thong Obama tham Viet Nam - Anh 1
Bà Elizabeth Phu, cố vấn phụ trách Đông Nam Á và châu Đại Dương của Tổng thống Obama. Nguồn: AP
Trước khi tới Việt Nam, bà Phu cũng có nhiều dịp công du tới các quốc gia Đông Nam Á như Myanmar hay Malaysia cùng Tổng thống Obama. Tại các nước này, bà có dịp thể hiện tiếng nói của mình về những chính sách của nước Mỹ, đặc biệt là chính sách đối với người tị nạn cũng như kể lại câu chuyện của bản thân và quá trình vươn lên khẳng định mình của một người từng là “người lạ” trên đất Mỹ.
Bà Elizabeth Phu từng nói: “Hoa Kỳ là một đất nước chào đón tất cả mọi người cần sự giúp đỡ, những người muốn làm việc chăm chỉ và tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình".
Trong chuyến đi tới Kuala Lumpur vào năm ngoái, bà Phu cùng các nhân viên Nhà Trắng có dịp ngồi dưới hàng ghế khán giả, lắng nghe bài phát biểu của Tổng thống Obama. Ông Obama đã nhắc lại nguồn gốc Đông Nam Á của mình, ông thậm chí còn nói được tiếng Indonesia và giải thích tại sao việc Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á lại quan trọng đến vậy. Đây cũng chính là nhiệm vụ mà bà Phu là thành viên đóng vai trò chủ chốt.
“Khu vực Đông Nam Á là ngôi nhà của lòng nhân ái, với những nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới. Và đó là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của tôi”, ông Obama khẳng định.
Trong những năm làm việc tại Nhà Trắng, bà Phu đã giúp ông Obama hình thành các chính sách ở Đông Nam Á, khu vực được Tổng thống Hoa Kỳ hướng đến để tạo dựng các mối quan hệ đồng minh chiến lược và thương mại.
Phó Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, ông Benjamin Rhodes, từng khẳng định trong chuyến thăm Malaysia năm ngoái cùng bà Phu: “Chúng tôi không đóng cửa đối với những người cần sự giúp đỡ và chúng tôi cần phải hỗ trợ các nước cũng đang chào đón người tị nạn như Malaysia, Jordan hay Thổ Nhĩ Kỳ. Đó không chỉ là một thông điệp nhân đạo mà còn là vì lợi ích của các quốc gia. Những người tị nạn đến từ các nước Đông Nam Á đã thành công tại Mỹ và đóng góp rất nhiều cho nước Mỹ. Đó là những gì chúng tôi được hưởng lợi”.
Và câu chuyện của bà Elizabeth Phu chính là một dẫn chứng hùng hồn nhất mà chính quyền Hoa Kỳ muốn nhắc tới.
Bà tốt nghiệp trường trung học Miramonte ở Oakland và theo học tại ĐH UC Berkeley và UC San Diego. Trong ba năm trở lại đây, bà Phu đứng trong hàng ngũ các chuyên gia Hội đồng An ninh quốc gia tại Nhà Trắng và trở thành Giám đốc phụ trách các vấn đề Đông Nam Á và châu Đại Dương.
Câu chuyện gia đình của bà Phu vào năm 1978 giờ đây được bà nhắc đến nhẹ nhàng như một kỷ niệm cũ. “Dù là một người tị nạn đến từ một quốc gia đang phát triển nhưng tôi vẫn có thể lớn lên thành công trên nước Mỹ và có cơ hội tuyệt vời được làm việc trong Nhà Trắng. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng tự hào”, bà Phu chia sẻ.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Los Angeles Times, một nhật báo được xuất bản tại Los Angeles, California và được phân phối ở khắp miền Tây nước Mỹ.
Tuệ Minh (lược dịch)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện xưa nhắc lại làm chi? Thơ thẩn thẩn nhiều khi bực mình!

Trần Đăng Khoa và em gái Trần Thúy Giang thời viết "Ngu xuẩn nhất nhì, Là tổng thống Mỹ"

Bài thơ viết năm 1969, đúng như thấy trong nguyên bản (bản in năm 1970) đã đưa hôm trước - xem lại ở đây.

Về tên bài thơ ấy, không hiểu sao, Phạm Xuân Nguyên đã viết nhầm. Chắc là do nhớ nhầm. Nguyên văn Phạm Xuân Nguyên đã viết:
"
Thần đồng thơ” Trần Đăng Khoa năm 11 tuổi (1969) có bài thơ “Kể cho bé nghe” viết theo kiểu đồng dao: “Hay nói ầm ĩ / Là con vịt bầu / Hay hỏi đâu đâu / Là con chó vện”. Bài thơ cứ thế kéo dài cho đến tám câu kết: 
Bắn tàu Mỹ cháy 
Là khẩu súng trường 
Người em yêu thương 
Là chú bộ đội 
Chăm ngoan học giỏi 

Là bạn thiếu nhi 
Ngu xuẩn nhất nhì 
Là tổng thống Mỹ 
"
Thực ra, bài đó, có gắn luôn với tên của em gái cậu bé Khoa.

Em gái đó có tên là Giang, tức Trần Thúy Giang.

Bài thơ vốn có tên là "Viết cho bé Giang". Sau này, khi sửa các câu "chửi Tổng thống Mĩ", thì Trần Đăng Khoa cũng bỏ tên em Giang khỏi tên bài thơ.

Bởi vậy, bây giờ, tên bài ấy sẽ không còn gắn với Trần Thúy Giang nữa. 

Hình ảnh của hai anh em Khoa - Giang năm 1968, bên bờ sông Kinh Thầy:



Nguyên chú của bức ảnh như sau (theo bản in tinh tuyển năm 2001):


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xem ảnh và ngẫm nghĩ:

Hai bố con ra đường xem tổng thống Mỹ Biểu tượng cảm xúc pacman

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phỏng vấn bà chủ quán bún chả được TT Obama đến ăn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Toàn văn bài phát biểu của TT Obama tại Việt Nam

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Obama ăn bún chả ở phố cổ Hà Nội

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà văn và thế sự:




Obama đến...mang lại lợi ích gì?
Tổng thống Obama đến thăm sẽ mang lại lợi ích gì cho Việt Nam? Chúng ta phải trả lời được câu hỏi này, nếu không chuyến viễn du của ông đến dải đất hình chữ S này sẽ thành vô nghĩa. Bất quá thì cũng chỉ làm vui cho báo chí miêu tả chuyên cơ đặc biệt, chụp ảnh siêu xe, dòm Obama ăn bún chả ở phố Lê Văn Hưu, khen vệ sĩ giỏi, và ghen với cô sinh viên may mắn nắm bàn tay nóng ấm của tổng thống Mỹ, hoặc hoa hậu Đặng Thu Thảo hủy chuyến đi nước ngoài, hay diễn viên Lan Phương sắp xếp chuẩn bị trước câu hỏi để gặp ngài ở GEM, số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn...vv. Các nhà bình luận quốc tế hãy bàn luận về sự kiện này bằng con mắt chiến lược gia trên báo chí, truyền hình đi, các ngài ơi!
Theo tôi thì thế này:
* Lợi ích đầu tiên là: Sự có mặt của tổng thống Obama ở Việt Nam với "cảm xúc dạt dào" sẽ như 1 thông điệp cho anh bạn láng giềng phương Bắc rằng: Hoa Kỳ sẽ không bỏ rơi quyền lợi ở Đông Nam Á và biển Đông. Sự có mặt của Mỹ sẽ cân bằng lực lượng chính trị, quân sự ở khu vực và an ninh biển Đông. Các nước nhỏ trong khu vực sẽ tự tin hơn khi giải quyết chủ quyển biển đảo khi có Mỹ ở bên cạnh...Các nước trong khu vực sẽ có lợi, có thể trông cậy hòa bình ở biển Đông khi được cân bằng lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc. Thực ra thì, trong tình hình nước sôi lửa bỏng hiện nay, Việt Nam cần Mỹ và Mỹ cũng cần Việt Nam. Một khi người Mỹ đã "đứng chân" được ở Việt Nam cũng có nghĩa là họ kiểm soát được biển Đông - nơi có 80% vận tải hàng hải phải qua lại, mà Mỹ là 1 cường quốc đại dương, rất có lợi cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Người Mỹ thực dụng chẳng cho không ai cái gì đâu ạ. Nhưng mà, nói cho sòng phẳng: ta cần Mỹ hơn.
* Lợi ích thứ hai là: Các cụ ngày xưa nói "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Obama sang Việt Nam sẽ mở ra một thời kỳ ngoại giao mới thân thiện để có thể gia nhập sâu rộng hơn vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thúc đẩy quan hệ thương mại; "đồng thời tăng cường hơn nữa quan hệ giữa nhân dân hai nước và hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục và kinh doanh"...vv.
* Lợi ích thứ ba là: Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam vốn đã từng tồn tại nhiều năm trước. Cũng có nghĩa Việt Nam sẽ mua được những vũ khí hiện đại, tối tân của Mỹ (nếu đủ tiền), để trang bị cho quân đội, đủ sức đánh bại mọi cuộc xâm lăng. Chúng ta hãy hình dung một Israel được Mỹ trang bị nhiều vũ khí hiện đại đã đối đầu với cả thế giới Ả rập và một số nước Trung Đông.
... vv...vv...
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải kìm nén niềm lạc quan vô bờ, để bình tĩnh nhìn trước nhìn sau, ngóng xa trông gần và suy nghĩ: Bạn bè hữu hảo là nhất thời, chỉ có quyền lợi quốc gia là vĩnh cửu. Xưa nay, đã từng có chuyện các nước lớn đi đêm với nhau để quyết định số phận nước nhỏ. Thật lòng vẫn cứ thật lòng và cảnh giác thì vẫn cứ phải cảnh giác. Thôi thì cứ động viên, tin tưởng và an ủi "mưa được lúc nào mát mặt lúc ấy" và điều gì có lợi cho quốc gia dân tộc đến thì nắm lấy ngay, để khỏi tuột cơ hội vàng.
Cũng nên tỉnh táo, đừng quá trông chờ vào bên ngoài và vũ khí. Con người Việt Nam vẫn là yếu tố quyết định nhất. Chúng ta cứ mạnh về kinh tế, chính trị, xã hội... như thì tự khắc hòa bình sẽ đến. Còn yếu kém thì còn bị ăn hiếp đè nén. Vả lại, cần phải cảnh giác không để Việt Nam trở thành bãi chiến trường thử vũ khí của Trung Quốc và Mỹ. Đặc biệt phải có sách lược mềm rẻo đối phó với người Hán sau chuyến thăm của tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, trong có ấm thì ngoài mới êm. tôi nghĩ: Cứ dẹp hết tệ nạn tham nhũng đang làm xói mòn rường cột quốc gia thì dân sẽ giàu nước sẽ mạnh, và hòa bình sẽ mãi mãi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang