Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Tin Mới Nhất



Trong cuộc họp báo chung có sự tham gia của Tổng thống Obama và Chủ tịch Quang, Hoa Kỳ tuyên bố "dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam".
Ông Quang đọc thông cáo nói hai bên "nhất trí ưu tiên cao hơn việc giải quyết hậu quả chiến tranh, và cam kết tiếp tục hợp tác tích cực về vấn đề này".
Ông Obama nói việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí chứng tỏ quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hoàn toàn bình thường.

BLOG14:19

BBC News
Phóng viên BBC Jonathan Head từ Hà Nội nói việc cân nhắc về nhân quyền với khả năng bỏ cấm vận vũ khí dường như đã được để sang một bên và việc gỡ bỏ lệnh cấm này về cơ bản đã chấm dứt các chủ đề dai dẳng từ Cuộc chiến Việt Nam.

BLOG13:40

Nhà báo Bùi Văn Phú
Trong bài viết riêng cho BBC từ California, Mỹ, nhà báo Bùi Văn Phú viết: "Lãnh đạo Việt Nam thăm Hoa Kỳ, và ngược lại khi lãnh đạo Mỹ đến Việt Nam, đều không có bắn súng đại bác chào đón hay quốc yến, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình năm ngoái đến Mỹ đã được long trọng đón tiếp với đầy đủ nghi thức lễ tân".
"Trong khi Hà Nội đón ông Obama cũng chỉ ở mức vừa phải, người dân Việt rất hồ hởi với sự kiện Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam. Truyền thông trong nước những ngày qua đã đưa lên hàng loạt bài viết liên quan đến chuyến đi, từ máy bay Air Force One, trực thăng Marine One, đến đoàn an ninh bảo vệ cho tổng thống và thức ăn dành cho ông Obama".
Quan hệ Việt - Mỹ có được hoàn thiện hay đưa lên tầm cao mới hay không tùy thuộc vào lựa chọn của Hà Nội trong việc đáp ứng những yêu cầu của Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama, đó là thả tù chính trị, cải cách luật pháp để người dân có các quyền tự do phát biểu, báo chí, tôn giáo, hội họp mà không bị an ninh quấy nhiễu, trấn áp hay bắt giam".

BLOG12:58

Phóng viên Khôi Nguyên, báo Người Việt
Trả lời BBC từ Hà Nội, phóng viên Khôi Nguyên, báo Người Việt (California, Mỹ), cho hay: “Nhìn chung, Hà Nội cũng tạo điều kiện cho phóng viên quốc tế đến đưa tin về chuyến thăm của ông Obama”.
“Tuy vậy, việc tường thuật cho hay quả là không dễ vì các phóng viên phải theo sự sắp xếp của phía Việt Nam. Họ cấp thẻ cho mình dự hoạt động nào thì mới được dự”.
“Ví dụ, báo Người Việt có hai phóng viên về Việt Nam đưa tin sự kiện này nhưng họ chỉ cấp một thẻ và trong ngày 23/5 có 6 sự kiện liên quan đến chuyến thăm nhưng chúng tôi chỉ được dự 2 sự kiện”.
Ông cũng nói thêm rằng muốn tham dự sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ gặp đại diện các nhà hoạt động dân sự sáng 24/5 “nhưng không được phép”.
“Là công dân Mỹ, tôi xem việc về tường thuật về chuyến đi của ông Obama là một vinh dự, vì chuyến thăm gia tăng quan hệ Việt - Mỹ và có lợi cho cả hai quốc gia”.

12:57

Sau cuộc hội đàm kéo dài một giờ, ông Obama đã có cuộc gặp với bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tại khu nhà sàn của ông Hồ Chí Minh.
Ngay sau đó, Tổng thống Obama quay lại Phủ chủ tịch, chuẩn bị tham dự cuộc họp báo sắp diễn ra.
Hàng trăm phóng viên báo chí tại Việt Nam và các phóng viên quốc tế có mặt đưa tin về sự kiện này.

12:44

Hãng hàng không VietJet và hãng máy bay Boeing đã ký thỏa thuận mua 100 máy bay trị giá 11,3 USD, thương vụ mua máy bay lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam. Loại máy bay được mua là Boeing 737 Max 200.
Lễ ký kết sẽ có sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong chuyến đi lịch sử đến Việt Nam.
Hãng tin Bloomberg cho biết từ năm 2019 công ty máy bay Boeing sẽ bắt đầu giao máy bay cho VietJet, và phải mất bốn năm để giao toàn bộ 100 máy bay cho hợp đồng này.

BLOG12:32

Jonathan Head, từ Hà Nội
Mai Khôi xuất hiện trên YouTube kêu gọi một cuộc gặp với Tổng thống Obama, tìm kiếm sự giúp đỡ của ông để hệ thống chính trị tại Việt Nam cởi mở hơn chút. Vào thời điểm viết bài này, không rõ cuộc gặp có được cho phép hay không.
Chúng tôi cũng không thể tìm hiểu cảm xúc của công chúng về cả chuyến đi thăm Việt Nam của ông Obama cũng như cuộc bầu cử.
Tất cả mọi phóng viên nước ngoài đều phải tuân theo quy định nghiêm ngặt của nhà chức trách Việt Nam, mọi cuộc phỏng vấn hay quay phim đều phải xin phép trước. Trong chuyến đi này,nhóm phóng viên của chúng tôi không được phép tường thuật gì khác ngoài nghị trình của ông Obama, và chỉ được phỏng vấn một học giả đã được cho phép, ông Trần Việt Thái.
Thậm chí việc chĩa camera vu vơ về phía các biểu ngữ bầu cử cũng ngay lập tức bị cán bộ hướng dẫn ngăn cản.
Người ta nói với chúng tôi rằng giấy phép tác nghiệp báo chí của chúng tôi không còn giá trị, và mọi hoạt động tường thuật buộc phải dừng lại. Họ không đưa ra lý do nào cả, nhưng trong một trao đổi căng thẳng với các quan chức ở bộ ngoại giao, họ nói tôi đã gặp ông Nguyễn Quang A mà không được phép ngay sau khi tôi đến Việt Nam hôm thứ Sáu.
Điều này rõ ràng không có thật - cán bộ hướng dẫn đi kèm biết chúng tôi khi ấy đang ở một cuộc gặp mặt khác đã được cho phép, nhưng họ không sẵn lòng rút lại lời cáo buộc đó.
BBC Tiếng Việt
Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYẾN THĂM VIỆT NAM CỦA TT. OBAMA: HY VỌNG “TAN SƯƠNG ĐẦU NGÕ VÉN MÂY GIỮA TRỜI”

fb:Thi Đào:
Đào Tiến Thi
1. Vài cảm nhận qua thực tế
Cách đây hơn một năm, trước chuyến đi Mỹ của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, một cán bộ an ninh quận đến nhà tôi để “đả thông tư tưởng”, đại ý rằng: Ta mở rộng quan hệ ngoại giao với Mỹ nhưng luôn luôn cảnh giác, vì Mỹ vẫn giữ thái độ thù địch với Đảng ta. Tôi đã phản ứng dữ dội. Tôi yêu cầu anh ta chứng minh nước Mỹ hiện nay thù địch với ta ở chỗ nào, anh ta không chứng minh được. Còn tôi, sau đó tôi chứng minh Trung Cộng mới là thế lực thù địch nguy hiểm nhất trên mọi phương diện, đáng cảnh giác, đáng chống nhất hiện nay. Và trong cuộc chống Trung Cộng bảo vệ Tổ quốc, cần phải hợp tác và nhờ sự giúp đỡ của Mỹ.
Lùi lại thời gian cách đây 15 năm trước, khi vụ khủng bố 11-9-2001 xảy ra, lúc đó tôi còn đang dạy học ở một tỉnh lẻ, dư luận về vụ khủng bố rất khác nhau. Có những người ở trường tôi sung sướng bảo rằng thật đáng đời Mỹ. Ban đầu tôi cũng hoang mang: phải chăng nước Mỹ gây quá nhiều hận thù nên phải trả giá? Nhưng ngay sau đó tôi nhận thấy đây là một vụ khủng bố chống lại nền văn minh nhân loại và việc Mỹ tấn công Afganistan, tiêu diệt cái chính phủ đã dung dưỡng cho trùm khủng bố Bin Laden và các thủ lĩnh Al-Qaeda là cần thiết. Tiếp theo, khoảng đầu năm 2003, khi Mỹ tuyên bố chuẩn bị đánh Iraq, học trò hỏi tôi thầy ủng hộ Mỹ hay Iraq thì tôi không ngần ngại nói rằng ủng hộ Mỹ. (Học trò tôi ngạc nhiên, cũng như sau này tôi ngạc nhiên khi biết ở nhiều trường đại học Việt Nam lúc đó, sinh viên dự định biểu tình phản đối Mỹ, ủng hộ Iraq!). Tôi nói: chính quyền của Tổng thống Saddam Husein là một chính quyền độc tài, phản động, nguy hiểm cho thế giới văn minh; Mỹ là “sen đầm” quốc tế nên Mỹ có nghĩa vụ trừng trị những gì có hại cho thế giới văn minh.
Lùi lại thời gian xa hơn, thời tôi đi học là thời kỳ chiến tranh phá hoại của Mỹ, tôi được chứng kiến những tội ác mà chính quyền của Tổng thống Johlson rồi Nickson gây ra. Lúc ấy chính quyền Mỹ thường tuyên bố các cuộc oanh tạc miền Bắc của họ chỉ nhắm vào các căn cứ quân sự, các kho tàng của miền Bắc làm hậu cứ cho Việt Cộng ở miền Nam nhưng thực tế họ bắn phá tất cả, không chừa một chỗ nào, kể cả làng mạc, bệnh viện, trường học. Thậm chí một chiếc ca nô nhỏ chạy trên sông cũng bị máy bay Mỹ săn đuổi bắn rocket.
Sơ lược vài câu chuyện trên, tôi chỉ muốn nói rằng: Chính phủ Mỹ cũng như nước Mỹ không phải là một thực thể tĩnh tại, khép kín mà là một thực thể mở, luôn vận động, và cuộc vận động đó luôn hướng về phía dân chủ, tự do và nhân văn. Chính phủ Mỹ hôm nay khác xa chính phủ Mỹ những năm tiến hành cuộc chiến tranh can thiệp vào Việt Nam với nhiều sai lầm tội lỗi, càng khác xa với thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, khi mà Mỹ từng ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, từng giúp thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1946 – 1954). Không có một nước Mỹ hoàn toàn tốt từ khi sinh ra cũng như không có một nước Mỹ mãi mãi là đế quốc, là xâm lược, là can thiệp vào nội bộ nước khác.
2. Giải tỏa hai nỗi lo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thực tế trong khoảng 20 năm qua, nhân dân Việt Nam ngày càng xích lại nước Mỹ. Tôi quan sát thấy ngay cả những người mang tư tưởng bảo thủ về chính trị, rất xa lạ với nền chính trị Mỹ nhưng họ vẫn gửi con đi du học Mỹ, thậm chí vẫn tìm kiếm “thẻ xanh” để sinh sống lâu dài ở Mỹ. Những người này trong thâm tâm có lẽ thấy cái CNXH ở ta còn xa vời quá, xã hội Việt Nam lại đầy bất trắc, trong khi một nước Mỹ an toàn, trọng tài năng là có thật. Đặc biệt, nền giáo dục tiên tiến của Mỹ là có thật.
Cái nghi ngại còn lại hiện nay thuộc đảng cầm quyền chứ không phải nhân dân. Có hai thứ khiến Đảng Cộng sản Việt Nam lo sợ:
- Chơi với Mỹ thì Trung Cộng giận, sẽ gây thêm sức ép cho họ.
- Tư tưởng tự do, dân chủ của Mỹ sẽ tràn vào Việt Nam, đe dọa chính thể hiện thời.
Nhưng hai mối lo trên buộc Đảng phải có cách giải quyết, chứ không phải tránh là được.
Về mối lo thứ nhất, dù không chơi với Mỹ để chiều lòng Trung Cộng thì Trung Cộng cũng chẳng tha. Việt Nam càng hèn, Trung Cộng càng lấn tới. Việt Nam càng cô độc, Trung Cộng càng dễ bề thôn tính. Thực tế trong khoảng vài chục năm qua, nhiều nước trong vòng đe dọa của Trung Cộng nhưng đã hiên ngang đứng vững vì họ đã liên minh hoặc hợp tác chặt chẽ với Mỹ (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật bản, Philipine, Myanmar,…)
Về mối lo thứ hai, xã hội Việt Nam đằng nào thì cũng tiếp nhận các giá trị tự do dân chủ, như là ruộng khô hạn tất sẽ thấm nước mưa. Hơn nữa, Việt Nam chỉ còn là một trong vài thành lũy cuối cùng vẫn còn dị ứng với tự do dân chủ, nhưng càng dị ứng càng khó bề từ chối. Các giá trị tự do dân chủ lại được sự tiếp sức của quá trình toàn cầu hóa và xa lộ internet cho nên nó càng nhanh đến bất ngờ. Chưa kể, chấp nhận kinh tế thị trường, tức là chấp nhận tự do cạnh tranh mà lại ngăn cản những quyền tự do tối thiểu thì thật là “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Có thể nói tự do cạnh tranh vừa là mở đầu vừa là kết quả hội tụ của mọi thứ tự do khác, đặc biệt là tự do lập hội (buôn có bạn, bán có phường), tự do tư tưởng, tự do học thuật, tự do biểu tình (biểu tình có thể tự nó giải quyết được nạn “đi đêm”, nạn làm hàng giả, hàng rởm, nạn gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp). Vậy tại sao không chủ động mở cửa đón nhận các giá trị trên? Càng ngăn chặn tự do dân chủ thì càng có nguy cơ mất kiểm soát. Bất ngờ một ngày nào đó, có khi chỉ là sự cố ngẫu nhiên, nó “tràn lên như nước vỡ bờ” thì không thể chế độc tài nào cưỡng nổi. Chỉ trong vòng hơn hai mươi năm qua, loài người đã chứng kiến sự đổ nhào của hàng chục thể chế độc tài: Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu, Campuchia (Khmer đỏ), Iraq, Tunisia, Libya,... Ngược lại, những nước biết chuyển đổi kịp thời sang chế độ dân chủ thì vừa không đổ máu, vừa giữ được ổn định: Mông Cổ, Campuchia, Myanmar. Đặc biệt với Mông Cổ và Campuchia, vốn là những nước độc tài cộng sản, họ đã biết chủ động chuyển sang chế độ dân chủ nên vẫn giữ được vai trò cầm quyền của đảng cộng sản (chỉ bỏ mỗi chữ “cách mạng” trong tên đảng mà thôi).
3. Liên minh với Mỹ: không còn con đường nào khác
Chơi được với Mỹ là chơi được với cả thế giới tiến bộ; bị Mỹ cô lập thì cũng bị cô lập luôn với cả thế giới tiến bộ. Một thời do chiến tranh, do đối đầu ý thức hệ, ta chỉ chấp nhận chơi với thế giới trong “bức màn sắt” (thế giới XHCN). Nhưng thế giới trong “bức màn sắt” đó cũng đầy bất trắc kể từ khi Xô – Trung đối đầu (từ 1956). Sự cố gắng chơi với cả hai “ông anh” như Việt Nam cũng không kéo dài được mãi, cho đến lúc buộc phải lựa chọn một là Liên Xô (sau 1975). Nhưng sự lựa chọn này về cơ bản là thất bại, bởi hai lẽ: 1. Liên Xô cũng không còn đủ mạnh để bảo vệ Việt Nam; 2. Với “Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang CHXHCN Xô viết” ngày 3-11-1978, liên minh Việt – Xô (tạm gọi thế) mang tính nửa vời, không triệt để (hai bên không cam kết bảo vệ nhau khi một bên bị tấn công). Chính vì thế khi Trung Cộng “dạy cho Việt Nam một bài học” (cuộc chiến 2-1979) thì Liên Xô không ra tay về quân sự mà chỉ giúp Việt Nam bằng một vài hành động. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các nhà lãnh đạo ĐCS Việt Nam vội vã chạy về với ĐCS Trung Quốc bằng Hội nghị Thành Đô tháng 9-1990. Đây là cơ hội vàng để Trung Cộng thôn tính Việt Nam mà không cần mất một viên đạn. Cam kết Thành Đô là một sai lầm chết người nhưng không có nghĩa là không thể hóa giải. Cơ hội hóa giải Thành Đô hiển hiện đặc biệt rõ ràng khi Trung Cộng ngang ngược đem Giàn khoan 981 cắm vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cùng lúc với sự ủng hộ Việt Nam đặc biệt nhiệt tình của người Mỹ. Có thể nói nếu không có sức ép của Mỹ thì Trung Cộng sẽ không chịu rút Giàn khoan 981 và chúng sẽ còn đi tiếp những bước leo thang còn nguy hiểm hơn vừa rồi.
Nguyên tắc “không liên minh với một nước để chống một nước thứ ba” của nhà nước Việt Nam hiện nay là một sai lầm và ngày càng tỏ ra sai lầm. Mà thực tế cũng không phải như vậy. Thực tế chính phủ Việt Nam kể từ Hội nghị Thành Đô đã chọn liên minh với Trung Quốc. Đây là một liên minh nguy hiểm, bởi Việt Nam chẳng những chẳng được gì mà chỉ có mất. Thực tế từ Thành Đô đến nay Việt nam cứ mất dần, mỗi ngày mất nhiều hơn, nặng nề hơn và khả năng mất sạch sành sanh không còn bao xa.
Trong lịch sử giữ nước, các nhà nước Việt Nam chưa bao giờ từ chối liên minh. Nước Văn Lang liên minh với nước Âu Lạc để chống quân xâm lược Tần (thế kỷ III trước CN). Nhà Trần liên minh với quốc gia Chăm Pa trong cuộc chống quân xâm lược Nguyên (1278 – 1285) và còn giữ liên minh này cho đến đầu thế kỷ XIV, khi chấm dứt sự đe dọa của quân xâm lược Nguyên. Mặt trận Việt Minh liên minh với phe Đồng Minh trong cuộc chống phát xít Nhật (1941 – 1945). Liên minh Việt – Miên – Lào dẫn đến thắng lợi chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp của ba nước (1946 – 1954). Việt Nam liên minh với Liên Xô trong cuộc chiến chống xâm lược Trung Cộng tháng 2-1979 và còn tiếp tục liên minh trong suốt thời gian bị Trung Cộng đe dọa cho đến Hội nghị Thành Đô.
Liên minh với Mỹ không bất trắc như liên minh giữa các nước cộng sản. Bởi vì Mỹ theo thể chế dân chủ, quyền quyết định là ở nhân dân (thông qua hiến pháp, các đạo luật và thông qua bỏ phiếu của nghị viện do dân bầu). Trong khi đó ở các nước cộng sản, các ông “vua” (“vua” cá nhân hoặc “vua” tập thể) tùy tiện quyết định, chẳng cần luật lệ nào. Khrushchov bị Mao Trạch Đông kết tội khi tuyên bố “chung sống hòa bình” với thế giới tư bản, dẫn đến đối đầu Trung – Xô mà hệ lụy là những nước nhỏ bị cái nạn “trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Mao Trạch Đông bất ngờ bắt tay với Nixon (2-1972), bỏ rơi Việt Nam trong cuộc chiến Việt – Mỹ. v.v..
Liên minh với Mỹ không những để giữ vững độc lập mà còn để phát triển. Thực tế cho thấy tất cả những nước liên minh hoặc hợp tác chặt chẽ với Mỹ đều trở nên phát triển: Đức, Nhật hoang tàn sau Đệ nhị thế chiến, trong một thời gian ngắn trở thành các cường quốc. Hàn Quốc, Singapore từ những nước chậm phát triển trở thành nước phát triển. Trái lại, vẫn là người Hàn Quốc nhưng Bắc Triều Tiên chọn liên minh với Trung Quốc, biến thành một nước nghèo đói, lạc hậu và lạc điệu nhất thế giới.
Theo dõi thái độ của chính phủ Mỹ đối với Việt Nam trong mấy năm gần đây tôi thấy họ thật là thân thiện và kiên nhẫn. Thái độ của họ đối với Trung Cộng (đặc biệt qua vụ Giàn khoan 981 và vụ xây đảo chìm thành đảo nhân tạo trên những đảo chiếm được của Việt Nam để thiết lập căn cứ quân sự) thật là mạnh mẽ và dứt khoát. Họ mời Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ĐCS Việt Nam lại cử ông Phạm Quang Nghị đi thay, họ cũng “OK”. Ông Phạm Quang Nghị tặng ông Thượng nghị sĩ John McCain bức ảnh khi ông là phi công bị bắn rơi ở Hồ Trúc Bạch, ông John McCain cũng vui vẻ nhận!
Câu lảy Kiều của ông Bill Clinton khi sang thăm Việt Nam (2000):
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
Và của ông Joe Biden khi tổ chức chiêu đãi ông Nguyễn Phú Trọng tối 7-7-2015 tại Mỹ:
Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời
đều cùng một điệu là khép lại quá khứ để mở ra thời kỳ mới vô cùng tốt đẹp cho quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, nó có thành hiện thực hay không thiết nghĩ hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ, chủ trương của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.
(Đào Tiến Thi, 22-5-2016, hoàn thành vào đúng giờ TT. Barack Obama đến Hà Nội)
http://bongbvt.blogspot.com/…/lieu-rang-co-tan-suong-au-ngo…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016


)

(GDVN) - Điều đó nói lên rằng, nước Mỹ đã và đang chuyển sang một thế hệ lãnh đạo mới, với họ chiến tranh Việt Nam chỉ còn là dư âm của lịch sử.
LTS: Ông Trần Đức Cảnh - một người có nhiều năm kinh nghiệm quản lý và xây dựng chính sách cho các Chương trình Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực tại bang Massachusetts (Hoa Kỳ).
Ông từng giúp kết nối nhiều chương trình giáo dục Mỹ với Việt Nam hơn hai thập niên qua và rất quan tâm đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Nhân chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Mỹ Brack Obama, ông Trần Đức Cảnh đã dành cho Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cuộc trao đổi xung quanh chuyến thăm này.

PV: Ông nhận xét thế nào về chuyến thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama lần này, so với các lần trước của tổng thống George W. Bush và Bill Clinton?
Ông Trần Đức Cảnh: Sau 12 mùa tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ, lần đầu chiến tranh Việt Nam không hề được nhắc đến, không còn được các ứng cử viên lấy làm chủ đề bàn luận, tranh cử.
Điều đó nói lên rằng, nước Mỹ đã chuyển sang một thế hệ lãnh đạo mới, với họ chiến tranh Việt Nam chỉ còn là dư âm của lịch sử.  
Những người từng tham gia trong chiến tranh như Ngoại trưởng John Kerry cũng sẽ nghỉ hưu sau nhiệm kỳ này, và Thương Nghị Sĩ John McCain có thể thêm một nhiệm kỳ nếu tái đắc cử năm nay. 
Dù đang ở năm cuối của nhiệm kỳ cho phép, Tổng thống Obama thuộc lớp lãnh đạo mới này.
Thông điệp của ông trong chuyến thăm Việt Nam chắc chắn sẽ là giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong chiến tranh và hướng về tương lai giữa hai nước Việt-Mỹ.
Sau hơn 43 năm kể từ khi quân đội Mỹ rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thời gian như thế là quá chậm.
Tôi không nhớ trong lịch sử nước Mỹ, có sự dằng dai với nước nào lâu như thế sau chiến tranh.
Tôi tin là Tổng thống Obama sẽ tiếp tục đóng vai trò rất tích cực trong chuyến thăm này.
Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel đã tuyên bố với báo chí trong nước tuần trước về 5 trọng tâm của chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, tôi cho là khá đầy đủ và phù hợp.
Hoa Kỳ quan tâm đối với "một nước Việt Nam mạnh mẽ, an toàn, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng quyền con người và pháp quyền"; quan hệ hai nước là một phần quan trọng của chiến lược tái cân bằng của Hoa Kỳ ở châu Á – Thái Bình Dương; Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam triển khai TPP hiệu quả cũng như những hợp tác quốc phòng giữa hai nước. 
Tôi cho đây là cốt lõi trong quan hệ Việt-Mỹ, bền vững và lâu dài, và việc tái cân bằng và phát triển khu vực Á Châu. 
Giải thưởng Công ty Mỹ xuất sắc (US State Department Corporate Excellence Award) của 2001 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao cho Công ty Selco-Vietnam.
Trong địa chính trị, một nước Nhật hùng mạnh, không những là đồng minh kinh tế mà còn giúp Hoa Kỳ phía Đông Á.
Nếu có được một Việt Nam như thế phía Đông Nam Á là điều mơ ước, Hoa Kỳ khó tìm một quốc gia nào ở khu vực có vị trí chiến lược thuận lợi và tiềm lực như Việt Nam.  
Để xây dựng một Việt Nam như thế cần có thời gian và quy trình phát triển chuẩn mực về cả phần cứng lẫn mềm.     
Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương là một trong những tác nhân chính giúp phát triển kinh tế Việt Nam với Hoa Kỳ và 10 nước trong nhóm. 
Ông nhận định thế nào về triển vọng phát triển kinh tế-thương mại giữa hai nước sau khi TPP chính thức đi vào hoạt động?
Ông Trần Đức Cảnh: Mậu dịch giữa Việt-Mỹ năm 2015 là trên 40 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ nhập từ Việt Nam khoảng 38 tỷ USD trong khi xuất cho Việt Nam 7 tỷ USD.
Ý kiến cho rằng nếu TPP đi vào hiện thực thì con số này dự kiến sẽ gấp đôi trong 5 năm.  

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức lên tiếng về chuyến thăm Việt Nam của ông Obama

Các đối tác truyền thống của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... họ không chỉ tiếp cận được thị trường rộng lớn của Hoa Kỳ, mà còn chuyển giao kỹ thuật, kiến thức quản lý và nguồn vốn.
Đây là các yếu tố tối cần thiết để giúp một nước như Việt Nam phát triển nhanh, có chất lượng và bền vững. 
Ngược lại, các công ty, đối tác Hoa Kỳ phải có điều kiện kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam.
Khi nói về phát triển thương mại thì luôn phải hai chiều, win-win (hai bên cùng thắng), nếu không thì lâu dài chỉ chuốc lấy thất bại.
Ở thời điểm này, Hiệp định Thương Mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) còn gặp rắc rối là chưa biết lúc nào Quốc Hội Hoa Kỳ đưa ra quyết định, và nếu TPP không được phê chuẩn năm nay thì sang nhiệm kỳ Tổng thống mới, chưa biết sẽ ra sao. 
Hy vọng vào nỗ lực của Nhà trắng và thiện chí của Thượng viện Mỹ sẽ biến TPP trở thành hiện thực trong năm nay. 
Bước tiến giáo dục Việt – Mỹ
Ông có cho rằng xây dựng Đại học Fulbright (FUV) tại Việt Nam được cho là bước tiến quan trọng trong quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ?
Ông Trần Đức Cảnh: Thực chất, đây là một đại học Việt Nam, theo mô hình phi lợi nhuận như đa số đại học tư khác ở Mỹ.
Khi nó hình thành, người Việt có quyền tự hào.
Bình thường nếu một đại học nước ngoài khác, xin phép thành lập tại Việt Nam thì chắc sẽ không gây chú ý nhiều, nhưng vì có chính phủ Hoa Kỳ hổ trợ phần tài chính ban đầu, những người như Ngoại trưởng John Kerry giúp vận động thúc đẩy dự án đại học này, và cho phép trường lấy tên Fulbright, một chương trình trao đổi giáo dục của Mỹ toàn cầu, thành tên một đại học tại Việt Nam, cũng là điều rất ưu ái và đặc biệt.
Liên hệ của nhóm sáng lập FUV ở Mỹ đã có một quá trình làm việc và kết nối chương trình học bổng Fulbright với Việt Nam từ những năm 1990 của thế kỷ trước, sau đó là xây dựng chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP. Hồ Chí Minh năm 1995 và các chương trình giáo dục và đào tạo Việt-Mỹ khác.  
Hình thành FUV là một khích lệ lớn cho Nhóm thực hiện FUV cả phía Mỹ lẫn Việt Nam, nỗ lực rất lớn trong nhiều năm qua.  
Giấy phép cho Đại học Fulbright do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký hôm thứ Hai rồi (16/5/2016), tuy thời gian rất sát với lịch của Tổng thống Obama sang Việt Nam, nhưng đây là bước tiến của giáo dục Việt-Mỹ. 
Tổng thống Obama muốn xây dựng mối liên hệ giữa người Mỹ và Việt Nam, làm thế nào để cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ có cơ hội đóng góp thiết thực cho sự phát triển quan hệ này ?          
Ông Trần Đức Cảnh: Cộng đồng người Việt và người Mỹ gốc Việt nói chung đã trưởng thành sau hơn 40 năm ở Mỹ, ước tính khoảng 2 triệu người, chiếm khoảng 45% số người Việt hay gốc Việt sống khắp thế giới. 
Người gốc Việt đã đóng góp rất nhiều cho nước Mỹ trên mọi lĩnh vực.  
Dù đến Mỹ chậm hơn, nhưng đại đa số du học sinh Việt Nam, trong số 20,000, đã thành đạt và có những thành tích đáng kể.  
Trong quan hệ Việt-Mỹ lâu dài, tiếng nói của người Mỹ gốc Việt không thể thiếu. 
Cộng đồng người gốc Do Thái ở Mỹ là tiền đồn bảo vệ nước Israel trước nguy cơ bị duyệt vong ở vùng Trung Đông, qua sự vận động chính trị Mỹ, hỗ trợ kinh tế, xã hội và giáo dục.
Một nước Israel mạnh và bảo vệ cho họ được như ngày nay, công sức của Cộng đồng người Do Thái ở Mỹ không hề nhỏ.  
Về khía cạnh này, Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi, nhưng để kết nối được thì thiện chí và nỗ lực phải đến từ hai chiều, và bằng những hành động rất cụ thể và thiết thực.
Tổng thống Obama chắc chắn sẽ đề cập sự liên hệ và tạo niềm tin giửa nhân dân hai nước.
Một khi có sự tin tưởng, người Việt ở Hoa Kỳ có thể là những Hướng dẫn hay Cổ động viên tốt nhất cho việc nối kết này.

Theo ông, Tổng thống Obama sẽ có thông điệp gì dành cho giới trẻ Việt Nam?
Ông Trần Đức Cảnh: Trong chương trình của Tổng thống Obama, dự kiến có buổi nói chuyện với nhóm Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á (YSEALI). 
Ông Trần Đức Cảnh cùng với Đại sứ Raymond Burghardt tổ chức buổi lể trao giải, kết nối trực tiếp với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Năm 2009, Tổng thống Obama có bài nói chuyện với sinh viên rất ấn tượng ở đại học Cairo, Ai Cập.
Tôi hy vọng, bài nói chuyện của ông với giới trẻ lần này sẽ ấn tượng không kém, thông điệp hòa bình, thịnh vượng, phát triển và sáng tạo mà chính giới trẻ là trung tâm, những người đón nhận và thực hiện thông điệp này chứ không ai khác.   
Vấn đề biển đông thu hút sự  quan tâm
Vấn đề biển Đông sẽ được đề cập như thế nào theo ông?
Ông Trần Đức Cảnh: Tuyên bố của Hoa Kỳ về vai trò và quan tâm về vấn để biển Đông thì chúng ta đã rõ. Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng tự do hàng hải trên biển Đông là cốt lõi. 

Chuyến thăm Việt Nam của ông Obama dưới các góc nhìn khác nhau

(GDVN) - Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama (từ 23-25/5) đang là tâm điểm được cả thế giới chú ý.
Hoa Kỳ cũng thừa hiểu là nếu họ không rõ ràng trong chính sách đối với biển Đông, thì các nước trong khối sẽ chùn chân.
Như vậy, chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ ở Châu Á sẽ thất bại.
Hoa Kỳ cũng nhận thức rằng phần còn lại của thế kỷ 21 thuộc về Châu Á, một khu vực phát triển năng động trên nhiều lảnh vực, sẽ giúp nước Mỹ tiếp tục phát triển.
Một sự tương quan lợi ích vô cùng cần thiết, nhưng Hoa Kỳ cũng sẽ cân đối với các quyền lợi khác. 
Tuy nhiên, nguy cơ xung đột trên biển Đông là có thật và Hoa Kỳ cũng phải chuẩn bị.
Hoa Kỳ từng tuyên bố sẽ tiếp tục là cường quốc của Châu Á, vì đây cũng là quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên tới.  

Các vấn đề còn tồn đọng trong chiến tranh luôn được quan tâm, ông thấy nội dung này như thế nào?
Ông Trần Đức Cảnh: Các vấn đề còn tồn đọng trong chiến tranh như rà phá bom mìn, tìm kiếm và hồi hương người Mỹ mất tích trong chiến tranh, xử lý ô nhiễm dioxin như ở sân bay Đà Nẵng ... sẽ tiếp tục được quan tâm. 
Tôi cũng đã có đề xuất với chính quyền Mỹ là có chương trình giúp tìm kiếm binh sĩ Việt Nam mất tích trong chiến tranh (cả hai miền nam bắc), nhận diện rồi đưa về cho thân nhân của họ.
Sau hơn 40 năm, việc tìm kiếm này không hề dễ dàng.
Tuy nhiên, người Mỹ có thể giúp về cung cấp thông tin, địa hình và nguồn lực cho công tác này. 
Theo tôi, sau chiến tranh thì sự hòa giải nào cũng phải bắt đầu từ những người chết ... nếu người chết không được tôn trọng thì ngôn từ nào với người sống cũng chỉ là vô nghĩa.
Việt Nam đã giúp tìm kiếm binh sĩ Hoa Kỳ mất tích gần 30 năm qua, đến lúc Hoa Kỳ phải thể hiện thiện chí và trách nhiệm trong việc này. 
Ông nghĩ gì về Việt Nam yêu cầu Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương?
Ông Trần Đức Cảnh: Tôi đồng ý với ý kiến cho rằng bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam chỉ mang tính biểu tượng, hơn là có giá trị thương mại.
Thực tế, Việt Nam cũng không nhất thiết phải mua vũ khí của Mỹ để phòng thủ, các nước khác có thể bán với giá thấp hơn và không phải sợ lệ thuộc lâu dài.  
Tôi nghĩ Tổng thống Obama sẽ công bố dỡ bỏ cấm vận này trong chuyến thăm, hoặc trong thời gian còn lại mà ông tại vị.    
Trân trọng cảm ơn ông.
Xuân Trung (thực hiện)
Phần nhận xét hiển thị trên trang