Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Bồ Đào Nha lập kỷ tích: 4 ngày liên tiếp chỉ dùng năng lượng tái tạo


Mặc dù thành tích này kéo dài không lâu nhưng đủ để cho thấy, năng lượng tái tạo đã có những bước phát triển vượt bậc đến như thế nào.
Không lâu sau khi Đức thành công trong việc sản xuất "thặng dư" nguồn năng lượng tái tạo, đến lượt một quốc gia khác tại Châu Âu đã đạt được thành tích ấn tượng hơn thế, đó là Bồ Đào Nha.
Ảnh minh họa
Theo dữ liệu phân tích mạng lưới năng lượng của Bồ Đào Nha trong tháng 5/2016, toàn bộ lượng điện tiêu thụ trong khoảng thời gian từ 6h45 sáng (giờ UTC) ngày 7/5 cho tới 5h45 tối (giờ UTC) ngày 11/5 đều được lấy từ nguồn năng lượng tái tạo. Nguồn năng lượng tái tạo bao gồm điện gió, điện mặt trời và thủy điện.
Thành tích này của Bồ Đào Nha chỉ đạt được không lâu sau khi Đức và Đan Mạch đã thiết lập nên những kỷ lục về sản xuất điện tái tạo. Cụ thể, Đan Mạch đã tự sản xuất ra được tới 42% nguồn điện từ năng lượng gió trong năm 2015. Mới đây nhất vào đầu tháng Năm, Đức cũng tự sản xuất được tới 87% nguồn điện năng từ tổ hợp điện tái tạo.
The Guardian
"Đây là một thành tựu đáng kể đối với một nước Châu Âu, tuy nhiên những kỷ lục đột phá này sẽ sớm xuất hiện nhiều hơn nữa ở Châu Âu trong một vài năm tới".
Bồ Đào Nha đã mất khá nhiều thời gian để thực hiện những cam kết về cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và dần chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo bền vững hơn. Tuy nhiên những gì đã và đang làm được của quốc gia Châu Âu này quả thật đáng khâm phục.
Ảnh minh họa
Sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến việc, chỉ với ba năm trước, Bồ Đào Nha còn là một quốc gia phụ thuộc tới 1/2 nguồn năng lượng vào nhiên liệu hóa thạch và khoảng gần 1/3 vào năng lượng hạt nhân. Tới nay, quốc gia này đã có thể thay thế dần toàn bộ mạng lưới điện bằng nguồn năng lượng tái tạo.
"Những dữ liệu này cho thấy Bồ Đào Nha đang có nhiều tham vọng táo tạo trong việc chuyển đổi mạng lưới năng lượng sang 100% điện tái tạo. Điều này góp phần giảm rất lớn lượng khí thải hiệu ứng nhà kính gây nên tình trạng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu".
Thành công đem tới hơn 107 giờ điện hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo của Bồ Đào Nha không chỉ nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, đó còn là thành công vô cùng ấn tượng trong công tác quản lý và điều hành mạng lưới điện của quốc gia Châu Âu nhỏ bé.
Trong tương lai, không chỉ có Bồ Đào Nha, Đức hay Đan Mạch mới đi đầu xu thế năng lượng sạch. Bởi lẽ những dấu mốc quan trọng về năng lượng này sẽ chính là động lực thôi thúc các quốc gia khác đi tìm chìa khóa vàng cho tương lai của chính dân tộc mình.
Tham khảo Iflscience
Phần nhận xét hiển thị trên trang

10 công ty trả lương cao nhất tại Mỹ 2016



Dựa trên dữ liệu từ Công ty Glassdoor với 2 tiêu chí: mức lương cơ bản và mức tổng thu nhập trung bình mỗi năm (bao gồm các khoản hoa hồng, tiền làm thêm giờ...), trang Business Insider đã đưa ra danh sách những công ty trả lương cao nhất tại Mỹ.
Mức lương cao nhất thuộc về lĩnh vực tư vấn, bởi vì lĩnh vực này đòi hỏi ứng viên phải có các mối quan hệ cá nhân, kỹ năng đặc thù và kiến thức chuyên sâu. Tuy nhiên, "Lĩnh vực công nghệ chứng kiến những mức lương cao chưa từng có, cho thấy một cuộc chiến quyết liệt nhằm giành giật nhân tài giữa các hãng công nghệ", TS. Andrew Chamberlain - đại diện Glassdoor cho biết.
Sau đây là 10 công ty dẫn đầu danh sách trên:
1. A.T. Kearney
- Lĩnh vực: tư vấn, quản lý.
- Tổng thu nhập: 167.534 USD
- Lương cơ bản: 143.620 USD
2. Strategy& (một thành viên của PwC)
Lĩnh vực: kiểm toán, thuế, tư vấn, quản lý
- Tổng thu nhập: 160.000 USD
- Lương cơ bản: 147.000 USD
3. Juniper Networks
- Lĩnh vực: công nghệ
- Tổng thu nhập: 157.000 USD
- Lương cơ bản: 135.000 USD
4. McKinsey & Company
- Lĩnh vực: tư vấn, quản lý
- Tổng thu nhập: 155.000 USD
- Lương cơ bản: 135.000 USD
5. Google
- Lĩnh vực: công nghệ
- Tổng thu nhập: 153.750 USD
- Lương cơ bản: 123.331 USD
6. VMware
- Lĩnh vực: công nghệ
- Tổng thu nhập: 152.133 USD
- Lương cơ bản: 130.000 USD
7. Amazon Lab
- Lĩnh vực: công nghệ
- Tổng thu nhập: 150.100 USD
- Lương cơ bản: 138.700 USD
8. Boston Consulting Group
- Lĩnh vực: tư vấn
- Tổng thu nhập: 150.020 USD
- Lương cơ bản: 147.000 USD
9. Guidewire
Lĩnh vực: công nghệ
- Tổng thu nhập: 150.020 USD
- Lương cơ bản: 135.000 USD
10. Cadence Design Systems
Lĩnh vực: công nghệ
- Tổng thu nhập: 150.010 USD
- Lương cơ bản: 140.000 USD
Theo DoanhnhanSG

Tổng thống Mỹ Obama đến Hà Nội

Khác với vẻ giản dị lúc khởi hành, ông Obama trong bộ vest đen, sơ mi trắng bước xuống từ chuyên cơ Air Force One, giơ tay chào rồi nhanh chóng lên một trong hai chiếc Cadillac The Beast về nội thành.
Hàng trăm cảnh sát đặc nhiệm và cảnh sát giao thông túc trực trên đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội, sẵn sàng các phương án bảo vệ đoàn của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Khoảng 1,5 tiếng trước khi máy bay chở ông Obama vào không phận Việt Nam, phía Mỹ sẽ thông báo để Việt Nam chuẩn bị.
Đoàn của ông Obama có 4 chuyên cơ, trong đó một chiếc Air Force One chở Tổng thống Obama, một chiếc chở Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và một chiếc chở cộng đồng doanh nhân, ngoại giao Mỹ đi theo tháp tùng.
Theo nguồn tin của VnExpress, khoảng 21h30, chuyên cơ Air Force One của Tổng thống Mỹ sẽ hạ cánh xuống Nội Bài, sớm hơn khá nhiều so với giờ dự kiến trước đó. Chiếc máy bay dự bị của Tổng thống hạ cánh sau đó khoảng nửa tiếng, lúc 22h.
Ngoại trưởng John Kerry đã tới Hà Nội khoảng 18h40 cùng ngày.
obama2-5017-1463922942.jpg
Đoàn xe đón Tổng thống Obama trong đó có hai chiếc Cadillac The Beast vào sân bay Nội Bài. Ảnh:Giang Huy.
Chiếc Air Force One hạ cánh và lăn bánh vào đậu cách cửa nhà khách VIP khoảng 50 m. Xe thang bắt đầu đi ra, khoảng 20 thành viên đoàn tùy tùng xuống trước từ cửa hậu chuyên cơ. Khi cửa trước chuyên cơ mở ra, một số thành viên đoàn bay đi xuống dọn đường cho sự xuất hiện của ông Obama. Đoàn ôtô khoảng 40 chiếc đậu song song với thân máy bay, một số xe đậu sát chân cầu thang chuyên cơ.
one-9943-1463928263.jpg
Chiếc Air Force One đậu tại nhà ga VIP sân bay Nội Bài. Ảnh: Giang Huy.
Ông Obama xuất hiện trong bộ vest đen, sơ mi trắng, nhanh nhẹn và tươi cười bước xuống xe thang. Đón ông ở chân chuyên cơ là Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh và đại sứ Mỹ Ted Osius.
Một nữ sinh năm thứ ba của Đại học Quốc gia Hà Nội được trao vinh dự tặng hoa cho ông Obama.
obama-taga-7194-1463939395.jpg
Tổng thống Mỹ bước xuống từ chiếc Air Force One. Ảnh: Giang Huy.
Xe chở Tổng thống Mỹ cùng đoàn hộ tống rời nhà khách VIP sân bay Nội Bài hướng về phía cầu Thăng Long. Đi đầu là môtô và ôtô dẫn đoàn của cảnh sát giao thông, tiếp đó là xe của quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam. Hai chiếc Cadillac "Quái thú" mang cờ Mỹ giống hệt nhau đi giữa đoàn cùng khoảng 40 xe tháp tùng phía sau.
hoa-3564-1463930905.jpg
Ông Obama nhận hoa từ đại diện Việt Nam khi bước xuống máy bay. Ảnh: Reuters.
Hàng trăm người tập trung ven đường Đỗ Đức Dục dẫn vào nơi Tổng thống Mỹ lưu trú. Khi đoàn xe đi qua, tiếng reo hò vang lên cùng những cánh tay giơ cao vẫy nồng nhiệt. Một bạn trẻ thậm chí mang theo ảnh ông Obama cỡ lớn kèm dòng chữ "Chào mừng đến Việt Nam".
obama4-1412-1463931463.jpg
Tuy vậy, chiếc xe chở ông Obama lại đi vào phía cổng sau (đường Miếu Đàm). Khu vực này bị phong tỏa, cấm các phương tiện và người dân qua lại từ 21h. Những người đứng phía sảnh chính khách sạn mặt đường Đỗ Đức Dục tỏ ra tiếc nuối khi không được thấy đoàn xe.
"Không như mong đợi, nhưng chỉ cần nhìn thấy xe của ông ấy đi vào khách sạn là vui lắm rồi. Hy vọng sáng mai sẽ thấy xe của Tổng thống từ khách sạn đi ra", bà Lê Thị Hạnh trong nhóm người trên đường Đỗ Đức Dục chia sẻ.
obama5-5116-1463933143.jpg
Trong chuyến thăm Việt Nam từ 23-25/5, ông Obama sẽ gặp gỡ Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chào xã giao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đi theo tháp tùng ông Obama, tuy nhiên, bà Michelle Obama cùng các con gái không đi cùng. Nội dung chính mà Tổng thống Mỹ và các lãnh đạo Việt Nam sẽ tập trung thảo luận lần này là tăng cường quan hệ đối tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh, giao lưu giữa nhân dân với nhân dân, nhân quyền cùng các vấn đề khu vực và thế giới. Quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước được xác lập vào năm 2013 khi nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm Mỹ.
@ vnExpress

5 sự thật khiến Venezuela rơi vào cảnh sụp đổ



Thiên Hà (theo Times)
MTG - Tình hình tại Venezuela đang trở nên xấu hơn, thậm chí viễn cảnh đất nước này sụp đổ trong thời gian tới hoàn toàn có thể xảy ra.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời mở một cuộc tập trận "không giới hạn" trong thời gian tới. Phe đối lập liên tục xuống đường, tố cáo Tổng thống là vi hiến, thậm chí tuyên bố sẽ lật đổ ông Maduro trong năm nay.

Tất cả những điều đó là hình ảnh chúng ta thấy được ở Venezuela trong thời gian gần đây, thế nhưng nếu đọc 5 sự thật dưới đây, độc giả có thể thấy rằng những hình ảnh trên không phải là điều kinh khủng nhất có thể xảy ra trong tương lai cho quốc gia Nam Mỹ này.

1. Hàng hóa khan hiếm đến mức tồi tệ

Theo Ian Bremmer, phóng viên của tờ Times, lần gần đây nhất mà ông đến Venezuela, nước này đang trong tình trạng nguy cấp, thậm chí là tê liệt vì thiếu hàng hóa.

Chính phủ Venezuela đang phân phát nước sạch theo "khẩu phần", người dân nước này được cảnh báo rằng sẽ phải mất 21 ngày họ mới có thể được cung cấp nước 1 lần vì các hồ chứa nước đã cạn khô. Người dân phải lấy nước từ các hồ bơi và các xe chở nước lưu động để "thỏa cơn khát" nước sinh hoạt.

Không chỉ thiếu nước, chính phủ Venezuela cũng cắt điện luân phiên để tiết kiệm điện, thậm chí các văn phòng chính phủ chỉ hoạt động 2 ngày 1 tuần để tiết kiệm điện. Ngoài ra, mỗi ngày Venezuela sẽ cúp điện 4 giờ trên toàn quốc, Cảnh cúp điện đã trở thành "chuyện thường ngày" ở nước này.

Trong khi đó, các loại thuốc cơ bản như aspirin gần như không thể tìm thấy, siêu thị không còn món hàng hóa nào. Hồi cuối tháng 4, một thông tin "gây sốc" là công ty tư nhân lớn nhất Venezuela Empresas Polar SA đóng cửa. Empresas là công ty chiếm lĩnh 80% thị trường bia tại Venezuela, tức người dân tại đây sẽ gần như không được uống bia trong thời gian tới.

2. Nguyên nhân khủng hoảng nhu yếu phẩm tại Venezuela

Nếu nhà văn Hemingway sống lại, ông sẽ nói rằng Venezuela đã bị phá sản từ từ và đột ngột sụp đổ.

Trong nhiều năm qua, Venezuela phụ thuộc hoàn toàn vào trữ lượng dầu quá lớn của mình, chiếm khoảng 96% doanh thu xuất khẩu và phân nửa thu ngân sách liên bang. Tình hình sẽ tốt nếu như giá dầu vẫn ở mức trên 100 USD/thùng, nhưng giá dầu hiện nay chỉ ở mức gần 50 USD/thùng.

Venezuela đã tính toán ngân sách của mình trong năm nay chỉ với giá dầu 40 USD/thùng, nhưng khó khăn vẫn không dừng lại khi Quỹ dầu khẩn cấp - một quỹ tiền tệ được thành lập khi giá dầu cao nhằm đề phòng trường hợp xấu khi giá dầu thấp, đã bị sử dụng hoặc "đánh cắp".

Thiệt hại cho nền kinh tế Venezuela lại còn nghiêm trọng hơn do hạn hán. Khoảng 65% lượng điện của nước này được sản xuất bởi một con đập thủy điện, điều này gây rắc rối nghiêm trọng cho đất nước khi hạn hán xảy ra.

3. Vấn đề dài hạn

Vấn đề của Venezuela không chỉ là những thứ ngắn hạn như hạn hán hay giá dầu mà còn ở những nguyên nhân dài hạn cố hữu.

Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, Venezuela là nước tham nhũng nhất Nam Mỹ và đứng thứ 9 toàn cầu. Tỉ lệ tội phạm cũng ở mức đáng báo động khi cứ 100.000 dân thì có 90 người bị giết mỗi năm, tỉ lệ này đứng thứ 2 thế giới sau El Salvador.

Người dân Venezuela nhìn chung tức giận với tình hình hiện tại. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày nước này có tới 17 cuộc biểu tình trên khắp đất nước.

Theo IMF, hiện tại tỉ lệ thất nghiệp ở Venezuela là 17%, dự đoán năm sau con số này sẽ lên tới 21%. Cũng theo IMF, tỉ lệ lạm phát năm nay là 481% và năm 2017 là 1.642%.

Để dễ hình dung, hiện tại một Happy Meal của McDonald tại Caracas có giá 146 USD nếu tính theo tỉ giá hối đoái chính thức là 6,3 bolivar ăn 1 USD. Kinh khủng hơn, năm sau giá của Happy Meal sẽ hơn gấp 4 lần hiện tại, tức gần 600 USD một phần nếu tỉ giá chính thức vẫn là 6,3 bolivar ăn 1 USD.

4. Tổng thống ngày càng mất uy tín

Cuộc bầu cử Quốc hội của Venezuela hồi cuối năm 2015 chứng kiến chiến thắng của liên minh Dân chủ Thống nhất, một nhóm chính trị ôn hòa, trung tả và trung hữu. Đây là lần đầu tiên trong 17 năm qua mà "Chavismo", thương hiệu chính trị xã hội chủ nghĩa dân túy được khởi xướng bởi cố Tổng thống Hugo Chavez và được ông Maduro kế tục thất cử.

Hồi tháng 12.2015, chỉ số tín nhiệm của ông Maduro là 22% nhưng giờ đây chỉ số này chỉ còn 15%. Khoảng 70% người dân Venezuela hiện nay muốn ông Maduro bị cắt chức. Tất cả các chính trị gia theo trường phái dân túy đều phải nhận được sự hỗ trợ của đa số dân chúng mới có thể điều hành đất nước và ông Maduro thì không làm được điều đó.

5. Chiêu bài kéo dài thời gian?

Phe đối lập đã công khai sẽ hạ bệ ông Maduro trong năm nay. Họ tuyên bố như vậy chủ yếu bởi vì hiến pháp Venezuela ghi rằng nếu một tổng thống nước này bị lật đổ trong 2 năm cuối cùng của nhiệm kỳ, phó tổng thống sẽ là người được chỉ định thay thế.

Tức là nếu phe đối lập lật đổ được ông Maduro sau ngày 10.1.2017, thì Phó tổng thống Aristobulo Isturiz, một người trung thành với lý tưởng của cố Tổng thống Chavez sẽ làm tổng thống thay ông Maduro.

Hiện phe đối lập đã tập hợp đủ chữ ký để tiến hành trưng cầu dân ý phế bỏ chức tổng thống của ông Maduro. Theo hiến pháp, chỉ cần tập hợp được 200.000 chữ ký, tức 1% cử tri là có thể khởi động quá trình trưng cầu dân ý.

Hai tuần trước, phe đối lập đã thu thập được 1,85 triệu chữ ký và họ đã đệ trình danh sách cho Hội đồng Bầu cử quốc gia (CNE) để phê duyệt quyết định trưng cầu dân ý. CNE sẽ thẩm tra danh sách chữ ký và danh sách này có tới 1,85 triệu chữ ký nên họ có quyền "câu giờ" cho chính phủ của ông Maduro. 

Có thể nói phe đối lập đã tự "làm khó" mình khi thu thập quá nhiều chữ ký ủng hộ việc trưng cầu dân ý lật đổ ông Maduro, khiến CNE mất nhiều thời gian hơn để thẩm tra danh sách chữ ký này. Điều này có nghĩa là nếu phe đối lập thực sự muốn lật đổ ông Maduro và "Chavismo", họ phải thực hiện một cuộc tổng biểu tình để buộc chính phủ và Ủy ban Bầu cử tăng tốc phê duyệt thủ tục tiến hành trưng cầu dân ý.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nên làm gì khi không vào được Facebook?


Bạn có thể tìm nhiều cách để vào Facebook, nhưng cũng nên tạm rời xa Facebook và dành thời gian cho các hoạt động thực tế.
Facebook đã trở thành một môi trường ảo không thể thiếu của hơn 1,5 tỉ người trên thế giới, trong đó có hàng chục triệu người Việt Nam. Tuy nhiên, dịch vụ này thỉnh thoảng vẫn xảy ra một số sự cố khiến người dùng không thể truy cập mạng xã hội này. Đặc biệt ở một số khu vực trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Facebook bị chặn khá nghiêm ngặt.
Nên làm gì khi không vào được Facebook? - 1
Hãy tạm rời xa Facebook cho các hoạt động thực tế. (Ảnh minh họa: Internet)
Nếu đã từng không thể rời xa Facebook, người dùng chắc hẳn sẽ tìm nhiều biện pháp truy cập trong trường hợp Facebook bị chặn, từ đổi DNS, sử dụng VPN,... Tuy nhiên, trong trường hợp nhiều bạn bè cũng không thể truy cập được Facebook thì việc bạn tìm cách mở Facebook sẽ không có nhiều ý nghĩa, lượng tương tác cũng sẽ giảm theo.
Đối với người dùng vẫn muốn truy cập Facebook, thao tác thay đổi DNS sang 8.8.8.8 và 8.8.4.4 do Google quản lý đã khá quen thuộc. Nếu thay đổi DNS không có hiệu quả, Facebooker có thể nhờ tới sự hỗ trợ của UltraSurf trên máy tính Windows, Opera (có VPN) trên iOS hay Hotspot Shield Free VPN Proxy trên Android.
Mặc dù vậy, trong thời gian một lượng lớn người dùng cùng đứt kết nối với Facebook, bao gồm phần lớn bạn bè của mình thì Facebooker nên tạm gác Facebook sang một bên, dành thời gian cho các hoạt động thực tế như đọc sách, đi dã ngoại, cà phê trò chuyện cùng bạn bè. Nếu vẫn muốn "ôm" chiếc máy tính, thay vì cố vào Facebook, bạn có thể dành thời gian học thêm ngoại ngữ trực tuyến, xem, lọc lựa lại kho ảnh hay vệ sinh, làm mới chiếc máy tính đã sử dụng lâu ngày.
Trang Tin tuc 24h tổng hợp những bài viết về Tin tức Công nghệ thông tin (Virusphần mềm, phần cứng, game...) MỚI NHẤT
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao Kim Jong Un dịu giọng với Mỹ, Hàn?


Trong kỳ đại hội Đảng Lao động cuối tuần qua, lãnh đạo Kim Jong Un của Triều Tiên đã đưa ra những tuyên bố bất bình thường.
Đại hội Đảng Lao động đầu tiên tổ chức sau 36 năm đã làm sáng tỏ chính sách ‘byungjin’ ghi dấu ấn của Kim Jong Un, đó là theo đuổi chương trình hạt nhân đồng thời phát triển kinh tế.
Triều Tiên, Kim Jong Un, đảng Lao động Triều Tiên, Bình Nhưỡng, quan hệ Trung – Triều, trừng phạt,
Kim Jong Un phát biểu trong đại hội đảng Lao động của Triều Tiên tại Bình Nhưỡng hôm 7/5/2016. Ảnh: KCNA
Thứ nhất, ông Kim Jong Un nói Bình Nhưỡng sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân, trừ khi một quốc gia khác tấn công bằng vũ khí hạt nhân trước. Kim Jong Un ‘đánh tiếng’ rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với các quốc gia thù địch với Triều Tiên.
Tuyên bố mang tính hòa hiếu trên đã gây bất ngờ trong bối cảnh nước này liên tục thử hạt nhân và phóng tên lửa suốt những tháng qua, thường trực với các lời đe dọa sẵn sàng tấn công ‘các thế lực thù địch’.
Vị lãnh đạo 33 tuổi của Triều Tiên có vẻ như đang nhắm tới những đối tượng nhận thông điệp như Mỹ, Hàn Quốc, khi đặt ra ranh giới cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Thứ hai, ông Kim đặt ra kế hoạch năm năm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, do các lệnh trừng phạt ngày càng ngặt nghèo.
Phát triển kinh tế, cải thiện nguồn cung cấp điện và phát triển các nguồn lực năng lượng trong nước (bao gồm điện hạt nhân), là trọng tâm được ông Kim Jong Un đặc biệt nhấn mạnh.
Đây là sự chuyển hướng hoàn toàn so với đường lối của cha ông là Kim Jong Il với chính sách ‘songun’ – ‘tiên quân chính trị’, đặt quyền lực của quân đội lên hàng đầu. Chuyên gia về Triều Tiên là Michael Madden nhận định rằng, việc Kim Jong Un đề ra kế hoạch phát triển kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng.
“Trái ngược với cha mình, ông ấy (Kim Jong Un) công khai nhận trách nhiệm đối với nền kinh tế và phát triển với tư cách là người sáng lập nên chính sách này. Cha của ông ấy chưa từng đảm nhận trách nhiệm này” – Reuters dẫn lời ông Madden.
Triều Tiên, Kim Jong Un, đảng Lao động Triều Tiên, Bình Nhưỡng, quan hệ Trung – Triều, trừng phạt,
Lãnh đạo Triều Tiên theo đuổi chương trình hạt nhân, đồng thời muốn phát triển kinh tế. 
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc nhận định, trong năm 2014, kinh tế Triều Tiên tăng trưởng 1%, trong khi nhiều năm trước đó, con số này thường âm. Trong ảnh là lãnh đạo Kim Jong Un trước vật thể hình cầu, được cho là đầu đạn hạt nhân được thu nhỏ. Ảnh: KCNA
Thay đổi bất ngờ trong thái độ và lời nói của lãnh đạo Triều Tiên là điều có thể lý giải được khi xét từ cơn khát ngoại tệ - một trong những những hệ quả mà quốc gia này hứng chịu sau các đợt trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tạp chí Nikkei Asian Review đưa ra các dẫn chứng cho thấy nguồn ngoại tệ của Triều Tiên bị giảm sút nghiêm trọng thời gian gần đây. Những nguồn thu ngoại tệ chính của Triều Tiên, nhờ kinh doanh nhà hàng ở nước ngoài và bán than, khoáng sản, sụt giảm nghiêm trọng do vướng trở ngại do các biện pháp trừng phạt.
Triều Tiên có khoảng 130 nhà hàng mở tại một số quốc gia, đang kinh doanh một cách chật vật. Chẳng hạn như tại Siem Riep, Campuchia, Triều Tiên có một nhà hàng lớn, với sức chứa 500 khách, thu hút lượng lớn khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là từ Hàn Quốc.
Sau hàng loạt vụ thử hạt nhân và tên lửa, Seoul đã kêu gọi công dân tẩy chay nhà hàng này, khiến cho công việc kinh doanh tại đây trở nên ế ẩm. Nhà hàng khác ở thủ đô Phnom Penh cũng không kém phần ảm đạm, thậm chí buộc phải đóng cửa.
Tuy nhiên, gây thiệt hại nghiêm trọng nhất với kinh tế Triều Tiên chính là lệnh cấm nhập khẩu than, quặng sắt và các tài nguyên khác, theo nghị quyết HĐBA thông qua hôm 2/3/2016.
Năm 2015, Triều Tiên được cho là đã xuất khẩu sang Trung Quốc số tài nguyên trị giá 1,3 tỷ USD (trong đó than đá chiếm 1 tỷ USD), chiếm gần 50% sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Hôm 5/4/2016, Trung Quốc ra lệnh cấm nhập khẩu hầu hết than, quặng sắt, vàng, titanium, vanadium và đất hiếm từ Triều Tiên. Nếu Bắc Kinh tuân thủ hoàn toàn nghị quyết của LHQ, ngừng nhập khẩu tài nguyên của Triều Tiên, kinh tế Bình Nhưỡng có nguy cơ giảm 4,34% so với năm 2014.
Quan hệ Trung – Triều sứt mẻ nghiêm trọng hiếm thấy (thể hiện qua việc Bắc Kinh mạnh tay trừng phạt Bình Nhưỡng) cho thấy một điều: việc Kim Jong Un bất ngờ dịu giọng với các ‘thế lực thù địch’ hẳn nhiên không phải tình cờ.
Lê Thu
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tổng thống Obama đến Việt Nam: TPP sẽ nâng tầm quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam


VOV.VN-Hiệp định TPP được đánh giá mở ra nhiều cơ hội cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ về thương mại và còn có ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt – Hoa Kỳ trong tương lai.
TPP nâng tầm quan hệ Việt Nam –Hoa Kỳ
Trong bối cảnh hội nhập, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đánh giá sẽ mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy phát triển thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Theo một nghiên cứu của TS. Hoàng Thị Thúy Nga và TS Đồng Thị Hà (Đại học Kinh tế Quốc dân), “việc TPP được ký kết và thực thi sẽ tạo ra một cơ hội lớn đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ vì đây là một thị trường nhập khẩu khủng và mối quan hệ song phương giữa hai bên sẽ chuyển thành mối quan hệ đa phương giữa các nước trong TPP”.
tong thong obama den viet nam: tpp se nang tam quan he hoa ky-viet nam hinh 0
 
Bên cạnh đó, khi TPP được ký kết, cơ hội tiếp cận thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ với thuế nhập khẩu bằng 0% kết hợp các cam kết rõ ràng hơn về cải thiện môi trường đầu tư và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chắc chắn sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là các tập đoàn lớn.
Nếu biết tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia vào các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại.
Đặc biệt, theo nhóm nghiên cứu, “TPP còn ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt – Hoa Kỳ trong tương lai vì: TPP là yếu tố quan trọng trong chiến lược xoay trục châu Á của Tổng thống Obama. Việt Nam là thành viên quan trọng trong chiến lược xoay trục sang châu Á của ông Obama. Đây được coi là một cách để kéo các đối tác thương mại ở Thái Bình Dương đến gần hơn với Hoa Kỳ, đồng thời tạo nên thách thức đối với Trung Quốc – quốc gia không nằm trong TPP nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn ở châu Á. Cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều đang thúc đẩy quá trình giảm ảnh hưởng của Trung Quốc, thông qua một hiệp định mà quốc gia này không phải là thành viên”.  

“Việt Nam đang có vai trò ngày càng nổi bật trong khu vực và trên thế giới. Việc Việt Nam tham gia TPP sẽ giúp tăng thêm ảnh hưởng của TPP, nhất là khi lưu ý đến các mục tiêu “cân bằng chiến lược” ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Nhật Bàn và một số nước khác”- Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương.
Đồng quan điểm cho rằng TPP là cơ sở kinh tế cho chiến lược “xoay trục” của Hoa Kỳ, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại, bổ sung: Với Hoa Kỳ, mục tiêu trước mắt và thường xuyên là tăng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm. Còn mục tiêu chiến lược là tạo động lực hình thành khu vực mậu dịch tự do APEC và xa hơn thế nếu hiệp định mậu dịch tự do APEC thành công thì cùng với TPP sẽ làm sống lại vòng Đô Ha. Tuy nhiên, đây là những mục tiêu khó khăn và có thể còn lâu dài.
Vì thế theo ông Tuyển, Việt Nam rất có giá trong Hiệp định TPP. Cụ thể, về kinh tế, trong tương lai Việt Nam là nước đem lại giá trị gia tăng lớn cho Hoa Kỳ (sau Nhật Bản). Về chiến lược thì do là một nước có trình độ thấp nhất trong các quốc gia TPP nên Việt Nam là hình mẫu để Hoa Kỳ thúc đẩy các nước khác trên vành đai Thái Bình Dương tham gia đàm phán khu vực mậu dịch tự do APEC. Đồng thời, Việt Nam có vị trí địa chính trị rất quan trọng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, địa bàn cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Gia tốc tăng trưởng thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2016, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ đứng sau đối tác Trung Quốc) với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 13,92 tỷ USD, chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, có mức tăng 13,5% so với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2015.
Mỹ cũng là thị trường mà Việt Nam đạt mức thặng dư thượng mại hàng hóa lớn nhất, cụ thể năm 2015 đạt mức thặng dư 25,67 tỷ USD, riêng trong 4 tháng từ đầu năm 2016 đạt mức thặng dư là 8,98 tỷ USD, tăng 1,48 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015.
Tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng cao, cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 là 8,81 tỷ USD thì đến năm 2015 đạt 41,26 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân trên 19% mỗi năm. Cán cân thương mại hàng hóa song phương luôn đạt mức thặng dư cao về phía Việt Nam,cụ thể từ mức 8,85 tỷ USD năm 2006 và đã lên đến 25,67 tỷ USD năm 2015.
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, năm 2015 xuất khẩu sang Mỹ đạt 33,47 tỷ USD, chiếm 20,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đạt mức tăng trưởng bình quân 10 năm gần đây là 17,9%/năm.
Trong đó, 4 tháng đầu năm 2016 kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ của khối doanh nghiệp FDI  (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đạt kim ngạch 8,35 tỷ USD, tăng trưởng 17,7% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 72,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ 4 tháng đầu năm nay như: hàng dệt may, điện thoại và linh kiện, giầy dép, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện... Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam sang Hoa Kỳ như: thủy sản, hạt điều…
Ở chiều nhập khẩu, Việt Nam nhập hàng có xuất xứ từ Hoa Kỳ 4 tháng đầu năm 2016 đạt kim ngạch 2,47 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 4,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước và là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 của Việt Nam. Trong đó khối doanh nghiệp FDI  đạt kim ngạch 1.463 triệu USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 59,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Hoa Kỳ.
Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ Hoa Kỳ luôn đạt mức tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây từ kim ngạch 0,98 tỷ USD năm 2006 lên 7,79 tỷ USD năm 2015, đạt mức tăng bình quân mỗi năm lên tới 27,4%. Trong số hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hoa Kỳ 4 tháng đầu năm 2016, có kim ngạch lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; bông…. /.
Xuân Thân/VOV.V






















































































































Phần nhận xét hiển thị trên trang