Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016
Triều Tiên và những chuyện lạ đến khó tin nhưng có thật!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
những "chiếc nhẫn màu xanh..
Lang thang trên mạng, thấy cư dân mạng sưu tầm những người đeo chiếc nhẫn màu xanh trong cuộc tuần hành sáng hôm qua vì môi trường xanh sạch đẹp, ngày 08/05/2016 tại Sài Gòn. Những người này có đặc điểm chung là ăn mặc thường phục, tay đeo nhẫn màu xanh ở ngón út hoặc áp út, có thể đầu đội mũ, mặt miệng bịt khẩu trang, lưng đeo một cái túi xách con con...
Họ "tham gia" lúc ẩn lúc hiện cùng đoàn tuần hành theo dọc các con phố...
Họ đi cùng đoàn tuần hành vì việc gì chắc bà con bạn đọc cũng hiểu rồi, không cần phải viết ra dài dòng làm gì...
Qua đó, qua những hình ảnh này cho thấy người dân rất tinh, rất nhạy cảm, có khả năng quan sát nhận định rất tốt, chỉ buồn là đến giờ vẫn có một số người kiêu binh quan liêu bảo thủ lạm quyền, tưởng dân không biết gì, không bao giờ chịu tin dân, nghe lời dân!?
MP
Nguồn: Saturday Evening
Gương mặt của im lặng trong biểu tình
Lan Phương
Phần nhận xét hiển thị trên trang
BBC - Ngày 8/5 tại Sài Gòn, cuộc xuống đường vì thảm họa cá chết đã có xô xát. Người biểu tình cáo buộc bị an ninh đánh và trên mạng có cả hình ảnh lực lượng an ninh cũng gặp thương tích. Cuộc rượt đuổi và xô xát diễn ra ngay tại khu vực Nhà thờ Đức Bà – trung tâm Quận Một.
Trước đó vài ngày, giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ, trung tâm vui chơi của giới trẻ Sài Gòn, hai thanh niên chỉ chừng hai mươi tuổi đã dán lên mặt mình hình ảnh của bộ xương cá, ngồi tọa kháng trước ánh mắt tò mò của bao người cùng tuổi khác trong buổi tối của trung tâm Quận Một.
Trên tờ giấy cầm trước ngực, Lầu Nhật Phong viết “Tôi yêu cầu chính quyền Việt Nam phải nhanh chóng thực hiện và công bố kết quả điều tra cụ thể, minh bạch và đáng tin cậy vè sự việc cá biển chết hàng loạt ở Vũng Áng.”
Sự im lặng
Những hình ảnh tưởng chừng vô cùng dễ thấy đã không thể xuất hiện trên bất cứ trang báo nào tại Việt Nam. Nếu ai đã từng xem Kênh 14, Yan News hay Yeah1, sẽ nhận ra một trận hẹn đánh nhau của hai cô bé hot girl giữa phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng sẽ được tường thuật đầy đủ từng giây phút trên các trang mạng của giới trẻ.
Một bộ quần áo mới lạ mắt của cô ca sĩ, một chú cún xinh xắn xuất hiện, tất cả sẽ ngay lập tức lọt vào ống kính của những tay săn ảnh thường xuyên xuất hiện ở khu vực trung tâm sôi động này.
Còn hai người trẻ tọa kháng, và hàng trăm người xuất hiện ngay trung tâm Nhà thờ Đức Bà, đã phải đối diện với sự im lặng của truyền thông tại Việt Nam. Người đọc đã dùng mọi ngôn từ khó chịu để đặt câu hỏi tại sao một cô ca sĩ dắt chó đi dạo các anh cũng chụp được, còn hàng trăm người xuống đường, thể hiện điều họ mong mỏi và bị trấn áp, sao không một trang nào viết về sự kiện đó?
Như mọi khi, nhà báo tại Việt Nam không viết về các cuộc biểu tình trên trang báo được xuất bản Lẽ đương nhiên, nếu họ có viết cũng không thể đăng và không ai đăng.
Người nổi tiếng tại Việt Nam không nói về chính trị nếu họ còn muốn xuất hiện trên sân khấu hay trong những đêm hát phòng trà, trong những game show đắt tiền hay những cuộc họp fan hâm mộ đông đúc.
Người trẻ Việt Nam không nói về chính trị, bởi họ có thể bị vây hãm bởi những công văn đuổi học, rắc rối kỷ luật nếu lỡ ai đó chụp lại ảnh họ có mặt trong cuộc biểu tình và gửi cho nhà trường.
Lần đầu tiên
Nhưng lần đầu tiên, ngày 8/5 ở Sài Gòn, người ta thấy những thanh niên còn rất trẻ bị đánh. Họ cầm trong tay những tấm biển "Xin đừng vô cảm, cần minh bạch Formosa", "Yêu cầu chính phủ lên tiếng nguyên nhân cá chết? Biện pháp xử lý? Khắc phục?", "Bảo vệ môi trường, xin đừng vô cảm". Họ chỉ mới 16, 17 tuổi, ở thời điểm mà mối quan tâm của họ chỉ là mặc gì đẹp, học sao cho giỏi hay làm sao để trở nên “ngon lành” trong mắt bạn cùng lứa.
Lần đầu tiên, xuất hiện một thanh niên trẻ chỉ 16 tuổi bị “xịt hơi cay” theo những người tại hiện trường viết lại. Điều gì đã khiến cậu thiếu niên này bước xuống đường, mà không phải là một buổi sáng Chủ Nhật ngồi chụp ảnh selfie trong quán cafe cùng bạn bè, hay chạy xe máy đi phượt ở chỗ nào đó thật ngon lành? Điều gì đã khiến cậu bé này không còn sợ những vết đau trên thân thể mình, để bước ra Nhà thờ Đức Bà buổi sáng 8/5?
Người ta thấy một phụ nữ trẻ ôm con bị thương tích trên mặt. Chị ngồi khóc giữa những gương mặt phụ nữ trẻ ôm lấy chị và lau vết thương cho chị.
Chỉ vài giờ sau, những người nổi tiếng đã lần đầu tiên rời khỏi tòa thành an toàn thường nhật của họ, MC Phan Anh, diễn viên Thành Lộc, Lê Phương, Duy Khiêm Ngố đều nói về việc họ thấy một phụ nữ mà họ yêu quý bị tấn công trong cuộc tuần hành. Lần đầu tiên, chuyện “tụ tập đông người” không còn ở một "tinh cầu xa lạ" không ai nói đến nữa.
Cũng lần đầu tiên, người ta thấy vài thành viên trong ban nhạc Microwave cầm guitar xuống đường, hát lại chính ca khúc nổi tiếng của họ bằng lời mới: hát về sự lo lắng về biển, cá, môi trường.
Một nhà báo giấu tên nói với tôi: “Tôi vẫn đến Nhà thờ sáng hôm qua, và gặp rất nhiều đồng nghiệp của mình cầm máy ra đó để chụp, dù biết rằng sẽ không có tấm nào đăng báo được sau sự kiện đó.” –
Nhu cầu của anh, và những người cầm máy mang trong mình trách nhiệm thể hiện thông tin vẫn không chút nào nguôi đi. Họ vẫn sẽ chụp, chứng kiến, ghi nhận... dù không bản tin nào lên trang hay ra sạp báo.
Sau ngày biểu tình, một thành viên trên Diễn đàn Nhà báo Trẻ đặt câu hỏi: “Vụ biểu tình vì môi trường biển... Ngày chủ nhật vừa qua, em thấy nhiều phóng viên đi tác nghiệp. Sao không thấy báo nào lên bài nhỉ? Lý do nào mà các báo không đăng.... Trong khi các báo quốc tế đăng tin dồn dập.”
Diễn đàn có hơn 12.000 thành viên này là nơi thảo luận của rất nhiều nhà báo tại Việt Nam. Trong cả hai đợt biểu tình ngày 1/5 vả 8/5, diễn đàn này “có một ngày im ắng”. Gần như không ai viết gì về cuộc biểu tình diễn ra ở các thành phố.
Không vô nghĩa
Nhưng ngày 8/5 ở Sài Gòn, không có sự im lặng nào là vô cảm. Hình ảnh rõ nét nhất từ cuộc xuống đường vẫn được đưa lên mạng xã hội. Ca khúc vẫn được hát lên. Người trẻ thể hiện điều họ cho là quan trọng: môi trường của họ, cá của các vùng biển đang bị ảnh hưởng, và thiết thân hơn là sự rõ ràng cho những vấn đề đang được thảo luận ngay trên trang báo chính thống.
Trong ngày hôm qua, không có nhà báo nào từ bỏ nhiệm vụ tường thuật. Không có người trẻ nào mù lòa và dại dột. Không có nghệ sĩ nào vô cảm trước những ngư dân nghèo ngồi buồn rầu trên âu thuyền ở tuốt miền Trung xa xôi.
Thông điệp của họ cũng đơn giản như câu chuyện được bắt đầu: Từ một thảm họa cá chết, giờ đây người dân có thể làm gì để khắc phục hậu quả đó? Nguyên nhân ở đâu? Con của họ, những đứa trẻ lớn lên, sẽ còn gì ở môi trường chúng sống trong tương lai?
Như một phóng viên trẻ nói với tôi: “Tôi sẽ viết tất cả những gì có thể lên báo, đó là cách tốt nhất để người dân ở quê tôi có thông tin trong những lúc rối ren này.” – Quê của phóng viên này ở Quảng Bình, đang là một trong những tâm điểm của thảm họa cá chết này.
Không có sự im lặng nào vô nghĩa – dù không một trang báo nào ở Việt Nam mô tả lại gương mặt của trận xô xát sáng Chủ Nhật ở cả hai thành phố.
THƯ NGỎ VỀ VIỆC LẬP QUỸ "HỖ TRỢ NGUYỄN KHẮC PHỤC"
Kính gửi: Các bạn bè, bạn đọc của nhà văn Nguyễn Khắc Phục
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục, một tác giả tài hoa với nhiều tác phẩm văn chương và kịch bản (gồm 13 tiểu thuyết, 12 kịch bản phim truyện một tập và nhiều tập, 70 kịch bản sân khấu, mấy chục kịch bản cho các lễ hội. Tất cả đều đã xuất bản, đã dựng thành phim, đã đưa lên sân khấu..Nhiều tác phẩm gây tiếng vang như HỌC PHÍ TRẢ BẰNG MÁU. THĂNG LONG KÍ.
Ông bị bạo bệnh (ung thư phổi), điều trị gần một năm nay tại Viện 103.
Tuy các thày thuốc, người bạn đời và gia đình đã chăm sóc tận tình, nhưng bệnh vẫn ngày càng nặng, đến nay đã di căn giai đoạn cuối. Gần một năm nay, NKP và gia đình đã chiến đấu kiên cường với bạo bệnh, cũng đồng nghĩa với cạn kiệt về sức lực và tài lực.
Lâu nay, nhiều thân hữu đã đến thăm hỏi và giúp đỡ bằng nhiều cách, nhưng chi phí thuốc men chữa bệnh không nhỏ. Nay nhóm bạn bè của Nguyễn Khắc Phục tự khởixướng "Quỹ hỗ trợ Nguyễn Khắc Phục" để kêu gọi bạn bè, bạn đọc gần xa đóng góp giúp đỡ với tinh thần "lá lành đùm lá rách" . Số tiền đóng góp xin chuyển vào tài khoản “Quỹ Hỗ trợ NKP”.
Lâu nay, nhiều thân hữu đã đến thăm hỏi và giúp đỡ bằng nhiều cách, nhưng chi phí thuốc men chữa bệnh không nhỏ. Nay nhóm bạn bè của Nguyễn Khắc Phục tự khởixướng "Quỹ hỗ trợ Nguyễn Khắc Phục" để kêu gọi bạn bè, bạn đọc gần xa đóng góp giúp đỡ với tinh thần "lá lành đùm lá rách" . Số tiền đóng góp xin chuyển vào tài khoản “Quỹ Hỗ trợ NKP”.
QUỸ HỖ TRỢ NKP được nhóm ủy nhiệm cho nhà báo Nguyễn Quang Dy làm chủ tài khoản:
Tài khoản VND
Nguyễn Quang Dy
Số tài khoản: 06700014126754
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Seabank
Tài khoản ngoại tệ:
Nguyen Quang Dy
Account No: 06737014126754
Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank - Seabank
Swift code: Seavvnx
Quy định Quỹ Hỗ trợ NKP (tạm thời)
1. Đây là quỹ thiện nguyện, do nhóm bạn hữu Nguyễn Khắc Phục tự ý lập ra trên cơ sở tự nguyện, không phải do Nguyễn Khắc Phục và gia đình hay bất cứ tổ chức nào.
2. Mục đích của quỹ là hỗ trợ một phần phí tổn chữa bệnh cho Nguyễn Khắc Phục
3. Quỹ này có tài khoản riêng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank), được thông báo trên trang mạng của nhà văn Trần Nhương (trannhuong.net /com), để tiện cho việc chuyển tiền và thông tin.
4. Mọi khoản chi phải được 2 người duyệt: Trần Nhương (trưởng nhóm) và Nguyễn Quang Dy (chủ tàì khoản). Hàng quý, thu/chi sẽ được bạch hóa.
5. Danh sách dưới đây là những thân hữu tham gia ban đầu (như nhóm nòng cốt), có trách nhiệm (1) đóng góp cá nhân, và (2) vận động gây quỹ. Tất cả thành viên làm việc thiện nguyện không hưởng lợi gì từ Qũy.
QUỸ HỖ TRỢ NGUYỄN KHẮC PHỤC
Nhóm bạn bè
1- Trần Nhương
Nhà văn. Chủ trang trannhuong.com / net.
ĐT 0903432232 Email: tranhamvui@gmail.com
2- Nguyễn Quang Dy
Chuyên gia tư vấn. ĐT 0903407560.
Chuyên gia tư vấn. ĐT 0903407560.
Email: dy.nguyenquang@gmail.com
3- Nguyễn Chiến Thắng - Cựu đại sứ BNG.
3- Nguyễn Chiến Thắng - Cựu đại sứ BNG.
4- Dương Trung Quốc - Nhà sử học, Đại biểu Quốc hội
5- Hồ Anh Tuấn - Cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa-thể thao và du lịch
6- Nguyễn Văn Vĩnh - Nhà báo, cựu TBT báo Quốc tế BNG
7- Nguyễn Ngọc Trường - Cựu đại sứ BNG
8- Dương Thụ - Nhạc sĩ
9 - Trọng Đài - Nhạc sĩ
10- Dương Đức Quảng - Nhà báo, cựu Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí VP Phủ Thủ tướng
11- Tô Hoàng - Nhà văn
12 - Phan Cẩm Thượng - Họa sĩ, nhà nghiên cứu mĩ thuật Nguồn: TranNhuong.net.
Thủ tướng chưa xem xét dự án tỷ đô-la dọc sông Hồng
Dự án Giao thông thuỷ xuyên Á dọc sông Hồng do Công ty TNHH Xuân Thiện đề xuất sẽ chưa được Thủ tướng xem xét, theo thông tin được Văn phòng Chính phủ phát đi cuối ngày 9/5.
Theo đó, mặc dù Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có công văn ngày 26/4 đề xuất phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO, song Thủ tướng chưa xem xét vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng để đảm bảo phát triển bền vững.
Việc xây dựng quy hoạch nêu trên phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, khoa học và phải có sự tham gia của các địa phương liên quan, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội khác là đại diện cho lợi ích của người dân trong lưu vực đồng bằng sông Hồng.
Trước đó, cơ quan này đã có văn bản trình Thủ tướng phê duyệt dự án nêu trên. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Xuân Thiện (đơn vị con của Tập đoàn Xuân Thành) đề xuất việc tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện.
Dự án được đề xuất thực hiện theo dạng hợp đồng BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh). Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới trên 1,1 tỷ USD (khoảng 24.500 tỷ đồng). Trong đó, chi phí xây dựng là 8.207 tỷ đồng, chi phí thiết bị 4.558 tỷ đồng, chi phí bồi thường tái định cư 1.230 tỷ và dự phòng khoảng 6.549 tỷ đồng… Cơ cấu vốn gồm 30% tự có của doanh nghiệp, còn lại 70% là vay thương mại có lãi suất 4-9%.
Dự án giao thông đường thuỷ xuyên Á nêu trên dự tính kết nối, nâng cấp hai tuyến vận tải thủy từ Hải Phòng - Việt Trì (Phú Thọ) với Hà Nội - Lạch Giang (Nam Định). Để đảm bảo mục tiêu giao thông quy mô lớn, chủ đầu tư đề xuất sẽ xây dựng 6 đập thuỷ điện và âu tàu để nâng mực nước cho tàu trọng tải lớn qua lại. Đây là các công trình thuỷ điện cấp II kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp. Tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW, cung cấp 912 triệu kWh một năm.
Tuy vậy, dự án nêu trên ngay từ khi được công bố đã gặp nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, về cả tính khả thi, hiệu quả kinh tế, tác động môi trường, an ninh quốc phòng...
Anh Minh
Chiều 9/5, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký văn bản truyền đạt ý kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc chưa xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tuyến giao thông thủy Xuyên Á trên sông Hồng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác
sông Hồng đề đảm bảo phát triển bền vững.
sông Hồng đề đảm bảo phát triển bền vững.
Theo đó, mặc dù Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã có công văn ngày 26/4 đề xuất phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO, song Thủ tướng chưa xem xét vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng để đảm bảo phát triển bền vững.
Việc xây dựng quy hoạch nêu trên phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, khoa học và phải có sự tham gia của các địa phương liên quan, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội khác là đại diện cho lợi ích của người dân trong lưu vực đồng bằng sông Hồng.
Trước đó, cơ quan này đã có văn bản trình Thủ tướng phê duyệt dự án nêu trên. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Xuân Thiện (đơn vị con của Tập đoàn Xuân Thành) đề xuất việc tạo một tuyến giao thông từ Hà Nội lên phía bắc, xuôi xuống một số vùng biển, nạo vét 288 km đường sông và kết hợp làm thủy điện.
Dự án được đề xuất thực hiện theo dạng hợp đồng BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh). Tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới trên 1,1 tỷ USD (khoảng 24.500 tỷ đồng). Trong đó, chi phí xây dựng là 8.207 tỷ đồng, chi phí thiết bị 4.558 tỷ đồng, chi phí bồi thường tái định cư 1.230 tỷ và dự phòng khoảng 6.549 tỷ đồng… Cơ cấu vốn gồm 30% tự có của doanh nghiệp, còn lại 70% là vay thương mại có lãi suất 4-9%.
Dự án giao thông đường thuỷ xuyên Á nêu trên dự tính kết nối, nâng cấp hai tuyến vận tải thủy từ Hải Phòng - Việt Trì (Phú Thọ) với Hà Nội - Lạch Giang (Nam Định). Để đảm bảo mục tiêu giao thông quy mô lớn, chủ đầu tư đề xuất sẽ xây dựng 6 đập thuỷ điện và âu tàu để nâng mực nước cho tàu trọng tải lớn qua lại. Đây là các công trình thuỷ điện cấp II kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp. Tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW, cung cấp 912 triệu kWh một năm.
Tuy vậy, dự án nêu trên ngay từ khi được công bố đã gặp nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận, về cả tính khả thi, hiệu quả kinh tế, tác động môi trường, an ninh quốc phòng...
Anh Minh
__________
Báo Tuổi trẻ:
Chính phủ chưa xem xét chủ trương siêu dự án trên sông Hồng
09/05/2016 21:52 GMT+7
TTO - Ngày 9-5, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO.
Báo Tuổi trẻ:
Chính phủ chưa xem xét chủ trương siêu dự án trên sông Hồng
09/05/2016 21:52 GMT+7
TTO - Ngày 9-5, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp thủy điện theo hình thức BOO.
Sông Hồng nhìn từ trên cao chảy qua địa phận tỉnh Lào Cai - Ảnh: Huy Trường
Văn bản nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ chưa xem xét việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vì chưa đủ căn cứ, cơ sở theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổ chức xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác sông Hồng để bảo đảm phát triển bền vững, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Việc xây dựng Quy hoạch nêu trên phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, khoa học và phải có sự tham gia của các địa phương liên quan, các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội khác là đại diện cho lợi ích của người dân trong lưu vực đồng bằng sông Hồng.
V.V.THÀNH
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nhìn thẳng vào sự nhìn thẳng của ông Nguyễn Thành Tài
Tôi không đồng ý với ông Nguyễn Thành Tài, cựu phó chủ tịch TP.HCM khi ông ấy bảo cần nhìn thẳng vào vấn đề Sài Gòn trước 1975 có phải từng là đô thị khá giả trong khu vực như người ta nói không. Ông ấy cho rằng “Năm 1975 Sài Gòn có 3,5 triệu người, thu nhập bình quân cỡ 360 USD/người/năm, chừng đó thôi thì sao nói là trung tâm của Đông Nam Á? Trong khi nay đã là trên 5.000 USD/người/năm, gấp mười mấy lần nhưng tụt lại so với nhiều TP trong khu vực" (trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ ngày 7.5.2016).
Sài Gòn có phải đã từng là trung tâm của Đông Nam Á không, tôi chưa rõ, nhưng nói như ông thì thiếu thuyết phục.
Ông bảo hiện nay bình quân đầu người ở TP.HCM đã hơn 5.000 USD/năm, chả biết ông căn cứ vào cái gì. Có thể với những nhà giàu, họ đạt vài ba chục nghìn đô/năm không chừng, nhưng cứ nhìn quanh khu dân cư tôi ở, áp được 1.000 USD/đầu người cũng là quá lãng mạn, ông ạ. Các ông cứ ở trên tít giời cao nhìn xuống hạ giới mà phán.
Cứ như ông nghiên cứu, năm 1975 bình quân của Sài Gòn là 360 USD/người, giờ 5.000 tức đã gấp mười mấy lần. Cứ cho là như thế đi. Ông cũng thừa nhận tụt nhiều so với nhiều thành phố trong khu vực. Xin nói với ông, giá trị đồng USD những năm 1975 trở về trước khác rất nhiều so với bây giờ đấy. Còn ông bảo tụt nhiều, nhưng nhiều là bao nhiêu? Họ vượt lên được mấy chục lần hay mấy trăm lần, sao ông không nói. Và cơ bản là vì sao lại tụt sau người ta xa thế? Do đâu, nguyên nhân nào, cái gì, ai?
Ông có ý phủ nhận Sài Gòn từng khá giả. Xin ông nhớ lại ông Lý Quang Diệu có lần phát biểu đại ý là mong phấn đấu Singapore cũng được như Sài Gòn. Giờ thì Singapore nó thế nào, còn Sài Gòn do các ông cai trị mấy chục năm nó thế nào?
Theo tôi, ông cứ nên đọc lại cuốn Bên Thắng Cuộc, không phải bởi sách đó của anh Huy Đức mà là trong đó có những ý kiến xác đáng của rất nhiều người từng là lãnh đạo cấp cao, là sếp của ông. Họ dám tâm sự, nhìn vào sự thật, dù rằng mới chỉ nói với người này người kia chứ chưa dám nói công khai.
Chúng ta, ai cũng phải nhìn thẳng vào sự thật, thì xã hội, đất nước may ra mới trở mình mà đi lên được.
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Sài Gòn có phải đã từng là trung tâm của Đông Nam Á không, tôi chưa rõ, nhưng nói như ông thì thiếu thuyết phục.
Ông bảo hiện nay bình quân đầu người ở TP.HCM đã hơn 5.000 USD/năm, chả biết ông căn cứ vào cái gì. Có thể với những nhà giàu, họ đạt vài ba chục nghìn đô/năm không chừng, nhưng cứ nhìn quanh khu dân cư tôi ở, áp được 1.000 USD/đầu người cũng là quá lãng mạn, ông ạ. Các ông cứ ở trên tít giời cao nhìn xuống hạ giới mà phán.
Cứ như ông nghiên cứu, năm 1975 bình quân của Sài Gòn là 360 USD/người, giờ 5.000 tức đã gấp mười mấy lần. Cứ cho là như thế đi. Ông cũng thừa nhận tụt nhiều so với nhiều thành phố trong khu vực. Xin nói với ông, giá trị đồng USD những năm 1975 trở về trước khác rất nhiều so với bây giờ đấy. Còn ông bảo tụt nhiều, nhưng nhiều là bao nhiêu? Họ vượt lên được mấy chục lần hay mấy trăm lần, sao ông không nói. Và cơ bản là vì sao lại tụt sau người ta xa thế? Do đâu, nguyên nhân nào, cái gì, ai?
Ông có ý phủ nhận Sài Gòn từng khá giả. Xin ông nhớ lại ông Lý Quang Diệu có lần phát biểu đại ý là mong phấn đấu Singapore cũng được như Sài Gòn. Giờ thì Singapore nó thế nào, còn Sài Gòn do các ông cai trị mấy chục năm nó thế nào?
Theo tôi, ông cứ nên đọc lại cuốn Bên Thắng Cuộc, không phải bởi sách đó của anh Huy Đức mà là trong đó có những ý kiến xác đáng của rất nhiều người từng là lãnh đạo cấp cao, là sếp của ông. Họ dám tâm sự, nhìn vào sự thật, dù rằng mới chỉ nói với người này người kia chứ chưa dám nói công khai.
Chúng ta, ai cũng phải nhìn thẳng vào sự thật, thì xã hội, đất nước may ra mới trở mình mà đi lên được.
Nguyễn Thông
ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH ÔN HÒA LÀ THẤT SÁCH!
BẠN ĐỌC FB THÂN MẾN.Môi trường biển bị đầu độc, 90 triệu người dân uất ức. Ngày 1-5, ngày 8-5 hôm qua, hàng ngàn người dân ở TP HCM, Hà Nội đã xuống đường biểu tình ôn hòa. Nhưng đã bị đàn áp khốc liệt. Chúng tôi không đồng tình với với cách xử lý này của chính quyền. Cách đối xử với quyền biểu tình ôn hòa của người dân bằng bạo lực như thể chứng tỏ nhà nước yếu thế. Chứng tỏ nhà nước tự xếp mình về phía bọn làm biển chết, cá chết, dân chết! Nguyên nhân của biểu tình không phải "các thế lực thù địch", mà nguyên nhân chính là việc nhà nước đã không làm sáng tỏ sớm cho dân biết nguyên nhân cá chết, bắt bọn đầu độc môi trường phải chịu tội trước nhân dân. Nhận định "biểu tình do các thế lực thù địch xúi dục" là một nhận định sai lầm , bắt chước Tàu! Đó là do cuộc sống bức bách xúi dục! Trách nhiệm của tập đoàn FORMOSA như thế nào? Các bộ ngành chức năng thì quanh co câu giờ. Chứng tỏ thế lực Formosa, nguyên nhân chính của cá chết, biển chết, mạnh hơn chính quyền. Không được chối tội là chính quyền đã góp phần làm biển chết khi đưa Formosa vào Vũng Áng. Không được chối tội vì đã không bảo vệ được môi trường sống của dân! Đàn áp dân biểu tình là thất sách. Nó làm cho 90 triệu người càng xa chính thể hơn, xa chính quyền hơn. Việc làm ngay không phải là đàn áp biểu tình! Việc làm ngay là phải đưa Formosa và bọn đầu độc môi trường biển ra vành móng ngựa!
XIN ĐỌC BÀI THƠ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO VỪA POST LÊN FB CỦA ANH:
Nguyễn Trọng Tạo
HỌ LÀ AI MÀ ÁC HƠN GIẶC CƯỚP ?
Nhân danh ai họ ra lệnh đánh dân
Những người dân tay không và biểu ngữ
Những người dân biết chữ:
Độc lập Tự do Đất Nước của Nhân Dân.
Những người dân tay không và biểu ngữ
Những người dân biết chữ:
Độc lập Tự do Đất Nước của Nhân Dân.
Nhân danh ai họ ra lệnh đánh Con
Họ đánh Mẹ
Họ đánh Cha
Họ đánh Em
Đổ máu
Họ ăn gì mà ngu hơn bò lợn
Bò lợn dân nuôi còn có ích cho người.
Họ đánh Mẹ
Họ đánh Cha
Họ đánh Em
Đổ máu
Họ ăn gì mà ngu hơn bò lợn
Bò lợn dân nuôi còn có ích cho người.
Nhân danh ai...
Ôi Đất Nước tôi
Cây xanh - đẵn
Biển xanh - trào máu
Rừng - bùn đỏ
Sông - nước thì "nhập ngoại"
Nhân danh ai
Bóp cổ tiếng kêu đòi.
Ôi Đất Nước tôi
Cây xanh - đẵn
Biển xanh - trào máu
Rừng - bùn đỏ
Sông - nước thì "nhập ngoại"
Nhân danh ai
Bóp cổ tiếng kêu đòi.
Chưa thấy bao giờ trên Đất Nước tôi
Những tấm ảnh trả lời cho tất cả
Những câu hỏi hơn lời thề khắc đá
Nhân danh ai mà câm tiếng trả lời.
Những tấm ảnh trả lời cho tất cả
Những câu hỏi hơn lời thề khắc đá
Nhân danh ai mà câm tiếng trả lời.
Nhân danh ai ra lệnh đánh dân tôi
Họ ác hơn giặc cướp
Ôi Cha Ông bao phen thắng xâm lược
Có buồn không đẻ ra lũ đê hèn.
Họ ác hơn giặc cướp
Ôi Cha Ông bao phen thắng xâm lược
Có buồn không đẻ ra lũ đê hèn.
Tổ quốc này có người tỉnh kẻ điên
Tham sân si bao giờ cho hết được
Nhưng những kẻ rắp tâm xây mộng ác
Sẽ bị nhấn chìm dưới sóng lớn Nhân Dân.
Tham sân si bao giờ cho hết được
Nhưng những kẻ rắp tâm xây mộng ác
Sẽ bị nhấn chìm dưới sóng lớn Nhân Dân.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)