Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia?


ThS. Trần Thị Thanh Thoả1, Thiều Mai Lâm 2, và GS.TS. Trương Nguyện Thành3
Khoa Sinh học, Trường Đại học Thủ đô Tôkyo, Nhật Bản (thoa.tran@riken.jp)
2Viện Khoa học Cao phân tử, Đại học Kỹ thuật Virginia, Mỹ (thieu@vt.edu)
3Khoa Hóa Học, Đại Học Utah, Mỹ (Thanh.Truong@utah.edu)
Hiện tượng cá biển chết hàng loạt ở Vũng Áng và dọc bờ biển dài hàng trăm km ở các tỉnh miền Trung đã khiến dư luận cả nước quan tâm, bức xúc, cuộc sống của nhân dân các tỉnh liên quan gần như bị đảo lộn [1]. Biển và nguồn lợi biển không chỉ là nguồn sống của rất nhiều ngư dân dọc bờ biển, nó còn là một trong những nguồn kinh tế trọng yếu của nước ta. Bên cạnh đó, việc ngộ độc do ăn đồ biển nhiễm độc đã khiến người dân trở nên hoang mang. Những hiện tượng tương tự như thế này và hậu quả nghiêm trọng của nó đã từng được ghi nhận trong lịch sử môi trường thế giới [2].  Do tính nghiêm trọng của vấn đề, ngay khi hiện tượng này xảy ra, GS.TS Trương Nguyện Thành đã lập tức cảnh báo vào ngày 20 tháng 4 năm 2016 trên Mạng Kết Nối Các Nhà Khoa Học Việt Nam ở Toàn Cầu [3].
Với nghi vấn là việc cá chết liên quan đến nhiễm độc kim loại nặng (KLN) và những tác hại lâu dài của nó, giáo sư và cộng sự đã có bài viết trao đổi về vấn đề này dưới góc nhìn của những người làm khoa học.
Kim loại nặng là gì? Nguồn gốc của kim loại nặng là như thế nào?
Kim loại nặng (KLN) là những nguyên tố kim loại có khối lượng riêng lớn (>5g/cm3), có thể gây độc tính mạnh ngay cả ở nồng độ thấp. Ví dụ về kim loại nặng gồm có: chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), cadimi (Cd), arsen (As), bạc (Ag)...KLN có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, cũng như các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, xe hơi điện … [4]
Kim loại nặng (kim loại quí hiếm) thường có trong lòng đất và thường bị khóa chặt trong cấu trúc của một số loại đá nên bình thường trong thiên nhiên thì vô hại. Ngay cả trong cơ thể sống, với nồng độ cực thấp KLN cũng có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Lượng kim loại nặng tích luỹ trong lòng đất rất ít trong khi nhu cầu sử dụng nó ngày càng tăng do đó kim loại nặng càng trở nên quí hiếm.  Trong qui trình khai thác, các kim loại này được giải phóng; một số còn tồn lại trong chất thải (đa số là chất lỏng nhưng đôi khi chất khí) sẽ thoát ra môi trường chung quanh qua các ống thải. Nó có thể bay trong không khí, ngấm xuống nguồn nước ngầm, hấp thụ bởi cây cỏ, hải sản, và súc vật [4].
Đường xâm nhập của các kim loại nặng và tác hại của nó với sức khoẻ.
Kim loại nặng thường có tính bền vững rất cao. Do vậy, nó sẽ tồn tại rất lâu trong đất, nước, không khí. Nếu các sinh vật hấp thụ các KLN này thì chất độc sẽ được tích luỹ và chuyển qua các sinh vật (động vật cũng như thực vật) khác nhau qua chuỗi thức ăn. Con người thường là mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn và các KLN này sẽ đi vào cơ thể qua ăn uống. Ngoài ra, chúng cũng có thể xâm nhập qua đường hô hấp và qua niêm mạc (da) [5].
Nếu hàm lượng KLN vượt quá ngưỡng cho phép sẽ rất độc và gây tác hại lâu dài đến cơ thể con người. Những nguyên tố KLN như arsen, cadimi, crom, chì, thủy ngân đều được cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (IARC) coi là tác nhân gây ung thư ở người [4]. Nguy hiểm hơn nếu cơ thể tích lũy hàm lượng lớn kim loại nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề, gây tổn thương não, co rút các bó cơ, biến dạng các ngón tay, chân, khớp, làm người bệnh phát điên và tử vong sau khi tiếp xúc từ vài giờ đến vài tháng hoặc năm. KLN có thể tiếp xúc với màng tế bào, ảnh hưởng đến quá trình phân chia DNA, dẫn đến thai chết, sự dạng, quái thai của các thế hệ sau. Tác hại về sức khỏe của kim loại nặng đã được cộng đồng khoa học quốc tế nghiên cứu và công bố trong thời gian dài [5].
Tại sao lại nghi ngờ cá chết ở Vũng Áng và miền Trung hiện nay là do nhiễm độc kim loại nặng?
Để khẳng định một cách chính xác, các phương pháp phân tích hóa chất thường dùng trong các phòng thí nghiệm hóa học, phân tích chất lượng nước, v.v. có thể xác định chính xác hóa chất gây cá chết.  Thí dụ dùng phương pháp Atomic Absorption Spectroscopy (AAS) có thể tìm ra những kim loại nặng hấp thụ trong cá chết hoặc Gas Chromatography Mass Spectroscopy (GC-MS) xác định hàm lượng vết các chất hữu cơ.  Những thí nghiệm này không quá phức tạp chỉ cần trình độ cử nhân hóa học là làm được. Tuy nhiên lý do vì sao cho đến giờ chưa có một báo cáo nào công bố cụ thể các chỉ số cho toàn dân biết để phòng tránh vẫn là một điều khó hiểu [6]. Trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, chúng tôi đưa ra những bằng chứng sau để có thể kết luận khả năng hai trường hợp có thể xảy ra.
Trường hợp 1:  Nhiễm độc kim loại nặng
  1. Chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như kim loại nặng và kể cả chất phóng xạ. Theo thiết kế của KCN, cổng xả thải được đặt ở vị trí 2 km ngoài khơi, nơi được cho là có khả năng làm loãng mọi hóa chất một cách nhanh chóng do dung lượng lớn của nước biển. Tuy nhiên, đối với các kim loại nặng như chì thì một lượng rất nhỏ chỉ cần 1 g trong 1,000,000 litter nước cũng đủ chết người (Nồng độ IDLH (Immediately Detrimental to Life and Health) từ Environmental Protection Agency (EPA -Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ) và 1 g trong 10 triệu litter nước đủ nguy hại đến cá (Xem bài báo khoa học của Solomon). 
  2. KLN khối lượng riêng nặng nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nên mới gây chết rất nhiều cá ở tầng đáy. Như các thông tin báo chí đăng có thể thấy cá sống ở lớp nước sâu bị ảnh hưởng nhiều hơn cá sống ở lớp nước mặt. Điều đó có thể là dấu hiệu cho thấy do các hợp chất chứa kim loại nặng chìm xuống dưới làm chết các loại cá và sinh vật dưới đáy biển.
  3. Kết luận kiểm tra của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá chết hàng loạt là do pH nước thay đổi đột ngột, chất lượng phú dưỡng (PO43-) tăng cao đột ngột.  Câu hỏi đặt ra “PO4 từ đâu ra và tại sao pH nước tăng đột ngột?”
    1. Đá ở khu vực Vũng Áng rất giống loại đá phosphorite: có lỗ nhỏ và màu ngả vàng.
Hình 1- So sánh đá ở khu vực Vũng Áng và đá phosphorite
Hình 2- Nước thải từ Formosa (trái) và nước thải từ quá trình khai thác vàng (phải)
b. Trong qui trình khai thác đá phosphorite sẽ thải ra nước thải màu vàng. 
Nếu đúng như nhận định ban đầu nguyên nhân gây chết cá là từ nước thải của Formosa thì ta có thể liên hệ thấy nước thải này có màu vàng, rất giống với màu đặc trưng của nước thải khi khai thác phosphorite.
c. Cấu trúc của đá phosphorite điển hình thường có chứa gốc iôn kim loại nặng và PO43- :
(Một số ít ion bạc trong cấu trúc này có thể được thay thế bởi các loại kim loại nặng khác nhau). Khi khai thác đá phosphorite sẽ giải thoát một lượng lớn PO4, ion Ag cũng như một số kim loại nặng vào nước thải.
d. Phosphoric acid là một acid yếu do đó với lượng lớn PO4 3- ion, theo nguyên tắc chuyển dịch cân bằng Le Chatelie, chiều phản ứng sẽ bị đẩy ngược để tạo nhiều OH ion hơn và do đó nâng cao độ pH của nước. 
e. Theo nghiên cứu của Salamon, chỉ cần 0.1 ppb (part per billions) lượng ion bạc là đủ giết cá.  0.1 ppb tương đương với 1 g cho 10 triệu litter nước.   (hệ số biến đổi: 1 ppb = 1 g/1 triệu L) 2 
 Trường hợp 2:  Nhiễm độc bởi cyanide
Trong kỹ thuật khai thác mỏ kim loại, NaCN thường dùng để chiết xuất vàng và các kim loại quí hiếm.  Thí dụ trong trường hợp chiết xuất vàng từ quặng, NaCN giúp biến vàng thành chất có thể tan trong nước theo phản ứng sau và đồng thời sản xuất NaOH, một bazơ mạnh theo phương trình sau:
4 Au + 8 NaCN + O2 + 2 H2O → 4 Na[Au(CN)2] + 4 NaOH
NaCN là một loại muối rất dễ tan trong nước.   Do đó nếu không kết hợp với kim loại thì ion cyanua sẽ xuất hiện ở dạng ion trong nước thải.
  1. Vì phản ứng hóa học thải ra NaOH do đó nồng độ pH của nước sẽ tăng phù hợp với báo cáo của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế.
  2. Ion Cyanua (CN-) tan trong nước là một chất cực kỳ độc.  Nó làm hệ thống hô hấp của động vật mất chức năng tiêu thụ oxy. Nồng độ IDLH của CN là 25 g/ 1 triệu L. [14]. Tuy không độc bằng kim loại nặng nhưng với lượng lớn cyanua cũng có thể gây cá biển chết hàng loạt.
  3. Khu vực miền Trung được biết có nhiều mỏ vàng.  Do đó khả năng chất thải có từ việc khai thác vàng và kim loại quí hiếm cũng không phải là thấp (Xem hình 2- so sánh nước thải của Formosa và nước thải từ quá trình khai thác vàng)

Tác hại có thể dự đoán trên diện rộng của sự việc ở Vũng Áng.
Khi cống thải được đặt ở 2 km xa bờ biển thì cột nước thải có thể cao vài chục đến cả trăm mét.  Dòng hải lưu nơi đó đủ mạnh để phát tán chất độc trong diện rộng từ vài trăm đến ngàn km dễ dàng và nhanh chóng. Thực tế cho thấy tác hại đã lan ra trên 250 km bờ biển. 
Hình 3- Cột nước thải và sơ đồ vùng biển nhiễm độc [8]
Theo lí thuyết, những chất này nếu là kim loại nặng thì tác hại của nó có thể là khôn lường và rất khó ước đoán. Các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng. Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài. Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại đến sức khỏe và mưu sinh của dân chúng trên diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên cả nước chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng. Lịch sử thế giới đã ghi nhận rất nhiều trường hợp thương tâm về việc nhiễm kim loại nặng từ môi trường và cuộc đấu tranh pháp lí không hề dễ dàng.
Một vài ví dụ đau thương được ghi nhận về nhiễm độc kim loại nặng
Hình 4- Nạn nhân bị nhiễm bệnh Minamata
Bệnh Minamata là đại thảm họa môi trường của Nhật-như cái giá phải trả cho việc quá nôn nóng phát triển kinh tế mà bỏ qua việc bảo vệ môi trường.  Từ năm 1932-1968, công ty Chisso (Nhật) sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo. Methyl thủy ngân là chất kịch độc, độc đến nỗi chỉ vài giọt rơi vào da có thể dẫn đến tử vong ngay lập tức. Trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân được sinh ra và đổ thẳng xuống vịnh Minamata mà không qua bất kì một sự xử lý nào. [9]
Thủy ngân phát tán trong môi trường nước, bám vào phù du và lắng xuống bùn. Cá hấp thụ oxy trong nước qua mang cá, tích lũy thủy ngân trong cơ thể.  Khi ăn phải những con cá bị nhiễm độc đó dần dần, người ăn sẽ tích lũy lượng thủy ngân đáng kể trong cơ thể. Khi đi vào trong cơ thể người, thủy ngân tấn công thẳng vào hệ thần kinh trung ương, hệ nội tiết, và các cơ. Thủy ngân làm con người trở nên loạn trí, các khớp xương bị co rút, dẫn đến biến dạng cơ thể. Người mẹ nhiễm thủy ngân sẽ đẻ con ra quái thai, dị dạng hoặc bị nhiễm bệnh Minamata bẩm sinh. Hậu quả là hơn 17 000 người dân phải gánh chịu căn bệnh này suốt hơn 60 năm. [10]
Tác hại của việc khai thác KLN cho môi trường có thể biểu hiện trực quan hơn ở chung quanh khu vực nhà máy khai thác kim loại nặng ở Baotou, Trung Quốc năm 2012 súc vật bị chết do nhiễm khí độc. Ngay cả cây ăn trái cũng èo uột và trái có mùi hôi thối [11].
Nếu là NaCN thì sao?
Tuy tính độc hại lâu dài của cyanua không tàn khốc như kim loại nặng, chất độc này có thể phá hủy hệ thần kinh và bộ phận hô hấp, thay đổi hồng cầu. [15]. Người bị nhiểm độc rất khó thở và dễ bị chảy máu mũi. Những triệu chứng này không phù hợp lắm với triệu chứng tìm thấy ở những người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc báo chí đã đưa thời gian gần đây. [12]
Không ăn cá chết thôi chứ hải sản sống thì ăn không sao? Tắm biển cũng không sao?
Đây là một nhận định sai lầm trầm trọng.  Khi cá chết có nghĩa nồng độ chất độc đã vượt ngưỡng.  Nhưng cá còn sống không có nghĩa là không có bị ngấm chất độc. Tuy trường hợp cá chết do NaCN thì ít nguy hại hơn nhưng nếu là kim loại nặng thì hệ quả lớn hơn nhiều.  Xin nhắc lại tất cả hải sản từ vùng ô nhiễm có xác suất hấp thụ độc tố rất cao đặc biệt là những loại sinh vật sống sát đáy. Những độc tố này tồn dư, tích luỹ qua chuỗi thức ăn. Do cơ thể con người không có khả năng thải kim loại nặng hiệu quả, nó sẽ tích lũy dần dần và gây tác hại lâu dài như nói trên.  Đã có nghiên cứu chỉ ra lượng nhiễm độc thuỷ ngân vào cơ thể người từ việc ăn cá lên đến 95%. [10] Ngay cả lí do lần này không liên quan đến kim loại nặng thì việc chất độc tồn dư ở những con cá chưa đủ liều lượng giết chêt cá là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí đã có ngộ độc với người xảy ra ở Quảng Bình (Bố Trạch), Hà Tĩnh (Kì Anh) [12]. Do vậy, đây là một nhận định vô cùng nguy hiểm.  Người ngộ độc KLN qua đường tiêu hóa thường có triệu chứng bụng quặng đau, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu và kiệt sức.
Bên cạnh đó, như chúng tôi đã đưa ra trước đó bên cạnh sự nhiễm độc do hô hấp và qua đường thức ăn thì chất độc có thể đi vào cơ thể qua da (niêm mạc). Do vậy, trong thời gian này hạn chế việc tắm biển, thậm chí các bạn tham gia điều tra nên có bảo hộ khi lặn sâu vào vùng nhiễm độc.
Không đưa ra lời cảnh báo để tránh việc chặn đi đường sống của hàng triệu dân nghèo?
Cũng có một vài ý kiến cho rằng, khi chưa có bằng chứng cụ thể chúng ta không đưa ra nhận định để tránh làm mất đi nguồn sống của người dân hay làm nhân dân hoang mang. Theo chúng tôi đây là một nhận định hết sức sai lầm. Khoa học ngoài việc tìm ra bằng chứng còn có chức năng dự báo để đề phòng trường hợp xấu nhất. Chúng ta đề phòng trường hợp xấu nhất nhưng mong đợi vào tình huống khả quan nhất. Nếu chúng ta không cảnh báo kịp thời, hậu quả sẽ lan nhanh, sâu và rộng hơn cho cộng đồng đến mức độ không còn khả năng kiểm soát được. Như ví dụ trên: vụ nhiễm độc Minamata cũng được phát hiện nhờ vào lời cảnh báo của viện trưởng Hosokawa của bệnh viện Kumamoto khi nghi ngờ nhiêm độc thủy ngân hữu cơ của các bệnh nhân. Tại thời điểm đó, sự việc như này chưa hề có tiền lệ trước đó [10].  Chúng ta đi sau nên học những bài học của người đi trước để tránh sai lầm. Hơn nữa việc chúng ta được cảnh báo là để chúng ta biết và đề phòng chứ không hề vì thế mà sợ hãi.
Những phát ngôn thiếu trách nhiệm
Thời gian gần đây nhiều cơ quan chức năng nhà nước đưa ra kết luận “nguyên nhân cá biển chết hàng loạt là do độc tố” [13]. Về điều này, một người dân không có hiểu biết về khoa học cũng có thể kết luận được, đặc biệt là những nạn nhân trúng độc phải cấp cứu do ăn đồ biển ở khu có cá chết.  Có hai nguyên nhân cá biển chết hàng loạt: 1) báo hiệu sắp có thiên tai từ động đất hay núi lửa ở thềm lục địa (điều này xưa nay chưa bao giờ xảy ra ở Việt Nam), 2) có sự thay đổi lớn về số lượng vi sinh vật trong vùng nước (hiện tượng nước nở hoa, hay dịch bệnh) và 3) chất kịch độc do con người thải ra trong nước biển.  Kết luận của cơ quan chức năng chỉ khẳng định rằng chúng ta sẽ không có thiên tai.  Điều 90 triệu dân Việt cần biết từ cơ quan chức năng là xác định cá chết và người dân bị ngộ độc là do hóa chất gì để cộng đồng khoa học có thể hổ trợ tìm phương án giải quyết.   
Lãnh đạo Formosa nói 300 tấn hóa chất nhập về sử dụng để tẩy rửa một số đường ống không gây hại và với khu công nghiệp thì chỉ “bé như hạt gạo” [13].  Kết luận của lãnh đạo Formosa rất mập mờ và khó hiểu, gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân Việt Nam.  Xin phép được hỏi hóa chất tẩy rửa đường ống đó có tên hóa học là gì?  Nếu lãnh đạo Formosa không trả lời được thì xin cho biết tên thương mại là gì? Chi cục Hải Quan Hà Tĩnh có thể cho dân biết thông tin cụ thể về 300 tấn hóa chất này không?
Mới đây lãnh đạo Formosa còn tuyên bố để phát triển kinh tế việc chết vài con cá biển là chuyện nhỏ và là cái giá phải đánh đổi.  Chỉ tiếc là việc chết cá biển không phải là chuyện “bé như hạt gạo” mà nó có thể là cảnh báo cho một tai họa còn khủng khiếp hơn chất độc màu da cam sắp đổ xuống các thế hệ tiếp theo của Việt Nam.
Kết luận:
Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là một thảm họa quốc gia, một quốc nạn tác hại khôn lường và lâu dài. Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này.  Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức. Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc Formosa bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế nếu sự thật chất độc là do Formosa thải ra.  Trong khi chờ kết luận của cơ quan điều tra thì người dân tạm dừng tiêu thụ các loại hải sản và không đi tắm biển.  Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Chúng tôi đã có bài viết hướng dẫn cách lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm để có kết quả chính xác. Nếu các bạn cần tư vấn thêm về cách xử lý nước hoặc trao đổi về các kết quả nhận được có thể gửi email cho chúng tôi. Nếu có điều kiện hãy dùng máy lọc để lọc nước trước khi dùng kể cả đó là nguồn nước sinh hoạt.  Đồng thời chúng ta cũng nhanh chóng phổ biến đến người dân, để nhân dân an tâm, có biện pháp đề phòng và cũng cần đề phòng các lực lượng mê tín dị đoan lợi dụng hiện tượng này để tung tin đồn nhảm và trục lợi. Hơn lúc nào hết người dân cần tự mình trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ cho chính bản thân và gia đình.
Tài liệu tham khảo
1- http://m.vietnamnet.vn/vn/thoi-su/300459/ca-chet-trang-bien-mien-trung-nghi-nhiem-doc-tu-vung-ang.html
2- Frances Solomon, ‘Impacts on aquatic ecosystems and human health’, Mining.com (April, 2008) 
3- https://www.facebook.com/groups/ivanet.org/
4-Tác hại của KLN : ” Heavy Metals Toxicity and the Environment”. 
5- Lars Järup, Hazard of heavy metal contamination, British Medical Bulletin 2003; 68: 167–182 
10- Sách của bộ Môi trường Nhật Bản (Japanese Ministry of the Environment -環 境 省
12-http://thanhnien.vn/doi-song/vu-ca-bien-chet-bat-thuong-mua-ca-chet-ve-an-nguoi-dan-bi-ngo-doc-693922.html
15- http://nj.gov/health/eoh/rtkweb/documents/fs/1693.pdf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trích đoạn TT"Khát":

..Từ nhà ông Phụng bản Na Mèo lên tới thác nước chừng hơn ba cây số. Quãng này lòng suối hẹp, đá gập gềnh, dây nhợ chằng chịt rất khó đi. Những những bụi nứa dai xen giữa các tảng đá to chắn ngang dòng nước, bắt con suối chảy ngoặt bất ngờ, có lúc như chui tọt vào vách đá. Ngấm ngầm chảy sâu trong lòng đất rồi bất ngờ con suối lại xuất hiện ở một chỗ khá xa, không ai ngờ.
Khanh nhớ hai bên bờ suối quãng này mọc dày những cây kè đá, gỗ chắc chả khác gì sắt nguội. Chặt vào nó chỉ có thể dùng rìu lưỡi thật bén. Dao quắm hay dao tư đụng vào không mẻ cũng quằn.
Thứ cây không ai trồng mà lại sống rất dai. Người già nói đã từng thấy có cây sống lâu bằng ba bốn đời người. Gỗ của nó chôn dưới đất hàng chục năm vẫn không mục, mối mọt chịu chết đừng hòng sơ múi, xâm phạm được.
Chỉ có điều nó không cao lớn, cổ thụ như những cây khác. Cây to cũng chỉ bằng cột nhà dù đã mọc lâu năm. Soàn soàn, thẳng muốt to bằng bắp chân là nhiều hơn cả. Thỉnh thoảng bắt gặp một cây khô, áng chừng tự chết già từ bao giở bao giờ không ai hay biết. Cành lá cây này trụi hết, cây vẫn vô tư đứng lại một mình. Nếu không có bàn tay của con người, hay vụ cháy rừng ngẫu nhiên nào đó, chưa biết nó còn đứng đó đến bao giờ?
Mùa chim sinh nở, ngọn cây trơ vơ này thường có chim sáo đen chọn nơi làm tổ. Không thì cũng là nơi trú ngụ của tắc kè hoa. Con nào con nấy béo nùng nục, nặng gần hai lạng. Thời gian nan, chính những chú tắc kè hoa này đã giúp Khanh qua khỏi thời thiếu đói khi bắt đầu lập nghiệp. Cứ chập tối, không rõ mặt người nữa là lúc tắc kè bò ra từ bọng cây kiếm ăn. Chỉ cần cái móc sắt nhỏ hươ hươ sát miệng bọng cây kè khô là y như rằng con vật nhanh như sóc ấy dính vì tưởng nhầm là côn trùng . Nó đã ngậm vào là khó có thể nhả ra, y như người ta nói “đười ươi nắm được tay người”. Phải lấy tay gỡ miệng nó ra mới lấy được cái móc sắt ra khỏi miệng. Cứ ba con như thế có giá ngang bằng một cân thịt lợn loại ngon. Nhờ vậy mà lán của Khang ở sâu trong rừng chả khi nào hết mỡ ăn. Còn thịt thì tuần hai buổi người trên lán về qua chợ là có ngay chất tươi liên hoan chộn rộn cả góc rừng.
Còn rau thì đủ loại. Từ cà Lào quả to vật như cái bát tộ trồng quanh lán, rồi bí xanh bí đỏ, râu muống chả thiếu thứ gì. Nhưng hảo vị nhất vẫn là các loại rau rừng. Bây giờ thì người ta coi rau bao, tên chữ “bồ công anh” là cây thuốc quý và cực hiếm, chứ bấy giờ mọc nhiều như cỏ dại. Thứ rau có vị đăng đắng này là thứ ăn được lâu không chóng chán. Nhưng lúc đó chưa mấy ai biết đến những tính năng chữa gần như bách bệnh của nó. Có lúc Khanh còn phải cho người dẫy bỏ đi vì nó mọc dày quá, lấn át các loại cây trồng khác!
Những ngày có mưa rào, cua đá bò cả vào trong lán. Đem luộc hay rang lên ăn có vị hơi nồng nồng như mùi vôi, ăn nhiều hay đau bụng đi ngoài. Người làm nương, sống ở rừng chả mấy ai thích, chỉ khi nhỡ bữa, mưa gió không kiếm được thứ khác mới dùng đến nó để thay thế. Ít ai ngờ rằng đến bây giờ lại là thứ đặc sản quý hiếm, mấy chục ngàn đồng một cân. Có khi người bán tính tiền từng con một. Không ai dám cho ai từng chậu từng sô vô tư như hồi nào.
Quả cây chín trong rừng cũng khá nhiều chủng loại, nhiều loại là vị thuốc quý sau này, chữa khỏi cả căn bệnh nan y. Những trái dâu rừng tím mọng, trái bồ quân hay trái dâu da đỏ thắm.. Nhiều loài trái cây chỉ còn trong ký ức người già, lớp trẻ sau này không hề hay biết đã từng có chúng.
Người ta nói thời gian tạo nên lịch sử. Có những lịch sử hay ho, huy hoàng sáng chói. Nhưng cũng có những khúc, những khía cạnh ký ức lịch sử buồn.
Lịch sử môi trường sinh thái của vùng đất này không thể nói khác được. Đó là ký ức để nhớ để buồn.
Chỉ chừng hai chục năm, chính con người đã tạo ra nó. Từ môi sinh trong trẻo, thanh khiết, phong phú đến nhóng nhánh đã thành ra trơ trụi, cằn cỗi và đơn điệu. Thậm chí có chỗ, có nơi trở thành độc hại, tranh chấp, đối đầu với sự sống con người.
 Không còn nhiều rừng cây xanh lá, dòng suối rì rầm, bầu không gian mát ướt che chắn cho sinh thái nơi này..
Tự dưng Khanh cảm thấy buồn cho áp lực dân số đè nặng lên môi trường. Những dự án kế hoạch thô thiển, thiếu tầm nhìn xa trông rộng, lồng vào đó là sự ích kỷ tham lam của không ít thế hệ quản lý xã hội, quản lý rừng tạo nên.
Vừa đi dọc theo con đường xi măng dọc bờ suối cạn, Khanh vừa băn khoăn suy nghĩ: Liệu rồi những gì đã mất có còn tái hiện trở lại trên đất đai này? Hay có thể làm được điều gì để cứu vãn, khôi phục nó?


**
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quốc tế đã công nhận “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”

Một số thông tin về Hội nghị San Francisco
Từ ngày 5 – 8/9/1951 diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là hội nghị được tổ chức tại San Francisco, California (Mỹ) giữa lực lượng Đồng minh và Nhật Bản.
Hội nghị này có phái đoàn của 51 quốc gia tham dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong hội nghị này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Vấn đề chính được đưa ra thảo luận là dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng minh với Nhật Bản do Anh - Mỹ đưa ra ngày 12/7/1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á - Thái Bình Dương.
Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Chính vì vậy, theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại) là Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị San Francisco. Ông Trần Văn Hữu đã có một bài phát biểu quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam tại hội nghị này.
Hình ảnh Quốc tế đã công nhận “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” số 1

Quang cảnh hội nghị San Francisco năm 1951. Ảnh tư liệu.

Ngày 8/9/1951, 48 quốc gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình (còn gọi là Hiệp ước San Francisco hay Hiệp ước Hòa bình San Francisco). Hiệp ước này đã chính thức chấm dứt Thế chiến hai ở Viễn Đông cũng như đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Các nước tham gia Hiệp ước ký tên: Cộng hòa Áchentia, Úc, Bỉ, Bôlivia, Braxin, Campuchia, Cannađa, Xâylan (nay là Srilanca), Chilê, Côlômbia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Đôminica, Hy Lạp, Guatemala, Haiti, Honđurát, Inđônêxia, Iran, Irắc, Lào, Pakixtan, Panama, Paraguay, Pêru, Philíppin, Ecuađo, Ai Cập, Xanvađo, Êtiôpia, Pháp, Libăng, Libêria, Lúcxămbua, Mêhicô, Hà Lan, Nicaragoa, Na Uy, Arập Xêút, Xyri, Liên bang Nam Phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hoa Kỳ, Urugoay, Vênêxuêla, Việt Nam (Chính phủ “Quốc gia Việt  Nam” của  Quốc trưởng Bảo Đại), Nhật Bản.
Do những bất đồng nên Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan không tham gia ký kết Hiệp ước này.
Trong Hiệp ước San Francisco, ở Điều 2, đoạn 7, ghi rõ: “Nhật Bản khước từ mọi chủ quyền và đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ mà họ chiếm bằng vũ lực trong đệ nhị thế chiến, trong số đó có các đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Hiệp ước San Francisco bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/4/1952.
Cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa
Trong khuôn khổ Hội nghị San Francisco,tham dự với tư cách là một thành viên chính thức, đoàn Việt Nam đã có những tuyên bố, phát biểu quan trọng.
Theo đó, ngày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco có sự tham dự đầy đủ của phái đoàn 51 quốc gia, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
“Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận)... Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Trần Văn Hữu phát biểu.
Tuyên bố xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào của 50 quốc gia còn lại tham dự Hội nghị.
Hình ảnh Quốc tế đã công nhận “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” số 2

Thủ tướng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đại diện cho phái đoàn Việt Nam kí Hiệp ước Hòa Bình San Francisco. Ảnh tư liệu.

Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia cũng chính là sự thừa nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Hơn nữa, Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình San Francisco có hiệu lực đã tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939 -1946 cho Việt Nam. Chủ quyền đối với hai quần đảo này do vậy, hiển nhiên thuộc về Việt Nam.
Sau Hội nghị San Francisco, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do lực lượng trú phòng của chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, hai quần đảo này được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Cộng đồng quốc tế bác bỏ đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc
Như đã nói ở trên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự Hội nghị San Francisco.
Trong phiên họp khoáng đại ngày 5/9/1951 của Hội nghị, đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được phái đoàn Liên Xô nêu lên. Phát biểu trong phiên họp này, Ngoại trưởng Liên Xô Andrei A. Gromyko đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc: “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Nhưng với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.
Như vậy, cái gọi là danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị quốc tế.
Về phía Trung Quốc, khi thấy bị gạt ra khỏi hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ra một số bản tuyên bố chính thức, đồng thời cho đăng các bài báo để lên án Mỹ về việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị để trình bày quan điểm của mình. Một trong những quan điểm này là đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuy tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không đưa ra được một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.
Ngày 19/1/1974, Trung Quốc ngang nhiên cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, cũng như hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 mà họ đã cam kết tôn trọng, và chứng thư sau cùng ngày 2/3/1973 của Hội nghị thế giới về Việt Nam mà Trung Quốc là một nước ký tên vào.
Giá trị pháp lý của Hiệp ước San Francisco
Theo nhiều chuyên gia luật, chuyên gia lịch sử, việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham gia Hội nghị San Francisco và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu một cách hòa bình trên thực tế) đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hình ảnh Quốc tế đã công nhận “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” số 3

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Ảnh minh họa.

Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự Hội nghị bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam.
Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước. Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt – chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông – nhận định: “Hiệp ước Hòa bình San Francisco là một hiệp ước quốc tế được kí kết chính thức giữa 48/51 nước tham dự, trong đó có các cường quốc hàng đầu như Mỹ, Pháp, Anh… nên hoàn toàn có giá trị pháp lý. Hiệp ước này đã có hiệu lực từ năm 1952 nên các quốc gia trực tiếp kí kết hoặc không kí kết nhưng có ràng buộc liên quan bởi các hiệp định, tuyên bố khác phải tuân thủ”.
Theo thạc sĩ Hoàng Việt, Hiệp ước San Francisco và nội dung quan trọng thể hiện sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các cơ quan chức năng Việt Nam nắm rõ từ lâu. Các học giả, nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều tìm hiểu, nghiên cứu về Hiệp ước này.
“Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở hai quần đảo này ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế. Vấn đề là thời điểm và cách thức đưa ra như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng chỉ là một căn cứ trong hệ thống rất nhiều bằng chứng pháp lý, lịch sử khẳng định rõ chủ quyền lâu đời và không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Việt nói.
Duy Minh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghìn người vâng dạ, không bằng một người nói thẳng

xi

Tác giả: Lôi Tư (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành
Lời giới thiệu: Ngày 1/3/2016, báo điện tử của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc có đăng bài viết sau đây, gây ra một số tranh luận trong giới học giả phương Tây nghiên cứu Trung Quốc về ý nghĩa, mục đích của bài báo, cũng như liên hệ của nó với các chiến dịch của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chúng tôi xin giới thiệu bản dịch bài viết để bạn đọc cùng tham khảo.
Hầu như các cán bộ lãnh đạo do vi phạm kỷ luật và pháp luật mà bị xử lý đều nói đến chuyện cơ quan mình chưa thực hiện đầy đủ công tác giám sát nội bộ, nói rằng không ai nhắc nhở tôi, nếu năm ấy có người rỉ tai thì tôi cũng chưa tới mức phạm tội nặng như vậy.
Vấn đề nhỏ chẳng ai nhắc nhở, vấn đề lớn không ai phê bình, đến mức gây ra sai sót lớn, đó chính là “Nghìn người vâng dạ không bằng một người nói thẳng”!
— Lời TBT ĐCSTQ Tập Cận Bình phát biểu khi dự Họp sinh hoạt chuyên đề dân chủ của ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Bắc.
Nghìn người vâng dạ không bằng một người nói thẳng “ – câu này có trong “Sử ký – Thương quân liệt truyện” – là lời can gián mà nhân sĩ Triệu Lương thời Chiến Quốc nói với Thừa tướng Thương Ưởng triều nhà Tần. Triệu Lương muốn về dưới trướng Thương Ưởng, đã nêu ra một điều kiện tiên quyết: “Chung nhật chính ngôn nhi vô tru”, nói cách khác là suốt ngày nói thẳng nói thật mà không bị đả kích trả thù.
Triệu Lương còn nêu ra hai ví dụ điển hình có từ đời trước: Bên cạnh Chu Vũ Vương không thiếu những triều thần nói thẳng, cho nên cuối cùng Chu Vũ Vương đã hoàn thành sự nghiệp lớn; còn xung quanh vua Trụ nhà Ân toàn là bọn xu nịnh nên cuối cùng vua Trụ mất nước, mất mạng.
Thương Ưởng vui vẻ chấp nhận điều kiện ấy, đồng thời còn dẫn thêm đạo lý: “Mạo ngôn hoa dã, chí ngôn thực dã, khổ ngôn dược dã, cam ngôn tật dã” (dịch nghĩa: Lời giả dối không thật là hoa, lời chân thành là quả, lời thẳng thắn có vị đắng là thuốc, lời ngon ngọt là bệnh).
Thế nhưng trong các đời sau chỉ có Đường Thái Tông Lý Thế Dân và Ngụy Trưng là hai người hiểu được câu chuyện này một cách thấu triệt nhất.
Mối quan hệ giữa Lý Thế Dân với Ngụy Trưng cũng giống như mối quan hệ giữa Tề Hoàn Công với Quản Trọng. Năm ấy Ngụy Trưng làm quan Tiển mã[1] của Ẩn thái tử Lý Kiến Thành, ông từng khuyên Lý Kiến Thành sớm trừ khử Lý Thế Dân.
Ngụy Trưng có thể an toàn rút lui sau sự biến chém giết đẫm máu ở Huyền Vũ Môn,[2] hơn nữa còn được trọng dụng trong giới triều thần của đức vua mới vốn là kẻ cựu thù [tức Lý Thế Dân], — [được hưởng những ưu ái đó] lẽ ra Ngụy Trưng phải là người cảm kích [chịu ơn Lý Thế Dân] tới rơi lệ.
Nhưng Ngụy Trưng lại cứ luôn luôn không được người khác ưa thích, không chỉ một lần xúc phạm long nhan, nghịch thái thính,[3] mà còn trình lên Đường Thái Tông “Thập tư sớ” [Bản sớ tấu trình 10 điều suy nghĩ], nói thẳng vào mặt nhà vua, không đúng với cương vị của mình. Bản thân Ngụy Trưng là gián quan, nêu ý kiến trên diện lớn là được rồi, nhưng ông lại cứ khăng khăng không phân biệt việc lớn nhỏ, cái gì cũng nắm lấy.
Đường Thái Tông muốn đưa tất cả các suất đinh nam giới trên 18 tuổi vào lính, Ngụy Trưng thà chết cũng không chịu ký lệnh ấy, lại còn viện lý lẽ, cực lực bảo vệ quan điểm của mình trước văn võ bá quan. Ông nói “Tát cạn ao để bắt cá thì sang năm hết cá; đốt rừng để săn thú thì năm sau hết thú”, buộc Đường Thái Tông phải hủy bỏ mệnh lệnh đã công bố.
Việc triều chính như vậy đã đành, nhưng Ngụy Trưng lại quản lý cả đến những chuyện nội bộ cung đình, kể cả chuyện Thái Tông cưới chồng cho con gái phải kèm theo bao nhiêu của hồi môn, hoặc chuyện Thái Tông ban phát ân sủng cho hoàng tử nào đó… những chuyện sinh hoạt riêng tư ấy các quan trong triều đình chẳng ai quan tâm nhưng Ngụy Trưng lại cứ can thiệp vào. Ông còn nói những lời này nọ không hợp lễ nghi, thường chỉnh sửa Đường Thái Tông tới mức nhà vua đỏ mặt tía tai vì xấu hổ.
Chưa kể các công trạng về chính sự và quân sự, nếu chỉ xét về mặt độ lượng dùng người thể hiện ở việc vui lòng tiếp thu sự phê bình của triều thần thì không một đế vương Trung Hoa nào từ thời Tần Thủy Hoàng trở đi có thể sánh được với Đường Thái Tông. Cho dù Thái Tông bao dung độ lượng như thế nhưng Ngụy Trưng vẫn không thôi, suốt ngày ông theo sát hoàng đế để nhắc nhở nhà vua chú ý nghe lời can gián: Lời hay, Bệ hạ  phải nghe; lời không hay, cũng phải nghe; lời can gián có trình độ cao Bệ hạ phải nghe mà trình độ thấp cũng phải nghe, nếu không thì còn đại thần nào dám lên tiếng? Có lần Ngụy Trưng thẳng thắn phê bình Lý Thế Dân: Thái độ tiếp thu lời can gián của Bệ hạ hiện giờ không bằng năm xưa. Những năm đầu niên hiệu Trinh Quán, Bệ hạ khao khát lắng nghe lời can gián, chỉ sợ mọi người không nói gì; về sau Bệ hạ cũng vui vẻ nghe lời khuyên can; hiện nay Bệ hạ vẫn nghe can gián, nhưng thường tỏ vẻ không vui, đám triều thần đều thấy cả.
Bên cạnh mình có một triều thần ghê gớm như Ngụy Trưng, nếu là một Hoàng đế bình thường thì e rằng ngay cả đến hứng thú thượng triều [họp triều đình] cũng không có.
Đâu phải Đường Thái Tông chưa từng nổi giận. Một lần lui về xả nỗi bực tức ở cung của Trưởng Tôn Hoàng hậu, Đường Thái Tông lớn tiếng đòi xử “tên nhà quê thô lỗ” này. May sao Hoàng hậu là người hiểu biết, sau khi mặc bộ lễ phục chỉ dùng khi dự đại lễ, Hoàng hậu quỳ xuống trước mặt nhà vua chúc mừng ông có được một vị trung thần — đây có thể là biểu tượng của bậc quân vương tài đức siêu phàm. Nhờ thế mới làm cho Đường Thái Tông chuyển giận thành mừng.
Sau khi Ngụy Trưng qua đời, Thái Tông thân chinh làm lễ truy điệu và lưu lại đoạn “Tam kính luận” [Bàn về ba tấm gương] được truyền tụng muôn đời: “Lấy đồng làm gương soi có thể sửa y phục cho ngay ngắn; lấy lịch sử làm gương soi có thể biết sự hưng vong của một triều đại; lấy người làm gương soi có thể biết là được hay mất. Ngụy Trưng chính là tấm gương thứ ba.”
Niên hiệu Trinh Quán thứ 18, Đường Thái Tông tấn công Cao Ly thất bại, sau đó ông cảm khái nói “Nếu Ngụy Trưng còn thì ta đã không làm như vậy”.
Văn hóa Trung Quốc nhấn mạnh yêu cầu muốn sửa người thì trước hết phải sửa mình, hãy tự kiểm điểm mình, học tập các bậc hiền tài, cố gắng theo kịp họ, khiêm tốn tiếp thu phê bình, từ đó mà chính tâm tu thân, không ngừng tiến bộ.
Khổng Tử chủ trương “Trong ba người đi đường tất có một là thầy ta”; căm ghét những kẻ đạo đức giả chỉ nói lấy lòng mọi người, tôn kính những người có chí hướng cao xa và nghiêm khắc với bản thân như các vị ẩn sĩ Sở cuồng Tiếp Dư và cụ già vác cuốc [trong Luận Ngữ – Vi Tử].
Khổng Tử cho rằng quan hệ xã hội lý tưởng là người quân tử hòa hợp với nhau nhưng vẫn giữ quan điểm riêng của mình [Hòa nhi bất đồng], chí công vô tư [Tỷ nhi bất châu], chứ không phải như mối quan hệ của bọn tiểu nhân bằng mặt không bằng lòng, kéo bè kéo cánh mưu việc riêng.[4]
Bước vào lĩnh vực chính trị, mối quan hệ quân-thần lý tưởng là “vua đối xử với bày tôi bằng lễ, bày tôi đối xử với vua bằng sự trung thành” [Quân vương sử dụng triều thần phải phù hợp quy định về Lễ; triều thần phải trung thành với quân vương]
Có thể làm được việc rộng đường ngôn luận và tiếp thu kiến nghị hay không — điều này thường quyết định sự hưng vong của một triều đại. Sách giáo khoa trung học của chúng ta trong mục “Chiến quốc sách” có nêu bài học về chuyện “[mưu sĩ] Trâu Kỵ khéo khuyên Tề Vương nghe lời can gián”.
Các triều đại về sau có rất nhiều thí dụ tương tự như vậy. Chu Lệ Vương đã không nghe lời can gián của Thiệu Công lại còn áp chế những lời nói lưu truyền trong dân gian, cuối cùng làm cho dân chúng sục sôi oán hận, vùng lên lật đổ.
Thời Tần Nhị Thế, [Thừa tướng] Triệu Cao đứng giữa triều đình “Trỏ hươu bảo là ngựa”, hầu hết triều thần đều cúi đầu vâng dạ, một số ít người dám nói thật thì [sau đó] bị trừ khử hết,[5] khiến cho xung quanh Tần Nhị Thế không còn trung thần nào nữa.
Trong trận Quan Độ, Viên Thiệu không nghe lời nghịch nhĩ trung ngôn của Điền Phong, Thư Thụ, trong khi Tào Tháo thì ra sức chiêu hiền đãi sĩ, khiêm tốn học hỏi, ngay cả mưu sĩ dưới trướng Viên Thiệu là Hứa Du cũng được Tào Tháo sử dụng, cuối cùng Tháo đánh bại Viên Thiệu và thống nhất được miền Bắc Trung Quốc.
Cũng là Tào Tháo, nhưng về sau trong trận Xích Bích lại một mực khăng khăng làm theo ý mình, sau khi thua trận chạy tới đường Hoa Dung mới khóc than rằng mưu sĩ Quách Gia mất sớm, khiến cho bên cạnh không còn người khuyên can mình sửa sai.
Trong bài “Phỏng liên châu”, nhà thơ Vương Sán — một trong “Kiến An thất tử” [bảy văn nhân xuất sắc những năm niên hiệu Kiến An thời Đông Hán], có nêu ra câu “Luôn soi gương sáng thì trên mình không còn vết nhơ, biết nghe lời ngay thẳng thì việc làm sai cũng không gây hại cho mình”.
Có lẽ “Tam kính luận” của Đường Thái Tông cũng sinh ra từ đấy.
Không sợ có người nói sai, chỉ sợ người muốn nói mà không nói. Phần đông những người làm nên sự nghiệp lớn đều hết mực khiêm tốn, từ đáy lòng sẵn sàng lắng nghe ý kiến bất đồng.
Tại địa phương vị đại nho triều Minh Vương Dương Minh làm quan cai trị, mỗi khi đi tuần tra các nơi, ông đều sai bọn nha dịch treo bảng yết báo dọc đường, trên bảng không viết những chữ “Yên lặng”, “Tránh đường” [như thói quen của các quan lại trong lịch sử Trung Quốc] mà viết “Muốn biết dân tình”, “Muốn nghe dân tố khổ”, — chuyện này từng trở thành giai thoại một thời.
Có người nước ngoài cho rằng, đảng Cộng sản Trung Quốc có tầng lớp lãnh đạo ổn định, cũng có cơ sở quần chúng rộng lớn, có đặc điểm “dân chủ theo chiều dọc” [vertical democracy], tức thông qua trên dưới trao đổi ý kiến với nhau, mọi người bình đẳng tham dự hoạt động tổ chức, dựa trên cơ sở thảo luận có lý trí mà đạt sự đồng thuận, từ đó áp dụng hành động tập thể. Xét theo lịch sử, Đảng CSTQ xưa nay đều phản đối triết học dung tục theo kiểu “Chẳng ai tránh được chuyện bị người khác bình phẩm sau lưng mình, chẳng ai không bình phẩm sau lưng người khác”, mà chủ trương “muốn nói gì thì đặt câu chuyện lên bàn mà nói [tức nói công khai]”, dùng cách phê bình trước mặt nhau để đạt được sự đoàn kết thực sự chân thành.
Bất kể là người trong hay ngoài đảng vẫn cứ nên gắng hết sức lắng nghe ý kiến, hiểu biết tình hình thực, bảo đảm tính khoa học và tính đúng đắn của quyết sách.
Thái độ cơ bản của Đảng ta đối với việc phê bình là dựa vào tính chất của bản thân sự vật để đánh giá sai đúng, được mất, nhìn việc không nhìn người, thực sự cầu thị, phân rõ đúng sai; tối kỵ cách đối nhân xử thế xuất phát từ ân oán, được mất, lợi hại, thân sơ, cách dùng những tình cảm không vui nhân tạo đẩy ý kiến và sự bất đồng đi tới chỗ chống đối lẫn nhau.
Thời kỳ ở Diên An, thân sĩ tiến bộ Lý Đỉnh Minh nêu kiến nghị “tinh binh giản chính”, sau đó nhiều người nghi ngờ ông có động cơ không tốt. Nhưng đồng chí Mao Trạch Đông xuất phát từ lợi ích của nhân dân và nhu cầu thực tế đã chân thành đối xử với ông Lý, gọi biện pháp của ông là “liều thuốc chữa đúng bệnh, có thể cải tạo chủ nghĩa cơ quan, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa hình thức”. Mao Trạch Đông đã dẫn đầu tiến hành cuộc thảo luận dân chủ về tinh binh giản chính và thông qua chính sách này. Việc đó đã phát huy tác dụng to lớn giúp biên khu Thiểm Cam Ninh và căn cứ địa chống Nhật vùng địch hậu vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả công tác.
Vào thời gian trước khi cuộc cách mạng năm 1949 thắng lợi, Mao Trạch Đông có nhắc đến 12 phương pháp công tác của đảng ủy, nhấn mạnh Bí thư đảng ủy phải làm tốt vai trò “tiểu đội trưởng”, phải đưa vấn đề ra công khai, chú ý đoàn kết và cùng làm việc với những đồng chí có ý kiến khác với mình. Tư tưởng này tuy cũ mà vẫn mới, thể hiện sự bao dung độ lượng của người đảng viên cộng sản.
Nguồn: Báo Giám sát Kiểm tra kỷ luật Trung Quốc, ngày 01/03/2016. Tên bài này tiếng Anh là “A Thousand Yes-Men Cannot Equal One Honest Advisor” (theo bản dịch của Eleanor Goodman, công bố ngày 21/3/2016). Tên tác giả Lôi Tư 雷斯 chỉ là bút danh, chưa rõ tên thật là gì.
———————–
[1] Chức quan chuyên dạy thái tử chính sự, văn học.
[2] Tên địa điểm Lý Thế Dân cho quân mai phục giết anh cả (là Thái tử Lý Kiến Thành) và em thứ tư (Lý Nguyên Cát). Sau cuộc đảo chính này, Đường Cao Tổ Lý Uyên lập Lý Thế Dân làm Hoàng Thái tử mới, về sau kế vị ngôi Hoàng đế, trở thành Đường Thái Tông.
[3] Ba chữ nghịch thánh thính  逆圣听 rất khó hiểu, chúng tôi đã tra cứu một số từ điển nhưng chưa thấy có giải thích, đành giữ nguyên văn; chân thành mong được các vị cao kiến chỉ bảo. Hai chữ thánh thính có thấy ở Tiền xuất sư biểu 前出师表 do Gia Cát Lượng viết và trình lên Hậu chủ [xem: Tam Quốc Chí], trong đó có câu Thành nghị khai trương thánh thính, nghĩa là nhà vua nên lắng nghe rộng rãi ý kiến của mọi người (thánh là nói nhà vua, thính là nghe). Ở đây chúng tôi tạm hiểu là hoan nghênh nhà vua lắng nghe ý kiến của mọi người (bản tiếng Anh dịch là chống lại lệnh của nhà vua).
[4] Câu này bản gốc viết là 君子之间的和而不同、比而不周 而非小人之间的同而不和、 周而不比Theo chúng tôi lẽ ra phải là 君子之间的和而不同、周而不比, 而非小人之间 的同而不和、 比而不周.  Chắc là nhà in đánh máy sai chữ. Ở đây chúng tôi dịch theo nội dung trong sách Luận Ngữ : 《论语 为政》子曰:  君子周而不比小人比而不周.
[5] Thừa tướng Triệu Cao muốn nổi loạn xưng vương nhưng sợ các triều thần không phục bèn nghĩ cách thử lòng họ: Triệu cho dắt một con hươu vào triều đường (nói là để dâng lên vua Tần Nhị Thế) nhưng lại bảo đó là con ngựa. Phần đông triều thần tuy biết sai nhưng vẫn hùa theo Triệu nói là ngựa.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/04/08/nghin-nguoi-vang-da-khong-bang-mot-nguoi-noi-thang/#sthash.gF7e4OYx.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin sách:

Ebook bia-page-001
Nhân sự kiện Viet Ecology Press và Nhà xuất bản Giấy Vụn tái bản lần thứ ba cuốn sách “Cửu Long cạn dòng biển Đông dậy sóng” (2014), Văn Việt đã trích đăng chương 14 cùng với bài giới thiệu tác phẩm của nhà nghiên cứu Đỗ Hải Minh (3/6/2014).
Đỗ Hải Minh nhận định:
“Tác phẩm “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” được hình thành theo một thể tài khá lý thú và độc đáo. Theo giãi bày của Ngô Thế Vinh trong Lời Dẫn Nhập, thì “đây không thuần túy là một cuốn ‘tiểu thuyết – fiction’ được hiểu như là một sản phẩm của tưởng tượng, nhưng là dạng “dữ kiện tiểu thuyết – faction: fact & fiction” với một số nhân vật văn học và phần dự phóng là hư cấu để cùng với người đọc đi tới những vùng đất, nơi có con sông Mekong hùng vĩ chảy qua…”
Mô thức dữ kiện tiểu thuyết là một sáng tạo độc đáo, duy nhứt, của nhà văn Ngô Thế Vinh, chắc chắn sẽ được đón nhận một số tranh luận, mở ra những cuộc trao đổi sẽ rất lý thú trong văn học sau này.
Hình như dụng ý của tác giả, chủ yếu nhằm khơi lên vấn đề từ chi tiết tạo nên một khung lý luận, đưa người đọc vào một số tình huống phải suy nghĩ, phải quan tâm đến một chủ đề bao quát lớn lao hơn bao trùm toàn bộ tác phẩm: dòng sông Mekong dưới tác động tai hại của các công trình thủy điện, mỗi nước dựa vào chủ quyền quốc gia cứ tùy tiện xây dựng, hầu hết chỉ tập chú vào sản lượng điện năng, xem nhẹ hoặc xem như không có các tác hại lâu dài về môi sinh, những tệ trạng về mọi mặt mà người dân trong vùng phải gánh chịu. Ngô Thế Vinh không đóng khung vấn đề trong nội vi một nước, mà còn cảnh giác về các tác hại của tiếp cận theo lối khép kín đóng cửa rút cầu này. Ngoài ra, Ngô Thế Vinh còn làm hiện rõ mối đe dọa cố hữu của nước lớn Trung Quốc ở đầu nguồn đang lạnh lùng hành động khống chế các nước ở hạ lưu, về mặt sử dụng lượng nước, về các chất thải kỹ nghệ âm thầm chảy xuống từ tỉnh Vân Nam nơi thượng nguồn…”
Văn Việt rất hân hạnh được nhà văn Ngô Thế Vinh gửi gắm bản Ebook của tác phẩm quan trọng này, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc qua 4 kỳ. Download tại đây
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cay đắng con mực nháy Vũng Áng


Tác giả: Cu Làng Cát
Tôi cùng bạn bè thật mạo hiểm khi dùng món mực tươi sống với mù tạt, chắc chắn trước mắt sẽ không sao, nhưng về lâu dài không biết món ăn này có để lại di chứng gì không?

Nhà hàng nổi mực nháy vắng khách,
sau kia là nhiệt điện Vũng Áng 1

Một nhóm các nhà báo trẻ ở Quảng Bình và Hà Tĩnh hẹn về Vũng Áng để xem lại thương hiệu mực nháy ở đây thất bát như thế nào. Quả thật trong cơn dâu bể, người ở xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh thốt lên cay đắng rằng con mực nuôi nấng phận người nơi đây từng được đón nhận nức tiếng thì nay bị khước từ vì hồ nghi có độc tố. Từ ngày cá chết đến nay, người ở Vũng Áng chưa có câu trả lời thỏa đáng nào từ cơ quan chức năng khiến họ càng đau lòng hơn.

Chủ nhà hàng mực nháy Trung Thành nằm bên vịnh Vũng Áng, chị Chu Thị Thành, là một trong những người đàn bà làng biển buồn nhất cả tháng qua. Ngày 1-5 cao điểm của nghỉ lễ, nhưng quán vắng đến cô đơn. Chị Thành bảo, mọi năm mỗi ngày bán cả tạ mực, còn nay thì mỗi ngày chỉ bán được vài ký. 

Cả một nhà hàng nổi trên vịnh rất đẹp của chị Thành cũng như các quán khác chỉ lèo tèo vài khách, có quán không một bóng người lui tới. Những người buôn bán ở đây, mấy ngày nay họ thật tổn thương tinh thần, cứ hỏi đến buôn bán hải sản, nước mắt có người như chực trào, có người ầng ậc khóc, có người quay đi mà nuốt buồn vô trong.

Bên sau các nhà hàng nổi vắng khách là nước vịnh Vũng Áng, phía gần kia có ống khói nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 với 1.200MW, vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD. Nhà máy điện có công nghệ đốt than phun trực tiếp, ngoài bờ biển là cầu cảng ăn than bằng băng chuyền dài hơn 400m. Nhiệt điện Vũng Áng có hệ thống làm mát bằng nước biển, mỗi ngày dùng hàng triệu khối nước biển làm mát và nguồn đó cũng đưa lại ra biển. Chúng tôi không biết trong nguồn nước đưa lại ra biển có những chất gì và tác động như thế nào, nó thuộc vào nghiên cứu của bộ Tài nguyên Môi trường mà đến nay chưa công bố.

Con mực nháy Vũng Áng cay đắng đến tang thương.

Tôi cùng bạn bè thật mạo hiểm khi dùng món mực tươi sống với mù tạt, chắc chắn trước mắt sẽ không sao, nhưng về lâu dài không biết món ăn này có để lại di chứng gì không? Bởi lẽ, Hà Tĩnh vừa cho công bố kết quả kiểm tra nguồn nước dọc các bãi biển, cơ quan chức năng địa phương này nói an toàn mà một số tờ báo đã đưa tin. Nhưng nước biển Vũng Áng thì chưa có kết quả kiểm tra nào được công bố.

Một bản tin đăng: “Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh đã chính thức công bố nước biển tại 6 bãi tắm, khu du lịch biển trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đều nằm trong giới hạn cho phép, tức là đều ở ngưỡng an toàn, gồm: bãi tắm biển Xuân Hải (xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà), bãi tắm Xuân Thành (xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân), bãi tắm Thạch Hải (xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà), bãi tắm Thiên Cầm (thị trấn Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên), bãi tắm Kỳ Ninh (xã Kỳ Ninh) và bãi tắm Mũi Đao, xã Kỳ Nam, Kỳ Anh”. Những địa danh này ở Hà Tĩnh không có cá chết bởi chúng đều nằm về phía bắc Hà Tĩnh, chỉ có một địa điểm ở phía nam là Mũi Đao, xã Kỳ Nam, giáp với Quảng Bình.



Mực bơi trong lưới ngư dân ở Vũng Áng.

Hãy nhớ rằng, từ ngày cá chết dọc bãi biển 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, mỗi ngày cơ quan quan trắc lấy mẫu nước biển 2 lần dọc các bãi biển, nhật trình quan trắc những ngày biển chết đó vì sao không công bố? Vì sao không thông tin để người ta thấy từ đáy đen chết chóc, dần sáng ra mực nước an toàn, để người ta thấy không chậm trễ và lúng túng?

Các bãi biển Hà Tĩnh như tuyên bố đã trích dẫn không cho biết căn cứ như thế nào để nói các bãi tắm an toàn? Số liệu mẫu quan trắc, ngày nào, bao nhiêu mẫu? Người ta cũng đặt câu hỏi, trong gần một tháng qua, mẫu quan trắc nước biển mỗi ngày vì sao không công bố mà chỉ chờ đợi mẫu “như ý” mới công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng?

Chị Chu Thị Thành làm cho chúng tôi một dĩa mực nho nhỏ còn tươi rói, theo lời người bạn Hà Tĩnh, ăn như thế lần đầu không quen khó nuốt, nhưng khi quen rồi thành ra nghiện, đã nghiện ăn sống con mực đang bơi thì đến mùa không thể bỏ rơi được nó. Vừa nghe kể, vừa thấy đứa con trai của chị Thành vào phía sau nhà nổi, vớt lên một con để ăn bữa. Chị Thành kể, “nó mấy ngày nay thèm ăn sống, cứ mỗi bữa một con. Bữa cá chết kéo dài, nó nằm trằn trọc, nhớ món mực sống ngon đó mà không biết làm răng”.

Chúng tôi ăn con mực bữa nay không phải để cổ xúy cho lời nói của ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, Đặng Ngọc Sơn, “yên tâm ăn cá, tắm biển” ở Vũng Áng. Khi ông Sơn khuyên thế, cá vẫn còn chết tươi rói, chết tức tưởi, chết đau đớn, chết cô đơn, chết một cách cay đắng.


Món mực ăn sống mà chúng tôi mạo hiểm dùng.

Món mực mà chị Thành đưa lên từ bếp nóng, thấm vào đó bao nhiêu câu hỏi chua chát, vì sao nguồn nước ở Vũng Áng chưa công bố kết quả quan trắc? Chúng tôi tìm kiếm những người bán hàng, bạn bè Hà Tĩnh, chưa thấy ông Sơn lên lịch đến dùng hải sản và tắm biển Vũng Áng, mặc dù trên các trang mạng xã hội có thâu âm tiếng nói của ông là lên lịch đến đây ăn hải sản cùng tắm với dân.

Một bữa ăn mạo hiểm mà bên trong ai cũng đặt nhiều dấu hỏi, ngày mai có bị đau bụng không, dài lâu có bị gì không? Một nỗi lo vô hình bám vào bên trong suy nghĩ của những người bạn và tôi.

Khuyên mọi người rằng, đừng thử bằng cách này, bởi tôi không chắc bữa ăn này giúp chị Thành có thêm thu nhập, chẳng qua cũng chỉ đủ cái bếp của chị bén lửa mà xào nấu cho đỡ hiu quạnh bao nhiêu ngày qua. Tôi càng lo nữa, anh của tôi đi công cán đang dùng bữa mực nháy cách đó mấy dãy nhà chỉ với quan sát mực bơi lội mà lấy làm niềm tin như tôi. Bữa trước khi ở quê, nhắc đến hai chữ ngư dân, anh đã tổn thương rớt nước mắt. Cũng bởi anh lớn lên với mặn mòi cát trắng, với bữa cơm trắng búng cá từ nhỏ. Bữa anh thử món cá ngừ đại dương, cơ quan chức năng đã kiểm định an toàn; còn Vũng Áng thì chưa hề. Nay vì thương người ven biển mà anh tôi thử thế thôi. Thật xót xa.


Mực luộc trong ngày vắng khách đến thê lương

Thường chị Thành bán mỗi ký mực nháy 700.000 đồng, hôm nay sau bao ngày luồng cá chết quật cho xơ xác, chị bán mỗi ký 300.000 đồng. Miếng mực đầu tiên lo lo, miếng thứ hai đưa vào trào lên ngậm ngùi khổ đau, ăn miếng nữa mặn như nước mắt bà con câu mực ậng trào trên cát. Có ngồi giữa bão tố thua thiệt của người dân miền biển Kỳ Lợi, mới thấy họ chịu thương đến nao lòng. Chị Thành kể, thiệt hại ngư dân thì nhiều, thiệt hại nhà hàng mùa này mỗi nhà nổi cũng phải 2-3 trăm triệu, không biết lúc mô niềm tin với con mực trở lại, chỉ chờ vô các nhà khoa học, chứ thế này nóng lòng nóng gan quá rồi.

Một bữa ăn quán rộng, chỉ có mấy chúng tôi ngồi với nhau, nhiều bạn chảy nước mắt nhưng cứ mượn lý do mù tạt khi nghe kể bao câu chuyện của những ngày cá chết thê lương. Bạn tôi nói cái bữa ăn này là cái bữa ăn thiệt thòi, bữa ăn cay đắng, bữa ăn khó nuốt, bữa ăn sẻ chia nhưng thiếu niềm tin vô cùng. Ngồi giữa sóng cả ba đào thiệt hại của ngư dân mới thấy chát mặn nỗi thua của con mực nháy Vũng Áng cùng những câu dân ca xứ biển Hà Tĩnh.

http://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/cay-dang-con-muc-nhay-vung-ang-30886.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang