Thành Khương
Theo infonet.vn các ngày 12 và 14/4/2016, từ 3 bài viết của N. Huyền và Tiến Dũng thì mới đây, ngày 7/4/2016 ở Hà Nội đã xảy ra một vụ đe dọa giết nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang ( Phóng viên báo Phụ nữ TP. HCM). Có thể tóm tắt vụ việc như sau: Nhà báo Thu Trang – tác giả một loạt bài phóng sự điều tra về đường dây chạy công chức ở Huyện Sóc Sơn, Hà Nội bỗng nhận được tin nhắn trong điện thoại “ đi mua quan tài cho cả gia đình ngay”; nhà báo gọi lại để xác định thực hư thì anh ta dọa tiếp “ Mày đi mua quan tài ngay. Mỗi người một cái. Nhà mày có bao nhiêu người thì mua bấy nhiêu cái”; đồng thời, một nữ giáo viên - người đồng hành với nhà báo Thu Trang trong việc lật tẩy một đường dây chạy công chức kể trên - cũng bị đe dọa tương tự và bị một bọn người lạ mặt tấn công trên đường. Hoảng hốt và sợ hãi, nhà báo Thu Trang đã đến tường trình với Công an TP. Hà Nội đồng thời gửi thư kêu cứu đến Quốc hội, Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ công an. Công an Hà Nội đã mời người đó lên làm việc. Đã rõ danh tính người đe dọa nhà báo Thu Trang là trung tá Đàm Hữu Dũng, giảng viên Học viện kỹ thuật quân sự, sinh năm 1972, thường trú tại 212 Tân Xuân, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; nhà báo Thu Trang nghĩ lại và có vẻ muốn dung tha cho viên trung tá.
Nếu tất cả sự việc đã diễn ra đúng như vậy thì có vẻ như việc này chẳng nên nói gì thêm cho tốn giấy tốn mực và tốn thì giờ của bạn đọc, vì ở đây đương sự đã xin tha thứ và nhà báo có vẻ muốn dung tha cho anh ta. Có nghĩa là giống như một vụ việc dân sự gần như đã có thể khép lại. Tuy nhiên, tính chất nghiêm trọng của vụ này cũng như đòi hỏi khách quan từ luật pháp và cuộc sống buộc chúng ta phải nhìn nhận nó một cách thấu đáo và tinh tế hơn mới có thể nhận diện bản chất của nó.
Đã phạm tội nghiêm trọng
Với những gì đã xẩy ra như đã kể trên thì hành vi của viên trung tá Đàm Hữu Dũng có dấu hiệu phạm tội đe dọa giết người, được quy định tại điều 103 Bộ luật hình sự. Điều luật như sau:
“ 1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc xử lý về một tội phạm khác.”
(Trích Chương XII Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự con người – Bộ luật hình sự).
Về hành vi khách quan, người phạm tội đã đe dọa giết cả gia đình nhà báo Thu Trang và người nữ giáo viên bằng việc nhắn tin liên tục, có lúc nhắn vào cả hai máy điện thoại của nhà báo, đã nói lời đe dọa trực tiếp trên điện thoại và một bọn giả danh côn đồ đón đường tấn công dằn mặt người giáo viên. Hành vi nguy hiểm ấy đã làm cho người bị đe dọa lo lắng, tin rằng mình có thể bị giết. Căn cứ để nói lên rằng người bị hại hết ức lo lắng, sợ hãi và tin rằng hành vi đe dọa sẽ có thể được thực hiện, là ở chỗ nhà báo Thu Trang đã phải tường trình với Cơ quan công an và gửi thư cầu cứ tới Quốc hội, Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ công an. Như vậy những hành vi đó có dấu hiệu vi phạm hai bộ luật: Luật hình sự và Luật báo chí ,và đã ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội - nó phản ánh sự suy đồi đạo đức cá nhân coi rẻ mạng sống con người; nó nhạo báng quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm con người, nhạo báng cả đạo đức và luật pháp .
Mặt khác, hành vi của Đàm Hữu Dũng là tội phạm nghiêm trọng, bởi vì:
- Vi phạm điểm a) Khoản 2 – Phạm tội đối với nhiều người. Ở đây có ít nhất 2 người bị dọa giết: nhà báo Thu Trang và người nữ giáo viên ( Đáng tiếc là ở cả ba bài viết trên infonet đều không nói rõ danh tính của người nữ giáo viên đó nên chúng tôi cũng không thể gọi khác), chưa kể các thành viên gia đình nhà báo ( vì bị dọa mua quan tài cho cả nhà, có bao nhiêu người thì mua bấy nhiêu cái), và cả hai người đó đều tin rằng mình có thể bị giết.
- Vi phạm điểm b), Khoản 2 - Đe dọa giết người thi hành công vụ. Hành vi đe dọa giết người xảy ra ngay sau khi nhà báo Thu Trang công bố vụ chạy công chức, tức là trong thời gian nhà báo đang thi hành công vụ và vì thế nhà báo mới sớm nhận ra người nhắn tin đe dọa là có liên quan đến loạt phóng sự của mình
- Vi phạm điểm d) Khoản 2 - Đe dọa giết người để trốn tránh xử lý về một tội phạm khác. Trước khi có hành vi đe dọa giết người, viên sĩ quan này đã là một trong những đối tượng trong đường dây chạy công chức ( đối tượng mà nhà báo đã suy nghĩ rất nhiều trước khi công bố phóng sự điều tra vụ này), biết rất rõ là mình có thể bị tố cáo trước công luận nên nhắn tin đe dọa hòng che dấu tội lỗi của minh.
(Và như chúng ta thấy ở điều luật, trường hợp phạm tôi đe dọa giết người có mức án cao nhất là 3 tháng đến 3 năm tù giam, nhưng phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2- 7 năm tù).
Nói nghiêm trọng còn vì hành vi của viên trung tá này còn vi phạm Điều 15, tiết đ) Luật báo chí. Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo quy định như sau:
“…
đ) Được phép bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động đúng pháp luật” .
(Trích Luật số 12/1999/ QH10 số 12 ngày 12/6/1999 sửa đổi, bổ sung một số điều luật báo chí ).
Cần khởi tố điều tra
Được biết Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP. Hà Nội đã mời trung tá Đàm Hữu Dũng lên làm việc, tuy thông tin của tác giả Tiến Dũng chưa cho biết nội dung kết quả buổi làm việc ra sao, nhưng với những phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng không thể không khởi tố vụ án hình sự nghiêm trọng này theo Điều 103 Bộ luật hình sự. Bởi vì:
- Tội phạm đe dọa giết người đã rõ: có hành vi nguy hiểm, kẻ gây án đã rõ danh tính, có địa chỉ thường trú và nơi công tác rõ ràng; người bị hại là nhà báo và người nữ giáo viên và hậu quả tác hại đã xảy ra: nhà báo lo sợ hoang mang, người nữ giáo viên đã bị tấn công trên đường.
- Khởi tố điều tra vụ án này không chỉ đáp ứng đòi hỏi khách quan của công luận, đòi hỏi của luật pháp và còn là phản ánh trách nhệm và sự nghiêm túc của cơ quan điều tra trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, trong bảo vệ sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật và là góp phần răn đe, phòng ngừa tội phạm.
- Nếu không khởi tố vụ án này ( Chúng tôi xin nhấn mạnh chữ “ Nếu” vì ở thời điểm này chưa có thông tin nào nói lên rằng Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hay chưa) thì Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ vi phạm Điều 294 của Bộ luật hình sự, đó là Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội.
Nội dung điều 294 như sau:
“1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết là có tội thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.
( Trích BLHS, Chương XXII Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp)
Đôi lời cuối bài
Như đã phân tích trên, đây là vụ án hình sự nghiêm trọng, vi phạm luật hình sự và luật báo chí song hiện giờ có những dấu hiệu cho thấy việc xử lý vụ này có thể sẽ đi theo một hướng khác bởi nạn nhân muốn dung tha cho người phạm tội: “Nói không lo lắng là dối lòng, tôi suy nghĩ đến bạc cả tóc”… “ Vì chị ấy, vì anh đã nhận ra sai lầm của mình. Tôi sẽ tha thứ cho anh và chắc chắn tôi sẽ làm mọi cách để sự tha thứ ấy có ý nghĩa” ( Lời nhà báo Thu Trang nói với phóng viên N. Huyền). Nói cách vụ án hình sự đe dọa giết người này rất có thể sẽ khép lại.
Tôi thực sự ngạc nhiên về việc nhà báo Thu Trang có ý định tha thứ cho kẻ đã dọa giết người và tôi băn khoăn tự hỏi tại sao chị lại có thể mở lòng khoan dung tha thứ cho một đối tượng tội phạm nguy hiểm như vậy? Nếu Thu Trang sẵn lòng tha thứ cho anh ta thì chị cứ việc thực hiện như người ta âm thầm làm việc Thiện, thì đấy là quyền của chị, vậy tại sao hai phóng viên N. Huyền và Tiến Dũng (được chị đồng ý), lại đưa vụ này lên báo chí? Một nhà báo dám dấn thân làm rõ cái xấu, cái hư hỏng để góp phần làm lành mạnh xã hội, vậy tại sao đối với hành vi xấu xa hơn thế, đê hèn hơn thế (thậm chí phải gọi là tội ác mới đúng với tính chất của nó) thì nhà báo Thu Trang bỏ qua? Chị dấn thân vạch trần đường dây chạy công chức ( và cả những phóng sự điều tra trước đó) là để làm gì vậy? Phải chăng, với ba bài viết về vụ này, các nhà báo muốn chuyển đến bạn đọc thông điệp về lòng vị tha, về sự khoan dung của cá nhân nhà báo Thu Trang ?
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà vận nước ngả ngiêng, phận người mong manh. Con người có thể bắt bớ tù đày bất cứ lúc nào, ở đâu. Người nông dân bị cướp đất và bị xe ủi đè lên người; ngư dân bị tấn công và bỏ mạng ngoài khơi; nhà báo tử tế đang thi hành công vụ thì bị côn đồ đập nát bàn tay; luật sư bị vu khống trắng trợn trên báo chí và bị đón đánh trọng thương; các trí thức, các nhà hoạt động dân chủ bị câu lưu hạ nhục xà bị bắt giữ xử tù tùy tiện; và gần đây, tính mạng hàng vạn, hàng triệu bà con miền Trung đang bị đe dọa hết sức nghiêm trọng ( nói như cô giáo Trần Thị Lam sinh mạng người chỉ như cái móng tay)…Tội ác muôn mặt đang tác oai tác quái trên đất nước chúng ta mà không hề bị trừng phạt, khiến cho lòng người luôn luôn bất an, chất chứa đầy oán hận.
Lòng khoan dung bao giờ cũng là trữ lượng đạo đức để nâng đỡ nâng đỡ cuộc đời, nâng đỡ và giáo hóa con người và vì thế lòng khoan dung thuộc về Cái Đẹp, cái Cao Thượng luôn được tôn vinh nhưng chỉ có thể và nên khoan dung với người phạm lỗi lầm trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định chứ không thể khoan dung cho những kẻ phi nhân tính coi mạng người như cỏ rác. Nếu lòng khoan dung xa sỉ thì vô hình trung lại tạo ra cái ác đối với đồng loại.
Danh dự, nhân phẩm, tính mạng con người là vô cùng quan trọng và bất khả xâm phạm, không thể đem xúc phạm, bôi nhọ, đe dọa một cách tùy tiện để rồi xin tha thứ.
Tội ác cần phải bị trừng phạt – đó là đòi hỏi của công bằng, của lương tâm, của Công lý chứ không phải là đòi hỏi của riêng ai./.
30/4/2016
T.K
.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Nếu tất cả sự việc đã diễn ra đúng như vậy thì có vẻ như việc này chẳng nên nói gì thêm cho tốn giấy tốn mực và tốn thì giờ của bạn đọc, vì ở đây đương sự đã xin tha thứ và nhà báo có vẻ muốn dung tha cho anh ta. Có nghĩa là giống như một vụ việc dân sự gần như đã có thể khép lại. Tuy nhiên, tính chất nghiêm trọng của vụ này cũng như đòi hỏi khách quan từ luật pháp và cuộc sống buộc chúng ta phải nhìn nhận nó một cách thấu đáo và tinh tế hơn mới có thể nhận diện bản chất của nó.
Đã phạm tội nghiêm trọng
Với những gì đã xẩy ra như đã kể trên thì hành vi của viên trung tá Đàm Hữu Dũng có dấu hiệu phạm tội đe dọa giết người, được quy định tại điều 103 Bộ luật hình sự. Điều luật như sau:
“ 1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc xử lý về một tội phạm khác.”
(Trích Chương XII Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh dự con người – Bộ luật hình sự).
Về hành vi khách quan, người phạm tội đã đe dọa giết cả gia đình nhà báo Thu Trang và người nữ giáo viên bằng việc nhắn tin liên tục, có lúc nhắn vào cả hai máy điện thoại của nhà báo, đã nói lời đe dọa trực tiếp trên điện thoại và một bọn giả danh côn đồ đón đường tấn công dằn mặt người giáo viên. Hành vi nguy hiểm ấy đã làm cho người bị đe dọa lo lắng, tin rằng mình có thể bị giết. Căn cứ để nói lên rằng người bị hại hết ức lo lắng, sợ hãi và tin rằng hành vi đe dọa sẽ có thể được thực hiện, là ở chỗ nhà báo Thu Trang đã phải tường trình với Cơ quan công an và gửi thư cầu cứ tới Quốc hội, Bộ Giáo dục đào tạo và Bộ công an. Như vậy những hành vi đó có dấu hiệu vi phạm hai bộ luật: Luật hình sự và Luật báo chí ,và đã ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống xã hội - nó phản ánh sự suy đồi đạo đức cá nhân coi rẻ mạng sống con người; nó nhạo báng quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm con người, nhạo báng cả đạo đức và luật pháp .
Mặt khác, hành vi của Đàm Hữu Dũng là tội phạm nghiêm trọng, bởi vì:
- Vi phạm điểm a) Khoản 2 – Phạm tội đối với nhiều người. Ở đây có ít nhất 2 người bị dọa giết: nhà báo Thu Trang và người nữ giáo viên ( Đáng tiếc là ở cả ba bài viết trên infonet đều không nói rõ danh tính của người nữ giáo viên đó nên chúng tôi cũng không thể gọi khác), chưa kể các thành viên gia đình nhà báo ( vì bị dọa mua quan tài cho cả nhà, có bao nhiêu người thì mua bấy nhiêu cái), và cả hai người đó đều tin rằng mình có thể bị giết.
- Vi phạm điểm b), Khoản 2 - Đe dọa giết người thi hành công vụ. Hành vi đe dọa giết người xảy ra ngay sau khi nhà báo Thu Trang công bố vụ chạy công chức, tức là trong thời gian nhà báo đang thi hành công vụ và vì thế nhà báo mới sớm nhận ra người nhắn tin đe dọa là có liên quan đến loạt phóng sự của mình
- Vi phạm điểm d) Khoản 2 - Đe dọa giết người để trốn tránh xử lý về một tội phạm khác. Trước khi có hành vi đe dọa giết người, viên sĩ quan này đã là một trong những đối tượng trong đường dây chạy công chức ( đối tượng mà nhà báo đã suy nghĩ rất nhiều trước khi công bố phóng sự điều tra vụ này), biết rất rõ là mình có thể bị tố cáo trước công luận nên nhắn tin đe dọa hòng che dấu tội lỗi của minh.
(Và như chúng ta thấy ở điều luật, trường hợp phạm tôi đe dọa giết người có mức án cao nhất là 3 tháng đến 3 năm tù giam, nhưng phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2- 7 năm tù).
Nói nghiêm trọng còn vì hành vi của viên trung tá này còn vi phạm Điều 15, tiết đ) Luật báo chí. Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của nhà báo quy định như sau:
“…
đ) Được phép bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động đúng pháp luật” .
(Trích Luật số 12/1999/ QH10 số 12 ngày 12/6/1999 sửa đổi, bổ sung một số điều luật báo chí ).
Cần khởi tố điều tra
Được biết Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP. Hà Nội đã mời trung tá Đàm Hữu Dũng lên làm việc, tuy thông tin của tác giả Tiến Dũng chưa cho biết nội dung kết quả buổi làm việc ra sao, nhưng với những phân tích trên đây, chúng tôi cho rằng không thể không khởi tố vụ án hình sự nghiêm trọng này theo Điều 103 Bộ luật hình sự. Bởi vì:
- Tội phạm đe dọa giết người đã rõ: có hành vi nguy hiểm, kẻ gây án đã rõ danh tính, có địa chỉ thường trú và nơi công tác rõ ràng; người bị hại là nhà báo và người nữ giáo viên và hậu quả tác hại đã xảy ra: nhà báo lo sợ hoang mang, người nữ giáo viên đã bị tấn công trên đường.
- Khởi tố điều tra vụ án này không chỉ đáp ứng đòi hỏi khách quan của công luận, đòi hỏi của luật pháp và còn là phản ánh trách nhệm và sự nghiêm túc của cơ quan điều tra trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, trong bảo vệ sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật và là góp phần răn đe, phòng ngừa tội phạm.
- Nếu không khởi tố vụ án này ( Chúng tôi xin nhấn mạnh chữ “ Nếu” vì ở thời điểm này chưa có thông tin nào nói lên rằng Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hay chưa) thì Cơ quan cảnh sát điều tra sẽ vi phạm Điều 294 của Bộ luật hình sự, đó là Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội.
Nội dung điều 294 như sau:
“1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết là có tội thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Không truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm”.
( Trích BLHS, Chương XXII Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp)
Đôi lời cuối bài
Như đã phân tích trên, đây là vụ án hình sự nghiêm trọng, vi phạm luật hình sự và luật báo chí song hiện giờ có những dấu hiệu cho thấy việc xử lý vụ này có thể sẽ đi theo một hướng khác bởi nạn nhân muốn dung tha cho người phạm tội: “Nói không lo lắng là dối lòng, tôi suy nghĩ đến bạc cả tóc”… “ Vì chị ấy, vì anh đã nhận ra sai lầm của mình. Tôi sẽ tha thứ cho anh và chắc chắn tôi sẽ làm mọi cách để sự tha thứ ấy có ý nghĩa” ( Lời nhà báo Thu Trang nói với phóng viên N. Huyền). Nói cách vụ án hình sự đe dọa giết người này rất có thể sẽ khép lại.
Tôi thực sự ngạc nhiên về việc nhà báo Thu Trang có ý định tha thứ cho kẻ đã dọa giết người và tôi băn khoăn tự hỏi tại sao chị lại có thể mở lòng khoan dung tha thứ cho một đối tượng tội phạm nguy hiểm như vậy? Nếu Thu Trang sẵn lòng tha thứ cho anh ta thì chị cứ việc thực hiện như người ta âm thầm làm việc Thiện, thì đấy là quyền của chị, vậy tại sao hai phóng viên N. Huyền và Tiến Dũng (được chị đồng ý), lại đưa vụ này lên báo chí? Một nhà báo dám dấn thân làm rõ cái xấu, cái hư hỏng để góp phần làm lành mạnh xã hội, vậy tại sao đối với hành vi xấu xa hơn thế, đê hèn hơn thế (thậm chí phải gọi là tội ác mới đúng với tính chất của nó) thì nhà báo Thu Trang bỏ qua? Chị dấn thân vạch trần đường dây chạy công chức ( và cả những phóng sự điều tra trước đó) là để làm gì vậy? Phải chăng, với ba bài viết về vụ này, các nhà báo muốn chuyển đến bạn đọc thông điệp về lòng vị tha, về sự khoan dung của cá nhân nhà báo Thu Trang ?
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà vận nước ngả ngiêng, phận người mong manh. Con người có thể bắt bớ tù đày bất cứ lúc nào, ở đâu. Người nông dân bị cướp đất và bị xe ủi đè lên người; ngư dân bị tấn công và bỏ mạng ngoài khơi; nhà báo tử tế đang thi hành công vụ thì bị côn đồ đập nát bàn tay; luật sư bị vu khống trắng trợn trên báo chí và bị đón đánh trọng thương; các trí thức, các nhà hoạt động dân chủ bị câu lưu hạ nhục xà bị bắt giữ xử tù tùy tiện; và gần đây, tính mạng hàng vạn, hàng triệu bà con miền Trung đang bị đe dọa hết sức nghiêm trọng ( nói như cô giáo Trần Thị Lam sinh mạng người chỉ như cái móng tay)…Tội ác muôn mặt đang tác oai tác quái trên đất nước chúng ta mà không hề bị trừng phạt, khiến cho lòng người luôn luôn bất an, chất chứa đầy oán hận.
Lòng khoan dung bao giờ cũng là trữ lượng đạo đức để nâng đỡ nâng đỡ cuộc đời, nâng đỡ và giáo hóa con người và vì thế lòng khoan dung thuộc về Cái Đẹp, cái Cao Thượng luôn được tôn vinh nhưng chỉ có thể và nên khoan dung với người phạm lỗi lầm trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định chứ không thể khoan dung cho những kẻ phi nhân tính coi mạng người như cỏ rác. Nếu lòng khoan dung xa sỉ thì vô hình trung lại tạo ra cái ác đối với đồng loại.
Danh dự, nhân phẩm, tính mạng con người là vô cùng quan trọng và bất khả xâm phạm, không thể đem xúc phạm, bôi nhọ, đe dọa một cách tùy tiện để rồi xin tha thứ.
Tội ác cần phải bị trừng phạt – đó là đòi hỏi của công bằng, của lương tâm, của Công lý chứ không phải là đòi hỏi của riêng ai./.
30/4/2016
T.K
.