Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Tiểu thuyết "Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội" và "Thuốc mê" đưa độc giả trở về làng văn học Việt những năm 1940.


Tác giả Nguyễn Bính và Thâm Tâm là đôi bạn rất thân. Họ cùng làm thơ, sinh hoạt văn nghệ và sống trong giai đoạn đặc biệt của nền văn học Việt Nam vào thập niên 1940. Nhà xuất bản Văn học và công ty sách Tao Đàn vừa chọn in lại hai tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của họ.
Bìa sách
Bìa sách "Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội" của Nguyễn Bính và "Thuốc mê" của Thâm Tâm.
Khi hai quyển sách được đặt cạnh nhau, độc giả có thể cảm nhận được sự ngưng đọng của thời gian. Lịch sử như một lát cắt mà ta có thể đặt trên giá sách, để khi trang sách cuối cùng gấp lại, ta không chỉ nhớ đến một Nguyễn Bính, một Thâm Tâm mà còn nhớ đến một thời kỳ văn chương Việt Nam.
Cuốn Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội của thi sĩ Nguyễn Bính xuất bản lần đầu tiên vào năm 1940. Khi ấy, Nguyễn Bính chỉ vừa 22 tuổi. Đến nay, 76 năm sau lần xuất bản lần đầu, tiểu thuyết trở lại làng văn học trong nước giúp bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ tuổi được biết đến một Nguyễn Bính khác, ngoài Nguyễn Bính là "thi sĩ chân quê" đã quen thuộc.
Cuốn sách mang nhiều tính chất tự sự, cũng như giải mã phần nào không khí văn chương Việt thời đó qua cuộc sống của đôi bạn thân Điệp và Tuấn. Độc giả ngầm hiểu nhân vật Điệp tương đồng với chính tác giả Nguyễn Bính. Còn nhân vật Tuấn là Nguyễn Tuấn Trình, tức Thâm Tâm. Hai nhân vật này cùng số phận vì yêu mà đau khổ, đều tha thiết yêu nhưng không được đáp lại. Để sau cùng, họ yêu một hồn ma mà mình chưa từng biết mặt.
Qua từng trang sách, một Hà Nội vừa đẹp, vừa buồn thấp thoáng ẩn hiện. Đó là một nhành hoàng lan tỏa hương trong mùa đông giá lạnh. Đó là hai người đàn ông mơ về một chiếc áo len của người đàn bà đan tặng. Họ bất lực, khát khao và chống chọi với ham muốn được yêu. Họ cùng yêu một hồn ma mà cuộc đời không còn khả năng làm vẩn đục. Nhưng liệu hồn ma tên Vương Thị Hoàng Lan ấy có đáng được yêu như họ tưởng tượng? Những ai từng yêu thơ Nguyễn Bính có lẽ sẽ không bất ngờ với với lối văn chương giản dị, sâu sắc trong tiểu thuyết của ông. Sách nhẹ nhàng như hơi thở của thơ và thấm đẫm vào hồn người những nghĩ suy về thân phận và tình yêu.
Khác với tiểu thuyết của Nguyễn Bính, truyện Thuốc mê của Thâm Tâm lại mang bạn đọc đến một câu tác phẩm phản ánh những trần trụi của cuộc sống ở ngôi làng miền Bắc xa xôi có tập tục thờ cúng lạ lùng. Trong Thuốc mê có đủ các sắc thái tình cảm trong đời sống: tình bạn bè đã giúp Giáp khi anh bị bùa mê làm lu mờ lý trí, những tính toán của Tý để bùa cho được một người đàn ông theo lệ làng. Đó còn là tình mẹ yêu con của mẹ Giáp, mẹ Tý dù hai tình yêu ấy thể hiện theo hai cách hoàn toàn khác nhau, là tình yêu lúc thực, lúc mê của Giáp và Tý hay của Tý và Cưỡng. Tác giả để ra một cái kết bất ngờ, gợi mở khiến sau khi trang sách khép lại, bạn đọc vẫn còn nhiều nghĩ suy.

Theo Đoàn Kim Ngọc - Vnexpress
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đổi mới nhằm xây dựng một không gian văn hóa đọc lành mạnh.

"Lần đầu tiên, trong khuôn khổ ngày Sách Việt Nam lần thứ 3, Ban tổ chức (BTC) đưa ra quy chế hoạt động với yêu cầu các đơn vị gửi danh sách tác phẩm dự sự kiện này về cơ quan quản lý để đối chiếu với kho dữ liệu của ngành nhằm kiểm tra, ngăn chặn sách vi phạm lọt vào hội sách".


Đó là khẳng định của Cục trưởng Cục Xuất bản - In và Phát hành Chu Văn Hòa trong buổi công bố chương trình ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 vào sáng 15-4. Đây cũng là một trong những đổi mới nhằm xây dựng một hội sách "sạch", một không gian văn hóa đọc lành mạnh.
Ngày Sách Việt Nam luôn thu hút rất đông các độc giả. Ảnh: Nhật Nam


Đổi mới trong nội dung và tổ chức

Là một trong những hoạt động chính của ngày Sách Việt Nam lần thứ 3 diễn ra tại Hà Nội, hội sách tại Công viên Thống Nhất kéo dài từ ngày 20-4 đến 24-4 được xác định không chỉ là nơi bán sách mà còn là nơi thể hiện văn hóa đọc của cả các đơn vị xuất bản, phát hành và công chúng. Để làm được điều này, cơ quan quản lý đã công bố những đổi mới trong khâu tổ chức và chất lượng nội dung.
Trong đó đáng chú ý là Quy chế hoạt động của Hội Sách lần đầu tiên được đưa ra với những quy định về "Sản phẩm trưng bày, giới thiệu và bán tại hội sách", về "khuyến mãi - quảng cáo"… Cụ thể, "Nghiêm cấm đưa vào hội sách các xuất bản phẩm vi phạm Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ; các xuất bản phẩm đã có yêu cầu xử lý của cơ quan quản lý nhà nước, xuất bản phẩm có quyết định thu hồi, ngừng phát hành, tiêu hủy; đồ chơi kích động bạo lực, thiếu tính giáo dục".
Đáng chú ý, không chỉ nêu rõ "luật chơi" để cơ quan quản lý, truyền thông, thậm chí bạn đọc cùng kiểm soát, Cục Xuất bản - In và Phát hành năm nay còn yêu cầu đơn vị gửi danh mục xuất bản phẩm trưng bày, giới thiệu và bán tại hội sách về BTC trước ngày 10-4 để cơ quan quản lý "lọc" những đầu sách chưa nộp lưu chiểu hoặc có tên trong danh sách đang phải sửa chữa, thu hồi, chưa được xuất bản… Quy chế này chắc chắn ít nhiều có tính "răn đe", khi thực tế lần hội sách năm ngoái đã phát hiện có những cuốn sách in lậu, thậm chí sách cấm tại một số gian hàng.
Ngoài việc kiểm soát chặt hơn về nội dung, quy chế cũng điều chỉnh một số hoạt động khác liên quan đến tổ chức các sự kiện sao cho khoa học, bảo đảm tính văn hóa của hoạt động ý nghĩa này. Ví như việc quảng cáo hàng hóa, thiết kế gian hàng của đơn vị dù "sáng tạo" đến đâu cũng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị khác cũng như chương trình tổng thể chung của hội sách, như loa bên này "cãi nhau" với loa bên kia, gây ra sự mất trật tự tại không gian văn hóa đọc.
Cũng phải kể đến những động thái khác của BTC trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng đến với hội sách như hệ thống bảng chỉ dẫn khổ lớn về vị trí các gian hàng, các sự kiện giao lưu, quảng bá sách gắn ngay ở cổng vào công viên (đường Trần Nhân Tông). Đây cũng là việc cần rút kinh nghiệm của lần tổ chức trước, khi không gian Công viên Thống Nhất vốn nhiều "ngóc ngách", lắm khi gây khó cho độc giả muốn tìm kiếm một gian hàng, sự kiện quan tâm.


Hướng tới xây dựng quy chế cho các hội sách

Một thực tế diễn ra tại nhiều hội sách, ngay cả hội sách lớn như ở TP Hồ Chí Minh vừa qua là tình trạng một số đơn vị tuồn vào những đầu sách vi phạm, hoặc đang trong thời gian chờ đợi sửa chữa theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Cục Xuất bản - In và Phát hành cho biết, tại Hội Sách TP Hồ Chí Minh năm 2016 có ít nhất 2 cuốn sách của hai NXB được phát hiện là chưa nộp lưu chiểu đã phát hành. Cũng như vậy, còn có hiện tượng những cá nhân, tổ chức vì mục đích xấu đã giả làm khách hàng trà trộn vào hội sách mang theo tài liệu, xuất bản phẩm không hợp pháp cài vào các hàng sách…
Sách cũ lâu nay được xem là nguồn tác phẩm thu hút sự quan tâm, tìm kiếm, trao đổi của nhiều độc giả. Nhiều hội chợ sách cũ trở thành địa chỉ quen thuộc của người đọc Thủ đô và một số nơi khác. Tuy nhiên, các gian hàng sách cũ cũng tiềm ẩn nguy cơ sách lậu, rất khó kiểm soát…
Câu hỏi đặt ra là quản lý các hội chợ sách thế nào một cách hiệu quả mà vẫn khuyến khích được các đơn vị tham gia?
Cục Xuất bản - In và Phát hành khẳng định cần hướng tới việc xây dựng Quy chế hoạt động của các hội sách theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm chất lượng về nguồn sách, phong phú về các hoạt động cổ vũ văn hóa đọc. Tuy nhiên, Cục không phải là đơn vị đứng ra xây dựng quy chế này cho các đơn vị mà chỉ có thể gửi công văn tới Sở Thông tin và Truyền thông thông báo các vấn đề cần lưu ý trong hội chợ sách để địa phương chủ động xây dựng quy chế phù hợp với đơn vị mình.
Có thể nói việc ngăn chặn sách "rác", sách vi phạm trong các hội sách nói riêng và trong đời sống xuất bản nói chung là việc làm thường xuyên lâu dài. Đây cũng không chỉ là việc của riêng cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm của chính mỗi đơn vị làm sách, của cộng đồng vì chính môi trường văn hóa đọc lành mạnh của bản thân và xã hội.

Ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng Cục Xuất bản - In và Phát hành: Chúng tôi xác định không chỉ vì quy mô của hội sách mà quên đi trách nhiệm với xã hội là mang đến cho độc giả những cuốn sách "sạch". Ngoài việc yêu cầu các đơn vị gửi danh sách tác phẩm để Cục đối chiếu, loại các đầu sách vi phạm thì nhiều ngày qua các chuyên gia của ngành đã trực tiếp đọc, kiểm tra các đầu sách đăng ký tổ chức sự kiện giao lưu, tọa đàm, ra mắt… Chúng tôi mong muốn các cơ quan truyền thông sẽ cùng vào cuộc phát hiện và cung cấp thông tin giúp cơ quan quản lý ngăn chặn sách vi phạm, giữ gìn không gian văn hóa đọc xứng đáng với ý nghĩa ngày Sách Việt Nam.

Theo Thi Thi - Hà Nội mới
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam đang là sông Như Nguyệt


Giáo sư Kawaguchi hỏi tôi có đọc tin ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến thăm đài kỷ niệm ở Hiroshima chưa? Đây là tin thời sự duy nhất được ông nhắc tới trong cả bữa cơm tối ở Tokyo. Báo, đài ở Nhật rất chú ý đến hành động tượng trưng này. Quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới do máy bay Mỹ thả xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8 năm 1945, 200 ngàn người Nhật chết. Nhiều sử gia nhận xét rằng nếu không bị hai trái bom nguyên tử thì nước Nhật chắc không đầu hàng sớm. Chiến tranh sẽ tiếp diễn hàng năm nữa, hàng triệu người Nhật và quân Mỹ sẽ chết. Quân Nhật sẽ còn chiếm đóng Trung Quốc, Việt Nam, Miến Điện, Malaysia, vân vân, và hàng triệu người dân các nước đó có thể sẽ chết oan vì bom đạn, vì đói và bệnh dịch.

Khi đứng trước những đài kỷ niệm ở Hiroshima, tôi cũng thầm cảm ơn các nạn nhân ở đó, mỗi người chết thay cho mươi người khác, trong đó chắc có tôi. Dân Hiroshima không được chọn; cái chết bất ngờ tự trên trời rớt xuống. Trái bom nổ cách mặt đất mấy trăm mét, cây cầu Tương Sinh bay tung lên như chiếc lá, người ta còn ghi trên tấm bia. Người ra lệnh thả bom và viên phi công thi hành cũng không biết những người chết là ai. Chiến tranh là một nghiệp báo chung, loài người lôi kéo nhau vào trong cái guồng máy chém giết, người này chết để cho người khác sống. Người Nhật và người Mỹ còn đang nhìn lại và suy nghĩ về cái nghiệp họ cùng trải qua.
Trong lịch sử loài người, nhiều cuộc chiến tranh được chấm dứt, hoặc có thể tránh được nếu người ta dám hành động một cách quyết liệt. Tôi kể lại cho Giáo sư Kawaguchi và cháu Tanaka Aki nghe về cuộc xâm lăng của quân nhà Tống, vào đời nhà Lý ở Việt Nam. Mấy trăm ngàn quân Tống kéo sang, vua, tướng, và quân, dân Việt Nam nhất định kháng cự. Quân Đại Việt lập đồn phòng thủ, quân hai bên gờm nhau hai trên hai bờ sông Như Nguyệt. Cuối cùng, quân Tống phải rút về sau vài trận đụng độ, vì lính của họ mắc bệnh chết nhiều quá. Nếu vua Lý Nhân Tông và Lý Thường Kiệt run sợ, thì chắc quân Tống đã chiếm được nước ta rồi.
Trong suốt lịch sử nước ta, người Việt đã kháng cự được âm mưu đồng hóa và các cuộc xâm lăng của vua quan Trung Quốc nhờ dân ta sống ở phương Nam, người Hán phương Bắc không chịu được thời tiết, khí hậu; họ bó tay trước sức tấn công của các loài vi khuẩn và bệnh tật mới lạ. Thiên nhiên là đồng minh lớn nhất của dân tộc mình, giới lãnh đạo người Việt biết như vậy. Và họ luôn luôn sử dụng sức hỗ trợ của các đồng minh đó. Vì nhìn trên bản đồ, dân tộc Việt thấy chỉ có một cường quốc duy nhất “ở trên đầu” mình. Nước Đại Việt cô đơn hoàn toàn, chung quanh không có một quốc gia nào đủ sức giúp mình chống lại các đạo quân Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Ngược lại, các ông vua nhà Nguyên, nhà Thanh còn tìm cách liên kết với các vua chúa Chiêm Thành, Chân Lạp để cô lập dân Việt.
Trong thế kỷ 21 này, người Việt Nam không thể nương tựa vào các “đồng minh cũ” được nữa. Nếu xâm lăng Việt Nam, quân Trung Quốc có thể vượt qua các chướng ngại như “lam sơn, chướng khí” và các loài vi khuẩn.
Nhưng ngược lại, dân tộc Việt bây giờ cũng không còn một mình phải chống chọi với tất cả sức nặng của hơn một tỷ người Trung Hoa nữa. Tất cả thế giới liên hệ với nhau trong mạng lưới kinh tế toàn cầu, rút dây thì động rừng, khu rừng lan rộng khắp mặt địa cầu.
Vì vậy, trong Hội nghị G-7 của bảy cường quốc kinh tế, ngoại trưởng cả bẩy nước đã lên tiếng cảnh cáo Trung Cộng về vấn đề an toàn tại Biển Đông. Bản tuyên bố chung G-7 viết: “Chúng tôi mạnh mẽ phản đối bất cứ hành động đe dọa, ức hiếp hay khiêu khích đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng và làm tình hình căng thẳng hơn.”
Những hành động đe dọa, ức hiếp, khiêu khích nhắm vào nước nào, ngoài Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia? Bản văn còn nói cụ thể, rõ ràng hơn, kêu gọi “tất cả các nước” ngưng những hành động “bồi đắp đảo nhân tạo, …xây dựng tiền đồn và sử dụng chúng cho các mục đích quân sự,…” Nói “tất cả các nước” nhưng ai cũng hiểu bẩy vị ngoại trưởng nhắm vào chính quyền Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Shinzō Abe và ngoại trưởng Fumio Ki­shida đã thành công khi đòi ghi vấn đề Biển Đông nước ta vào nghị trình cuộc họp G-7 năm nay. Bắc Kinh đã công khai phản đối việc bẩy nước đem vấn đề này ra thảo luận. Trong cuộc họp tại thành phố Lübeck, nước Đức năm 2015, bẩy quốc gia chỉ nhắc tới quy tắc “tự do hàng hải” mà không ám chỉ đến các hành động “đe dọa, ức hiếp, khiêu khích” của Trung Cộng ở Đông Nam Á. Năm ngoái, các nước Châu Âu vẫn còn dè dặt không muốn dính líu tới các xung đột ở vùng biển xa xôi này. Nhưng năm nay hai ông Abe và Ki­shida đã cương quyết không lùi bước, và sau cùng họ thành công. Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu đã “leo thang” thêm một bước bằng hành động cảnh cáo mới nhắm thẳng vào chính quyền Trung Cộng.
Các nước Châu Âu đã chấp nhận tiến một bước mạnh hơn vì những hành động vi phạm luật biển quốc tế của Trung Cộng, hiển nhiên âm mưu quân sự hóa vùng “Lưỡi Bò” của họ. Họ còn được cả Mỹ lẫn Nhật Bản thúc đẩy, bằng hành động. Mỹ đã kêu gọi các nước khác tăng cường việc tuần thám ở Biển Đông. Nhật Bản công khai hỗ trợ các nước Đông Nam Á bảo vệ chủ quyền trên biển.
Nguyên nhân chính khiến các cường quốc dấn thân mạnh hơn vào trong khu vực đầy xung đột này là kinh tế.
Trung Cộng không phải là một đe dọa quân sự đối với các cường quốc G-7. Nhưng nếu Trung Cộng kiềm chế được các nước Đông Nam Á và đóng vai “bá chủ” trong vùng biển này, thì kinh tế cả Mỹ, Nhật, Ấn Độ, và Châu Âu cũng lệ thuộc vào chính sách của Bắc Kinh. Trên thế giới ngày nay, không một nước nào, kể cả các quốc gia “nhỏ” như Singapore, Malaysia, Indonesia, chấp nhận để một cường quốc xưng hùng xưng bá kiểm soát quyền giao thương và quyền sống của nước mình.
Năm 1941, chính quyền quân phiệt Nhật Bản quyết định bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ tại Cảng Trân Châu sau khi hải quân Anh, Mỹ phong tỏa vùng biển Đông Nam Á, ngăn đường tiếp tế nguyên liệu và dầu lửa, kinh tế Nhật bị tắc nghẽn. Muốn tránh một cuộc chiến tranh Châu Á trong thế kỷ 21, muốn tránh không xẩy ra những vụ Hiroshima mới, cả thế giới phải góp tay ngăn chặn ý định xưng hùng xưng bá bằng Đường Lưỡi Bò, Đường Chữ U, hay “Cửu Đoạn Tuyến” của Trung Hoa.
Cuộc xâm lược của Trung Cộng diễn ra với chiến lược “cắt giò” (salami slicing) từng khúc một, hoặc nói như Tướng Trương Thiệu Trung (Zhang Zhaozhong, 張召忠), đó là chiến lược “lột cải bắp” chầm chậm từng lá cải một. Nước Việt Nam bất hạnh trở thành khúc giò đầu tiên Bắc Kinh đã và đang tiếp tục cắt.
.....................................................................
Quân nhà Tống trước đây 10 thế kỷ chỉ tấn công nước Đại Việt. Ngày nay Trung Cộng muốn chiếm cả vùng biển Đông Nam Á để mở “Con đường Tơ Lụa trên biển” sang tới châu Âu. Năm ngoái, Trung Cộng đã được phép lập một căn cứ quân sự ở Djibouti, cựu thuộc địa Pháp ở bờ biển bán đảo Á Rập. Ấn Độ, các nước Trung Đông, và cả Châu Âu phải lo canh phòng. Tham vọng của các hoàng đế đỏ có giới hạn nào không?
Nước Việt Nam bây giờ đang trở thành con sông Như Nguyệt cho cả vùng Đông Nam Á và cho cả thế giới. Dân tộc Việt phải đóng vai Lý Thường Kiệt. Các cường quốc cần ngăn không cho quân xâm lăng tiến qua con sông Như Nguyệt này, bóc lá cải Việt Nam rồi bóc thêm những lá cải khác! Hội nghị G-7 đã công nhận sự thật đó. Phong trào “NO U” của dân Việt đang được cả thế giới ủng hộ. Đây là lúc dân Việt Nam phải hành động cương quyết, mạnh mẽ hơn. Không thể chỉ tiếp tục phản đối suông nữa! Năm 2014 chính quyền Hà Nội đã phản đối vụ Hải Dương 981 hơn 40 lần, cuối cùng đâu vẫn đó! Hiện nay chúng ta không cần các loài vi trùng, vi khuẩn giúp “ngăn đường giặc Hán,” vì chúng ta có cả thế giới đứng sau lưng. Thắng trong trận sông Như Nguyệt của thế kỷ 21 này, loài người sẽ tránh được một cuộc chiến tranh thế giới mới và những vụ Hiroshima khác.

Điều đáng lo nhất bây giờ là ta không dám đóng vai Lý Thường Kiệt! Không ai dám đọc câu thơ “Nam quốc san hà” cổ động toàn dân: “Đất, Biển Việt Nam thuộc chủ quyền của dân Việt Nam! Như mệnh trời, cả thế giới ai ai cũng công nhận!”???
NND
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phạm Phan Long - Phân tích Chiến lược Trung Quốc về Hợp tác Lancang-Mekong: Thực thi phát triển bền vững hay chiếm lĩnh ảnh hưởng chính trị và kinh tế lưu vực ?


Viet Ecology Foundation / April 2016

Sự hình thành tổ chức Hợp tác Lancang-Mekong
Ngoại trưởng Thái LanDon Pramudwinaiđã đưa ra sáng kiến đề nghị Thủ tướng Trung Quốc Lý Quốc Cường đứng ra lập một tổ chức hợp tác phát triển bền vững cho tòan lưu vực Lancang-Mekong.Thủ tướng (TT) Trung Quốc đã đồng ý và tuyên bố dự kiến thành lập tổ chức mang tên Lancang-Mekong Cooperation (LMC) tại Hội nghị ASEAN thứ 17, Nay Pyi Taw, Miến Điện vào ngày 13, tháng 11, 2014.
Hội nghị cấp bộ trưởng các nước đã họp tại Vân Nam vào ngày 12, tháng 11, 2015 do Ngoại trưởng Trung Quốc (TQ)Vương Nghị và Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinaiđồng chủ tọa; ở đó, sáu nước:TQ, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cam Bốt (CB) và Việt Nam (VN) đã phác họa xong khái niệm đại cương cho tổ chức LMC.
Ngày 23, tháng 3, 2016, dưới quyền đồng chủ tọa của TT TQ Lý Quốc Cường và TT Thái Lan Prayut Chanocha, một buổi họp thượng đỉnh đã diễn ra tại Sanya, Hải Nam, ở đó lãnh đạo các nước LMC đã ký vào một tuyên ngôn chung mang tên Sanya Declarationof the First Lancang-Mekong Cooperation (LMC) Leaders' Meeting.
Tổ chức LMC đã lập ra danh sách “thu họach sớm” (early harvest) gồm 78 dự án hạ tầng cơ sở. TQ đã cam kết cho các thành viên LMC vay 1,5 tỉ USD với lãi nhẹ và 10 tỉ USD với lãi thị trường. VN cũng có 3 dự án được cho vào danh sách sớm này và Ngoại trưởng VN Phạm Bình Minh hứa VN sẽ đóng góp tài chánh điều hành tổ chức LMC. 
Cơ sở hợp tác của Lancang-Mekong Cooperation
Văn kiện quan trọng ký kết trong hội nghị thượng đỉnh này, và nay đã là cơ sở hợp tác của tổ chức LMC, là:
“Sanya Declaration of the First Lan Cang-Mekong Cooperation Leaders’ Meeting.”
“Tuyên ngôn Sanya của Kỳ họp Đầu tiên các Lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Lancang-Mekong.”
Bản Tuyên ngôn Sanya (TN Sanya) này chỉ có thể truy cập từ trang mạng bộ ngọai giao TQ bằng tiếng Anh. Xã hội dân sự  công chúng không biết nội dung bản Tuyên ngôn này; như thế lãnh đạo TQ và 5 nước LMC đã ký kết một thỏa thuận quốc tế một cách phi dân chủ vì công chúng không có cơ hội tìm hiểu, thảo luận và góp ý kiến gì với lãnh đạo.
Trong bài khảo luận này, người viết đã tham khảo với các thân hữu và cố vấn của Viet Ecology Foundation cùng phân tích những điều khoản chiến lược trong bản TN Sanya và trình bày về những điểm chính sau đây:
Nguyên tắc hoạt động chính của tổ chức LMC
Theo TN Sanya nguyên tắc họat động cho LMC như sau: 
LMC will be based on the principles of consensus, equality, mutual consultation and coordination, voluntarism, common contribution and shared benefits, and respect for the United Nations Charter and international laws;
LMC sẽ dựa trên nhưng nguyên tắc đồng thuận, bình đẳng, tham vấn và điều hợp, tự nguyện, đóng góp và chia sẻ lợi ích chung, và tôn trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ) và luật lệ Quốc tế;
Nhận xét
Những nguyên tắc hợp tác ghi trên đều có gía trị tốt đẹp nhưng TN Sanya không có cơ chế nào bảo đảm sẽ có thể có họat động bình đẳng như giữa Lào hay CB với TQ khi Lào nhận 300 triệu USD viện trợ, 7 tỉ USD tài trợ và CB nhận 2.8 tỉ USD viện trợ và và 9.17 tỉ USD tài trợ của TQ.
Hợp tác dựa vào nguyên tắc tự nguyện nghĩa là không ai bị ràng buộc vào một nghĩa vụ nào cả. Khả năng tự nguyện hợp tác giữa VN và TQ hay CB và VN rất xa vời thực tế vì họ đã có những xung đột quá khứ nặng nề còn quá gần nên chưa đủ thời gian để lắng dịu. 
Tôn trọng Hiến chương LHQ và luật lệ quốc tế mà không viết rõ luật quốc tế nào thì thật là mơ hồ; nhất là chỉ có VN là đã thông qua Công ước1997 của LHQ tại New York về nguồn nước, trong khi TQ và 4 nước kia vẫn đứng ngòai không bị sự ràng buộc nào vào bộ luật này như VN.
Tuy vậy, việc VN thông qua Công ước LHQ 1997 vào năm 2014 đã khiến nó có đủ số 35 chữ ký (để có hiệu lực) là một buớc đi chiến lược đúng đắn của VN rất đáng trân trọng.
Điểm 10: Lancang-Mekong Cooperation Center (Trung tâm Hợp tác Lancang-Mekong)
Enhance cooperation among LMC countries in sustainable water resources management and utilization through activities such as the establishment of a center in China for Lancang-Mekong water resources cooperation to serve as a platform for LMC countries to strengthen comprehensive cooperation in technical exchanges, capacity building, drought and flood management, data and information sharing, conducting joint research and analysis related to Lancang-Mekong river resources;
Tăng cường hợp tác giữa các nước LMC trong việc quản lý và sử dụng bền vững các tài nguyên nước qua những hoạt động như thành lập tại TQ một trung tâm hợp tác tài nguyên nước của Lancang-Mekong làm diễn đàn để thắt chặt sự hợp tác tòan diện về trao đổi kỹ thuật, huấn luyện cán bộ, quản lý hạn lụt, chia sẻ thông tin và dữ liệu, nghiên cứu phân tích chung về tài nguyên sông Lancang-Mekong;
Nhận xét
Rất khó có bình đẳng và tránh áp lực khi TQ chọn đặt bản doanh chung cho LCM trên lãnh thổ TQ để cùng quản lý và sử dụng các tài nguyên nước do TQ tài trợ phần lớn chi phí. Nếu TQ kiểm soát được các dữ liệu, phương pháp nghiên cứu, phân tích và nhất là làm chủ nguồn tài chính, TQ sẽ nắm việc đúc kết và nắm cả quyền quyết định sau cùng về các dự án của tổ chức.
Trung tâm LMC này là bàn cờ chiến lược của LMC và mạng lưới giăng ra bẫy các nước nhỏ vốn thiếu thận trọng và kém chiến lược lao thân vào.
Xét từ kinh nghiệm quá khứ, TQ đã hứa là các đập Vân Nam sẽ không gây tác động trầm trọng nào xuống hạ lưu; ngược lại TQ sẽ giúp giảm lụt và cứu hạn hạ lưu. Nhưng từ năm 1995, khi đập Mãn Loan họat động, TQ chưa hề giúp hạ lưu như thế một lần nào. Không những thế, khi Vùng Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Basin - LMB) lâm vào lụt hạn, TQ đã ngừng cung cấp thông tin cho hạ lưu về hoạt động của các đập Vân Nam của TQ.
Mực Nước Thấp trong Mùa Khô tại Chiang Saen (Nguồn: MRC)
Gần đây, TQ đã có thể vô ý hay cố ý xả ít hẳn nước xuống hạ lưu suốt hai tháng rưỡi đầu mùa khô làm hạn hán trong tòan lưu vực Mekong càng thêm khốc liệt; phải chăng TQ đã ngầm cảnh cáo các nước hạ lưu là chuỗi đập Vân Nam trong tay TQ là vũ khí chiến lược sát hại môi sinh. Với các đập đó, TQ có khả năng giúp đỡ hạ lưu khi TQ muốn và có thể tấn công hạ lưu khi TQ cần. Sau khi có công hàm yêu cầu của TT VN trước thềm hội nghị thương đỉnh Sanya vừa, TQ lần đầu tiên, đã tỏ thiện chí tăng lưu lượng nước Cảnh Hồng xuống hạ lưu từ 20 tháng 3, 2016 đến 10 tháng tư, 2016. Nhưng thực tế lưu lượng ấy ghi nhận tại trạm quan trắc Chiang Saen của Mekong River Commission (MRC) vẫn thấp hơn so với cùng thời kỳ vào năm ngoái.
Báo cáo khoa học của MRC cho thấycác đập Vân Nam trữ lại trên 30 tỉ mét khối nước lưu vực Lancang hàng năm, hãm lại 77% phù sa trên thượng nguồn. Như vậy,TQ đã thay đổi nghiêm trọng hệ sinh thái hạ du, hủy họai mất 50% thủy sản Tonle Sap và châu thổ Mekong. Đó là những tác động xuyên biên giới vĩnh viễn và nghiêm trọngmà nay không thể đảo ngược lại được.  
Bây giờ, trước lời hứa qua LMC, TQ sẽ nâng cao cộng tác giữa các nước, chia sẻ thông tin và dữ kiện, đối phó lũ lụt hạn hán và cùng thực hiện nghiên cứu tài nguyên nước Lancang-Mekong, lưu vực phải vô cùng dè dặt. TQ chưa bao giờ có kinh nghiệm phát triển bền vững nào trên lãnh thổ họ; TQ không phải là một đồng minh có lịch sử bang giao tốt. Tóm lại, TQ không phải là đối tác có thể tin cậy được dựa vào một Tuyên Ngôn xây trên sự tự nguyện.
Điểm 14: Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB) (Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Á châu)
Support efficient operation of AIIB as members of AIIB and seek support from AIIB in addressing the financing gap in infrastructure development;
Hỗ trợ hiệu quả họat động của AIIB với tư cáchthành viên của AIIB và xin AIIB hỗ trợ đối phó tình trạng thiếu hụt ngân sách cho việc phát triển cơ sở hạ tầng;
Nhận xét
Chỉ một điều khỏan này thôi, TQ đã không che dấu mục đích chính của họ dựng ra LMC là thâu tóm các dự án Mekong cho anh khổng lồ AIIB đầu tư vào. AIIB sẽ chiếm đoạt thị trường tòan lưu vưc. Tập họp các nước Mekong vào dưới trướng để TQ biến họ thành đàn cừu cho AIIB chăm sóc thoát ra khỏi ảnh hưởng và sự theo dõi của Âu Mỹ.
LMC là bình phong mỏng manh cho đại cường TQ thực hiện mưu đồ bá chủ kinh tế, tranh phần với các định chế tài chánh truyền thống quốc tế như Wolrd Bank, Asian Development Bank, Greater Mekong Sub-region, Japan International Cooperation Agency và European Bank for Reconstruction and Develpment. TQ rất dễ thành công với chiến lược này để tách khối Mekong theo phe họ. Các điều kiện căn bản phải tuân theo như nghiên cứu tác động chiến lược môi trường, tham vấn với xã hội dân sự, trong sáng (transparency), chống tham nhũng (anti corrupt), chịu trách nhiệm (accountability) và cạnh tranh (đấu thầu) của các định chế quốc tế là những rào cản nhậy cảm khó vượt qua cho các nhóm lợi ích và “bất tiện” cho các chế độ lãnh đạo thiếu dân chủ.
Nhìn rộng hơn, LMC là đối sách chính trị của TQ với Lower Mekong Intiative (Sáng kiến Hạ lưu Mekong) của Hoa Kỳ, và AIIB là đối sách của TQ với World Bank. LMC là phần cốt lõi trong đại kế hoạch Vành đai Kinh tế và Con ĐườngTơ lụa Thế kỷ 21, gọi tắt là “Một Vành Đai, Một Con Đường” (The Silk Economic Belt and The 21st-century Maritime Silk Road, or One Belt, One Road), một kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Kế hoạch này có hai nguồn tài trợ: 100 tỉ USD từ AIIB và 40 tỉ USD từ Silk Road Fund (SRF).
Hệ thống cơ sở hạ tầng do LMC dự trù là phần đầu rất quan trọng của kế hoạch Đông Nam Á – Nam Á, hay Nam-Nam (South-South) của The Silk Economic Belt. Hiện nay dự án tuyến đường sắt sang phía Tây qua Miến Điện đã bị hủy bỏ, xuống phía Nam đến TP HCM chưa thuận tiện với VN, nên TQ chỉ có thể dồn nỗ lực vào tuyến đường sắt xuống Thái Lan cho nên TQ đã ưu tiên trọng đãi Thái Lan là vì thế.
Mekong đã rơi vào giữa cuộc chiến địa chính trị và kinh tế đầy thách đố giữa các đại cường. Phần lớn lợi lộc lãnh đạo và các nhóm lợi ích LMC sẽ chia nhau hưởng, tất cả thiệt hại, tranh chấp và rủi ro đều do dân cư lưu vực LMC phải hứng chịu.  
Điểm 15: Sustainable development, green and clean energy(Phát triển bền vững, năng lượng xanh và sạch)
Encourage sustainable and green development, enhance environmental protection and natural resources management; develop and utilize sustainably and efficiently clean energy sources, develop regional power market, and enhance exchange and transfer of clean energy technologies;
Khuyến khích phát triển xanh và bền vững, tăng cường bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng sạch một cách hiệu quả và bền vững, phát triển thị trường năng luợng cấp vùng, và gia tăng trao đổi và chuyển giao kỹ thuật năng lượng sạch;
Phân tích
Trên đây là những nhãn hiệu hợp thời và hiện đại LMC trưng ra để AIIB chào hàng. TQ đã đứng sau tài trợ và xây dựng Don Sahong núp bóng Mega First của Mã Lai nhưng TQ đã lộ diện hòan tòan. Các nghiên cứu tác động của Don Sahong (trừ do Lào chủ xướng) đều kết luận Don Sahong không hội đủ mà sẽ vi phạm các điều kiện kể trên. TQ còn đứng sau ba dự án khác LMB của Lào và 19 dự án phụ lưu khác không đạt mục đích trên.
Thái Lan cũng như thế, đầu tư vào mua điện của đập Cảnh Hồng của TQ; và đầu tư xây đập mua điện Xayaburi của Lào gây thiệt hại cho VN và CB vì không thể bảo vệ môi sinh khi khai thác triệt để thủy điện như thế được.
Trên thực tế, kỹ thuật điện năng từ mặt trời, gió và thủy triều mới có thể coi là xanh và sạch, thủy điện không sạch và hòan tòan không xanh, khi phải phá rừng nguyên sinh, ngăn chặn di ngư, gây tuyệt chủng các giống lòai hiếm quý, xáo trộn thủy văn và đảo lộn sinh thái cả lưu vực. 
Tổng kết
Dự trữ ngoại hối của các nước Lancang-Mekong
 Xếp hạng
   (2015)
Quốc gia
Dự trữ ngoại hối
Millions USD
1
China
3.200.000
13
Thailand
175.073
41
Vietnam
39.600
79
Cambodia
7.091
134
Laos
976
Suốt từ 1995 đến nay, TQ từ chối không gia nhập Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission), không thông qua Công ước LHQ 1997. TQ tránh né mọi nghĩa vụ quốc tế để hoàn tất chuỗi đập thủy điện Vân Nam. Bây giờ đã xong, hoàn cảnh địa chính trị (geopolitic) và thủy chính trị (hydropolitic) đã khác hẳn, TQ đà tài trợ và bao che chính trị cho Lào ngang nhiên và đơn phương tiến hành xây dựng các đập trên sông Mekong trước phản đối của CB và VN. TQ không còn lo vướng bận với ràng buộc nào, dù là tự nguyện như đã ghi trong TN Sanya. CB và VN cũng không còn cơ hội phản kháng TQ trong một diễn đàn tổ chức quốc tế như LMC này được nữa. TQ đã nắm được vận hội mới, qua LMC, từ nay TQ lãnh đạo được cả lưu vực. Là cường quốc kinh tế lớn nhất ở thượng nguồn, TQ có 3.2 nghìn tỉ USD dự trữ (nhiều nhất thế giới) sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thế thượng phong với 14 lần nhiều dự trữ hơn dự trữ của tất cả năm nước hạ lưu gộp lại.
Thực tế, TN Sanya chỉ là bản tuyên ngôn hợp tác, giá trị pháp lý còn thấp hơn Tuyên ngôn Ứng xử (Declaration of Conduct) và càng không thể so với Điều lệ Ứng xử (Code of Conduct). TN Sanya vì thế không có đòi hỏi các thành viên bổn phận gì, không có giới hạn nào họ không được bước qua và không có điều khỏan nào để giải quyết khi có tranh chấp.
TQ sẽ dùng AIIB viện trợ, tài trợ, cho vay lãi nhẹ ràng buộc các nước nhỏ Mekong vào gánh công nợ và biến Lower Mekong thành chư hầu kinh tế của TQ. TQ sẽ xuống hạ lưu xây dựng cơ sở hạ tầng, xuất cảng kỹ thuật và máy móc và mang hàng hóa Made in China lan tràn lưu vực. TQ sẽ xuất cảng luôn cả chính sách kinh tế vốn không bền vững của họ xuống gây tai hại môi sinh khắp hạ lưu.
Đề nghị
Tổ chức LMC cần xây dựng như một Hiệp ước quốc tế, một Lancang-Mekong Treaty cho các nước LMC long trọng ký kết theo đúng Vienna Convention on the Law of Treaties (1969) của LHQ. Lancang-Mekong Treaty (LMT) phải theo sát mô hình Công ước 1997 (The 1997 United Nations Convention on the Law of the Non-Navigational Uses of International Watercourses) như người viết đã trình bày trên Viet EcologyFoundation từ năm 2011, LMT đã cần từ lúc đó vì Hiệp định 1995 của MRC và tổ chức MRC thiếu chặt chẽ đưa LMC đi vào bế tắc nên LMC cần một hiệp ước thay thế.
Công ước 1997 là kết quả chắt lọc từ 400 hiệp ước quốc tế (kể cả Công ước Helsinki 1996) và đã hoàn chỉnh sau 30 năm khảo cứu rất công phu. Công ước 1997 bảo vệ quyền sống cho các nước hạ du không dựa vào “nguyên tắc tự nguyện” mà dựa vào nguyên tắc “không gây tác động xấu nghiêm trọng cho nước khác” và “sử dụng nứơc hợp lý và công bằng”. Chỉ sau khi có một Hiệp ước quốc tế như thế, tổ chức LMC mới có cơ sở để duyệt xét và thẩm định các dự án cơ sở hạ tầng trước khi các nước Mekong tham gia ký kết.
TN Sanya đã lập ra hàng chục các dự án thu gặt sớm có tài trợ hàng tỉ USD là quá ngây thơ và vội vàng. Khi tranh chấp xảy ra, nguyên tắc tự nguyện không giải quyết được mà nước nhỏ sẽ gánh chịu thiệt thòi vì không có luật quốc tế và hiệp ước quốc tế bảo vệ họ.
Appendix 
Sanya Declaration of the First Lancang-Mekong Cooperation (LMC) Leaders' Meeting
--For a Community of Shared Future of Peace and Prosperity among Lancang-Mekong Countries
2016/03/23
We, the Heads of State/Government of the Kingdom of Cambodia, the People's Republic of China, Lao People's Democratic Republic, the Republic of the Union of Myanmar, the Kingdom of Thailand, and the Socialist Republic of Viet Nam, on the occasion of the First Lancang Mekong Cooperation (LMC) Leaders' Meeting in Sanya, China on 23 March 2016;
Recognizing that our six countries are linked by mountains and rivers, share cultural similarities and enjoy good neighborliness and strong friendship, and that our security and development interests are closely inter-connected;
Noting with pleasure that our six countries enjoy deepening political trust and sound cooperation through establishment of bilateral comprehensive strategic partnerships, and multilateral coordination in regional and international frameworks in boosting peace, stability and development of the region and the world at large;
Acknowledging that our six countries, all located in the Lancang-Mekong area, face common tasks of developing the economy and improving people's living standards while, at the same time, face common challenges such as the increasing downward trend of the global and regional economy and non-traditional security threats such as terrorism, natural disasters, climate change, environmental problems, and pandemics;
Recalling that, H.E. Li Keqiang, Premier of the State Council of the People's Republic of China, proposed the establishment of the Lancang-Mekong Cooperation Framework at the 17th China – ASEAN Summit, echoing Thailand's initiative on sustainable development of the Lancang–Mekong Sub-region;
Affirming the shared vision of the six member countries that the LMC would contribute to the economic and social development of sub-regional countries, enhance well-being of our people, narrow the development gap among regional countries and support ASEAN Community building as well as promoting the implementation of the UN 2030 Agenda for Sustainable Development and advancing South - South cooperation;
Welcoming the successful convening of the First LMC Foreign Ministers' Meeting on 12 November 2015 in Jinghong, Yunnan Province, China, which issued the Concept Paper on the Framework of the Lancang-Mekong Cooperation and the Joint Press Communique of the First Lancang-Mekong Cooperation Foreign Ministers' Meeting;
Reaffirming our commitment to peace, stability, sustainable development and prosperity of the sub-region and our resolve to strengthen mutual trust and understanding and join forces in addressing economic, social and environmental challenges faced by the sub-region to realize its enormous potentials for development;
Stressing that LMC shall follow the spirit of openness and inclusiveness, tally with the priority areas of ASEAN Community building and ASEAN – China cooperation, and complement and develop in synergy with existing sub-regional cooperation mechanisms;
Further Stressing that LMC will be based on the principles of consensus, equality, mutual consultation and coordination, voluntarism, common contribution and shared benefits, and respect for the United Nations Charter and international laws;
Sharing the view that LMC will be conducted within a framework featuring leaders' guidance, all-round cooperation and broad participation, and follow a government-guided, multiple-participation, and project-oriented model and that the LMC is aimed at building a community of shared future of peace and prosperity and establishing the LMC as an example of a new type of international relations, featuring win–win cooperation;
Agreeing that LMC practical cooperation will be carried out through the three cooperation pillars, namely (1) political and security issues, (2) economic and sustainable development, and (3) social, cultural and people -to-people exchanges;
Endorsing the view that practical cooperation will start with five key priority areas during the initial stage of the LMC, namely connectivity, production capacity, cross-border economic cooperation, water resources, agriculture and poverty reduction, as agreed upon at the First LMC Foreign Ministers' Meeting;
Hereby agree to take the following measures:
1. Promote high-level exchanges, dialogue and cooperation to enhance trust and understanding in the sub-region with a view to strengthening sustainable security;
2. Encourage parliaments, government officials, defense and law enforcement personnel, political parties and civil societies to enhance exchanges and cooperation and increase mutual trust and understanding. Support activities such as LMC policy dialogue and officials' exchange programs;
3. Deepen law enforcement and security cooperation through information exchange, capacity building and coordination of joint operations, in accordance with rules, regulations and procedures of each member country; support the establishment of a law enforcement cooperation institution to facilitate such cooperation;
4. Enhance cooperation against non–traditional security threats, including terrorism, transnational crimes, and natural disasters; promote cooperation in addressing climate change impacts, humanitarian assistance, ensuring food, water and energy security;
5. Advance the China–ASEAN strategic partnership, and strengthen cooperation under the framework of ASEAN+3, East Asia Summit, ASEAN Regional Forum and other regional cooperation mechanisms;
6. Encourage synergy between China's Belt and Road initiative and LMC activities and projects, as well as relevant development programs of the Mekong countries, including the Master Plan on ASEAN Connectivity (MPAC);
7. Step up both hardware and software connectivity among the LMC countries. Improve the Lancang-Mekong rivers, roads and railways network, push forward key infrastructure projects to build a comprehensive connectivity network of highway, railway, waterway, ports and air linkages in the Lancang-Mekong region; expedite the construction of network of power grids, telecommunication and the Internet; implement trade facilitation measures, promote trade and investment and facilitate business travel;
8. Expand production capacity cooperation in areas such as engineering, production of the building materials, supporting industries, machinery and equipment, power, renewable energy to build a sub-regional comprehensive industrial link in a joint endeavor to tackle challenges faced by members' economies, as reflected in the Joint Statement on Production Capacity Cooperation among Lancang-Mekong Countries adopted at this Meeting;
9. Support enhanced economic and technological cooperation and the development of economic zones in border areas, industrial zones and sci-tech parks;
10. Enhance cooperation among LMC countries in sustainable water resources management and utilization through activities such as the establishment of a center in China for Lancang-Mekong water resources cooperation to serve as a platform for LMC countries to strengthen comprehensive cooperation in technical exchanges, capacity building, drought and flood management, data and information sharing, conducting joint research and analysis related to Lancang-Mekong river resources;
11. Carry out technical exchanges and capacity building cooperation in agriculture, establish more agricultural technology centers and high-quality, high-yield demonstration stations (bases) in Mekong countries, strengthen cooperation in fishery and animal husbandry, and food security and elevate the level of agricultural development;
12. Implement the "Cooperation Initiative on Poverty Reduction in East Asia", establish poverty reduction model bases in the Mekong countries, enhance experience sharing and implement relevant projects;
13. Emphasize the importance of a stable financial market and sound financial structure to the development of real economy; support efforts to enhance capacity for and coordination on financial supervision and regulations; continue studies and exchange experiences in order to facilitate the use of bilateral currency swap, local currency settlement and cooperation among financial institutions;
14. Support efficient operation of AIIB as members of AIIB and seek support from AIIB in addressing the financing gap in infrastructure development;
15. Encourage sustainable and green development, enhance environmental protection and natural resources management; develop and utilize sustainably and efficiently clean energy sources, develop regional power market, and enhance exchange and transfer of clean energy technologies;
16. Work together to push forward the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) negotiations and look forward to the conclusion of the negotiations in 2016, and promote trade and investment facilitation in East Asia;
17. Strengthen cultural exchanges among member countries, support exchanges and cooperation among cultural organizations and artists, explore the possibility of building a Lancang-Mekong cultural exchange platform, give full play to the role of cultural centers set up by governments and carry out various forms of cultural exchanges;
18. Advance cooperation and experience sharing in science and technology; deepen cooperation in human resource development, educational policy and professional training, exchanges among educational authorities, universities and colleges;
19. Expand cooperation in public health, particularly the areas of epidemic monitoring, joint prevention and control, technology and equipment, and personnel training, work for the establishment of a Lancang-Mekong tropical disease monitoring and early warning platform. Promote cooperation in traditional medicine;
20. Increase tourism exchanges and cooperation, improve tourism environment, enhance regional tourism facilitation, and strive to establish a Lancang-Mekong tourist cities cooperation alliance;
21. Encourage exchanges among the mass media, think tanks, women and youth, build a think tank network and media forum of the six countries, and continue to carry out Lancang-Mekong youth exchange events;
22. Hold LMC Leaders' Meeting once every two years, and ad hoc or informal leaders meetings as needed, to map out strategic planning for long-term LMC development; hold LMC Foreign Ministers' Meeting once a year to conduct policy planning and coordination for cooperation; hold senior diplomatic officials' meetings and working group meetings as necessary to discuss cooperation in specific fields; improve LMC institutional building in accordance with future cooperation needs;
23. Welcome China's commitment to establish a LMC Fund, provide concessional loans and special loans, and provide 18,000 person-year scholarships and 5,000 training opportunities to candidates from Mekong countries in the next 3 years to support closer cooperation among Lancang-Mekong countries;
24. Endorse the joint list of "early harvest" projects, and look forward to their early implementation for the benefits of all member countries. Joint working groups shall be established by the line agencies of member countries to develop and implement LMC projects;
25. Strengthen cooperation in personnel training in various fields to improve capacity building of the Lancang-Mekong countries, and provide intellectual support to the long-term development of LMC;
26. Encourage closer exchanges among government agencies, local provinces and districts, business associations and non-governmental organizations of our six countries to discuss and carry out relevant cooperation.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí ẩn đằng sau vụ đầu độc tầm cỡ quốc gia? Hay âm mưu thâm độc hủy diệt dân tộc của kẻ nào?


Ai chủ mưu đem công thức pha chế thức ăn chăn nuôi ‘siêu độc hại’ cho các chủ trại? Hàng tấn hóa chất cấm Bộ Y Tế nhập về đã đi đâu? Có quá khó để tìm ra không?
Chủ trang trại lợn bỏ nghề tiết lộ điều khủng khiếp về chất cấm
Nuôi heo bằng phương pháp công nghiệp tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc
Chủ trang trại lợn bỏ nghề tiết lộ điều khủng khiếp về chất cấm.
Đừng chỉ “đồ sát” người nông dân vì họ không tự sản xuất ra chất cấm để làm bẩn thực phẩm, đầu độc đồng loại. Vậy ai là người đứng sau thực phẩm bẩn?
Thực phẩm bẩn đang ở tầm quốc gia, tràn lan, khắp đồng khắp chợ, có ai ngạc nhiên về tính bao trùm này không?
Đơn cử như thịt heo, ai đã chỉ cho ai mà một nông dân ở Hóc Môn, Củ Chi cũng như nông dân ở Đồng Nai, Bình Dương hoặc địa phương khác đều biết cách pha chế để vật nuôi vẫn còn “thở” cho đến miệng người tiêu dùng.
Nếu chậm xuất chuồng trên 2 tuần, heo cứ thế mục xương mà chết. Cách làm đó, quy trình đó khá chi tiết, ông nông dân, bà nông dân khó có thể nghĩ ra được. Vậy ai đã hướng dẫn họ?
Ảnh: Tác giả Hoàng Linh
Cuối năm 2008 tôi đã phát hiện ra chuyện động trời này và báo cho nhiều cơ quan báo chí nhưng đều nhận được cái lắc đầu.
Hôm đó tôi mua vài kg thịt heo về, chuẩn bị kho ăn cả tuần vì một thân một mình làm biếng bày vẽ nhiều món. Bất ngờ có người bạn rủ đi câu cá ở Lâm Đồng.Tôi bỏ quên cục thịt và một tuần sau mới quay về.
Cục thịt còn tươi chong, đỏ au, chó mèo, chuột không dám đụng tới, như phim kinh dị.
Tôi mang hỏi một chủ trang trại có quy mô trên 1.000 con heo, anh nói:
– Đây là heo xuất phát từ một tỉnh miền Đông, chủ trại cho ăn chất tạo nạc hoặc Salbutamol. Heo ngáy như người, ủn ỉn như tiếng người, ăn xong, ngủ, ngủ xong ăn tiếp, lớn như thổi.
Nhiều nhân viên tiếp thị của các nhà máy thức ăn gia súc đã đến hướng dẫn tôi cách nuôi, xuất chuồng sớm hơn hai tuần nhưng tôi không chịu.
Tôi là bác sĩ thú y tôi biết tác hại khủng khiếp của các hoạt chất này. Nhưng nói cho bạn biết tôi cầm cự chừng 3 năm nữa là sẽ phá sản, còn nếu muốn không phá sản thì sẽ trở thành một thứ khốn kiếp giết hại đồng loại của mình.
Nhận diện 2 “kẻ giết người” ẩn nấp trong thịt
Nguồn ảnh: Tuổi trẻ
Nguồn ảnh: Tuổi trẻ
Salbutamol: Là một loại thuốc kích thích chọn lọc các thụ thể beta – 2 (ở cơ trơn phế quản…)
Khi ăn thịt heo có salbutamol cũng giống như uống thuốc này. Salbutamol còn trong thịt heo bao nhiêu là con người sử dụng bấy nhiêu.
Trong khi salbutamol chỉ dùng để cấp cứu bệnh nhân hen lên cơn co thắt phế quản không thở được. Nếu không cắt cơn hen bệnh nhân sẽ chết. Chỉ có giữa cái sống và cái chết mới phải sử dụng salbutamol vì đây là chất cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Salbutamol là chất bị ngành nông nghiệp cấm sử dụng trong chăn nuôi như một loại hoocmôn tăng trưởng. Tại Việt Nam, chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 2002.
Clenbuterol: (Spiropent, Ventipulmin), dùng để tạo nạc, là một amin giao cảm được sử dụng bởi người bị chứng rối loạn hô hấp như là một loại thuốc thông mũi và thuốc giãn phế quản.
Những người có rối loạn hô hấp mãn tính như hen suyễn sử dụng như một thuốc giãn phế quản để làm cho việc thở dễ dàng hơn.
Thuốc phổ biến nhất có sẵn dưới dạng hydrochloride hydrochloride các muối clenbuterol. Ngoài ra Clenbuterol là loại chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp và tác dụng phân giải lipid.
– Vậy một vài nhà máy bán luôn chất cấm?
– Không, họ không ngu như vậy đâu, hồi đó nhân viên tiếp thị chỉ hướng dẫn và nói luôn là lên Đồng Nai, khu Long Khánh, Gia Kiệm hỏi chỗ bán ai cũng biết. Không chỉ Salbutamol không đâu còn có Clenbuterol và Rachtopamine nữa.
Tôi không nói chúng sẽ gây ung thư chung chung để cho anh thấy tính gây bệnh, tính nguy hiểm tức thời của các chất cấm này. Ung thư chỉ là giai đoạn cuối cùng. Đây là những chất giết người.
– Nhưng ai sẽ có lợi trong cuộc đầu độc quy mô quốc gia này?
– Tôi nghĩ, lợi nhuận ở người chăn nuôi là yếu tố kích thích để lây lan cách chăn nuôi “siêu lời” bằng cách dùng chất cấm nhưng lợi nhuận của những người tổ chức bán chất cấm thì tôi không rõ, chỉ hồ nghi là phá hoại mà thôi, không có cách giải thích khác.
Mà đúng như vậy. Sau đó, anh này thua lỗ quá nên bán trại bán chuồng giải nghệ luôn.
Nhưng một vài tòa soạn đều từ chối điều tra mà không nói lý do. Một tòa soạn giải thích:
– Phóng viên đã đi tìm hiểu, có phần giống như anh nói. Nhưng nhạy cảm quá, mình đăng báo nông dân sẽ chết vì không bán được lợn, nước ngoài thì tẩy chay vì dùng chất cấm trong chăn nuôi.
Giống như vụ tôm có dư lượng kháng sinh cũng vậy, báo đăng lên và đã bị chỉ trích phá hoại xuất khẩu.
Nói tóm lại là “nhạy cảm” anh Linh à.
Tôi hỏi thêm 2, 3 phóng viên trực tiếp đi làm, mấy anh nói:
– Cực quá anh Linh ơi, lấy mẫu cám, thức ăn gia súc rồi gửi đi kiểm nghiệm, rồi tìm đầu mối bán, mà hình như ở đâu cũng có bán, làm rất lâu mà không biết có được đăng không?
Nhiều người ở trong một tâm thế như vậy, nên bây giờ mà tôi có “toi” vì thực phẩm bẩn cũng xứng đáng thôi.
Nhưng mà tôi biết một điều, một mình người nông dân không thể nâng tầm thực phẩm bẩn lên cấp quốc gia. Mà tôi cũng chỉ biết có mỗi thịt heo, còn bao nhiêu loại thực phẩm bẩn khác mà mỗi ngày chúng ta đều đọc được trên báo chí.
Như vậy vậy thì ai là tác giả, ai là người phải chịu trách nhiệm?
Việc điều tra, xử lý các chủ trang trại, người nuôi heo sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là cần thiết nhưng tránh khuynh hướng “dồn tội”, “đồ sát” người nông dân, người chăn nuôi mà bỏ lọt những kẻ đã “công nghiệp hóa” việc chăn nuôi bẩn.
Trước mắt các cơ quan chức năng hãy làm rõ 9 tấn Salbutamol mà ngành y tế nhập đã đi về đâu, cũng làm như vậy với các chất cấm cùng loại xem đường vào của nó từ đâu và được sử dụng trong chăn nuôi thế nào?
Theo Trí Thức Trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang