Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

"Nếu Nga cứ như vậy, sớm muộn sẽ mất cả Armenia và Azerbaijan"


Ngọc Minh 
"Nếu Nga cứ như vậy, sớm muộn sẽ mất cả Armenia và Azerbaijan"
(Ảnh minh hoạ)

Nhà nghiên cứu Caucasus cho rằng, Nga sẽ mất đi cả 2 đối tác tại khu vực này nếu cứ tìm cách giữ quan hệ với cả Armenia và Azerbaijan thông qua chính sách hiện tại của mình.

Tuyên bố mới đây của Nga về việc sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Azerbaijan, trong bối cảnh Armenia và Azerbaijan bùng nổ xung đột tại khu vực tranh chấp Nagorno - Karabakh là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận trong giới học giả.
Nhà phân tích chính trị Sergey Minasyan, Phó Giám đốc Viện Caucasus thẳng thắn nhận định: "Điều này chẳng có gì mới. Tôi nghĩ rồi sớm hay muộn, nó cũng gây ra hậu quả kiểu như, Nga sẽ mất cả Armenia vàAzerbaijan.
Hình thức hợp tác Nga - Armenia trong những năm gần đây dựa trên nguyên tắc về an ninh, và nếu các bước đi của Nga gây ra vấn đề đối với an ninh của Armenia, thì sớm hay muộn, người ta sẽ đặt câu hỏi rằng, các mối quan hệ trong không gian an ninh với Nga hợp lý tới mức nào".
Những ý kiến của ông Minasyan được đưa ra sau khi Thủ tướng Nga Medvedev, trong chuyến thăm Armenia và Azerbaijan nhằm tìm cách giảm leo thang xung đột, đều khẳng định Nga không có ý định thay đổi sự hỗ trợ đối với cả hai quốc gia này.
"Nếu có lúc nào đó Nga từ bỏ vai trò này (bán vũ khí), thì tất cả chúng ta sẽ thấy rõ rằng vị trí này rồi sẽ không để bị bỏ trống. Họ sẽ mua vũ khí từ các nước khác, và điều đó chẳng khiến vũ khí giảm mức độ sát thương.
Ở một mức độ nào đó, nó cũng phá vỡ cán cân lực lượng hiện tại). Tôi tin rằng vũ khí có thể và nên được mua không chỉ để sử dụng trong một ngày, mà còn để răn đe".
Phó Thủ tướng Nga Rogozin thì khẳng định: "Mọi thứ đều được thực hiện theo khuôn khổ của hợp đồng. Cả 2 quốc gia đều là đối tác chiến lược của chúng tôi".
Bất chấp điều đó, đồng minh Armenia đã công khai bày tỏ sự không hài lòng.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia, ông Artsrun Hovhannisyan bình luận: "Nga là đối tác chiến lược của chúng tôi, và người dân chúng tôi cảm thấy bị tổn thương khi Nga bán vũ khí cho kẻ xâm lược Azerbaijan".
theo Trí Thức Trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ai có thẩm quyền loại ông Trần Đăng Tuấn khỏi bầu cử ĐBQH?


Hoàng Đan
Ai có thẩm quyền loại ông Trần Đăng Tuấn khỏi bầu cử ĐBQH?
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

"Theo tôi biết, ông Trần Đăng Tuấn đang là Tổng Giám đốc 1 công ty hoạt động về lĩnh vực truyền hình thì chắc chắn có đủ tiêu chuẩn, nhưng giờ bị loại thì tôi thấy rất đáng tiếc".

"Sẽ căn cứ vào 5 tiêu chuẩn của ĐBQH để quyết định"
Sáng nay 15/4, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 do Ủy ban MTTQ Hà Nội tổ chức, ông Trần Đăng Tuấn cùng 45 người tự ứng cử và nhiều người được giới thiệu ứng cử khác đã bị loại khỏi danh sách bầu cử ĐB Quốc hội khóa XIV.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho hay, ông không tham dự Hội nghị nên không nắm được thông tin xem họ đã căn cứ vào điều kiện nào để loại ông Tuấn ra khỏi danh sách.
"Theo tôi biết, ông Trần Đăng Tuấn đang là Tổng Giám đốc một công ty hoạt động về lĩnh vực truyền hình thì chắc chắn có đủ tiêu chuẩn nhưng giờ bị loại thì tôi thấy rất đáng tiếc", ông Thuận bày tỏ.
Theo ông Thuận, Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND có quy định, trước khi bầu cử sẽ tiến hành 3 lần Hiệp thương đối với các ứng viên ứng cử, việc giới thiệu các ứng cử viên ra ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp được giao cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN các cấp thực hiện.
"Chính tại Hội nghị Hiệp thương này sẽ quyết định ai ra ứng cử, ai bị loại và ông Trần Đăng Tuấn bị loại như vậy, theo quy trình thủ tục là đúng", ông Thuận nói.
Cũng theo ông Thuận, Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất được tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tổ chức.
Thành phần, cơ cấu là cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hội nghị Hiệp thương lần thứ hai do Ủy ban ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử.
Hội nghị này sẽ căn cứ vào tiêu chuẩn của ĐBQH, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH đã được UB TVQH điều chỉnh lần thứ nhất để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH.
Sau đó, danh sách trên được gửi lấy ý kiến cử tri nơi làm việc, cư trú.
Tiếp đó, Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử.
Hội nghị này căn cứ vào tiêu chuẩn của ĐBQH, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử ĐBQH đã được Ủy ban thường vụ QH điều chỉnh lần thứ hai và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH.
"Việc lấy ý kiến cử tri nơi làm việc, cư trú trong luật không có quy định là bỏ phiếu như thế nào, được hay không được. Có người đạt 100% và có người không được, có người chỉ đạt 1- 2 %... nhưng không quy định có bị loại hay không.
Trong luật quy định, tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, theo tôi, sẽ căn cứ vào 5 tiêu chuẩn của ĐBQH để quyết định xem loại hay không loại ai đó", ông Thuận nói.
Ông cũng cung cấp thêm, 5 tiêu chuẩn của ĐBQH được xem xét với các ứng cử viên tại Hội nghị Hiệp thương lần thứ 3 bao gồm:
Trung thành với Hiến pháp, pháp luật; được sự tín nhiệm rộng rãi của cử tri; có khả năng tiếp xúc gần gũi; được cơ quan thống nhất giới thiệu và có điều kiện hoạt động Quốc hội.
Ứng cử viên bị loại vẫn được khiếu nại?
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng cho biết thêm, theo quy định của luật thì tại các Hội nghị Hiệp thương này chỉ có đại diện tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử được mời tham dự, còn người tự ứng cử thì không có quy định phải có mặt.
Trước đó, Phó Chủ tịch MTTQ Hà Nội Lê Thị Kim Oanh khi lý giải về việc ông Trần Đăng Tuấn và các ứng viên được giới thiệu cũng như tự ứng cử bị loại đã cho rằng:
"Ở đây, với số lượng, cơ cấu, thành phần được phân bổ chỉ có hạn nên chúng ta nói với nhau nôm na là "so bó đũa, chọn cột cờ" chứ không phải những người đó không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, đạo đức, uy tín, trách nhiệm".
Ông Thuận cho hay, cơ cấu, thành phần đó không có quy định cụ thể trong luật.
"Các cơ cấu, thành phần đó không phải tiêu chí để loại người ta ra khỏi danh sách ứng cử ĐBQH mà theo tôi, ở đây căn cứ vào 5 tiêu chuẩn của ĐBQH mới là quyết định loại hay không loại", ông nhận định.
Vị này cũng nêu rõ, trong trường hợp bị loại, ứng cử viên Quốc hội có quyền yêu cầu cung cấp rõ thông tin, lý do vì sao bị loại. Đồng thời, nếu cho rằng, các lý do đó không đúng thì ứng viên bị loại đó có quyền khiếu nại.
theo Trí Thức Trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hôm nay Minh Béo sẽ tham gia phiên xét xử đầu tiên

Phần nhận xét hiển thị trên trang

GIAI THOẠI CỦA THI SĨ

BÙI CHÍ VINH
 (tiếp theo)
90. BUỔI CHIẾU PHIM BẤT THÀNH CỦA ANDRE MENRAS
Tháng 12 -2011 tôi nhận được thiệp mời của một người bạn làm biên tập viên Đài truyền hình TP mời lên khu du lịch Văn Thánh xem bộ phim tài liệu về Hoàng Sa – Trường Sa. Được biết bộ phim này do Andre Menras làm đạo diễn kiêm biên kịch với sự đóng góp không nhỏ của người bạn tôi qua vị trí cố vấn phong tục và quay phim.
Khu du lịch Văn Thánh trong thời điểm đó là chỗ quen biết của anh Cao Lập, một trong những sinh viên hàng đầu của phong trào đấu tranh đô thị trước 1975. Anh Cao Lập thuộc nhóm do anh Lê Hiếu Đằng làm thủ lãnh.
Đêm đó tôi tham dự để chứng kiến bi hài kịch của nhà làm phim người Pháp Andre Menras. Theo lịch trình bộ phim tài liệu về thảm cảnh ngư dân Việt Nam bị Tàu cộng truy sát khi đánh bắt cá ở Hoàng Sa – Trường Sa đáng lẽ được chiếu lúc 18 giờ, nhưng công an mật vụ mặc sắc phục lẫn thường phục đã bao vây vòng trong vòng ngoài, trà trộn vô đám quan khách trí thức tên tuổi nhưng “chân yếu tay mềm”. Khỏi phải nói, buổi chiếu bị đình chỉ cấp tốc bởi một mật lệnh của lãnh đạo nào đó ở TP. Một mật lệnh quá khó hiểu và đau đớn với Andre Menras được mệnh danh là “ông Tây Việt Cộng”, bởi chính ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đưa vô quốc tịch Việt Nam, chưa kể đích thân Nguyễn Minh Triết còn viết giấy giới thiệu đến các sếp địa phương cần thiết tạo điều kiện cho ông hoàn thành bộ phim. Bộ phim tố cáo thảm cảnh ngư dân Lý Sơn bị đày đọa trước cuồng vọng bá quyền Biển Đông của ngoại xâm phương Bắc. Mật lệnh “sợ mích lòng thiên triều Trung Quốc” đêm đó như một cái bạt tai trời giáng vào mặt Andre Menras, kẻ từng dám liều mạng trèo lên tượng đài trước Nhà Hát Lớn trước năm 1975 để treo cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Phải nói rằng Andre Menras bị nốc ao hoàn toàn. Ông đưa cặp mắt tuyệt vọng và phẫn nộ nhìn mọi người như muốn khóc. Trong lúc anh Lê Hiếu Đằng đề nghị tôi đọc những bài thơ yêu nước chống ngoại xâm để Andre Menras lấy lại tinh thần.
Thưa hương hồn anh Lê Hiếu Đằng (vì hôm nay anh đã mất), đề nghị của anh nếu tôi thực hiện đêm đó cũng vô ích bởi… mãi đến tận tháng 5-2014 tức là gần 3 năm sau, cũng chính nhà nước “bật đèn xanh” cho bộ phim tài liệu của Andre Menras được chiếu khắp nơi. Đúng là sự tráo trở của phương pháp từ một chính sách hai mặt thiếu nhất quán. Vì một lý do đơn giản: Giàn khoan Hải Dương 981của Trung cộng đã công khai “cắm sào” trên Biển Đông thách thức chủ quyền nước ta. Âu cũng là tấn tuồng đời của bọn “ném đá giấu tay” cuối cùng “cháy nhà ra mặt chuột”.
Chính vì vậy bài thơ viết về Andre Menras đăng trở lại hôm nay bỗng giá trị hơn bao giờ hết:
CÁM ƠN ANDRE MENRAS
Làm một người Pháp rất dễ dàng
Có thể du lịch bất cứ đâu, có thể chơi trò phản chiến
Có thể leo lên tượng đài Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 để treo cờ Mặt Trận
Có thể ở tù một số ngày và cũng có thể được tự do
Nhưng làm công dân Việt Nam mới thật cam go
Cho dù Andre Menras được “đỡ đầu” về quốc tịch
Cho dù được cựu Chủ Tịch Nước cấp giấy phép làm phim cho Hồ Cương Quyết
Cho dù sử sách còn ghi công lao Andre góp phần giải phóng Sài Gòn
Là một người Việt Nam, Andre Menras phải liệu hồn
Ra đường làm ơn ngó sau ngó trước
Có thể thình lình bị tông xe, có thể đập đầu vào lô cốt
Có thể hành lý tư trang trong chớp nhoáng bay vèo
Là một người Việt Nam mạng sống rẻ như bèo
Phải biết vô cảm trước cuộc đời trấn lột
Biết né tránh mật vụ an ninh, biết cúi đầu trước lưu manh trộm cướp
Ngồi nghe bình luận chính trị biết làm thinh, vô quán xá biết câm mồm
Là một người Việt Nam, Andre Menras ngậm bồ hòn
Cục bồ hòn đắng nghét mang dáng hình quần đảo
Hoàng Sa Trường Sa quần đảo nào thịt da không rướm máu
Quần đảo tổ tiên giao mà như không phải của mình
Nhưng trái tim Việt Nam của con người Andre Cương Quyết chẳng bạc tình
Cương quyết tẩy chay cảnh “cõng rắn cắn gà nhà, rước voi giày mả tổ”
Trái tim “Đăng cô” từng dám treo cờ Mặt Trận ngày nào bỗng lên cơn thịnh nộ
“Máu chảy ruột mềm, nhiễu điều phủ lấy giá gương”
Cám ơn anh chàng người Pháp yêu Việt Nam hơn 40 năm
Yêu bất chấp thị phi, mặc kệ dèm pha, bất cần dư luận
Bộ phim bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa có bị cấm cũng…bất cần
Yêu Việt Nam hơn cả người Việt Nam nghĩa là Andre đang chiến thắng !
(còn tiếp)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thực hư tin vì Việt Nam, Nga hoãn giao Su-35 cho Trung Quốc



Dư luận Trung Quốc mới đây xôn xao thông tin, lý do Nga chậm giao lô hàng đầu tiên bao gồm tiêm kích đa năng Su-35 là vì sự quan tâm của Việt Nam.
Trang mạng Sina của Trung Quốc đăng tải tin đồn cho rằng, “Nga hiện đang trì hoãn việc giao tiêm kích Su-35 theo đơn đặt hàng của Trung Quốc là do một số quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ cũng đang quan tâm đến loại máy bay này”.
Sina khẳng định phiên bản Su-35 Việt nam đặt mua sẽ vượt trội hơn hẳn 24 máy bay Su-35 Nga bán cho Trung Quốc theo đơn đặt hàng trị giá 2 tỷ USD. Như vậy, Nga sẽ ưu tiên sử dụng dây chuyền sản xuất vốn giành cho Trung Quốc để sản xuất cho Việt Nam, Sina đồn đoán.
Tiêm kích đa năng Su-35 của Nga.
Tin tức này được trích dẫn từ tờ Kommersant (Nga) về việc Việt Nam quan tâm đến phi đội 12 máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++ Su-35 trị giá hơn 1 tỷ USD.
Trên thực tế, Việt Nam giống như nhiều đối tác tiềm năng khác, mới chỉ quan tâm đến tiêm kích Su-35 chứ chưa trực tiếp đàm phán cũng như ký hợp đồng. Do vậy, thông tin Việt Nam chào giá cao hơn hợp đồng chuyển giao Su-35 cho Trung Quốc là không chính xác.

Trong số các đối tác Đông Nam Á, hiện chỉ có Indonesia là nước có khả năng mua Su-35 sớm nhất. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu đã xác nhận ý định ký kết hợp đồng về việc mua máy bay chiến đấu đa năng Su-35 ngay trong tháng 4.
Thông tin Nga giao lô hàng 4 chiếc Su-35 đầu tiên cho Trung Quốc vào cuối năm nay cũng chỉ là phỏng đoán.
Theo ông Sergei Chemezov, Tổng giám đốc Tập đoàn công nghệ quốc phòng lớn nhất của Nga mới đây cho biết, cuối năm nay sẽ không thể cung cấp máy bay Su-35 cho Trung Quốc, lý do là vì Trung Quốc và Nga đang xem xét lại hợp đồng.
Điều này có nghĩa rằng không quân Trung Quốc có thể phải đến năm 2017 mới có được những chiếc Su-35 đầu tiên.
Đăng Nguyễn
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạn vàng đã bắt đầu chế nhạo nhau:

Trung Quốc bình luận gì về vụ phóng tên lửa hỏng của Triều Tiên?

Trung Quốc đã gọi vụ phóng tên lửa tầm trung Musudan hỏng của Triều Tiên là "một thất bại đáng xấu hổ đối với Kim Jong Un"

Reuters ngày 15/4 đưa tin cho biết, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã mô tả vụ phóng tên lửa tầm trung Musudan hỏng của Triều Tiên là "một thất bại đáng xấu hổ đối với Kim Jong Un".
Phản ứng trên được đưa ra sau khi thông tấn Hàn Quốc dẫn tuyên bố của chính quyền nước này cho biết, Triều Tiên ngày 15/4 đã thất bại trong vụ phóng tên lửa kỷ niệm ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành.
   Trung Quốc bình luận gì về vụ phóng tên lửa hỏng của Triều Tiên? - Ảnh 1
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh Reuters.
"Việc bắn tên lửa đạn đạo tầm trung hôm thứ Sáu của CHDCND Triều Tiên, dù thất bại, nhưng đã đánh dấu sự kiện mới nhất trong chuỗi các mối đe dọa rằng nếu không kiểm soát, đất nước này sẽ chẳng đi tới đâu", Tân Hoa Xã cho biết trong một bài bình luận bằng tiếng Anh.

Trung Quốc, một đồng minh kinh tế và ngoại giao lớn nhất của Triều Tiên, gần đây đã mạnh mẽ thể hiện sự phản đối với các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng bất chấp các biện pháp trừng phạt quốc tế của Liên Hợp Quốc mà Bắc Kinh ủng hộ.
Trong tuần này, trang nghiên cứu về Triều Tiên 38 North cũng đăng tải báo cáo nói rằng các hình ảnh vệ tinh thu thập được gần đây cho thấy không loại trừ khả năng Bình Nhưỡng sẽ sớm tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ 5.
"Vũ khí hạt nhân sẽ không giúp Bình Nhưỡng an toàn hơn. Ngược lại, những nỗ lực quân sự tốn kém của nó sẽ tiếp tục bóp nghẹt nền kinh tế của chính mình", Tân Hoa Xã cảnh báo.
Ngày 15/4 là ngày sinh của người sáng lập đất nước Kim Nhật Thành, ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Trong năm 2012, Triều Tiên cũng đã tổ chức phóng tên lửa tầm xa để kỷ niệm một trong những ngày lễ quan trọng nhất của đất nước này.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đã phát hiện và theo dõi vụ phóng tên lửa mà họ đánh giá là thất bại của Triều Tiên, Reuters cho biết thêm. Theo Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, vụ phóng tên lửa diễn ra lúc 5 giờ 33 phút giờ địa phương (tức 3 giờ 33 phút giờ Hà Nội) ngày 15/4.
"Chúng tôi gọi một lần nữa kêu gọi Bắc Triều Tiên kiềm chế những hành động và lời nói tiếp tục làm tăng căng thẳng trong khu vực và thay vào đó tập trung thực hiện các bước cụ thể đối với việc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ quốc tế của mình", một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm.
Thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho biết, tên lửa được Triều Tiên phóng đi là một tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Tên lửa này có tầm xa hơn 3.000 km, có thể phóng từ bệ phóng di động. Tuy nhiên, giới chức Seoul và Washington tin rằng Musudan chưa từng được phóng thử nghiệm.
Mỹ, quốc gia hiện có 28.000 binh sĩ đồn trú ở Hàn Quốc, cho biết đang giám sát chặt chẽ tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
"Tên lửa được bắn hôm nay là để chào mừng Ngày của Mặt trời và đại hội đảng sắp tới. Nhưng giờ vụ phóng đã thất bại. Nó thực sự sẽ gây ra sự bối rối", Chang Gwang-il, một vị tướng quân đội Hàn Quốc về hưu nói Reuters. Triều Tiên dự kiến sẽ tổ chức đại hội đảng lần đầu tiên trong 36 năm qua vào đầu tháng 5 tới.
Tướng Chang cho rằng vụ phóng tên lửa có thể được xem là một thông điệp mà Bình Nhưỡng muốn gửi tới thế giới rằng: "Chúng tôi không dễ đầu hàng trước các biện pháp xử phạt".
Một số chuyên gia nói rằng Triều Tiên chọn tên lửa Musudan để bắn lần này là một phàn của nỗ lực chế tạo các tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể chạm tới lãnh thổ Mỹ.
Hoàng Hải
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Vụ thử tên lửa của Triều Tiên thất bại đúng sinh nhật Kim Nhật Thành”


VOV.VN - Theo nguồn tin Hàn Quốc, Triều Tiên đã thử tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan vào sinh nhật Kim Nhật Thành nhưng vụ thử thất bại.
Quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã phóng thử một tên lửa đạn đạo vào ngày 15/4 nhân dịp sinh nhật người sáng lập nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Nhật Thành.
"vu thu ten lua cua trieu tien that bai dung sinh nhat kim nhat thanh" hinh 0
Tượng ông Kim Nhật Thành (trái) và Kim Chính Nhật tại bảo tàng Phong trào Thanh niên Triều Tiên. Ảnh: KCNA.
Trước đó đã có nhiều tin tức về việc Triều Tiên chuẩn bị cuộc thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa Musudan tầm trung và cơ động. Tên lửa này được cho là có khả năng đánh trúng căn cứ Mỹ ở đảo Guam.
Các tham mưu trưởng Hàn Quốc ra thông cáo nói: “Miền Bắc (tức Triều Tiên – ND) có vẻ như đã nỗ lực thực hiện một vụ thử tên lửa gần bờ biển phía đông vào sáng sớm ngày 15/4, nhưng vụ thử có dấu hiệu đã thất bại”.
Thông cáo của quân đội Hàn Quốc không nêu rõ loại tên lửa nhưng hãng tin Yonhap của nước này trích dẫn một quan chức quân sự không nêu tên cho biết đó là một quả tên lửa Musudan.
Triều Tiên vào ngày 15/4 thường tổ chức một cách hoành tráng sinh nhật của Kim Nhật Thành – ông nội của nhà lãnh đạo hiện nay Kim Jong-un. Lễ kỷ niệm thường có màn duyệt binh quy mô lớn phô diễn các loại vũ khí mới nhất hoặc có các vụ phóng tên lửa.

Căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 4 vào tháng 1/2016, và một vụ phóng rocket vào tháng 2/2016. Đối với vụ thứ 2 này, giới quan sát coi đó thực chất là một vụ thử tên lửa đạn đạo.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đáp trả bằng những chế tài trừng phạt nghiêm khắc nhất – điều này làm cho Triều Tiên nổi giận và liên tục đưa ra các lời đe dọa tấn công Hàn Quốc và Mỹ.
Quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này đã thực hiện một số vụ phóng tên lửa tầm ngắn và tầm trung nhưng chưa thử tên lửa Musudan có tầm bắn ước tính từ 2.500-4.000km.
Với tầm bắn ngắn hơn, tên lửa này có thể bắn tới các vị trí của Hàn Quốc và Nhật Bản trong khi tầm xa hơn có thể vươn tới căn cứ quân sự Mỹ ở Guam.
Tên lửa Musudan lần đầu ra mắt tại một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng vào năm 2010. Đây được xem là tên lửa do Triều Tiên tự chế tạo.
Các chuyên gia phân tích của tạp chí IHS Jane cho rằng đây là tên lửa tầm trung, cơ động được trên đường bộ, mang một đầu đạn hạt nhân. Theo các chuyên gia này, tên lửa Musudan dựa trên tên lửa R-27 của Nga và sử dụng công nghệ Scud của Liên Xô (cũ).
Tên lửa Musudan được đặt trên xe chở bệ phóng. Tên lửa có thể phóng trong vòng 15 phút bệ phóng được đưa vào vị trí. Tên lửa mang được đầu đạn nặng 1-1,25 tấn./.
Trung Hiếu/VOV.VNTheo AFP
Phần nhận xét hiển thị trên trang