Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Loại Nga khỏi liên minh mới, TQ muốn "trở mặt" với Moscow?


Hải Võ
Loại Nga khỏi liên minh mới, TQ muốn "trở mặt" với Moscow?
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Điện Kremlin ngày 8/5/2015. (Ảnh: Kommersant Photo)

Sau sáng kiến "Con đường tơ lụa", sự bất mãn từ Nga gia tăng khi Trung Quốc lôi kéo các nước Trung Á, vốn được xem là "sân sau" của Moscow, vào một liên minh "không Nga".

Liên minh ở "sân sau" của Nga nhưng... không có Nga
Hãng Reuters (Anh) hôm 12/4 bình luận, mặc dù truyền thông Tây Âu không hoàn toàn sai khi mô tả Nga-Trung Quốc như một "liên minh chống phương Tây", nhưng họ ít chú ý đến sự cạnh tranh và nghi kỵ giữa hai nước này.
Gần đây, mối "ân oán" Nga-Trung nóng trở lại khi Bắc Kinh đề xuất lập liên minh chống khủng bố Trung Á mà không đưa Moscow vào danh sách thành viên.
Điều này có thể làm quan hệ song phương leo thang căng thẳng và khó "hạ nhiệt" trong thời gian dài, thậm chí hàng thập kỷ.
Theo Reuters, sáng kiến liên minh chống khủng bố của Trung Quốc thể hiện chính sách ngoại giao của một thế lực lớn.
Nếu kế hoạch này được chính thức tiến hành, liên minh này sẽ tạo khuôn khổ hợp tác quân sự, giám sát phối hợp và chia sẻ thông tin giữa chính phủ Trung Quốc với chính phủ các nước Trung Á.
Pakistan, Afghanistan và Tajikistan cho thấy thái độ ủng hộ tích cực với đề xuất của Bắc Kinh, trong khi các nước khác đã bắt đầu lộ trình hiệp thương với Trung Quốc.
Reuters cho hay, sáng kiến liên minh được Trung Quốc đưa ra sau khi nước này viện trợ 70 triệu USD chống khủng bố cho Afghanistan.
Bên cạnh đó, phạm vi ngoại giao thương mại của Bắc Kinh tại Trung Á ngày càng mở rộng, đặc biệt từ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố kế hoạch "một vành đai, một con đường" mà Trung Á là một phần quan trọng.
Đặc biệt, tất cả những chiến lược quan trọng như vậy đều không có sự tham dự ngay từ đầu của Nga.
Trong 15 năm qua, Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) mà Nga, Trung Quốc cùng các nước Trung Á là thành viên đã hoạt động như một khối thống nhất.
Tuy nhiên, các chính sách và đề xuất của Trung Quốc gần đây đã cho thấy rõ hơn ý định đẩy Nga ra bên lề. Truyền thông Nga nhiều lần đánh giá, Bắc Kinh đang tìm cách tranh giành ảnh hưởng ở Trung Á với Moscow.

Ông Tập Cận Bình phát biểu tại Đại học Nazarbayev của Kazakhstan ngày 7/9/2013. (Ảnh: Xinhua)
Ông Tập Cận Bình phát biểu tại Đại học Nazarbayev của Kazakhstan ngày 7/9/2013. (Ảnh: Xinhua)
Điểm đầu "bùng phát" mâu thuẫn Nga-Trung
Trang Đa Chiều (Mỹ) bình luận, hàng trăm năm qua, sức ảnh hưởng của Nga ở Trung Á luôn mạnh hơn Trung Quốc. Moscow đã mặc nhiên tự xem như nước "bảo hộ an ninh" cho khu vực này.
Nhưng sự phát triển nhanh của Bắc Kinh trong 3 thập kỷ qua đang tạo thành mối đe dọa.
Nhà nghiên cứu Andrei Serenko của Trung tâm nghiên cứu Afghanistan hiện đại (Nga) đánh giá: "Liên minh mới do Trung Quốc đề xuất là một mối đe dọa. Chúng tôi đã nhận thấy 'điểm bùng phát mâu thuẫn' đầu tiên giữa Bắc Kinh và Moscow."
Khi ông Tập Cận Bình thăm Kazakhstan năm 2013 và lần đầu tuyên bố sáng kiến "một vành đai, một con đường", chuyên gia Viện Brookings (Mỹ) từng nhận xét: "Trung Quốc hành động rất 'to gan'."
Những người Nga có mặt tại thủ đô Astana của Kazakhstan khi đó đều không che giấu sự quan ngại về kế hoạch của Bắc Kinh.
Nước Nga đã nhận thấy nguy cơ tổn thất về kinh tế và vị thế chính trị khi tuyến đường vận tải Á-Âu qua nước này bị thay thế bằng Con đường tơ lụa của Trung Quốc.
theo Trí Thức Trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Cuộc chiến Biển Đông đã bắt đầu!

Có lẽ chưa bao giờ Trung Quốc lại thể hiện khẩu khí quyết tâm chiếm Biển Đông một cách ngông cuồng ra mặt như bây giờ! Phải chăng Bắc Kinh đang muốn đẩy nhanh tiến độ phát động một cuộc chiến trên Biển Đông?
 >> Trung Quốc ngang ngược tự nhận là "nước đầu tiên phát hiện ra Biển Đông"
 >> Thế giới 360 độ tuần qua: Mỹ điều tàu sân bay tới Biển Đông răn đe Trung Quốc

National Interest ước tính Trung Quốc ước tính có khoảng 700.000 tàu cá
National Interest ước tính Trung Quốc ước tính có khoảng 700.000 tàu cá
Dư luận quốc tế đang hết sức chú ý đến các diễn biến, thông tin xung quanh kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh, trong đó, chính sách và hành động của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông là một trong những chủ đề được quan tâm nhất.
Có một điều lạ rằng, năm nay trong khẩu khí của giới lãnh đạo Bắc Kinh, từ hàng chóp bu như Thủ tướng Lý Khắc Cường và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cho đến quan chức địa phương như Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam La Bảo Minh, tất cả dường như đều thể hiện sôi sục một quyết tâm: Làm thế nào để độc chiếm Biển Đông!
Trong khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hùng hồn khẳng định trong báo cáo trước Quốc hội nước này: “Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không”, rồi cam kết Trung ương sẽ hỗ trợ ngân sách cho tỉnh Hải Nam để “khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông”, thì nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh – Ngoại trưởng Vương Nghị ngông nghênh tuyên bố với báo chí quốc tế rằng: Trung Quốc là nước khám phá, đặt tên, phát triển và quản lý các đảo khác nhau ở Biển Đông sớm nhất. Tổ tiên người Trung Quốc đã làm việc siêng năng ở đây qua nhiều thế hệ”, do đó, việc Bắc Kinh kiểm soát vùng biển này là “hợp lý”!?
Nhưng nếu như câu chuyện của ông Lý hay ông Vương còn nằm ở tầm vĩ mô, thì La Bảo Minh - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Nam - hòn đảo cực Nam Trung Quốc, giữ vị trí chiến lược giúp Trung Quốc vươn ra Biển Đông, khống chế khu vực đã "hiến kế” thiết thực, cụ thể hơn để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông: Đó là xua ngư dân ra chiếm biển, hay nói mĩ miều hơn là khuyến khích ngư dân dấn thân ra Biển Đông, để bảo vệ cái gọi là “chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ”, bằng cách cung cấp các khoản trợ cấp và đào tạo an ninh.
Bí thư tỉnh ủy Hải Nam (Trung Quốc): Kẻ đã hiến kế xua 100.000 ngư dân ra biển
Bí thư tỉnh ủy Hải Nam (Trung Quốc): Kẻ đã "hiến kế" xua 100.000 ngư dân ra biển
Tờ South China Morning Post dẫn lời ông La phát biểu bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc: “Với tình hình hiện nay ở Biển Đông, ngư dân phải bảo vệ (cái gọi là) hoạt động đánh bắt bình thường của họ trong khu vực”.
Theo Bí thư tỉnh ủy Hải Nam, tỉnh này có hơn 100 nghìn ngư dân. Lực lượng này đã được chính quyền Hải Nam cung cấp hỗ trợ trong việc đóng tàu lớn, trợ cấp nhiên liệu khi đánh bắt (bất hợp pháp) trên Biển Đông, đồng thời còn được “đào tạo năng lực tự vệ”. Đó là còn chưa kể, một số tàu cá Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông còn “lớn hơn cả một số tàu chiến hải quân của các nước Đông Nam Á”.
Điều này không lạ, bởi năm 2014, một bài báo trên Reuters đã ví 50.000 tàu cá là vũ khí bí mật lợi hại của Trung Quốc trên tiền tuyến Biển Đông. Bài báo phản ánh: “Trên đảo Hải Nam, một thuyền trưởng tàu cá đang khoe với phóng viên chiếc tàu cũ kỹ của mình. Thế nhưng, trên tàu lại có một thiết bị rất hiện đại, đó là một hệ thống định vị vệ tinh được kết nối trực tiếp với hải cảnh Trung Quốc trong trường hợp có biến xảy ra khi đánh bắt trên Biển Đông”.
Cũng theo bài báo, đến đầu năm 2014, Trung Quốc đã cho lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh Beidou cho hơn 50.000 tàu đánh cá của họ. Tại đảo Hải Nam, các chủ tàu cá chỉ phải trả chưa đầy 10% chi phí cho việc lắp đặt hệ thống này, còn chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ phần còn lại. Nhiều ngư dân ở Hải Nam cho phóng viên Reuters biết, chính quyền khuyến khích họ đến đánh bắt ở những vùng biển tranh chấp, còn chi phí xăng dầu sẽ do chính quyền lo.
Cứ theo “kế” của ông La, với lực lượng ngư dân của riêng tỉnh Hải Nam một khi tràn ra Biển Đông đã chẳng khác gì một đội dân binh khổng lồ, sẽ đem lại cho Trung Quốc rất nhiều ưu thế trong cuộc chiến giành biển, bảo vệ cái gọi là “quyền lợi hàng hải” của Bắc Kinh, bởi vì nó không bị cấm bởi luật pháp quốc tế và luật biển.
Ngư dân Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ đóng tàu lớn cùng nhiều ưu đãi khác và được khuyến khích dấn thân đi chiếm biển
Ngư dân Trung Quốc được chính phủ hỗ trợ đóng tàu lớn cùng nhiều ưu đãi khác và được khuyến khích dấn thân đi chiếm biển
Tuy nhiên, chiến thuật "biển tàu" này cũng chẳng khác gì chiến thuật “biển người” như Bắc Kinh đã dùng hồi năm 1979, khi đem quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Và mức độ tàn nhẫn cũng giống nhau, bởi tất cả những người lính Trung Quốc năm nào bị đẩy ra chiến trường xâm lược Việt Nam, hay những người ngư dân Trung Quốc ngày nay đều được sử dụng cho những mục đích làm “bia sống”, làm “lá chắn” cho những mục đích mang đầy cuồng vọng lãnh thổ của chính phủ Trung Quốc.
Cùng với hải quân, hải cảnh, tàu thương mại và tàu cá tư nhân, ngư dân và các tàu cá nước này đang được chính phủ Bắc Kinh sử dụng như một lực lượng hỗn hợp phục vụ chiến dịch bành trướng lãnh thổ, hàng hải ở Biển Đông nhằm hóa giải bất kỳ khả năng nào sử dụng vũ lực quân sự để phản ứng.
Đây là sự thật bởi Bắc Kinh vốn được biết đến là nước thường xuyên sử dụng tàu dân sự làm lá chắn cho chính phủ. Họ thường điều động lực lượng này quấy rối tàu thuyền nước ngoài, đặc biệt là các tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông.
Tháng 10 năm ngoái khi khu trục hạm USS Lassen tuần tra bên trong 12 hải lý đá Su Bi, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng (bất hợp pháp), nó đã bị theo đuôi bởi một số tàu chiến hải quân, tàu buôn và tàu cá Trung Quốc. Theo tờ Defence News, các tàu cá Trung Quốc tỏ ra rất hung hăng, khiêu khích “cắt mũi” chiến hạm USS Lassen.
Với các tàu chiến lớn thì tàu cá Trung Quốc còn khiêu khích, “cắt mũi”, với các tàu cá nhỏ hơn của các nước khác thì tàu cá Trung Quốc lại hung hăng cậy “to hơn”, “đông hơn”, chủ động va đụng, đâm chìm. Đây là những hành vi rất vô nhân đạo đã bị ngư dân nhiều nước như Việt Nam, Philippines lên án và cung cấp những bằng chứng xác đáng trước công luận quốc tế.
Giáo sư sinh học hải dương của Đại học James Cook ở Australia, ông Terry Hughes, mới đây còn trưng ra những bằng chứng là các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy sự phá hoại chưa từng có đối với các rạn san hô ở Biển Đông mà thủ phạm không ai khác là Trung Quốc và lực lượng ngư dân nước này.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các rạn san hô ở phía đông đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa bị ngư dân Trung Quốc tàn phá
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các rạn san hô ở phía đông đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa bị ngư dân Trung Quốc tàn phá
Theo ông Hughes, trong nhiều năm qua, việc đánh bắt quá độ ở Biển Đôngđã làm cho nguồn cá trong khu vực bị tổn hại nghiêm trọng. Nhưng từ năm 2012, hệ thống sinh thái của vùng biển có tranh chấp này đã bị tán phá bởi các hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh, được phổ biến hồi gần đây, cho thấy ít nhất 28 rạn san hô bị hư hại vì những hoạt động của con người.
Ông Hughes nói: “Nhiều nước dính líu tới Biển Đông trong quá khứ hoặc hiện tại đã xây đảo nhân tạo và điều đó tạo ra một tác động rất lớn. Tác động của việc nạo vét và lấp biển lấy đất đang làm nghiêm trọng thêm gấp bội những ảnh hưởng trước đó của hoạt động ngư nghiệp”.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, ngư dân Trung Quốc đã dùng những cánh quạt lớn gắn vào tàu đa dụng để chặt san hô và chuẩn bị cho việc xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
Những người đó cũng lùng sục khắp đáy biển để bắt những con sò khổng lồ, được dùng để làm đồ trang sức và chế tạo những món hàng đắt tiền và có thể bán với giá 150.000 USD một con.
Những con rùa biển khổng lồ bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển quần đảo Trường Sa
Những con rùa biển khổng lồ bị ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển quần đảo Trường Sa
Ngư dân Trung Quốc vốn cũng như những ngư dân Việt Nam, Philippines… hay các nước khác bên bờ Biển Đông, mưu sinh và sống dựa vào các nguồn lợi từ biển từ nhiều đời, nhưng có lẽ “nhờ” những chính sách ưu đãi, khuyến khích của chính phủ Trung Quốc, họ đã trở thành những kẻ “đầu gấu” trên biển, những kẻ săn trộm động vật quý hiếm, những kẻ phá hoại hệ sinh thái biển. Họ đã bị biến thành công cụ cho một cuộc chiến bành trướng trên Biển Đông mà chính phủ Trung Quốc âm mưu tiến hành!
Theo 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

một cái gì quá buồn nôn..


UôngTriều

Khi giới thiệu sách, tôi chỉ giới thiệu những quyển tôi thích, sách hay và có giá trị (theo quan điểm của tôi) và tôi cố gắng không chịu bị áp lực của bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Nhưng lần này tôi chịu áp lực bởi một quyển sách dở, mà mãi mới nghĩ ra cái caption cho nó, đó là trường hợp LUẬN CHIẾN VĂN CHƯƠNG, quyển 3 của Chu Giang Nguyễn Văn Lưu. Quả thực đúng là “Cao thủ đầu mưng mủ”, ông Lưu dành phần lớn quyển sách của mình để đấm đá, chửi bới. Với những nhân vật ông không ưa, ví dụ như Nguyễn Huy Thiệp
thì ông dành cho cả chương với nhiều bài bốc mùi để mạt sát, thậm chí chỉ đọc cái tên bài đã thấy buồn nôn. Thế mà quyển sách “hay ho” này đã được tôn vinh ở một giải thưởng rất cao, thế mới biết sự “tinh hoa” của những người bỏ phiếu cho nó. Lại có những tờ báo ủng hộ một cách không thể tưởng tượng nổi những bài viết bốc mùi kiểu này. Tôi chẳng có thù ghét gì ông Nguyễn Văn Lưu, thậm chí chưa gặp ông bao giờ, và cũng chưa vinh dự được ông chặt chém, nhưng quyển sách này mà được ca ngợi thì tôi cảm thấy có một cái gì quá buồn nôn. Sự phê bình đao phủ và chặt chém đã lên ngôi, ô hô, ô hô!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

17 thứ khiến con người... ngu đi

17 thứ khiến con người... ngu đi

Dưới đây là danh sách những điều làm giảm trí thông minh và gây suy giảm chức năng của hệ thần kinh.

Người ta thường không quan tâm đúng mức về những hành vi xấu của mình. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng có rất nhiều hành vi phổ biến khiến con người trở nên ngu ngốc dần đi.
Xem truyền hình thực tế
Trong một nghiên cứu ở Áo, những người tham gia một chương trình truyền hình thực tế được yêu cầu thực hiện một bài kiểm tra kiến thức ngay sau đó.
Những người này làm bài tệ hơn những người chưa từng xem chương trình thực tế trước đó.
Đường
Một nghiên cứu của UCLA cho biết, việc duy trì tiêu thụ đường ở mức cao trong 6 tuần trở lên sẽ làm chậm hoạt động não bộ, cản trở việc ghi nhớ và học tập.
Trong báo cáo của UCLA đến Bộ Nông nghiệp Mỹ, người Mỹ tiêu thụ 35 pound đường ngô mỗi năm với hàm lượng fructose cao.
Làm việc đa nhiệm
Nghiên cứu thực hiện ở Đại học Standford năm 2009 cho thấy, những người làm việc đa nhiệm thường tiếp nhận thông tin kém tập trung, kiểm soát bộ nhớ hay chuyển đổi công việc không tốt như những người chỉ tập trung chuyên môn cho một nhiệm vụ cụ thể.
Kẹo cao su
Một loạt ba thí nghiệm được thực hiện bởi Đại học Cardiff ở Wales nhận định rằng, nhai kẹo cao su "làm suy giảm trí nhớ ngắn hạn”.
Xem tin tức trên FOX News
Theo nghiên cứu năm 2011 của Đại học Fairleigh Dickinson, những người xem tin tức trên Fox News hiểu biết về bối cảnh chính trị kém hơn những ai xem MSNBC, Jon Stewart The Daily Show hoặc NPR.
“Người xem Fox News cập nhật thông tin sai lạc nhiều hơn đáng kể so với những người sử dụng tin tức từ các nguồn tin khác”, nghiên cứu của Đại học Maryland năm 2010.
Bệnh béo phì
Nghiên cứu của Đại học Kent State năm 2010 được thử nghiệm trên 100 người béo phì trước và sau khi họ phẫu thuật giảm cân.
Theo các nhân viên y tế, “trước khi phẫu thuật, hầu hết các đối tượng đều thể hiện kỹ năng ghi nhớ ở dưới mức trung bình.
Những sau 12 tuần kể từ khi phẫu thuật, điểm kiểm tra trí nhớ của họ đã được cải thiện ngang bằng với tất cả những người trưởng thành.
Triệu chứng rối loạn múi giờ Jet lag
Các nhà nghiên cứu ở Cal Berkeley đã thay đổi thời gian ngủ của những chú chuột mỗi 3 ngày trong vòng 1 tháng, điều này khiến chúng sản xuất các tế bào thần kinh ít hơn 50% so với khi người ta cho chúng ngủ theo thời gian biểu bình thường.
Jet Lag – chứng bệnh tạm thời khi di chuyển từ múi giờ này sang múi giờ khác. Triệu chứng của Jet lag thường là nhức đầu, chóng mặt, mất nước, không thể tập trung ngủ được.
Jet Lag thường xảy tới khi chúng ta bay sang các vùng chênh lệch từ 3 tới 12 múi giờ hay phải thay đổi thời gian biểu sinh hoạt thường xuyên.
Flo
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Tạp chí Environmental Health Perspective, một ấn bản của Viện khoa học sức khỏe môi trường quốc gia Mỹ, kết luận rằng:
“Ttrẻ em sống trong khu vực có lượng flo cao có chỉ số IQ thấp hơn đáng kể so với những đứa trẻ sống trong khu vực flo thấp”.
Flo được tìm thấy ở hầu hết nước uống ở Mỹ.
Các cuộc họp
Ở các doanh nghiệp trên toàn thế giới, các ý kiến đưa ra trong cuộc họp để giúp kích thích hoạt động sáng tạo và năng suất lao động.
Tuy nhiên một nghiên cứu của Virginia Tech tiết lộ rằng “sự áp đặt trong nhóm có thể làm giảm sút trí thông minh, nhất là ở phụ nữ”.
Những phản hồi được thiết lập từ cuộc thảo luận với ban lãnh đạo hay ở những bữa tiệc cocktail lại có ảnh hưởng tích cực đến khả năng giải quyết vấn đề của các thành viên.
Bị đánh đòn khi còn nhỏ
Một nghiên cứu trên phạm vi rộng của Đại học Manitoba cho thấy, hơn 5% của các rối loạn tâm thần là do bị đánh đòn hoặc phải chịu các hình phạt thời thơ ấu.
“Hình phạt này khiến tinh thần giảm sút và gây ra một số chứng rối loạn tâm thần trên toàn trung khu thần kinh”, Tracy Afifi, trưởng nhóm nghiên cứu nói với WebMD.
PowerPoint
Năm 2010, các vị chỉ huy trong quân đội Mỹ chia sẻ với tờ New York Times rằng, việc thuyết trình bằng chương trình PowerPoint của Microsoft sẽ tạo nên “những buổi thảo luận ngột ngạt, những tư duy tiêu cực và những quyết định quá thận trọng” .
Xem hoạt hình SpongeBob
Một nghiên cứu năm 2011 của tạp chí Pediatrics cho thấy, trẻ em xem phim hoạt hình với tốc độ cao như SpongeBob, sẽ thực hiện bài kiểm tra tâm lí kém hơn so với những đưa trẻ theo dõi các chương trình giáo dục hay những trẻ tập vẽ.
Những đứa trẻ xem một bộ phim hoạt hình tốc độ cao trong 9 phút, ví dụ như SpongeBob trong trường hợp này, bị suy giảm các chức năng điều phối của chúng so với những đứa trẻ được giao nhiệm vụ tập vẽ hay xem chương trình giáo dục.
Khói thuốc lá
Thêm vào các hiệu ứng có hại chính là ảnh hưởng của khói thuốc, những đứa trẻ phải tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc có chỉ số IQ thấp hơn, có thành tích ở trường và điểm kiểm tra thấp hơn, Đại học Central Michigan cho biết.
Stress
Kết luận của Trung tâm Stress Yale được báo cáo bởi The Call Morning cho hay, các tình huống stress làm giảm số liên kết giữa các tế bào thần kinh và giảm khả năng quản lý các tình huống stress trong tương lai.
Nếu căng thẳng khi bị dồn nén, sẽ làm giảm chất xám ở vỏ não, giảm khả năng lưu trữ thông tin và thích nghi với môi trường.
Thuốc Ambien và Xanax
Nếu bạn đã có tuổi, đang sử dụng thuốc ngủ Ambien và thuốc ức chế căng thẳng Xanax, điều này vô cùng tai hại.
Các bác sĩ tại AARP cho biết, những loại thuốc này có thể khiến người dùng hay quên, gây ra chứng mất trí nhớ và ý nghĩ muốn tự tử. Cả Ambien và Xanax đều làm chậm hệ thống thần kinh trung ương.
Thiếu i-ốt
Bạn không cần quá nhiều i-ốt cho cơ thể nhưng I-ốt lại rất quan trọng ở giai đoạn trước khi bạn được sinh ra. Trong giai đoạn trước khi sinh, việc thiếu hụt i-ôt có thể dẫn đến chứng rối loạn nghiêm trọng về thể chất và tinh thần, Tổ chức Steady Health nhận định.
Với người trưởng thành đã phát triển đầy đủ, thiếu i-ốt có thể khiến họ giảm 13 điểm chỉ số IQ.
Hút thuốc phiện
Việc hút thuốc phiện (từ cây cần sa) ở tuổi vị thành niên sẽ gây suy giảm thần kinh và chức năng hoạt động trên diện rộng, thậm chí cả khi đã cai nghiện nhiều năm, theo nghiên cứu từ Đại học Duke.
Các phát hiện đã tìm thấy những ảnh hưởng do nhiễm độc thần kinh của cần sa vào não bộ người dùng vị thành niên.
Ngay cả khi đã dừng hút sau một thời gian dài thì họ cũng không thể phục hồi hoàn toàn các chức năng thần kinh như vốn có.
theo CafeBiz/TTVN
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Diễn biến mới nhất ở Biển Đông


Thượng tướng Miêu Hoa, Ủy viên chính trị Hải quân Trung Quốc tuyên bố trắng trợn về cái gọi là "giới hạn cuối cùng" của nước này trong vấn đề biển Đông.



Biển Đông: Tướng TQ hung hăng đòi "giành từng tấc đất, tấc biển"
Trả lời phỏng vấn tuần san Liễu Vọng (Trung Quốc), tướng Miêu lớn tiếng:"Trung Quốc phải kiên quyết với giới hạn không thể thay đổi, đó là giành và giữ lấy từng tấc đất tấc biển trên biển Đông."
Ông này ngông cuồng "nhai lại" luận điệu sai trái từng được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Ngoại trưởng Vương Nghị và báo chí nước này "ra rả".
Miêu đổi trắng thay đen bằng cách tự nhận Trung Quốc là... nạn nhân:"Nhân dân Trung Quốc không chấp nhận bất cứ thế lực nào xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc.
Tranh chấp quyền lợi ở biển Đông có liên quan đến chủ quyền, tài nguyên năng lượng, địa chính trị và không gian phát triển; có liên quan tới sự ổn định của Trung Quốc và tình cảm của người dân Trung Quốc."

Tướng Miêu Hoa
Tướng Miêu Hoa
Miêu ca ngợi trắng trợn cái gọi là "sứ mệnh bảo vệ biển Đông" và kêu gọi quân đội nước này "cắm rễ ở biển Đông".
Viên tướng "diều hâu" lo ngại thách thức Mỹ tạo ra đối với hoạt động (phi pháp-PV) của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam-PV), nhấn mạnh "hoàn thiện phương án đối phó với tình huống bất ngờ ở biển Đông".
Theo Miêu Hoa, Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc sẽ gia tăng các cuộc tuần tra, đeo bám và giám sát tàu chiến của Mỹ/đồng minh thực hiện hoạt động tuyên bố tự do hàng hải trên biển Đông.
PGĐ VIỆN NGHIÊN CỨU PHƯƠNG ĐÔNG (NGA)
TIẾN SĨ V. MOSYAKOV
Đã có sự lừa dối và phóng đại nghiêm trọng từ người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khi tuyên bố rằng Trung Quốc xây dựng những đảo nhân tạo trên Biển Đông là trong giới hạn chủ quyền của nước này.
Phần nhận xét hiển thị trên trang