Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

3 mục đích Trung Quốc cố ý kéo giàn khoan 981 ra cửa vịnh Bắc Bộ



 
(GDVN) - Hàng ngàn năm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, người Việt đủ tỉnh táo, bản lĩnh và trí tuệ vượt qua...
Đa Chiều ngày 9/4 bình luận, lần thứ nhất trong năm 2016 Trung Quốc cố tình kéo giàn khoan 981 ra vùng chưa đàm phán phân giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ở cửa vịnh Bắc Bộ mà họ gọi là "giếng Lăng Thủy 24-1-1", diễn ra từ ngày 28/12/2015 kéo dài đến 10/2/2016, thì ngày 19/1 Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối yêu cầu rút giàn khoan.
Sau đó ngày 22/1 Cục Cảnh sát biển Trung Quốc ra thông báo về vùng cấm tàu thuyền hoạt động quanh giàn khoan 981 ở khu vực Trung Quốc gọi là "giếng Lăng Thủy 25-2-1" từ 20/1 đến 10/3. Từ đó đến nay Cục Cảnh sát biển Trung Quốc không ra thông báo nào điều chỉnh.
Giàn khoan 981 Trung Quốc, ảnh: Nhân Dân nhật báo Trung Quốc.
Đa Chiều cho rằng, điều đó có nghĩa là dư luận quốc tế chỉ biết giàn khoan 981 lại kéo ra vùng tranh chấp chưa phân định ở cửa vịnh Bắc Bộ lần này thông qua kháng nghị chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 7/4. Tuy nhiên tại sao Trung Quốc lại cố ý diễn lại vở kịch 981 lúc này đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Theo Đa Chiều có 3 mục đích chính.
Một là thăm dò thái độ của các nhà lãnh đạo Việt Nam sau Đại hội 12
Thời gian 2 lần Trung Quốc cố ý kéo giàn khoan ra khu vực tranh chấp ở cửa vịnh Bắc Bộ năm nay rất đặc biệt. Lần thứ nhất diễn ra đúng 5 ngày trước thềm khai mạc Đại hội 12 Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 21/1.
Lần thứ 2 ngay sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhậm chức và tuyên thệ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia trước quốc dân đồng bào hôm 2/4, ngày 3/4 Trung Quốc kéo giàn khoan 981 ra cửa vịnh Bắc Bộ.
Đa Chiều cho rằng, sự "trùng hợp" về thời gian của các sự kiện này không thể không khiến dư luận hoài nghi. Giàn khoan 981 liên tục được kéo ra khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam ở cửa vịnh Bắc Bộ là do Bắc Kinh cố ý, nhằm thăm dò thái độ của các nhà lãnh đạo Việt Nam khóa mới về Biển Đông.
Nói cách khác, giàn khoan 981 đã trở thành công cụ Trung Quốc thường xuyên dùng để thăm dò Việt Nam.
Trước đó các phát biểu mạnh mẽ của một số nhà lãnh đạo Việt Nam trước các hành vi leo thang bành trướng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam và chà đạp luật pháp quốc tế, phá hoại hòa bình ổn định ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra đã khiến Bắc Kinh chú ý.
Họ muốn biết thái độ của các nhà lãnh đạo Việt Nam sau Đại hội 12 như thế nào trước các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông và quan hệ Việt - Trung.
Hai là dùng giàn khoan 981 làm công cụ khẳng định "chủ quyền" đường lưỡi bò và tạo ra "trạng thái bình thường mới"

Những mưu đồ nguy hiểm đằng sau giàn khoan 981

Việc thỉnh thoảng lại kéo giàn khoan ra khu vực tranh chấp ở cửa vịnh Bắc Bộ cho thấy Trung Quốc hoàn toàn chủ động, có chủ ý trong mỗi bước tiến thoái khi tranh chấp với Việt Nam ở Biển Đông. Giàn khoan 981 được Trung Quốc kéo ra khi cần, và rút về khi cần. 
Điều này khác hoàn toàn với việc năm 1994 tàu Trung Quốc kéo vào khu vực bãi Tư Chính thuộc thềm lục địa phía Nam Việt Nam (không có tranh chấp) định thăm dò khai thác, nhưng vấp phải phản ứng quyết liệt của Việt Nam nên Trung Quốc phải rút và dừng các hoạt động quấy phá ở đây từ năm 1996.
Gần 20 năm sau, Trung Quốc lại lặp lại chước cũ nhưng với bộ máy và công cụ quy mô, nguy hiểm hơn nhiều, đó là vụ cắm giàn khoan 981 bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam tháng 5 năm 2014. Bất chấp quan hệ Việt - Trung đã trở nên căng thẳng tồi tệ, Trung Quốc vẫn không dừng tay.
Năm ngoái, Trung Quốc 2 lần kéo giàn khoan 981 ra khu vực tranh chấp với Việt Nam ở cửa vịnh Bắc Bộ mở rộng, lần 1 từ ngày 25/6 đến 20/8, lần 2 từ ngày 24/8 đến 20/10 và đặt cách vị trí hạ đặt bất hợp pháp tháng 5/2014 rất gần.
Năm nay, Trung Quốc tiếp tục kéo giàn khoan 981 ra khu vực này rõ ràng cho thấy, ý đồ dùng nó làm công cụ để âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò, vở kịch giàn khoan 981 sẽ trở thành một "trạng thái bình thường mới". Dù Việt Nam có phản đối cũng khó ngăn chặn được quyết tâm (dã tâm) này của Trung Quốc.
Bắc Kinh sẽ quan sát thái độ của các nhà lãnh đạo và dư luận người dân Việt Nam để tạm thời rút giàn khoan 981, nhưng việc cắm rồi lại rút sẽ diễn ra thường xuyên hơn, và hoàn toàn chủ động trong chủ trương chung của Trung Quốc.
Thứ ba là nghi binh để dư luận bớt chú ý hành động Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông
Đa Chiều cho rằng, vụ kéo giàn khoan ra khu vực tranh chấp ở cửa vịnh Bắc Bộ lần này cần phải đặt trong bức tranh tổng thể ở Biển Đông. Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông mà Bắc Kinh tiến hành (bất hợp pháp) đã thay đổi cơ bản cán cân lực lượng trong khu vực.
Bài học Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988 luôn luôn nóng hổi, day dứt trong lòng người Việt Nam. Bức tranh "Vòng tròn bất tử Gạc Ma" của họa sỹ Bùi Lệ Trang.
Mỹ, Việt Nam, Philippines rất lo ngại trước hành vi quân sự hóa của Trung Quốc và khiến dư luận quốc tế đang tập trung chú ý vào điểm này. Việc Trung Quốc liên tục kéo giàn khoan 981 ra vùng tranh chấp ở cửa vịnh Bắc Bộ còn nhằm mục đích nghi binh, thu hút sự chú ý của dư luận khỏi các hành vi xây dựng và quân sự hóa bất hợp pháp của họ.
Cá nhân người viết cho rằng, việc các lực lượng chức năng Việt Nam bắt giữ tàu chở dầu Trung Quốc vi phạm trên vùng biển Việt Nam ở vịnh Bắc Bộ hay đuổi tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vào sâu vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở khu vực Quảng Bình là rất đáng hoan nghênh.
Nhưng khác với thông lệ, Trung Quốc hoàn toàn im lặng trước những vụ việc này. Cá nhân người viết cho rằng, Bắc Kinh đang cố tình muốn tạo ra một sự "hả hê" cho dư luận Việt Nam để tạm thời quên để mắt đến các hành vi leo thang thực chất quân sự hóa bất hợp pháp Biển Đông nguy hiểm hơn mà Trung Quốc tiến hành ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Còn tờ Đa Chiều thì nói toẹt ra rằng, hiện tại Trung Quốc đã khống chế (bất hợp pháp) toàn bộ Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam), và đã xây dựng cơ bản đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), trong khi Việt Nam vẫn không thể vì Biển Đông mà cắt đứt quan hệ với Trung Quốc. Do đó Bắc Kinh sẽ chủ động tạo ra ma sát, mâu thuẫn với Việt Nam để dư luận khỏi chú ý đến hành vi quân sự hóa (phi pháp) Trường Sa.

Thông điệp lạ từ chuyến thăm Việt Nam của ông Thường Vạn Toàn

Đây chính là mục đích chính của vụ Trung Quốc kéo giàn khoan vào hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam tháng 5/2014. Đa Chiều khẳng định, 981 đã trở thành bình phong nghi binh cho các hoạt động thực sự (nguy hiểm và phi pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa.
Ngày nay, Trung Quốc lại tiếp tục giở chước cũ giương đông kích tây cũng là một nước cờ nghi binh, bởi lẽ dù sao việc quân sự hóa một số thực thể ở Trường Sa vẫn chưa hoàn thành. Trung Quốc chưa đủ sức đối phó với Mỹ nên 981 lại trở thành con bài Bắc Kinh dùng để nghi binh.
Vài lời nhận xét
Cá nhân người viết cho rằng, những điều Đa Chiều nói ra và cả những điều giới phân tích bình luận Trung Quốc không nói ra về vụ kéo giàn khoan ra vùng tranh chấp ở cửa vịnh Bắc Bộ, hay hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông, người Việt Nam đều hiểu rất rõ. Hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt thừa hiểu bản chất láng giềng.
Có điều về mặt nguyên tắc, tất cả hành vi hoạt động nào của phía Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác xâm phạm đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán hay lợi ích hợp pháp của Việt Nam, Việt Nam đều phải và đều đã lên tiếng phản đối, đồng thời có hành động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Dù vẫn biết đó chỉ là chiêu trò giương đông kích tây của Bắc Kinh, nhưng không vì thế mà Việt Nam bỏ qua. Bởi lẽ đơn giản, bỏ qua những hành vi nghi binh ấy cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận yêu sách bành trướng phi lý của Trung Quốc.

Hòa bình kiểu Trung Quốc

Còn câu chuyện Trung Quốc leo thang nguy hiểm, quân sự hóa Biển Đông ở quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa đúng là bài toán nan giải mà Việt Nam, cũng như khu vực và cộng đồng quốc tế đang phải hợp sức tìm cách ngăn chặn, hóa giải.
Hành động tuần tra 12 hải lý đảo Tri Tôn, Hoàng Sa mà Hoa Kỳ tiến hành ngày 31/1 năm nay hay đá Xu Bi, Trường Sa ngày 27/10 năm ngoái cho thấy, cộng đồng quốc tế và Hoa Kỳ ý thức rất rõ về tầm quan trọng của tự do hàng không hàng hải và chống bành trướng trên Biển Đông.
Nhưng ở đời, càng dùng trò tiểu nhân thì càng lộ mặt tiểu nhân. Dù có đem cả quỹ Con đường Tơ lụa hàng chục tỉ USD ra làm mồi nhử, Trung Quốc cũng không bịt được mắt thế gian.
Và đặc biệt nội dung "Đồng thời phản bác lại những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch về những vướng mắc, bất đồng trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua" trong chuyến thăm Việt Nam của ông Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn càng trở nên buồn cười, kệch cỡm.
Người viết tin rằng với hàng ngàn năm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ quốc gia, người Việt đủ tỉnh táo, bản lĩnh và trí tuệ vượt qua thách thức này. Xung quanh Việt Nam còn nhiều bạn bè quốc tế đang chung sức duy trì hòa bình ổn định, bảo vệ luật pháp quốc tế và hòa bình ổn định ở Biển Đông.
Dường như Trung Quốc đang coi họ là "thế lực thù địch" và tìm cách ngăn cản hợp tác giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, nhưng mọi âm mưu và nỗ lực ấy sẽ trở nên vô ích, buồn cười và quay ngược lại vạch mặt những dã tâm bành trướng.
Hồng Thủy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

một võ thị hảo – chỉ một



Bây giờ, tôi đã khó để gặp lại cô giáo của mình- nhà văn Võ Thị Hảo. Nói mình là học trò của cô thì chưa hẳn đúng vì tôi chưa làm lễ bái sư, hay cụ thể có sự gắn bó quá nhiều để gọi đấy là sư đồ. Như những ai được cô giảng dạy, truyền cảm hứng, tôi luôn nhận mình là học trò, và tôn cô Hảo như ân sư.
Năm 2010, tôi học kì cuối ở khóa Sáng tác-lí luận phê bình ( Phần còn sót của trường Viết Văn Nguyễn Du xưa, và nay đã là khoa viết văn-báo chí.) Lớp tôi buộc phải bảo vệ tốt nghiệp bằng những sáng tác văn học. Ai ở tổ văn thì nộp văn, tổ thơ nộp thơ. Ai phê bình thì nộp nghiên cứu phê bình. Tiếc rằng, lớp tôi chẳng một ai đủ dày dặn để theo phê bình trừ một anh lưu ban khóa trên với điểm số kỉ lục. Thời gian học trong khoa, bốn năm. Cũng bốn năm, tôi đã ngao ngán dần với không khí lớp học. Lớp trưởng đưa danh sách để mỗi người chọn ra một nhà văn để hướng dẫn. Tôi tính chọn bừa một người, vì ai thì cũng thế. Luôn khen, chê theo lối “cưỡi ngựa xem hoa” và đánh giá tác phẩm qua việc đăng báo. Cái tên Võ Thị Hảo ở trang sau nên tôi không thấy. Một người bạn đã tự ý thêm tôi vào nhóm có cô Hảo. Tôi không phản đối, cũng không tán thành mấy. Chỉ gật theo cách chống chế rằng sao cũng được.
Ngày in bản thảo nộp, tôi chọn đúng bốn truyện. Đấy đều là bốn truyện ngắn mới, chưa hề đăng, in hay nộp sáng tác định kì những năm trước. Về việc này, tôi là đứa phá luật. Bởi, những người còn lại ở tổ văn đều làm đúng quy định : 2 truyện cũ, hai truyện mới. Người hướng dẫn, kiêm bảo vệ tác phẩm là nhà văn Võ Thị Hảo, nên tôi buộc phải nghiêm túc hơn. Trước đấy, trừ lần nộp bài sáng tác định kì đầu tiên cùng những quan sát sau đấy tôi đã hiểu tiêu chí của việc chấm. Các nhà văn, đều tên tuổi và chấm theo gu riêng của mình. Nhiều người trong khoa ( lớp tôi, lớp trên, lớp dưới) luôn kiêng dè việc bị điểm thấp môn sáng tác nên đã phải viết theo gu của người chấm bài. Nhà văn chuyên về hiện thực, thì họ sẽ viết truyện có yếu tố hiện thực, nhà văn lãng mạng thì họ ngả theo khuynh hướng lãng mạng. Nhà văn khoái chủ để chiến tranh, thì sẽ được nhận tác phẩm có màu về chiến tranh. Trước mỗi kì sáng tác định kì hai tuần lễ đổ lại, lớp tôi loạn cả lên. Về danh tính người chấm để sửa, viết bài hợp với gu. Rồi, ai quá biếng nhác việc viết thì đóng cửa phòng để viết ngoáy một truyện như cách chống chế. Chẳng thiếu người đã nhờ bạn cùng lớp, khóa trên viết giúp. Nhờ không xong thì xin. Không xin được truyện thì xin thơ. Bí bách quá thì lôi bài viết nộp sơ tuyển đầu vào chỉnh sửa, thêm thắt, khai triển thêm để nộp. Cũng chỉ trong thời gian này, lớp tôi sôi động hẳn. Việc viết hăng say. Chưa kể những cuộc thăm phòng nhau để trao đổi ý tưởng, nhờ sửa bài cũng hăng hái và thường xuyên hơn. Một người bạn bảo tôi rằng “Tớ viết liền một lúc năm truyện, oách chưa?” Tôi bảo “Sáng tác mà cứ phải dồn ép mới chịu ra thế ư?” Người kia cười, và gạ tôi đọc, tôi lắc. Tôi không có thói quen đọc những trang văn bị dồn ép, bất đắc dĩ phải viết. Trước ngày trả bài, ai cũng lo lắng về điểm số cũng như việc tác phẩm sẽ bị đem chỉ trích trước toàn lớp. Họ thấp thỏm, thấy mất ngủ và còn có người cộng trừ điểm các môn học để nếu môn sáng tác quá thấp thì lấy môn khác đắp vào. Riêng tôi, chẳng mấy tin vào nhận định của các nhà văn chấm bài. Luôn là những khen chê vô thưởng vô phạt. Sự chính xác chỉ nằm trong một khuôn khổ. Góp ý cũng chỉ tương đối. Và, thường thì chưa có ai bị điểm quá thấp hay bị chê bai quá tơi tả dù rằng cần thiết phải vậy. Tôi luôn chọn những bài dưới trung bình để nộp sáng tác định kì. Điểm số của tôi luôn là 7. Tôi nghĩ con số này đủ an toàn để mình không thành nạn nhân của những mạt sát, đố kị nếu trót điểm cao và được thầy cô tâng bốc quá nhiều.
Bảo vệ tốt nghiệp là phần cuối cùng trong môn sáng tác. Ngoài việc được hướng dẫn, sẽ phải phản biện. Điểm nhân hệ số 3, nên không thể cẩu thả. Tôi chọn bốn truyện ngắn trung bình để nộp. Ngày cô Hảo hẹn gặp nhóm bọn tôi để gửi lại phần sửa, lần đầu tiên tôi sững sờ. Thứ nhất, tôi luôn nghĩ người có lối viết táo bạo, gai góc như cô Võ thì rất khó gần, hoặc khắt khe đến từng cử chỉ. Gặp. Cô Hảo nói chuyện rất dịu dàng, cử chỉ nhỏ nhẹ và luôn tươi cười. Thứ hai, bản thảo của từng người trong nhóm đều nát bét bởi mực đỏ. Cô Hảo mở từng trang và chỉ ra những sai sót từ ngôn từ cho đến chi tiết và độ bay của ý tưởng. Bốn bài của tôi gần như bị gạch đỏ hết. Đọc những phần cô Hảo sửa vào, rồi những dòng nhận xét tôi thấy thuyết phục. Cô Hảo bảo nhóm tôi về sửa, rồi nộp lại. Lần gặp sau, tôi đã nộp bốn truyện khác, trên trung bình. Lần này, bản thảo vẫn bị gạch nhem nhuốc. Đường bút của cô Hảo có ở khắp nơi trên bản thảo, bao gồm cả lời phát biểu mở đầu tác phẩm tốt nghiệp. Cô Hảo gạch từng chữ sai, rồi viết ngoài lề chữ sửa. Nếu lề đã hết chỗ thì viết lên trên chữ gạch hoặc chú thích trang sau. Nhiều chỗ tôi ưng ý thì cô Hảo gạch hết. Phần thoáng nhất của truyện chỉ là những dòng lên xuống do Font 1,5. Bốn truyện, với bốn cái kết cô Võ cũng gạch xóa. Những chữ thừa, thiếu hoặc thiếu hoàn chỉnh gắn bó với dòng trên hoặc nhan đề truyện. Nhóm ba người, ba bản thảo đều bị gạch tan nát thế. Chỉ là bản thảo của tôi bị “kiểm duyệt” quá gay gắt. Nhìn vào trang nào cũng tù mù. Giấy trắng như bị nhuộm đỏ hết. Lần này, tôi choáng thật. Rồi thì, tôi nghĩ rằng cô Hảo dù cao tay hơn các thầy cô từng chấm bài tôi nhưng cũng chỉ hơn họ phần nào đấy. Thêm vài lí do tôi tự họa trong đầu nhằm xóa đi cơn choáng vì bản thảo bị “chẻ” tan nát. Đấy là cô có ác cảm với tôi nên đã nặng tay như vậy, rồi thì cô Hảo đã không thích bài tôi viết chứ không phải nó không hay, cô Hảo từng làm biên tập lâu năm nên quen việc cắt xẻo bản thảo…Sau ngày gặp, nhóm tôi về lại trường. Hai người kia, cùng các nhóm còn lại gặp nhau và tổ chức ăn uống. Lớp tôi luôn có thói quen tụ tập, ăn nhậu dầm dề ngày này qua tháng nọ. Tôi tách ra, tìm một chỗ thật vắng để xem lại bản thảo. Đêm, tôi mở xem một lần nữa và bị thuyết phục ngay. Trước hết, cô Hảo đã quá hiểu những gì tôi viết ra. Những phần gạch cần thiết để tứ truyện không bị rườm. Câu sai, đã được sửa chuẩn và gợi hơn. Còn những đoạn bị gạch cụt, tôi vẫn nghĩ là hay nhưng không phải trong truyện này và hoạt cảnh truyện này.
“Còn quá rườm rà, lởm khởm trong khi những điều này cá nhân phải tự làm được.” – Đấy là lời cô Võ nói với nhám tôi, và cũng là nói với tôi. Những cuộc hẹn để gửi, hướng dẫn bài vở không diễn ra ở cùng một địa điểm. Đều là những quán café quanh Hà Nội, khi là tại nhà cô Hảo, lúc lại ngay trên vỉa hè (Lúc đấy cô Hảo bận, nhóm tôi gặp cô trên đường Nguyễn Đăng Ninh. Cô Hảo đã quành xe vào vỉa hè, rồi đứng giảng giải những chỗ sai cho từng người. Cô Hảo gọi từng người vào một, thành ra nhóm ba người phải thay phiên nhau như môn đấm bốc loại trực tiếp.) Những bữa café, cô Hảo là người mời. Nhóm tôi không túng đến mức không đủ tiền cho một cốc café. Chỉ là cô Hảo ngăn lại bảo “Nếu ai trong bọn em, có bài đăng báo thì cô mong được mời nước.” – Cô nói thế, và cười thế. Sau lần đấy vẫn chưa ai trong nhóm mời nước cô, vì chẳng ai có bài gì đăng. Nhãn quang biên tập cô Hảo làm tôi nể. Trong nhóm tôi có người đã lấy truyện người khác đem nộp. Bốn truyện, một của anh ta còn lại đều đi xin. Điều này cô đã nhận thấy khi đối chiếu chữ trong văn. Chuyện về anh chàng này, tôi và lớp tôi điều biết và im lặng. Cô Hảo không biết nhưng “cảm” được. Một điều bất thường như hai nét chữ trên một trang giấy. Như lo ngại bại lộ, anh chàng kia nói rằng “Hai truyện đầu em viết thời trước khi vào học, hai truyện sau viết năm cuối.” Cô Hảo chỉ gật gù, hẳn cô vẫn thấy sự bất minh vì nhiều lúc hỏi về hai truyện đi xin, anh này vẫn ấp úng. Nhưng rồi, anh chàng này cùng một cô trong nhóm cũng xong bản thảo sớm hơn tôi. Tôi mắc kẹt lại vì những lỗi quá nhiều, dày và tổ bố. Ngoài mấy cú điện cô Hảo gọi, tôi vẫn phải in lại bản thảo để đến gặp cô lần sau chót. Chính trong thời gian này tôi phải vất vả nhất. Việc sửa, khi có góp ý vốn không mất nhiều thời gian, thế nhưng, tôi lại mất quá nhiều vào việc sửa. Bởi, tôi đã phải đọc, đánh giá lại bằng không chỉ nhãn quan cô Hảo. Một chữ, dù được cô Hảo sửa tôi vẫn phải nghĩ mãi xem ngoài từ của cô còn có từ khác thế mà vẫn phải của tôi không. Thay thế, phá triệt và cải tổ lại từng truyện một. Rõ ràng ngôn từ lúc đấy của tôi còn quá non yếu, vụng về và lằng nhằng. Chính tôi lúc này, khi đọc lại bản thảo thời gian đấy còn thấy phải sửa nhiều hơn thế. Tôi có kể việc này cho bọn bạn trong lớp và nhận được những tràng cười thỏa thê. Tiếng cười, là sự nhạo báng vì họ coi rằng bản viết của tôi tan nát là phải. Ai dễ tính thì bảo tôi “Cứ sửa theo cô.” Tôi đáp “Không hoàn toàn.” Tôi sẽ sửa theo dấu gạch của cô Võ, nếu thấy cần thiết phải vậy. Tôi là kẻ ngang ngạnh và không bao giờ thay đổi theo người khác, trừ khi cần thiết phải thế. Một anh cùng lớp bảo tôi “Mày cứ quan trọng, làm nhanh còn đi chơi. Viết lắm mệt người. Đời còn dài.” Tôi lắc, bỏ về trong khi họ đang nài tôi ở lại dự tiệc tối ngoài sân thượng. Quá lâu rồi, tôi vốn không tự đồng hóa mình vào những người cùng lớp. Họ thường bảo tôi lập dị. Bởi tôi không thường rượu chè thâu ngày tháng, như họ, không đào hoa cặp kè nhiều cô gái/chàng trai cùng lúc, như họ, không bao giờ bị bắt quả tang khi đang ân ái trong phòng kí túc, như họ, không mua sách có chữ kí theo phong trào rồi đem chính cuốn sách đấy kê chân bàn, lót giường, như họ, và càng không hằn học, đâm lưng nhau do đố kí văn tài, như họ. Tôi không nghĩ tôi lập dị hợn họ, chỉ là tôi khác họ. Vậy thôi.
Trong những nhóm bảo vệ tốt nghiệp thì nhóm tôi có vẻ nhọc nhất. Phải in đi in lại, sửa đi sửa lại nhiều lần mới xong. Nhóm khác, chỉ đến một, hai lần để gửi và nhận bản thảo về. Rất hiếm có sự biên tập quá mạnh như của cô Hảo. Mực đỏ dành viết những lời khen. Thơ, hay văn đều thế cả. Hoặc, nếu nhóm nào quá kém thì cũng chỉ bị chỉ trích cửa miệng. Lúc đặt bút phê, chỉ đọc thấy những lời tiếc nuối vì chưa đến, kèm theo lời động viên mang tính tuyên huấn. Trong lần gặp cuối cùng ở quán café sát hồ Giảng Võ. Lần này, là lần sửa bài cuối cùng. Cả nhóm ngồi chung bàn để nghe những lời phê cuối cùng. Tất cả đã xong xuôi. Dù chỉ bước đầu, tạm coi là thế. Tôi hỏi cô Hảo “Em nghe các bạn khác kể rằng, mấy thầy cô họ nhận dễ tính. Em thấy cô thật sự khắt khe quá, dù điều đấy là tốt.” Cô Hảo vẫn cười. Mỗi lúc nói, cô thường cười nhẹ. “Cô làm hết trách nhiệm của mình thôi. Vì là năm cuối cùng, nên cô muốn tạo một mặt bằng tốt nhất cho các em. Những lỗi mà các em mắc. Lớn thì cô đã sửa, nhỏ cô cũng đã sửa. Chẳng phải cô quá khắt khe, đấy vẫn là trách nhiệm của cô, vì khi gửi báo hay ra sách chẳng bao giờ họ sửa giúp em những lỗi quá vặt thế này đâu.” Cuộc gặp khá lâu, từ bốn giờ chiều đến gần bảy rưỡi tối. Nhóm ba người, một đã về trước. Tôi và cô bạn đi cùng ở lại. Cô Hảo có hỏi tôi rằng có trách gì cô không khi cô quá mạnh tay. Tôi bảo “Không cô ạ, dù em hơi choáng. Đây mới thực sự là trả bài sáng tác định kì. Lời của cô thẳng thắn, thật và cần thiết như sự thật vậy.” Cô Hảo nói với tôi “Cô mất nhiều thời gian với em hơn các bạn khác. Những gì cô góp ý thì trong bài cả rồi. Những truyện của em viết đều đứng được, nhưng không phải vậy là dừng. Em có một tố chất hiếm, và cần phát huy. Vứt những cái lởm khởm, thừa thãi thì em sẽ rất khá.” Tôi ghi nhớ lời của cô Hảo, đến cả lúc này. Cuối buổi, một người nhóm khác đến để gửi cô Hảo bản thảo, để cô đọc và có câu hỏi phản biện. Cô bạn mang theo một túi quà, đủ lớn để ai cũng thấy. Bản thảo cô Hảo nhận, quà thì không. Lời cô Hảo : “Em ạ, muốn làm việc gì chăng nữa, phải sống sạch trước đã.” Cũng lúc đấy, tôi nhớ ngày đầu tiên qua nhà gửi cô Hảo bản thảo. Tôi mang theo một cân cam, và cô Hảo đã bắt tôi mang về với lí do “Cô giúp các em không phải vì quà.”
Bản thảo tôi gửi đến chỗ nhà văn Khuất Quang Thụy không có một lời chê. Tôi cũng không nhận được câu hỏi phản biện nào. Mực đỏ đã dành viết những lời khen. Buổi bảo vệ rồi cũng xong. Không một ai phản biện tôi hết. Mọi sai sót, cô Hảo đã bổ khuyết và bản thảo của tôi hoàn mỹ tuyệt đối.
Một năm sau, tôi có ra một tập truyện. Tựa là “Hóa Trang” in ở nhà xuất bản hội nhà văn, Tạ Duy Anh biên tập và viết giới thiệu. Tôi mang sách tặng cô Hảo. Tôi và cô Hảo đã có cuộc tái ngộ thật vui. Lần này cô Hảo cũng nói về lần bảo vệ tốt nghiệp. Cô đánh giá về lớp tôi. Rằng, lớp tôi có hai người cô Hảo xét ổn. Một, là lớp trưởng cũng là thủ khoa. Theo lời cô thì anh này, đã sạch nước cản và rất khôn ngoan khi chọn lấy con đường an toàn và an phận, điều này sẽ hạn chế đi sự bứt phá, cô tiếc. Người nữa, là tôi. Cô Hảo vẫn chưa quên nói tôi có “tố chất hiếm”, cô nói thêm, rằng tôi đã dám đào vào những trầm tích dưới đền thờ, dù còn chút do dự, cô vẫn chưa quên đã sửa ngôn từ tôi vất vả thế nào, và theo cô, chỉ cần sửa được lỗi sơ đẳng này, bút lực tôi sẽ tiến ngày càng xa, cô mừng. “Cầm bút, không phải để viết cho khuây. Nhà văn, thực sự phải góp được tiếng nói của mình vào xã hội. Bất công còn, nhà văn còn.” – Đấy là lời cô Hảo và tôi nhớ.
Trong lần gặp đấy, tôi đã hỏi cô Hảo về tập sách “Ngồi hong váy ướt của cô.” Tập sách không được cấp phép trong nước vì lí do “Nhạy cảm” Tôi hỏi thử cô còn cuốn nào không. Cô Hảo lắc, vì ngay đến chính cô còn chưa được chạm vào. Hẳn cuốn sách bị cấm đem về nước. Cùng với “Dạ tiệc Quỷ” đây là cuốn thứ hai của cô Hảo không được cấp phép. Vẫn lí do “Nhạy cảm” Cô Hảo dường như đang viết một cuốn, dài với chủ đề lịch sử. Cô Hảo sẽ vẫn viết, dù lưỡi kéo kiểm duyệt đã mẫn cảm đến mức luôn ngoác rộng lưỡi với cái tên Võ Thị Hảo.
Giờ, tôi đã khó có thể gặp được cô Hảo. Vì công việc, và vì con đường cô chọn không dành chỗ cho những tán ngẫu tào lao. Ngày trước, cô Võ bảo tôi có trách gì cô khi đã biên tập bản thảo tôi tan nát như vậy không. Tôi nghĩ tôi phải trách mình. Lúc trước, và lúc này. Tôi đã không đem những sáng tác tốt nhất của mình đặt vào tay cô Hảo. Ngay đến tập sách tặng, tôi cũng đã nhân nhượng chọn những truyện làng nhàng để in. Tôi từng hẹn cô mười năm, kể từ thời điểm tặng sách. Ngày gặp lại, tôi sẽ tặng cô cuốn sách khá nhất, được viết ra với tất cả những gì tôi có. Dù được in hay không, tôi cũng sẽ đem đến (dạng bản thảo), tặng như sự tri ân và biết ân đối với cô. Giờ, chưa đến mười năm tôi đã xong. Một tập bản thảo hoàn chỉnh, khá nhất tính đến thời điểm này. Tôi không chắc sẽ viết thêm tập truyện nào khá, phá bỏ được tập này. Tôi không liên lạc được với cô Hảo. Đấy là điều tiếc nuối nhất của tôi. Cũng đây là điều tôi luôn trách mình khi không thành thật, gửi cô những truyện khá nhất trong thời gian hướng dẫn tốt nghiệp.
Chỉ một điều, tôi tự an ủi mình. Tôi là học trò xuất sắc nhất trong số những học trò được cô giảng dạy ở khoa viết văn (Trường Nguyễn Du xưa và khoa viết văn–báo chí bây giờ) Số học trò còn lại, đã từ bỏ nghiệp văn. Họ tiến thân bằng nhiều con đường, phần lớn bắt đầu từ khóa học “Cảm Tình Đảng”. Ai còn viết văn thì chọn lối viết mơ màng “vô thưởng vô phạt”, tụng, ca những chiến công thời Bác Hồ. Một học trò, luôn vỗ vai nhận mình là con cháu Phù Đổng Thiên Vương đã phản bội cả Tứ Bất Tử khi đã tuyên bố trên Facebook“Nghe truyện Nữ Oa vá trời, em cứ thường tưởng tượng,ngày xưa khi lấy đất đá ở TQ để vá trời, bà Nữ Oa để rơi vãi và tạo thành quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa như bây jo. Có lẽ vì thế nên bây jo người TQ đang lấy lại phần đất của mình… Ko biết iem tưởng tượng thế có dc k các "Thầy"? Mọi ng cùng tưởng tượng đi ạ,biết đâu laik đc in trong sách giáo khoa chứ chả chơi.hehehe” (nguyên văn không sửa một dấu).” Bản thảo, thứ tôi dành tặng tri ân cô Hảo, tôi sẽ giữ bên mình. Tôi mong ngày được gặp lại cô để cung kính hai tay dâng cô, với lời nói “Những gì em có là thành quả của người, Sensei.”
19/5/2015
Nguyễn Thanh Phong
Bút Danh: Tru Sa
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn hóa người H’mong, những điều chưa kể


Thực ra ‘chợ tình’ không phải là ngôn ngữ bắt nguồn từ tiếng H’mong, nó cũng không phải là câu chuyện có thật như cách lý giải của những nhà báo, hay một số nhà văn hóa, nhà nghiên cứu văn hóa mà chưa từng đến Sapa. Thực ra trong tiếng H’mong, hoặc trong ngôn ngữ khoa học của chúng tôi thì không có từ ‘chợ tình’, đấy là câu chuyện do các nhà báo thêu dệt lên mà thôi.

Người H’mong ở Lào Cai, Việt Nam, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP
Trong chương trình Văn hóa Nghệ thuật tuần này mời quý vị cùng với chúng tôi tìm hiểu một vài khía cạnh văn hóa của đồng bào H’mong tại Việt Nam với những điều có thể nhiều người vẫn hiểu lầm về sinh hoạt truyền thống đặc sắc của họ. Măc Lâm phỏng vấn TS Mai Thanh Sơn hiện đang công tác tại Viện Khoa học Xã hội Cộng đồng Tây nguyên về điều mà báo chí thường giật tít là chợ tình Sapa hay những quan sát của người ngoại quốc khi tới thăm Sapa:

Sống khá cách biệt

Măc Lâm: Thưa TS là người nghiên cứu về văn hóa của những đồng bào sắc tộc miền núi, xin ông cho biết đối với người dân tộc H’mong thì điều gì khiến ông thấy họ có nét khác biệt hơn những đồng bào sắc tộc thiểu số khác?

TS Mai Thanh Sơn: Văn hóa H’mong cũng như các phong tục tập quán khác của họ có rất nhiều điểm khác với những tộc người khác đang sinh sống ở Việt Nam, và đặc điểm lớn nhất, nổi trội, dễ phân biệt nhất giữa văn hóa H’mong với văn hóa của các tộc người khác ở Việt Nam ở chỗ họ là cư dân sống ở trên núi cao, khá cách biệt so với những phần còn lại của mỗi địa phương, địa bàn của mỗi vùng văn hóa.

Đặc điểm lớn nhất, nổi trội, dễ phân biệt nhất giữa văn hóa H’mong với văn hóa của các tộc người khác ở Việt Nam ở chỗ họ là cư dân sống ở trên núi cao, khá cách biệt so với những phần còn lại của mỗi địa phương, địa bàn của mỗi vùng văn hóa. - TS Mai Thanh Sơn


Người H’mong đến Việt Nam tương đối muộn, cách đây khoảng 200 – 300 năm, lúc bấy giờ toàn bộ các thung lũng chân núi cũng như những vùng núi giữa đều đã có chủ, vì thế họ buộc phải cư trú trên những triền núi rất cao, và văn hóa vùng cao là đặc điểm nổi trội của người H’mong với những khó khăn trong việc thực hành kinh tế, giao lưu, đi lại, các quan hệ xã hội khác… đấy là đặc điểm lớn nhất của văn hóa H’mong.

Đặc điểm thứ hai nữa cần phải nói đến là người H’mong vốn là cư dân ở vùng cao, và ở vùng ấy chủ yếu là cây khỏa tử, cho nên văn hóa đồ gỗ của họ phản ánh đặc điểm văn hóa đồ gỗ phương Bắc vùng ôn đới, tức là chủ yếu sử dụng các loại cây thuộc họ khỏa tử như thông, samu trong việc thiết kế các đồ gia dụng, nhà cửa.

Cái đặc điểm thứ ba nữa là do sinh sống trên vùng núi cao, cho nên họ có hệ thực vật, động vật phù hợp với điều kiện sinh thái, và cây ngô là thứ cây trồng chủ đạo của người H’mong, nó tạo nên sự ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa sinh hoạt cũng như mưu sinh của người H’mong ở tất cả các vùng trên cả nước.

Măc Lâm: Thưa TS người ngoại quốc khi đến Sapa du lịch đã rất ngạc nhiên khi thấy người đàn bà H’Mong ngồi bên cạnh chồng khi anh ta say rượu và chờ để mang chồng về nhà. Việc này rất khác với các nền văn hóa khác, ngay cả của người Kinh. TS giải thích sao về việc này?

TS Mai Thanh Sơn: Lần đầu tiên khi đến Việt Nam thì ông Savina gặp người H’mong, ông cho rằng người H’mong có nguồn gốc từ phương Bắc, bởi vì ông ấy dựa vào đặc điểm nhân chủng là người H’mong trắng, người H’mong cao, mắt một mí…ông nghĩ rằng người H’mong có nguồn gốc từ Châu Âu. Nhưng điều quan trọng hơn để ông nói rằng người H’mong có nguồn gốc từ phương Bắc, từ Châu Âu chính là vì đặc điểm trong văn hóa của họ. Các đặc tính như kiên cường, thượng võ nhưng lại rất lãng mạn, trữ tình nó rất giống với phong cách của Châu Âu, đấy là điều ông Savina cho là như thế.

Còn cá nhân tôi khi nghiên cứu về người H’mong thì tôi thấy tộc người này có cá tính rất đặc biệt. Nam giới rất kiên cường, thượng võ nhưng vô cùng lãng mạn, còn phụ nữ thì khá cam chịu nhưng có cái mỹ cảm rất tinh nhạy. Cái thứ hai mà tôi rất thích ở văn hóa H’mong là họ rất coi trọng các quan hệ xã hội, và người phụ nữ không cho rằng việc ông chồng ‘say rượu’ là xấu. Họ nghĩ rất đơn giản là người H’mong sống ở vùng núi cao nên rất cần các mối quan hệ xã hội, rất cần đến anh em, bạn bè. Rất cần những chỗ dựa về vật chất cũng như tinh thần, đặc biệt là những chỗ dựa này rất có ý nghĩa trong những trường hợp xảy ra rủi ro cuộc sống hoặc đơn lẻ.


Người H’mong ở Lào Cai, Việt Nam, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO.

Nó có thể có những ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi con người rất rõ, nhất là khi họ nhận nhau là anh em kết nghĩa, nhận nhau là‘lao cấn’ (tức là những người cùng tuổi), rồi những người họ hàng bên chồng hoặc bên vợ. Phụ nữ người H’mong cho rằng chỉ có những người chồng có quan hệ xã hội rộng rãi, có nhiều điểm tựa về mặt xã hội thì đi chợ mới say rượu. Bởi vì chỉ với những người bạn, chỉ với những người anh em đáng tin cậy thì người ta mới chia sẻ tình cảm của mình thông qua những bát rượu ngô, hoặc những câu chuyện bên nồi thắng cố, vì thế chuyện người chồng say rượu chứng tỏ anh ta là người quảng giao. Cái thứ hai nữa là người H’mong với quan niệm về một xã hội phụ quyền tương đối rõ, thì việc người vợ thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ và có phần nào đó cam chịu là điều rất bình thường.

Nhưng trong đấy còn một chia sẻ nữa. Người đàn ông làm việc quần quật cả tuần, một tuần là 12 ngày chứ không phải 7 ngày như bây giờ, người ta làm quần quật cả tuần rồi, người ta đã thực hiện tất cả những nhiệm vụ được quy định bởi giới tính và tự nhiên như thế thì việc người đàn ông xuống chợ xả hơi, say xỉn một ngày cũng không phải là điều gì đáng phê phán cả. Tôi nghĩ rằng đấy là cách lý giải rất nhân văn. Tôi đã chia sẻ câu chuyện này với rất nhiều anh em người H’mong và bạn bè và người ta đều có cách lý giải lý thú như thế, và tôi cũng cho rằng cách lý giải đó rất hợp lý.

Không có từ ‘chợ tình’

Măc Lâm: Người Kinh chúng ta thường nghe nói đến những buổi chợ tình của người H’Mong với những câu chuyện đượm vẻ thơ mộng và đôi khi vượt quá sự tưởng tượng của người nghe, chẳng hạn như trai gái gặp nhau và thoải mái trao tình kể cả trao thân với nhau trong những phiên chợ này. TS cho biết có bao nhiêu phần trăm sự thật trong chợ tình của người H’mong như được báo chí mô tả thưa ông?

TS Mai Thanh Sơn: Thực ra ‘chợ tình’ không phải là ngôn ngữ bắt nguồn từ tiếng H’mong, nó cũng không phải là câu chuyện có thật như cách lý giải của những nhà báo, hay một số nhà văn hóa, nhà nghiên cứu văn hóa mà chưa từng đến Sapa. Thực ra trong tiếng H’mong, hoặc trong ngôn ngữ khoa học của chúng tôi thì không có từ ‘chợ tình’, đấy là câu chuyện do các nhà báo thêu dệt lên mà thôi.

Bởi vì người H’mong vốn sống ở trên vùng núi cao, việc đi lại giao thương rất khó khăn. Việc giao lưu quan hệ bạn bè, và việc tìm sự chia sẻ cộng đồng rất là khó. Vì thế cho nên mỗi buổi chợ phiên, ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu trao đổi hàng hóa, thì người H’mong đến chợ còn để thỏa mãn nhu cầu văn hóa và quan hệ xã hội, trong đó có nhu cầu về lễ hội.

Cho nên khi chúng ta đến bất kỳ một phiên chợ H’mong nào của vùng núi Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng… chúng ta đều thấy không khí của một lễ hội. Một phiên chợ nhưng có không khí của lễ hội nhiều hơn. Ngoài việc mua bán người ta còn ăn uống, giao lưu, thậm chí có đám khèn, đám thổi đàn môi. . . người ta giao lưu với nhau như thế thì đấy không phải là một phiên chợ với nghĩa mua bán nữa, mà nó là một nơi để giao lưu tình cảm, giao lưu bạn bè…

Thực ra trong tiếng H’mong, hoặc trong ngôn ngữ khoa học của chúng tôi thì không có từ ‘chợ tình’, đấy là câu chuyện do các nhà báo thêu dệt lên mà thôi. - TS Mai Thanh SơnCó rất nhiều vùng người ta đến chợ rất xa, người ta ở cách chợ nửa ngày đường, thậm chí một ngày đường nên buộc người ta sẽ đến chợ vào ngày hôm trước để hôm sau tranh thủ mua bán, giao lưu với bạn bè… xong rồi trở về nhà, Sapa là một trong những phiên chợ như thế. Nhưng không phải chỉ có Sapa, ở trên vùng cao khác có rất nhiều ngôi chợ như vậy, ví dụ như Lào Cai có chợ Simacai cũng có những người H’mong đến trước một hôm, hoặc là chợ Bắc Hà, những người H’mong vẫn đến và người ta ngủ lại chợ.

Trong những đêm ngủ lại chợ như thế thì người ta uống rượu, giao lưu bạn bè, rồi có chuyện trai gái thủ thỉ, tâm tình với nhau. Nhưng mà không phải chỉ có người H’mong mà còn có những tộc người khác như người Dao, việc giao lưu nó rất là trong sáng rất là thuần khiết, tự nhiên. Lại bị các nhà báo, các nhà nghiên cứu văn hóa ‘sa lông’ thêu dệt lên thành những truyền thuyết, huyền thoại, những gì đó nó có tính chất huyền bí, lãng mãn, và có cả tính chất hơi bị ‘lậu’, bởi vì những phiên ‘chợ tình’ như thế để ‘giao hoan’ hơn là giao lưu.

Đối với chợ Sapa cũng thế, chợ Sapa đầu những năm 1990 – 1992 thì vẫn còn khá yên tĩnh, và cái chợ cũ cái chợ được làm trên nền chợ mới bây giờ xung quanh vẫn còn khá hoang sơ, nó còn có bãi buộc ngựa mà bây giờ bị biến thành sân vận động. Thế rồi phía dưới đó còn có rất nhiều luỹ tre, những chỗ cho thanh niên nam nữ tụ tập để giao lưu vào các buổi tối trước các phiên chợ.

Rồi sau này khi báo chí thêu dệt câu chuyện ‘chợ tình’ thì du khách, và các phóng viên ở các vùng khác đến, rồi bắt đầu can thiệp vào cuộc sống vốn bình lặng của họ bằng nhiều cách. Ví dụ như chụp ảnh, tìm cách ghi lén những câu chuyện của họ, việc đó đã phá vỡ mất cái tính thuần khiết, nguyên sơ của những đêm giao duyên, giao lưu trong sáng của những người H’mong. Sau này khi người ta thiết kế chợ mới, người ta xây dựng cái chợ mới có dáng dấp như một siêu thị nhiều hơn thì câu chuyện về chợ truyền thống Sapa đã trở thành dĩ vãng.

Ở đây tôi muốn lưu ý rằng, Sapa không có chợ tình, người H’mong không có chợ tình, và những câu chuyện lãng mạn rất đẹp, thuần khiết nhất, gần gũi với thiên nhiên của người ta bị thêu dệt lên trở thành thứ gì đó nó hơi hủ lậu, đấy là điều rất đáng tiếc và rất đáng phê phán của các nhà báo.

Măc Lâm: Văn hóa ẩm thực của người H’mong tuy không nhiều như của người người Kinh nhưng món Thắng cố có lẽ được nhiều người biết và thích. Món ăn này ra sao thưa ông?

TS Mai Thanh Sơn: Thắng cố là một cái tên bắt nguồn từ tiếng Quân hỏa, thắng: ‘Hang’ là canh, còn ‘cố’ là cái chảo, thực ra thắng cố có nghĩa là chảo canh. Ở đây chảo canh theo ý nghĩa của người H’mong. Du khách, người Kinh cũng như các tộc người khác đến Sapa hiểu rằng đó là một nồi thịt thập cẩm, mà thường là dê, bò, hoặc là ngựa ở trong đó. Cái món ấy người ta làm một cái chảo to đổ nước, rồi bỏ tất cả các bộ phận của ngựa, dê, bò hoặc trâu (sau khi mổ bụng) vào chảo. Họ sắp thành những rất miếng lớn, rồi người ta bày ra ở chợ, ai đến ăn miếng nào thì chỉ miếng đó, và tính tiền luôn miếng đó.

Cái món đó rất là phổ biến ở cả hai bên biên giới, phía bên Trung Quốc cũng có. Bên Trung Quốc nếu chúng ta đi vào khu vực chợ như chợ Mã Quan, chợ Hà Khẩu thì món đó còn nhiều hơn ở bên mình. Còn ở Việt Nam, tất cả những vùng có người H’mong từ Cao Bằng qua Hà Giang, rồi về Lào Cai tại các chợ phiên đều có món đó. Món đấy cứ hiểu đơn giản đó là một chảo canh, mà canh đấy không phải là canh rau mà là canh thịt, mà thịt ở trong đó thì có rất nhiều loại, có thể là thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa, thịt dê. . . và đó là những miếng thịt lớn, ai ăn miếng nào thì chỉ miếng đó và tính tiền miếng đó, đơn giản thế thôi.

Măc Lâm: Xin cám ơn TS Mai Thanh Sơn đã dành cho độc giả Đài Á Châu Tự do buổi trò chuyện thú vị này.

Măc Lâm
Phần nhận xét hiển thị trên trang

học ở gốc cây chó đái


1.
Trong lớp học, thầy giáo giảng giải điển tích Dã tràng. Sau đó, “kỹ sư tâm hồn” kết luận:
-Mất công nhưng vô ích, “xe cát biển đông” là việc không bao giờ thành hiện thực. Các em có thể thương cảm loài dã tràng kia nhưng không thể dại khờ lãng quên chân lý.
“Kỹ sư tâm hồn” ngước mặt lên bức chân dung treo trên tường, không quên lời tán tụng:
-Chân lý quan trọng đến nổi: sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Lại nhìn xuống những ánh mắt trong veo, những môi miệng chờ ban cấp nguồn tư-duy-đào-tạo. “Kỹ sư tâm hồn” nhịp nhịp cây thước kẽ trong tay:
-Học là gì? Nói cách khác, là tiếp thu chân lý và không bao giờ mỏi mệt. Chân lý là gì? Là sự thật. Với câu chuyện vừa kể, bây giờ đã đến phiên các em cho biết phần tiếp thu chân lý… Nào, có ai không? Hãy cố lên và vững tin vì có thầy bên cạnh.
Một học trò hăng hái dong tay:
-Thưa thầy, nghe nói “kẻ lạ đang xe cát biển đông” . Nhưng mà nó mù tịt chân lý. Nó không hề biết mất công vô ích. Có phải rồi cũng sẽ như dã tràng không ạ?
Lời khen:
-Tốt, có tinh thần yêu nước. Ồ, nhưng chính thầy cũng chưa biết “kẻ lạ” ấy là ai. Làm sao lấy dã tràng để ví von, liên tưởng?
-Thưa thầy sao ạ?
-Nói biển đông mênh mông lắm. Khái niệm về biển ư? Vâng, bao la… Bao la. Quá bao la… còn thế này thế khác…
Một đứa nữa dong tay, bật dậy:
-Thưa thầy, dã tràng khác “kẻ lạ”. “Kẻ lạ đang xe cát biển đông”, nó đắp lên để không cho sóng đánh. Còn dã tràng xe cát, lại bị sóng đánh tan tành. “Kẻ lạ” không phải là dã tràng. Nó…
“Kỹ sư tâm hồn” nhanh chóng trả lời trước khi chuyển qua đề mục khác:
-Vì sao kêu là “kẻ lạ”? Này, các em hãy nhớ: Cái gì “lạ” thì không thể biết. Và đã không biết thì đừng nên nói tới. Nói, là vô trách nhiệm.
2.
Giải lao ở phòng hội của trường, “kỹ sư tâm hồn” đem thuật truyền kinh nghiệm cho các đàn em tấp tễnh mới ra lò. Bậc đàn anh ấy tỏ ra tâm đắc về nghiệp vụ thâm niên, nhắc lại mãi một trong những “chân-lý-hôm-nay” câu “thần chú”: Cái gì “lạ” thì không thể biết. Và đã không biết thì đừng nên nói tới. Nói, là vô trách nhiệm.
Một “kỹ sư tâm hồn” đàn em tán thưởng:
-Lạ. Mấy lâu chưa có dịp thấy trình độ đàn anh tầm cỡ ấy.
-Thế nào?
-Học hàm tiến sĩ trở lên…
Đàn anh nhíu mày nhưng đột nhiên nhỏ giọng lại, chỉ hai người đủ nghe:
-Bảo tao ngang cơ “tiến sĩ lạ”. Chứ gì?
Đàn em vẫn bình thản lắc đầu:
-Cái gì “lạ” thì không thể biết. Và đã không biết thì đừng nên nói tới. Nói, là vô trách nhiệm.
Chuông reo, các “kỹ sư tâm hồn” xách cặp, đứng lên và bước đi với những bước khoan thai…
3.
Vài hôm sau. Hai người chạy thể dục sáng sớm trong công viên tình cờ gặp lại nhau. “Kỹ sư tâm hồn” đàn anh tỏ ý phân bua:
-Thực ra thì… Hôm nọ, chú mày… Ừ, nhưng thôi. Cuộc sống bây giờ phải thế. Như nhau cả. Chắc chú mày quá hiểu?
“Kỹ sư tâm hồn” đàn em nhếch môi:
-Đâu có dễ gì may mắn như anh.
-Sao. Tao may mắn gì? Cái chức hiệu phó quèn, quá cũ. Còn tương lai chú mày thì tha hồ… Cứ một lòng phấn đấu đi, đừng đánh giá quá thấp lòng tốt của anh em. Nầy, nông nổi để làm gì. Rồi có hơn ai cái gì không, hả?
-Chỉ một hai năm nữa thôi, anh sẽ về lãnh hưu. Cũng tha hồ lý giải để biện minh cho quá trình chuyển tải chân-lý-hôm-nay. Chắc là thế.
Hắn nói thêm, trước khi chạy vòng qua nẻo khác:
-Nói tương lai nào đây anh? Trước hay sau hưu trí? Cơm nóng và cơm nguội: Là hai loại niêu cơm trong “tiểu-sử-thằng-thầy”.
4.
Hơn nửa năm sau. Đầu đường phố, dưới bóng một cây xanh có mấy người xe ôm đang tán chuyện giết thì giờ. Họ phát hiện ra một đồng nghiệp lẻ loi, lạ hoắc. Hắn một mình đứng đấy, mồ hôi túa ra giữa nắng trưa đổ lửa. Câu chuyện của mấy người xe ôm lại phải đổi đề tài:
-Coi “lính mới” kia kìa. Tao thấy thằng nầy chưa rành “nghiệp vụ”. Đứng “ngửi bụi” hết ngày.
-Rồi… lại thêm một thằng “độc cô cầu bại” nữa đây.
-Hê hê. Cứ thử đi chú em ơi. “Nghề thứ tám” sau “bảy nghề: thất nghiệp”.
-Cũng trước lạ sau quen thôi. Mới vào “đội bay”. Tài giỏi gì.
Lại có cả tiếng-hát-một-câu, đổi lời bài ca nào đó:
-“Hãy ôm nhau đi, những ngày tăm tối. Hãy đi xe ôm làm phúc với dân đen. Hãy chia nhau đi, những thằng vơ vét. Đừng có chia đều, mầy ít tao nhiều”.
Đột nhiên, “lính mới” trờ xe tới. Nhễ nhại mồ hôi nhưng trên mặt nụ cười thông thoáng:
-Chào các đàn-anh-gốc-cây. Cùng là người Việt nam đâu có lạ?
Một kẻ chăm ngó hoài mặt hắn:
-Ê, tao có gặp chú mầy ở đâu? Quen quen. Hình như trường phổ thông cấp…
“Lính mới” chợt cười khan:
-Nơi ấy “lạ” hoắc, làm gì có quen quen như ở gốc cây nầy?
Một người đoán già:
-Ngang đầu cứng cổ, kỷ luật mất việc hay là hợp đồng hết hạn?
Hắn cũng chỉ cười cười. Người khác chen ngang:
-Ha ha. Trường nào? Học lạ không? Thầy là “đồ mất dạy”.
Tiếng cười rộ lên cả đám. Hắn đành xua tay cười khổ:
-Cái gì “lạ” thì không thể biết. Và đã không biết thì đừng nên nói tới. Nói, là vô trách nhiệm.
5.
Cuộc hòa nhập với các đàn-anh-gốc-cây rất chóng vánh. Chẳng mấy chốc gã ta ngộ ra những điều chưa từng ai thuyết giảng: Ngôn-từ-gốc-cây dẫu thô nhưng-đâu-có-thiển(?). Cái-thô mang hơi thở hàng ngày, tại chỗ và không thể nào thay thế. Ngôn từ ấy nghiễm nhiên xoay lưng với mị ngữ hoa ngôn. Nó từ chối quanh co… Loại ngôn từ không chơi trò ẩn dụ, thập thò kiểu nghệ thuật ẩn thân: thỏ-đào-hang-sáu-cửa. Nó, ngôn-từ-gốc-cây: trực chỉ. Sự chấn uất của tiềm thức trong bóp-nghẽn-ngột-air. Giản đơn và bạo liệt “hộc” lên như những tiếng “kiai” từ nội tâm dồn nén. Họ, với ngôn-từ-gốc-cây: tự giải thích với nhau về xuất thân tên “lính mới”:
-Vì sao à? “Thầy giáo tháo giày”, “vấy đất, vất đấy”. Đừng có hỏi.
-Ê, thằng nào “nhiệt tình” sẽ phải đứng ngoài “nhìn tiệc”.
-Vinh hạnh gì đó? “lường đong” mãi “đồng lương” rồi cũng chỉ “công cụ” cho mấy thằng “cu...”.
-Ôm miết mấy “lon gạo” có ngày mà “lao gọn”.
-Đù má “dạy thì hóc” “nói dóc thì hay”. Láo từ trong trứng láo ra.
-Thế thôi. Biết “ăn theo” mau “eo thăng”. Còn loại “ngứa mắt” sẽ bị đời “ngắt mứa”.
-Nó rình “bọp dái” do không cúi đầu “bái dọp” chứ sao?
-Rồi… cho mày húp “tâm hồn” luôn, còn tao nhai “tôm hùm”.
-Bao nhiêu thằng làm thì “tay đau”. Còn đến ăn là “tau đây”.
-Dạy “tôn sư trọng đạo” trong khi “tao sư đạo trộm”.
Các đàn-anh-gốc-cây tiếp tục cho tới khi tạm kết, thành đôi lời chúc phúc. Thứ quà tặng “đúng người đúng tội” đặc biệt dành riêng đàn em tấp tễnh mới vô nghề:
-Con cặt hết. Đù má, đừng có lo: “thầy cô” là “thồ một cây”.
-Dẹp bộ mặt “đau thương” đi chú mày. Đừng để tụi “đương thau” nhìn, cười hệch hệch. Buồn cái đéo gì?
Một người tuổi cha chú, nổi hứng:
-Ê, tao đã đặt bài-vè-xe-ôm tụi chung quanh đây thuộc cháo hết. Chắc chú mày chưa “học”? Khi rảnh rảnh nhớ nhắc tao đọc cho nghe, “nhập nghệ”. Tao biết chi “mần thơ” như cái tụi “mơ thần” đồ ỉa trịn. Tụi chuyên bú cặt bưng bô… Tao đây dở dở “đặt ra vè, đè ra vặt” hết “lông dái” ba cái thằng “lai giống”… Đù má, tổ tiên sư bầy chó ngao ngậm “bã mới” về “bới mả” cha ông. Lũ thờ giặc làm thầy. Thứ ba đời liếm đít. Đù má… Ăn hết cức hết đái của dân. Đồ.. đồ…
Ông già trước cười to, sau chuyển thành cơn-điên-thế-sự. Chưởi đến hụt hơi, phừng mặt rồi ngồi yên thở dốc…
“Lính mới” thấp thỏm nhìn ông ta, không biết gì hơn hắn vội móc ra ve dầu gió. Lập tức có người kéo lại, nói như gây sự:
-Bây giờ đứa nào “cà xơn” tới dạy đời là ông già “bụp” đó, bất kể thân quen. Đù má, cứ để ông già “chưởi đại diện”. Đủ thiếu chi?
Nhìn cái vẻ hoảng kinh của hắn, có kẻ “chọc quê” ngay:
-Chú mày chạy xe ôm hay làm quan? Hở chút xoa dầu cạo gió…
Hắn vẫn còn ngơ ngác, ai đó giải thích:
-Thường thôi. Vì sao không biết chưởi? Còn lạ lắm à. Sợ cục đéo!
Một người khác đâm bực mình:
-Thấy không? Bởi “giận mình hèn” nên đâm ra “den mình hận”. Chưởi đi chớ. Chưởi cho có tí đạo đức. Đừng có tưởng ăn nói văn hoa, ra cái bộ tịch đạo mạo dạy đời. Đồ ỉa hết. Đồng lương thằng nào lại không lãnh ra từ tiền thuế của dân, hả? Chính vì thế, tụi tao vị nể chú mày: còn có chút “mất dạy”. Còn mấy thằng nào: vẫn “có dạy” thì khinh. Khinh như chó.
Một cảm giác khó tả không nói nên lời. Hắn chợt hiểu, hiểu quá rõ ràng: Người như hắn, một “kỹ sư tâm hồn” chưa dạy nổi một ai dù từng được tôn làm thầy giáo. Hắn thấy mình đích thực may mắn: đang được-học-ở-gốc-cây. Những gốc cây mà ngày thường, trước đây hắn rất hay bị-bật-cười khi thấy các con chó đến bên, ghếch chân và đứng đái…
6.
Đêm về, rã rời toàn thân nhưng đến khuya hắn vẫn ngồi ghi chép:
“Ngày, tháng, năm…
Ngôn ngữ thô – phương tiện cấp kỳ nhưng chắc thật – nói lên phản ứng khước-từ-nô-lệ-hóa-con-người. Một trong những “cầu vượt từ vô thức” vô hiệu hóa cuộc sắp-hàng-trên-quốc-lộ-ngôn-từ. Là cảm ứng liên thông – nhân bản – giữa các thân-phận-tương-đồng. Thứ cầu vượt – để sẻ chia, đồng hành – không hiện thân của lạm dụng dung tục, càng không phải mốt-phục-sức cho cá nhân chủ-nghĩa. Vâng, đây đích thực cái-thô-cần-chiêm-ngưỡng.
Đôi dòng, để tri ân một ngày đặc biệt: mới, nhưng không hề là ngày lạ… Kính cẩn cảm ơn những gốc-cây-chó-đái”
Mở mắt, hắn ngủ gục không rõ đã bao lâu. Một tấm chăn ai đắp choàng vai? Nàng..! đã không tắt đèn bàn viết hắn, vẫn cứ để y nguyên nguồn sáng. Ngoài song cửa, đêm đang trộn với sương mù ngập ngụa. Đêm đen. Viết trên tay, hay chiếc gậy đồng hành? Và:
“Ráng hết sức liệng vù. Liệng Sự tủi nhục của những ve Dầu gió? Đừng rụt cổ xoay mình. Xối Hãy tri ân từng-gáo-chưởi Gội đầu Mở hai mắt đêm thâu. Tạt Thẳng mặt người cho con thú Bỏ đi Đống giẽ rách tư duy. Đái Đừng lau mặt khăn mùi khai Chữ nghĩa Há hốc miệng thật to. Mửa Kẻ trần truồng “hộc” tiếng hét Kiai…”
(vườn tượng – 29/3/2016)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Cha “giải vây”, con “hội nhập“


Lê Thọ Bình
VietTimes - Nếu ông Nguyễn Cơ Thạch được coi là "kiến trúc sư" của giai đoạn ngoại giao “phá vây” thì ông Phạm Bình Minh (con trai ông Thạch) được xem là biểu tượng của nền ngoại giao Việt Nam thời hội nhập.

Nhà ngoại giao chuyên nghiệp

Tại Đại hội Đảng XII ông Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được bầu vào Bộ Chính trị. Như vậy ông đã đảm nhiệm trọng trách (cả về Đảng và Nhà nước) mà 33 năm trước đây cha ông là Nguyễn Cơ Thạch từng đảm nhiệm.

Trong nền chính trị Việt Nam không phải là không có những “cặp đôi” trùng hợp lý thú như vậy. Hai bố con ông Đoàn Trọng Truyến (nhiệm kỳ 1984-1987)- Đoàn Mạnh Giao (1999-2007) đều từng là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Bố con ông Đoàn Trọng Truyến- Đoàn Mạnh Giao, tuy đều đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nhưng con đường đi lại hoàn toàn khác nhau. Trước khi trở thành Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ông Đoàn Trọng Truyến từng là Đổng lý sự vụ Bộ Kinh tế, Hiệu trưởng Trường Kinh tế Tài chính (nay là Đại học kinh tế quốc dân), Phó Trưởng ban Tài chính Thương nghiệp Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch- Ngân sách Quốc hội, Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước.

Còn ông Đoàn Mạnh Giao xuất thân là nhà giáo, Phó chủ nhiệm khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Sau đó ông chuyển sang công tác tại Văn phòng Chính phủ.

Trong khi đó hai cha con ông Nguyễn Cơ Thạch- Phạm Bình Minh đều là nhà hoạt động ngoại giao chuyên nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Quan hệ Quốc tế (nay là Học viện Ngoại giao) ông Phạm Bình Minh được điều về Vụ Đào tạo, Bộ Ngoại giao. Con đường ngoại giao chuyên nghiệp của ông bắt đầu từ đây. Ông trưởng thành từ Tùy viên Đại sứ quán Việt Nam tại Anh; cán bộ tập sự cấp vụ; Phó Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế; Đại sứ, Phó Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc; Công sứ, Phó Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ; Quyền Vụ trưởng rồi Vụ trưởng Vụ Các tổ chức Quốc tế; Trưởng đoàn đối thoại về nhân quyền với các nước; Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng. Từ tháng 8/2007 đến tháng 1/2009 ông là Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao. Sau đó ông lần lượt đảm nhiệm trọng trách Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông được bầu vào Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ Nhất BCH TƯ Đảng khóa XII. Ông Phạm Bình Minh từng học thạc sỹ Luật và Ngoại giao tại Trường Fletcher Tuft, Hoa Kỳ.

“Con dòng, cháu giống”

Phạm Bình Minh là con út của ông Nguyễn Cơ Thạch (tức Phạm Văn Cương) và bà Phan Thị Phúc. Hai ông bà có 4 người con. Ông Nguyễn Cơ Thạch là người cha hết sức nghiêm khắc. Ông luôn đòi hỏi các con mình phải tự rèn luyện, phấn đấu để trưởng thành.

Ông Phạm Tuấn Phan, con trai cả của ông Thạch- bà Phúc, từng kể: “Năm 1971- 1972 có lệnh Tổng động viên, tôi được gọi nhập ngũ khi đang học lớp 10, ở tuổi 17. Dù biết tôi sẽ phải vào chiến trường “đỏ lửa” Quảng Trị, nhưng cha tôi không hề can thiệp. Ông cho rằng dù ông có ở cương vị gì đi chăng nữa thì chúng tôi- các con ông cũng phải có nghĩa vụ phụng sự đất nước như bao người khác. Sau ngày 30/4/1975, khi tôi đang học ở Liên Xô, cha tôi có gọi điện sang một lần và hỏi: “Con có muốn chuyển sang học Ngoại giao không?”. Tôi luôn ngưỡng mộ cha mình và công việc ông làm. Tôi cũng muốn được tiếp tục công việc mà ông theo đuổi. Nhưng lúc đó tôi là người của quân đội cử đi học, nghĩ rằng việc mình chuyển ngành có thể làm mất uy tín của cha,  cuối cùng tôi vẫn quyết định ở lại trường Đại học Tổng hợp, dù tôi hiểu cha tôi hằng mong có một người con tiếp nối sự nghiệp của ông. Hai năm sau, em trai tôi, Phạm Bình Minh đã thực hiện được nguyện vọng ấy của cha”.

Còn bà Phan Thị Phúc thì kể: “Năm 1977, khi biết con trai út của chúng tôi thi đỗ vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với số điểm rất cao, anh Thạch đã tâm sự với con trai: “Bố rất tâm huyết với công tác ngoại giao và thực lòng mong muốn trong 4 đứa có một người sẽ kế nghiệp”.

Thế là Phạm Bình Minh trở thành sinh viên của Học viện Quan hệ Quốc tế. Câu chuyện này cũng từng được chính Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhắc lại. Ông bảo: “Tôi luôn biết ơn bố tôi.  Mong muốn của ông đã thôi thúc tôi phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện để làm một công việc đầy ý nghĩa”.

Cũng giống như với người con trai cả, ngoài việc chia sẻ với con những kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Cơ Thạch luôn khuyến khích Phạm Bình Minh tinh thần tự lập. Bà Phúc kể: “Khi Minh tốt nghiệp, lời khuyên đầu tiên của nhà tôi cho con là “Nếu cơ quan phân công cho con một công việc khó khăn, phức tạp thì không nên từ chối. Những việc khó sẽ giúp con người ta nhanh trưởng thành hơn”. Việc đầu tiên mà con tôi nhận khi trở thành nhân viên Bộ Ngoại giao là công tác ở tổ nhân quyền”.

Cũng theo bà Phúc thì thuở sinh thời ông Nguyễn Cơ Thạch, mặc dù công việc có lúc hết sức căng thẳng, nhưng ông vẫn luôn cố gắng dành mọi thời gian rảnh đề truyền dạy cho con trai mình những kinh nghiệm nghề nghiệp mà ông có, từ những vấn đề liên quan đến đường lối ngoại giao, kinh nghiệm đàm phán, đến nghệ thuật giao tiếp. “Chồng tôi luôn nói với con trai: “Làm ngoại giao, cái gì không nói được thì không nói, cái gì nói được thì phải nói thẳng, nói đến cùng”- Bà Phúc nhớ lại.

Sẽ là không đúng nếu nói ông Phạm Bình Minh chỉ chịu ảnh hưởng từ cha mình, mà trên thực tế, mẹ ông, mới là người “hun đúc” nên tính cách của ông. Chúng ta hãy nghe bà Phúc  kể: “Chồng tôi thường phải đi công tác, có những chuyến công tác kéo dài cả năm trời, nên việc chăm sóc, dạy dỗ các con ngày nhỏ hầu như do tôi đảm nhiệm. Tôi vẫn dạy con, học để phụng sự đất nước, chứ không chỉ biết đến bản thân mình. Tôi yêu cầu các con đọc “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nga Oxtrốpxki, tôi thường kể cho các con nghe về tấm gương của những người anh hùng dân tộc”.

Mà chả riêng gì ông Minh. Ông Thạch cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bà. Bà Phúc từng tháp tùng ông Thạch chu du khắp thế giới, giúp ông tổng hợp và phân tích những thông tin đáng chú ý, mà vì công việc quá bận rộn không phải lúc nào ông cũng nắm hết được. Theo ông Phan Doãn Nam, trợ lý gần như trọn đời của ông Thạch kể lại rằng, ở năm cuối đời mình, có lần ông Nguyễn Cơ Thạch đã trìu mến nắm chặt tay và nói với vợ: “Sự nghiệp của anh có một nửa là của em”.

Cha “giải vây”- con “hội nhập”

Có thể nói giai đoạn ông Nguyễn Cơ Thạch làm Bộ trưởng là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta thời hiện đại. Với cương vị Bộ trưởng, ông Thạch cũng là nhà ngoại giao chịu nhiều áp lực nhất của Việt Nam. Giai đoạn ấy Việt Nam vừa phải đối mặt với chiến tranh biên giới phía Nam, vừa phải chống chọi với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, cấm vận của Mỹ và bị hầu hết các nước trên thế giới cô lập.

Đó cũng là thời kỳ sự bế tắc trong quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm. Là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác đối ngoại, đồng thời đảm nhiệm cương vị Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, mọi quyết sách ngoại giao, mọi gánh nặng trong lĩnh vực đối ngoại đều do ông đảm nhiệm.

Những chiến dịch chủ động, mạnh mẽ, đấu tranh dồn dập của Ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ông đã góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết dứt điểm vấn đề Campuchia (1991), bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991), cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á và gia nhập ASEAN (1995), Mỹ bỏ cấm vận (1994) và thiết lập quan hệ Ngoại giao với Việt Nam (1995).

Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Sullivan đã từng nói: “Tôi luôn nghĩ rằng kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-Việt là tượng đài cho những cống hiến của ông Thạch”. Còn nhà ngoại giao Phan Doãn Nam thì viết: “Trong 11 năm làm Bộ trưởng, chính ông đã là người khởi động, đặt nền móng cho những kết quả ngoại giao vô cùng quan trọng. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến ông được coi là “Bộ trưởng giải vây” của ngoại giao Việt Nam”.

Không ở vào giai đoạn bị “bế quan tỏa cảng” như cha mình, nhưng ông Phạm Bình Minh trở thành người đứng đầu ngành ngoại giao ở thời điểm Việt Nam vươn mạnh mẽ ra “biển lớn”. Có thể nói chưa bao giờ ngoại giao và hợp tác quốc tế của Việt Nam lại đạt được những thành tựu lớn lao như vậy.

Khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện đã tạo ra nhiều cơ hội cho tăng cường hợp tác phục vụ phát triển. Việt Nam đã triển khai hiệu quả quan hệ với các đối tác chiến lược và đối tác toàn diện để phát triển nội lực hình thành những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Thành công này có phần đóng góp rất quan trọng của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Bà Đại sứ trong cuộc đời ông Minh

Có một sự trùng hợp khá lý thú nữa là, trong sự thành công của ngành ngoại giao Việt Nam nói chung và sư nghiệp của ông Phạm Bình Minh nói riêng luôn có bóng dáng của một nhà ngoại giao nữ- bà Nguyễn Nguyệt Nga- vợ ông. Bà học cùng trường với ông Phạm Bình Minh, cũng có hơn 30 năm làm trong ngành ngoại giao, là nữ Vụ trưởng đầu tiên về kinh tế (Vụ Hợp tác kinh tế đa phương) ở Bộ Ngoại giao, được Chủ tịch nước phong hàm Đại sứ, là quan chức cao cấp của Việt Nam tại Diễn đàn Hợp tác Á- Âu (ASEM), Phó trưởng đoàn đàm phán chính phủ về kinh tế- thương mại, từng là Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.

Công việc của bà và các đồng nghiệp Vụ Hợp tác kinh tế đa phương là tiên phong trong công cuộc hội nhập về chính sách, đem những ASEAN, ASEM, APEC, WTO, TPP và hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) về Việt Nam.

Theo bà Nga thì bà cũng chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ ông Nguyễn Cơ Thạch. Bà nói về người thủ trưởng, đồng thời cũng là bố chồng mình: “Ông là người có phong cách làm việc gần gũi và thiết thực, có nhiều ảnh hưởng đến thế hệ làm ngoại giao kế cận. Tôi đã học hỏi từ ông nhiều điều. Ông thường căn dặn chúng tôi: “Trung thực và chân thành là điều quyết định tạo nên uy tín của một nhà ngoại giao”.

Mặc dù công việc vô cùng bận rộn, nhưng mỗi khi có mặt ở nhà bà Nga tự tay chăm sóc gia đình. Bà bảo, bà thích nấu ăn, trong nhà bà không có người giúp việc. “Giữa gia đình và công việc, tôi xử lý việc gia đình trước. Gia đình chính là nơi tạo nguồn vui để tôi hoàn thành tốt công việc”- Bà Nga từng kể.

Với việc lập quan hệ đối tác chiến lược với Nga năm 2001, Việt Nam là một trong 5 nước tiên phong đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Cho tới nay, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 13 quốc gia, quan hệ đối tác chiến lược theo lĩnh vực với 2 nước và quan hệ đối tác toàn diện với 11 nước khác. Năm 2013, Việt Nam đã hoàn thành việc xác lập các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Cùng với các mối quan hệ truyền thống, đặc biệt với các nước bạn láng giềng Lào, Campuchia, các nước trong Cộng đồng ASEAN, các khuôn khổ quan hệ này đã góp phần tích cực triển khai hiệu quả quan hệ hợp tác mọi mặt của Việt Nam với các nước trên thế giới.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kinh tế Việt Nam trong 2 nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Thu nhập bình quân đầu người của người dân tăng từ dưới 800 USD lên hơn 2.100 USD sau một thập kỷ, song nợ công tính theo GDP cũng tăng gấp 3 lần.
Theo VNEXPRESS
Phần nhận xét hiển thị trên trang