Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Chiến lược chặn bành trướng trên Biển Đông


Mỹ cần phải có chiến lược mới để có thể ngăn chặn hiệu quả hơn những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc nhằm đẩy nhanh tham vọng bành trướng trên Biển Đông.
 >> Biển Đông: Buộc Trung Quốc trả giá cho mọi hành động bành trướng
 >> "Mỹ nên và cần tiếp tục duy trì sự hiện diện tại Biển Đông"

Mỹ cần thay đổi chiến lược để hợp tác ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông
Mỹ cần thay đổi chiến lược để hợp tác ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông
Trang mạng “Asiatimes.com” mới đây đã có bài phân tích của tác giả Harry Kazianis về tình hình Biển Đông với tiêu đề “Đã tới lúc Mỹ cần có một chiến lược mới ở Biển Đông”. Bài phân tích cho rằng, mục tiêu ban đầu của Mỹ muốn đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa bình và Bắc Kinh sẽ có vai trò như một người “cầm trịch có trách nhiệm” giữa các quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và rộng hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã bị chôn vùi.
Bài phân tích khiến dư luận và giới học giả khu vực rất quan tâm trong bối cảnh Trung Quốc với sức mạnh cả về kinh tế, chính trị và quân sự ngày càng gia tăng của mình chẳng những không đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển mà còn dùng sức mạnh ấy để thực hiện tham vọng đòi hỏi chủ quyền phi lý khiến cả khu vực lo ngại sâu sắc.
Khi Trung Quốc mới trỗi dậy, Mỹ đã thi hành chiến lược “kiềm chế ôn hòa” để Trung Quốc trở thành một “cường quốc có trách nhiệm” trong khu vực và trên toàn cầu.
Thế nhưng, thực tế cho thấy sự ảo tưởng của Washington và hệ quả tất yếu là thất bại thấy rõ của chiến lược kiềm chế Trung Quốc một cách ôn hòa. Cùng với sự gia tăng sức mạnh, Trung Quốc đã đổ tiền ngày càng nhiều nhằm nhanh chóng hiện đại hóa quân đội, lấy đó làm công cụ để mỗi ngày một hung hăng hơn trong việc hiện thực hóa tham vọng bành trướng chủ quyền trên biển.
Bài phân tích trên “Asiatimes.com” cho rằng, dường như ở Biển Đông, mọi thứ không thể tồi tệ hơn được nữa khi việc Trung Quốc đặt và thử các tên lửa chống hạm trên các đảo cưỡng chiếm đã cho thấy sự lo sợ khủng khiếp của châu Á đang hiện hữu… Song Bắc Kinh lại dường như chẳng cần quan tâm tới sự căng thẳng mà mình đang gây ra trên khắp khu vực do chính những đường băng hay tên lửa mà họ đặt trên các hòn đảo nhân tạo.
Bởi thế, theo tác giả Harry Kazianis, Mỹ cần phải chấp nhận sự thất bại của chiến lược cũ, chấp nhận rằng chính sách của Washington muốn “nhào nặn sự trỗi dậy” của Trung Quốc với hy vọng nó không thách thức hiện trạng đã kết thúc. Washington giờ đây phải làm mọi cách có thể để ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh muốn làm thay đổi thực trạng theo kiểu “vết dầu loang” để tạo sự đã rồi trong bành trướng trên Biển Đông.
Bài phân tích cho rằng, Mỹ cần phải thực thi chiến lược mới đối với Trung Quốc, trong đó tập trung vào 6 điểm, bao gồm:
Gửi thông điệp mạnh mẽ “không một quốc gia nào có thể đơn phương biến các biển và đại dương lân cận thành lãnh thổ của mình”; Tăng cường thực thi luật pháp để cùng các đồng minh và đối tác ở Biển Đông có cùng nói tiếng nói đa phương thống nhất phản đối sự áp đặt của Trung Quốc; Cho thế giới thấy rõ mỗi động thái bành trướng mà Bắc Kinh tiến hành; Thực hiện chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập để hỗ trợ các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phát triển hoặc mua các vũ khí chống tàu tiên tiến; Thực thi Chiến lược “Hòa bình Xanh” để cung cấp thông tin kịp thời cho giới môi trường toàn cầu khi Trung Quốc phá hủy các dải đá ngầm san hô và các đảo tự nhiên để xây dựng các tiền đồn của mình ở Biển Đông; Thay đổi chính sách lâu nay như cung cấp vũ khí hiện đại cho Đài Loan, Philippines...; gây sức ép về nhân quyền…
Theo tác giả bài phân tích, vấn đề cốt lõi là liệu Mỹ có ý chí để thách thức các hành động ép buộc của Bắc Kinh hay không? Và châu Á, thực ra là cả thế giới, đang chờ câu trả lời.
Theo Hoàng Tuấn
An ninh thủ đô
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu tướng quân đội Trung Quốc bị nghi nhận hối lộ 12 triệu USD


Dân trí Cựu phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc, ông Quách Bá Hùng, đã bị cáo buộc tham nhũng 80 triệu nhân dân tệ (12,3 triệu USD). Tuy nhiên, theo các nhà điều tra, đây chỉ là một phần nhỏ trong số tiền hối lộ mà ông Quách đã bỏ túi.
 >> Trung Quốc cách chức em trai “hổ lớn” Quách Bá Hùng
 >> “Đại lão Hổ” Quách Bá Hùng hoang dâm vô độ, mê tín dị đoan
 >> Quách Bá Hùng 3 lần tự sát hòng trốn tội


Cựu phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng (Ảnh: SCMP)
Cựu phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng (Ảnh: SCMP)
Theo một nguồn tin thân cận với quân đội, ông Quách Bá Hùng đang bị điều tra với cáo buộc nhận đút lót 80 triệu nhân dân tệ. Vụ việc này đã bị phanh phui từ năm ngoái và đã khiến ông bị khai trừ khỏi đảng từ tháng 7/2015.
Ông Quách Bá Hùng, 74 tuổi, từng giữ chức phó chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc. Đây là tướng quân đội cấp cao nhất rơi vào “lưới trời” trong chiến dịch truy quét tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hồ sơ vụ việc của ông Quách Bá Hùng đã được chuyển đến tòa án. Các nguồn tin cho biết con số 80 triệu nhân dân tệ mà các công tố viên quân đội đưa ra chỉ là một phần nhỏ trong số tiền nhà ông Quách đã nhận được. Theo đó, tổng số tiền hối lộ thực tế không chỉ được đưa trực tiếp cho các quan chức mà còn được đưa cho người nhà của họ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã yêu cầu tất cả các bộ, ngành ở nước này đều phải được thông báo về vụ việc của ông Quách để làm gương cho những người khác.
Ông Quách bắt đầu bị điều tra từ tháng 4/2014. Ông được đánh giá là vị tướng quyền lực nhất từ thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và được giao trọng trách quản lý 5 tỉnh và khu vực ở phía Tây.
Trong vòng 2 năm qua, nhiều thân tín của ông Quách cũng đã bị điều tra tham nhũng, trong đó có con trai ông là Thiếu tướng Quách Chính Cương và cấp dưới lâu năm Fan Changmi.
Nhật Minh
Theo SCMP
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu không có sự trợ giúp của Nga, Trung Quốc sẽ lạc hậu đáng kể ..

Nga ủng hộ Mỹ hay Trung Quốc khi Biển Đông có đối đầu?


VOV.VN - Các nhà phân tích Nga mới đây cho hay, để chống lại “sự bá quyền” của Mỹ, Nga sẵn sàng ủng hộ và trợ giúp nhiệt tình cho Trung Quốc ở Biển Đông.
Thế đối đầu Mỹ-Trung ở Biển Đông đang nóng dần lên khi Washington điều tàu chiến tới khu vực đảo mà Bắc Kinh đã cải tạo phi pháp và triển khai chiến đấu cơ và hệ thống phòng không tại đó.
nga ung ho my hay trung quoc khi bien dong co doi dau? hinh 0
Hạm đội Nga tham gia cuộc tập trận hải quân chung 2015 với Trung Quốc. Ảnh: Sputnik.
Một câu hỏi được đặt ra là vai trò của Nga ở đây là gì?
Hôm 3/3 tờ Navy Times đưa tin về việc Mỹ điều tàu sân bay USS John C. Stennis, 2 khu trục hạm và 3 tuần dương hạm từ Hạm đội 7 của nước này sang Biển Đông nhằm đáp trả việc Trung Quốc gửi chiến đấu cơ tới đảo Phú Lâm – hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa [mà Trung Quốc chiếm giữ trái phép-ND].
Trung Quốc lập tức phản ứng mau lẹ. Hôm 4/3, Phó Oánh - phát ngôn viên của Quốc hội Trung Quốc cáo buộc hành động của Washington là nhằm tạo căng thẳng.
Tháng 2/2016 Mỹ tố Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông bằng việc bố trí hệ thống tên lửa phòng không, hệ thống radar tiên tiến và máy bay chiến đấu trên đảo Phú Lâm nhằm tăng cường sự kiểm soát của Trung Quốc đối với vùng biển mà 1/3 thương mại toàn cầu đi qua.
“Nga ưu ái Trung Quốc”
Liên quan đến vấn đề này, nhà báo Andrei Ivanov của tờ báo Nga độc lập Svobodnaya Pressa cho rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ vì biển đảo mà còn vì quyền lãnh đạo toàn cầu.
Theo nhà báo này, Trung Quốc đang đấu tranh để có quyền đó mà Mỹ thì không dễ dàng bỏ qua.
Nhà báo Ivanov nhận xét: Thú vị là, tại cuộc họp báo mà phát ngôn viên của Quốc hội Trung Quốc Phó Oánh chỉ trích Mỹ, bà này cũng dành nhiều lời tốt đẹp cho phía Nga.
Tại cuộc họp báo, bà Phó Oánh nhấn mạnh rằng “Quan hệ Trung-Nga đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử”.
Theo bà này, giữa Bắc Kinh và Moscow không có tranh chấp nghiêm trọng nào cả, và hai nước “không gây sức ép lên nhau, có thể tập trung trọn vẹn vào việc thảo luận hợp tác cũng như trao đổi ý kiến”.
Nhà báo Nga Ivanov cho rằng lời lẽ của phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc Phó Oánh có thể là chỉ dấu cho thấy Trung Quốc đang ngày càng quả quyết ở Thái Bình Dương chính là nhờ vào sự ủng hộ của Nga.
Trung Quốc tận dụng sơ hở của Mỹ
Khi được hỏi về tình hình Biển Đông, Mikhail Alexandrov, chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự và Chính trị tại Viện Quan hệ Quốc tế Moscow, nói với tờ Svobodnaya Pressa rằng các quá trình đang diễn ra trong khu vực đều là tuân theo quy luật địa chính trị.
Ông Alexandrov nhận định: “Trên khắp thế giới đang diễn ra một quá trình định dạng lại các lực lượng. Sức mạnh của các trung tâm quyền lực độc lập với phương Tây, trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Brazil, đang gia tăng. Mỹ không còn kiểm soát được toàn hành tinh nữa. Một khi họ vướng vào một dạng đối đầu nào đó với bất cứ một trung tâm quyền lực nào, thì những trung tâm quyền lực còn lại sẽ tận dụng cơ hội để mở rộng ảnh hưởng”.
Kết quả là, nhà phân tích nói, “Trung Quốc khai thác đầy đủ xung đột giữa Nga và phương Tây. Các nguồn lực của Mỹ đã được chuyển hướng sang châu Âu, và Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine. Thậm chí người ta còn bàn tán về khả năng chiến tranh trong lòng châu Âu. Mỹ đã làm cho tình hình căng thẳng ở vùng Baltic leo thang. Hệ quả là họ có thể quên mất việc Trung Quốc đang mạnh lên nhờ vào điều đó”.
Từ góc độ chiến lược, Alexandrov cho rằng Bắc Kinh phát hiện Mỹ đang phân tán nguồn lực ra nhiều nơi khác nên họ quyết định bố trí máy bay và hệ thống phòng không ở Biển Đông.
Mỹ không dễ đá Trung Quốc khỏi Biển Đông
Nhà phân tích của Nga cho rằng hiện nay Mỹ không dễ gì đẩy Trung Quốc khỏi khu vực này do sức mạnh phòng không của Trung Quốc đã được cải thiện và Moscow có thể cung cấp tên lửa hành trình trên biển cho Trung Quốc. Do đó Mỹ khó lòng bảo đảm thắng lợi trong một trận hải chiến ở đây.
Và nếu Mỹ thất bại ở Biển Đông, ảnh hưởng của họ trên toàn cầu sẽ sụp đổ giống như tòa lâu đài dựng bằng những quân bài domino.
Theo nhà phân tích Nga, sức mạnh quân sự của Trung Quốc chưa bằng được các đối thủ phương Tây nhưng họ vẫn có lợi thế trong các cuộc hải chiến gần bờ biển của họ.
Bên cạnh đó, quân đội Trung Quốc đã được trang bị tàu ngầm mới, phi cơ mới và tên lửa đạn đạo tầm trung để tấn công các nhóm tàu sân bay.
Nga bán công nghệ quân sự tiên tiến cho Trung Quốc
Nhà phân tích Nga cho rằng theo kinh nghiệm, Mỹ sẽ không dễ dàng rời bỏ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Xuất phát từ câu chuyện của nước Nga với Mỹ, ông này nói: “Chúng tôi từ lâu đề xuất với Mỹ rằng họ hãy để yên cho không gian hậu Xô Viết, và chúng tôi sẽ không làm phiền họ ở nơi khác trên thế giới”.
nga ung ho my hay trung quoc khi bien dong co doi dau? hinh 3
Cuộc tập trận hải quân Nga-Trung ở Vladivostok là cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong lịch sử hai nước tới nay. Ảnh: Sputnik.
Theo Alexandrov, sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ tự xem mình như một nhà lãnh đạo toàn cầu không bị thách thức.
Khi phóng viên đề cập đến việc Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ về mặt thương mại, ông Alexandrov phản bác điều này bằng việc nhấn mạnh rằng “chẳng biết mèo nào cắn mỉu nào”. Theo Alexandrov, nếu Trung Quốc cắt đứt quan hệ thương mại với Mỹ, giống như Mỹ làm với Nga thì sẽ hình thành một hệ thống tài chính khác thay thế mà không có sự tham gia của phương Tây.
Và do vậy, Alexandrov kết luận Mỹ sẽ không cắt đứt quan hệ với Trung Quốc, cũng không áp dụng lệnh trừng phạt với nước này.
Alexandrov dự báo: Các bên giờ sẽ vờn nhau. Trung Quốc tiếp tục gia tăng sức mạnh trong khu vực, còn Mỹ sẽ tiếp tục chứng tỏ mình là cường quốc biển mạnh nhất thế giới.
Theo Alexandrov, cuộc chạy đua vũ trang sẽ tiếp tục cho đến khi một bên “hết hơi”. Theo ông này, người hết hơi trước sẽ là Mỹ vì Mỹ có khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ và khoản nợ công “khủng”.
Liên quan đến vai trò của Nga trong màn kịch Mỹ-Trung hiện nay, nhà phân tích này cho rằng Trung Quốc đang nhận được sự ủng hộ của Nga. Ông ta nói: “Nga là nước duy nhất bán công nghệ vũ khí hiện đại cho Trung Quốc. Nếu không có sự trợ giúp của Nga, Trung Quốc sẽ lạc hậu đáng kể sau phương Tây về phương diện máy bay và tên lửa hành trình”.
Hơn nữa, “Nga và Trung Quốc đã có một hiệp ước hữu nghị và hợp tác, trong đó có điều khoản về tham vấn trong trường hợp có đe dọa với một trong hai nước. Trong trường hợp nổ ra xung đột với Mỹ, Nga sẽ cung cấp các hỗ trợ cho Trung Quốc, theo tinh thần hiệp ước này”.
Phấn đấu cho hệ thống đa cực
Phân tích gia Alexandrov nhấn mạnh, mục tiêu của Nga là một hệ thống đa trung tâm nhằm đẩy Mỹ khỏi vị thế bá quyền toàn cầu.
Theo ông này, hiện nay Mỹ đang áp đặt quyết định của riêng họ lên các nước khác. Thế nhưng trong một thế giới đa cực, người ta có thể hình thành các liên minh chiến thuật nhằm chống lại các đối thủ khác lớn hơn. Ông này nhấn mạnh rằng một hệ thống như thế cổ xúy cho sự cân bằng quyền lực, giúp các nước tránh né quyền chi phối của một cường quốc nào đó.
Nhà phân tích Alexandrov nói: “Khi tạo ra được một hệ thống đa trung tâm, chúng ta có thể phán xét liệu việc tiếp tục hợp tác với Trung Quốc có lợi cho Nga hay không. Hiện nay, điều này là vẫn có lợi”./.
Trung Hiếu/VOV.VNTheo Sputnik News

Ấn Độ sẽ làm gì để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông?

VOV.VN - Nếu không có tình huống phát sinh ảnh hưởng trực tiếp thì cách tiếp cận của Ấn Độ với Biển Đông sẽ là chậm và ổn định.

Trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông thời gian qua không ngừng gia tăng, nhiều người đã đặt ra câu hỏi đối với vai trò của Ấn Độ khi cho đến nay New Delhi vẫn giữ khoảng cách nhất định đối với vấn đề này.
an do se lam gi de giai quyet cang thang o bien dong? hinh 0
của Ấn Độ
Theo nhận định của giới phân tích, sự thay đổi trong chính sách biển của Ấn Độ cũng như những tuyên bố gần đây của nước này có thể là dấu hiệu cho thấy trong tương lai New Delhi sẵn sàng đóng vai trò trực tiếp hơn ở Biển Đông.
Tuy nhiên, trong thực tế, dường như Ấn Độ vẫn chưa sẵn sàng cho điều này. Đúng là đã có sự thay đổi trong chính sách hàng hải của Ấn Độ và điều này có thể sẽ tiếp tục, nhưng liệu Ấn Độ đã đạt được đến “độ chín” mà qua đó cho phép nước này đóng một vai trò nổi bật hơn bên ngoài Ấn Độ Dương?
Mặc dù điều này vẫn đang được các nhà hoạch định chiến lược Ấn Độ, các chuyên gia quốc tế tranh luận, nhưng rõ ràng, sự can dự của Ấn Độ đối với vấn đề này gần như bằng không. Quan trọng hơn, Ấn Độ cũng có cách tiếp cận tương đối giống với Trung Quốc trong vấn đề thực thi quyền tự do hàng hải quân sự có liên quan.
Dưới đây là những lý do tại sao Ấn Độ không có hành động cụ thể giúp giải quyết căng thẳng ở Biển Đông trong khi nước này hoàn toàn có thể đóng góp tiếng nói cho vấn đề này.
Chính sách đối ngoại và hàng hải
Như đã nói ở trên, chính sách đối ngoại của Ấn Độ sẽ phải trải qua một sự thay đổi chiến lược mạnh mẽ trước khi nước này có thể cam kết phân bổ nguồn lực của lực lượng hải quân cho các hoạt động trong khu vực và ngoài khu vực.
Ấn Độ có truyền thống dành sự quan tâm đặc biệt cho an ninh quốc phòng ở khu vực lãnh thổ trên đất liền và sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược này, đặc biệt khi luôn tồn tại những rắc rối dọc biên giới phía Bắc của nước này.
Bên cạnh đó, đương nhiên, Ấn Độ cũng có những thay đổi khi cố gắng thay đổi chiến lược hàng hải để mở rộng ảnh hưởng, đóng góp tiếng nói nhiều hơn vào các vấn đề khu vực. Mặc dù Ấn Độ có thay đổi, nhưng cần lưu ý rằng, Ấn Độ Dương mới chính là ưu tiên hàng đầu của New Delhi và Biển Đông chỉ xếp hàng thứ yếu.
an do se lam gi de giai quyet cang thang o bien dong? hinh 1
Thehindu
Điều này liệu có phải là vì Ấn Độ không chịu nhiều ảnh hưởng bởi những căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông và Ấn Độ cũng không thể đóng góp vai trò gì để giải quyết vấn đề này? Thực tế là Ấn Độ nhận thức rõ được ý nghĩa của các tranh chấp ở Biển Đông và đang giám sát chặt chẽ những diễn biến ở vùng biển này trong khả năng có thể.
Cũng chính vì thế, Ấn Độ coi những vấn đề phát sinh ở Biển Đông nằm ngoài lợi ích chiến lược của mình và đủ khôn ngoan để không can thiệp vào công việc của nước khác mà thay vào đó tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến khu vực biên giới đất liền của mình.
Với năng lực hiện nay, quân đội Ấn Độ không thể dàn trải sức mạnh cho nhiều nhiệm vụ khác nhau mà quên đi nhiệm vụ trọng tâm.
Các vấn đề liên quan đến Vùng đặc quyền kinh tế
Mỹ cho rằng, trung tâm các hoạt động tự do hàng hải chính là quyền được đi lại tự do của các tàu thuyền quân sự qua Vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác. Mặc dù Mỹ làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn trong các cuộc tranh luận khi không phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển UNCLOS, nhưng Chính phủ Mỹ khẳng định sẽ luôn tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế.
Có một sự khác biệt trong việc giải thích quyền đi lại tự do của tàu thuyền quân sự. Mỹ cho rằng, tàu quân sự của mọi quốc gia đều có quyền đi qua Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước khác trong khi Trung Quốc lại cho rằng, quốc gia ven biển có quyền đuổi tàu quân sự của nước ngoài khỏi EEZ của nước mình.
Lý do mà Mỹ không thể xác định tự do hàng hải quân sự trong khu vực là bởi vì hầu hết các quốc gia ở châu Á có cùng quan điểm với Trung Quốc trong vấn đề trên, Ấn Độ là một trong số đó.
Trong tuyên bố được đưa ra sau khi ký kết UNCLOS, nước này khẳng định: “Nước Cộng hòa Ấn Độ hiểu rằng, các quy định của Công ước không cho phép các quốc gia khác có các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và các hoạt động diễn tập trong khu vực thềm lục địa, đặc biệt khi những hoạt động này liên quan đến việc sử dụng vũ khí, chất nổ mà không được sự đồng ý của quốc gia ven biển”.
an do se lam gi de giai quyet cang thang o bien dong? hinh 2
Một chiếc tàu chiến của Ấn Độ. (Ảnh: wired) 
Trên thực tế, Ấn Độ không thực thi quyền này một cách thường xuyên và cũng không quyết đoán như Trung Quốc, nhưng New Delhi cũng đã đặt ra các hạn chế tự do hàng hải quân sự ở Vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Ấn Độ là một quốc gia đang phát triển, tham vọng trở thành một cường quốc đã loại bỏ lựa chọn mở cửa Vùng đặc quyền kinh tế như một quyền để bảo vệ lợi ích chiến lược của riêng mình.
Tham gia với Mỹ trong việc chứng minh tự do hàng hải quân sự có thể gây ra những tranh cãi, ít nhất là trên giấy tờ. Ở thời điểm hiện tại, Ấn Độ lựa chọn việc coi các hành động đơn phương và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp nhưng vẫn giữ khoảng cách nhất định. Ấn Độ tránh đi xa hơn trong vấn đề này là hoàn toàn dễ hiểu.
Không có lợi ích chiến lược
Giới hoạch định chính sách của Ấn Độ vẫn còn những ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề Biển Đông. Liệu việc thực hiện các cuộc tuần tra ở Biển Đông có giúp ích gì cho Ấn Độ?
Thực tế động thái này không có ý nghĩa về mặt địa lý chứ không phải về năng lực. Ấn Độ có khả năng tham gia tuần tra ở Biển Đông, nhưng chắc chắn, hoạt động này không mang lại bất kỳ lợi ích chiến lược nào cho Ấn Độ.
Ngân sách Quốc phòng của Ấn Độ bị hạn chế và các lực lượng vũ trang sẽ phải ưu tiên cho lợi ích quan trọng hơn khi phân bổ nguồn lực. Biển Đông không nằm trong danh sách ưu tiên của New Delhi. Ngoài ra, đang có sự thay đổi mạnh mẽ trong xã hội Ấn Độ, nếu Chính quyền quyết định cử đội tàu tuần tra đến Biển Đông, chắc chắn công chúng nước này sẽ không ủng hộ.
Theo nhận định của giới phân tích, nếu không có tình huống phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ giữa Ấn Độ với Pakistan và Trung Quốc thì cách tiếp cận của Ấn Độ với Biển Đông sẽ tiếp tục là chậm và ổn định./.
Hùng Cường/VOV.VN

10 bài học từ sự trỗi dậy thành siêu cường công nghệ của Israel


Là một quốc gia nhỏ nằm bên bờ Địa Trung Hải, Israel khiến cả thế giới phải thán phục về trình độ khoa học công nghệ vượt trội, sánh ngang với các siêu cường phương Tây.
Gần đây, giới công nghệ trên toàn thế giới lại “sốt” lên với thông tin một nhóm các kỹ sư tại Israel có khả năng bẻ khóa Iphone mà không cần sự giúp đỡ của Apple. Cellebrite là công ty Israel chuyên về việc lấy thông tin từ điện thoại. Có thể nói, câu chuyện về những đột phá công nghệ hay phát minh mới từ Israel đã không còn là điều hiếm gặp. Nổi lên từ sau chiến tranh, quốc gia này đang trở thành một trong những trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ lớn nhất thế giới.Là một quốc gia non trẻ với nhiều thiệt thòi, những người lưu vong trở về Israel đã phải gây dựng lại quốc gia của mình gần như từ hai bàn tay trắng. Tuy nhiên, họ có trong tay một thứ mà nhiều quốc gia khác phải mong muốn: những bộ óc siêu việt. Đầu tư vào con người là điều mà chính phủ quốc gia này luôn quan tâm để từ đó thúc đẩy phát triển nền công nghệ quốc gia. Không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Isarael còn đi tiên phong trong cải cách công nghệ liên quan tới nông nghiệp, giáo dục, an ninh quốc phòng và nhiều ngành nghề khác. Chỉ cần kể tới những phát minh ra đời từ Israel thôi cũng khiến không ít người kinh ngạc mà tự hỏi: quốc gia nhỏ bé này đã đi lên ra sao?
Vậy nguyên nhân nào đứng đằng sau những thành tựu công nghệ ấn tượng này?
1. Israel là một quốc gia đa văn hóa
Trên thực tế, dù những người Israel đều mang dòng máu Do Thái, họ là những người lưu lạc từ nhiều nước trên thế giới quyết tâm trở về “phục quốc” từ sau năm 1948. Do đó, trở về vùng đất tổ tiên, họ mang theo những tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm khác nhau từ nhiều nền văn hóa. Sự đa dạng trong văn hóa và con người nhưng tựu chung ở mong muốn xây dựng đất nước đã giúp Israel phát triển nhanh chóng. Những kiến thức, ý tưởng khác nhau đã giúp nền công nghệ nước này có những bước đi đa chiều.
2. Khó khăn là tiền đề cho sự phát triển
Có thể nói, một trong những nguyên nhân chính cho sự phát triển công nghệ trình độ cao tại Israel bắt nguồn từ chính những khó khăn mà người dân quốc gia này gặp phải trong quá trình phát triển đất nước. Việc Liên Hợp Quốc trao lại vùng đất vốn được coi là của người Do Thái cho những người Do Thái lưu vong không đồng nghĩa với việc họ có thể an cư lập nghiệp trên mảnh đất này. Nhận về mảnh đất tổ tiên, người Do Thái phải tranh đấu với sự nhăm nhe của các quốc gia láng giếng như A Rập, Li Băng, Syria. Đây là động lực cho một nền kỹ thuật quân sự phát triển mạnh, đủ để chống lại sự thù địch của những quốc gia vùng vịnh.
Bên cạnh đó, như nhiều quốc gia Trung Đông khác, đất đai của Israel vốn khô cằn với khả năng canh tác thấp. Người Israel ngay từ ngày đầu trở về đã tham vọng biến những vùng hoang mạc khô cằn thành những ốc đảo để có thể canh tác nông nghiệp, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu. Câu chuyện về một ha đất cho tới 300 tấn cà chua, hay bò của Israel có thể cho sản lượng 12 tấn/năm, hơn bò Hà Lan tới 3 tấn, không phải là những chuyện hiếm gặp. Những công nghệ biến nước lợ thành nước ngọt, tưới nhỏ giọt, nhà kính, trồng xen canh thủy canh…đã thực sự biến đất nước này thành quốc gia nông nghiệp kĩ thuật cao hàng đầu thế giới.
Chính từ những khó khăn, người Israel đã biết cách vươn lên để làm chủ cuộc sống. Động lực, ước mơ và khối óc của người Do Thái đã giúp họ cho ra đời những sản phẩm công nghệ ấn tượng.
3. Nền giáo dục tiên tiến
Giáo dục là vấn đề được nhà nước Israel hết sức coi trọng, ngay từ nửa sau của thế kỷ 20. Từ bậc tiểu học cho tới giáo dục đại học, dù là trường tư hay khối công lập, chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo. Đặc biệt, nhà trường luôn đề cao khả năng sáng tạo và nuôi dưỡng những đam mê của học sinh. Các môn học về khoa học và công nghệ đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường ngay từ những năm đầu của sự nghiệp giáo dục.
Hơn nữa, không chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, các trường học tại Israel luôn khuyến khích học sinh tham gia vào các cuộc thi sáng tạo, những bài tập thực tế. Nếu bạn hỏi một học sinh Israel về những môn khoa học trong nhà trường, bạn sẽ phải ngạc nhiên vì trình độ của những người trẻ cũng như sự hứng thú, ham học hỏi của chúng với những tri thức khoa học.
4. Đầu tư vào đổi mới
5% GDP của Israel được đầu tư vào khối tư nhân qua các quỹ nghiên cứu khoa học trực thuộc bộ kinh tế. Chưa có quốc gia nào trên thế giới “dám” đầu tư mạnh tay với con số như vậy. Những nhà đầu tư Israel rất quan tâm tới các quỹ và các khoản đầu tư với mục tiêu tăng cường các sản phẩm trí tuệ trong nước và định hướng phát triển thành công các công ty công nghệ.
Tuy nhiên, nó không dừng lại ở đó.
Hầu hết các công ty toàn cầu có trung tâm R&D tại Israel: Apple, Google, Intel, Microsoft. Qualcomm, Samsung, Facebook… Đây là một chiếc lược có lợi cho cả Israel và các công ty đa quốc gia.
Bên cạnh đó, khoảng 80% các khoản đầu tư cá nhân vào khối khởi nghiệp tại Israel đến từ nước ngoài.
5. Trí thông minh siêu việt và cơ sở dữ liệu công nghệ
The mossad, Military Intel, Cyber warefare units và nhiều các trung tâm khác là nơi thu hút những nguồn nhân tài cho Israel. Những công dân Israel trẻ tuổi sẽ trải qua những khóa học và tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Sau những khóa học, họ sẽ rời khỏi đây và tự tay mình tạo nên những công nghệ mới .
6. Nghĩa vụ quân sự
Tất cả những người Israel trẻ tuổi phải có trách nhiệm xây dựng đất nước phát triển. Thông qua những khóa quân sự bắt buộc, tinh thần thép và những phẩm chất của người lãnh đạo được hun đúc, giúp cho người trẻ Israel dám dấn thân vào con đường khởi nghiệp với phong thái vững vàng hơn.
7. Suy nghĩ vượt ngoài ranh giới quốc gia
Từ những ngày đầu khởi nghiệp, những doanh nhân trẻ Israel luôn trăn trở về việc làm sao để bước ra toàn thế giới, chứ không chỉ bó gọn trong ranh giới quốc gia. Do đó, phát triển công nghệ sử dụng trong nước thôi chưa đủ, các doanh nghiệp Israel luôn muốn cải tiến không ngừng để vươn xa ra toàn thế giới với các sản phẩm công nghệ cao của mình.
Chính điều này đã khiến họ luôn cố gắng tìm ra những giải pháp mới cho mọi vấn đề.
8. “Chutzpa”
Chutzpa trong tiếng Hebrew có nghĩa là “thái độ”. Người dân Israel luôn giữ cho mình tinh thần dám nghĩ dám làm với khẩu hiệu “Chúng ta có thể làm được”. Điều này đã giúp họ vượt qua mọi rào cản và khó khăn.
Không chỉ từ những giá trị vật chất, kiến thức sâu sắc hay bộ óc thiên tài, tinh thần và phẩm chất của người Do Thái hun đúc qua nhiều thế hệ cũng là nguyên nhân dẫn tới sự thành công trên mặt trận công nghệ của quốc gia này.
9. Hiệu quả công việc cao
Đây là một nét đặc trưng trong tính cách người Do Thái: làm việc cần mẫn và hiệu quả. Khi một công ty Mỹ hay châu Âu đang dần hoàn thiện cấu trúc công ty, lên ý tưởng sản phẩm và có kế hoạch công việc, công ty khởi nghiệp Israel đã bắt đầu có những sản phẩm sẵn sàng đưa vào thử nghiệm và lắp đặt.
10. Tinh thần chấp nhận thất bại
Những nhà đầu tư Israel có tinh thần “khoan dung” hơn bất cứ đồng sự nào từ các quốc gia khác. Họ coi việc thất bại là một chuyện có thể xảy ra của các công ty khởi nghiệp. Thất bại đồng nghĩa bạn đã học được điều gì đó. Và từ những thất bại trước, đó sẽ là bước đệm cho bạn thành công hơn cho những ý tưởng mới sau này.
Theo TRÍ THỨC TRẺ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÀI HỌC VỀ SỰ DỐI TRÁ



"Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức."

Một cô gái sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu một cuộc sống vừa đi học vừa đi làm. Dần dần, cô phát hiện hệ thống thu vé các phương tiện công cộng ở đây hoàn toàn theo tính tự giác, có nghĩa là bạn muốn đi đến nơi nào, có thể mua vé theo lịch trình đã định, các bến xe theo phương thức mở cửa, không có cửa soát vé, cũng không có nhân viên soát vé, đến khả năng kiểm tra vé đột xuất cũng rất thấp.

Cô đã phát hiện được lỗ hổng quản lí này, hoặc giả chính suy nghĩ của cô có lỗ hổng. Dựa vào trí thông minh của mình, cô ước tính tỉ lệ để bị bắt trốn vé chỉ khoảng ba phần trăm.

Cô vô cùng tự mãn với phát hiện này của bản thân, từ đó cô thường xuyên trốn vé. Cô còn tự tìm một lí do để bản thân thấy nhẹ nhõm: mình là sinh viên nghèo mà, giảm được chút nào hay chút nấy.

Sau bốn năm, cô đạt được tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi của một trường danh giá, cô tràn đầy tự tin đến những công ty lớn xin việc.

Nhưng những công ty này không hiểu vì lí do gì, lúc đầu còn rất nhiệt tình nhưng về sau đều từ chối cô. Thất bại liên tiếp khiến cô tức tối. Cô nghĩ nhất định những công ty này phân biệt chủng tộc, không nhận người nước ngoài.

Cuối cùng có một lần, cô trực tiếp đến bộ phận nhân lực của một công ty, yêu cầu giám đốc đưa ra một lý do vì sao từ chối cô. Kết cục họ đưa ra một lí do khiến cô không ngờ.

“Thưa cô, chúng tôi không hề phân biệt chủng tộc, ngược lại chúng tôi rất coi trọng cô. Lúc cô đến phỏng vấn, chúng tôi đều rất hài lòng với môi trường giáo dục và trình độ học vấn của cô, thực ra nếu xét trên phương diện năng lực, cô chính là người mà chúng tôi tìm kiếm.”

“Vậy tại sao công ty ngài lại không tuyển dụng tôi?”

“Bởi chúng tôi kiểm tra lịch sử tín dụng của cô và phát hiện ra cô đã từng ba lần bị phạt tiền vì tội trốn vé”

“Tôi không phủ nhận điều này, nhưng chỉ vì chuyện nhỏ này, mà các anh sẵn sàng bỏ qua một nhân tài đã nhiều lần được đăng luận văn trên báo như tôi sao?”

“Chuyện nhỏ? Chúng tôi lại không cho rằng đây là chuyện nhỏ. Chúng tôi phát hiện, lần đầu tiên cô trốn vé là khi mới đến đất nước chúng tôi được một tuần, nhân viên kiểm tra đã tin rằng do cô mới đến và vẫn chưa hiểu rõ việc thu vé tự giác, cho phép cô được mua lại vé. Nhưng sau đó cô vẫn trốn vé thêm 2 lần nữa.”

“Khi đó trong túi tôi không có tiền lẻ.”

“Không, không thưa cô. Tôi không thể chấp nhận lí do này của cô, cô đang đánh giá thấp IQ của tôi ư. Tôi tin chắc trước khi bị bắt trốn vé, cô đã trốn được cả trăm lần rồi.”

“Đó cũng chẳng phải tội chết, anh sao phải cứng nhắc như vậy? Tôi sửa là được mà.”

“Không không, thưa cô. Chuyện này chứng tỏ hai điều:
Một là cô không coi trọng quy tắc. Cô lợi dụng những lỗ hổng trong quy tắc và sử dụng nó. 
Hai, cô không xứng đáng được tin tưởng. Mà rất nhiều công việc trong công ty chúng tôi cần phải dựa vào sự tin tưởng để vận hành, nếu cô phụ trách mở một khu chợ ở một nơi nào đó, công ty sẽ cho cô toàn quyền lực phụ trách. Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi sẽ không lắp đặt các thiết bị giám sát, cũng như các hệ thống xe công cộng mà cô đã thấy đó. Vì vậy chúng tôi không thể tuyển dụng cô, tôi có thể chắc chắn rằng, tại đất nước chúng tôi, thậm chí cả châu Âu này cô sẽ không thể xin vào được nổi một công ty nào đâu.”

Đến lúc này cô mới tỉnh ngộ và cảm thấy hối hận vô cùng.
Sau đó, điều khiến cô ghi nhớ nhất là câu nói cuối cùng của vị giám đốc này: " Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức."

Đạo đức là phẩm chất cơ bản nhất của con người, cũng là nhân cách của một người.
Một người dù ưu tú đến đâu nhưng nhân cách có vấn đề, cũng sẽ mất đi niềm tin và sự ủng hộ của người khác. 
Trên phương diện việc làm, những hành vi mất nhân cách thế này càng đáng sợ hơn, vì cái lợi nhỏ trước mắt mà phá bỏ nguyên tắc, điều này chắc chắn sẽ hủy hoại tiền đồ của bạn. Tôi cho các bạn lời khuyên chân thành, trong sự nghiệp cần phải dựa vào năng lực và chân thành của bản thân, mất thứ gì cũng không bằng mất nhân phẩm.

( Chia sẻ lại từ sưu tầm của FB Oanh Bùi )
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều gì ẩn sau vụ tàu chở dầu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam?

(Biển Đảo) - Trung Quốc đang mượn danh tàu cá để thăm dò vùng biển, thăm dò động thái của đối phương nhằm thực hiện âm mưu bành trướng.

Bắt tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam
Thông tin từ Bộ đội Biên phòng TP. Hải Phòng hôm 3/4 cho biết, đơn vị  Biên đội 1 thuộc Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng Hải Phòng đã đưa 1 tàu Trung Quốc cùng các thuyền viên vi phạm chủ quyền biên giới biển Việt Nam từ khu vực đảo Bạch Long Vĩ về nội địa để tiến hành xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, vào lúc 15 giờ 30 ngày 31/3, trong khi làm nhiệm vụ tại tọa độ 19044’N 1070 20’ E cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ, Biên đội 1 thuộc Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng TP Hải Phòng đã phát hiện, bắt giữ tàu Quỳnh Dương Phổ.
Bộ đội Biên phòng Hải Phòng vừa bắt tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, chở 100.000 lít dầu cung cấp cho các tàu đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển Việt Nam (ảnh: Báo Biên phòng).
Đây là tàu Trung Quốc có số hiệu 13056, công suất máy 221 kw, trên tàu có 3 thuyền viên quốc tịch Trung Quốc do Đàm Thủy Dương (SN 1978, trú tại Đông Bản, Liêm Giang, Quảng Đông, Trung Quốc) làm thuyền trưởng, xâm phạm trái phép chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Qua kiểm tra, phát hiện tàu Quỳnh Dương Phổ vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO không có giấy tờ, thuyền viên không có chứng chỉ chuyên môn. Thuyền trưởng Đàm Thủy Dương khai nhận đã xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam, số dầu trên chở để cung cấp cho các tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển Việt Nam.
Tối ngày 1/4, Biên đội 1, Hải đội 2 đã đưa người, phương tiện, tang vật về neo đậu tại cửa sông Bạch Đằng bàn giao cho Phòng Phòng chống Ma túy – tội phạm, Bộ đội Biên phòng TP. Hải Phòng, tiếp tục điều tra làm rõ theo thẩm quyền.
Việc bắt giữ tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền nêu trên nằm trong kế hoạch cao điểm tuần tra kiểm soát bảo vệ chủ quyền vùng biển, giám sát nghề cá vùng 2 – vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng TP. Hải Phòng.
Hành vi nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền
Trước sự việc có liên quan, hôm 3/4, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Đại tá Đào Quang Thức – Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng nhận định, hành vi của tàu chở dầu Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.
“Chúng tôi đã báo cáo sự việc tới Bộ tư lệnh Biên phòng Việt Nam về hành vi vi phạm chủ quyền của tàu chở dầu Trung Quốc.
Tuy nhiên, hành vi vi phạm này có liên quan tới yếu tố nước ngoài, do đó, sau khi làm rõ sai phạm, chúng tôi sẽ xin ý kiến cấp trên để xử lý”.
Đại tá Đào Quang Thức – Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng (ảnh: VTC).
Đại tá Thức cho biết, bên cạnh việc vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ, xâm phạm chủ quyền Việt Nam, cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ động cơ, mục đích phía sau hành động này của các đối tượng vi phạm.
Cũng theo Đại tá Thức, việc xử lý vi phạm tàu chở dầu Trung Quốc cũng không hề đơn giản: “Vụ việc cần có sự tham gia của cơ quan ngoại giao Việt Nam, cơ quan Đại sứ quán Trung Quốc trong giải quyết vi phạm”.
Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng nói thêm, từ trước tới nay, đã có nhiều tàu Trung Quốc, đặc biệt là tàu cá vi phạm chủ quyền vùng biển của Việt Nam.
Các hành vi vi phạm được thực hiện lén lút, chủ yếu là tàu khai thác thủy sản trái phép. Những vi phạm về chủ quyền đều bị lực lượng chức năng xua đuổi hoặc bị xử lý khi bị khống chế.
Cảnh giác với hành động của tàu Trung Quốc
Bình luận về sự việc này, Thiếu Tương Lê Mã Lương, anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam, nhận định, cần chủ động ứng phó trước các hành động vi phạm chủ quyền từ phía tàu cá Trung Quốc.
“Không chỉ riêng vi phạm của tàu chở dầu Trung Quốc, hiện nay tàu cá Trung Quốc đã xâm phạm một cách có hệ thống chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Đừng nghĩ rằng một tàu cá Trung Quốc vi phạm chủ quyền rồi cho là điều bình thường.
Rõ ràng khi Trung Quốc chưa thể công khai lực lượng tàu chiến trong việc thực hiện âm mưu bành trướng lãnh thổ, thì việc mượn danh tàu cá để thăm dò vùng biển, thăm dò động thái của đối phương trở thành phương án khả quan.
Nếu không cảnh giác chúng ta có thể rơi vào bẫy khiêu khích của Trung Quốc.
Do đó, hành động trên có thể coi là “phép thử” của Trung Quốc trong việc thăm dò phản ứng của Việt Nam đối với các hành vi vi phạm chủ quyền”, Tướng Lê Mã Lương nhận định”.
Cũng theo Tướng Lê Mã Lương, thông qua các hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc thời gian gần đây cũng cho thấy chúng ta chưa quyết liệt bằng hành động trong vấn đề chủ quyền biển đảo.
“Có một điều lạ là, trước, trong và sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn, trong đó có nội dung thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương giữa hai nước thời gian tới đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực, thì các hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc thời gian gần đây ngày càng gia tăng và nguy hiểm hơn.
Trong khi đó, cũng với những sự việc tương tự, một số nước trong khu vực đã tỏ thái độ hết sức cứng rắn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Còn chúng ta thì chưa thể hiện sự quyết liệt bằng hành động.
Thiếu tướng Lê Mã Lương (ảnh: QUỐC TOẢN).
Tôi rất tiếc vừa rồi trong báo cáo nhiệm kỳ của Chính phủ vừa rồi không đề cập rõ nét vấn đề này. Nếu soi xét vấn đề Biển Đông từ trước tới nay thì phía Trung Quốc không dừng lại ở các hành động khiêu khích, mà đó là hành động xâm lược thực sự.
Do đó, nếu chúng ta không cảnh giác trước những động thái “ngoại giao ru ngủ” của Trung Quốc, thì họ sẽ được cớ vi phạm chủ quyền bằng các hành động lấn tới.
Việc giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền biển đảo chỉ có thể giải quyết khi có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị bằng các nghị quyết, quyết sách mạnh mẽ hơn nữa”, Tướng Lê Mã Lương đề nghị.
(Theo Giáo Dục)
Phần nhận xét hiển thị trên trang