Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

ÔNG NGUYỄN TƯỜNG THỤY GỬI ĐƠN KIẾN NGHỊ VỀ HN CỬ TRI


Ông Nguyễn Tường Thụy, 1 trong 48 người tự ứng cử ĐBQH khóa 14 tại HN.

Kiến nghị về việc tổ chức Hội nghị cử tri 
của ứng cử viên Nguyễn Tường Thụy
*Cùng ngày 04/4/2016, các ứng cử viên độc lập ờ Hà Nội Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang A, Đặng Bích Phương, Nguyễn Thúy Hạnh cũng đã gửi Kiến Nghị về việc tổ chức Hội nghị cử tri tới Hội đồng Bầu cử Quốc gia, UB bầu cử Tp HN, UB TW MTTQ VN, UB MTTQ Tp Hà Nội, Và Mặt trận tổ quốc Phường xã sở tại nơi cư trú.

  
Hà nội, ngày 4 tháng 4 năm 2016

KIẾN NGHỊ
V/v: tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri 

 

Kính gửi:
 

Hội đồng Bầu cử Quốc gia;
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội;
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam thành phố Hà Nội;
Mặt trận Tổ quốc xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội.

Tôi là Nguyễn Tường Thụy, Số nhà 11, Tổ Quỳnh Lân, xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, HN.
Là người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14.

Tôi làm kiến nghị này để trình bày và yêu cầu quý vị một số ý kiến xung quanh việc tổ chức Hội nghị cử tri như sau:


Hiện nay, cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14 đã bước vào giai đoạn tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi làm việc đối với ứng cử viên. Một số cuộc tiếp xúc cử tri của ứng viên độc lập đã diễn ra tại Hà Nội, TP. HCM, Vĩnh Phúc, Đà Lạt, Đồng Nai...

Theo thông tin nhận được, các buổi tiếp xúc cử tri này, trước, trong và sau khi diễn ra, đều để lại dư luận rất không tốt. Đơn cử: Ngày 28/3, những người ủng hộ ứng viên Hoàng Văn Dũng (TP.HCM) bị công an và dân phòng cản trở, không cho vào dự hội nghị; tồi tệ hơn, họ còn bị một số kẻ xấu ném mắm tôm vào người. Ngày 1/4, ứng viên Nguyễn Trang Nhung (TP. HCM) phản ánh: “Đó thực sự là một cuộc đấu tố”. Cùng ngày 1/4, ứng viên Bùi Minh Quốc (Đà Lạt) bị đấu tố tới mức phải bỏ về giữa chừng. Ngày 2/4, ứng viên Nguyễn Chí Trung (TP. HCM) cũng bỏ về khi bị đấu tố, v.v.

Các cuộc tiếp xúc cử tri này đều có một số đặc điểm chung như sau:

- Thành phần tham dự do Ban tổ chức mời từ trước, ứng viên không được biết danh sách. Cá biệt có trường hợp chính ứng viên cũng không được mời (như ứng viên Ngô Anh Tuấn, ứng viên Phan Vân Bách...).

- Có những cử tri ở tổ dân phố khác cũng được huy động vào họp, trong khi nhiều cử tri ở chính tổ dân phố của ứng viên thì không tham dự (như ứng viên Lê Khánh Luận).

- Biến hội nghị tiếp xúc thành nơi họ chỉ trích, lên án ứng viên một cách thô bạo, vì những lý do vặt vãnh và vô căn cứ (như không sinh hoạt tổ dân phố thường xuyên, không thường xuyên thăm hàng xóm, nói xấu đảng và nhà nước trên mạng, trẻ quá nên không đáng được tín nhiệm...) và nhất là những lý do không ăn nhập gì với các tiêu chuẩn của người đại biểu Quốc hội đã được luật định.

- Ứng viên không được tạo điều kiện để trao đổi lại với cử tri mà phải “chịu trận” đấu tố. 

- Ứng viên bị ngăn cản, bị cấm phát tài liệu công bố tiểu sử và chương trình hành động của mình cho cử tri, không được ghi hình.

- Có dấu hiệu cho thấy cho sự can thiệp, định hướng để cử tri bỏ phiếu “không tín nhiệm.

- Việc kiểm phiếu không được tiến hành công khai, minh bạch, và không có sự giám sát của những cá nhân/ tổ chức độc lập (trường hợp luật sư Võ An Đôn).

- Bạn bè, người thân, những cử tri công khai ủng hộ ứng viên... đều bị ngăn cản, không được vào dự hội nghị tiếp xúc cử tri của người mình ủng hộ. 

- Kết quả bỏ phiếu đều là số phiếu tín nhiệm thấp một cách đáng ngờ đối với các ứng viên độc lập.

Căn cứ vào tình hình thực tế đó, tôi nhận thấy các hội nghị tiếp xúc cử tri dành cho ứng viên độc lập đã và đang diễn ra một cách không công bằng, không minh bạch, thậm chí, đi theo hướng biến thành nơi đấu tố và bôi nhọ cá nhân. Điều này vừa có dấu hiệu xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín công dân, vừa cản trở quyền ứng cử của công dân, và đặc biệt, tạo dư luận rất xấu về tính chất dân chủ, công bằng, tự do của cuộc bầu cử mà chúng ta vẫn đang cố gắng thực hiện.

Kính thưa các quý vị,

Nhằm đảm bảo chất lượng của các cuộc bầu cử, tiến tới hoàn thiện cơ chế bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, tôi làm văn bản này yêu cầu quý vị với tư cách các cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội khóa XVI thực hiện và đảm bảo những điều sau đây:

1. Tổ chức Hội nghị cử tri tại tổ/xóm nơi ứng cử viên cư trú (Điều 45 Luật bầu cử).

2. Giấy mời được gửi đến ứng cử viên, cử tri sớm nhất có thế để mọi người bố trí thời gian.

3. Chỉ mời và phải mời hết cử tri ở tổ. Chỉ những cử tri này mới có quyền phát biểu và bỏ phiếu. Không mời cử tri ở các tổ, xóm khác.

4. Danh sách cử tri tham gia hội nghị tiếp xúc cử tri phải được thông báo đến ứng viên và cử tri sớm nhất có thể để sắp xếp thời gian, chuẩn bị. 

5. Ứng viên phải có cơ hội giới thiệu cá nhân, nêu chương trình hành động, và trình bày ý kiến của mình.

6. Hội nghị tiếp xúc cử tri phải có luật sư hoặc trợ lý của ứng viên tham gia. Không được ngăn cản việc ghi hình. 

7. Quá trình kiểm phiếu phải diễn ra công khai, có sự giám sát của các bên liên quan.

8. Bất cứ điều gì cấm đoán đều phải dẫn căn cứ pháp luật.

9. Tôi sẽ thông báo rộng rãi lịch họp Hội nghị cử tri trường hợp của tôi cho toàn thể cộng đồng mạng và mọi thành viên các đoàn ngoại giao nước ngoài mà tôi quen biết.

Nếu các yêu cầu trên đây của tôi không được thực hiện, tôi có lý do để khẳng định rằng cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 đang diễn ra một cách phi dân chủ, không công bằng, không minh bạch, vi phạm trắng trợn quyền ứng cử của công dân. Tôi sẽ từ chối các cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức trong khuôn khổ một cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội như thế và cũng sẽ không công nhận kết quả của bất cứ cuộc tiếp xúc cử tri nào như vậy.

Mong rằng các yêu cầu của tôi sẽ được các quý vị lưu tâm xem xét.

Trân trọng
Nguyễn Tường Thụy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN


Tuần qua có nhiều sự kiện quan trọng làm sôi động xã hội:
- Cụ Tổng nhắc nhở việc “có dư luận chạy chức, chạy quyền trong bộ máy nhà nước...”
Việc này cụ Tổng cứ yên tâm. Đó chỉ là luận điệu của các “thế lực thù địch” nhằm bôi xấu cán bộ, bôi xấu đảng và nhà nước ta thôi. Trước đây, cũng có chuyện chạy 100 triệu đồng để làm công chức ở Hà Nội. Hà Nội đã điều tra và kết luận không có chuyện đó. Bộ máy công quyền hoàn toàn trong sạch. Chế độ ta là chế độ XHCN, có nền văn hóa XHCN, có con người mới XHCN, làm gì có chuyện chạy chức, chạy quyền. Cụ Tổng chỉ nhắc nhở để chúng ta cảnh giác chung thôi.
- Cuộc giao lưu quốc phòng giữa quân đội hai nước Việt - Trung diễn ra hết sức tốt đẹp, thắm tình hữu nghị anh em. Nhìn gương mặt hân hoan, rạng rỡ của bộ trưởng TQ Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng VN Phùng Quang Thanh, thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh mới thấy hết được quan hệ giữa những người cùng chung ý thức hệ. Việc TQ tăng cường tên lửa, tàu chiến ở Hoàng Sa, xây dựng nhiều công trình ở Trường Sa, đưa giàn khoan HD 943 khoan ở vùng chồng lấn, tung hàng vạn tàu đánh cá tràn ngập Biển Đông... là thể hiện sự phối hợp với VN trước âm mưu của Mỹ, Nhật mà thôi. Có các đồng chí TQ bảo vệ, VN ta cứ việc ăn no, ngủ kỹ, chẳng sợ chiến tranh, chẳng sợ mất chủ quyền.
- Việc Trung Quốc luôn thắng thầu các dự án ở VN là điều tất nhiên. Vốn của họ cho vay, giá bỏ thầu thấp, họ lại khéo léo trong quan hệ với lãnh đạo. Chúng ta cũng cả nể và ưu tiên cho TQ vì cùng là người cộng sản. Nếu để cho Mỹ và phương tây trúng thầu thì gay go cho chế độ. Chúng sẽ thực hiện “diễn biến hòa bình” sẽ mất Đảng, mất nước ngay. Đảng ta thật khôn khéo và cao tay.
- Việc quản lý chất cấm, chất độc hại, các bộ làm hết sức mình. Tuy nhiên, chất cấm, chất độc hại vẫn tràn lan, người Việt vẫn hàng ngày đưa bệnh tật và ung thư vào cơ thể. Điều này không thể trách các cơ quan chức năng được. Các đồng chí ấy đã thể hiện hết trách nhiệm rồi. Sắp tới gà TQ sẽ tràn ngập VN, nhiều người lo ngành chăn nuôi sẽ lao đao. Điều này dân cứ an tâm. Các đồng chí ở Cục thú y đã tính toán kỹ rồi. Cho gà TQ vào, nhà nước thu được phí, dân được ăn gà giá rẻ. Còn bà con ta khỏi cần phải chăn nuôi. Chăn nuôi vất vả lắm.
- Quốc hội khóa XIII đang chuẩn bị bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Đáng lẽ bầu quốc hội khóa XIV xong, phiên họp đầu tiên của quốc hội XIV sẽ bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt. Nhưng Đảng xét thấy cần phải kiện toàn gấp nên quốc hội XIII cứ bầu. 95% đại biểu quốc hội là đảng viên, mà đã là đảng viên thì phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Tôi tán thành quốc hội ta nên có thành phần 100% là đảng viên. Thành phần ngoài Đảng dễ có những phát biểu sai đường lối, chủ trương lắm. Mà như thế thì dân tình sẽ rất hoang mang.
- Việc Khu công nghiệp Tân Đức (Long An) cắt nước, cắt điện, rào chắn, đổ đất trước một số công ty nước ngoài là thể hiện quyền lực chủ nhà. Khi chủ nhà tăng phí thì doanh nghiệp nước ngoài phải chấp hành chứ. Tại sao họ lại không chấp hành? Lúc này, doanh nghiệp cần chứ chính quyền không cần. Nếu không làm ăn ở Long An thì đi nơi khác, thậm chí nước khác cũng được. Đã đầu tư ở VN thì phải chấp hành quy định của địa phương. Hoan hô sự kiên quyết của Tân Đức. “Mi cần ta chứ ta không cần mi”...
----
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tản mạn về nhà văn HỒ ANH THÁI



Có nhận xét nói Hồ Anh Thái "hết bài" rồi, và độc giả đến lúc cảm thấy "no nê" kiểu Hồ Anh Thái rồi. Tôi nghĩ là không. Mỗi cuốn sách ra sau là một câu chuyện khác, bối cảnh khác, không gian khác với các vấn đề khác. Vẫn văn phong ấy, nhưng càng ngày càng nhuyễn hơn, tự nhiên như không. Nhiều khi tôi tự hỏi không biết Hồ Anh Thái lấy thời gian đâu mà ôm đồm khối lượng công việc nhiều thế, đọc của người khác nhiều thế, xem phim nghe nhạc xem tranh xem kịch đủ cả thế. Sách ra đều đều. Khi nào cũng có bản thảo trong máy tính ở chế độ hẹn giờ sẵn sàng đi nhà xuất bản. Cứ như thể ông trời ưu ái cho riêng Hồ Anh Thái một ngày nhiều hơn 24 giờ. 


TẢN MẠN VỀ NHÀ VĂN HỒ ANH THÁI

VĂN THÀNH LÊ

1.
Hồ Anh Thái là một trong số ít nhà văn luôn chủ động tránh chỗ đông người. Mười năm ở cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội (2000 - 2010) và năm năm tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (2005 - 2010) ông cũng ít xuất hiện trước truyền thông, trừ khi là trách nhiệm công việc.
Cảm giác như Hồ Anh Thái muốn giữ khoảng trống, khoảng cách nhất định giữa mình với người đọc. Đấy là khoảng cần thiết để chính tác phẩm của ông "điền vào chỗ trống" ấy. Hay nói cách khác, với Hồ Anh Thái, chia sẻ là việc của tác phẩm, không nhất thiết bản thân phải "nhiều lời". Chính vì vậy độc giả biết tác phẩm Hồ Anh Thái nhiều hơn là biết về con người ông.
Thảng hoặc ở bìa gấp các cuốn sách của Hồ Anh Thái, độc giả bắt gặp vài thông tin vắn tắt, như: Hồ Anh Thái hiện đang làm công tác ngoại giao ở nước ngoài, là Tiến sĩ nghiên cứu Phương Đông, tham gia thỉnh giảng tại một số trường đại học ở Mỹ và Ấn Độ, có sách được dịch ra nhiều thứ tiếng. Chấm hết. Đơn giản vậy thôi.
Nhưng mới đây, chính Hồ Anh Thái đã chủ động trình mình ra với độc giả một cách đầy đủ trọn vẹn nhất, thông qua tác phẩm "Tự kể" (NXB Trẻ - 2016).  Ở đấy là ăm ắp không gian gia đình, dòng họ nhà văn, gần hơn là anh chị em, con cháu nhà văn với những câu chuyện nhẹ nhàng, dung dị mà lôi cuốn. Người đọc hình dung được hành trình từ cậu bé Hồ Anh Thái nhút nhát, bị cha đánh đòn muốn bỏ nhà đi mà không dám, dần dần trưởng thành như thế nào, từng ôm mộng học làm diễn viên, rồi ham mê học vẽ, tuổi thơ thấm đẫm thơ ca hò vè của mẹ, và đắm chìm trong những trang sách ra sao, để lớn lên thành nhà ngoại giao và hăm hở bước vào văn chương.

2.
Lần đầu tiên tôi "chạm" vào nhà văn Hồ Anh Thái là qua tiểu thuyết "Phía sau vòm trời", rồi đến "Vẫn chưa tới mùa đông", hai cuốn sách còn dính bùn đất, hậu quả của cơn đại hồng thủy năm 1999 ở Huế. Đọc hết thì biết cuốn trước được Hồ Anh Thái viết năm 1982, cuốn sau viết năm 1984. Nhà văn sinh năm 1960, như vậy ông hoàn thành hai cuốn tiểu thuyết này vào thời điểm còn rất trẻ, 22 và 24 tuổi.
Tôi đọc cả 2 cuốn tiểu thuyết này thời sinh viên. Ấn tượng còn đọng lại là những con người trẻ, sinh viên trẻ, tếu táo, năng động, thông minh, có thể quậy tung trời nhưng khi cần vẫn đầy lịch lãm và tự trọng, đầy hoài bão ý chí khẳng định mình với cuộc đời. Và nhất là, lãng mạn trong tình yêu thì có thừa.
Có lẽ bây giờ Hồ Anh Thái không muốn nhắc đến hai tiểu thuyết này nữa. Bằng chứng là ông cho tái bản khá nhiều tác phẩm trước đây, nhưng không thấy hai tiểu thuyết này. Xa nhất về trước được tái bản là tiểu thuyết "Người và xe chạy dưới ánh trăng", một tiểu thuyết gây tiếng vang thời điểm Đổi mới.
Nhà văn Lê Minh Khuê nhận xét: "Tiểu thuyết này không những mở đầu cho sự nghiệp vững vàng của nhà văn về sau, mà nó được viết hay ngay từ ngày đầu…". Và cũng chính tiểu thuyết viết ở tuổi 26 này đã mang về cho Hồ Anh Thái giải thưởng văn xuôi 1986 - 1990 của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
 Nếu như "Phía sau vòm trời" và "Vẫn chưa tới mùa đông" như "khúc dạo đầu" thì đến "Cõi người rung chuông tận thế", văn chương Hồ Anh Thái khiến tôi thật sự ấn tượng và ám ảnh, với nhân vật nữ Mai Trừng. Có lẽ đây chính là tiểu thuyết đưa Hồ Anh Thái tiến lên một bước cao hơn, xác lập vị trí mới và định hình phong cách Hồ Anh Thái rõ nét nhất, chất huyền ảo, tính nghịch dị quyện trong giọng văn trào lộng, giễu nhại, châm biếm đến tột cùng. Dù trước đó, văn phong này đã lấp lánh thấy ở các tập truyện "Bốn lối vào nhà cười", "Tự sự 265 ngày" rồi "Mảnh vỡ của đàn ông", hay tiểu thuyết "Người đàn bà trên đảo" và "Trong sương hồng hiện ra", kể cả tập truyện ướp đẫm phong vị văn hóa Ấn Độ là "Tiếng thở dài qua rừng kim tước". 

3.
Một hình dung nữa, trong trí tưởng của tôi về nhà văn Hồ Anh Thái, đấy là cách ông nhìn nhận lớp trẻ. Nhìn vào những tác phẩm của các tác giả trẻ từng được Hồ Anh Thái giới thiệu cho Công ty sách Đông A, rồi chính ông viết lời giới thiệu đầy trân trọng như Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Thế Hoàng Linh trước đây, hay bây giờ là tác phẩm của Hoàng Công Danh, Hạo Nguyên,… với NXB Trẻ, rồi các bài viết về Nguyễn Ngọc Thuần, Trần Đại Thắng, Mạc Can,… trong "Họ trở thành nhân vật của tôi" thì hiểu, phải là người đọc, xem nhiều của tác giả trẻ lắm, đọc và trân quý sự sáng tạo của người trẻ lắm, Hồ Anh Thái mới có thể làm được như vậy.
Rồi với Văn mới, hợp tuyển truyện ngắn hằng năm uy tín và có thương hiệu trên văn đàn suốt mười năm, từ 2005 - 2015, do Hồ Anh Thái tuyển chọn, cũng luôn quan tâm đến những tác giả trẻ, khuyến khích mọi thể nghiệm, tìm tòi lối viết mới.
Tôi nhớ nhà văn Trương Anh Quốc cho tôi email của nhà văn Hồ Anh Thái, nói tôi hãy gửi truyện cho ông. Lúc ấy Hồ Anh Thái, mặc dù đang làm Phó Đại sứ Việt Nam tại Iran nhưng vẫn giữ chân biên tập cho trang Văn nghệ Báo Đại biểu nhân dân, tờ nhật báo của Quốc hội. Phải rất lâu sau tôi mới dám liều mình gửi truyện. Vô cùng nhanh, hộp thư đến của tôi báo có email ông hồi âm. Nhà văn góp ý tận tình, cặn kẽ, truyện nào có thể in báo truyện nào chưa đạt. Tại sao đạt tại sao lại chưa. Chỗ nào phải biên tập và biên tập ra sao. Rồi ông hỏi han công việc, cuộc sống. Chỉ là tiếp xúc qua email, nhưng mỗi lần nhận được email của nhà văn Hồ Anh Thái, tôi lại nhận thêm được một chút kinh nghiệm sống và kinh nghiệm với chữ nghĩa.
"Biên tập cho nhau, đưa in cho nhau, cả người quen biết cũ, người mới quen, hoặc người chỉ biết nhau qua mạng internet mà đến bây giờ vẫn chưa gặp thế thì rõ ràng công việc biên tập này chẳng phụ thuộc vào việc quen biết hay không. Làm vì thích, làm vì muốn được thưởng thức, làm vì nhu cầu hằng ngày không thể thiếu, làm như một nghĩa vụ. Cái nghĩa vụ ấy nếu có thì nó là một ý tưởng chập chờn mong manh hoặc tiềm ẩn đâu đó trong tâm và trong trí. Nó nằm trong chuỗi mắt xích đáp đền tiếp nối giữa các thế hệ". Nhà văn Hồ Anh Thái đã viết vậy trong bài "Đáp đền tiếp nối". Và thêm lần nữa tôi hiểu, chẳng mấy người làm được như ông.

4.
Văn chương Việt đương đại, ấn tượng mạnh nhất trong tôi đó là Ma Văn Kháng và Hồ Anh Thái. Một lão làng điêu luyện, dẻo dai tươi trẻ, không thấy dấu hiệu của tuổi già trong từng câu chữ. Một giễu nhại biến hóa, biên độ tưởng tượng và kỹ thuật cài cắm khó lường. Cả hai đều có sức viết khỏe ít người sánh kịp. Còn nếu được phép tích hợp, thì chẳng hiểu sao tôi thường nghĩ đến thứ văn mà ở đó hội tụ kiểu đối thoại sâu cay đến lạnh người của Nguyễn Huy Thiệp, với cách dùng chữ lên bổng xuống trầm lướt thướt tính từ của Nguyễn Việt Hà và chốt lại bằng giọng văn hài hước, trào lộng, châm biếm của Hồ Anh Thái.
Văn chương Hồ Anh Thái càng ngày càng định hình rõ điều này, sau "Cõi người rung chuông tận thế" là "Mười lẻ một đêm", "SBC là săn bắt chuột", "Dấu về gió xóa", "Những đứa con rải rác trên đường"… Có nhận xét nói Hồ Anh Thái "hết bài" rồi, và độc giả đến lúc cảm thấy "no nê" kiểu Hồ Anh Thái rồi. Tôi nghĩ là không. Mỗi cuốn sách ra sau là một câu chuyện khác, bối cảnh khác, không gian khác với các vấn đề khác. Vẫn văn phong ấy, nhưng càng ngày càng nhuyễn hơn, tự nhiên như không.
Nhiều khi tôi tự hỏi không biết Hồ Anh Thái lấy thời gian đâu mà ôm đồm khối lượng công việc nhiều thế, đọc của người khác nhiều thế, xem phim nghe nhạc xem tranh xem kịch đủ cả thế. Sách ra đều đều. Khi nào cũng có bản thảo trong máy tính ở chế độ hẹn giờ sẵn sàng đi nhà xuất bản. Cứ như thể ông trời ưu ái cho riêng Hồ Anh Thái một ngày nhiều hơn 24 giờ.
5.
Cùng thời điểm ra đời với "Tự kể" là tập tiểu luận "Lang thang trong chữ". Nếu như "Tự kể" là chuyện của ký ức, thì "Lang thang trong chữ" là tập hợp các bài viết Hồ Anh Thái luận về những vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống, rồi nhà văn bàn về nghề viết và mổ xẻ cặn kẽ từng câu - văn - bệnh - tật. Hàng loạt cách diễn đạt, kể cả văn dịch, được Hồ Anh Thái điểm huyệt, chỉ ra, mong lập lại trật - tự - đúng cho câu chữ. Với người làm nghề viết, tôi cho rằng "Lang thang trong chữ" cần thiết, nên đọc, và không chỉ đọc một lần.
Khép lại "Lang thang trong chữ", tôi thầm nghĩ, có vẻ nhà văn Hồ Anh Thái còn lang thang dài dài nữa. Lấy thước đo là nhà văn Ma Văn Kháng, tuổi tám mươi vẫn ấn tượng ra hết sách này đến sách khác, thì chắc rằng Hồ Anh Thái còn khiến độc giả phải ngạc nhiên và háo hức đến mệt nhoài không biết bao nhiều lần nữa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phải làm gì hay vẫn cứ …lặng thinh?




Chiếc thuyền con mong manh trên biển cả
Đỉnh lá cờ nơi ấy Việt Nam ta
Chúng bắn thẳng nóc tàu loang lửa cháy
Giữ được cờ ta sẽ có Hoàng Sa

Ai dám quăng mình vào lửa đạn
Nơi ấy xa bờ nơi ấy chính Hoàng Sa
Nơi ấy biển quân côn đồ ngang ngược
Tự cho mình được cướp được tuần tra

Lá cờ đỏ xạm đen màu khói súng
Nóc tan hoang thuyền kiêu hãnh trở về
Giữ đất nước chẳng riêng người lính biển
Cả những người giữ chặt lá cờ kia
Bất chấp lũ côn đồ nổ súng
Biển quê hương nơi ấy Tổ quốc mình
Lùi bước nữa sau lưng là đất mẹ
Phải làm gì hay vẫn cứ …lặng thinh?

Điều đơn giản khi côn đồ đập cửa
Chúng nghênh ngang nếu ta quá yếu hèn...
Và công lý lẽ nào là im lặng?
Đứng lên nào sinh tử quyết một phen

LÝ NAM PHONG
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đảng ở nước Mỹ


BÁ TÂN
Ngày 1.4 vừa rồi, trong chuyến thăm Việt Nam, chủ tịch đảng Cộng sản Mỹ có cuộc gặp người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam.

Mỹ có nhiều đảng phái nhưng thay nhau cầm quyền nước Mỹ chỉ có đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Thể chế chính trị của Mỹ không chỉ chấp thuận mà còn tạo điều kiện cho đảng Cộng sản hoạt động.

Biết đó là đảng đối lập nhưng đảng cầm quyền (Dân chủ cũng như Cộng hòa) không hề gây khó khăn, càng không phải ra tay bóp chết đảng cộng sản.

Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa không bị suy yếu, càng không thể mất vị trí cầm quyền đất nước mặc dù có sự tồn tại của đảng Cộng sản.

Thừa sức loại bỏ đảng Cộng sản Mỹ nhưng đảng cầm quyền ở Mỹ không làm như vậy.

Vẫn có một số người sinh sống ở nước Mỹ gia nhập đảng Cộng sản. Đó là quyền tự do chính trị và tự do cá nhân được xã hội Mỹ tôn trọng.

Để cho đảng Cộng sản hoạt động bởi vì đảng cầm quyền ở Mỹ tôn trọng sự lựa chọn của người dân.

Đảng cầm quyền ở Mỹ hành xử với đảng đối lập rất đàng hoàng và cao thượng. 
Bá Tân
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

CUỘC HỘI NGỘ SAU 37 NĂM


Cô bé ngày nào giờ đã 40 tuổi, ôm choàng người phụ nữ 58 tuổi nằm trên giường, nức nở: “Mẹ ơi!”. Cô bộ đội 21 tuổi của 37 năm về trước cũng giàn giụa nước mắt: “Bé ơi! Con lớn thế này rồi ư?”, khiến những người dân xóm Núi Chùa (xã Hanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ) cùng bật khóc theo.

Mong ước tưởng chừng vô vọng.

Đầu tháng 2.1979, ông Trần Mạnh Thường (nay đã 80 tuổi) là cán bộ của Phòng Nhiếp ảnh, Nhà xuất bản Văn hóa được cử lên công tác Cao Bằng. Rạng sáng 17.2.1979, khi đang ở Tà Lùng, lính Trung Quốc ào ạt tấn công, ông Thường phải rút về tuyến sau.

Ròng rã chạy giặc, sáng 24.2.1979 đến cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng), ông Thường gặp một tốp bộ đội đang cứu chữa một người phụ nữ máu me đầy người, bất tỉnh như đã chết và một cô bộ đội khoác súng AK đang ôm một bé gái. Vội vã hỏi thăm mới biết hai mẹ con bị lính Trung Quốc bắn, được bộ đội cứu và cõng ra đây suốt 1 ngày đêm. Cô bộ đội đã bế em bé từ rừng và đang chờ đưa hai mẹ con lên xe vận tải…

“Tôi chỉ kịp chụp tấm hình cô bộ đội bế đứa bé, không kịp hỏi tên”, ông Thường nhớ lại và kể tiếp: Cứ tưởng bà mẹ đã chết, nên tôi gửi tấm hình cho Báo Quân đội Nhân dân đăng cuối tháng 2.1979, với chú thích: “Mẹ của em bé? Không phải. Mẹ của em bị quân Trung Quốc xâm lược giết hại tại ngã ba Khâu Đồn ngày 24.2.1979 và đây là cô bộ đội đã cứu em!”…

Mẩu báo đăng hình cô bộ đội bế em bé, được bà Hoàng Thị Minh (ở Hòa An, Cao Bằng) lưu giữ trong túi xách giấy tờ gia đình với tâm nguyện: “Sẽ tìm cho được cô bộ đội đã cứu cháu mình” và anh Bùi Quốc Tuấn (ở Đồng Xuân, Thanh Ba, Phú Thọ) dán lên cột nhà với niềm tự hào: “Chị gái mình kiên cường chiến đấu đánh giặc, cứu dân!”.

Từ câu chuyện của ông Trần Mạnh Thường, cuối tháng 1.2014, nhóm PV Báo Thanh Niên lên Cao Bằng dò tìm 2 nhân vật. Gần 1 tuần, chúng tôi mới có thông tin về em bé trong ảnh.

Vừa thấy tấm hình, chị Hoàng Thị Thu Hiền (40 tuổi, cán bộ UBND xã Hoàng Tung, Hòa An, Cao Bằng) giật mình đưa ra mẩu báo in hình cô bộ đội bế em bé, nghẹn ngào: “Tôi đấy! Lúc đó mới gần 3 tuổi và gia đình cất giữ mẩu báo, mong gặp lại cô bộ đội!”, chị Hiền nói vậy và đau đáu: “Gia đình đã tìm được 2 trong số những người lính đã cứu mẹ con tôi. Đó là chú Thành (quê Đoan Hùng, Phú Thọ là trung đội trưởng trinh sát) và chú Lê Văn Thích (quê Chiêm Hóa, Tuyên Quang, y tá), nhưng cô bộ đội thì chịu”.

“Gia đình có hỏi 2 anh về cô bộ đội, nhưng không có thông tin, bởi vì đi cùng nhau nhưng không được nói chuyện do sợ lính Trung Quốc phát hiện. Về đến trạm phẫu, cô ấy trao bé cho y tá rồi quay trở lại tuyến trên ngay”, bà Hoàng Thị Minh, cô ruột của Hoàng Thị Thu Hiền, nói vậy và chặn nước mắt: “Nếu không có cô ấy, chắc gì con Hiền sống đến hôm nay”.

Làm mẹ một ngày đêm

Sau gần 3 năm tìm kiếm, mãi đến cuối tháng 2.2016, chúng tôi mới có thông tin về cô bộ đội và về xã Hanh Cù (Thanh Ba, Phú Thọ) tìm gặp. Vừa nhìn khuôn mặt người đàn bà nhỏ thó, nằm liệt trên giường, cả nhóm đã giật mình bởi khuôn mặt giống y tạc cô bộ đội 37 năm trước. Nhìn bức hình, người đàn bà cũng ngỡ ngàng: “Sao các anh biết?” và ứa nước mắt: “Tôi luôn nhớ đến em bé ấy. Nó rất ngoan và rất hiền”.
Gần 25 triệu đồng giúp đỡ “cô bộ đội”
Trong buổi gặp gỡ lịch sử sáng qua, đại diện Báo Thanh Niên đã trao số tiền 24,5 triệu đồng góp nhanh hỗ trợ bà Bùi Thị Mùi. Trong đó, gia đình ông Võ Hồng Nam và Mạc Thị Thu Hường (con trai và con dâu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp) ủng hộ 5 triệu đồng, gia đình bà Trịnh Kim Oanh (Q.Thủ Đức, TP.HCM) 5 triệu đồng; đặc biệt, khi biết hoàn cảnh của cựu chiến binh Bùi Thị Mùi đang gặp khó khăn, đại úy Nguyễn Xuân Thắng, thuyền trưởng tàu Trường Sa 22 (Hải đội 411, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân), đang làm nhiệm vụ ngoài Trường Sa cũng gửi tặng 1 triệu đồng; số còn lại là của Báo Thanh Niên, bạn đọc và PV các báo, đài.

Tháng 11.1976, Bùi Thị Mùi tình nguyện nhập ngũ khi vừa tròn 18 tuổi và tháng 2.1979, cô về nhận nhiệm vụ tại đại đội 3, Tiểu đoàn 19 vận tải, trực thuộc Sư đoàn 346, Quân khu 1.

“Sáng 17.2.1979, lính Trung Quốc tấn công vào sư đoàn bộ đang đóng quân tại Nam Tuấn (Hòa An, Cao Bằng), chúng tôi bám từng mỏm đá, góc rừng đánh trả chúng. Khi bị bao vây và tổn thất nặng, cấp trên ra lệnh cho các đơn vị tự rút lui”, bà Mùi nhớ lại và ứa nước mắt: “Tiểu đội nữ vận tải chôn vội mấy đồng chí hy sinh và chia nhau những viên đạn cuối cùng, cắt đường rừng tìm về phía không có tiếng súng. Đến sáng, chị em lạc nhau và tôi ôm khẩu AK đi cùng bảo vệ người dân sơ tán”.

Bà Mùi kể, sáng 23.2.1979, khi đến đường mòn gần Bản Tấn, bà được gọi lại, giao bảo vệ một bé gái đi cùng tốp trinh sát đưa bà mẹ bị thương về phía sau. Cả tốp 6 người luồn rừng qua xã Bình Dương (Hòa An).

“Mấy ngày không có gì vào bụng, ai cũng kiệt sức, nhưng cứ bấm lưng nhau động viên cố gắng cứu 2 mẹ con. Tôi bế em bé, nó hình như cũng biết nguy hiểm nên không dám khóc. Mỗi khi bé cựa quậy, tôi lại phải ủ vào ngực”, bà Mùi nhớ lại.

Sáng ngày 24.2.1979, cả tốp chiến sĩ đưa mẹ con đến cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng) và đưa lên xe tải chuyển thương binh về bệnh xá tiền phương cách đó khoảng 30 km. “Khoảng 4 giờ chiều tới trạm phẫu. Tôi nhảy xuống xe, trao em bé cho y tá để quay lại biên giới. Đứa bé rời khỏi tay tôi cứ khóc thét và vươn cả 2 tay đòi theo. Tôi cũng muốn ở lại với bé một đêm, nhưng tôi là bộ đội và vẫn đang khoác súng, phải quay lại chiến đấu”, bà bật khóc.

Tháng 12.1979, bà Mùi xuất ngũ về địa phương và năm 1981 nên vợ chồng với ông Nguyễn Thanh Long. Hiện hai vợ chồng vẫn không có con. Tháng 3.2015 vừa qua, trong lúc vào rừng lấy củi, bà Mùi bị cây đổ đè qua người gây đa chấn thương, phải xuống Việt Trì (Phú Thọ) và Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) chữa trị, mới thoát chết. Hiện bà nằm liệt ở nhà, mọi sinh hoạt cá nhân, đều do ông Long lo toan.

Mẹ đã có con!

5 giờ ngày 28.2.2016, chúng tôi cùng chị Hoàng Thị Thu Hiền lên đường về Phú Thọ. “Không biết cô có nhận ra em không? Gần 40 năm rồi”, chị Hiền run run. Bước qua khung cửa hẹp của căn nhà cấp 4 nằm dưới tán cây mít, chị sững người nhìn bà Mùi đang nằm nhỏ thó trên giường và rồi tiếng khóc vỡ òa...

“Mẹ ơi!”, chị nức nở úp mặt vào ngực bà Mùi. “Bé ơi! Con lớn thế này rồi à?”, nước mắt chảy tràn trên khuôn mặt nhăn nheo của bà Mùi. Những người dân xóm Núi Chùa đứng đợi ở ngõ từ sáng đến giờ, dồn vào chật kín các khung cửa, cùng im lặng khóc, để nhường cho những câu hỏi - đáp dồn dập trong tiếng nấc: “Mẹ bé đâu rồi?”, “Mẹ con mất cách đây 4 năm rồi”, “Những vết muỗi đốt ngày trước có làm bé sốt rét không?”, “Con không bị sao, con khỏe mà”…

Gần 1 ngày ở nhà bà Mùi, chị Hiền cứ ngồi lỳ bên mép giường nói chuyện, bóp tay cho bà và rủ rỉ: “Hôm nào mẹ khỏe, con đưa mẹ lên nhà con chơi nhé”, khiến đôi mắt bà Mùi sáng rực, hào hứng nhắc lại những địa danh Cao Bằng mà bà đã từng đi qua 37 năm trước...
Năm 1979, ông Hoàng Quang Thái và bà Hoàng Thị Phiến công tác ở mỏ thiếc Tĩnh Túc, gửi 2 con gái cho ông bà nội ở thôn Ngọc Quyến (nay là xóm 3, Ngọc Quyến, Hưng Đạo, TP.Cao Bằng) trông nom. Giữa tháng 2.1979, bà Phiến nghỉ phép về thăm 2 con gái và ngày 16.2.1979, bà đạp xe chở bé Hiền về thăm ngoại ở xã Đức Long (Hòa An, Cao Bằng). Sáng 17.2, lính Trung Quốc ào ạt tấn công Cao Bằng, bà Phiến vội vàng chở Hiền về lại nhà ông bà nội đón con gái lớn để đi sơ tán. Đến Cầu Khanh (xã Bế Triều, H.Hòa An), nghe tin xe tăng đã vào đến thị trấn Nước Hai (Hòa An), bà Phiến bế con chạy vào xóm Nà Sa (Bế Triều, Hòa An) lánh nạn và hôm sau cùng một số hộ dân Nà Sa luồn rừng chạy xuống Cao Bình (xã Hưng Đạo, TX.Cao Bằng).
Tối 21.2.1979, mẹ con bà Phiến di chuyển qua Hoàng Tung ra ngã ba Bản Tấn, hướng sang xã Bình Dương, dự định đi tắt qua rừng để về khu vực Tài Hồ Sìn. Trên đường đi, đoàn sơ tán bị lính Trung Quốc xả súng bắn và bà bị thương ở đùi, 2 mẹ con ngã xuống rãnh nước ven đường mòn trong rừng, gần Bản Tấn. Suốt đêm đó, bà Phiến bất tỉnh và cô bé Hiền gào khóc bên mẹ. Rạng sáng 22.2.1979, tình cờ 1 tổ trinh sát của bộ đội ta đi làm nhiệm vụ ngang qua phát hiện và đưa 2 mẹ con về vị trí trú quân...

Mai Thanh Hải - Độc Lập

(Nguồn: http://thanhnien.vn/thoi-su/cuoc-hoi-ngo-sau-37-nam-672254.html)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông: Trung Quốc chống Mỹ bằng "khổ nhục kế" với ASEAN?

Biển Đông: Trung Quốc chống Mỹ bằng "khổ nhục kế" với ASEAN?
(Ảnh minh họa)

Học giả người Trung Quốc cho rằng, nếu "nhượng bộ" các nước Đông Nam Á thì dù ASEAN ủng hộ Mỹ hiện diện ở biển Đông về sau, phản ứng của Bắc Kinh cũng "danh chính ngôn thuận".

Những năm gần đây, mức độ quan tâm của xã hội quốc tế đối với vấn đề biển Đông tăng cao, cùng với đó là tình hình phức tạp trong tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.
Trong bài viết trên tạp chí China and World Affairs (Trung Quốc), học giả Đặng Duật Văn cho rằng điểm khác biệt lớn trong tình hình biển Đông năm nay là sự "bước ra ánh sáng" rõ rệt của các quốc gia bên ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ.
Theo ông, nguyên nhân của vấn đề này chính là hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa (trái phép-PV) ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam-PV).
Theo Washington, Trung Quốc đã thay đổi trái phép hiện trạng các đảo, đá ở biển Đông với tốc độ đáng lo ngại, tổng diện tích các đảo nhân tạo hiện vào khoảng hơn 1.200 hecta.
Nếu duy trì tốc độ cải tạo phi pháp này thì chỉ trong vài năm tới, biển Đông sẽ trở thành phạm vi thế lực của Bắc Kinh.
Thêm vào đó, Mỹ cũng nhận thấy từ hoạt động bành trướng của Trung Quốc, rằng sức mạnh của nước này đã không còn như xưa, cả về kinh tế, với Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), hay quân sự.
"[Trung Quốc] bành trướng quá nhanh. Nếu không ngăn chặn [Trung Quốc] ngay lúc này thì về sau [Mỹ] sẽ không còn cơ hội nữa," tác giả Đặng Duật Văn viết.
Dù vậy, ông Đặng cho rằng tình hình biển Đông vẫn chưa đến mức tồi tệ, khi Mỹ và Trung Quốc vẫn còn duy trì các cơ chế chuyên nghiệp để xử lý mâu thuẫn. Một số diễn biến cho thấy Bắc Kinh vẫn chưa bế tắc.
Một là, dự đoán trước đây của dư luận quốc tế rằng Mỹ, đồng minh cùng đối tác ở biển Đông sẽ cùng "bao vây" Trung Quốc vẫn chưa hình thành.
Thứ hai, nhận thức chung mới nhất của ASEAN đã khẳng định "không nghiêng về bên nào", khiến Bắc Kinh ít nhất có thể bớt lo bị tầm ảnh hưởng của Washington lấn át.
Tuy nhiên, đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc, các diễn biến này chỉ là tạm thời và chưa đủ để họ "thở phào".
Đặng Duật Văn nhận định: "Có thể tình hình hiện nay là dấu hiệu Mỹ đang ấp ủ một 'cơn bão' lớn hơn.
Kinh nghiệm đối đầu Trung-Mỹ trên biển Đông vài năm qua cho thấy nửa đầu năm thường căng thẳng, nửa cuối năm dịu hơn. Nhưng trong mọi tình huống, Mỹ chắc chắn không từ bỏ thách thức Trung Quốc trong vấn đề này."
Mỹ muốn "xoay trục châu Á-Thái Bình Dương" thì biển Đông là điểm nhấn trọng yếu để kiềm chế Trung Quốc.
ĐẶNG DUẬT VĂN
Thạc sĩ Luật, Ủy viên Ủy ban pháp chế và xã hội trung ương (thuộc Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc), cựu Phó Tổng biên tập tờ Thời báo Học tập của Trường đảng trung ương Trung Quốc
Biển Đông có thể là "Waterloo" của Trung Quốc
"Biển Đông thực sự có khả năng trở thành một 'Waterloo (nơi chứng kiến thất bại năm 1815 của Đại quân Pháp do Napoleon Bonaparte chỉ huy-PV)' đối với Trung Quốc, nếu như xử lý không tốt," ông Đặng chỉ ra.
Theo ông này, kể từ 2016 Bắc Kinh phải nhìn nhận các vấn đề trên biển Đông như sau:
Thứ nhất, phán đoán về thời cơ chiến lược của Bắc Kinh thúc đẩy Trung Quốc đặt mục tiêu theo đuổi môi trường hòa bình ở khu vực và quốc tế làm ưu tiên ngoại giao, không cho phép "manh động" sử dụng vũ lực, phá hoại cục diện ổn định.
Thứ hai, một số tình trạng bất ổn trong nước buộc các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải đặt vấn đề quốc nội lên trên tham vọng bành trướng ra ngoài.
Thứ ba, sức mạnh quân sự của Trung Quốc dù có tăng lên trong vài năm qua, nhưng lực lượng vẫn chưa đủ để "bảo vệ thành quả (đạt được bằng hoạt động bành trướng phi pháp-PV)".
Thứ tư, dù đòi hỏi giải quyết mâu thuẫn biển Đông với từng quốc gia cụ thể, nhưng Trung Quốc không thành công với yêu cầu này và phải giải quyết với khối ASEAN đoàn kết.
Hiện nay, Bắc Kinh chưa có biện pháp nào để "ngăn sự can thiệp của ASEAN trong vấn đề biển Đông".
Thứ năm, các nước lớn ngoài khu vực như Mỹ, Australia ngày càng nhận thức được sự nguy hiểm trong hành động của Trung Quốc và trở nên nghiêm túc hơn trong hoạt động tuần tra, gìn giữ tự do hàng hải, hàng không trên biển Đông.
Từ 5 điểm trên, Đặng Duật Văn chỉ ra, Trung Quốc đang đơn độc ở biển Đông, trong khi "đối thủ" là một xu thế liên kết sức mạnh giữa khối ASEAN và các cường quốc như Mỹ.

Tàu USS Fort Worth của Mỹ tuần tra trên vùng biển quốc tế ở biển Đông, gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 11/5/2015. (Ảnh: U.S. NAVY)
Tàu USS Fort Worth của Mỹ tuần tra trên vùng biển quốc tế ở biển Đông, gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 11/5/2015. (Ảnh: U.S. NAVY)
"Khổ nhục kế": Trung Quốc lùi 1 bước?
"Muốn giải quyết vấn đề biển Đông, Bắc Kinh cần có quy hoạch cụ thể, biết mình cần đạt mục tiêu gì về ngắn, trung và dài hạn, từ đó hoạch định phương án. Các 'đối tượng' khác nhau cần biện pháp khác nhau," Đặng viết.
Ông này cho rằng, trong ngắn hạn, Trung Quốc cần phải "quản lý và khai thác biển Đông cùng các đảo trong đó".
Trung Quốc "đã đâm lao thì phải theo lao", đặc biệt là hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng (trái phép-PV) trên đá Gạc Ma và đá Chữ Thập (thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đoạt phi pháp-PV).
Đặng cảnh báo, nếu không thành công, Bắc Kinh sẽ thể hiện một hình ảnh chiến lược yếu đuối và không thể chống lại sức ép từ Mỹ, phải dừng các hoạt động phi pháp.
Về trung hạn, Trung Quốc phải ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) như một hành động hòa dịu, bởi đây là mối quan tâm bức thiết nhất hiện nay của ASEAN.
Tuy nhiên, đánh giá của ông này thể hiện rõ toan tính nham hiểm của Bắc Kinh: "COC dựa trên cơ sở thực trạng chiếm hữu của các nước ở biển Đông. Đây cũng là nguyên nhân Trung Quốc không vội vàng ký kết.
Dù vậy việc ký COC cũng không được để quá chậm. Thời gian thích hợp nhất chính là khi Trung Quốc đã hoàn tất hoạt động xây đảo nhân tạo (phi pháp-PV)."
Trong khi đó, Đặng Duật Văn phân tích, các mục tiêu ngắn và trung hạn của Trung Quốc nhằm phục vụ mục tiêu dài hạn, đó là "đẩy Mỹ khỏi biển Đông" thông qua con đường "cung cấp dịch vụ, hàng hóa công cộng cho xã hội quốc tế, đặc biệt là các nước ở biển Đông".
"Chiến lược xoay trục của Mỹ trên thực tế đặt mục tiêu áp chế không gian chiến lược của Bắc Kinh, mà biển Đông là trọng điểm.
Hiện nay Trung Quốc không đủ khả năng [đuổi tàu chiến, máy bay Mỹ/đồng minh khỏi biển Đông], nhưng một khi đủ sức mạnh, Bắc Kinh chắc chắn sẽ đẩy Mỹ ra.
Mà mục tiêu 'đuổi Mỹ', bên cạnh sức mạnh quốc gia, đặc biệt cần sự phối hợp của ASEAN," Đặng viết trên tạp chí China and World Affairs.

Ảnh vệ tinh chụp hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép mà Trung Quốc tiến hành trên đá Chữ Thập của Việt Nam. (Ảnh: CSIS)
Ảnh vệ tinh chụp hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép mà Trung Quốc tiến hành trên đá Chữ Thập của Việt Nam. (Ảnh: CSIS)
Vấn đề đặt ra là, ASEAN có "phối hợp" với Trung Quốc hay không?
Theo ông Đặng, Bắc Kinh có thể tích cực thực hiện nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc tế, cung cấp dịch vụ dự báo khí tượng, cứu hộ trên biển, chống hải tặc cho các nước Đông Nam Á.
Đồng thời, Trung Quốc còn có thể đề xuất thành lập lực lượng chấp pháp chung với các quốc gia quanh biển Đông để "bảo vệ an ninh hàng hải".
Đặng Duật Văn đánh giá: "Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công cộng cho quốc tế thực chất là trách nhiệm của Trung Quốc như một nước lớn đang trỗi dậy. Nếu Bắc Kinh thực thi những điều này thì ASEAN có thể sẽ không còn lý do níu kéo Mỹ ở lại.
Trung Quốc đã 'lùi một bước' thì dù ASEAN có cố gắng ủng hộ Mỹ hiện diện ở biển Đông, những phản ứng của Bắc Kinh khi đó cũng là 'có tình có lý', mức độ phản ứng cũng quyết liệt hơn."
theo Thế giới trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang