Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Thôi thì cũng làm cho bầu không khí thêm phần sôi động, bớt lạnh buốt, bạn trẻ ạ!

Luật sư trẻ Lê Văn Luân đã quyết định tự ứng cử

LS Lê Văn Luân. Ảnh: FB Trần Vũ Hải.
Ông Luân sinh năm 1985, lớn lên tại Bắc ninh. Trước khi tốt nghiệp Đại học Luật, ông đã học các đại học Bách khoa, Xây dựng ở Hà nội, nhưng ông quyết theo ngành luật vì phù hợp sở trường và nguyện vọng. Nguyện vọng lớn nhất của ông là viết một bản Hiến pháp mới của Việt nam và được thông qua.
Tuy mới hành nghề luật sư ở Hà nội, nhưng Luật sư Luân đã nhận những vụ được coi là nhạy cảm, làm việc hết mình, không sợ hiểm nguy, một luật sư dấn thân hiếm có, phù hợp tố chất của môt nhà chính trị thế hệ mới.
31 tuổi bắt đầu sự nghiệp chính trị, không phải là trẻ trên thế giới. Tôi tin Luật sư Luân sẽ là một trong những đại diện cho một thế hệ mới dẫn dắt Việt nam chỉ sau mười năm nữa, nhưng trước mắt ông cần vượt qua thử thách này. Với phong cách lãng tử, nhiều tài lẻ trong thể thao, văn hoá lại hùng biện cả trong nói và viết, tự tin nhưng biết lắng nghe, ông có đủ khả năng thu hút phiếu của cử tri trong một cuộc bầu cử dân chủ, sôi động.
Chúng ta hãy ủng hộ luật sư Lê Văn Luân!
____

SƠ LƯỢC ỨNG VIÊN ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

11-2-2016
1. THÔNG TIN NHÂN THÂN
Họ tên: LÊ VĂN LUÂN. Giới tính: Nam
Sinh năm: 1985. Nơi sinh: Bắc Ninh.
2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
+ Năm 2003: Đạt giải 3 môn Hóa học cấp tỉnh.
+ Từ 2003 – 2004: Tôi học Khoa Dầu khí Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội.
+ Từ 2004 – 2006: Tôi thi đạt 28 điểm vào Đại học Bách khoa Hà Nội và thi tiếp để được vào lớp do Pháp tài trợ học. Đồng thời năm 2005 tôi thi vào học tại Đại học Xây dựng lớp Xây dựng Dân dụng và công nghiệp.
+ Từ 2006 – 2010: Tôi học Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Đạt nhiều học bổng khi học tại đây.
+ Năm 2013: Tôi thi đỗ và đứng trong tốp 10 người cao điểm nhất khu vực phía Bắc trong kỳ thi cấp chứng chỉ nghề luật sư quốc gia.
3. HÀNH NGHỀ
Tôi đã hành nghề ngay từ khi ra trường, năm 2010, và theo những vụ án tranh tụng trong tất cả các lĩnh vực: Dân sự, Hình sự, Hành chính, Lao động,…
Tôi đã phân tích, bình luận và viết rất nhiều bài luận khoa học về pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự và Hình sự, đặc biệt các lỗ hổng, sự mâu thuẫn, bất cập của các bộ luật, đạo luật hiện hành của Việt Nam. Có nhiều sáng kiến pháp lý như “Hợp đồng Điều đình”, đề xuất thêm 3 tội danh mới,…
Thành công vụ án theo thủ tục tái thẩm đầu tiên trong lịch sử tố tụng tại Hải Phòng cho hộ gia đình nghèo 13 con người.
Tham gia bào chữa một số vụ án cho người nghèo, có dấu hiệu oan sai như bà Vũ Thị Hải, cháu Đỗ Đăng Dư, bạn trẻ Nguyễn Viết Dũng, hoãn án tử tù cho Lê Văn Mạnh,… và nhiều vụ án khác.
4. VÀI ĐIỀU LIÊN QUAN
Tôi có đam mê về Toán học như một phần máu thịt của mình. Và đặc biệt đã theo đuổi giải một giả thuyết toán học lớn “không tồn tại số hoàn hảo lẻ” từ 10 năm trước và vừa rồi tôi đã gửi cho tạp chí toán học quốc tế “Annals of Mathematics”, tôi nhận được phản hồi rằng cần hoàn thiện một trường hợp nữa thì mới hoàn thành toàn bộ chứng minh của mình.
Tôi đã có một cuốn Tùy Bút “Cho Đời Lãng Quên”. Có một tập thơ “Ru Lại Đời Nghiêng”. Tôi cũng có khả năng vẽ và đã có một bộ sưu tập những bức tranh chân dung chì đen trắng của mình.
Tôi tự lập, tự kiếm tiền và tự học trong tất cả mọi lĩnh vực, tự nghiên cứu, dù trong hoàn cảnh khó khăn và nhiều khắc nghiệt. Tôi học và không bị chi phối bởi những chủ nghĩa giáo điều và những học thuyết sai lầm, mâu thuẫn trong những giảng đường mà tôi đã đi qua của đất nước này.
Tôi mong muốn được cống hiến và góp lấy một chút tri thức bé mọn của mình cho một xã hội tốt đẹp hơn, công bằng và dân chủ hơn, đặc biệt trong lĩnh vực lập pháp của quốc gia.
Tôi biết có nhiều người con nước Việt đã thành đạt, có tâm huyết và tài năng hơn tôi rất nhiều. Nên mong rằng họ hãy ra ứng cử để đóng góp cho sự văn minh, dân chủ và công bằng cho đất nước chúng ta.
____

TÔI CÓ MẶT Ở ĐÂY

LS Lê Văn Luân
9-2-2016
Ảnh: LS Lê Văn Luân
Tôi đến đây không vì vấn đề của tuổi tác già hay trẻ hoặc vì bất kỳ một điều gì khác của cá nhân, ngoại trừ thông tin nhân thân mà tôi bắt buộc phải cung cấp cho các vị.
Tôi có mặt ở đây cũng không phải để nói về những điều tốt đẹp hay những lời hứa hẹn với những điều sẽ hành động trong tương lai, bởi nói một cách không hề khiêm tốn thì đã có và sẽ có rất nhiều những người khác có khả năng làm tốt hơn về những lời hứa và vẽ ra những lời tốt đẹp đó hơn tôi.
Tôi đến đây không phải để nói về những điều tốt đẹp, mà tôi có mặt ở đây để ngăn chặn những điều xấu. Chắc hẳn là vậy, bởi cứ dọn sạch rác thì ắt nhiên môi trường sẽ trở nên trong lành, chứ ta không thể làm mọi thứ tốt lên mà làm ngơ cho những thứ ngược lại cứ hiển nhiên tồn tại và chen lấn trong nó.
Tôi có mặt ở đây không phải để lại tiếp tục nói về những điều viển vông, tiếp tục trả lời những câu hỏi làm thỏa mãn các vị trong phút chốc, mà hãy để sáu tháng nữa hoặc ít hơn, tôi sẽ quay lại đây để trực tiếp giải quyết những vấn đề một cách thiết thực khi tôi đã có chức phận của mình.
Tôi đến đây không phải để lại tiếp tục việc vẽ nên những hình ảnh mỹ miều, nói về những điều tốt đẹp sẽ làm. Vì đó không phải khả năng của tôi. Và cũng vì tôi không thể nói về một mâm cơm ngon lành đủ vị trong khi trong túi tôi còn chưa có một xu và chưa cả đi ra đến chợ mua đồ. Hãy thiết thực hơn, vì chúng ta không thể sống trong những lời hứa suông và trong những ảo tưởng nữa. Tôi đến đây để làm việc chứ không phải để gửi đi một vài thông điệp tốt đẹp rồi bỏ quên nó khi đã có đủ lá phiếu bầu của các vị mà hưởng bổng lộc để sống đời riêng mình.
Tôi đến đây, để nói về công việc của các vị, để giải quyết nó, nếu tôi được bầu, vì lúc đó tôi tin rằng mình đã đủ thẩm quyền thiết thực, hợp pháp và hành động đúng như tôi đã luôn nghĩ đến khi đứng ở đây. Vì có các vị mới có tôi ở vị trí đó để làm việc, và đại diện cho chính quý vị.
Tôi có mặt ở đây, để nhận trách nhiệm lớn lao với các vị, với các thế hệ tiếp sau của chúng ta, với các chính sách giáo dục, luật pháp, môi trường, an sinh, quyền sống an toàn về tính mạng và tài sản của tất cả mọi người.
Tôi có mặt ở đây, để làm việc và sẽ làm việc một cách nghiêm túc như chính công việc nhà mình và với trách nhiệm của một con người. Niềm tin chỉ có được qua kết quả của hành động chứ không phải bởi lời nói của người mà số phận chính trị của họ còn phụ thuộc vào các vị và vì thế mà chưa thể bắt đầu để nói về những viễn tưởng hoàn toàn có thể không xảy ra.
Tôi có mặt ở đây, là để cho các vị thấy được một con người thật tâm, trung thực, ngay thẳng và sẽ luôn như vậy dù ở bất kỳ cương vị nào, và vì thế nếu các vị tìm kiếm một người như vậy để đặt niềm tin thì hãy lựa chọn để thay đổi một điều gì đó tốt hơn lên cho chính các vị trong 5 năm tiếp theo. Và tôi sẽ chỉ chịu trách nhiệm với chính quý vị. Vì các vị trả lương cho tôi qua tiền thuế của mình, bầu cho tôi chứ không phải một ai khác. Thì không có lý do gì để tôi phụ bạc và bội tín với các vị. Nếu vậy, hãy bãi miễn tôi và thay thế bởi một người xứng đáng hơn.
Xin cảm ơn các vị, và dù thế nào, lựa chọn ai, hãy tin rằng mình đã luôn chọn lựa cho và làm một điều đúng đắn.
Luật sư Lê Luân.
(Bài nói dành cho các cử tri trong những buổi hiệp thương)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 10 tháng 2, 2016

Văn hóa Việt Nam không thể đi một mình một đường


 Bất cứ ai thuộc dân tộc nào cũng đều mong muốn được nói ra những suy nghĩ và nguyện vọng của mình. Hồ Chủ tịch đã từng có định nghĩa ngắn gọn, chân xác về dân chủ: “Dân chủ là để người dân được mở miệng ra mà nói!”.
Nhân loại có chung nhiều giá trị văn hóa phổ quát
Nghĩ đến nhan đề đó, tôi có đôi chút lăn tăn: Có phải mình đã cố tình định “tái phát minh ra cái xe đạp” trong khi  xe đó đã tồn tại từ hàng trăm năm nay? “Nhân loại có chung nhiều giá trị văn hóa phổ quát” là một thực tế hiển nhiên như 2x2 = 4, việc gì phải nhắc lại?
Nhưng mà, như bạn đọc sẽ thấy sau đây, có nhiều lý do để phải khẳng định lại điều đó.
Do tác động của những điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế khác nhau mà mỗi dân tộc đều ít nhiều có bản sắc văn hóa riêng. Điều này thể hiện dễ thấy nhất ở phong tục tập quán, lối sống và nếp sống.
Trang phục mỗi nước một khác. Có nơi quần quần áo áo, nơi chỉ cần mảnh vải quấn quanh thân. Không ít nước coi “miếng trầu là đầu câu chuyện”, trước đây răng đen tuyền hạt na đã từng là duyên dáng, cổ cao đeo hàng chục vòng bạc là mẫu mực nhan sắc.
Việt Nam, văn hóa, dân chủ, bản sắc, kinh tế, dân tộc
Đàn ông theo Hồi giáo có thể lấy nhiều vợ, trong khi nhiều nước nghiêm cấm đa thê. Có nước trọng sinh con trai “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, lại có nước sinh trai hay gái đều được quý như nhau.
Một số nước có tục dâng hương, bày mâm lễ thờ cúng tổ tiên, nhiều nước lại chỉ giữ kín trong lòng sự kính trọng ông bà. Văn hóa phương Đông đề cao phụ nữ giữ trinh tiết trước khi lấy chồng, trong khi đàn ông châu Âu lại không coi đó là tiêu chuẩn đạo đức cần thiết khi tìm bạn đời…
Thừa nhận sự khác biệt, đa dạng văn hóa của các dân tộc là yêu cầu của mọi xã hội văn minh. Tuy nhiên, điều đáng nói là có không ít lý luận gia, vì những lý do dường như ngoài văn hóa, đã “phóng đại” những nét đặc thù văn hóa, những điều kiện lịch sử riêng của dân tộc mình để  quay lưng với những giá trị văn hóa phổ quát của nhân loại?
Họ quên mất thực tế hiển nhiên là con người dù khác nhau về màu da, vóc dáng, gương mặt, ngôn ngữ, nếp sống… đều có chung là loài người, chung nụ cười  khi vui và nước mắt khi buồn. Nụ cười và nước mắt không cần ai phải dịch, và đó là cội nguồn của những điều chung. 
Hãy tỉnh táo để chọn đúng đường
Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9/1945 đã nhắc lại câu nói bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Cần nói thêm rằng “mọi người” ở đây là “mọi người của mọi dân tộc”.
Nhu cầu được hưởng những quyền cơ bản của con người là chung cho con người của mọi dân tộc.
Không một ai muốn mình bị coi thường, bị đánh giá bất bình đẳng. Không một ai muốn mình bị trói buộc, mất tự do thân thể và tự do tinh thần. Không một ai muốn mình bị ngăn trở, cấm đoán trong cuộc  hành trình mưu cầu hạnh phúc cho cá nhân và gia đình mình, cũng như cho cộng đồng.
Muốn vậy con người cần có quyền sở hữu tài sản, quyền sáng tạo và quyền tự do kinh doanh không trái pháp luật.
Bất cứ ai thuộc dân tộc nào cũng đều mong muốn được nói ra những suy nghĩ và nguyện vọng của mình. Hồ Chủ tịch đã từng có định nghĩa ngắn gọn, chân xác về dân chủ: “Dân chủ là để người dân được mở miệng ra mà nói!”.
Người của dân tộc nào thì cũng cần thừa nhận “bách nhân bách tính”, thừa nhận sự khác biệt tương đối trong suy nghĩ ở nhiều người, nhưng không hề vì thế mà khó chịu khi thấy ai đó nghĩ khác mình. Họ cần phải hiểu rằng nếu thấy người khác nghĩ khác mình thì khi đó chính mình cũng đã nghĩ không giống người khác! Càng không nên kiên trì ý định áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Chỉ có thể đạt tới sự đồng thuận thông qua tranh luận, thuyết phục nhau một cách có lý có tình.
Người ở bất cứ đâu thì cũng đều có thiên hướng được tụ hợp lại với nhau theo  sở thích và ý nguyện tương đồng, được tự do bày tỏ một cách ôn hòa tình cảm yêu ghét của mình mà không sợ bị coi là  “làm mất trật tự công cộng”.
Chọn được người lãnh đạo mạnh và sạch qua bầu cử dân chủ, công khai là nguyện vọng chính đáng của người dân trong bất kỳ mô hình chính trị nào. 
Tôi đã lược qua trên đây những ý nguyện chung cho con người ở mọi dân tộc. Đó chính là những giá trị phổ quát chung của toàn nhân loại mà chúng ta không thể nấp sau tấm bình phong “đặc thù” của văn hóa mỗi dân tộc mà phủ nhận chúng để rồi bị rơi vào tình trạng dường như là “bế quan tỏa cảng”, đi một mình một đường dẫn đến kết cục không ai mong chờ là tụt hậu và… tụt hậu.
Chúng ta hãy cùng tỉnh táo để lựa chọn con đường đúng đắn. Thời gian không chờ ai.
Phan Hồng Giang
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hãy thôi say sưa tự ca ngợi mình


 Không lấy gì làm lạ khi hội nhập diễn ra trước tiên là ở lĩnh vực kinh tế. Nhưng liền ngay sau đó, lĩnh vực văn hóa cũng bị cuốn vào. Ta dễ thấy ngay những phản ứng mang tính “tự vệ” của rất đông những người lo lắng cho số phận nền văn hóa dân tộc mình có thể bị thui chột. 
Từ khi các “xa lộ thông tin” băng thông rộng, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tuyến vận tải hàng không xuyên lục địa hình thành và liên kết với nhau ở mọi nơi trên thế giới, trái đất chúng ta bỗng biến thành một “ngôi làng” thực sự. Một trận động đất hay sóng thần ở Nhật Bản, một vụ xả súng giết người hàng loạt ở Paris nước Pháp cũng ngay lập tức khiến cả nhân loại bàng hoàng.
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã trở thành quá trình rộng khắp, không thể  một ai với ý muốn chủ quan, duy ý chí có thể ngăn chặn được. Không lấy gì làm lạ khi quá trình này diễn ra trước tiên là ở lĩnh vực kinh tế. Nhưng liền ngay sau đó, lĩnh vực văn hóa cũng bị cuốn vào quá trình này. Ta dễ thấy ngay những phản ứng mang tính “tự vệ” của rất đông những người lo lắng cho số phận nền văn hóa dân tộc mình có thể bị thui chột.
văn hóa, bản sắc, hội nhập, quốc tế, kinh tế
Ảnh: Daidoanket.vn
Không phải là không có lý khi nhiều người cao giọng cảnh báo về cuộc “xâm lăng văn hóa” bắt đầu từ những chiếc quần bò, áo phông, thức ăn nhanh McDonald và nước uống Coca Cola…đến các phim “bom tấn” của Hollywood. Người ta nhắc đi nhắc lại rằng “Để mất bản sắc văn hóa dân tộc là… mất hết”.
Đó chỉ mới là những biểu hiện bề ngoài  của văn hóa. Không thể coi nhẹ tác động của điều kiện kinh tế, “phong thổ”  địa lý… khi bàn chung đến văn hóa một dân tộc cụ thể nào đó, tuy nhiên  vẫn phải thừa nhận rằng chính những giá trị văn hóa tinh thần thể hiện qua các cách ứng xử giữa người với người mớí làm nên bản sắc văn hóa dân tộc ở chiều sâu xa nhất. 
Từ đây nổi lên vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc ta điểm mạnh, điểm yếu là thế nào?        
Với khuôn khổ giới hạn của một bài báo, tôi xin phép chỉ nhắc tới vài nét chính dưới góc nhìn  những con người của dân tộc ứng xử  văn hóa như thế nào.
Chúng ta thường quen nghe nói bản sắc văn hóa dân tộc ta là người Việt Nam có lòng yêu nước mạnh mẽ, dũng cảm quên mình để bảo vệ đất nước; cần cù, sáng tạo trong lao động; tính cộng đồng cao, đoàn kết tương thân tương ái; hiếu học tôn sư trọng đạo.
Tuy nhiên, như hai mặt của tấm huân chương, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, không khó để thấy những mặt trái của các đặc tính nêu trên. Chúng ta có thể bộc lộ rõ phẩm chất cao quý của lòng yêu nước trong những thời khắc hiểm nghèo khi bị xâm lược, nhưng đáng tiếc là nhiều khi lòng yêu nước ấy lại bị nhạt nhòa trong cuộc sống thường ngày.
Đã không ít người dân quên mất thể diện dân tộc, quên mất quốc sỉ khi chạy theo chèo kéo khách du lịch nước ngoài mua hàng, chặt chém, lừa đảo họ. Khi ra nước ngoài thì lại chen lấn xô đẩy, không chịu xếp hàng, nói cười hô hố nơi đông người, lấy thừa mứa thức ăn rồi bỏ dở, thậm chí còn dở thói tắt mắt trộm vặt ở các siêu thị, khiến nước chủ nhà phải treo những tấm bảng cảnh báo bằng tiếng Việt.
Chúng ta vẫn thường hài lòng và tự khen mình là “thông minh, cần cù, sáng tạo”, nhưng có mấy khi tự hỏi mình rằng ta đã có những phát minh, sáng chế gì đáng kể cho nhân loại hay chưa và vì sao từ xưa đến nay, ta vẫn nghèo nàn, lạc hậu, và cho đến nay vẫn chưa làm nổi một con ốc vít đạt chuẩn?!
“Tính cộng đồng đoàn kết” đã biến đi đâu khi không hiếm thấy ở nhiều thôn xã dòng họ này chèn ép dòng họ kia, tranh giành những chức quan nhỏ? Tình trạng đấu đá nội bộ ở nhiều cơ quan đã không còn hiếm gặp. Nhiều thương nhân thì tranh mua, tranh bán, tạo điều kiện cho thương lái nước ngoài đồng lòng ép giá…
“Tinh thần tương thân tương ái” lặn mất tăm khi người đi đường bỏ mặc ai đó bị tai nạn giao thông, hay nhào vô hôi của khi hàng hóa của ai đó bị vung vãi xuống đường!
Có đúng là chúng ta “hiếu học, tôn sư trọng đạo” hay không khi lún sâu vào cuộc chạy đua  nhồi nhét kiến thức nặng về lý thuyết?! Chúng ta học để thi, học để có bằng cấp mà lại coi nhẹ học làm người, học kỹ năng sống, học để có nghề nghiệp thiết thực.
Người lớn liệu có truyền “tinh thần hiếu học” sang con trẻ khi bắt chúng phải học thêm hết tuần này sang tháng khác, làm mất tuổi thơ lẽ ra phải rất tươi đẹp. “Tôn sư trọng đạo” ở đâu khi các bậc phụ huynh không dấu con trẻ những chiếc phong bì kính biếu thầy cô vào dịp lễ này, tết nọ để mong đánh đổi lấy sự ưu ái với con mình.
Xin lỗi bạn đọc khi có vẻ như tác giả đã hơi quá lời khi nói đến mặt trái. Nhưng quả thực đã cố gắng tự tiết chế mình vì dường như thực tế chung quanh, nhất là trong những năm gần đây, những vấn đề nêu trên ngày càng nhức nhối hơn thì phải.
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, thôi bài ca tự ca ngợi mình, bỏ thói quen say sưa tự nhìn ngắm mình, tự yêu mình thái quá của chàng Narcissus huyền thoại thời Hy Lạp cổ đại (xem chú thích), cùng nhau loại bỏ phần xấu, phát huy cái tốt đẹp trong con người Việt Nam để vững bước đi vào hội nhập văn hóa quốc tế.
Phan Hồng Giang
* Narcissus từ nhỏ đã rất khôi ngô, được người đời ca ngợi hết lời nên mắc thói kiêu căng. Một lần đi vào rừng, Echo đã rơi vào tình yêu với Narcissus ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Khi Narcissus phát hiện có người theo dõi mình, cất tiếng hỏi "ai đấy?". Vì mang trên mình lời nguyền của nữ thần Hera nên Echo chỉ có thể "nhại lại" câu hỏi của Narcissus. Cho rằng Echo trêu đùa, Narcissus thẳng thừng từ chối. Echo đã buồn bã nguyền rủa Narcissus.
Narcissus tiếp tục đi, tới khi gặp một hồ nước, cúi người uống một ngụm. Thật kỳ lạ, thứ nước ấy đã khiến Narcissus có… cảm tình với chính hình ảnh phản chiếu của mình, hệt như cái cách Echo phải lặp lại câu hỏi của anh trước đó.
Narcissus mê mẩn ngắm nhìn hình ảnh của mình trên mặt nước, cứ thế ngồi đó cho đến khi chết đi, hóa thành một bông hoa thủy tiên.
Câu chuyện là một bài học đáng giá: Narcissus đã phải nhận lấy kết quả của sự kiêu căng, hợm hĩnh về vẻ đẹp của mình. Trong khi đó, Echo cũng không có được tình yêu chỉ vì thói nói nhiều.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

VÀI CHUYỆN VỚI TÂN BÍ THƯ HÀ NỘI HOÀNG TRUNG HẢI


Nhà báo Mạnh Quân và Ông Hoàng Trung Hải.
Nhà báo Mạnh Quân
Quân Manh
Từ chiều nay, thấy các báo chính thống đã được phát các tin, bài về ông Hoàng Trung Hải chính thức nhậm chức Bí thư thành ủy Hà Nội, thực sự thấy cũng mừng. Dù rằng, lúc trước rất nhiệt tình cổ vũ anh Thăng về HN, bởi những lý do như đã nói, nhưng không phải anh Thăng, có ông Hải về HN, tôi không dám chắc là Hà Nội sẽ có những đột phá gì lớn về phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng…nhưng ít nhất Hà Nội sẽ không có những vụ chặt phá cây xanh vô lối, sẽ bớt đi những chuyện phụ huynh đạp đổ cổng trường để tranh suất học cho con, dẫm đạp, trèo cổng công viên, sẽ dần khắc phục tình trạng thiếu nước sạch, thừa nước bẩn…như 5 năm vừa rồi.

Cựu Phó thủ tướng là một phong cách khác, không giống như Tân bí thư thành ủy HCM Đinh La Thăng ở chỗ mạnh mẽ, quyết liệt, thấy ai phải trảm là trảm ngay, nhưng ai biết sâu ông HTH chút, đều dễ thấy ông rất thông minh, kiến thức về kinh tế, xã hội, môi trường sâu rộng (về kiến thức kinh tế tổng hợp, ông # thua chắc) và đường hướng chỉ đạo là bài bản, hệ thống, rõ nét…Ông không giỏi "chém gió", có vẻ không thích và không cần đưa ra những phát ngôn gây sốc, mị dân, không tranh thủ truyền thông như một vài nguoi l đạo khác. Chính phủ khóa nào cũng vài ba ông Phó Thủ tướng nhưng để có một Phó Thủ tướng tầm cỡ như ông, rất ít. Ông cũng là trong số rất ít người được lựa chọn, làm nhân sự bài bản. Nếu như không có một, hai chuyện “tế nhị”, rất khó nói ở đây, vị trí của ông HTH có lẽ đã không chỉ là Phó Thủ tướng hay bây giờ là bí thư HN Biểu tượng cảm xúc tongue.
Tôi có lẽ là một trong những PV phỏng vấn ông HTH nhiều nhất- từ hồi ông còn làm Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực VN (nay là tập đoàn), (khi đó anh Hoàng Quốc Vượng-nay là Thứ trưởng Bộ Công thương còn là trợ lý cho ông). Nhưng hồi đó ông còn rất thận trọng, hỏi rất khó. Đến khi lên làm Thứ trưởng Bộ Công thương, vẫn không phải dễ p vấn. Nhưng đến khi ông lên Phó Thủ tướng và cũng là đại biểu QH thì khác hẳn, cởi mở hơn rất nhiều và trả lời phỏng vấn đâu ra đấy, luôn giải đáp rất đầy đủ, sáng rõ mọi vấn đề báo chí muốn hỏi.
Tôi chắc là người được ông ưu ái trả lời nhiều nhất, gần như kỳ họp QH nào cũng p vấn 1 -2 lần, có thể cũng vì quen lâu rồi, và ông cũng biết tôi luôn chuẩn bị rất kỹ trước khi hỏi và thường đúng vào những vấn đề ông cũng đang phải xử lý. Tôi thường hay để dành một số câu chuyện “nóng”, tích lại từ 4-5 tháng giữa các kỳ Quốc hội như giá điện, giá xăng dầu, ô nhiễm môi trường….để hỏi ông và thường đến khi đó, sau khi ông trả lời, nhiều vấn đề mới sáng tỏ. Ví dụ như vụ lấp sông Đồng Nai, báo chí chiến đấu hàng bao nhiêu bài, cũng không rõ đâu là đúng, sai, nhưng khi ông trả lời thì rất rõ ràng, chỗ nào làm trái, khắc phục hậu quả thế nào ….
Theo dõi, đọc văn bản chỉ đạo hàng ngày của ông mà Tổ thông tin báo chí của C phủ gửi mỗi ngày, cũng thấy, khối lượng công việc phải xử lý của ông rất lớn nhưng cơ bản, việc nào ra việc đấy, và nhìn chung là ở các lĩnh vực ông phụ trách, tình hình qua các năm đều tốt lên. Có những ngành, nhìn bề ngoaif, dân tình kêu ca ỏm tỏi như ngành điện. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, ngành điện VN đã có những bước phát triển rất mạnh, có tính nền tảng, hệ thống như hiện nay (thừa điện, có nguồn dự phòng) và ông có vai trò rất lớn trong chỉ đạo. Một số lv khác cũng vậy. Và để làm được những điều này, với người thay thế vị trí ông ở khóa mới, trên Chính phủ là cả một thách thức rất lớn.
Cho nên, về mặt cá nhân, tôi đánh giá cao khả năng chỉ đạo, giải quyết công việc của ông. Về Hà Nội, công việc có lẽ không nhiều hơn thời gian ông làm Phó Thủ tướng, thậm chí ít hơn, nhưng tôi nghĩ, ông sẽ xử lý tốt, đồng bộ hơn các đời bí thư HN trước nhiều. Chúc ông thành công để Hà Nội ngày càng dễ thở, văn minh hơn. Nhưng cũng mong, ông cũng sẽ có sự quyết liệt, mạnh mẽ hơn trong xử lý những yếu kém tệ hại của Hà Nội, xử lý mạnh tay những chỗ, những người làm trái…chứ không để xuê xoa trách nhiệm như các vụ ô nhiễm môi trường ở Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, ở vụ Đồng Nai lấp sông trước đây…
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 8 tháng 2, 2016

GỬI BẠN THƠ


Chong đèn thức với sao đêm
Lật từng trang dõi từng tên vắn dài
Câu thơ người gẩy rõ tài
Trong là chữ bóc ra ngoài là nhân
Thương người mở rộng thiền tâm
Cây cầu bắc ngược bàn chân nguyện thề
Ga tàu làm cuộc tái tê
Trái tim thì rộng cơn mê thì dài
Niềm tin học đến trăm bài
Chữ ngờ năm rũa bẩy mài chưa xong
Bạc đầu còn gói niềm mong
Để cho lối thẳng đường cong khóc thầm
Mắt ơi nhìn mãi vẫn lầm
Đốt lên mới biết là trầm có hương
Ngẫm mà xót, nghĩ mà thương
Thí thân vào chốn văn chương mấy người ?
Sông Thao nước đục rõ mười
Mà nuôi nên cái nết cười...trăm quan.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nha tho va long trac an:


NGÀY TẾT GẶP NGƯỜI ĂN XIN Ở BỜ HỒ
Người ăn xin bế chặt đứa con đang say sưa giấc ngủ gục mặt xuống cái mũ đựng mấy đồng bạc lẻ
Những váy những đùi những giày những bốt vô tình, hờ hững bước qua
Chỉ có cái mũ rách ngửa mặt hứng lấy những đồng bạc lẻ rơi ra từ bàn tay bố thí nhẹ như hơi thở,
Thế cũng đủ làm ông gục mặt mấy lần cảm tạ sự ban ơn.
Số phận đặt bày quanh Hồ Gươm ngày đầu năm phới phới
Người người tung tẩy du xuân tiêu tiền như lá cỏ
Người ăn xin bòn mót sự hảo tâm hiếm hoi như như đợi tuyết xuống mùa hè.
Ông đến đây từ đâu?
Từ bệnh viện có người vợ ung thư đang cần tiền chữa trị?
Từ làng quê mấy năm lũ lụt, hạn hán mất mùa?
Từ tai nạn sập nhà, cây đè, đá lở... hóa thành tàn tật?
Từ những vụ án oan mà dốc túi chạy tiền xuôi ngược liên miên?
Cuộc mưu sinh với ông là hành trình khốc liệt
Tương lai mịt mờ biết trông cậy vào đâu?
Nhìn đứa trẻ vô tư còn nằm ngủ trong lòng người ăn xin làm sao để cậy nhờ???
Không có lối thoát nào cho ông dù đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập?
Cụ Rùa Hồ Gươm cũng hết linh thiêng nên đã về trời
Mặc cuộc đời còn đầy những số phận lắt lay!
******
( mùng 1 tết viết mấy dòng tâm sự không vui)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

8 nghề sẽ “tuyệt chủng” trong tương lai


Phần nhận xét hiển thị trên trang8 nghề sẽ "tuyệt chủng" trong tương lai
Sự phát triển của công nghệ có thể dẫn tới sự biến mất của một số ngành nghề trong tương lai.
Andrew McAfee, người đồng sáng lập Sáng kiến MIT về Kinh tế số, trong một buổi tọa đàm tại TED đã đưa ra một số nhận định về việc làm trong tương lai ở các nước phát triển. McAfee gợi ý rằng năng suất ngày càng tăng của các loại máy móc phức tạp và sức mạnh điện toán sẽ làm giảm giá thành sản phẩm đồng thời cắt giảm những công việc “vất vả”. Ira Wolfe, chủ tịch của công ty Giải pháp thực hiện thành công và chuyên gia về xu hướng lao động, ước tính rằng có đến 50% ngành nghề sẽ "tuyệt chủng" trong vòng 20 năm tới.
Kỹ sư dân dụng
Thomas Frey, nhà tương lai học cao cấp tại Viện DaVinci, tin rằng ngành công nghiệp năng lượng sẽ trải qua những thay đổi đáng kể để đáp ứng các vấn để về sức khỏe và môi trường. Trong một bài đăng ở blog cá nhân, Frey dự đoán lưới điện quốc gia sẽ chuyển sang các loại lưới siêu nhỏ để phục vụ cho các thành phố lớn và từng ngôi nhà. Đường dây điện và nhà máy than sẽ được thay thế bởi công nghệ sạch đồng thời vai trò của các kĩ sư dân dụng cũng như công nhân giao thông vận tải sẽ thay đổi.
Tin tốt là sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng, ban đầu sẽ đòi hỏi một loạt ngành nghề mới ra đời, ví dụ như công nhân lắp đặt, kỹsư có chuyên môn mới…
Người giao hàng và lái xe taxi
Việc giao hàng có thể sẽ sớm được thực hiện bằng máy bay hoặc xe hơi không người lái. Theo Wall Street, Amazon đang thử nghiệm dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái sau khi nhận được sự chấp thuận của Cục Hàng không Liên bang (FAA).
Frey cho rằng những chiếc xe hơi không người lái sẽ dần thay thế lái xe limo và taxi. Ông tin luật pháp của nước Mỹ sẽ đồng ý rằng những chiếc xe kiểu này là sự lựa chọn an toàn hơn. Trạm điều phối giao hàng, hệ thống giám sát giao thông, kĩ sư, các đội cấp cứu… có khả năng sẽ thay thế người giao hàng và lái xe taxi.
Một số giáo viên
Giáo viên không phải là ngành nghề sẽ biến mất trong 20 năm tới. Tuy nhiên việc giảng dạy trực tuyến đang tạo ra cuộc cách mạng về phương pháp dạy học. Viện Công nghệ Massachusett (MIT) gần đây đã mở hơn 2.000 lớp học trực tuyến và ghi nhận có hơn 130 triệu lượt tải về. Học viện Khan cũng tổ chức các khóa học tương tự với số lượt tải về vượt quá con số 100 triệu.
Theo Frey, trong tương lai, số lượng giáo viên và giáo sư sẽ giảm đi nhưng số lượng các huấn luyện viên, các nhà thiết kế khóa học và các trại học tập sẽ tăng lên.
Đại lý du lịch
Savvy – website cho phép bạn tự đặt chỗ cho kỳ nghỉ của mình, ví dụ như Kayak hay Airbnb, chủ yếu phục vụ người dùng điện thoại di động, những người ưa thích tốc độ nhanh chóng hơn là dịch vụ cá nhân từ phía các đại lý trực tiếp. Fast Company xếp các đại lý du lịch ở vị trí thứ 5 trong danh sách các công việc có nguy cơ bị đe dọa năm 2014. Trên blog cá nhân, người đồng sáng lập Staff.com, Rob Rawson cho rằng rất khó để các đại lý du lịch có thể cạnh tranh với các trang web cung cấp dịch vụ riêng biệt.
Một chiếc máy tính có thể giải quyết được nhu cầu của khách du lịch, giải đáp các câu hỏi thông qua website và cung cấp những lựa chọn rẻ nhất hoặc phù hợp nhất một cách nhanh hơn so với đại lý du lịch, đi kèm đó là chi phí thấp hơn. Rawson dự đoán các đại lý du lịch sẽ không còn cần thiết vào năm 2025.
Nhân viên kiểm soát không lưu và phi công
Nhà tương lai học, chiến lược gia và phi công John L. Petersen cho biết máy bay và tàu sân bay không người lái sẽ trở thành một phần của phi đội bay toàn cầu. Các tác nhân có trí thông minh nhân tạo sẽ tìm kiếm và thu thập thông tin về thời tiết và kế hoạch bay giống như những phi công truyền thống. Petersen cũng tiết lộ thêm rằng hải quân vẫn đang sử dụng máy bay không người lái xuất phát từ tàu sân bay, đồng thời máy bay trực thăng không người lái để vận chuyển hàng hóa cũng đang được đưa vào sử dụng tại Afghanistan.
Người giữ sổ sách và kế toán
Rawson cũng dự đoán rằng người giữ sổ sách và kế toán có thể sẽ biến mất vào năm 2028. Chris Thompson của Công ty kế toán Wellers cho biết, những con số người giữ sổ sách báo cáo chính là chìa khóa để đưa ra những quyết định mang tầm chiến lược. Phần mềm, chẳng hạn như QuickBooks, có thể nắm bắt và báo cáo dữ liệu theo thời gian thực. Đồng thời phần mềm trí tuệ nhân tạo, chẳng hạn như của Quill, có thể phân tích dữ liệu và các báo cáo bằng văn bản được tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau.
Biên phiên dịch viên
Các sắc thái khác nhau của ngôn ngữ khiến cho máy tính khó có thể phiên dịch một cách chính xác. Trong một bài báo gửi cho tờ BBC News, Kevin Rawlinson nhận thấy các ứng dụng ngôn ngữ khác nhau của Google chỉ hữu ích trong một số trường hợp, trên thực tế vẫn còn những tình huống chuyển ngữ rất vụng về.
Tuy nhiên theo tờ The Economist, trích dẫn từ hãng tư vấn Common Sense Advisory, doanh số của ngành công nghiệp biên dịch đang tiến sát mức 37 tỷ USD mỗi năm. Điều này ám chỉ rằng Google và các hãng công nghệ tiên phong khác vẫn sẽ tiếp tục cố gắng hoàn thiện công cụ của họ. Một ngày nào đó, rất có thể nhu cầu về phiên dịch sẽ biến mất.
Phóng viên báo giấy
Ngành nghề này nằm trong danh sách những công việc có nguy cơ bị biến mất được công bố năm 2014. Trích dẫn từ một báo cáo của NewspaperDeathWatch.com, Careercast dự đoán nhu cầu về phóng viên sẽ giảm 13% trong những năm tới do người tiêu dùng ưa thích đọc tin tức trực tuyến và các nhà quảng cáo ưu tiên khai thác các kênh trực tuyến hơn là ấn phẩm in.
Sa thải và nghỉ phép sẽ là kết quả tất yếu của việc giảm nguồn đầu tư từ các ngành công nghiệp quảng cáo. Các ứng dụng tin tức sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với người sử dụng điện thoại di động, những người có thể nắm bắt kịp thời các sự kiện hiện tại trong khi xếp hàng chờ đợi hay sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
@DoanhnhanSG