Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Quái quỷ và thằn lằn.. Chả biết "CLB Nhà báo trẻ" này là ai mà đa sự nhẩy?

Lá số tử vi của Đảng viên Nguyễn Công Khế

Nạn mê tín dị đoan từ lâu đã dai dẳng “ăn sâu, bám rễ” trong suy nghĩ của nhiều người dân Việt, trong đó có không ít cán bộ, đảng viên, mặc dù đây là điều cấm theo Điều lệ đảng. Thậm chí nhiều Đảng viên còn dùng tử vi để đưa ra quyết sách phản thầy hại bạn, đội trên đạp dưới nhằm thăng tiến trong danh vọng, tiền tài. Nguyễn Công Khế là một trong số đảng viên ấy nhưng khá khôn ngoan và kín tiếng…
Theo giấy tờ, đảng viên Nguyễn Công Khế sinh ngày 24/2/1954 (Giáp Ngọ), tướng tinh con ngựa. Sau khi có chút công danh, địa vị xã hội bỗng đâm ra ảnh hưởng sự mê tín từ một vị bề trên, chuyện này rất ít người biết. Trong cuộc đời Khế có 02 lần xem tử vi tối quan trọng vào các năm Nhâm Ngọ (2002) và Bính Tuất (2006), Khế đã dùng lời phán của vị “Quỷ cốc tử tiên sanh” làm kim chỉ nam, từ đó đã tạo được sự nghiệp chói lòa hôm nay. Khi đọc xong 02 quyển sổ “Tử vi đẩu số” của Khế, cảm nhận riêng của chúng tôi thấy khá… chính xác, nhất là lời thầy phán về định hướng tương lai và thời vận của Khế. Xin giới thiệu toàn văn kèm lời bình của CLB Nhà báo trẻ để quý độc giả thưởng lãm và cùng chúng tôi tham gia “luận giải”.
Đảng viên Nguyễn Công Khế trong một chuyến nghỉ dưỡng tại Tuần Châu

1- Sổ tử vi đẩu số năm Nhâm Ngọ (2002):

Ngày Nguyệt tận, tháng tám, năm Nhâm Ngọ  (tức ngày 7/10/2002), Khế được bề trên giới thiệu đến một vị thầy mang biệt danh “Quý cốc tử tiên sanh”. Thầy phán, vì năm tuổi nên phải “nghịch chuyển ngũ hành”(?!), đổi ngày, giờ sinh của Khế sớm hơn 02 ngày. Theo lời thầy, số Khế rất kỳ lạ, diễn tiến đẹp rực rỡ nhưng không vào một “cách” nào của tử vi. Một số ý nổi bật mà thầy định hướng cho tương lai của Khế:
  • Không có số làm lãnh tụ mà chỉ đóng vai trò làm quân sư, phò tá. Thành công trong những đại hạn đắc lợi, cùng minh chủ đăng quang, kề cận, cùng bàn bạc với nguyên thủ trong cơ chế tham chính không chính thức. Như “Chúa Trịnh” duy trì phủ chúa suốt 9 đời, dù vua “Lê” nhu nhược, nhưng quyết chẳng phế vương quyền, tranh ngôi tước vị.
  • Là lá số của một triết gia, một nhà mô phạm, thích cải cách nhưng không bao giờ nắm được quyền lực quyết định – “sanh bất phùng thời”. Để cuối cùng như một ẩn sĩ, vui cảnh an nhàn “tăng lưu tại dã” nhìn thời cuộc như mây bay, gió thoảng.
  • Thích cải cách nhưng cảm tính thái quá, nên lồng vào khuynh hướng cực đoan, độc tài, độc đoán, bất tuân phục nên chuốc lấy tai họa. Bất đắc chí chốn quan trường mấy bận lao đao…
  • Là một người không có số khởi xướng, cầm trịch nhạc trưởng - minh chủ. Nếu dựng cờ tiên phong là chuốc tai họa ngay. Chỉ nên là họa tiết lồng vào trong hoa văn lấp lánh, tô điểm thêm hào quang – “Y cẩm dạ hành” (áo gấm đi đêm).

Luận giải: Lời phán của thầy “Quỷ cốc tử” có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời Khế, có lẽ cũng là quyết định sáng suốt khi Khế tuân theo lá số, không trực tiếp làm chính trị mà chỉ “buôn vua” qua con đường “cơ chế tham chính không chính thức”. Nhờ việc mặc “y cẩm dạ hành, sánh vai cùng minh chủ” mà Khế có được quyền lực ngầm cực lớn, chạy chức chạy quyền cho nhiều quan chức, trong đó có nhiều vị tai to mặt lớn mà chúng ta không thể nghĩ tới và cũng chẳng “sờ” tới được.
Nguyên văn nội dung “Sổ tử vi đấu số” của Khế do thầy “Quỷ cốc tử” phán cho Khế năm Nhâm Ngọ (2012):
Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Nhâm Ngọ - 2002 (trang 1)

Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Nhâm Ngọ - 2002 (trang 2)
Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Nhâm Ngọ - 2002 (trang 3)
Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Nhâm Ngọ - 2002 (trang 4)

Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Nhâm Ngọ - 2002 (trang 5)
Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Nhâm Ngọ - 2002 (trang 6)

Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Nhâm Ngọ - 2002 (trang 7)
Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Nhâm Ngọ - 2002 (trang 8)

Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Nhâm Ngọ - 2002 (trang 9)
Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Nhâm Ngọ - 2002 (trang 10)
2- Sổ tử vi đẩu số năm Bính Tuất (2006) và dự đoán thời vận trọn đời của Khế

Đến năm 2006, Khế tiếp tục nghe thầy phán về lá số tử vi và xem thời vận trọn đời, một số lời phán của thầy:

-    Số Khế là người khá thông minh, lại có tánh nhân hậu, từ thiện, ham học, học khá, có thế chính nghĩa phụng sự, chắc chắn làm nên công danh hiển đạt, làm nên khá giả, giàu và được sống lâu và có số xuất ngoại.

-    Số Khế công danh may mắn, văn võ kiêm toàn. Nhưng văn chức hiển hách hơn võ chức, phú quý cao, có danh tiếng lừng lẫy.

-    Dù thường gặp cảnh túng thiếu nhưng có quý nhơn phò trợ, có máu đen đỏ. Được hưởng của tiền nhân để lại và có tài làm ra tiền nên sẽ khá giả, giàu có.

Về phần thời vận của Khế, đối chiếu với các mốc thời gian, CLB Nhà báo trẻ thấy lời thầy phán khá “chuẩn”:

-    Từ 16-25 tuổi: Việc học hành được tốt, sau đó có công danh, có tài lộc, thích sắc đẹp, ham chơi.

Luận giải: Đây là thời tuổi trẻ mà Khế thường tự hào nhất: “Là lãnh tụ trong phong trào học sinh, sinh viên Đà Nẵng, góp phần rất lớn trong công cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc, dù bị địch bắt, tra tấn giã man nhưng vẫn một lòng trung kiên, không khuất phục”.

-    Từ 26-30 tuổi: Gặp nghịch cảnh, bất mãn nhưng được nhiều người giúp đỡ,… có danh trong nghề nghiệp.

Luận giải: Thời điểm này Khế chuẩn bị được kết nạp vào Đảng thì bị tố cáo tư thông với địch trong thời gian bị bắt. Nhờ những lời xác nhận, bảo lãnh của những người đồng chí, đồng đội trong khoảng thời gian cùng bị giam cầm với Khế tại nhà giam Chí Hòa như Lê Văn Nuôi, Đặng Thanh Tịnh, Đoàn Khắc Xuyên và đặc biệt là Huỳnh Tấn Mẫm (Trưởng ban Mặt trận TW Đoàn, Thường trực Ủy ban TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) mà Khế thoát hiểm.

-    Từ 36-45 tuổi: Vận lận đận, phải chịu lép vế, thua thiệt người, tuy nhiên vẫn có tài lộc.

Luận giải: Giai đoạn này Khế đã truất phế sự nghiệp Huỳnh Tấn Mẫm bằng hành vi ti tiện nhất như độc giả đã biết, sau đó bị kỷ luật rồi leo lên phụ trách Tuần tin Thanh Niên, đổi tên thành Báo Thanh Niên và nhậm chức Tổng biên tập.

-    Từ 46-55 tuổi: Vận đắc thời, công danh phát đạt, hài lòng toại ý, được quý nhơn giúp đỡ, được tin cẩn, có uy quyền. Tiền bạc kiếm được dễ dàng, vận này xuất ngoại được.

Luận giải: Giai đoạn này Khế bắt đầu ở đỉnh cao sự nghiệp (Ủy viên Ban chấp hành TW Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam) và bắt đầu làm “kinh tế”.
  • Năm nay (2006): Đắc thời, công danh phát đạt, tiền bạc kiếm dễ dàng và nhiều.
Luận giải: Nhờ lời phán này mà Khế dùng pháp nhân Báo Thanh Niên để mở TNCorp và bắt đầu làm giàu, phất lên nhanh chóng nhờ những thủ đoạn mà độc giả đã rõ.
  • Năm 2007: Công danh may mắn, tình yêu hạnh phúc và có Hồng Đào - Long Hỷ, tiền bạc kiếm được nhiều vì có tử phủ chiếu về.
Luận giải: Nghe lời thầy, năm 2007 Khế gả con gái cho Nguyễn Tú (người Mỹ gốc Việt) và 2 năm sau mở văn phòng Mỹ cho con rể làm đại diện đồng thời đưa 2 con ruột xuất cảnh sinh sống ở xứ cờ hoa.
Nguyễn Công Khế và một số “quý nhơn” máu mặt trong đám cưới con gái năm 2007
  • Năm 2008: Bình an, yên ổn, thăng quan tiến chức, tài lộc kiếm được nhiều.
    Luận giải:  Năm 2008 Khế mở công ty CP BĐS Thanh Niên và công ty CP Cao ốc Thanh Niên. Chiếm đoạt dự án “Nhà ở cho cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Thanh Niên”, vơ vét được hàng trăm tỷ đồng trên xương máu đồng nghiệp.

    -    Từ 56-61 tuổi: Vận tốt đẹp, có danh chức, hay được quý nhơn giúp đỡ, tiền bạc khá nhiều, vận giàu có, tuy nhiên có bị hao mòn vài phần.

    Luận giải: Đây là giai đoạn từ 2010 đến nay, quả nhiên, Khế tiếp tục vơ vét được hàng trăm tỷ đồng từ các dự án truyền thông. Ngoài ra, được bề trên nâng đỡ thì tài sản hao mòn vài phần để hiếu kính thì cũng là điều dễ hiểu.

    -    Từ 66-75: Vận có sự nghịch ý và bất mãn. Vẫn có tài lộc, quay về tâm linh tu hành. Số chú thọ khoảng 73 tuổi, nếu tu nhân tích đức chú sẽ sống lâu hơn nhiều

    Luận giải: Đây là giai đoạn tương lai sau 5 năm nữa, nếu lời thầy phán tiếp tục chính xác, thì Khế sẽ quay về đời sống tâm linh tu hành để sám hối tội lỗi đã gây ra trong quãng đời phản thầy hại bạn, thượng đội hạ đạp. 

    Nguyên văn nội dung quyển “Sổ tử vi đấu số” của Khế năm Bính Tuất (2006):
    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 1)
    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 2)
    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 3)

    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 4)
    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 5)

    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 6)

    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 7)

    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 8)

    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 9)
    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 10)
    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 11)
    Sổ Tử vi đẩu số Nguyễn Công Khế năm Bính Tuất – 2006 (trang 12)
    Thực hiện những lời “Quỷ cốc tử tiên sanh” phán mà đảng viên Nguyễn Công Khế đã xây dựng nên cả một sự nghiệp vững chắc, bất chấp mọi thủ đoạn, xem nhẹ danh dự, chà đạp lên chính những người đồng đội đã từng kề vai sát cánh, giúp y leo lên đỉnh cao quyền lực. Ở cả 2 quyển “Tử vi đẩu số”, thầy đều nhấn mạnh câu “Đức năng thắng số”, nếu điều này đúng thì phần hậu vận của Khế sẽ vô cùng thê thảm khi chiếc mặt nạ thiên thần rơi xuống, lộ nguyên hình khuôn mặt loài linh cẩu, lãnh đủ mọi điều xỉ vả của người đời.

    Đón xem kỳ tiếp: Tư liệu MẬT | Nguyễn Công Khế đã trung kiên với Cách mạng như thế nào khi bị địch bắt năm 1972? 

    CLB Nhà báo trẻ

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Làng tôi không bóng tre..Nước mắt ơi..dầm bên bờ hè..

    Làng và nước mắt thời mở cửa
    Phạm Quang Long - Tôi nghe kể có chị sau vài năm gửi tiền về cho chồng con rồi tìm bến đỗ mới với những người khác, theo kiểu " thế là mợ nó đi tây" của Nguyễn Công Hoan. Có người bị cái thằng " hoàn cảnh" nó xô đẩy nên tiếng tăm đồn về nhà. Anh chồng nổi giận ném tất cả đồ đạc của vợ gửi về ra sân châm lửa đốt sạch và tuyên bố " không sống bằng tiền bán cái l. của vợ". Anh bắt chị phải bỏ dở hợp đồng, về nhưng chị không chịu, lại còn gia hạn nữa. Thế là anh chán nản, sa vào rượu chè, bỏ bê con cái. Con cái không có người chăm bỏ bê học hành, rồi thành lêu lổng. 


    Hình minh họa
    Làng tôi nhỏ như cái khoẳm bò nằm ôm lấy dòng sông Sinh thơ mộng. Tuổi thơ tôi đã gắn bó với làng tất cả mọi niềm vui và nỗi buồn. Tôi lớn lên, nhờ công ơn nuôi dạy của mẹ tôi là chính nhưng dân làng, cả họ hàng và người khác họ đã giúp chúng tôi rất nhiều, kể cả làm sao để sống lẫn làm cho hết những công việc của một gia đình chỉ có bà goá và những đứa trẻ như nhà tôi. Mẹ tôi đã hơn một lần nói rằng nếu không có bà con dân làng, không biết chúng tôi sẽ ra sao.

    Làng tôi nghèo, hồi cải cách ruộng đất chỉ có hai nhà địa chủ- nghĩa là mỗi nhà ấy chỉ có cái sân gạch, vài gian nhà tre với dăm mẫu ruộng. Cũng có cây mít, ao cá đấy nhưng chưa bao giờ tôi thấy những nhà đó là giàu có cả. Nếu so với bây giờ thì người làng tôi thành địa chủ gần hết làng rồi. Họ chỉ thua địa chủ kia mỗi khoản ruộng thôi chứ thóc và tiền, chắc địa chủ xưa không sánh được.

    Suốt những năm tuổi thơ cho đến khi rời làng đi học, tôi thấy không khí làng xóm quê tôi đầm ấm lắm. Cả làng chỉ có dăm sáu họ nhưng dù khác họ, cũng vẫn là bà con cả, không họ nội thì họ ngoại, hoặc là thông gia. Thành ra, khi mỗi nhà có việc gì là cả làng cùng đến giúp. Không kể chuyện vui hay chuyện buồn lớn như nhà nào chẳng may có cha già, mẹ héo, hay con cái lớn phải dựng vợ, gả chồng, dựng nhà, dựng cửa... là cả làng đến mỗi người một chân một tay hỗ trợ. Người mang cho mấy nón chè tươi, người giúp dăm bơ gạo...nói tóm lại, lúc nào không khí trong làng cũng vui. Tôi để ý suốt bao nhiêu năm, tôi không thấy có đám đánh nhau giữa những người lớn bao giờ, chỉ có trẻ con đánh nhau nhưng bất cứ người lớn nào trông thấy cũng can ra, phân giải phải trái đàng hoàng. Làng tôi an bình và hoà thuận dù nghèo. Chả thế mà tôi vẫn cứ đùa làng ta nghèo nhất xã, xã ta nghèo nhất huyện, huyện ra nghèo nhất tỉnh, tỉnh ta nghèo nhất miền Bắc. Nhưng làng tôi vui, đầm ấm. Mọi người dựa vào nhau, quan tâm đến nhau vừa như cái lẽ phải thông thường phải thế. Và nhường nhịn khi có sự bất hoà. Những ngày Tết nhất, tiếng cười nói, chào hỏi nhau, vui lắm. Nhìn rộng ra xã tôi, vùng tôi ở không khí cũng na ná như nhau cả. Cái thủa yên bình ấy, cứ nhạt dần và đến bây giờ thì tôi không còn thấy nữa. Quê tôi giàu lên nhưng những mất mát thì không gì bù đắp được, nhất là những nhạt nhoà về tình người và người ta trở nên thờ ơ với nhau hơn xưa. Bây giờ, khi nhà nào có việc, dân làng vẫn đến nhưng đó là theo những quy định đã thành văn, nó như nghĩa vụ bắt buộc và tôi đọc thấy trong tâm trạng mọi người là điều này đã như " khế ước xã hội", không làm không được chứ trong lòng không có cái tình cảm tự nhiện, nhi nhiên như xưa. Và nếu một nhà nào đó không " đạt chuẩn" thì sẽ có sự bàn tán, bình phẩm theo kiểu sòng phẳng chứ không phải là những lo lắng cho nhau, đầy sự sẻ chia như xưa nữa.

    Khi bước vào đổi mới, quê tôi có nhiều người đi các tỉnh phía Nam làm ăn và cũng có những người được nhà nước ưu tiên cho đi xuất khẩu lao động. Ở đâu đó người ta xuất khẩu cán bộ kỹ thuật nhưng quê tôi lạc hậu, nghèo, toàn xuất khẩu lao động giản đơn hoặc phụ nữ đi làm oshin thôi. Thôi thì cái số mình nó thế, đói bụng, đầu gối phải bò. Làm gì có lựa chọn khác. Bỏ chồng, bỏ con ở nhà, dấn thân vào cuộc sống mới cũng chả sung sướng gì đâu. Tôi cứ nhớ mãi một câu thơ của ông nhà thơ Nguyễn Duy, viết về cảnh ngộ chia tay của những cảnh ngộ như thế mà ứa nước mắt: " những cuộc chia ly toe toét cười". Ai cũng cười gượng cả. Chỉ để cho yên lòng nhau nên phải cố. Mà cố thì giả dối nên nụ cười ngày chia ly còn đau hơn những giọt nước mắt.

    Tôi về quê, nghe kể chuyện ở mấy xã gần làng tôi có một chị đi xuất khẩu lao động gửi tiền về cho chồng con, khá lắm, chị khác xây được cả nhà cho chồng không kém gì biệt thự ở thành phố. Người nhà tôi hỏi có quen ai không xin cho người này, người kia một suất. Tôi chỉ lắc đầu. Vì mình không quen đã đành, mà nếu có quen tôi cũng không làm. Tôi không biết ở những nơi họ đi làm thuê ấy thế nào chứ Nga, Hàn, Nhật tôi cũng đã từng qua, đã biết ít nhiều. Không có gì đảm bảo cho một tương lai " bền vững" cả.

    Và, những điều lo ngại của tôi đã xảy ra. Tôi nghe kể có chị sau vài năm gửi tiền về cho chồng con rồi tìm bến đỗ mới với những người khác, theo kiểu " thế là mợ nó đi tây" của Nguyễn Công Hoan. Có người bị cái thằng " hoàn cảnh" nó xô đẩy nên tiếng tăm đồn về nhà. Anh chồng nổi giận ném tất cả đồ đạc của vợ gửi về ra sân châm lửa đốt sạch và tuyên bố " không sống bằng tiền bán cái l. của vợ". Anh bắt chị phải bỏ dở hợp đồng, về nhưng chị không chịu, lại còn gia hạn nữa. Thế là anh chán nản, sa vào rượu chè, bỏ bê con cái. Con cái không có người chăm bỏ bê học hành, rồi thành lêu lổng. Có chị khổ hơn, tiền gửi về, chồng đem đi ăn chơi với bồ hết, ngày vợ về, chuyện vỡ lở, lại chia tay và tay trắng lại hoàn tay trắng nhưng nỗi khổ thì không biết bao nhiêu mà kể. Hơn chục người đi như vậy, chỉ có vài ba nhà không xảy ra chuyện to thôi chứ chuyện nhỏ nghe nói đều có cả.

    Ông anh họ tôi, ba đứa con nhưng lớn lên, chúng nó bồng bế nhau đi làm ăn xa cả. Nhà chỉ còn hai vợ chồng già lọ mọ trong cái nhà to đùng ( trước làm cho chúng nó ở, giờ càng vắng tợn). Rồi anh ốm, chị chăm. Ruộng nương cho người ta thuê rồi mình lại đi đong thóc ngoài chợ. Có lúc cả hai cùng ốm. Ai dậy được thì cơm cháo phục vụ người kia. Có hôm cả hai ốm quá, đến bữa đành hỏi nhau bà có dậy được không rồi nhìn nhau ứa nước mắt. Anh cười buồn, bảo tôi: " Nhà tôi còn đỡ đấy chú ạ. Chỉ có hai ông bà. Chứ có nhà, chúng nó quẳng con cái cho, không trông không được. Mà giờ nhiều khi trông không nổi, có chuyện gì xảy ra, lại khổ cả chùm". Xa hơn chút nữa, có đứa cháu, vợ con, nhà cửa đề huề, đi làm ăn xa. Rồi về bỏ vợ chả vì lý do gì ngoài chuyện, đi biền biệt, có bồ, rồi lỡ ra, có con, đành vứt bỏ vợ con, nhà cửa để đèo bòng. Nhà giờ đóng cửa để đấy, cứ như nhà hoang. Vợ con dắt díu nhau về ở với ông bà ngoại vì một mình mẹ nó cũng không nuôi nổi ba đứa đang tuổi lớn. Ông anh tôi bảo: " Đi cũng chết mà không đi cũng chết chú ạ. Ở nhà thì vài sào ruộng, làm chả đủ ăn. Mà đi thì cứ như đánh bạc ấy. Thôi thì đời cua cua máy, đời cáy cáy đào. Đánh liều với giời vậy thôi. Giá chịu khó ăn tiêu ít đi thì còn đỡ. Đằng này, người ta thế, mình cũng không khác được. Chả biết bao giờ mới hết cảnh này."

    Sắp Tết rồi, tôi lại chuẩn bị về quê chạp họ. Mọi năm, cứ độ rằm tháng Chạp, lũ cháu đi làm ăn xa cũng đến lúc phải lo về với bố mẹ chúng, chăm sóc mồ mả ông bà, tổ tiên, để sum họp. Nhưng, năm nào cũng vắng khoảng 1/3. Chả biết năm nay vắng bao nhiêu? Mà ngay mình đây, cũng chả biết còn về được bao nhiêu lần nữa? Không về, không được. Nhưng, về lại chứng kiến những nỗi buồn như thế, lại đâm nghĩ ngợi.

    19.12.2015
    Phạm Quang Long


    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Suy diễn từ một thằng ngu! ( Nếu là nói thực, không phải nói chơi, hay biếm, hài vv..)

    Tin HOT: ĐỀ NGHỊ KỶ LUẬT TÁC GIẢ BÀI "LÀNG QUAN HỌ QUÊ TÔI"


    Đề nghị kỷ luật các tác giả “Làng quan họ quê tôi”

    Nguyễn Quang 
    Báo Lao động 

    6:45 AM, 10/01/2016 

    Ấy là nghe đâu đã có đơn đề nghị Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam có hình thức “xử lý thích đáng”, “kiên quyết”, “không khoan nhượng”, “không có vùng cấm”, “dù người đó là ai”… và đặc biệt làm “đúng quy trình” đối với Nhà thơ Nguyễn Phan Hách và Nhà thơ, Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, tác giả của bài thơ và ca khúc nổi tiếng “Làng Quan họ quê tôi”.

    Số là theo đơn tố cáo, cách đây từ hơn 35 năm, khi đó, nền hành chính còn trong sạch, các cán bộ còn liêm chính thì với “âm mưu thâm độc”, hai ông đã bắt tay nhau viết bài hát "Làng Quan họ quê tôi".

    Mục đích của các ông là gì? Xin nói ngay, đó là các ông đã sáng tác và phổ biến một tư tưởng phong kiến “cha truyền, con nối”, “con vua thì lại làm vua…”. Trong khi, phải mất bao nhiêu máu xương và nước mắt, nhân dân ta mới thực hiện được, dù đang quá trình xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ văn minh”.

    Lĩnh hội tư tưởng của các ông, giờ đây cả nước đang dấy lên phong trào “cả làng làm quan, cả họ làm quan”.

    Không chỉ có thế, khi làm quan rồi, các ông còn tuyên truyền cho họ lối sống vui vẻ, đàn ca sáo nhị rộn ràng. Nào thì lập hội, lập hè hò hát, nào thì ngồi mạn thuyền trao duyên gửi phận trầu cau với cởi áo… để giờ đây, sinh ra hẳn một đội ngũ có lẽ không phải chỉ 30% “cắp ô” luôn lấy hò hát, vui chơi làm chính mà còn hơn thế nữa.

    Đây, “sản phẩm” của các ông ấy đây:
    (Xem ở đây)

    Và đây nữa:
    (Xem ở đây)

    Và lại đây nữa: (Xem ở đây)

    Nhưng mà thế này: (Xem ở đây)

    Vâng, “không hiếm” tức là nhiều, thậm chí còn… rất nhiều.

    Sau kiến nghị kỉ luật, đề nghị hai ông sáng tác tiếp ca khúc “Cả nhà ta cùng nhau lên quan – Vui vui lắm, gặp nhau là cười!”. 
    .
     

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Facebook cho người Việt xu thế báo chí hiện đại!



    FB Bổn Đình Nguyễn
    Mạng xã hội đã tác động mãnh mẽ lên báo chí kỷ nguyên internet, với các loại hình vượt thoát khỏi những định nghĩa về báo chí cũ như "tòa soạn", "nhà in", "tổng biên tập", "biên tập viên"...

    Hiện nay báo chí thế giới đã trở thành Cá nhân hóa, Đa nền tảng, Báo chí di động, Dữ liệu chiều sâu, Sáng tạo theo phong cách 3D, Hợp tác toàn cầu, và thậm chí hướng đến Trí tuệ nhân tạo.

    Vậy nhưng do bị kìm kẹp bởi Kiểm duyệt và chức năng tuyên truyền, các cơ quan báo chí có giấy phép tại VN như mắc trong cái vòng kim cô, muốn lắm mà không thoát ra được.

    Và điều tích cực, kỳ diệu tại một nước không có tự do báo chí là mạng xã hội đã cho phép công dân VN thành những Nhà báo tự do (nếu có chút dũng cảm và kỹ thuật) và độc giả tự do.

    Facebook đã làm cho việc Cá nhân hóa trở thành hiện thực với các ứng dụng hữu hiệu, giúp một tài khoản có thể trở thành một "tòa soạn", và nếu lướt qua các hình thái trên facebook tại VN, chúng ta có thể thấy tất cả hình thái báo chí, từ Chính trị, Văn hóa Xã hội. Từ Hàn lâm cho đến câu khách rẻ tiền.

    Người có tài và có tâm của VN trên facebook không thiếu. Vì vậy các hình thức như Báo chí di động, Dữ liệu chiều sâu, Sáng tạo theo phong cách 3D đã có mặt trên facebook tiếng Việt và lấn lướt hoàn toàn báo chí nhà nước, bởi nó được làm tin và đưa tin tính theo đơn vị giây của thời gian.

    Điều này khẳng định một dự báo: nếu không được Tự do báo chí, các cơ quan báo chí nhà nước sẽ sụp đổ, trước hết là lòng tin của người đọc, và nếu muốn cứu vãn doanh thu, họ chỉ có 1 cách là "lá cải hóa". Tờ Thanh Niên là một ví dụ!

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Ngành Hải quan: Vừa “thề” 100% không tham nhũng, đã có ngay cán bộ… bị bắt



    Ninh Giang
    VietTimes – Khi mà các bản nghị quyết trong đó cam kết 100% cán bộ, đảng viên ngành hải quan nói không với tham nhũng chưa ráo mực, thì ngay mới đây, một cán bộ ngành này đã bị bắt khẩn cấp vì… tham nhũng.

    Thực hiện Chỉ thị 01-CT/ĐU ngày 17-9-2015 của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tài chính về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng trong Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan, từ cuối tháng 11/2015, tất cả các Chi bộ, Đảng bộ trực thuộc Tổng cục này đã ban hành nghị quyết, trong đó cam kết 100% cán bộ, đảng viên nói không với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, không vi phạm kỷ luật lao động.

    Nhưng khi mà các bản nghị quyết vẫn chưa ráo mực, thì ngay mới đây, một cán bộ hải quan đã bị bắt khẩn cấp để điều tra hành vi… tham nhũng.

    Thông tin này được chính ông Hoàng Việt Cường, phó tổng cục trưởng Tổng cục hải quan kiêm phụ trách Cục Hải quan TP.HCM xác nhận vào chiều hôm qua, 09.01.2015.

    Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã bắt ông Nguyễn Tường Duy, cán bộ Đội kiểm soát hải quan (Đội chống buôn lậu), thuộc Cục Hải quan TP.HCM về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

    Quá trình khám xét nơi ở của ông Duy, cơ quan an ninh đã thu giữ nhiều phong bì nghi là tiền tiêu cực trị giá gần một tỷ đồng.

    Nên nhớ, Nguyễn Tường Duy chỉ là một cán bộ bình thường ở một đội kiếm soát thuộc Cục Hải quan TP. HCM.


    Xem thêm:
    “Đúng quy trình” dễ sợ!
    Cán bộ, công chức ít mua dâm nhất
    Tình người và khủng bố
    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

    Loa phóng thanh HQ phát tin gì về vợ Kim Jong Un sang Triều Tiên?


    Triển khai trở lại hệ thống loa phóng thanh ở biên giới liên Triều là động thái đáp trả đầu tiên của Hàn Quốc với việc Triều Tiên tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch. Hướng về phía Triều Tiên, Seoul cũng truyền đi thông tin về giá trị của các món đồ quần áo, túi xách của gia tộc nhà họ Kim. Theo Reuters, trên loa phóng thanh Hàn Quốc, một giọng nam nói: "Quần áo của Kim Jong Un và Ri Sol Ju (vợ của Kim Jong Un) có giá trị hàng chục nghìn USD mỗi bộ. Ví của bà ta cũng có có trị giá tới hàng nghìn USD".
    Cục Tâm lý chiến thuộc quân đội Hàn Quốc là nơi chịu trách nhiệm chuẩn bị nội dung cho các buổi phát sóng kéo dài 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày trên loa phóng thanh, bắt đầu từ ngày 8/1.

    Hệ thống loa phóng thanh của Hàn Quốc đã chỉ vụ thử hạt nhân "khiến Triều Tiên ngày càng cô lập và trở thành vùng đất chết", đồng thời nói rằng, chính sách nổi bật của Kim Jong Un về việc cùng nhau thúc đẩy kinh tế và năng lực hạt nhân "không có giá trị thực tế".

    Hướng về phía Triều Tiên, Seoul cũng truyền đi thông tin về giá trị của các món đồ quần áo, túi xách của gia tộc nhà họ Kim.

    Theo Reuters, trên loa phóng thanh Hàn Quốc, một giọng nam nói: "Quần áo của Kim Jong Un và Ri Sol Ju (vợ của Kim Jong Un) có giá trị hàng chục nghìn USD mỗi bộ. Ví của bà ta cũng có có trị giá tới hàng nghìn USD".

    Các tin tức và tình hình thời tiết trên khắp thế giới, xen kẽ cùng các bài hát K-Pop - trong đó có những ca khúc đình đám của nhóm nhạc Hàn Quốc Big Bang, cũng được đưa vào chương trình phát sóng.

    Cường độ âm thanh của hệ thống loa này to tới mức nó có thể truyền di xa tới 24 km vào ban đêm và 10 km vào ban ngày, đủ để cho cả binh sĩ và dân thường nước láng giềng nghe thấy.

    Về phần mình, phát biểu trước đám đông tại quảng trường Kim Nhật Thành, Bí thư đảng Lao Động Triều Tiên Kim Ki Nam đã cảnh báo rằng chiến dịch tuyên truyền chống Bình Nhưỡng của hệ thống loa phóng thanh Hàn Quốc đã đẩy bán đảo Triều Tiên tới "bờ vực chiến tranh".

    Ông này cho rằng, thực tế, Hàn Quốc đang ghen tị" với việc nước ông thử thành công bom nhiệt hạch.

    Hãng tin Hàn Quốc Yonhap cho hay, binh sĩ nước này gần 11 khu vực quanh hệ thống loa phóng thanh đang được đặt ở tình trạng báo động cao nhất, tên lửa, pháo binh và các loại vũ khí khác cũng đã đưa tới gần biên giới, đề phòng hành động của Triều Tiên.

    Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vẫn chưa chính thức xác nhận thông tin này.
    Thông tấn Triều Tiên tiết lộ nỗi sợ "vận mệnh bi thảm" của Kim Jong Un

    theo Trí Thức Trẻ

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    Cơ khổ dân ta ơi!

    Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện lớn và uy tín nhất Việt Nam

    Việc tuồn bán, gian dối, tái chế, tái sử dụng nhẫn tâm các loại rác thải y tế độc hại đã từng làm đau đầu nhiều nước trên thế giới.

    Hàng chục tấn rác thải y tế độc hại lẽ ra phải bị tiêu hủy theo đúng quy trình nghiêm ngặt tại những cơ sở được cấp phép lại đang được “âm thầm” sơ chế tại một trong những cơ sở khám - chữa bệnh lớn và uy tín nhất Việt Nam: Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
    Để rồi, những phế phẩm vô cùng nguy hại này được tái chế thành những sản phẩm nhựa tại những cơ sở sản xuất thủ công ngay ngoại thành Hà Nội, và rất có thể chúng trở thành những chiếc thìa nhựa, cốc nhựa mà người dân vẫn sử dụng hằng ngày. 
        Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện lớn và uy tín nhất Việt Nam - Ảnh 1
    Thay vì phải tiêu hủy, rác thải y tế độc hại được “âm thầm” phân loại ngay tại BV Bạch Mai (Hà Nội) để chuyển cho một đường dây thu gom.
    Việc tuồn bán, gian dối, tái chế, tái sử dụng nhẫn tâm các loại rác thải y tế độc hại đã từng làm đau đầu nhiều nước trên thế giới. Thảm họa này từng diễn ra ở VN và không ít lần đã bị dư luận cực lực lên án, chứ không phải đây là lần đầu nhóm PV chúng tôi “bắt tận tay day tận trán” được.
    Tuy nhiên, sự coi thường luật pháp, coi thường tính mạng con người, làm liều với các mầm độc (mà cả thế giới bắt buộc phải tiêu hủy theo quy trình nghiêm ngặt) đến mức này thì… đúng là quá sức tưởng tượng.
    Giữa lòng Hà Nội, trong một bệnh viện hàng đầu quốc gia, họ mua cả máy móc về, thuê nhân công, có “người trong cuộc” đứng ra quản lý, tổ chức cắt rửa dây và ống truyền dịch đỏ máu người bệnh, cắt và nghiền xilanh nhuốm máu và các mẫu bệnh phẩm có sức lây lan bệnh tật khủng khiếp.
    Sơ chế xong, họ bỏ vào bao tải, và xe tải của doanh nghiệp ở làng tái chế nhựa ra vào công khai “cẩu” hàng đi. Theo như nhân công đang tái chế rác thải y tế độc hại kể trên tiết lộ, thì thứ hàng kinh hãi và nguy hiểm kia đã và đang được tái chế thành ống hút, thìa nhựa, hộp sữa chua… và hàng nghìn sản phẩm quen thuộc, có sức đầu độc đông đảo người tiêu dùng.
    Tận mục “công xưởng tái chế rác thải độc hại”
    Sau thời gian dài chúng tôi tiến hành theo dõi, sự thật khó tin đã lộ ra. Phía sau lưng nhà xác, nhà tang lễ của Bệnh viện Bạch Mai, có một khu vực xử lý rác thải rất rộng rãi. Ở đó có các căn nhà nhỏ, có cả khu xử lý nước thải máy móc chạy ầm ầm.
    Đêm về, đứng bên ngoài nhìn vào, chúng tôi thấy cả khu vực tối om, chuột cống chạy qua chạy lại, chúng lục lọi các mẫu bệnh phẩm được đặt ơ hờ trong các túi nylon đính thương hiệu “Bệnh viện Bạch Mai”. Chuột to tày bắp chân rúc rích lạch xạch tha lôi rác y tế, bông băng sũng máu, chai lọ hóa chất thừa... Nơi đây đang ẩn chứa một “bí mật đau lòng” về rác thải độc hại.
    Đi qua sườn của nhà tang lễ, chúng tôi thấy một khu cổng sắt gỉ, khóa và xích cũng rỉ nát bẩn thỉu. Trên tầm cao độ 2 - 3m, có một tấm biển cũ, to đùng và… sai chính tả: “Khu thu gom lưu trữ sử (viết “s” thay vì “x”) lý chất thải tập chung (viết “ch” thay vì “tr”). Khu sử (viết “s” thay vì “x”) lý nước thải. Không nhiệm vụ miễn vào”. 
        Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện lớn và uy tín nhất Việt Nam - Ảnh 2
    Tấm biển sai chính tả.
        Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện lớn và uy tín nhất Việt Nam - Ảnh 3
    Bốn xe tải chở rác thải y tế độc hại “hiên ngang” ra khỏi BV Bạch Mai để tới các cơ sở tái chế.
    Đi sâu vào qua cổng khu lưu trữ và xử lý chất thải của BV Bạch Mai thì gặp những cái thùng màu vàng (rác thải độc hại) và màu đen (có biển cảnh báo khẩn cấp: “Chất thải y tế nguy hại, gây độc tế bào phóng xạ”). Chỗ nguy hại bậc nhất là căn phòng khá kiên cố, ở đó treo biển: “NHÀ LƯU GIỮ CHẤT THẢI NGUY HẠI”. Bên cạnh là khu vực có lẽ được tận dụng để tái chế, sơ chế, lôi ống dịch, xilanh vấy máu ra cọ rửa nghiền nát, đem bán tống bán tháo, nó vẫn được trưng tấm biển cũ: “NHÀ GIAO CA”. Ở đó có cả máy nghiền xilanh ra “miếng nhựa” rồi bỏ bao tải đem bán. Họ đầu tư rất quy mô, máy chạy ào ào, màu cũ bẩn, ghỉ sét.
    Theo đúng quy định, thì sau khi nhân viên được Bệnh viện thuê thu gom rác thải y tế, loại độc hại và loại không độc hại trong những cái túi và những cái thùng chứa rác có bánh lăn khác nhau, họ sẽ tập kết vào nơi tập trung, xử lý hoặc trung chuyển để đem đi tiêu hủy theo hợp đồng với các công ty có trách nhiệm và có công nghệ đặc biệt.
    Nhưng, căn phòng đầy bông băng, dây truyền dịch, kim tiêm và cái nào cũng có thuốc thang, hóa chất, đặc biệt là các ống máu có khi to bằng cổ tay, có nhiều ống dây truyền loằng ngoằng. Các kim tiêm nhọn hoắt cắm vào xi lanh đỏ máu thì dĩ nhiên ai trông cũng hãi hùng.
    Nhiều ống truyền, dây truyền từ khoa Thận nhân tạo (lọc máu, chạy thận) xuống, đỏ, tanh đến mức khủng khiếp. Những nhân viên ở đây vẫn bình thản mở nắp các thùng rác thải y tế độc hại màu vàng mà họ biết rất rõ là cái gì. Họ bới tung nó lên, bông băng, kim tiêm vứt ra một cái khay to bằng nửa cái giường cá nhân, họ chọn riêng ống truyền dịch, dây truyền bằng nhựa ra. Họ cắt nhỏ các dây truyền ống truyền, rồi xả nước rửa bỏ máu mủ.
    Cắt bỏ các nút và khớp nối nhựa ra. Cắt để phân loại nhựa, nhựa trắng và nhựa màu, nhựa cứng và nhựa mềm, theo yêu cầu của đối tác mua hàng thường xuyên bằng xe tải. Đến lượt xi lanh, họ nhổ bỏ mũi tiêm sắt nhọn hoắt, cho tất cả vào máy nghiền, máy nổ đinh tai nhức óc, xi lanh cứng quèo vỡ vụn thành hạt như đỗ xanh màu trắng ngà. Xi lanh có cái đầu pít tông màu đen. Họ cứ nghiền tất rồi tìm cách lọc riêng nhựa trắng và nhựa đen riêng ra. Nước thải mà họ xả ra thì chắc chắn là… nhắm mắt cũng biết rất kinh hoàng.
    Sự thật kinh hãi
    Trong lần đầu chúng tôi xâm nhập bí mật khu vực này, có một nam nhân viên đang xịt rửa xe rác đuổi quầy quậy chúng tôi ra, dù chúng tôi vào vai học tập kinh nghiệm xử lý rác và giới thiệu “đã được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn” (sau thời gian nghiên cứu, chúng tôi phát hiện ra kẽ hở nhỏ xíu đó trong quản lý người “thực tập” ở đây có thể giúp các PV đột nhập được).
    Giữa lúc đó, hai xe tải chở nhựa phế thải, nhựa sơ chế về Hưng Yên tái chế. Trong ngôi nhà “Lưu giữ chất thải nguy hại” có 2 người đang mở nắp các xe rác màu vàng (rác thải nguy hại) ra để chọn lựa, phân loại, rửa ráy, xay nghiền. Một phụ nữ, nghe nói là cán bộ y tế về nghỉ chế độ đang cắt từng ống truyền dịch, dây truyền ra thành từng khúc.
    Chị ngồi trên cái ghế con, ngồi xổm bệt ở một khu vực được thiết kế như sân giếng để rửa ráy. Ở đó có một cái bồn nhựa màu xanh, có rãnh thoát nước, có ca nhựa, dao, kéo. Bên cạnh bồn rửa là các tấm biển cảnh báo ai nhìn cũng sợ “Hóa chất thải có chứa thành phần nguy hại”, “Dược phẩm gây hại tế bào”, với xe chứa rác được cảnh báo nhiễm khuẩn tế bào hoặc phóng xạ, với la liệt trong nhà ngoài sân là xe chứa rác thải độc hại màu vàng. 
        Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện lớn và uy tín nhất Việt Nam - Ảnh 4
    Sau khi rời BV Bạch Mai, 4 xe tải tập trung về làng Khoai, thôn Minh Khai.
    Một nhân viên nam trẻ hơn tên T cho biết là mình làm kiểu “hợp đồng” với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của BV Bạch Mai để tái chế kiếm thêm thu nhập (?).
    Đeo găng tay, anh này vừa nhặt kim tiêm ném vào một sàn sắt, nhặt bông băng đầy xú uế sau sử dụng ném vào cái túi ở bên cạnh hông, nhặt dây truyền ống truyền nhựa ném cho chị trung niên tên là H kia cắt gọt. Chúng tôi hỏi sao phải cắt, họ bảo cắt thì mới dốc được hết máu mủ ra khỏi dây. Và, phải cắt, phá vỡ, nghiền nát thì mới kết thúc hình dáng rác hải y tế độc hại của nó, tránh cơ quan chức năng “tóm cổ”… 
    Trò chuyện với “người trong cuộc”
    Với mong muốn tìm ra sự thật nào đó đằng sau việc “sơ chế” rác thải với máy nghiền quy mô suốt nhiều năm, với các công đoạn răm rắp khép kín chặt chẽ đến khó tưởng tượng, ở ngay trong Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đã tìm cách tiếp cận chính những người trong cuộc để nghe họ tâm sự.
    Tại sao rác thải y tế độc hại khủng khiếp, rợn tóc gáy với máu người trong xi lanh, ống - dây truyền dịch, bông gạc đã sử dụng, hóa chất dược phẩm nguy hiểm kia lại có thể được “xử lý” thô sơ, đơn giản, luộm thuộm, vô trách nhiệm đến như vậy? Tiền vào túi ai, còn hiểm họa chết người thì cộng đồng gánh chịu. Câu trả lời có thể sẽ có ở các đoạn phỏng vấn được ghi âm, ghi hình dưới đây:
    Cái này (ống truyền dịch đầy máu, dài ngoằng) sao phải cắt ra thế chị?
    - Nhân viên nữ: Cắt hết cả những cái chốt này ra. Bỏ vào thùng javen đây này. Cắt khoảng 40 phân. Cắt ra rồi nó còn cái gì đâu, ngâm javen là nó trắng tinh ngay mà. Xong rồi vớt ra, để ráo, cho vào bao, đóng lại, cân lên, xong có người đến mua.
    Chai truyền này thì không lấy, không ngâm à?
    - Nhân viên nữ: Có lấy chứ, chai truyền để dồn đấy cho vào bao. Xong cứ thế cân không. Chỉ có cắt cái nước đi thôi, rồi cho vào bao. Còn ống truyền, cả bọng đái các thứ là cắt hết. Cắt xong cho vào ngâm.
    Người ta mua về làm gì ạ?
    - Nhân viên nữ:: Người ta đem về làm dép, làm muôi, thìa nhựa mà mình vẫn dùng khi ăn uống đấy. Những cái này (ống truyền dịch) quá đẹp. Nhựa này tốt cực kì. Mấy cái dây truyền trắng tinh đấy, nó là nhựa TP. Chỗ mua về chủ yếu là công ty nhựa thôi.
    Tức là họ thua mua nhựa của mình rồi về tái chế lại?
    - Nhân viên nam: Đúng.
    Chứ không phải là họ xử lý rác thải?
    - Nhân viên nam: Không, rác thải khác thì là công ty môi trường xử lý. Họ ký hợp đồng với bệnh viện chứ không ký trực tiếp với các khoa. Công ty môi trường thì tôi không liên hệ, chỉ liên hệ với những người thu gom nhựa (ống truyền, xi lanh) kia thôi.
    Tức là với rác thải là nhựa như ống truyền thì xử lý chính vẫn ở đây?
    - Nhân viên nam: Vẫn ở đây. Họ đến cân (mua), họ đem về, lại khử khuẩn theo cách của nó. Nó lọc, phân loại, chai cồn, chai nước muối, chai nhựa mềm, nhựa cứng, nhựa màu… Nhựa đấy đem về tái chế, nấu thành nhựa hạt, xuất đi các doanh nghiệp, muốn làm gì thì làm.
    Những chai, lọ thủy tinh thì làm thế nào?
    - Nhân viên nam: Chất thải rắn đấy thì chủ yếu do Cty Urenco 10 xử lý, chúng tôi chỉ tận dụng những cái có khả năng tái chế thôi.
    Còn những cái chốt cắt ra từ ống truyền thì để làm gì?
    - Nhân viên nữ: Vứt đi chứ làm gì? Nó không mua cái này. Đây là nhựa cứng.
    - Nhân viên nam: Vẫn có những cơ sở tư nhân họ thu mua đấy.
    Rác thải y tế ở đây một ngày có nhiều không?
    - Nhân viên nam: Ở đây, bình thường cái rác vàng, tức là rác thải lây nhiễm, thì mỗi ngày ngày cỡ 1 tấn rưỡi. Chưa tính chai truyền với các thứ linh tinh, chủ yếu toàn bơm tiêm. Bơm tiêm mình lọc ra, dây truyền cũng lọc ra. Những cái đó mình tôi với bà H (nhân viên nữ) làm hết… Nếu chỉ tính bơm tiêm thì một ngày phải đến cả tạ, dây truyền dịch thì 50kg.
    Ngày nào chị cũng xử lý những ống truyền dịch đầy máu me thế này?
    - Nhân viên nữ: Ngày nào cũng xử lý, quen rồi. Tôi làm lâu rồi, mười mấy năm nay rồi.
    Dây truyền dịch thì cắt, ống tiêm thì xử lý thế nào hả anh?
    - Nhân viên nam: Phải xay để đãi, cho nó hết những cái đầu cao su đen đen đi. Xay để 1 là gọn, đỡ chật kho. 2 là khách hàng yêu cầu. Nếu không xay thì chở mất 3 ôtô, xay thì chỉ mất 1 ô tô thôi. Toàn bơm tiêm không gì khác, đây toàn bơm tiêm đã làm biến dạng. Ống tiêm thì khi mình xay, ngâm javen khử khuẩn xong thì nhìn cái nhựa nó trắng muốt.
    Cũng như cái dây của bà H, cắt ra ngâm giaven, chiều vớt lên là nó trắng. Mình mà không làm thế là nó hôi hám, bốc mùi, vi khuẩn nhiều. Như bơm tiêm của anh là phải hấp diệt khuẩn, nó an toàn (!?). Nhưng ra môi trường thì “bọn” cảnh sát môi trường nó túm được nó phạt ngay. Xay ống tiêm với cắt ống truyền cái chính là để làm biến dạng nó đi, chứ để nguyên, ra ngoài người ta bắt được thì phạt chết. 
    * Title đã được thay đổi
    Theo Lao Động
    Nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/su-that-kinh-hoang-ben-trong-benh-vien-lon-va-uy-tin-nhat-viet-nam-a222932.html 

    Phần nhận xét hiển thị trên trang