Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Cuối năm sao mà lắm tin buồn??

DỰ BÁO "VỠ" NGÂN SÁCH NHIỀU ĐỊA PHƯƠNG

Ngăn “vỡ” ngân sách địa phương: 
Giải quyết nợ nần trước, xây dựng mới sau
 
Thông Chí
TP. Cà Mau hiện đang còn nợ tới 60,9 tỉ đồng các khoản như xây dựng cơ bản, bảo hiểm...

Như phản ứng dây chuyền, trong lúc Thành ủy Bạc Liêu, TP. Cà Mau “vỡ” ngân sách và chỉ mới được khắc phục, hàng loạt các tỉnh, thành khác lại kêu khó cân đối ngân sách địa phương và muốn giữ lại một phần các khoản thu ngân sách.

Tỉnh nào cũng xin

Thực tế ngân sách địa phương khó khăn là vấn đề đặt ra từ lâu tuy nhiên chưa năm nào lại xảy ra tình trạng gay gắt và khốc liệt như năm 2015. Nói là gay gắt và khốc liệt là bởi trong những tháng cuối năm 2015 liên tiếp xuất hiện các tỉnh thành không còn tiền để tiêu. Đầu tiên là thông tin Thành uỷ Bạc Liêu gặp khó về ngân sách, kinh phí chỉ còn đủ để trả tiền điện và lương đến hết tháng 11.2015. Còn TP. Cà Mau cũng bị nêu tên nợ nần khi còn nợ tới 60,9 tỉ đồng các khoản như xây dựng cơ bản, bảo hiểm, môi trường, nợ cả tiền điện chiếu sáng đô thị. Đây chỉ là hai địa phương điển hình, ngoài ra còn hàng loạt các địa phương khác cũng để xảy ra tình trạng nhân viên làm việc không lương vì thu không đủ chi.

Còn tại hội nghị trực tuyến ngành tài chính với các địa phương mới đây, lãnh đạo nhiều địa phương lại kêu khó về chi tiêu và muốn giữ lại một phần ngân sách nộp về T.Ư. Đại diện UBND TPHCM cho biết thành phố năm nay vượt thu nhưng nhiệm vụ chi cũng quá nhiều, trong khi lại phải điều tiết về ngân sách T.Ư lớn. “Đối với Quỹ bảo trì đường bộ, theo quy định hiện hành, phí thu được từ ôtô phân chia cho T.Ư 65%, địa phương giữ lại 35%. Từ năm 2013 - 2015, TPHCM thu được 2.733 tỉ đồng, nếu để lại 35% được khoảng 956 tỉ đồng, nhưng thực tế chỉ được nhận hơn 151 tỉ đồng, không đủ để duy tu, bảo dưỡng đường bộ trên địa bàn” - đại diện TPHCM nêu thực trạng. Còn đại diện tỉnh Đắc Lắc thì cho rằng năm 2015, tỉnh bị hụt thu 781 tỉ đồng do thực hiện chính sách miễn giảm 100% thuế GTGT cho nông sản. T.Ư ứng 600 tỉ đồng để bù đắp và tỉnh đã phân bổ chi 362 tỉ đồng. “Còn 248 tỉ đồng tỉnh xin được giữ lại do ngân sách rất khó khăn, toàn tỉnh chỉ dựa vào các cây chủ lực như càphê, caosu nhưng năm qua cả giá và sản lượng sụt giảm mạnh”.

Ngoài TPHCM và Đắc Lắc, danh sách các tỉnh xin thêm ngân sách còn kéo dài với cả những tỉnh thành có mặt bằng kinh tế khá, là đầu tàu phát triển kinh tế vùng như Lạng Sơn, Đà Nẵng, Đồng Nai.

Tiết kiệm, giải quyết nợ trước!

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng năm 2015, chi ngân sách vẫn quá lớn, mức bội chi lên tới 226.000 tỉ đồng, tương đương 5% GDP. Người cầm tay hòm chìa khóa quốc gia nhận xét nhiều địa phương tăng thu, tiết kiệm chi nhưng cũng có không ít địa phương chi tiêu còn lãng phí, dàn trải, kỷ luật tài chính không nghiêm.

Về việc hàng loạt các địa phương kêu ngân sách khó, ông Võ Thành Hưng - Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính) - cho rằng tình trạng này có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân. Một là do số thu thực tế của địa phương có thể thấp hơn dự kiến ở một số khoản. Hai là do chi vượt quá dự toán được giao. Việc phân bổ ngân sách phải đảm bảo trước hết dành cho con người và nhiệm vụ không thể không chi. Tuy nhiên, trong quá trình điều hành, có thể do thực tế phát sinh cấp bách hoặc phát sinh thêm việc ngoài dự kiến khiến các đơn vị không thể tự sắp xếp được.

Nói đến giải pháp để năm 2016 tránh tình trạng “vỡ ngân sách” tại các địa phương, ông Hưng cho rằng các địa phương khi cân đối dự toán phải dành nguồn lực trước tiên giải quyết nợ nần, sau đó mới dành chi nhiệm vụ khác như xây dựng công trình mới. “Chúng tôi đã tham mưu cho Bộ Tài chính có văn bản nhắc nhở các địa phương để triển khai nghiêm chỉ thị của Thủ tướng. Văn bản nhấn mạnh yêu cầu thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính. Theo đó, nếu cân đối thu chi khó khăn, các địa phương phải rà soát, dãn, giảm các nhiệm vụ chưa thực sự cần thiết. Ngoài ra, với một số khoản thu gắn với nhiệm vụ chi cụ thể thì địa phương trong điều hành phải dựa trên cơ sở dự toán được giao” - ông Hưng nói.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thôi anh về đi..quỳ mãi đấy làm gì.. ?


Thanh niên quỳ trước cổng VTV 
xin làm nhân viên bán hàng

Người Lao động
05/01/2016 14:56

(NLĐO)- Trưa nay 5-1, không xa trước cổng Đài truyền hình Việt Nam (VTV) ở Hà Nội, nhiều người dân xúm lại xem 1 thanh niên quỳ với tấm biểu ngữ xin được làm nhân viên bán hàng.

 
Nguyễn Việt Hải quỳ trước cổng Đài truyền hình với tấm biểu ngữ xin việc

Trưa nay 5-1, ngay trên con đường ra vào cổng Đài truyền hình Việt Nam (VTV, tại số 41 Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội), nhiều người dân xúm lại xem một thanh niên quỳ với tấm biểu ngữ xin việc, trên đó viết: "Tôi ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Xin làm ơn hãy cho tôi có việc làm là nhân viên bán hàng. Mong nhà tuyển dụng giúp đỡ tôi".


Thanh niên này quỳ giữa đường trông khá to béo, quần âu, áo sơ-mi trắng, thắt cà-vạt, cạnh đó là chiếc xe đạp và một túi xách, bên trong có nhiều hồ sơ xin việc .

Khi được hỏi và xem qua hồ sơ, được biết anh tên là Nguyễn Việt Hải (SN 1993, ở xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Nói chuyện với phóng viên Báo Người Lao Động, người thanh niên tên Hải khóc lóc không thành tiếng, phải động viên mới bình tĩnh kể. Anh Hải cho biết mới học đến lớp 6 thì bỏ học, ở nhà chơi.

Bố thì chạy xe ôm, mẹ thì làm nông nghiệp nên gia đình cũng khó khăn. “Giờ em không muốn ăn bám bố mẹ nữa nhưng đi xin việc thì không ai nhận. Ở huyện em chỗ nào cũng đòi phải có bằng cấp. Em sang Hà Nội đi xin các trung tâm thương mại để bán hàng song chỗ nào cũng đòi phải có bằng cấp. Ngay cả các hiệu nhỏ cũng đòi bằng cấp” - Hải nói.

Trả lời câu hỏi “Tại sao không đi làm công nhân?”, Hải gục đầu nói: “Công nhân cũng đòi bằng cấp luôn!”.

Khuôn mặt đau khổ của Hải

Mãi không xin được việc, không nghĩ được cách gì, Hải bèn viết tấm biển với hy vọng có người giúp đỡ mình.

Nguyễn Việt Hải cho biết từ sáng sớm 5-1 Hải chuẩn bị giấy bút, ghi rõ vào tấm biển rồi đạp xe sang Hà Nội và chọn Đài truyền hình Việt Nam làm nơi để thể hiện mong muốn xin việc của mình vì cho rằng đây là nơi nhiều người qua lại.

Giấy tờ hồ sơ xin việc của Nguyễn Việt Hải

Kiểm tra hồ sơ của Hải, trong đơn có xác nhận của công an xã Cổ Bi cho thấy Hải không có tiền án, tiền sự gì. Hải cũng có cả giấy khám sức khoẻ, chứng nhận hoàn toàn bình thường, đủ sức khoẻ làm việc.

Khi bày tỏ muốn giúp Hải ăn trưa thì Hải kiên quyết không nhận và nói: “Em không cần tiền, chỉ cần việc làm thôi! Xin hãy giúp em!”.

Việc này đã khiến rất nhiều người thấy thương cảm với Hải, lấy số điện thoại của người thanh niên để tìm cách giúp đỡ. Một số cũng khuyên nên về nhà để hỗ trợ mẹ làm nông nghiệp.

Tin-ảnh: N.Quyết
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Rất rất cẩn thận các pác ạ!

LẦN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA ĐẢNG CSVN

Dàn xe chống khủng bố 
tham gia bảo vệ Đại hội Đảng


Tiền Phong
14:35 ngày 05 tháng 01 năm 2016
Lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ Đại hội đảng CSVN, vấn đề bảo vệ ĐH đảng được đặt ra rất ngiêm trọng. Đây là một kỷ lục thế giới của một đại hội đảng cầm quyền..
Trong các khí tài tham gia bảo vệ Đại hội Đảng XII diễn ra tại Hà Nội cuối tháng 1 này, có rất nhiều thiết bị tối tân được trang bị cho ngành Công an.

 
Sáng 5/1, tại quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), Bộ Công an tổ chức sơ duyệt phương án bảo vệ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

 
Buổi sơ duyệt có khoảng 5.200 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang,125 ôtô, môtô đặc chủng và trực thăng, khoảng 100 ôtô chở quân của nhiều đơn vị vũ trang khác nhau trong ngành Công an cùng sự phối hợp của Bộ Tư lệnh Thủ đô.

 
Xe bọc thép Hummer H2 trang bị trung liên PKM 7,62mm được lực lượng công an sử dụng trong các nhiệm vụ đặc biệt như tại Đại hội Đảng lần này.

 
Dàn xe bộ binh bánh lốp (BTR - 60PB) của Bộ Tư lệnh Thủ đô. Hỏa lực mạnh 
cộng với tính cơ động cao nên xe có thể chở bộ đội tác chiến trên nhiều địa hình 
và làm nhiệm vụ chống bạo loạn.

 
Đây là một trong những kế hoạch quan trọng trong năm của Bộ Công an nhằm đảm bảo an ninh cho Đại hội Đảng toàn quốc diễn ra cuối tháng 1/2016 tại Hà Nội.

 
Trong số 125 ôtô đặc chủng tham gia Lễ xuất quân và diễn tập lần này, nhiều chiếc thuộc loại "khủng" trong khu vực, được trang bị vũ khí tối tân, có sức chiến đấu cao.

 
Điển hình là chiếc Ford F550 Super Duty - dòng xe bán tải hạng nặng do Mỹ sản xuất. 
Khi về Việt Nam, những chiếc xe được trang bị thêm nhiều tính năng vũ trang 
và chống bạo động chuyên dụng phù hợp.

 
Ford F550 Super Duty được lắp hệ thống giáp bọc thép cấp độ B6, 
có thể phóng thang đôi với độ vươn 7,6 m tác chiến nhanh phục vụ công tác 
chống khủng bố tại sân bay, bến cảng, cao ốc...

 
Xe nặng hơn 8 tấn, dài 7,2 m, có thể chở được 5 người trong cabin, 10 chiến sĩ trên nóc xe và thùng sau. Xe được trang bị động cơ mạnh, đạt tốc độ 90 km/h.

 
Xe chống đạn RAM 2000 MKIII do Israel sản xuất, dùng cho các lực lượng an ninh, cảnh sát chống bạo loạn, chống khủng bố.

 
Xe có khả năng lội nước sâu đến 1m, chống đạn cấp độ B6 mọi cự ly, tốc độ tối đa 100km/h. Hỏa lực của xe có hai súng máy 7,62mm và đại liên 12,7mm.

Xe bọc thép đặc chủng trang bị cho Cảnh sát cơ động và Cảnh sát đặc nhiệm làm nhiệm vụ phòng chống khủng bố, giải cứu con tin.

 
Xe có thân và kính chống đạn chống mìn, gầu xúc phía trước dễ dàng thu dọn chướng ngại vật lớn. Xe chở được 10 chiến sĩ, đạt vận tốc tối đa trên đường bằng phẳng 100km/h, có hệ thống phóng lựu đạn khói, xung quanh xe có vị trí lắp súng trung liên, các lỗ súng giúp chiến sĩ dễ dàng điền khiển, ngắm bắn mục tiêu.

 
Loại xe đặc chủng chống bạo động JRC-9000E của hãng JINO Motors - thuộc dòng xe chống bạo động với các tính năng hiện đại, mạnh mẽ và đạt hiệu quả bậc nhất hiện nay.

 
Bên ngoài xe được thiết kế bằng thép không rỉ, lưới bảo vệ kiên cố phía trước, phía sau là bồn chứa được 9 m3 nước. Bên trên là hai súng phun nước áp lực cao với nhiều lựa chọn kiểm soát bạo động hiện đại (thay bằng sơn, bọt...).

 
Lực lượng phòng hóa của Bộ Tư lệnh Thủ đô cũng có mặt. Đây là lực lượng tinh nhuệ, chuyên xử lý những tình huống khi có bom hóa học, cháy nổ xảy ra.

 
Xe thang chuyên dụng của Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội có thể vươn cao 56 mét dùng trong các phương án cứu nạn ở những khu chung cư, toà nhà cao tầng.

 
Dàn xe phun nước chống bạo động của lực lượng Cảnh sát cơ động.

 
Ngoài 125 xe đặc chủng chủ yếu làm nhiệm vụ chống khủng bố, bạo loạn còn có 100 xe chở quân các loại, xe dẫn đường, cứu thương...

Theo Zing

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Cái này vợ em bẩu : "Gáo chả nặng bằng chuôi"!

Cần Thơ: BẾN XE 200 TỶ CHỈ CÓ ...10 XE ĐẬU

Gần nhà chờ, lèo tèo xe đậu và không có khách đi
 
Bến xe 200 trăm tỷ chỉ có... 10 xe đậu
 
Huỳnh Xây
Thứ Ba, ngày 05/01/2016 10:38 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Dù khánh thành vào hôm qua (4.1) nhưng sáng nay, bến xe khách trung tâm TP.Cần Thơ (khu đô thị Nam Cần Thơ, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng ) vắng teo khách.

Bến xe trung tâm TP.Cần Thơ có tổng diện tích gần 40.000m2, được xây dựng khang trang và đạt chuẩn bến xe khách loại 1. Diện tích bãi đỗ xe chờ vào vị trí đón khách 6.000m2, bãi đỗ xe dành cho các phương tiện khác 3.400m2 và phòng chờ cho hành khách 1.000m2.

Theo tính toán của ban quản lý, mỗi ngày bến có thể đáp ứng 1.000 lượt phương tiện các loại ra vào và khoảng gần 40.000 lượt hành khách.

Theo chủ trương của UBND TP.Cần Thơ, từ ngày 1.1, bến xe này sẽ tiếp nhận 50% lưu lượng phương tiện (khoảng 200 đầu xe ôtô) của các doanh nghiệp từ bến xe khách Cần Thơ (đường Nguyễn văn Linh, quận Ninh Kiều) về hoạt động. Sau đó, đến ngày 4.1, tổ chức khánh thành.

Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên lúc 9 giờ sáng nay (5.1), bến xe này chỉ có khoảng 10 chiếc xe đậu trong bến, trong đó có 3 chiếc xe trung chuyển, 3 xe khách, 4 chiếc taxi.

Dự án xây dựng bến xe trên có tổng mức đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2014 đến 2020. Trong đó giai đoạn 1 (bãi đỗ xe ô tô chờ vào vị trí đón khách, diện tích phòng chờ cho khách, các quầy vé…) có mức đầu tư trên 200 tỷ đồng, đến nay đã cơ bản hoàn thành. Đây được xem là bến xe hiện đại, quy mô nhất vùng ĐBSCL.
Một số hình ảnh tại bến xe khách trung tâm TP.Cần Thơ sáng nay (5.1):




Bến xe khách trung tâm TP.Cần Thơ được xem là bến xe hiện đại, quy mô nhất vùng ĐBSCL




Nhiều khu vực trong bến không có bóng dáng xe nào đậu






Gần nhà chờ, lèo tèo xe đậu và không có khách đi




Khu vực nhà chờ (rộng khoảng 1.000m2) không có khách nào đến


Nhiều doanh nghiệp vận tải vẫn chưa bán vé, chỉ có vài ô có nhân viên ngồi trực…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

PHẢI CHĂNG BỘ TƯ PHÁP CHỈ ĐỔI MỚI...NỬA CHỪNG ĐỂ LÀM HÀNG?


Người trúng tuyển Hiệu trưởng ĐH Luật
Hà Nội “lên tiếng” vì chưa được bổ nhiệm


Dân trí 
Thứ Ba, 05/01/2016 - 07:48

Tiến sĩ, Luật sư Lê Đình Vinh chia sẻ: “Bản thân tôi cũng nhận được rất nhiều câu hỏi của các nhà báo, bạn bè, người thân về việc chậm được bổ nhiệm, khiến cho cuộc sống, công việc và uy tín của cá nhân tôi bị ảnh hưởng khá lớn”.


>> Thủ tướng yêu cầu rà soát lại việc thi tuyển Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội
>> Giám đốc trúng tuyển chức danh Hiệu trưởng trường ĐH Luật Hà Nội
 Ông Lê Đình Vinh trao đổi với PV Dân trí (Ảnh: Thế Kha)
Ông Lê Đình Vinh trao đổi với PV Dân trí (Ảnh: Thế Kha)

Kỳ thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp đã kết thúc từ ngày 1/9/2015. Theo kết quả được công bố, TS. Lê Đình Vinh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink đã trúng tuyển vị trí Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội. Nhưng kể từ đó đến nay Bộ Tư pháp vẫn chưa có quyết định bổ nhiệm đối với người trúng tuyển, khiến dư luận lẫn những người trong cuộc rất khó hiểu. Mới đây đại diện Bộ Tư pháp lý giải việc chưa thể bổ nhiệm vị trí này xuất phát từ việc có một số “đơn từ nặc danh”.

Trao đổi với PV Dân trí ngày 4/1, ông Lê Đình Vinh cho biết: “Tôi sẵn sàng chia sẻ thẳng thắn về mọi vấn đề”.
"Uy tín của cá nhân tôi bị ảnh hưởng khá lớn"
Phóng viênÔng biết tới Đề án thi tuyển lãnh đạo cấp vụ của Bộ Tư pháp, trong đó có việc thi tuyển vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội từ khi nào?
Ông Lê Đình Vinh: Đề án được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp từ tháng 4/2015 và thời điểm đó có rất nhiều báo phản ánh, đưa tin nên tôi đã biết được thông tin về kỳ thi. Tôi rất quan tâm tới vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, bởi tôi đã từng tốt nghiệp từ chính ngôi trường này và có 13 năm công tác ở đây. Tôi thấy mục đích kỳ thi là rất tốt đẹp, thể hiện tinh thần đổi mới trong công tác tuyển dụng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của ngành Tư pháp.
Sau khi nghiên cứu các tiêu chuẩn, điều kiện của thí sinh, tôi thấy mình hoàn toàn phù hợp nên đã đăng ký tham dự kỳ thi.
Khi đó ông có thấy mình bị “vướng” quy định nào để không phù hợp thi tuyển vào vị trí này không ?
Tôi hoàn toàn đáp ứng tất cả tiêu chí với vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội. Điều đó thể hiện qua việc tôi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp cho Bộ Tư pháp.
Việc Bộ Tư pháp chậm bổ nhiệm vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội đã ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân ông ?
Kỳ thi đã kết thúc được hơn 4 tháng nhưng người trúng tuyển vẫn chưa được bổ nhiệm thì rõ ràng dư luận có quyền đặt dấu hỏi.
Bản thân tôi cũng nhận được rất nhiều câu hỏi của các nhà báo, bạn bè, người thân về việc chậm được bổ nhiệm, khiến cho cuộc sống, công việc và uy tín của cá nhân tôi bị ảnh hưởng khá lớn.
Nhưng như báo chí đã thông tin, kỳ thi đã được tổ chức công khai, minh bạch và rất nghiêm túc theo đúng Đề án thi tuyển của Bộ Tư pháp. Kết quả trúng tuyển đã được công bố công khai ngay khi kỳ thi kết thúc. Những người trúng tuyển các vị trí khác đều đã được bổ nhiệm. Vì vậy tôi tin rằng không có lý do gì mà Bộ Tư pháp không ra quyết định bổ nhiệm đối với tôi.
Sau khi kỳ thi kết thúc, đã có đơn thư nặc danh gửi đến một số cơ quan và Thủ tướng Chính phủ để phản đối kết quả kỳ thi vì cho rằng thí sinh trúng tuyển không đúng đối tượng. Ông có nắm được những thông tin này?
Tôi cũng có nghe nói về việc này và không lấy làm bất ngờ. Đây là kỳ thi mang tính thí điểm, thể hiện tinh thần đổi mới của Bộ Tư pháp về công tác cán bộ, cho nên không tránh khỏi có những ý kiến trái chiều, thậm chí cả sự phản đối.
Nhưng phải hiểu thế nào là đúng đối tượng ?. Nếu chiểu theo tiêu chuẩn thi tuyển đối với vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội được quy định trong Đề án của Bộ Tư pháp thì tôi hoàn toàn đáp ứng đủ. Điều này đã được thể hiện rõ trong hồ sơ dự tuyển được Hội đồng thi tuyển xét duyệt.
Đối với cuộc thi nào cũng vậy, thí sinh chỉ cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của cuộc thi đó là được. Nếu không đáp ứng thì hồ sơ đã bị loại. Còn hồ sơ đã được xét duyệt thì có nghĩa là ứng viên đó đã đủ tiêu chuẩn để dự thi. Đến bây giờ thi xong có kết quả rồi lại lấy những tiêu chí khác ra áp vào và nói rằng thí sinh không đúng đối tượng là không công bằng, minh bạch.
Nhưng có thông tin cho rằng Đề án có những điểm không phù hợp với Thông báo số 202 ngày 26/5/2015 của Bộ Chính trị về đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng nên Bộ Tư pháp đang phải xem xét lại ?
Đề án tiếp tục thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định số 748/QĐ-BTP ngày 21/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Mục tiêu của Đề án là nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong công tác bổ nhiệm lãnh đạo, quản lý; thu hút, lựa chọn được những người thực sự có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo cấp Vụ của một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
Đề án đã được Bộ Tư pháp chuẩn bị rất công phu và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng từ cuối tháng 4/2015. Các tiêu chuẩn đối với người dự thi cũng rất rõ ràng.
Sau khi có Thông báo số 202 của Bộ Chính trị, Bộ Tư pháp cũng đã trình xin ý kiến Chính phủ và Thủ tướng đã đồng ý cho Bộ Tư pháp tiếp tục tổ chức kỳ thi theo Đề án của Bộ Tư pháp.
Tôi cho rằng với một kỳ thi quan trọng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy thì không thể nói là có sai sót. Vả lại, nếu Đề án có sai thì Bộ Tư pháp đã phải huỷ bỏ toàn bộ kỳ thi. Nhưng cho đến giờ Bộ Tư pháp chưa có kết luận gì về Đề án cũng như về giá trị pháp lý của kỳ thi nói trên. Do vậy tôi vẫn tin rằng kết quả kỳ thi sẽ không có gì thay đổi.
Việc thi tuyển, bổ nhiệm Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội lùm xùm từ tháng 9 tới nay.
Việc thi tuyển, bổ nhiệm Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội lùm xùm từ tháng 9 tới nay.
Không có "ưu ái" nào cả
Sơ yếu lý lịch của ông cho thấy có thời gian ông giữ chức Phó Trưởng Ban Thư ký lãnh đạo Bộ Tư pháp?
Đúng như vậy. Đó là giai đoạn 2008-2010. Ban Thư ký có Thư ký của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Thư ký của các Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Chính vì vậy có dư luận cho rằng ông được “ưu ái” trong kỳ thi tuyển Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội vừa rồi?
Dư luận có quyền nghĩ theo nhiều chiều, nhưng có sự ưu ái hay không thì thể hiện ngay trong chính kỳ thi. Toàn bộ quá trình chuẩn bị, tổ chức thi, đánh giá và công bố kết quả là hoàn toàn khách quan, minh bạch và không có ý kiến hay bằng chứng nào về việc Hội đồng thi tuyển ưu ái cho ai cả. Ngay trong nội bộ các thí sinh dự thi cũng thế, không có vấn đề nào cả.
Giả sử có tình huống là Bộ Tư pháp loại bỏ kết quả trúng tuyển đối với ông thì ông sẽ phản ứng như thế nào ?
Đây là một kỳ thi mang tính thí điểm, nhưng đã được tổ chức rất chặt chẽ, bài bản, được dư luận đồng tình và đánh giá cao. Kết quả kỳ thi cũng đã được công bố công khai.
Suốt quá trình tổ chức thi không có ý kiến nào, kỳ thi được diễn ra suôn sẻ dưới sự giám sát của nhiều cơ quan ban ngành và báo chí, kết quả đánh giá công khai, rõ ràng. Bộ Tư pháp đã công bố kết quả trúng tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc huỷ bỏ kết quả trúng tuyển đối với tôi đồng nghĩa với việc phủ nhận kỳ thi. Khi đó dư luận một lần nữa sẽ đặt câu hỏi về tính minh bạch và sự nghiêm túc của kỳ thi này.
Hiện giờ tôi chưa thể nói trước được điều gì. Tất cả sẽ phụ thuộc vào quyết định của Bộ Tư pháp. Tôi tin tưởng rằng Bộ Tư pháp sẽ bảo vệ kết quả kỳ thi và bảo đảm sự công bằng cho các thí sinh, đồng thời cũng là để khẳng định sự nhất quán của chủ trương đổi mới công tác cán bộ của Bộ.
Xin cảm ơn ông !  

13 năm công tác ở Đại học Luật Hà Nội
Năm 1995, sau khi tốt nghiệp thủ khoa Khoa Pháp luật Kinh tế - Đại học Luật Hà Nội, ông Lê Đình Vinh được giữ lại trường làm giảng viên và có quá trình công tác liên tục trong 13 năm tại đây. Sau khi hoàn thành nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, ông Vinh trở về Trường Đại học Luật Hà Nội và năm 2008 được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc phụ trách Trung tâm đào tạo ngắn hạn và Tư vấn pháp luật.
Khi Bộ Tư pháp có chủ trương điều chuyển cán bộ từ Đại học Luật Hà Nội lên công tác tại Bộ, ông Lê Đình Vinh được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban thư ký Lãnh đạo Bộ Tư pháp vào năm 2008. Đến năm 2010, ông Vinh xin ra ngoài thành lập công ty luật nhưng vẫn tiếp tục tham gia sâu vào lĩnh vực giáo dục.
Khi dự thi vào vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, ông Vinh đang làm giảng viên Viện Đại học Mở Hà Nội, Giám đốc Trung tâm dạy nghề xã hội Global, Chủ tịch HĐQT Trường Trung cấp Bách khoa Hà Nội. Trước đó, ông Vinh cũng từng là Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Quốc tế Hà Nội.
Kỳ thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ của Bộ Tư pháp được tổ chức vào đầu tháng 9/2015 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường làm Chủ tịch Hội đồng thi. Vị trí Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội có 4 ứng viên đủ điều kiện đăng ký dự thi gồm ông Lê Đình Vinh – Giám đốc Công ty Luật Vietthink, ông Hoàng Xuân Châu - Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp Trường Đại học Luật Hà Nội, ông Bùi Xuân Hải - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM và bà Trần Kim Liễu - Phó trưởng phòng Hành chính tổng hợp Trường Đại học Luật Hà Nội.

Bộ Tư pháp kết luận vụ việc trong thời gian sớm nhất
Như Dân trí đã phản ánh, tại cuộc họp báo thường kỳ hôm 31/12/2015, ông Lê Tiến Châu - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Tư pháp) cho biết vào tháng 8-9/2015 Bộ Tư pháp đã tổ chức thi tuyển đối với 3 vị trí lãnh đạo cấp vụ gồm Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội và Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế.
“Bộ Tư pháp đã tổ chức thực hiện rất chỉn chu, công khai minh bạch từ khâu xây dựng đề án tới thi tuyển. Tất cả đều được công khai. Tuy nhiên khi có kết quả cuối cùng, Thủ tướng Chính phủ có nhận được đơn kính báo, khiếu nại nặc danh. Văn phòng Chính phủ đã chuyển đơn về Bộ Tư pháp yêu cầu rà soát. Bộ Tư pháp đã có rà soát đầy đủ và có báo cáo Thủ tướng” - ông Châu nói.
Theo ông Châu, vừa qua Thủ tướng đã họp, tham vấn ý kiến của các đơn vị có liên quan xung quanh việc thi tuyển và bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội.
“Vì còn vài ý kiến băn khoăn trái chiều liên quan đến nội dung của đề án nên Thủ tướng đã giao Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan thẩm quyền rà soát kỹ lưỡng lại một lần nữa, để làm sao không trái với Thông báo 202 của Bộ Chính trị về đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. Hiện chúng tôi đang tích cực phối hợp với các đơn vị rà soát và sẽ có kết luận cuối cùng trong thời gian gần nhất”- ông Châu khẳng định.
 Thế Kha (thực hiện)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các cụ bẩu: "hy sinh đời bố.." mờ!

Con trai Tướng Phạm Quý Ngọ làm PGĐ Công an Thái Bình

VNN - Bộ Công an điều động Trung tá Phạm Mạnh Hùng về giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.

Bộ Công an vừa điều động Trung tá Phạm Mạnh Hùng - Trưởng phòng Điều tra thẩm định án kinh tế, tham nhũng thuộc Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an về đảm nhiệm chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.

Quyết định này được lãnh đạo Bộ Công an chính thức ký vào ngày 6/11 vừa qua.

Trung tá Phạm Mạnh Hùng là con trai của cố Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ. Trước đây, cố Thượng tướng Phạm Quý Ngọ từng có thời gian giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.

Trung tá Hùng là một cán bộ công an tài năng. Được biết, trước khi về công tác tại Phòng Điều tra thẩm định án kinh tế, tham nhũng thuộc Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, ông Phạm Mạnh Hùng đã từng có nhiều năm làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại các tỉnh Tây Nguyên - một địa bàn trọng yếu của đất nước.

Trong quá trình công tác, Trung tá Phạm Mạnh Hùng đã cùng đồng đội phá rất nhiều vụ án lớn, phức tạp, đặc biệt là các vụ án liên quan đến loại tội phạm buôn lậu, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo VTC News

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lão này không sợ lộ "bí mật lãnh đạo" à?

Tổng thống Obama công khai tài sản

Dân Trí - Tổng thống Barack Obama và phu nhân Michelle Obama sở hữu khối tài sản trị giá từ 1,95-7,15 triệu USD, trong đó có từ 1-5 triệu USD nằm trong các trái phiếu, theo bảng công khai tài chính được công bố hôm qua.

Hồi tháng 4, ông Obama và bà Michelle đã báo cáo mức thu nhập 503.183 USD hồi năm ngoái. Trên cương vị tổng thống, ông Obama hưởng mức lương 400.000 USD/năm.

Trong bảng công khai tài chính được công bố ngày 15/5, Tổng thống Mỹ báo cáo mức thu nhập ngoài lương từ 180.000-482.000 USD nhờ các khoản đầu và việc bán sách.

Ông Obama cũng công khai việc một ngôi nhà mua trả góp trong 30 năm ở Chicago, trị giá từ 500.000 USD đến 1 triệu USD với lãi suất 5,6%.

Trong khi đó, Phó tổng thống Joe Biden sở hữu khối tài sản trị giá từ 230.000-850.000 USD. Ông Biden hưởng lương 230.700 USD/năm trên cương vị Phó tổng thống.

Ngoài ra, ông Bidel có các khoản thu nhập khác, vào khoảng từ 30.000-105.000 USD, chủ yếu từ việc cho thuê nhà và tiền bán sách.

Ông Biden cũng có các khoản nợ, trong đó có một khoản vay thế chấp trị giá từ 500.000 USD đến 1 triệu USD với lãi suất 3,375% và một khoản vay nợ dựa vào giá trị nhà từ 250.000-500.000 USD.

An Bình - Theo AP

Phần nhận xét hiển thị trên trang