Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Xuất hiện hàng loạt thuyền ma chở bộ xương không đầu



Bí ẩn bao trùm xung quanh một vụ việc rùng rợn xảy ra ở Nhật Bản. Người ta phát hiện hàng loạt những con tàu ma chở theo rất nhiều bộ xương không đầu hay thi thể thối rữa đang ập vào bờ biển của quốc gia Châu Á.
Một trong những con tàu ma được phát hiện ở bờ biển của Nhật Bản
Một trong những con tàu ma được phát hiện ở bờ biển của Nhật Bản
Ít nhất 14 con thuyền nát hỏng vì mưa gió, một số bị hỏng nghiêm trọng và thậm chí bị lật úp, với hơn hai chục thi thể, đã được phát hiện trôi dạt vào bờ biển của Nhật Bản kể từ hồi tháng 10 đến giờ.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, những con thuyền đổ nát, xiêu vẹo đó đến từ CHDCND Triều Tiên. Một số cư dân mạng ở Nhật Bản dự đoán, những thi thể phát hiện trên loạt thuyền ma đó có thể là những người đang tìm cách trốn khỏi Triều Tiên. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, họ có thể là những ngư dân xấu số thiệt mạng khi đang đi đánh bắt xa bờ.
“Trong số 3 thi thể mà những người của chúng tôi phát hiện hôm 23/11 có một thi thể có đầu nhưng hai thi thể còn lại đều không đầu”, một quan chức của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản – ông Shuichi Hashizume cho biết khi nói về một con thuyền được lực lượng của ông phát hiện ở Biển Nhật Bản hồi tháng trước.
“Khi chúng tôi kéo con thuyền lên bờ, chúng tôi phát hiện 6 chiếc đầu lâu bên trong”, ông Shuichi cho biết thêm. Tình trạng đầu lìa khỏi thân như vậy chứng tỏ những người đó đã chết khá lâu và trong quá trình phân rã tự nhiên, các bộ phận cơ thể tự tách rời nhau ra.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho hay, những con thuyền ma mà họ phát hiện kiểu như vậy không có gì mới. Trong 5 năm qua, Nhật Bản đã phát hiện ra hơn 250 trường hợp như vậy.
Tuy nhiên, việc xảy ra tình trạng phát hiện hàng loạt thuyền ma cùng lúc với nhiều thi thể như vậy trong một khoảng thời gian ngắn từ tháng 10 đến giờ là một điều bất thường.
Một số con tàu có chữ tiếng Triều Tiên cho thấy có sự liên hệ giữa chúng với quân đội hoặc các cơ quan an ninh của nước này.
Truyền thông Nhật Bản vốn ám ảnh về Triều Tiên nên vụ việc trên đã thu hút sự quan tâm rất lớn của báo giới. Họ nhanh chóng của các phóng viên đến những khu vực phát hiện các con thuyền ma để đưa tin và tìm hiểu sự việc.
Phản ứng trên không có gì là lạ khi Nhật Bản có nhiều lý do để nghi ngờ, thậm chí là lo ngại, trước một Triều Tiên luôn hành xử một cách rất khó đoán và đang sở hữu trong tay những vũ khí đáng sợ.
Vào những năm 1970 và 1980, giới tình báo Triều Tiên từng thực hiện hàng loạt cuộc đột kích, bắt cóc ở các khu vực ven biển của Nhật Bản để đưa người về giúp đào tạo cho các nhân viên của họ về tiếng Nhật Bản và phong tục Nhật Bản.
Trong nhiều năm, Bình Nhưỡng bác bỏ cáo buộc trên nhưng hiện giờ họ đã thừa nhận vụ việc. Theo Nhật Bản, Triều Tiên đã bắt cóc một số lượng lên đến cả trăm người và hiện giờ số phận của nhiều người Nhật Bản bị bắt cóc vẫn còn là một điều bí ẩn.
Vốn ám ảnh bởi những sự việc như trên, việc phát hiện ra hàng loạt con thuyền ma đã gây ra một sự xáo trộn rất lớn ở Nhật Bản. Nhiều người đã ám chỉ đến khả năng Triều Tiên lại tiếp tục có thêm hành động bí mật nào đó.
Mới đây, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đã công bố manh mối mới nhất chúng tỏ những con thuyền ma mà họ phát hiện được có liên quan đến Bình Nhưỡng. Theo đó, bên ngoài một con thuyền có dấu hiệu bằng tiếng Triều Tiên trong khi bên trong có một chiếc ba lô có chứa một chiếc huy hiệu có hình ảnh giống với hình của ông Kim Jong Il – cố Chủ tịch Triều Tiên và là cha của Nhà lãnh đạo đương nhiệm Kim Jong Un.
Theo phỏng đoán của ông Toshimitsu Shigemura – một chuyên gia về Triều Tiên ở trường Đại học Waseda của Tokyo, rất có thể những con thuyền ma là những chiếc thuyền đánh cá đi đánh bắt xa bờ theo yêu cầu của Chủ tịch Kim. Tình trạng thiếu lương thực luôn rất nghiêm trọng ở Triều Tiên và ông Kim Jong Un hồi năm ngoái đã ra lệnh tiến hành đánh bắt xa bờ để có thể giải quyết vấn đề.
Ông Yang Moo-Jin – một giáo sư thuộc Trường Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, cũng chia sẻ quan điểm của ông Toshimitsu.
“Gần như tất cả các ngư dân Triều Tiên đều thuộc các cơ quan nhà nước hay tổ chức quân sự và họ thường bị đẩy đi tìm kiếm các khu vực đánh bắt cá ở xa bờ. Vấn đề chính là thuyền của họ cũ và trang bị kém nên nếu có gặp vấn đề gì về máy móc hay các nguyên nhân khác ở ngoài khơi xa thì họ sẽ trở nên dễ bị tổn thương và không có khả năng kêu gọi sự giúp đỡ, cứu trợ. Trong những trường hợp như vậy, họ có thể hết năng lượng và lương thực rất nhanh”, ông Toshimitsu cho biết.
(Theo Vnmedia)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lão Già Điên - truyện ngắn ( đại loại thế )


Gã từng là một siêu sao điện ảnh nước nhà.
Thời hưng thịnh của Điện Ảnh thị trường (cách đây chừng 20 năm) gã là sao hàng đỉnh, hầu như không đối thủ (cùng với Lý Hùng và Lê Công Tuấn Anh – tài hoa vắn số), cát xe luôn cao ngất. Tuy nhiên, khác với hai ngôi sao kia, toàn đóng vai người tốt thì gã ngược loại, toàn đón vai kẻ xấu. Bởi vì, điện ảnh Annam có công thức là: Người tốt bao giờ cũng đần đần ngu ngu và dễ bị lừa, mà cái mặt đẹp trai của gã không thuộc motip trên, cái mặt gã mà đóng người tốt không hợp. Những người thuộc thế hệ 7x hay 8x đời đầu, hẳn không mấy ai không biết những bộ phim nổi tiếng “ Vị đắng tình yêu”, “ Lệnh truy nã” “ Tráng sĩ Bồ đề” “ Công tử bạc liêu” v.v.. hẳn sẽ biết gã, gã đóng vai phản diện, vai kẻ xấu và trớ trêu là, khán giả lại nhớ nhân vật kẻ xấu của gã hơn là nhân vật tốt.
Gã đẹp trai – khỏi phải bàn – thời đó, gã đi đóng phim ở đâu thì ở đó sẽ rất đông fan nữ xúm đến xin chứ ký, cứ như trẩy hội. Thời đó, các ngôi sao điện ảnh làm lu mờ các ngôi sao ca nhạc (hiện nay tình hình có vẻ ngược lại). Với vóc dáng cao to ( 1m80, nặng 85kg) phong cách hào hoa, gương mặt đầy nam tính, có nét gì đó trai lơ và quỉ quyệt khiến các quí cô xinh đẹp tuổi từ 15 đến 65, khi gặp gã, tiếp xúc với gã đều không thể không xốn xang lòng dạ.
Lão đã từng ngồi trò chuyện với nhiều người đẹp, khi bình luận về gã, hầu hết những người đẹp đó đều có nhận xét thế này “ Nhìn mặt ông ấy cứ thấy …đều đểu thế nào ấy” . Điều kỳ lạ là, cùng với lời nhận xét, mắt người đẹp cứ long lanh và má bỗng dưng ửng hồng, Thế là thế đéo nầu, hở giời?
Dù là bạn thân, nhưng đi chơi với gã, đôi khi Lão rất khó chịu. Vào quán ăn, quán cà fe hay bất kỳ chỗ đông người nào, đám chị em đều nháo nhác nhìn theo gã và coi người đi cùng gã là Lão đây chẳng khác gì đụn giạ hay đống đất. Và khi gã để ý đến em nào, hỏi chuyện em nào thì em đó cứ bẽn la bẽn lẽn, khiến Lão càng khó chịu…
Lão biết, gã không chỉ là chàng diễn viên to cao đẹp giai với lối diễn xuất khá sâu sắc và có chất lãng tử với những cú nhếch mép, nhướng lông mày làm điêu đứng phái đẹp, mà trong gã còn chứa những công phu tuyệt nghệ khác nữa.
Trong võ công Trung Hoa, một cao thủ khi đã luyện đến mức thượng thừa thì huyệt thái dương gồ lên. Gã cũng luyện môn công phu và cũng đạt đến mức “ Đăng phong tạo cực”, có điều thay vì thái dương gồ lên thì ở gã là đũng quần phía trước lúc nào cũng gồ lên, thật vô cùng lợi hại…
Ngoài ra, gã có tài xuất khẩu thành thơ. Gã có thể làm thơ về bất kỳ điều gì, việc gì. Chẳng hạn ăn xong bát phở ngon ngon, lập tức gã có ngay bài thơ rất hay về phở.
Chúng ta đều biết, nhờ bài thơ “ Đây Thôn Vỹ Dạ” nổi tiếng của thi nhân họ Hàn mà địa danh Thôn Vỹ Dạ ở Huế cũng trở thành địa danh nổi tiếng (Lão từng mò về thăm Thôn Vỹ chỉ vì mê bài thơ này, muốn xem “ Nắng hàng cau nắng mới lên” nó dư lào, và Lão vô cùng thất vọng, bởi thôn Vỹ Dạ trong thực tế chán ốm)
Tương tự, Lão từng mò đi ăn phở ở cái quán mà bạn Lão làm thơ về nó, và thấy thực ra phở ở đó chẳng hơn gì những quán khác…
Nhưng không chỉ có phở hay những chuyện lặt vặt hàng ngày gã đều có thể làm thơ, mà nhiều bài thơ của gã ẩn chứa những suy tư, triết lý, những trăn trở trước thế cuộc và kiếp nhân sinh vô cùng sâu sắc.
Nói cho công bằng thì gã làm mười bài, may lắm chỉ có một bài thơ, còn lại chỉ là kể chuyện bằng văn vần. Nhưng như thế cũng là tài hoa lắm rồi. Nhiều nhà thơ chuyên nghiệp, có tiếng hẳn hoi, làm mười bài thì văn vần cả mười, thậm chí có cả vè.
Hiện nay, cũng như Lão, gã đã già, đã có một gia đình vợ con đề huề, sở hĩu khối tài sản có thế xếp vào hàng Đại za cộm cán, nhưng phong cách sống có xu hướng quay về với nguồn gốc nông dân, xuề xòa bỗ bã, rất hợp với Lão, và không coi điều gì là quá quan trọng.
Gã rong chơi, nay đây mai đó, thưởng ngoạn cảnh vật thế gian và làm thơ …
Điều đáng quí nữa ở gã, là đằng sau cái vẻ xù xì, hơi bặm trợn của gã là cả tấm lòng với anh em, bạn bè và vợ con…
Gã là người tốt!
Gã là Lão già điên bạn Lão.
P/s: Ảnh Lão già điên, photo Lão Ngoan Đồng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái nước mình nó thế, "đặc thù" mà bác?

Chủ tịch nước: Vì sao đất nước mình nhiều anh hùng mà lại đội sổ tham nhũng?


Dân trí “Tình hình tham nhũng còn hết sức nghiêm trọng. Buồn nhất là coi bảng thống kê, người ta xếp Việt Nam dẫn đầu về tham nhũng. Tại sao đất nước mình nhiều anh hùng mà lại đứng đội sổ tham nhũng. Thấy buồn và bê bối quá”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trăn trở.



Thẳng thắng nhận trách nhiệm
Sáng 5/12, Tổ Đại biểu Quốc hội khóa XIII, đơn vị 1, TPHCM đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 1, TPHCM.
Sau khi ông Trần Du Lịch, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM thông báo đến bà con cử tri kết quả của kỳ họp quốc hội vừa qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ ĐBQH nhiệm kỳ khóa XIII trước bà con cử tri.
Trong báo cáo của mình, Chủ tịch nước cho biết, đối với mình, việc thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch nước cũng chính là nhiệm vụ của ĐBQH mà bà con cử tri bầu. Ông luôn ý thức, trách nhiệm và tự thấy rằng những nỗ lực của mình đã không phụ lòng tin tưởng của nhân dân và bà con cử tri.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn cử tri đã tín nhiệm ông trong suốt thời gian thực hiện trách nhiệm của đại biểu nhân dân

Chủ tịch nước cũng thẳng thắng nhận những khuyết điểm về mình khi trong nhiệm kỳ ông thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nhân dân nhưng có một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng chưa đạt. Trong đó, chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản là nước công nghiệp hóa chưa đạt, kinh tế tăng trưởng thấp hơn năm trước; năng suất, chất lượng cạnh tranh thấp; nhiều hạn chế yếu kém trong giáo dục, văn hóa xã hội chưa khắc phục; kỷ cương phép nước chưa nghiêm… “Tuy tôi toàn tâm toàn ý nhưng chưa đạt được kết quả. Mong bà con cử tri thông cảm. Từ đây đến hết nhiệm kỳ, tôi sẽ rà soát lại những nội dung còn hạn chế để phát huy vai trò của người đại biểu nhân dân”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói.
Trong phần báo cáo công việc của người đại biểu dân cử, ông Trần Du Lịch cũng nhắc lại 5 lời hứa của cá nhân ông với bà con cử tri khi ứng cử. Và 5 năm qua, trong nhiệm kỳ của mình, ông Lịch cũng luôn phấn đấu hết sức có thể. Ông Lịch tâm niệm rằng, ĐBQH với bà con cử tri như cá với nước.
“Chúng tôi cố gắng hết sức nhưng tới bây giờ còn nhiều trăn trở. Tuy còn nhiều tồn tại hạn chế nhưng trong suốt nhiệm kỳ, tôi đã toàn tâm toàn ý, làm hết sức những gì bà con cử tri giao phó. Bản thân tôi và gia đình luôn sống gương mẫu, có trách nhiệm cộng đồng. Tôi tự thấy rằng, mình sống mẫu mực”, ông Lịch bày tỏ.
Vị phó Trưởng đoàn ĐBQH TPHCM cũng thẳng thắng thừa nhận những hạn chế của mình. Ngoài nhiệm vụ ĐBQH, ông Lịch còn tư vấn cho Chính phủ, TW Đảng… nên quỹ thời gian bị chia sẻ, bị động, ảnh hưởng trong công tác giải quyết khiếu nại của dân. Vì thế, vẫn còn một số đơn thư, khiếu nại chưa giải quyết. Ông Lịch hứa từ nay kết thúc nhiệm kỳ (5/2016) sẽ làm tất cả những gì có thể và khi “về vườn”, ông vẫn luôn phấn đấu làm công dân tốt.
Tham nhũng: “Thấy buồn và bê bối quá”
Tại buổi tiếp xúc với tổ ĐBQH, nhiều bà con cử tri cũng đã chuyển tải những kiến nghị, đóng góp, phê bình thẳng thắng về các vấn đề dân sinh cũng như trọng đại của đất nước.
Tiếp nhận cũng như giải đáp các thắc mắc, phản ánh của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thẳng thắn thừa nhận việc quản lý xã hội hiện đang “có vấn đề”.
Theo Chủ tịch nước, nợ công tăng lên rất nhanh là do quản lý kém. Không chỉ kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, y tế… cũng không mấy sáng sủa. Người dân không dám ăn uống vì cái gì cũng sợ nhiễm độc.
Chủ tịch nước dẫn ra chuyện “hai luống rau” để nói về sự mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Trồng luống rau để bán thì phun thuốc, trồng để ăn thì không. Từ chuyện 2 luống rau, Chủ tịch nước cho rằng nên xem lại vấn đề giáo dục và đạo đức xã hội.
“Nếu khóa sau mà có điều hành kém thì cũng thừa nhận có một phần trách nhiệm của khóa này. Quản lý xã hội còn lắm cái chưa ổn. Khi một vấn đề nghiêm trọng, lặp đi lặp lại, làm mãi không xong thì phải kiểm tra lại nội bộ của mình. Quy mô đất nước mới 200 tỷ USD, nếu lên 500-1000 tỷ USD mà quản lý như thế này thì quá nguy hiểm”, Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước cảm thấy buồn khi tham nhũng còn phức tạp

Chủ tịch nước cũng chỉ ra những yếu kém của các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước. Nhiều tiêu cực, tham nhũng trong các doanh nghiệp Nhà nước liên tiếp xảy ra. Lãnh đạo các doanh nghiệp “con đẻ” khi bị chất vấn về hạn chế, không hiệu quả thì biện minh là phải làm nhiệm vụ chính trị nên lơi lỏng.
Công tác quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp Nhà nước còn hết sức lúng túng, có lúc là Thủ tướng, lúc là Bộ điều hành. Thời gian qua việc chỉnh đốn hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước có làm nhưng bản chất chưa giải quyết triệt để, chưa đạt yêu cầu. Do đó, Chủ tịch nước cho rằng, phải tổ chức, sắp xếp lại lĩnh vực này. Trước hết là những tập đoàn, những công ty lớn của trung ương rồi đến từng địa phương.
Nói về tham nhũng, Chủ tịch nước cho rằng, đây là đề tài không mới nhưng luôn luôn thời sự. Họp cấp cao, Quốc hội, cử tri, họp dân, đi đâu cũng nghe nói chống tham nhũng.
Chủ tịch nước dẫn lại ý kiến của một cử tri phản ánh về việc xin giấy phép xây dựng 16 tháng vẫn không xong và cho rằng đây là việc đáng suy ngẫm về trách nhiệm của những cơ quan nhà nước, từng “vị công bộc” của dân. Hiện có nhiều cán bộ không chịu làm việc.
Mặc dù thiếu trách nhiệm với dân nhưng không ít lãnh đạo lại có tư tưởng "chạy chọt" để bố trí công việc cho con em mình. “Không làm công chức thì ra làm tư nhân. Làm tư nhân có gì xấu đâu khi mà làm nhà nước thì quá tệ. Thà làm một công dân tốt còn hơn là cán bộ tồi”, Chủ tịch nước nói.
“Tình hình tham nhũng còn hết sức nghiêm trọng. Chúng tôi thấy trách nhiệm của mình cũng không tròn trong việc chống tham nhũng. Buồn nhất là coi bảng thống kê, người ta xếp Việt Nam dẫn đầu về tham nhũng. Buồn lắm. Tại sao Bỉ, Singapore vào hàng đầu những quốc gia không có tham nhũng trong khi đất nước mình nhiều anh hùng mà lại đứng đội sổ tham nhũng. Thấy buồn và bê bối quá!”, Chủ tịch nước bày tỏ sự trăn trở.
Công Quang


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ chối chức quyền là “có vấn đề về thần kinh”?


Khi giảng viên Doãn Minh Đăng xin rút khỏi quy hoạch cán bộ, anh đã bị lãnh đạo nơi mình công tác nhận xét “có vấn đề về thần kinh”. Chưa hết vụ cô giáo nhận xét ông chủ tịch tỉnh kênh kiệu, dư luận lại bắt đầu xôn xao với một trường hợp mới, đó là anh Doãn Minh Đăng- giảng viên trường ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghệ TP.Cần Thơ “nói xấu” nhà trường trên facebook đang bị xem xét kỷ luật.
Thực ra đằng sau câu chuyện phức tạp này không chỉ đơn giản chỉ là kỷ luật vì nói xấu nhà trường. Mối quan hệ giữa anh Đăng và Ban giám hiệu nhà trường đã xấu đi kể từ cuối năm 2014, khi anh từ chối vào quy hoạch vào vị trí Phó Hiệu trưởng nhà trường với lý do “muốn tập trung vào nghiên cứu khoa học”.

Anh Đăng cho biết: “Các thầy của tôi, rất nhiều người chỉ thích nghiên cứu khoa học chứ không muốn làm chính trị, không muốn làm quản lý. Cũng có người có khả năng vừa làm khoa học vừa làm quản lý. Bản thân tôi thì thấy mình chỉ thích hợp cho công tác chuyên môn. Nếu làm quản lý, chắc chắn việc nghiên cứu khoa học của tôi sẽ bị sao nhãng”.

Thay vì trân trọng nguyện vọng tốt đẹp này, nhà trường bắt đầu chuyển sang chế độ “super soi” và lãnh đạo nhận xét anh Đăng “có vấn đề về thần kinh”.

Khốn khổ thế đấy. Một giảng viên có trình độ, có khát vọng làm khoa học, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ về chuyên môn, nhưng dám từ chối quy hoạch để trở thành lãnh đạo nên đã bị o ép tới mức phải công khai thái độ trên facebook và cuối cùng nhận kỷ luật cách chức phó trưởng khoa chuyển sang làm nhân viên Phòng đào tạo.

Doãn Minh Đăng là cán bộ được cử đi du học đợt đầu tiên theo đề án Mekong 1000 của TP.Cần Thơ, sau khi du học tại Hà Lan, anh về công tác tại trường. Trước đó, khi còn là học sinh phổ thông, Đăng cũng đã từng là nhà vô địch cuộc thi tháng của chương trình Đường lên đỉnh Olympia.

Đọc những bài trả lời phỏng vấn báo chí của anh Đăng, tôi thầm cảm phục người trí thức trẻ này. Về việc đền bù ngân sách đã bỏ ra đạo tạo mình trong trường hợp anh không còn cống hiến tại trường, Đăng nói: “Riêng với cá nhân tôi thì tôi nghĩ khi đi học bằng ngân sách nhà nước cách đây 10 năm thì đó là một cố gắng lớn của nhà nước, số tiền ấy lớn và là tiền từ thuế của nhân dân nên tôi tự thấy có nghĩa vụ phải trả. Nếu không thể trả bằng cách cống hiến thì phải trả bằng tiền cho sòng phẳng”.

Một con người đáng quý như thế, có đầy đủ lòng tự trọng như thế mà cuối cùng bị o ép đến mức phải bỏ cuộc, không thể tiếp tục gắn bó với ngôi trường anh đã chọn để tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học, hỏi có buồn không?

Tôi tự hỏi, có thể còn bao nhiêu người giống anh Đăng trên khắp đất nước này, sau khi du học bằng tiền ngân sách, họ trở về với bao khát vọng cống hiến, nhưng cuối cùng đã bị đá văng ra khỏi guồng máy bởi không cùng chí hướng “lấy chức quyền làm mục đích tối thượng” của đời mình?

Đáng lý ra anh Đăng phải là một người thầy đáng trọng, câu chuyện về anh Đăng phải được lan truyền để tạo cảm hứng cho giới trẻ, để thay đổi cách nghĩ đã nhiều đời nay của người Việt: học chỉ để “làm quan” chứ không phải vì mưu cầu mở mang tri thức. Vậy mà kết cục của anh Đăng là thế đấy.

“Có vấn đề về thần kinh”, một lời nhận xét đầy xúc phạm nhưng chua xót thay, ở một góc độ nào đó, nó lại đúng đến đau lòng. Một con người ngay ngắn, tử tế lạc vào giữa một đám đông bước thấp bước cao, ngả nghiêng bợ đỡ và đội chữ “lợi quyền” lên đầu, thì bị nhận xét là “thần kinh” cũng là điều dễ hiểu.

Trong một xã hội mà những người như anh Đăng trở thành trường hợp hiếm hoi, bị ghẻ lạnh, xa lánh như một con cừu không đi theo đàn mà cố tách ra để chọn hướng ngược dòng, thì đó là một nỗi buồn thấu đến tâm can cho lẽ phải.

Theo Baodatviet.vn

http://baodatviet.vn/van-hoa/nguoi-viet/tu-choi-chuc-quyen-la-co-van-de-ve-than-kinh-3293922/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Não trạng người Việt vẫn không khác gì thời trung đại?


Xã hội Việt Nam thời trung đại không có quý tộc mà chỉ có quan chức; không có trí thức mà chỉ có những người học hành để đi thi làm quan; không có doanh nhân mà chỉ có có người buôn vặt
Đầu những năm 2000 này, một người bạn tôi kể lên Tây Nguyên, thấy có chuyện lạ, những người làm công canh gác cho một trang trại hồn nhiên cho người ngoài vào thoải mái hái trộm cà phê. Họ bảo nhau, chủ cũng là người như mình, tội gì để chủ vượt lên sung sướng hơn mình.Có thể cái lối cư xử trắng trợn nói trên là hiếm hoi, nhưng cái triết lý “ai cũng như ai” “cá đối bằng đầu“ “cá mè một lứa“ thì mọi người Việt sẵn sàng chia sẻ.
Hà Nội bây giờ khá nhiều nhà, nhất là nhà buôn bán, có người giúp việc, tức các ô - sin. Nhưng không ít trường hợp phục vụ quán xá được ít ngày, các ô - sin là những con người nông thôn không hề có kinh nghiệm buôn bán kia đã lăm le nhảy ra làm cái việc cạnh tranh ngay với chủ cũ.
Bởi người ta nghĩ mình chẳng kém gì đời. Buôn bán hay cai quản sai phái người khác, ai chẳng biết làm.”Cờ đến tay ai người ấy phất”.
Cả học hành nữa, thằng này mà được học thì kém chi đời!
Trong các làng xóm cũ, sở dĩ ông nọ ông kia có vai vế chẳng qua giỏi bịp bợm luồn lọt hoặc kéo bè kéo cánh mà leo lên đầu lên cổ người khác,chứ chẳng tài cán gì cả - cái lập luận ấy được nhiều người ưa thích.
Tâm lý hình thành từ thời trung đại
Trong một phim truyện, có cảnh một viên tướng bị thua trận trốn chạy trên xe do một ông nông dân kéo. Chở kèm trên xe có cả vợ viên tướng và một ít đồ đạc. Ông nông dân vừa kéo xe vừa khoác một bu sau gà lưng. Có người xin đi nhờ, viên tướng bảo ông nông dân vứt cái bu gà đi,ông không bằng lòng. Ông bảo: không có gà, không có trứng, làm sao tướng quân khoẻ được?
Tức là ông ta cho rằng mình không nghĩa lý gì so với cái người ngồi trên xe kia. Mình thuộc một loại người khác mà viên tướng thuộc loại người khác.
Đây, cố nhiên, là một cảnh trong một bộ phim nước ngoài. Phim Trung quốc, diễn lại cảnh thời Tưởng Giới Thạch. Chỉ có bên Tàu mới có những người nông dân cam chịu và trong thâm tâm hiểu rằng có một trật tự xã hội nghiệt ngã, mọi người nhất thiết phải theo. Mà cũng chỉ bên Tàu mới có những viên tướng tự tin ở sứ mệnh của mình như vậy. Chứ ở ta, cả hai đều nghĩ ngược lại!
Một nhà xã hội học, ông Đỗ Thái Đồng, nhận xét rằng xã hội Việt Nam thời trung đại không có quý tộc mà chỉ có quan chức; không có trí thức mà chỉ có những người học hành để đi thi làm quan; không có doanh nhân mà chỉ có có người buôn vặt (bài in trong sách "Tâm lý người Việt nhìn từ nhiều góc độ ",do nhóm Phạm Bích Hợp chuẩn bị, S. 2000 ). Một người mang dòng máu quý tộc tức là mặc nhiên cho rằng có sự hơn hẳn của con người mình so với người khác – không ai dám công khai nói lên ý nghĩ đó vì thừa biết đám đông không đồng tình. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân trên danh nghĩa bảo là tái lập sự công bằng, nhiều khi chỉ là một cách để người ta khẳng định rằng không có một trật tự nào cả, không làm liều chỉ thiệt.
Nét tâm lý này đến nay vẫn còn đeo bám dai dẳng người Việt.
Xã hội như rừng cỏ gianh
Ở nhiều nước khác, xã hội giống như một khu rừng nguyên sinh có cây cao bóng cả, có cả những dây leo. Cỏ mọc lan trên mặt đất cùng với dây leo ủ đất, giữ nước, làm cho cả cánh rừng thành một tổng thể có cấu trúc chặt chẽ và do đó dây leo cũng có ích.
Còn ở ta suốt trường kỳ lịch sử, một xã hội phân tầng như vậy cũng có nhưng còn ở trong tình trạng rất yếu ớt. Làm nền cho xã hội là một quan niệm bình đẳng tuyệt đối. Trong các quần thể làng xã, các thành viên chỉ biết đến sự phát triển của chính mình. Một hệ thống giá trị thích hợp không được hình thành, hoặc có hình thành cũng không được mọi người công nhận. Ai cũng như ai, giữa các cá thể chỉ có sự cạnh tranh, nhiều khi là tàn bạo và trắng trợn. Kẻ nào giỏi kẻ đó thắng và kẻ thắng sẽ có lẽ phải, có chính nghĩa. “Được làm vua thua làm giặc”.
Xã hội không trưởng thành và phát triển lên được ư? Không sao, miễn tôi không kém ai là được, nhiều người nghĩ vậy !
Hồ Xuân Hương không phải chỉ nổi tiếng với những câu thơ ỡm ờ nửa thanh nửa tục mà còn ở lại trong lịch sử với lời giả định
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu
Câu thơ không chỉ thổ lộ cái uất ức của người phụ nữ mà cái chính là nói lên ý chí của lớp người cùng cực tự an ủi rằng thả ra chắc mình chẳng thua kém ai.
Nhà văn Kim Lân từng kể một trong những ý nghĩ thúc đẩy ông sáng tác khi mới vào nghề là cái cảm giác “Ta cũng chẳng kém gì các người !“
Cái cảm giác đó có thể có ý nghĩa tích cực với nghĩa thúc đẩy một cá nhân lập nên sự nghiệp. Nhưng một xã hội mà gồm toàn những người không chấp nhận một trật tự nào, không công nhận vai trò của học vấn bản lĩnh truyền thống gia tộc … mà chỉ thấy ai cũng như ai chen cạnh mà sống, thì chưa chắc đã tạo được sự tiến hóa cần thiết.
Khi đã chẳng còn có sự phân tầng thì, theo các nhà sinh học, một quần thể chỉ còn có cấu trúc của một rừng cỏ gianh. Cấu trúc được đơn giản hóa tới mức tối thiểu. Mà một trong những quy luật của thiên nhiên là ”Bất cứ sự đơn giản hóa hệ thống nào đều dẫn tới sự thắng lợi của những hình thức thấp của đời sống và điều đó làm xấu đi một cách tệ hại cuộc sống của con người”. Tôi đọc được nhận xét này trong một cuốn sách sinh học.
VƯƠNG TRÍ NHÀN (THỂ THAO & VĂN HÓA)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiên đoán ớn lạnh về cuộc chiến Nga-Thổ


Hai trong số các nhân vật được kính trọng nhất trong lịch sử Do Thái dự đoán một cuộc chiến thế giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể dẫn tới Trận Quyết chiến cuối cùng- làm dấy lên lo sợ rằng con người đang tiến đến một sự hủy diệt hoàn toàn.
Theo báo Daily Star của Anh, ngay trước khi qua đời vào năm 1797, nhà tiên tri Elijah ben Shlomo Zalman đã cảnh báo người Do Thái hãy chuẩn bị cho ngày tận thế khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm. Lời tiên đoán đã trở thành hiện thực một phần với việc Nga sáp nhập Crưm hồi tháng 3.
Con người thần bí này, còn được biết đến là Vilna Gaon, dự báo Nga sẽ lao vào một cuộc chiến với Thổ Nhĩ Kỳ - một khả năng đáng sợ nhưng rõ ràng có nguy cơ sắp xảy ra. Sau vụ máy bay F-16 của Ankara bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Moscow ngày 24/11, quan hệ giữa hai bên đang ở trong tình trạng căng thẳng cao độ.
Một nhà hiền triết cùng thời kỳ là Yisroel Israel ben Eliezer dự đoán Nga sẽ hợp sức với người Hồi giáo trước trận chiến cuối cùng. Điều này có vẻ như ngày càng đúng bởi hiện Moscow đang ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad của Syria, một nước Hồi giáo Shiite, và hợp tác với Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Cuộc xung đột Syria hiện nay đang thu hút nhiều bên tham gia, trong đó có Nga, Mỹ, Iran, Ảrập Xêút, Pháp và có thể sẽ gồm cả Anh.
Tổng thống Putin dọa sẽ bắt Thổ Nhĩ Kỳ nhận "những hậu quả bi thảm" sau vụ Su-24.

Lời tiên tri của Vilna Gaon đã được giữ tuyệt mật cho đến khi hậu duệ của ông là Rabbi Moshe Shternbuch chia sẻ công khai lần đầu tiên vào năm 2014. Nhà thông thái này - lớn lên ở thủ đô Vilnius của Lithuania trước khi đi khắp châu Âu để phổ biến thông điệp của mình - nói rõ: "Khi bạn biết tin người Nga thâu tóm thành phố Crưm thì bạn cần biết rằng thời đại của Chúa Cứu thế bắt đầu - và tiếng chân của Người có thể nghe thấy rõ. Và khi bạn thấy người Nga đến thành phố Constantinople thì bạn hãy mặc trang phục Sabbath và chớ cởi ra - bởi vì nó có nghĩa là Chúa cứu thế sẽ đến ngay".
Constantinople ngày nay có tên là Istanbul - thành phố lớn nhất và quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà hiền triết Ben Eliezer - nổi tiếng hơn với cái tên Baal Shem Tov - cũng đưa ra tiên đoán ớn lạnh tương tự. Ông được dẫn lời nói: "Người Nga sẽ tới - họ sẽ tới và liên kết với những người con trai của Ishmael".
"Những người con của Ishmael" là những người Hồi giáo, tự nhận là hậu duệ của Ishamel - con trai cả của Abraham (tổ phụ của người Do Thái và người Ảrập).
Theo nhận định của các chuyên gia an ninh toàn cầu, cuộc nội chiến ở Syria thực chất là một cuộc tranh giành quyền lực giữa Ảrập Xêút và các nước Sunni khác ở Vùng Vịnh với "kẻ thù lịch sử của họ là Iran của người Shiite".
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã "cướp" cuộc chiến này và đang cố gắng đẩy phương Tây vào một cuộc đấu chết chóc giữa một bên là Hồi giáo và một bên là "các nước xâm lược" như Mỹ, Anh và Pháp.
Mỹ và Nga đứng ở hai đầu đối diện của cuộc xung đột Syria. Hai nước đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về khủng hoảng sau khi Moscow quyết định dội bom phiến quân, trong đó có các mục tiêu mà Mỹ cho là quân nổi dậy ôn hòa chống Tổng thống Assad mà Washington đào tạo và ủng hộ.
NATO - bao gồm cả Anh và Mỹ - thề sẽ bảo vệ bất kỳ nước thành viên nào bị tấn công. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên, vì vậy nếu Nga thực hiện đúng như những đe dọa dáp trả vụ Ankara bắn hạ Su-24 thì sẽ cuộc xung đột ở địa phương sẽ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát.
Thanh Hảo.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người Trung Quốc viết gì về con người và đất nước mình?:

Bi kịch của xã hội Trung Quốc: Kẻ giàu thiếu tầm nhìn, trí thức thiếu lương tâm


Con dao đồ tể của Mao Trạch Đông đã được mài sẵn từ lâu, “dụ rắn ra khỏi hang” chính là để lừa tầng lớp trí thức rơi vào cái bẫy này.



“Ghét người Trung Quốc” đã trở thành một hiện tượng xã hội thời nay. Nếu hỏi “vì sao ghét” thì đa phần đều cho rằng “xấu lắm, thâm lắm, hiểm lắm”. Thành ngữ có câu “Nguồn đục thì nước không trong. Gốc cong thì cây không thẳng”. Mọi thứ đều phải có nguyên do. Trung Quốc nơi ấy tuy nhiên đã từng là một quốc gia lễ nghĩa, có đầy đủ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín.Vậy Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của người Trung Quốc giờ đã đi về đâu?

Những Võ Tòng, Lý Bạch, Nhạc Phi, ….mà ai ai cũng từng mến mộ đã đi về đâu? Thời báo Đại kỷ nguyên mở cuộc thảo luận và đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi vì sao người Trung Quốc ngày nay trở nên xấu xí bằng việc lội ngược dòng lịch sử… Có lẽ thông qua loạt bài “giải mã” này, bạn sẽ có một cái nhìn mới hơn về người Trung Quốc, sẽ thấy rằng họ thực sự khổ và đáng thương thế nào…

Mời xem thêm Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4

Phần 5: Bi kịch của xã hội Trung Quốc: Kẻ giàu thiếu tầm nhìn, trí thức thiếu lương tâm

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, đó là câu nói nổi tiếng của tiến sĩ Thân Nhân Trung (1419-1499) dưới triều Lê, khiến ai ai cũng hiểu được vị trí rường cột của lớp trí thức đối với vận mệnh của đất nước. Tư tưởng và phong thái của họ ảnh hưởng trực tiếp đến dân chúng, nếu họ kiên cường sáng suốt thì dân tộc cũng vậy, và ngược lại. Vì lẽ đó từ xưa đến nay, các quốc gia đều coi trọng hiền tài, khơi gợi bồi dưỡng trí thức, trừ ĐCSTQ là luôn mưu tính đàn áp và khủng bố họ. Đó hẳn là một trong số các lý do đã nhào nặn nên ‘người Trung Quốc xấu xí’ như hôm nay.

Nhà Quảng Cáo

1. Trí thức mất lương tri, xã hội trở nên như thế nào?

Lẽ thường, ở bất kỳ thời đại hay quốc gia nào thì trí thức đều là lớp người tiên tiến dẫn dắt xã hội. Nhưng tri thức Trung Quốc ngày nay xuất phát từ một nền giáo dục có vấn đề bởi chính những người trí thức bị khống chế nói trên nên họ không thể phát huy được tác dụng này. Những vấn đề liên quan đến phần tử tri thức có rất nhiều, nhưng “thiếu lương tri” là vấn đề chủ yếu.
Phần tử trí thức Trung Quốc

“Lương tri” là gì? Đó là ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội và bảo vệ đạo đức; là dũng khí sống vì chân lý; là kiên quyết không vì những cái lợi trước mắt mà bị thế lực đen tối mua chuộc.

Một người dân bình thường có thể “lương tri” còn yếu; nhưng phần tử tri thức tuyệt đối không thể thiếu “lương tri”! Một dân tộc mà phần tử tri thức thiếu lương tri thì dân tộc đó không có hy vọng gì!

Thực ra Trung Quốc ngày nay vẫn còn những phần tử tri thức biết giữ “lương tri”, nhưng số người này đặt trong tập đoàn khổng lồ chỉ có thể là con số “vô cùng nhỏ nhoi”.

Trung Quốc có bao nhiêu giáo sư đại học “luồn cúi quyền lực” hoặc “tham lợi bán điểm”?

Có bao nhiêu người làm khoa học nhưng là để trà trộn ăn cắp bản quyền tại các phòng thí nghiệm trên thế giới?

Có bao nhiêu tên đổ tể khoác áo bác sỹ đang mổ cướp hàng triệu người sống?

Có bao nhiêu người làm nghề chữ nghĩa vì chút tiền mà đưa tin giả, tô vẽ hỗ trợ bọn tham quan?

Có bao nhiêu “nhà văn” đánh bóng tiểu sử cho những nhân vật bại hoại của quốc gia?

Có bao nhiêu “nhân sĩ nổi tiếng” vì áo quan đung đưa trước mắt mà vứt bỏ nguyên tắc?

Có bao nhiêu thầy thuốc làm nghề “môi giới dược phẩm”?

Có bao nhiêu thầy cô tìm mọi cách thu tiền trong túi học trò?

Có bao nhiêu “nhà kinh tế học” vì “tiền thưởng” của bọn tài phiệt mà đứng trên danh nghĩa chức vị uy quyền nói ra những lời lẽ hoang đường?

Có bao nhiêu tên lưu manh văn hóa biến bọn trùm xã hội đen thành doanh nhân?

Có bao nhiêu quan chức tham nhũng, có bồ nhí, tham gia vào ức hiếp dân lành, chống lưng cho nạn mại dâm ma túy trong xã hội ngày nay? Thực sự không thể kể hết!Thực ra Trung Quốc ngày nay vẫn còn những phần tử tri thức biết giữ “lương tri”, nhưng số người này đặt trong tập đoàn khổng lồ chỉ có thể là con số “vô cùng nhỏ nhoi”.

2. Người xưa trọng kẻ sĩ, còn ĐCSTQ đã làm gì?

Đất nước Trung Hoa kinh qua 5000 năm lịch sử, mỗi triều đại một triều tinh anh đều kế thừa, phát triển và tích lũy lại những kiến thức văn minh cho nhân loại. Mỗi triều đại huy hoàng đều là nhờ vào các vị hoàng đế tài giỏi sáng suốt trọng vọng những kẻ sĩ. Trong xã hội truyền thống Trung Quốc có 4 giai tầng là “Sĩ, Nông, Công Thương”. Trong đó “Sĩ” được gọi tắt là những phần tử trí thức, họ là những người chịu trách nhiệm gìn giữ tinh hoa dân tộc, gìn giữ truyền thống đạo đức, làm gương cho người người học theo. Vì thế, họ, ở một góc độ nào đó, còn có tiếng nói hơn cả người thống trị.

Trong tác phẩm nổi tiếng ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’ của La Quán Trung, Lưu Bị vì mến mộ tài đức của Khổng Minh mà đích thân ba lần đến lều tranh mời bằng được Khổng Minh làm quân sư cho nước Thục. Các bậc quân vương mến mộ kẻ sĩ, những ví dụ như thế không hiếm trong lịch 

sử.

Lưu Bị 3 lần đến lều cỏ mời Khổng Minh

Tuy nhiên, ĐCSTQ lại coi những kẻ sĩ như cái gai trong mắt, muốn phải nhổ cho bằng được. Đảng cũng hiểu rằng giới trí thức là những tinh anh của xã hội, đại diện cho quan niệm đạo đức truyền thống và có sức ảnh hưởng đến mạnh quần chúng. Do vậy ĐCSTQ một mặt tiêu diệt những trí thức có nguy cơ cho sự cai trị của nó, một mặt tẩy não những ai có thể và rồi dùng họ làm trung gian cải tạo tư tưởng của những người khác. Ngay khi vừa mới lên năm quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã thể hiện quyết tâm phải cải tạo tư tưởng của phần tử trí thức để phục vụ cho mục tiêu quyền lực độc tài của mình.

Cho dù những người trí thức là ai, thì Mao Trạch Đông không bao giờ ưa họ. Ông ta đã sớm công kích trí thức, bóp mép hình ảnh trí thức trong dân chúng. Ông ta nói:

“Họ [những người trí thức] phải nhận ra sự thực rằng trên thực tế nhiều người được gọi là trí thức, nói một cách tương đối, hết sức ngu dốt và những người công nhân và nông dân đôi khi còn biết nhiều hơn họ.” “So với công nhân và nông dân, thì những người trí thức chưa qua cải tạo là không sạch sẽ, và theo phân tích trên đây, thì công nhân và nông dân là những người sạch sẽ nhất, mặc dù tay họ bẩn và chân họ dính phân bò…”.
Mao Trạch Đông quyết tâm hủy hoại tầng lớp trí thức.

3. Lương tri toàn dân bắt đầu bị hủy diệt kể từ thời điểm nào?

Cũng giống như các cuộc đàn áp trước đó, cuộc đàn áp trí thức của ĐCSTQ đã bắt đầu bằng nhiều hình thức buộc tội, từ việc phê bình Vũ Huấn năm 1951 vì đã “mở trường dạy học bằng tiền ăn xin” (hành khất biện học) đến việc đích thân Mao Trạch Đông đả kích kết tội nhà văn Hồ Phong là phản cách mạng năm 1955. Ban đầu, giới trí thức chưa bị liệt vào giai cấp phản động, nhưng đến năm 1957, sau khi một số tôn giáo chính đã đầu hàng sau cuộc vận động “mặt trận thống nhất”, ĐCSTQ đã có thể tập trung lực lượng vào giới trí thức. Cuộc vận động “chống cánh hữu” vì vậy đã được phát động.
Phong trào phản hữu khiến gần một nửa trí thức tinh hoa Trung Quốc bị xem là cánh hữu

3.1 Chiến thuật hiểm độc khó tưởng tượng “dụ rắn ra khỏi hang” của ĐCSTQ

Với chiến thuật “dụ rắn ra khỏi hang”, vào cuối tháng 2 năm 1957, ĐCSTQ tuyên bố “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận”, ĐCSTQ đã kêu gọi những người trí thức nói lên các đề xuất và phê bình của mình với Đảng, và hứa là sẽ không trả thù. Những người trí thức vốn đã không hài lòng với ĐCSTQ trong một thời gian dài vì sự kiểm soát của Đảng trên mọi lĩnh vực mặc dù Đảng không phải là chuyên gia trong các lĩnh vực đó, và vì việc Đảng giết hại dân thường vô tội trong các cuộc vận động “trấn áp phản cách mạng” trong thời kỳ 1950-1953 và “tiêu diệt phản cách mạng” trong thời kỳ 1955-1957. Họ đã tưởng rằng ĐCSTQ cuối cùng đã trở nên cởi mở. Vì vậy họ đã bắt đầu nói ra những cảm nghĩ thực của mình và sự phê bình của họ ngày càng mạnh lên.

Nhiều năm sau đó, vẫn có nhiều người tin rằng Mao Trạch Đông chỉ bắt đầu tấn công những người trí thức sau khi không thể chịu đựng được những lời phê bình quá gay gắt của họ. Tuy nhiên, sự thực hóa ra lại không phải như vậy. Con dao đồ tể đã được mài sẵn từ lâu, “dụ rắn ra khỏi hang” chính là để lừa họ rơi vào cái bẫy này.
Cuộc vận động “chống cánh hữu”

Ngày 15 tháng 5 năm 1957, Mao Trạch Đông viết một bài có nhan đề “Sự tình đang bắt đầu thay đổi” và cho lưu hành trong nội bộ các quan chức cao cấp của ĐCSTQ. Bài đó viết rằng, “Trong những ngày gần đây những kẻ cánh hữu… đã cho thấy chúng kiên quyết nhất và điên cuồng nhất. Những kẻ cánh hữu, là những kẻ chống cộng, đang liều lĩnh cố gắng khuấy động lên một cơn bão trên cấp 7 ở Trung Quốc… và quyết tâm tiêu diệt Đảng Cộng sản.” Sau đó, những quan chức đã thờ ơ với chiến dịch “trăm hoa đua nở, trăm phái tranh luận” đột nhiên trở nên hăng hái và “sốt sắng”. Trong hồi ký của mình “Quá khứ không biến mất như làn khói”, con gái của Chương Bá Quân đã kể lại:

Lý Duy Hán, Bộ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, đã đích thân gọi Chương Bá Quân để mời ông đến dự một cuộc họp chỉnh đốn để bày tỏ quan điểm của ông về ĐCSTQ. Chương Bá Quân được sắp xếp ngồi trên hàng ghế đầu. Không biết rằng đó là một cái bẫy, Chương Bá Quân đã nói rõ những phê bình của mình về ĐCSTQ. Trong suốt buổi họp, “Lý Duy Hán có vẻ thoải mái. Chương Bá Quân có thể đã tưởng rằng Lý Duy Hán đồng ý với những điều mình nói. Ông đã không biết rằng thực ra Lý Duy Hán vui mừng khi thấy con mồi của mình đang sa vào bẫy.” Sau cuộc họp, Chương Bá Quân bị coi là kẻ cánh hữu số một ở Trung Quốc.

Hàng loạt những buổi họp “dụ rắn” như với Chương Bá Quân đã diễn trong năm 1957, các tác giả sau đó đều được đưa vào danh sách những phần tử cánh hữu cần bị thanh trừ. Có hơn 550,000 những “kẻ cánh hữu” như vậy trên toàn quốc.
Chương Bá Quân bị sập bẫy, bị coi là kẻ cánh hữu số một ở Trung Quốc

Song, tất cả chỉ là những đề xuất mang tính xây dựng!

Thực ra, khi người ta đọc lại các ý kiến đề xuất với ĐCSTQ, thì không có một ai trong số những người bị buộc tội là “cánh hữu” đề xuất rằng Đảng Cộng sản nên bị lật đổ; tất cả những gì mà họ đề xuất là những lời phê bình mang tính xây dựng.

Vậy mà chính vì những đề xuất này mà hàng chục nghìn người đã bị mất tự do, và hàng triệu gia đình đã phải chịu thống khổ. Tiếp theo là các cuộc vận động khác nữa như “giãi bày tâm sự với Đảng”, để moi ra những người có chủ trương cứng rắn, chiến dịch mới “Tân Tam Phản”, nhằm đẩy những người trí thức về nông thôn để lao động khổ sai, và bắt những người cánh hữu đã bị sót trong lần đầu.
Bắt bớ tầng lớp trí thức trong cuộc vận động chống cánh hữu

Bất cứ ai bất đồng ý kiến với lãnh đạo ở nơi làm việc, đặc biệt là với các bí thư chi bộ đảng, sẽ bị dán nhãn là chống đảng. Đảng sẽ thường xuyên phê phán họ, hoặc đưa họ tới các trại lao động tập trung để bắt buộc cải tạo. Đôi khi đảng còn di chuyển toàn bộ gia đình họ về nông thôn, và cấm không cho con cái họ được học đại học hoặc đi bộ đội. Họ cũng không thể xin việc ở thành phố hoặc thị xã. Những gia đình này bị mất đi bảo đảm về công ăn việc làm và các chế độ phúc lợi y tế. Họ đã trở nên không bằng nông dân và bị xã hội ruồng bỏ thậm chí không bằng cả những công dân hạng hai.
Xử tử những phần tử được liệt vào phản động, gián điệp, cánh hữu.

3.2 Bị bịa đặt tội danh và ngụy tạo dân ý, các trí thức Trung Quốc đã bị đẩy vào tình thế “chết hoặc chịu nhục”

Một trong những thủ đoạn mà ĐCSTQ thường xuyên sử dụng trong mỗi cuộc vận động là đẩy các ‘đối tượng’ vào tình thế đối lập với đại đa số dân chúng, khiến họ bị cô lập và cảm giác trùng trùng vây ráp.

Một mặt ĐCSTQ sử dụng tuyên truyền một chiều, bóp méo sự thật và bịa đặt tội danh cho những người hay nhóm người mà Đảng muốn loại bỏ, một mặt lôi kéo quần chúng đứng về phía Đảng, bảo vệ quyền lợi cho Đảng và kích động họ sử dụng bất cứ hình thức nào để tiêu diệt một cách không thương tiếc những “phản động” mà Đảng đã chụp mũ.

Đảng cũng thường xuyên ngụy tạo dân ý, lợi dụng quyền lực, phát động tấn công tâm lý. Trong cuộc vận động chống cánh hữu này, trên báo chí đều tràn ngập những bài viết với tiêu đề: “Giai cấp công nhân đã lên tiếng”, “Các đảng phái dân chủ toàn quốc đều đứng về phía Đảng Cộng sản cùng trừng phạt cánh hữu”, “Chỉ huy và chiến sĩ toàn quân phẫn nộ lên án”, “Cánh hữu thiểu số đã rơi vào trùng trùng bao vây của quần chúng dân chủ”, “Cánh hữu chỉ là một nhóm nhỏ cặn bã, tuyệt đại đa số trí thức đồng tâm đồng lòng với đảng”… Cứ như vậy, Đảng tẩy não toàn dân và lôi kéo tất cả vào cuộc để cô lập rồi sử dụng bạo lực lên hết nhóm người này đến nhóm người khác.
Đấu tố, làm nhục trí thức trong cuộc vận động chống cánh hữu

Truyền thống Trung Quốc là “Học giả thà chết chứ không chịu nhục” (sĩ khả sát bất khả nhục). ĐCSTQ có một biệt tài là có khả năng làm nhục những người trí thức bằng cách từ chối quyền được sống của họ và thậm chí kết tội cả gia đình họ trừ khi họ chịu nhục. Nhiều trí thức đã đầu hàng. Trong suốt quá trình, một số đã kể tội người khác để cứu mình, làm tan nát trái tim của bao nhiêu người. Những người không chịu nhục đã bị giết chết để làm gương đe dọa các trí thức khác.

Tầng lớp học giả truyền thống, những người mẫu mực của đạo đức xã hội, vì thế mà đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Mao Trạch Đông đã nói một cách không che dấu:

“Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết 46 chục nho sĩ, còn chúng ta đã giết cả 46 ngàn thằng trí thức hủ nho ấy chứ. Trong cuộc trấn áp phản cách mạng, chẳng phải chúng ta đã giết cả những thằng trí thức phản cách mạng hay sao? Tôi đã tranh luận với những người theo phái dân chủ buộc tội chúng ta là hành động như Tần Thủy Hoàng. Tôi nói rằng họ đã nhầm. Chúng ta còn vượt xa ông ta đến cả trăm lần ấy chứ.”

Đúng vậy, Mao không chỉ đã giết rất nhiều trí thức. Nghiêm trọng hơn là, ông ta đã hủy diệt cả tâm trí và lương tâm của họ.
Mao không chỉ đã giết rất nhiều trí thức. Nghiêm trọng hơn là, ông ta đã hủy diệt cả tâm trí và lương tâm của họ.

4. Đảo lộn tốt xấu, ĐCSTQ đã bắt những người trí thức phải bị giáo dục lại bởi nông dân nghèo như thế nào?

Nhân loại tiến bộ được là nhờ tích lũy kiến thức, nhưng, dưới thời ĐCSTQ, đạt được kiến thức lại bị coi là xấu.Những người trí thức bị xếp vào loại hôi thối thứ chín – tệ nhất trên bậc thang từ một đến chín. ĐCSTQ bảo những người trí thức phải học hỏi những người mù chữ, và cần phải bị giáo dục lại bởi những người nông dân nghèo để được cải tạo và bắt đầu một cuộc sống mới.

Trong việc tái giáo dục những người trí thức, các giáo sư của trường Đại học Thanh Hoa, một trường đại học danh tiếng của Trung Quốc, bị đi đày đến Đảo Như Châu ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Bệnh sán máng là một bệnh rất phổ biến ở khu vực này, và thậm chí một trại lao động cải tạo trước kia ở đây cũng đã phải rời đi nơi khác. Ngay sau khi tiếp xúc với nước sông, những vị giáo sư này đã bị nhiễm sán và bị xơ gan, và bị mất khả năng sống và làm việc.

5. Mọi thứ đều có nguyên do, mọi thứ đều có lịch sử: Lịch sử cai trị của ĐCSTQ luôn gắn liền với đàn áp trí thức

Xuyên suốt quá trình tồn tại của ĐCSTQ là việc sử dụng bạo lực không ngừng lên những người trí thức, bất kể đó là những sinh viên trẻ tuổi hay những nhà trí thức kỳ cựu đang đóng góp tích cực cho thành tựu xã hội. Nổi đình đám gần đây nhất là sự kiện đàn áp sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989 và cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999 đến nay.

Song hành cùng những chiến dịch đàn áp đó luôn là phong toả thông tin Internet, cấm đoán tự do ngôn luận, cũng chính là bịt mắt, bịt tai, bịt miệng, trói tay, trói chân, toàn bộ lương tri của thành phần trí thức.Người chết tại quảng trường Thiên An Môn sau vụ thảm sát

5.1 Nghiền nát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn, giấc mơ dân chủ đã tiêu tan như thế nào?

Trong sự kiện Thiên An Môn năm 1989, mặc dù ĐCSTQ đã hoàn toàn có thể giải quyết bằng một giải pháp ôn hòa, và thực tế Tổng bí thư lúc bấy giờ, ông Triệu Tử Dương đã gặp các sinh viên để đối thoại. Tuy nhiên, một mình ông đã không đi ngược lại được với bản tính tà ác của ĐCSTQ, lệnh đàn áp đã được ban ra.

Đặng Tiểu Bình nói “Chúng ta sẽ giết 200 nghìn người để đổi lấy 20 năm ổn định”, tất nhiên, đó không phải ổn định cho nhân dân, mà là ổn định cho đảng. Ngày 2/6/1989, ông Đặng Tiểu Bình nói, “Tôi đề nghị để cho quân đội khẩn cấp thực hiện kế hoạch giải tỏa quảng trường vào tối nay và kết thúc trong vòng hai ngày.”Người chết tại quảng trường Thiên An Môn sau vụ thảm sát

Và như vậy, binh lính cùng với xe tăng và súng đạn đã được điều động đến. Rạng sáng ngày 04 tháng 06 năm 1989 đánh dấu thêm một vết đen với sự bạo tàn của ĐCSTQ: Tiếng súng nổ… Nhiều người trúng đạn đổ vật xuống trong vũng máu, tiếng xe tăng gầm lên san bằng tất cả. Quảng trường Thiên An Môn ngập trong máu, hàng ngàn sinh viên đã bị giết hại. Trước đó, những người lính bị điều động tham gia sự kiện này được thông báo rằng “Bắc Kinh có một cuộc bạo động, nhiều người lính đã bị bắt cóc và giết chết. Quảng trường Thiên An Môn hiện đang bị chiếm giữ bởi những kẻ bạo loạn phản cách mạng và cần phải bị tiêu diệt.”

Sau này những người lính mới hiểu rằng đấy chỉ là thông tin bịa đặt, nhiều người vì điều này mà cho đến ngày nay vẫn còn bị dằn vặt trong nước mắt.

5.2 Vu khống những người học viên Pháp Luân Công như những kẻ tâm thần rồi tiến hành đàn áp

Khác biệt với những môn khí công bình thường khác, trong số các học viên Pháp Luân Công có rất nhiều người thuộc tầng lớp trí thức, có học vị Tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, chủ doanh nghiệp, quan chức cao cấp, giáo viên… Tuy nhiên trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ không quan tâm về vị trí xã hội của các học viên Pháp Luân Công, không đếm xỉa tới những đóng góp mà một học viên có thể tạo dựng cho xã hội hay người đó có năng lực thế nào, hoặc những tác động tiêu cực sẽ xảy ra ở trong nước hay quốc tế. Cuộc bức hại đã được tiến hành một cách hết sức tàn nhẫn, tiếp tục phá hủy một bộ phận lớn thành phần tinh túy, và là hiện thân của những tiêu chuẩn đạo đức, cuộc bức hại đã giáng một đòn mạnh vào toàn thể xã hội và người dân Trung Quốc.Người tu Pháp Luân Công tưởng niệm những học viên vì tu luyện Pháp Luân Công mà bị ĐCSTQ giết hại

5.3 Phong toả Internet, trói buộc tự do ngôn luận: lương tri người trí thức bị giam cầm

Xã hội Trung Quốc là một xã hội kiểm duyệt thông tin tuyệt đối: từ website, blog cho đến thư điện tử cá nhân, chat cá nhân, cuộc gọi, tin nhắn v.v… đều không nằm ngoài sự kiểm duyệt kiểm soát của chính quyền.

Nếu như với một người nông dân, ngửa mặt lên là bầu trời và cúi xuống là ruộng đồng, thì với người trí thức hiện đại, đặc tính của họ là làm việc cùng chiếc máy tính, và trao đổi thông tin nghề nghiệp qua các phương tiện điện tử như email, chát, blog, diễn đàn v.v… Khi những phương tiện này bị kiểm duyệt, ngăn chặn cấm đoán, thì cũng bằng như thân xác họ được tự do nhưng lương tri họ bị giam cầm.

Ở Trung Quốc, chính quyền không cho phép trang web tìm kiếm toàn cầu là Google và mạng xã hội Facebook hoạt động. Những phần mềm tìm kiếm nội địa như baidu, weibo…thì là hiện trạng: chính quyền cho “tìm được” gì thì người dân “tìm được” nội dung ấy, hay mạng chát QQ cũng bị kiểm soát tuyệt đối. Đương nhiên các website quốc tế có tư tưởng tự do, dân chủ như BBC, RFA v.v… bị chặn hoàn toàn. Các website ủng hộ dân oan, tố cáo cường quyền, hay ủng hộ các cộng đồng tín ngưỡng đang bị đàn áp như Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ …cũng có thể cùng chung một số phận.Ngày 23/3/2010, người dân đứng tại trụ sở chính của Google ở Trung Quốc biểu thị không muốn Google rời đi.

Tường lửa nổi tiếng của Trung Quốc mang tên Vạn Lý Hỏa Thành, chỉ với cái tên thôi cũng đủ hình dung mức độ ngăn chặn cấm đoán.

Tinh thần bị giam cầm, thể xác cũng sẽ bị đưa vào quản thúc nếu vẫn dám lên tiếng và bị lộ danh tính:

Những người trí thức dám đưa tin trung thực chịu số phận bị bắt và giam cầm, kể cả các luật sư nổi tiếng trên trường quốc tế (như Luật Sư Cao Trí Thịnh) cũng bị đối xử như vậy.

Shi Tao- nhà báo, nhà thơ, nhà văn đã bị kết án 10 năm tù giam vì đã đưa thông tin trung thực về vụ thảm sát Thiên An Môn cho một trang web dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài. Sau khi quốc hội Mỹ phát hiện ra rằng Yahoo Trung Quốc đã tạo điều kiện cho ĐCSTQ bắt Shi Tao bằng việc cung cấp cho ĐCSTQ thông tin cá nhân của ông, Yahoo đã bị quở trách nặng nề bởi Quốc Hội Mỹ, bị gia đình ông Shi khởi kiện và phải hứa cải cách hoạt động của mình.

Như một bức tranh đen trắng đối lập, ngay sau khi ông Shi bị ĐCSTQ bắt giữ, ông đã giành được hai giải thưởng báo chí quốc tế lớn: Giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, và giải thưởng Cây Bút Vàng Tự Do của Hiệp Hội Báo Chí Toàn Cầu. 
Shi Tao- nhà báo, nhà thơ, nhà văn đã bị kết án 10 năm tù giam vì đã đưa thông tin trung thực về vụ thảm sát Thiên An Môn cho một trang web dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài.

6. Đâu là một trong những nguyên nhân chính tạo ra bi kịch cho xã hội ngày nay? Đàn áp trí thức, ĐCSTQ phá hủy văn minh tinh thần và vật chất.

Các con số về sự phát triển kinh tế thời nay cũng như sự hiện diện của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau khiến nhiều người tin rằng Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu thêm một chút, người ta sẽ thực sự bàng hoàng vì những gì đang diễn ra ở đó: xã hội khủng hoảng niềm tin và đạo đức băng hoại, nhân quyền tại đó không đáng giá hai xu. Điều này là hệ quả tất yếu sau các cuộc vận động chính trị liên miên mà ĐCSTQ đã tiến hành trong những năm qua, đặc biệt là sự đàn áp đối với giới trí thức.

Trí thức trở thành những cái “ốc vít” cho ĐCSTQ, cùng hùa theo cái ác?

Sau bao cuộc đàn áp, giới trí thức bị tổn hại nặng nề, người nào chết đã chết, còn lại nhiều người nào bị tổn thương thì tê liệt trong cái trường tà ác đen ngòm của ĐCSTQ, nhiều người vì sự sống còn của bản thân và gia đình mình mà quay sang chịu “tẩy não” hoặc giả câm giả điếc. Số lượng người còn đủ dũng khí đứng lên theo đúng nghĩ một kẻ sĩ còn lại hết sức ít ỏi.

Những người thỏa hiệp với ĐCSTQ, chịu tẩy não theo những tà thuyết và dần dần trở thành công cụ đắc lực trong tay Đảng, thậm chí cùng hủ bại với Đảng. Họ trợ giúp ĐCSTQ tuyên truyền những tư tưởng biến dị, sản xuất ra những tác phẩm biến dị đầy tính bạo lực kích động đấu tranh, bóp méo lịch sử và văn hóa truyền thống, rồi đưa vào nhồi nhét tẩy não toàn dân, từ già đến trẻ. Từng thế hệ một, dân chúng trở thành những người ngoan ngoãn khuất phục dưới sự cai trị của ĐCSTQ, nghĩ và làm theo cách mà Đảng muốn, và lại tiếp tục đầu độc những lớp người kế tiếp.

Bản tính của con người vốn là lương thiện, nhưng ĐCSTQ khiến người ta tin rằng đấu tranh là điều tất yếu, và là vĩ đại vinh quang. Không chỉ đấu với quân địch như trên chiến trường xưa, mà thực tế họ đã đấu với cả cha mẹ anh em của mình nếu như ĐCSTQ muốn điều ấy. Những ví dụ như thế thật sự không hiếm.

Trong cuộc vận động chống cánh hữu, sau khi Chương Bá Quân bị đánh hạ xuống thành cánh hữu, con trai, em gái của ông đều phát biểu trên báo lên tiếng phê phán ông. Con trai của Trữ An Bình sau khi bị đích thân Mao Trạch Đông chỉ định là cánh hữu, con trai ông đã giáo huấn cha mình như sau: “Tôi xin nói với ngài Trữ An Bình một câu trung nghĩa:Hy vọng ông sớm tỉnh ngộ quay đầu vào bờ, hãy chăm chú lắng nghe ý kiến của nhân dân đào sâu nguồn cội tư tưởng phản Chủ nghĩa xã hội, triệt để đối đãi với vấn đề của bản thân mình, để tránh cự tuyệt với nhân dân”.
Chương Bá Quân bị sập bẫy và bị liệt vào cánh hữu

Ngày nay, thứ trưởng bộ Y Tế Trung Quốc Hoàng Khiết Phu, không những không thể có được tiêu chuẩn đạo đức ngành Y là “Lương Y phải như từ mẫu”, mà còn được người Trung Quốc mệnh danh là “đồ tể”, bởi tội ác lớn như núi bao xung quanh việc chính quyền mổ cướp tạng sống của hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công trong suốt 16 năm ròng.Ông Hoàng Khiết Phu và tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công.

Những lãnh đạo cao nhất của cơ quan ngôn luận lớn nhất -Đài Truyền Hình TW Trung Quốc (CCTV) – như Lý Đông Sinh, Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch bị vào nhà giam trong thời gian gần đây khi những bê bối liên quan đến CCTV liên tục bị đưa ra ánh sáng.

7. Xã hội truyền thống có thế chăng? Báu vật của người xưa là gì?

Hiền nhân thường thường là nói về những người có tài năng cứu nhân độ thế, đức hạnh cao thượng. Bất luận là Đông Tây kim cổ, mọi thời phồn vinh và hùng cường của bất kỳ dân tộc nào đều không tách khỏi coi trọng trí thức: người đức độ và có tài. Đây là chân lý bất di bất dịch của nhân loại. Cổ nhân luôn luôn lấy tiêu chuẩn chọn người gồm nhiều mặt cả đức lẫn tài, và không hề coi đức với tài như nhau, mà là vô cùng coi trọng vị trí thống soái và tác dụng chủ đạo của đức đối với tài, đặt đức lên trên cùng. “Tài giả đức chi tư, đức giả tài chi soái” (Người có tài chỉ là phụ, người có đức mới quan trọng). Tư Mã Quang thời Bắc Tống căn cứ theo quan hệ giữa đức với tài đã chia người ta ra làm 4 loại:

Đức tài toàn vẹn là Thánh nhân, đức tài đều kém là người ngu, đức trên tài là quân tử, tài hơn đức là tiểu nhân. Khi dùng người, tốt nhất là lựa chọn Thánh nhân, sau đó là quân tử. Có tài mà vô đức là loại người nguy hiểm nhất, so với loại người không tài không đức thì còn tồi tệ hơn.
Nhân sĩ thời xưa

Khang Hy thời nhà Thanh dùng người tài thì có một tiêu chuẩn nhất quán như sau: “Quốc gia dùng người, cần phải lấy đức làm căn bản, tài nghệ chỉ là thứ yếu”. “Tài đức đều cao thì tốt, nếu có tài mà kém đức, thì cũng không bằng có đức mà không có tài”.

Câu chuyện về bảo vật quốc gia nước Tề

Thời kỳ Chiến quốc có một câu chuyện rằng: Ngụy Huệ Vương hỏi Tề Uy Vương: “Ông là Vương nước Tề, chắc hẳn là thu thập được nhiều bảo vật?”

Tề Uy Vương đáp: “Không có”.

Ngụy Huệ Vương nói: “Nước nhỏ như nước tôi, cũng đều có tàng trữ mấy viên minh châu lớn đường kính cả tấc, loại trân châu ấy phát ra ánh sáng có thể chiếu rọi 12 chiếc xe. Ông là vua nước lớn như thế, tại sao một chút bảo vật cũng chẳng có?”.

Tề Uy Vương nói: “Châu báu quý nhất của nước tôi là người hiền tài, bảo vật này so với bảo vật mà ông nói thì không như nhau. Tôi có một bề tôi tên là Đàn Tử, tôi phái ông ta trấn thủ Cao Đường, người nước Triệu ở phương Bắc không dám xâm phạm. Có một bề tôi khác tên là Kiềm Phu, tôi phái ông ta đóng ở Từ Châu, có thể quản lý hơn 7000 hộ dân từ bốn phương trời lui tới. Tôi còn có một bề tôi tên là Loại Thủ, dưới sự quản lý của ông ta trăm họ an cư lạc nghiệp, đồ vật đánh rơi trên đường không ai nhặt lấy, đêm không cần phải khóa cửa. Châu báu như thế, quang minh chói lọi nghìn dặm, chứ đâu chỉ có 12 cỗ xe?”. Tề Uy Vương như vậy là đã nói ra nguyên nhân tại sao nước Tề giàu mạnh.

Gia Cát Lượng Khổng Minh dùng đức hạnh để mang lợi ích cho trăm họ

Gia Cát Lượng bản thân là một nhân tài, ông vì kế hoạch thống nhất Trung Quốc mà đã “Cúc cung tận tụy, đến chết không thôi”. Ông ở trong “Xuất sư biểu” trao cho Hậu Chủ có viết: “Nhà thần có 800 cây dâu tằm, áo cơm con cháu có thể tự lo được. Ngày thần chết, không muốn trong nhà có dư dả lụa là gấm vóc hay tiền của lợi tức, cũng giúp được cho bệ hạ”. Người mà ông bổ nhiệm cũng đều thanh liêm biết tự giữ mình. Tương Uyển “Tính cách cao thượng khiêm tốn, trong nhà không tích cóp tài sản gì. Con cái ông đều làm ăn một cách bình dân, không khác gì trăm họ”. Khương Duy cũng là “Nhà cửa thanh đạm, không có tài sản gì đáng kể, ra vào cung chẳng có xe đưa đón”.

Sau khi Khổng Minh qua đời, vùng đất Thục (Tứ Xuyên ngày nay) toàn dân quấn khăn tang. Khiến hình thành phong tục là người Thục (Tứ Xuyên) quấn khăn trắng như thế.Khổng Minh

Làm việc chính sự có dựa trên đức hạnh hay không, nó quan hệ đến việc một người phải chăng có thể dùng quyền hạn trong tay mà mưu lợi cho trăm họ, quan hệ đến tác phong và uy tín của nhân dân và quan lại, và sự an nguy của chính quyền.

Từ xưa đến nay, quan lại có đức hạnh cao, phẩm cách tốt là cơ sở của một nền chính trị liêm khiết sáng sủa, họ vào bất kỳ lúc nào cũng có thể đặt lợi ích của trăm họ lên hàng đầu, đó cũng là giá trị chân chính của việc chọn người tài đức. Ngược lại, chỉ chọn dùng kẻ thân thích thì có thể làm cho đất nước và dân tộc suy yếu nguy vong. Bởi vì nó lấy lợi ích cá nhân làm căn bản, khiến cho lòng ích kỷ ham muốn cá nhân bành trướng, những kẻ kém cỏi hoành hành, vô cùng tai hại. Những loạn thần tặc tử xưa nay, phần nhiều không phải là vì kém tài mà là vì kém đức. Vô đức mới là mối họa lớn của con người.

Từ đó có thể thấy, bất kể là người tài năng, trí óc tới đâu, nếu như trong lòng không chính, không những là không thể cống hiến cho đất nước, mà ngược lại sẽ tạo thành nguy hại to lớn. Ngày nay, đạo đức xã hội mỗi ngày trượt dốc hàng vạn dặm, pháp luật chỉ ràng buộc hành vi của con người, còn đạo đức ràng buộc tâm người, “Pháp trị tiểu nhân, đức trị quân tử”. Ai giữ vững tâm pháp đạo đức, mới có thể đi trên con đường chính, mới có được tương lai tươi sáng, mới có thể khiến phong tục tập quán của người dân đi theo đường chính, vạn sự được hưng vượng phồn vinh, thiên hạ được thái bình.


Ngày nay, ĐCSTQ đã tiến thêm một bước nữa trong việc quản lý và kiểm soát thành phần tri thức. Cụ thể là Đảng tiến hành tẩy não người dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ khi còn là đứa con nít chưa hiểu biết sự đời, bóp méo sự thật về lịch sử, không ngừng tuyên truyền thuyết đấu tranh, vô thần của chủ nghĩa Mác-Lê-Mao, dạy người dân biết phục tùng, ca ngợi và yêu mến Đảng, không được có tư tưởng và suy nghĩ của riêng họ. Như vậy mà nói, các thế hệ người Trung Quốc sau này quả thật không còn có thể tự lập về suy nghĩ được nữa, những gì Đảng nói đúng là đúng, sai là sai, không có sự suy xét tìm hiểu của riêng cá nhân mình. Mà cũng rất khó có thể tự tìm hiểu, vì Trung Quốc nơi ấy đã được Đảng bao bọc một bức tường lửa (fire-wall) khiến họ không thể truy cập được bất kỳ tin tức gì mà Đảng không muốn. Các nhà trí thức có ý kiến bất đồng, các luật sư nhân quyền dám cất lên tiếng nói vì dân tộc, vì người dân thì đa phần đều bị đàn áp, bắt bớ, giam cầm.

Vậy là, nhiều người tri thức, vì sinh tồn, đã học cách tỏ vẻ lạnh lùng để bọc lại thậm chí hủy bỏ cái lương tri của mình, không dám nói lời công lý, luôn nghi ngờ phòng thủ, thậm chí học cách đả kích hãm hại người khác để tỏ vẻ trung thành với ĐCSTQ cũng chỉ vì muốn được yên ổn hoặc giữ miếng cơm đời thường.

Những kẻ sĩ là rường cột của quốc gia, khi những người này không còn xứng danh là “sĩ” nữa, nguy hiểm đã cận kề họ. Họ đã chịu sự nhào nặn tàn ác của ĐCSTQ một thời gian dài để giờ đây biến thành những “người Trung Quốc xấu xí”. Xét cho cùng, họ, tất cả cũng chỉ là nạn nhân đáng thương của sự tẩy não và hủy hoại lâu dài trong lịch sử bởi ĐCSTQ cùng các tà thuyết của nó.


Mời quý độc giả đón đọc Phần 6 “Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí” vào kỳ sau để xem văn hóa 5.000 năm của Thần châu Trung Hoa đã bị ĐCSTQ hủy hoại như thế nào…

Ban chuyên mục Thời sự Quốc tế Thời báo Đại Kỷ Nguyên

Xem thêm:
Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí?
Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 2)
Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 3)
Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 4)

Phần nhận xét hiển thị trên trang