Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Đ/c Lập viết:

Ngày này năm trước "Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh"

Bài cuối của Bọ Lập Quê Choa trước khi bị bắt

_____________

Nguyễn Quang Lập với Truong Huy San và Hong Anh Pham.
8 giờ · Đã chỉnh sửa ·
Đúng giờ này ngày này năm ngoái tui bị bắt. Ngồi trên xe từ nhà về trại tạm giam, để tự động viên mình tôi cố nghĩ xem có cái may nào trong cái rủi này không, và tôi nghĩ được 3 điều:
1. Tôi sẽ bỏ được thuốc lá, quyết tâm 30 năm nay của tôi chưa bao giờ đạt được.
2. Con cái tôi sẽ tỉnh ra nhiều điều, chúng sẽ tự tìm kiếm việc làm và làm việc tốt để nuôi sống bản thân và lập nghiệp.
3. Đây là dịp để tôi biết những ai là bạn suốt đời, những ai thì phải cancel ngay lập tức để khỏi mất thời gian vô ích. 
Quả nhiên cả ba điều trên đều đã và đang thực hiện được. Đúng là ơn đảng ơn chính phủ, he he.
Ảnh: Huy Đức và Hồng Ánh là hai người bạn đầu tiên có mặt ngay khi tôi vừa bị đưa đi khỏi nhà. Tại thời khắc đáng nhớ này, sau lưng Hồng Ánh- Huy Đức có hàng trăm người lo lắng hỏi han, kể cả những người tôi chưa hề biết mặt.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trên 10 triệu người nhiễm HIV ở Trung Quốc

Gần đây Bộ Y tế Trung Quốc đã cảnh báo, trong số người nhiễm HIV ở Đại Lục, số bệnh nhân là học sinh trung học và sinh viên đại học đang tăng cao. Nhân viên thông tin chiến lược của UNAIDS thuộc Liên Hiệp Quốc cho biết, tính cho đến tháng 10/2015, toàn Trung Quốc có khoảng 575.000 người nhiễm HIV. Có người nhận định khoảng hơn 90% số người bị nhiễm là qua đường tình dục, ý kiến này đã bị các chuyên gia bác bỏ.

Ngày 1/12 là Ngày Thế giới Phòng chống AIDS, Thời báo New York đã đưa ra số liệu của UNAIDS, theo đó tính cho đến tháng 10/2015, Trung Quốc có khoảng 575.000 người bị nhiễm HIV. Theo Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc, trước năm 2009, bệnh nhân AIDS Trung Quốc chủ yếu lây qua tiêm chích ma tuý, truyền máu, mẹ sang con, và những nguyên nhân “không rõ” khác. Nhưng số liệu mới nhất cho thấy, trong những trường hợp nhiễm mới ở Trung Quốc hiện nay, tỷ lệ lây truyền qua đường tình dục chiếm hơn 92%. Ông Vương Quốc Cường (Wang Guoqiang), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế và Kế hoạch gia đình Trung Quốc cho biết, con đường chính lây truyền HIV là tình dục.
Nhưng ông Vạn Diên Hải (Wan Yanhai), học giả giáo dục phòng chống AIDS bày tỏ nghi ngờ về quan điểm này. Ông chia sẻ với Đài Á châu Tự do rằng, số liệu của Ủy ban Y tế và Kế hoạch gia đình Trung Quốc tính toán không khoa học.
Ngoài ra, ông Vạn Diên Hải cũng chỉ ra, những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc tăng mức độ tài chính để phòng ngừa và điều trị AIDS, nhưng báo cáo quyết toán và dự trù về kinh phí về phòng ngừa và điều trị AIDS của các cơ sở y tế chính quyền các cấp không bao giờ công khai.
Trên 10 triệu người nhiễm HIV ở Trung Quốc nhưng việc chủ yếu lan truyền qua đường tình dục là không đúng
Trên thực tế, bác sĩ sản khoa Cao Diệu Khiết, người có cống hiến to lớn nhất trong sự nghiệp phòng chống HIV ở Trung Quốc, từng cho biết bệnh nhân AIDS hoặc HIV của Trung Quốc có hơn 10 triệu người, nhưng chủ yếu lây qua đường tình dục là không đúng.
Trung Quốc có 1,3 tỷ người, nhưng người thực sự đi về các vùng nông thôn để tìm hiểu về bệnh AIDS chưa tới 10 người. Vào cuối năm 2012, bà Cao Diệu Khiết đã phát biểu trong buổi tọa đàm tại Đại học Columbia rằng, có nhiều con đường truyền nhiễm bệnh AIDS ở Trung Quốc với nhiều loại virus khác nhau, nhưng tỷ lệ lây qua đường tình dục là rất ít.
Bà Cao Diệu Khiết nhớ lại vào đầu thập niên 80, chính phủ Trung Quốc đã phát hiện người có mầm bệnh HIV trong máu. Năm 1988, bác sĩ Tôn Vĩnh Đức (Sun Yongde) ở tình Hà Nam phát hiện trong máu của người hiến tặng bị nhiễm HIV, nhưng không có ai ở Bộ Y tế quan tâm. Đến năm 1995, bác sĩ Vương Thục Bình (Wang Shuping) ở Hà Nam cũng phát hiện và thống kê có khoảng năm triệu người bị nhiễm HIV.
(Ảnh: AFP) (Ảnh: AFP)
Bà Cao Diệu Khiết chỉ ra, hiện nay Trung Quốc có ít nhất 10 triệu người nhiễm HIV nhưng rất nhiều người không biết. “Vì chính phủ muốn giữ bí mật cho người bệnh HIV. Trước đây lây nhiễm chủ yếu qua đường bán máu, hiện nay đa số qua đường truyền máu và từ mẹ truyền sang con.”
Bà Cao Diệu Khiết đã dựa theo phân tích thống kê của Giáo sư Quế Hi Ân (Gui Xien) thuộc Đại học Vũ Hán, theo đó có đến 60% nông dân Trung Quốc bán máu bị nhiễm HIV, còn trong những cặp vợ chồng chung sống 5-10 năm, tỷ lệ nhiễm HIV chưa tới 10%.“Có 12 loại HIV. Giữa Trung Quốc và nhiều nước khác không giống nhau, HIV của Trung Quốc là Subtype C, sức lây nhiễm thấp. Về vấn đề này, nếu bạn nói với chính phủ họ sẽ không muốn nghe.”
Bà Cao Diệu Khiết nhấn mạnh, ở Trung Quốc, việc bán máu và truyền máu làm tăng cao tỷ lệ người nhiễm HIV hơn là con đường tình dục.
------------------------------

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

NGỐ 180': GIÓ BAY VỀ TRỜI ( TRƯỜNG CA )

NGỐ 180': GIÓ BAY VỀ TRỜI ( TRƯỜNG CA ): Trường ca:                Gió bay về trời  Hình như..Mì ăn liền Và hàng giá rẻ  Những chuyện bông phèng nhảm nhí  Hình như Đang được ... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết


Ngọc Việt
(GDVN) - Có thể thấy rằng, Tổng thống Thein Sein và các lãnh đạo quân đội Myanmar đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.
Ngày 2/12, tờ Telegraph của Anh đưa tin, lãnh tụ đảng Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã có cuộc gặp với Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlaing và Tổng thống Myanmar Thein Sein để bàn về việc chuyển giao quyền lực sau bầu cử.
Bà Aung San Suu Kyi và Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar Đại tướng Min Aung Hlaing. Ảnh: AP
Theo như lời của Bộ trưởng Thông tin Ye Htut, người đã được tham dự cuộc họp cùng với Tổng thống, cho các phóng viên biết: "Họ đã thảo luận việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho chính phủ tiếp theo. Các cuộc thảo luận đã được diễn ra trong sự ấm áp và cởi mở”.

Như vậy, nền dân chủ tại Myanmar đã được nuôi dưỡng dưới thời của chính quyền Tổng thống Thein Sein đã đảm bảo cho một cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ, kết thúc trong hòa bình, và kết quả của nó là chiến thắng lịch sử cho NLD.
Nay nền dân chủ ấy lại tiếp tục được đảm bảo bởi quân đội, khi quyết định chuyển giao một cách êm thấm quyền lực cho chính phủ chuyển tiếp sau bầu cử.
Có thể thấy rằng, Tổng thống Thein Sein và các lãnh đạo quân đội Myanmar đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nên đã tổ chức thành công cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên từ năm 1960 và quyết định tôn trọng kết quả bầu cử, dù đảng cầm quyền được quân đội hậu thuẫn chịu thất bại nặng nề.
Cũng cần nhắc lại lại là năm 1990, NLD cũng chiến thắng trong một cuộc tổng tuyển cử nhưng kết quả đã bị chính phủ quân sự lúc đó gạt bỏ, và lãnh tụ NLD Aung San Suu Kyi bị bắt, bị quản thức hơn 20 năm.
Vì vậy, có thể khẳng định đây là một chiến thắng mang tính quyết định cho nền dân chủ tại Myanmar.
Có nhiều người lo ngại nền dân chủ tại Myanmar có thể “chết yểu” vì nó làm suy giảm quyền lực của quân đội – lực lượng nắm quyền tại Myanmar mấy thập kỷ nay.
Nhưng với diễn biến mới nhất này, có thể thấy nền dân chủ ấy đã tiếp tục có sức sống để đảm bảo cho một xã hội dân chủ và tự do tại Myanmar – điều mà người dân Myanmar đã gửi gắm qua cuộc bầu cử vừa qua.
Tuy nhiên, một điều được nhiều người quan tâm là vai trò và vị thế của bà Aung San Suu Kyi sẽ như thế nào khi Hiến pháp Myanmar có những quy định khiến cho bà không thể trở thành Tổng thống Myanmar, mặc dù NLD của bà giành chiến thắng áp đảo và bà là lãnh tụ đảng.
Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: AP.
Cuộc gặp với lãnh đạo quân đội cho thấy, điều lo ngại này có thể được giải quyết sớm hơn, đáp ứng ý nguyện của người dân và cá nhân bà Aung San Suu Kyi.
Tờ Telegraph viết :“Đảng của bà Suu Kyi chiếm đa số áp đảo tại quốc hội Myanmar, bà và những người ủng hộ bà đang hy vọng sửa đổi Hiến pháp để cho phép bà trở thành Tổng thống. 
Nhưng với 25 phần trăm số ghế Quốc hội dành riêng cho quân đội, họ sẽ có thể phản đối bất kỳ thay đổi nào của Hiến pháp. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đại tướng Min Aung Hlaing đã báo hiệu rằng quân đội có thể tạo điều kiện cho các thay đổi Hiến pháp vào những thời điểm cụ thể”.
"Chúng tôi không cứng nhắc về Hiến pháp, nhưng chúng ta cần tình hình chính trị ổn định và sự phát triển đất nước. Chúng ta cần phải thay đổi dần dần", ông Min Aung Hlaing nói với tờ The Washington Post.
Và theo The Telegraph, ngày 2/12 trong cuộc gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo cao nhất của quân đội lại lặp lại điều này – “ổn định và phát triển” – cho thấy quân đội Myanmar thật sự ủng hộ và sẽ tạo điều kiện để bà Suu Kyi làm Tổng thống Myanmar.
Cuộc bầu cử dân chủ diễn ra đã đáp ứng khát vọng của người dân Myanmar là sự đổi thay đất nước, kết quả cuộc bầu cử được chính quyền và quân đội cam kết tôn trọng đã đáp ứng nguyện vọng của người dân Myanmar là tiến trình dân chủ không bị đảo ngược.
Nay quân đội đảm bảo việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho chính phủ chuyển tiếp đã củng cố thêm niềm hy vọng ấy, nguyên tắc dân chủ và tự do sẽ định hình cho mọi sinh hoạt chính trị tại Myanmar.
Những ý nguyện của người dân Myanmar đã được những người lãnh đạo đất nước tiếp tục lắng nghe và đáp ứng, đã làm tăng thêm hy vọng vào một đất nước Myanmar sẽ hồi sinh và phát triển, làm thay đổi chất lượng cuộc sống cho người dân Myanmar trong tương lai.
Ngọc Việt
Nguồn: Giaoduc

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cảnh báo sớm: Nếu mục tiêu của IS là người Nga thì VN cũng nên sớm đề phòng vì từ Thái sang ta không quá xa và người Nga ở ta không ít!

"Mỹ cạn bom không kích, IS buồn sang Thái chơi"

Kho bom đạn Mỹ sắp ‘cạn’ vì không kích IS 
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Star the articleMark as unread
Sau khi ném hơn 2.000 quả bom, tên lửa vào các mục tiêu IS, quân đội Mỹ đang tìm kiếm nguồn vũ khí và tiền trên khắp thế giới để bổ sung.

Những chiến dịch không kích của Mỹ nhằm vào khủng bố IS được bắt đầu từ tháng 8/2014 ở Iraq và chuyển đến Syria một tháng sau đó.
Đại diện Không quân Mỹ Deborah Lee James nói: “Chúng tôi đang làm tốt việc không kích IS. Chúng tôi đang tìm cách bổ sung kho vũ khí của mình vì bom đạn cần nhiều năm để hoàn thiện từ khi ký hợp đồng cho đến lúc ra khỏi dây chuyền sản xuất”.
Một mục tiêu IS bị trúng không kích
Một mục tiêu IS bị trúng không kích
Hiện nay, Mỹ đang sử dụng nhiều hệ thống máy bay làm nhiệm vụ không kích IS, từ máy bay không người lái Predator cho đến những máy bay ném bom cỡ lớn như B-1.
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng Mark Welsh cho biết: “Chúng tôi đang sử dụng bom, tên lửa nhanh hơn số lượng có thể bổ sung. Những máy bay B-1 đã ném một lượng bom kỷ lục trong khi các chiến cơ F-15 cũng phóng nhiều tên lửa”.
Ông cho biết thêm, không quân đang tìm kiếm các nguồn vốn để đảm bảo cho một cuộc chiến lâu dài.
(Theo VTC)

Phiến quân IS tràn sang Thái Lan? 
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Star the articleMark as unread
10 phiến quân IS đã tràn sang Thái Lan vào tháng trước để tấn công các mục tiêu Nga, theo một bản thông báo nội bộ từ cảnh sát Thái Lan.

Tờ Khaosod có trụ sở ở Bangkok hôm 3/12 đưa tin, bản thông báo đóng dấu mật và khẩn cấp, do Cơ quan An ninh Liên bang Nga gửi cho Hội đồng An ninh quốc gia Thái Lan.
IS, Thái Lan, Nga, tấn công, phiến quân, khủng bố, Paris, Bangkok, lợi ích, chống IS, FSB
Một thành viên IS tại Iraq. (Ảnh: News.com.au)
Theo đó, các thành viên của IS đã vào Thái Lan trong thời gian từ ngày 15-31/10. Trong 10 nghi phạm thì có 4 người tới Pattaya, 2 người tới Phuket, 2 người tới Bangkok và 2 người không rõ điểm đến. Địa chỉ và danh tính của các đối tượng chưa được xác định.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga cảnh báo, mục tiêu của những nghi phạm này là thực hiện các cuộc tấn công chống lại các lợi ích của Nga ở Thái Lan.
Bản thông báo cũng khuyến cáo các nhà chức trách Thái Lan tăng cường an ninh quanh các khu vực mà “giới chức Nga quan ngại”, bao gồm những địa điểm có liên quan tới các nước đang tham gia chống IS ở Syria như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Bỉ và Australia.
Khaosod cho biết, nếu tin trên chính xác thì thời gian mà các phiến quân IS tràn vào Thái Lan diễn ra không lâu trước một loạt các cuộc tấn công do IS thực hiện, bao gồm vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập và loạt vụ tấn công khủng bố tại thủ đô Paris của Pháp.
(Theo Vietnamnet)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc phải trả giá đắt vì coi thường tòa quốc tế về Biển Đông



Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, Hà Lan - DR

Vào hôm qua, 01/12/2015, Bắc Kinh lại lên tiếng bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye trong việc xét đơn Philippines kiện Trung Quốc về các hành động quá đáng trên Biển Đông. Đối với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vụ kiện đó sẽ « không đi đến đâu ». Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, giới chuyên gia hầu như đều cho rằng Bắc Kinh sẽ phải « trả giá » trên trường quốc tế, nhất là khi tòa quốc tế phán quyết có lợi cho Manila.
Theo các chuyên gia pháp lý, giả thuyết về khả năng Philippines chiến thắng như đã được dự báo từ đầu, khi Tòa án Trọng tài Thường trực xem xét về thẩm quyền của mình, và đã công bố những luận cứ chi tiết nhằm bác bỏ lý lẽ Trung Quốc đưa ra nhằm phủ nhận thẩm quyền của toà án quốc tế.
Và một khi Tòa án phán quyết có lợi cho Philippines, Trung Quốc sẽ phải chịu những sức ép nặng nề về cả phương diện ngoại giao lẫn pháp lý, vì nếu xem nhẹ kết luận của định chế trọng tài quốc tế - điều mà Bắc Kinh hoàn toàn có thể làm – Trung Quốc sẽ xuất hiện như là một quốc gia coi thường luật pháp quốc tế.
Khi Philippines bắt đầu thủ tục pháp lý chống Trung Quốc vào năm 2013, ít ai chú ý đến vụ kiện, ngoại trừ các nước bị Trung Quốc trực tiếp chèn ép, hay các cường quốc có quan tâm đến Biển Đông như Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Tuy nhiên, dần dần nhiều quốc gia Châu Á đã bắt đầu chú ý hơn và ngày càng tỏ thái độ ủng hộ tiến trình pháp lý do Manila khởi xướng.
Một số quốc gia đã yêu cầu được làm quan sát viên theo dõi vụ kiện tại La Haye, trong số này có hai nước cũng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông là Việt Nam và Malaysia. Ngoài ra còn có Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Úc và gần đây nhất là Vương quốc Anh.
Washington đã ủng hộ vụ kiện, và vào tháng Mười vừa qua, nhân viếng thăm Bắc Kinh, Thủ tướng Đức bà Angela Merkel đã khuyên Trung Quốc chấp nhận ra trước các tòa án quốc tế để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Cũng như vậy, sau cuộc hội đàm 2+2 tại Sydney vào ngày 22 tháng 11 vừa qua, các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng của Úc và Nhật Bản cho biết họ ủng hộ quyền của các bên tranh chấp ở Biển Đông để tìm kiếm sự phân xử quốc tế.
Theo một chuyên gia phân tích được Reuters trích dẫn, nếu phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực chống lại những điểm chính trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, thì chắc chắn các nước phương Tây sẽ có một sự thống nhất về lập trường và sẽ gây áp lực trên Bắc Kinh, cả trong những cuộc họp song phương lẫn trên các diễn đàn quốc tế.
Chuyên gia về Biển Đông Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore dự đoán : « Các nước khác sẽ sử dụng phán quyết như một cây gậy để đánh Bắc Kinh. Đó là lý do tại sao Trung Quốc lại nhạy cảm với toàn bộ vấn đề này như vậy ».
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia an ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington cũng cùng quan điểm : « Phía Trung Quốc từng cho rằng họ có thể dễ dàng phớt lờ và bác bỏ phán quyết. Theo tôi, trên thực tế, họ sẽ phải trả một cái giá quốc tế cho điều đó ».
Đối với nhiều nhà ngoại giao, việc Philippines thắng kiện Trung Quốc về Biển Đông, sẽ góp phần thúc đẩy Bắc Kinh chấp nhận các chuẩn mực pháp lý quốc tế trong khu vực cực kỳ quan trọng cho ngành vận tải đường biển này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Với cái tin này thì ông Thế Thảo từ chức khác nào bị cách chức?


Hà Nội sẽ bầu lại Chủ tịch UBND vào tháng 7/2016 TP - Kỳ họp HĐND Hà Nội diễn ra vào tháng 7/2016 sẽ bầu lại Chủ tịch UBND thành phố cho nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Ông Nguyễn Đức Chung - tân Chủ tịch Hà Nội.  
Ông Nguyễn Đức Chung - tân Chủ tịch Hà Nội.
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, tại kỳ họp này, ông Nguyễn Đức Chung được bầu làm Chủ tịch UBND thành phố thuộc nhiệm kỳ 2011 - 2016. Do vậy, kỳ họp HĐND diễn ra vào tháng 7 năm sau sẽ bầu lại Chủ tịch UBND thành phố cho nhiệm kỳ 2016 - 2021......
________

TC - Theo Nghị định số: 53/2015/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đốivới một số chức danh trong đó có Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu đối với các trường hợp này không vượt quá 65 tuổi đối với nam. Đ/c Nguyễn Thế Thảo sinh năm 1952, như vậy năm nay mới có 63 tuổi, không vượt tuổi quy định.
Cho nên báo VNN chạy tít rất có ý nghĩa: Phút trần tình cuối của ông Nguyễn Thế Thảo

Phần nhận xét hiển thị trên trang