Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Trung Quốc đã nói đến sự cần thiết bành trướng để nhà nước sống còn ?


Hình ảnh: ĐỪNG TIN LỜI BỌN ĐẠI HÁN !!!</p>
<p>Theo quan niệm địa-chính trị cổ Trung Quốc: Trung Quốc là “trung tâm của thế giới, còn vây quanh đế chế Trung Hoa là “man di” và “mọi rợ”, những người phải cống nộp cho thiên triều. Trung Quốc vốn rất bảo thủ ở nhiều vấn đề, quan niệm này đã được xem xét lại và hiện đại hóa ở nước Trung Hoa cộng sản.</p>
<p>Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta nhất định phải giành lấy Đông Nam Á, kể cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một khu vực như Đông Nam Á rất giàu có, ở đó có nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn đáng bỏ công của ra để giành lấy nó. Trong tương lai, nó sẽ rất có lợi để phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, sẽ có thể bù đắp toàn bộ những thiệt hại. Sau khi chúng ta giành được Đông Nam Á, ở khu vực này sẽ có thể tăng cường các lực lượng của chúng ta …” (năm 1965); “Chúng ta phải chinh phục trái đất… Theo tôi, quan trọng nhất là chinh phục trái đất chúng ta, nơi chúng ta sẽ thiết lập một cường quốc hùng mạnh”.

Đặc điểm phát triển của nền văn minh Trung Hoa là tính chu kỳ. Trong lịch sử các đế chế Trung Hoa thấy rõ 3 chu kỳ: hình thành, hưng thịnh, suy vong và hỗn loạn, trong đó phần lớn hoặc một bộ phận đáng kể dân cư bị chết đi.

Hiện nay, Trung Quốc đang ở giai đoạn “hưng thịnh” – kinh tế và nhân khẩu tăng trưởng, mặc dù giới tinh hoa Trung Quốc đã kìm hãm được sự tăng dân số, nhưng đổi lại, đã nhận lấy “sự già hóa” của dân cư và giảm số lượng nữ giới.
Kinh tế Trung Quốc (không phải là không có sự giúp đỡ của Mỹ) đang có sự phát triển rất nhanh chóng, đã vượt qua Đức, Nhật và đang đuổi kịp Mỹ. Nhưng trong sự tăng trưởng đó có một cái bẫy chết người, nếu sự tăng trưởng dừng lại, Trung Quốc sẽ đối mặt với những vấn đề kinh tế-xã hội kinh hoàng, chúng chắc chắn sẽ gây ra sự khủng hoảng chính trị nội địa, các cuộc nổi loạn của nông dân và các khu vực Hồi giáo. Kết quả, Trung Quốc sẽ chuyển sang giai đoạn “suy vong”.
Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rõ quy luật lịch sử này và hoàn toàn logic khi giả định là họ đã tìm ra được cách để vượt qua, hay ít ra là kéo dài khung thời gian của thời kỳ “tăng trưởng”. Các triết gia Trung Quốc cho rằng, tồn tại khả năng có một giai đoạn “đại hài hòa”.
Những dấu hiệu giai đoạn “suy vong” đang đến gần
– “Sự quá nóng” của kinh tế Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng quá nhanh đã dẫn tới việc nếu như trong nước bắt đầu sự trì trệ (mà điều đó thì có thể xảy ra do khủng hoảng thế giới, lượng cầu ở Mỹ, châu Âu, Nga… suy giảm, mặc dù người ta đang tìm cách duy trì nó một cách nhân tạo bằng cách bơm tiền không được bảo đảm, nhưng điều đó không thể kéo dài mãi); thì các vấn đề kinh tế-xã hội sẽ bùng phát dữ dội ở Trung Quốc.
– Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết mà Trung Quốc phát động từ những năm 1990 đã khiến cả Đông Nam Á lao vào chạy đua vũ trang.
– Sự bất mãn gia tăng trong các tầng lớp dân chúng nghèo khổ nhất (nông dân), mà đến nay vẫn chiếm đa số dân số. Ví dụ, bộ phim Avatar được yêu thích ở Nga thì ở Trung Quốc người ta cũng rất thích. Người Trung Quốc tự so sánh mình với dân tộc hoang đường “navi”, bởi vì chính quyền tiến hành chính sách xua đuổi dân chúng khỏi các vùng đất quê hương để dành chỗ cho các dự án xây dựng quy mô. Tạm thời sự bất mãn được bù đắp bởi khả năng tìm việc làm ở các thành phố.
– Sự gia tăng chủ nghĩa hưởng lạc, sự phân hóa “những người Trung Quốc mới” – ngày càng nhiều hơn du thuyền, casino, hàng xa xỉ. Trung Quốc đang dần dần để cho các loại vi rus hủy diệt – những người có triệu chứng thoái hóa (chuyển giới, đồng tính nam) nhận được ngày càng nhiều tự do. Tham nhũng gia tăng trong bộ máy đảng và nhà nước, sự thật tạm thời bị kiềm chế bởi các cuộc xử bắn công khai.
– Sự gia tăng bạo lực tự phát, nhất là đối với trẻ em (một dấu hiệu rất xấu, khi thái độ đối với trẻ em là rất đáng lo ngại), nói lên sự gia tăng tiêu cực trong thế giới tiềm thức của văn minh Trung Quốc.
Những lối thoát
– Tìm kiếm những con đường hòa bình để chuyển sang giai đoạn “Đại hài hòa”. Điều đó chỉ có thể với thiện chí của giới tinh hoa Trung Quốc và sự hợp tác rất chặt chẽ với nền văn minh Nga. Nhưng xét tới yếu tố bản thân Nga cũng đang đi tìm kiếm… thì…
– Bành trướng ra ngoài, kể cả bành trướng quân sự, để kéo dài quãng thời gian của giai đoạn “tăng trưởng” cần có những vùng lãnh thổ mới và các nguồn tài nguyên – đặc biệt gay gắt là vấn đề nước sạch và đất nông nghiệp.
Các dấu hiệu Trung Quốc chuẩn bị bành trướng quân sự
– Chạy đua vũ trang: Từ một nước thường thường bậc trung về quân sự, trong vòng 20 năm, Trung Quốc đã trở thành cường quốc số 2 về quân sự. Các chuyên gia quân sự Bắc Mỹ đã lo lắng nói rằng, chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ về sức mạnh và số lượng vũ khí hiện đại.
– Trung Quốc đang chuẩn bị cho quân đội của họ thực hiện các cuộc tấn công trên bộ – các binh đoàn lục quân hùng mạnh, với một số lượng lớn binh khí nặng, cũng như cho cuộc xung đột với một địch thủ công nghệ cao – họ đang cấp tốc hoàn thiện hạm đội, đóng các tàu sân bay, phát triển phòng không, vũ khí chống hạm, không quân, vũ khí phòng thủ vũ trụ.
– Các nước láng giềng của Trung Quốc đẩy mạnh đột biến hiện đại hóa quân đội – Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ (tất cả các nước này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, điều có thể trở thành cái cớ cho một cuộc chiến tranh lớn). Chỉ có Nga là đang “ngủ”.
– Trên báo chí và trong giới quân sự Trung Quốc, người ta đã nói đến sự cần thiết bành trướng để nhà nước sống còn.
– Trong những bộ phim Trung Quốc mới đây, thấy rõ hình ảnh kẻ thù là “người da trắng” và ít hơn là người Nhật.
Thái độ đối với Mỹ
Trung Quốc cho rằng, nước Mỹ ốm yếu và không làm nổi vai trò lãnh đạo và thấy rằng, đang có một “cuộc cải tổ” chờ đợi nước Mỹ. Giới tinh hoa Trung Quốc hiểu rằng, quân đội Mỹ sẽ không “chịu nổi” một cuộc chiến tranh cổ điển và không dám mở một cuộc chiến tranh lớn vì Đài Loan. Mặc dù họ sẽ vẫn ủng hộ “các đồng minh” châu Á (về mặt ngoại giao, có thể là bằng vũ khí, tài chính). Ngoài ra, Trung Quốc còn là “công xưởng” của Mỹ, là chủ nợ trái phiếu lớn nhất của Mỹ, chiến tranh với Trung Quốc, nhất là chiến tranh “thật” sẽ mang lại những tổn thất to lớn cho Mỹ.
Bởi vậy, cũng như Anh và Pháp trước Thế chiến II, Mỹ sẽ nín nhịn đến cùng trước sự bành trướng của Trung Quốc sang các nước láng giếng. Hơn nữa, một cuộc chiến tranh ở châu Á cũng sẽ có lợi cho giới tinh hoa Mỹ vì thế giới sẽ quên đi các vấn đề của họ.
Các tuyến đường biển vận chuyển nguyên liệu cho công nghiệp Trung Quốc.
Giống như nhiều cường quốc công nghiệp, Trung Quốc rất nhạy cảm với hoạt động
của các tuyến đường biển này
Những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc
Theo quan niệm địa-chính trị cổ Trung Quốc: Trung Quốc là “trung tâm của thế giới, còn vây quanh đế chế Trung Hoa là “man di” và “mọi rợ”, những người phải cống nộp cho thiên triều. Trung Quốc vốn rất bảo thủ ở nhiều vấn đề, quan niệm này đã được xem xét lại và hiện đại hóa ở nước Trung Hoa cộng sản.
Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta nhất định phải giành lấy Đông Nam Á, kể cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore… Một khu vực như Đông Nam Á rất giàu có, ở đó có nhiều khoáng sản, nó hoàn toàn đáng bỏ công của ra để giành lấy nó. Trong tương lai, nó sẽ rất có lợi để phát triển công nghiệp Trung Quốc. Như vậy, sẽ có thể bù đắp toàn bộ những thiệt hại. Sau khi chúng ta giành được Đông Nam Á, ở khu vực này sẽ có thể tăng cường các lực lượng của chúng ta …” (năm 1965); “Chúng ta phải chinh phục trái đất… Theo tôi, quan trọng nhất là chinh phục trái đất chúng ta, nơi chúng ta sẽ thiết lập một cường quốc hùng mạnh”.
Danh sách “các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” rất dài: Miến Điện, Lào, Việt Nam, Nepal, Butan, Bắc Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Triều Tiên, quần đảo Ryukyu, hơn 300 hòn đảo ở Biển Đông, biển Hoa Đông và Hoàng Hải, Kirgyzya, một phần Tadjikistan, Nam Kazakhstan, tỉnh Badah Shan của Afghanistan, Mông Cổ, vùng Ngoại Baikal và Nam Viễn Đông cho đến tận Okhotsk của Nga.
“Các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất” là hơn 10 triệu km². Các vùng lãnh thổ đó lớn hơn lãnh thổ Trung Quốc (9,6 triệu km²) hơn 2 lần. Sau Мао, các nhà lãnh đạo Trung Quốc “nguội đi” và không nêu ra những yêu sách như thế, nhưng quan niệm lịch sử thì họ vẫn giữ.
Và không nên nghĩ là Trung Quốc quên lãng những gì mà họ cho là của họ – họ đã lấy lại Hongkong (thuộc Anh đến năm 1997), Macao (thuộc Bồ Đào Nha đến năm 1999), đã nuốt được một phần lãnh thổ Nga (năm 2005 – 337 km²), 1.000 km² của Tadjikistan (tháng 1.2011, Trung Quốc yêu sách 28.000 km²). Trung Quốc càng mạnh và các nước láng giềng càng yếu bao nhiêu thì “sự thèm muốn” càng lớn bấy nhiêu.
Niềm tin vào phương cách ngoại giao cũng là đáng ngờ. Trung Quốc đã không chỉ một lần, trước khi trở thành cường quốc số 2, xung đột vũ trang với các nước láng giềng: 2 cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ (1962, 1967), xung đột biên giới Trung-Xô (1969), chiến tranh với Việt Nam (1979), 2 cuộc xung đột biên giới với Việt Nam (1984, 1988), 3 cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan. Trung Quốc “đã nuốt chửng” 3 vùng lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa là Đông Turkestan (chiếm vào thế kỷ XVIII), Nội Mông (chiếm hẳn sau Thế chiến II) và Tây Tạng (thập niên 1950).
3 tranh chấp lãnh thổ chủ yếu của Trung Quốc: (1) Biên giới trên bộ với Ấn Độ và Butan;
(2) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Việt Nam;
(3) Tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông với Nhật Bản.
Nhật Bản
Ở Trung Quốc, người ta có thái độ rất tiêu cực đối với Nhật Bản, nguyên nhân rất khách quan, cuối thế kỷ XIX-nửa đầu thế kỷ XX, Nhật Bản đã tham gia cướp bóc Trung Quốc cùng với phương Tây. Nhật đã 2 lần tấn công Trung Quốc và trong những năm Thế chiến II đã thực hiện một cuộc diệt chủng thực sự ở miền bắc Trung Quốc, hàng triệu người Trung Quốc bị giết (không có con số chính xác). Hơn nữa, Nhật Bản đến nay vẫn không chính thức xin lỗi về chính sách của chính phủ thời đó.
Họ có tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Senkaku ở biển Hoa Đông mà Nhật Bản chiếm giữ năm 1895. Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản đã đến lúc trả lại các vùng lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc” và công khai tuyên bố về vấn đề này vào năm 1992. Năm 1999, tình hình thêm căng thẳng vì tại thềm lục địa đã tìm thấy các trữ lượng khí đốt lớn và cả hai nước đã chuẩn bị khai thác chúng.
Cuối năm 2010, Nhật Bản thậm chí đã xem xét lại chiến lược quân sự, trong đó nguy cơ chủ yếu đối với Nhật được nêu ra không phải là Nga mà là vấn đề CHDCND Triều Tiên và cuộc chạy đua vũ trang do Trung Quốc phát động. Bởi vậy, Nhật Bản dự định tăng cường hạm đội tàu ngầm, hải quân, không quân và củng cố quan hệ hữu nghị với Mỹ.
Bán đảo Triều Tiên
Triều Tiên từ thời cổ đại bị coi là “thuộc quốc” của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc ủng hộ chế độ CHDCND Triều Tiên và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại với cả 2 nước Triều Tiên. Nhưng không biết Trung Quốc sẽ ứng xử thế nào nếu trên bán đảo bùng nổ nội chiến và chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ. Một phương án có khả năng là Trung Quốc chiếm đóng Bắc Triều Tiên.
Đài Loan
Được coi là một bộ phận không thể chia cắt của Trung Quốc thống nhất. Từ năm 1992-1999, hai bên đã đàm phán tái thống nhất, song đổ vỡ vì lãnh đạo Đài Loan tuyên bố, Trung Quốc và Đài Loan là “2 nước ở 2 bờ eo biển Đài Loan”.
Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị giải pháp quân sự cho vấn đề Đài Loan. Mỹ và Nhật Bản hiện ủng hộ Đài Loan, Mỹ vũ trang cho quân đội Đài Loan. Nhưng điều gì sẽ diễn ra nếu Mỹ đối mặt với một cuộc khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng hoặc một cuộc chiến tranh nữa (Iran, Pakistan…). Mỹ sẽ không thể bảo vệ Đài Loan, không đủ nguồn lực, hơn nữa công chúng Mỹ sẽ không hiểu: bảo vệ người Trung Quốc khỏi người Trung Quốc để làm gì.
Giới tinh hoa Đài Loan đang tăng cường quân đội: hải quân, phát triển máy bay không người lái, tên lửa chống hạm, phòng không, đề nghị Mỹ bán các máy bay tiêm kích mới.
Vấn đề các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa là quần đảo nhỏ ở Biển Đông, bị Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1974, ngoài Việt Nam, Đài Loan cũng yêu sách quần đảo này.
Quần đảo Trường Sa nằm ở Tây Nam Biển Đông, gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ, bãi đá ngầm và đảo san hô vòng, tổng diện tích dưới 5 km². Tổng diện tích khu vực này là hơn 400.000 km². Tranh chấp khu vực này là 6 quốc gia – Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei.
Nguyên nhân xung đột là vị trí quan trọng chiến lược của quần đảo, khu vực này giàu tài nguyên sinh học và có thể có những mỏ dầu và khí đốt trữ lượng lớn.
Một phần quần đảo do các đơn vị quân đội Việt Nam đóng giữ, một phần bị chiếm giữ bởi các đơn vị Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Đài Loan. Thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ nhỏ, năm 2008, Philippines tuyên bố, họ sẽ “chiến đấu đến người thủy binh và lính thủy đánh bộ cuối cùng” vì quần đảo Trường Sa. Có khả năng xảy ra chiến tranh lớn. Cả 6 quốc gia trong những năm gần đây đều tăng cường quân đội, nhất là hải quân, hạm đội tàu ngầm, không lực hải quân được chú ý hơn.
Việt Nam
“Cựu” địch thủ của Trung Quốc, từng bị Trung Quốc đô hộ 1.000 năm, cho đến thế kỷ X. Là đối thủ của Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng đối với các nước láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Khi Việt Nam còn là đồng minh của Liên Xô, thì không có nguy cơ lớn đối với Việt Nam, nhưng hiện nay, nguy cơ tăng mạnh. Ban lãnh đạo Việt Nam đang tăng cường quân đội, tìm kiếm các quan hệ với Mỹ (có tin đồn, thậm chí Việt Nam sẵn sàng cho Mỹ sử dụng Cam Ranh làm căn cứ quân sự), cũng cố quan hệ hệ tác với Ấn Độ.
Ấn Độ
Trung Quốc coi bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ là một phần của Nam Tây Tạng và nghĩa là một phần lãnh thổ của mình. Ấn Độ muốn Trung Quốc trả lại vùng lãnh thổ Aksai Chin. Trung Quốc đang đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quân sự với Pakistan, Bangladesh, những nước về lịch sử và văn hóa là một bộ phận của nền văn minh Ấn Độ. Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng ở các nước giáp giới Ấn Độ mà giới tinh hoa Ấn Độ coi là vùng ảnh hưởng của mình là Nepal, Butan, Sri Lanka.
Ấn Độ cũng không thích thú gì việc Trung Quốc chiếm giữ Tây Tạng. Đáp lại, Ấn Độ đang tăng cường sức mạnh quân đội, tăng cường hợp tác với Mỹ, Nga. Khả năng xảy ra chiến tranh lớn bị hạn chế bởi sự hiểm trở của biên giới Trung-Ấn, núi non.
Afghanistan
Trung Quốc coi tỉnh Badah Shan là lãnh thổ “lâu đời của Trung Quốc”. Nhưng trong khi chiến tranh liên miên diễn ra ở Afghanistan, Trung Quốc chú ý hơn đến bành trướng kinh tế. Rõ ràng là khi Mỹ và các đồng minh rút khỏi Afghanistan, Trung Quốc sẽ là “anh cả” ở khu vực này và sẽ giành được những tài nguyên họ cần mà không cần chiến tranh. Afghanistan bị tàn phá, nước này cần những khoản đầu tư lớn vào hạ tầng, mà Trung Quốc thì có tiền.
Tadjikistan
Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với 28.000 km² ở khu vực Đông Pamir. Tháng 1.2011, Tadjikistan đã nhượng 1.000 km² lãnh thổ tranh chấp cho Trung Quốc. Xét tới tiềm lực quân sự thực tế là bằng không so với Trung Quốc của Tadjikistanа, thì sớm hay muộn, nước này cũng phải giao nộp toàn bộ các lãnh thổ “tranh chấp” cho Trung Quốc, thậm chí cả các vùng lãnh thổ khác nữa (xét tới khả năng nội chiến ở nước này). Lối thoát duy nhất đối với Tadjikistan là trở lại trong thành phần nước Nga.
Kirgyzya
Năm 1996 và 1999, Kirgyzya đã cắt cho Trung Quốc gần 12 km² lãnh thổ và tạm thời Trung Quốc bằng lòng với điều đó. Nhưng xét tới tình hình khốn khó của Kirgyzya: các khó khăn kinh tế, quân đội yếu ớt, xung đột sắc tộc (giữa những người dân tộc Kirgyz và Uzbek), khả năng hỗn loạn lan sang từ Afghanistan, Kirgyzya sẽ không tránh khỏi số phận “miếng mồi” của kẻ mạnh. Giống như đối với Tadjikistan, trong hoàn cảnh khủng hoảng thế giới, cách cứu vãn dân tộc duy nhất để khỏi bị “Trung Quốc hóa” hoặc Hồi giáo cực đoan hóa là quay trở lại thành phần nước Nga.
Kazakhstan
Năm 1992-1999 đã diễn ra một quá trình đàm phán ngoại giao, kết quả là Trung Quốc giành được 407 km² lãnh thổ Kazakhstan. Trung Quốc không còn nêu ra vấn đề lãnh thổ nữa và nó được coi là đã giải quyết xong. Nhưng Kazakhstan dân cư thưa thớt, tiềm lực quân sự yếu, biên giới với Trung Quốc dài (hơn 1.700 km) và cách Trung Quốc ứng xử khi cần sống sót là điều dễ hiểu.
Mông Cổ
Nước này được coi là sự tiếp tục của khu vực Nội Mông và tương ứng là sự tiếp tục tự nhiên của Trung Quốc. Trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã không nuốt chửng được nước này chỉ là nhờ sự bảo trợ của Liên Xô hùng mạnh. Mông Cổ đáng quan tâm đối với Trung Quốc ở chỗ với diện tích lớn, nước này gần như không có dân cư (2,7 triệu người), không có quân đội thực sự (gần 9.000 quân).
Nga
Năm 1991, М. Gorbachev ký hiệp ước, theo đó biên giới chạy theo giữa lòng sông Amur. Trước đó, biên giới chạy theo bờ sông Amur, bên phần đất Trung Quốc. Năm 2004-2005, V. Putin đã cắt cho Trung Quốc 337 km² lãnh thổ Nga. Tại đây, vấn đề lãnh thổ dường như đã được giải quyết, nhưng “sự thèm ăn thức tỉnh trong khi ăn”. Trung Quốc đang đứng trước ngã ba đường và nếu như họ chọn bành trướng ra bên ngoài thì Nga sẽ là “đối tượng” có khả năng nhất. Tạm thời, Trung Quốc hạn chế ở việc chiếm lĩnh về kinh tế các vùng lãnh thổ Nga và di dân đến các vùng lãnh thổ hầu như trống rỗng của Siberia và Viễn Đông.
Những nạn nhân đầu tiên có khả năng nhất của sự bành trướng của Trung Quốc
Những nạn nhân đầu tiên của Trung Quốc rõ ràng sẽ là:
– Đài Loan: Theo lập trường nguyên tắc của Trung Quốc thì Đài Loan là bộ phận của nền văn minh Trung Hoa. Nhưng cũng có khả năng cho lối thoát hòa bình nếu như giới tinh hoa Đài Loan kìm nén được các tham vọng của mình. Nếu như xảy ra một chiến dịch quân sự thì nạn nhân sẽ nhiều, nhưng thiết nghĩ Mỹ và phương Tây sẽ chỉ làm ầm ĩ, chứ sẽ không thực sự tham chiến.
– Các nước phía Bắc: Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kirgyzya, do đây là những vùng lãnh thổ dân cư thưa thớt, có nguồn tài nguyên lớn và tiềm lực quân sự yếu (các đơn vị quân đội chủ yếu của Nga bố trí ở phía Tây, nên Trung Quốc sẽ kịp giải quyết xontg tất cả các vấn đề nhằm chiếm giữ Siberia và Viễn Đông của Nga trước khi các đơn vị đó kịp tới khu vực chiến sự).
– Tấn công Ấn Độ không hấp dẫn Trung Quốc vì chiến trường không thích hợp (vùng núi), về quân số, quân đội Ấn Độ và dự trữ nhân lực của nước này cũng gần như của Trung Quốc. Trung Quốc có thể mở chiến dịch hạn chế chống Ấn Độ để yểm trợ cho đồng minh Pakistan một khi Ấn Độ tấn công Pakistan.
– Chiến tranh với Việt Nam hay bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào là bất lợi. Nguồn dự trữ nguyên liệu của các nước này hạn chế, có dân số đông, quân đội mạnh. Bởi vậy, các nước này sẽ được Trung Quốc để lại sau, họ có thể khuất phục mà không cần chiến tranh, một khi thấy số phận của các láng giềng phía Bắc của Trung Quốc, họ sẽ tự nguyên trở thành “chư hầu” của Trung Quốc.
– Nhật Bản rõ ràng sẽ là nạn nhân cuối cùng, bởi lẽ tiến hành chiếm đóng bằng đường biển là khá phức tạp. Nhưng xét tới sự thù ghét của người Trung Quốc đối với người Nhật thì số phận của họ sẽ rất bi thảm, dân cư quần đảo Nhật sẽ giảm mạnh.
Đặc điểm của sự bành trướng này là giới tinh hoa Trung Quốc sẽ không tiếc lính, tiếc vũ khí trang bị để thực hiện. Trung Quốc đang có cuộc khủng hoảng nhân khẩu nghiêm trọng, “sự già hóa” dân cư và dư thừa thanh niên, thiếu nữ giới. Càng có nhiều người mất mạng trên chiến địa càng tốt, “ung nhọt” căng thẳng xã hội trong nội địa Trung Quốc sẽ xẹp xuống. Còn nhu cầu sản xuất hàng loạt vũ khí trang bị sẽ có lợi cho nền kinh tế.
Nga có thể làm gì để tự cứu mình?
– Về mặt ngoại giao, ủng hộ việc tái thống nhất hòa bình Hoa lục và đảo Đài Loan.
– Tăng khối lượng hợp tác kinh tế. Khủng hoảng và những chấn động xã hội ở Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy sự khởi đầu của quá trình bành trướng bằng vũ lực đã rất gần. Nga cần nền hòa bình ở Trung Quốc và sự phát triển kinh tế, văn hóa của dân cư nước này. Cần có sự bành trướng văn hóa Nga – tiếng Nga, điện ảnh, giáo dục, văn hóa.
– Liên minh chiến lược với Ấn Độ, thừa nhận các bộ phận của nền văn minh Ấn Độ là Pakistan và Bangladesh là thuộc về Ấn Độ. Tương trợ nhau trong trường hợp bị Trung Quốc xâm lược.
– Hợp tác kỹ thuật quân sự và kinh tế rộng lớn với Mông Cổ, hai nước Triều Tiên, các nước Đông Nam Á. Nối lại liên minh với Việt Nam.
– Lập tức khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, tăng cường mạnh mẽ lực lượng quân đội đóng tại Viễn Đông.
– Có chương trình quy mô lớn tái chinh phục Siberia và Viễn Đông (có thể lấy các kết quả nghiên cứu của Y. Krupnov làm cơ sở), giải quyết sự mất cân bằng nhân khẩu, khi mà phần lớn dân số Nga sống ở phần châu Âu của nước Nga. Có chương trình hỗ trợ sinh đẻ cho người Nga và các dân tộc bản địa ở Siberia và Viễn Đông (không dưới 3-4 con/1 gia đình).
– Giới tinh hoa Nga cần phải thể hiện ý chí sinh tồn bằng cách ngầm cảnh cáo Trung Quốc rằng, xâm phạm đất đai và khu vực ảnh hưởng của Nga (Kazakhstan, Kirgyzya, Tadjikistan, Mông Cổ) có thể dẫn tới đòn đánh hạt nhân hạn chế nhằm vào các thành phố duyên hải phồn vinh của Trung Quốc.
Tài liệu tham khảo:
1 – Vasiliev L.S. Trung Quốc cổ đại, 3 tập.-М., 1995-2006.
2 – Galenovich Yu.M. Các tác giả của tuyển tập “Trung Quốc bất bình” viết về cái gì.-М., 2010.
3 – Krupnov Yu. Mặt trời ở Nga mọc từ hướng Đông.-М., 2007.
4 – Kulpin E.S. Con người và thiên nhiên ở Trung Quốc.-М., 1990.
5 – Nepomnin O.E. Lịch sử Trung Quốc: Thời Thanh. Thế kỷ XVII-đầu thế kỷ XX.-М., 2005.
6 – Những yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh: Lịch sử và hiện tại.-М., 1979.
Nguồn: Về vấn đề bành trướng ra ngoài của con rồng vàng / Aleksandr Samsonov //

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thời điểm hành động và thông điệp trong chiến lược lấn chiếm lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam của Trung quốc

Hình ảnh: http://www.viethaingoai.net/viet-nam-trong-chien-luoc-toan-cau-cua-trung-quoc.1.html
Áp lực dân số và “ước mơ Trung Hoa” – “ước mơ” trỗi dậy một cách nhanh chóng, trở thành siêu cường có khả năng chi phối thế giới càng củng cố, thúc đẩy Trung Quốc thực hiện chiến lược “lấn dần”, “chèn ép”, tranh đoạt đất đai, sông biển của láng giềng, nhất là của các nước láng giềng nhỏ và yếu hơn.
1. Ngược dòng sự kiện
Là quốc gia thích “gây hấn” và thường xuyên “gây hấn” để đạt mục tiêu và mang lại lợi ích một cách tối đa nhất; đồng thời, cũng là quốc gia từng cọ sát lâu đời và đang tham gia giải quyết nhiều vấn đề trên chính trường quốc tế, Trung Quốc có kinh nghiệm lão luyện chuẩn bị, chọn và thúc đẩy thời điểm để quyết định hành động. Có nhiều cách thức trong lựa chọn thời điểm bắt đầu của Trung Quốc, song cách phổ biến, cổ truyền và cũng hữu hiệu nhất vẫn là lựa khi quốc gia – đối tượng trong tình thế có những bất ổn nội bộ, gặp rắc rối hoặc có vị thế yếu trên trường quốc tế. Đó là lúc “trong không ấm, ngoài không êm” và nếu quốc gia bị Trung Quốc “nhòm ngó” có những quyết định đương đầu mạnh mẽ, dứt khoát, thì tác dụng, hiệu quả cũng bị hạn chế đáng kể – trong điều kiện đó, Trung Quốc đã kịp thời và nhanh chóng chớp lấy thời cơ thực hiện mục tiêu của mình.
Xâm lấn, đánh chiếm lãnh thổ các nước láng giềng, Trung Quốc luôn tính toán và tính toán kỹ càng từ thời điểm hành động đến mục tiêu hành động. Trung Quốc luôn hướng tới những mục tiêu kép, có nghĩa là bỏ “vốn” ít, song làm sao “lãi” lớn nhất – một hành động, nhiều mục đích, nhiều thông điệp.
Minh chứng cho nhận định trên, có thể dẫn dụ hàng loạt dẫn chứng điển hình.
Trước tiên là sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa vào tháng 1-1974. Bối cảnh lúc đó nhìn tổng thể như sau: Từ tháng 2-1972, quan hệ Trung – Mỹ được cải thiện một bước đáng kể qua chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ R. Nicxon – một chuyến thăm như Tổng thống R.Nicxon hoan hỉ nhận xét: “Đây là một tuần lễ làm thay đổi thế giới”[1]; “hai nước chúng ta đã nắm tương lai của thế giới trong lòng bàn tay”[2]. Tháng 1-1973, Hiệp định Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, Hạm đội 7 rút khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sau khi Mỹ rút, Việt Nam Cộng hòa gặp phải những khó khăn về kinh tế, quân sự và lúng túng trước những bất ổn nội bộ; đồng thời, phải căng mình chống đỡ các cuộc tiến công của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hiệp định Paris mở ra cơ hội thống nhất đất nước, miền Bắc Việt Nam dốc toàn lực chuẩn bị cho cuộc Tổng công kích “một ngày bằng 20 năm”. Cũng từ năm 1973, Philippines tăng cường sự hiện diện ở khu vực Trường Sa, chính quyền Sài Gòn có những động thái tích cực trong xác định chủ quyền và khai thác tài nguyên, nếu không hành động, sau này việc chiếm đóng Hoàng Sa sẽ khó khăn thêm. Phân tích tình hình, Trung Quốc nhận thấy đây là cơ hội tốt để thực hiện quyết tâm độc chiếm quần đảo này. Đúng như Trung Quốc định liệu, khi hải chiến Hoàng Sa xảy ra, vì đang cần tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc đối với công cuộc giải phóng miền Nam; đồng thời, bị trói buộc bởi “vòng kim cô” ý thức hệ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không lên tiếng (chỉ có Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố). Vừa cải thiện quan hệ với Trung Quốc, không mấy thiết tha với chính quyền Sài Gòn, hy vọng “sự kiện Hoàng Sa” trở thành “khúc xương” trong quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản, Mỹ đã im lặng. Cuối cùng, chỉ còn Việt Nam Cộng hòa lên tiếng phản đối và đề nghị các quốcgia đồng minh đưa vấn đề Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, song kết quả nhận được là hạn chế. Tiến hành cuộc đột kích đẫm máu, Trung Quốc không chỉ chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mà còn mở rộng cương vực hoạt động, khẳng định với các nước Đông Nam Á chiến lược hướng ra biển Đông với mục tiêu bất biến là trở thành một đế chế biển rộng lớn.
 Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 là một ví dụ thuyết phục tiếp theo. Vào thời điểm đó, tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam đang gặp những khó khăn to lớn: Năm 1979, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân đều giảm[3]; thiếu lương thực gay gắt[4]; lạm phát diễn ra nghiêm trọng; thu chi ngân sách phải dựa vào vay và viện trợ nước ngoài, lòng tin của nhân dân đối với chế độ giảm sút, tâm trạng xã hội căng thẳng, nao núng. Cùng lúc, Việt Nam bị “sa lầy” tại Campuchia, vừa phải đối đầu với tàn quân Polpot, vừa gánh đỡ đất nước Campuchia sau thảm họa diệt chủng. “Vấn đề Campuchia” khiến Việt Nam cô đơn, lẻ loi hơn bao giờ hết trong quan hệ đối ngoại. Các nước lên án Việt Nam “xâm lược”, rút quan hệ, bao vây, cấm vận; thậm chínhững nước trước đây là đồng minh, bạn bè cũng nhìn Việt Nam với con mắt nghi ngại, lạnh nhạt. Trong tình hình bất lợi đối với Việt Nam, Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược mà không cần nguyên do/nguyên cớ (trong khi năm 1964, Mỹ phải viện sự kiện Vịnh Bắc Bộ mới có thể đưa quân vào Việt Nam), tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”, viết nên “quyền” hành xử bất chấp luật lệ. Sau khi rút quân (5-3-1979), tuyên bố không tham vọng dù “chỉ một tấc đất của Việt Nam”, song trên thực tế, Trung Quốc đã chiếm giữ một số điểm cao có ưu thế quân sự, lấn sâu vào lãnh thổ Việt NamTiến hành chiến tranh chống Việt Nam, Trung Quốc không chỉ muốn đất đai và răn đe, làm suy yếu Việt Nam, mà còn nhằm nâng cao uy tín nước lớn, tuyên bốvới các quốc gia láng giềng, nhất là ở khu vực Đông Nam Á về khả năng, quyết tâm ngăn chặn ảnh hưởng, tham vọng của của Việt Nam và Liên Xô. Trung Quốc cũng sử dụng cuộc chiến tranh chống Việt Nam để giải quyết một số vấn đề nội bộ, phục vụ cho việc Đặng Tiểu Bình củng cố quyền lực sau khi trở lại “võ đài” chính trị chưa bao lâu.
 Tháng 3-1988, Trung Quốc có hành động quyết liệt hơn, gây ra cuộc hải chiến đẫm máu gần cụm đảo Sinh Tồn (quần đảo Trường Sa) –“cuộc đụng độ hải quân trầm trọng nhất ở khu vực Trường Sa kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai”[5], khiến 3 tàu vận tải của Việt Nam bị bắn chìm, 20 người hy sinh và 74 người bị mất tích. Đây là thời điểm được Trung Quốc tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, vì Việt Nam vẫn chưa giải quyết dứt điểm “vấn đề Campuchia”, chưa thoát khỏi bao vây, cô lập, chưa gia nhập ASEAN, trong khi đang phải bận tâm với những khó khăn kinh tế – xã hội. Ngoài ra, Việt Nam tiến hành đổi mới chưa bao lâu (1986), các nhà đầu tư nước ngoài có mặt ở Việt Nam còn hạn chế;  do vậy, khi xảy ra “tình huống có vấn đề”, sẽ không đánh động đến nhiều quốc gia. Cuối thập niên 80 (XX), tình hình nội bộ Trung Quốc đang có vấn đề, diễn ra tranh chấp quyền lực giữa các phe phái, trong đó phái quân sự và chủ trương làm mạnh ở biển Đông đang thắng thế; do vậy, ngoài mục tiêu đặt chân lên quần đảo Trường Sa – điều mà Trung Quốc mơ đã từ lâu, đẩy mạnh hoạt động xâm lấn trên biển Đông, Trung Quốc còn muốn giải quyết những mâu thuẫn quyền lực trong nước; đồng thời, tuyên cáo “quyền sở hữu” đối với quần đảo, chứng minh “thực lực” bảo vệ chủ quyền trên biển, mở rộng khu vực hoạt động của tàu thuyền Hải quân Trung Quốc phủ khắp các đảo đá ngầm Việt Nam. Trung Quốc cũng đặt mục tiêu “cố tình khiêu khích Việt Nam vào một cuộc chiến để xua đuổi các nhà đầu tư khỏi Việt Nam và ngăn cản mức tăng trưởng kinh tế cạnh tranh của Việt Nam”[6]. Lưu ý thêm rằng, năm 1987 – một năm trước khi Trung Quốc gây ra hải chiến Hoàng Sa, Việt Nam thông qua Luật đầu tư nước ngoài –bộ luật được các nhà đầu tư trên thế giới đón nhận và đánh giá là thông thoáng, có sức hấp dẫn. Qua một thời gian thực hiện, bộ luật đã thu hút được tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào một số ngành và vùng kinh tế, đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ- điều đó cũng báo trước khả năng chuyển dòng của  dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc chảy đến một đất nước Việt Nam đang đổi mới và cởi mở hơn.
2- Câu chuyện giàn khoan Hải Dương 981
Ngày 1-5-2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD 981) vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa  của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Trung Quốc liều lĩnh tiến thêm một bước trong việc hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí, ngày càng coi thường dư luận và luật pháp quốc tế, phô trương sức mạnh trên biển Đông. Hành động ngang ngược này của Trung Quốc diễn ra không lâu sau chuyến công du đến châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama – chuyến thăm có mục đích tái khẳng định chính sách xoay trục an ninh và nhấn mạnh bảo đảm cam kết với các đồng minh trước sự hung hăng, lấn lướt của Trung Quốc tại khu vực này; tuy nhiên, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, Việt Nam không phải là điểm đến. Do vậy, Trung Quốc tính rằng khi Trung Quốc hành động, Mỹ sẽ không có phản ứng quyết liệt.
Xung quanh việc đối đầu Nga – Mỹ ở Ukraine, Nga ra sức tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc. Kết quả là trong suốt tiến trình sự kiện, Trung Quốc có thái độ khá trung dung và đã “tặng” nước Nga một tấm phiếu trắng trong cuộc họp của Đại hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết về Crimea (15-3-2014). Trong điều kiện Mỹ và các nước phương Tây gia tăng lệnh cấm vận đối với Nga, việc hợp tác với Trung Quốc sẽ là một cứu cánh quan trọng, còn Trung Quốc cũng từ đó mà thu nhiều quyền lợi. “Mắc nợ” và còn đang đặt nhiều hy vọng vào Trung Quốc, chắc chắn, khi Trung Quốc “hành sự” ở biển Đông, nước Nga sẽ không lên tiếng hoặc nếu có lên tiếng thì cũng ở mức độ cầm chừng.
Quan hệ của Việt Nam với các nước ASEAN – theo như các tuyên bố, thì khá chặt chẽ; tuy nhiên, thực tế đã chứng minh ngược lại. Qua những lần Trung Quốc chèn ép Việt Nam trên biển Đông, thái độ của các nước ASEAN là thờ ơ và thiếu tương trợ. Các nước ASEAN đã không lên tiếng phản đối trước những sự kiện Trung Quốc giam cầm ngư dân Việt Nam đánh cá tại khu vực Hoàng Sa, gây áp lực lên tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh để họ rút khỏi Lô 127 và 128, phá hoại thiết bị địa chấn các tàu khảo sát Việt Nam…. Liên kết lỏng lẻo giữa các nước Đông Nam Á khiến Trung Quốc yên tâm và bình thản với “thẻ bài” giàn khoan HD 981, biết trước rằng sẽ không có những hành động thực tế mạnh mẽ từ ASEAN.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nội tại: Bất đồng chính kiến gia tăng, các cuộc đấu tranh của người dân mất đất nổ ra ở nhiều nơi, […] , một bộ phận nhân dân thờ ơ với chính quyền… Sự thiếu quyết đoán, nhân nhượng có tính hệ thống của chính quyền trước các tham vọng lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc trong nhiều năm qua vô hình trung trở thành yếu tố củng cố thêm quyết tâm hành động của Trung Quốc.
Trung Quốc trái phép đưa giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa Việt Nam đúng lúc Nhà nước Việt Nam đang rầm rộ kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ – chiến thắng có phần đóng góp của Trung Quốc. Trong dịp này, trên các báo chí và các diễn đàn chính thống Việt Nam đăng tải không ít những bài báo, bài phát biểu ca ngợi Trung Quốc, ca ngợi “tình hữu nghị Việt – Trung”. Những chi tiết tưởng chừng như không lớn đó, song trong chừng mực nhất định, lại có tác dụng hạn chế phản ứng của Việt Nam. Sau những cái bắt tay hữu hảo, sau những lời ca tụng, Việt Nam khó mở lời phản đối, phản kháng.
Ngoài việc chọn thời điểm để đạt mục tiêu một cách an toàn và thuận lợi nhất khi hành động, đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc còn muốn một chuyển tải một vài thông điệp.
Sau khi Tổng thống Barack Obama đặt chân đến Manila, ngày 28-4-2014, Mỹ và Philippines đã ký kết mộtThỏa thuận quân sự (trong 10 năm) cho phép Mỹ tiếp cận với các căn cứ của Philippines, thúc đẩy an ninh khu vực. Điểm đặc biệt là sau khi ký kết,Thỏa thuận sẽ được Chính phủ Philippines ban hành với tư cách là một văn kiện hành pháp, cho phép có hiệu lực ngay, mà không cần phải thông qua thủ tục phê chuẩn tại Quốc hội. Trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông đang hết sức căng thẳng, Thỏa thuận này là bước quan trọng trong chiến lược “xoay trục” qua châu Á của Washington, biến Philippines trở thành một trụ cột quan trọng tại Đông Nam Á, tạo điều kiện cho Mỹ tăng cường sự hiện diện và tham gia vào các vấn đề của an ninh khu vực. Điều đó cũng nói lên rằng, trong các tranh chấp, đụng độ ở biển Đông, Trung Quốc sẽ không chỉ phải đối mặt với khả năng bị cô lập lớn hơn, mà còn phải tích toán đến những phản ứng quyết liệt của các quốc gia tranh chấp khi có Mỹ đứng đằng sau lưng. Do vậy, “sự kiện giàn khoan HD 981” còn mang đậm động cơ chính trị, một mặt, nhắn nhủ, đe dọa các nước có tranh chấp, vướng mắc với Trung Quốc ở biển Đông (đặc biệt là Philippinesvà Việt Nam) không ngả sang và thắt chặt quan hệ với Mỹ; mặt khác, thử phản ứng của Barack Obama, thách thức chiến lược xoay trục của Mỹ. Cần nói thêm rằng, trong chuyến viếng thăm châu Á của Tổng thống Barack Obama (23-4-2014) sau cuộc lỗi hẹn tháng 10-2013, liên minh Mỹ – Nhật tiếp tục được củng cố với những cam kết ủng hộ đất nước “Mặt trời mọc” trong tranh chấp quần đảo Xen-ca-cư/Điếu Ngư với Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Với cam kết đó, Nhật Bản hoàn toàn có thể định ra và thực hiện những đối sách cứng rắn chống lại các sức ép từ Trung Quốc đối với  vấn đề Xen-ca-cư/Điếu Ngư trong khi đang có những hành động thực tế hợp tác với Ấn Độ, nhằm “bảo vệ các vùng chung toàn cầu”, hạn chế “chiến lược cơ bắp” và ngăn chặn, phá vỡ “chuỗi ngọc trai”[7] của Bắc Kinh. Từ trong lịch sử cho đến hiện tại, Nhật Bản luôn là “cái gai” trong mắt Trung Quốc, bởi với sức mạnh kinh tế, quân sự và quan hệ đồng minh với Mỹ, Nhật Bản không chỉ cạnh tranh trực diện với Trung Quốc, mà bắt đầu có chính sách kiềm chế, hạ thấp ảnh hưởng của Trung Quốc từ xa – trong khu vực Đông Nam Á và ở châu Phi. Với ngần đó “oán thù” Trung – Nhật, “nắn gân”, thách thức “kẻ đứng sau” đất nước hoa Anh đào là điều cần thiết lúc này.
Quan hệ Trung – Ấn vốn là mối quan hệ rắc rối, phức tạp, “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, phủ bóng bởi cuộc chiến tranh biên giới 1962. Những thập kỷ gần đây, Trung Quốc – Ấn Độ có một số va chạm trên biển và Ấn Độ có thái độ cũng như phản ứng khá kiên quyết trước những lấn lướt của Trung Quốc. Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia trong khu vực có biên giới biển và một số đối thủ của Trung Quốc (đặc biệt là một số nước Đông Nam Á và Nhật Bản), gia tăng sức mạnh, kiềm chế Bắc Kinh. Việc công ty dầu khí Ấn Độ OLV ký kết với Việt Nam dự án thăm dò dầu khí ở hai lô 127 và 128- nơi mà Trung Quốc cho rằng “nằm bên trong hải giới truyền thống” của mình, khiến Trung Quốc không chỉ thấy bất an, mà còn coi đó như một sự thách thức. Việc khai thác hai lô 127 và 128 là cách thức Ấn Độ can dự gián tiếp vào cuộc tranh cãi trên biển Đông và ngầm phản đối thái độ bá quyền của Trung Quốc. Nếu Ấn Độ khai thác dầu khí thành công có nghĩa là Việt Nam có thêm đồng minh trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông và việc khai thác tài nguyên diễn ra êm thấm là một hình thức xác định cũng như khẳng định chủ quyền trên vùng biển đó. “Con bài” giàn khoan HD 981 của Trung Quốc chính là một động thái gây áp lực và răn đe Ấn Độ. Nếu Việt Nam thất bại trong việc “đuổi” giàn khoan HD 981, chắc chắc Trung Quốc sẽ bước tiếp, sẽ có những hành động hung hăng hơn để các quốc gia đối tác của Việt Nam, nhất là Ấn Độ, phải rút khỏi biển Đông, nhường không gian tài nguyên mầu mỡ này cho Trung Quốc độc chiếm. Lúc đó, Việt Nam đã khó lại còn khó khăn hơn, trở nên yếu thế và đơn thương độc mã trước những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông.
Một điều không kém quan trọng là cách thức hành động của Mỹ trước “cú đòn phủ đầu hung hăng” của Putin ở Crimea càng củng cố ảo vọng của Trung Quốc tại biển Đông với tính toán tái lập một kịch bản tương tự. Ngoài ra, Trung Quốc thừa thông minh để nhận thấy là theo lý thuyết “trung tâm – ngoại vi”, chiến lược trọng tâm của Mỹ là ở châu Âu – nơi được mệnh danh là “trái táo bất hòa” giữa hai cường quốc Nga – Mỹ trước đây và cả hiện tại. Mỹ khó lòng buông lỏng châu Âu, chiến lược “xoay trục” có thể chỉ là một kết nối mang tính biểu tượng hơn là hiện thực – đó chính là điều cần cho Trung Quốc rảnh tay hành động.
Tháng 11-2013), Đảng cộng sản Trung Quốc tổ chức Hội nghị Trung ương lần thứ 3 (khóa XVIII), nỗ lực cải cách theo chiều sâu, nhằm đưa Trung Quốc bước vào một khởi đầu mới trong quá trình phát triển – quá trình hoàn thiện và phát triển chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”[8]phục hưng dân tộc. Về xã hội, để trấn an dư luận, Đảng Cộng sản Trung Quốc nới lỏng chính sách một con, giảm án tử hình, xóa bỏ chế độ “lao cải”[9], tăng cường giám sát và kỷ luật trong bộ máy chính trị, năng cao năng lực bộ máy hành chính công, nghiêm trị tham nhũng…. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chính trị, vẫn chưa nhìn thấy những thay đổi mong đợi, nhằm hiện đại hóa đời sống chính trị một cách mạnh mẽ; do vậy, Trung Quốc vẫn đang phải đối diện với một cuộc “khủng hoảng tín nhiệm xã hội”[10].Theo thống kê của các nhà xã hội học Trung Quốc, mỗi ngày tại đất nước này diễn ra khoảng 500 các vụ bạo loạn, phản kháng tập thể và đình công, tăng gấp bốn lần so với một thập kỷ trước. Dù chính quyền đã buộc phải nhượng bộ một số cuộc phản đối tập thể – tranh chấp đất đai ở làng Ô Khảm (Quảng Đông), những cuộc đấu tranh liên quan đến môi trường ở Đại Liên (Liêu Ninh), Thập Phương (Tứ Xuyên) và Khải Đông (Giang Tô)…song tình hình vẫn tiếp tục nóng lên từng ngày. Sự kiện Tân Cương, Tây Tạng, những vụ nổ bom, cuộc đấu đá nội bộ với “con hổ Chu Vĩnh Khang” trước đoạn đầu đài… cho thấy: “Khi bạo lực của chính quyền không thể chống đỡ được khủng hoảng, những người lãnh đạo thế hệ thứ năm của Trung Quốc bắt đầu lo lắng cho tương lai của Đảng Cộng sản”[11]. Đề giải quyết những lo lắng đó, khi thay đổi cán cân quyền lực giữa Đảng Cộng sản và xã hội Trung Quốc đang diễn ra “theo chiều hướng Đảng mất dần sự tín nhiệm và quyền kiểm soát, còn xã hội thì đang tích thêm sinh lực và sự tự tin”[12], lãnh đạo Trung Quốc hướng sự chú ý trong nước ra bên ngoài, đánh lạc hướng dư luận, tìm đến “giải pháp biển Đông”, nhằm tạo ra một đợt thủy triều dâng cao của chủ nghĩa dân tộc được sử dụng như một chất kết dính xã hội.Không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây, trên các tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương, tạp chí Quốc phòng, báo Giải phóng quân, Nhân dân Nhật báo… của Trung Quốc đăng tải số lượng lớn các bài viết về chủ đề biển Đông. Các tít cổ xúy tinh thần dân tộc và kích động được giật theo cách châm ngòi lửa: Các quốc gia xung quanh khai thác các nguồn dầu lửa ở Nam Sa của chúng ta như thế nào?“; “Kẻ nào đang xâm lược các vùng biển của chúng ta?”; “Trung Quốc không cho phép chà đạp lên chủ quyền lãnh thổ của mình!”; “Trung Quốc không thể để mất một tấc đất thiêng”…. Nhiều bài báo chĩa mũi nhọn vào Việt Nam, mô tả Việt Nam như một đối thủ hiếu chiến “đang thèm khát lãnh hải”, “cố gắng cướp đoạt toàn bộ tài nguyên của Trung Quốc bằng sức mạnh” (?!).Mới đây, truyền hình Nhà nước Trung Quốc đã phát sóng một bộ phim tài liệu dài tám tập ca ngợi lực lượng tuần duyên và ngư chính trong việc bảo vệ “chủ quyền và tài nguyên của Trung Quốc” trên biển Đông. Cảnh tàu Việt Nam “ngăn cản” tàu thăm dò của Trung Quốc một cách “điên cuồng” đã gây một ấn tượng mạnh. Bộ phim cũng tung hô lòng dũng cảm của Hải quân Trung Quốc khi mô tả “sự đối đầu không nao núng” và cuộc chiến đấu oanh liệt với đội tàu có vũ trang lớn hơn gấp nhiều lần của Việt Nam. Bằng cách đó,Trung Quốc xoay chủ nghĩa dân tộc về phía biển Đông (chủ quyền đối với Trường Sa) như là một phương thức để tái khẳng định vị thế và hàn gắn rạn nứt xã hội. Rất có thể, giàn khoan HD 981 là khởi đầu của cao trào đó.
3- Rút tỉa từ quá khứ và hiện tại
Qua khảo cứu, phân tích những vụ việc điển hình xảy ra trong quá trình Trung Quốc thực hiện chiến lược xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, có thể nhận thấy rằng, đó là chiến lược nhất quán, ăn sâu vào máu thịt, não trạng của những thế hệ lãnh đạo Trung Quốc. Nó giống như một căn bệnh mãn tính mang tên “bành trướng”, “bá quyền” âm ỉ trong một cơ thể Trung Quốc nhìn bề ngoài thì tưởng như cường tráng, khỏe mạnh, song thực chất bên trong lại đang chứa chất đầy những vi rút nguy hiểm. Chiến lược ấy của Trung Quốc được tính toán cẩn trọng, kỹ lưỡng, nhằm nuốt dần đất đai, sông biển Việt Nam. Chiến lược ấy cũng còn nhằm bào mòn sức mạnh, hút dần dinh dưỡng, làm cho Việt Nam rối loạn, yếu dần và chia rẽ. Một dân tộc chia rẽ là một dân tộc yếu – đó đã là nguyên lý. Yếu đến hèn chỉ còn một bước ngắn. Khi đã hèn thì sẽ bị hòa tan.
Có lịch sử lâu đời 5.000 năm, tự hào là trung tâm văn minh Đông Á không ai sánh kịp, song điều kinh khủng là ở chỗ, những nhà lãnh đạo Trung Quốc lại đem niềm tự hào ấy nuôi giấc mộng khôi phục “địa vị ưu việt” bằng những phương thức cực đoan và quá khích, để  xóa đi cái quá khứ với “thế kỷ nhục nhã” của một Trung Quốc bạc nhược, tổn thương, u tối.
Lịch sử đã vô tình và khắc nghiệt đặt dải đất hình chữ S bên cạnh một người láng giềng phương Bắc to lớn và đầy tham vọng. Láng giềng không thể chọn lựa, Trung Quốc luôn tồn tại ở đó, bất trắc, khó lường. “Sự kiện giàn khoan HD 981” là câu trả lời đầy đủ nhất, trung thực nhất về “phương châm 16 chữ vàng”, “tinh thần bốn tốt” và áp lực “Hán hóa” – một câu chuyện có thật, thường trực và chưa có hồi kết thúc.
Hiện diện ở biển Đông bằng vũ lực, trong “cơn mê lú quyền lực”, Trung Quốc đang bước tới sai lầm khó gỡ, đang hủy hoại lòng tin, uy tín quốc tế và sự tôn trọng của các quốc gia xung quanh. Hành xử hung hăng theo kiểu côn đồ trên biển Đông, Trung Quốc không khiến các đối thủ của mình sợ hãi, trái lại, cảnh báo về một quốc gia đầy hiểm họa, ưa thích ức hiếp, tôn sùng các nguyên tắc ứng xử thời trung cổ, viết nên luật lệ của riêng mình trong một thế giới, khi mọi quốc gia đang nỗ lực đi về phía văn minh.
Trung Quốc đang chơi một trò chơi nguy hiểm, đang biến “giấc mơ Trung Hoa” thành “cơn ác mộng Trung Hoa”. Có thể, nếu các quốc gia liên quan không có những hành động quyết liệt, không gom tụ lại, Trung Quốc sẽ thắng thế. Nhưng dù có thắng thế, dù có trỗi dậy, dù “giấc mơ Trung Hoa” có sớm thành hiện thực, song trong mắt nhân loại, trong mắt “người tử tế”, Trung Quốc mãi mãi – chẳng bao giờ với tới văn minh
Nguyễn Thị Mai Hoa

[1]Marvin Kalb- Barnard Karbl: Đột phá khẩu Trung Quốc, Hội nghị cấp cao 1972, Tập 2, Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1979, tr. 67.
[2]Sđd, tr. 68.
[3]Trong kế hoạch 1976 – 1980, bình quân một năm tổng sản phẩm xã hội chỉ tăng 1,4 %, thu nhập quốc dân tăng 0,4 % (kế hoạch là 13-14%). Kết thúc kế hoạch 5 năm (1980), tất cả 15 chỉ tiêu chủ yếu đều không đạt, thậm chí một số sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp quan trọng bình quân đầu người không giữ được mức của năm 1976. Hiệu quả của nền kinh tế rất thấp, tốc độ tăng không tương xứng với mức đầu tư xây dựng cơ bản; giá trị tài sản cố định tăng chỉ bằng 46,8 % tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản; hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ sở vật chất thấp, chỉ huy động được trên dưới 50 % công suất.
[4]Năm 1980, Nhà nước phải nhập 1,576 triệu tấn lương thực. Ngân sách thiếu hụt lớn, giá cả tăng hàng năm 20%, nhập khẩu nhiều gấp 4-5 lần xuất khẩu.
[5]Quần đảo Trường Sa: Liệu có còn thích hợp khi tranh cãi về vấn đề chủ quyền, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý quốc tế, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Quân đội, tr.5.
[6]Valencia.M.J, Vandyke.J.M, Ludwig.N.A: Chia sẻ tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa, Bản dịch, Lưu tại Thư viện Ban Biên giới Chính phủ, tr.70.
[7]Thuật ngữ “chuỗi ngọc trai” là tên một kế hoạch triển khai an ninh hàng hải – quân sự của Trung Quốc xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo mật mang tên “Tương lai của năng lượng châu Á” được Mỹ đưa ra vào năm 2005. “Chuỗi ngọc trai” chỉ các căn cứ quân sự, cảng biển của Trung Quốc nằm rải rác như những hạt ngọc trai, chạy theo tuyến đường hàng hải trên biển bắt đầu từ đảo Hải Nam qua biển Đông, qua eo biển Malacca, sang Ấn Độ Dương… đến tận châu Phi (Somali) và vùng vịnh Persian, đặc biệt là các nước dọc vùng biển Ấn Độ Dương như Pakistan, Sri Lanka, Sudan…. giúp Trung Quốc bành trướng trên mọi hướng biển.
[8]Ngày 8-4-213, nội hàm “giấc mơ Trung Hoa” được Tập Cận Bình giải thích rõ trong phát biểu khai mạcDiễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) như sau: Vào giữa thế kỷ XXI, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, văn hóa tiên tiến, hòa hợp và giấc mơ Trung Hoa, cụ thể là sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa sẽ thành hiện thực.
[9]Hệ thống trại cải tạo lao động ra đời từ năm 1957 để giam giữ những người phạm các tội danh không nghiêm trọng như trộm cắp, gây rối trật tự, mại dâm, sử dụng ma túy, giam giữ những người bất đồng chính kiến. Hệ thống này này tồn tại nhiều điều bất hợp lý nguy hiểm như chính quyền địa phương và công an có quyền ra lệnh giam giữ mà không cần ra tòa xét xử. Tuy nhiên, người ta cũng cho rằng,giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục sử dụng hệ thống lao cải với tên gọi khác, hoặc thậm chí không cần đặt tên cho hệ thống này.
[10]“Khủng hoảng tín nhiệm xã hội” có nghĩa là “chính quyền của dân” không nhận được sự tín nhiệm của người dân, trên thực tế người dân không còn coi chính quyền là người đại diện cho mình. Nói cách khác, đối với một bộ phận quần chúng nhân dân, chính quyền không còn đồng hành với họ, không thể hiện được ý chí của họ. Một cuộc khủng hoảng tín nhiệm xã hội sẽ gây ra sự nhiễu loạn về tư tưởng, gây mất niềm tin của dân chúng vào hệ tư tưởng hiện hành của xã hội.
[11]Minxin Pei: China’s Troubled Bourbons, Project Syndicate, 31-10-2012.
[12]Ibid.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

maritimesilkroad
Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang
Gần đây, các báo đài bắt đầu đưa tin về khái niệm đầy lãng mạn “Con đường Tơ lụa” lịch sử mà các đoàn lữ hành trên lưng lạc đà đã đi qua giữa những ngọn núi và sa mạc Trung Á, cũng như tọa đàm về việc tái lập các mạng lưới hàng hải trên Ấn Độ Dương mà Đô đốc hải quân Trung Quốc Trịnh Hòa đã bảy lần dẫn hạm đội của mình băng qua. Nhằm nhấn mạnh vai trò lịch sử của Trung Quốc như là biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy các tuyến đường thương mại cổ xưa, gần đây nhất là trong các chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới các nước Trung và Nam Á.
Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ trong chiến dịch dựa trên lịch sử này của Trung Quốc: lịch sử đang bị bóp méo.
Tháng Chín năm 2013, chưa đầy một năm sau khi đảm nhận vị trí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến chính sách đối ngoại mới được gọi là “Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa.” Trong một bài diễn văn tại Đại học Nazarbayev ở Kazakhstan, nhằm kêu gọi hợp tác và phát triển khu vực Á-Âu thông qua sáng kiến Con đường Tơ lụa mới này, Tập Cận Bình đã nêu ra năm mục tiêu cụ thể: tăng cường hợp tác kinh tế, cải thiện kết nối đường bộ, xúc tiến thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho chuyển đổi tiền tệ, và thúc đẩy sự giao lưu giữa người dân với nhau.
Một tháng sau, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc lần thứ 16 được tổ chức ở Brunei, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất việc xây dựng một “Con đường Tơ lụa trên biển” thế kỷ 21 để cùng nhau thúc đẩy hợp tác hàng hải, kết nối, nghiên cứu khoa học và môi trường, và các hoạt động khai thác hải sản. Vài ngày sau đó, trong bài phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Tập Cận Bình đã lên tiếng ủng hộ ý tưởng này và tuyên bố Trung Quốc sẽ đóng góp kinh phí để “phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác hàng hải trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng Con đường Tơ lụa trên biển của thế kỷ 21,” kéo dài từ bờ biển Trung Quốc đến Địa Trung Hải.
Trong cả hai bài phát biểu trên, Tập Cận Bình đều nhấn mạnh mối liên kết hữu nghị trong lịch sử giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực và ám chỉ rằng những đề xuất của ông đều hướng đến việc thiết lập lại các mối quan hệ hữu nghị cổ xưa trong một thế giới toàn cầu hóa và hiện đại. Tại Kazakhstan, ông cho rằng sứ thần Tây Hán Trương Khiên đã “gánh vác sứ mệnh hòa bình và hữu nghị,” đồng thời mở ra cánh cửa liên lạc Đông-Tây và thiết lập nên “Con đường Tơ lụa.” Tại Indonesia, ông đã tán dương Đô đốc Trịnh Hòa nhà Minh vì đã để lại “những câu chuyện đẹp về mối giao lưu hữu nghị giữa dân tộc Trung Quốc và Indonesia.”
Thế nhưng, Tập Cận Bình đã không hề đề cập đến những bi kịch xung đột và nỗ lực nhằm truyền bá một trật tự thế giới dĩ Hoa vi trung (lấy Trung Quốc làm trung tâm – NBT). Đồng thời, nhằm khắc họa quá khứ như là một giai đoạn lịch sử không tưởng, mục đích chuyến đi của sứ thần Trương Khiên tới các nước được gọi là Tây Vực cũng bị bóp méo.
Nhà Hán đã phái Trương Khiên đi tìm đồng minh nhằm chống lại Liên minh Hung Nô hùng mạnh, địch thủ hàng đầu của Đế chế Tây Hán. Với các chính sách bành trướng, nhà Hán đã góp phần biến những người Hung Nô du mục thành một thực thể bán nhà nước[1] vốn đã luôn đối đầu với các lực lượng người Hán. Năm 138 TCN, nhà Hán phái Trương Khiên tới Trung Á để tìm người Nguyệt Chi[2] theo hành trình của người Hung Nô trước đó. Tuy nhiên, sứ mệnh của ông đã thất bại, ông bị người Hung Nô cầm tù và bị ép hôn với một nữ nhân trong tộc. Trốn thoát sau 10 năm bị giam cầm, ông nhận ra rằng người Nguyệt Chi không hề quan tâm đến việc thành lập liên minh quân sự (với nhà Hán để chống người Hung Nô). Đóng góp duy nhất của Trương Khiên cho triều đình nhà Hán là biểu tấu về các thể chế và tộc người trong khu vực Trung Á.
Tương tự, hình ảnh của Đô đốc Trịnh Hòa như là một sứ thần của hòa bình và hữu nghị cũng có vấn đề. Trên thực tế, Đô đốc Trịnh Hòa đã sử dụng vũ lực trong bảy chuyến thám hiểm từ năm 1405 đến năm 1433 tại các vùng lãnh thổ mà nay là Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, và Ấn Độ, nhằm phong chư hầu và kiểm soát hành lang chiến lược trên Ấn Độ Dương. Trịnh Hòa đã can thiệp vào việc triều chính của Sri Lanka và Indonesia, sau đó đưa tù nhân về Nam Kinh, kinh đô nhà Minh. Thực tế ban đầu Hoàng đế Vĩnh Lạc phái Trịnh Hòa ra biển Tây là để nhằm truy lùng đứa cháu trai đã bị chính Vĩnh Lạc soán ngôi, đồng thời truyền bá nền văn minh Trung Hoa. Trong quá trình thám hiểm, Trịnh Hòa đã thu phục rất nhiều vị vua chúa về làm chư hầu dưới trướng của Vĩnh Lạc cùng với các vật phẩm triều cống. Các chuyến đi này sau đó đã bị dừng lại bởi chúng hóa ra là quá tốn kém và, dưới góc nhìn của các triều thần, đã trao quyền quá mức cho một hoạn quan như Trịnh Hòa.
Đế chế Hán đã sử dụng chiến thuật tương tự tại Trung Á, đặc biệt là tại các vị trí chiến lược trên những tuyến đường thương mại. Do đó, chẳng có tuyến đường bộ hay hàng hải nào, gọi chung là Tuyến đường Tơ lụa, cho thấy sự giao lưu hòa bình hoặc thúc đẩy tình hữu nghị thông qua sự hiện diện của Trung Quốc như các bài phát biểu đã nêu.
Cũng có một vấn đề với thuật ngữ “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa.” Nhà địa lý người Đức Ferdinand von Richthofen đặt ra thuật ngữ này vào năm 1877 để chỉ các tuyến đường bộ thương mại cổ xưa xuyên qua Trung Á. Kể từ đó, nhiều tuyến đường kết nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài đều được gọi là “Con đường Tơ lụa” hay “Tuyến đường Tơ lụa,” cho dù tơ lụa không phải là sản phẩm đầu tiên, cũng không phải là sản phẩm được giao dịch nhiều nhất trên bất kỳ tuyến đường nào. Ngoài ra, được các học giả Trung Quốc ra sức sử dụng, thuật ngữ này đã đề cao vai trò của Trung Quốc trong các tương tác liên khu vực cận đại một cách vô căn cứ. Điều này là kết quả của việc phớt lờ các ảnh hưởng ngoại lai tới xã hội và kinh tế Trung Quốc trong suốt 2000 năm qua.
Có lẽ, như nhiều người Trung Quốc khác, quan điểm của Tập Cận Bình về Con đường Tơ lụa được định hình bởi hệ thống giáo dục của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không chấp nhận việc phân tích phê phán và diễn giải xác đáng các nguồn sử liệu. Có thể Tập Cận Bình chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc gia đình xuất thân gần kinh đô Tây An của Trung Quốc cổ đại, hay còn được biết đến trong lịch sử là Trường An, địa danh được sử sách công nhận là điểm khởi đầu của con đường tơ lụa trên bộ. Hoặc Tập Cận Bình không nhận thức được những phản ứng tiêu cực mà việc sử dụng chủ nghĩa tượng trưng văn hóa Trung Quốc trong lĩnh vực chính sách đối ngoại đã gây ra ở ngoại quốc. Hoặc cũng có thể ông kiên quyết tiến hành sáng kiến này đến cùng, với sức mạnh kinh tế Trung Quốc đã đạt được trong nhiều thập kỷ qua.
Thế nhưng, một số quốc gia vẫn sẵn sàng chấp nhận những câu chuyện lịch sử bị bóp méo vì những lý do kinh tế.
Ví dụ, năm ngoái Chính phủ Sri Lanka đã tiếp nhận một bức tượng Trịnh Hòa mạ vàng như một món quà từ Hiệp hội Quản lý Du lịch Quốc tế của Trung Quốc. Hai bên tuyên bố rằng Trịnh Hòa và các cuộc thám hiểm của ông đại diện cho những mối quan hệ thương mại và hòa bình cổ xưa giữa Trung Quốc và Sri Lanka. Các chi tiết lịch sử quan trọng đã bị bỏ qua như việc Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ vốn có trong khu vực; bắt cóc quốc vương Alaskawera; áp giải ông này về Nam Kinh như một tù nhân. Trịnh Hòa cũng chiếm đoạt Xá lợi răng Phật nổi tiếng tại Kandy, một biểu tượng xa xưa về chủ quyền của Sri Lanka.
Xung đột quân sự cũng đã xảy ra ở Indonesia, nhưng một số tờ báo của quốc gia này lại hoan nghênh đề xuất của Tập Cận Bình và ghi nhận rằng các đề xuất này có thể mang lại “những cơ hội to lớn cho sự phát triển của khu vực.” Một thực tế đã không được nhắc tới là vào năm 1407, Trịnh Hòa đã thay đổi chế độ trên đảo Sumatra bằng cách bắt cóc Trần Tổ Nghĩa, thủ lĩnh địa phương người Trung Quốc bị triều đình nhà Minh coi là cướp biển. Sau khi bị hành hình công khai ở Nam Kinh, Trần Tổ Nghĩa bị thay thế bởi một người đại diện cho lợi ích của triều đình nhà Minh trong khu vực. Cũng năm đó, Trịnh Hòa còn can thiệp vào công việc nội bộ của Vương quốc Majapahit trên đảo Java, dường như để làm suy yếu cường quốc khu vực này của Đông Nam Á.
Cũng giống như những xung đột diễn ra trong các khu vực khác với cùng một mục đích là mở ra một trật tự thế giới hài hòa dưới trướng Trung Hoa Thiên tử, những can thiệp quân sự này mới là mục tiêu của các cuộc thám hiểm do Trịnh Hòa dẫn đầu.
Với dòng tiền và đầu tư dồi dào, sáng kiến Con đường Tơ lụa của chính phủ Trung Quốc có thể thúc đẩy nền kinh tế của nhiều quốc gia châu Á và châu Âu, miễn là các nước này tự nguyện tuyên bố có mối liên kết với đế chế Trung Quốc cổ đại. Còn đối với Trung Quốc, sự thành công của sáng kiến này sẽ mở ra con đường mới cho việc đầu tư nguồn dự trữ tiền tệ khổng lồ của mình, đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc tái lập trật tự thế giới Trung Quốc cổ đại được biết đến dưới tên gọi thiên hạ, đó là, mọi nơi được biết đến trên thế giới này đều thuộc về một thiên mệnh hoàng đế của Trung Hoa. Trật tự thế giới mới này sẽ không chỉ đơn giản là luận điệu suông, mà còn mang những ý nghĩa quan trọng về địa chính trị.
Tansen Sen (Thẩm Đan Sâm) là phó giáo sư tại trường Đại học Baruch, Đại học Tổng hợp Thành phố New York. Chuyên ngành của ông là lịch sử và các tôn giáo châu Á, ông đặc biệt quan tâm về lĩnh vực quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc, thương mại Ấn Độ Dương, Phật giáo, và khảo cổ học về Con đường Tơ lụa. Ông là tác giảcuốn “Buddhism, Diplomacy, and Trade: The Realignment of Sino-Indian Relations, 600-1400” (University of Hawai’i Press, 2003) và đồng tác giả (với Victor H. Mair) của cuốn “Traditional China in Asian and World History” (Association for Asian Studies, 2012).
Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nước Mỹ có phải là một đế quốc?


Waiting
Thuật ngữ “đế quốc” đã được sử dụng tràn lan kể từ khi nó trở thành một từ mang ý nghĩa tiêu cực vào cuối thế kỉ 19. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn rất phù hợp trong việc tìm hiểu và tranh luận về lịch sử nước Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Một sử gia và một nhà hoạch định chính sách bước vào trong một quán bar. Trên màn hình vô tuyến, nhà báo đang tường thuật lại cuộc đảo chính ở một hòn đảo phía nam Thái Bình Dương. Sử gia nhìn nhà hoạch định chính sách và nói: “Lại một ví dụ khác của chủ nghĩa đế quốc Mỹ”. Tại một màn hình khác, biên tập viên thảo luận về các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Nga và Hà Lan liên quan tới các khu kinh tế ở Bắc Băng Dương, và sự lo ngại của Mỹ về vấn đề này. Một lần nữa, sử gia nhìn nhà hoạch định và nói: “Chủ nghĩa đế quốc Mỹ xuất hiện khắp mọi nơi”. Màn hình thứ ba chiếu một bộ phim tài liệu về cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (quán bar này rõ ràng chẳng phải là một quán bar thể thao). Sử gia hất tay lên một cách giận dữ: “Chủ nghĩa đế quốc!”. Cuối cùng thì nhà hoạch định chính sách quay sang và nói với sử gia rằng: “Ông lúc nào cũng sử dụng cái từ đó. Nhưng tôi không nghĩ nó mang cái nghĩa mà ông đang nghĩ tới”.
Việc sử dụng thuật ngữ “đế quốc” trở nên mất kiểm soát kể từ khi chủ nghĩa đế quốc ngày càng “xấu xa” trong nền chính trị Anh cuối thế kỉ 19. Ý nghĩa của thuật ngữ này và cách sử dụng nó là chủ đề bàn luận “bất tận” trong cả lĩnh vực lịch sử lẫn quan hệ quốc tế. Cuộc tranh luận này đã “hạ nhiệt” cùng với sự can thiệp của Washington vào các quốc gia khác. Nó bùng cháy đặc biệt mạnh mẽ trong cuộc chiến tranh Việt Nam và sau đó trở lại một lần nữa khi chính quyền Bush xâm lược Iraq vào năm 2003. Vì vậy, quan điểm “nước Mỹ là đế quốc” hiện nay đang nhanh chóng nhận được nhiều sự đồng thuận.
Theo Richard Immerman, “Mỹ đã, và luôn luôn là một đế quốc”. Một nhà sử học khác nhận định: “Sự tồn tại của đế quốc Mỹ là một thực tế không thể phủ nhận”. Như nhiều người khác đã khẳng định: “Một loạt nghiên cứu đã làm rõ tính trung tâm của chủ nghĩa đế quốc trong lịch sử nước Mỹ…tất cả những quan điểm cũ, cho rằng nước Mỹ không còn là một đế quốc đã bị chôn vùi”. Cách giải thích này trở nên ngày một áp đảo, và nó cho rằng đã đến lúc đặt ra câu hỏi liệu những từ cuối cùng (đã bị chôn vùi) có thực sự xuất hiện trong cuộc tranh luận này hay không.
Mối quan tâm của chúng tôi ở đây là, những tiếng nói có tầm ảnh hưởng vốn coi nước Mỹ như một đế quốc, nếu không được kiểm soát, sẽ hạn chế việc cho ra đời các kiến thức lịch sử trong tương lai gần, với những tác động có khả năng vượt ra khỏi ranh giới học giả, trở thành chủ đề của công luận và giới hoạch định chính sách. Như Elizabeth Cobbs đã quan sát, cách giải thích này (coi nước Mỹ là đế quốc) đã “tiến gần hơn trong việc trở thành giáo điều” trong giới lịch sử Mỹ. Vậy điều gì đã xảy ra?
Samuel Flagg Bemis, một nhà sử học về quan hệ đối ngoại của Mỹ – người có ảnh hưởng đặc biệt vào những năm 1940 và 1950, lập luận rằng nước Mỹ đã chấp nhận chủ nghĩa đế quốc trong suốt cuộc chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ, và điều này là “một sai lầm” trong lịch sử Hoa Kỳ. Người Mỹ đã bắt đầu từ bỏ mô hình đế quốc khi họ ngừng việc can thiệp vào vùng Caribbean vào những năm 1920. Lý giải của Bemis đã đạt được sự đồng thuận từ sớm, rằng nước Mỹ đã tự đặt ra những giới hạn hành động bên trong các vấn đề của riêng quốc gia mình cho đến khi những vấn đề bức xúc của thế giới buộc họ phải đi theo chủ nghĩa quốc tế. Và ngoại trừ sai lầm vào năm 1898 thì Mỹ vẫn là một lực lượng chống đế quốc trong lịch sử toàn cầu. Nước Mỹ chỉ sử dụng quyền lực và ảnh hưởng của mình vì những điều tốt đẹp – chủ yếu là để ngăn chặn sự xâm lược, từ Tây Ban Nha vào năm 1898, cho tới Nhật Bản, Đức quốc xã, và Liên Xô trong thế kỷ 20.
William Appleman Williams và Walter LaFeber bắt đầu phản bác quan điểm này vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Họ lập luận rằng Hoa Kỳ đã bắt đầu bành trướng trước năm 1898. Quá trình chuyển đổi nền công nghiệp trong nước đã dẫn đến một nỗ lực có tính toán nhằm mục tiêu tạo ra một đế chế toàn cầu, có khả năng chiếm lấy thị trường, giành được các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và bán đi thặng dư nông nghiệp và công nghiệp của mình. Hơn nữa, họ khẳng định, sự theo đuổi có chủ đích này của đế quốc thể hiện “bản chất” của lịch sử nước Mỹ – chứ không phải là một sai lầm. Williams và LaFeber đã nhận được nhiều phản hồi khác nhau vào thời điểm đó, tuy nhiên cách giải thích của họ đã dần chiếm ưu thế, đặc biệt là từ cuối thế kỉ 20.
Chúng tôi thấy rằng các nhà sử học đã mở rộng đáng kể ý nghĩa của từ “đế quốc” và “chủ nghĩa đế quốc” kể từ thời điểm của Williams và LaFeber. LaFeber – người có ý định mở toang cánh cửa tranh luận, chứ không phải đóng lại cánh cửa đó – đã cẩn thận giới hạn vốn từ vựng của mình trong thuật ngữ “đế quốc” và “chủ nghĩa thực dân” để bao hàm một sự kiểm soát chính thức về mặt ý chính trị, trong khi lại sử dụng “bành trướng” để bao hàm các ảnh hưởng không chính thức về mặt kinh tế. Ông tránh sử dụng từ “chủ nghĩa đế quốc” kể từ khi nghĩa rộng của từ này xuất hiện trong Chiến tranh Lạnh khiến nó trở nên vô nghĩa.
Một số nhà sử học, chẳng hạn như Paul Kramer, đang cố gắng đi xa hơn thứ mà họ cho là những tranh luận vô bổ về định nghĩa. Giờ đây, họ giả định rằng nước Mỹ đã và luôn luôn là một đế quốc. Họ phác thảo nghiên cứu của mình và trả lời các câu hỏi liên quan đến cách mà chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã hoạt động và phát triển qua thời gian. Họ ngày càng sử dụng thuật ngữ “đế quốc” như một cách tiếp cận nhấn mạnh mối quan hệ quyền lực không cân xứng. Những người đang đóng góp cho nghiên cứu này do đó khẳng định rằng: “Đế quốc không phải là một thực thể duy nhất, mà là một tập hợp phức tạp và luôn thay đổi của các mối quan hệ không bình đẳng”. Họ sử dụng khái niệm đế quốc để giải thích cho việc người da trắng định cư tại Mỹ, Tuyên ngôn Độc lập, Học thuyết Monroe, hoạt động truyền giáo ở Mỹ, chiến tranh Mexico – Mỹ, cuộc nội chiến Mỹ, việc mở rộng thương mại ở nước ngoài, và tất cả các cuộc chiến tranh với các nước khác, từ chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ cho đến ngày nay, bao gồm cả việc thiết lập các căn cứ quân sự ở nước ngoài và việc sử dụng “chiến tranh máy bay không người lái” tại khu vực Cận Đông hiện nay. Tất cả những điều này nằm trong kế hoạch nhằm không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng của đế quốc. Nỗ lực của các nhà sử học để thoát khỏi các vấn đề về định nghĩa “chủ nghĩa đế quốc” và khám phá ra cách sử dụng nó để giải thích về Mỹ và thế giới rất đáng được ghi nhận. Nhưng họ đã thất bại trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản của thuật ngữ, khiến nó ngày càng trở nên mơ hồ.
Các nhà sử học không hề cô độc. Trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, những luồng tư tưởng tương tự đã xuất hiện. Kettell và Sutton đã đặt ra vấn đề: “Sức mạnh vô song và các hoạt động của Mỹ, đặc biệt là những bước đi của họ trong cuộc chiến chống khủng bố, có thể đã cấu thành một dạng ‘chủ nghĩa đế quốc mới’ ”. Thứ chủ nghĩa đế quốc mới này chỉ đơn giản giải thích việc làm thế nào mà sức mạnh chưa từng có của một nhà nước đặc biệt cho phép họ gây ảnh hưởng hoặc ép buộc các quốc gia khác. Giống như các nhà sử học đã đề cập ở trên, Kettell và Sutton là nạn nhân của khái niệm nối dài. Việc định nghĩa lại và mở rộng khái niệm “đế quốc” khiến nó trở nên vô nghĩa.
Như chúng ta thấy, khái niệm “đế quốc” cũng đã hợp nhất với các thuật ngữ như “bá chủ” và “đơn cực”. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, liệu sự nổi lên của Mỹ như là một bá chủ toàn cầu, và sự thay đổi trong hệ thống quốc tế từ lưỡng cực thành đơn cực có thể được coi là bằng chứng cho việc Mỹ là một đế quốc hay không? Một số học giả quan hệ quốc tế cho rằng các thuật ngữ “bá chủ” và “đơn cực” vẫn nên được tách riêng như lúc đầu.
Nexon và Wright thách thức quan điểm cho rằng các quốc gia trở thành đế quốc chỉ đơn giản vì họ nổi lên như là các siêu cường (trong trường hợp của Mỹ – siêu cường duy nhất của thế giới), và kêu gọi chúng ta hãy nhìn kỹ hơn vào các mối quan hệ giữa các quốc gia để xác định sự tồn tại của đế quốc. Theo ý tưởng này, chúng tôi cho rằng, “đơn cực”, “đế quốc” và “bá chủ” có những đặc điểm tương tự nhau, nhưng không nhất thiết phải giống hệt nhau. “Đơn cực” mô tả một trật tự thế giới, nơi mà một quốc gia có khả năng áp đảo. Những gì mà quốc gia đó làm với “quyền lực” của mình quyết định việc nó nên được phân loại thành một “đế quốc” hay “bá chủ”. Charles Tilly cho rằng phần cốt lõi của một đế quốc – một siêu cường hay cường quốc khu vực – phụ thuộc vào mức độ bành trướng của đế quốc đó – sử dụng “kiểm soát quân sự và tài chính” tại mỗi một khu vực nằm trong phạm vi kiểm soát của mình. Theo Tilly, quốc gia cốt lõi của đế quốc cho phép sự hiện diện của các chính phủ địa phương, nhưng nó cưỡng ép, chống đỡ, và sử dụng những chủ thể trung gian bên trong mỗi chính phủ địa phương đó để đảm bảo “sự phục tùng, lòng tôn kính và các hợp tác quân sự”. Quan điểm của Tilly rất quan trọng vì nó cho thấy rằng, một đế quốc – dù ở phạm vi toàn cầu hay khu vực – đều thiết lập trật tự và sự kiểm soát đối với các quốc gia trong phạm vi kiểm soát của nó. Mặc dù bản thân quốc gia cốt lõi cai trị một cách gián tiếp, nó vẫn chủ ý trực tiếp tạo ra một mối quan hệ có thứ bậc. Quốc gia cốt lõi đặt mình ở bên trên các quốc gia ngoại biên khác.
Không giống như các đế quốc, bá chủ nổi lên từ tình trạng hỗn loạn – với điều kiện là các quốc gia tồn tại bên trong một hệ thống mà không có nhà nước hoặc thực thể nào được trao quyền để cai trị nhà nước khác. Tình trạng hỗn loạn không có nghĩa là không có hệ thống phân cấp, khả năng ảnh hưởng của quốc gia này lên quốc gia khác, sử dụng quyền lực cứng và/hoặc quyền lực mềm, nhằm định ra một hệ thống phân cấp không chính thức, cho phép chúng ta mô tả trật tự thế giới như: đơn cực, lưỡng cực, đa cực. Khác biệt ở đây là, một nước bá chủ sử dụng quyền lực cứng (trực tiếp hoặc gián tiếp) để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác về mặt quân sự, chính trị hay tài chính – cũng được mô tả như là một nước đế quốc. Ví dụ như việc Mỹ hỗ trợ cho nhóm phản động Contras ở Nicaragua vào những năm 1980. Washington đã hành xử như một đế quốc khi họ hỗ trợ nhóm này xóa sổ những người Sandinista khỏi nền chính trị Nicaragua.
Joseph Nye và David Kang đều đã chỉ ra rằng một nhà nước cũng có thể gây ảnh hưởng bằng cách sử dụng khả năng của mình để thu hút hoặc thuyết phục người khác làm theo ý mình. Trên một số khía cạnh, Trung Quốc được cho là đã tái cơ cấu nền kinh tế của mình vào đầu thế kỉ 21 để “ganh đua” với nền kinh tế Mỹ, và để cạnh tranh tốt hơn trong hệ thống quốc tế. Mỹ vẫn là bá chủ toàn cầu và hưởng lợi từ sự thay đổi của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không phải là một phần của đế quốc Mỹ. Thực tế việc Trung Quốc có thể “vượt mặt” Mỹ về tài chính và đe doạ vị trí bá chủ toàn cầu của Mỹ cho thấy mức độ mà tình trạng vô chính phủ – chứ không phải là “chủ nghĩa đế quốc” – đang thắng thế trong hệ thống hiện tại. Sự không cân xứng về quyền lực và khả năng ảnh hưởng đến các quốc gia khác không làm nên một đế quốc.
Dù cho có những lời phê bình, chúng tôi tin rằng đế quốc và chủ nghĩa đế quốc vẫn là những khái niệm có liên quan mật thiết đến các lĩnh vực: lịch sử thế giới, quan hệ đối ngoại Mỹ và quan hệ quốc tế. Các học giả chỉ chưa phát triển đầy đủ các khái niệm này. Các nghiên cứu và bài viết của họ vẫn chỉ tập trung vào Mỹ và họ đang bỏ qua cả thế giới rộng lớn. Họ đã thất bại trong việc nhìn nhận các hành vi mang tính đế quốc của các quốc gia khác. Có thể kể đến một vài hành vi như mở rộng lãnh thổ, chinh phục các dân tộc và các nền văn hoá bản địa, thiết lập của các căn cứ quân sự và/hay hệ thống đồng minh, buôn bán vũ khí, huấn luyện quân đội ở nước ngoài… Đế quốc đóng vai trò gì trong các cuộc thảo luận về việc đối phó với chiến lược “Amazon xanh” của Brazil, chiến dịch “Chinh phục sa mạc” của Argentina, hay việc Chile buộc Bolivia phải nhường lại toàn bộ đường bờ biển của họ vào năm 1904? Đại sứ Chile nói với Bộ trưởng Ngoại giao Boliviarằng: “Vùng bờ biển này giàu có và đáng tiền. Chúng tôi đã biết điều đó, và chúng tôi bảo vệ vùng này cũng vì điều đó. Nếu nó vô giá trị thì sẽ chẳng ai quân tâm cả…Chile đã chiếm giữ và sở hữu vùng bờ biển này theo đúng như những gì mà nước Đức đã làm để xâm lấn Alsace-Lorraine, và tương tự như khi nước Mỹ chiếm giữ Puerto Rico”. Điều này vẫn chưa đủ “tiêu chuẩn” để được coi là đế quốc hay sao?
Quá nhiều học giả vẫn còn sa lầy trong cuộc tranh luận với các nhà hoạch định chính sách, ví dụ như Tổng thống Barrack Obama và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, những người đã từ chối quan điểm cho rằng nước Mỹ đã và đang là một đế quốc, và là những nhân vật bị một số học giả cáo buộc đã chìm đắm trong sự huyễn hoặc về chủ nghĩa biệt lệ của nước Mỹ, hay chỉ đơn giản là sử dụng xu thế chống đế quốc để tăng cường thực hiện các mục đích mang tính đế quốc. Các học giả này không chỉ mong muốn mang nước Mỹ ra thế giới, mà còn chủ động chỉ trích chính sách hiện tại của Mỹ, với hy vọng tạo ảnh hưởng tới công luận để định hình chính sách. Điều này đã đi quá giới hạn.
Vai trò của giới trí thức với các nhà làm chính sách phải tách biệt lẫn nhau. Stanley Fish đã đưa ra lời khuyên về vấn đề này một thập kỷ trước, khi Academe quay trở lại với chủ đề chủ nghĩa đế quốc Mỹ: “Làm công việc của bạn đi và đừng cố gắng làm công việc của người khác, vì bạn có thể không có đủ phẩm chất; và đừng để người khác làm công việc của bạn. Nói cách khác, đừng kết hợp nghĩa vụ học thuật của bạn với vấn đề giải cứu thế giới…đừng vượt qua ranh giới giữa học thuật và các vấn đề mang tính đảng phái, bất kể vấn đề đó có liên quan tới bạn hay tới người khác”. Đương nhiên, các học giả chịu trách nhiệm rất lớn vì họ nhìn thấy sự cần thiết của việc tác động đến sinh viên của mình trước khi những sinh viên này, hoặc ít nhất là một trong số họ trở thành các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, vai trò của các viện nghiên cứu vẫn nên duy trì trong khuôn khổ giúp sinh viên tiếp xúc với những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau và nuôi dưỡng tư duy phản biện. Là học giả, hãy tiếp tục thúc đẩy giới hạn cực đại ở bất cứ lĩnh vực nào có thể có liên quan tới chính sách và đảm bảo rằng chúng ta có thể đưa ra được những quan điểm nhất quán và khách quan. Là những nhà thực thi chính sách (vì đôi khi chúng ta đóng cả hai vai), hãy thực dụng và cởi mở với những cách nghĩ mới.
Cuộc tranh luận về đế quốc Mỹ vẫn chưa đến hồi kết và cũng chưa có dấu hiệu kết thúc. Chúng ta, những trí thức và học giả, vẫn sẽ tiếp tục khám phá những lý giải đối lập nhau về nước Mỹ và thế giới. Hãy áp dụng khái niệm “đế quốc” không chỉ với nước Mỹ mà với cả những quốc gia khác trong lịch sử nhân loại, khám phá thuật ngữ đế quốc với đầy đủ tiềm năng của nó như một khái niệm phân tích, thúc đẩy những cuộc thảo luận về lịch sử thế giới rộng lớn, chứ không phải là một cuộc thảo luận “chật chội” với nước Mỹ làm trung tâm.
Tyrone Groh là phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Embry-Riddle trực thuộc Đại học An ninh và Tình báo (College of Security and Intelligence). Ông lấy bằng Tiến sỹ về chính phủ tại Đại học Georgetown và đã có trên 21 năm kinh nghiệm làm sĩ quan không quân Hoa Kỳ. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là chiến lược và chiến tranh phi truyền thống.
James Lockhart là NCS về quan hệ đối ngoại Mỹ và lịch sử thế giới/lịch sử so sánh tại Đại học Arizona. Ông giảng dạy tại Đại học Embry-Riddle trực thuộc Đại học An ninh và Tình báo kể từ năm 2014. Ông chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ – Mỹ La tinh, đặc biệt là các quốc gia phía nam Nam Mỹ.
Nguồn: Tyrone Groh & James Lockhart, “Is America an Empire?“, War on the Rocks, 17/08/2015.
Biên dịch: Lưu Ánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Phần nhận xét hiển thị trên trang