Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Hà Nội trong những phiên chợ xưa

 

Dân trí Chợ là nơi chứng kiến những đổi thay của mọi mặt đời sống. Xem một phiên chợ, người ta sẽ thấy được cả những tầng sâu văn hóa. 
Dưới đây là những hình ảnh chụp lại những phiên chợ xưa của Hà Nội qua các thập kỷ:
Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19: Phụ nữ đội nón ba tầm, mặc áo dài may rộng hoặc áo mớ ba mớ bảy. Phụ nữ lao động bình dân thường đi chân đất, người khá giả hơn đi guốc mộc. (Ảnh: Firmin-André Salles)
Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19: Phụ nữ đội nón ba tầm, mặc áo dài may rộng hoặc áo mớ ba mớ bảy. Phụ nữ lao động bình dân thường đi chân đất, người khá giả hơn đi guốc mộc. (Ảnh: Firmin-André Salles)
Phố Hàng Gai (Ảnh: Firmin-André Salles)
Phố Hàng Gai (Ảnh: Firmin-André Salles)
Phố Hàng Đào (Ảnh: Firmin-André Salles)
Phố Hàng Đào (Ảnh: Firmin-André Salles)
Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20: Những người phụ nữ “buôn thúng bán mẹt”, mặc áo “mớ ba mớ bảy” truyền thống. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20: Những người phụ nữ “buôn thúng bán mẹt”, mặc áo “mớ ba mớ bảy” truyền thống. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Phụ nữ đi chợ thời này thường đội nón ba tầm, mang theo chiếc thúng con đựng đồ. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Phụ nữ đi chợ thời này thường đội nón ba tầm, mang theo chiếc thúng con đựng đồ. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Một cửa hàng bán đồ gốm và đất nung. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Một cửa hàng bán đồ gốm và đất nung. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Một chiếc xe cút kít chở lợn ra chợ bán. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Một chiếc xe cút kít chở lợn ra chợ bán. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Cậu bé bán trứng. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Cậu bé bán trứng. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Ông cụ bán chiếu cói. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Ông cụ bán chiếu cói. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Người bán lọng. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Người bán lọng. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Người bán giày dép. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Người bán giày dép. (Ảnh: Ouvrage de R. Dubois)
Hà Nội thập niên 1910: Những người bán gạo. (Ảnh: Léon Busy)
Hà Nội thập niên 1910: Những người bán gạo. (Ảnh: Léon Busy)
Phố Hàng Mã. (Ảnh: Léon Busy)
Phố Hàng Mã. (Ảnh: Léon Busy)
Phố Hàng Đồng. (Ảnh: Léon Busy)
Phố Hàng Đồng. (Ảnh: Léon Busy)
Quán nước và quán quà rong. (Ảnh: Léon Busy)
Quán nước và quán quà rong. (Ảnh: Léon Busy)
Hà Nội thập niên 1930: Trên phố Hàng Đường. (Ảnh: Charles Peyrin)
Hà Nội thập niên 1930: Trên phố Hàng Đường. (Ảnh: Charles Peyrin)
Phố Hàng Đào. (Ảnh: Charles Peyrin)
Phố Hàng Đào. (Ảnh: Charles Peyrin)
Gồng gánh. (Ảnh: Charles Peyrin)
Gồng gánh. (Ảnh: Charles Peyrin)
Hà Nội thập niên 1940: Phố Hàng Đào. (Ảnh: Harrison Forman)
Hà Nội thập niên 1940: Phố Hàng Đào. (Ảnh: Harrison Forman)
Một cửa hàng bán hoa ven đường. (Ảnh: Harrison Forman)
Một cửa hàng bán hoa ven đường. (Ảnh: Harrison Forman)
Đội thúng đi chợ. (Ảnh: Harrison Forman)
Đội thúng đi chợ. (Ảnh: Harrison Forman)
Lão hành khất mù kéo nhị trên một góc phố. (Ảnh: Harrison Forman)
Lão hành khất mù kéo nhị trên một góc phố. (Ảnh: Harrison Forman)
Hà Nội thập niên 1950: Một phụ nữ dắt xe đạp đi trên vỉa hè, nhìn ngắm những món đồ đang được bày bán ven đường. (Ảnh: Harrison Forman)
Hà Nội thập niên 1950: Một phụ nữ dắt xe đạp đi trên vỉa hè, nhìn ngắm những món đồ đang được bày bán ven đường. (Ảnh: Harrison Forman)
Một khu chợ trời (Tạp chí Life).
Một khu chợ trời (Tạp chí Life).
Hà Nội giữa thập niên 1960: Những bà cụ bán vòng hoa tang và rau bên bờ hồ Gươm. (Ảnh: Romano Cagnoni)
Hà Nội giữa thập niên 1960: Những bà cụ bán vòng hoa tang và rau bên bờ hồ Gươm. (Ảnh: Romano Cagnoni)
Một góc chợ nhỏ. (Ảnh: Romano Cagnoni)
Một góc chợ nhỏ. (Ảnh: Romano Cagnoni)
Hà Nội thập niên 1970: Một cửa hàng bán rau ven đường. (Ảnh: Henry J. Kenny)
Hà Nội thập niên 1970: Một cửa hàng bán rau ven đường. (Ảnh: Henry J. Kenny)
Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân giai đoạn này là những chiếc xe đạp (Ảnh: Werner Schulze)
Phương tiện đi lại chủ yếu của người dân giai đoạn này là những chiếc xe đạp (Ảnh: Werner Schulze)
Bích Ngọc Tổng hợp/ Dantri

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái này hiếm à nha!

Nhà khoa học "tâm thần" hay ông hiệu trưởng lão hóa?...


Thêm một giáo viên lâm nạn vì Facebook

giảng viên nói xấu trường, giảng viên nói xấu trường trên Facebook, quán quân Đường lên đỉnh Olympia, Đường lên đỉnh Olympia, Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, Doãn Minh Đăng
Vụ giảng viên nói xấu trường: Hiệu trưởng lên tiếng
"Anh Đăng có những phát biểu và cách làm không giống một cán bộ bình thường. Tôi nghĩ anh ấy có vấn đề về tâm lý và nên kiểm tra, điều trị để nhà trường không mất một Đảng viên, không mất một cán bộ, không mất một nhà khoa học.
Khi đọc nhiều mail của Đăng tôi cảm thấy vấn đề tâm lý bất thường khi có những ngôn từ thiếu tôn trọng đồng nghiệp, lãnh đạo.
Ngay cả anh Lĩnh cũng cho rằng đây là chuyện không bình thường, thậm chí có cảm giác anh Đăng bị bệnh thần kinh."
____________


Cựu thí sinh Olympia: "Tôi từ bỏ mọi cơ hội chỉ để làm khoa học" 
Soha 02/12/2015 14:00 18 liên quan
"Tôi từ chối mọi quy hoạch, ra khỏi Đảng chỉ để làm chuyên môn nghiên cứu khoa học. Tôi phải công bằng với bản thân tôi và địa phương, nơi bỏ tiền cho tôi ăn học ở nước ngoài".
Dù Ban Giám hiệu nhà trường nghĩ rằng ông Doãn Minh Đăng "có vấn đề về thần kinh", nhưng trong cách trò chuyện, ông Đăng luôn thể hiện sự rạch ròi và sòng phẳng với mọi vấn đề.
Ông Đăng nhìn nhận tất cả các vấn đề đều khách quan, từ việc những ưu ái của địa phương với ông hay việc ông từ chối tất cả những cơ hội thăng tiến mà nhiều người rất thèm muốn, với một thái độ bình thản.
Ông Doãn Minh Đăng trong một báo cáo khoa học
"Có những cái tôi sai thì tôi chịu"
Tại sao ông quyết định "tung" mọi thứ lên facebook, khi mà ai cũng biết điều đó sẽ mang lại cho ông nhiều phiền toái, rắc rối hơn là những gì mình muốn đạt được, thưa ông?
Tôi đưa sự việc lên internet để công luận quan tâm và làm sáng tỏ các vấn đề. Cái tôi cần là minh bạch thông tin. Cộng đồng đánh giá như thế nào tôi không rõ hết nhưng các bạn bè của tôi thì ủng hộ và muốn tôi theo đuổi sự việc đến cùng.
Về phía lãnh đạo nhà trường thì tôi biết họ không hài lòng và vận động từ lãnh đạo tới nhân viên để đưa lên những khuyết điểm của tôi cho mọi người biết.
Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ muốn có một cuộc họp báo với các đơn vị liên quan như Sở Thông tin va Truyền thông, Sở Nội vụ tham dự. Ông có sẵn sàng tham gia và đưa ra các thông tin trước công luận vào hôm ấy không?
Tôi nghĩ là càng tốt. Tôi cũng mong chờ lãnh đạo thành phố Cần Thơ và các sở tham gia để có thông tin đa chiều và có hướng xử lý rốt ráo hơn cho các cán bộ trẻ.
Cho dù tôi ở lại hay ra đi thì cũng là một bài học kinh nghiệm về tiếp nhận những cái gì mới ở nước ngoài đem về.
Có thể do mới quá mà chưa thể chấp nhận được nhưng cần có sự điều chỉnh hai bên để chấp nhận được và tốt lên cho tương lai.
Cá nhân tôi xác định mình không đạt được điều gì đáng kể cho bản thân nhưng cơ quan nhà nước sẽ có một nhìn nhận khác về việc sử dụng các cán bộ trẻ du học về, nếu hướng tốt thì sẽ tốt lên.
Ông có nhận định gì về cách xử lý của trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ về văn bản nghỉ việc của ông?
Có một số cái trường làm đúng trình tự, có một số thứ họ làm tôi không rõ căn cứ trên quy định nào.
Có một điều đến nay tôi chưa được giải đáp thỏa đáng ví dụ như dựa trên điều gì trường cho tôi ngưng quản lý khoa hoặc nêu các khuyết điểm của tôi mà không có chứng cứ?
Thanh tra có trả lời tôi bằng văn bản dù rằng chưa thấu đáo và gần đây họ có cơ sở kỷ luật do tôi nghỉ việc trên 7 ngày nên kỷ luật.
Tôi nghĩ cũng đúng thôi vì tôi đã xin phép nhưng người ta không đồng ý nghĩa là tôi đã sai. Tôi sai thì tôi chịu.
Ông có nghĩ rằng do ông rút khỏi quy hoạch cán bộ vào ban giám hiệu của trường (dự kiến làm Phó Hiệu trưởng) và làm đơn xin ra khỏi Đảng khiến cho sự việc đẩy lên cao trào?
Cho đến tháng 3/2015 thì sự việc đã xảy ra rồi. Trước đó tôi chưa thấy hậu quả gì khi tôi xin rút khỏi quy hoạch làm lãnh đạo hay xin ra khỏi Đảng.
Cho đến giờ vẫn là phỏng đoán thôi vì tôi đã đặt vấn đề với lãnh đạo nhà trường không cho tôi đi dự hội thảo khoa học vào tháng 3/2015 nhưng không được trả lời thỏa đáng. Tôi thì không muốn khẳng định điều gì chưa chắc chắn.
"Tôi chấp nhận đền bù để được ra đi sớm"
Hợp đồng với tỉnh Cần Thơ để dùng ngân sách của tỉnh đi học đã ký và ông muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng ấy chứ?
Tôi nghĩ là còn phải đợi xem lãnh đạo thành phố Cần Thơ và lãnh đạo trường tôi phản ứng như thế nào trong việc giải quyết các khúc mắc do tôi nêu ra.
Cho đến lúc này, môi trường làm việc của tôi ở trường không tốt nữa và nếu tiếp tục làm ở trường sẽ không phát huy được năng lực của tôi thì tôi sẵn sàng chấp nhận đền bù để được ra đi sớm.
Có cách giải quyết khác không, thưa ông? Ví dụ như chuyển qua một đơn vị nhà nước khác ở Cần Thơ để tiếp tục cống hiến trong vai trò giảng dạy, nghiên cứu?
Tôi nghĩ việc này phụ thuộc vào lãnh đạo thành phố là một và phụ thuộc vào việc tôi đánh giá cơ hội ấy như thế nào là hai.
Tất nhiên là tôi vẫn có mong muốn cống hiến cho thành phố tuy nhiên bây giờ cũng là lúc tôi cần xem lại đường lối phát triển cho mình.
Nếu tôi tìm được những chỗ tốt hơn thật sự và xứng đáng để tôi không làm việc cho thành phố nữa thì tôi chấp nhận đền bù để ra đi. Dĩ nhiên là tôi phải chờ xem thành phố muốn tôi làm gì, đưa tôi về đâu.
Trở về, chấp nhận lương thấp để được cống hiến. Nhưng tại sao lại để xảy ra những lùm xùm bất lợi cho bản thân thế này, thưa ông?
Số tiền ngân sách mà địa phương nào đầu tư cho du học sinh cũng cần được nhìn nhận thấu đáo. Có người nói là du học xong về làm nhà nước lương thấp tôi thấy không đúng.
Phải tính rằng ngoài 6 năm sau khi ra trường cần làm việc theo thỏa thuận với địa phương thì kinh phí trong thời gian đi học cũng cần được tính vào.
Ví dụ trong 2 năm đi học mà tiêu tốn 30.000 USD thì phải tính cả lãi suất cơ bản của ngân hàng, tính cả trượt giá vào nữa thì mới công bằng với nhà nước.
Hoàn cảnh mỗi người mỗi khác nhau nên cũng khó nói chung được. Tôi đọc trên báo chí thấy một số bạn du học sinh ở Đà Nẵng bị thua kiện thì tôi thấy cũng hợp lý dù tôi chưa rõ hoàn cảnh các bạn ấy ra sao.
Riêng với cá nhân tôi thì tôi nghĩ khi đi học bằng ngân sách nhà nước cách đây 10 năm rồi thì đó là một cố gắng lớn của nhà nước, số tiền ấy lớn và là tiền từ thuế của nhân dân thì tôi tự thấy có nghĩa vụ phải trả.
Nếu không thể trả bằng cách cống hiến thì phải trả bằng tiền cho sòng phẳng.
Qua việc của tôi sẽ gây một số tác động nào đó cho một số cán bộ từng đi học bằng ngân sách nhà nước và có thể khiến họ làm việc không tốt lắm.
Tôi ngại trở thành một tiền lệ xấu nên nếu có ra đi, không cống hiến đủ 6 năm cho thành phố, tôi cũng cố gắng thu xếp để đền bù để người khác không diễn dịch câu chuyện của tôi theo hướng xấu.
Phải có tinh thần tốt trong câu chuyện sử dụng ngân sách của thành phố.
"Tôi từ bỏ mọi cơ hội là chỉ để làm khoa học"
Ông có nghĩ rằng, chuyện của ông và trường là mâu thuẫn cá nhân hay mâu thuẫn mang tính cơ chế giữa tư duy, cách làm việc ở nước ngoài khi áp dụng vào Việt Nam có điểm chưa giao thoa, phù hợp?
Quan điểm cá nhân tôi đánh giá câu chuyện của mình áp dụng cho cả địa phương là hơi quá.
Câu chuyện trong trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ đến từ những sai sót của một số cá nhân lãnh đạo còn về mặt cơ chế thì mình không biết lúc nào có vấn đề.
Cụ thể là thầy Dương Thái Công hiệu trưởng, thay vì sắp xếp cho tôi làm công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học thì thầy đã dùng quyền hiệu trưởng để gây sức ép để tôi làm những việc không hợp chuyên môn cho lắm.
Ví dụ yêu cầu tôi làm xác nhận dự hội thảo đến mức ngày nào, buổi nào thì đối với tôi là điều không thể chấp nhận được dưới góc độ tôi là một nhà khoa học.
Hay ví dụ như cô Nguyễn Thị Xuân Thu là phó hiệu trưởng, cánh tay phải của thầy Công làm về công tác hành chính, quy trình nhân sự.
Tôi nghĩ thầy Công tuy là hiệu trưởng nhưng khó nắm bắt hết các vấn đề quy trình đó. Nếu có sai sót thì chắc chắn liên quan đến chỗ tư vấn, tham mưu và tôi nghĩ cô Thu có liên quan.
Sự việc của ông đã được nhiều người biết đến trên mạng xã hội và báo chí. Ông nghĩ về việc ông và nhà trường hay ông và hiệu trưởng Công có thể ngồi lại bàn bạc để dung hòa mọi thứ không?
Tôi không nghĩ đây là vấn đề cá nhân đâu. Tôi theo làm việc, đấu tranh này vì danh dự bản thân mình chứ không phải vì mâu thuẫn với ai. Tôi nghĩ làm sao giải quyết để ra được một kết quả nào đó mà sau này nhà trường có lợi.
Ví dụ làm rõ vấn đề của tôi với nhà trường thì những cán bộ trẻ như tôi nhìn thấy được điều gì chưa đúng, cái gì cần phải chờ đợi thêm hay cán bộ quản lý nhà trường để làm việc với những nhân sự của mình tốt hơn.
Trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ cho rằng ông có những phản ứng trong cuộc họp, qua email hay trên Facebook có những ngôn từ không phù hợp với ngành sư phạm, ông nghĩ sao?
Tôi sẵn sàng chấp nhận người ta đánh giá như thế nào. Những cuộc làm việc giữa tôi và nhà trường tôi có ghi âm lại, có thể nghe và đánh giá tôi ra sao.
Trong email tôi có những lời lẽ nào đó thì không có gì bí mật cả. Tôi chỉ ngại người ta quy chụp ngôn từ xúc phạm mà không chỉ rõ ra đó là gì. Trong khi góp ý tôi dùng những ngôn ngữ mang tính cứng rắn.
Tôi không ngại mất đi cơ hội thăng tiến. Khi tôi làm đơn rút khỏi quy hoạch ban giám hiệu tôi đã xác định mình chỉ làm một người nghiên cứu khoa học.
Người ta cố gắng đuổi việc tôi nhưng có nhiều điểm chưa thuyết phục và có thể xét tới cùng họ đúng về lý thì về tình sẽ có nhiều người nhìn vào đấy để đánh giá cách xử lý của nhà trường.
Tôi nghĩ rằng hồ sơ khoa học cá nhân tôi không mất gì nhiều và tôi tin nếu rời trường tôi vẫn tìm được việc làm tại nơi khác.
Nếu một nơi nào đó nhận tôi thì ngoài hồ sơ còn có những đánh giá qua những thông tin khác, những người khác.
Tôi nghĩ tính tôi rất hiền nhưng về nguyên tắc nếu bị coi nhẹ danh dự thì tôi sẽ đấu tranh tới cùng. Các nhà khoa học khác cũng vậy, khi làm việc thì cần được tôn trọng.
Có thể dưới góc độ tôi không muốn làm quản lý, không muốn làm chính trị phái thì hãy coi tôi là một người làm chuyên môn thì chẳng có việc gì xảy ra cả.
Vụ việc của ông diễn ra thì gia đình ông có ý kiến gì với ông không?
Cá nhân vợ tôi thì hoàn toàn ủng hộ. Cha mẹ tôi thì khá trung dung và nhìn nhận vấn đề tôi mất khá nhiều công sức, thời gian mà chả được gì và làm người ta ghét thêm, sợ thêm mà không muốn tiếp nhận tôi.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
Với tính cách vô tư, hòa đồng, ông Đăng luôn được bạn bè quý mến
Năm 2006, ông Doãn Minh Đăng là người đầu tiên được thành phố Cần Thơ cử đi du học theo chương trình Mekong1000 với tiền ngân sách nhà nước nhằm tạo lực lượng cán bộ trình độ cao cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Sau đó, ông Đăng xin học tiếp Tiến sĩ từ năm 2008 với tiền học bổng của một giáo sư Hà Lan. Đến cuối năm 2012 thì tốt nghiệp.
Năm 1999, ông Đăng cũng tham gia khóa đầu tiên của chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp (PFIEV), học ở Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Ông Đăng tham gia thi Olympia năm đầu tiên 1999, về nhất vòng thi tháng. Với tính cách hòa đồng, vô tư, ông Đăng được các cựu thí sinh Olympia rất quý mến và ông vẫn giữ sự liên lạc khá tốt với các bạn cùng thi Olympia.
Baomoi Theo Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điều tra viên vụ án Huỳnh Văn Nén nói gì? Sao lại nói:“Tôi đã quá tự tin...?


Điều tra viên vụ án Huỳnh Văn Nén: “Tôi đã quá tự tin...”

TT - Chúng tôi gặp ông Cao Văn Hùng, nguyên điều tra viên chính trong cả hai vụ án vườn điều (năm 1993) và vụ án bà Lê Thị Bông (1998), sau ngày ông Huỳnh Văn Nén được minh oan. 

Thêm chú thích
Ông Cao Văn Hùng - Ảnh tư liệu

Tỏ ra khá xúc động, ông Hùng nói:

- Đến giờ này, nói tôi không suy nghĩ gì là không đúng. Tôi bị tác động tư tưởng, tâm lý khi báo chí đồng loạt đưa tin. Có những thông tin mang tính xúc phạm cá nhân tôi, xuyên tạc sự thật và mục tiêu của họ là dồn ép để cơ quan chức năng phải xử lý tôi về mặt hình sự.

Tôi khẳng định quá trình điều tra tôi không làm gì trái pháp luật. Hồ sơ vụ án thể hiện tôi đã làm vô tư. Quá trình điều tra và kết thúc điều tra, kiểm sát viên phúc cung, chưa bao giờ ông Huỳnh Văn Nén khai bị đánh đập. Đến giờ này tôi rất xúc động về việc này...

* Ông Nén cho rằng đã bị bức cung, nhục hình trong cả hai vụ án mà ông là điều tra viên chính. Ông nói gì về vấn đề này?

- Trong giai đoạn từ năm 1993 đến 1998, ở địa bàn xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận liên tục xảy ra các vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng như vụ hai ông bà Ba Cám bị chặt cả đầu lẫn tay chân, vụ anh Nguyễn Văn Thủy bị giết, sau đó là vụ giết bà Dương Thị Mỹ, bà Lê Thị Bông.

Trước tình hình phức tạp, ban giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận rất quan tâm. Mỗi vụ án xảy ra, gần như cả phòng PC16 (cơ quan điều tra lúc đó) đều tập trung tại địa bàn. Ban giám đốc đặt yêu cầu bằng mọi giá phải tìm ra thủ phạm để ổn định trật tự địa bàn.

Xảy ra vụ án bà Bông bị giết, quá trình khám nghiệm hiện trường và giám định tử thi, tôi chưa tham gia. Ba ngày sau tôi được điều động xuống cùng ban chuyên án tham gia điều tra. Chúng tôi lập kế hoạch rất cụ thể.

Chúng tôi loại trừ khả năng bà Bông bị giết do tình ái hoặc do thù tức mà nghi bị giết để cướp của. Danh sách các đối tượng tình nghi trên địa bàn được lập có Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt (người sau này bị Nguyễn Phúc Thành tố cáo là hung thủ giết bà Bông).

Cán bộ đi xác minh không phải tôi mà là người khác, họ cho biết Thọ và Việt đã đi khỏi địa bàn trước đó một tháng. Trên cơ sở đó, ban chuyên án đã loại trừ Việt và Thọ ra khỏi đối tượng nghi vấn. Trong danh sách các đối tượng tình nghi có ông Nén.

Quá trình điều tra, ông Nén khai ra 8 địa điểm đêm xảy ra vụ án ông có mặt, tuy nhiên khi chúng tôi xác minh đều không đúng.

Kết hợp với việc trong hai năm ông Nén có 17 lần vi phạm pháp luật, ban chuyên án họp và thống nhất bắt ông Nén về tội hủy hoại tài sản nhưng để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.

Quyết định này đã được viện kiểm sát phê chuẩn. Xuất phát từ lời khai bất minh về thời gian của ông Nén, chúng tôi đã đấu tranh và ông Nén nhận tội. Quá trình thực nghiệm điều tra có nhiều cấp tham dự. Việc thực nghiệm phù hợp với biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

Sau đó chúng tôi họp hai ngành công an và kiểm sát. Tôi trình bày quan điểm trước cuộc họp và hai ngành đã thống nhất. Trên cơ sở đó, chúng tôi chuyển hồ sơ đề nghị viện kiểm sát truy tố.

Tôi khẳng định việc điều tra Huỳnh Văn Nén là tập thể điều tra viên mà tôi được giao nhiệm vụ chính. Tại trại tạm giam Công an tỉnh Bình Thuận, phòng giam có hướng ra phía đi lại của cán bộ và trại viên, mọi hoạt động trong phòng hỏi cung không thể che mắt người khác.

Thứ hai, quá trình điều tra có sự giám sát của viện kiểm sát mà cụ thể là kiểm sát viên Đinh Văn Lai. Vì vậy, tôi khẳng định không có bức cung nhục hình trong quá trình điều tra.

* Thế còn việc xác minh đơn tố cáo của ông Nguyễn Phúc Thành khi ông Thành làm đơn trình báo ông Nén không phải là hung thủ thì sao, thưa ông?

- Khi mẹ ông Thành gửi đơn đến cơ quan điều tra, thủ trưởng cơ quan điều tra tính toán thế nào tôi không biết, nhưng đã giao cho tôi và một phó thủ trưởng cơ quan điều tra vào trại giam gặp ông Thành để xác minh.

Khi đến nơi, phó thủ trưởng cùng ngồi với tôi, sau đó bỏ ra ngoài. Ông Thành trình bày tóm tắt việc được Thọ và Việt kể cho nghe đã giết bà Bông. Khi hai người bảo “tao vừa giết bà Bông”, Thành không tin, Thọ và Việt vạch chân ra chỉ vết máu ở quần.

Tôi ghi lời khai của Thành, sau đó về báo cáo với lãnh đạo. Lãnh đạo họp và đánh giá đối với tội phạm nghiêm trọng, đối mặt với án tử hình thì tâm lý phải che giấu, nhưng hai người này giết người xong lại chỉ dấu máu để làm chứng.

Vết máu đó trái với kết quả khám nghiệm tử thi là bà Bông bị chết ngạt, không có máu. Từ đó, chúng tôi đánh giá lời khai là không có cơ sở.

* Ông Nén đi tù oan 17 năm trong cả hai vụ án, ông có thấy mình có một phần trách nhiệm hay không?

- Khi ông Nén được đình chỉ điều tra, lục lại quá trình điều tra của mình, tôi thấy mình đã làm đúng quy định, không làm gì sai để đến giờ áy náy lương tâm hay lo lắng về trách nhiệm.

Trách nhiệm của tôi đến đâu, cơ quan chức năng sẽ làm rõ. Nếu đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người ta làm thì tôi phải chịu. Nhưng tôi xin nhắc lại, khi vụ án xảy ra tôi không trực tiếp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

Tôi chỉ tham gia giai đoạn sau khi ban chuyên án đã xác minh và kết quả xác minh đã loại trừ Thọ và Việt. Tôi kế thừa toàn bộ chứng cứ mà các anh em đã làm.

Quá trình điều tra, tôi hoàn toàn làm đúng quy định, không có gì phải ân hận. Giờ ông Nén bị oan, tôi không nói được gì. Được phân công mảng trọng án là công việc rất vất vả, tôi làm việc vì say nghề chứ không vì động cơ, mục đích gì.

* Có khi nào vì tuổi trẻ, vì muốn chứng minh năng lực, vì thành tích mà ông nôn nóng muốn phá án nhanh chóng không?

- Hồi đó người tốt nghiệp đại học đếm trên đầu ngón tay ở các tỉnh phía Nam. Học Đại học An ninh chính quy ra và về phòng điều tra như tôi chỉ có 1-2 người. Tôi được coi là hạt giống đỏ của PC16. Đồng đội quá tin tưởng, đề cao tôi quá nên lúc đó tôi như người lên mây lên gió.

Trước đó tôi hoàn thành rất nhiều án truy xét nên có lúc tôi quá tự tin về năng lực của mình. Mặt khác, vì tín nhiệm của anh em càng thúc đẩy tôi hoàn thành nhiệm vụ.

Áp lực lớn hơn là địa bàn phức tạp, ban giám đốc hạ quyết tâm phải làm, “nếu không làm thì thầy trò mình đừng gọi là điều tra nữa”. Khi xảy ra vụ bà Bông, cũng vì danh dự, uy tín của công an, lãnh đạo nói “nếu vụ nào cũng tịt thế này thì còn gì danh dự công an nữa”.

Vì nhiệm vụ được giao, vì uy tín bản thân nên tôi đã làm hết sức mình. Có lẽ đến sau này tôi mới nhận thức được rằng có lẽ do say nghề quá.

Đến bây giờ, để xảy ra vụ án này, tôi không dám đổ trách nhiệm cho ai. Tôi là một trong những người tiến hành tố tụng trong vụ này, bên cạnh đó còn nhiều cơ quan như kiểm sát, công an, tòa án...

Án oan do bệnh thành tích

Cơ quan tố tụng kết luận ông Nén bị oan 17 năm, trong cả hai vụ án. Câu hỏi đặt ra tại sao đến nông nỗi này và trách nhiệm của cơ quan tố tụng đến đâu?

Tôi không đồng tình với quan điểm cho rằng trách nhiệm thuộc về điều tra viên Cao Văn Hùng hay một cá nhân nào đó. Ông Hùng vì tuổi trẻ, vì say mê nghề nghiệp và đã phải trả giá.

Tuy nhiên chúng ta phải xem xét lại, một điều tra viên không thể bắt ai được, bên cạnh họ còn có thủ trưởng, còn có kiểm sát viên. Khi điều tra viên không tỉnh táo, người bên cạnh và cấp cao hơn phải kiểm sát, nhất là với các vụ án nghiêm trọng.

Tiếc rằng trong vụ án hậu vườn điều, điều tra viên đã quá tự tin, kiểm sát viên cũng vậy và lãnh đạo viện kiểm sát cũng vậy.

Kiểm sát viên có nhiệm vụ giám sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra vụ án, tuy nhiên họ lại không phát hiện vấn đề gì mâu thuẫn của vụ án để kiến nghị, trái lại còn ủng hộ quan điểm của điều tra viên.

Ông Nén cho rằng bị bức cung, nhục hình nhưng quá trình kiểm sát không phát hiện, ra tòa hội đồng xét xử cũng bảo vệ quan điểm quá trình điều tra là đúng. Cái sai xảy ra có hệ thống chứ không phải lỗi của một mình điều tra viên.

Việc làm oan ông Nén là cái sai không chấp nhận được của cơ quan tố tụng tỉnh Bình Thuận nói chung, bản thân ông Cao Văn Hùng là điều tra viên nói riêng.

Tôi không đồng ý với quan điểm của một số cán bộ hiện nay là hễ cứ thành tích thì nói do tôi chỉ đạo, lãnh đạo, còn khi có khuyết điểm xảy ra thì lại đùn đẩy trách nhiệm tại cậu ta làm thế. Đây là bệnh thành tích cần phải bị lên án.

Luật sư BÙI ĐÌNH ỨNG (Đoàn luật sư TP Hà Nội)

TÂM LỤA thực hiện (tamlua@tuoitre.com.vn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ASEAN thay đổi chiến lược đối phó Trung Quốc ở Biển Đông


Các nước Đông Nam Á đang tăng cường hợp tác với nhau và xoay về phía Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những hành vi hung hăng tại khu vực.
asean-thay-doi-chien-luoc-doi-pho-trung-quoc-o-bien-dong
Lãnh đạo các nước ASEAN và Mỹ chụp ảnh lưu niệm sau một cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm 21/11. Ảnh: Reuters
Theo WSJ, suốt 13 năm qua, các nước Đông Nam Á cùng cố gắng để xây dựng một khuôn khổ nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc. Nhưng cách tiếp cận này có vẻ đang bị lu mờ trước một chiến lược mới, các quan chức cấp cao tham dự cuộc họp cấp cao tại Malaysia nhận xét. Giờ đây, ASEAN muốn tăng hợp tác giữa những nước đang lo ngại trước các hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông.
"Họ không từ bỏ niềm tin vào ASEAN", một nhà ngoại giao tham gia cuộc họp của 10 nước thành viên Đông Nam Á nói. "Tuy nhiên, một số nước đang muốn tìm cách riêng, với hy vọng không làm tình hình xấu đi".
Mặc dù Trung Quốc đã tham gia vào các cuộc đối thoại để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) nhằm kiềm chế hành động của các quốc gia tại Biển Đông, Bắc Kinh liên tục mở rộng tầm kiểm soát, thậm chí xây đảo nhân tạo tại các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"Bộ quy tắc ứng xử này giống như một cuộc thi sắc đẹp. Mọi người tham gia nó đều nói về hoà bình, nhưng họ hoàn toàn thiếu hành động thực chất", William Choong, một chuyên gia về an ninh khu vực tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Singapore, nhận xét.
Sự thay đổi trong chiến lược của các nước Đông Nam Á mang dấu ấn ảnh hưởng của Tổng thống Mỹ Obama. Ông đã ký một bản ghi nhớ hợp tác chiến lược Mỹ - ASEAN trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á - diễn đàn hàng đầu về địa chính trị ở khu vực này, nhằm thúc đẩy hơn nữa chính sách "tái cân bằng" lợi ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Bản hợp tác được ký gần như ngay sau khi Mỹ thực thi hành động "thể hiện tự do hàng hải và hàng không" ở Biển Đông. Việc Mỹ điều tàu tuần tra áp sát đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng khiến một số nước như Malaysia và Philippines hoan nghênh, đồng thời châm ngòi tức giận từ Bắc Kinh.
"Để khu vực ổn định, các bên tranh chấp cần phải dừng việc xây dựng, cải tạo và quân sự hoá khu vực tranh chấp", ông Obama nói với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á trong một cuộc họp hôm 21/11.
Về lý thuyết, quá trình đàm phán về bộ quy tắc ứng xử vẫn đang diễn ra, bởi Trung Quốc và ASEAN đều sẽ bẽ mặt nếu phải thừa nhận rằng họ thất bại sau khi mất nhiều thời gian mà không đi đến kết quả, ông Richard Javad Heydarian, chuyên gia an ninh tại Đại học De La Salle ở Manila, nhận xét. "ASEAN phải tiếp tục quá trình đàm phán bộ quy tắc với Trung Quốc nhằm duy trì sự đoàn kết, cho dù có thể lỏng lẻo", ông nói.
Ngay cả các quan chức ASEAN cũng thừa nhận rằng quyết tâm đi đến một giải pháp chính trị toàn diện với Trung Quốc đôi khi không phù hợp với thực tế. "Chúng tôi thấy vẫn còn khoảng cách giữa những cam kết ngoại giao và chính trị với thực tiễn trên biển", Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Một nhà ngoại giao cho biết một số nước Đông Nam Á vấn thấy giá trị chiến lược của quá trình đàm phán chập chờn đã kéo dài 13 năm này, và đang vận động các nước thành viên tiếp tục thương thảo về COC vào đầu năm 2016. Họ muốn buộc Trung Quốc hoặc phải nhượng bộ, hoặc bị vạch trần là trở ngại chính trên con đường tìm kiếm giải pháp chính trị.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói rằng Bắc Kinh vẫn thực sự muốn tham gia vấn đề này. "Trung Quốc đã làm việc rất tích cực, đễ hỗ trợ việc thảo luận về một bộ quy tắc ứng xử. Chúng tôi đã bỏ thời gian, tiền bạc và tổ chức một vài cuộc họp nhằm thúc đẩy việc đàm phán", ông nói hôm 22/11.
ASEAN đã không đưa ra được bộ quy tắc ứng xử kịp thời để ngăn Trung Quốc ồ ạt xây đảo nhân tạo. Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung nói rằng "điều này hơi muộn". Tuy nhiên, ông cho biết Việt Nam vẫn muốn xây dựng các quy định có tính ràng buộc pháp lý về việc các bên tranh chấp "không được làm những gì" trong tương lai. Ông kêu gọi Trung Quốc tham gia đàm phán một cách nghiêm túc để đạt được kết quả thực chất càng sớm càng tốt.
Vì quá trình đàm phán mãi chưa có kết quả, các nước tranh chấp với Trung Quốc đang thực hiện những việc nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Ví dụ, Philippines kiện Trung Quốc ra Toà Trọng tài Quốc tế tại The Hauge, và cuối tuần trước ký kết hợp ước chiến lược với Việt Nam và Australia. Mỹ hứa sẽ cung cấp trang thiết bị quân sự cho Manila và phía Nhật Bản cũng có thể sẽ làm điều tương tự. Việt Nam cũng tăng cường quan hệ với Tokyo và Washington.
Trong trường hợp không thể có một cơ chế pháp lý giữa các bên để ngăn chặn tình hình xấu đi ở Biển Đông, một số quan chức ngoại giao cho biết họ sẽ không chỉ dựa vào ASEAN, mà sẽ dựa cả vào Mỹ để thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông.
Trọng Nghĩa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cảnh sát nổ súng, hai người đi đường trúng đạn

Thứ ba, 16/7/2013 | 20:28 GMT+7
|

Gần 17h ngày 16/7, phố Quang Trung sát chân cầu Bố (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) ách tắc cục bộ sau khi hai người đàn ông đi xe máy được cho là bị CSGT bắn vào người.
Hai người đàn ông đang đi xe máy thì tiếng súng vang lên khiến người ngồi phía sau bị đạn găm vào mắt trái. Lát sau, người cầm lái cũng dính phát đạn vào bả vai, máu chảy ướt đẫm áo.
 
Anh Lê Văn Ngọc, người ngồi giữa đang tường trình sự việc với cơ quan công an.
Anh Lê Văn Ngọc, người ngồi giữa đang tường trình sự việc với cơ quan công an. Ảnh: Lê Hoàng.
 
Theo tường trình của anh Lê Văn Ngọc (36 tuổi, giảng viên Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quảng Xương, Thanh Hóa), khoảng 16h30 anh đi xe máy chở anh Tô Thế Kỷ (47 tuổi) từ phố Nguyễn Trãi về hướng huyện Quảng Xương.
 
Khi xe đến trước cổng chợ Nam Thành (phường Đông Vệ), một tiếng súng vang lên khiến anh Kỷ đau đớn hét: "Ngọc ơi, tôi bị trúng đạn vào mắt rồi". 
 
Anh Ngọc nhìn về lại thì thấy mặt bạn chảy đầy máu nên cho xe chạy về phía bệnh viện. Bất ngờ, một cảnh sát giao thông đi xe gắn máy lao tới giương súng bắn tiếp phát nữa. Viên đạn thứ hai bay trúng bả vai bên trái anh Ngọc khiến rách áo, máu chảy ướt đẫm.
 
Vẫn theo lời anh Ngọc, khi xe chạy đến trước cửa số nhà 454 phố Quang Trung, viên cảnh sát mặc sắc phục mang biển tên Nguyễn Ngọc Hoàng chặn đầu xe anh và nói: "Tôi sai rồi, để tôi đưa các anh vào bệnh viện cấp cứu".
 
Tuy nhiên anh Ngọc và anh Kỷ không đồng ý mà yêu cầu người dân làm chứng, đồng thời báo công an phường Đông Vệ đến lập biên bản. Anh Ngọc cho VnExpress.net biết thêm, trên đường anh chấp hành đúng quy tắc giao thông, cả hai người đội mũ bảo hiểm đầy đủ, đúng quy cách.
 
3-21-1373981230_500x0.jpg
Giao thông qua phố Quang Trung bị ách tắc cục bộ. Ảnh: Lê Hoàng.
 
Sau vụ việc, đại tá Lê Văn Nghiêm, Trưởng công an TP Thanh Hóa và nhiều cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự có mặt để vãn hồi trật tự. Một số ôtô chuyên dụng cũng được điều đến hiện trường đề phòng tình huống xấu. Hàng trăm người dân hiếu kỳ kéo đến theo dõi vụ việc khiến tuyến quốc lộ 1A đoạn qua phường Đông Vệ bị ùn tắc gần một tiếng.
 
Gần 18h, công an mới hoàn tất thủ tục lấy lời khai và đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu. Tối cùng ngày, trao đổi qua điện thoại vớiVnExpress.net, đại tá Nghiêm cho biết, đã tạm đình chỉ công tác cảnh sát Nguyễn Ngọc Hoàng để điều tra vụ việc. "Nếu có sai phạm chúng tôi sẽ xử lý nghiêm", ông Nghiêm nói.
 
Lê Hoàn
















































































vnexpress logo


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

BỘ TRƯỞNG BÙI QUANG VINH TỪNG KÊU GỌI THAY ĐỔI THỂ CHẾ

Cũng không phải vi sắp nghỉ hưu ông Vinh mới nói vậy đâu, ông ấy và nhiều người khác đã nói từ lâu rồi dù nhiều người trong đó đã bị kỷ luật, mất chức.
Đức Bảo PhạmTheo dõi
BỘ TRƯỞNG BÙI QUANG VINH TỪNG KÊU GỌI THAY ĐỔI THỂ CHẾ
Trích phát biểu của Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh tại buổi thảo luận tổ – Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khoá XIII ngày 24-10-2013.
"Việt Nam phải đổi mới, không đổi mới thì không tiến lên được. Tôi đã báo cáo trước Chính phủ. Thế rồi sang bên kia cứ gọt dần, ra Trung ương gọt thêm nữa, đến Quốc hội thì không có lời tôi nói, hoặc có thì có một tí thôi.
Không phải chỉ có chúng ta XHCN mới lo cho dân. Thằng Obama nó chấp nhận đóng cửa Chính phủ vì nó thiếu tiền. Mỹ nó nâng trần nợ công cả trăm lần rồi. Cái chính là nó muốn phản đối Obama chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho dân nghèo. Đấy người ta lo cho dân nghèo như vậy, đâu chỉ có mình lo cho dân nghèo.
Đổi mới, chắc chắn phải tiến hành mạnh mẽ hơn, thì chúng ta mới thoát ra khỏi nghèo đói được. Thôi nhiệm kỳ này không làm được gì thì phải chuẩn bị cho nhiệm kỳ tới.
Lý Quang Diệu nói nhiều về Việt Nam, cả cái xấu, và ông kết rằng người Việt Nam rất thông minh, rất giỏi, và tôi tin rằng họ sẽ sớm nhận ra cái sai của họ, họ sẽ thay đổi.
Tôi xin nói một điều cuối cùng, tài nguyên lớn nhất của Việt Nam không phải là khoáng sản, dầu khí. Tôi nói thật 5 năm nữa hết dầu khí là không còn cái gì để thu. Chúng ta đào bới tài nguyên thô đi bán hết rồi. Dầu khí từ 18 triệu tấn, xuống dần 17, 15, 14 rồi 1 triệu và cuối cùng là đóng cửa. Và chúng ta sẽ tụt hậu. Nhưng tài nguyên lớn nhất của Việt Nam là con người. Người Việt Nam rất thông minh, nhưng chúng ta đã khai thác tài nguyên này thế nào? Tôi hỏi các đồng chí, tôi là bộ trưởng, tôi muốn nhận một cháu học tiến sỹ giỏi về có được không. Không nhận được. Tôi muốn loại mấy đứa kém ra, nó sẽ kiện tôi mất chức Bộ trưởng. Tôi muốn nhận kỹ sư tin học giỏi, đang làm bên ngoài 50 triệu/tháng, tôi nghĩ về đó cậu ấy sẽ làm thay được việc của nhiều người khác. Nhưng tôi không nhận được, vì không trả lương như vậy được. Bộ máy nhà nước xây dựng chính sách mà dốt thì làm sao có chính sách tốt được. Vậy thì làm sao mà thu hút và sử dụng nhân tài.
Cái nữa là vai trò cá nhân không có. Cái gì cũng tập thể. Sợ không dám làm. Bây giờ đòi bỏ phiếu tín nhiệm các bộ trưởng. Thể chế thì một đảng, học lại theo kiểu phương tây đa đảng. Thưa các đồng chí nếu trao quyền cho tôi quyết tất thì tôi thừa sức chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Và một ngày làm không được tôi xin từ chức ngay. Mình có quyết được cái quái gì. Mình đề xuất bao nhiêu chế độ, chính sách nhằm đổi mới đất nước, cuối cùng chả thấy đâu. Vậy thì quyết cái gì? Làm sao mà chịu được, làm sao mà đổi mới được.
Chúng ta cần thay đổi thể chế để quyền đi đôi với trách nhiệm. Không làm được thì từ chức, không từ chức thì tôi gạch tên ông. Phải thế mới được. Còn bây giờ thì tốt xấu lẫn lộn, thành tích cũng chẳng biết của ông nào, sai cũng chẳng biết của ông nào.
Nhiều thứ lộn xộn, mệt mỏi lắm, nên tôi nói các đồng chí là nếu chúng ta không đổi mới thì chúng sẽ chết thôi, chúng ta sẽ củ mài ăn xuống thôi.
Người ta cứ kể câu chuyện rằng vứt một thằng Việt Nam xuống hố thì nó lên được, nhưng vứt ba thằng xuống thì chúng nó chết hết vì chúng kéo nhau xuống, còn bỏ 3 thằng Trung Quốc xuống thì cả 3 chúng nó đều lên được. Người Việt Nam chỉ cá nhân, không làm việc được cùng nhau. Nếu thế thì chỉ có chết".

Phần nhận xét hiển thị trên trang