Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Luật sư Trần Vũ Hải kể hành trình giải oan Huỳnh Văn Nén


 
Thanh Niên Online
09:47 AM - 02/12/2015 


Sau 17 năm trời được tự do thực sự, ông Nén không kìm được xúc động và đã khóc 
ngay tại cổng trại tạm giam - Ảnh: Quế Hà

Giải oan cho Huỳnh Văn Nén là một hành trình bền bĩ nhưng không dừng bước của chính ông Nguyễn Thận (Chủ tịch TT.Tân Minh, H.Hàm Tân, Bình Thuận), mẹ con Nguyễn Phúc Thành, gia đình Huỳnh Văn Nén và không thể thiếu các luật sư.


8 luật sư (LS) đồng hành cùng vụ án ở những thế hệ khác nhau, gồm: LS Phạm Hồng Hải (từng chủ nhiệm Đoàn LS Hà Nội-nay đang bị bệnh), LS Trần Vũ Hải, LS Bùi Đức Trường, LS Phạm Công Út, LS Nguyễn Quynh, LS Lê Minh Nhân, LS Trần Văn Đạt, LS Bùi Quang Nghiêm.

Xuất phát điểm từ vụ án “vườn điều”

LS Trần Vũ Hải cho hay, năm 2004 nhóm luật sư của ông trong đó có LS Phạm Hồng Hải hình thành ra dự án "Vì công lý". Đọc được dự án này trên mạng, ông Nguyễn Thận và một nhà báo đã tìm đến dự án với mong muốn được kêu oan cho 7 bị cáo là những người thân thích trong vụ án giết người tại xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận vào năm 1993, nạn nhân là bà Dương Thị Mỹ (gọi tắt là vụ án Vườn điều), trong đó có Huỳnh Văn Nén. Đây cũng chính là vụ án đầu tiên của nhóm dự án Vì công lý.

.

Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Thuận Hoan hướng dẫn ông Nén làm giấy yêu cầu 
bồi thường oan sai - Ảnh: Quế Hà.
.
Qua trao đổi và đọc hồ sơ ban đầu, 2 LS Trần Vũ Hải và Phạm Hồng Hải nhất trí nhận vụ án Vườn điều. Thời điểm xét xử sơ thẩm lần 2 cũng là lúc 2 LS này tham gia, tiến hành gặp gỡ các bị can. Đặc biệt, khi tiếp xúc với Huỳnh Văn Nén, chính ông Nén đã thốt lên “LS ơi, em cũng bị oan trong vụ án giết người, cướp tài sản của bà Nguyễn Thị Bông”.
Bàn về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người tiến hành tố tụng làm oan sai đối với ông Nén, LS Trần Vũ Hải nêu: “Theo luật thì thời hiệu xử lý hình sự đã hết (thời hiệu là 15 năm-PV). Tuy nhiên, các LS chúng tôi và gia đình ông Nén không đặt nặng vấn đề truy cứu đến cùng này. Ông Huỳnh Văn Truyện (bố ông Nén-PV) cũng đã thể hiện mong muốn “thôi, chuyện nào đã qua thì cho qua” khi tâm sự báo giới khiến tôi ngẫm nghĩ chính những con người trong cuộc họ đã mở lòng thì không lý gì chúng ta không mở lòng. Điều tôi mong muốn là buổi xin lỗi sắp tới của các cơ quan tố tụng làm oan không chỉ là đại diện của tòa án, Công an tỉnh Bình Thuận, chính Huỳnh Văn Nén và gia đình của ông xứng đáng được nhận lời xin lỗi từ nguyên Điều tra viên Cao Văn Hùng hay bất cứ người liên quan nào khác đã gây nỗi đau day dẵng 17 năm với họ”.
Qua tìm hiểu, được biết Nén bị kết án chung thân trong vụ án bà Bông vào năm 2000. Từ vụ án này, ông Huỳnh Văn Nén khai đã cùng 6 người trong gia đình tham gia đánh ghen, giết bà Mỹ. Từ đó, 6 bị cáo trong vụ án Vườn điều bị bắt và xét xử.

Tìm hiểu kỹ hồ sơ, LS Trần Vũ Hải nói với Huỳnh Văn Nén rằng “cứ yên tâm, vụ án Vườn điều đang được giải quyết. Rằng vụ bà Bông các LS sẽ giúp nhưng phải đến thời điểm thích hợp”.
Trở lại vụ án Vườn điều, cả hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm ông Huỳnh Văn Nén đều khai bị điều tra viên mớm cung, bức cung nhục hình. Đồng thời, với vụ giết bà Nguyễn Thị Bông, ông Nén cũng bị mớm cung, dọa rằng nếu không khai ra vụ án Vườn điều thì sẽ bị tử hình vụ bà Bông, nên buộc ông Nén phải khai theo.

Vụ án Vườn điều sau nhiều lần xét xử thì cuối năm 2005, hồ sơ được giao cho Bộ Công an điều tra, từ đây vụ án được đình chỉ vì không có chứng cứ xác định 7 người bị khởi tố, truy tố, xét xử phạm tội. Các cơ quan pháp luật cũng đã xin lỗi công khai, bồi thường cho những người bị hàm oan trên, riêng ông Huỳnh Văn Nén phải chờ vì ông đang thi hành án tù chung thân trong vụ án giết bà Nguyễn Thị Bông.

Đoạn đường công lý bị cắt ngang

Hoàn thành vụ Vườn điều vào năm 2005, LS Trần Vũ Hải và Phạm Hồng Hải tiếp tục nhận vụ án ông Nén bị buộc tội giết bà Nguyễn Thị Bông. 

Tuy nhiên, do ông Nén kháng cáo quá muộn, bản án sơ thẩm vụ này đã có hiệu lực. Hồ sơ ban đầu, cả 2 LS nói chỉ biết được “mặt mũi” của cáo trạng, bản án và đơn tố cáo của Nguyễn Phúc Thành (đang thụ lý tội “gây rối trật tự công cộng tại trại giam Sông Cái) với nội dung “…người giết bà Bông không phải là dượng Sáu (tức ông Huỳnh Văn Nén-PV) mà là người khác. 

.

Ông Huỳnh Văn Nén kí vào biên bản bàn giao Quyết định đình chỉ điều tra bị can
Ảnh: Quế Hà.
.
2 LS thừa nhận hồ sơ vụ án thời điểm này quá mỏng manh nhưng với lá đơn tố cáo của Nguyễn Phúc Thành từ trại giam Sông Cái gửi ra, là động lực, là niềm tin để một lần nữa 2 ông tin tưởng Huỳnh Văn Nén oan sai.

“Tháng 6.2006, tôi nhận trách nhiệm đến gặp Viện phó Viện KSND Tối cao… trình bày về vụ án thông qua những tài liệu đang có. Còn LS Phạm Hồng Hải đến TAND tối cao để nói rằng vụ án chưa đủ chứng cứ để kết tội Huỳnh Văn Nén. Nhận đơn, các vị lãnh đạo đều cho biết sẽ ghi nhận các ý kiến và làm rõ. Về chờ không thấy hồi âm, năm 2007 một lần nữa chúng tôi quay vòng đi gặp, trình bày, yêu cầu nhưng vẫn bặt âm vô tín”, LS Trần Vũ Hải kể.
Một diễn biến khác ở vụ án Vườn điều, năm 2004, trong quá trình tranh luận kêu oan cho ông Huỳnh Văn Nén tại các phiên tòa, vì cho rằng 3 LS Trần Vũ Hải, Phạm Hồng Hải, Bùi Đức Trường đã có đã lập luận và dùng những lời lẽ mang tính kích động, làm cho dư luận hiểu sai về các cơ quan tiến hành tố tụng và hoài nghi về quá trình xét xử của Tòa án, xúc phạm đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của điều tra viên… nên ông Cao Văn Hùng cùng 3 cơ quan tiến hành tố tụng tại tỉnh Bình Thuận có đơn kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý 3 LS trên về mặt đạo đức hành nghề lẫn trách nhiệm hình sự.
Sau đó, cũng vì một số lý do cá nhân và LS Phạm Hồng Hải bị tai biến nặng, không tiếp tục đeo đuổi vụ án nhưng 2 LS vẫn theo dõi việc ông Nguyễn Thận và cha Huỳnh Văn Nén hàng năm đều có đơn gửi đến Quốc hội, TAND tối cao, Viện KSND tối cao thúc đẩy giải quyết vụ án.

“Bất ngờ, năm 2013 có vụ án Nguyễn Thanh Chấn xảy ra, nhận định đây là cơ hội ‘mở’ lại vụ án nên tôi trao đổi lại với ông Nguyễn Thận, LS Phạm Hồng Hải (lúc đấy đang nằm viện) phải khởi động lại vụ án này”, LS Trần Vũ Hải chia sẻ trong niềm vui. 

Và chiến thuật của LS Trần Vũ Hải cũng thay đổi, ông không đơn độc đi nộp đơn mà cùng ông Nguyễn Thận, bố Huỳnh Văn Nén trực tiếp ra Hà Nội kêu oan với lá thư tố cáo của Nguyễn Phúc Thành. “Và cùng với những con người không biết mệt mỏi này, chúng tôi một lần nữa gửi đơn thư đến các tòa soạn báo, thuyết phục họ, vì công lý, cùng chúng tôi kêu oan cho Huỳnh Văn Nén”, LS Trần Vũ Hải kể tiếp.

.

Ông Huỳnh Văn Nén được khám mắt ngay sau khi ra khỏi trại giam - Ảnh: Quế Hà
 .
Cứ thế, những con người này miệt mài viết đơn, gửi đơn, trình bày, đề nghị các cơ quan cấp T.Ư phải đặc biệt chú trọng đến vụ án vì 10 năm họ vẫn giữ vững niềm tin ấy.
Rồi một ngày “có công mài sắt có ngày nên kim” khi các ông nghe tin Viện KSND tối cao thành lập đoàn đến tỉnh Bình Thuận gặp, làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Thận, Nguyễn Phúc Thành, gia đình Huỳnh Văn Nén… Và tháng 10.2014, vụ án được hủy điều lại. 

Thời điểm này, LS Phạm Hồng Hải vì sức khỏe nên không tham gia trực tiếp được, LS Bùi Đức Trường (hiện công tác tại doanh nghiệp nên không có thời gian tham gia) nên LS Trần Vũ Hải bàn với ông Nguyễn Thận mở rộng LS, cần bổ sung lực lược đủ các LS để tham dự tất cả các buổi hỏi cung của Huỳnh Văn Nén tại tỉnh Bình Thuận, gồm các LS Trần Văn Đạt, Lê Minh Nhân, Phạm Công Út, Nguyễn Quynh. 

Vụ án sau đó được các LS tiếp tục yêu cầu khẩn cấp đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ bị can đối với ông Nén. Khi đơn yêu cầu khẩn cấp này được công bố trên báo chí, mạng cùng yêu cầu làm rõ vụ án của bà Lê Thị Nga, thì vụ án được đình chỉ điều tra bị can.

Cả một hành trình tham gia, đã giải oan cho ông Nén ở cả hai vụ án, nhưng LS Trần Vũ Hải vẫn phải thừa nhận rằng, có lúc ông nản, tưởng bỏ giữa chừng “nếu không vì có vụ án Nguyễn Thanh Chấn, không vì sự quyết tâm của ông Nguyễn Thận, gia đình Nén thì tôi đã thực sự gục ngã. Chính bản thân tôi nhận thấy chưa thực sự làm tròn hết trách nhiệm của mình”, LS Hải tâm sự.


Phan Thương

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc nên học Ấn Độ


Bắc Kinh cũng nên học cách New Delhi giải quyết tranh chấp lãnh hải với nước láng giềng như thế nào. 

Đây là thời điểm quan trọng ở Biển Đông. Sau nhiều tháng trời tranh luận, cuối cùng Mỹ đã mở Chiến dịch Tự do Hằng hải vào ngày 27 tháng Mười, cho tàu đi vào vùng 12 hải lý của những hòn đảo đang tranh chấp: Subi và Mischief. Vài ngày sau đó, Thường trực Tòa Trọng tài Quốc tế Hague tuyên bố có đủ thẩm quyền để thụ lý hồ sơ, xét xử và phán quyết của vụ Cộng hòa Philippines kiện Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Công việc tại tòa đang tiến triển theo hướng có lợi cho Philippines.
Trong khi chúng ta ngổi chờ phán quyết của Tòa tại Biển Đông, cũng đáng bỏ ra chút ít thời gian nhìn nhận lại bài học của Ấn Độ (đang trỗi dậy thành cường quốc trong vùng) đã giải quyết vụ tranh chấp lãnh hải với nước láng giềng nhỏ hơn như thế nào. Liệu Trung Quốc có rút ra được bài học gì từ Ấn hay không?  

Tháng Bảy 2014, Tòa Trọng tài Hague đã đưa ra phán quyết về vụ tranh chấp lãnh hải tại Vịnh Bengal giữa Ấn Độ và Bangladesh sau bốn mươi năm trời xung khắc. Cuộc tranh chấp bắt đẩu khoảng đầu thập kỷ 1970s. Một hòn đảo Ấn gọi là New Moore, còn Banglades gọi là Nam Talpatti trong Vịnh Bengal, ngay tại cửa Sông Hariabhanga, dòng sông này là biên giới Ấn – Bangladesh.  
Cả Ấn và Bangladesh cùng tuyên bố chủ quyền hòn đảo này dẫn đến cuộc cãi lộn gay go về Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và thềm lục địa. Từ 1974 đến 2009, có tám vòng đàm phán song phương giữa hai quốc gia nhưng đều thất bại. Ngày 8 tháng Mười 2009 Bangladesh quyết định một cuộc đấu tranh pháp lý chống lại Ấn dựa vào Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Ấn và Bangladesh vận dụng UNCLOS theo những cách khác nhau.
Ấn cho rằng hòn đảo này có những lúc biến mất khi nước biển dâng cao, nên phải xử dụng đường cách đều từ những điểm gần nhất thuộc đường cơ sở.  Còn Bangladesh đòi hỏi chủ quyền dựa trên căn bản của sự hợp lý.
Nêu Tòa nghiên về lập luận của Ấn thì Bangladesh có thể chịu một thiệt thòi rất lớn về Vùng Đặc quyền Kinh Tế (EEZ) do bị Ấn và Myanmar chèn lấn. Nhưng phán quyết cuối cùng Tòa nghiên về lập luận của Bangladesh. Tòa đã loại bỏ đường cách đều để đi đến một quyết định công bằng về hoàn cảnh địa lý. Bangladesh được hưởng 19,467km trên tổng số 25,602km EEZ.
Sự vận dụng nguyên tắc hợp lý của Bangladesh và phán quyết cuối cùng của Tòa đã có kết qủa: giảm căng thẳng giữa biên giới trên bộ, chấm dứt một cuộc giằng co  kéo dài 40 năm, và tăng cường sự hợp tác, am hiểu lẫn nhau giữa hai quốc gia Ấn – Bangladesh. 

Trung Quốc dựa vào hải địa vùng biển sâu giữa VN và Philippinesn để vẽ 'đường lưỡi bò'
Bangladesh ca ngợi Ấn đã giải quyết mâu thuẫn thông qua con đường pháp lý quốc tế một cách ôn hòa, tôn trọng phán quyết, và kết thúc cuộc tranh chấp lãnh hải gay go lâu dài và phức tạp.
Trở lại với Biển Đông, Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Vậy, thiện chí của Ấn vào năm 2014 tại Vịnh Bengal có thể giúp cho Bắc Kinh một bài học để áp dụng vào Biển Đông.
Thứ nhất, giống như Trung – Philippines, Ấn lớn hơn nhiều so với Bangladesh. Trong khoảng thời gian tranh chấp, Ấn không có thái độ bắt nạt người hàng xóm nhỏ bé. Ấn không phân biệt nuớc lớn hay nhỏ mà lấy nguyên tắc pháp lý quốc tế làm nền tảng để giải quyết vấn đề.
Trung Quốc đang tìm kiếm những quốc gia đồng minh trong vùng, cũng nên học Ân về cách hành xử. Nhưng khác hoàn toàn với Ấn, Trung Quốc từ chối tham gia tiến trình tố tụng, phủ nhận vai trò của UNCLOS cùng hệ thống pháp lý quốc tế. Đây là dấu hiệu rất xấu mà những quốc gia láng giềng phải tỉnh thức. 
Thứ hai, Trung Quốc nên học Ấn về thái độ tôn trọng phán quyết của Thường trực Tòa Trọng tài Quốc tế. Nếu Trung Quốc thua kiện và không chấp hành án, thì hình ảnh cường quốc của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế sẽ trở nên tồi tệ. Như vậy, sẽ tạo thuận lợi lớn cho việc hiện dịện của Mỹ ở Biển Đông. Hơn nữa, Trung Quốc phải chịu một áp lực lớn của cộng đồng quốc tế.
Nếu mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là thiết lập mối quan hệ tốt với những quốc gia trong vùng thì nên học bài của Ấn tại Vịnh Bengal. Trung Quốc nên tham gia tiến trình tố tụng và tôn trọng phán quyết của tòa. Đó là điều không dễ nuốt, nhưng Bắc Kinh cũng nên cân nhắc lại những gì giành giật được ngay trước mắt có thực sự phục vụ cho mục tiêu chiến lược lâu dài tại Biển Đông.
Lời người dịch: Mercedes Page là nghiên cứu sinh tại Viện Chính sách Chiến lược Úc (Australian Strategic Policy Institute – ASPI). Bài viết này đã đăng trên The Strategist, trang mạng chính thức của ASPI, và The Diplomat đăng lại ngày 29/11/2015, tôi lược dịch lại những ý chính cho dễ đọc.  Do dịch vội cho kịp tính thời sự, nếu có lỗi gì mong các bạn lượng thứ.
(Lược dịch từ:  Does India Have Lessons for China and the South China Sea; By Mercedes Page; November 29, 2015; The DiplomatNovember 30, 2015)
Trần Gia Hồng Ân (Tác giả gửi BVB từ Canada)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cũng khó nói lắm!

Ma trận Thoát Trung hay Nhiệm vụ Bất Khả thi?

Nguyễn Quang Dy
Gần đây, nhiều người nói đến “thoát Trung”. Có lẽ vì đó là tâm nguyện của nhiều người Việt yêu nước. Nhưng “thoát Trung” thế nào, khi Trung Quốc nắm chặt từ đầu đến chân (như cái vòng “kim cô”). “Thoát Trung” bằng cách gì khi dân trí và trách nhiệm cộng đồng thấp lè tè nhưng lòng tham và tính tự phụ lại cao ngất; Các tổ chức trì trệ và phân liệt (dysfunctional) trong khi các doanh nghiệp nếu chưa chết cũng sa vào “bẫy thu nhập trung bình”.
Có người nói taị sao người Miến Điện làm được mà người Việt Nam lại không làm được. Đúng thế, người Việt tuy “không thua kém ai”, nhưng tại sao không tìm đâu ra Thein Sein hay Aung San Syu Kyi? Miến Điện cũng khốn khổ vì độc tài và tham nhũng, nhưng tại sao hai phía lại bắt tay được với nhau để hòa giải? Có lẽ vì họ còn biết tự trọng dân tộc và nghĩ đến tương lai quốc gia (trong khi người Việt chỉ nghĩ đến cái túi tiền riêng). Họ cũng đầy tham nhũng, nhưng không tham đến nỗi “ăn không chừa cái gì”. Hình như có một sự khác biệt.  
Nhiệm vụ bất khả thi (mission impossible)
Có người nói “thoát Trung” là vô vọng. Đúng vậy! Kể từ sau Thành Đô, Trung Quốc đã tròng được cái “vòng kim cô” vào đầu Việt Nam. Cánh tay dài của Trung Quốc như cái vòi bạch tuộc đã luồn lách tới mọi ngóc ngách, mọi lĩnh vực (kể cả “cấm địa”). Tại sao họ làm được như vậy? Không phải vì họ quá giỏi mà vì ta quá hèn.
Về kinh tế, hầu hết các dự án lớn đều rơi vào tay các nhà thầu EPC của Trung Quốc. Cái gì béo bở phải “ưu tiên cho bạn” (vì “16 chữ vàng” và “đại cục”). Nếu bạn có thua thầu cũng phải để bạn thắng, vì “trên” đã chỉ đạo như vậy (nếu không là mất chức!). Ngay cả dự án xây trụ sở Bộ Công An cũng phải để họ làm (đương nhiên là họ cài nhiều “con bọ”).
Về tài nguyên, rừng vàng biển bạc cũng phải dâng cho “bạn”. Bạn đòi cái gì phải chiều cái đó, không ai dám cưỡng lại “lệnh trên” (hay ý bạn). Từ cho thuê rừng đầu nguồn (305 ngàn ha), đến khai thác boxite trên cao nguyên (Tân Rai, Nhân Cơ), và chiếm lĩnh bờ biển miền Trung (Vũng Áng, Hải Vân). Tóm lại, họ đã nắm được gần hết những nơi đắc địa có ý nghĩa chiến lược. Dù đứng tên Trung Quốc (trực tiếp) hay đứng tên công ty con mang quốc tịch khác (gián tiếp) hòng che mắt thiên hạ, thì ai cũng biết đó là bàn tay Trung Quốc.
Làm dự án đến đâu họ đem theo người Trung Quốc đến đấy (như một hình thức di dân trá hình). Nay họ đang thực hiện chính điều mà Mao đã từng nói với Lê Duẩn trước đây (ý đồ di dân Trung Quốc đến các nước Đông Nam Á). Thời chiến tranh chống Mỹ, Trung Quốc đã đòi đưa nhiều sư đoàn vào Việt Nam đóng quân, với danh nghĩa giúp Việt Nam đánh Mỹ, nhưng thực chất là nhằm những ý đồ đen tối khác (nhưng sau đó phải rút).
Hiện nay tại Vũng Áng có 10.000 lao động Trung Quốc. Có nhiều ý kiến lo ngại về rủi ro an ninh, nhưng Bộ LĐTB&XH vẫn khẳng định là họ làm “đúng quy trình”. Trong khi Việt Nam và các nước khác phản đối Trung Quốc san lấp đảo nhân tạo, xây dựng sân bay và căn cứ quân sự trên các đảo tại Trường Sa, thì nghe nói một số người Việt ở miền Trung vẫn khai thác cát để bán cho Trung Quốc xây đảo. Người Việt thật hồn nhiên.
Về văn hóa tư tưởng, các kênh truyền hình Việt Nam tràn ngập phim Trung Quốc. Năm ngoái (sau vụ dàn khoan HD 981) các phim Trung Quốc đột nhiên biến khỏi màn hình TV (chắc là vì “nhạy cảm”). Nhưng sau đó thì đâu lại vào đấy, như không có chuyện gì! Vấn đề không phải là phim ảnh của Trung Quốc có vấn đề, mà văn hóa tư tưởng của người Việt có vấn đề.
Đến tận bây giờ mà cán bộ văn hóa tư tưởng Việt Nam vẫn ngoan ngoãn sang Trung Quốc tập huấn (chắc để quán triệt “16 chữ vàng”). Đến tận bây giờ mà cái loa phường (bắt chước kiểu tuyên truyền từ thời cách mạng văn hóa) vẫn còn tồn tại. “Thoát Mao” còn chưa xong, nói gì đến “Thoát Trung”. Nhưng nếu không “thoát Trung” thì chắc không thoát được “Bắc thuộc”. Cách đây 25 năm ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã cảnh báo.
Thực ra, Việt Nam đã từng “thoát Trung” (1979) khi xoay trục 180 độ, đoạn tuyệt với Trung Quốc và đi theo Liên Xô (là đồng minh chiến lược) để đánh Khmer Đỏ (là tay sai của Trung Quốc). Chống Trung Quốc là chuyện bình thường (trong lịch sử), nhưng chưa bao giờ có một quốc gia nào lại ghi vào Hiến Pháp rằng một quốc gia khác là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” (mà trước đó hai nước đã từng thân thiết “như môi với răng”).
Đánh Khmer Đỏ là việc làm chính đáng, nhưng chiếm đóng Campuchea quá lâu là phiêu lưu về quân sự và ấu trí về chính trị, mắc vào cạm bẫy của Trung Quốc trong trò chơi quyền lực. Trong gần một thập niên (sau 1979) hình ảnh và vị thế quốc tế của Việt Nam đã tụt xuống nấc thấp nhất. Cả Mỹ, Trung Quốc, Tây Âu, Nhật và ASEAN đã xúm vào cô lập và lên án Việt Nam. Đó là một thời kỳ đen tối và khó khăn, cả về đối nội và đối ngoại.
Chiến tranh Đông dương lần Thứ ba” (chống Trung Quốc) là một thảm họa đối với một đất nước nghèo vừa thoát khỏi cuộc Chiến tranh Việt Nam đẫm máu. Phải “thoát Trung”, nhưng cách “Thoát Trung” cực đoan đó là một sai lầm ấu trĩ. Liên minh quân sự với Liên Xô để chống Trung Quốc (được Mỹ ủng hộ) tuy là cần thiết, nhưng cái được chỉ là ảo tưởng, còn cái mất thì vô cùng to lớn. Đó là hệ quả của tư duy chiến lược cực đoan. .
Một thập niên sau đó, Viêt Nam lại xoay trục 180 độ lần nữa tại Thành Đô (1990). Từ “thoát Trung” cực đoan, Việt Nam lại “nhập Trung” cực đoan không kém, biến “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” thành “đồng chí 4 tốt” với “16 chữ vàng”. Thay vì bình thường hóa quan hệ thì lại biến nó thành quan hệ bất bình thường. Những gì đang diễn ra tại Biển Đông hiện nay là hệ lụy tất yếu của Thành Đô, một tầm nhìn chiến lược ấu trĩ.
Ma trận thoát Trung (exit China matrix)
Làm thế nào để “thoát Trung” cũng giống như “biến điều không thể thành có thể”. Tại sao trong lịch sử, người Việt đã từng làm được? Người Việt đã từng (hai lần) đánh thắng quân Nguyên (1258 & 1285), thắng quân Minh (1427), thắng quân Thanh (1789) để “thoát Trung”. Việt Minh đã từng thắng quân Pháp (1954) và Việt Cộng đã từng thắng quân Mỹ (1975).
Trước đây người Việt đã làm được vì trên dưới một lòng. Còn bây giờ thì hình như trên dưới hai lòng, trong ngoài chia rẽ, vẫn chưa hòa giải. Đây chính là nút thắt cổ chai (bottleneck) phải tháo gỡ. Nhưng có người lại nói hòa giải là vô vọng. Thiện tai, thiện tai!
Còn nhớ năm 1990 là một bước ngoặt trọng đại. Đó là thời điểm khủng hoảng (như ung thư giai đoạn cuối) của hệ thống XHCN, khi bức tường Berlin xụp đổ và các quốc gia cộng sản thay nhau xụp đổ theo như những lâu đài xây trên cát. Thành trì của CNCS là Liên Xô cũng bị rung chuyển tận nền móng và sụp đổ theo (1991). Đó là một bước ngoặt lịch sử.
Trung quốc cũng khó tránh khỏi số phận phải thay đổi tương tự, nếu phái cải cách Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương không bị thanh trừng, nếu phong trào Thiên An Môn không bị đàn áp khốc liệt. Nhưng TQ đã lựa chọn dùng bạo lực đàn áp đẫm máu phong trào Thiên An Môn, và thanh trừng phái cải cách. Ngay cả Đặng Tiểu Bình (vốn chủ trương cải cách) cũng quyết định hy sinh đàn em của mình (Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương) và ủng hộ đàn áp bằng bạo lực. Đấy chính là bước ngoặt sống còn mà những người cộng sản Trung Quốc đã quyết liệt lựa chọn, và những người CS Việt Nam đã mụ mẫm đi theo Trung Quốc.
Đấy cũng chính là một vết đen của Đặng Tiểu Bình trong lịch sử, làm tôi bất đồng với giáo sư Ezra Vogel (là thày của tôi ở Harvard) tác giả cuốn “Đặng Tiểu Bình và sự Chuyển đổi của Trung Quốc” (Deng Xiaoping and the Transformation of China”). Đặng Tiểu Bình có công dẫn dắt cải cách thành công, nhưng cũng là một người tàn bạo và nham hiểm.
Cuối 1989 và đầu 1990 là thời điểm phong trào “Đổi mới” của Việt Nam đang thắng thế như diều gặp gió, tạo ra một cơ hội hiếm có để thay đổi thực trạng đất nước. Nhưng cũng đúng lúc đó thì bức tường Berlin và CNCS ở Liên Xô/Đông Âu xụp đổ, và phong trào Thiên An Môn bị lãnh đạo Trung Quốc đàn áp đẫm máu. Đứng trước những biến động đó, Nguyễn Văn Linh và một số lãnh đạo VN đã bị choáng ngợp và hoảng sợ, quyết định đi theo Trung Quốc (bằng mọi giá) để bảo tồn chế độ Cộng sản (ở Việt Nam và Trung Quốc).
Đó là bối cảnh và nguyên nhân đã xô đẩy những người Việt Nam chủ trương cải cách nửa vời vì thiếu tầm nhìn và bản lĩnh chiến lược, sa vào cạm bẫy Thành Đô, tự rước lấy cái “vòng kim cô” (trung thành mù quáng với ý thức hệ), cho đến tận bây giờ, khi muốn “thoát Trung” thì đã quá muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Vậy làm thế nào để “thoát Trung”?
Có lẽ phải học hỏi người Miến Điện (tuy thực tế hai nước khác nhau). Có lẽ phải bắt đầu bằng tự trọng dân tôc và nâng cao dân trí. Chỉ đòi tự do dân chủ là không đủ, mà phải hiểu thực chất về nó, phải biết cách vận dụng nó vào thực tế. Một khi có tự do dân chủ, nhưng nếu không hiểu đúng và không có năng lực thực hành thì cũng vô nghĩa. Như nhiều người đòi học tiếng Anh, nhưng tại sao học mãi vẫn không nói được?
Cũng như đòi tự do kinh doanh, nhưng nếu không hiểu thực chất kinh tế thị trường, không biết phải làm thế nào để tồn tại, thì vô nghĩa. Phải chăng vì ngộ nhận và chủ quan nên hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã bị chết oan. Tham gia WTO (hay TPP) là một cơ hội tốt, nhưng nếu không hiểu gì về hội nhập, và không có năng lực hội nhập thì cũng vô nghĩa. Đòi hỏi quyền chính đáng là môt chuyện, nhưng làm được hay không là chuyện khác.
Nó giống như hội chứng ra khỏi hang động (thời nguyên thủy). Có người không muốn ra khỏi hang (vì lâu đã thành quen không muốn thay đổi). Có người ra khỏi hang, bị choáng ngợp bởi ánh sáng mặt trời nên hoảng sợ, lại chui vào hang. Thoát ra khỏi hang (hay cái hộp ý thức hệ) không đơn giản. “Thoát Trung” hay “Thoát Á” cũng vậy. Trước hết phải thoát ra khỏi cái bóng của mình, để biết mình thực sự là ai và cần phải làm gì.
Nếu Việt Nam “nhập Trung” (1990) như bị ma ám nên sa vào “trận đồ bát quái” (hay ma trận ý thức hệ) thì nay muốn “thoát Trung” Viêt Nam cũng phải vận dụng ma trận đó để thoát ra. Nguyên tắc của binh pháp là “vào bằng cửa nào phải ra bằng cửa đấy”.
Nếu trước đây chúng ta đã sa vào ma trận “nhâp Trung” bằng cửa “ý thưc hệ” thì bây giờ cũng phải “thoát Trung” bằng cửa ý thức hệ. Thực ra đó là một “cửa ảo” vì ý thức hệ đó dựa trên một tiền đề vốn không có, nhưng do ngộ nhận nên “ảo biến thành thật”. Ngộ nhận về ý thức hệ sẽ dẫn đến ngộ nhận về bạn và thù. Vì vậy, trước hết phải phản tỉnh để thoát ra khỏi sự u mê lẫn lộn, như thoát ra khỏi cái hang (hay cái hộp ý thức hệ) đã giam hãm tư duy.
Thứ hai, phải thoát khỏi sợ hãi (freedom from fear) trong tâm thức, đã giam mình trong hang, không dám ra ngoài để tiếp nhận ánh sáng mặt trời (là sự thật). Anh sáng trong hang không phải mặt trời, và hình ảnh của mình trong hang cũng là giả và sai lạc (vì ánh lửa phản chiếu lên tường). Muốn nhận ra thật giả, phải thoát khỏi bóng tối trong hang.
Thứ ba, muốn thoát khỏi sợ hãi, phải có bầy đàn và có tổ chức. Vì vậy, phải trên dưới đồng lòng. Thời xưa cũng vậy, thời nay cũng vậy. Nếu vì cực đoan và thù hận mà phân hóa, tranh chấp nhau từng tí, nên không thể hòa giải, thì cũng vô vọng.
Thứ tư, phải chấp nhận rủi ro và cái giá phải trả cho sự thay đổi. Đó là từ bỏ thói quen và hoài niệm của những năm tháng sống trong hang. Đó là từ bỏ những tài sản và công cụ đã mất công tích tụ qua nhiều năm tháng, để dấn thân vào một thế giới mới. Cái được và cái mất là một bài toán nan giải, nếu người ta không dám chấp nhận thách thức và rủi ro.
Thực tế loài người đã trải qua nhiều lần chuyển đổi như vậy, và lần nào cũng phải đứng trước nan đề “ra khỏi hang” (hay ra khỏi cái hộp kín). Người Nhật đã “Thoát Á” thành công để trở thành một cường quốc. Người Miến Điện đang “thoát Trung” và thoát khỏi chế độ độc tài quân sự (như thoát khỏi bóng tối trong hang) để đón nhận ánh sáng mặt trời.
Thay cho lời kết
“Thoát Trung” không phải là môt khẩu hiệu chính trị, như nhiều khẩu hiệu suông khác đã trở thành thời trang trong môt đất nước tụt hậu nhưng lại sính hàng hiệu. “Thoát Trung” phải là hành động cụ thể của từng người, từng tổ chức, từng doanh nghiệp…
“Thoát Trung” là vô nghĩa nếu không còn tự trọng dân tộc, nếu dân trí và trách nhiệm cộng đồng quá thấp, nhưng lòng tham và tính tự phụ lại quá cao. “Thoát Trung” sẽ vô vọng nếu không biết mình thực sự là ai, và không biết làm thế nào để thay đổi thực trạng…
Và cuối cùng, “thoát Trung” cũng vô nghĩa nếu chúng ta bỏ lỡ cơ hội cuối cùng, vì thay đổi “quá ít và quá muộn” (too little too late).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiên đoán ớn lạnh về cuộc chiến Nga-Thổ


Hai trong số các nhân vật được kính trọng nhất trong lịch sử Do Thái dự đoán một cuộc chiến thế giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể dẫn tới Trận Quyết chiến cuối cùng- làm dấy lên lo sợ rằng con người đang tiến đến một sự hủy diệt hoàn toàn.
Nhà thông thái Vilna Gaon dự đoán chiến tranh
 thế giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. (Ảnh: IG)
Theo báo Daily Star của Anh, ngay trước khi qua đời vào năm 1797, nhà tiên tri Elijah ben Shlomo Zalman đã cảnh báo người Do Thái hãy chuẩn bị cho ngày tận thế khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm. Lời tiên đoán đã trở thành hiện thực một phần với việc Nga sáp nhập Crưm hồi tháng 3.


Con người thần bí này, còn được biết đến là Vilna Gaon, dự báo Nga sẽ lao vào một cuộc chiến với Thổ Nhĩ Kỳ – một khả năng đáng sợ nhưng rõ ràng có nguy cơ sắp xảy ra. Sau vụ máy bay F-16 của Ankara bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Moscow ngày 24/11, quan hệ giữa hai bên đang ở trong tình trạng căng thẳng cao độ.

Một nhà hiền triết cùng thời kỳ là Yisroel Israel ben Eliezer dự đoán Nga sẽ hợp sức với người Hồi giáo trước trận chiến cuối cùng. Điều này có vẻ như ngày càng đúng bởi hiện Moscow đang ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad của Syria, một nước Hồi giáo Shiite, và hợp tác với Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Cuộc xung đột Syria hiện nay đang thu hút nhiều bên tham gia, trong đó có Nga, Mỹ, Iran, Ảrập Xêút, Pháp và có thể sẽ gồm cả Anh.

Tổng thống Putin dọa sẽ bắt Thổ Nhĩ Kỳ nhận “những hậu quả bi thảm” sau vụ Su-24.

Yisroel Israel ben Eliezer là một trong những nhà
 tư tưởng Do Thái có ảnh hưởng nhất.(Ảnh: Daily Star)

Lời tiên tri của Vilna Gaon đã được giữ tuyệt mật cho đến khi hậu duệ của ông là Rabbi Moshe Shternbuch chia sẻ công khai lần đầu tiên vào năm 2014. Nhà thông thái này – lớn lên ở thủ đô Vilnius của Lithuania trước khi đi khắp châu Âu để phổ biến thông điệp của mình – nói rõ: “Khi bạn biết tin người Nga thâu tóm thành phố Crưm thì bạn cần biết rằng thời đại của Chúa Cứu thế bắt đầu – và tiếng chân của Người có thể nghe thấy rõ. Và khi bạn thấy người Nga đến thành phố Constantinople thì bạn hãy mặc trang phục Sabbath và chớ cởi ra – bởi vì nó có nghĩa là Chúa cứu thế sẽ đến ngay”.

Constantinople ngày nay có tên là Istanbul – thành phố lớn nhất và quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhà hiền triết Ben Eliezer – nổi tiếng hơn với cái tên Baal Shem Tov – cũng đưa ra tiên đoán ớn lạnh tương tự. Ông được dẫn lời nói: “Người Nga sẽ tới – họ sẽ tới và liên kết với những người con trai của Ishmael”.

“Những người con của Ishmael” là những người Hồi giáo, tự nhận là hậu duệ của Ishamel – con trai cả của Abraham (tổ phụ của người Do Thái và người Ảrập).

Theo nhận định của các chuyên gia an ninh toàn cầu, cuộc nội chiến ở Syria thực chất là một cuộc tranh giành quyền lực giữa Ảrập Xêút và các nước Sunni khác ở Vùng Vịnh với “kẻ thù lịch sử của họ là Iran của người Shiite”.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã “cướp” cuộc chiến này và đang cố gắng đẩy phương Tây vào một cuộc đấu chết chóc giữa một bên là Hồi giáo và một bên là “các nước xâm lược” như Mỹ, Anh và Pháp.

Mỹ và Nga đứng ở hai đầu đối diện của cuộc xung đột Syria. Hai nước đã tổ chức một loạt các cuộc hội đàm về khủng hoảng sau khi Moscow quyết định dội bom phiến quân, trong đó có các mục tiêu mà Mỹ cho là quân nổi dậy ôn hòa chống Tổng thống Assad mà Washington đào tạo và ủng hộ.

NATO – bao gồm cả Anh và Mỹ – thề sẽ bảo vệ bất kỳ nước thành viên nào bị tấn công. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên, vì vậy nếu Nga thực hiện đúng như những đe dọa dáp trả vụ Ankara bắn hạ Su-24 thì sẽ cuộc xung đột ở địa phương sẽ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát.

http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/276346/tien-doan-on-lanh-ve-cuoc-chien-nga-tho.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái hay, cái dở khi ra nước ngoài sống


infomercial room field henry channel
Cuộc sống của một người phải làm việc ở nước ngoài có phải chỉ toàn là bể bơi, những điều thú vị và vô vàn những cơ hội văn hóa hay nó khó khăn hơn những gì chúng ta thấy?

Chúng tôi đã đến trang mạng hỏi đáp Quora để tìm hiểu về những thuận lợi và bất lợi trong cuộc sống của ngoại kiều.

Ánh nắng quanh năm là yếu tố không thể coi nhẹ đối với Kyle Pennell, một cư dân Alaska đã sống ở Colombia và Mexico.

image
“Nhiều nắng và nhiều thời gian nhàn rỗi hơn là những điều thích nhất trong cuộc sống. 

Chuyển tới sống ở Nam Mỹ khiến tôi được hưởng những thứ này nhiều hơn. Tôi đến từ một nơi mà con người coi trọng những kỳ nghỉ ngắn và thời gian làm việc kéo dài,” ông viết.

Với công việc tự do ở Nam Mỹ, Pennell cho biết ông có thể nuôi sống bản thân trong khi làm việc ít hơn so với hồi ông còn ở quê nhà ở Alaska.

“Điều này giúp tôi có nhiều thời gian để tập thể dục, nghiên cứu, đọc sách và giao tiếp với mọi người,” ông viết.

image

Khí hậu ấm áp giúp con người có thể đi ra ngoài nhiều hơn và ‘tạo ra những không gian công cộng tuyệt vời như Zocala, tức quảng trường ở Mexico’.

image
Katya Chekushina
Pennell cũng nhận thấy việc hẹn hò hay tán tỉnh dễ dàng hơn. “Ở bờ Tây nước Mỹ, tôi chỉ là một gã đàn ông da trắng cao kều không thời trang cho lắm với kiểu tóc cắt ngắn cũ kỹ,” Pennell nói.

“Còn ở Mỹ Latin, với chiều cao của tôi, mái tóc hơi xám của tôi và thứ tiếng Tây Ban Nha giọng Mỹ thì tôi lại là một người lạ lẫm đến từ phương bắc với cái tên hơi khó phát âm.”

Nỗi khổ về ngôn ngữ

dancing chinese wwii graceful geisha
Yoni Passwell, người đã có ba con và là nhà đồng sáng lập của trang web du lịch Voyjer.com, nói rằng lúc ông sống ở Trung Cộng thì hàng rào ngôn ngữ là một trong những trở ngại khó khăn nhất, nhất là khi ông không thể yêu cầu được những điều đơn giản trong những tình huống đơn giản.

“Có lần tôi mất cả tiếng đồng hồ để tìm muối trong siêu thị,” ông cho biết.

Một vấn đề khó khăn nữa là sự buồn chán, nhất là khi bạn phải theo bạn đời của mình đến nước khác bởi vì bạn khó mà tìm được công việc hay việc gì khác để làm.

“Đây là lý do chính dẫn đến sự thất bại của kiều dân, bất cứ lúc nào người bạn đời của bạn cảm thấy bế tắc về cuộc sống thì đã đến lúc cả hai nên về nước.”

“Lời khuyên của tôi là hãy để đầu óc cởi mở về tất cả mọi thứ và mọi người và hãy cố tận hưởng cuộc sống,” Passwell viết.

image
Cá ra khỏi nước
Marc-Olivier Meunier, một nhà quản lý cộng đồng mạng, là người Pháp hiện sống ở Phần Lan, cảnh báo về sự cắt đứt sợi dây liên hệ với gia đình ở quê nhà.

Ông viết rằng ‘hiện giờ tôi rất khó mà tránh xung đột với gia đình bởi vì chúng tôi có suy nghĩ rất khác biệt về nhiều vấn đề. Tôi cảm thấy ở Pháp hay ở Phần Lan đều là ở nhà.
Nhưng không phải giống như trước khi tôi rời khỏi nước Pháp.”

image
Sau thời gian ở Buenos Aires, Argentina, bà Courtney Pruitt, cho rằng một trong những bất lợi chính đối với bà là phải thích nghi với một môi trường khác biệt hoàn toàn. “Thành phố Buenos Aires thì vô tổ chức như cái cách mà người ta sử dụng từ lóng tùy tiện vậy,” bà nói.

Bà cũng cảm thấy các kiều dân bị gán cho một số cái nhìn định kiến vì quốc tịch của họ.

“Khi tôi hỏi những người dân ở Buenos Aires rằng họ nghĩ gì về người Mỹ thì họ cho rằng đó là là những người béo phì đi ăn món gà rán KFC mỗi ngày. Không phải là dạng người mà họ nên giao du với,” Pruitt viết.

running fat exercise treadmill exercising

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sáu đồ họa giải thích hiện tượng biến đổi khí hậu


image
Tìm hiểu vì sao khí hậu Trái Đất biến đổi trước Hội nghị Paris bàn về cách cứu nguy tình thế.

Vấn đề là gì?

Thế giới đang nóng dần lên

Nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất đã tăng 0,85 độ C trong 100 năm qua. 13/14 năm nóng nhất được ghi nhận trong thế kỷ 21 và có cả năm 2015.

Các năm so sánh với thế kỷ 20

image

Chuyện gì đang xảy ra?

Khí nhà kính, chủ yếu là CO2

Các khoa học gia tin rằng khí nhà kính do công nghiệp và nông nghiệp thải ra đang góp phần cùng hiệu ứng nhà kính tự nhiên, vốn là cách bầu khí quyển giữ một phần năng lượng từ Mặt Trời.

Hoạt động của con người như đốt than đá, dầu lửa và khí đốt tự nhiên đang làm gia tăng lượng khí CO2, khí nhà kính chính gây ra tình trạng ấm nóng toàn cầu. Những cánh rừng hấp thụ khí carbon cũng đang bị chặt phá.

CO2 tích tụ trong khí quyển nay cao hơn lượng tích tụ trong 800 nghìn năm qua và đã đạt mức kỷ lục hồi tháng 5/2015.

Lượng CO2 tích tụ tính trung bình bằng triệu mỗi tháng

image
Chương trình Scripps CO2, số liệu từ Đài Quan sát Mauna Loa

Hiệu ứng gây ra là gì?

Bắc Băng Dương tan chảy

Nhiệt độ tăng, thời tiết biến động mạnh, bất thường, nước biển dâng và có thể ảnh hưởng đến các vùng địa lý.

Từ 1900, mực nước biển đã tăng trung bình 19cm trên toàn cầu. Tốc độ tăng gia tốc trong vài thập niên qua, khiến nhiều vùng đảo và đất thấp bị đe dọa.

Khối băng ở địa cực giảm diện tích cũng góp phần làm nước biển tăng.

Biển phủ băng gần bằng 10 lần diện tích Anh Quốc đã bị tan chảy so với mức trung bình vào đầu thập niên 1980.

image
image

Tương lai sẽ ra sao?

Nhiệt độ tăng và thời tiết bất thường

Tầm vóc của tác động còn chưa rõ
Các biến đổi cũng làm nguồn nước ngọt giảm đi, gây khó khăn cho sản xuất lương thực, khiến tăng con số thương vong vì bão tố, lụt lội, những đợt nóng nắng và hạn hán.

Biến đổi khí hậu sẽ tăng cường độ của thời tiết bất thường nhưng xác định quan hệ nhân quả giữa một sự kiện đơn lẻ nào đó với tình trạng ấm nóng toàn cầu là vấn đề phức tạp.

Dự phóng về nhiệt độ biến thiên (1986 -2005 đến 2081-2100)

Nếu khí thải đạt mức cao nhất giữa 2010 -2020 và sau đó giảm đáng kể (RCP2.6)

image
Nếu khí thải vẫn tăng trong suốt thế kỷ 21 (RCP8.5)

image

Cần phải làm gì?

image

Hạn chế thiệt hại

146 nước đã trình kế hoạch quốc gia cắt giảm CO2 và đây là cột mốc cho việc tạo dựng một hiệp định toàn cầu về biến đổi khí hậu.

Theo một báo cáo hồi tháng Mười của LHQ, đệ trình hiện tại của các nước cho thấy tới năm 2100 biến đổi khí hậu tăng 2,7 độ C so với mức trước thời công nghiệp hóa.

Giới khoa học dự tính rằng nếu nhiệt độ tăng quá 2 độ C thì hậu quả nghiêm trọng về biến đổi khí hậu sẽ rất lớn và đánh mạnh nhất vào người nghèo.

Ấm nóng trung bình (độ C) dự phóng vào 2100

image
Climate Action Tracker, số liệu của Climate Analytics, ECOFYS, Viện Khí hậu Mới và Viện Potsdam về Nghiên cứu Ảnh hưởng Khí hậu.

weather timelapse nature storm lightning

Phần nhận xét hiển thị trên trang