Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Không ai đi 'đòi' hối lộ!

Sáng 30/10, Quốc hội đã nghe báo cáo và thảo luận các vấn đề liên quan đến Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi



Rất nhiều đại biểu đã quan tâm đến điều luật nhằm trừng phạt tội nhận hối lộ. Về điều này, BLHS cũ quy định: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào dưới mọi hình thức để làm hoặc không làm được việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, là phạm tội nhận hối lộ. 

Nay, BLHS sửa đổi quy định như sau: Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào dưới mọi hình thức, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, là phạm tội nhận hối lộ.

 Hai điều luật mới và cũ chỉ khác nhau một chữ “đòi”. 

Một đại biểu đã dẫn lời một Bộ trưởng, khẳng định rằng: “Cán bộ ở cơ quan tôi không một ai đòi hối lộ cả”. Vị Bộ trưởng kia đã nói rất đúng. Không chỉ ở cơ quan ông mà còn ở mọi cơ quan công quyền khác trên cả nước, không có ai đòi hối lộ cả.

 Họ không đòi hối lộ, nhưng họ gây khó khăn cho người có việc. Mà để gây khó khăn, thì họ có trăm ngàn cách, khiến cho người dân hay doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp, phải đi lên đi xuống hàng chục lần vẫn không xong.

 Mà đối với doanh nghiệp, thì thời gian là thời cơ, là tiền bạc. Cuối cùng không chịu nổi, phải “lòi” tiền ra. Mà muốn đưa tiền cho họ đâu có dễ, phải qua trung gian chứ không thể đưa trực tiếp. Qua trung gian, số tiền hối lộ đáng lẽ một thì phải thành một rưỡi, vì cái số rưỡi kia là phần của ông “cò” hối lộ.

 Thế đấy, tôi có đòi đâu? Chỉ tại dân hay doanh nghiệp đưa. Đưa thì tôi nhận. Muốn bắt tôi về hành vi nhận hối lộ, cơ quan pháp luật phải chứng minh được là tôi “đòi”.

 Để bắt được quả tang hành vi đưa và nhận hối lộ, vốn đã khó như việc lên trời rồi. Bởi việc đưa và nhận hối lộ chỉ có “tứ tri”, nghĩa là trời biết, đất biết, người đưa biết, người nhận biết. 

Đất vốn đã im lặng rồi, còn trời, thì cũng “thiên hà ngôn tai?” (ta có nói gì đâu). Chỉ còn người đưa biết, người nhận biết. Biết, nhưng ai dại gì mà nói? Chỉ trừ trường hợp đặc biệt, như Dương Chí Dũng, chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, đã khai tại tòa rằng đã biếu một vị có chức sắc năm trăm ngàn đô la, để vị tướng đó “bóp” cho nhỏ cái vụ Dũng đã mua cái ụ nổi đồng nát M83, và báo tin trước cho Dũng biết là Dũng sẽ bị khởi tố, bắt tạm giam, để Dũng trốn đi. Nhưng đấy mới chỉ là lời khai của một phía. Muốn làm rõ sự thật, phải điều tra, đối chất. Mà đối chất với người nhận hối lộ thì… kết quả thế nào, hẳn ai cũng biết.

 Nay, điều luật mới lại bắt cơ quan điều tra phải chứng minh người nhận hối lộ đã “đòi” hối lộ, thì hoàn toàn không khả thi, và điều luật sẽ trở nên vô hiệu. Thêm chữ “đòi” vào điều luật mới, thì khác gì thêm cho kẻ nhận hối lộ một cái lá chắn vững chắc, khác gì bao che? 

Thế nên đa số đại biểu đã cho ý kiến là cứ giữ nguyên điều luật cũ. Bất cứ là ai, có đòi hay không, đã nhận tiền hoặc vật chất của người đưa để làm theo yêu cầu của họ, thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vũ Hữu Sự

(Nông Nghiệp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người dân Trung Quốc thực sự khổ như thế nào?


                                         Một cảnh sinh hoạt của người dân ở Trung Quốc. (Ảnh: internet)
Một gia đình ở khu ổ chuột thủ đô Bắc Kinh

Đảng Cộng sản Trung Quốc – nguồn cơn gây ra nỗi thống khổ của nhân dân Trung Quốc

Trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đảng CSTQ) đã dùng nhân dân để thực hiện bạo lực cách mạng giành chính quyền. Nhưng sau khi nắm quyền lực, Đảng CSTQ lại dùng bạo lực để đàn áp, ép buộc chính nhân dân của mình, gây ra các đợt tàn sát, chết chóc lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Đặc biệt đàn áp và kiểm soát nhân dân không chỉ xuất hiện riêng trong một thời kỳ, mà có tính hệ thống, xuyên suốt trong tất cả các thời kỳ lãnh đạo của Đảng.

Coi thường tính mạng người dân

Giai đoạn lãnh đạo của Mao Trạch Đông là giai đoạn tàn khốc nhất với quy mô đàn áp và khống chế nhân dân khủng khiếp. Cuộc vận động chống cánh hữu năm 1957 của Mao Trạch Đông khiến 2 triệu người bị giam cầm. Kế hoạch “Đại nhảy vọt” từ năm 1958-1960 ép buộc nhân dân Trung Quốc thực hiện các chính sách kinh tế hoang tưởng như: “đạt sản lượng thóc lúa 75 tấn trên một héc ta”, “vượt trên Anh quốc trong 10 năm và Mỹ trong 15 năm” đã khiến khoảng 40 triệu người chết đói, chiếm gần 10% dân số. Sau đó, cuộc “Cách mạng văn hóa” từ năm 1966-1976 vì mục đích thanh trừng nội bộ, tẩy não nhân dân, kiểm soát tư tưởng đã khiến 10 triệu người bị giết và chết đói.

Giai đoạn lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình tuy đã hướng sang phát triển kinh tế thị trường, nhưng chỉ riêng sự kiện Thiên An Môn vào năm 1989 đã khiến 10.000 thanh niên Trung Quốc bị giết hại và bị bắt giữ (theo CNN). Đồng thời Đảng CSTQ còn “xuất khẩu cách mạng” sang đất nước Campuchia khiến gần 2 triệu người bị chết dưới bàn tay chính quyền Khơ me Đỏ, trong đó có 200 ngàn người Hoa kiều. Từ năm 1970-1975, Khơ me Đỏ đã được chính quyền Trung Quốc cung cấp thiết bị vũ trang để giành chính quyền và truyền bá các lý thuyết “quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng”, “đấu tranh giai cấp”, “chuyên chính vô sản” vv…

Trong giai đoạn lãnh đạo của Giang Trạch Dân và về sau, sự tàn bạo thậm chí còn đến mức chưa từng có trong lịch sử. Quá trình bức hại Pháp Luân Công đã đẩy hơn 70 triệu người dân Trung Quốc là học viên Pháp Luân Công vào hoàn cảnh tối khổ, trong khi họ là những người dân lương thiện, sống theo tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn”. Cả hệ thống chính trị Trung Quốc đã tham gia vào cuộc bức hại với chính sách rất tàn nhẫn “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”. Chính quyền phong tỏa thông tin trên internet, bôi nhọ Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông, phạt nặng các học viên, tịch thu tài sản cá nhân và đuổi việc cũng như sách nhiễu công việc làm ăn của họ. Các học viên bị bắt giam, hủy hoại thân thể bằng cách đánh đập tàn nhẫn, tra tấn, ngược đãi, và bị mổ lấy nội tạng khi họ vẫn còn sống. Công an được khuyến khích tra tấn các học viên bằng cách cho phép coi những cái chết do bị tra tấn là tự tử, thiêu xác mà không cần xác định danh tính, và mổ cướp nội tạng của họ để đem bán. Đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay khiến khoảng 2 triệu học viên ở Trung Quốc bị chính quyền đàn áp, giết hại, mổ cắp nội tạng, đồng thời biến nước này trở thành nơi xuất khẩu xác chết số một trên thế giới.

Trên đây chỉ là những vụ bức hại lớn, không kể đến Đảng CSTQ thường xuyên sử dụng bộ máy quân đội và an ninh gần 3 triệu người để trấn áp, đàn áp những người bất đồng chính kiến, các nhóm tôn giáo, dân tộc thiểu số, những người dân đòi quyền lợi cơ bản.

Dù kinh tế tăng trưởng nhưng người dân vẫn thống khổ

Thế giới từng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên về bản chất, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhờ khai thác tài nguyên vô tội vạ và bóc lột lao động giá rẻ của người dân. Do đó, người dân Trung Quốc đang phải gánh chịu 3 vấn nạn lớn nhất là: ô nhiễm môi trường, tiêu dùng các sản phẩm độc hại và chênh lệch giàu nghèo.

Với ô nhiễm môi trường, Trung Quốc nổi tiếng cả thế giới về mức độ ô nhiễm nước, không khí, đất đai. Theo kết quả nghiên cứu năm 2013, khoảng 9% lượng nước trong 10 lưu vực sông của Trung Quốc, được xếp ở cấp độ V, mức độ tồi tệ nhất. Trong gần 5.000 khu vực nước ngầm được theo dõi, hơn 60% là có chất lượng kém hoặc rất kém. Ô nhiễm và suy thoái đất đai khiến diện tích đất trồng trọt ở nhiều địa phương ngày càng giảm. Gần 300 triệu hecta đất, tương đương 30,7 % diện tích đất Trung Quốc, đang bị xói mòn. Ô nhiễm không khí là chủ đề được quan tâm trong thời gian gần đây tại Trung Quốc. Chỉ ba trong số 74 thành phố được theo dõi có chất lượng không khí đáp ứng tiêu chuẩn trong năm 2013. Năm 2005, các giáo sư thuộc Đại học Nông nghiệp Hoa Nam từng làm thực nghiệm với mẫu nước ở dòng sông này, kết quả sau đó khiến nhiều người cực kỳ sợ hãi. Họ lấy mẫu nước Hoàng Thạch Hà, làm loãng đi 10.000 lần sau đó thả những động vật, thực vật sống dưới nước vào. Nhưng tất cả chúng chỉ sống được không quá 24h.

Cá chết hàng loạt trong một hồ nước tại Vũ Hán, Hồ Bắc.
                                    Cá chết hàng loạt trong một hồ nước tại Vũ Hán, Hồ Bắc.

Hậu quả tất nhiên với người dân không chỉ là khó khăn hơn trong cuộc sống mà sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thống kê cho thấy mỗi năm có 2 triệu người dân Trung Quốc mắc bệnh ung thư.

Bên cạnh đó, để thỏa mãn tham vọng kinh tế, chính quyền Trung Quốc chủ trương tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá và xã hội mất đi các tiêu chuẩn đạo đức ước chế. Chính sách quản lý kinh tế lỏng lẻo và che dấu thông tin khiến cho các sản phẩm kém chất lượng, độc hại đầy rẫy trong xã hội Trung Quốc. Có thể coi Trung Quốc là “công xưởng của đồ giả”, khi hầu như mọi thứ đều có thể làm giả từ: gạo giả, thịt giả, muối giả, …Không chỉ phổ biến hàng giả, mà còn hàng độc hại như: sữa nhiễm độc, đậu phụ trộn hóa chất, mì thối, thuốc trừ sâu, chất bảo quản, thực phẩm,… Theo thống kê từ năm 2003 đến nay, năm nào Trung Quốc cũng có hàng chục vụ bê bối về an toàn thực phẩm (Xem thêm tại đây). Và người gánh chịu hậu quả là những người dân Trung Quốc, đặc biệt là dân nghèo.

Những bao nấm kim châm bốc mùi chua thiu sau khi được nhúng qua axit citric sẽ bảo quản được tới 1 năm. Điều này làm hạ giá thành sản phẩm. (Ảnh: whatsonxiamen.com)
Những bao nấm kim châm bốc mùi chua thiu sau khi được nhúng qua axit citric sẽ bảo quản được tới 1 năm. Điều này làm hạ giá thành sản phẩm. (Ảnh: whatsonxiamen.com)

Trong khi đó Trung Quốc là đất nước có chệnh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới, trái ngược hẳn với khẩu hiệu “công bằng xã hội” mà Đảng CSTQ đưa ra. Một báo cáo của Đại học Bắc Kinh công bố ngày 25/7/2014 đưa ra những con số báo động về khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Trung Quốc. Dựa trên số liệu thu thập năm 2012, báo cáo cho biết 1% các gia đình giàu có nhất ở Trung Quốc hiện sở hữu tới hơn 1/3 giá trị tài sản của toàn bộ đất nước. Trong khi đó, tổng giá trị tài sản của 25% các gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 1%.

Một gia đình ở khu ổ chuột thủ đô Bắc Kinh
                                              Một gia đình ở khu ổ chuột thủ đô Bắc Kinh

Những người giàu tại Trung Quốc giờ đây mua vàng, sắm đồ xa xỉ, xe hơi đắt tiền và các biệt thự. Họ cũng sẵn sàng chấp nhận những mức giá cắt cổ cho các thú vui của bản thân, sẵn sàng chi tiền cho con cái ra nước ngoài du học. Nhiều nhà kinh doanh xe hơi phải choáng váng khi thấy giới nhà giàu thay xe như thay áo. Thế nhưng ngược lại, những người nghèo lại đang oằn lưng với gánh nặng nợ nần, học phí cho con cái và tiền tiết kiệm lúc về hưu. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2012, Trung Quốc có gần 100 triệu nông dân sống trong cảnh nghèo đói. Tại các tỉnh nghèo ở nước này, hàng ngày nhiều trẻ em phải mất hai đến ba tiếng để đi đến trường. Các chi phí y tế tại đây chiếm 60% mức thu nhập trung bình của người dân tại các vùng nông thôn, do vậy nhiều người dân đã không thể đi khám bệnh khi ốm đau. Theo một báo cáo năm 2013 của Ngân hàng Thế giới, có khoảng 300 triệu người Trung Quốc có mức chi tiêu hàng ngày chỉ tương đương 1 USD hoặc thấp hơn.

Tại sao Đảng CSTQ lại ứng xử với người dân như vậy?

Phân tích các diễn biến lịch sử, có thể thấy 3 nguyên nhân mà Đảng CSTQ thường xuyên sử dụng bạo lực để đàn áp và khủng bố tinh thần người dân, đó là:

Thứ nhất, bạo lực là bản chất của chế độ, khai sinh từ trong hệ tư tưởng. Mục đích duy nhất của họ là để giữ quyền lực “chuyên chính”. Vì vậy Đảng CSTQ cần thống trị về tư tưởng người dân, cũng như kinh tế đất nước. Do đó họ sử dụng bạo lực là công cụ chính (bên cạnh công cụ tuyên truyền) để tiêu diệt các tư tưởng trái chiều và đe dọa tinh thần nhân dân, khiến người dân bị “cầm tù về tư tưởng”. Triết học của Đảng Cộng sản là “triết học đấu tranh”, và sự thống trị của Đảng Cộng sản đã được xây dựng trên cơ sở một chuỗi các cuộc “đấu tranh giai cấp”, “đấu tranh đường lối”, “đấu tranh tư tưởng”,… cả ở Trung quốc và đối với các nước khác. Hãy nhìn lại các phát biểu của lãnh đạo Đảng CS Trung Quốc:

Mao Trạch Đông:
“Súng đẻ ra chính quyền.”
“Tần Thủy Hoàng đáng kể gì? Ông ta chỉ giết có 46 chục Nho sĩ. Còn chúng ta đã giết 46 ngàn thằng trí thức hủ nho ấy chứ. Có kẻ chửi chúng ta là độc tài thống trị, là Tần Thuỷ Hoàng thời nay. Chúng ta thừa nhận hết, rằng rất đúng sự thực. Nhưng chúng bay nói thế chưa đủ, chúng ta phải nói thêm rằng thực ra còn hơn thế.”

Đặng Tiểu Bình:
“Chúng ta sẽ giết 200 nghìn người để đổi lấy 20 năm ổn định.” (năm 1989)
“Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học.” (năm 1979)

Giang Trạch Dân:
“Đảng phải chiến thắng Pháp Luân Công.”
“Tôi đã nhấn mạnh nhiều lần rằng chúng ta cần bóp nghẹt những thứ dường như là sự khởi đầu của một xu hướng không lành mạnh.”

Thứ hai, Đảng CSTQ tham vọng và ảo tưởng về sức mạnh nhưng trình độ quản lý yếu kém, gây ra nền kinh tế lệch lạc và đói khổ cho người dân. Chiến dịch “Đại nhảy vọt” là tham vọng đến mờ mắt của Đảng CS Trung Quốc muốn thể hiện với thế giới. Vì vậy họ bất chấp sinh mạng của bao nhiêu người dân để tiến nhanh công nghiệp hóa với các mục tiêu, chính sách hoang đường. Thời Đặng Tiểu Bình với thuyết “mèo trắng, mèo đen miễn là bắt được chuột” đã cổ súy cho việc tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, dẫn đến các hậu quả lệch lạc của nền kinh tế và ngay cả chỉ số tăng trưởng của Trung Quốc cũng còn không đáng tin.

Thứ ba, đặc trưng tôn sùng cá nhân của Đảng dẫn đến các quyết định độc đoán. Cách thức tổ chức và hoạt động của Đảng CS Trung Quốc đã tạo lên các nhân vật lãnh đạo cố gắng tạo dựng vị thế độc tôn, triệt hạ tất cả các ý kiến trái ngược trong nội bộ, tạo nên các “lãnh đạo kiệt xuất”. Từ đó các nhân vật này có thể ra các quyết định độc đoán, lấn án hệ thống quản lý đất nước. Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, Mao Trạch Đông được tôn là người có bốn cái “vĩ đại”: Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại. Lý luận của Mao phải được sử dụng để quyết định cho mọi thứ và tư tưởng của một người phải được nhồi nhét vào đầu óc của hàng chục triệu người khác. Còn năm 1999, tại cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng CSTQ do ông Giang Trạch Dân điều hành, tất cả sáu ủy viên thường vụ khác (trong tổng số bảy ủy viên) đều đã lập luận phản đối việc đàn áp Pháp Luân Công, nhưng ông Giang đã la hét, ép mọi người phải đồng ý với chủ trương đàn áp Pháp Luân Công của ông ta.

Để hiểu thêm về nguồn cơn nỗi thống khổ của nhân dân Trung Quốc, chúng ta hãy xem Mao Trạch Đông – người được Đảng CSTQ coi là “vị thánh” – từng nói rằng Trung Quốc cần phải thực hiện Cách mạng Văn hóa cứ bảy hay tám năm một lần. Và kể từ những năm 1950, không có thập kỷ nào mà không có một vài chiến dịch bạo lực nhắm vào quần chúng. Trong xã hội hiện đại, nhân tính và sự tôn trọng các quyền tự do của con người là thước đo nền văn minh, đạo đức và tiến bộ xã hội. Vậy Đảng CSTQ với bản chất bạo lực và tà ác, còn có thể kéo dài bao lâu?

Dương Lương tổng hợp

(Đại Kỷ Nguyên VN)
Tin Tức Hàng Ngày - Trang Thông Tin Đa Chiều. Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả có thể gây ra những tranh luận đa chiều và trái chiều Tin Tức Hàng Ngày mong nhận được ý kiến phản hồi và phản biện của độc giả

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hé lộ vụ CIA bắt cóc ‘mặt trăng’ của Liên Xô


Vào một ngày cuối năm 1959 hoặc 1960, bốn điệp viên Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã làm việc thâu đêm, chân chỉ đi bít tất, tham gia vào phi vụ ‘bắt cóc’ chiếc phi thuyền Lunik của Liên Xô mà không cần dỡ nó khỏi thùng thưa.
TIN BÀI KHÁC
Đây là một phi vụ gián điệp táo bạo trong những năm đầu của cuộc chạy đua vào không gian giữa Mỹ và Liên Xô, có nguy cơ khiến Chiến tranh Lạnh nóng lên khi các siêu cường tìm cách bắt kịp tốc độ của nhau.
Theo trang Popsci, ngày 2/1/1959, Liên Xô khởi động chương trình Mặt Trăng (phương Tây gọi là Lunik), và phóng tàu Luna 1. Tuy nhiên, phải tới tàu kế tiếp mới trúng mục tiêu và trở thành tàu vũ trụ đầu tiên va chạm với bề mặt Mặt Trăng vào tháng 9 năm đó. Một tháng sau, ngày 7/10, tàu Luna 3 trở về với các bức ảnh đầu tiên trong lịch sử chụp bề mặt phía xa của Mặt trăng.
Đây là năm mà Liên Xô gây ấn tượng mạnh về nghiên cứu Mặt Trăng, trong khi Mỹ lại liên tục gặp thất bại. Điều này không chỉ tác động đến nhuệ khí quốc gia, mà còn gây hiệu ứng lên tinh thần của người Mỹ. Sứ mệnh ngoài không gian khiến người Mỹ hào hứng thế nào thì cũng khiến họ thấy được thực tế đáng sợ rằng Liên Xô đã tiến nhanh hơn và có công nghệ tối tân hơn.
CIA, tàu không gian, bắt cóc, Lunik, Chiến tranh Lạnh
Sơ đồ phác thảo về Lunik do CIA vẽ năm 1961
Sự cách biệt giữa công nghệ Mỹ và Liên Xô đã dẫn tới một chương trình tình báo do CIA thực hiện. Bằng cách nghiên cứu về tàu không gian của Liên Xô, CIA hy vọng không chỉ dự đoán trước được các đợt phóng tàu, tầm ảnh hưởng lên công chúng, mà còn có thể điều chỉnh kế hoạch phóng tàu của Mỹ sao cho giữ được nhịp độ tốt hơn đối thủ.
Ngay cả việc những người có học gợi ý về các kế hoạch của Liên Xô cũng giúp Mỹ biết nên tập trung nỗ lực vào đâu để vượt qua Liên Xô trong lĩnh vực vũ trụ. Quân đội Mỹ cũng có thể được lợi khi biết tận dụng vũ khí của Liên Xô để biết điều gì có thể mở đường cho một cuộc tấn công quân sự ngẫu nhiên. Và thông tin tình báo này có thể cũng giúp giới chức Mỹ chuẩn bị tốt hơn để đáp trả lại mối đe dọa từ Liên Xô nếu có.
Vào khoảng cuối năm 1959 và 1960, Liên Xô cho triển lãm các thành tựu công nghiệp và kinh tế ở một vài nước. Trong số này có phần thân trên (phần đầu khoang có chứa chất nổ) của tàu Sputnik và tàu Lunik; thân tàu Lunik được sơn mới với cửa sổ nhìn thẳng vào mũi tàu. Ban đầu, nhiều người ở CIA nghĩ rằng bộ phận này của Lunik chỉ là mô hình, nhưng một số nhà phân tích cho rằng phía Liên Xô có thể đủ tự tin và mang chiếc tàu thật đi triển lãm.
Nghi ngờ này được xác thực khi điệp viên CIA đột nhập vào bên trong con tàu, sau khi buổi triển lãm đóng cửa. Họ nhận ra rằng, đây không phải là mô hình, mà là ‘đồ thật’. Các điệp viên ước chừng những gì họ có thể làm trong vòng 24 giờ, nhưng liều lĩnh muốn có cái nhìn rõ hơn về Lunik. Họ muốn xem bên trong nó ra sao.
CIA, tàu không gian, bắt cóc, Lunik, Chiến tranh Lạnh
Bề mặt Mặt trăng do tàu Luna 3 chụp.
Điều này nói thì dễ hơn là làm. Lunik được một nhóm binh sỹ bảo vệ cẩn mật, do đó việc kiểm tra nó trước hay sau khi triển lãm đóng cửa là điều bất khả. Nhưng Lunik lại di chuyển nhiều nơi, điều này cũng có nghĩa là CIA có thể ‘mượn tạm’ con tàu nếu có mắt xích nào sơ hở trong khi vận chuyển. Và đúng là có sơ hở.
Con tàu vũ trụ cũng như nhiều sản phẩm triển lãm khác đều được vận chuyển trong thùng thưa bằng xe tải hoặc tàu hỏa để đi tới thành phố kế tiếp. Tại khoang tàu hỏa, một lính canh sẽ ghi chú lại mỗi thùng thưa sắp tới. Điều mà lính gác này không có đó là danh sách hàng hóa và thời gian vận chuyển cho mỗi thùng hàng. CIA âm mưu đánh cắp Lunik trong một đêm và có thể trả lại nó tại ga tàu hỏa vào buổi sáng để tiếp tục hành trình của nó.
Cuối cùng, khi màn đêm buông xuống, các điệp viên CIA đã hành động như kế hoạch. Họ sắp xếp cho Lunik trở thành khối hàng cuối cùng đưa ra khỏi khu triển lãm.
Các điệp viên CIA mặc đồ thường phục, giả làm người dân bản địa ngóng chờ phía Liên Xô vận chuyển hàng hóa. Nhưng chẳng có binh sĩ canh gác nào của Liên Xô tới. Khi đường xá thông thoáng, CIA dừng xe tải tại ngã rẽ cuối cùng trước khi tới ga tàu, đưa người lái xe lên khách sạn, và ngụy trang cho chiếc xe, rồi lái vào một khu đất được bao quanh bởi những bức tường cao.
Tại ga tàu, người lính gác kiểm lại các thùng thưa sắp tới và về nhà khi nghĩ rằng thùng cuối cùng đã đến nơi. Nhiều điệp viên CIA khác bám đuôi người lính gác để đảm bảo người này không đi làm quá sớm vào hôm sau.
Nhóm còn lại tranh thủ từng phút để tháo dỡ kiểm tra từng bộ phận, chi tiết của Lunik. Họ làm việc thâu đêm suốt sáng. Khi bình minh ló rạng, họ ráp lại Lunik, cẩn thận không để lại bất kỳ dấu vết hay sự xáo trộn nào. Họ dán tem niêm phong giả lên thùng thưa, và chất toàn bộ hàng trở lại xe tải.
Người lái xe xuất hiện trở lại vào lúc 5h sáng, và chiếc xe có mặt chờ ở bến tàu vào lúc 7h sáng. Người lính gác không chút nghi ngờ, bổ sung khối hàng vào danh sách, và Lunik lên đường tới buổi triển lãm kế tiếp như thường.
Vụ bắt cóc Lunik của CIA có vai trò khá quan trọng cho Mỹ. Nắm rõ khối lượng khi khô và kích thước của Lunik giúp cho Mỹ xác định được khối lượng của con tàu sau khi chất nhiên liệu. Các chuyên gia có thể ngoại suy được sức mạnh của lực đẩy phóng con tàu, cho phép phía Mỹ ước định được tiềm lực thật sự của Liên Xô với kho tàng hiện có, cũng như hạn chế về khối chất nổ theo công nghệ hiện thời.
Sau phi vụ này, Mỹ có thể xác định được những gì mà Liên Xô không thể làm nếu thiếu đột phá lớn về công nghệ, thông tin giúp cho các lãnh đạo Mỹ và NASA đặt mục tiêu và khung thời gian giúp Mỹ bắt kịp và sau đó là vượt Liên Xô trong lĩnh vực không gian.
Lê Thu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc đang thụt lùi hay giẫm chân tại chỗ ?


Các nhà đấu tranh nhân quyền "chào đón" Tập Cận Bình tại Luân Đôn, 20/10/2015.

Nhật báo kinh tế Les Echos trong bài viết mang tựa đề « Khi Trung Quốc nghi ngại chính mình » đã nhận xét, càng thiếu tự tin, Bắc Kinh càng lớn tiếng với bên ngoài. Tác giả bài viểt, giáo sư Dominique Moïsi, cố vấn đặc biệt Viện Quan hệ Quốc tế Pháp nhận định, đối mặt với các thử thách mênh mông trong nước và những nghịch lý, chế độ đôi khi cho người ta cảm giác đang giậm chân tại chỗ.
Tổng thống Pháp François Hollande đến Bắc Kinh hôm nay, theo chân Thủ tướng Đức Angela Merkel có mặt cách đây hai ngày. Những tuần lễ trước đó, Chủ tịch Trung Quốc đã gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hoa Kỳ và được tiếp đón trọng thể tại Anh quốc. Những chuyến viếng thăm này đã mang lại thêm tính chính đáng cần thiết cho một Trung Quốc đang đối mặt với tăng trưởng giảm sút, đúng ra là những ngờ vực.


Chính quyền Trung Quốc có thể kiểm soát được vấn đề môi trường bằng cách buộc nhiều nhà máy xung quanh Bắc Kinh phải đóng cửa : thời tiết rất đẹp trong dịp Hội nghị Trung ương Đảng tuần rồi. Họ kiểm soát được vấn đề dân số, khi cho phép các cặp vợ chồng có hai con. Chính sách một con « là món quà của Trung Quốc dành cho nhân loại » - một lãnh đạo cao cấp Bắc Kinh tuần rồi đã nói trong vòng thân mật - vì nếu không, dân số nước này đã có thể lên đến 2 tỉ người !

Nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không tìm ra lời giải đáp cho một thách thức khác trầm trọng hơn nhiều. Đó là làm thế nào duy trì quyền lực không suy suyển trong khi tất cả đều thay đổi, từ bên trong cũng như bên ngoài đất nước ?

Tác giả vốn có mặt ở Bắc Kinh tuần rồi nhận xét, có vẻ như thế giới tin tưởng vào Trung Quốc hơn là Trung Quốc tin vào chính mình. Thế vận hội năm 2008 có thể đã tạo nên đỉnh cao cho sự tự tin. Nhưng từ đó đến nay, một mặt, khủng hoảng kinh tế cùng với tăng trưởng chậm lại, mặt khác việc cá nhân hóa quyền lực xung quanh Tập Cận Bình đã tạo nên một không khí khác hẳn. Các diễn từ của quan chức Bắc Kinh tỏ ra ở thế thủ nhiều hơn, càng làm rõ thêm nghịch lý này.

Tác giả đặt câu hỏi, trên trường quốc tế, làm thế nào Trung Quốc có thể rao giảng về dân chủ hóa, khi từ chối thô bạo tiến trình này ngay trong đất nước mình ? Làm thế nào nêu ra việc tôn trọng luật quốc tế như một mô hình đạo đức, trong khi tỏ ra vô cùng thông cảm với Nga trong « việc đã rồi » Crimée ? Người ta không thể xây dựng nên lòng tin trên một sự tương phản quá lớn giữa lời nói và hành động.

Và cuối cùng, làm thế nào hòa hợp được giữa một vai trò quá khiêm tốn trên thế giới - đặc biệt tại Trung Đông - với sự hiện diện đầy đe dọa và những hành động quá hung hăng tại Biển Đông ? Tuy Trung Quốc không loại trừ việc can thiệp vào Syria với các điều kiện hết sức đặc biệt : nếu chính quyền Damas yêu cầu và nếu được Liên Hiệp Quốc ủy nhiệm.

Tại sao Trung Quốc tiếp tục núp sau những nguyên tắc đạo đức chung, trong khi lại hành xử nghiệt ngã với người khác ? Tại Bắc Kinh thứ Năm tuần trước, khi tham gia một cuộc tranh luận về trật tự thế giới, bà Angela Merkel đã ngạc nhiên khi thấy phía Trung Quốc tập trung các câu hỏi không phải về vấn đề nhập cư, mà về an ninh mạng. Sau khi chơi ván bài thương mại và tài chính cho Anh, Bắc Kinh lại chìa ra lá bài hận thù với Đức. Bà Angela Merkel nói chuyện với họ về ông Putin, họ lại trả lời bằng cách nêu ra việc nước Mỹ đã nghe lén điện thoại của bà.

Công nhân ăn bữa trưa qua quít tại một công trường xây dựng ở Bắc Kinh, 29/10/2015.
Nội bộ càng bế tắc, Bắc Kinh càng cứng rắn trong đối ngoại

Giáo sư Moïsi nhận định, tất cả cho thấy dường như bên trong càng thiếu tự tin, thì Trung Quốc lại càng lớn giọng đối với bên ngoài.

Những thử thách nội bộ đúng là hết sức to lớn. Làm thế nào quản lý được một đất nước nay đã có nhiều tỉ phú hơn cả Hoa Kỳ, nhưng số người nghèo khổ lại đông đảo ngang bằng Ấn Độ ? Làm thế nào hòa hợp được giữa việc cổ vũ mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân trên lãnh vực kinh tế, nhưng lại bác bỏ toàn bộ về mặt chính trị ? Trong lúc khu trung tâm Bắc Kinh chuyển đổi thành một trung tâm thương mại sang trọng khổng lồ, trái tim quyền lực ở Đại sảnh đường Nhân dân dường như ngưng đọng lại trong khung cảnh xưa cũ.

Tác giả quan sát thấy trên các đường phố Bắc Kinh, cảnh sát trong bộ cảnh phục xanh lá và găng tay trắng hiện diện khắp nơi, nhưng cả người đi bộ lẫn người lái xe đều không tuân thủ luật lệ giao thông. Có vẻ như Nhà nước Trung Quốc không quan tâm đến việc giáo dục công dân, về sự tôn trọng lẫn nhau trong xã hội.
Một bầu không khí kỳ lạ ngự trị tại thủ đô. Những tuyên bố ủng hộ chế độ càng thêm cứng rắn, nhưng trong nội bộ hệ thống người ta cởi mở hơn, thận trọng bày tỏ những ngờ vực.

Chưa ai có thể dự đoán về tương lai Trung Quốc, nhưng đất nước này không còn tạo cho người ta cảm giác đang dần bước về một hướng tốt đẹp như vài năm trước đây. Vấn đề là làm sao biết được Trung Quốc đang thụt lùi ít hay nhiều, hay đơn giản chỉ là giậm chân tại chỗ ?

Trực thăng H135
Trực thăng Airbus « Made in China »

Trên lãnh vực kinh tế, Le Monde nói về « Những chiếc Airbus ngày càng ‘‘Made in China’’ hơn », với việc tập đoàn sản xuất máy bay châu Âu sẽ xây dựng một nhà máy lắp ráp trực thăng dân dụng tại Trung Quốc.

Theo dự kiến, chiếc trực thăng H135 đầu tiên của Airbus sẽ được xuất xưởng tại Cáp Nhĩ Tân vào năm 2018. Đây là loại trực thăng có kích thước khá lớn, dùng cho việc vận chuyển người và thiết bị ra ngoài khơi.
Hiện được sản xuất tại Marignane vùng Bouches du Rhône của nước Pháp, trực thăng H135 sản xuất tại Trung Quốc sẽ được mang tên thương mại là AC352, dành cho thị trường nội địa nước này. Nhu cầu còn rất lớn vì quy định ở Trung Quốc đến nay chỉ dành ưu tiên cho trực thăng quân sự. Việc hạn chế này sẽ được giảm dần, và số lượng trực thăng trong 20 năm tới sẽ tăng gấp đôi.

Đối với phi cơ, Airbus cũng chọn Trung Quốc để mở nhà máy lắp ráp đầu tiên ngoài châu Âu. Thị phần của tập đoàn hàng không châu Âu tại Trung Quốc đã tăng từ 7% năm 1995 lên 50%, cạnh tranh ngang ngửa với Boeing. Tập đoàn Mỹ, hiện diện tại Trung Quốc từ bốn mươi năm qua thì có chiến lược khác : nghiêng về việc hợp tác với nhiều đối tác thay vì lập nhà máy bên ngoài Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Serguei Choigou
Serguei Choigou, chiến tướng của ông Putin

Nhìn sang nước Nga, trong bài điều tra « Chiến tướng của Putin », Le Monde phác họa chân dung của ông Serguei Choigou, Bộ trưởng Quốc phòng Nga. Sáp nhập Crimée, can thiệp vào Syria, hợp tác quân sự với Iran : tướng quân trung thành với Tổng thống tả xung hữu đột trên khắp các chiến trường do Vladimir Putin khởi động, đồng thời còn tỏ ra lão luyện trên mặt trận

Từ sau khi Liên Xô tan rã, chưa bao giờ có nhiều cuộc tập trận như thến từ Nam cực tới Vladivostok, được dàn dựng như những siêu phẩm Hollywood. Mùa hè vừa qua 95.000 binh lính, 170 máy bay và 20 chiến hạm đã được huy động. Trong bối cảnh u ám của nền kinh tế hiện nay, ngân sách dành cho Bộ Quốc phòng lại được tăng 33%, đạt 3.287 tỉ rúp (46,5 tỉ euro) trong năm 2015, chiếm trên 20% chi tiêu của nước Nga.

Chuyên gia quân sự nổi tiếng Alexandre Goltz nói với Le Monde : « Nếu Putin nghiêm túc nghĩ đến một người kế tục, thì ông Choigou là ứng viên hàng đầu ». Ngược lại, trong trường hợp thất bại hay vấp phải những thử thách nghiêm trọng trên thực địa, Bộ trưởng Quốc phòng cũng sẽ là người đầu tiên bị hy sinh. Cũng theo chuyên gia này, ông Serguei Choigou, người gốc Xibêri, là một trong những lãnh đạo hiếm hoi của Nga vừa làm việc hiệu quả vừa lại là một nhân vật khá tử tế. Ông ta hiểu rất rõ ông Putin, vì họ cùng một thế hệ, cùng một cách suy nghĩ của « con người xô-viết ».

Hiện trường máy bay Nga rơi trên đất Ai Cập, 01/11/2015.
Máy bay Nga bị IS khủng bố?

Cũng liên quan đến Nga, nhưng về sự kiện bi thảm máy bay rơi ở Ai Cập làm 224 người tử nạn, các báo Pháp hôm nay đều đặt ra các giả thiết về nguyên nhân khiến chiếc Airbus của hãng hàng không Nga Kogalymavia nổ tung giữa không trung, trong đó không loại trừ khả năng bị khủng bố.

La Croix nhận định, cho dù Matx cơva đã bác bỏ ngay tuyên bố do chi nhánh Ai Cập của tổ chức Nhà nước Hồi giáo đưa ra nhận là đã bắn hạ chiếc Airbus A321, nhưng một khi hai chiếc hộp đen chưa được phân tích thì mọi kịch bản đều có thể.

Kích thước các mảnh vỡ khá nhỏ, rải rác trong chu vi lên đến 20 kilomet cho thấy có thể máy bay đã bị nổ tung từ trên không. Nhưng theo chuyên gia hàng không Gérard Feldzer, thì vẫn chưa thể khẳng định được nguyên nhân. « Không thể loại trừ trường hợp hư hỏng nặng, chẳng hạn một động cơ bị sút ra làm hư hại cánh máy bay như đã có xảy ra trong quá khứ. Nhưng một quả bom nổ bên trong cũng có thể làm phi cơ lao thẳng xuống đất ». Một điều chắc chắn là cơ trưởng đã không gởi tín hiệu báo nguy.

Chuyên gia Alain Rodier nhận định: « Cả Ai Cập và Nga đều có lợi khi bác bỏ giả thiết khủng bố. Ai Cập sợ hậu quả tai hại cho ngành du lịch của mình, còn Nga không muốn ảnh hưởng đến việc can thiệp quân sự vào Syria, vốn dựa trên chủ trương ''thiệt hại nhân mạng bằng 0'' »

Các nhà quan sát đều cố loại trừ khả năng chiếc Airbus A321 bị hỏa tiễn từ dưới đất bắn trúng, vì quân thánh chiến tại Ai Cập đến nay chỉ sở hữu các khẩu kalachnikov, súng phóng lựu, tên lửa chống tăng và hỏa tiễn địa-không cầm tay. Tuy đã từng bắn hạ trực thăng hoặc bắn trúng chiến hạm, nhưng nhóm này không có vũ khí hạng nặng để nhắm vào một chiếc máy bay ở độ cao 9.000 mét. Ngược lại, quân thánh chiến vẫn có thể thâm nhập phi trường Charm El Cheikh để đặt bom ngay trên phi cơ.

Tuy nhiên việc phe thánh chiến lên tiếng nhận là tác giả cũng gây lo ngại, vì nhánh « Tỉnh Sinai », trước đây mang tên Ansar Jerusalem là một trong những nhóm đầu tiên đầu quân vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo. Nếu nguyên nhân khủng bố là sự thật, thì đây là một hướng tiến công mới, cách hành động mới của IS. Trong khi cho đến nay IS luôn tỏ ra khả tín trong các tuyên bố, chưa bao giờ nhận vơ chiến tích của người khác vào mình.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20151102-trung-quoc-dang-thut-lui-hay-giam-chan-tai-cho 


Những thành phố ma : Điềm báo khủng hoảng Trung Quốc

Mô hình Trung Quốc đang khủng hoảng ?

Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs: Không nên đầu tư vào Trung Quốc

Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục xuống dốc lâu dài

TPP, cú đá hậu vào Bắc Kinh

 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế giới 24h: Đòn thù nhằm vào nước Nga?


 - Việc Nga không kích IS đang dẫn tới nhiều nguy cơ bị trả thù; Trung Quốc gây sửng sốt với máy bay tự chế... là những tin đáng chú ý.
Nổi bật
Việc Nga tiến hành không kích các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đang dẫn tới nhiều nguy cơ nước này bị trả thù bởi những kẻ theo chủ nghĩa khủng bố, cực đoan.
Hôm 31/10, chiếc máy bay mang số hiệu KGL-9268 của hãng hàng không Nga - Kogalimavia đã bị rơi ở bán đảo Sinai của Ai Cập. Toàn bộ 224 người trên chiếc máy bay đều đã tử nạn.
Không lâu sau khi vụ tai nạn xảy ra, nhóm phiến quân "Tiểu vương Sinai" thuộc tổ chức khủng bố IS đã nhận trách nhiệm bắn rơi chiếc máy bay Nga, và công bố một đoạn video liên quan.
Ủy ban điều tra của Ai Cập cho biết, phân tích sơ bộ hộp đen khẳng định máy bay không bị tấn công từ bên ngoài, và phi công không phát tín hiệu nguy hiểm trước khi biến mất khỏi radar.
đòn thù, nước Nga, phiến quân, Hồi giáo cực đoan, trả thù, không kích, IS, Syria, khủng bố, máy bay, tai nạn hàng không, thế giới 24h
Mảnh vỡ của chiếc máy bay Nga xấu số. (Ảnh: THX)
Các chuyên gia an ninh, hàng không cũng cho rằng, nhóm IS và các tổ chức liên kết không có khả năng bắn hạ được máy bay đang bay ở độ cao khoảng 10.000m như chiếc phi cơ xấu số.
Tuy nhiên, hôm 2/11, khi được hỏi liệu máy bay có bị khủng bố không, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói không có lý do để loại trừ bất cứ giả thuyết nào về lý do rơi phi cơ.
Về phía Kogalymavia, hãng hàng không cho rằng, không thể nói nguyên nhân khiến máy bay bị vỡ trên trời là do phi công hay kỹ thuật, chỉ có thể giải thích là do tác động cơ học hay vật lý.
Tờ Telegraph dẫn lời Phó giám đốc hãng Alexander Smirnov cho biết, chiếc máy bay gặp nạn không gặp bất cứ trục trặc kỹ thuật nào mà “có thể chịu tác động từ bên ngoài trong khi bay”.
Theo ông, máy bay bị gãy làm đôi và vỡ thành nhiều mảnh trên trời trong khi phi công không hề liên lạc với kiểm soát không lưu. Đây là điều không thể nếu như máy bay gặp sự cố kỹ thuật.
Chuyên gia hàng không Michel Polacco cũng cho rằng, "việc máy bay vỡ tung trên bầu trời tạo ra những mảnh vỡ như chúng ta có thể thấy, chỉ có thể là do một cấu trúc của máy bay bị nổ”.
"Có thể là do trục trặc kỹ thuật song điều này ít xảy ra. Điều này dẫn tới khả năng máy bay bị khủng bố. Chỉ có một quả bom mới gây ra tác động kiểu như vậy", chuyên gia người Pháp nói.
Trong một diễn biến khác, mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã kêu gọi các tín đồ Hồi giáo liên kết lại để đối phó với quân đội Nga, Iran, phương Tây, và các lực lượng hậu thuẫn địa phương.
Trong đoạn ghi âm công bố ngày 2/11, thủ lĩnh al-Qaeda nói rằng Mỹ, Nga, Iran và Hezbollah đang phối hợp trong một cuộc chiến chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan, trong đó gồm IS.
Ayman al-Zawahir, thủ lĩnh mạng lưới khủng bố khét tiếng này, đã kêu gọi các nhóm Hồi giáo cực đoan dừng chiến đầu chống lại lẫn nhau, để cùng nỗ lực tấn công vào các mục tiêu chung.
Tin vắn
- Kết quả sơ bộ phân tích hộp đen máy bay Nga gặp nạn khẳng định không có dấu hiệu tấn công từ bên ngoài và phi công không phát tín hiệu nguy hiểm.
- Tòa thánh Vatican đã tiến hành bắt hai quan chức vì để rò rỉ những thông tin nhạy cảm liên quan đến vấn đề tài chính, trong một vụ bê bối đang lan rộng.
- Các quan chức quân sự Campuchia cho hay, nước này đã triển khai đợt 2 gồm 216 binh lính gia nhập hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ ở Trung Phi.
- Một cựu chỉ huy của không quân Hoàng gia Anh đã bác bỏ thông tin IS bắn rơi máy bay dân sự Nga hôm 31/10 và cho rằng video này thật "nực cười".
- Sương mù khiến sân bay Heathrow ở London (Anh) 45 chuyến bay, sân bay London City hoãn toàn bộ chuyến bay nội địa, quốc tế đến 11h ngày 2/11.
- Sáng 2/11, chuyến bay của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã đưa những thi thể nạn nhân đầu tiên trong vụ máy bay Nga rơi ở Ai Cập đến St. Petersburg.  
- Ông Trương Vân, Chủ tịch của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (AgBank), đang bị điều tra về tội tham nhũng, theo tin tức từ báo chí địa phương.
- Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc hôm 2/11 đã lên tiếng công khai kêu gọi các bên thực thi quyền tự do trên biển và trên không ở khu vực Biển Đông.
- Tàu chiến INS Sahyadri của Ấn Độ ngày 2/11 đã cập cảng Manila trong khuôn khổ chuyến thăm 3 ngày nhằm tăng cường giao lưu với phía Philippines.
- Quốc hội Iraq bỏ phiếu thông qua quyết định cấm chính phủ phê duyệt các cải cách quan trọng, mà không có sự chấp thuận của cơ quan lập pháp này.
- Trung Quốc đã cách chức Tổng biên tập Nhật báo Tân Cương, ông Triệu Tân Úy, vì ông này chỉ trích những nỗ lực chống lại khủng bố của Bắc Kinh.  
- Hàng chục tù nhân bị giam giữ trong cũi sắt được một nhóm phiến quân ở Syria dùng làm lá chắn sống tại thành trì lớn nhất ở ngoại ô thủ đô Damascus.
Tin ảnh
đòn thù, nước Nga, phiến quân, Hồi giáo cực đoan, trả thù, không kích, IS, Syria, khủng bố, máy bay, tai nạn hàng không, thế giới 24h
Hình ảnh bé gái Darina Gromova đứng ngắm phi trường trước khi lên phi cơ sang Ai Cập đã trở thành biểu tượng đau thương cho vụ tai nạn máy bay Nga. (Ảnh: RT/ Twitter)
Darina là hành khách nhỏ tuổi nhất có mặt trên chuyến bay xấu số. Cô bé mới có 10 tháng tuổi. Trước khi chiếc máy bay cất cánh từ Ai Cập để về Nga, chị Tatiana - mẹ của Darina, đã đăng lên Twitter bức ảnh chụp trước khi họ lên máy bay sang Ai Cập. Bức ảnh này đã được cư dân mạng thế giới lan truyền với tốc độ chóng mặt.
Phát ngôn
"Liên quan đến khu vực biên giới Đắk Đăm thuộc tỉnh Đắk Nông của Việt Nam tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri thuộc Campuchia, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, lịch sử và quản lý thực tế để khẳng định khu vực này luôn thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của Việt Nam”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 2/11 nêu rõ.
Sự kiện
Ngày 3/11/1957, Liên Xô đã làm cả thế giới ngạc nhiên bằng việc phóng thành công tàu vũ trụ Sputnik-2, mang theo sinh vật sống đầu tiên là chú chó Laika.
Thanh Vân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lần hồi kẻ trước người sau - Đó ai thoát khỏi qua cầu xì toi!

Schabowski, người làm Bức tường Berlin sớm sụp đổ vừa qua đời

Ông Günter Schabowski 
(Libération & Le Figaro 01/11/2015) Ngày 9 tháng 11 năm 1989, người phát ngôn của Cộng hòa Dân chủ Đức đã loan báo nhầm là việc ra nước ngoài của công dân Đông Đức được cho phép « ngay lập tức », dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Ông vừa mất hôm Chủ nhật 01/11/2015, thọ 85 tuổi.

Đông Berlin, ngày 9 tháng 11 năm 1989. Chế độ Đông Đức đang dưới áp lực. Việc ông Mikhail Gorbatchev lên nắm quyền ở Matxcơva đã khơi dậy rất nhiều hy vọng. Mặc cho giá lạnh, những người Đông Đức từ nhiều tuần qua cứ mỗi tối thứ Hai lại biểu tình để đòi được nhiều quyền tự do hơn, nhất là được xuất cảnh.

Các lãnh tụ cộng sản Đông Đức biết rằng họ không còn có thể đè nén được cuộc nổi dậy đang sôi sục bao lâu nữa, nhất là Gorbachev đã nói rõ: ông sẽ không gởi xe tăng của Hồng quân đến Đông Đức, như đã diễn ra ở Praha năm 1968.


Ban lãnh đạo Đông Đức vẫn còn muốn cứu vãn những gì cứu được. Hôm 9 tháng 11 ấy, Tổng bí thư đảng Cộng sản Đông Đức Egon Krenz vừa thông báo cho các lãnh đạo cao cấp của chế độ là một quy định mới về việc xuất cảnh ra nước ngoài đã được thông qua.

Được xuất cảnh « ngay lập tức »

Đến cuối giờ chiều, trong một tòa nhà bụi phủ và sưởi ấm quá mức theo kiểu xô-viết ở đường Mohrenstrasse, trung tâm Đông Berlin, phát ngôn viên chính phủ Günter Schabowski phải thông tin cho báo chí nước ngoài biết quyết định mới nhất này. Tòa nhà là nơi có trung tâm báo chí dành cho một số hiếm hoi các phóng viên ngoại quốc được chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức (RDA) cho đăng ký hoạt động.

Cuộc họp báo của chính phủ, nhạt nhẽo như thường lệ, sắp kết thúc. Vào lúc 18g53, Schabowski rút trong túi ra một tờ giấy nhỏ, đọc bằng giọng đơn điệu một văn bản, loan báo visa để ra nước ngoài sẽ được cấp « không cần điều kiện đặc biệt hay lý do gia đình » nào.

Một phóng viên Ý, Ricardo Ehrmann, hai mươi năm kinh nghiệm về cung cách tuyên truyền của RDA, muốn biết thêm chi tiết, hỏi rằng bao giờ mới bắt đầu. Schabowski ấp úng, rồi nói đại: « Theo như tôi biết…thì ngay lập tức, không có hạn định nào ».

«Sofort, unverzüglich», những từ ngắn ngủi ấy đã làm xoay chuyển lịch sử châu Âu. Thật ra Trung ương Đảng dự kiến biện pháp này chỉ bắt đầu được áp dụng thận trọng từ ngày hôm sau. Schabowski không quen trả lời báo chí phương Tây, lúc đó không rõ việc này.

Các thông tín viên ngoại quốc, trước hết sững sờ kinh ngạc, rồi vội vàng đua nhau phóng ra khỏi phòng họp. Chỉ trong vòng vài phút, thông tin người Đông Đức được phép vượt qua Bức tường Berlin sang Tây Đức « ngay lập tức » đã được loan đi trên toàn thế giới !

…Nhưng tin này phải mất khá lâu mới đến tai lực lượng biên phòng. Ở phía bắc Bức tường Berlin, vô số người dân Đông Đức ùn ùn đổ về phía cổng Borholmer Strasse. Bị quá tải, rốt cuộc biên phòng cho mở cổng trước dự kiến, vào khoảng 23 giờ.

Những người dân hai miền Đông và Tây Đức hân hoan ôm chầm lấy nhau bất kể lạ quen. Bức tường Berlin bị phá vỡ vài ngày sau đó, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Đông Đức.

Biểu tình ở Berlin ngày 04/11/1989.
« Kẻ phản bội »

Schabowski sinh ra ở vùng Baltic năm 1929, có cha là thợ ống nước và mẹ là nhân viên vệ sinh. Trong suốt hai mươi năm, ông viết cho một nhật báo công đoàn, leo dần lên những bậc thang quyền lực cho đến khi vào Bộ Chính trị năm 1984. Năm 1989, ông là ủy viên Bộ Chính trị duy nhất đi gặp gỡ những người biểu tình.

Câu nói «Sofort, unverzüglich»,đã vô tình làm Bức tường sụp đổ sớm, nhưng Schabowski không cho rằng mình là « người hùng ». Sau này ông cho biết : « Mở ra Bức tường Berlin là một quyết định nhân đạo nhưng mang tính chiến thuật, được đưa ra dưới áp lực của nhân dân. Sự hiện hữu của Cộng hòa Dân chủ Đức đang gặp nguy hiểm. Khoảng 300 đến 500 người vượt tuyến mỗi ngày, một sự chảy máu nguồn lực. Chúng tôi phải làm gì đó để được lòng dân hơn. Vào thời đó, tôi vẫn còn là một người cộng sản trung kiên ».

Hai tháng sau đó, « kẻ phản bội » Schabowski bị khai trừ đảng.

Dần dà với thời gian, ông gia nhập đội ngũ những người phản tỉnh : « Đảng Cộng sản không bao giờ cho phép tranh luận. Đường hướng chỉ đạo bao trùm tất cả. Vào tháng 11 và tháng 12 năm 1989, tôi dần hiểu ra rằng tôi đã phục vụ cho một chế độ sai lầm và không thể bênh vực nổi ».

Cũng giống như đa số lãnh đạo cộng sản, Schabowski bị đưa ra xét xử năm 1997 vì tội đồng lõa trong việc bắn hạ những người toan bỏ trốn chế độ với việc vượt qua biên giới giữa hai nước Đức một cách bất hợp pháp. Ông nhìn nhận « trách nhiệm đạo đức » của mình và xin lỗi các gia đình nạn nhân. Bị kết án năm 1999, vài tháng sau ông được ân xá. Günter Schabowski qua đời hôm Chủ nhật 01/11/2015, thọ 86 tuổi, vào lúc chỉ còn vài ngày nữa là kỷ niệm 26 năm Bức tường Berlin sụp đổ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang