Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Tên nước Việt Nam, một hành trình lịch sử



Bài viết này điểm lại một số tên gọi trước đây của nước Việt Nam. Điều mà ít người để ý là Việt Nam đã có tới gần 20 quốc hiệu, chính thức cũng như bán chính thức, trong suốt quá trình lập quốc cho đến ngày nay. Các tên gọi này đều được ghi chép trong sử sách hoặc được chính thức sử dụng trong nghi thức ngoại giao quốc tế.

Văn Lang (文郎) được coi là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam để chỉ một quốc gia có kinh đô đặt tại Phong Châu, nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ Văn Lang gồm khu vực đồng bằng miền Bắc và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia Văn Lang tồn tại cho đến năm 258 Trước công nguyên (TCN).

Đó là thời kỳ của các vua Hùng, giống như những tộc trưởng người Mường mà sau này các quan lang ở Hòa Bình, hay ở Thanh Hóa, chính là những người kế tục. “Văn” là tri thức, hiểu đơn giản liệu đó có phải là những người xăm mình theo tập tục cổ xưa?

Năm 257 TCN, nước Âu Lạc (甌雒, 甌駱, 甌貉) được hình thành từ việc liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).

Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 208 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.

Sau Âu Lạc là Vạn Xuân (萬春), với hàm ý đất nước của “mười ngàn mùa xuân”, một cái tên thật đẹp dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế nhưng tiếc thay lại có thời kỳ độc lập ngắn ngủi, thoát khỏi ách đô hộ của Trung Hoa. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602 thì bị nhà Tùy tiêu diệt.

Đại Cồ Việt (大瞿越) là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt tên năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu Đại Việt.

Đại Việt (大越) là quốc hiệu từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (bị gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh). Đại Việt kéo dài từ năm 1054 đến 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, nhưng thời gian thực quyền chỉ được 743 năm.

Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ. Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được Chu Vũ Vương của nhà Chu phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ.

Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu (虞) ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si" (愚癡) như nhiều người lầm tưởng.

Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt. Người ta nhận thấy những tên gọi như Đại Ngu và Đại Việtthường được hiểu với ý nghĩa “vĩ đại”. Trong thực tế, lịch sử thế giới cho thấy nghĩa của chữ “vĩ đại” thường dùng chỉ một số quốc gia nổi tiếng trong việc đi xâm chiếm hoặc làm khuynh đảo thế giới trong một thời kỳ dài.

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh bình luận: “Các vị Vua của chúng ta đã từng hơi vội vã áp dụng cách nghĩ đó cho việc đặt tên cho đất nước nhỏ bé của mình, vì thế mà sẽ khó giữ được lâu dài cho hậu thế. Người ta chỉ nên nghĩ đến chữ “đại”, khi mình là một nước lớn, và chính bản thân mình phải giữ được cho nó lớn!”

Quốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Ban đầu vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng “Nam” có ý nghĩa “An Nam” còn “Việt” có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên, tên Nam Việt lại trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việtthời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh đề nghị nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Quốc hiệu Việt Nam được chính thức tuyên phong từ năm 1804.

Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam đã xuất hiện sớm hơn, nghĩa là trước 1804. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí (nay không còn) do hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc biên soạn. Cuốn Dư địa chí viết đầu thế kỷ 15 của Nguyễn Trãi (1380-1442) cũng đã nhiều lần nhắc đến hai chữ Việt Nam.

Điều này còn được đề cập rő trong những tác phẩm của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Người ta cũng tìm thấy hai chữ Việt Nam trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh...

Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng hai chữ Việt Nam được cấu thành bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam).

Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi, xin phép nhà Thanh cho đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam(大南), ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đã đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15/2/1839. Quốc hiệu này tồn tại cho đến năm 1945.

Cờ Việt Nam trong giai đoạn từ 1802 đến 1945

Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa vào ngày 17/4/1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim (tác giả cuốn Việt Nam Sử Lược), với quốc hiệu Đế quốc Việt Nam. Trên thực tế, khi đó Nhật Bản vẫn cai trị Nam Kỳ.

Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam Kỳ mới được trao trả cho Việt Nam ngày 14/8/1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Trên danh nghĩa, đây là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, danh xưng Đế quốc Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam Kỳ được thống nhất về mặt địa lý vào đất nước Việt Nam.

Cờ Việt Nam trong giai đoạn từ 1945 đến 1948

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954 đến 1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2/9/1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với thực dân Pháp và Quốc gia Việt Nam được lập ra năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này còn phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòađược thành lập tại miền Nam Việt Nam.

Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Quốc gia Việt Nam là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, được ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8/3/1949, giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955).

Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính xác hơn, đó là Đệ nhất Cộng hòa để phân biệt với giai đoạn chính trị tiếp theo được gọi là Đệ nhị Cộng hòa sau khi Tổng thống Diệm bị lật đổ.

Như vậy, Việt Nam Cộng hòa là tên gọi quốc gia được thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Trong cuộc trưng cầu dân ý tại miền Nam Việt Nam năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền này, gồm Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa, tồn tại độc lập và đối kháng khốc liệt với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Bắc trong 20 năm. Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào ngày 30/4/1975.

Quốc kỳ Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là tên gọi mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đượcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa hậu thuẫn. Tổ chức này được đặt ra tại miền Nam Việt Nam với việc thành lập một chính phủ mới để chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Danh xưng tồn tại trong 7 năm (1969-1976), sau đó, chính quyền lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đã giải tán để hợp nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành một quốc gia Việt Nam thống nhất.

Cờ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Ngày 2/7/1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thànhCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.

Quốc kỳ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngoài ra còn một số danh xưng gây nhiều tranh cãi  như quốc hiệu Xích Quỷ (赤鬼), còn gọi là Thích Quỷ, một cái tên chẳng đẹp đẽ gì vì nó hàm ý… những con quỷ đỏ.

Theo Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, Xích Qủy có nguồn gốc từ thủy tổ của người Việt là Kinh Dương Vương. Sách chép: 

“Cứ theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ “.

Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp biển Nam Hải. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào khoảng năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.

Vấn nạn thứ hai: Nam Việt (南越) là quốc hiệu thời nhà Triệu (207 TCN-111 TCN). Nói chính xác thì đối tượng tranh cãi không phải là bản thân tên gọi Nam Việt, mà vấn đề là quốc hiệu này có đại diện cho nước Việt Nam hay không. Thời phong kiến xem Nam Việt chính là quốc hiệu của tộc người Việt, nhưng quan điểm chính thống ngày nay cho rằng quốc gia Nam Việt khi đó là của người Trung Hoa.

Không coi Nam Việt là của Việt Nam vì lý do Triệu Đà là người Hán, quê huyện Chân Định, nhân lúc nhà Tần suy loạn đã nổi lên lập ra nhà Triệu, lấy quốc hiệu là Nam Việt. Các ý kiến ngược lại, cho rằng quốc hiệu này là của người Việt, có các nhận định của các học giả như Lê Văn Hưu hay Ngô Sĩ Liên.

Lê Văn Hưu viết: "Đất Liêu Đông không có Cơ Tử thì không thành phong tục mặc áo đội mũ (như Trung Hoa), đất Ngô Cối không có Thái Bá thì không thể lên cái mạnh của bá vương. Đại Thuấn là người Đông Di nhưng là bậc vua giỏi trong Ngũ Đế. Văn Vương là người Tây Di mà là bậc vua hiền trong Tam Đại. Thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi. Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là "lão phu", mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được".

Ngô Sĩ Liên nói: "Truyện Trung Dung có câu: "Người có đức lớn thì ắt có ngôi, ắt có danh, ắt được sống lâu". Vũ Đế làm gì mà được như thế? Cũng chỉ vì có đức mà thôi. Xem câu trả lời Lục Giả thì oai anh vũ kém gì Hán Cao. Đến khi nghe tin Văn Đế đặt thủ ấp trông coi phần mộ tổ tiên, tuế thời cúng tế, lại ban thưởng ưu hậu cho anh em, thì bấy giờ vua lại khuất phục nhà Hán, do đó tông miếu được cúng tế, con cháu được bảo tồn, thế chẳng phải là nhờ đức ư? Kinh Dịch nói: "Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua". Vua chính hợp câu ấy".

Hoặc vua Quang Trung sau khi đánh bại đội quân nhà Thanh năm 1789 đã có ý định đòi lại đất hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây với lý do đây là đất cũ của Nam Việt thời Triệu Đà.

Vấn nạn thứ ba: An Nam (安南) là danh xưng của người nước ngoài chỉ lãnh thổ Việt Nam trong một số thời kỳ. Nguồn gốc danh xưng này từ thời Bắc thuộc (Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ), nhà Đường ở Trung Quốc đã đặt tên cho khu vực lãnh thổ tương ứng với khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay làAn Nam đô hộ phủ (673-757 và 768-866).

Sau khi giành được độc lập, các triều vua Việt Nam thường phải nhận thụ phong của Trung Quốc, danh hiệu An Nam quốc vương (kể từ năm 1164). Từ đó người Trung Quốc thường gọi nước Việt Nam là An Nam, bất kể quốc hiệu là gì. Cách gọi này đã ảnh hưởng đến cách gọi của người châu Âu trước năm 1945.

Thời kỳ thuộc Pháp, Annam (gọi theo tiếng Pháp) là tên gọi chỉ vùng lãnh thổ Trung Kỳ do nhà Nguyễn cai trị dưới sự bảo hộ của Pháp. Tuy vậy, người Pháp vẫn dùng danh xưng Annam để chỉ người Việt nói chung ở cả 3 vùng Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam) và Nam Kỳ (Cochinchine).

Quốc kỳ An Nam (1920-1945)

Học giả Nguyễn Văn Vĩnh có một bài viết nhan đề An Nam, Đại Nam hay Việt Nam? (Annam, Đại Nam ou Việt Nam?) đăng trên báo L’Annam Nouveau, số 142, ngày 2/6/1932. Bài báo viết cách đây 71 năm nhưng đối với chúng ta ngày nay đó là một đề tài đáng để suy gẫm.

Ông viết: “Nếu đất nước Trung Hoa là vĩ đại, một nước Trung Hoa trường tồn mà không phải là một nước Trung Hoa đã bị Âu hóa, thì nước ta có thể tự hào là đất nước duy nhất không có tên trên bản đồ thế giới. Nước An Nam, một bộ lạc nhỏ nhưng đã tự trưởng thành được nhờ có đất đai màu mỡ, khí hậu tuy không phải là dễ chịu thì cũng là thuận lợi cho một cuộc sống khá dễ dàng đối với những nhóm cư dân đã quen với môi trường ở đây…”

Bài viết của Nguyễn Văn Vĩnh
trên báo L’Annam Nouveau, số 142, ngày 2/6/1932

Theo Nguyễn Văn Vĩnh, cái tên An Nam là gia tài để lại từ người Trung Quốc, nhưng không phải là một Trung Hoa của đời Nhà Thanh, hay là một Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, hoặc một Trung Quốc của những người thương lái ở Quảng Đông, mà là một Trung Quốc trường tồn theo Khổng giáo ở phần lục địa châu Á, chẳng khác bao nhiêu so với một Roma đối với châu Âu La tinh (L’Europe latine).

Có người, vì lòng ái quốc, muốn chúng ta vứt bỏ cái tên An Nam của quá khứ nhục nhã đó đi... Ông lý luận: “Nguồn gốc của loài người, theo giả thuyết là được sinh ra từ loài vượn, điều này đâu có làm cho chúng ta phải đỏ mặt mà hổ thẹn với cái xuất xứ đó, và cũng không ai muốn phủ nhận những chứng cứ khoa học nếu điều đó được chứng minh theo cách không thể phủ nhận”.

Nhìn từ góc độ này, đâu có gì là quan trọng nếu cái tên An Nam có nghĩa là một phương Nam bị Trung Hoa cai trị. Việc này, hiểu đơn giản chỉ có nghĩa là xưa kia, chúng ta là một bộ lạc, một nhóm cư dân đã từng tồn tại rất năng động, người ta chẳng khi nào lại thấy xấu hổ vì hồi trẻ mình đã rất hiếu động.

Bản đồ sơ lược Annam (1651) do Alexandre de Rhodes phác hoạ

Nguyễn Văn Vĩnh cho rằng nếu chúng ta tự gọi mình là người An Nam sẽ không cảm thấy lố bịch như cách gọi mình là Đại Nam, vì cái tên đó nó chỉ gợi lên một cái gì không thật, mà chính chúng ta cũng cho rằng không đúng. Chúng ta mong muốn có một sự vĩ đại khác thực tế hơn.

Ông kết luận: “Chúng ta từng gọi nước Pháp là Đại Pháp, cũng như ta cũng đã từng gọi Trung Quốc là Đại Thanh. Nhưng việc tự gọi mình là Đại Nam thì giống như một người nghèo khổ, vốn vẫn đi làm thuê, bỗng dưng trở thành giầu có, rồi lấy tên mình đặt tên cho một trường học được xây dựng nên bằng tiền của người khác, và để tránh nghe nó cộc lốc, đã viết tên trên bảng hiệu là: “Trường Trần văn N...”. Vậy đó, chữ Đại Nam cũng thế, dễ làm người ngoài nghĩ về một nước nghèo mới khá lên. Trong khi chúng ta không phải như vậy, điều này trở thành mỉa mai quá!”

Chúng ta tự gọi tên mình là An Nam, người Trung Quốc gọi chúng ta là “Ố nàm”, hay “Ngan-nan”. Những người phương Tây gọi chúng ta là người “Annammites”… tất cả những cái đó đều không thể ngăn cản được việc chúng ta vẫn lớn lên, một ngày kia chúng ta sẽ lớn mạnh. Chính cái tên này, sẽ nhắc nhở mỗi chúng ta rằng: chúng ta là một nước nhỏ, và sẽ càng tuyệt vời để trở thành một nước lớn từ chỗ chúng ta là một nước nhỏ!

Bản đồ “Carte de l’Asia” do Homann Heirs vẽ năm 1744

Theo tôi, cách gọi tên nước theo thời của ông Nguyễn Văn Vĩnh là quá đơn giản vì không bị ràng buộc về thể chế chính trị như ngày nay. Ở vào thời đại của chúng ta, những từ ngữ đi kèm với quốc hiệu của một nước nói lên đường lối chính trị của nước đó. Không dễ gì thay đổi dù trong thâm tâm người dân trong nước rất muốn đổi thay.

Xét cho cùng, những từ ngữ như Dân chủCộng hòa hay Xã hội Chủ nghĩa chỉ là hình thức bề ngoài, cốt lõi bên trong là giới cầm quyền nước đó có được lòng dân hay không. 

Chính trị và Đạo đức là hai phạm trù tuy xa mà lại rất gần nhau, cũng vì thế Daniel O’Connell, một nhà chính trị người Anh, cho rằng “Không có điều gì đúng về mặt chính trị mà lại sai về mặt đạo đức”(Nothing is politically right which is morally wrong).    

***

Tài liệu tham khảo:

1.    Wikipedia

2.    Trần Trọng Kim: Việt Nam Sử Lược (1919)

3.    Tân Nam Tử Nguyễn Văn Vĩnh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những sợi tóc


Bài viết này không có tham vọng “chẻ làm tư” một sợi tóc vì đó thuộc phạm trù nghiên cứu của các nhà khoa học. Người viết chỉ xin được bàn về những sợi tóc và những mái tóc… đã đi vào văn chương nghệ thuật, từ bình dân cho đến hàn lâm, từ ca dao cho đến tục ngữ và từ thơ cho đến nhạc. 

***

“Tóc mai sợi vắn sợi dài
Lấy nhau chẳng đặng, thương hoài ngàn năm…”

Từ hai câu ca dao trên, nhạc sĩ Phạm Duy đã lấy cảm hứng sáng tác “Tóc mai sợi vắn sợi dài” theo phong cách dân ca. Chuyện tình bắt đầu từ “…thuở ấy, em vừa thôi kẹp tóc…” của một nàng thơ “…còn non mùi sữa”, nàng yêu một chàng nhạc sĩ mà “.. tiếng đàn nghe vụng quá…”.

Thời gian trôi qua, chuyện tình thơ dại đi đến đoạn kết buồn giống như lời mẹ ru ngày còn bé: “Lan huệ sầu ai lan huệ héo / Lan huệ sầu đời trong héo ngoài tươi”. Nàng đã lập gia đình với một người khác để chàng nghệ sĩ thấm thía câu “Tóc mai sợi vắn sợi dài…” [1]

Khác với Phạm Duy khai thác ca dao đưa vào nhạc, ta bắt gặp Trịnh Công Sơn đưa tóc vào tình ca với thiên hình vạn trạng của sợi tóc. Chỉ tiếc một điều, cuộc đời sáng tác của nhạc sĩ họ Trịnh trải qua hai giai đoạn chính, trong đó nhạc tình làm người hát ngưỡng mộ bao nhiêu thì những loại nhạc khác của ông khiến nhiều người phải cau mày bấy nhiêu.

Ca từ về tóc trong nhạc Trịnh Công Sơn rất phong phú, mang nặng chất thơ quyện với chất nhạc khiến người ta không phân biệt được đó là thơ hay nhạc. Họ Trịnh đã sử dụng một bút pháp lãng mạn trong lời ca đậm chất thơ trong bài “Còn tuổi nào cho em”: “… Tay măng trôi trên vùng tóc dài…”  giữa một Sài Gòn náo nhiệt để rồi tự hỏi với lòng… “Tuổi nào lang thang thành phố tóc mây cài…” [3]

Còn rất nhiều cách dùng chữ “xuất thần” trong nhạc Trịnh Công Sơn.

“…Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh”

“…Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai”

(Như cánh vạc bay)

“…Tóc nào hãy còn xanh, cho ta chút hồn nhiên
Tim nào có bình yên, ta rêu rao đời mình…”

“…Có đường phố nào vui, cho ta qua một ngày
Có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi…”

(Ru ta ngậm ngùi)

“….Đôi khi nhớ trong tóc em mùi cây trái thơm tho...” (Rồi như đá ngây ngô)
“…Thương nụ cười và mái tóc buông lơi...” (Thương một người)
“…Mây và tóc em bay trong chiều gió lộng...” (Tuổi Đời Mênh Mông)
“…Ôi tóc em dài đêm thần thoại…” (Gọi tên bốn mùa)
“…Sợi tóc em bồng, trôi nhanh trôi nhanh như dòng nước hiền…” (Tuổi đá buồn)
“…Lùa nắng cho buồn vào tóc em…” (Nắng Thủy Tinh)

Chất Huế cũng bàng bạc trong nhạc Trịnh khi “Nhìn những mùa thu đi” với niềm nuối tiếc khôn nguôi… “gió heo may đã về, chiều tím loang vỉa hè và gió hôn tóc thề… rồi mùa thu bay đi…” Người ta hiểu ngay, đó là mùa thu trên đất Thần Kinh với mái tóc thề muôn thuở [4]

Xứ Huế có câu ca dao “Bớ cô tóc xoả kề bề / Cô mặc áo trắng, tóc thề ngang vai”… Nhiều người tự hỏi, tại sao gọi là “tóc thề”? Một giải thích cho rằng những cô gái miền Sông Hương – Núi Ngự để “tóc thề” để nói lên sự ngây thơ, khép kín. Rồi mái tóc thề xuông đuột xỏa kín bờ vai đó sẽ có ngày biến mất khi nàng thơ sang ngang để lại một nỗi buồn man mác trong lòng kẻ tình si!
  
Kho tàng ngôn ngữ Việt Nam rất giàu những thuật ngữ liên quan tới tóc. Thơ Nguyên Sa xuất hiện với “tóc mây”, một từ ngữ khi đọc lên người ta mường tượng một làn mây trôi lơ lửng trên mái tóc người yêu:

“Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay”

Nét độc đáo lãng mạn của Nguyên Sa nằm ở chỗ hình tượng hóa tóc là mây vì biết đâu một ngày nào đó “tóc mây” không còn là của riêng mình nên mỗi lần nhìn mây bay vẫn cảm thấy người yêu xưa dõi theo bên mình trên bầu trời. Hóa ra xa cách mà lại rất gần gũi!

Không phải chỉ có “tóc mây”, thơ Nguyên Sa lại có cả “người yêu tóc ngắn” qua bài “Áo lụa Hà Đông”với những câu thật tình tứ [2]:

“…Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
Mà mùa thu dài lắm ở xung quanh…”

“…Em ở đâu hỡi người yêu tóc ngắn
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông…”

Tuy nhiên, theo tôi, (một người chỉ thích tóc dài tha thướt buông lơi trên bờ vai), tóc ngắn kiểu ngày xưa người ta thường gọi là “demi garçon”, làm sao hấp dẫn bằng những sợi tóc dài buông thả trên nền áo lụa Hà Đông giữa nắng Sài Gòn? 

“Demi garçon” là kiểu tóc ngổ ngáo của những nàng “tomboys” muốn có một cái đầu giống như con trai… nhưng quả thật, tóc của con trai “thứ thiệt” thì hầu như chẳng một thi nhân nào để mắt đến.

Thế nhưng, thơ Nguyên Sa khiến ta ngạc nhiên khi gặp bài “Cắt tóc ăn tết” của quý ông với đoạn mở đầu theo trường phái “thơ tự do”:

“Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Cắt cho ta sợi dài
Cắt cho ta sợi ngắn
Cắt cái sợi ăn gian
Cắt cái sợi nói dối
Sợi ăn cắp trên đầu
Sợi vu oan dưới gáy
Sợi bè phái đâm ngang
Sợi ghen tuông đứng dọc…”

Cứ thế là cắt cho bằng hết… rồi lại cắt luôn cả những cảnh tượng chiến tranh khốc liệt, huynh đệ tương tàn của Sài Gòn thời chiến:

“…Sợi xích chiến xa, sợi dây thòng lọng
Sợi hưu chiến mỏng manh, sợi hận thù buộc chặt
Sợi nấp trong hầm
Sợi ngồi trong hố
Sợi đau xót như dây dù chẳng mở
Sợi treo cổ tình yêu, sợi trói tay hy vọng…”

Mái tóc đàn ông còn bị cắt nhiều lắm trong một xã hội bị phân hóa vì chiến tranh ý thức hệ giữa Hà Nội – Sài Gòn với những lưỡi lê, dây thép gai, dùi cui, khẩu hiệu…

“…Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Sợi Hà Nội khóc trong mưa
Sợi Sài Gòn buồn trong nắng
Sợi dạy học chán phè
Sợi làm thơ thiểu não
Sợi đặc như dùi cui
Sợi rỗng như khẩu hiệu
Sợi nhọn như lưỡi lê
Sợi cứng như dây thép gai
Sợi dầy như hỏa lực…”

Nguyên Sa là một nhà giáo nhưng cũng có thời gian bị động viên vào Thủ Đức nên đã trải qua những ngày sinh viên hoan hô, đả đảo… cũng như biết đến bom, đạn, chông, mìn, liên thanh, đại bác. Để ăn Tết, ông muốn cắt hết những sợi tóc chứng tích của chiến tranh:

“…Sợi mệt mỏi sau những tháng ngày hoan hô đả đảo
Sợi cháy đen như rừng núi Chu-prong
Sợi thở dài trong đêm cúp điện tối om
Sợi sát vào nhau đánh sáp lá cà
Sợi cắt non sông thành Bắc Nam, thành khu chiến
Sợi lên thẳng trực thăng                                   
Sợi xuống ngầm địa hạ
Sợi đặt chông
Sợi gài mìn
Sợi bóp cò liên thanh
Sợi kéo xe đại bác
Sợi xót xa trên mặt nhăn tuổi trẻ
Sợi trên trán thơ ngây nằm im phục kích…”

Có lẽ tôi đã trích thơ Nguyên Sa hơi nhiều nhưng quả thật bài thơ tự do về chuyện cắt tóc cứ cuốn hút người đọc về những sợi tóc cần phải cắt…

“…Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Sợi bạc, sợi vàng, sợi tiền, sợi gạo
Sợi nhục, sợi lo, sợi đau, sợi chán
Sợi phản trắc đui mù, sợi đam mê cuồng vọng
Sợi chảy xuống má cha
Sợi vắt ngang trán mẹ
Sợi cắt đứt tim chồng
Sợi chặt đôi ruột vợ
Sợi nhố nhăng như cuộc đời
Sợi ngu si như lịch sử
Sợi đợi những ngón tay đi qua
Sợi đợi những ngón tay chẳng đến…”

Để rồi bài thơ về tóc đi đến đoạn kết vừa đằm thắm nhưng cũng không kém phần bão táp:

“Hãy cắt cho ta
Hãy cắt cho anh
Hãy cắt cho em
Hãy cắt cho vợ
Hãy cắt cho chồng
Hãy cắt cho con
Cho buổi tối quạnh hiu, cho mối tình sắp cũ
Cho đồng bào, cho người thân, người sơ
Cho ruột thịt
Cho cả những thằng sa đích phê bình văn nghệ rẻ tiền
Cho cả những thằng xẻo thịt non sông
Cho cả những thằng băm vằm tổ quốc”

Từ xa xưa, Nguyễn Du đã có những câu ca tụng nét đẹp của Thúy Vân, em gái Thúy Kiều trong “Đoạn trường Tân thanh”. Nét đẹp “cổ điển” bao gồm “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”. Nhưng cũng từ ngàn xưa người ta đã quan niệm “Cái răng cái tóc là góc con người” nên nhất định phải nói đến nụ cười và mái tóc:

“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Lại có hẳn cả một trường phái “tóc xanh”. Hữu Loan hồi tưởng… “Khi tóc nàng xanh xanh...”. Phạm Duy lại than thở… “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...”. Hóa ra trong thơ và nhạc lại có loại “tóc xanh” để thi vị hóa tuổi thanh xuân tràn trề sức sống.

Lưu Trọng Lư nổi tiếng với bài “Tiếng Thu” nhưng ông cũng có những vần thơ ám ảnh vì “mái tóc mây”:

“Vầng trăng lên mái tóc mây
Một trời thu lạnh mơ say hương nồng…”

Rồi lại quay qua “tóc hương nồng” với những vần thơ của… “con nai vàng ngơ ngác”:

“Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng
Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh…”

Có một kiểu tóc rất “bình dân” mà Nguyễn Nhược Pháp nói đến trong bài đi chùa Hương:

“Khăn nhỏ đuôi gà cao
Em đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao”

Chả là trong bài ca dao “Mười thương” thì tóc đuôi gà đứng hàng đầu theo “tiêu chuẩn” về người đẹp của thời tiền chiến:

“Một thương tóc bỏ đuôi gà,
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,
Ba thương má lúm đồng tiền,
Bốn thương răng nhánh, hạt huyền kém thua…”

Sang đến thời chiến, miền Nam xưa cũng còn rất nhiều nhà thơ viết về tóc. Nguyễn Tất Nhiên có những câu thơ ca tụng tóc dài rất… tự nhiên:

“Tay ta đôi bàn tay
Vuốt lưng em tóc dài
Những trưa ngồi quán vắng
Chia nhau tình phôi phai…”

Rồi những câu thơ hồn nhiên của tuổi học trò mà tôi không rõ tên tác giả:

“…Ngày xưa đằng ấy tóc thề
Ta thời tóc ngắn nên về tương tư…”

Hay cả những lời mộc mạc kể chuyện một thời sinh viên:

“Ngẩn ngơ kìa suối tóc nào
Mượt mà chảy suốt bờ vai thon gầy
Ai ngồi trước mặt tôi đây
Tóc ai xoã dịu thơm đầy sách tôi

Nhoà lời thầy giảng bồng trôi
Bảng đen đâu giữa khung trời tóc mây
Ôi giảng đường những phút giây
Tái tim tôi đã phủ đầy tóc ai

Thế rồi có một sớm mai
Vào thi tôi biết làm bài ra sao?
Lòng buồn cắn bút nghẹn ngào
Lẽ chăng, trách sợi tóc nào vướng tim…”

Dạo trên Facebook ngày nay ta cũng thấy dân mạng “xôn xao” vì tóc. Thôi thì đủ thứ, tóc “muối tiêu” (tiêu nhiều hơn muối), tóc “muối pha tiêu” với phần muối nhiều hơn tiêu, đó là những… “sợi tóc hai màu”. Rồi lại có tóc rối, tóc phai. Tôi thích bài “Tóc phai” trên FB của TTM:

“Tóc xanh, xưa gởi bên trời
tóc phai, nay quấn phần đời của ta.
Đêm về, nhớ sợi phôi pha
cuộn trong chăn gối gọi ta, rất gần

Sợi vương dưới gót, bao lần
cuốn ta, trôi tuột vào vầng trăng trong
Sợi vương bên gối, hoài mong
cuốn ta, trôi mãi vào trong, tận cùng…”

Rồi lại chuyển qua “Tóc rối” với những lời tự sự vừa cảm động nhưng cũng không kém phần thơ mộng:

“Tóc em rối lắm, lười không chải
vắt ở trên đầu, mấy màu phai
Thời gian trôi dạt, qua miền tóc
nửa rớt bên thềm, nửa quấn vai

Tóc em rối lắm, như mây cuộn
giữa giông, giữa bão, giữa mưa tuôn
Vùi trong sợi tóc, tay gầy guộc
sợ vướng tay người, nửa sợi.. buông” 

***

Chú thích:

[1]: “Tóc mai sợi vắn sợi dài”, nhạc Phạm Duy qua tiếng hát Thái Thanh: http://nhac.hay365.com/bai-hat-41538/toc-mai-soi-van-soi-dai.html

[2]: “Áo lụa Hà Đông”, thơ Nguyên Sa, nhạc Ngô Thụy Miên qua tiếng hát Tuấn Ngọc:

[3] “Còn tuổi nào cho em”, nhạc và lời Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Ngọc Lan:

[4] “Nhìn những mùa thu đi”, nhạc và lời Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Lệ Thu:

***

(Trích Hồi Ức Một Đời Người – Chương 10: Thời xuống lỗ)

Hồi Ức Một Đời Người gồm 9 Chương:

1.         Chương 1: Thời thơ ấu (từ Hà Nội vào Đà Lạt)
2.         Chương 2: Thời niên thiếu (Đà Lạt và Ban Mê Thuột)
3.         Chương 3: Thời thanh niên (Sài Gòn)
4.         Chương 4: Thời quân ngũ (Sài Gòn – Giảng viên Trường Sinh ngữ Quân đội)
5.         Chương 5: Thời cải tạo (Trảng Lớn, Trảng Táo, Gia Huynh)
6.         Chương 6: Thời điêu linh (Sài Gòn, Đà Lạt)
7.         Chương 7: Thời mở lòng (những chuyện tình cảm)
8.         Chương 8: Thời mở cửa (Bước vào nghề báo, thập niên 80)
9.         Chương 9: Thời hội nhập (Bút ký những chuyến đi tới 15 quốc gia và lãnh thổ)

Tác giả đang viết tiếp Chương cuối cùng: Thời xuống lỗ (thập niên 2000 cho đến ngày xuống lỗ)!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỖI TRUYỆN NGẮN, TRẦN HUY QUANG ĐỀU VIẾT BẰNG CẢ CUỘC ĐỜI


Văn Chinh
Nhà văn Trần Huy Quang đưa cho tôi tập bản thảo Pháo đài cổ, bảo viết mấy lời giới thiệu. Nhìn qua thấy đây như là tập chọn những truyện mà ông thích từ trước tới nay. Viết mấy lời giới thiệu thì tôi không muốn, tôi muốn viết về Trần Huy Quang là viết về những truyện ngắn mà tôi đọc không vào như “Pháp đài cổ” chẳng hạn, (in trong tập Người làm chứng, nxb Lao Động -1987) vừa xa lạ đề tài, vừa xa lạ bút pháp. Cái đong đưa của Trần Huy Quang giữa cái thực và cái phi thực, rối rắm cố tình làm cho tôi bị mắc. Tôi muốn viết về cái đong đưa ấy của ông chứ không muốn viết vài lời giới thiệu.
Ít hôm sau, ông lại nhắn tin “ Co thich hay viet, khong thich thi thoi.” Lời nhắn làm cho tôi khó nghĩ. Thích thì không thích rồi, nhưng khó từ chối quá vì cái cảm giác ở Trần Huy Quang như là viết một truyện ngắn dù là trong trẻo như Khoảng trống, thắm thiết như Đạo của tình yêu hay dồn nén, riết róng và vô lý như Cô gái ở trong chân núi Trần Huy Quang đều dốc sức cả đời, viết như sau truyện ngắn ấy thì … thôi! Mà sự đọc hôm nay là cái sự đọc của thời “lướt ván”, ai hiểu ai, nhưng không thể trách được ai. Có trách thì trách thời thị trường, công việc túi bụi, cứ lừng khừng thì cơ hội một đi không trở lại. Cũng tại nhà văn nữa, nhà văn trong đó có Trần Huy Quang, chúa là hay đòi hỏi, gay gắt đòi hỏi một cái đẹp toàn mỹ và những cái gì nâng cao con người trong văn chương. Lại còn bởi thị trường sách nhiều, tự do viết không hay, dễ dãi xuất bản, sách ra không phải vì mục đích đọc.
  
Trần Huy Quang chia tập truyện của mình ra hai phần, dĩ nhiên không phải theo thời gian. Khoảng trống là chuyện về một người lính trẻ bị mìn của thời chiến tranh, phải nằm bất động, “thèm nói chuyện để khỏi chết vì buồn” may nhờ có một cô bạn cùng phòng kể chuyện cây cỏ hoa lá chim chóc những gì diễn ra bên ngoài cái cửa sổ kia làm cho anh có nghị lực vượt qua những ngày bi quan chán nản. Đến khi anh đứng lên được, nhìn qua cửa sổ mới biết những gì cô bạn kể cho anh chỉ là những tưởng tượng của cô nhưng những tưởng tương ấy “nhằm an ủi một người thiệt thòi là tôi, đưa tôi vượt quạ chán nản và đừng ngã lòng trước những hiểm hoạ và thất bại”. Phải chăng đó là mục đích của văn chương, của những tưởng tượng, phải chăng đó là tuyên bố nghệ thuật của nhà văn. Xa nhau được viết ở những năm Quang còn trẻ, câu chuyện đất và cây trồng ở một nông trường, nó không chỉ chuyện đất chấp nhận giống cây nào mà chính là người dân chấp nhận cái gì và từ chối cái gì. Bây giờ nó vẫn còn nóng hổi  Đọc văn Quang thấy nằng nặng là như thế, có khi cảm giác như mình đang băng bó lại một vết thương (Tiếng hát của cô gái điên), khi đề xuất một lối sống (Một người gặp may, Sự trắc trở đã qua), nêu lên một điều tự nhiên mà bị chìm khuất ( Khe Cò).
  
Cái cảm hứng thiết tha nhất, thấm đẫm nhất trong truyện ngắn Trần Huy Qyang là cảm hứng tình yêu. Nếu  Xuất xứ của bài thơ, “Đạo diễn”không chuyên là những câu chuyện tình say đắm, trong trẻo, được viết bởi một giọng văn khoẻ khoắn, tươi trẻ, kết cấu rành mạch rõ ràng, dễ hiểu, dễ đọc thì Em là hoa thuỷ tiên, Đạo của tình yêukết thúc ngậm ngùi, tình yêu đi liền với mất mát.  
  
Trong đời sống hàng ngày, Trần Huy Quang là người ít nhời, nếu là trong quán bia hơi nữa thì coi như có thể nhin Quang mấp máy môi rồi thỉnh thoảng cười ruồi, chứ đừng cố nghe làm gì, cố nghe cũng bằng không. Có cảm giác Quang còn vụng nữa. Người cao hơn thước bảy, từng là lính pháo, khi nói tay chân như thừa. Bạn có thấy mẫu người thao thao bất tuyệt, khi ba hoa tay cứ chém lia lịa vào không khí không? Trần Huy Quang không những ngược lại, mà như ông còn dị ứng nữa, ông cứ cố co mình lại cho đỡ tốn không gian, đỡ phiền mọi người.                
  
Vậy mà viết về cái Đẹp, về Tình yêu lại đắm say mà tinh tế, duyên dáng mà vẫn mộc mạc. Đó là cái duyên của Quang. Truyện Em là hoa thuỷ tiên viết về cái đáng thương của một gã đàn ông đã luống tuổi, từng thất bại vì đàn bà, dẫn đến tâm lý thiếu tự tin trong trường tình, với tâm thế ấy gã nhìn cô gái trẻ hồn nhiên yêu gã, từng xa xôi bật đèn xanh cho gã, nhưng gã vì không dám nên không muốn nhận ra. Cho đến sáu năm sau, vô tình gã mở cuốn sách của cô cho mượn mà gã đã không nhìn đến, một bức thư tỏ tình của cô đã rơi ra. Gã đọc mà gai người, chúng ta cũng gai người “Anh không nhận ra điều gì ư? Sao anh ngốc thế?” Thật là xót xa tiếc nuối, tình thư trao tận tay mà sáu năm sau mới biết, mọi chuyện chỉ còn bèo tấm ra sông. Trần Huy Quang gọi đó là sự nhầm lẫn của số phận. Đời người đâu có nhiều cơ hội, mà con người cũng như con tàu, đời một lần nhầm lẫni đủ để chệch đường ray, đổ, lịch sử phải làm lại từ đầu.
  
Bạn nào đọc nhiều văn Tây hẳn không thích lắm cái Khoảng trống nhưng không thể không thích Đạo của tình yêu. Thế gian nói nhiều về đạo vợ chồng, quân thần, phụ tử, nay Quang nói về đạo tình yêu. Điều Quang nói sẽ cắt nghĩa vì sao câu thơ sau đây của nhà thơ Lê Văn Ngăn lại làm ta giật mình “Nhiệm vụ của con người là chết cho tình yêu”. Giật minh rồi thán phục, vâng, tình yêu trên thực tế đã là một thứ đạo. rất nên xác lập thành một thứ đạo để trở thanh đạo hội đông đảo nhất hành tinh. Không cần giáo lý, giáo chủ nhưng chỉ cần chăm chú quan sát vợ chồng chim chích ăn ở với nhau là hiểu ngay ra giáo lý. Đây là đoạn văn Quang viết về Đạo của mình, nó thiêng liêng và thật tinh tế. “Sương gió mù mịt, trông nó càng nhỏ nhoi. Như nó chỉ bằng quả dâu khô, mỏng manh đến mức nhìn mà nàng run sợ. Nàng tần ngần đứng yên, không làm sao hiểu được sự huyền bí của trời đất, càng không thể hiểu được sự mong manh của tình yêu chích mái. Và cũng là của nàng. / Bây giờ nàng đã là cô giáo già mà chàng (đi trận – VC) vẫn chưa về”.
  
  
Văn hay ở nhà văn này là câu chữ, nhịp điệu, ở nhà văn khác lại là ý tứ, hình ảnh. Ở Trần Huy Quang, cái nổi trội là tư tưởng chiết ra từ hình tượng, câu chữ hoặc trên một cấp độ khác là nằm ở ngoài lời. Tôi cứ tự hỏi và mấy lần định hỏi, sao lại  là “pháo đài cổ”? Ở Anh, ở Đức hoạc Tây ban nhamới có những toà pháo đài ngàn tuổi;nó là biểu trưng của giới đại quý tộc, cũng là biểu trưng của các cuộc nội chiến giữa các  chúa đất, nước mình làm quái gì có pháo đài?Mà văn chương muốn bịa đặt hư cấu thế nào mặc, nhưng phải trên cái nền sự thật, tư tưởng nghệ thuật sẽ ở lại với cái nền nghệ thuật ấy sau khi mọi cái bịa tạc bị quên đi. Mãi sau ngẫm nghĩ kỹ, mới thấy không hỏi là khôn.
  
Thì mỗi chúng ta đến một lúc nào đó đều chẳng đã phải xây cho mình toà pháo đài để cố thủ cái gia phong, cái tín diều, cái đạo của tình yêu đấy ư?Vâng, không có pháo đài thật, thực tế không bao giờ có một cái pháo đài như vậy. Và trên đời này  không biết một nhân vật nào cổ quái như vậy không? và câu chuyện đã bước sang một địa hạt khác, địa hạt của tác giả. Sống trong pháo đài ấy đã hơn nửa thế kỷ nay là ông lão, tuổi trên dưới một trăm và dương như đã bị dân làng quên lãng. Lão sống và bầu bạn với,  không phải là người mà là với những con chim thật và chim huyền thoại, với những cánh rừng mà ông tạo nên và những truyền thuyết kỳ bí về đám tàn quân chết trong hang, với tiếng sóng, tiếng gió giống như tiếng kêu than của đoàn quân tử trận ấy. Toàn truyện như có một lớp sương mù cổ kính lảng vảng, nửa giống mơ nửa giống thực, vừa là hôm nay vừa là cổ tích. Truyện Giấc mơ cũng vậy, nhân vật của Trần Huy Quang không biết là hồn ma hay người, những hồi tưởng về cuộc chiến tranh cứ lớp lớp chồng lên nhau, nối tiếp nhau một cách không logic. Trong một số truyện ngắn loại này của Trần Huy Quang, người đọc không thể lấy logic cuộc đời thực tại để bình xét được, người đọc phải đọc trong trạng thái say say tỉnh tỉnh. Người kể chuyện thường theo đuổi những hành trình không phải xẩy ra trong thực tại mà ở trong khả năng của thực tại, nơi mà trí tưởng tượng tung hoành. Vì vậy, có những truyện làm cho người đọc không theo được đến cùng. Hiệu ứng thẩm mỹ mà Quang dụng công tạo dựng không hẳn đã đạt được như ý muốn. Quang thường muốn chuyển động, muốn đong đưa, muốn có một biên độ trong bút pháp. Bên cạnh Xa nhau, Tiếng hát cô gái điên, Khe Cò kết cấu chặt chẽ, hiện thực khắt khe thì Pháo đài cổ(cùng trong tập) hiện thực và nhân vật đều biến dạng, không gian nghệ thuật không còn là thực nữa. Đến Giấc mơ, Người không biết buồn chỉ còn là chất liệu hiện thực Giấc mơ đọc từng đoạn thì mạch lạc, khúc chiết nhưng đọc xong thì mọi thứ rối như tơ vò, cứ u u minh minh, bán âm bán dương, ma quái. Và buồn. Hãy nghe nhân vật tôi nói “Khi nào gặp lại Hồng Ngọc, tôi sẽ nói với em rằng:cuộc đời của hai đứa ta đều bị vỡ ra, tình yêu cũng bị vỡ ra, hồn phách, vô thức, ý thức cũng vỡ ra. Hiện tại, một nửa anh, một nửa em, một nửa mối tình, một nửa cuộc đời”.  Sông Giăng đưa đến cái gì nếu không phải là hư vô, lớp trẻ bế tắc, tìm về dĩ vãng,cuối con đường lại gặp phải một  thực tại còn khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên, vẫn chưa đáng sợ bằng con người ta như sống trong vô thức, những hành vi vô thức và vô mục đích trong Cô gái trong chân núi. Giọng văn kể trần trụi mà ngậm ngùi, đây là truyện chịu được xoay ngang xoay dọc, chịu được nghĩ, buộc người đọc phải nghĩ,  khó dứt.  
  
Vì sao Trần Huy Quang xếp loại truyện này vào một phần? Đây  là loại truyện không rõ ràng, không rõ ràng về tất cả, đây là cái mà tôi gọi là sự đong đưa của Trần Huy Quang.
  
Nhưng loanh quanh với đổi mới cách tân cho dù là từ Pháo đài cổ mấy chục năm trước, ta lại gặp cái Sương giáng rất đáng yêu, té ra viết cái gì, viết theo cách nào Quang cũng không thể không kể về tinh yêu. Cũng có thể nói, Quang cáh tân để cho tình yêu có thêm nhiều chiều kích, nhiều phong vị và để cho chủ nghĩa nhân văn có cơ sở đi sâu vào những  vùng bí ẩn, khơi mở nó, thành một không gian thoáng rông cho tình yêu. Sương giáng để cuối tập, một chuyện tình đằm thắm là sự dung hoà giữa cái rành mạch và không rành mạch.
  
Vâng, giống như bác tôi - Thần tượng canh gác pháo đài, nơi cố thủ của BẢN THỂ người ; Trần Huy Quang – nhà văn dốc sức cố thủ TÌNH YÊU VÀ CÁI ĐẸP trong văn chương. Có nhẽ vi vậy mà văn ông chăm chút nâng niu, viết mỗi câu văn, mỗi truyện ngắn đều có cả cuộc đời mình. /.  
  
  
  
  
Hà Nội, sang thu, kỷ sửu – 2009
  
V C

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Mẹ ơi, con đến thiên đường rồi!”


Câu chuyện gây chấn động các bậc làm cha mẹ
Ôm đứa con gái đã lạnh như băng vào lòng, tinh thần của Lưu Dục, hoàn toàn sụp đổ. Đưa đứa con gái “ngốc” này vào trường đại học nổi danh toàn quốc, sau lại tìm đủ cách để con gái làm việc tại phòng luật sư nổi tiếng, người mẹ đã hao tổn hết bao nhiêu tâm huyết! Thế mà, con gái tốt nghiệp mới được 1 năm, lại dùng cách như vậy để “báo đáp” ân tình của mẹ đây…
Người mẹ thắt lòng ôm xác đứa con thi thể đã lạnh băng. (Ảnh minh họa)
Lưu Dục hiện đã 50 tuổi, là một trong những người hiếm hoi sau khi tốt nghiệp chính quy được giữ lại giảng dạy, so với những người đồng trang lứa, vì thành tựu dạy học nổi bật mà đạt được những thăng tiến đặc biệt. Năm 35 tuổi, bà đã được phong làm giáo sư, đảm nhiệm chức phó Chủ nhiệm hệ quản lý đại học Công thương Đại Liên, là cán bộ cấp trung và giáo sư trẻ tuổi nhất ở trường lúc bấy giờ. Chồng là Lương Quân, nhân viên công vụ, đến nay đã ở vị trí cao cấp. Cả hai vợ chồng, thành tựu sự nghiệp đều khiến rất nhiều người hâm mộ, thậm chí ghen ghét.

Năm 1984, Lưu Dục sinh hạ con gái, tên gọi là Lương Tố Tố. Bà nói với chồng: “Con của chúng ta nhất định phải là người ưu tú so với người ta”.
Thế nhưng, biểu hiện của con gái lại khiến Lưu Dục ‘mở rộng tầm mắt’: 1 tuổi 7 tháng rồi, con nhà người ta đã đến lúc muốn chạy được, trong khi đó, Tố Tố đi còn chưa vững.
Không những vậy, khả năng ngôn ngữ của Tố Tố cũng phát triển chậm, con người ta đã nói “A dì, bà bà” rồi, còn Tố Tố cả “ba ba, mẹ mẹ” cũng không nói được. Biểu hiện của con gái khiến Lưu Dục phải nén giận.
Sự việc thật sự làm cho Lưu Dục thất vọng là khi Tố Tố bắt đầu học tiểu học. Mỗi cuộc thi, những đề thi cần động não một xíu thôi, Tố Tố không bao giờ làm được.
Vì thế, để con gái thông minh ra, Lưu Dục mua trọn những thực phẩm có lợi cho não, ép Tố Tố ăn đủ loại thuốc bổ mỗi ngày. Thế nhưng, thành tích học tập cũng không đi lên, con gái lại trưởng thành sớm, năm thứ 4 tiểu học đã có kinh lần đầu. Cuối cùng, nhờ một người bạn là bác sĩ hết sức đề nghị, Lưu Dục mới ngừng “công trình bổ não” cho con gái.
Thế nhưng, bà cũng không vì thế mà ngưng việc chế tạo “công trình ưu tú” với con gái, bà lấp đầy hết thời gian rảnh của con gái, mời tất cả giáo viên các môn phụ đạo 1 kèm 1 cho con gái.
tự tử, thánh tích, cảnh tỉnh, Bài chọn lọc,
Kết quả của việc mời giáo viên kèm tất cả các môn, học kỳ đầu năm thứ 5 tiểu học, Tố Tố lần đầu tiên thi đứng đầu cả lớp.
Tố Tố được giáo viên chọn làm “ngựa chiến” đi tham gia vào cuộc thi trí lực toàn khu vực. Trong cuộc thi, Tố Tố một lần ấn chuông trả lời câu hỏi cũng không có, bởi vì cô bé nghe còn không hiểu đề, trong khi bạn học của cô đã biết rõ đáp án rồi.
Về sau viết trong quyển nhật ký, Tố Tố hồi tưởng lại chuyện này, trong lòng vô cùng xúc động:“Tôi phản ứng chậm, trong hoạt động đoàn đội luôn là kẻ ngáng chân kẻ khác; thế nhưng, mẹ lại không chịu thừa nhận điểm này, mẹ luôn cho rằng mẹ và ba đều là tinh anh, dựa trên gien di truyền, sao tôi có thể không thông minh cho được? Cho nên, cha mẹ tài giỏi cũng không nhất định là chuyện tốt, tôi không vui chút nào, họ cũng sống thật vất vả!”
Bá vương ngạnh thương cung, con mọt sách học được trường danh tiếng
Mùa hè năm 1997, Tố Tố phải vất vả lắm mới lên được trường cấp 2, Lưu Dục dùng hết tích lũy trong nhà, mời tất cả các thầy dạy kèm tại nhà thuộc hàng nhất nhì thành phố Đại Liên cho Tố Tố. Đến cuối cùng, Tố Tố nhờ được huấn luyện chỉ cần nhìn được nửa đề thi đã biết rõ cách giải đề. Vì thế, mỗi cuộc thi, Tố Tố đều có thể đạt được thành tích trong top 5.
Cuối cùng, Lưu Dục đã hài lòng. Lúc cầm trong tay phiếu điểm của Tố Tố, bà nói với con gái:“Sự thông minh của con thật sự là nhờ mẹ cưỡng ép đào cho ra đó”.
Năm 2000, Tố Tố thi vào trường trung học đứng thứ 24 của Đại Liên. Kỳ thi tháng đầu tiên cấp 3, Tố Tố lại thất bại rõ ràng. Vì thế, giáo viên chủ nhiệm của Tố Tố đã nói chuyện nghiêm túc với Lưu Dục. Khi thầy giáo vô ý nói rằng có người hoài nghi Tố Tố là biết rõ phương thức ra đề thi mới có thể đứng thứ 24 trong kỳ thi trung học, Lưu Dục nổi trận lôi đình: “Tôi có thể căn cứ vào những lời này mà kiện thầy tội phỉ báng người khác!”.
Nói xong, bà quả thật là đã kéo người giáo viên này đến phòng thầy hiệu trưởng. Sau một phen đánh võ mồm, cuối cùng chủ nhiệm lớp Tố Tố phải nói xin lỗi Lưu Dục. Lưu Dục thừa cơ đề xuất với hiệu trưởng: “Chủ nhiệm lớp có thành kiến đối với Tố Tố như vậy thì không thích hợp làm giáo viên của con gái tôi; chuyện này tôi có thể không phản ảnh lên sở giáo dục, nhưng với điều kiện là phải chuyển Tố Tố lên lớp cao nhất (6)”.
Lớp cao nhất (6) là lớp chọn, vậy là Tố Tố vốn dĩ không theo kịp các bạn lại được chuyển vào lớp chọn. Không đầy một tuần lễ, Tố Tố trước giờ đối với mẹ “nói gì nghe nấy” nói: “Con muốn nghỉ học”. Lưu Dục nghe xong, tròng mắt trừng ra. Tố Tố lại kiên định nói: “Những gì thầy cô giảng, con căn bản nghe không hiểu được; chương trình trường cấp 3 đối với con mà nói, thật sự rất khó; con muốn đến trường học nghề, sau này làm việc ở viện dưỡng lão”. Những lời của Tố Tố thiếu chút nữa làm Lưu Dục nghẹn chết.
Lương Quân định thuyết phục Lưu Dục tôn trọng lựa chọn của con gái. Thế nhưng, Lưu Dục phản ứng rất mãnh liệt: “Những đứa khác kém Tố Tố của chúng ta gấp vạn lần cũng có thể vào đại học, sao nó không thể chứ? Tôi nói cho ông biết, Lương Quân, trừ phi ngày mai tôi chết, nếu không, tôi nhất định phải cho Tố Tố lên đại học, hơn nữa phải là trường nổi tiếng”.
Trời xanh không phụ lòng người. Năm 2003, Tố Tố thi vào học viện kinh tệ luật dân thương, đại học chính trị và pháp luật Trung Quốc. Cầm thư thông báo trúng tuyển, Lưu Dục khóc lớn một hồi. Lương Quân đối với Lưu Dục càng cảm kích: “Nếu như không phải em, con gái ta đã bỏ đi rồi”.
Đốt cháy giai đoạn, kết cục thương tâm
Cuộc sống đại học mở ra một cánh cửa khác cho Tố Tố, cô hy vọng không có sự sắp đặt của mẹ, cô có thể thỏa thích tận hưởng cuộc đời sinh viên. Thế nhưng, sự thật rất nhanh đập tan hy vọng của Tố Tố. Học kỳ thứ nhất chấm dứt, cả lớp, Tố Tố là người duy nhất không đạt được tiêu chuẩn.
Do đó, cuộc đời sinh viên trôi qua giống y như thời cấp 3, ngoài việc học tập thì vẫn là học tập. Cô viết trong nhật ký dùng từ “đáng thương” để hình dung ra chính mình cùng mẹ cô: “Mẹ thông minh sinh ra một đứa con không thông minh, không chịu chấp nhận hiện thực, đáng thương; đứa con không thông minh có một người mẹ thông minh, bị thúc ép chín sớm, đáng thương”.
Lúc ăn cơm kết thúc năm thứ 4 đại học, Tố Tố uống rất nhiều rượu, đến khi cô phát biểu cảm nghĩ khi tốt nghiệp, những lời cô nói khiến nhiều bạn học ngân ngấn nước mắt: “Tốt nghiệp rồi, điều mọi người vui sướng nhất là cuối cùng có thể hòa vào xã hội, tự lực cánh sinh; mà tôi vui nhất là có thể không cần học nữa; 16 năm học học kiếp người thật quá mệt mỏi, mệt mỏi đến nỗi rất nhiều lần tôi không muốn sống nữa…”
Lưu Dục nhờ đủ loại quan hệ, kiếm cho Tố Tố một chỗ làm ở một phòng luật sư chuyên tố tụng về hải quan. Cấp trên của Tố Tố là một luật sư vô cùng nổi tiếng trong ngành, đối với cấp dưới yêu cầu vô cùng nghiêm khắc.
Ngày đầu tiên đi làm, ông giao cho Tố Tố một nhiệm vụ, gửi cho một thân chủ Canada một bưu kiện thông báo tiến độ tố tụng, đồng thời cung cấp cho bên đó một phần tư liệu mới. Nhiệm vụ này đối với người khác mà nói có lẽ là rất nhỏ, nhưng đối với Tố Tố có chút khó khăn. Vì trình độ ngoại ngữ của Tố Tố cũng như ngành tư pháp về hàng hải không phải chuyên môn cô học lúc đại học, bên trong bưu điện cũng dùng rất nhiều từ cô không nắm được. Gặp lúc sếp đang bận rộn nhiều việc, Tố Tố đành xin đồng nghiệp giúp đỡ, thế nhưng lại được trả lời là: “Tôi bề bộn nhiều việc, cô nên tự biết việc mình cần làm”.
Tối đến, sếp quay trở về, Tố Tố đành phải báo lại tình hình thực tế, sếp có chút tức giận: “Cô biết không làm được, tại sao không nhờ người khác? Cô biết chậm trễ một ngày, tổn thất bao nhiêu tiền không?”. Tố Tố nói đồng nghiệp không chịu giúp, sếp càng phát hỏa: “Cô bình thường không chú ý kết giao, người ta dựa vào cái gì mà giúp cô? Hay là muốn tôi dạy cô làm thế nào để xin người khác giúp đỡ?”
Tố Tố rốt cục không ngăn được dòng nước mắt, cô có thể cảm giác được rất nhiều đồng nghiệp từ bên ngoài trông thấy sự việc diễn ra trong phòng, trong đầu Tố Tố sinh ra một ý nghĩ: Trong văn phòng sẽ không có ai thèm nhìn đến cô.
Về đến nhà, Tố Tố nói với mẹ: “Mẹ, con không muốn làm ở đó nữa, con căn bản là làm không được”. Lưu Dục nghe xong phát hỏa lên: “Con đường đường là một sinh viên tốt nghiệp đại học chính luật, mới có làm việc một ngày, đã nói những lời như vậy, không thấy mất mặt sao?”
Và cứ như thế, dù Tố Tố không hề mong muốn, nhưng cũng không khỏi phục tùng sắp đặt của mẹ.
Ngày 25/12/2007, ở văn phòng tổ chức tiệc Giáng Sinh, rất nhiều người đều muốn xem cô thể hiện tài hoa, nhiều người tranh thủ cơ hội, đều thể hiện đủ loại bản lĩnh xuất chúng. Thế nhưng, khi người dẫn chương trình gọi đến Tố Tố, cô xấu hổ đứng trên khán đài, thật sự không nghĩ ra chính mình có năng khiếu gì để thể hiện, cuối cùng, cô đành đọc một bài thơ Đường mới giải vây được. Tố Tố rõ ràng cảm giác được, kể từ ngày đó, cô hoàn toàn biến thành người vô hình trong văn phòng, “có cũng được, không có cũng không sao”, sống vậy thì còn ý nghĩa gì nữa? Một lần nữa, cô muốn nghỉ việc, muốn về quê làm một cô giáo.
Thế nhưng mẹ cô lại lần nữa cắt đứt ý nghĩ của cô: “Ở lại một công ty tốt, con mới có thể tìm được một người có điều kiện tốt một chút. Con yên tâm, chỉ cần con không bỏ việc, làm mất thể diện ba của con, công ty này vĩnh viễn không thể sa thải con được”.
Cuối cùng, vào một buổi chiều, Tố Tố từ lầu 21 nhảy xuống, chết ngay tại chỗ. Mấy ngày sau, Lưu Dục mới phát hiện ở hộp thư một lá thư Tố Tố gửi đến trước khi tự sát, nội dung rất ngắn gọn: “Ba mẹ, con luôn hy vọng có thể trở thành người mà ba mẹ mong muốn, thế nhưng rốt cục thì con không thể làm được. Con rất mệt, cả đời con sống trong vòng luẩn quẩn không thuộc về con, người khác ưu tú xuất chúng bao nhiêu chỉ làm sự ngu dốt của con càng hiện rõ bấy nhiêu. Thật mệt mỏi, con muốn nghỉ ngơi, có lẽ ở thiên đường là nơi dung chứa một người giống như con, không thông minh, nhưng sống rất vui vẻ, thoải mái”.
Những lời này làm cho Lưu Dục rất lâu không thể nào bình ổn. Khi nhận lời phỏng vấn, người mẹ này rưng rưng nói: “Tôi đem chuyện xấu trong nhà bêu rếu ra ngoài đường, chỉ là muốn dùng cái chết của con gái đổi lấy sự thức tỉnh của các bậc cha mẹ. Người Thổ Nhĩ Kỳ có một câu ngạn ngữ: ‘Thượng Đế ngay cả một con chim ngu ngốc ông cũng chuẩn bị cho nó một cành cây thấp’, đây là một câu trong nhật ký của Tố Tố tôi đọc được. Thế nhưng, tôi hết lần này đến lần khác muốn nó trèo lên một cái địa vị cao kia vốn không thuộc về nó, kết quả là sao? Cuối cùng nó từ chỗ cao đó ngã xuống. Quay đầu nhìn lại, tôi không hy vọng nó hạnh phúc ư? Dùng tiêu chuẩn này mà đo lường, cái gì thành tích, cái gì trường học danh tiếng, một chút cũng không quan trọng nữa. Sống cuộc đời rau cháo qua ngày, chỉ cần nó vui vẻ, thì có gì mà không tốt chứ?”.
Mai Mai, dịch từ secretchina
http://tinhhoa.net/me-oi-con-den-thien-duong-roi-cau-chuyen-gay-chan-dong-cac-bac-lam-cha-me.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phần 10 dự án lớn của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam

Nhà thầu Trung Quốc đang tham gia nhiều dự án trọng điểm về hạ tầng, năng lượng của Việt Nam, trong đó nhiều trường hợp chậm trễ, đội vốn và gây tranh cãi.




Theo thống kê của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) được công bố hồi đầu tháng 4/2014, Việt Nam hiện có 20 dự án nhiệt điện thì có 15 công trình được phía Trung Quốc làm tổng thầu. Với xi măng, tuy không nêu cụ thể nhưng đối với các dự án do Trung Quốc làm tổng thầu (trong tổng số 24 dự án), tỷ lệ nội địa hóa cơ bản được xác định là 0%.

Số liệu của Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội công bố trước đây cũng cho thấy, tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim. Trong số này, các doanh nghiệp đến từ bên kia biên giới thực hiện tới 30 dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có nhiều dự án “tỷ đô” của ngành điện. Dưới đây là 10 dự án lớn tại Việt Nam, do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận vai trò chính hiện nay:

1. Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông


Cát Linh - Hà Đông là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam với tổng mức đầu tư 552 triệu USD (thời giá năm 2008). Trong đó vốn ODA Trung Quốc 419 triệu USD, vốn tín dụng 169 triệu USD và đối ứng của Việt Nam là 133 triệu USD. Dự án gồm các hạng mục 13 km đường sắt trên cao, 1,7 km ra vào khu depot (sửa chữa), đường sắt đôi, 12 ga trên cao, nhà điều hành 9 tầng trong khu depot rộng 23 ha.

Công trình do Cục đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng công ty Tư vấn và Thiết kế giao thông vận tải (TEDI) là tư vấn thiết kế. Gói thầu chính (thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp) do Công ty hữu hạn Tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC.

Theo báo Tiền Phong, nhà thầu Trung Quốc chuyên về xây lắp và lần đầu tiên làm tổng thầu EPC trên lĩnh vực đường sắt đô thị. Dù đã biết rõ năng lực của nhà thầu, nhưng do những ràng buộc trong hiệp định vay ODA, chủ đầu tư vẫn phải chấp nhận đơn vị này. Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc cũng đang tìm hiểu Dự án đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Thời gian triển khai của dự án Cát Linh - Hà Đông được đề ra lúc đầu là từ tháng 8/2008 đến 11/2013. Do chậm tiến độ, công trình giãn đến cuối năm 2015 mới hoàn thiện. Nguyên nhân được đưa ra là gần 2 km đường sắt đi qua các tuyến phố Đê La Thành - Hoàng Cầu - Láng quận Đống Đa vẫn chưa đổ trụ bê tông. Tại khu vực quận Hà Đông, 2 trong số 6 nhà ga chưa giải phóng xong mặt bằng… Việc chậm giải phóng mặt bằng, cùng với nhiều hạng mục thay đổi, biến động về giá nguyên vật liệu… đã khiến tổng mức đầu tư từ 552 triệu USD lên tới 891 triệu USD, tăng 339 triệu USD.

2. Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng








Trên công trường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng . Ảnh: Vidifi

Dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng có tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng với chiều dài 105,5km từ đường vành đai 3 qua Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. Đây là con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với 6 làn xe lưu thông và 2 làn dừng xe khẩn cấp, vận tốc thiết kế đạt 120 km mỗi giờ.

Chủ đầu tư là Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI). Dự án có 10 gói thầu trong đó Tập đoàn cầu đường tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đảm nhiệm gói thầu EX 8-9, Liên danh Công ty TNHH Đường cao tốc Trường Đại Quảng Đông và Công ty Hợp tác kỹ thuật và kinh tế quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc) phụ trách gói thầu EX-5.

Công trình khởi công năm 2008 và dự kiến thông xe vào tháng 10/2015, nhưng đến nay vẫn vướng mắc ở nhiều vấn đề như giải phóng mặt bằng , thi công và tài chính. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiến độ khó hoàn thành là thiếu vốn. Tại một cuộc họp với Bộ Giao thông vừa qua, cùng với một số nhà thầu Hàn Quốc, đại diện nhà thầu Sơn Đông, Tổng công ty Cầu đường (Trung Quốc) cam kết sẽ cung cấp đủ tài chính theo tiến độ và đang làm thủtục chuyển tiền nhưng khi được hỏi về mốc thời gian thì đại diện các nhà thầu bỏ ngỏ.

3. Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai


Dự án xây dựng cao tốc Nội Bài - Lào Cai có tổng chiều dài là 245 km đi qua Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, được chia làm 8 gói thầu xây lắp với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng. Đây là một trong những tuyến cao tốc lớn nhất hiện nay do Tổng công ty đường cao tốc (VEC) làm chủ đầu tư dự án. Phần lớn tuyến đường do nhà thầu Hàn Quốc thi công (chiếm 6/8 gói thầu). Gói thầu còn lại do Công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc) thực hiện.

Dự án khởi công từ tháng 9/2009 và dự kiến thông xe toàn tuyến vào cuối tháng 6/2014, chậm 2 năm so với kế hoạch ban đầu.

Chủ đầu tư lý giải dự án chậm tiến độ do khâu giải phóng mặt bằng ì ạch. Bên cạnh đó, năng lực thi công của các nhà thầu yếu kém, không huy động đủ thiết bị, vật liệu... Còn đại diện cơ quan tư vấn giám sát chỉ ra nguyên nhân dự án trì trệ do nhà thầu chính thuê các nhà thầu phụ yếu kém. Tại dự án cao tốc này, trong khi tập đoàn Doosan thuê 20 nhà thầu phụ thì Công ty cầu đường Quảng Tây chỉ thuê 3 thầu phụ và tự triển khai nhiều hạng mục. Các thầu phụ thường thuê lao động địa phương có tay nghề thấp, thậm chí là nông dân để làm đường.

Tháng 8/2012, dự án lại gây xôn xao về chi phí đền bù giải phóng mặt bằng. Thấy người dân xã kế bên nhận gần 240 triệu đồng một sào ruộng phục vụ cao tốc, còn mình chỉ nhận được hơn 40 triệu đồng, cả trăm người dân thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc) đã dựng lều bạt ngay trên công trường để phản đối.

Tháng 12/2013, đoạn cao tốc từ huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đến huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) dài 26 km đã chính thức hoạt động. Đầu tháng 4, đoạn đường từ điểm giao cắt với quốc lộ 2B sang quốc lộ 2, qua huyện Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) đã thông xe.

4. Bô xít Tây Nguyên

Tổ hợp bô xít Tây Nguyên gồm hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ có công suất thiết kế giai đoạn I là 650.000 tấn alumin mỗi năm do Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản VN làm chủ đầu tư. Nhà thầu Chalieco của Trung Quốc là đơn vị tổng thầu thi công. Nhà máy Tân Rai, Nhân Cơ lần lượt được khởi công vào năm 2008-2010 với tổng mức đầu tư lượt lên tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng, tăng 3.800 tỷ đồng và 4.300 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu.

Dự án bô xít Tây Nguyên ngay từ khi bắt đầu triển khai đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận bởi có nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng.

Dự án Tây Nguyên còn gây không ít quan ngại khi xuất hiện nhiều công nhân Trung Quốc tại công trường. Khu vực Lâm Đồng có khoảng 255 công nhân người Trung Quốc và cao điểm có khoảng 500 người sống tại khu nhà dành cho lãnh đạo nhà thầu, và công nhân. Ban quản lý dự án giải thích, sở dĩ dự án có lao động Trung Quốc vì đây là gói thầu EPC. Việc sử dụng, chọn lựa lao động do nhà thầu quyết định. Mặt khác dự án bô xít cũng khó tuyển lao động, do đó, công nhân Trung Quốc làm phù hợp hơn vi có công nghệ của Trung Quốc. Một số ý kiến lo ngại khả năng hình thành làng người Trung Quốc tuy nhiên ban quản lý khẳng định "đây là dự án của Việt Nam, tiền của Việt Nam, người Trung Quốc chỉ làm thuê".

Ngoài ra, nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm nhưng chủ đầu tư vẫn tin có lãi nếu xét cả vòng đời 30 năm. Dự án alumin Tân Rai chính thức vận hành vào cuối tháng 9/2013 sau hơn một năm chạy thử. Theo chủ đầu tư, chất lượng cỡ hạt chưa phù hợp với nhu cầu thế giới và nhà máy đang trong gia đoạn chạy thử chưa ổn định cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận không được như kỳ vọng. Vinacomin cho rằng, khi cỡ hạt alumin được cải thiện, tương đương với cỡ hạt alumin giao dịch trên thị trường thế giới, giá bán sẽ được tăng lên. Do đó, hai dự án bô xít theo kế hoạch sẽ hoàn vốn trong 13 năm.

Vinacomin khẳng định, thị trường tiêu thụ sản phẩm alumin cũng không đáng lo ngại, bởi năm 2014, Vinacomin đã ký hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ dài hạn sản phẩm alumin với Công ty Marubeni (Nhật Bản); Công ty Nhôm Vân Nam (Trung Quốc) và tiếp tục bán cho các đối tác khác.

5. Nhà máy gang thép Lào Cai


Dự án Nhà máy gang thép Lào Cai được khởi công vào cuối tháng 4/2008, với công suất một triệu tấn mỗi năm (lớn gấp 4 lần Nhà máy gang thép Thái Nguyên trước khi mở rộng) do Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt – Trung làm chủ đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 340 triệu đôla, trong đó Việt Nam góp 55%. Đơn vị trúng thầu thi công xây dựng là Công ty TNHH khống chế cổ phần gang thép Côn Minh (Trung Quốc).

Dự án được chia thành 3 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 (2008 - 2009) xây dựng và vận hành phân xưởng luyện gang với công suất 1 triệu tấn mỗi năm; giai đoạn 2 (năm 2012) xây dựng xưởng luyện thép công suất 500.000 tấn phôi thép mỗi năm; giai đoạn 3 (năm 2015) xây dựng dây chuyền cán thép công suất 500.000 tấn thép một năm. Khi đi vào hoạt động cùng với mỏ Quý Sa, nhà máy sẽ tạo việc làm cho trên 1.200 lao động. Tuy nhiên, sau hơn 4 năm triển khai xây dựng, hiện dự án này đang chậm tiến độ.

Tháng 3/2013, Dự án nhà máy Dự án nhà máy gang thép Lào Cai gây xôn xao dư luận với thông tin nhà thầu Trung Quốc “bùng” tiền. Một nhà thầu phụ Trung Quốc sau khi ký hợp đồng mua vật liệu và thuê nhân công san ủi mặt bằng đã lặng lẽ rời khỏi công trường, để lại khoản nợ các cá nhân, đơn vị Việt Nam gần 5 tỷ đồng. Chủ đầu tư nhận định, lỗi thuộc đơn vị thi công, trong khi đó, phía Côn Minh cho rằng, hoạt động nhà thầu phụ do chủ đầu tư kiểm soát, không phải lỗi tại tổng thẩu.

6. Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải I







Dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 do EVN làm chủ đầu tư. Công trình thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 đã được Thủ tướng phê duyệt. Tổng vốn đầu tư dự án gần 1,6 tỷ USD, gói thầu EPC trị giá 1,3 tỷ đôla. Trong số vốn trên, dự án sử dụng 85% vốn vay thương mại do Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc tài trợ và 15% vốn đối ứng của EVN.

Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải I nằm trong Trung tâm Điện lực Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh gồm hai tổ máy, tổng công suất lắp đặt 1.244 MW. Sản lượng điện sản xuất hàng năm khoảng 7,2 tỷ kWh. Dự án do Nhà thầu Dongfang Electric Corporation Ltd. (DEC) làm tổng thầu EPC, Công ty CP Tư vấn Xây dựng Điện 2 cùng Tư vấn phụ nước ngoài là tư vấn giám sát thi công. Nhà thầu DEC đảm nhận vai trò thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và lắp đặt cho đến khi dự án đi vào hoạt động chính thức.

Dự án được khởi công năm 2010 và dự kiến vận hành tổ máy số I vào tháng 9/2014 và tổ máy số 2 vào tháng 11/2014. EVN cho hay, hiện tiến độ thi công các hạng mục của dự án đang bám sát tiến độ trong hợp đồng EPC, riêng phần lò hơi đang sớm hơn dự án khoảng một tháng.

7. Nhiệt điện Mông Dương 2

Dự án có công suất 1.200 MW gồm hai tổ máy được xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh theo hình thức BOT. Thời gian khởi công năm 2011 và hoàn tất vào 2015.

Dự án có tổng mức đầu tư ước tính khoảng 1,95 tỷ USD, tăng 550 triệu đôla so với dự kiến ban đầu. Đây là là dự án BOT nhiệt điện thứ 3 đã thu xếp vốn thành công kể từ năm 2001 (sau 2 dự án BOT Nhiệt điện chạy khí Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3). Hoạt động vận hành thương mại của nhà máy sẽ bắt đầu vào giữa năm 2015 và dự kiến chuyển giao cho Chính phủ Việt Nam sau 25 năm hoạt động.

Dự án do Tập đoàn AES của Mỹ liên doanh với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hợp tác từ tháng 11/2006. Tuy nhiên, đến tháng 3/2011, Tập đoàn công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã rút vốn khỏi dự án để đầu tư cho các công trình nhiệt điện trọng điểm khác. Sau khi Vinacomin xin rút khỏi dự án, Tập đoàn AES sẽ bán 49% cổ phần trong dự án Nhà máy điện Mông Dương 2 cho Tập đoàn Posco Power và Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc.

Nhà đầu tư hiện tại của dự án là Tập đoàn AES của Mỹ (51%), Tập đoàn Posco Power (30%) và Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc CIC (19%). Các hợp đồng thiết kế, mua sắm và xây lắp (EPC) theo kiểu chìa khóa trao tay đã được ký vào tháng 12/2010. Sau khi xây dựng hoàn tất (dự kiến vào tháng 7/2015), Mông Dương 2 sẽ là dự án nhiệt điện đốt than đầu tiên đồng thời là dự án điện tư nhân lớn nhất của Việt Nam và sẽ đóng góp 7% tổng công suất hệ thống điện cả nước. Mông Dương 2 là một trong số ít các dự án có phía Trung Quốc góp mặt không chịu nhiều tai tiếng.

8. Nhà máy thuỷ điện sông Bung 4


Công trình do Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng điện 1 (thuộc EVN) là nhà thầu tư vấn thiết kế; Sinohydrro Corporation Limitted (Trung Quốc) là nhà thầu thi công công trình chính. Nhà thầu Trung Quốc đóng vai trò cung cấp thiết bị như tu bin máy phát... Khi lắp đặt thiết bị, Sinohydrro Corporation Limitted thường sử dụng nhân công của Trung Quốc.

Nhà máy thủy điện Sông Bung 4 nằm trên sông Bung thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, có tổng công suất lắp máy 156MW, tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, trong đó, huy động từ nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) 196 triệu USD. Dự án thủy điện Sông Bung 4 được xếp vào danh mục công trình trọng điểm Nhà nước là một trong 8 nhà máy thủy điện nằm trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có quy mô lớn, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tốt và được ưu tiên xây dựng sau 2 dự án thủy điện A Vương và Sông Tranh 2.

Công trình khởi công vào tháng 6 năm 2010 và theo kế hoạch, tổ máy số I nhà máy Thủy điện Sông Bung 4 sẽ vận hành vào tháng 10, tổ máy số 2 vận hành vào tháng 11 năm nay. Công trình dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014 đầu năm 2015. Mỗi năm sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia 586,25 triệu kWh và tạo ra doanh thu từ 450-500 tỷ đồng.

Cuối năm 2013, do đưa lao động người Trung Quốc chưa có giấy phép lao động vào làm việc tại công trình xây dựng nhà máy thủy điện Sông Bung 4, nhà thầu Sinohydrro Corporation Limitted đã bị phạt 570 triệu đồng.

9. Golden Westlake


Golden Westlake là khu căn hộ cao cấp với 2 toà tháp 23 tầng, nằm trên khu đất rộng 2 ha, tiếp giáp với đường Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám (Hà Nội).

Dự án dược khởi công vào cuối năm 2005 và hoàn thành vào cuối năm 2007 do Công ty TNHH Hà Việt - Tung Shing làm chủ đầu tư với vốn đầu tư khoảng 50 triệu đôla. Golden Westlake có thiết kế theo kiến trúc đối xứng và nối với nhau bằng hệ thống tầng trệt dành cho thương mại, công cộng như siêu thị mini; phòng tập thể thao với tắm hơi khô, ướt, bể tắm mát xa; nhà trẻ.

Chủ dự án Golden Westlake vừa qua gặp nhiều rắc rối khi xây dựng khu biệt thự liền kề và khu chung cư cao cấp đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới hơn 100 hộ gia đình xung quanh, làm các căn nhà này bị sụt, lún, nứt, xô nghiêng... Một số hộ gia đình đã kiện chủ đầu tư với số tiền bồi thường 500 triệu đồng. Chủ dự án này đã gây sốc dư luận bằng việc bán chỗ đỗ xe với giá lên tới gần 1 tỷ đồng một chỗ. Ngay sau đó, dư luận và các hộ dân sinh sống tại đây phản ứng gay gắt buộc chủ đầu tư phải nhượng bộ, hạ mức phí gửi xe ôtô xuống 1 triệu đồng mỗi tháng.

10. Nhà máy dệt may tại khu công nghiệp Lai Vu


Tháng 8/2013, UBND tỉnh Hải Dương cho biết, Tập đoàn Crystal của HongKong (Trung Quốc) sẽ đầu tư khoảng 425 triệu USD vào dự án dệt Pacific Crystal và 120 triệu USD vào dự án may Tinh Lợi mở rộng, sử dụng khoảng hơn 70 hecta đất tại khu công nghiệp Lai Vu.

Theo đó, Dự án dệt Pacific Crystal có tổng vốn đầu tư 425 triệu USD – tương đương khoảng 8.882,5 tỷ đồng, sử dụng 35,1 ha đất và dự kiến thu hút khoảng 6.000 lao động. Dự án may Tinh Lợi mở rộng có vốn đầu tư 120 triệu USD – tương đương khoảng 2.340 tỷ đồng, sử dụng 35 ha đất, dự kiến thu hút khoảng 16.900 lao động, chủ yếu là lao động địa phương.

Hai dự án trên là tổ hợp dệt may lớn nhất Việt Nam và đã được tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận đầu tư. Khu công nghiệp Lai Vu được Tổng công ty Công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam (nguyên là Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin) xây dựng từ năm 2004. Khi Chính phủ tái cơ cấu Vinashin vào năm 2010, dự án được chuyển giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhưng nhiều hạng mục vẫn còn dang dở, gây khó khăn trong thu hút các dự án đầu tư.
Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng gặp vướng mắc do người dân khiếu kiện về quyết định thu hồi đất, mức bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp, dẫn tới khu công nghiệp còn nhiều diện tích đất bỏ hoang, khai thác kém hiệu quả. Sự tham gia của 2 dự án kỳ vọng sẽ giúp tỉnh Hải Dương khắc phục tình trạng đất bỏ hoang, làm hồi sinh khu công nghiệp Lai Vu.
>> Cận cảnh quan hệ kinh tế Việt Nam-Trung Quốc

>> Nền kinh tế Việt Nam bị lấn át thế nào?
Được đăng bởi  nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều người VN đang thiếu việc làm. Chỉ nhận chuyên gia, kỹ thuật viên ( Những việc người trong nước chưa làm được ) hãy nhân họ, dù mang quốc tịch nào. Có đến 90% lao động TQ, đề nghị Hà Tĩnh phải xem xét lại!

Hơn một “sư đoàn” lao động Trung Quốc sắp đến Hà Tĩnh?

Hơn 30 nhà thầu đang thi công các gói thầu dự án Formosa trong khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã xin phép được tuyển gần 11.000 lao động nước ngoài để phục vụ dự án. Trong đó đến 90% mang quốc tịch Trung Quốc


Vietnamnet ngày 25.8 dẫn nguồn tin từ ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh cho biết, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa và các nhà thầu đã trình hồ sơ, xin tỉnh chấp thuận số lượng hơn 10.000 lao động nước ngoài (khoảng 90% là Trung Quốc) đến làm việc tại Formosa.


Liên tiếp 2 tháng 6 - 7.2014, tại Khu kinh tế Vũng Áng, đã có hơn 30 nhà thầu đang thi công các gói thầu dự án Formosa xin phép được tuyển dụng số lượng gần 11.000 lao động nước ngoài để phục vụ dự án.
Đại đa số các nhà thầu xin tuyển lao động nước ngoài đợt này đến từ Trung Quốc. Một nguồn tin cho biết, trên 90% trong tổng số gần 11.000 lao động tuyển dụng mới mang quốc tịch Trung Quốc.

Sau khi các nhà thầu trình văn bản, hồ sơ lao động, ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh báo cáo UBND tỉnh về tình hình sử dụng lao động tại các gói thầu, về cơ bản UBND tỉnh đã có văn bản đồng ý các gói thầu được tuyển người nước ngoài.

Đáng chú ý là văn bản số 1407114 ngày 29.7 của Công ty Formosa gửi UBND tỉnh, đề nghị chấp thuận để các nhà thầu của FHS (hoặc nhà thầu phụ) tuyển dụng lao động nước ngoài, thực hiện các hạng mục công trình.

Tổng có 28 nhà thầu (25 Trung Quốc, 3 nhà thầu Việt Nam) tuyển dụng 8.426 lao động nước ngoài để thực hiện các hạng mục lò cao số 1, số 2 và các công trình dự án cảng Sơn Dương.
Sau khi xem xét báo cáo của BQL KKT, UBND tỉnh đã có văn bản số 3400 ngày 8.8, chấp thuận cho 11/28 nhà thầu, sử dụng 2.063 lao động nước ngoài. Đây là những nhà thầu đã đầy đủ hồ sơ, trình phương án sử dụng lao động.

Thông tin mới nhất có được, ban quản lý khu kinh tế cũng mới có văn bản tiếp tục đề nghị UBND tỉnh cho phép 9 gói thầu tiếp theo được tuyển dụng bổ sung 2.976 lao động nước ngoài để phục vụ các dự án. Hiện còn 8 gói thầu chưa bổ sung hồ sơ.

Một lãnh đạo ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh cho biết, sở dĩ đợt này có số lượng lớn là vì các gói thầu đang trong giai đoạn gấp rút thi công, vả lại sau sự việc ngày 14.5, nhiều lao động về nước và một số gói thầu bị ảnh hưởng.

Trong số hơn 1 vạn lao động nước ngoài sắp tới, có khoảng 6.000-7.000 sẽ ở trong khu vực dự án Formosa, số còn lại sẽ ở tại các điểm tập trung bên ngoài dự án.

Tại cuộc họp giữa Formosa và các nhà chức trách Hà Tĩnh giữa tháng 7, các bên cũng đã nhận định, công tác quản lí lao động tại Dự án Formosa còn bộc lộ nhiều tồn tại, thể hiện rõ nhất là khi xảy ra vụ việc ngày 14.5.

“Lúc đó hầu như cả Cty Formosa cũng như các cơ quan quản lý nhà nước đều không kiểm soát được tình hình lao động. Số liệu về lao động theo báo cáo và thực tế trên công trường hết sức bất cập, các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp chưa hình thành, nhất là tổ chức công đoàn chưa thành lập để cùng phối hợp quản lí người lao động”, văn bản có đoạn.

Sau nhiều nỗ lực của tỉnh Hà Tĩnh, tình hình an ninh, trật tự đã được ổn định. Tỉnh Hà Tĩnh đã đưa ra nhiều giải pháp, buộc Formosa và các nhà quản lý cần chặt chẽ hơn trong việc quản lý, cấp phép lao động nước ngoài.

Phần nhận xét hiển thị trên trang