Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015
Cu Tèo tiên sinh..đang ngoáy đinh!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Mỹ sẽ điều tàu chiến tới Trường Sa?
Hải quân Mỹ đang chờ Tổng thống Obama chuẩn thuận việc điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Thời gian gần đây Trung Quốc đã tích cực cải tạo, cơi nới một số đảo ở Trường Sa, mà Việt Nam và một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền. Các đảo nhân tạo này được coi như tiền đồn và bàn đạp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Từ tháng Năm năm nay, đã có tin Hoa Kỳ sẽ điều tàu tới khu vực tranh chấp, nhưng tới giờ mới có thông tin từ nhiều nguồn nói quyết định thực hiện việc này có thể được đưa ra sớm.
Báo Financial Times dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên nói chiếc tàu chiến đầu tiên có thể tới trong vùng 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc “khoảng hai tuần tới”.
Nếu xảy ra, đây sẽ là lần đầu tiên kể từ 2012 hải quân Mỹ có hành động thách thức trực diện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông thông qua hoạt động mà Lầu Năm Góc gọi là thực thi tự do hàng hải.
Hôm 6/10, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ – Đô đốc Scott Swift, phát biểu tại một hội thảo về hàng hải ở Australia rằng “một số quốc gia” hành xử ngược lại với luật pháp quốc tế, rõ ràng ám chỉ Trung Quốc.
Đô đốc Swift được hãng tin Reuters dẫn lời nói: “Một số quốc gia tiếp tục đưa ra những cảnh báo và giới hạn không cần thiết về tự do hàng hải trong các vùng kinh tế đặc quyền và tuyên bố chủ quyền không phù hợp với [Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc]”.
Đe dọa tự do hàng hải
Hồi tháng Chín, 29 nghị sỹ Mỹ từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã ký vào một bức thư kêu gọi điều máy bay và tàu hải quân qua các đảo nhân tạo của Trung Quốc như một thông điệp mang tính biểu tượng nhằm phản đối các hành động của Trung Quốc mà họ gọi là “gây đe dọa cho tự do hàng hải và trật tự hòa bình thế giới được sắp đặt từ cuối Thế chiến II”.
Nhận định về thông tin mới nhất liên quan tới việc điều tàu chiến vào trong vùng 12 hải lý quanh đảo mà Trung Quốc xây cất, nhà nghiên cứu về Biển Đông Hoàng Việt nói: “Thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều chỉ trích đối với chính quyền Obama trong việc không có những hành động kiên quyết với Trung Quốc”.
Ông Việt nói với BBC: “Thông báo đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc không chấp nhận việc sử dụng các đảo nhân tạo để nhằm thay đổi hiện trạng tại Trường Sa, trong đó có việc muốn thay đổi tính chất pháp lý của các cấu trúc san hô này, nhằm tạo nên các cơ sở cho việc yêu sách chủ quyền trên biển đông của Trung Quốc”.
“Đồng thời, nó cũng tỏ rõ quyết tâm “xoay trục châu Á” của chính phủ Mỹ, nhằm trấn an các đồng minh, cũng như các đối tác trước các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, nêu cao tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Luật biển LHQ.”
Tuy nhiên ông Hoàng Việt cũng cho rằng còn phải chờ phản ứng của Trung Quốc và những gì diễn ra sau đó vì bất kỳ hành động nào như vậy “sẽ dẫn đến những diễn biến mới trên Biển Đông và khu vực”.
“Hoa Kỳ cũng không muốn đẩy tới tình trạng đối đầu với Trung Quốc.”
"Để họ biết càng nhiều, càng rách việc!
(NLĐO)- Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp rất sợ công nhân am hiểu pháp luật thì sẽ đòi hỏi, kiện tụng. Còn giám đốc cũ của tôi thì nói thẳng để công nhân biết càng nhiều, càng rách việc!
Nói thật là thoạt đầu tôi cũng không định nói những chuyện này thế nhưng có cái gì đó cứ bức bối trong lòng. Tôi nói không phải vì ghét bỏ hay muốn bới móc mà là muốn phản ánh một thực tế công tác giáo dục pháp luật hiện nay trong công nhân. Nó rất hình thức, tốn kém tiền bạc, công sức mà chẳng có tác dụng gì!
Cách đây một tuần, có mấy anh chị em đến văn phòng luật sư mà tôi đang cộng tác để hỏi về chế độ thất nghiệp và thai sản. Sau khi hướng dẫn cặn kẽ, tôi hỏi anh em: "Những vấn đề đơn giản như vậy mà sao phải đi hỏi văn phòng luật sư cho mất thời gian, công sức? Cái này anh chị em có thể tự tìm hiểu, trên báo chí, trên mạng đăng đầy ra đó".
Câu trả lời chung là "đụng chuyện thì hỏi chứ đọc qua rồi cũng quên". Tôi lại hỏi: "Thế công ty có mua báo cho công nhân xem không? Có tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật cho công nhân không?".
Mọi người nhìn nhau rồi một chị ngập ngừng: "Công ty cũng có mua báo nhưng tụi em không có thời gian để đọc. Nếu có đọc thì chỉ đọc mấy mục tình cảm tâm lý xã hội hoặc vụ án chứ các quy định của pháp luật thì chán phèo, có đọc cũng không hiểu... Còn tập huấn thì cũng có nhưng chủ yếu là về an toàn lao động. Công ty nói chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi thiết thân của mỗi người nên phải tự tìm hiểu, công ty không có trách nhiệm trong chuyện này".
Câu trả lời của chị công nhân khiến tôi nhớ lại quãng thời gian còn làm trưởng phòng nhân sự một công ty có hơn 3.000 công nhân tại một khu công nghiệp ở TP HCM. Khoảng 1 tuần lễ sau khi tôi nhậm chức thì cô tổ trưởng Công đoàn của phòng gọi người mua ve chai vào để thanh lý báo cũ.
Khi mở cửa kho, thấy nhiều tờ báo còn mới tinh, tôi giở ra coi thì phát hiện có cả những tờ báo mới phát hành ngay trong ngày. Tôi ngạc nhiên hỏi: "Báo hôm nay sao lại bán? Sao không để anh em đọc?". Cô nhân viên trả lời: "Dạ, từ trước đến giờ vẫn vậy. Báo mua về ngoài các sếp thì không ai được đọc". "Lạ vậy? Thế mua làm gì cho tốn tiền?"- tôi càng ngạc nhiên hơn. "Thì để báo cáo là có chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho nhân viên".
Trước sự ngạc nhiên của tôi, cô nhân viên kể lại đầu đuôi, ngọn ngành. Cô cho biết có một tờ báo của thành phố chuyên viết về vấn đề lao động mà giám đốc rất thích xem. Ông thích đến nỗi yêu cầu Công đoàn với phòng tài chính bàn bạc để trích kinh phí mua báo về cho công nhân xem để mở mang kiến thức.
Hồi đó mỗi phòng, ban đều có mấy tờ báo; mỗi xưởng cũng vậy. Buổi trưa hoặc nghỉ giải lao tổ trưởng phải đọc cho công nhân trong bộ phận mình nghe về các quy định của pháp luật.
Được một thời gian thì giám đốc đổi đi chỗ khác, người mới về thay. Sau đó xảy ra kiện tụng về việc công ty thay đổi chính sách trả lương mà không thông báo, không bàn bạc với Công đoàn. Giám đốc cũng tự ý đuổi người mà không tuân thủ quy trình xử lý dẫn đến tranh chấp kéo dài.
Khi tìm hiểu, biết công nhân nhờ đọc báo mà hiểu rõ các quy định nên giám đốc mới ra lệnh không được cho công nhân đọc báo nữa. Thế nhưng ngay sau đó lại xảy ra chuyện lãnh đạo đến thăm công ty. Và thế là việc đặt mua báo vẫn phải tiến hành để có thành tích khoe với lãnh đạo. Tuy nhiên, báo mua về không phát xuống xưởng cho công nhân nữa mà để ở phòng nhân sự, mỗi quý một lần đem cân ve chai!
Biết chuyện, tôi có đề nghị thay đổi nhưng giám đốc nhất quyết không chịu. Ông cho rằng để công nhân biết càng nhiều, càng rách việc! Còn nếu như ai có nhu cầu tìm hiểu "để kiện tụng" thì cứ đi mà tự tìm hiểu chứ công ty không dại gì vẽ đường cho hươu.
Tôi tưởng chuyện đó chỉ có duy nhất ở công ty của tôi, không ngờ khi hỏi một số bạn bè thì biết nhiều nơi cũng có tâm lý ngán sợ công nhân hiểu luật sẽ đòi hỏi, thậm chí chống đối! Và tâm lý ấy vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay.
Mấy hôm trước tôi gọi điện cho cô nhân viên cũ hỏi về việc đọc báo của công nhân thì nhận được câu trả lời: "Từ hồi anh đi khỏi công ty thì chế độ báo của anh em bị cắt luôn. Giờ không còn nguồn phế liệu để bán gây quỹ cho phòng nữa, cũng buồn".
Cô nhân viên buồn vì không còn báo cũ để bán ve chai, còn tôi thì buồn vì nếu đất nước mình vẫn còn những người lãnh đạo sợ công nhân tiến bộ, hiểu biết thì bao giờ chúng ta mới khá nổi?
Công nhân ở quận Gò Vấp, TP HCM được luật sư tư vấn pháp luật
Câu trả lời chung là "đụng chuyện thì hỏi chứ đọc qua rồi cũng quên". Tôi lại hỏi: "Thế công ty có mua báo cho công nhân xem không? Có tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật cho công nhân không?".
Mọi người nhìn nhau rồi một chị ngập ngừng: "Công ty cũng có mua báo nhưng tụi em không có thời gian để đọc. Nếu có đọc thì chỉ đọc mấy mục tình cảm tâm lý xã hội hoặc vụ án chứ các quy định của pháp luật thì chán phèo, có đọc cũng không hiểu... Còn tập huấn thì cũng có nhưng chủ yếu là về an toàn lao động. Công ty nói chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi thiết thân của mỗi người nên phải tự tìm hiểu, công ty không có trách nhiệm trong chuyện này".
Câu trả lời của chị công nhân khiến tôi nhớ lại quãng thời gian còn làm trưởng phòng nhân sự một công ty có hơn 3.000 công nhân tại một khu công nghiệp ở TP HCM. Khoảng 1 tuần lễ sau khi tôi nhậm chức thì cô tổ trưởng Công đoàn của phòng gọi người mua ve chai vào để thanh lý báo cũ.
Khi mở cửa kho, thấy nhiều tờ báo còn mới tinh, tôi giở ra coi thì phát hiện có cả những tờ báo mới phát hành ngay trong ngày. Tôi ngạc nhiên hỏi: "Báo hôm nay sao lại bán? Sao không để anh em đọc?". Cô nhân viên trả lời: "Dạ, từ trước đến giờ vẫn vậy. Báo mua về ngoài các sếp thì không ai được đọc". "Lạ vậy? Thế mua làm gì cho tốn tiền?"- tôi càng ngạc nhiên hơn. "Thì để báo cáo là có chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho nhân viên".
Trước sự ngạc nhiên của tôi, cô nhân viên kể lại đầu đuôi, ngọn ngành. Cô cho biết có một tờ báo của thành phố chuyên viết về vấn đề lao động mà giám đốc rất thích xem. Ông thích đến nỗi yêu cầu Công đoàn với phòng tài chính bàn bạc để trích kinh phí mua báo về cho công nhân xem để mở mang kiến thức.
Hồi đó mỗi phòng, ban đều có mấy tờ báo; mỗi xưởng cũng vậy. Buổi trưa hoặc nghỉ giải lao tổ trưởng phải đọc cho công nhân trong bộ phận mình nghe về các quy định của pháp luật.
Được một thời gian thì giám đốc đổi đi chỗ khác, người mới về thay. Sau đó xảy ra kiện tụng về việc công ty thay đổi chính sách trả lương mà không thông báo, không bàn bạc với Công đoàn. Giám đốc cũng tự ý đuổi người mà không tuân thủ quy trình xử lý dẫn đến tranh chấp kéo dài.
Rất nhiều vụ ngừng việc tập thể không đúng trình tự vì công nhân không hiểu luật
Khi tìm hiểu, biết công nhân nhờ đọc báo mà hiểu rõ các quy định nên giám đốc mới ra lệnh không được cho công nhân đọc báo nữa. Thế nhưng ngay sau đó lại xảy ra chuyện lãnh đạo đến thăm công ty. Và thế là việc đặt mua báo vẫn phải tiến hành để có thành tích khoe với lãnh đạo. Tuy nhiên, báo mua về không phát xuống xưởng cho công nhân nữa mà để ở phòng nhân sự, mỗi quý một lần đem cân ve chai!
Biết chuyện, tôi có đề nghị thay đổi nhưng giám đốc nhất quyết không chịu. Ông cho rằng để công nhân biết càng nhiều, càng rách việc! Còn nếu như ai có nhu cầu tìm hiểu "để kiện tụng" thì cứ đi mà tự tìm hiểu chứ công ty không dại gì vẽ đường cho hươu.
Tôi tưởng chuyện đó chỉ có duy nhất ở công ty của tôi, không ngờ khi hỏi một số bạn bè thì biết nhiều nơi cũng có tâm lý ngán sợ công nhân hiểu luật sẽ đòi hỏi, thậm chí chống đối! Và tâm lý ấy vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay.
Mấy hôm trước tôi gọi điện cho cô nhân viên cũ hỏi về việc đọc báo của công nhân thì nhận được câu trả lời: "Từ hồi anh đi khỏi công ty thì chế độ báo của anh em bị cắt luôn. Giờ không còn nguồn phế liệu để bán gây quỹ cho phòng nữa, cũng buồn".
Cô nhân viên buồn vì không còn báo cũ để bán ve chai, còn tôi thì buồn vì nếu đất nước mình vẫn còn những người lãnh đạo sợ công nhân tiến bộ, hiểu biết thì bao giờ chúng ta mới khá nổi?
Trần Đình Nguyên
Nguồn: Nld
NGƯỜI TÂM THẦN - Ngô Quốc Phương
Cuối tháng ấy, tôi và mấy người bạn học cũ vào thăm người bạn đang điều trị trong một bệnh viện tâm thần,
Trước khi vào viện, chúng tôi liên hệ với một người bạn khác cũng ở bệnh viện này nhưng là thầy thuốc.
Người bạn của chúng tôi bảo:
“Các cậu vào thăm Triết thì thăm nhanh thôi nhé, không cậu ấy nói nhiều lại phát bệnh nặng. Tớ sẽ bảo anh em thu xếp, nhưng tớ bận đi công tác. Ngoài ra…”.
“Ngoải ra sao?”, chúng tôi hỏi.
“Ngoài ra, các câu nên rút nhanh, kẻo các cậu có thể bị tẩu hỏa nhập ma đấy”, anh bạn cùng lớp hồi phổ thông của cả mấy chúng tôi đáp.
Vậy là bỏ phôn tay xuống, chúng tôi cảm thấy vô cùng hào hứng, có đôi phần tò mò và bị kích thích, rồi sau khi nâng ly bia lên, chúng tôi tiến thẳng xuống Viện.
Đã được bố trí trước, chúng tôi gặp Triết trong một khu vực khá yên tĩnh, vào một giờ khá yên tĩnh, ngày cuối tuần.
Sau khi đặt chút quà lên mặt chiếc bàn đá công cộng và cùng nhau an tọa ở mấy chiếc ghế đá quây chụm lại, anh em chúng tôi bắt tay Triết trước khi hỏi han .
Khi chúng tôi còn đang mải phân ngôi chủ khách thì Triết lên tiếng:
-Các cậu vào thăm tớ làm gì cho phí thời gian, vài hôm nữa tớ lại ngoại trú thôi. Ở nhà còn làm lợi cho vợ con, rồi lo việc làm ăn, cơ quan, thăm nom tớ làm gì… Nhưng mà cũng cảm ơn các cậu, quà cáp thì cầm về, tớ đầy đồ ra, toàn cho người, ăn có hết đâu…
Chúng tôi nháy mắt với nhau:
-Mẹ, thằng này được 9/10 điểm. Ăn nói rất ok, chỉ có điều nói hơi dài, như ca cải lương, nếu không đã được 10/10 điểm.
Chúng tôi bảo Triết:
-Không có gì, không có gì… Bạn bè cũ thăm nhau là quý nhất, cậu đừng câu nệ.
Triết lại đáp:
-Ôi giời, các ông lại còn mang phong bì vào cho tôi nữa, cái đó chỉ tổ béo mấy ông bà y bác sỹ, hộ lý với lại nhân viên ở đây thôi. Mà các cậu lại nghĩ tớ nói dai chứ gì, ai gặp tớ chẳng bảo thế. Nhưng tớ nói cho mà nghe, ngoài kia khối thằng nói còn dai hơn tớ, mà nói đéo có nội dung, toàn lặp lại mà người ta cũng phải nghe đấy. Nói đi nói lại, mấy chục năm nói mãi nói hoài, nói lăng nha lăng nhăng, chó nó nghe lọt, thế mà vẫn được xưng tụng đấy…
Chúng tôi lại nháy nhau:
-Khá, vẫn hơi dài, được 9/10 điểm.
Một anh bạn của chúng tôi làm kiến trúc sư, lâu nay về bên bộ xây dựng công tác, nói:
-Viện với gia đình cho Triết vào đây là sai rồi, cậu ấy cần cho chỗ khác và chỗ khác cần cho cậu ấy!
Rồi chúng tôi vào việc:
-Triết à, chúng tớ vào đây có mấy việc, một là thăm cậu, hai là muốn đưa cho cậu một lựa chọn.
Triết bảo:
-Lựa chọn gì, chắc các bố lại qua nhà tôi và người nhà bảo tôi quậy quá, hàng xóm cũng bảo tôi vớ vẩn quá, vợ con tốn tiền tốn của chăm sóc, bố mẹ già cũng tốn cả lương hưu để lo cho tớ chứ gì… Cái đó tớ nghe nhiều rồi, các cậu định giúp đỡ kiểu gì? Tớ vào vài bữa lại về rồi vài bữa lại vô, có tốn kém thật nhưng ai bảo không để tớ yên, cứ bắt tớ phải điều trị với không điều trị. Tớ là tớ không cần mọi người phải hiểu tớ, cũng không cần ai phải nói chuyện với tớ, tớ cũng chẳng cần uống thuốc với điều trị, tớ chỉ cần một điều…
Chúng tôi hỏi:
-Cậu cần gì?
Triết bảo:
-Tớ cần được tự do sáng tác. Tớ yêu cầu gia đình trả tớ giấy bút mực màu bảng vẽ, kể cả đàn địch của tớ, kể cả máy tính nữa. Tớ cũng yêu cầu hàng xóm không tọc mạch, tớ yêu cầu công an hộ khẩu không ghé qua ghé lại hỏi han ông cả thủ, tớ yêu cầu tập thể không ai được kỳ thị tớ, tớ cũng là đồng nghiệp cũ của nhiều bạn trong cơ quan, mà tớ còn học giỏi, đỗ cao và đỗ sớm hơn khối đứa đấy. Viện trưởng bây giờ, hồi đi bộ đội về, tớ phụ đạo nó thi đại học chứ ai… Rồi tớ yêu cầu gia đình, mọi người, trước khi cấp giấy cho tớ làm thơ, vẽ tranh, làm nhạc, viết kịch thì không được hỏi tớ định viết vẽ gì, cái đó là quyền của tớ… Tớ cũng yêu cầu các cửa hàng net ở xung quanh tạo điều kiện để tớ được vào mạng tự do lướt web, vào facebook, vào bờ lốc nọ bờ lốc kia… Tớ cũng yêu cầu các ông bà quản thủ thư viện không ngăn tớ vào làm thẻ đọc, thẻ mượn, và cũng yêu cầu các ông bảo vệ viện cho tớ trở lại chỗ tớ làm… Tớ có lấy gì đâu, chỉ qua đó để xem các ông bạn nghiên cứu làm ăn ra sao thôi… Tớ yêu cầu bên viện đại học phải cho tớ trở lại giảng dạy, tớ thấy nhiều thằng dạy láo dạy lếu, hoặc là nhân cách chúng nó không đủ để đứng bảng, chúng nó nhiều đứa bốc phét, toàn học cóp học lỏm, lại toàn đóng kịch tri thức, thiện tri thức rồi lên ti vi, báo trí truyền thông bốc phét nhảm nhí. Nhiều thằng già rồi, không nói về tuổi tác đâu, già cỗi về năng lực, cùng cụt đường rồi, hết sáng tạo rồi, chỉ là xác không hồn thôi… Tớ dạy còn có tư cách và đúng hơn… Và tớ còn yêu cầu…
Chúng tôi nhìn đồng hồ và nói:
-Triết ơi, bọn tớ sắp phải về, bọn tớ muốn cho cậu một lựa chọn, là bây giờ thỉnh thoảng các bạn ở lớp sẽ có tí quà cho gia đình cậu và cho cậu, trong đó có quà tinh thần là chúng tớ sẽ bố trí nơi để cậu vẽ tranh, sáng tác, làm thơ… Coi như có một studio mở theo giờ, chỗ mấy người bạn ở lớp công tác, đang chức đang quyền, có điều kiện, không ảnh hưởng tới ai; trước khi gia đình cậu được bố trí chỗ mới, cho vợ con cậu đỡ căng mà cơ quan cũng được thoải mái, cậu cũng thoải mái. Mọi người đã đưa tranh và thơ của cậu cho mấy nhà phê bình nhưng không nói là của ai, họ rất ấn tượng, họ nói đó là thiên tài, hoặc là chép tranh của thiên tài, hoặc là thơ của một hiện tượng siêu hiện tượng. Cậu đồng ý nhé. Ngoài ra, chúng tớ cũng có kế hoạch mời chuyên gia tốt thăm khám cho cậu từ nay tới đó và cần thì điều trị mới. Ý cậu sao?
Hình như cũng bị nhiễm căn bệnh nói dài của Triết, chúng tôi bắn nguyên một hơi như trên.
Nhưng không ngờ, Triết đập lại:
-Dẹp, dẹp. Các cậu ngu bỏ mẹ, ai lại sáng tác theo giờ. Tôi đi vệ sinh kia kìa, cũng có lúc nổi hứng, thế thì làm sao đang đêm đang hôm tôi tới chỗ các cậu bố với chả trí… Mà tôi có bệnh gì đâu, mấy thằng chuyên gia với lại chuyên khoa, thằng nào mà chẳng phán nọ phán kia rồi cho nắm thuốc, rồi cua tiền rồi biến, có thấy biến chuyển gì đâu… Còn mấy thằng phê bình kia, dốt bỏ mẹ, đã là nghệ sỹ thật thì thằng nào chẳng điên, mà đã điên thì thằng nào chẳng ít nhiều giống bọn nghệ sỹ. Chúng nó, bọn phê bình toàn phán láo, chúng nó toàn dựa hơi rồi bám đít tây đít tàu, học lỏm đủ thứ học thuyết, mà có đứa nào ra được cái sản phẩm riêng đâu. Cả đống cả đàn đấy, toàn là học của tây thôi, có cái nào đưa sang tây mà tây nó phục và đưa lên bàn thờ đâu. Bọn đó, cậu đưa sáng tác của tớ ra, chúng nó phán vớ phán vẩn chỉ mất thời gian, mà có khi chúng nó còn gắn huy hiệu lên, khiến tác phẩm của tớ bị mất giá…
Chúng tôi đồng loạt chuẩn bị đứng lên, nhưng cũng cố hỏi một câu cuối:
-Mất giá là thế nào?
Triết bảo:
-Các cậu đúng là ngoài nghề, hỏi ngu bỏ mẹ. Đây này, chúng nó lúc nào cũng chỉ có một học thuyết đặt lên trên hết, trên cùng đấy, mấy cái thật thì bị đặt xuống dưới. Nhưng vì bị thằng kia nó đè lên nên mấy cái thằng bị đặt xuống dưới nát bươm, rách bươm ra rồi… Chúng nó không biết là chúng nó chỉ học lỏm học dỏm, ra ngoài thì tinh tướng, về nhà thì câm cái mồm như con chó bị rọ mõm, chỉ khi nào chủ gọi thì sủa minh họa, rồi lấy cái bên ngoài cắm vào cái bên trong, vừa cắm vừa run, gọi là tư với chẳng vấn… Tư cái mẹ gì chúng nó, người ta tư vấn là phải khách quan, chúng nó đã nhận tiền rồi, tức là đi làm thuê thì làm chó gì có cơ gì mà đi dạy dỗ bọn kia. Toàn là nói lăng nhăng, nói hai ba mang, đến khi bọn kia nó suỵt cho một phát thì toát mồ hôi, sợ vãi cả ra… Tức là nó cắt ngân sách hay cắt cơ chế, giấy phép ấy… Mà chúng nó sợ là đúng, cơm rượu, ghế ghiếc đang ngon, văng ra là chết cả nút. Bảo chúng nó tỉnh, nó tỉnh hơn tôi à? Này nhé, toàn bảo say mê khoa học, say mê nghệ thuật, say mê nghề nghiệp, hay say mê rượu, say mê chè thuốc, rồi thì vờ điên điên, khùng khùng?… Bọn đó dỏm hết, vào đây tôi đập cho mấy câu là vãi cả ra ngay, toàn đồ dỏm. Khó có hy vọng lắm, hy vọng cái gì… Hy vọng đến từ chỗ khác, không phải từ chúng nó…
Chúng tôi bắt đầu xây xẩm mặt mày, toan về ngay, thì anh bạn Viện Hóa lại hỏi một câu:
-Này Triết, cậu bảo hy vọng đến từ đâu?
Triết bảo:
-Cậu thế mà là phó giáo sư tiến sỹ làm gì cho phí cơm. Cậu không biết là tất cả đang không phải là Nó nữa à? Đã sang cái khác từ lâu rồi, đã lai giống, chuyển gien hết rồi, tất cả đã là hậu mô hình rồi, đâu còn mô hình nữa… Mà tất cả đang là tiền mô hình, đang nghiêng hết rồi kia kìa, sắp đổ hết rồi… Cả thế giới còn thế, riêng gì cái xó xỉnh này. Loài người chúng mình còn ác hơn cầm thú, toàn làm chuyện ác thôi, toàn tham sân si, sư sãi thầy cúng cũng tham, mấy ông thầy giáo trí thức cũng tham thì làm sao tư vấn được cho mấy thằng đại tham lam kia hả… Thế thì bây giờ cái gì là chuẩn? Không phải là nghiêng hả? Vậy thì hy vọng tới từ đâu? Hy vọng không tới từ các bạn, hy vọng tới từ một tương lai hoàn toàn khác bởi số phận nhân loại, số mệnh vũ trụ, bởi số kiếp của các tôn giáo, bởi tương lai của những minh triết thực của triết học, của ánh sáng lương tri, bởi cả thân phận của tình yêu và sự hy sinh cao cả, bởi kỳ vọng đôi khi là tuyệt vọng về cái đẹp và cái thiện, và bởi sự thất bại không dễ nhưng tất yếu của cái ác… Nhưng quan trọng nhất, hy vọng đến từ thất vọng, bất bình và nổi đóa của nhân loại về tất cả những gì mà con người đã tạo ra, ngu si tạo ra, dại dột tạo ra, và nay phải làm lại tất… Phải làm lại tất, đó là động lực của hy vọng, các cậu nghe chưa…
Triết nói đến đây khoát tay và nguẩy đít bước vào lối vào của khoa điều trị, để lại chúng tôi chưng hửng và lùng bùng, choáng váng với những gì được nghe một cách xối xả.
Choáng váng vì chúng tôi không rõ đâu là hư đâu là thực trong chẩn đoán về bệnh tình của cậu ta, dù chúng tôi biết là chính vì thế mà Triết có mặt ở đây.
Chúng tôi đồng ý sẽ giúp Triết và gia đình một cách hợp lý hơn đã định, có lẽ không cần thông báo cho bất kỳ ai, và cũng không thay đổi bất cứ điều gì trong sinh hoạt của cậu ấy. .
-Có lẽ anh em mình đã ngu si, mù quáng, hoang tưởng khi thiết kế vụ giúp đỡ cậu ấy chăng?
Anh bạn ngành hóa nói, khi chúng tôi rời Viện và ra xe đi về.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Ừa thì có lúc phải hồn nhiên như con điên mới mong sống nổi iem ợ!
ời ta biết ngay, với lại, dùng mặt giả cũng đéo ổn vì nó không...thật he he!
Vện lại bảo : Có chị Hót gơn em hưm mộ rất...
Lão: Hót gơn thì anh cũng hưm mộ, cứ gì em, nhưng sao?
Vện: Chị í bảo là, trong một ngày chị í phải diễn nhiều bộ mặt, thi thoảng chị ấy mới trở về với mặt thật (nói tục chủi bậy) được, và chị ấy bảo lúc trở về mặt thật chị ấy thấy thoải mái rất!
Lão: Em thử bảo chị ấy suốt ngày nói tục chửi bậy (tức mặt thật) xem có thấy thoải mái rất không? Chắc không đâu, rồi cũng thấy chán, thấy mệt và lúc ấy, mặt tao nhã đạo mạo với ngôn ngữ hàn lâm của chị ấy lại thành mặt thật (thoải mái rất), thế đấy iem ạ!
Vện: Nhưng có người thực sự là rất giả dối, lúc thế này lúc thế khác, không biết đâu là mặt thật của người ta...
Lão: Giả dối cũng là một bộ mặt và cũng rất ...thật! iem yêu ạ! Ngoài ra, anh muốn hỏi iem yêu, lúc mặt anh đứng đắn tao nhã, nói giọng hàn lâm văn hóa và lúc mặt anh nham nhở rất tởm, nói toàn cặc zái địt bọp, em iêu mặt nào của anh?
Vện : Iêm iêu cả hai...thế là thế đéo nầu?
Lão: Là vì cả hai đều là mặt thật của anh he he...
P/S: Thấy ảnh anh này đẹp zai, ăn cắp về đăng, đéo liên quan gì
Vện lại bảo : Có chị Hót gơn em hưm mộ rất...
Lão: Hót gơn thì anh cũng hưm mộ, cứ gì em, nhưng sao?
Vện: Chị í bảo là, trong một ngày chị í phải diễn nhiều bộ mặt, thi thoảng chị ấy mới trở về với mặt thật (nói tục chủi bậy) được, và chị ấy bảo lúc trở về mặt thật chị ấy thấy thoải mái rất!
Lão: Em thử bảo chị ấy suốt ngày nói tục chửi bậy (tức mặt thật) xem có thấy thoải mái rất không? Chắc không đâu, rồi cũng thấy chán, thấy mệt và lúc ấy, mặt tao nhã đạo mạo với ngôn ngữ hàn lâm của chị ấy lại thành mặt thật (thoải mái rất), thế đấy iem ạ!
Vện: Nhưng có người thực sự là rất giả dối, lúc thế này lúc thế khác, không biết đâu là mặt thật của người ta...
Lão: Giả dối cũng là một bộ mặt và cũng rất ...thật! iem yêu ạ! Ngoài ra, anh muốn hỏi iem yêu, lúc mặt anh đứng đắn tao nhã, nói giọng hàn lâm văn hóa và lúc mặt anh nham nhở rất tởm, nói toàn cặc zái địt bọp, em iêu mặt nào của anh?
Vện : Iêm iêu cả hai...thế là thế đéo nầu?
Lão: Là vì cả hai đều là mặt thật của anh he he...
P/S: Thấy ảnh anh này đẹp zai, ăn cắp về đăng, đéo liên quan gì
Cu Tèo hóm gớm nhẩy!
Lại tuổi trẻ tài cao - dân mình sắp giàu rồi
Cuteo@
Vui phết các anh các chị ạ.
Hóa ra Việt Nam mình nhiều thần đồng ra phết, đất nước mình thành rồng lộn đến nơi chứ chẳng đùa.
Hôm trước mới phát lộ anh Bảo Quảng Nam, hôm nay thêm 2 anh nữa tại Hải Dương quê chị. 30 tuổi đời, các anh có tất, từ vợ đẹp con khôn, nhà lầu xe hơi cho đến những chiếc ghế cao tót vời. Mk, các anh tài vãi.
1.
Anh thứ nhất Hải Dương là Bùi Thanh Tùng sinh năm 1980, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Cử nhân lý luận chính trị. Anh đã từng giữ chức vụ Trưởng phòng Việc làm An toàn lao động Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Và anh được bổ nhiệm chức Phó Giám đốc sở này vào tháng 10/2013 khi mới 32 tuổi.
Anh Tùng là chủ nhân Khu nhà vườn tại xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, từng gây xôn xao dư luận và Uỷ ban kiểm tra Trung ương đã phải vào cuộc.
2.
Anh thứ hai Hải Dương là Lê Hồng Diên sinh năm 1981. Khác với anh Bùi Thanh Tùng, cần lao không rõ anh học trường nào, nhưng từ tháng 9/2011, khi vừa tròn tuổi 30, anh đã được bổ nhiệm chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư của tỉnh nhà. Đến tháng 10/2013, anh lại được bầu làm Chủ tịch UBND huyện Tứ Kỳ và chỉ 1 năm sau, tháng 10/2014, anh trở thành Bí thư huyện ủy Tứ Kỳ.
Rất lạ là vào tháng 8/2015, anh Lê Hồng Diên lại được bổ nhiệm chức Phó Giám đốc Sở kế hoạch đầu tư. Đây là chức vụ mà anh đã từng nắm giữ cách đây 4 năm. Thế mới hiểm.
3.
Đừng thắc mắc, chị xin bật mí: Anh Tùng là con trai ông Bùi Thanh Quyến, còn anh Diên là con rể của ông Bùi Thanh Quyến.
Ông Bùi Thanh Quyến là ai?
Ông Bùi Thanh Quyến là bí thư Tỉnh ủy Hải Dương.
Tháng 11/2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã yêu cầu ông Bùi Thanh Quyến (Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) "cần rút kinh nghiệm và tự phê bình nghiêm túc việc chưa thường xuyên, khuyên bảo, giáo dục con trai tự giác, gương mẫu chấp hành đầy đủ các quy định của Luật đất đai; chưa dứt khoát trong việc để con trai mua và sử dụng đất ở Ninh Thành, Ninh Giang, trong đó có một số khâu chưa đảm bảo đầy đủ các quy định, thủ tục gây dư luận không tốt, ảnh hưởng đến uy tín cá nhân và Đảng bộ".
Thế là dân mình sắp giàu rồi....
Nguồn: Trelangblogspotcom
Thợ cạo says:
17:22 08/10/2015Reply
Tin tui đi, đều đúng quy trình quy định cả nên Tre làng đã lăng xê em nào thì em ấy sẽ lớn nhanh như thổi!Phần nhận xét hiển thị trên trang
Quan điểm của Ngố: Thực ra bài thơ cũng bình thường về nội dung và hình thức. Cái không bình thường là sự tranh chấp sở hữu nó. Sao người ta không chịu ngồi bóp cái gì đó để ra bài thơ khá hơn, thay vì tranh chấp về bài thơ này?
Phan Huyền Thư: KHI TỔ QUỐC GỌI TÊN ....NHẦM
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai ký tặng sách cho bạn đọc TP Hồ Chí Minh. Ảnh: CAND
Phan Huyền Thư
FB Phan HuyenThu
"Nguyễn Phan Quế Mai được đông đảo bạn đọc biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây khi bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc.
Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010.
Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.
Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải".
Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010.
Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.
Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải".
Nguồn: Công an Nhân dân.
Trên đây là một đoạn trích trong bài báo mình đính kèm dưới cho các bạn cùng tham khảo. Bài báo được đăng tải cũng trên CAND chỉ một ngày sau khi cuộc ra mắt tập thơ "Tổ Quốc gọi tên mình" của Quế Mai được thực hiện.( Ngày 24 tháng 07 năm 2015).
Lúc này vì chưa có ai viết tâm thư gửi truyền thông nên bài thơ được chính Quế Mai cho hay là viết năm 2010 ???( Mà năm đó thì tàu Bình Minh 02 chưa bị cắt cable để có thể tác động vào Mai như bạn ấy trả lời các bài báo sau này?)
Mình đã từng viết trên máy bay, chủ yếu bằng Ipad, phần "Note" trong Iphone hoặc bằng sổ tay, giấy bút hẳn hoi... Mình chỉ hơi quan ngại khi Mai viết bằng giấy ăn (tissue???) trên máy bay vì giấy đó rất khó viết bằng bất kỳ loại bút nào: bút mực, bút bi hay bút chì. Mình cũng đi nhiều hãng Hàng không quốc tế rồi, ngay cả các Hãng bay sang châu Âu cũng chỉ có giấy ướt và một loại giấy khăn ăn xốp và dai để lau tay lau miệng.... Viết lên túi nôn chắc sẽ dễ hơn chăng???
Mình nghĩ, các bạn nhà báo đang rất ủng hộ, muốn bảo vệ Quế Mai nên lưu tâm nhiều chi tiết nhạy cảm, nếu không có lợi cho bạn ấy thì đừng nên công bố nữa.
Từ sáng đến giờ, rất nhiều anh chị em văn chương inbox và gọi điện, nhắn tin trao đổi, hỏi mình suy nghĩ thế nào về "vụ này"...
Mình nói thật lòng luôn ở đây cho tiện, mình rất mong anh Ngô Xuân Phúc hãy tỏ ra khôn ngoan mà im lặng trước vụ việc này. Chót lỡ nói rồi thì thôi... không cãi, không nói thêm, không thanh minh và không đi tìm thêm chứng cứ nữa.
Cả giới truyền thông sẽ ủng hộ Quế Mai. Tất cả những nhà báo làm thơ, những nhà thơ làm báo và không làm báo mà có thơ được Quế Mai tuyển chọn dịch sang tiếng Anh để quảng bá ở nước ngoài sẽ ủng hộ bạn ấy.
Nếu mọi người không biết anh là tác giả một bài thơ như vậy( cứ cho là của anh nhé) thì anh vẫn là anh, nguyên vẹn, hồn nhiên và yêu nước đến cháy lòng.
Nếu mọi người không biết Quế Mai là tác giả bài thơ này( hiện nay thì là có) thì bạn ấy còn có đến 3 thứ danh dự khác nhau sẽ bị tổn thương, chà đạp, xúc phạm nếu có ai đó đứng ra nhận bài thơ này...Mà cái tội to nhất là chà đạp lên lòng yêu nước của bạn ấy..
Vậy mình mong anh Phúc hãy suy nghĩ thêm chút nữa nhé.
Trực diện vào cảm giác của một người đọc.
Nếu một chàng giáo viên dạy văn trong quân đội có những trăn trở, đau đáu để tuôn trào một bài thơ như " Tổ quốc gọi tên mình" năm 2008 thì hoàn hoàn có thể được đón nhận. Yêu nước là quyền của tất cả chúng ta. Cuối tháng 11 năm 2007, khi Trung Quốc ngang nhiên thành lập Thành phố Tam Sa, biết bao người dân đã xuống đường, bao cuộc tuần hành, biểu tình đã kéo dài và sục sôi trong lòng người Việt nam, biến năm 2008 là một năm đỉnh điểm về chủ quyền biển đảo, khiến cho dư luận quốc tế phải thực sự quan tâm đến Công ước Hải phận quốc tế 1982. Một thanh niên như Ngô Xuân Phúc lúc ấy có vụt lên những cảm xúc để post trên blog một bài thơ như vậy cũng đáng cảm động chứ sao?
Mình cũng nhớ rất rõ, năm đó Quế Mai đang ở Việt Nam, bạn ấy còn tham gia Sân thơ trẻ 360 độ với Ban văn trẻ bọn mình. Có thể thành phố Tam Sa, Gạc Ma (hay gì gì đi chăng nữa) lúc đó chưa chạm được vào nỗi quan tâm của bạn ấy mạnh mẽ như tâm thức biển đảo trỗi dậy trong Quế Mai vào 3 năm sau đó, khi bạn ấy nghe tin về tàu Bình Minh 02 bị cắt Cable ngoài biển đông hai lần vào tháng 5/2011... Có thể lắm chứ, bạn Mai lúc đó( 2008-2009) còn đang dồn tâm dồn sức cho cuộc thi thơ về " 1000 năm Thăng Long" và sau đó bạn ấy đã giành giải Nhất. Tôi hoàn toàn chẳng nghi ngờ gì việc Quế Mai có thể sôi sục, đau đáu với biển đảo khi nghe tin về tàu Bình Minh bị cắt Cable ngoài khơi để phóng bút ngay trên giấy ăn một bài thơ đậm chất tuyên thệ, "sứ mệnh" như vậy, nhất là khi nó lại được viết bởi sự gợi ý, đặt hàng cho một cuộc thi viết về Biển đảo quê hương ???
Với tôi, bài thơ không đáng để chúng ta quy chụp, soi mói về tác giả của nó, vì ai đã viết ra nó với lòng yêu nước chân thành, người đó đều đáng được ghi nhận. Điều làm nó được biết đến nhiều hơn là vì có người đã phổ nhạc cho nó thành một ca khúc.( Hình như cũng để đi dự thi và hình như sau đó cũng đã đoạt giải thì phải???). Một thể loại ca khúc mà nếu bỏ lời đi, chơi nhạc không thì sẽ là những tiếng động lộn xộn... Nhưng với tấm lòng hướng về biển đảo thiêng liêng của tổ quốc thì " ngay cả những tiếng động lộn xộn nhất cũng trở nên đáng trân trọng và gây xúc động vô bờ nhé....!!!"
Cuối cùng, với tập thơ của Mai, mình được tặng, được bạn ấy viết những dòng yêu thương và trân trọng, vì thế mình bỏ thời gian ra đọc rất kỹ. Tóm lại, ngoài một bài lấy tên cho cả tập thơ ra, 98 bài còn lại không liên quan gì đến sứ mệnh biển đảo, không thấy tổ quốc gọi tên bạn ấy thêm lần nào trong tập thơ đó nữa... Cảm giác của minh sau khi đọc tập thơ là : "Tự tổ chức chơi trò đặt cược với chính mình: 'Nếu năm nay tập thơ này mà không nộp vào Hội nhà văn để xin xét giải thưởng văn học 2015 thì mình sẽ thua, nghĩa là mình bắt buộc phải viết tiếp để ra mắt thêm tác phẩm bằng cách xuất bản trong năm 2017. Nếu có nộp để dự thi, mình sẽ được treo bút nghỉ ngơi thêm một thời gian nữa...."
Đúng là mình ăn gian, tài năng có hạn mà thủ đoạn thì vô biên nên kiểu gì đặt cược mình cũng tính lợi cho mình cả...hihihi
_________
Nguyễn Phan Quế Mai được đông đảo bạn đọc biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây khi bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc.
Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010. Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.
Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải.
Không đoạt giải của cuộc thi nhưng sau đó "Tổ quốc gọi tên" nhanh chóng được đông đảo công chúng biết đến qua ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình". Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, người phổ nhạc bài thơ chia sẻ rằng, "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời trong một buổi tối cuối năm 2011 - thời điểm biển Đông "dậy sóng". Trong giây phút bị thôi thúc bởi ý nghĩ phải làm gì cho quê hương đất nước, anh bắt gặp bài thơ "Tổ quốc gọi tên" của Nguyễn Phan Quế Mai. Ngồi bên cây đàn piano vừa đàn vừa sáng tác, 20 phút sau, ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời.
Giọng ca đầu tiên được nhạc sĩ lựa chọn thể hiện là ca sĩ Huỳnh Lợi. Sau đó, ca khúc nhanh chóng được lan tỏa trong khắp cả nước, liên tục được các giọng ca từ chuyên nghiệp, có danh tiếng đến bán chuyên nghiệp biểu diễn trên cả nước. Đúng 30/4/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" vang lên trong chương trình đặc biệt kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, điều đặc biệt là cho dù "Tổ quốc gọi tên mình" được rất nhiều ca sĩ chọn biểu diễn trong nhiều chương trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đều có chung một bản phối âm, phối khí...
Cuộc giao duyên đặc biệt giữa thơ và nhạc nói trên góp phần không nhỏ cho sự thành công của tập thơ "Tổ quốc gọi tên mình" của Nguyễn Phan Quế Mai sau này. Ra mắt bạn đọc từ đầu tháng 7/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" trở thành hiện tượng đặc biệt của "làng" xuất bản nói chung, "làng thơ" Việt nói riêng khi được nối bản thêm 1.000 bản in chỉ sau 5 ngày phát hành. Tại buổi giao lưu ngày 23/7, "Tổ quốc gọi tên mình" thu hút đông đảo bạn đọc trẻ.
Chia sẻ về tác phẩm, Nguyễn Phan Quế Mai tâm sự rằng, lâu nay, nhiều người hay nghĩ phụ nữ viết văn thường chỉ sáng tác thành công những gì đời thường, vụn vặt, gắn bó với cuộc sống gia đình, tình cảm riêng tư...
Ít người nghĩ, phụ nữ thành công khi viết về những gì lớn lao như đất nước, vận mệnh dân tộc... Nhưng với chị, Tổ quốc không chỉ là những gì kỳ vĩ. Tổ quốc là tất cả những gì gần gũi, thân thương. Tổ quốc là cha mẹ, là ông bà, là tiếng Việt trên môi những con người chị gặp ngoài đường...
Chính tình yêu Tổ quốc đã chắp cánh cho thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Tình yêu Tổ quốc cũng chính là chất xúc tác đặc biệt cho thơ và nhạc giao duyên, cho ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" lan tỏa đến người yêu thơ Việt thời gian qua...
Ngọc Nguyễn
Bài trên Công an Nhân dân:08:53 24/07/2015
‘Tổ quốc gọi tên mình’:
‘Tổ quốc gọi tên mình’:
Cuộc giao duyên của thơ và nhạc
Ngày 23/7, buổi giao lưu ra mắt sách "Tổ quốc gọi tên mình" của nhà thơ nữ Nguyễn Phan Quế Mai diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của đông đảo bạn đọc, văn nghệ sĩ nhiều lĩnh vực.
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai sinh ngày 12/8/1973 tại Ninh Bình, lớn lên tại Bạc Liêu, tốt nghiệp chương trình thạc sĩ viết văn, Đại học Lancaster. Chị cũng vừa được trao tặng học bổng Tiến sĩ. Hiện Quế Mai đang học và làm việc cho Trường Đại học Lancaster (Anh quốc).
Chị là tác giả của các tập thơ: “Trái cấm”, “Cởi gió”, “Những ngôi sao hình quang gánh”, “Bí mật của hoa sen” và “Tổ quốc gọi tên mình”. Nguyễn Phan Quế Mai đã được trao tặng giải nhất cuộc thi thơ về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Hà Nội năm 2010, Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 2010, Giải thưởng từ Quỹ Văn hoá Lannan (Mỹ) cho tập thơ “Bí mật của hoa sen” (2014).
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai sinh ngày 12/8/1973 tại Ninh Bình, lớn lên tại Bạc Liêu, tốt nghiệp chương trình thạc sĩ viết văn, Đại học Lancaster. Chị cũng vừa được trao tặng học bổng Tiến sĩ. Hiện Quế Mai đang học và làm việc cho Trường Đại học Lancaster (Anh quốc).
Chị là tác giả của các tập thơ: “Trái cấm”, “Cởi gió”, “Những ngôi sao hình quang gánh”, “Bí mật của hoa sen” và “Tổ quốc gọi tên mình”. Nguyễn Phan Quế Mai đã được trao tặng giải nhất cuộc thi thơ về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Giải thưởng thơ Hội Nhà văn Hà Nội năm 2010, Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội năm 2010, Giải thưởng từ Quỹ Văn hoá Lannan (Mỹ) cho tập thơ “Bí mật của hoa sen” (2014).
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai ký tặng sách cho bạn đọc TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Phan Quế Mai được đông đảo bạn đọc biết đến nhiều hơn trong vài năm trở lại đây khi bài thơ "Tổ quốc gọi tên mình" được nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc.
Nguyễn Phan Quế Mai cho biết, bài thơ "Tổ quốc gọi tên" được chị sáng tác từ năm 2010. Ngồi trên máy bay rời Việt Nam sau một cuộc hội thảo, nghe thông tin về tình hình bất ổn ngoài biển Đông, cảm xúc trào dâng, chị đã viết "Tổ quốc gọi tên" ngay trên giấy ăn của hàng không dành cho hành khách.
Ngay sau đó, bài thơ được chuyển cho người bạn văn: nhà văn, nhà báo Hòa Bình. Thời điểm này, Hòa Bình đang làm việc tại Báo điện tử VietNamNet, đơn vị đang phát động cuộc thi sáng tác về biển đảo. Ngay lập tức, bài thơ được đăng tải.
Không đoạt giải của cuộc thi nhưng sau đó "Tổ quốc gọi tên" nhanh chóng được đông đảo công chúng biết đến qua ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình". Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn, người phổ nhạc bài thơ chia sẻ rằng, "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời trong một buổi tối cuối năm 2011 - thời điểm biển Đông "dậy sóng". Trong giây phút bị thôi thúc bởi ý nghĩ phải làm gì cho quê hương đất nước, anh bắt gặp bài thơ "Tổ quốc gọi tên" của Nguyễn Phan Quế Mai. Ngồi bên cây đàn piano vừa đàn vừa sáng tác, 20 phút sau, ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" ra đời.
Giọng ca đầu tiên được nhạc sĩ lựa chọn thể hiện là ca sĩ Huỳnh Lợi. Sau đó, ca khúc nhanh chóng được lan tỏa trong khắp cả nước, liên tục được các giọng ca từ chuyên nghiệp, có danh tiếng đến bán chuyên nghiệp biểu diễn trên cả nước. Đúng 30/4/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" vang lên trong chương trình đặc biệt kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, điều đặc biệt là cho dù "Tổ quốc gọi tên mình" được rất nhiều ca sĩ chọn biểu diễn trong nhiều chương trình có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng đều có chung một bản phối âm, phối khí...
Cuộc giao duyên đặc biệt giữa thơ và nhạc nói trên góp phần không nhỏ cho sự thành công của tập thơ "Tổ quốc gọi tên mình" của Nguyễn Phan Quế Mai sau này. Ra mắt bạn đọc từ đầu tháng 7/2015, "Tổ quốc gọi tên mình" trở thành hiện tượng đặc biệt của "làng" xuất bản nói chung, "làng thơ" Việt nói riêng khi được nối bản thêm 1.000 bản in chỉ sau 5 ngày phát hành. Tại buổi giao lưu ngày 23/7, "Tổ quốc gọi tên mình" thu hút đông đảo bạn đọc trẻ.
Chia sẻ về tác phẩm, Nguyễn Phan Quế Mai tâm sự rằng, lâu nay, nhiều người hay nghĩ phụ nữ viết văn thường chỉ sáng tác thành công những gì đời thường, vụn vặt, gắn bó với cuộc sống gia đình, tình cảm riêng tư...
Ít người nghĩ, phụ nữ thành công khi viết về những gì lớn lao như đất nước, vận mệnh dân tộc... Nhưng với chị, Tổ quốc không chỉ là những gì kỳ vĩ. Tổ quốc là tất cả những gì gần gũi, thân thương. Tổ quốc là cha mẹ, là ông bà, là tiếng Việt trên môi những con người chị gặp ngoài đường...
Chính tình yêu Tổ quốc đã chắp cánh cho thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Tình yêu Tổ quốc cũng chính là chất xúc tác đặc biệt cho thơ và nhạc giao duyên, cho ca khúc "Tổ quốc gọi tên mình" lan tỏa đến người yêu thơ Việt thời gian qua...
Ngọc Nguyễn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)