Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

10 KIẾN THỨC CĂN BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP



Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam và 9 quốc gia khác đang hy vọng sẽ hoàn thành ký kết TPP trong năm 2015. Theo Ezlaw, TPP sẽ là một sự kiện lớn nhất xảy ra với Việt Nam trong 20 năm nay (kể từ thời điểm Việt Nam và Mỹ bình thường quan hệ hóa vào năm 1995). Bạn có biết TPP là gì ? TPP là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế. Bạn vẫn muốn biết rõ hơn về TPP ? Sau đây là những điều căn bản nhất mà bạn cần biết về hiệp định này

TPP Việt Nam

TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản

*Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, và nhiều nước khác đang có ý định tham gia vào TPP
*TPP bắt đầu từ một thỏa thuận giữa Singapore, Chile, New Zealand và Brunei vào năm 2009, trước khi Hòa Kỳ quyết định tham gia và dẫn đầu

TPP Việt Nam

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên

TPP Việt Nam

Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…

tpp ezlaw


Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.

TPP Việt Nam

Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại Châu Á sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Ngoài ra, nhiều học giả còn cho rằng Mỹ muốn sử dụng TPP để tạo ra một nền kinh tế hợp nhất trong khu vực có thể đối trọng lại với sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc. Trung Quốc đã có lúc thể hiện ý định muốn tham gia TPP, nhưng nhiều điều khoản hiện tại của TPP dường như được thiết kế để cố tình không cho Trung Quốc có cơ hội tham gia vào thỏa thuận này.

TPP Việt Nam

WTO hiện có tới 161 thành viên, vì vậy một trong những nhược điểm của mô hình này là sự khó khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn đề gì.

Hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế mà vượt qua phạm vi WTO như: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động….

TPP Việt Nam

Hầu hết các thỏa thuận quốc tế là về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, ví dụ như: Ta có thể nhập khẩu số lượng X hàng hóa với giá Y khi các mặt hàng này đã đủ tiêu chuẩn về chất lượng hoặc lao động. TPP khác vậy. Chính bản thân TPP sẽ tạo ra các điều luật quốc tế có khả năng điểu chỉnh chính sách và hướng đi của luật pháp trong từng quốc gia thành viên.  Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng của TPP.

Nhiều điều luật trong TPP còn có ảnh hưởng thay đổi chế độ pháp lý của các quốc gia. Ví dụ như điều luật khuyến khích các thành viên của TPP mở một cơ quan chính phủ, có cơ chế và cách thức hoạt động giống tại Mỹ, thực hiện phân tích ưu-nhược điểm trước khi ban hành các điều luật mới trong nước.


TPP Việt Nam

Thỏa thuận TPP bao gồm 29 chương, trong đó chỉ có 5 chương là trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các chương còn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực phẩm và thuốc men… 

*Chú ý rằng TPP sẽ bắt loại bỏ nhiều lợi ích của các công ty nhà nước (là một phần lớn của nền kinh tế Việt Nam), để tạo cơ hội cạnh tranh cho các công ty tư nhân. 

TPP Việt Nam

Với hiệp định TPP, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả năng mang chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với chỉ tiêu của TPP. Tòa án đặc biệt này có toàn quyền bắt chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế. 

TPP Việt Nam

Các thành viên tham gia TPP đều đã phải ký một thỏa thuận giữ bí mật về tiến trình thương lượng chi tiết các điều luật của TPP. Các nước này chỉ được tiết lộ những thông tin trên đến các cơ quan chính phủ, tổ chức, và cá nhân có liên quan trực tiếp đến tư vấn chính sách giao dịch. 

*Hiện tại, một số chương của TPP có thể tìm thấy tại wikileaks - kênh chuyên đăng các thông tin tuyệt mật. 

Theo Ezlaw, mọi người dân Việt Nam, đặc biệt nhất là các nhà trí thức, luật sư, doanh nghiệp, khởi nghiệp... cần phải biết rõ và nhiều hơn về TPP - sự kiện lớn sắp xảy ra với Việt Nam và thế giới. Hãy đón xem các bài phân tích sâu hơn về TPP tại Ezlaw Blog.

Nguồn : ezlawblog

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhật, Canada chia nhau giải Nobel Vật lý 2015


Chiều nay (6/10), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm vừa công bố, chủ nhân mới của giải Nobel Vật lý 2015 là một nhà khoa học ở Nhật và một nhà khoa học ở Canada với khám phá về các dao động neutrino - một loại hạt hạ nguyên tử sinh ra từ sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ.



giải Nobel, Nobel Vật lý, Nobel 2015
Ủy ban Nobel cho biết, hai nhà khoa học Takaaki Kajita và Arthur B. McDonald được vinh danh ở lĩnh vực Vật lý năm nay vì những đóng góp trọng yếu của họ đối với các thử nghiệm cho thấy hạt neutrino thay đổi tính đồng nhất. Sự biến đổi này đòi hỏi các hạt neutrino phải có khối lượng.
"Khám phá này đã thay đổi vốn hiểu biết của chúng ta về các hoạt động ở tận trong cùng của vật chất và có thể chứng minh tính cốt yếu đối với quan điểm của chúng ta về vũ trụ", trích thông cáo của Ủy ban Nobel.
Năm ngoái, cả 3 nhà khoa học gốc Nhật Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và Shuji Nakamura đã cùng lên bục nhận giải Nobel Vật lý 2015 với phát minh về đèn tiết kiệm LED.
Năm nay, mỗi giải Nobel sẽ nhận giải thưởng 8 triệu kronor Thụy Điển, tương đương gần 961.000 USD.
... Tiếp tục cập nhật ...
Tuấn Anh (Tổng hợp)
http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/266100/nhat--canada-chia-nhau-giai-nobel-vat-ly-2015.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ Chỉ Hót – Nga Lại Hốt Putin đưa quân vào Syria và Obama ngạc nhiên!


Nguyễn-Xuân Nghĩa - Việt Báo Ngày 151002 - Sau khi tấn công Ukraine, Liên bang Nga không hề thúc thủ mà còn tiến vào Địa Trung Hải, gây phản ứng lo ngại cho các quốc gia thân Tây phương tại Bắc Phi và Trung Đông. Và bộc lộ nhược điểm của Hoa Kỳ: thất bại trong cuộc chiến chống tổ chức ISIL mà không trấn an được các đồng minh.

* Thằng hề gặp thằng gian - Obama và Putin - hí họa của Michael Ramirez IBD * 
Ngày Thứ Tư 30 Tháng Chín có thể là ngày hài kịch quốc tế mà truyền thông dòng chính, định nghĩa là nịnh Barack Obama, và truyền thông thông ngôn của ta thì đi chậm hai ngày nên cứ vi vút nói về kế hoạch Nga-Mỹ-Iran cho xứ Syria sau khi Tổng thống Obama ăn trưa với Vladimit Putin của Nga bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại New York hôm Thứ Hai 28. Hãy nói về hài kịch hôm Thứ Tư đã, sau đó là bi kịch của thằng hề Obama!

Buổi trưa, giờ thủ đô Hoa Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện là Nghị sĩ John McCain thuộc đảng Cộng Hòa họp báo về việc Liên bang Nga vừa mở cuộc không tập tại Syria. Lý do là trái với tuyên bố của Moscow, vụ oanh tạc không nhắm vào căn cứ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (ISIL hay ISIS) ở hướng Đông mà lại tấn công lực lượng nổi dậy chống chế độ độc tài Bashar al-Assad, lực lượng do Hoa Kỳ và liên quân quốc tế (chủ yếu là Anh và Pháp) yểm trợ tại hướng Tây. Vladimir Putin ra tay hành động nhằm bảo vệ al-Assad.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng John Kerry sau khi điện đàm với vị tương nhiệm của Moscow là Sergei Lavrov, cho biết Hoa Kỳ “đang bắt đầu tìm hiểu về động lực của Nga tại Syria.” Beginning of trying to understand what the Russian’s intentions are in Syria. Đang bắt đầu tìm - mà chưa hiểu.

Một giờ sau cuộc họp báo của Nghị sĩ McCain, phát ngôn viên tòa Bạch Cung cho biết rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đang theo dõi động thái mới của Nga tại Syria.

Ba giờ sau, Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter họp báo và tuyên bố Nga đang đổ dầu vào lửa khi đưa quân vào để vừa bảo vệ chế độ al-Assad vừa tấn công tổ chức ISIL. Nhưng mục tiêu nào là chính, mục tiêu nào là phụ thì chưa rõ, vì tại chỗ, Nga cản trở nỗ lực tấn công lực lượng ISIL của Hoa Kỳ và liên quân quốc tế trong khi lại không tập những nơi không có quân ISIL.

Đến buổi chiều, khán giả được thấy hình ảnh của hai Ngoại trưởng Nga Mỹ tiếp xúc với báo chí tại trụ sở Liên hiệp quốc sau cuộc gặp gỡ riêng. John Kerry nói đến nhu cầu “xuống thang xung đột”, deconflict, một chữ rất mới, và rằng giới chức quân sự của hai nước nên gặp nhau nói chuyện. Lại nói. Sergei Lavrov thì lạnh lùng đứng bên và gật gù đồng ý. Rồi hai người chia tay.

Mãi sau đó công chúng mới biết John Kerry đã trễ hai tiếng trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trước đấy, nên chẳng nghe bài diễn văn của Ngoại trưởng Sergei Lavrov. Trễ vì không dàn xếp được nghị trình làm việc, hay vì muốn tỏ vẻ coi thường đối thủ? Chúng ta khó biết được. Nhưng mọi chuyện cứ giống như một hài kịch ngoại giao.

Đó là chẳng nói chẳng rằng, Nga đã ra quân tại Syria mà Mỹ chưa hiểu là để làm gì, tại sao….

Thật ra câu chuyện lại còn ly kỳ hơn vậy.
Vì người ta được biết là sáng Thứ Tư 30, giờ Iraq, một viên tướng b sao của Nga điện thoại cho Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Baghdad ở Iraq để báo trước là sẽ đến họp. Một giờ sau, Hoa Kỳ được Nga chính thức thông báo tại Baghdad rằng Nga sẽ mở cuộc không tập tại Syria và rằng phi cơ của Mỹ phải ra khỏi không phận của Syria. Bộ Quốc phòng gọi hành động ấy là “thiếu chuyên nghiệp”! Ai thiếu?

Thật ra, Liên bang Nga đã rất chuyên nhiệp trong việc dụng binh và làm Hoa Kỳ giật mình lúng túng!

***
Ngày bốn Tháng Chín, là gần một tháng trước, Nga đã đưa ít ra là 15 trực thăng vào căn cứ Bassel al-Assad (một phi cảng quốc tế) trong đó có nhiều chiếc Mi-24 Hind với khả năng khu trục, tấn công. Hai tuần sau, Nga dồn dập đưa thêm vào chiến trường Syria đủ loại võ khí tân kỳ. Từ khu trục cơ Su-25 Frogfoot tới chiến đấu cơ đa năng Su-30 Flankers, cùng chiến xa T-90, thiết vận xa BTR-80, và cả chiến hạm lẫn hai dàn hỏa tiễn phòng không, v.v. cho trận địa chiến. Tại Latakia, họ xây dựng công thự có thể chứa mấy ngàn binh lính. Tại quân cảng Tartous, các chiến hạm Nga có thể theo dõi hoạt động của Hạm đội Hoa Kỳ trong khu vực chiến lược này.

Tức là từ ngày 18 Tháng Chín và trong mấy ngày sau đó, Ngũ Giác đài của Hoa Kỳ đã phải biết qua vệ tinh và không ảnh rằng Nga đưa quân vào các căn cứ chiến lược của Syria tại miền Tây Bắc ở ven biển Địa Trung Hải. Và chiến đấu cơ siêu thanh Su-30 Frankers có thể cất cánh từ Bassel al-Assad bay vào không phận của Turkey trong vài phút. Thành viên Hồi giáo duy nhất của Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO là Turkey có thể bị de dọa vì tên bay đạn lạc mà chỉ có vài phút để xác định mục tiêu của đối thủ trên không phận của mình.

Giới chức quân sự Hoa Kỳ và các đồng minh NATO không thể không biết chuyển động này và phải suy đoán ra những mục đích gần xa của Putin.

Sau khi tấn công Ukraine và thôn tính bán đảo Crimea để khống chế vùng biển Hắc hải, Liên bang Nga gặp nhiều khó khăn vì bị Hoa Kỳ cùng các nước Tây phương phong tỏa kinh tế. Trong nội tình chính trị Moscow, Tổng thống Putin cũng gặp sức ép của thành phần bảo thủ “siloviki”, có chủ trương triệt để bảo vệ an ninh và sức mạnh quân sự của Nga. Mặc dù như vậy và có khi cũng vì vậy mà Putin lại có cuộc phản công làm Chính quyền Obama bị bất ngờ.

Thật ra, mục tiêu của Nga không là điều gì khó hiểu.

Sau khi Hoa Kỳ từ chối can thiệp vào Syria dù chế độ al-Assad đã vượt qua “lằn ranh đỏ” do Obama vạch ra từ Tháng Tám năm 2012, là dùng võ khí hóa học tàn sát phe đối lập, Chính quyền Putin lại được Obama mời vào dàn xếp một giải pháp cho Syria, có thể là với dụng tâm nhờ Nga tìm giải pháp tháo gỡ kế hoạch võ khí hạch tâm của Iran. Kế hoạch tháo gỡ ấy đang thành hình qua hiệp ước hòa giải với Iran và qua lời hứa không thể kiểm chứng được của các Giáo chủ Tehran.

Đó là bi kịch Obama.

Khi tổ chức khủng bố ISIL xuất hiện vào đầu năm ngoái tại Syria rồi bành trướng qua Iraq, Obama đánh giá sai ISIL là “đội banh tay mơ” và quyết định chỉ không tập chứ không thả quân vào trận địa, dù chỉ để thu thập tin tức tình báo. Khi ấy, Hoa Kỳ có mục tiêu mâu thuẫn là chống al-Assad, tiêu diệt tổ chức ISIL chống al-Assad và yểm trợ các lực lượng võ trang Hồi giáo khác, của mình.

Một năm sau, chiến lược đánh cầm chừng như vậy không đạt kết quả.

Putin bèn đưa quân vào Syria tiếng là để bảo vệ kiều dân của mình và tìm giải pháp chính trị - có hay không có chế độ al-Assad – và cùng quân đội của al-Assad tấn công lực lượng ISIL. Đấy là lập luận chính thức. Thực chất là để ngăn ngừa các nhóm võ trang chống al-Assad được Hoa Kỳ yểm trợ. Mục tiêu chiến thuật dễ hiểu về quân sự là thiết lập hệ thống cấm bay bằng võ khí phòng không của Nga để bảo vệ chế độ al-Assad. Mỹ bị Nga ra lệnh cấm bay!

Mục tiêu chiến lược là xây dựng liên minh giữa Nga, Iran, Iraq, Syria và cả lực lượng Hezbollah do Iran yểm trợ tại Lebanon, để chứng minh rằng Nga chứ không phải là Hoa Kỳ hay các nước Tây phương mới có giải pháp ngăn ngừa và tiêu diệt tổ chức ISIL.

Nhưng mục đích sâu xa và lâu dài hơn vậy là lần đầu tiên kể từ 1984, Nga có chân đứng tại Trung Đông, với khả năng đe dọa Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO tại miền Nam, và bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo, từ Địa Trung Hải qua tới khu vực Trung Á. Nếu theo dõi động thái của Nga trên vùng biển Baltic lên tới Bắc Cực, người ta còn thấy kế hoạch quy mô có kích thước toàn cầu nhằm trám vào khoảng trống do Hoa Kỳ để lại sau hai nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.

Trong hai nhiệm kỳ ấy, Hoa Kỳ thoái thác trách nhiệm quốc tế và làm gì cũng sợ thất bại nên đánh chỉ cầu hòa - và đánh bằng miệng cho an toàn. Putin thì nói ít mà làm nhiều. Dù kinh tế khó khăn vẫn tăng ngân sách quốc phòng tời 20% và đang phơi bày sự nhu nhược bất nhất của Hoa Kỳ.

Các nước trong vùng đang phải chọn lựa….


***

Khi đưa quân vào Syria, Putin đã thu hẹp khả năng hành động của Hoa Kỳ và các nước Tây phương không chỉ trong lãnh thổ Syria mà còn khiến chính quyền Iraq cộng tác chặt chẽ hơn với Nga, Syria và nhất là Iran. Tức là ngày càng xa dần ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Tuần qua, Chính quyền Baghdad đã xác nhận là sẽ trao đổi tin tức tình báo với Nga và Iran, để có một chiến tuyến chung chống tổ chức ISIL. Thật ra là chống cả ISIL lẫn quyền lợi của Hoa Kỳ trong khu vực.

Thực tế ở tại chỗ cho thấy chiến đấu cơ của Nga đã xuất hiện trên không gian Syria, có khả năng ngăn ngừa các phi vụ chống ISIL của Hoa Kỳ và liên quân. Không quân Nga đang yểm trợ và bảo vệ trực thăng của chế độ al-Assad và gây khó cho các vụ không tập của Mỹ chống ISIL. Nhờ vậy, Putin có thể đảm bảo là Hoa Kỳ không thể làm suy yếu chế độ al-Assad mà cũng chẳng giải quyết được mối nguy ISIL trong cả khu vực.

Đã vậy, Chính quyền Putin còn khéo dụ Hoa Kỳ cùng phối hợp hoạt động không quân với Nga trong khi vẫn duy trì khả năng cản trở các phi vụ Mỹ chống lại ISIL hay chế độ al-Assad. Sở dĩ như vậy vì Putin đưa vào chiến trường Syria một lực lượng quy mô và có tiềm năng lớn hơn mục tiêu chính thức ban đầu là để bảo vệ thường dân và các căn cứ của Nga tại Syria.

Chi tiết kỹ thuật về các loại võ khí được tung vào trận địa, từ phi cơ đến chiến xa và hỏa tiễn, và các căn cứ đang được Nga sử dụng tại Syria cho thấy tầm nhìn rất xa của Putin. Nó rộng hơn lãnh thổ Syria! Không quân Nga có thể từ Syria can thiệp vào Iraq để yểm trợ các lực lượng thân Iran và nhân tiện gây khó cho các phi vụ Hoa Kỳ. Tổng trưởng Ash Carter cho biết rằng bộ Quốc phòng đang tìm cách liên lạc với Nga để có thêm thông tin hầu tránh đụng độ giữa Không quân Nga-Mỹ!

Chẳng những vậy, phi đạo Bassel al-Assad của căn cứ không quân Latakia chỉ cách biên giới Turkey chưa đầy 50 cây số, và Turkey là thành viên tiền đồn của Minh ước NATO trong khu vực nhiễu nhương này! Chiến đấu cơ siêu thanh Su-30 (Flankers) của Nga có thể cất cách từ Bassel al-Assad bay vào không phận Turkey trong vài phút nên không quân của Turkey và NATO tại đây không kịp xác định mục đích của Nga và có quyết định phòng thủ hay nghênh chiến.

Vì vậy, qua chiến tuyến mở rộng với Syria, Iraq và Iran, Putin có thể thực tế uy hiếp hàng loạt quốc gia thân Tây phương như Turkey, Israel, Jordan và cả Saudi Arabia. Khi nhớ đến các phi vụ Nga xuất hiện trên không phận của ba nước Cộng hòa Baltic, của Thụy Điển và Phần Lan tại Bắc Âu, người ta phải suy đoán ra tham vọng của Putin.

Sau khi tấn công Ukraine, Liên bang Nga không hề thúc thủ mà còn tiến vào Địa Trung Hải, gây phản ứng lo ngại cho các quốc gia thân Tây phương tại Bắc Phi và Trung Đông. Và bộc lộ nhược điểm của Hoa Kỳ: thất bại trong cuộc chiến chống tổ chức ISIL mà không trấn an được các đồng minh.
http://dainamaxtribune.blogspot.com/2015/10/my-chi-hot-nga-lai-hot.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bác HH khuyên Nguyễn An Đôn: "CÁI AO TÙ VÀ CON CÁ, nếu coi cái ao đã bị bẩn nhưng con cá có bơi trong đó đó không hay nhảy lên bờ để kiến tha? phải bơi và thích nghi tuy nhiên không bẩn theo nước ao, trong lòng con cá ấy và chính con cá ấy có trách nhiệm làm cho cái ao trong hơn, sạch hơn để bơi và con cháu của con cá ấy bơi" Mềnh thấy quá khó! Cá làm sao làm trong được ao khi môi trường ngày càng tệ? Nếu không nhảy lên bờ cho kiến ăn, cá cũng còn duy nhất một nước là chết sặc trong cái ao đó mà thôi. Ngoại trừ ao vỡ cá có cơ hội thoát được ra sông ra bể. Có phải vậy không bác LS đáng kính?


Hướng Hoàng đã chia sẻ bài viết của LS Võ An Đôn.

VÀI LỜI VỚI EM VÕ AN ĐÔN (LUẬT SƯ):
Là đồng nghiệp dù chưa 1 lần gặp nhau nhưng mới hôm qua thôi khi nghĩ về em anh vẫn còn nhiều sự tin yêu và mến phục qua 1 số việc nghề em đã làm và sự đánh giá của chính các đồng nghiệp. Hôm nay chưa hiểu vì lý do, động cơ hay mục đích nào em đã viết lên những dòng " Không sai ít Không đúng nhiều" này để nó tổn thương nhiều luật sư chân chính.
Cái mà anh đã buồn nay còn buồn hơn không phải em nói ra hiện trạng đâu mà nó là quá nửa là không đúng. Em là một luật sư trẻ, có nhận thức, nhiệt huyệt và có hoài bão, vậy mục đích của em là gì? Một xã hội dân chủ công bằng? em nên nhớ trong 90 triệu đồng bào ta thì gần hết thảy số ấy đang mong muốn xã hội này đạt được, không phải một mình em đấu tranh mà có cả nhiều chục triệu người đã và đang đấu tranh, thậm chí đổ cả xương máu, nhưng anh không cho phép em đánh đồng, đổ đống về 1 sự việc mặt trái là chạy án. Tuổi nghề của e còn quá ít và từng trải của em chưa nhiều, vụ án 5 công an nhục hình ở Phú Yên mà e tham gia cũng chút là một trong hàng trăm vụ án anh đã làm và là một trong Hàng triệu vụ án các luật sư đàn anh đã thực hiện, vậy thì có gì là to tát đâu? Điều cần làm là không phải say sưa mãi với chiến thắng mà hãy tổng kết nó Thành Lý luận, thành kỹ năng em ạ để mình đọc và cho các thế hệ luật sư về sau đọc, như vậy sẽ hay hơn, có ích hơn và nhân văn hơn.
Em hãy nên nhớ rằng có hàng ngàn luật sư chân chính hằng ngày tư vấn cho các khách hàng nước ngoài hoặc trên nhiều lĩnh vực khác như tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ chứ đâu có phải luật sư nào cũng làm tố tụng để chạy án, và xe hơi, nhà lầu là do bằng đúng trí tuệ của các luật sư đó, hơn nữa đã có nhiều thế hệ luật sư dấn thân, hy sinh cho lẽ phải và công bằng, tư vấn cho người nghèo, diện chính sách đâu có phải chỉ có chạy án.
Theo anh cách mà e cố gắng và nên làm là cũng có những vụ án với người có điều kiện tốt thì ta lấy phí cao hơn để có điều kiện giúp cho những người nghèo như a đã và đang làm thì đúng đắn hơn với chức năng nghề nghiệp. E nên nhớ rằng cảm giác đối với vụ án miễn phí của a và nhiều LS khác không khác với cảm giác e đã làm cho bà con ở quê, có khác là ở tầm khác.
Hơn em gần chục tuổi, bản thân anh đã lao ra chiến trường Cawmpuchia, phục vụ cho biển đảo Trường Sa những năm sống gió Chữ Thập Gạc Ma, được học hành và hành nghề luật sư hơn chục năm nay anh chắt chiu nghề, coi nghề là cuộc sống cùng chung tay thu don cái môi trường xã hội này cho sạch đẹp..
Đối với Đảng và nhà nước này, chúng ta là đội ngũ trí thức cần phai có quan điểm chính trị rõ ràng, không nên hùa theo những người bại trận, bất mãn khoét sâu vào tình đoàn kết của dân tộc. Đảng và NN như thế nào? Theo anh đường lối và mục tiêu là đúng đắn tuy nhiên lũ sâu mọt thực hiện thì đã và đang có quá nhiều cái sai trái hệ lụy đến đồng bào và cả nghề của chúng ta. Chúng ta phải đấu tranh trực diện vào nó.
Sự vơ đũa cả lắm của e sai rồi, Võ An Đôn còn hành nghề luật sư hãy xin lỗi các đồng nghiệp, các anh, các bác một câu đi và cần lắm sự rút kinh nghiệm, cẩn thận trong nghề nói. Đặc biệt với các luật sư chân chính! vì câu chuyện em nêu ra đây có phải ai cũng hiểu đâu, hay chỉ là trò cười cho những người ít hiểu biết về nghề.
Đây là câu chuyện về : CÁI AO TÙ VÀ CON CÁ, nếu coi cái ao đã bị bẩn nhưng con cá có bơi trong đó đó không hay nhảy lên bờ để kiến tha? phải bơi và thích nghi tuy nhiên không bẩn theo nước ao, trong lòng con cá ấy và chính con cá ấy có trách nhiệm làm cho cái ao trong hơn, sạch hơn để bơi và con cháu của con cá ấy bơi"
A nói với em rằng: luật sư cả nước và Liên đoàn luật sư Việt Nam đã ủng hộ em trong vụ việc cơ quan Nội chính Phú Yên và Khánh hoà yêu cầu xử Lý em nhưng trong vụ việc này sẽ ngược lại và chắc chắn Liên Đoan luật sư Việt Nam sẽ phải vào cuộc để bảo vệ môi trường hành nghề cho những luật sư chân chính.
Hãy nghĩ lại và xin lỗi nghề đi em Võ An Đôn!
LS Võ An Đôn
TẠI SAO TÔI KHÔNG CHẠY ÁN ĐỂ LÀM GIÀU ?
Nghề luật sư là nghề hái ra tiền ở Việt Nam hiện nay, mỗi tháng mỗi luật sư nhận trung bình từ 3 vụ đến 10 vụ án; nếu là luật sư chân chính thì nhận vài triệu đồng mỗi vụ, còn luật sư chạy án thì nhận từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng mỗi vụ. Nhiều luật sư chạy án giàu lên nhanh chóng, họ mua nhà lầu ở nhiều nơi và tậu xe hơi đắt tiền.
Tôi chỉ là luật sư bào chữa cho người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 18 tuổi phạm tội, phụ nữ mang thai và người tàn tật. Những vụ án thuộc diện này tôi nhận bào chữa hoàn toàn miễn phí nhưng được Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hỗ trợ từ một triệu đến hai triệu đồng mỗi vụ, chi phí này chỉ đủ đổ xăng, ăn sáng. Ngoài việc làm luật sư bào chữa tại tòa án, tôi còn phải làm ruộng, cuốc đất trồng rau, nuôi bò để cải thiện cuộc sống.
Sau khi liên ngành Công an - Viện kiểm sát - Tòa án thành phố Tuy Hòa kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của tôi, nhưng bất thành vì vấp phải sự phản đối từ dư luận cả nước. Sau đó, họ tung tin đồn “Tôi sắp bị bắt về tội phản động” làm cho nhân dân trong vùng không ai dám đến nhờ tôi bào chữa.
Nhiều người nói với tôi rằng “Làm luật sư ai cũng giàu sang phú quý còn anh thì nghèo hoài; hơi đâu mà lo chuyện xã hội để tự làm khổ thân; sao anh không chạy án làm giàu như những luật sư khác…”
Làm người ai cũng muốn mình giàu sang phú quý, tôi cũng muốn có nhà lầu, xe hơi nhưng làm giàu bằng cách chạy án bất chính, lấy tiền từ sự đau khổ của người khác làm giàu cho bản thân và gia đình mình thì không nên. Bản thân tôi không bao giờ thấy hạnh phúc khi mình đi xe hơi tiền tỷ mà xung quanh mình còn rất nhiều người dân nghèo lam lũ, làm cơ cực cả đời không đủ ăn.
Nhiều gia đình nông dân quê tôi khi có việc liên quan đến kiện tụng hoặc có người thân trong gia đình lâm vào cảnh lao tù thì họ chạy vạy khắp nơi mượn tiền hoặc buộc phải bán con bò, sào ruộng là tài sản duy nhất của mỗi gia đình nhà nông để lo tiền chạy án, mong sao cho mình thắng kiện hoặc người thân của mình khỏi lâm vào chốn lao tù.
Than ôi, muốn làm một người tốt, một người sống có lương tâm trong cái xã hội này thật là khốn khổ !

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Nhiều chủ hiệu quần áo "tình nguyện" đưa tiền cho khách hàng


Khi khách hàng yêu cầu trả lại tiền và hàng, chủ hiệu quần áo đã mở ví và đưa thêm 3 triệu đồng cho người này. Đến khi sực tỉnh thì khách hàng đã rời đi, còn chị thì ngỡ ngàng không biết chuyện gì vừa xảy ra.
Thời gian gần đây theo tin nong trong ngay , chủ một số cửa hàng kinh doanh quần áo, mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Đông Hà đến cơ quan công an trình báo rằng họ bị mất tài sản. Theo tường trình của những người này, họ bị các đối tượng giả vờ đến mua hàng rồi lấy tài sản. Cũng có một số trường hợp “tự nguyện” đưa thêm tiền cho những người này mà không hiểu vì sao mình hành động như thế? Cơ quan công an đã vào cuộc điều tra theo trình báo của người dân.
Theo lời kể của chị Famous Footwear coupons, chủ hiệu quần áo tại số 11, đường Tôn Thất Thuyết, phường 5, TP Đông Hà – người đã “tự nguyện” đưa 3 triệu đồng cho người đến mua quần áo tại cửa hàng vừa xảy ra cách đây ít hôm, chị dường như mất hết nhận thức khi tiếp xúc với người mua hàng, dẫn đến bị mất tiền một cách ngớ ngẩn.
External image

Chị Thủy cho biết, chỉ trong tích tắc trò chuyện với khách hàng, chị mất hết nhận thức nên mới bị mất tiền một cách ngớ ngẩn
Chị Thủy cho biết: Khoảng 18h30 ngày 20/9, có một đôi nam nữ trạc tuổi trung niên đến cửa hàng của chị để mua quần áo. Sau vài phút trao đổi, người phụ nữ này chọn một món hàng rồi đưa cho chị tờ tiền với mệnh giá 500.000 đồng. Một lúc sau, người phụ nữ này trả lại hàng và yêu cầu chị đưa lại tiền. Tuy nhiên, chị này lại mở ví và đưa cho chị này thêm 3 triệu đồng. Cầm được tiền, đôi nam nữ rời khỏi cửa hàng, còn chị Thủy thì ngỡ ngàng không hiểu vì sao mình lại hành động như vậy.
Chị Thủy cho hay: “Thời điểm ấy có 2 người đến cửa hàng, người đàn ông đứng chờ ngoài xe, còn người phụ nữ bước vào trong để mua hàng. Vào trong một lúc sau, không chọn được hàng nên người phụ nữ yêu cầu trả lại tiền. Lúc đó em cũng không biết vì sao lại như thế, người em giống như bị đánh thuốc mê vậy. Chỉ trong khoảng thời gian hơn 1 phút, em không nhận thức được điều gì cả”.
Khi đôi nam nữ kia rời cửa hàng, chị Thủy mới thất thần tỉnh lại, cùng với người thân kiểm tra lại số tiền thì phát hiện bị mất 3 triệu đồng.
“Trước đó, em cũng đã nghe rất nhiều trường hợp tương tự như vậy. Phần lớn là do sở hở rồi bị lấy, cũng có trường hợp tự nguyện đưa tiền theo kiểu giống như em. Mặc dù đã rất cảnh giác, những người kinh doanh giống như em cũng kể chuyện với nhau để đề phòng nhưng hôm đó em lại gặp tình trạng như thế. Cũng may lúc đó em chỉ đưa chừng ấy thôi, số tiền còn lại và đồ trang sức trên người vẫn không bị mất”, chị Thủy nhớ lại.
External image

Cửa hàng kinh doanh quần áo trên đường Nguyễn Trãi, TP Đông Hà cũng suýt bị mất tiền với thủ đoạn như trên 
Tương tự trường hợp chị Thủy, cách đây 3 tháng, tại cửa hàng bán quần áo của chị Hoàng Thị Mỹ Châu, ở đường Nguyễn Trãi (phường 1, TP Đông Hà) cũng bị một người khách nam chạy xe máy đến mua hàng. Sau đó, người đàn ông trên cũng đã đưa cho nhân viên cửa hàng tờ tiền 500.000 đồng và yêu cầu thối lại. Tuy nhiên, nhân viên cửa hàng lại đưa thêm tiền cho người đàn ông trên. Đến khi tỉnh lại, chị này đã giằng co và lấy lại được tiền. Ngay sau đó, chủ cửa hàng đã trình báo sự việc đến cơ quan công an để điều tra.
Liên quan đến vụ việc, ngày 24/6, Công an TP Đông Hà đã tạm giữ 2 đối tượng Hoàng Thị Lệ Thủy (SN 1986) và Hoàng Thị Thu Thơ (SN 1998, cùng trú tại khu phố 8, phường 5, TP Đông Hà) để mở rộng điều tra, làm rõ hành vi trộm cắp tài sản.
Theo cơ quan điều tra, 2 đối tượng này thường dùng thủ đoạn đi đến các cửa hàng bán áo quần, điện thoại để giả vờ mua hàng rồi lợi dụng sơ hở của chủ cửa hàng để lấy trộm tài sản.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phó Viện trưởng Viện KSND TP.HCM đồng lõa việc dùng tài liệu giả mạo buộc tội?


GDVN

 - Một tài liệu quan trọng dùng để buộc tội lại là tài liệu “có vấn đề” khi “sổ cái” lại không phải được lập do kế toán trưởng. Ai cho VKS công nhận tài liệu này?
Sử dụng tài liệu giả mạo?
Vụ án Nguyễn Thị Bạch Tuyết "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" do Phó Viện trưởng VKS nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải chỉ đạo truy tố, Kiểm sát viên Hà Thị Bích Thu giữ quyền công tố đã tiến thêm một bước "táo tợn", bất chấp pháp luật hơn, đó là việc dùng tài liệu giả mạo để buộc tội.

Trong cáo trạng truy tố, chứng cứ quan trọng nhất được Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đưa vào vụ án để buộc tội bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết  "có hành vi gian dối" là “sổ cái” (hay còn gọi là sổ kế toán Công ty).
Tuy nhiên, sổ cái này lại không có chữ ký của bà Tuyết ở các trang. Trong lời khai với Cơ quan CSĐT cũng như trước Tòa, bà Tuyết một mực khẳng định tài liệu này được làm giả, vì bà không hề ký vào bất cứ trang nào của sổ.
Yee Lip Chee không trả lời được vì sao "sổ cái" 
của Công ty lại không hề có chữ ký của bà Tuyết.

Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 29/5/2015, Luật sư Trần Hải Đức, Trưởng Văn phòng Luật sư Hải Đức, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh hỏi Yee Lip Chee: "Khi rời khỏi cương vị, bà Tuyết có làm nhiệm vụ bàn giao lại tài liệu cho Công ty không?".
Yee trả lời: “Có nhưng tôi cho rằng không hoàn toàn”. Luật sư hỏi tiếp: “Trong hồ sơ tài liệu vụ án có văn bản về sổ cái tài chính Công ty. Công ty có nộp cho cơ quan điều tra không?
Cơ quan điều tra có yêu cầu nộp sổ cái, chúng tôi đã nộp”, Yee trả lời.
Luật sư Đức tiếp tục truy: “Nếu sổ cái được lập trong thời kỳ bị cáo còn làm việc, tại sao không có chữ ký của bị cáo trong sổ cái tài chính của Công ty?”.
Sau khi được Luật sư cho xem các trang của sổ cái, Yee trả lời một cách thiếu trách nhiệm: “Tôi không biết”.
Phần Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng Văn phòng Luật sư Đức Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội hỏi bị cáo Tuyết: “Biên bản bàn giao ngày 27/6/2012 và hồ sơ được lưu giữ tại hồ sơ vụ án có đầy đủ chữ ký của ông Yee, ông Yen Chee Loong và bà Ngô Ngọc Dung cùng bị cáo, trong này có thiếu sổ cái không? Trong sổ cái có chữ ký của bị cáo không?"
Bị cáo Tuyết trả lời Hội đồng xét xử: “Trong biên bản ngày 27/6 đã giao nhận đầy đủ”.
Luật sư Tiến tiếp tục hỏi: “Tại cơ quan điều tra, bị cáo có yêu cầu được cung cấp sổ cái có chữ ký của bà và các tài liệu mà cơ quan điều tra xem xét, đến giờ bà đã được đáp ứng chưa?
Bà Hà Thị Bích Thu, người giữ quyền công tố
vụ án tại Tòa. Ảnh VH
Các ngày 17/6/2014, 10/2/2015, sau khi bị cáo nhận bản kết luận điều tra, bị cáo đã làm khiếu nại nhưng đến giờ chưa nhận được trả lời. Trong khiếu nại, bị cáo có yêu cầu giao sổ chính và tài liệu liên quan cho bị cáo xem thì đến giờ vẫn chưa có”, bà Tuyết cho HĐXX biết.
Khi Luật sư Tiến hỏi: “Tại BL 1596 đến BL 1672 là sổ cái mà L&M Việt Nam cung cấp cho cơ quan điều tra, đây có phải là sổ cái của bà không?”.
Sau khi được luật sư cho xem sổ cái, bị cáo Tuyết bức xúc cho biết: “Thưa hội đồng xét xử, sổ cái này không phải do bị cáo lập vì trên tất cả các sổ cái bị cáo đều phải ký vào chữ ký giáp lai và ký vào trang cuối cùng, ở đây không có”.
Tuy là một tài liệu quan trọng trong vụ án nhưng “sổ cái” tại Công ty L&M Việt Nam lại không hề có chữ ký của kế toán trưởng. Trong quá trình trả lời điều tra viên và Hội đồng xét xử, bà Tuyết một mực khẳng định “sổ cái” mà Cơ quan điều tra đưa vào vụ án là tài liệu giả mạo, được ai đó cố tình lập nên để buộc tội vô căn cứ cho bà.
Mặc dù vậy, tại Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh lại khẳng định: “Sổ cái theo dõi tài khoản của Công ty L&M Việt Nam cũng không thể hiện việc chuyển tiền cho Công ty Đại Hồng Tùng, mà thay thế vào đó thanh toán khoản tiền này cho đối tác, nhưng các khoản thanh toán này không có hóa đơn, chứng từ hoặc có thanh toán chuyển tiền cho đối tác nhưng được phân bố tăng thêm chi phí để phù hợp với số tiền đã chuyển cho Công ty Đại Hồng Tùng trong tháng gửi cho Công ty L&M Singapore và chi nhánh Công ty kiểm toán KPMG…”.
Không thể để tình trạng lãng phí tiền của của Nhà nước
Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội phân tích: “Nếu sổ cái (tức sổ kế toán của công ty) được chứng minh là làm giả thì phải xác định đối tượng nào đã làm giả. Nếu phía Công ty L&M Việt Nam cố tính làm giả tài liệu để cung cấp cho cơ quan điều tra thì những đối tượng này đã phạm vào Điều 307, Bộ luật Hình sự quy định về Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, đó là: 
1. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Nếu phía Công ty không làm giả mà lỗi thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng thì áp dụng vào Điều 300, Bộ Luật Hình sự quy định về Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, đó là:
1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Luật sư Nguyễn Văn Kiệm cho rằng: Nếu tiếp tục để Công an TP. Hồ Chí Minh điều tra thì ai đảm bảo rằng vụ án sẽ được giải quyết đúng pháp luật? Vì vậy, để đảm bảo khách quan tôi đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vào cuộc để điều tra vụ án.
Luật sư Kiệm kiến nghị:
 “Hiện vụ án bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã bị Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh trả lại hồ sơ nhiều lần chứng tỏ là cả Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều sai sót nghiêm trọng.
Sự việc này không chỉ gây tốn kém, lãng phí cho ngân sách Nhà nước, tiền của nhân dân mà còn có thể tiếp tục dẫn đến các oan sai vì trình độ non kém nghiệp vụ hoặc không vô tư khách quan các điều tra viên và kiểm sát viên.

Nếu tiếp tục để Công an TP. Hồ Chí Minh điều tra thì ai đảm bảo rằng vụ án sẽ được giải quyết đúng pháp luật? Vì vậy, để đảm bảo khách quan tôi đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sớm vào cuộc để điều tra vụ án.
Qua đây, tôi cũng kiến nghị về các quy định của pháp luật, nếu một vụ án hình sự bị trả lại hồ sơ đến lần thứ 2 thì cơ quan điều tra cấp trên phải có trách nhiệm điều tra lại hoặc điều tra bổ sung.
Những người đã được phân công điều tra vụ án ở giai đoạn trước hoặc chỉ đạo trực tiếp điều tra không được tham gia nữa, để tránh trường hợp những người này được bổ nhiệm, luân chuyển lên cơ quan điều tra cấp trên lại tiếp tục tham gia, dẫn đến việc điều tra kéo dài, gây lãng phí, tốn kém cho ngân sách Nhà nước và tiền của nhân dân. Đồng thời sẽ làm mất lòng tin của người dân vào hệ thống tư pháp của Nhà nước ta”.
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Minh Trang/ GDVN
THeo: Ngocduonglc

Phần nhận xét hiển thị trên trang