Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2015

NGUYỄN HUY THIỆP có được thì có mất


Tất cả những nhà tiểu thuyết của chúng ta đều loanh quanh, đều ngậm ngùi về những thứ gì đã qua rồi. Tác phẩm của tôi là mang ý thức công dân rất cao. Tại vì tôi viết về vấn đề hiện nay gay cấn nhất, đấy là tầng lớp thanh niên hiện nay. Một nhà báo đã tới hỏi tôi, qua cuốn “Tuổi hai mươi yêu dấu”, ông muốn gửi thông điệp gì? Tôi có nói là: tôi cũng có tham vọng gửi nhiều thông điệp khác nhau tới độc giả, nhất là độc giả trẻ. Chí ít có hai điều mà tôi muốn nhấn mạnh. Một, hãy trở lại với thiên nhiên, tự nhiên. Xã hội càng phát triển, càng hiện đại bao nhiêu, ngoài những giá trị tích cực ra thì ở đó có chứa ẩn nhiều cạm bẫy, nhiều cám dỗ bấy nhiêu. Chỉ có thể trở về với tự nhiên, trở về với thiên nhiên, “trở về với Mẹ ta thôi”, thì lúc đấy con người mới tìm thấy cái tôi đích thực của mình. Hai, cuộc sống là tươi đẹp, tuổi trẻ là tươi đẹp, đừng nên vì bất cứ lý do gì mà hủy hoại hay làm tổn thương nó.


Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Có được thì có mất


CHÚNG TA ĐỀU YẾU ỚT
Hồng Thanh QuangTrong văn chương, anh quyết liệt, nhưng trong đời sống thì đôi khi anh lại rất nhũn nhặn. Đấy là bản năng tự vệ của anh?
Nguyễn Huy Thiệp: Xét cho cùng, tất cả chúng ta đều rất yếu ớt... Và ở đời luôn có nhiều nghịch lý. Tác phẩm có thể thế này thế nọ nhưng trong cuộc sống, tôi cũng là con người chừng mực chứ không quá khích. Bạn bè bảo, mình là “người hiền”, tức là...
@ Độ lượng với bạn bè, dễ tha thứ những lầm lẫn của người thân?
- Đúng. Và đã làm một nhà văn, rõ ràng là dù anh viết kiểu gì mà trong sản phẩm của anh không có giá trị thẩm mỹ, không có giá trị nhân văn thì vứt đi! Cái điều ấy nó phải nhuyễn từ trong cuộc sống hằng ngày, từ cách ứng xử, chứ khác đi, người đời sẽ nhận ra ngay là có một sự giả mạo nào đấy!
@ Đôi khi nhà văn thể hiện trong tác phẩm những điều mà trong đời thực họ không làm được. Anh có cảm giác là một tác phẩm của anh chính là sự thể hiện một bản năng nào đó mà trong các hành vi ứng xử đời thường, anh không bao giờ thực hiện?
- Có lẽ điều ấy cũng chỉ là một phần thôi, chứ cũng không thể nào đúng hết tất cả được. Theo tôi, mỗi một tác phẩm văn học ra đời đều có một cái gì đó riêng, thật khó biết, khó lý giải, kể cả bản thân người viết. Nhiều khi, ta ngồi vào viết một truyện ngắn hay một tiểu thuyết chỉ vì một câu nói nào đó của một ai đó bỗng nhiên đánh thức toàn bộ tiềm năng ở ta... Hôm ở Văn Miếu, trong cuộc giao lưu của các nhà văn thuộc khối Cộng đồng Pháp ngữ, tôi có đặt ra một câu hỏi đối với các đồng nghiệp Canada, Thụy Sĩ, Pháp... “Tại sao ông viết văn?”. Đấy là một câu hỏi khó, nếu trả lời thành thực!
@ Bản thân nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sau chừng ấy năm làm nghề đã có thể trả lời một cách giản dị và rõ ràng chưa?
- Cái đấy thì phải chia ra rất nhiều giai đoạn khác nhau, thậm chí có thể phụ thuộc vào từng tác phẩm cụ thể. Thí dụ, khi là một thanh niên 16- 17 tuổi, viết một bài thơ chỉ từ một ý nghĩ vớ vẩn, như để tán gái chẳng hạn. Thì việc này cũng chả có gì là xấu. Lớn lên một chút thì có thể viết vì danh. Việc khao khát danh tiếng cũng là tốt đẹp thôi, anh muốn thể hiện mình, khẳng định mình, muốn để người đời không khinh rẻ nọ kia... Hoặc đến lúc nào đó, anh tưởng bở, anh lại viết vì lợi, anh nghĩ rằng tác phẩm văn học có thể đem lại cho mình tiền bạc. Cũng là ham muốn lành mạnh. Nhưng cuối cùng, đến một lúc nào đấy, thì rõ ràng nhà văn sẽ thấy cái ý thức xã hội của người cầm bút phải là rất lớn.
@ Có thể anh chỉ nghĩ đơn giản là viết một tác phẩm để tặng một cô gái nhưng lại thành bài thơ tình để đời, còn có thể anh viết với một động cơ rất cao cả, rất mỹ miều, song tác phẩm lại dở?
- Đúng! Và tính thẩm mỹ và tính nhân đạo mới chính là giá trị của nhà văn. Nhưng ông phải sống thế nào, phải tu thân thế nào, phải làm việc thế nào mới có được những cái ấy.
@ Rất nhiều người còn tiếp tục hy vọng vào Nguyễn Huy Thiệp như một nhà văn, nhưng có thể nói lên điều này: anh đã làm được phần lớn sự nghiệp của anh trong văn học! Đến bây giờ, anh có thể trả lời một cách giản dị rằng rốt cuộc Nguyễn Huy Thiệp viết văn vì cái gì?
- Cái câu này thì không thể giả nhời được.

“TÔI CŨNG ÂN HẬN”
Có bao giờ Nguyễn Huy Thiệp viết một tác phẩm nào đó chỉ để thanh toán “ân oán giang hồ” với một vài đồng nghiệp?
- Không bao giờ! Vì việc ấy quá ư tầm thường.
Không bao giờ? Anh có thể lý giải như thế nào về một số tên nhân vật, một số chi tiết trong những chuyện ngắn rất hay của mình, ví dụ như “Kiếm sắc” chẳng hạn?
- Thời tôi xuất hiện trên văn đàn, cả xã hội ta cùng đổi mới. Lúc đó cũng xuất hiện thái độ phê phán rất gay gắt đối với cơ chế bao cấp, sự trì trệ trong làng văn. Và những cá nhân có trách nhiệm trong những chuyện đó thì phải chịu trách nhiệm...
Có những người có lỗi không phải vì những việc họ đã làm mà vì họ đã không làm những công việc mà phận sự, chức danh bắt buộc phải làm. Và điều đó làm cho những người trẻ tuổi, nhất là những văn nghệ sĩ trẻ tuổi buồn...
- Đúng! Đúng! Thậm chí trước khi viết “Kiếm sắc”, tôi chưa bao giờ gặp mặt ông Nguyễn Đình Thi, ông Nguyễn Khải...
Nhưng ông Nguyễn Khải đã nói về anh rất tốt...
- Đúng, chính vì điều đó nên sau này tôi cũng thấy ân hận. Hay là thái độ đối xử của ông Nguyễn Đình Thi đối với tôi cũng rất đàng hoàng... Và sau này mình cũng nhận ra rằng họ cũng chả có tội gì, họ cũng là người của cơ chế mà thôi... Và cũng phải nói rằng, trong việc tôi đã làm cũng có sự lành mạnh của nó, nếu xét theo một khía cạnh nào đó. Và nếu như tôi không phải là một nhà văn hồn nhiên thì tôi không bao giờ viết được như thế.
Một khi chấp nhận Nguyễn Huy Thiệp với những giá trị văn học anh đã làm được, thì phải chấp nhận những khía cạnh khác gọi là hệ lụy kèm theo trong tính cách?
- Đúng rồi.
Và không thể nói như một số nhà phê bình rằng, giá như thế này, giá như thế kia?
- Đúng rồi, nó là mối tổng hòa các quan hệ thôi mà. Anh phải chịu tất cả những sự đắng- cay, ngọt- nhạt, tủi- buồn, vui- giận trong xã hội chứ!
Điều đó không có nghĩa là, khi chúng ta làm một điều ác, dù là vô tình, thì chúng ta không ân hận?
- Đương nhiên. Thế nhưng trong cái nọ lại có cái kia. Trong thiện có ác, trong ác có thiện. Trong cái thị có cái phi, trong cái phi có cái thị. Trong cái phải có cái quấy, trong cái quấy nó cũng có cái phải của nó!
Chính cái sự va đập ấy sẽ điều chỉnh xã hội?
- Đúng rồi. Cuộc sống là thế! Văn học cũng nên có một sự chấp nhận lành mạnh đối với tất cả những chuyện thiện- ác, thị- phi, phải- quấy, tốt- xấu, hay- dở...
Và trong vấn đề này ta không nên rành rẽ quá? Không nên giải thích quả trứng có trước hay con gà có trước, cũng như không thể nói ràng một nhà văn quấy viết văn hay tốt hơn, hay là một nhà văn rất đạo mạo, tử tế nhưng mà viết văn không hay tốt hơn?
- Đúng rồi...

KINH NGHIỆM MÀ CHI
Anh bắt đầu xuất hiện bằng chùm truyện “Những ngọn gió Hua Tát”, và có người nói rằng, Nguyễn Huy Thiệp đã “thừa hưởng” tất cả những văn hóa dân gian ở những năm ông đã dạy học trên miền núi, và sau này ông chỉ khai thác cái mỏ đấy thôi, và đây không thể là sản phẩm của đầu óc tự nhiên của một con người xuất thân từ ven đô như anh. Anh nghĩ thế nào, đấy là sự bôi bác anh hay là sự thật?
- Cái truyện đầu tiên “Trái tim hổ” tôi viết năm 21 tuổi, năm 23- 24 tuổi, tôi viết được hai truyện tiếp theo: “Con thú thứ nhất” và “Tiệc xòe thứ nhất”. Mãi về sau khoảng độ năm 26- 27 tuổi, tôi mới hoàn chỉnh được 10 cái truyện ấy. Lúc đó, tôi chưa trải qua nhiều kinh nghiệm va chạm với cuộc đời, thậm chí chưa biết gì về ái tình, về sự vinh nhục, danh lợi... Thế nhưng, mình viết không hiểu sao cứ như ông già ấy, rất là chín...
Các nhà phê bình thường hay rút ra những khuôn mẫu để hình thành nhà văn, nhưng thực chất một nhà văn lớn không bao giờ nằm trong cái khuôn mẫu nào cả, mà họ thường là những hiện tượng dị biệt?
- Những chuyện ấy đúng là trời cho. Giờ có kinh nghiệm, tôi có thể viết được 10 đến 20 truyện“Những ngọn gió Hua Tát” nữa, nhưng chắc chắn sẽ không còn được cái hương vị như thế nữa.

KHÔNG XẢ THÂN KHÓ THÀNH CÔNG
Có một thời gian gần đây, anh hay viết những bài giới thiệu thơ. Phải chăng anh không viết được truyện ngắn nữa nên anh “chuyển nghề” sang lĩnh vực mà không ít người cho rằng không phải là sở trường của Nguyễn Huy Thiệp?
- Tôi nghĩ, nhu cầu viết về người này hay người khác, cũng như nhu cầu viết những bài tiểu luận mang tính chất phê bình- lý luận... đều là tự nhiên của người cầm bút. Nhìn rộng ra đội ngũ đương thời của mình, phát hiện ra những cái hay và cổ vũ những cái đó cũng là một nhu cầu bình thường của người cầm bút. Và như thế mới có được không khí văn học lành mạnh. Không ai có thể sống chỉ một mình, anh phải có bạn chơi chứ, anh phải có người trao đổi chứ! Ông Huy Cận có một câu thơ hay trích lại lời nói của ai có ý là: văn chương nó như một tiếng kêu gọi đàn. Tôi thấy điều đó rất là đúng! Làm sao có một nhà văn cô đơn tuyệt đối ở giữa đồng loại, ở giữa những người đương thời của mình được? Ông phải chú ý đến người nọ người kia, đến không khí văn chương lúc đó thì ông mới có thể viết ra một tác phẩm hợp thời chứ. Tôi vẫn nói là văn chương Việt Nam cũng giống như bóng đá Việt Nam: có nhiều người đá vào chân và cũng có nhiều người đá vào bóng, có người “đá” bằng tay, có người “đá” bằng đầu và cũng có người “đá” bằng các quan hệ. Thì một anh nhà văn Việt Nam cũng phải tham gia cái trận cầu ấy, ông cũng phải lớn lên, cũng phải trưởng thành. Đấy, tôi nghĩ các nhà văn nổi tiếng trên thế giới họ cũng thế thôi, các tác giả được giải thưởng Nobel cũng vậy thôi, cũng phải từ những sân bãi chật hẹp của họ, từ Brazil, từ Thụy Điển hay từ một nơi hoang vắng nào đó...
Đơn giản là việc giới thiệu một số tác giả, tác phẩm của anh là do nhu cầu muôn hòa nhập vào đời sống văn học đương thời chứ không phải như một số người nói rằng là dường như Nguyễn Huy Thiệp đang muôn tìm những người kế cận theo mình?
- Không! Tôi chẳng làm điều ấy bao giờ, và dù công phu thế nào tôi cũng chẳng làm được. Chẳng có ai theo tôi!
Những tác giả cụ thể trong văn học Việt Nam hiện nay mà anh cảm thấy gần gụi về mặt nhận thức chân lý?
- Nói thế thì rất khó. Tôi nghĩ, ở trên văn đàn hiện nay, rất nhiều người có tài. Chỉ tiếc rằng, vì lý do nọ hay lý do kia, đáng lẽ ra họ cần nỗ lực hơn nữa, vất vả hơn nữa, dấn thân hơn nữa...
Thực ra đối với một nhà văn, không thể nào thành đạt về mặt nghề nghiệp nếu không có sự xả thân và hy sinh tất cả những cái khác không phải là nghệ thuật? Không thể nào ăn gian?
- Đúng rồi. Văn học không phải là công việc dễ dàng gì. Phải sống thế nào đấy, đi thế nào đấy, đọc thế nào đấy mới viết được. Tôi lấy một thí dụ, một trường hợp cụ thể của anh Nguyễn Việt Hà. Anh ta là người có tài, đọc nhiều, thế nhưng anh ta lại muốn tìm đến danh lợi trong văn học rất dễ dàng. Tôi vẫn thường xuyên nói với anh ta: Nếu ông vẫn vợ đẹp con khôn, đi làm lương vẫn cao, vẫn đi uống càphê ở Hai Bà Trưng hằng ngày, rồi ông vẫn sung sướng với những lời tán dương về tác phẩm cũ ấy thì rất khó!
Văn học ấy, cũng theo cái kiểu như tình yêu “theo tình tình phớt, phớt tình thình theo”, nếu anh không cố tìm danh lợi trong văn học thì may ra mới đạt được, còn phần lớn những người cố tình tìm thì chắc chắn không đạt được?
- Đúng. Khổ lắm ông ạ.
Trong Kinh Thánh có khái niệm “người được lựa chọn”, đó là việc rất tình cờ, anh phải được lựa chọn vào việc đấy cơ thì may ra anh mới đạt được, còn anh cố tình phấn đấu thì cùng lắm anh chỉ ở cái tầm thê đội 2, không bao giờ lên được ngoại hạng?
- Cũng có người nói như thế, thiên tài 99% là kiên nhẫn, còn 1% còn lại là thiên phú. Cũng có người nói ngược lại, 99% là trời mang đến. Theo tôi thì nó có cả hai yếu tố đấy, 50- 50.
Người ta bảo, khát vọng làm giàu của Nguyễn Huy Thiệp cho đến hôm nay vẫn còn chưa chấm dứt, điều đó có đúng không?
- Không có đâu. Khi còn trẻ thôi. Sống đến lúc nào đấy ta sẽ thấy danh lợi nó vô nghĩa. Chuyện có tiền hay không đối với tôi bây giờ không quan trọng nữa, nhiều khi nhiều tiền mà mình không biết cách tiêu hay sử sụng nó, nó chỉ gây tại họa thôi. Thế nên người ta nói: Mưu cái lợi cho thiên hạ mới là lợi lớn, mưu cái danh cho muôn đời thì mới gọi là cái danh lớn. Nếu anh chỉ mưu cái lợi cho mình cá nhân anh mà xã hội không phát triển, không lành mạnh thì bản thân cái lợi của anh là bị kịch chứ, phải không?
Nhà  thơ  Nga Andrey Voznhesensky viết bài thơ có ý: khi mà các triệu phú vênh vang với cái nhẫn kim cương và cái vòng vàng xa hoa của mình, mà xã hội vẫn còn những người đói khát, những kẻ bần hàn, thì đấy là một sự vô liêm sỉ chứ không phải cái gì hay ho. Ở ta có khá nhiều người chỉ lo cho con mình, cho nhà mình nhiều tiền, còn với người thiên hạ thì “sống chết mặc bay”. Và cái sứ mệnh của văn học có lẽ là làm sao để càng nhiều người hiểu ra điều này?
- Đúng rồi. Nhưng tác động của văn học chỉ là một phần thôi. Chứ còn với mỗi cá nhân, chính cái sự ăn đòn từ cuộc sống sẽ giúp họ ngộ ra.
Cái sự “ăn đòn” ấy đôi khi chúng ta phải trông cậy vào Trời, thuyết “ác giả ác báo”, hay là thế nào?
- Điều ấy là đương nhiên thôi.

QUAN TRỌNG LÀ TU THÂN
Anh có nghĩ rằng, tiền bạc cũng như tình yêu, nó làm cho người tốt trở nên tốt hơn, và những kẻ xấu thì càng xấu đi?
- Cái gì cũng có hai mặt... Làm sao anh phải biết trung dung, biết hóa giải ở mức độ vừa phải, không để đến mức bi kịch.
Quan trọng vẫn phải là cốt cách của từng người một. Không có cốt cách thì mọi phúc lộc của giời chỉ có thể làm cho anh tồi tệ hơn?
- Nói cốt cách thì hơi to, nhưng nhìn chung thì phải biết tu thân. Ngày xưa các cụ đã nói điều này rất nhiều rồi, nếu anh đức mỏng mà danh lớn, hoặc lợi lớn thì chỉ bi kịch mà thôi.

MỌI SỰ ĐỀU CÓ LÝ RIÊNG
Khi anh mới xuất hiện, anh đã làm cho các nhà văn đàn anh sững sờ. Và bây giờ, dù muốn hay không, với một lớp trẻ nào đấy, Nguyễn Huy Thiệp cũng đã trở thành cũ rồi. Anh có cảm thấy đau khi nhận thấy điều này không?
- Chẳng có gì mà đau cả! Tôi nói thật với ông, với cuốn tiểu thuyết mới của tôi “Tuổi hai mươi yêu dấu”, tôi bảo đảm nó sẽ là một cuộc tranh luận văn học lớn. Nó sẽ là một cú sốc đối với tiểu thuyết Việt Nam!
Phải chăng thiên chức của văn học là để gây sốc?
- Hoàn toàn không phải. Tất cả những nhà tiểu thuyết của chúng ta đều loanh quanh, đều ngậm ngùi về những thứ gì đã qua rồi. Tác phẩm của tôi là mang ý thức công dân rất cao. Tại vì tôi viết về vấn đề hiện nay gay cấn nhất, đấy là tầng lớp thanh niên hiện nay. Một nhà báo đã tới hỏi tôi, qua cuốn “Tuổi hai mươi yêu dấu”, ông muốn gửi thông điệp gì? Tôi có nói là: tôi cũng có tham vọng gửi nhiều thông điệp khác nhau tới độc giả, nhất là độc giả trẻ. Chí ít có hai điều mà tôi muốn nhấn mạnh. Một, hãy trở lại với thiên nhiên, tự nhiên. Xã hội càng phát triển, càng hiện đại bao nhiêu, ngoài những giá trị tích cực ra thì ở đó có chứa ẩn nhiều cạm bẫy, nhiều cám dỗ bấy nhiêu. Chỉ có thể trở về với tự nhiên, trở về với thiên nhiên, “trở về với Mẹ ta thôi”, thì lúc đấy con người mới tìm thấy cái tôi đích thực của mình. Hai, cuộc sống là tươi đẹp, tuổi trẻ là tươi đẹp, đừng nên vì bất cứ lý do gì mà hủy hoại hay làm tổn thương nó.
Thông điệp là rất hay, nhưng xin lỗi, thông điệp này của anh cũng không mới hơn tất cả những thông điệp đã có?
- Đúng rồi. Không có một cái thông điệp nào mới cả, ông ạ. Thế nhưng nó mới ở cách đi vào lòng người.
Cách diễn đạt của anh sẽ đi vào lớp độc giả trẻ hiện nay? Anh có tin không?
- Tôi tin chứ.
Bởi vì sao? Anh tin như thế vì đây là tác phẩm khá nhất của anh từ trước tới nay?
- Đây không phải là một tác phẩm khá nhất. Tại vì nhiều lý do mà tôi chỉ đạt được 6/10 yêu cầu mà tôi đặt ra. Nhưng mà chỉ riêng như thế thôi, tôi bảo đảm với ông, nó vẫn sẽ là một sự kiện của tiểu thuyết Việt Nam!
Biên giới giữa một trí tuệ thực sự minh mẫn của một trí thức và tất cả sự ảo tưởng về thiên chức của mình bao giờ cũng mong manh. Thực tế thế giới hiện đại cho thấy những nhóm người nào cứ tự cho mình thiên chức đi khai hóa các dân tộc khác thì thường mang lại cái ác. Anh có cảm thấy sự mâu thuẫn khi một mặt chúng ta muốn sống lại với thiên nhiên, nhưng mặt khác lại muôn vươn tới những khuôn mẫu của một nền văn minh đô thị, sự bế tắc nào đấy thôi. Làm sao để những người bình thường phân biệt được?
- Văn minh đô thị không phải là xấu. Nếu xấu thì ai lại đi xây nhà như vậy, nó phải có một cái lý gì của nó chứ! Nhưng tại sao cũng có những người qua cái đấy rồi thì lại mua nhà trên Xuân Mai, mua đất trên Ba Vì, lại đi về vùng biển? Cái nào cũng có giá trị của nó! Tất cả những cái đấy đều tồn tại song song với nhau cơ mà!
Như vậy, vấn đề là anh sẽ lựa chọn cái gì hợp với anh?
- Đúng rồi! Nhà văn phải đặt ra những vấn đề đấy để độc giả lựa chọn, thanh niên lựa chọn.
Chúng ta không bao giờ được coi mình thông minh hơn người khác và tìm cách áp đặt? Tất cả những ai vẫn nghĩ rằng chỉ theo mình mới là đúng thì thường lại gây tai họa nhiều hơn. Quan trọng là phải tạo ra sự chọn lựa, và quan trọng là phải có tính thuyết phục.
- Đúng rồi. Giáo dục văn minh có bắt ép sinh viên đâu. Ông lên lớp thì lên, ông không lên lớp thì thôi, họ chỉ hướng dẫn sách này kia phải đọc, còn tùy ông lựa chọn đề tài, phương pháp... Họ bắt ông động não chứ không làm hộ ông khâu suy nghĩ...

NHƯ MỘT CÁI CÂY
Nhật Bản từng có một truyện rất hay “Đèn không hắt bóng”. Anh có cảm thấy rằng sự anh minh của chúng ta đôi khi lại không soi rọi được những gì gần gũi nhất?
- Đương nhiên rồi.
Anh chấp nhận điều đó, anh nói đương nhiên nhưng hẳn anh phải đau chứ?
- Đau chứ! “Dao sắc không gọt được chuôi”, phải không?
Nhưng mà vẫn phải sống để viết? Và nếu mình không giúp được mình thì mình sẽ giúp được ai đó?
- Mỗi con người phải có bài học riêng. Ông phải sống đến một mức nào đó để ông hiểu trời sinh ra ông để làm gì. Trời sinh ra chỉ để làm một việc thôi!
Còn những việc khác đôi khi cũng phải thua. Ai mà muốn thắng trong tất cả mọi việc thì người ấy rất dễ gây ra tội ác.
- (Cười): Khó lắm! Tham thì thâm! Ông được thì ông phải mất! Ông muốn sướng thì ông phải có đau! Ông nhận thức được cái hay thì ông phải sống qua cái dở, thế thôi!
@ Anh có cảm thấy anh có cái dở gì không?
- Hả? Nhiều chứ! Tôi cũng là một con người dao động, là một con người cũng thiếu tự tin.
Có nhiều cách dao động khác nhau. Có cách dao động của thân cây, gió chiều nào thì ngả về chiều ấy, nhưng vẫn đứng nguyên tại chỗ.
- Không, mình vẫn phải có một số nguyên tắc nào đấy chứ! Tôi vẫn là một người Việt Nam, tôi vẫn hiểu được những giá trị văn minh Việt Nam, vẫn hiểu được những giá trị của cội nguồn Việt Nam, và tôi chẳng bao giờ dao động văng đi khỏi cái gốc của mình. Hay là tôi có thể bồ bịch lăng nhăng nhưng không bỏ vợ. Hay là tôi có thể làm nghề này nghề khác nhưng viết văn vẫn là cái trục chính. Thế thôi!
Vẫn là cái ý dao động nhưng không rời khỏi chỗ?
- (Cười): Ừ! Hay tôi  là một cái thằng có thể nói là hèn, ít chịu hy sinh mà cũng không dám mất nhiều?


Nguồn: Tinh Hoa Việt

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại gia Hà Nội bị bắt cóc ở Trung Quốc đòi chuộc 7 tỷ



VietNamnet
03/10/2015 03:00 GMT+7

Thời gian gần đây, nhiều doanh nhân đã bị các đối tượng bắt cóc, đánh đập nhằm tống tiền hoặc đòi tiền nợ khiến dư luận rúng động.
 

Thương nhân Việt sang Trung Quốc bị bắt cóc đòi chuộc 7 tỷ
Theo trình báo của gia đình ông Nguyễn T.A. (39 tuổi, ở quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), ngày 17/2/2014, thương nhân T.A. cùng trợ lý Vũ D.C. (27 tuổi) nhập cảnh vào Trung Quốc, đến TP. Nam Ninh để liên hệ làm ăn. Tối 18/2/2014, gia đình ông T.A. ở Việt Nam nhận được điện thoại từ Trung Quốc đe dọa và yêu cầu gửi 150 vạn nhân dân tệ để chuộc người. Sau một số lần liên hệ trở lại, chúng tiếp tục tăng giá lên 200 vạn nhân dân tệ (khoảng 7 tỷ đồng).
Đến ngày 27/2/2014, gia đình ông T.A. đã chuyển 60 vạn nhân dân tệ (gần 2 tỷ đồng Việt Nam) vào tài khoản ngân hàng cho bọn bắt cóc. Tuy nhiên, sau khi rút tiền xong, bọn chúng cắt hoàn toàn liên lạc.
bắt cóc, tống tiền, tiền chuộc, đại gia, Hà Nội, Nghệ An, giải cứu, thương nhân, giang hồ, giám đốc, bắt-cóc, tống-tiền, tiền-chuộc, đại-gia, Hà-Nội, Nghệ-An, giải-cứu, thương-nhân, giang-hồ, giám-đốc
Lực lượng đặc nhiệm luyện tập giải cứu con tin mất tích. Ảnh minh họa
Nhận trình báo của gia đình bị hại, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45 - Bộ Công an) lập tức liên hệ Vụ Hợp tác Quốc tế (V12 - Bộ Công an), đề nghị Cảnh sát quốc tế (Interpol) và Công an Trung Quốc phối hợp truy tìm nhóm bắt cóc. Sau một thời gian cảnh sát 2 nước trao đổi thông tin để điều tra, cảnh sát tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) đã huy động lực lượng hỗ trợ giải cứu thành công 2 nạn nhân trên.

Doanh nhân nổi tiếng Nghệ An mất tích, nghi bị bắt cóc
Người nhà ông Đào Văn Lợi (SN 1964, trú xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) kể trên báo Lao Động: "Chiều 28/9, ông Lợi ra khỏi nhà và mất liên lạc. Trước đó, đã có một nhóm "xã hội đen" gọi điện đe dọa ông Lợi vì những mối quan hệ làm ăn gì đó. Chúng tôi đã tìm nhiều nơi và tìm mọi cách liên lạc nhưng không thể biết được ông Lợi hiện đang ở đâu. Tôi lo tính mạng ông ấy bị đe dọa".
bắt cóc, tống tiền, tiền chuộc, đại gia, Hà Nội, Nghệ An, giải cứu, thương nhân, giang hồ, giám đốc, bắt-cóc, tống-tiền, tiền-chuộc, đại-gia, Hà-Nội, Nghệ-An, giải-cứu, thương-nhân, giang-hồ, giám-đốc
Ông Đào Văn Lợi (ngồi bên phải người đứng) trong một cuộc họp
 tại Cty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy
Chiều 29/9, lãnh đạo Công anh TP.Vinh thông tin trên báo này: "Đêm qua, gia đình ông Đào Văn Lợi có đến báo tại Công an thành phố về việc ông Lợi đi cùng lái xe sau đó không liên lạc được, nghi bị bắt cóc. Chúng tôi đang tiến hành xác minh, rà soát, nhưng đến thời điểm hiện nay chưa có manh mối cụ thể".
Được biết, năm 2007, ông Lợi vào Tập đoàn Vinashin bằng việc góp một tỷ đồng tiền vốn. Năm 2011, ông được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc Nhà máy đóng tàu Bến Thủy (thuộc Vinashin). Doanh nghiệp sau đó làm ăn thua lỗ. Đến năm 2013, ông Lợi viết đơn xin nghỉ và đầu tư vào một công ty khác ở TP Vinh.
Phó Giám đốc bắt cóc Giám đốc, ép chuyển nhượng công ty
Theo báo Dân Trí, ông Hoàng Đình Sơn (SN 1974, trú TP Vinh, Nghệ An) thành lập Công ty TNHH Hoàng Gia Bảo với chức năng khai thác tre, nứa, lung tại khu vực rừng Quế Phong để làm tăm nhang. Do việc khai thác thường bị các "đầu nậu" khác trên địa bàn cạnh tranh nên ông Sơn đã cho Nguyễn Tất Thạch (đã có 4 tiền án, tiền sự) góp vốn, được giữ chức Phó giám đốc với mục đích “bảo vệ” công ty.
bắt cóc, tống tiền, tiền chuộc, đại gia, Hà Nội, Nghệ An, giải cứu, thương nhân, giang hồ, giám đốc, bắt-cóc, tống-tiền, tiền-chuộc, đại-gia, Hà-Nội, Nghệ-An, giải-cứu, thương-nhân, giang-hồ, giám-đốc
Đối tượng Nguyễn Tất Thạch
Sau một thời gian do làm ăn thua lỗ, Thạch yêu cầu ông Sơn phải trả lại 150 triệu đồng Thạch đã góp vốn hoặc ông Sơn phải nhượng lại công ty cho Thạch nhưng không được ông Sơn đáp ứng.
bắt cóc, tống tiền, tiền chuộc, đại gia, Hà Nội, Nghệ An, giải cứu, thương nhân, giang hồ, giám đốc, bắt-cóc, tống-tiền, tiền-chuộc, đại-gia, Hà-Nội, Nghệ-An, giải-cứu, thương-nhân, giang-hồ, giám-đốc
Chiếc xe Thạch dùng để đi bắt giữ người trái pháp luật và hung khí
 thu được từ nơi ở của Thạch.
Ngày 1/1/2014, Thạch và hai thanh niên lạ mặt đi chiếc ô tô biển xanh mang BKS 38A - 0663 đi vào công ty yêu cầu ông Sơn lên xe ra thị trấn Kim Sơn (huyện Quế Phong) có việc. Đến khoảng 0h15 ngày 2/1/2014, Thạch khống chế và đưa ông Sơn đến một nhà nghỉ ở xã Tân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An. Tại nhà nghỉ, Thạch nhiều lần đe dọa và đánh đập ông Sơn, ép ông Sơn phải nhượng lại công ty cho Thạch. Sáng ngày 2/1/2014, trong lúc đi uống cà phê, lợi dụng lúc Thạch đang nói chuyện với bạn, lấy cớ đi vệ sinh, ông Sơn mở cửa sau bỏ chạy trốn.
Doanh nhân Sài Gòn bị bắt cóc, tống tiền
Báo PL TP.HCM thông tin, chiều 17/8/2011, anh Nguyễn Trung Hiếu (29 tuổi, trú phường 6, quận Tân Bình, TPHCM) đến Công an TP.HCM trình báo việc bị bắt cóc, tống tiền.

Trước đó, anh Hiếu được một phụ nữ xưng tên Thu gọi điện thoại nói muốn nhờ thiết kế cửa hàng thuê đồ cưới. Sáng 11/8/2011, Thu hẹn gặp anh Hiếu để xem bản vẽ thiết kế. Xem xong, Thu nhờ anh chở đến Bình Dương nói là để lấy tiền đặt cọc mặt bằng và chi phí thiết kế. Đến thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương), Thu bảo anh rẽ vào quán cà phê chờ Thu đi lấy tiền. Ngồi chưa được hai phút có hai thanh niên tự xưng là công an mời anh về làm việc. Cùng lúc, hai người khác ngồi bàn bên cạnh đứng lên kè anh Hiếu ra chiếc xe ô tô 16 chỗ đậu sẵn bắt anh lên xe.
bắt cóc, tống tiền, tiền chuộc, đại gia, Hà Nội, Nghệ An, giải cứu, thương nhân, giang hồ, giám đốc, bắt-cóc, tống-tiền, tiền-chuộc, đại-gia, Hà-Nội, Nghệ-An, giải-cứu, thương-nhân, giang-hồ, giám-đốc
Anh Hiếu với nhiều vết thương sau một tuần bị bắt cóc, hành hung
Khoảng 12 giờ cùng ngày, anh Hiếu được đưa đến một căn nhà hoang giữa rừng. Sau đó, bọn chúng đánh đập, bắt anh điện bảo người nhà nộp cho chúng 460 triệu đồng trong vòng 24 giờ. Chúng dùng điện thoại của anh gọi về nhà gặp mẹ anh và dọa không được báo công an. Tiếp theo, một người buộc anh Hiếu viết giấy thú nhận có lấy số tiền 400 triệu đồng của cô Như, cô Chung và cô Thanh Nga. Ngoài ra, anh Hiếu phải viết giấy tự nguyện giao xe. Chiều 16/8/2011, gia đình chưa đưa tiền, nhóm bắt cóc tiếp tục đánh anh Hiếu ngất xỉu sau đó bất ngờ xô anh xuống đường.  Anh Hiếu được đưa về trụ sở công an trong tình trạng kiệt sức. 
Đối tác thuê giang hồ bắt cóc giám đốc để đòi nợ
Theo tường trình của nạn nhân, trong quá trình hợp tác làm ăn, ông N.H.K (trú phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM; giám đốc một doanh nghiệp công ty chuyên về xây dựng) nợ Ngô Quốc Tiến (32 tuổi, ngụ quận 8, một trong những kẻ cầm đầu nhóm giang hồ bắt giữ ông K) gần 600 triệu đồng chưa kịp trả. Đến cuối tháng 4/2011, chủ nợ dẫn hơn 10 người đến nhà của ông K giam lỏng ông suốt nửa ngày để gây áp lực buộc ông K  ký vào giấy nợ số tiền 583 triệu đồng.
bắt cóc, tống tiền, tiền chuộc, đại gia, Hà Nội, Nghệ An, giải cứu, thương nhân, giang hồ, giám đốc, bắt-cóc, tống-tiền, tiền-chuộc, đại-gia, Hà-Nội, Nghệ-An, giải-cứu, thương-nhân, giang-hồ, giám-đốc
Chủ mưu Ngô Quốc Tiến (trái) và "đạo diễn" Cường tại cơ quan điều tra
Sáng 8/7/2011, khi ông K đang làm việc tại văn phòng công ty tại quận 1 thì Tiến và 8 người khác kéo đến để nói chuyện nợ nần. Ngồi tại đây đến tối, nhóm này quyết định đưa ông K về Bình Dương để giải quyết. Chúng liên lạc với vợ nạn nhân buộc phải đưa 500 triệu đồng thì sẽ thả người. Vợ ông K đã thương lượng xin giảm thì nhóm này hạ xuống 200 triệu.
Đêm 11/7/2011, chúng yêu cầu vợ ông K đến khu vực cầu Sài Gòn để giao dịch nhưng không thành. Đến chiều 12/7/2011, nhóm này chở nạn nhân đến quán cà phê Cỏ Mây trên đường Nguyễn Cảnh Chân (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1). Khi đang giao nhận tiền thì cảnh sát ập vào bắt quả tang. 
Hạnh Nguyên(Tổng hợp)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sập Trung tâm hội nghị, tiệc cưới đang xây, 1 người chết 03/10/2015 16:19 GMT+7



TTO TRỰC TUYẾN - Đến 17g50 chiều 3-10, thông tin mới nhất từ Bệnh viện 121 cho biết có một nạn nhân tử vong và bốn người khác bị thương trong vụ tai nạn lao động ngay vào cuối tuần làm việc này. 
Các khối bêtông đổ sập gây ra cái chết cho một công nhân 
và làm nhiều công nhân khác bị thương - Ảnh: T.Hải

Cụ thể, nạn nhân tử vong là ông Trương Văn Hạn (33 tuổi, ngụ huyện Phong Điền, TP Cần Thơ).

Bốn người bị thương gồm ông Kim Sen (ngụ huyện Bình Tân, Vĩnh Long, bị thương nhẹ ở vai), riêng các nạn nhân Phan Văn Hiếu (35 tuổi, ngụ huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), Mai Bá Tấn (39 tuổi) và Phan Văn Út (48 tuổi) đều bị thương rất nặng, phải mổ cấp cứu.

Chiều cùng ngày, ông Võ Thành Thống, phó bí thư Thành ủy cùng ông Phạm Văn Hiểu (phó bí thư Thành ủy, chủ tịch HĐND TP Cần Thơ) đã đến bệnh viện thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn và hỗ trợ ban đầu 2 triệu đồng/nạn nhân bị thương và 5 triệu đồng cho gia đình nạn nhân tử vong.

Ông Võ Thành Thống cho các gia đình nạn nhân biết lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của các bên liên quan. Dự án nhà hàng Hoàng Tử do Công ty cổ phần du lịch Sông Hậu làm chủ đầu tư.

Trước đó, lúc 13g35 ngày 3-10, tại công trình xây dựng Trung tâm hội nghị, tiệc cưới Hoàng Tử (khu du lịch Biển Cần Thơ, cồn Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, Cần Thơ) xảy ra vụ sập sàn bêtông.

Vào thời điểm trên, các công nhân bắt đầu vào giờ làm việc buổi chiều với công đoạn tháo giàn giáo thì một sàn bêtông lớn có chiều dài khoảng 10m, rộng khoảng 3m bất ngờ đổ sập đè các công nhân làm việc phía dưới.

Anh Lê Văn Xi (40 tuổi, ngụ Tiền Giang), công nhân công trình cho biết: “Khi tôi đang làm việc trong nhà thì nghe 1 tiếng ầm rất lớn. Nhìn ra thì thấy sàn bêtông bị sập. Mọi người chạy tới kéo 2 người ra, trong đó 1 người bị đứt lìa chân để đưa vào bệnh viện cấp cứu…”.

Theo thông tin ban đầu, nạn nhân tử vong là ôngTrương Văn Hạn (33 tuổi, ngụ huyện Phong Điền, TP Cần Thơ).

Sau tai nạn, công an phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, Cảnh sát PCCC TP Cần Thơ đã có mặt hiện trường tiến hànhcứu hộ cứu nạn.

Vụ việc tiếp tục được các cơ quan chức năng làm rõ.

Cơ quan công an đang khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn - Ảnh: Chí Quố

T.HẢI – C.QUỐC
____________

Cần Thơ: Sập công trình trung tâm hội nghị, 
1 người chết, 4 người bị thương 
Dân trí 
Thứ Bảy, 03/10/2015 - 16:08

Vào lúc 13h40 ngày 3/10, tại Khu du lịch Biển Cần Thơ, cồn Cái Khế, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ xảy ra vụ tai lao động nghiêm trọng khiến 1 người chết tại chỗ, 4 người bị thương.

Hiện trường vụ sập công trình

Nguồn tin ban đầu cho biết, vào thời điểm trên tại công trình xây dựng Trung tâm tiệc cưới và hội nghị quốc tế Hoàng Tử (thuộc khu du lịch biển Cần Thơ), các công nhân bắt đầu vào giờ làm việc buổi chiều, đang đứng tháo giàn giáo thì một mảng bê tông lớn bất ngờ đổ sập xuống.

Nguồn tin này cũng cho biết, công nhân tử vong tại chỗ là anh Lê Văn Hạn (33 tuổi, ngụ ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), đã được đưa về nhà xác Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Bốn người khác bị thương chưa rõ thông tin.
Công trình bất ngờ sập, một nạn nhân bị mắc kẹt trong đống bê tông

Sau khi tai nạn xảy ra, Công an phường Cái Khế, Công an quận Ninh Kiều, Công an TP Cần Thơ, Cảnh sát PCCC TP Cần Thơ đã có mặt tại hiện trường để xác minh nguyên nhân điều tra làm rõ.

Chị Phạm Thị Trang, một người làm công ở đây cho biết: "Khi chúng tôi đang làm việc thì nghe tiếng động lớn, ra tới nơi thấy nhiều người đang nháo nhác lên và có người đang ngoi ra từ trong đống đỏ nát đó. Một lúc sau thấy cơ quan chức năng có mặt tại hiện trường để cứu hộ cứu nạn."



Tai hiện trường rất đông PV đến tác nghiệp, nhưng bị ngăn cản, dù chỉ đứng cách xa hiện trường ghi hình cũng bị túm áo, xô đẩy dù không có biển cấm.

Liên quan đến vụ việc, chiều 3/10, trả lời báo chí, ông Võ Thành Thống – Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ cho biết, hiện công an đang xác minh hiện trường, Sở Xây dựng và ngành chức năng phối hợp tiến hành khảo sát, đánh giá để tìm nguyên nhân vụ việc.

Được biết, đơn vị tư vấn thiết kế công trình này là Công ty CP Tư vấn – Thiết kế - Xây dựng Cadif; đơn vị thi công là Công ty TNHH Thiết kế - Xây dựng – Thương mại Kiến Tâm. Công trình này khi hoàn thành sẽ là một trong những trung tâm tiệc cưới, nhà hàng lớn nhất tại TP Cần Thơ. Phía dưới là khu ăn chơi, quán nhậu, café, bãi tắm biển nhân tạo bên bờ sông Hậu và các trò chơi mạo hiểm trên sông

Phạm Tâm - Kiên Trung

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin


Bất chấp những liên minh yếu ớt của Nga, Putin dường như không hề nao núng. Ngoài những bài nói chuyện đầy khoe khoang về kho vũ khí hạt nhân của Nga, chính phủ Putin gần đây đã công bố một học thuyết hải quân mới – một sự tương đồng đáng báo động với những thách thức hải quân của Đức đối với Anh trước Thế chiến I. Nếu hòa hoãn ngoại giao không được dàn xếp, Putin có thể sẽ tiếp tục con đường này và đẩy đất nước của ông đến gần cuộc đụng độ toàn diện với NATO hơn bao giờ hết.
Thỏa thuận hạt nhân gần đây được ký kết bởi sáu cường quốc thế giới và Iran là một thắng lợi của chủ nghĩa đa phương. Nếu các cường quốc kể trên – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức – thể hiện một ý chí chung, cùng làm việc để giải quyết các tranh chấp khác thì thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của sự hợp tác và ổn định.

Thật không may là một kịch bản như vậy dường như là quá xa vời. Từ các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cho tới việc Nhà nước Hồi giáo (IS) tiếp tục tiến vào Trung Đông, cạnh tranh và xung đột đang đe dọa các trật tự khu vực đã tồn tại từ lâu. Nhưng có lẽ cuộc xung đột nghiêm trọng nhất – cuộc xung đột mà giải pháp cho nó có ý nghĩa đối với tất cả các nước còn lại – là ở Ukraine, một đất nước đang trở thành trọng tâm trong các tham vọng bành trướng của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Việc Nga đơn phương sáp nhập Crimea và ủng hộ lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine đã cắt đứt mối quan hệ của nước này với phương Tây, và Putin đã cố tình tái tạo một bầu không khí Chiến tranh Lạnh bằng cách giương cao “các giá trị bảo thủ” của Nga như một đối trọng về ý thức hệ với trật tự thế giới tự do do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, những vấn đề then chốt – cuộc thảm sát ở Syria, cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo, không phổ biến vũ khí hạt nhân, các lợi ích xung đột và yêu sách chủ quyền chồng lấn ở Bắc Cực – sẽ không thể được giải quyết nếu không có sự tham gia của Nga.

Đó là lý do tại sao một vài nỗ lực nhằm xoa dịu Nga là không thể tránh khỏi dù điều đó có thể là rất khó đối với các cường quốc phương Tây. Mỹ nên bớt coi thường những nhận thức của Nga trong vai trò là một cường quốc quan trọng và một nền văn minh lớn, và những lợi ích an ninh chính đáng của Nga liên quan đến biên giới của nó với các nước thành viên NATO phải được giải quyết, nhất là giữ Ukraine ở ngoài một liên minh quân sự đối đầu. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ quốc tế, việc Quốc hội Ukraine chấp thuận quyền tự chủ của các vùng ly khai thân Nga – một giải pháp được Putin đề xuất từ đầu – là nhượng bộ cần thiết để khôi phục hòa bình.

Tuy nhiên, sau cùng thì Nga phải thay đổi đường hướng của chính mình. Sự hoài niệm định hướng tuyên truyền về vị thế “siêu cường” của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh đang làm mờ đi những bài học của thời gian đó. Liên Xô là một đế chế không bền vững; nếu đã không thể tồn tại trong thời điểm mà sự cô lập và lưỡng cực là trật tự của lúc bấy giờ, thì chắc chắn nó sẽ không thể được tái lập trong hệ thống toàn cầu đa cực tương liên như hiện nay.

Giờ đây Nga không đủ điều kiện để đối đầu với phương Tây: Nền kinh tế của nước này đang tàn lụi và thiếu những liên minh vững chắc đủ khả năng chống lại sức mạnh của Mỹ. Putin đang hy vọng rằng Nga và các đối tác BRICS của mình (Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi) sẽ trở thành “các nhà lãnh đạo tương lai của thế giới và của nền kinh tế toàn cầu,” như ông từng phát biểu hồi tháng 7 trong các phiên bế mạc cuộc họp thượng đỉnh của nhóm BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Nhưng sự thật rõ ràng là cả BRICS và SCO đều không phải là một khối gắn kết có khả năng bảo vệ Nga khỏi những hậu quả của các hành động của nó ở Ukraine. Sự khác biệt về các giá trị và lợi ích chiến lược trong nội bộ các nhóm này không hề ít gay gắt hơn những bất đồng mà từng thành viên của chúng đang có với phương Tây.

Quan hệ song phương của Nga với Trung Quốc cũng không khác. Đó là mối quan hệ được thiết lập chủ yếu dựa trên sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, sự hỗ trợ lẫn nhau nhằm tạo nên “vùng ảnh hưởng” trong vai trò là nền tảng về mặt khái niệm cho một trật tự thế giới mới, và các cuộc diễn tập hải quân chung tại Biển Đen.

Nhưng cả hai nước cũng có những lợi ích xung đột ở Trung Á, nơi Trung Quốc đang theo đuổi các khoản đầu tư lớn để mở rộng ảnh hưởng của mình tại các nước mà Nga coi là vùng “cận hải ngoại” (tức là các nước cộng hòa mới hình thành sau sự sụp đổ của Liên Xô – NHĐ). Khi Putin nghi ngờ về sự độc lập của Kazakhstan vào năm ngoái, Trung Quốc đã nhanh chóng ủng hộ chủ quyền của quốc gia này. Khả năng Trung Quốc xâm lấn những vùng biên giới Viễn Đông không dân cư của Nga – nơi mà theo quan điểm của Trung Quốc là đã bị đánh cắp giống như Hồng Kông và Đài Loan trong giai đoạn “bách niên quốc sỉ” – là một mối lo ngại khác của Điện Kremlin.

Quan trọng hơn, nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào sự tiếp cận liên tục với các thị trường phương Tây và đặc biệt là Mỹ. Khi nền kinh tế phát triển chậm lại đang tạo cho Trung Quốc một tình trạng bấp bênh lớn hơn thì nước này không thể gây căng thẳng với Mỹ về bất cứ vấn đề nào không liên quan trực tiếp đến lợi ích của nó, ví dụ như những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Bất chấp những liên minh yếu ớt của Nga, Putin dường như không hề nao núng. Ngoài những bài nói chuyện đầy khoe khoang về kho vũ khí hạt nhân của Nga, chính phủ Putin gần đây đã công bố một học thuyết hải quân mới – một sự tương đồng đáng báo động với những thách thức hải quân của Đức đối với Anh trước Thế chiến I. Nếu hòa hoãn ngoại giao không được dàn xếp, Putin có thể sẽ tiếp tục con đường này và đẩy đất nước của ông đến gần cuộc đụng độ toàn diện với NATO hơn bao giờ hết.

Ngay cả khi không có cuộc đụng độ nào như vậy xảy ra thì những nỗ lực của Putin nhằm khôi phục lại ảnh hưởng của Nga trên lục địa Á-Âu (bằng mọi phương tiện cần thiết, nếu như những hành động của Nga tại Ukraine là một dấu hiệu cho điều đó) sẽ gây ra nhiều tổn thất. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Kazakhstan và Belarus, tương tự như Ukraine, đều cảnh giác trước chủ nghĩa bành trướng của Nga.

Putin đã bác bỏ khái niệm của cựu Tổng thống Medvedev về một “quan hệ đối tác để hiện đại hóa” với phương Tây. Nhưng một liên minh thuế quan Á-Âu giữa các nước hậu Xô viết và các quốc gia khác không phải là con đường hiện đại hóa cho nước Nga; những nỗ lực biến nền công nghiệp quốc phòng thành động cơ thúc đẩy công nghiệp hóa cũng vậy. Tóm lại, đó là mô hình Xô viết đã thất bại một lần và sẽ thất bại lần nữa.

Nếu Putin nghiêm túc về việc đa dạng hóa và củng cố nền kinh tế dựa trên hàng hóa cơ bản của Nga, qua đó nâng cao đời sống nhân dân, ông phải thu hút các công nghệ tiên tiến và đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ phương Tây. Để đạt được điều đó, Putin phải theo đuổi những cải cách dân chủ, chấn hưng các thể chế, và tái lập quan hệ ngoại giao với phương Tây.

Nga không còn vị thế để tạo nên một hệ thống quốc tế khác; nhưng nếu Putin tiếp tục theo đuổi một chính sách đối ngoại lỗi thời và thù địch thì nó có thể làm suy yếu trật tự thế giới hiện tại. Khi thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức gây bất ổn thì điều này sẽ không có lợi cho bất kỳ ai.

Phương Tây nên tìm cách xoa dịu Nga trong những vấn đề cốt lõi mang tính chiến lược như sự mở rộng của NATO. Nhưng điều đó sẽ không giúp Putin vượt qua được nguồn gốc của sự yếu kém của Nga, vốn nằm ở việc ông không có khả năng hoặc không sẵn sàng nhìn nhận sự thất bại của Liên Xô như nó vốn có.

Shlomo Ben-Ami, nguyên Ngoại trưởng Israel, là phó chủ tịch Trung tâm Quốc tế vì Hòa bình Toledo. Ông là tác giả của cuốn sách Scars of War, Wounds of Peace: The Israeli-Arab Tragedy (Vết sẹo chiến tranh, vết thương hòa bình: Bi kịch Israel-Ả Rập).
Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Vladimir Putin’s Soviet Dream,” Project Syndicate, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng


http://nghiencuuquocte.net/2015/09/23/giac-mo-xo-viet-cua-vladimir-putin/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mồi nhử hay là cạm bẫy đây?

CÓ AI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐOẠT GHẾ ẴM GIẢI ?
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Mới đây, việc nhà báo, nhà thơ Đăng Hạ 29 tuổi thành lập câu lạc bộ sáng tác văn học nghệ thuật cấp quốc gia, đã phát triển hơn 30 chi hội thơ ở nhiều tỉnh và thành phố, chiêu nạp được ngót năm nghìn nhà thơ, thu được tiền tỉ, chẳng lẽ sự việc lại trôi chảy êm ru như nước vòi vặn vào thùng như vậy. Không, đó nhất khoát không phải việc con giun chui qua lỗ kim, mà là con voi chui qua lỗ kim. Một mình anh nhà báo, nhà thơ còn khá trẻ kia liệu có thể thao túng được việc này sao? Việc anh ta cho in hai tập thơ tuyển như “Thơ Việt đương đại” và “Thơ hay ba miền”, phải xin giấy phép nhà xuất bản (thơ hay văn thì xin nhà xuất bản nào đây? Chuyện này đâu có khó gì lần ra manh mối và truy cứu, nếu một cuốn quan trọng như “Trại súc vật” có tầm tư tưởng tác động mạnh vào xã hội thì người ta tìm ra liền và xử lý ngay. Còn thơ có phải chỉ là thứ thơ thẩn của đám nghiệp dư háo danh lăng nhăng nên chẳng ai thèm quan tâm, nên nó được trôi êm như vậy?)
Người Tầu có câu “Giết vua, giết cha không phải việc xảy ra trong một ngày”. Câu này muốn nói, những việc tày đình chúng không thể ngẫu nhiên sinh ra như thể người ta bỗng nổi hứng đến bờ ao khỏa chân xuống nước cho mát, mà nó chỉ có thể xảy ra theo phạm trù nguyên nhân và kết quả. Giết vua hay giết cha là thực hiện tội ác lớn, nó phải được mở màn rất sớm từ những uất ức tâm lý, nảy sinh âm mưu, vạch kế hoạch, chuẩn bị phương tiện, đó là chưa kể dục vọng tiếm ngôi hay giành gia sản… Một anh chàng nhà thơ muốn thành lập câu lạc bộ sáng tác quốc gia, như vậy chí ít anh ta phải vận hành “công nghệ” qui mô ở mức quốc gia. Trong sản xuất, chúng ta vẫn biết những nước lạc hậu muốn làm ra sản phẩm tiên tiến thì phải viện đến sự giúp đỡ của những nước tiên tiến, để họ chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô, tầu thủy, hay máy vi tính cho… Đó là cái tiến bộ. Nhưng tại những vùng thôn quê hẻo lánh bỗng có bọn hút chích rồi trộm cắp xuất hiện với thủ đoạn tinh vi chuyên nghiệp thoát hẳn tính cố hữu quê mùa, chúng ta buộc phải nhận định, bọn trộm cắp trên phố đã chuyển giao công nghệ cho bọn cà lơ phố huyện.
Nhìn qui trình công nghệ, người ta thấy ngay nó bắt nguồn từ đâu, chẳng hạn ở châu Phi xuất hiện một anh đấu bò tót, người ta nghĩ ngay đó là công nghệ Tây Ban Nha, một người thổi tù và dài 4m người ta nghĩ ngay đó là công nghệ Thụy Sĩ, còn một anh, hay một chị đấm ngực lã chã nước mắt ngâm thơ chỉ có cảm xúc mà không có nhân vật người ta nghĩ ngay đến công nghệ thơ nông nghiệp Việt Nam… chúng ta thử xem hội thơ chui kia xử dụng những công nghệ nào?
1- Kết nạp hội viên, cho vào hội để thành nhà thơ “con dấu” chính thức của quốc gia.
Nhiều nhà thơ đã dưng dưng cảm động phản ánh, đại loại như: “Lâu nay tôi cũng chỉ làm thơ trà dư tửu hậu, loanh quanh trong nhà ra ngõ xóm, vậy mà đùng một cái, tôi được kết nạp thành hội viên, của quốc gia. Trời ơi danh dự vô biên, hạnh phúc tột cùng, đang là kẻ vô danh nơi chòm xóm, bỗng lớn thành “nhà thơ Phù Đổng” nhảy một phát từ ao làng lên mái nhà quốc gia, có con dấu đàng hoàng. Đó có phải cuộc cất cánh đổi đời không? Phép mầu đó làm sao được thực hiện nếu không có con dấu của anh Đăng Hạ nhân danh quốc gia kia!”
2- In thơ lên sách báo, vào tập tuyển
Có triết gia nói, “tác phẩm là quyền lực”, trời ơi đang ở chốn quê mùa, tỉnh lẻ, thậm chí ở ngay tỉnh chẵn này, có ai biết tôi là gì, vậy mà được in thơ bằng máy in lên giấy, lại có cả ảnh mình rõ ràng rất đẹp trai, xinh gái kèm theo… Người Việt bảo “vua biết mặt, chúa biết tên” là thế, từ nay tôi đã có tầm vóc khác rồi, tầm vóc quốc gia đàng hoàng chứ lị!
(còn nữa)

Phần nhận xét hiển thị trên trang