Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Tiền giả tràn lan thị trường VN và cách nhận biết

Thông tin của bác Le Đăng Doanh: Từ lâu, ngay sau khi tiền polymer của Việt Nam xuất hiện, Trung Quốc đã tung tiền giả vào Việt Nam. Phía Việt Nam đề nghị kiểm soát và chấm dứt nhưng TQ không làm gì cả. Phái ta đã chỉ rõ địa chỉ nhà máy in tiền giả ở dưới tầng hầm ở Quảng Châu, nói rõ nếu in tiền mệnh giá thấp dưới 200.000 VND thì nhà in sẽ lỗ nhưng chỉ giảm một thời gian ngắn, nay lai trở lại. Cùng với việc phá giá đồng NDT của Trung Quốc, đòn phá hoại này là rất nghiêm trọng, ta phải ngăn chặn và xử lý nghiêm.

Tiền giả tràn lan thị trường Việt Nam và cách nhận biết
Vntinnhanh.vn - Trong 6 tháng đầu năm nay, số lượng tiền giả bị tịch thu qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã tăng trên 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy lượng tiền giả trôi nổi lưu thông trong cuộc sống thường ngày là rất lớn. Đây thực sự là vấn nạn khiến doanh nghiệp và cả người tiêu dùng đau đầu, nhất là khi tội phạm tiền giả ngày càng có nhiều hình thức tinh vi để chế tạo. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể nhận biết tiền giả?
Khi mua, bán qua tay ở chợ, cửa hàng hay cả siêu thị, không thể có những chiếc máy đếm tiền với chức năng báo động tiền giả cận kề. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá lo lắng, bởi thực chất, tiền giả có thể dễ dàng được nhận biết bằng tay và mắt thường nếu để ý kỹ.
7 cách để phân biệt tiền 500 ngàn giả và thật:
Cách 1: Vuốt tờ tiền
Tiền 500 ngàn thật có các yếu tố in lõm. Nếu dùng tay vuốt nhẹ, người cầm tiền thật sẽ thấy cảm giác nhám và hình nổi của nét in, còn với tiền giả tờ tiền rất trơn và phẳng.
Cách 2: Soi tờ tiền
Tiền 500 ngàn có một số yếu tố được in bóng chìm, in hình khớp khít. Những hình chìm này chỉ soi tờ tiền dưới nguồn sáng mới thấy được. Ở tiền giả có một số loại cũng thấy yếu tố này nhưng không sắc sảo rõ nét như tiền thật, hình khớp khít (những chi tiết, chữ, hoa văn được in 2 mặt tờ tiền, mỗi mặt in nửa hình, khi soi dưới nguồn sáng sẽ thấy hoa văn 2 nửa trên 2 mặt khớp lại với nhau) không chuẩn như tiền thật.
Cách 3: Soi tiền dưới đèn tia cực tím
Mệnh giá của tờ tiền 500 ngàn in trong vùng hình chữ nhật bằng mực không màu, khi soi dưới đèn cực tím sẽ thấy vùng chữ nhật này phát quang và thấy rõ mệnh giá. Ở tiền giả, vùng chữ nhật này phát quang yếu, hoặc không soi đèn cực tím cũng thấy rõ vùng chữ nhật này vì tiền giả in thủ công bằng mực màu.
Một chi tiết khác nằm ở số seri. Khi soi đèn tia cực tím sẽ thấy dòng seri dọc màu đỏ phát quang màu cam, dòng seri ngang màu đen phát quang màu xanh dương. Với tiền giả thì số seri không phát quang hoặc phát quang yếu và không giống màu ở tiền thật.
Cách 4: Dùng kính lúp
Tiền thật có những chữ như "VN" hay "NHNNVN" và số mệnh giá được in siêu nhỏ, lặp đi lặp lại trong một vùng, dùng kính lúp sẽ thấy rõ các kí tự này. Tiền giả thường không có các chữ in siêu nhỏ này.
Cách 5: Ngửi tờ tiền
Tiền polymer VND có mùi polymer đặc trưng. Ở tiền giả, mùi tiền rất hôi như mùi nhựa, mùi bao nilon. Yếu tố này thường giúp cho nhân viên ngân hàng phát hiện tiền giả trong một thép tiền mà không cần phải kiểm từng tờ, chỉ cần giũ nhẹ xấp tiền ngang mũi là biết được ngay.
Cách 6: Nghiêng qua nghiêng lại tờ tiền
Ở tiền thật có một số hoa văn khi nghiêng qua nghiêng lại sẽ thấy hoa văn đổi màu. Tiền giả thì không đổi màu hoặc màu không như tiền thật. Trên tờ tiền có một dãy băng dọc màu vàng ánh kim, trên đó có in số mệnh giá, khi nghiêng qua nghiêng lại ta thấy dãy băng này lấp lánh rất đẹp. Tiền giả thì không có yếu tố này, hoặc có thì không lấp lánh mà in chết một màu.
Cách 7: Cửa sổ
Trên tờ tiền có 2 cửa sổ trong suốt, 1 lớn 1 nhỏ được in ở 2 góc tờ tiền. Trên cửa sổ lớn có in nổi mệnh giá. Tiền giả đôi khi cũng có yếu tố này nhưng nét dập không sắc sảo, hoặc tờ tiền được bấm lỗ và dán lớp nhựa rời làm cửa sổ, dùng tay gỡ miếng nhựa trong suốt này ra được dễ dàng.
Cửa sổ nhỏ có in hoa văn ẩn, yếu tố này chưa có tờ tiền giả nào làm được. Chỉ cần đặt sát cửa sổ nhỏ vào mắt, hướng mắt nhìn tới nguồn sáng nhỏ màu đỏ mạnh hơn ánh sáng xung quanh, ta sẽ thấy hiện ra 1 bông hoa sáng rực rỡ nhiều màu sắc rất đẹp như ánh hào quang. Đây là cách kiểm tra dễ thấy nhất và dễ phân biệt nhất.
Cách 8: Xem số seri:
Tiền giả thường có rất nhiều tờ trùng số seri. Điều này không bao giờ xảy ra ở tiền thật, vì mỗi tờ có một số seri khác nhau.
Linh Đặng
http://vntinnhanh.vn/tien/can-biet-tien-gia-tran-lan-thi-truong-viet-nam-va-cach-nhan-biet-63305


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hóa ra Singapore đã Xây xong CNXH, Việt nam còn đang "định hướng"?

Thu nhập người Việt kém Singapore 27 lần, Malaysia 5 lần

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin tại Hội thảo Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015 – 2035, ngày 28/8.
Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, với mức tăng bình quân trong 15 năm qua đạt 6,9%/năm nhưng quy mô còn nhỏ so với các nước trong khu vực.
 Thu nhập người Việt Nam kém Singapore 27 lần, Malaysia 5 lần - Ảnh minh họa
Tuy nhiên so với một số nước trong khu vực, mức GDP hơn 186 tỷ USD đạt được năm 2014 vẫn còn nhỏ và có chiều hướng chậm lại.
Cụ thể, GDP của Indonesia gấp 4,8 lần GDP của Việt Nam, Thái Lan gấp 2 lần, Malaysia gấp 1,8 lần, Singapore gấp 1,7 lần và Philippines gấp 1,5 lần.
Bên cạnh đó, dù đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và nguy cơ bị nới rộng.
Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD, đến năm 2014 tăng lên 2.052 USD.
Đáng lưu ý, với mức bình quân này, thu nhập người Việt Nam chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.
Theo tính toán, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 chỉ bằng 3/5 của Indonesia, 2/5 của Thái Lan; 1/5 của Malaysia; 1/14 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore.
Lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho biết, mặc dù cơ cấu kinh tế đã được chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng còn chậm, tỷ trọng nông nghiệp còn lớn so với một số nước trong khu vực, chiếm tới 38,3%, trong khi tỷ lệ này ở Philippines là 31,1%.
Về vấn đề năng lực cạnh tranh, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm cũng cho biết, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index – GCI) của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia, theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhân dịp khai giảng năm học mới kể câu chuyện của bộ trưởng bộ giáo dục NVH:


Bí mật của vị Bộ trưởng gần 30 năm ‘ngoài Đảng’

 - Trong các kỷ vật của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, vẫn còn lá đơn xin vào Đảng cùng bản lý lịch tự thuật úa màu thời gian.
Danh phận ở ngoài Đảng của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, nhà giáo dục, nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu văn hóa lớn của VN, vị Bộ trưởng Giáo dục trong 28 năm 350 ngày, từng là điều bí ẩn lạ lùng.
Đóng góp quan trọng của tầng lớp trí thức trong cuộc Cách mạng tháng 8/1945, trong đó có Nguyễn Văn Huyên từng tham gia “Nhóm bốn người đánh điện” đề nghị vua Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh, có thể khiến bất cứ ai giở lại sử liệu đều phải đặt câu hỏi về điều bí ẩn này.
Thành phần đặc biệt
Con trai út của ông, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhắc lại một giai đoạn lịch sử quan trọng trong đời hoạt động cách mạng của cha.
Nguyễn Văn Huyên, bộ trưởng, Nguyễn Văn Huy, cách mạng tháng Tám, trí  thức, giáo dục
Phòng trưng bày tư liệu về GS.TS Nguyễn Văn Huyên thời kỳ 1945 - 1975 tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên
Năm 1960, khi đó tròn 30 năm thành lập Đảng Lao động VN, Đảng có chủ trương kết nạp “lớp đảng viên 6 tháng Giêng", Đảng ủy Bộ Giáo dục muốn giới thiệu GS Huyên vào Đảng. Giữa lúc đất nước đang bị chia cắt thành 2 miền, công cuộc đấu tranh thống nhất còn khó khăn, trong một động thái cân nhắc thận trọng, Đảng ủy Bộ Giáo dục đem quyết định hỏi ý kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị.
Trong một bữa trưa mời riêng Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Bác Hồ thẳng thắn gợi ý: "Chú ở ngoài Đảng có lợi cho cách mạng hơn". Nhìn lại việc này, PGS.TS Nguyễn Văn Huy đánh giá quyết định của Cụ Hồ có ý nghĩa rất quan trọng.
“Đất nước chia cắt hai miền, rất cần người trong Đảng, ngoài Đảng, các đảng phái khác cùng tham gia chính quyền để thành một mặt trận thống nhất, đoàn kết cả nước”, phân tích của ông Huy.
Và mãi gần đây, ông Huy và một số ít người mới được biết vào thời điểm đó, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết 10 về việc này. Trong đó có quyết định không kết nạp một số trí thức cao cấp không thuộc đảng phái nào, để "ở ngoài có lợi hơn".
Mang danh phận ở ngoài Đảng nhưng mọi sinh hoạt của Đảng, chi bộ, Đảng ủy Bộ,  Đảng Đoàn, ông đều được mời tham dự. Đại hội Đảng toàn quốc ông là đại biểu mời. Có nghĩa ông chẳng khác nào đảng viên của Đảng, chỉ khác biệt không đóng đảng phí và tham gia biểu quyết. Chính do sự “bí ẩn” này, nhiều năm về sau các con của ông dù đi bộ đội, phấn đấu nhiều năm nhưng chưa thể vào Đảng.
“Vì họ thấy trong gia đình tôi không có ai là đảng viên, thành phần giai cấp lại rất đặc biệt”, ông Huy lý giải.
Nhưng đó cũng không phải chuyện bất biến. Năm 1972, ông Huy công tác tại Ủy ban Khoa học xã hội VN. Khi cân nhắc quyết định kết nạp ông vào Đảng, tổ chức đã cẩn thận đến Bộ Giáo dục hỏi rõ chuyện “Bộ trưởng ngoài Đảng” của cha ông và được giải thích rõ việc này.
Hai chị gái của ông sau đó cũng lần lượt trở thành đảng viên Đảng Cộng sản VN.
Nguyễn Văn Huyên, bộ trưởng, Nguyễn Văn Huy, cách mạng tháng Tám, trí  thức, giáo dục
Lý lịch tự khai và đơn xin vào Đảng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên
Hiện lá đơn xin vào Đảng và bản lý lịch tự thuật của GS Nguyễn Văn Huyên vẫn được lưu giữ cẩn thận tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên do chính ông Huy lập ra.
Lá thư từ Fontainebleau
Trở lại lịch sử. Năm 1935, trở về từ Pháp sau nhiều năm dùi mài kinh sử từ cấp cử nhân đến tiến sĩ, Nguyễn Văn Huyên bắt đầu sự nghiệp là một anh giáo ở trường Bưởi, rồi làm nghiên cứu khoa học, giáo dục.
Ông dấn thân vào con đường chính trị với hoạt động của Hội truyền bá quốc ngữ - tổ chức do Đảng Cộng sản Đông Dương sáng lập, từ năm 1938, cùng với Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai…
Nguyễn Văn Huyên, bộ trưởng, Nguyễn Văn Huy, cách mạng tháng Tám, trí  thức, giáo dục
GS.TS Nguyễn Văn Huyên (người thắt cà vạt đen ở giữa) cùng với các trí thức trẻ người Việt học tại Pháp năm 1928
Trong cuộc mít tinh ngày 23/8/1945 của trí thức và sinh viên ở VN học xá Hà Nội  (nay là Đại học Bách khoa), Nguyễn Văn Huyên đã kêu gọi sinh viên ủng hộ Việt Minh.
Ông cùng Nguyễn Xiển, Ngụy Như Kon Tum và Hồ Hữu Tường, đại diện trí thức ba miền gửi điện đề nghị vua Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh. “Nhóm bốn người đánh điện” đã tạo nên một sự kiện lịch sử của cuộc cách mạng.
Tháng 12/1945, Chính phủ lâm thời quyết định thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) nhằm soạn thảo các đề án kiến thiết quốc gia. Nguyễn Văn Huyên cùng hơn 40 bộ trưởng, thứ trưởng, nhân sỹ, trí thức trở thành ủy viên ủy ban này.
Cho đến tháng 9/1946 ở Pháp, sự trải nghiệm cách mạng đã mang đầy những cảm xúc trưởng thành hơn với nhân sĩ trí thức yêu nước. Kể từ sau hội nghị Đà Lạt với vai trò cố vấn, Nguyễn Văn Huyên trở lại Pháp trên cương vị thành viên đoàn đại biểu VN Dân chủ Cộng hòa đàm phán tại hội nghị Fontainebleau. Từ Fontainebleau, ông viết thư cho vợ, bà Vi Kim Ngọc.
Thư viết: “Đây là dịp để Huyên thay mặt cả nhà mà đền nợ nước. Huyên cũng như bao nhiêu anh em sinh trưởng ở một nước nô lệ từ ngày hiểu biết tới nay ngoài 20 năm thở vắn than dài, cố sức sửa mình để thoát khỏi vòng áp chế... Ngọc ạ, lúc này mà chúng ta không tự hy sinh một chút riêng thì còn lúc nào nữa nhỉ? Ngọc hiểu biết lắm nên Huyên mới nhảy vào vòng mà gỡ mối tơ vương. 20 năm lăn lộn sách đèn, một chục năm phiêu lưu chân giời góc bể mới có dịp giơ thẳng cánh tay”.
Nguyễn Văn Huyên, bộ trưởng, Nguyễn Văn Huy, cách mạng tháng Tám, trí  thức, giáo dục
Con trai út, PGS.TS Nguyễn Văn Huy giới thiệu về các công trình nghiên cứu khoa học của Bộ trưởng Huyên trong những năm 1930
Bức cũng thư nhắc lại sự ra đời của người con trai út Nguyễn Văn Huy vào những ngày cận kề Cách mạng Tháng 8 (3/8/1945) như một luồng ánh sáng mới bắt đầu.
“Huy ra đời trong thời buổi tuy cái nguy đầy rẫy nhưng ánh sáng huy hoàng đã bắt đầu bao phủ cả một góc trời Nam. Chúng ta muốn ánh sáng ấy đầy hạnh phúc và hòa bình trong thế hệ tương lai này nên gọi chú Huy là Văn Huy. Bố là Văn Huyên một ánh sáng nhẹ nhàng, mẹ là Kim Ngọc một vật quý không vết, con Văn Huy phải tiến một bước dài trong các nguồn hạnh phúc của các chị lớn”, thư gửi từ Paris.
Bài và ảnh: Thu Hằng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Lần đầu tiên, sự tụt hậu được công bố một cách chính thức bởi cơ quan của Chính phủ - đó là Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Việt Nam và những “tụt hậu” vài chục năm so với khu vực

07:08 30/08/2015

BizLIVE - 
Lần đầu tiên, sự tụt hậu được công bố một cách chính thức bởi cơ quan của Chính phủ - đó là Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Việt Nam và những “tụt hậu” vài chục năm so với khu vực
Ảnh minh họa.
Nguy cơ Việt Nam đang tụt hậu trở thành chủ đề nóng tại hội thảo về “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-3035” do Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức tại Hà Nội mới đây.
Tuy nhiên, phát biểu đáng chú ý của TS.Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại hội thảo lại cho rằng: Không nên nói nguy cơ tụt hậu vì chúng ta đã tụt hậu rồi.Thậm chí một số lĩnh vực tụt hậu xa. Phải tuyên bố rằng vấn để tụt hậu là rất gay gắt và đặt trong bối cảnh hội nhập thì nó sẽ còn nguy hiểm cỡ nào”.
Thực tế, khi điểm lại báo cáo của Tổng cục Thống kê về thực trạng kinh tế  - xã hội Việt Nam vừa được công bố có thể thấy, Việt Nam đang với thụt lùi so với các nước trong khu vực tới cả vài chục năm về thu nhập bình quân đầu người, năng suất lao động...
Ở nhiều chỉ số kinh tế - xã hội khác, Việt Nam cũng xếp hạng rất thấp so với các nước trong khu vực như chỉ số năng lực cạnh trạnh nền kinh tế; giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu, chỉ số giáo dục, việc làm...
Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang thụt lùi so với Hàn quốc khoảng 30-35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan khoảng 20 năm, Indonesia và Philippines khoảng 5-7 năm.
Theo tính toán, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 chỉ bằng 3/5 của Indonesia, 2/5 của Thái Lan; 1/5 của Malaysia; 1/4 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2038, Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines, và đến năm 2069 mới bắt kịp của Thái Lan.
Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2014 theo giá hiện hành đạt 74,7 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.530 USD/lao động), tăng 4,9% so với năm 2013; bình quân giai đoạn 2005-2014 tăng 3,7%/năm. 
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, năng suất lao động của Việt Nam những năm qua đã cải thiện đáng kể, khoảng cách tương đối so với các nước ASEAN được thu hẹp dần.
Tuy nhiên, khoảng cách tuyệt đối tính bằng chênh lệch giữa năng suất lao động của Việt Nam với hầu hết các nước ASEAN lại đang gia tăng. Chênh lệch giữa NSLĐ của Singapore và Việt Nam tăng từ 62.052 USD năm 1994 lên 92.632 USD năm 2013; tương tự, so với Malaysia, chênh lệch tăng từ 21.142 USD lên 30.311 USD...
 Xếp hạng về môi trường kinh doanh, Việt Nam hiện giữ vị trí thứ 99/189 quốc gia và vùng lãnh thổ, đây cũng là vị trí thấp nhất của Việt Nam kể từ 2006 (Năm 2006 xếp thứ 104).
So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng sau Singapore (vị trí số 1), Malaysia (6), Hàn Quốc (7), Thái Lan (18)...
  
Cũng theo cơ quan thống kê, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam vẫn thấp so với các nước trong khu vực.
Tổng chi quốc gia cho nghiên cứu phát triển cũng ở mức thấp so với khu vực và thế giới. Tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển/GDP của Việt Nam năm 2011 là 0,21%, tương đương tỷ lệ của Thái Lan năm 2007, cao hơn Indonesia (0,15%) và Philippines (0,11%), nhưng chỉ = 1/3 của Malaysia (0,7%) và thấp xa so với Hàn Quốc (3,4%).
Tỷ lệ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng nhập khẩu các thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, kém hiệu quả. Trong giai đoạn 2000 - 2012, hệ số đổi mới của Việt Nam không có thay đổi trong 18 nước châu Á (15/18 nước).
Đánh giá của Ngân hàng Thế giới về kinh tế trí thức cho thấy, chỉ số giáo dục của Việt Nam năm 2012 là 2.99, xếp thứ 133 thế giới, thấp hơn mức bình quân 5.26 của khu vực. Trong khi đó, Hàn Quốc là 9.09; Malaysia là 5.22...
  
Về lực lượng lao động, mặc dù dồi dào song chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng lao động khu vực này tuy có giảm từ 71,3% năm 1995 xuống 46,3% năm 2014, nhưng chỉ tương đương của Thái Lan năm 1995; Philippines và Indonesia đầu thập niên 90...
Xét về góc độ vị thế việc làm, lao động Việt Nam chủ yếu là làm các công việc gia đình hoặc tự làm (bếp bênh, không ổn định, thu nhập thấp) chiếm tới 62,7% tổng số việc làm. Trong khi đó, ở Malaysia con số này chỉ vào 21%, Philippines (39%), Indonesia (36%)...
MẠNH NGUYỄN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bạn có tắt WiFi trước khi ngủ?


Dường như ít người trong chúng ta để ý đến tác hại của sóng wifi, vậy sóng wifi có hại đến mức độ nào.
Ảnh internet
Ảnh internet
Không ít người trong chúng ta có thói quen bật mạng Wi-Fi không dây suốt trong 24h, nó rất thuận tiện cho việc sử dụng điện thoại di động hay máy tính.<Ă--m-->
Thậm chí ngay cả khi đi ngủ, nhiều người vẫn bật điện thoại đặt cạnh gối, dường như chúng ta đều không thể tách rời Internet tất cả mọi lúc. Nhưng bạn có biết không? Wi-Fi đã trở thành một sát thủ vô hình đe dọa đến sức khỏe tính mạng chúng ta!
Theo tờ “Daily Mail” báo cáo rằng, 5 nữ sinh trung học người Đan Mạch, đã nghi ngờ về tác động của những chiếc điện thoại không dây truy cập Internet của mình có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ. Do đó họ đã sử dụng sự tăng trưởng của thực vật để nghiên cứu tầm ảnh hưởng của Wi-fi.
Họ làm một thử nghiệm, đặt cải xoong và những hạt đậu thuộc một trong 6 loại bổ dưỡng tốt cho máu bên trong 2 căn phòng khác biệt, một căn phòng sẽ được bật thiết bị Wi-fi cả ngày, căn phòng còn lại thì không có tín hiệu Wi-fi.
Cây trồng bị chết chỉ trong vòng hai tuần, thủ phạm lại chính là Wi-Fi (Ảnh chụp)
Cây trồng bị chết chỉ trong vòng hai tuần, thủ phạm lại chính là Wi-Fi (Ảnh chụp)
Sau 12 ngày quan sát đã phát hiện sự khác biệt trong sự phát triển của hạt giống trong 2 căn phòng đều có một sự thay đổi lớn. Phòng không có tín hiệu Wi-Fi, hạt đậu đã có sự nảy mầm và tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng tại phòng có tín hiệu Wi-Fi, cải xoong và hạt đậu không chỉ không phát triển, mà còn thực sự đã chết.
Nghiên cứu này cho thấy bức xạ Wi-Fi chỉ trong vòng hai tuần có thể khiến cho cây chết đi, do đó, nó cũng nhắc nhở chúng ta khi đi ngủ, tốt nhất hãy nên tắt tính năng Wi-Fi trên máy tính hoặc điện thoại, để các thiết bị nghỉ ngơi, đồng thời cũng giúp giữ gìn sức khỏe cho chính mình!
Biên dịch: Thu Hằng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vừa trôi vừa chờ đợi

Ba câu hỏi cho Nhã Thuyên


IMG_4001

Nhã Thuyên (1986) là tác giả của vài tập thơ và truyện cực ngắn, bao gồm Viết (2008), Ngón tay út(2011), Rìa vực (2011), Màu cỏ xanh trong suốt (2012, đồng tác giả) cùng vài cuốn sách tranh nho nhỏ cho trẻ em. Tác phẩm trong bản dịch tiếng Anh của cô được xuất bản trong tuyển thơ ba tác giả Việt Nam, thuộc series thơ Châu Á Thái Bình Dương của Vagabond Press, Australia (2013), đã và sẽ xuất hiện trong một số tạp chí như RHINO Poetry, Asymptote. Hiện cô đang chuẩn bị ra mắt tập thơ thứ hai,từ thở, những người lạ, và đây là tập thơ đầu tiên của cô sẽ được xuất bản trong bản dịch tiếng Anh bởi Vagabond Press. Cô cũng đồng chủ biên tập thơ ba tác giả Lê Văn Tài, Nguyễn Tôn Hiệt, Phan Quỳnh Trâm vừa ra mắt bởi Vagabond Press, tháng 7, 2015. Hiện cô đồng sáng lập và biên tập tạp chí văn chương song ngữ AJAR.
Nhã Thuyên nhận bằng thạc sĩ văn chương tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2011 với luận văn Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa, nơi cô quay trở lại làm giảng viên trong một thời gian ngắn và bị thôi việc năm 2013, tước bằng thạc sĩ năm 2014.

Phùng Nguyễn:
Trong toàn bộ quá trình diễn tiến của sự kiện “Luận văn Nhã Thuyên,” bắt đầu với bài báo của Chu Giang Nguyễn Văn Lưu trên tuần báo Văn nghệ thành phố HCM cuối tháng 5 năm 2013 cho đến khá lâu sau ngày luận văn bị hủy và văn bằng Thạc sĩ bị tước (tháng 3, 2014),  những người quan tâm  trong ngành giáo dục cũng như các giới trí thức và văn học nghệ thuật trong ngoài nước đã mạnh mẽ lên tiếng, phần đông là để bênh vực tác giả của luận văn “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa.” Người “kín đáo” nhất trong vụ này lại chính là nạn nhân, thạc sĩ Đỗ Thị Thoan, được biết đến nhiều hơn dưới bút danh Nhã Thuyên. Sự im lặng, hoặc ít nhất thì cũng là “kiệm lời” này của Nhã Thuyên khiến cô bị dư luận chỉ trích là quá thụ động, không thực sự quan tâm đến vị trí nạn nhân của mình và những nội hàm nghiêm trọng của sự kiện đối với các khái niệm tự do học thuật và tự do tư tưởng. Tệ hơn nữa, có người cho rằng Nhã Thuyên chỉ thích “cuộn mình trong chăn,” để kẻ khác đi ra trận mạc chiến đấu cho quyền lợi của mình.
Nhã Thuyên nghĩ sao về những cáo buộc này, và nếu có cơ hội bắt đầu lại, Nhã Thuyên sẽ hành động như thế nào?
Nhã Thuyên:Trước hết, tôi muốn đặt câu hỏi về vị trí [tính cách, chủ thể] nạn nhân của mình, như một nạn nhân nhìn [lại] chính nó, và như một con người tự soi gương cái chủ thể-nạn nhân của nó. Ở đây, tôi là [một] nạn nhân của một hệ thống cơ chế hành xử có tính chất áp bức, như anh gọi tên, chủ yếu xoay quanh câu chuyện về tự do học thuật và tự do tư tưởng. Thừa nhận vị trí nạn nhân của mình và không rên rỉ bi thương là điều tôi đã ý thức khá rõ ràng.
Hẳn nhiên, hiểu rằng mình ở tình thế của một nạn nhân nghĩa là thấy mình giằng co trong các quan hệ đối kháng về quyền lực, đặc biệt là những trận chiến ý thức hệ. Một kẻ khá hư vô về mặt xã hội và ý thức hệ như tôi hẳn sẽ khó có những hành xử khớp vừa với những trật tự có sẵn. Trong những lúc hoang mang và kiệt sức nhất, tôi phải nghĩ và tin vào điều gì khiến mình vẫn không ngừng nỗ lực để sống sót. Và tôi hiểu, mình đã ngầm lựa chọn theo đuổi và chỉ có thể nương bám vào giá trị và khả thể của việc là một con người cá nhân, yếu ớt, mạnh mẽ, dịu dàng, thường xuyên hoài nghi những chuẩn mực chung được thiết lập, tự từ bỏ tham vọng mang chứa bất cứ thông điệp nào ngoài việc là một tồn tại sống, trong những mô hình xã hội và chính trị luôn biến động. Anh có thể nói, hư vô, ích kỷ và quá thơ mộng phải không, nhất là tôi vẫn sống ở đây, Việt Nam, với tất cả những nỗi bất an và những phi lý kinh hoàng, những cơn mộng ác mở mắt ra là thấy. Nhưng lựa chọn đó, với cá nhân tôi, chưa bao giờ là dễ dàng và thậm chí thực sự thử thách và nhiều rủi ro, và hẳn nhiên, luôn là một quá trình của những thay đổi, chuyển hóa và được chuyển hóa.
Tôi quan tâm tới những câu hỏi về công bằng xã hội không tách rời ưu tư về những giá trị bình đẳng của một cá nhân riêng lẻ. Theo đó, ý hướng và lựa chọn bảo vệ, nương tựa, theo đuổi một giá trị bình đẳng và công bằng với cá nhân tôi có thể không trùng khít với những xác lập phổ biến về công bằng của người khác, hay của một số đông nào đó. Tôi không từ chối đối thoại với những người cùng hoặc khác hệ giá trị, nhưng tôi không thể chạy theo ai cả và tôi biết mình có thể đã/sẽ thường xuyên làm thất vọng vì sự cố chấp bản tính của tôi.
Trong ứng xử cá nhân của tôi, trong đời sống và các mối quan hệ, tôi thường xuyên nhận thức rằng nhiều trường hợp, mình là kẻ chịu đựng nhưng không cam chịu, không tự nạn nhân hóa bản thân, và đôi khi tôi chủ ý lựa chọn chịu đựng chỉ để thêm sự kiên nhẫn và rộng rãi cho việc hiểu. Để hiểu, lúc nào tôi cũng cần nhiều thời gian, tâm sức, công phu, nhất là hiểu những con người. Trường hợp này, “vụ án” này, tôi là một nạn nhân và tồn tại của tôi rộng rãi hơn việc quy giản về việc là một nạn nhân, vì thế, ứng xử của một mẫu hình nạn nhân phổ biến không xảy ra ở tôi, tôi nghĩ vậy.
Tôi muốn nghĩ thêm về cách ứng xử với một nạn nhân của một cộng đồng. Tôi có thể nhìn thấy hai điều khá rõ ở đây, dù chỉ là một cái sáng rõ tạm bợ để tiện bề trao đổi lúc này: Nhã Thuyên như một sự kiện và Nhã Thuyên như một con người. Ở khía cạnh là một sự kiện, hay đối tượng trung tâm của một sự kiện, tôi không tránh khỏi và không từ chối trở thành điểm tranh luận, và những bênh vực hay phê phán, những hoài nghi hay những cáo buộc về thái độ phản ứng của tôi đều có thể đặt câu hỏi. Ở khía cạnh là một con người, tôi buộc lòng phải, trước hết, tự bảo vệ mình, nhất là cái bên trong mỏng mảnh và luôn quá dễ bị lơ là trong các dạng tranh biện nơi không gian chung. Tôi muốn hiểu những lựa chọn chia sẻ và sẵn lòng bênh vực, bảo vệ tôi của nhiều người, những nỗ lực lên tiếng và hành động của giới học thuật và các nhà văn, nghệ sĩ, trí thức, những người đọc, những người bạn, những người xuất hiện với tên tuổi và những chia sẻ lặng lẽ, những lên tiếng không lên tiếng, những chất vấn, những đấu tranh… không chỉ là những lựa chọn cá nhân/tập thể với ý thức về lẽ phải và công bằng xã hội mà sâu hơn, là một sự quan hoài của cộng đồng với một con người riêng lẻ; đồng thời là một nỗ lực trao đổi, đối thoại và tranh biện, nỗ lực hình thành và vun đắp một cộng đồng phản biện và sáng tạo, tự do, chứ không phải là “đi ra trận mạc chiến đấu cho quyền lợi” của một cá nhân bất kỳ. Hành xử của tôi, từ đầu vụ việc tới giờ, ở những cấp độ phản ứng khác nhau, dù im lặng hay lên tiếng trên blog cá nhân, trả lời phỏng vấn, hay đơn giản là ráng không bỏ cuộc những công việc viết lách văn chương… là những lựa chọn mà tôi thấy đúng nhất với con người mình, hầu như không thể khác. Dù tôi biết rằng tôi hầu như toàn làm những việc nhảm nhí vô nghĩa, tôi vẫn có chút hi vọng, rằng những hành xử này, cùng với những trang viết của tôi có đôi dịp vang vọng, hồi đáp, gửi đi một lời mời đối thoại, một chia sẻ, một tranh luận, một tri nhận, với nhu cầu chung của cộng đồng phản biện và tự do đó, một cách nhất quán, nhiều mệt nhọc, đôi khi hoài nghi, tuyệt vọng, nhưng nhẫn nại, nỗ lực thấu hiểu, và không từ chối va chạm, cả khi tôi im lặng. Nhưng tôi biết rằng những gặp gỡ, đối thoại luôn là hiếm hoi, bất ưng, mong manh.
Không, không có chuyện trùm chăn ngủ hay làm một người mơ toàn diện trốn chạy đời sống, không có chuyện “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, không có chuyện tự nạn nhân hóa mình theo kiểu “trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”. Tôi chưa bao giờ hình dung mình [được] cuộn mình trong chăn và từ chối các va đập. Có thể, đó luôn là một ao ước ngầm của tôi về một đời sống vui chơi riêng tư, hư vô và thơ mộng, và có thể, biến mất! Tôi chưa đầu hàng nỗi cô đơn căng thẳng của đời sống một con người trong hành trình của nó. Mọi người nói chuyện tôi trở nên nổi tiếng như một kết thúc… hậu hĩnh. Kể cũng hậu hĩnh, phải gồm cả những tổn thương, mệt mỏi tôi mang theo hơn hai năm qua. Tôi không cho rằng có một phần thưởng nào, và tôi không chờ đợi những phần thưởng.
Anh hỏi về một cơ hội bắt đầu lại. Sẽ tốt đẹp nếu đó là một cơ hội “điều đó không xảy ra”. Không, tôi không ân hận hay tiếc nuối vì cách ứng xử của mình, và cũng không hình dung tôi có thể làm khác những gì tim óc cơ thể mình mách bảo, nhắc nhở. Và cũng đâu cần bắt đầu lại, vì anh thấy đấy, mọi chuyện chưa kết thúc, vẫn là cái đang xảy ra, đang phải đối mặt từng ngày. Còn nếu được bắt đầu lại từ cái điểm khởi đầu xa hơn nào đó, có lẽ tôi sẽ chọn một cuộc đời vui chơi hơn nữa, lang thang nhiều hơn nữa.
Phùng Nguyễn:Bị cướp mất đi cơ hội làm điều mình ưa thích (dạy văn chương), bị giật ra khỏi tay tài sản có được bởi chính công sức và trí tuệ của mình (văn bằng Thạc sĩ và luận văn) là những tai họa lớn lao cho bất cứ ai. Chấn thương tâm lý nhất định là vô cùng lớn, chưa kể đến những khó khăn khác về mặt vật chất mà nạn nhân phải đối diện.
Nhã Thuyên có thể cho biết những trải nghiệm và cung cách đối phó với tình huống xấu này trong thời gian qua? Đồng thời, những dự phóng cho tương lai?
Nhã Thuyên:Mất một công việc có trả lương, bỏ đi bằng cấp, vứt đi nhiều năm học hành tốn kém thời gian, tiền bạc, tâm sức, trở thành “kẻ mất” trong mắt nhiều người, những mối quan hệ tan vỡ, những khó khăn để “giao tiếp lại”, để mở lòng trở lại, những chán nản dễ đến… tôi thấy mình đang trở lại gần đúng cái con người mình trong mắt nhiều người thân sơ: luôn luôn vô sản và cơ hồ không bao giờ biết sống sao cho “hữu ích”.
Một chia sẻ thành thực và riêng tư, tôi thuộc vào những người không tin vào việc là- con- người- nghĩa- là- tốt- đẹp, và nhiều nhất, tôi chỉ có thể thường xuyên tự cảnh giác mình về khả năng gây hại, vì mình là một con người, và vì mình vẫn nuôi mộng đi hết đời sống một người. Một cá nhân không ngừng riết róng về bản thân nó, thì chỉ là để xóa dần đi những câu hỏi thừa và thêm vào đôi ba câu hỏi khác, biết rằng mọi câu hỏi đều quay về chính bản thân mình mà thôi, mà cái “bản thân mình” đó cũng chỉ là một dạng tồn tại, một mình trong/cùng kẻ khác và không ngừng chẳng còn là nó.
Trong suốt mấy năm qua, tôi trải nghiệm mỗi lúc một thấm thía hơn mối quan hệ dai dẳng của tôi với đời sống và các mối quan hệ văn chương ở đây, một mối quan hệ đã tan vỡ, hay mỗi lúc một tan vỡ khó cứu vãn, mà lại chưa thể dễ dàng tan vỡ, lại vẫn có tiếng thì thầm đòi kết nối lại, thử lại một lần nữa, thất bại thêm nữa. Mọi thứ vẫn đang treo lửng ở đó. Có lúc tôi đã dứt khoát rằng mọi thứ cần được kết thúc. Có lúc tôi muốn đơn giản là bỏ lại đằng sau tất cả mọi thứ và biến mất vào một nơi không ai biết để bắt đầu một đời sống khác.
Nhưng ở đây là ở đâu? Hà Nội, Việt Nam, hay nơi nào đó? Không lẽ tôi có thể dứt tình với những trang thơ đã đọc, những cuốn sách đã yêu, những người bạn mến thương lúc này? Tôi lại nghi ngờ mình.
Tôi không quá lạc quan rằng con người có quá nhiều lựa chọn sống, nhưng trong mọi tình huống, tôi tự cho mình lựa chọn được là mình, yêu thương và được yêu thương, và biết rằng có ít nhất một thế giới trong mình, ngoài mình. Có lẽ đó, điều duy nhất tôi đã làm, đang làm, điều duy nhất tôi có thể làm một cách đẹp đẽ, với tất cả những hi vọng vô vọng, những khả thể bập bềnh của nó, là việc nhìn ra và trôi dạt theo những khả thể, để biết mình còn sống sót và không ngừng nỗ lực sống sót. Một người đã bị bật gốc, và tự bật khỏi gốc, tôi nghĩ, thì chỉ có thể ôm mang cuộc sống đó, hoặc là tự chấm dứt đời sống. Thậm chí đôi khi mình chỉ bám vào một đôi lời bè bạn mà sống. Tôi chỉ còn hi vọng vào những khả thể của sự sống trong ngôn ngữ, soi mình trong những tâm hồn đẹp đẽ tôi may mắn gặp gỡ, tin vào chiều sâu của ý nghĩa, sự dẻo dai của kí ức, khả năng vượt qua và xóa bỏ các biên giới của tình yêu và tình bạn và thơ ca, sự thành thực của đời sống mình, và tôi đang ôm mang một cách thế sống như là không thuộc về đâu cả, trôi dạt, để được trôi dạt, được lang thang, để không dừng lại giữa đường, và để thấy mọi điều có thể hơn. Và rồi mọi thứ vẫn chưa kết thúc, vẫn còn đòi dai dẳng thêm nữa, đòi thêm nữa những thấu hiểu, những kết thúc khác nhau…
Tôi thường đùa bạn bè, tôi tính tương lai bằng… một giây, một phút, một giờ, nhiều nhất là tính đến ngày mai. Tôi đã hiểu điều này, mỗi sáng thức dậy, tỉnh dậy, vẫn thấy mình tỉnh dậy, cũng kì diệu làm sao!
Còn lại, tôi luôn thấy tuyệt vọng vì không biết sử dụng đúng cách cuộc đời mình. Và cũng thấy rằng chưa đủ tuyệt vọng.
Anh thấy đấy, tôi là kẻ quá chừng may mắn, còn thơ, những cuốn sách để đọc và để viết, những việc đang làm, còn bè bạn, còn ngôn ngữ, còn những chuyến lang thang, còn tình yêu, còn những gặp gỡ chưa hẹn trước, còn những khung cảnh kì diệu chưa bị con người tàn phá, còn những trò chuyện như thế này, những tâm hồn chưa gặp, những bàn tay chưa chạm, những cơ thể chưa mở ra, còn những khả thể chưa hiện hữu là khả thể,..
Bởi cả khi mình ném đi hết mọi thứ, mọi thứ vẫn không kết thúc, và vẫn còn những cái đẹp đang đợi, đâu đó.
Phùng Nguyễn:Mới đây, Chu Giang Nguyễn Văn Lưu lại “thừa thắng xông lên” với một bài “đấu tố” mới, lần này nhắm vào Giáo sư Tiến sĩ kiêm Nhà giáo Ưu tú Trần Đình Sử và tiến sĩ văn học Trần Ngọc Hiếu, người mà Nhã Thuyên có đề cập trong phần “Lời cảm ơn” của luận văn nổi tiếng của mình “vì sự sâu sắc đa dạng trong các bài viết về thơ ca và lý thuyết chứa đựng nhiều tiềm năng kích thích và gợi mở quí báu…”
Nhã Thuyên có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình về quan hệ giữa văn học và quyền lực, hay bất cứ gì cần nói về sự kiện “Luận văn Nhã Thuyên” hoặc/và các biến cố văn học tương tự?
Nhã Thuyên:Nhân Văn Giai Phẩm, Mở Miệng, luận văn Nhã Thuyên, luận án Trần Ngọc Hiếu,… trong vô vàn những sự kiện phi lý kinh khủng nữa có thể xảy ra và có thể bị chìm lấp bất cứ lúc nào, đôi khi nhiều nhất chỉ đủ làm gia vị cho một vài cuộc nhậu hay thêm vài nhân vật cho một vài vở kịch bi hài lộn xộn. Ai cũng chờ đợi, ở khía cạnh tích cực nhất mà tôi có thể hình dung, là những điểm chìm nổi này có thể trở thành những điểm tranh luận, để trao đổi và để thay đổi. Nhưng lịch sử vẫn không ngừng nói hẹn gặp lại! Và chúng ta, những con người làm nên/gây ra những dạng thức lịch sử ấy vẫn đang phải tiếp tục để tìm cách nói chuyện với nhau, và để bớt dần đi những biến cố lặp thừa khó tránh khỏi ấy.
Sự khủng hoảng của một xã hội trên nhiều phương diện, nhất là đời sống tinh thần và tư tưởng của nó, đặt ra những câu hỏi thiết yếu cho mỗi cá nhân, nhất là những cá nhân lẻ loi, yếu ớt, ngoài lề, những kẻ lạ lưu vong, bật rễ, không quyền lực và kháng cự lại ham muốn sở hữu quyền lực. Tôi đã nói với anh rằng tôi bi quan và tuyệt vọng quá thường xuyên, mà biết rằng sự bi quan và tuyệt vọng đó vẫn là chưa đủ để kết thúc quá sớm. Cũng bởi tôi biết tôi quá chừng may mắn, bởi những cái đẹp và những gặp gỡ đẹp đẽ kì diệu trong đời làm tôi đủ mạnh mẽ và dịu dàng đi tiếp thêm một đoạn đường nữa.
Tôi vẫn đang đi giữa niềm vô vọng và đôi thoáng hi vọng, thành thực và mở rộng, và không ngừng thử thách độ dẻo dai của mình, tin vào việc mình làm, vào những người bạn cùng chia sẻ, phập phồng sống với đôi ba gặp gỡ và kết nối hiếm hoi của những cá nhân trôi dạt, và cũng hình dung mơ hồ về một cộng đồng của mình.
Tôi không biết nỗi cô đơn tự do và thành thực đó, và nỗi khao khát cộng đồng đó có thể xui khiến tôi có những may mắn gặp gỡ nào nữa. Tôi nghĩ mình đang lựa trọn trôi dạt và trôi dạt trong một dòng chảy sự sống có vận động của nó, có những cá nhân đang gắng gỏi và quyết liệt trong những lựa chọn của mình.
Và trôi dạt đến lúc nào thì cứ trôi dạt thôi. Vừa trôi vừa chờ đợi, mà cũng nhắc mình thôi không trông đợi nữa.

Phùng Nguyễn thực hiện (Tháng 8, 2015)

Phần nhận xét hiển thị trên trang