Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Oánh nhau mồm thì đây là vũ khí lợi hại!

Chân dung nữ MC truyền hình Triều Tiên có ‘giọng đọc như đại bác’




(VTC News) - Ri Chun Hee, người từng khóc trên truyền hình Triều Tiên khi đọc cáo phó ông Kim Jong-il qua đời được xem là nữ MC nổi tiếng nhất của Triều Tiên.

Năm 2010, Triều Tiên và Hàn Quốc có xảy ra một cuộc đấu pháo qua biên giới vào tháng 10. Khi đó, truyền hình Triều Tiên có đăng tải đoạn video nói hải phận của mình bị Hàn Quốc xâm phạm dưới giọng đọc 'rung chuyển thế giới' của nữ MC Ri Chun Hee.
Nữ MC nổi tiếng của Triều Tiên Ri Chun Hee
Nữ MC nổi tiếng của Triều Tiên Ri Chun Hee 
'Giọng đọc như đại bác'



Thời điểm đó, các thành viên trên trang mạng Tiexue của Trung Quốc còn cho rằng: "Giọng đọc của bà Ri còn mạnh hơn những loạt pháo".

Nhiều người còn đùa rằng, với giọng nói như vậy, Ri Chun Hee có thể giúp Triều Tiên đe dọa được những đối thủ của mình.

Theo trang tin Sohu, Trung Quốc, nữ MC 'quyền lực' nhất Triều Tiên Ri Chun Hee 66 tuổi được thế giới biết đến là cỗ máy tuyên truyền đặc biệt của Triều Tiên khi sở hữu chất giọng đanh thép đầy khí thế khiến kẻ thù run sợ.
Bà Ri Chun Hee chuẩn bị ở trường quay
Bà Ri Chun Hee chuẩn bị ở trường quay 
Bà Ri được cựu lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-il lựa chọn làm người chuyên đọc các bản tin quan trọng bởi chất giọng và phong thái đặc biệt khi lên hình.

Có lẽ vì thế mà bà Ri luôn xuất hiện trong loạt sự kiện quan trọng ở Triều Tiên. Lần đầu tiên bà Ri khiến truyền thông phương Tây chú ý là hôm 9/10/2006 khi truyền hình Triều Tiên đưa tin vụ thử hạt nhân nước này diễn ra thành công.

Bốn năm sau, trong vụ pháo kích giữa hai miền Triều Tiên hôm 23/11/2010 khiến thế giới lo ngại cuộc chiến Triều Tiên sẽ lại nổ ra, bà Ri có câu nói nổi tiếng trên sóng truyền hình: “Nếu Hàn Quốc dám xâm phạm lãnh hải Triều Tiên dù chỉ 0.001mm, quân đội Triều Tiên sẽ đáp trả quân sự không thương tiếc”.

Theo báo chí Triều Tiên, bà Ri có chất giọng mạnh mẽ, khẩu khí hùng hồn khi đọc các  tuyên bố hay phát ngôn của giới lãnh đạo Triều Tiên, giọng nói của bà được mô tả như có 'ma lực' khiến kẻ thù phải run sợ.



Vẫn là Ri Chun Hee, song khi nhắc đến các lãnh tụ Triều Tiên như Kim Jong-il, giọng bà lại chuyển sang nhẹ nhàng, trầm ấm và không giấu nét tự hào.

Báo chí Trung Quốc dẫn lời một số chuyên gia nghiên cứu Triều Tiên cho rằng bà Ri giống như một cỗ máy tuyên truyền đặc biệt của chính phủ Triều Tiên.

Bà Ri cũng từng gây xôn xao cư dân mạng khi lớn tiếng mắng Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak trong một lần lên sóng.

Ngày 19/12/2011 là lần cuối cùng bà Ri lên hình thông báo với thế giới nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-il qua đời.

Trước sự kiện được cả thế giới quan tâm, bà Ri được chọn là người thay mặt Triều Tiên thông báo tin tức về nhà lãnh đạo Kim Jong-il, cho dù 50 ngày trước đó bà không hề lên sóng truyền hình.

Cuộc đời
Ri Chun Hee sinh ngày 8/7/1943 ở thị trấn Tongcheon-gun, Hancha, Triều Tiên. Bà tốt nghiệp khoa diễn viên của đại học điện ảnh kịch nói Bình Nhưỡng.







Bà Ri Chun Hee và cháu gái
Bà bắt đầu sự nghiệp MC ở đài truyền hình trung ương Triều Tiên vào tháng 2/1971. Không chỉ là người được chọn đọc các bản tin quan trọng và tuyên bố của giới lãnh đạo Triều Tiên, bà Ri còn là MC chính trong chương trình thời sự lúc 8h tối hàng ngày ở Triều Tiên.

Ngoài việc được chính phủ Triều Tiên trao tặng danh hiệu "nữ MC nhân dân Triều Tiên" và "Anh hùng lao động Triều Tiên", bà còn được hưởng các chế độ đãi ngộ đặc biệt của quốc gia này.

Bà Ri từng tiết lộ bà sống trong một khu rất đẹp ở Bình Nhưỡng cùng chồng, hai con, con dâu và một cháu gái. Biệt thự và xe hơi cao cấp của bà đều do chính phủ Triều Tiên tặng.

Hơn nữa, để đảm bảo an toàn cho nữ MC họ Ri, chính phủ Triều Tiên còn sắp xếp một tài xế chuyên phụ trách việc đưa đón bà Ri đi làm.

Báo giới Triều Tiên nói nữ MC quyền lực họ Ri còn được hưởng chế độ làm đẹp đặc biệt trong một Viện thẩm mỹ lớn ở Bình Nhưỡng.

Khi lên hình phát sóng, bà Ri thường diện trang phục truyền thống Triều Tiên với kiểu tóc ngắn. Hầu hết những trang phục của bà đều là sản phẩm cao cấp của công ty thiết kế thời trang Bình Nhưỡng.

http://vtc.vn/chan-dung-nu-mc-truyen-hinh-trieu-tien-co-giong-doc-nhu-dai-bac.311.568498.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khổ thân đồng chí Giang, già rồi còn lâm nạn!

Trên các trang mạng xã hội tiếng Trung xuất hiện hình ảnh Giang Trạch Dân đang bị áp tải hai bên, khả năng đã bị Tập Cận Bình bắt giữ.
giang-trach-dan

Hiện chưa có trang tin tức nào bình luận về vụ việc này.
Giang Trạch Dân được cho là đã âm mưu ám sát Tập Cận Bình , nhưng sự việc bị bại lộ nên đã cho nổ nhà kho thuốc súng khu Tân Hải , Thiên Tân nhằm xóa chứng cớ.
Sau sự việc này các nguồn tin cho biết Tập Cận Bình đã mất ngủ hai đêm, và ra lệnh quản thúc Giang Trạch Dân và 2 con trai.
Thế nhưng ngay sau đó xảy ra một vụ nổ lớn khác tại một nhà máy hóa chất ở Sơn Đông.
Hiện trường vụ nổ ở Sơn Đông. Ảnh: Weibo.com

Hiện trường vụ nổ ở Sơn Đông. Ảnh: Weibo.com

Các vụ bạo động diễn ra liên tiếp, khiến Tập Cận Bình có thể đã có động thái ra tay mạnh hơn, và trên các trang mạng xã hội tiếng Trung xuất hiện bức ảnh trên
Tin Đa Chiều sẽ tiếp tục đưa tin khi có diễn biến tiếp theo xảy ra
Ánh Sáng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái lưỡi vừa tốt vừa xấu

Một hôm, người chủ bảo người giúp việc: "Ra bắt con lợn đi làm thịt, chọn cái gì ngon nhất thì đem lên đây". 

Người giúp việc bắt lợn đi làm thịt. Anh ta chọn cái lưỡi của lợn dâng lên cho ông chủ.

Mấy hôm sau, người chủ lại bảo người giúp việc bắt con lợn khác đem làm thịt. Lần nầy ông cũng dặn: "Ngươi xem trong con lợn có cái gì dở nhất thì đem lên đây cho ta". 

Người giúp việc làm thịt lợn xong, mang cái lưỡi của lợn dâng lên ông chủ.

Ông chủ bảo: "Mày láo, sao lần này cũng đem cái lưỡi lên cho ta như lần trước?"

Người giúp việc thưa: "Thưa ông, cũng một cái lưỡi khi tử tế thì không gì tốt bằng, nhưng khi độc ác thì cũng không có gì xấu bằng".

Ngày ấy chúng tôi học những câu chuyện ngắn, đơn giản, dễ hiểu, đã nửa thế kỷ nay vẫn còn nhớ. Nhưng nay, trẻ học Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, v.v... Nhưng trẻ không hiểu tổ quốc là cái gì, đồng bào là chi? Nhiều khi hỏi cô thầy giáo 2 khái niệm này họ cũng không giải nghĩa được.

Có phải vì giáo dục của ngày nay quá cao xa hơn xưa không? Không, chắc chắn là không, vì giáo dục là đem đến cho trẻ những cách tư duy khách quan, độc lập và biện chứng, và phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả từ những sự vật và hiện tượng khách quan, đơn giản, chứ không phức tạp và cao xa.

Không ai được chọn cửa để sinh ra, nhưng ai cũng có thể chọn được cách mình chết. Cũng vậy, một quốc gia nghèo hèn không phải vì giang sơn xã tắc và người dân nghèo hèn, mà do lãnh đạo kém cỏi, thấp hèn vậy.
H.Hải

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 20/8 đã có bài bình luận với giọng điệu đầy giận dữ, khi cho biết công cuộc cải cách toàn diện do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng đang vấp phải sự kháng cự “không thể tưởng tượng”.

Dân trí 

china-xi-jinping-march-2013-8842f
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: AFP)
Theo tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng tại Hồng Kông, bài viết khẳng định công cuộc cải cách tại Trung Quốc đang ở giai đoạn quyết định, và vấp phải những khó khăn khổng lồ, do ảnh hưởng tới lợi ích của nhiều nhóm khác nhau.
“Cuộc cải cách sâu rộng đã đụng chạm tới các vấn đề cơ bản đó là điều chỉnh lại huyết mạch của nền kinh tế khổng lồ này, với mục tiêu khiến nó trở nên lành mạnh hơn”, bài báo viết. “Mức độ phản kháng đang vượt xa những tưởng tượng trước đây”.
Bài bình luận được đề tên “Gouping”, một bút danh thường được truyền thông nhà nước Trung Quốc sử dụng khi bình luận vê những vấn đề lớn của đảng và Nhà nước. Bài viết được đăng tải trên website của truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và tờ Guangming Daily.
Theo các nhà quan sát, bài bình luận cho thấy cải cách đã không thể đạt được kết quả mong muốn, và vấp phải phản ứng từ nhiều phe phái.
Xu Yaotong, giáo sư khoa học chính trị của Học viện quản trị Trung Quốc cho biết, bài viết được đăng tải giữa lúc có những lo ngại rằng chiến dịch chống tham nhũng đang yếu dần, trong khi những cải tổ khác bị phản đối.
Nhiều quan chức cấp cao trong quân đội và chính quyền Trung Quốc đã bị “đả” trong các cuộc điều tra tham nhũng thời gian qua.
“Giọng điệu của bài bình luận đầy giận dữ”, ông Xu nói. “Căn cứ trên thông điệp trong bài viết của Guoping, tôi có cảm giác các lãnh đạo trung ương bắt đầu lo lắng”.
Ông cho rằng những “phản kháng” có thể từ một trong các nhóm quyền lực: các lãnh đạo về hưu muốn duy trì ảnh hưởng, các quan chức bị thu hẹp quyền lực và những viên chức cảm thấy không hài lòng với các quy định khắt khe.
Bài viết xuất hiện sau một loạt bài bình luận trên tờ Nhân dân nhật báo hồi tháng này, chỉ trích các quan chức về hưu tìm cách tiếp tục duy trì ảnh hưởng trong hậu trường. Ngoài ra, bài bình luận cũng xuất hiện đúng thời điểm “mật nghị” tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc vừa kết thúc.
Nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh Zhang Lifan cho rằng bài viết báo hiệu “mọi chuyện đang không êm đẹp”.
“Rõ ràng rằng họ đã không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào trong các hoạt động chính trị tại Bắc Đới Hà. Các nhóm khác nhau đang theo đuổi những hướng đi khác nhau. Đây chính là thử thách với khả năng triển khai nhiệm vụ của các lãnh đạo”.
Ông Zhang cho rằng mục tiêu của việc để thị trường giữ vai trò quyết định trong “phân bổ nguồn lực” là một trong những kỳ vọng còn xa vời.
“Cải cách phải vừa tính tới chính trị vừa tính tới yếu tố kinh tế. Nếu hệ thống chính trị không thay đổi, những lực cản trong bộ máy chính quyền sẽ chỉ khiến cải cách rơi vào cái vòng luẩn quẩn”, nhà bình luận này nhận định.
Giáo sư khoa học chính trị Zhang Ming tại đại học Renmin cho rằng nỗ lực thúc đẩy cải cách đã không chỉ thất bại trong việc đem lại kết quả, mà còn phản tác dụng.
“Sự phản kháng không chỉ với cuộc cải cách mà còn có những trở lực khác”, ông Zhang nói.
Thanh Tùng
Theo SCMP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc lại chấn động với vụ nổ kho hóa chất mới ở Sơn Đông


Hiện trường vụ nổ ở Sơn Đông.

Một vụ nổ lớn vừa xảy ra tại nhà khoa hóa chất ở tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc tối ngày 22/8, chỉ hơn một tuần sau vụ nổ kinh hoàng ở Thiên Tân khiến ít nhất 121 người thiệt mạng.
Theo Nhân dân Nhật báo, hiện trường vụ nổ chỉ cách khu dân cư khoảng 1km.
Lính cứu hỏa hiện đang được điều động đến hiện trường vụ nổ, tại quận Zibo.
Hình ảnh được các phương tiện truyền thông Trung Quốc đăng tải cho thấy quầng lửa lớn bốc lên từ hiện trường mà đứng cách rất xa vẫn có thể nhìn rõ, sáng rực cả một góc trời.
Hiện chưa có thông tin nào về thương vong cũng như thiệt hại của vụ nổ này.
Vụ nổ ở Sơn Đông diễn ra vào thời điểm người dân Trung Quốc vẫn còn chưa hết bàng hoàng với vụ nổ kho hóa chất ở thành phố cảng Thiên Tân hôm 12/8.
Đến chiều 22/8, cơ quan chức năng cho biết số người thiệt mạng ở Thiên Tân đã lên tới con số 121, trong đó có 67 lính cứu hỏa. Hiện vẫn còn 37 lính cứu hỏa khác nằm trong số 54 người vẫn đang mất tích.​​
Trong khi đó, mối lo về nguy cơ xảy ra thảm họa môi trường vẫn đang tăng lên, bất chấp những lời trấn an của chính quyền.
Theo AFP, các chuyên gia kỹ thuật ghi nhận hàm lượng xyanua đang cao gấp 356 lần mức an toàn trong khu vực sơ tán với bán kính 3km quanh hiện trường vụ nổ, mặc dù không có dấu hiệu nhiễm độc bất thường nào bên ngoài khu vực trên./.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đây, chủ nhân chế ra món này cho nhân loại:



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Truyền thông và cái ác

Tác giả: Hoàng Linh

.

Hoàng Linh

Hoàng Linh- nhà báo

Một tháng sau khi hung thủ vụ thảm sát ở Bình Phước kết thúc, nhiều nhà báo đeo bám khi cảnh sát thực nghiệm hiện trường đã được “chào đón” bằng màn vung gậy xua đuổi của một người dân, người vốn là bà con của các nạn nhân. Vì sao?
Nếu bạn đã đọc về vụ án này khi nó xảy ra chắc sẽ nhớ, không ít phương tiện đưa tin quá chi tiết, đậm đặc… khiến người đọc có thể thuộc lòng các tình tiết ghê rợn nhất.
Do hoàn cảnh đặc biệt, tôi có dịp tiếp cận với hàng nghìn người phạm tội ở ngoài đời và nơi cải tạo, kể cả những ông trùm và các tên giang hồ “cắc ké kỳ nhông”. Tôi nhận ra mối quan hệ đặc biệt giữa họ với các bài viết về vụ án.
Ông Trương Văn Cam (Năm Cam) khi gặp tôi trong các phiên dẫn giải, xử án đều hỏi: “Báo chí viết về tôi tốt không”? Do từng tiếp xúc với Năm Cam nên tôi hiểu, “tốt” ở đây là ông ta có được mô tả “oai phong” hay không (cho dù mô tả đó có chủ đích lên án).
Hồi ở trại giam, tôi quen Phương, một cậu bé con nhà giàu, bị bắt vì cướp giật, mới phạm tội lần đầu. Có lần cậu thích thú khoe tôi mẩu báo được giấu kỹ nói về “chiến tích” của Phương. Bài viết miêu tả Phương như một tên tội phạm chuyên nghiệp, lấy chuyện cướp giật làm lẽ sống, vung tiền cướp được vào các cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng. Bài báo quá cường điệu nhưng Phương lại thích thú và xem nó như một thứ gia bảo. Cậu kể, khi ra tù sẽ làm những phi vụ lớn hơn.
Là một người viết, từng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, tôi nhận ra tội phạm luôn đọc kỹ những bài báo nói về hành vi của mình và của người khác để “tự sướng” hoặc bắt chước khi có điều kiện.
Một anh xe ôm ở xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP HCM đã nhiều lần chở nghi can thủ ác hại chết 6 người ở Bình Phước kể lại cho tôi, hắn rất thích đọc vụ án, “nghiên cứu từng chi tiết một. Bài nào càng mô tả chi tiết, rùng rợn, hắn càng thích”.
Hầu hết những người từng phạm tội mà tôi tiếp xúc đều cho rằng, những hành vi tội ác là “bản lĩnh” thay vì là “ghê sợ” như chúng ta vẫn nghĩ. Các đại bàng trong trại giam cũng đa phần được xếp hạng dựa trên mức độ ghê sợ của hành vi. 
Theo các nhà nghiên cứu về tội phạm học, tội ác – với sự hấp dẫn ma quái của nó – sẽ bám rễ vào tâm hồn con người khi nó được tiếp xúc nhiều lần cho dù là dưới dạng phim ảnh, văn chương hay các phương tiện truyền thông.
Khi tôi bày tỏ sự lo lắng trên trang cá nhân về việc cái ác có thể lây lan qua đường truyền thông, một vị thứ trưởng đã điện thoại cho tôi nói đại ý, người viết cũng như bác sĩ, thầy cô giáo… và các ngành nghề khác, nên có sự tiết chế và đạo đức nghề nghiệp, nhất là ở những khi mà pháp luật chưa có nội dung điều chỉnh.
Cuộc đời đã dạy tôi, biết chùng tay mỗi khi cầm bút viết về cái ác.
————

Phần nhận xét hiển thị trên trang