Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Gặp "Động vật quý hiếm" trong lang văn XHCN


Thứ bảy - 18/07/2015 11:30


Đỗ Hoàng

 
“Động vật quý hiếm” trong làng văn  XHCN Việt Nam là cách nói vui của anh em nhà văn trong Hội Nhà văn Việt Nam gọi các nhà văn không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vì tỷ lệ nhà văn không Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hội Nhà văn Việt Nam rất thấp. Trước đây không quá 5%. Năm 2000 trong 900 nhà văn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam độ 40 nhà văn không Đảng viên. Nay trong không khí dân chủ tỷ lệ ấy có tăng lên nhưng cũng không nhiều. Và nhà văn không Đảng viên vẫn được gọi là “động vật quý hiếm”(!)
           Nhà thơ, nhạc sỹ lừng danh “Làng quan họ quê tôi”, “Úp mặt sông quê” Nguyễn Trọng Tạo được tôi gặp đầu tiên ngoài hành lang hội trường khách sạn La Thành. Anh là đồng đội cũ của tôi. Tôi coi anh như thủ trưởng. Nguyễn Trọng Tạo chọn in bài thơ “Hoa phong lan” của tôi trong Thơ tuyển Quân khu 4 năm 1964  - 1975, lo biên tập và in tập thơ đầu tay “ Khi em xa Huế”, Huế 1988, cùng Phạm Tiến Duật tác động mạnh mẽ để tôi vào Hội Nhà văn  Việt Nam năm  1997 (nhưng mãi đế năm 2001) tôi mới được kết nạp vì tập thơ “Tâm sự người lính”)
 Anh Tạo thường nói: “Có kẻ muốn thương không thương được”, “có người muốn ghét không ghét được” . Đỗ Hoàng là không ghét được!
 Hôm nay anh nói: “Đỗ Hoàng là nhà phê bình hậu hiện đại nhưng ai tao chơi là mày phê hết.
 Tôi nói: “Anh lăng xê những đứa không biết làm văn chương. Lần này em sẽ phê tiếp thằng Nguyễn Bình Phương”
Anh Tạo cười: “ – Nó là thằng em tao”  !
-          Em phê nó là không biết viết văn làm thơ, chứ không phải phê em anh – Tôi nói.
-          Nó vừa vào Chấp hành tha cho nó! – Anh Tạo bảo
 
*
 Tôi và Bảo Ninh cùng khôi các nhà văn thuộc cơ quan Trung ương Hội nên cùng ngồi một dãy với nhau sau Hội trường. Thôi thì “ ai bầu ai bán mặc ai, chúng mình vẫn cứ lai rai chuyện trò.”Mấy văn khuyển bất tài bất tướng cầm micơro sửa ăng ẳng trên sân khấu như những con chó điên.
  Nhà văn Phạm Ngọc Tiến trên hội trường đi ngang chỗ chúng tôi ngồi để ra hành lang, mặt đỏ bừng như mặt Quan công uống rượu, chưởi tục: “ Như .ồn! .ồn! .ồn!
  Các nhà văn cười ngặt nghẽo! Nhà văn nữ Lê Minh Khuê bưng mặt bững mũi. Bảo Ninh cười sặc sụa:
- Nó xúc phạm .ồn đấy!

 Tôi và Bảo Ninh khóa 3 trường Viết văn Nguyễn Du. Khi Bảo Nính in tiểu thuyết “ Nỗi buồn chiến tranh” đề quê là Hà Nội, tôi tưởng gã người Hà Nội thật. Hóa ra Bảo Ninh quê xịn Quảng Bình. Bảo Ninh lấy tên xã của minh đặt làm bút hiệu. Năm 1990, Liên Xô , Đông Âu sụp đỏ cái rầm, ai cũng tưởng Chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới tiêu vong. Hội Nhà văn Việt Nam thức thời tặng ngày tiểu thuyết “Thân phận tình yêu”  làm giải thưởng hàng năm (Nhà xuất bản đổi tên Nỗi buồn chiến tranh cho nhẹ đi). Nhờ thế Bảo Ninh tên tuổi nổi như cồn. Cũng là cái may mắn hi hữu! Sau này tất cả vũ như cẩn, không ai có cái may mắn đó!
 Bảo Ninh xuất thân là gia đình đại trí thức Cách mạng. Bố là giáo sư ngôn ngữ học, đi kháng chiến chống Pháp. Không hiểu sao gã không vào Đảng Cộng sản Việt Nam? Hai ông phản chiến tiêu biểu trong cuộc chiến nồi da xáo thịt trên đất Việt chúng ta là Bảo Ninh và Trịnh Công Sơn đều được thế giới vinh danh. Nhà nước cũng bực nhưng cũng thơm lấy! Trịnh Công Sơn ở nhóm bại nhưng cũng vinh vang trong phe thắng
“ Sung sướng một thời trong nhóm bại
Vinh vang muôn thuở giữa phe hơn”
Bảo Ninh thì “vinh vang muôn thuở ở phe hơn!”
Tự hào thay dân Quảng Bình quê tôi!


*


  Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ngồi gần đầu hội trường. Tôi biết anh từ những năm ở Huế, khi anh có tiểu thuyết “Miền hoang tưởng” ký tên  là Đào Phương in ở NXB Thuận Hóa bị đánh lên bờ xuống ruộng. Đánh mạnh nhất là Phan Tứ. Phan Tứ chơi mấy bài trên báo Nhân Dân. Từ đó anh không dám viết hiện thực đương đại nữa, anh quay viết lịch sử, nổi tiếng với Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa…Viết thế tha hồ chưởi vua chúa,  trùm phe, ác bá, chẳng ai bắt bẻ, lại có tiền, có tiếng.
 Tôi nhớ lầm đi trại viết Đại Lãi, tôi và Vương Trọng cải nhau, anh và tôi đi bên hồ, anh bảo: “Nhà văn trong Hội mình nhiều người bảo hoàng lắm, Hoàng nên cẩn thận khi giao tiếp, nói năng”
 Lần ấy bàn về thơ chống Mỹ. Vương Trọng cho Phạm Tiến Duật là ngọn cờ hàng đầu trong thời ấy. Anh Trọng nói thế là tôn trọng bạn và biết thân phận của mình.
  Tôi thì nói ý khác, tôi nói:
-          Thơ chống Mỹ  là thơ cổ động viên một chiều!
 Vương Trọng mặt đỏ phừng phừng lên chưởi tôi:
-          Mi đi trại ăn uổng cơm Hội Nhà văn, mi là kênh khác, kênh hải ngoại
Chắc Vương Trọng cú tôi  vì anh không biết chữ Hán lại dịch thơ chữ Hán mà dịch sai lung tung, bị tôi phê!
Đời nào “ Trượng phu thiên lý chí mã cách” mà lại dịch” Lấy da ngựạ bọc chí trai”, “ Cửu trùng án kiếm khởi đượng tịch” dịch “Vua chống kiếm đứng lên ngay”
 Nó quá buồi cười quá!
Viết tránh đi mà nổi tiếng còn có nhà văn Nguyễn Văn Thọ (Thọ Muối) lưu lạc bên Đức với tiểu thuyết Quyên!. Thọ cứ cho Quyên tha hồ làm tình, cởi quần cởi xi líp thoái mái bên Tây, đừng cởi bên ta là được. Đau đớn hơn cả cô Kiều. Thế là trúng số. Nhà nước cho giải, doanh nghiệp đưa tiểu thuyết lên phim. Vừa có tiền, vừa có tiếng!
 

*

 Nhà văn Nguyễn Hiếu viết khối lương tác phẩm thật đáng nể. Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long anh được in một mét cao sách. Hôi trước thiên niên kỷ 2000, tôi làm biên tập sách văn nghệ NXB giao thông vận tải có biên tập cho anh cuốn tiểu thuyết “Biển toàn là nước”. Anh viết về đội tàu viễn dương của ta. Các thủy thủ biết làm ăn, biết chơi bời, gái gú. Tông viết lúc ấy của anh cũng khá  bạo!
 Anh hay cười nói trong nuối tiếc: “ Mình đối tượng Đảng 30 năm mà vẫn không được kết nạp. Mỗi lần chuẩn bị kết nạp là mỗi lần gặp sự cố!
Tôi đùa: “Số mệnh nhà văn là phải thế!

*

Nhà văn Ông Văn Tùng vẫn còn khỏe, anh chắc ngoại 80 rồi.
  Trong bửa tiệc đứng tổng kết. anh nói::
-          Minh với cậu có thời thân thiết nên nối lại.
-          Đúng vậy, kết thân mới khó anh ạ! – Tôi nhất trí.
Nhà văn Ông Văn Tùng viết độ 10 cuốn tiếu thuyết 3 tập truyện ngắn. Trong đó có những cuốn rất được như “Những linh hồn bị hành quyết”, “ Pháp trường trắng”” Những kẻ lắm tiền”, “Khát vọng đau đớn”…
 Và sách dịch tiếng Trung của anh thì kể không hết. Có quyển tôi và anh dịch chung như “Những điều chưa biết về Từ Hy Thái hậu”, “Vào hang bắt cọp, “ Không tử thuyết”…
  Anh bỏ ngành giáo dục về làm anh bán sách rong là vì một tiết dạy thơ Tố Hữu “Bài ca xuân 61” mà tôi có viết trong một tiểu luận.
 Thuở ấy anh từ trong Khu 4 lăn lộn về được đến huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ) dạy văn cấp 3. Hôm đó thao giảng  tiết học “ Bài ca xuân 61” của Tố Hữu. Anh giảng đến khổ:
“Rất chân thật trái tim anh đó
Chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, phần để em yêu…”
 Thì anh nổi lên cười sằng sặc như một kẻ khùng:
“Trần Bình phân nhục thâm công/ Trần Bình phân nhục thậm công” (Tướng Trần Bình ,  bên Trung Quốc, chia thịt cho quân linh vạn người nhưng rất công bình, chính xác.)
 Vì tưởng Trần Bình xuất thân là một anh bán thịt lợn.
Ai đời thuở nào trái tim mà đem chia! Nịnh thối Đảng!
  Và anh bỏ trường , bỏ tiết dạy về ở bãi rác Đê La Thành. Mài hơn 20 năm sau anh dẫn tôi lên Hoài Đức xin lại thời gian công tác dạy học để làm sổ hưu!

*

 Sắp về nhà, tôi ra đường Lê Hồng Phong thì gặp ngay Thạch Quỳ. Anh Quỳ người gầy như que sậy. Chỉ thấy nụ cười:
  - Tao đọc mạng nét mày thấy thú vị
   Hồi làm Trưởng Ban thơ Tạp chí Nhà văn tôi có giới thiệu thơ anh Quỳ mấy lần trên Tạp chí. Anh là một cái tôi rắn như đá. Thạch Quỳ có cá tính, có bản lĩnh.
     Tôi gặp anh lần đầu ngay tại Huế lúc tôi sắp bỏ Huế vào cày cuốc trong Nam Bộ. Tôi nhớ mẹ tôi cho tôi hơn chỉ vàng phòng thân. Tôi bán và có tí tiền đãi Thạch Quỳ, Triều Nguyên và một vài anh em khác.
 Thơ Thạch Quỳ có nhiều cái chung khá nhưng có những cái riêng rất đặc sắc. Thời cón sống, Xuân Quỳnh rất quý mến Thạch Quỳ
“Năm 60 tôi vào Đại học
Thương anh không bằng cấp giữa đời
Năm 80 anh xây lầu gác
Nhìn cuộc đời anh lại cười tôi”
  Nó đau lắm, đau cho một thời và nhiều thời khi họ toàn dùng kẻ lưu manh, láu cá vặt, cả ngu si, dốt nát và ác độc….Anh trí thức tinh hoa, chân chính bị loại ra ngoài rìa,  phải sống nghèo hèn!
Đúng là
“Ăn trộm, ăn cướp thành Phật , thành tiên
Đi chùa, đi chiền bán thân bất toại

*
(còn nữa)

Hà Nội 16 – 7 -2015

Đ - H
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bill Gates ra mắt công trình có thể thay đổi cuộc sống hàng tỷ người

MAI NGUYỄN (VIETNAM+) 

Bill Gates đã chính thức giới thiệu chiếc máy xử lý nước có tên Janicki Omni Processor do ông tài trợ kinh phí. (Nguồn: News.com)


Đầu năm nay, tỷ phú Bill Gated đã khuấy động trang nhất các tờ báo với ý tưởng về một chiếc máy có khả năng lọc nước thải thành nước sạch chỉ trong 5 phút. Tới nay, ý tưởng đó đã trở thành hiện thực.


Bill Gates đã chính th​ức giới thiệu chiếc máy xử lý nước có tên Janicki Omni Processor do ông tài trợ kinh phí, có khả năng biến nước thải trong cống ngầm thành điện năng, đất và nước uống được. 



Được công ty năng lượng sinh học Janicki phát triển, chiếc máy này có khả năng xử lý 14 tấn nước thải thành điện và nước uống được mỗi ngày. 



Hiện chiếc máy đang được thử nghiệm thực tế. Nếu thành công, đây sẽ là giải pháp giúp đỡ cho 2 tỷ người trên Trái Đất đang sống trong cảnh mất vệ sinh.
  
Lần thử nghiệm đầu tiên sẽ diễn ra ở Dakar, Senegal, nơi 1,2 triệu cư dân không được tiếp cận với đường ống dẫn thải mà thay vào đó là chôn lấp chất thải trong những hố đào lớn. Đây là môi trường lý tưởng để phát sinh các bệnh liên quan đến vệ sinh như dịch tả và sốt thương hàn. 



Việc điều các xe tải đến chở chất thải đến nơi xử lý là một giải pháp tốt hơn, tuy nhiên trước khi Ommnu Processor xuất hiện, Dakar không có biện pháp công nghệ nào để xử lý các mầm bệnh trong nước thải được chuyển đến các nhà máy xử lý.



Hiện thành phố Dakar đang tiến hành thay thế các nhà máy này bằng máy Omni Processor với khả năng xử lý 1/3 lượng nước thải của thành phố và biến chúng thành những sản phẩm hữu ích. Phiên bản kế tiếp của chiếc máy thậm chí còn có thể xử lý cả rác bên cạnh nước thải.


Nhấp chuột để xem ảnh động.

Theo quỹ Gates, hy vọng đặt ra là Omni Processor sẽ làm giảm chi phí thuê xe tải vận chuyển nước thải và giảm tình trạng người dân phải tự xử lý chất thải một mình. Hãng Janicki đã chuyển máy Omni Processor đến Dakar hồi mùa xuân này để thí điểm. Trên blog của mình, Bill Gates có viết rằng chiếc máy “hoạt động tốt như kỳ vọng,” tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần cải thiện.


“Chiếc máy cần được thử nghiệm, và không giống như một chương trình máy tính, các máy xử lý vệ sinh không thể được kiểm nghiệm tại bàn giấy. Thực tế có rất nhiều vấn đề. Ví dụ, bạn phải tìm đúng người có thể vận hành máy. Bạn phải làm việc với chính quyền địa phương và chính phủ, cũng như xem xét phản ứng của dư luận.”



Tính đến thời điểm này, chính quyền thành phố Dakar đều tỏ ra đồng tình với việc sử dụng Omni Processor. Kế tiếp, hãng Janicki cần tìm cách làm cho chiếc máy trở nên hoàn thiện hơn nữa, bao gồm việc thu nhỏ kích thước và giảm giá thành. 



Mẫu máy đầu tiên có giá 1,5 triệu USD, và phiên bản sắp được bán ra có giá từ 2-4 triệu USD. Trong thời gian này, những khoản ủng hộ vào quỹ Gates dành cho Janicki sẽ giúp việc cải tiến trở nên dễ dàng hơn./.


http://www.vietnamplus.vn/bill-gates-ra-mat-cong-trinh-co-the-thay-doi-cuoc-song-hang-ty-nguoi/338216.vnp

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2015

NHỮNG YẾU TỐ VƯƠN LÊN CỦA NHẬT BẢN


PHẠM LÂN
Nguồn hình : Shinto - Savitri Devi

          Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Bắc Á Châu. Như người Trung Hoa, Triều Tiên và Việt Nam, người Nhật thuộc hoàng chủng. Nước Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn đới nên da người Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản tương đối sáng hơn da người Việt Nam sống trong vùng khí hậu nhiệt đới.

Khác với Việt Nam và Triều Tiên, Nhật Bản không hề bị người Trung Hoa đô hộ dù rằng người Nhật từng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đời nhà Đường (618 – 906). Trường An (Chang-an) tức Tây An bây giờ (Sian) từng là kinh đô ánh sáng ở Đông Á một thời. Vào thế kỷ thứ VI, các sư tăng Triều Tiên truyền giảng Phật Giáo ở Nhật Bản. Phật Giáo phát triển song song với Thần Đạo cổ truyền của dân tộc Nhật. Chữ kana xuất hiện vào thời đại Heian (794 – 1185). Vào thời đại này vai trò của Nara suy giảm trước Heian-kyo tức là Kyoto (Tây Kinh), nơi các Nhật hoàng ngự, cho đến năm 1868 khi Nhật Hoàng Meiji (Minh Trị) thiên đô về Edo và đổi thành Tokyo (Đông Kinh) để bắt đầu cuộc canh tân xứ sở theo các nước phương Tây.

Vào thế kỷ XIX Nhật Bản, Xiêm La (Thái Lan) và Thổ Nhĩ Kỳ là ba quốc gia Á Châu duy nhất không bị các cường quốc Âu Mỹ xâm chiếm. Sau cuộc canh tân của Meiji, Nhật trở thành một quốc gia kỹ nghệ duy nhất ở Á Châu. Nhật đánh bại Trung Hoa năm 1894 và buộc nước này phải ký hiệp ước Shimonoseki năm 1895. Năm 1904 Nhật áp đảo quân Nga ở Mãn Châu. Năm 1905 hải quân Nhật đánh bại hạm đội Nga trên eo biển Tsushima. Nga phải ký hiệp ước Portsmouth, nhường phân nửa đảo Sakhalin phía nam cho Nhật. Nhật đô hộ Triều Tiên năm 1910 và trờ thành một trong 05 cường quốc thắng trận trong đệ nhất thế chiến mặc dù không tham chiến. Nhật tiếp quản những vùng đất do Đức chiếm hữu ở Trung Hoa và các hải đảo trong Thái Bình Dương. Trong đệ nhị thế chiến Nhật xâm chiếm một phần lãnh thổ Trung Hoa, toàn thể các quốc gia Đông Nam Á và đe dọa cả Úc Đại Lợi. Ngày 07-12-1941 Nhật tấn công Pearl Harbor (Trân Châu Cảng). Hoa Kỳ tham chiến giúp cho các nước dân chủ Tây Âu chống lại phát xít Đức - Ý - Nhật. Ngày 06 và 09-08-1945 Hoa Kỳ dội bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. Nhật là quốc gia phát xít cuối cùng phải đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng Minh ngày 14-08-1945.

Từ địa vị của một cường quốc trong ngũ cường sau đệ nhất thế chiến bên cạnh Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Ý, năm 1945 Nhật trở thành quốc gia chiến bại. Đất nước bị tàn phá vì bị oanh tạc; kinh tế kiệt quệ vì gây một cuộc chiến tranh trên một phạm vi rộng lớn cách xa đất nước họ trên 6000 km. Họ phải chịu nhiều cay đắng của một quốc gia chiến bại. Không bao lâu kinh tế Nhật được ổn định. Kỹ nghệ bắt đầu bành trướng mặc dù có nhiều ngành kỹ nghệ bị ngăn cấm. Nhật chuyển kỹ nghệ thời chiến sang kỹ nghệ thời bình với những thành quả viên mãn. Đến năm 1960 kỹ nghệ đóng tàu của Nhật vượt qua kỹ nghệ đóng tàu của Anh. Vào thập niên 1970 kỹ nghệ điện tử của Nhật cạnh tranh ráo riết với kỹ nghệ điện tử Hoa Kỳ. Từ thập niên 1980 về sau kỹ nghệ xe hơi của Nhật vượt hẳn kỹ nghệ xe hơi Hoa Kỳ. Nhật là quốc gia có nền kinh tế phồn thịnh sau Hoa Kỳ mà thôi.

Vấn đề chúng ta muốn biết là yếu tố nào đã làm cho nước Nhật vươn lên?

 
1. Yếu tố địa lý
 
Nhật Bản là quần đảo không có biên giới chung với Trung Hoa nên không bị khống chế của quốc gia to lớn và đông dân này trong quá khứ. Vào thế kỷ thứ XIII người Mông Cổ xâm chiếm Trung Hoa. Họ đem quân đi đánh Nhật Bản nhưng chiến thuyền của họ bị bão đánh chìm hai lần nên họ từ bỏ ý đồ xâm lăng quần đảo Nhật. Người Nhật cám ơn những Thần Phong mà họ gọi là Kami Kaze đã cứu xứ họ khỏi họa xâm lăng của Mông Cổ.

Dân hải đảo quen với đời sống cô lập. Họ phải phấn đấu nhiều để phá vỡ sự bao vây của biền cả và núi rừng trùng điệp. Sự đấu tranh sinh tồn của họ đòi hỏi họ phải có nhiều sáng kiến và tinh thần phiêu lưu mạo hiểm. Không có võ khí thì họ phải nghĩ ra võ thuật để tự vệ. Họ thương yêu nhau, giúp đỡ nhau và đoàn kết với nhau để đương đầu lại với ngoại cảnh và quyết chiến với kẻ gian manh đến cướp phá xóm làng của họ.


2. Tinh thần học hỏi và sáng tạo

Người Nhật theo Phật Giáo Đại Thừa của Trung Hoa qua trung gian các sư tăng Triều Tiên. Nhưng đạo Phật ở Nhật là một dạng “Tin Lành” trong Phật Giáo Đại Thừa. Zen (Thiền) được đại chúng hóa ở Nhật. Zen được phổ biến vào thế kỷ XII đồng thời với những phái Thiền thời nhà Lý ở Việt Nam. Zen làm cho người Nhật kiên nhẫn, trầm tĩnh,  chịu đựng, thư thả, lạc quan trước mọi thử thách thường xuyên trên đất nước họ: động đất, núi lửa, cuồng phong, sóng thần và sự vật lộn với cuộc sống trong một quốc gia nhỏ hẹp, đông dân với 85% diện tích do núi và rừng chiếm ngự. Zen giúp cho người Nhật biến đất nưóc họ thành một tiên cảnh đầy hoa thơm cỏ lạ đáng yêu và đáng sống mặc dầu phải đối đầu với những thử thách cam go từng ngày. Sự yêu thương cây cỏ của người Nhật nói lên phần nào sự trân quí nhân tài và ưa chuộng sức mạnh tập thể dân tộc của họ.

Các sư tăng Nhật học thuật uống trà của người Trung Hoa và đã biến thuật uống trà thành Trà Đạo (Chanoya) với những nghi thức phức tạp dành cho những người trí thức, trưởng giả, phong lưu theo học suốt cả đời họ. Phật Giáo có phát triển nhưng không vì thế mà Thần Đạo (Shintoism) bị triệt tiêu.

Người Nhật tạo ra chữ kana dựa vào Hán tự.

Hiến pháp 1889 của Nhật không do Quốc Hội Lập Hiến soạn thảo và thông qua mà do một nhóm chuyên viên dưới sự điều khiển của Ito soạn thảo. Họ thích ứng với sinh hoạt dân chủ dễ dàng sau năm 1945 với bản hiến pháp 1946 không do người Nhật soạn thảo mà do một nhóm luật gia Hoa Kỳ làm ra. Đó là hiến pháp hiện hành.

Họ học phương pháp tổ chức và quản lý kinh doanh theo lối Hoa Kỳ nhưng lúc nào cũng tìm cách vượt qua những quốc gia đã dạy họ bằng những sáng tạo riêng có nhiều hiệu quả hơn. Ngày nay Hoa Kỳ cũng phải nhìn nhận phương pháp quản lý của Nhật có nhiều ưu điểm làm cho Hoa Kỳ không thể xem thường được.


3.- Tinh thần kỷ luật và tôn kính lãnh đạo

Thần Đạo tạo cho người Nhật một niềm tin vô điều kiện rằng người lãnh đạo của họ là dõng dõi của Amaterasu (Thái Dương Thần Nữ). Người lãnh đạo của Nhật ngày xưa không phải là vua hay hoàng đế thông thường mà là Thiên Hoàng (Tenno, Mikaido). Trong thời phồn thịnh của nhà Đường nhiếp chánh Shotuku (574-622) của Nhật không xem Trung Hoa là Thiên triều mà chỉ xem đó là xứ mặt trời lặn và Nhật là xứ mặt trời mọc .

Do sự tôn kính xuất phát tự đáy lòng của người Nhật đối với Thiên Hoàng mà từ đời Thiên Hoàng đầu tiên Zimmu năm 600 trước Tây Lịch đến nay chỉ có một dòng lãnh đạo mà thôi. Dòng lịch sử trong sáng này không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Từ năm 1185 đến 1867, ngót 700 năm liền Thiên Hoàng vô quyền trước các tướng quân (shogun). Từ năm 1603 đến 1867 Nhật Bản đặt dưới sự cai trị của các tướng quân dòng Tokugawa. Thiên Hoàng vô quyền nhưng không vị tướng quân nào lật đổ Thiên Hoàng cả. Năm 1867 tướng quân Yoshinobu Tokugawa từ chức và trao quyền cho thái tử Mitsu Hito nắm quyền để canh tân xứ sở. Đó là Thiên Hoàng Meiji lên ngôi khi mới lên 15 tuổi. Toàn dân ủng hộ vị Thiên Hoàng trẻ hoàn thành sứ mạng lịch sử trước sự đe dọa của sức mạnh kỹ thuật của các liệt cường Âu-Mỹ.

Thái Tử Yoshihito Shinno lên ngôi năm 1912 dưới niên hiệu Taisho. Thiên Hoàng Taisho bị bệnh bẩm sinh (1), sức khỏe rất kém nên mọi việc nước đều do các quần thần trông coi. Các triều thần không vì thế mà mưu toan soán ngôi hay gây khuynh đảo chánh trị trong triều. Trái lại tất cả đều hết lòng với Thiên Hoàng và đất nước. Dưới triều Thiên Hoàng Taiso, Nhật là một trong Ngũ Cường chiến thắng trong đệ nhất thế chiến mặc dù Nhật chỉ tuyên chiến với Đức chớ không hề gởi quân sang chiến đấu trên chiến trường Âu Châu như Anh, Pháp, Hoa Kỳ và Ý. Hiệp ước Versailles cũng dành cho Nhật nhiều quyền lợi của Đức trên bán đảo sơn Đông (Shantung) và trên các hải đảo Thái Bình Dương.

Tinh thần kỷ luật và tôn kính cấp chỉ huy cũng là tinh thần võ sĩ đạo (bushido) mà các hiệp sĩ (samurais) được huấn luyện ngay từ khi biết cầm võ khí trong tay.Tinh thần đó làm cho người Nhật tiến gần với Đức thời Bismarck cũng như dưới thời Adolf Hitler sau này. Hiến pháp 1889 của Nhật mô phỏng theo hiến pháp của Đức. Hiến pháp này bị hủy bỏ để được thay thế bằng hiến pháp 1946 do các nhà luật học của quân đội Đồng Minh (2) chiếm đóng soạn ra nhằm dân chủ hóa nước Nhật và biến Nhật hoàng trở thành người lãnh đạo với quyền hành tượng trưng trong chế độ quân chủ lập hiến đại nghị. Dù vậy người Nhật vẫn tôn thờ Nhật hoàng trong tâm trí của mình.
4. Đáp ứng kịp thời trước hoàn cảnh mới

Nếu vội vã kết luận người Nhật bảo thủ hay cấp tiến thì e rằng sự kết luận chỉ đúng ở một tỷ lệ chừng mực nào đó thôi. Người Nhật kết hợp TÂN-CỔ một cách hài hòa.

Về chánh trị chế độ dân chủ vẫn được duy trì và tôn trọng.

Về tôn giáo Thần Đạo vẫn có ảnh hưởng lớn trong đời sống của người Nhật. Các đền đài cổ xưa vẫn được bảo trì như những di sản văn hóa lâu đời của xứ sở. Tượng Phật khổng lồ bằng đồng cao 11,40 m, nặng 122 tấn ở Kamakura được đúc từ thế kỷ XII nay vẫn còn nguyên vẹn. Tượng Phật ở Kamakura cho thấy kỹ nghệ luyện kim và kỹ thuật đúc tượng của Nhật đã trưởng thành từ năm 1192. Các chùa Phật Giáo Kokukuji, Todaiji với tượng Phật bằng gỗ to lớn nhất thế giới đã có từ thời đại Nara (710-749) nay vẫn còn được bảo trì. Những đền đài, cổng đền Thần Đạo, chùa Phật Giáo bằng gỗ cây bách (cypress) là những công trình kiến trúc bằng gỗ vĩ đại và bền vững ngay trong một quốc gia có vũ lượng cao và thường bị thiên tai.

Hôn lễ được cử hành theo nghi thức Thần Đạo. Việc khấn xin trong đền Thần Đạo hay đi tìm thầy bói để cố vấn một việc gì đó không hoàn toàn biến mất trái lại vẫn còn thịnh hành. Việc tin tưởng vào thiêng mộc vẫn tồn tại. Nhờ đó Nhật còn tồn giữ nhiều cây cổ thụ từ 500 tuổi đến 1.000 tuổi với những hình dáng kỳ dị.

Nhưng người Nhật mạnh dạn cử hành Tết dương lịch thay vì Tết theo âm lịch như xưa. Họ dùng lúa mì nhiều hơn lúa gạo khi thấy việc ăn lúa mì tiện lợi, đỡ tốn thì giờ và tiền bạc. Họ quên hẳn Đông Y để hướng về Tây Y. Quân sĩ mặc đồng phục chớ không mặc hakama của các hiệp sĩ ngày xưa. Nam nữ đều mặc Âu Phục cho gọn gàng khi làm việc trong văn phòng, trong nhà máy kỹ nghệ hay ngoài công trường. Áo kimono chỉ được dùng trong các ngày lễ. Nó trở nên đắt giá so với Âu phục.

Chế độ tướng quân xây dựng trên võ nghiệp. Nhưng trước những phát súng đại bác bắn thị uy của Perry năm 1853, tướng quân đành phải ký những hiệp ước bất bình đẳng với các nước Âu Mỹ. Xiêm La cũng có hành động tương tự bằng cách ký kết hàng loạt hiệp ước bất bình đẳng với các nước Âu Châu. Nhờ vậy mà không quốc gia nào độc chiếm Nhật hay Xiêm La. Đó là sự nhượng bộ tính toán vì dùng sức mạnh của các nước Âu-Mỹ để họ kềm chế lẫn nhau.

Việc tướng quân Yoshinobu Tokugawa từ chức là một hành động yêu nước và thức thời. Từ bỏ quyền uy đã có trên 250 năm (2) thực sự không phải là một chuyện dễ dàng mặc dù năm 1868 chiến tranh Boshin (Mậu Thìn) bùng nỗ giữa phe tướng quân và phe Thiên Hoàng Meiji. Phe của tướng quân Yoshinobu bị đánh bại. Thiên Hoàng Meiji không xử tội Yoshinobu. Năm 1902 vị tướng quân cuối cùng nầy được xem là một hoàng thân.

Nếu năm 1853 tướng quân Yoshinobu không thể nào lấy kiếm, cung, gươm, dáo đương đầu với đại bác của Perry thì năm 1945 quân đội Nhật không thể nào đương đầu lại với võ khí nguyên tử của Hoa Kỳ. Nhưng ai nêu ý kiến đầu hàng thì bị giết chết ngay tức khắc. Nhật hoàng Hirohito nhận trách nhiệm tuyên bố chấp nhận đầu hàng vô điều kiện và được toàn dân tuân theo.

Công việc trước mắt là làm sao tái thiết xứ sở và phục hồi kinh tế thời hậu chiến.

Hoa Kỳ bị ray rứt ít nhiều khi phải dùng hai trái bom nguyên tử để kết thúc chiến tranh. Hai trái bom nguyên tử đã hủy sạch hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, gây tử vong cho 200.000 người.

***

Cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô làm cho vai trò của Nhật trở nên quan trọng. Hoa Kỳ không mạnh tay trừng phạt Nhật mà còn giúp đỡ cho nước này ổn định kinh tế. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) giúp ích rất nhiều cho việc phục hồi kinh tế Nhật vì nước này gần chiến trường nên sự tiếp liệu được nhanh chóng và dễ dàng hơn, Nhật chuyển sang kinh tế thời bình với kết quả mỹ mãn nhờ:
Cần cù lao động và yêu công việc làm của người Nhật
Đời sống ở Nhật rất khó khăn. Người Nhật đương đầu với thiên tai: động đất, sóng thần (tsunami), núi lửa, bão tố. Nông dân Nhật không có nhiều đất nên họ chăm sóc mảnh đất của họ như người làm vườn hoa. Đường xá ở Nhật chật hẹp. Người lái xe phải khéo léo và bình tĩnh mới tránh được tai nạn và tránh việc gây tiếng động ồn ào hay những lời chửi rủa ầm ĩ ngoài đường. Điều này hiếm thấy ở Nhật. Nhật sản xuất xe hơi nhưng để bán ra nước ngoài. Trong nước người ta lái xe nhỏ và vuông để tiết kiệm diện tích nơi đậu xe. Đa số dân đều dùng xe bus hay xe lửa đi làm.

Nước Nhật rộng 373.430 km2 nhưng có đến 120 triệu dân. Có một công việc làm là một danh dự. Người làm công việc dù nhiều tiền hay ít tiền vẫn tỏ ra yêu công việc và chu toàn công việc một cách hoàn hảo. Một người quét lá quanh đền Thiên Hoàng Meiji hăng say quét từng chiếc lá trên một diện tích rộng lớn. Một người tưới hoa trong khách sạn ngồi lau từ chiếc lá trầu bà cho bóng và sạch bụi! Tất cả đều làm việc một cách say sưa của người yêu nghề.
Cải thiện phẩm chất hàng hóa
Giữa hai thế chiến Nhật chú trọng đến số lượng hàng sản xuất để bán giá rẻ chớ không quan tâm đến phẩm chất của món hàng. Họ sản xuất đồng hồ bán cân để cạnh tranh với đồng hồ Thụy Sĩ.

Sau 1945 hàng hóa Nhật có phẩm chất cao để phục hồi niềm tin của người tiêu thụ. Radio, truyền hình, tủ lạnh, xe gắn máy Nhật giúp cho các quốc gia đang mở mang tiếp xúc với những tiện nghi vật chất mới. Đồng hồ, máy chụp ảnh, máy quay phim, điện thoại di động và xe hơi của Nhật được người tiêu thụ hưởng ứng và ca ngợi, khác với những thành kiến về hàng hóa kém phẩm chất và rẻ như bèo của Nhật giữa hai thế chiến. Hàng của Nhật vừa bền, vừa đẹp lại thích hợp với túi tiền và thẩm mỹ địa phương của người tiêu thụ. Thí dụ: Xe bán ở Việt Nam phải có màu nhạt và tay lái bên trái vì người Việt Nam thuận tay phải và không thích màu đậm. Loại xe bán ở Thái Lan thì lại khác vì họ thuận tay trái và thích màu sậm.
Lịch sự, sạch sẽ, hiếu khách, lương thiện và đúng giờ
Đó là những ưu điểm mà nước Nhật hiên đang có. Những nhà kinh doanh hay du khách đến Nhật chắc chắn sẽ thích thú về sự sạch sẽ của đường phố, bến xe, nhà vệ sinh công cộng, v.v. Họ cũng bị thu hút về cách ăn mặc đẹp của người Nhật từ học sinh đến người đi đường. Thành phố rộn rịp vì xe cộ và người đi bộ nhưng lại yên tĩnh và ít xảy ra tai nạn vì lái xe bất cẩn. Điều đẹp mắt là các xe lớn nhỏ ngoài đường đều không bị rỉ sét vì theo qui định, cứ hai năm chủ xe phải sơn và sửa xe một lần để đảm bảo máy móc tốt và vẻ đẹp bề ngoài của chiếc xe. Việc mua sắm xe cũng không dễ dàng cho dù có đủ tiền mua xe. Vì nhà cửa ở Nhật chật hẹp, rất nhiều nhà không có chỗ để đậu xe. Vì vậy người mua xe chỉ được phép mua sau khi cảnh sát giám định nhà người đó có chỗ đậu xe.

Dù là người ngoại quốc hay bản xứ, du khách đi đến đâu cũng được chào kính trịnh trọng. Trước khi xét giấy trên toa xe lửa, nhân viên đứng thẳng người rồi cúi mình chào hành khách trước khi bắt đầu nhiệm vụ của mình. Người phụ nữ bán nước giải khát đứng chào hành khách trong toa trước khi bán hàng.

Du khách được sự an tâm khi đi ngoài đường nghĩa là không sợ bị giựt tiền hay gạt gẫm vì không biết đường hay không biết xài tiền Yen. Người bình dân Nhật không giỏi ngôn ngữ nhưng sự lương thiện, hiếu khách và đúng hẹn của họ làm cho mọi người đều lưu lại những kỷ niệm đẹp khi đến cũng như rời khỏi xứ này.

Những đặc điểm trên giúp ích cho việc kinh doanh và phát triển kỹ nghệ du lịch của Nhật rất nhiều. Đó là thành quả tốt đẹp của công tác giáo dục quần chúng. Thành quả này được tô điểm bằng tinh thần tự giác, óc tự trọng và ước muốn được đóng góp công sức cho sự phồn vinh đất nước của người Nhật.

Fukuzawa Yukichi (1835-1901) là người có công lớn trong việc phát triển nền tân giáo dục ở Nhật trước khi có cuộc canh tân của Thiên Hoàng Meiji. Ông sáng lập ra trường Keio-Gijuku tức Viện Đại Học Keio bây giờ. Trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội năm 1907 được thành lập dựa vào sáng kiến tiền phong của Fukuzawa với trường Keio-Gijuku. Thượng tọa Thích Thiên Ân tốt nghiệp tiến sĩ triết học tại trường đại học Keio. Ngày nay Nhật có nhiều trường đại học có tầm vóc quốc tế như Oxford, Cambridge, Harvard, Sorbonne. Đại học Nhật đào tạo 15 khôi nguyên giải Nobel về vật lý, hóa học, y khoa, văn chương v.v.

***

Kinh tế Nhật sau khi bại trận năm 1945 vượt hẳn kinh tế của chính nước này giữa hai thế chiến (1919-1939). Ba quốc gia bại trận Đức, Ý, Nhật đều phục hưng kinh tế nhanh chóng. Nhưng sự phục hưng kinh tế của Nhật trội hơn cả. Nước Nhật chỉ bằng 1/28 diện tích nước Hoa Kỳ nhưng nền kinh tế của Nhật đứng hạng nhì sau Hoa Kỳ mà thôi. Nhật hoàng Hirohito là Nhật hoàng thời chiến khi đế quốc Nhật bành trướng sang lục địa Á Châu và Nhật hoàng thời phồn vinh kinh tế sau khi bại trận. Thời ngự trị của Hirohito (niên hiệu Showa) đánh dấu bằng sức mạnh quân sự thời chiến và sức mạnh kinh tế thời bình. Nước Nhật thời hậu chiến tìm cách xóa tan những ấn tượng xấu về người Nhật thời đệ nhị thế chiến để đẩy mạnh kinh thương Nhật với thế giới bên ngoài. Năm 1989 Nhật Hoàng Hirohito băng hà. Các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chánh trị đều gởi đại diện đến tham dự đám tang của ông.

Viết đến đây bỗng dưng nước mắt tự tuôn trào. Hình ảnh linh hồn Phong Trào Đông Du năm 1905 ẩn hiện trước mắt tôi. Những giòng chữ Việt Nam Vong Quốc Sử, Hải Ngoại Huyết Thư, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Ngục Trung Thư… lảng vảng trong tâm tôi. Cách đây 104 năm nhà cách mạng Phan Bội Châu đã âm thầm đặt chân trên quê hương của Thiên Hoàng Meiji với ước vọng học hỏi những điều cần thiết cho việc giải phóng quê hương và duy tân đất nước. Con chim Việt trên đất khách mỏi mắt trông về tổ ấm ở cành Nam (3). Nhưng ngày trở lại cành Nam là ngày nhà cách mạng khả kính của dân tộc bị lãnh án tử hình. Bản án nầy được đổi thành án an trí trên Bến Ngự, Huế, nơi người trút hơi thở cuối cùng vào năm 1940 trong cảnh thiếu thốn bần hàn.

Tôi xin mượn những giòng chữ này để bày tỏ sự ngưỡng mộ trước thành quả canh tân của Thiên Hoàng Meiji và để tưởng nhớ đến nhà cách mạng Phan Bội Châu (1867-1940) đã khước từ cuộc sống nhung lụa để đổi lấy cuộc sống chông gai và phong ba bão tố vì thiết tha cho độc lập xứ sở và tiền đồ dân tộc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

hi Trung Quốc ngày càng chủ động trên trường quốc tế thì khả năng xung đột Mỹ – Trung ngày càng cao



Bài phỏng vấn của Robert S. Ross, Giáo sư khoa học chính trị tại Boston College đưa ra một số đánh giá quan trọng về tương lai quan hệ Trung-Mỹ.
1. Xu hướng của quan hệ Mỹ - Trung Mỹ sau Đối thoại về kinh tế và chiến lược lần thứ 7 (S&ED 7):
Kết quả của S&ED 7 cho thấy rõ xu hướng phát triển của quan hệ Trung - Mỹ. Trong khi hợp tác song phương có những tiến triển quan trọng trên các lĩnh vực phi an ninh và xử lý các vấn đề toàn cầu, Mỹ vẫn duy trì lập trường cứng rắn đối với các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự khác biệt cơ bản giữa quan hệ Mỹ - Xô thời chiến tranh lạnh và quan hệ Trung Quốc - Mỹ hiện nay là khả năng của Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục hợp tác bất chấp những căng thẳng trong lĩnh vực an ninh. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa các cường quốc, an ninh là lĩnh vực quan trọng nhất. Do đó, tình hình theo hướng đối đầu Mỹ - Trung hiện nay ở khu vực Đông Á là hết sức đáng lo ngại.
2. Đánh giá về vấn đề an ninh trên biển trong quan hệ Trung Quốc - Mỹ:
Vấn đề an ninh trên biển là vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ Trung Quốc - Mỹ. Sẽ rất khó để ổn định được tình hình quan hệ Trung Quốc - Mỹ trên Biển Đông, và thậm chí sẽ còn khó hơn để đảo ngược xu hướng đối đầu hiện nay sang hướng tăng cường hợp tác. Để có thể thúc đẩy quan hệ trên lĩnh vực an ninh, cần phải trải qua một khoảng thời gian nhất định trong đó cả Trung Quốc và Mỹ cùng nhau kiềm chế, dần xây dựng lòng tin về ý đồ chiến lược của nhau.
3. Đánh giá về các chính sách mà Mỹ và Trung Quốc cần triển khai để ổn định khu vực Đông Á; Liệu Mỹ có cần công nhận “lợi ích hợp pháp” của Trung Quốc tại Biển Đông:
Khi Trung Quốc ngày càng chủ động trên trường quốc tế thì khả năng xung đột Mỹ - Trung ngày càng cao. Để hai bên có thể tránh được sự căng thẳng không cần thiết và thúc đẩy hợp tác đa phương và ổn định ở Đông Á:
(i) Trung Quốc cần sử dụng hiệu quả hơn các năng lực ngày càng mạnh của mình và điều chỉnh phù hợp với xu hướng trỗi dậy trở thành cường quốc lớn của Trung Quốc. Trong quá trình trỗi dậy, điều đương nhiên là Trung Quốc muốn có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề khu vực phù hợp với sức mạnh của mình. Tuy nhiên, để tránh gây xu hướng lo ngại trên toàn khu vực và tránh tạo ra “mối đe dọa” đối với các cặp quan hệ chiến lược của Mỹ, Trung Quốc cần tiếp tục kiềm chế và kiên nhẫn. Nếu Trung Quốc “hành động quá nhiều và quá sớm” sẽ khiến Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực phản đối sự trỗi dậy của Trung Quốc.
(ii) Mỹ cần nhận thức được tính cần thiết phải điều chỉnh chiến lược đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cụ thể, Mỹ cần đối thoại nhiều hơn với Trung Quốc, ghi nhận các lợi ích an ninh quan trọng của Trung Quốc, và thích ứng với các thay đổi trong trật tự an ninh ở Đông Á. Mỹ cần nhận thức được hiện nay, Mỹ vẫn là quốc gia có lợi thế trên biển vượt trội và các đồng minh ở Đông Á sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ. Mỹ cũng không cần coi tất cả các sáng kiến của Trung Quốc là mối đe dọa an ninh đối với Mỹ. Có thể sẽ khó có khả năng Mỹ thỏa hiệp với Trung Quốc, tuy nhiên Mỹ cần chuẩn bị để có thể kiềm chế và thích ứng với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
4. Đánh giá về sự phát triển trong quan hệ quân sự song phương, nhất là việc thiết lập được bộ quy tắc hành xử đối với tàu chiến và máy bay:
Trung Quốc và Mỹ đã đạt được các thành tựu lớn trong ngoại giao quốc phòng. Hợp tác quân sự giữa hai bên đã tiến sâu vào các nền tảng cơ bản. Hiện đã có các kênh đối thoại giữa hai bên, giúp giảm khả năng tạo ra các khủng hoảng không mong muốn. Tuy nhiên, hiện hợp tác an ninh trên biển vẫn ngày càng xấu đi. Điều này cho thấy ngoại giao quốc phòng cũng chỉ có thể tác động một cách giới hạn tới quan hệ giữa các cường quốc trên lĩnh vực an ninh.
5. Đánh giá tình hình trên Biển Đông hiện nay và kiến nghị chính sách đối với chính phủ Trung Quốc:
Hiện không nên đánh giá thấp khả năng căng thẳng tại Biển Đông sẽ leo thang. Các hành động trong thời gian tới của Trung Quốc sẽ gây áp lực cho các Mỹ và các đồng minh và hệ lụy là sẽ củng cố sự quyết tâm của Mỹ thách thức lại các sáng kiến của Trung Quốc. Về phía mình, Trung Quốc cũng sẽ chống trả lại các thách thức của Mỹ. Để ngăn chặn xu hướng này, Trung Quốc có thể cân nhắc duy trì một thời gian nhất định sự ổn định về ngoại giao ở khu vực để củng cố “hiện trạng” thay vì tiếp tục tìm kiếm các lợi ích mới. Việc xây dựng được bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có thể có ích, tuy nhiên thực tế nhiều quốc gia ở khu vực sẽ không muốn có một thỏa thuận mang tính ràng buộc. Hơn nữa, các nguyên nhân sâu xa dẫn tới bất ổn ở khu vực vẫn sẽ tồn tại bất chấp sự cam kết hợp tác mang tính đa phương.
6. Đánh giá về quan điểm cho rằng trật tự thế giới đang hình thành theo hướng lưỡng cực và kết quả của quá trình “thỏa hiệp” Mỹ - Trung sẽ có vai trò quyết định định hình lại thế giới:
Trong môi trường chính trị toàn cầu hiện nay, có nhiều chủ thể quan trọng. Tuy nhiên, tại Đông Á, cặp quan hệ Mỹ - Trung đang đóng vai trò chi phối. Hiện Nhật Bản vẫn dựa vào liên minh Mỹ - Nhật, còn Nga thì đang bận rộn xử lý tình hình kinh tế suy thoái và sự căng thẳng trong quan hệ với Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, khả năng Mỹ - Trung “đàm phán ở mâm trên” quyết định số phận của khu vực là khó xảy ra. Hiện tình hình ở khu vực biến động rất phức tạp, do đó sẽ liên tiếp tạo ra các thách thức đối với quan hệ Mỹ - Trung. Đáng chú ý, nếu Trung Quốc ngày càng mạnh thì Mỹ sẽ phải liên tục điều chỉnh lại quan hệ chiến lược với Trung Quốc.
7. Đánh giá về sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc:
Quan điểm chủ đạo tại Mỹ hiện nay là sự quan ngại về việc Trung Quốc liên tiếp “ra đòn” tấn công ngoại giao kể từ năm 2009. Đây là yếu tố thách thức sự ổn định ở Đông Á cũng như hệ thống liên minh của Mỹ. Hiện không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ tiến bước chậm lại. Do đó, hiện tại Mỹ đang diễn ra cuộc tranh luận về việc Mỹ nên đối phó với Trung Quốc thế nào để duy trì các mục tiêu của Mỹ ở khu vực. Hiện một số chuyên gia Mỹ cho rằng Mỹ nên “nhẹ nhàng với Trung Quốc’, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, luồng ý kiến này tạo tác động rất ít trong quá trình hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.
8. Dự báo về kết quả chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình:
Dự kiến Tổng thống Mỹ Obama sẽ công bố một loạt các thỏa thuận song phương liên quan tới các vấn đề toàn cầu và lĩnh vực phi an ninh. Các thỏa thuận này sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác Mỹ - Trung. Tuy nhiên, trong các cuộc hội đàm kín, Mỹ sẽ tiếp tục thúc ép Trung Quốc phải làm rõ ý đồ của Trung Quốc trong các tranh chấp trên Biển Đông và “giảm nhẹ bớt” các nỗ lực trong các sáng kiến an ninh trên biển. Có lẽ các căng thẳng Mỹ - Trung hiện nay trong vấn đề trên biển sẽ khiến cuộc gặp có phần “giữ kẽ và khách sáo” thay vì không khí thân mật và nồng ấm giữa Tập Cận Bình và Obama tại California.
Theo NGHIÊN CỨU BIỂN ĐÔNG / BJREVIEW

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một góc nhìn khác sắp trở lại


Tác giả: Bien Che viết lúc 16/08/2015 | 16.8.15 Chiềng Chạ

Đó là tiêu đề của một đoạn Stt của Trương Duy Nhất được viết cách đây đúng 3h đồng hồ. Trong đó Nhất đã viết: "Chỉ có thể cưỡng bức được hành vi, chứ không cưỡng bức nổi tư tưởng. Một Góc Nhìn Khác sẽ trở lại với bạn đọc trong thời gian tới'. 

Và "để chuẩn bị cho sự trở lại sau hơn 2 năm", Nhất đã "mong bạn đọc góp ý xem Một Góc Nhìn Khác nên giữ nguyên, hay thay đổi ra sao, theo cách nào, cả về hình thức giao diện website lẫn nội dung. Cần mở rộng thêm các công cụ, nội dung gì để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc?". 

Xin được nói luôn là khi đọc tin tức này người viết không quá bất ngờ và cũng không lấy làm lạ từ Nhất. Chuyện Trương Duy Nhất khai trương lại Blog "Một Góc Nhìn Khác" vì thế chỉ còn là câu chuyện của thời gianBởi nếu ai theo dõi phiên tòa xét xử Trương Duy Nhất tại Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng vào cách đây 2 năm với tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự thì thấy Nhất cứng đầu như thế nào. Trước những chứng cứ không thể chối cãi được, vị luật sư được gia đình Nhất mời để bào chữa cho anh cũng khâm phục, khẩu phục và không có bất cứ một lời bào chữa nào thêm, tuy nhiên, khi được Thẩm phán phiên tòa cho nói lời cuối cùng trước khi Tòa chính thức đi vào tuyên án thì Nhất vẫn cho rằng: "Có những loại tù mà người ta cảm thấy ân hận hay xấu hổ, nhưng trường hợp của tôi thì tôi thấy tự hào".

Hay nói cách khác, Nhất vẫn không thừa nhận sai phạm của mình. Và xem chừng 02 năm trong tù không thể giúp anh nhận ra những sai lầm của mình. Trả lời BBC sau khi ra tù (hôm 26/5/2015), Nhất vẫn cho rằng: "Tôi lên tiếng, muốn thể chế này tốt hơn, tại sao lại sợ hãi và bắt giam tôi?”.Nhất vẫn không thể nào hiểu được cùng là phản biện, cùng giúp cho xã hội tiến bộ nhưng những người khác thì vẫn có thể an tòa và tiếp tục công việc đáng tự hào đó nhưng trong khi anh lại phải vào tù? Và người viết cũng tin rằng với sự vây bủa xung quanh Nhất sau ngày ra tù nào là Trương Huy San (Osin Huy Đức), Huỳnh Ngọc Chênh (nguyên thư ký Báo Thanh Niên) thì dẫu muốn nhận ra lỗi lầm và hoàn lương thì e là chuyện quá khó với Nhất? Người ta sẽ bảo rằng Nhất hèn, không có chí khí và sợ lao tù? Và xem chừng cái nghĩa khí đàn ông không cho phép Nhất làm điều ngược lại. Cho nên Nhất tiếp tục với Một góc nhìn khác là chuyện không quá lạ nếu không nói là hợp với quy luật và hoàn cảnh đang vây bủa quanh anh. 

Chân dung Trương Duy Nhất (Nguồn: Internet). 
Cách đây cũng tầm 1 tháng gì đó, người viết có viết bài "Nguyễn Quang Lập: "Bạn bè Đà Nẵng hèn quá"? Tôi không hiểu Nhà văn Nguyễn Quang Lập có ẩn ý hoặc khuyên nhủ gì không trong câu nói mà Nhất thuật lại là 'nói luôn miệng": "bạn bè Đà Nẵng hèn quá!"? Và có phải Nguyễn Quang Lập chê Phạm Xuân Nguyên - một người Đà Nẵng khác 'hèn' không? nhưng chắc chắn nó đã tác động ít nhiều đến tư tưởng và hành động của Nhất bởi nếu giữ nguyên trạng thái như hiện tại thì có thể rất nhanh thôi trong mắt Nhà văn Nguyễn Quang Lập - người mà anh cho là tri kỷ thì Nhất cũng sẽ trở thành một "người Đà Nẵng hèn" khác mà thôi! Vì vậy, người viết xin nhắc lại là có thể với bản án 02 năm Nhất chưa sẵn sàng để đi tiếp một chặng đường khác mà biết rằng "Dấn thân vô là phải chịu tù đày" (Trăng trối - Tố Hữu). Nhưng có lẽ cái bất lực và cũng là nỗi khó xử của Nhất nằm ở chỗ anh đang bị những người xung quanh dõi theo quá sát và rất có thể nếu anh giữ mình thì anh sẽ mất hết người tri kỷ. Con người quá trọng tình nghĩa như anh vì thế không có một sự lựa chọn thứ hai. Vì thế, nếu có một lời lí giải về sự quay trở lại của Nhất thì đó chỉ có thể là sản phẩm của sự ngộ nhận (Nhất không tin những gì mình làm là có tội) và sự thúc bách từ những người xung quanh (dù không dám nhận những gì mình đã làm là có tội nhưng Nhất cũng hiêu rằng, với những gì đã qua thì anh đã vào tù). 
Banner Trang Một góc nhìn khác của Trương Duy Nhất (FB Trương Duy Nhất). 
Người viết vì thế càng có cơ sở tin rằng, Nhất chưa hoàn toàn sẵn sàng để "dấn thân' nhưng cái hoàn cảnh bắt buộc anh phải làm như thế! 

Cáo trạng được Viện kiểm sát nhân dân TP Đà Nẵng công bố tại phiên tòa Phúc thẩm ngày 26/6/2014 cho hay: "Từ năm 2009 đến ngày 25/5/2013, trên trang mạng cá nhân, Trương Duy Nhất đã viết, đăng tải nhiều bài viết của mình cùng một số bài viết, bình luận của người khác (11 bài do Trương Duy Nhất viết và 1 bài do người khác viết) đã có 34.186 lượt truy cập và 483 ý kiến phản hồi.Các bài viết này có nội dung không đúng sự thật, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 

 
Mặc dù đã nhiều lần cơ quan chức năng làm việc yêu cầu Trương Duy Nhất chấm dứt việc viết, đăng tải các bài viết có nội dung không đúng sự thật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước nhưng đối tượng vẫn bất chấp, tiếp tục vi phạm". (Theo Y án hai năm tù đối với bị cáo Trương Duy Nhất). 

Ngay bây giờ đây, sẽ chưa thể nào hiểu được Trương Duy Nhất sẽ tái khởi động Blog "Một góc nhìn khác' như thế nào? Liệu có giống cái cách Nhất đã làm cách đây 3 năm (trước khi bị bắt). Nhưng người viết có một niềm tin ở Nhất, rằng anh sẽ chọn được cho mình một cách làm mà vừa không dẫm lên bước đường cũ song vẫn đủ sức làm hài lòng những kẻ vẫn mong đợi ở anh. Và từ nay đến đó khoảng thời gian mà anh đang giành để nhận được những lời góp ý của bạn bè và công chúng thiết nghĩ đủ cho Nhất thực hiện điều đó. 

Nguồn: Molang0205

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bọn zãy chết điên thật rùi, ai lại đặt tượng móc cống giữa quảng trường? ( F Đàm Quỳnh Ngọc ):



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu nhân viên CIA tiết lộ lý do sát hại Che Guevara

Nguyễn Hường 



(GDVN) - Sau khi nhận ra lý do Che rời Cuba, Rodriguez đã ra quyết định sát hại nhà cách mạng này.

Cựu nhân viên tình báo CIA tham gia vào hoạt động ám sát Che Guevara, Felix Rodriguez đã lên tiếng tiết lộ về những bí ẩn liên quan tới sự kiện này trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Baltkom tối ngày 14/8, RIA Novosti đưa tin cho biết.
Theo Rodriguez, CIA ban đầu không có ý định giết Che mà đặt ra mục tiêu là vận dụng mọi nỗ lực để đảm bảo ông còn sống.
Che Guevara,  nhà lãnh đạo quân du kích và phong trào cách mạng Cuba, biểu tượng cho sự nổi dậy ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, sau khi nhận ra lý do Che rời Cuba, Rodriguez đã ra quyết định sát hại nhà cách mạng này.

"Trước khi rời Washington, CIA đã nhận lệnh phải đảm bảo mọi cách Che Guevara còn sống nếu bắt được. Sau đó, tôi nhận ra lý do Che rời Cu Ba là vì sự khác biệt về tư tưởng. Che có quan điểm giống Trung Quốc. Cu Ba lúc bấy giờ rõ ràng phụ thuộc vào Liên Xô còn Liên Xô lại không quan tâm tới việc dẫn dắt cuộc cách mạng ở Cu Ba và vì những lợi ích nó mang lại cho Trung Quốc và Mao Trạch Đông", Rodriguez nói trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Latvia.

Năm 1967, Rodriguez mang theo 2 tiểu đoàn đến Bolivia, nơi Che Guevara đang ẩn náu. Tháng 10 năm 1967, lực lượng cách mạng non trẻ của Che bị đánh bại. Che bị bắt và xử tử.

Rodriguez  đã lệnh cho người xạ thủ ngắm bắn cẩn thận để các vết thương này trông giống như thể Che đã bị giết trong một cuộc chạm súng với quân đội Bolivia, và như vậy sẽ giúp che giấu vụ ám sát bí mật. Sau đó họ còn chặt đi một bàn tay của Che gửi cho nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro nhằm uy hiếp ông.

Trong cuộc phỏng vấn với Baltkom, Rodriguez thừa nhận rằng Che đã rất tự tin khi đón nhận cái chết. Một ngày trước khi bị xử tử, Che đã yêu cầu được chụp bức ảnh cuối cùng và thúc giục Rodriguez cười khi chụp ảnh chung.

Tuy nhiên, CIA đã lừa Che bằng cách chỉ ngắm chứ không chụp khoảnh khắc đó vì lo ngại nó sẽ là bằng chứng phản lại tuyên bố giả mạo rằng Che đã chết trong một trận đấu và đưa chính phủ Bolivia lúc bấy giờ vào một tình thế khó xử.

Sau vụ hành hình, CIA đã cho công bố các hình ảnh Che nằm bất động, đôi mắt vẫn mở to vẫn còn ám ảnh tâm trí hàng triệu người đến tận ngày nay.

Trong tài liệu được giải mật gần đây gửi Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Lyndon B. Johnson, cố vấn cao cấp Walt Rostow đã gọi quyết định giết hại Che là "ngu xuẩn". Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng thừa nhận sai lầm lớn của Mỹ là đã cho công bố bức hình Che Guevara sau khi ông bị giết, nó khiến cho người ta liên tưởng "hình ảnh Chúa Giêsu chịu nạn" vì đức tin của mình./.
Nguyễn Hường
http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Cuu-nhan-vien-CIA-tiet-lo-ly-do-sat-hai-Che-Guevara-post160978.gd
Phần nhận xét hiển thị trên trang