Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Khi thiện và ác đổi ngôi

Đối thoại với GS. Nguyễn Đăng Hưng

Phóng Viên:
Thưa ông, điều gì khiến ông cho rằng xã hội hiện nay biến loạn đến mức trầm trọng?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Hằng ngày trên các trang thông tin đại chúng, đâu đâu cũng có những chuyện cướp của, giết người, vô nhân tính. Cái ác hoành hành khắp nơi, khắp chốn một cách ngang nhiên. Điều đó cho thấy kháng thể của xã hội trong cuộc chiến chống cái xấu cái ác đang bị xuống cấp trầm trọng. Chính bản thân tôi cũng có kinh nghiệm chẳng lành. Một lần khi đi rút tiền từ ngân hàng, trên đường về bằng xe gắn máy có người cố tình ép sát tôi làm tôi té ngả. Họ là một đám chuyên trấn lột người đi đường gồm 4 thành viên. Người thứ tư thừa lúc tôi đôi co với kẻ gây tai nạn lặng lẽ làm động tác móc ví. Những kẻ côn đồ này đã hành động nhanh chóng trên một đoạn đường đông đúc người đi qua lại. Đó là đoạn đường giữa ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Cách mạng tháng 8 vào lúc hơn 2 giờ chiều chứ không phải đêm hôm khuya khoắt. Rất nhiều bạn bè tôi cũng từng bị như vậy. Một vị giáo sư Bỉ qua đây dạy, ngày nghỉ ông tranh thủ đi chụp hình kỷ niệm tại sân Tao Đàn. Khi chiếc để camera vừa đặt xuống để mở túi, ông bị giật luôn. Kẻ cướp hành xử ngay chốn đông người, còn vị giáo sự nọ cũng không kịp than vãn và phỉ bác. Ông tự an ủi với tôi rằng “thôi thì cái máy của tôi cũ quá rồi, đây là dịp để mua cái mới”. Một người bạn khác, ra chợ Bến Thành bị móc ví. Ông ấy hới ha hớt hải vì mất hộ chiếu và giấy tờ tùy thân. Được một lúc sau có người vỗ vai nói nhỏ bằng tiếng Anh hẳn hoi, rằng ví của ông đang ở góc bên kia đường. Ông đi đến và thấy ví của mình đó, tiền mất nhưng may mắn là còn giấy tờ. Ông ấy hài hước: “đám ăn cướp Việt Nam văn minh đấy”.
Phóng Viên:
Nhưng ở đất nước nào cũng có những chuyện tương tự như vậy thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Ở Châu Âu những năm 1960, 1970 dường như rất ít tệ nạn. Cho tới khi bức tườngBerlinsụp đổ, dân Đông Ấu có thể tràn qua các nước Châu Âu và từ đó tệ nạn xuất hiện nhiều hơn. Bởi tệ nạn xã hội thường xuất phát nhiều ở các nước Đông Âu. Các quốc gia ở Đông Âu kinh tế kém phát triển, nền giáo dục cũng chưa cao. Khi sang Tây Âu họ thấy ở đây giàu quá, dân hiền quá, xe đạp để ngoài đường không cần khóa nên họ lấy. Nhưng vấn đề của chúng ta lại khác, tình trạng đến mức trầm trọng khi người ta sẵn sàng giết cha mẹ vì vài trăm ngàn. Hay những hành động côn đồ xảy ra giữa chợ mà không ai phản đối… đó là sự băng hoại về đạo đức.
Phóng Viên:
Vậy thưa ông, cái ác bắt đầu đến từ đâu?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Trộm, cướp… đến từ cuộc sống khó khăn nhưng sự chiếm đoạt của các ác lại nằm ở giáo dục và khi giá trị đạo đức bị hủy hoại, tha hóa rõ ràng. Bởi kinh tế khó khăn thì sau thời gian suy thoái sẽ vực dậy. Địa ốc đóng băng thì có ngày phục hồi. Đồng tiền mất già và từ giá mới sẽ vươn lên. Nhưng nền giáo dục của ViệtNam đang lầm đường lạc lối. Nền giáo dục không tạo được con người có nhân cách, có niềm tin đạo đức, biết sống lương thiện, biết sống thương yêu… Thay vào đó là từ ngay tấm bé trẻ con đã thấy một xã hội vị kỷ, thực dụng, chỉ thấy tiền là chính. Một chuyện nhỏ thế này, cô bạn tôi kể rằng, con gái mình về nhà bảo mẹ sao không mua quà bánh trung thu đến tặng cô giáo. Nếu cô giáo không tìm cách để hối thúc học sinh phụ huynh phải cung phụng mình thì tại sao đứa trẻ lại lại hỏi mẹ như vậy. Thay vì chúng ta đem ánh trăng vàng, là câu chuyện về chị Hằng nga, chú Cuội để con nít biết mơ mộng sáng tạo thì lại dạy cho chúng về lòng tham muốn vật chất. Đứa trẻ sẽ nghĩ gì về cô của nó và trong tương lai chắc chắn nếu có điều kiện đứa trẻ đó sẽ móc tiền, của bằng địa vị và chỗ đứng của mình. Đây là những chuyện mà khi chúng tôi còn học phổ thông không hề có. Và chính cô giáo kia vì hoàn cảnh xã hội, vì điều kiện kinh tế đã vô tình tiếp tay phá hoại nền giáo dục quốc dân. Đây là không còn là câu chuyện nhỏ mà là một vấn đề trầm trọng. Các em lớn lên trong một môi trường giáo dục như thế, xã hội biến chất, đảo điên như thế. Bởi vậy nên mới có chuyện con giết cha mẹ để có tiền chơi game. Đây là đỉnh điểm của sự bấn loạn rất khó tưởng tượng là có thể đi đến điểm nào tệ hơn nữa.
Khi con người không được bảo vệ
Phóng Viên:
Vậy ông có nhận xét gì khi gần đây trên nhiều tờ báo có viết về những hành động “tự xử” của người dân thay vì báo công an?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đó là hậu quả phải chờ đợi. Tội phạm không sợ bị trừng trị, không sợ bị lên án, Họ đánh mất lòng tự trọng nên thay vì xấu hổ và lo sợ chúng lại quay ra thách thức xã hội, hành hung những người dám ngăn cản mình. Từ năm 2007 khi ấy tôi tham gia giảng dạy cho lớp cao học khoa quốc tế của Trường đại học Bách Khoa. Trong số đó có một sinh viên luận văn yếu quá nên không đạt điểm. Bởi vậy tôi đề nghị ra các em làm lại để chấm lại. Tuy nhiên trong số đó có một học sinh không chịu làm mà muốn qua môn. Phụ huynh đã đến gặp nhưng tôi từ chối. Tôi bảo tôi chỉ có thể tiếp khi đã thi xong. Nhưng cũng từ đó ngày nào tôi cũng bị mấy cuộc điện thoại dọa giết, dọa đâm xe… Sau một thời gian không chịu nổi tôi báo công an, kèm với các đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện dọa nạt để công an làm rõ. Nhưng kết cục công an có làm hay không tôi không biết nhưng mặc tôi cứ giải trình vụ việc vẫn không dừng lại và ngày càng nhiều cuộc điện thoại hơn. Sau mấy tháng như vậy tôi cảm thấy rất mệt mỏi và đành tự giải quyết. Hôm ấy có vị giáo sư bạn từ Hà Nội vào tôi đã kể về chuyện này. Sau đó tôi nhờ ông nếu có cuộc điện thoại dọa nạt đến, ông hãy nghe dùm tôi. Ông hãy nói mình là công an từ Hà Nội vào giúp tôi giải quyết sự việc.Và xác định với đầu giây bên kia rằng ông đã ghi lại tất cả các cuộc điện thoại dọa nạt và biết tác giả là ai, địa chỉ ở đâu. Cho nên sắp tới sẽ có những cuộc thăm hỏi từ phía công an. Sau đó bên kia cúp máy và từ đó không bao giờ tôi còn bị làm phiền và dọa giết nữa. Tuy nhiên, cũng mất ròng rã 4 tháng trời. Câu chuyện của tôi tương tự như sự việc vừa qua, người dân Nghệ An đã đốt xe tên trộm chó. Qua những điều này cho thấy công an dần dần xa rời nhiệm vụ chính của mình là bảo vệ người dân lương thiện. Hiện trạng này ngày càng nguy ngập…
Phóng Viên:
Nghĩa là lòng tin từ dân bị mất mát thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng vậy, chưa bao giờ lòng tin của người dân mất mát ghê gớm đến thế. Từ anh lái taxi, đến anh đi xe ôm hay người thợ xắt tóc… đều mang tâm trạng lo âu về cuộc sống. Người ta lo không biết mình sẽ sống thế nào đây, thu nhập thế này có đủ sống không. Họ cũng theo dõi báo đài, họ cũng đặt niềm tin vào việc chống tham nhũng của Chính Phủ. Nhưng mọi chuyện dường như lại đâu vào đó. Điều đó cho thấy họ chờ đợi sự thay đổi mà sự thay đổi ở đây không phải thay đổi căn cơ chế độ mà ít ra thay đổi nhân sự. Những người không kiềm chế được tham nhũng không làm được gì với tham nhũng phải được thay thế, nhường chỗ cho những người giỏi hơn với quyết tâm cao hơn, với tinh thần vì dân tỏ rõ nét hơn…
Phóng Viên:
Nhưng không phải tất cả mọi câu chuyện đều giống nhau thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Thời điểm Pháp thuộc, đất nước ta bị bóc lột, dân Việt bị bần cùng hóa. Đây là lý do chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc. Hiện thực xã hội lúc đó cũng có thể là thời điểm đen tối nhưng cũng có nhà văn phản tỉnh, trí thức tả chân. Cụ thể như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố trong tác phẩm của họ tố cáo trước dư luận những tội ác của thực dân và sự cùng cực của dân tộc bị trị . Nhưng những cuốn sách ấy được xuất bản, và truyền lại cho hậu thế. Còn bây giờ tôi không thấy những cuốn sách như vậy. Không phải không có những người tài mà những cuốn sách đó khó được in ấn xuất bản một cách chính diện. Người tốt giờ đây phải co cụm lại, im lặng…
Phóng Viên:
Nghĩa giá trị và quy luật thiện thắng ác đang bị đảo ngược thưa ông? .
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng, nhưng cái ác hành hoành, người tốt, người có đạo đức, vốn là rường cột của xã hội họ lại phải lui về thúc thủ, bàn quan. Bởi vì nếu can thiệp họ sẽ gặp tai họa, gặp rắc rối. Chúng ta vẫn biết những câu chuyện về những nhà báo viết về chống tiêu cực phải vào tù, chúng ta biết những người viết ca khúc chống Trung Quốc bị bắt. Còn những người làm thất thoát hàng trăm tỷ đồng chẳng bị sao cả, có chăng cũng chỉ đi tù sơ sơ. Điều đó làm xã hội đang đi xuống chứ không phải đi lên. .
Phóng Viên:
Nhưng tại sao nhiều người nước ngoài tới Việt Nam lại bảo an ninh ở đây tốt thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Ở một số nước như Philippin, Indonesia, Pakistan, Thái Lan… thường hay có các phe quá khích hồi giáo, chống phương Tây. Người có đạo Hồi giáo theo phe quá khích oán hận các nước phương Tây vì nhiều lý do lịch sử. Họ tổ chức khủng bố trên bình diện quốc tế, nhất là trong thế giới Hồi giáo. Còn ở ViệtNamchính trị ổn định, Phật giáo hiền hòa, Công giáo cũng vậy nên người nước ngoài tới đây yên tâm là không bị khủng bố. Nhưng chuyện cướp, giật đường phố, bạo lực học đường thì ngày càng trầm trọng.
Nền giáo dục tự hoại
Phóng Viên:
Nhưng chúng ta không thể đổ hoàn toàn cho giáo dục. Bởi trong ca dao vẫn dạy “anh em như thể chân tay, thương người như thể thương thân…” Và vẫn còn nhiều tấm gương tốt trong xã hội?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Hồi cách mạng năm 1789 ở bên Pháp, giáo dục nằm trong tay nhà thờ. Cách mạng thành công, trường học được giải phóng, việc giáo dục trở thành lĩnh vực của thế nhân, chính quyền dân sự. Tuy nhiên, người Công giáo vẫn có có quyền mở lớp riêng cho họ… Những người theo đạo có quyền đi học ở mọi trường lớp và đức tin của những con chiên được nhà nước đảm bảo và tôn trọng. Xin kể một kinh nhgiệm cá nhân mà tôi đã thâu thập tại Bỉ. Tôi là người theo đạo Phật, vợ tôi là người Công Giáo. Các con tôi theo đạo bố nhưng vì trường công giáo rất nghiêm, tôi ghi tên các con theo học tiểu và trung học tại đây. Nhưng không vì thế mà chúng bị phân biệt. Ở trường con tôi đứng đầu lớp về môn học giáo lý công giáo, tuy chúng nó thưa với thầy cô là chúng nó theo đạo Phật. Những nhưng thầy cô ở đây nói rằng: Con tin vào điều gì hãy giữ vừng niềm tin đó. Đằng này chúng ta đưa chính trị vào trường học, nhồi nhét quan điểm một chiều trong trường học. Thay vì khuyến khích yêu thương nâng đỡ nhau để giải quyết các vấn đề thì có một thời ta lại khuyến khích đấu tranh để sống còn. Mà đấu tranh giai cấp là tiêu diệt kẻ thù, tiêu diệt thế lực thù địch… Thói ghen ghét, đố kỵ ở đâu cũng có, nhưng tôi có cảm nhận tại ViệtNamngày nay, những tật xấu này có phần gay gắt một cách không bình thường.
Phóng Viên:
Nghĩa là dù thế nào con người cũng phải sống với một niềm tin thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Vâng tôi có cảm tưởng niềm tin ở con người, ở tổ chức xã hội bị đánh mất. Khoảng trống không có gì bồi đắp nhất là khi lòng tin ở tâm linh bị phá vỡ hay không được vun xén nữa. Hậu quả nhãn tiền là người ta ngày càng coi trọng vật chất hơn là những giá trị tinh thần. Đã có một thời, không xa lắm, những giá trị tâm linh, tôn giáo bất cứ từ xu hướng nào bị bài bác. Thái độ vị kỹ, thực dụng trở thành bao trùm. Phạm trù thần linh phai mờ trong tâm thức con người và dần dần lòng tham lam của thân xác, của dục vọng sẽ không có gì ngăn cản nữa. Lương tâm con người chìm xuống, cái ác lên ngôi. Chẳng những kỷ cương xã hội bị phá vỡ mà luân thường đạo lý gia đình tan biến. Đây chính là hậu quả phải chờ đợi của việc đánh mất niềm tin, xoá bỏ đức tin…
Phóng Viên:
Nghĩa vấn đề nằm từ gốc chứ không phải ngọn thưa ông?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng thế. Một một lớp học tiểu học, sự giàu nghèo thể hiện ngay trong ăn mặc, trong những tiệc sinh nhật của từng đứa trẻ. Những đứa trẻ con nhà giàu có nếu không được dạy phải thương bạn, tôn trọng bạn, chúng sẽ ra sao khi trưởng thành. Những đứa trẻ nghèo khó luôn tự hỏi tại mẹ sao không mua cho con áo đẹp, tại sao mẹ không mua cho con cặp đẹp. Tất cả những cái đó nếu không được giải tỏa bằng các bài học thường trực hàng ngày thì lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của một đời người. Giáo dục thường thức, giáo dục công dân đang có vấn đề. Tuổi trẻ xao nhãn học văn, ngán gẫm học sử vì bài học, vì sách giaó khoa quá ư cứng nhắc, một chiều, không hấp dẫn, không sinh động. Giới trẻ ngày nay không biết sử ta, nhưng khi mở ti vi lên, khắp mọi kênh chiếu toàn phim Trung Quốc. Tình trạng này đang dẫn đến tai hoạ trước mắt là tuổi trẻ ta hiểu biết lịch sử Trung Quốc hơn là lịch sử ViệtNam. Đó là điều không thể chấp nhận được.
Phóng Viên:
Bởi vậy ông cho rằng xã hội hiện nay giống một câu chuyện cổ tích mà kết thúc là thảm họa?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Tôi nói có ngoa đâu. Ba tôi, những người cùng thời với ông cả đời đi theo cách mạng. Trên đôi vai của họ là những vì sao, là khát vọng về một xã hội công bằng, là dân tộc độc lập, tự do và hạnh phúc. Lý tưởng sống ngày đó là tổ quốc trên hết, mình vì mọi người mọi người vì mình. Còn bây giờ mọi thứ lại dường như đi ngược lại hết. Ai có nhiều quyền người ấy có nhiều lợi ích nhất. Chứ người dân chân lấm tay bùn thì chẳng có gì để tham nhũng.
Phóng Viên:
Vậy theo ông, bài học trường trực trong nhà trường phải nói về yêu thương?
GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng,
Đúng vậy, ở trường hiện nay tôi thấy ít có chủ trương dạy con thương yêu cha mẹ. Chỉ thấy dạy yêu tổ quốc nhưng người Việt Nam cũng như các dân tộc khác, căn bản là gia đình. Trẻ con phải được dạy yêu thương cái nôi là yêu cha mẹ, yêu anh em, yêu ông bà rồi mới yêu cái cây đa, yêu cái đình làng, cánh đồng lúa chin, con sông nho nhỏ uốn quanh làng quê, con đường phố rợp bóng mát cây xanh, rồi mới đến yêu tổ quốc với tất cả những yếu tố văn hoá, lịch sử đi theo: Tuyên ngôn độc lập của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du…. Vì với trẻ con tổ quốc là điều gì rất mông lung. 5, 6 tuổi biết thế nào là tình yêu tổ quốc. Tuổi này nó cần bàn tay ấm áp của mẹ, sự vuốt ve của cha, sự nâng đỡ của anh và bài học giáo dục mỗi ngày ở nhà, ở trường cũng phải thường xuyên như vậy. Nhưng dường như bài học thương yêu, đề cao những tâm hồn cao thượng, tình tương thân tương ái, nhiễu điều phủ lấy giá gương, thương người như thể thương thân, đã bị làm cho mờ nhạt từ lâu. Một môi trường như vậy mà bạo lực không xuất hiện mới là điều lạ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỰ DỐI TRÁ BAO GIỜ CŨNG PHẢI TRẢ GIÁ, CHỈ CÓ SỰ THẬT MỚI CẢM HÓA ĐƯỢC LÒNG NGƯỜI!

Một trong những đám xâm lược Trung Cộng bị bắt làm tù binh tháng 2. 1979






Trước hết xin kể câu chuyện đời thường. Hai vợ chồng một người khá giả không có con, đã nhờ môi giới xin được một đứa bé trai sơ sinh, nhưng giấu tông tích, cứ nhận là con đẻ của mình. Khi chàng trai 23 tuổi, làm ăn thành đạt, thì chính người môi giới khi xưa nói cho cậu biết: mẹ đẻ cậu đang sống nghè đói, bênh tật, sắp chết, cậu nên gặp mẹ. Cậu được đưa về gặp người mẹ nghèo ở một làng quê hẻo lánh. Mẹ đã kể lại hồi con gái ra phố làm giúp việc và trót dại nên có con. Mẹ mong con tha thứ, vì lúc đó không có cách nào, phải cho con đi và về quê sống trong tủi nhục… Nhưng mẹ đã kịp cắt một nhúm tóc của con và một mảnh băng rốn để mang theo mình cho đến nay, hy vọng có ngày tìm lại con… Người con đã bàng hoàng trước sự thật, xúc động không biết nhường nào, đem mẹ đi bệnh viện chạy chữa… Và chàng trai ấy đã vô cùng oán giận, thậm chí nguyền rủa, xúc phạm năng nề, không thể tha thứ cho sự ích kỷ, dối trá của cha mẹ nuôi. Phải hàng năm sau, bình tĩnh lại, được nhiều người khuyên nhủ, nhất là mẹ đẻ, cậu mới lấy lại thăng bằng, để đối xử đúng mực với cha mẹ nuôi. Nhưng mặc cảm về việc bị “lừa dối” vẫn khó xóa đi được.
Ngược lại, ở phương Tây, những người cha mẹ nuôi luôn nói rõ nguồn gốc xuất thân của con nuôi. Hơn nữa họ còn tìm mọi cách để con nuôi tìm về nguồn cội, duy trì văn hóa của quê hương… Những người con nuôi ấy vẫn tìm về cha mẹ đẻ và càng kính trọng biết ơn cha mẹ nuôi hơn. Họ đã không bị lừa dối. Chỉ có sự thật mới thực sự cảm hóa lòng người... Đấy là chuyện một con người, còn chuyện của cả một dân tộc sẽ lớn biết chừng nào!
Bản thân tôi cũng đã bị lừa dối nhiều chuyện, trong đó có chuyện về quan hệ của Trung quốc đối với Việt Nam, bởi sự che dấu của nhà nước ta. Tôi đã phải tự mình tìm ra sự thật để hiểu rõ tâm địa những người cầm quyền Trung hoa được coi là “đồng chí, anh em” khi mình đã ngoài 70 tuổi! Tôi cũng như chàng thanh niên nọ, vô cùng phẫn nộ trước sự che đậy, dối trá và khó có lý do gì để tha thứ được. Tôi xin trích lại một đoạn trong bài viết đã đăng trên trang Buaxite ngày 03/3/2011, nói về hai sự việc, tôi mới hiểu về những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam.
03/03/2011
Nghiên cứu động cơ để hiểu bản chất hành động, bản chất con người
… Vấn đề nghiên cứu động cơ chính trị, động cơ trong hoạt động đối ngoại hết sức quan trọng, nhưng cả về lý thuyết cũng như thực tế, không biết ở ta đã và đang được tiến hành ở mức nào. Bản thân tôi chưa được tiếp xúc với công trình nghiên cứu chính thống nào về vấn đề này. Gần đây được đọc một vài tài liệu mới thực sự hiểu ra một số hành động của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam mà từ trước vẫn mơ hồ.
Nhớ lại, sau Hiệp định Genève 1954, hòa bình lập lại ở Việt Nam, bọn thanh thiếu niên chúng tôi suốt ngày múa hát “thắm thiết tình Việt – Trung - Xô”, cứ tưởng Trung Quốc với mình là anh em, đồng chí, hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của Việt Nam … Đến khi đọc lời giới thiệu cuốn “Trung Quốc và việc giải quyết cuộc xung đột lần thứ nhất ở Đông Dương’’ do Francois Joyaux, một nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp, đồng thời là một chuyên gia về Trung Quốc biên soạn, được hoàn thành vào tháng 3 năm 1979,“đúng vào thời điểm tập đoàn phản động Bắc Kinh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc nước ta”. Cuốn sách này được Nhà xuất bản Thông tin lý luận dịch, xuất bản vào tháng 3 năm 1981. Chỉ đọc lời giới thiệu cuốn sách trên blog anhbasam ngày 31/12/2010 đã thấy rõ: Trung Quốc “đi đêm” với Pháp và Mỹ để ép Việt Nam phải ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương theo kịch bản của Trung Quốc. Vì “…việc tiến hành thương lượng về Đông Dương hoàn toàn đáp ứng các lợi ích dân tộc của Trung Quốc: làm dịu tình hình căng thẳng ở Viễn –đông cần thiết cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc, gạt bỏ nguy cơ can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột ở Đông Dương, tạo khả năng cho Trung Quốc chấm dứt được sự bài xích của phương Tây, chứng tỏ Trung Quốc là một cường quốc trên sân khấu thế giới và tạo cơ hội cho Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán thương mại với phương Tây”. Trung Quốc còn vì nhiều mục tiêu khác:“…Trung Quốc rõ ràng tán thành chia cắt lâu dài, Việt Nam, tán thành sự tồn tại của phía nam Trung Quốc nhiều quốc gia đa dạng. Cho nên Bắc Kinh đã hạn chế các yêu sách của Việt Minh ở hội nghị Giơnevơ, đặc biệt đã gây sức ép với Việt Nam dân chủ cộng hoà phải giảm bớt “tham vọng” đối với miền nam Việt Nam và đối với các nước khác ở Đông Dương, để tạo nên một sự cân bằng mới ở ngay Việt Nam và cả trên bán đảo Đông Dương. Ý đồ của Bắc Kinh còn ở chỗ là “bị cắt mất vùng lúa gạo thừa thãi ở Nam Kỳ, Bắc Việt chỉ còn có thể hướng về Trung Quốc để bổ sung nguồn thực phẩm còn thiếu”…; “Chiến lược của Bắc Kinh rõ ràng là muốn Đông Dương bị xé ra thành nhiều nước nhỏ ,”đa dạng” về chính trị, dễ dàng bị Trung Quốc chi phối và buộc phải đi theo quỹ đạo của giới cầm quyền Bắc Kinh. Cho nên Bắc Kinh ngầm tán thành sự tồn tại lâu dài của một Nhà nước Nam Việt Nam, duy trì các chính phủ vương quốc ở Lào và Campuchia. Đó chỉ là một sự nối tiếp chính sách của các đế chế Trung Hoa”.(13). Nhớ lại những ngày Trung Quốc hết lời ca ngợi Việt Nam đánh Mỹ và “hết lòng chi viện”…, thì có một nhà báo phương Tây đã nói “Trung Quốc muốn ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Họ quá thâm hiểm, động cơ sâu kín thật! Đúng là “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”!
Còn Trung Quốc tiến đánh Việt Nam tháng 2 năm 1979, tôi cứ nghĩ chủ yếu do họ cay cú vì bị Việt Nam giúp nhân dân Campuchia nổi dậy, lật đổ tập đoàn Khơ me đỏ Pôn-pốt, tay sai của họ, nên họ “dạy cho Việt Nam một bài học” theo kiểu côn đồ: “Mày đánh con ông, thì ông đánh bố mày”… Hóa ra không phải thiển cận, nông cạn như vậy! Chỉ khi đọc bài “Một gương mặt khác của Lưu Á Châu” do Dương Danh Di dịch nốt phần bài nói của vị tướng đang nổi danh của Trung Quốc phân tích về “những đóng góp to lớn của quân GPND Trung Quốc cho cải cách mở cửa” là tiêu diệt cuộc biểu tình của sinh viên Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6 năm 1989 và tiến hành “cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979” mới rõ cái động cơ sâu xa của giới lãnh đạo Trung Quốc. Lưu Á Châu nói: “Một lần nữa là cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979 và sau đó là cuộc chiến đấu tại "Lưỡng Sơn" (tức vùng Pháp Ca Sơn). Đặc biệt là cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam năm 1979, rất nhiều đồng chí chúng ta không nhận thức được ý nghĩa của cuộc chiến tranh này (…) Chúng ta cần xem xét cuộc chiến này từ góc độ chính trị. Ý nghĩa của chiến tranh luôn luôn ở ngoài chiến tranh. Cuộc chiến tranh này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để cho hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là bọn Mỹ. Năm 1978 đồng chí Tiểu Bình được phục hồi, tháng 1 năm 79 thăm Mỹ, tháng 2 đánh nhau. Xem xét từ chính trị thấy, trận đánh này không đánh không được. Vì sao vậy? Sau khi đồng chí Tiểu Bình phục hồi ý tưởng chiến lược cải cách mở cửa Trung Quốc đã hình thành trong tim gan đồng chí, muốn thực hiện ý tưởng chiến lược đó cần phải xây dựng được quyền uy tuyệt đối trong đảng. Phải đánh một trận. Lúc đó "lũ bốn người" vừa bị đập tan, những người có tư tưởng cực tả trong đảng chống Đặng càng chống đường lối và chính sách của ông hơn. Muốn cải cách cần phải có quyền uy. Biện pháp nhanh nhất để xây dựng quyền uy là đánh nhau….
Người Mỹ sau khi hao binh tổn tướng tả tơi nhếch nhác rút khỏi Việt Nam, đồng chí Tiểu Bình đã nói, chúng ta cho Việt Nam bài học. Lúc đó Việt Nam chạy theo ai? Chạy theo Liên Xô, lúc đó đồng chí Tiểu Bình phát động cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam là đã vạch ranh giới giữa Trung Quốc với cái gọi là mặt trận xã hội chủ nghĩa Liên Xô… Mười năm trước đồng chí Tiểu Bình đã nhìn rõ điểm này, dùng cuộc chiến tranh đó để vạch rõ ranh giới với anh… Vừa rồi tôi nói trận đánh này cũng là đánh vì người Mỹ, có nghĩa là nói để cho người Mỹ hả giận. Có chứng cứ không? Có. Ngày hôm kia đồng chí Tiểu Bình vừa rời Nhà Trắng Mỹ về thì ngày hôm sau đánh. Vì sao muốn để người Mỹ hả giận? Người Mỹ vừa vỡ đầu sứt tai chạy khỏi Việt Nam. Vì sao chúng ta phải làm cho họ hả giận? Thực ra điều đó cũng không phải vì Mỹ mà là vì chúng ta vì cải cách mở cửa. Trung Quốc muốn cải cách mở cửa mà không có viện trợ của phương Tây đứng đầu là Mỹ là không có khả năng. Đánh trận này, viện trợ kinh tế, viện trợ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả viện trợ quân sự và tiền vốn sẽ không ngừng chảy vào Trung Quốc. Thời kỳ trăng mật Trung Mỹ dài tới 10 năm, mãi đến ngày 6 tháng 4 năm 1989 mới có dấu chấm. Trận đánh đó mang lại cho Trung Quốc cái gì? Mang lại cho Trung Quốc rất nhiều thời gian, rất nhiều nguồn vốn, rất nhiều kỹ thuật… Vì thế có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc đã được cất lên từ cuộc chiến tranh này…”(14)
Nghiên cứu động cơ quả là khó, nhưng “cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng tòi ra”. Lưu Á Châu ở trong “ruột” của Đặng Tiểu Bình, “tòi ra” như thế, khó có ai phân tích cho ta hiểu rõ động cơ thực sự của việc Trung Quốc “dạy Việt Nam” bài học năm 1979, rõ hơn như thế…
Tôi xin nhắc lại: nhưng người dối trá sẽ phải trả giá. Chỉ khi biết rõ sự thật, người ta mới có suy nghĩ chín chắn, trưởng thành lên về mọi mặt và có thái độ ứng xử cân bằng, đúng đắn.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Một trong những đám xâm lược Trung Cộng bị bắt làm tù binh tháng 2. 1979


SỰ DỐI TRÁ BAO GIỜ CŨNG PHẢI TRẢ GIÁ,

CHỈ CÓ SỰ THẬT MỚI CẢM HÓA ĐƯỢC LÒNG NGƯỜI!




Mấy ngày nay tôi có vài việc lu bu, không xem tivi, đọc tin trên mạng đều, nhưng cũng biết sáng ngày 16/02/2014, tại Hồ Gươm Hà Nội, có nhiều người đã tham gia cuộc tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chống quan xâm lược Trung quốc bành trướng vào đầu năm 1979. Tôi không tham gia được, chi kịp gửi lời qua trang web của TS Nguyên Xuân Diện để bày tỏ lòng ngưỡng mộ và biết ơn đến mọi người đã tham gia cuộc tưởng niệm đó. Hôm nay con bé cháu gái học lớp 6 hỏi: “Sao quân Trung quốc đánh mình, lại không được kỷ niệm?...” Tôi thấy cần viết vài dòng về điều này, không thể để cho dân ta, con cháu ta mơ hồ về một cuộc chiến tranh như thế được.
Trước hết xin kể câu chuyện đời thường. Hai vợ chồng một người khá giả không có con, đã nhờ môi giới xin được một đứa bé trai sơ sinh, nhưng giấu tông tích, cứ nhận là con đẻ của mình. Khi chàng trai 23 tuổi, làm ăn thành đạt, thì chính người môi giới khi xưa nói cho cậu biết: mẹ đẻ cậu đang sống nghè đói, bênh tật, sắp chết, cậu nên gặp mẹ. Cậu được đưa về gặp người mẹ nghèo ở một làng quê hẻo lánh. Mẹ đã kể lại hồi con gái ra phố làm giúp việc và trót dại nên có con. Mẹ mong con tha thứ, vì lúc đó không có cách nào, phải cho con đi và về quê sống trong tủi nhục… Nhưng mẹ đã kịp cắt một nhúm tóc của con và một mảnh băng rốn để mang theo mình cho đến nay, hy vọng có ngày tìm lại con… Người con đã bàng hoàng trước sự thật, xúc động không biết nhường nào, đem mẹ đi bệnh viện chạy chữa… Và chàng trai ấy đã vô cùng oán giận, thậm chí nguyền rủa, xúc phạm năng nề, không thể tha thứ cho sự ích kỷ, dối trá của cha mẹ nuôi. Phải hàng năm sau, bình tĩnh lại, được nhiều người khuyên nhủ, nhất là mẹ đẻ, cậu mới lấy lại thăng bằng, để đối xử đúng mực với cha mẹ nuôi. Nhưng mặc cảm về việc bị “lừa dối” vẫn khó xóa đi được.
Ngược lại, ở phương Tây, những người cha mẹ nuôi luôn nói rõ nguồn gốc xuất thân của con nuôi. Hơn nữa họ còn tìm mọi cách để con nuôi tìm về nguồn cội, duy trì văn hóa của quê hương… Những người con nuôi ấy vẫn tìm về cha mẹ đẻ và càng kính trọng biết ơn cha mẹ nuôi hơn. Họ đã không bị lừa dối. Chỉ có sự thật mới thực sự cảm hóa lòng người... Đấy là chuyện một con người, còn chuyện của cả một dân tộc sẽ lớn biết chừng nào!
Bản thân tôi cũng đã bị lừa dối nhiều chuyện, trong đó có chuyện về quan hệ của Trung quốc đối với Việt Nam, bởi sự che dấu của nhà nước ta. Tôi đã phải tự mình tìm ra sự thật để hiểu rõ tâm địa những người cầm quyền Trung hoa được coi là “đồng chí, anh em” khi mình đã ngoài 70 tuổi! Tôi cũng như chàng thanh niên nọ, vô cùng phẫn nộ trước sự che đậy, dối trá và khó có lý do gì để tha thứ được. Tôi xin trích lại một đoạn trong bài viết đã đăng trên trang Buaxite ngày 03/3/2011, nói về hai sự việc, tôi mới hiểu về những người lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam.
03/03/2011
Nghiên cứu động cơ để hiểu bản chất hành động, bản chất con người
… Vấn đề nghiên cứu động cơ chính trị, động cơ trong hoạt động đối ngoại hết sức quan trọng, nhưng cả về lý thuyết cũng như thực tế, không biết ở ta đã và đang được tiến hành ở mức nào. Bản thân tôi chưa được tiếp xúc với công trình nghiên cứu chính thống nào về vấn đề này. Gần đây được đọc một vài tài liệu mới thực sự hiểu ra một số hành động của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam mà từ trước vẫn mơ hồ.
Nhớ lại, sau Hiệp định Genève 1954, hòa bình lập lại ở Việt Nam, bọn thanh thiếu niên chúng tôi suốt ngày múa hát “thắm thiết tình Việt – Trung - Xô”, cứ tưởng Trung Quốc với mình là anh em, đồng chí, hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của Việt Nam … Đến khi đọc lời giới thiệu cuốn “Trung Quốc và việc giải quyết cuộc xung đột lần thứ nhất ở Đông Dương’’ do Francois Joyaux, một nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp, đồng thời là một chuyên gia về Trung Quốc biên soạn, được hoàn thành vào tháng 3 năm 1979,“đúng vào thời điểm tập đoàn phản động Bắc Kinh tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc nước ta”. Cuốn sách này được Nhà xuất bản Thông tin lý luận dịch, xuất bản vào tháng 3 năm 1981. Chỉ đọc lời giới thiệu cuốn sách trên blog anhbasam ngày 31/12/2010 đã thấy rõ: Trung Quốc “đi đêm” với Pháp và Mỹ để ép Việt Nam phải ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương theo kịch bản của Trung Quốc. Vì “…việc tiến hành thương lượng về Đông Dương hoàn toàn đáp ứng các lợi ích dân tộc của Trung Quốc: làm dịu tình hình căng thẳng ở Viễn –đông cần thiết cho sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc, gạt bỏ nguy cơ can thiệp của Mỹ vào cuộc xung đột ở Đông Dương, tạo khả năng cho Trung Quốc chấm dứt được sự bài xích của phương Tây, chứng tỏ Trung Quốc là một cường quốc trên sân khấu thế giới và tạo cơ hội cho Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán thương mại với phương Tây”. Trung Quốc còn vì nhiều mục tiêu khác:“…Trung Quốc rõ ràng tán thành chia cắt lâu dài, Việt Nam, tán thành sự tồn tại của phía nam Trung Quốc nhiều quốc gia đa dạng. Cho nên Bắc Kinh đã hạn chế các yêu sách của Việt Minh ở hội nghị Giơnevơ, đặc biệt đã gây sức ép với Việt Nam dân chủ cộng hoà phải giảm bớt “tham vọng” đối với miền nam Việt Nam và đối với các nước khác ở Đông Dương, để tạo nên một sự cân bằng mới ở ngay Việt Nam và cả trên bán đảo Đông Dương. Ý đồ của Bắc Kinh còn ở chỗ là “bị cắt mất vùng lúa gạo thừa thãi ở Nam Kỳ, Bắc Việt chỉ còn có thể hướng về Trung Quốc để bổ sung nguồn thực phẩm còn thiếu”…; “Chiến lược của Bắc Kinh rõ ràng là muốn Đông Dương bị xé ra thành nhiều nước nhỏ ,”đa dạng” về chính trị, dễ dàng bị Trung Quốc chi phối và buộc phải đi theo quỹ đạo của giới cầm quyền Bắc Kinh. Cho nên Bắc Kinh ngầm tán thành sự tồn tại lâu dài của một Nhà nước Nam Việt Nam, duy trì các chính phủ vương quốc ở Lào và Campuchia. Đó chỉ là một sự nối tiếp chính sách của các đế chế Trung Hoa”.(13). Nhớ lại những ngày Trung Quốc hết lời ca ngợi Việt Nam đánh Mỹ và “hết lòng chi viện”…, thì có một nhà báo phương Tây đã nói “Trung Quốc muốn ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Họ quá thâm hiểm, động cơ sâu kín thật! Đúng là “bề ngoài thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao”!
Còn Trung Quốc tiến đánh Việt Nam tháng 2 năm 1979, tôi cứ nghĩ chủ yếu do họ cay cú vì bị Việt Nam giúp nhân dân Campuchia nổi dậy, lật đổ tập đoàn Khơ me đỏ Pôn-pốt, tay sai của họ, nên họ “dạy cho Việt Nam một bài học” theo kiểu côn đồ: “Mày đánh con ông, thì ông đánh bố mày”… Hóa ra không phải thiển cận, nông cạn như vậy! Chỉ khi đọc bài “Một gương mặt khác của Lưu Á Châu” do Dương Danh Di dịch nốt phần bài nói của vị tướng đang nổi danh của Trung Quốc phân tích về “những đóng góp to lớn của quân GPND Trung Quốc cho cải cách mở cửa” là tiêu diệt cuộc biểu tình của sinh viên Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 4 tháng 6 năm 1989 và tiến hành “cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979” mới rõ cái động cơ sâu xa của giới lãnh đạo Trung Quốc. Lưu Á Châu nói: “Một lần nữa là cuộc đánh trả tự vệ đối với Việt Nam năm 1979 và sau đó là cuộc chiến đấu tại "Lưỡng Sơn" (tức vùng Pháp Ca Sơn). Đặc biệt là cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam năm 1979, rất nhiều đồng chí chúng ta không nhận thức được ý nghĩa của cuộc chiến tranh này (…) Chúng ta cần xem xét cuộc chiến này từ góc độ chính trị. Ý nghĩa của chiến tranh luôn luôn ở ngoài chiến tranh. Cuộc chiến tranh này của đồng chí Đặng Tiểu Bình là đánh để cho hai người xem, một là Đảng Cộng sản Trung Quốc, hai là bọn Mỹ. Năm 1978 đồng chí Tiểu Bình được phục hồi, tháng 1 năm 79 thăm Mỹ, tháng 2 đánh nhau. Xem xét từ chính trị thấy, trận đánh này không đánh không được. Vì sao vậy? Sau khi đồng chí Tiểu Bình phục hồi ý tưởng chiến lược cải cách mở cửa Trung Quốc đã hình thành trong tim gan đồng chí, muốn thực hiện ý tưởng chiến lược đó cần phải xây dựng được quyền uy tuyệt đối trong đảng. Phải đánh một trận. Lúc đó "lũ bốn người" vừa bị đập tan, những người có tư tưởng cực tả trong đảng chống Đặng càng chống đường lối và chính sách của ông hơn. Muốn cải cách cần phải có quyền uy. Biện pháp nhanh nhất để xây dựng quyền uy là đánh nhau….
Người Mỹ sau khi hao binh tổn tướng tả tơi nhếch nhác rút khỏi Việt Nam, đồng chí Tiểu Bình đã nói, chúng ta cho Việt Nam bài học. Lúc đó Việt Nam chạy theo ai? Chạy theo Liên Xô, lúc đó đồng chí Tiểu Bình phát động cuộc đánh trả tự vệ Việt Nam là đã vạch ranh giới giữa Trung Quốc với cái gọi là mặt trận xã hội chủ nghĩa Liên Xô… Mười năm trước đồng chí Tiểu Bình đã nhìn rõ điểm này, dùng cuộc chiến tranh đó để vạch rõ ranh giới với anh… Vừa rồi tôi nói trận đánh này cũng là đánh vì người Mỹ, có nghĩa là nói để cho người Mỹ hả giận. Có chứng cứ không? Có. Ngày hôm kia đồng chí Tiểu Bình vừa rời Nhà Trắng Mỹ về thì ngày hôm sau đánh. Vì sao muốn để người Mỹ hả giận? Người Mỹ vừa vỡ đầu sứt tai chạy khỏi Việt Nam. Vì sao chúng ta phải làm cho họ hả giận? Thực ra điều đó cũng không phải vì Mỹ mà là vì chúng ta vì cải cách mở cửa. Trung Quốc muốn cải cách mở cửa mà không có viện trợ của phương Tây đứng đầu là Mỹ là không có khả năng. Đánh trận này, viện trợ kinh tế, viện trợ khoa học kỹ thuật, bao gồm cả viện trợ quân sự và tiền vốn sẽ không ngừng chảy vào Trung Quốc. Thời kỳ trăng mật Trung Mỹ dài tới 10 năm, mãi đến ngày 6 tháng 4 năm 1989 mới có dấu chấm. Trận đánh đó mang lại cho Trung Quốc cái gì? Mang lại cho Trung Quốc rất nhiều thời gian, rất nhiều nguồn vốn, rất nhiều kỹ thuật… Vì thế có thể nói, bước đi đầu tiên của cải cách mở cửa Trung Quốc đã được cất lên từ cuộc chiến tranh này…”(14)
Nghiên cứu động cơ quả là khó, nhưng “cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng tòi ra”. Lưu Á Châu ở trong “ruột” của Đặng Tiểu Bình, “tòi ra” như thế, khó có ai phân tích cho ta hiểu rõ động cơ thực sự của việc Trung Quốc “dạy Việt Nam” bài học năm 1979, rõ hơn như thế…
Tôi xin nhắc lại: nhưng người dối trá sẽ phải trả giá. Chỉ khi biết rõ sự thật, người ta mới có suy nghĩ chín chắn, trưởng thành lên về mọi mặt và có thái độ ứng xử cân bằng, đúng đắn.
Hà Nội, ngày 18/02/2014

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bớt đấu hót từ cả hai phía đi cho bà con nhờ!

ĐÀM PHÁN TPP - LỢI ÍCH QUỐC GIA PHẢI LÀ TRÊN HẾT!


HẢI TRANG
Hiện nay, hội nhập quốc tế đang mở ra những điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.Trong đó, đàm phán TPP đang là một trong những hoạt động đối ngoại kinh tế đặc biệt quan trọng của nước ta.Các hoạt động đàm phán cho Hiệp định này đang được nỗ lực thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.
Từ trái sang: Bộ trưởng Ngoại thương và du lịch Peru Magali Silva, Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Singapore Lim Hng Kiang và Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Quốc Khánh trong buổi họp báo sau đàm phán (TPP)tại Lahaina, Maui, Hawaii chiều 31-7 - Ảnh: Reuters
Đàm phán đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản). Đàm phán TPP hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, bao gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những vấn đề phi thương. Tuy nhiên so với đàm phán gia nhập WTO trước kia, đàm phán TPP có nhiều điểm khác biệt. Đó là, nếu như WTO chỉ đàm phán về thị trường hàng hóa, dịch vụ, một số vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, thì trong đàm phán TPP, bên cạnh các vấn đề trên, các vòng đàm phán còn đề cập cả vấn đề mua sắm chính phủ, vấn đề lao động, môi trường, vấn đề doanh nghiệp nhà nước... 
Nếu như Hiệp định WTO mang tính đàm phán một chiều, Việt Nam phải mở cửa thị trường cho các nước thành viên WTO và không có quyền đòi hỏi họ mở cửa cho mình thì Hiệp định TPP là một hiệp định “có đi có lại” nên các nước muốn mình mở thị trường cho họ và họ cũng mở thị trường cho Việt Nam. 
Chính vì vậy, hoạt động đàm phán TPP diễn ra hết sức khó khăn, đặt ra nhiều thách thức đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam.Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành đang hết sức nỗ lực để thúc đẩy mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa các phiên đàm phán TPP. Người dân cả nước, nhất là cộng đồng doanh nghiệp đang hết sức quan tâm, theo dõi rất sát các tiến triển của đàm phán TPP. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một bộ phận những đối tượng chống đối, cơ hội, lúc nào cũng hô hào “đấu tranh cho dân chủ”, “vì lòng yêu nước” nhưng lại đang có những hành động phá hoại nỗ lực đàm phán TPP của Việt Nam. Mới đây, trên blog danlambao, các đối tượng này đã đăng tải bài viết hết sức ấu trĩ, lộ rõ bản chất của những kẻ cơ hội, bịp bợm như “phân tích cái hại của bỏ phiếu thuận giúp cộng sản Việt Nam vào TPP” hay “vài suy nghĩ về 5 lá phiếu thuận cho Việt Nam gia nhập TPP”. Với tư cách là một công dân Việt Nam, một người con đất Việt, bất kỳ ai cũng muốn đất nước mình ngày càng phát triển, cường thịnh, vươn mình ra thế giới.Chúng ta cũng càng tự hào hơn khi Việt Nam ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế.
Nhưng ở đây, với những luận điệu xuyên tạc, méo mó, các đối tượng “dân chủ” lại đang chà đạp lên lợi ích của quốc gia, dân tộc và nhân dân Việt Nam. Điều này quả thực rất mâu thuẫn với những khẩu hiệu hô hào lâu nay của chúng, nào là “vì lòng yêu nước”, nào là “đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền”… Rõ ràng, bản chất của chúng chỉ là những kẻ cơ hội, sống chộp giật, vì lợi ích cá nhân. Mục đích của chúng là dùng những cáo buộc, những luận điệu xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp người đấu tranh cho nhần quyền, công lý… để hòng kêu gọi Mỹ và các nước phương Tây gây sức ép với Việt Nam trong đàm phán TPP. Như mới đây việc Chí Xồm (Nguyễn Chí Tuyến) đã đăng tải nhiều ảnh và bài viết vu cáo Công an giả danh đánh côn đồ đánh bị thương phải nhập viện để hòng gây sự chú ý, can thiệp từ bên ngoài, để các đối tượng khác tha hồ tung hứng, té nước theo mưa.
Nhưng chúng không biết rằng trong chính sách “xoay trục chiến lược” trở lại châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đang ra sức củng cố quyền lực và tranh giành sức ảnh hưởng với sự nổi lên ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc tại khu vực này. Chính Mỹ là quốc gia mời Việt Nam tham gia Hiệp định TPP, bởi lẽ Việt Nam là nước có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.
Cũng cần phải nhìn nhận rằng, Việt Nam luôn thiện chí, nỗ lực đàm phán TPP để tranh thủ các điều kiện bên ngoài để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ đó đem lại nhiều lợi ích cho người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ở bất kỳ thời kỳ nào, lợi ích quốc gia luôn là vấn đề cốt lõi và bất biến.Việt Nam kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu và hoạt động sử dụng sức ép về chính trị, nhất là sử dụng các cáo buộc thiếu căn cứ về tình hình dân chủ nhân quyền Việt Nam trong đàm phán. Trong bất kỳ hoạt động đối ngoại nào, chủ quyền quốc gia cần được tôn trọng và các bên không được cân thiệp vào công việc nội bộ của nhau. 
Do đó, việc các đối tượng “dân chủ” giả hiệu đang sử dụng các cáo buộc phi lý, trắng trợn về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam để gây sức ép với Nhà nước là điều hoàn toàn huyễn hoặc, làm cản trở bước phát triển của đất nước.
Đọc thêm:
-         Hiệp định thương mại khu vưc thế hệ mới (http://danlambaovn.blogspot.fr/2015/08/hiep-inh-thuong-mai-khu-vuc-he-moi.html#more)

-         Đàm phán TPP bế tắc vào phút chót (http://news.zing.vn/Dam-phan-TPP-be-tac-vao-phut-chot-post564709.html)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc tấn công của đồng đôla Mỹ - Kỳ cuối: "Đế chế lừa dối" và cuộc chiến hủy hoại nước Nga

Sức mạnh của đồng USD theo truyền thống được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự và các đòn bẩy bí mật khác. Tại hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 tháng 11/2014, Tổng thống Mỹ đã nói tới niềm tin vào dân chủ, rằng khi những người bạn của chúng ta cần sự trợ giúp, Mỹ xuất hiện để giúp đỡ.

Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall nói thẳng: "Do thế giới chỉ có 1 siêu cường, Mỹ có trách nhiệm đặc biệt, mà chúng ta vui mừng chấp nhận. Chúng ta cũng đã quen với vai trò thống trị quân sự của Mỹ, điều được xem là đương nhiên".
Những kẻ toàn cầu hóa đi theo con đường của Napoleon và Hitler. Phương Tây, đứng đầu là Mỹ, trong khuôn khổ liên minh NATO - toàn cầu, vốn phổ biến trên toàn thế giới nhờ sự trợ giúp của vũ khí, hy vọng áp đặt một thế giới đơn cực và các chuẩn mực của mình, theo cách có lợi cho họ.
Đồng USD đã chứng tỏ toàn bộ sức mạnh của mình và vào cuối năm 2014 đạt mức cao nhất trong 5 năm qua so với đồng tiền 10 đối tác thương mại lớn của Mỹ, trong đó có Nhật Bản, Canada, khu vực đồng euro, cũng như Anh, Thụy Điển và Thụy Sĩ. Dollar Spot Index, do Bloomberg xác lập, đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2009. Nguyên nhân là kinh tế Mỹ, không giống như hầu hết các nước đối tác khác, đang trên đà phát triển.
 Cuộc tấn công của đồng đôla Mỹ - Kỳ cuối:  Đế chế lừa dối và cuộc chiến hủy hoại nước Nga
 
Chiếm vị trí hùng mạnh nhất trên toàn cầu trong lịch sử nhân loại, Mỹ bước vào kỷ nguyên tiến hành các thảm họa quân sự tốn kém trên toàn thế giới. Tiêu hàng tỷ USD. Trong cuộc phiêu lưu của mình, Washington gắn chặt với các đồng minh, trước tiên là châu Âu, để không chỉ Mỹ mà các đồng minh của họ cũng phải chi tiền. Vì thế kinh tế Mỹ là một trong số vài điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm, tuy nhiên nó không thể tồn tại được khi mọi đối tác xung quanh đang suy thoái (Nhật Bản), bên bờ vực suy thoái (châu Âu), giảm sút (Trung Quốc).
Đế chế đồng USD còn là đế chế lừa dối. Theo các chuyên gia độc lập, khối lượng USD hiện nay trên thực tế chỉ đủ trả cho chưa quá 5% hàng hóa và dịch vụ. USD là thứ bong bóng ảo có thể nổ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên bong bóng này vẫn được phủ lớp vỏ bảo vệ về quân sự, thông tin và dường như không có điểm yếu.
Giáo sư kinh tế danh tiếng của Đại học tổng hợp New York, Nouriel Roubini, cho rằng chỉ nhờ sự may mắn, các rủi ro địa chính trị - "Trung Đông rực cháy, cuộc xung đột Nga-Ukraine, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, dịch bệnh Ebola và biến đổi khí hậu toàn cầu" - mới không dẫn tới sự hủy hoại về tài chính. Mỹ ngày nay chỉ còn cửa sổ cơ hội rất hẹp để các đồng minh của nước này không tỏa ra nhiều hướng khác nhau, họ rất cần một sự khiêu khích mới - thậm chí lớn và đẫm máu hơn trước. Các nhà thiết kế chính sách USD đã đi tới con đường cùng. Nợ công của Mỹ vượt ngưỡng 17.000 tỷ USD, hay gần 55.000 USD cho mỗi công dân, kể cả trẻ em, người khuyết tật, người già, người thất nghiệp, và vô gia cư.

Tuy nhiên tổng số nợ, kể cả nợ của các bang, khu đô thị, xí nghiệp, công dân được đánh giá ở mức 60.000 tỷ USD, hay 190.000 USD cho mỗi công dân Mỹ. Để giữ cho nó không đổ vỡ, người ta cần một phương tiện duy nhất - chiến tranh với sự tham gia của tối đa các nước. Lý tưởng là một cuộc chiến tranh giữa các nước BRICS, ở qui mô lớn hơn các cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Iraq, Libya và Syria không đảm bảo được kết quả mong muốn.
Nợ công của Mỹ vượt ngưỡng 17.000 tỷ USD, hay gần 55.000 USD cho mỗi công dân
Nợ công của Mỹ vượt ngưỡng 17.000 tỷ USD, hay gần 55.000 USD cho mỗi công dân
Cứu Mỹ chỉ có thể bằng cách sử dụng chiến tranh làm suy yếu các quốc gia hàng đầu trên thế giới để nhận được danh mục đơn hàng từ các nước tham chiến, và sau chiến tranh - loại bỏ các hậu quả, khôi phục các khu vực và cơ sở bị tổn hại. Và đương nhiên là tiếp tục bá chủ thế giới.
Với Nga, cuộc tấn công của đồng USD có mục đích chính là hủy hoại nước Nga. Theo truyền thống, Mỹ và Nga đang tiến hành một cuộc chiến nóng ở Ukraine, "theo ủy quyền" của các bên tham chiến, đỉnh điểm phía trước cuộc chiến này là chiến tranh kinh tế. Theo như cách nói của Napoleon, chiến tranh trước tiên là doanh nghiệp tài chính lớn.
Tuy nhiên, việc thể hiện quyền lực vô hạn của đồng USD đối với Nga khác hẳn với người Kurd, Serb, Arập và các dân tộc khác. Sự khác biệt này dẫn tới lòng hận thù và giận dữ của phương Tây. Và có thể kết luận rằng không thể tấn công Nga mà không bị trừng phạt.
Theo TTK/baotintuc.vn

Phần nhận xét hiển thị trên trang