Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Có ý kiến cho rằng bài này ô Nhị nói còn chung chung, chưa có gì mới, cụ thể..Nhưng không phải không đáng đọc.

Câu hỏi Việt Nam phải giải ngay bây giờ
Tác giả: Nguyễn Minh Nhị (Cựu Chủ tịch tỉnh An Giang)
Sắp tới nếu Việt Nam tham gia TPP thì gần như tham gia vào tất cả các sân chơi, có doanh nghiệp, có ngành, địa phương nào hình dung được mình sẽ làm gì chưa? Câu hỏi này cần được giải ngay từ bây giờ.
Theo dõi chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 06 – 10/7, và đọc bài trả lời phỏng vấn của ông Hoàng Bình Quân trên báo Nhân dân điện tử ngày 13/7/2015, tôi cảm giác toại nguyện về “chuyến đi lịch sử” của TBT, và nhận thấy bước đi của hai quốc gia “cựu thù” sau 20 năm bình thường hóa quan hệ rất nhịp nhàng, vừa phải và vững chắc. Điều đó được thể hiện trong cuộc hội đàm lịch sử 11 giờ 10 ngày 7/7/2016 (giờ Washington).

“Chúng ta đã giải phóng chính mình”

Tính lịch sử, quan trọng không phải vì kéo dài hội đàm thêm hơn 50% thời gian dự kiến mà vì những vấn đề quan trọng nhất hai bên đã đạt được: Công nhận tính chính danh của hai chế độ chính trị ở hai quốc gia trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; cùng nhau “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.

Tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, chống mọi hành động bạo lực, cường quyền trong quan hệ quốc tế…Đặc biệt là sự quan tâm về các tranh chấp biển đảo có ảnh hưởng đến chủ quyền các quốc gia ở khu vực và giao thông hàng hải hàng không quốc tế. Hợp tác kinh tế, khoa học – công nghệ, văn hóa – giáo dục, an ninh – quốc phòng v.v…

Theo Trưởng ban Đối ngoại TƯ Hoàng Bình Quân thì đó là cuộc “hội đàm cho tương lai”. Nói cho tương lai là vì, đáng lý nó đã xảy ra cách đây 70 năm khi Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi 14 thư cho lãnh đạo nước Mỹ, trong đó có Tổng thống Truman đề nghị được “hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”, nhưng lịch sử đã có “những bước đi oái oăm” và đau đớn để rồi nay mới thành hiện thực. Như cựu Tổng thống Bill Clinton nói trong tiệc chiêu đãi TBT Nguyễn Phú Trọng ngày 7/7: Chúng ta đã giải phóng chính mình!

Cả hai phía đều phải vượt lên bao khó khăn, nhất là sự nhất trí trong nội bộ mỗi nước và trong bối cảnh quan hệ quốc tế đầy phức tạp. Nhưng nhờ có những nhà lãnh đạo, những dân biểu, những nhà ngoại giao tài năng và thiện chí của cả hai phía như Võ Văn Kiệt – Bill Clinton, Nguyễn Cơ Thạch, Lê Mai, Giôn Mắc Kên, Giôn Ke- ri …tiên phong mở đường, để hôm nay có cuộc gặp lịch sử Nguyễn Phú Trọng – Barack Obama, khép lại một trang sử có “những bước đi oái oăm” đầy đau thương cho hai quốc gia, mở ra một chương mới cho quan hệ hai nước.



TT Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục của Nhà trắng ngày 7/7.Ảnh: AP

Để có cuộc “hội đàm cho tương lai” hôm nay, người ta ghi nhận được những hoạt động bận rộn gần đây của phía Hoa Kỳ nhằm tạo ra sự đồng thuận cao trong chính giới và dư luận Mỹ. Nếu ví chuyến đi của TBT như đem chuông đi đánh xứ người thì phải nói là lần nầy chuông thanh và ngân xa. Và tiếng vọng lại cũng làm dư luận XH an tâm, thanh thản!

Cũng cần nhắc lại là trước khi đoàn TBT đi Hoa Kỳ thì TT Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến công du và dự Hội nghị thượng đỉnh các nước sông Mê- Kông tại Nhật và được Nhật Hoàng tiếp kiến. Đây là cơ chế hợp tác mà các nước trong vùng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, có hiệu quả của CP Nhật từ nhiều năm nay. Lần này Nhật hứa giúp khoảng 06 tỷ USD trong năm 2015, trong đó Việt Nam được hơn 03 tỷ là có ý nghĩa rất đặc biệt.

Nếu nhìn rộng ra, việc Iran và các nước Thường trực HĐBA + Đức đạt thỏa thuận về chương trình hạt nhân Iran có tính lịch sử ngày 14/7 và gần đây, Mỹ – Cu Ba đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao sau 50 năm thù địch, đối đầu, thì tất cả điều đó đã nói lên, tính chủ đạo trong quan hệ quốc tế bây giờ là hòa bình, hòa giải, hòa hợp, hội nhập và hợp tác. Mọi sự cưỡng lại đều lạc điệu và đáng bị lên án.

Câu hỏi cần được giải ngay

Chúng ta đánh giá cao nỗ lực của Chính quyền Obama vượt lên mọi khó khăn, nghịch cảnh để thu xếp được cuộc “hội đàm cho tương lai” thành công tốt đẹp. Không quên sự nỗ lực phi thường, dũng cảm của những nhà lãnh đạo, nhà ngoại giao, lãnh đạo lão thành cách mạng Việt Nam vượt qua thử thách, chấp nhận khác biệt với “các cựu thù”, đứng phía sau và cùng TBT, cùng toàn Đảng toàn dân ghi những dòng sử mới tại ĐH XII của Đảng như cố TBT Trường Chinh và các đồng chí của ông hồi đó làm nên một ĐH VI lịch sử – Đổi mới!

Có ai nghĩ rằng nay Việt Nam đứng đầu các nước ASEAN đưa hàng hóa vào Hoa Kỳ? Sắp tới nếu Việt Nam tham gia TPP thì gần như tham gia vào tất cả các sân chơi, có doanh nghiệp, có ngành, địa phương nào hình dung được mình sẽ làm gì chưa? Câu hỏi này cần được giải ngay từ bây giờ.

Thắng lợi, thuận lợi nào không có khó khăn, nhưng từ 2016 trở đi cái khó của Việt Nam là cùng một lúc ta mở ra các thị trường thuộc phạm vi toàn cầu, trong khi một thị trường như “ao nhà” là khối ASEAN mà ta trầy trật bao năm nay vẫn “ổn định” ở vị trí nhóm ASEAN 7. Cuối ĐH XI mọi rào cản cho hội nhập toàn cầu cơ bản đã gỡ ra về mặt quan điểm, tư tưởng. Còn vai trò con người – tổ chức và chính sách là do ĐH XII quyết định, mà thời gian không còn nhiều.

Nhưng có một điều cơ bản, muốn hội nhập sâu hơn thì không phải chờ đến ĐH, mà ngay bây giờ vừa chuẩn bị Việt Nam có thể vừa làm ngay cái trong thẩm quyền gọi là “tái cấu trúc kinh tế”. Phải tăng sức ngay, khẩn cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì họ đã và đang bị che chắn bởi “các ông lớn” quốc doanh và các doanh nghiệp “thân hữu”. Quyền sở hữu đất đai và vai trò “nhạc trưởng” (trọng tài) của các Bộ phải được ĐH XII cụ thể hóa thêm.

Chúng ta phải tập trung chuyên chính nhà nước vào trật tự kinh tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, quyền sở hữu trí tuệ…, để không thua trên sân nhà. Mảng an ninh chính trị vững chắc nhất là lòng dân, phải giữ được sự an dân để có sức mạnh đấu tranh, hội nhập và hợp tác quốc tế. Chính quyền Obama là một ví dụ cần tham khảo trong việc tranh thủ sự đồng thuận của nhân dân Hoa Kỳ với các chính sách đối nội và các quyết định đối ngoại lịch sử.

Sự kiện ngày 7/7/2015 tại Phòng bầu dục Nhà trắng Hoa kỳ với cái bắt tay của Tổng Bí thư và Tổng thống của hai quốc gia cựu thù như khép lại quá khứ đau thương, hận thù, nghi kỵ và với “hội đàm cho tương lai”, hai nước Việt – Mỹ sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, như TBT Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai!

http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/250648/cau-hoi-viet-nam-phai-giai-ngay-bay-gio.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lệnh bắt tạm giam đối với nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GPBank)

Ngày 17/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã tiến hành thực hiện quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam đối với nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn Cầu (GPBank)
Cùng với đó, căn cứ vào kết quả điều tra, C46 cũng đã khởi tố vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại GPBank”.
Theo đó, ông Tạ Bá Long – nguyên Chủ tịch HĐQT GPBank và ông Đoàn Văn An – nguyên Phó Chủ tịch HĐQT GPBank đã bị bắt tạm giam, khởi tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định đình chỉ quyền và nghĩa vụ của ông Tạ Bá Long đối với chức danh Chủ tịch và Thành viên HĐQT GPBank và đình chỉ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT của GPBank đối với ông Đoàn Văn An.
Nguyên Chủ tịch và Phó Chủ tịch GPBank đã bị bắt ngày 17/7 về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 
GPBank là trường hợp ngân hàng TMCP thứ 3 được Ngân hàng Nhà nước công bố mua lại với giá 0 đồng sau Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNBC) và Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). 
Theo NHNN, ngay từ năm 2012 qua thanh tra NHNN đã phát hiện nhiều yếu kém, rủi ro trong hoạt động của GPBank. Ngân hàng thua lỗ trong kinh doanh, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành kém hiệu quả. 
Ba năm qua GPBank được tạo điều kiện để tự tái cơ cấu, song ngân hàng này đã không trình được phương án khả thi và tiếp tục bộc lộ nhiều yếu kém. Do vậy, NHNN đã đưa GPBank vào diện kiểm soát đặc biệt, đồng thời yêu cầu thuê tổ chức độc lập kiểm toán và định giá tài sản để xác định giá trị thực của vốn điều lệ, từ đó tăng vốn đảm bảo an toàn hệ thống đúng quy định. 
Căn cứ kết quả kiểm toán và định giá độc lập, NHNN đã yêu cầu GPBank tổ chức ĐHCĐ bất thường để thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ, đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định. Tuy nhiên, sau 3 lần tổ chức, ĐHCĐ bất thường của GPBank không thành công, ngân hàng cũng không đề xuất được các giải pháp khả thi về tăng vốn điều lệ để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định theo yêu cầu của NHNN.

Trường Giang
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Kim Jong Un công khai thách thức Bắc Kinh, lộ rõ mâu thuẫn

Dù đã nhận chức gần 4 tháng, Đại sứ Trung Quốc tại Triều Tiên vẫn không được lãnh đạo Kim Jong Un tiếp kiến. Điều này hé lộ những rạn nứt nghiêm trọng trong quan hệ Trung-Triều.
Triều Tiên đang tỏ thái độ thù địch rõ rệt với Trung Quốc?
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Tờ JoongAng Ilbo (Hàn Quốc) ngày 16/7 cho hay, hồi tháng 3/2015, đại sứ Trung Quốc tại Triều Tiên Lý Tiến Quân đã nhận chức vụ tại Bình Nhưỡng. Ngày 30/3, ông Lý đã trình quốc thư lên Chủ tịch Quốc hội CHDCND Triều Tiên.
Mặc dù Lý Tiến Quân đã chính thức chuyển lời mời Bí thư thứ nhất Ủy ban quốc phòng Triều Tiên Kim Jong Un tham dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II vào ngày 3/9 tới tại Bắc Kinh, song đến nay ông Lý vẫn không hề được ông Kim tiếp kiến.
Bình Nhưỡng cũng không hề đưa ra bất kỳ phản ứng nào về khả năng Kim Jong Un sẽ tới Bắc Kinh vào tháng 9.
Theo JoongAng Ilbo, quan chức cao cấp Bộ ngoại giao Hàn Quốc hôm 15/7 tiết lộ: “Hiện nay Triều Tiên đang có thái độ khá thù địch đối với Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh mà nói, điều này giống như một mối đe dọa.”
Quan chức này cho biết thêm, để đạt được sự ổn định về địa chính trị, Trung Quốc gần như chỉ có thể… chấp nhận việc duy trì chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
“Biết được điều đó nên ông Kim Jong Un đã mạnh tay thách thức Bắc Kinh.” – ông này cho biết.
Một báo cáo của Viện nghiên cứu thống nhất (Hàn Quốc) hồi đầu năm 2015 phân tích hiện trạng và triển vọng quan hệ Trung-Triều.
Báo cáo cho biết: “Quy định 4 tiêu chuẩn lớn trong quan hệ Trung-Triều là giao lưu quan chức cấp cao, xác nhận quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác kinh tế cùng viện trợ, thỏa thuận vấn đề an ninh chính trị.
Tuy nhiên, trong năm 2014, cả 4 hạng mục trên đều không hề được khởi động.”
Đến nay Kim Jong Un vẫn "không thèm" tiếp kiến Đại sứ Trung Quốc Lý Tiến Quân, dù ông Lý đã nhận chức từ tháng 3.
Đến nay Kim Jong Un vẫn “không thèm” tiếp kiến Đại sứ Trung Quốc Lý Tiến Quân, dù ông Lý đã nhận chức từ tháng 3.
Ngoài việc không tổ chức hội đàm thượng đỉnh song phương, hoạt động kỷ niệm 53 năm ký kết hiệp ước hữu nghị Trung-Triều tháng 7/2014 và kỷ niệm 65 năm xây dựng quan hệ ngoại giao song phương cũng bị hủy bỏ.
Đặc biệt, trong năm 2014, Bình Nhưỡng có hàng loạt động thái “thoát Trung” và tìm cách kết nối với quốc tế.
Cụ thể, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su Yong lần đầu tiên được cử tới tham dự hội nghị của Đại hội đồng LHQ sau 15 năm gián đoạn.
Bí thư phụ trách đối ngoại của Đảng Lao động Triều Tiên Kang Sok Ju cũng được lãnh đạo Kim Jong Un cử đi công du châu Âu vào tháng 9/2014 và tích cực triển khai hàng loạt hoạt động ngoại giao.
JoongAng Ilbo cho hay, thông thường nếu muốn đi ra nước ngoài từ Triều Tiên đều phải đổi chuyến bay quốc tế tại sân bay Bắc Kinh. Nhưng trong 2 năm trở lại đây, các quan chức Triều Tiên công du qua đây cũng “phớt lờ” chính phủ Trung Quốc.
Sau khi ông Tập Cận Bình chính thức lên giữ chức chủ tịch Trung Quốc vào tháng 2/2013, Bình Nhưỡng đã không ngần ngại tiến hành vòng thử hạt nhân thứ 3, khiến quan hệ song phương “nổi sóng ngầm”.
Trung Quốc “tiến thoái lưỡng nan”
Giáo sư ĐH Yonsei (Hàn Quốc)
Moon Chung In
Trong khi Trung Quốc chưa thể ‘kiểm soát’ được Triều Tiên, Hàn Quốc buộc phải thể hiện vai trò tích cực hơn để giúp Bắc Kinh phát huy vai trò của mình ở bán đảo Triều Tiên. Chỉ có sự hợp tác của Trung-Hàn mới buộc Triều Tiên phải có sự điều chỉnh.
Sự rạn nứt giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng lên đến đỉnh điểm sau vụ Triều Tiên thanh trừng ông Jang Song Thaek, “quyền lực số 2″ của Triều Tiên khi đó và là một trong số lãnh đạo “thân Trung Quốc” của nước này.
Các nhà phân tích Hàn Quốc đánh giá, quỹ đạo quan hệ Trung-Triều đã “hoàn toàn bị cắt đứt” sau vụ xử tử ông Jang.
Cùng với việc “đòn bẩy” Trung Quốc mất tác dụng đối với Triều Tiên, những áp lực mà Mỹ và phương Tây tạo ra cho Bình Nhưỡng cũng dần trở nên vô nghĩa.
Vụ thanh trừng ông Jang Song Thaek (trái) khiến quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng rạn nứt nghiêm trọng.
Vụ thanh trừng ông Jang Song Thaek (trái) khiến quan hệ Bắc Kinh-Bình Nhưỡng rạn nứt nghiêm trọng.
Nhà nghiên cứu Jin Kai thuộc Viện nghiên cứu quốc tế ĐH Yonsei (Hàn Quốc) đánh giá: “Hiện nay Trung Quốc đang gửi thông điệp tới Triều Tiên rằng sẽ không còn ‘thái độ thân thiện miễn phí’ từ nước này.
Bắc Kinh sẽ không đóng vai trò ‘lá chắn hoãn binh’ giúp Triều Tiên để bị dư luận quốc tế ‘ném đá’ như vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc tháng 3/2010 và vụ nã pháo lên đảo Yeonpyeong (Hàn Quốc) tháng 11/2010 nữa.”
Ông Kim nhận định, có thể xem sự lạnh nhạt hiện tại trong quan hệ Trung-Triều là “tình trạng thông thường mới” khi hiện trạng này đã trở nên không còn lạ lẫm.
Tuy nhiên, trên thực tế Trung Quốc cũng ở vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
JoongAng Ilbo dẫn lời quan chức ngoại giao Hàn Quốc cho biết: “Sự e ngại của Bắc Kinh xuất phát từ việc họ không nắm bắt được con người nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Trước đây, Trung Quốc còn có thể trao đổi thông tin với Bình Nhưỡng thông qua các quan chức cấp cao được gọi là ‘bộ ba hạt nhân’ của Triều Tiên.

Tuy nhiên, hiện giờ Bắc Kinh cũng không thể xác định được nhóm này có còn tồn tại hay không.”
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ẢNH NGHỆ THUẬT 3D PHÁT SÁNG

.

John Poppleton – nghệ sĩ tài hoa đến từ Wellsville Utah, Mỹ – gây chú ý khi cho ra đời loạt tranh phong cảnh tuyệt đẹp trên cơ thể người có thể phát sáng trong bóng tối.
John đã theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh trong gần 20 năm, nên ông muốn các tác phẩm của mình phải đạt độ chân thực cao nhất.
Những tác phẩm của John luôn tôn vinh vẻ đẹp của con người và thiên nhiên.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không cần quan tâm họ viết cái gì, nếu viết được nhà văn cứ viết. Chưa in được khi này sẽ ra sách khi khác, cách khác. Không có ai bị tù vì viết sách thời nay đâu!

Tướng TQ ‘đã ra sách về trận Lão Sơn’


17-07-2015
 Blogger Phạm Viết Đào đã thăm lại chiến trường cũ Vị Xuyên và chụp hình với người địa phương
Blogger Phạm Viết Đào đã thăm lại chiến trường cũ Vị Xuyên và chụp hình với người địa phương
“Chúng tôi biết rằng trận Lão Sơn này, Trung Quốc gọi là Lão Sơn ấy, chính đích thân tướng Lưu Á Châu là con rể của Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm, đã viết rất nhiều cuốn sách,” trong khi ở Việt Nam chỉ gần đây mới được nói đến trận đánh, theo blogger Phạm Viết Đào từ Hà Nội.
Trả lời tại Tọa đàm trên mạng Google+ do BBC Tiếng Việt chủ trì hôm 16/7, ông Phạm Viết Đào còn nói:
“Chính Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã viết thư tay Lưu Á Châu vào lấy tài liệu.”
“Chính quyển tiểu thuyết này đã được một Tạp chí của Việt Nam là Hồn Việt (Tạp chí thuộc Hội nhà văn Việt Nam) giới thiệu,”
“Tôi đã phản ánh rất dữ việc tại sao một Tạp chí của Việt Nam giới thiệu một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc viết về Lão Sơn, trong khi chúng tôi là những người nhà văn muốn viết thì không ai được viết.”
“Và nhà văn Đào Thắng có nói với tôi chuyện này về chính ông Đỗ Mười khi gặp nhà văn Hữu Thỉnh. Và ông Đào Thắng cũng khuyến khích ‘Tại sao các anh không viết (về) Chiến tranh Biên giới?”
“Thì ông Đào Thắng nói: ‘Bây giờ bác về hưu rồi, chúng tôi đang là người ở đây, thì chúng tôi thấy khó, không thể viết được.”
“Rõ ràng cuộc chiến tranh Lão Sơn, phía Trung Quốc, theo thông tin tôi nhận được, rất nhiều báo mạng Trung Quốc nói rất nhiều.

Mặt trận Vị Xuyên

Ngày 12/7 năm nay, truyền thông Việt Nam lại có nhiều bài nhắc về trận đánh biên giới với Trung Quốc năm 1984 tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang.
Là người đã thăm lại chiến trường cũ Vị Xuyên và chụp hình với người địa phương, nay ông Phạm Viết Đào cho hay:
“Và những thông tin đầu tiên tôi viết trên blog của tôi là tôi dựa vào báo mạng của Trung Quốc do anh Hà Minh Thành (ở) Nhật Bản thông tin cho tôi rằng dịch một tài liệu từ một trang mạng Trung Quốc nói về trận Lão Sơn.
“Và sau đấy BBC có đưa lại và trở thành một dư luận lần đầu tiên người ta biết chiến tranh Vị Xuyên là tôi nghĩ rằng phía Trung Quốc, người ta nói rất nhiều về trận này.
“Còn phía Việt Nam tại sao lại không làm chuyện này, thì thời gian qua, sau khi tôi lên tìm hiểu và tôi là một trong những người cùng với Thiếu tướng Lê Duy Mật, chúng tôi đã quyết liệt kiến nghị 5 điểm phải đưa cuộc chiến tranh này vào tất cả các thứ, thì sau đấy đã được hưởng ứng.
“Và hiện nay chúng tôi cũng nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ gửi cho Bộ Quốc phòng và sắp tới chúng cũng sẽ tiếp tục làm việc về việc này và hiện nay tất cả những kiến nghị của chúng tôi đã được các cơ quan của chính quyền nói…
“Hiện nay báo chí, rất mừng là năm 2014, 2015 đã nói nhiều đến Vị Xuyên, thì tất cả cái đó phải nói là từ việc blog của tôi đưa lên và BBC là người sau đây tiếp sức đưa sự kiện của trận Lão Sơn ấy lên.
“Rõ ràng, phía Việt Nam, trách nhiệm (im lặng về trận Vị Xuyên) thuộc về ai thì cái đó chúng ta phải tìm, vì hiện nay chúng tôi thấy báo chí đã đưa, các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước cũng đã đặt vấn đề này ra rồi.
“Bây giờ thì người ta thấy đấy là một cuộc chiến tranh lớn, còn vì sao có cuộc chiến Lão Sơn, thì có lẽ (đó là công việc của) các nhà sử học,” ông Đào nói với Tọa đàm của BBC ‘Từ Vị Xuyên 1984 tới Biển Đông 2015′ giữa tháng 7/2015.

‘Mặt trận ác liệt nhất’

Về độ ác liệt của mặt trận Vị Xuyên, nhà văn, blogger Phạm Viết Đào nói thêm với Tọa đàm:
“Trung Quốc năm 1984, 1985, tập trung đến tận 27 sư đoàn như lời của tướng Lê Duy Mật nói.”
Còn Đại tá Phạm Hữu Thắng, từ Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, khẳng định trận Vị Xuyên là một trận chiến ‘ác liệt’ nhất trong cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung vốn kéo dài một thập niên, bắt đầu từ ngày 17/2/1979.
Ông nói:
“Cuộc chiến Vị Xuyên là cuộc chiến đấu được coi là ác liệt nhất ở toàn bộ tuyến biên giới mà sau khi Trung Quốc tấn công tháng 2/1979 và đã bị đẩy lui về phía bên kia biên giới.
“Sau đó, cuộc xung đột biên giới vẫn diễn ra cho đến năm 1988.
“Cuộc chiến Vị Xuyên từ giữa năm 1984, mùa hè 1984 cho đến hết 1985, được coi là giai đoạn ác liệt nhất.
“Và không chỉ ác liệt ở chỗ Vị Xuyên mà còn ác liệt của cả tuyến biên giới,” Đại tá Phạm Hữu Thắng khẳng định tại Tọa đàm của BBC.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

DẬP MẬT


Hắn bảo:
 - Trông anh già đi nhiều nhưng càng già  lại càng giống nghệ sĩ . 
 Hắn thuộc lớp đàn em. Tôi và anh nó mới là bạn học. Thấm thoắt đã hơn 30 năm còn gì. Ở cái thị trấn bé tẹo quê tôi , chúng tôi chơi thân và quen thuộc nhau từ nhỏ  . Nó ríu rít mừng rỡ , nhận ra tôi và hẹn xong đám cuới , hai anh em đi uống cafe.

 Xong đám cưới , nó vồn vã đến kéo tôi đi . Ngó nghiêng mãi , rồi chúng tôi tấp vào một quán có vẻ yên tĩnh . Chuyện ngày xưa , chuyện ngày nay nổ như bắp rang . Chốc chốc điện thoại nó lai nổi nhạc. Nó nói :
 - Con bé " rau sạch ", đang trên đường đến đây ,  cho nó làm quen với anh luôn .
Tôi hỏi nó : 
 - Vợ mày không biết à?
 - Biết thế nào được . Hôm nay có hơi men rồi , vào nhà nghỉ bình dân , ghé chợ, mua một bịch trái cây mang theo là xong ," đập một gậy " , chiều tối lai về với vợ . Bên Bình Thạnh , có chỗ tắm tiên , hôm nào em dẫn anh đi cho biết . 
 -  Phụ nữ có linh cảm nhay bén hơn các máy tính hiện có trên thế giới , đừng chủ quan mà...mà chén dĩa nằm trên nóc nhà đó chú em. Mày tài thật . con bé bao nhiêu tuổi, làm gì?
 - Nó kém em 14 tuổi , đang làm QC cho một công ty liên doanh Nhật bản .Em  quen nó gần 3 năm rồi. Nó và gia đình mới biết em có vợ 2 nhóc , mấy tháng nay à.  Nó không đủ can đảm chia tay, nên dùng dằng. Nó cũng bảo , lỡ yêu rồi . Ráng chu tất  việc nhà cho êm thấm , đừng để xảy ra chuyện gì là đươc ...Mà lương em , sáu triệu tư , đưa cho bà ấy hết năm rồi, còn lại chỉ đủ xăng xe , ăn sáng. Kiếm thêm chút nào thì chơi chút đó , không thì nó bao sân...
 Số thằng này sướng thật. Lương lậu bấy nhiêu mà  coi bộ thoải mái quá chừng. Tuổi hồi xuân . Testosteron - Nội tiết tố nam - xem ra hoạt động mạnh. Bao giờ đàn ông mới đến tuổi..." mãn kinh nam"?...
 - Đây rồi . Nó đứng dậy  và vội ra cổng dắt xe cho người đẹp. Cả hai dùng dằng to nhỏ gì đó khá lâu phía bên ngoài. Quán xá lưa thưa nên trông hai đứa rõ mồn một.
 Cô bé gật đầu chào, còn hắn thì liến thoắng : 
 - Giới thiệu với anh , đây là bà xã em . Còn đây là ông anh bạn học trên anh 4 lớp . Nãy giờ hai anh em đang kể chuyện về quê nhà.
 Cô bé trẻ hơn so với tuổi . Đôi mắt lúng liếng như có nước. Nhìn cách ăn măc , tôi liên tưởng đến câu châm ngôn : " Những nguời đàn bà  ăn măc diêm dúa ,cầu kỳ , có phần lòe loẹt ,  thuờng là tính khí thất thường , sáng nắng chiều mưa., hay lý sự, thích nổi trội nơi đám đông " . Thằng này giỏi lắm mới chiều được lòng  người đẹp .  Cô ta mấy lần nhìn tôi cười . Nụ cười với đôi môi hơi mỏng thật khó quên .  
 - Anh chịu em làm mai cho mấy chị trong công ty , hơn em chừng dăm tuổi thôi anh . Chưa chồng thì không  có , mà bỏ chồng có mấy chị xấp xỉ bốn mươi. Nhìn anh còn phong độ lắm mà.
 Tôi cười . Lấy lý do sắp đến giờ bóng đá , trận Việt nam - Malaixia, nên chủ động bắt tay từng đứa để về. Cầm tay cô gái hơi lâu , nói mấy câu tếu táo , rồi cùng hắn bước ra cửa quán đón xe buyt về . Tôi nói với hắn :
 - Dập mật đó chú em.
Hắn tỏ ra ngô nghê không hiểu . 
 -  Tương quan lực lượng , Con bé mạnh hơn chú mày nhiều , coi chừng dập mật !
Hắn cười rạng ngời như vừa bắt được vàng .
 - Hôm nay em xin lỗi anh vì nó eo sèo từ hồi trưa tới giờ , không đi cùng anh cho nghĩa tình trọn vẹn được. Mà anh cũng tìm lấy một người chứ? Mai mốt em dẫn anh đi , thế nào cũng phải hòanh tráng.  
 - Lại lăn tăn  . Ráng về sớm với vợ con . Aí tình mà, cho nó đói khát thì nó sống , cho nó đầy đủ thì nó chết  . Mày vào với nó đi ! Tao về đây , xe đến rồi.
 Ngồi trên xe , hình ảnh cô gái tuổi ngoài 30 , "rau sạch "của thằng bạn , cứ lởn vởn hiện lên. Cái bắt tay cô gái hơi lâu , ám ảnh mông lung với bao nhiêu suy nghĩ. Bàn tay phụ nữ , dày và lòng bàn tay đầy  thế kia là người có nhu cầu tình dục cao. Với đôi mắt lúng liếng đầy nước thế kia nữa  thì ...thằng kia dập mật là cái chắc.

                                                                    DẬP MẬT
 Cô con gái lấy chồng Đài Loan , bà mẹ hồ hởi khôn xiết .  Bà cũng biết con gái mình là hơi  đỏng đảnh , không biết cái kia có còn không , mà thằng chồng nó nhìn kỹ tính lắm. Bọn Đài rất quan trọng trinh tiết. Vì thế , trước đêm tân hôn , bà goi con gái ra , đưa cho chiếc khăn và dăn dò :
- Đêm động phòng , con chủ động trải chiếc khăn ra giường trước măt chồng con nhé. Rồi lén ra ngoài bàn học của em con , lấy lọ mực đỏ , lén vẩy nó lên , vừa phải thôi , nhớ chưa.
 Cô con gái vâng dạ , ôm bà hôn thật kêu !
 Đêm đến , do trong nhà tối , lúynh quýnh thế nào  lọ mực đỏ không lấy lại lấy nhầm lọ mực xanh đen . 
 Sáng ra thằng chồng Đài Loan nhìn chiếc khăn mà há hốc ngạc nhiên , pha chút sợ hãi. Trong lúc vợ thì vùi đầu  trốn vào chiếc mền , mắc cỡ , anh chồng Đài đành cầm khăn ra  huơ tay , nhí nhố chỉ trỏ hỏi me vợ. Bà mẹ nhìn thấy vết loang xanh đen cũng hốt hỏang không kém :
 - Nó sao rồi ? thế này thì... dập mật con bà rồi chứ còn gì nữa thằng...kia! Đây là mật dính ra chứ còn gì nữa !
                                                                                                Tháng 12 / 2010                                                                                        ***************

Vẫn là chuyện của nó, nên viết tiếp vào đây.
 Hồi ở quê, hắn thường lẽo đẽo theo chân bọn đàn anh như chúng tôi đã lộ rõ sự nhanh nhẹn , tháo vát ; lộ rõ là một tay điếu đóm cừ khôi luôn làm vui lòng các anh. Anh hắn lúi húi làm cái Đàn bầu , mày mò chơi được mấy bản khá hay . Trong đó có bản  " Nón bài thơ" và  " Tấm áo mẹ vá năm xưa" như là bài tủ, mỗi lần tụ tập dù  không yêu cầu cũng  ngân lên trong đêm vắng. Mới 11 tuổi , nhưng hắn đã cảm nhận thấy tiếng đàn không trầm mà thanh chưa thực sự hay là nguyên do sử dụng cái lon sữa bò. Vứt cái lon sữa bò của anh , hắn mày mò tìm một khúc cây rỗng ruột , mất hai buổi cọc cạch chế tác chỉ bằng đục và dao , cái đàn bầu vang lên giọng trầm và ấm .  Tiếng đàn bầu sâu lắng , thiết tha và ngọt ngào mỗi đêm thanh vắng ở miền quê nghèo thấm vào tuổi thơ chúng tôi như một thứ phiêu diêu quyến rũ...
 Mấy năm sau chúng tôi vẫn thỉnh thoảng gặp nhau.Tôi cứ thắc mắc là với mức lương vừa đủ sinh hoạt , hắn vẫn có kinh phí để cặp bồ ? Cái khoản tình phí này vốn không hề nhỏ . Một thời gian sau, thấy nó lại cặp kè với cô khác trong một lần gặp. Hỏi nó - Cô kia sao rồi ? Nó cười - Báo cáo anh , buông áo em ra cho em lấy chồng rồi. Nghĩ đến nó là bất chợt lại nghĩ đến bài thơ .
                                    Đàn ông thường thích ăn quà
                                    Ăn quà rồi lại về nhà ăn cơm
                                    Măm cơm như thể nhai rơm
                                    Cho nên mới phải vừa cơm vừa quà.
 Về khoản này , các anh chịu thua chú. Không những về vấn đề sức khỏe mà còn là sự khéo léo, dẻo dai.Đàn ông thường có những đam mê , nhưng đam mê của hắn vừa ấn tượng vừa ...khó quá. Đã là phụ nữ , họ thích những lời mật ngọt dễ nghe , thích sự quan tâm lo lắng ,ga lăng . Lời khen tặng luôn làm thổn thức phái đẹp chỉ vì  đầu óc họ nằm trong lồng ngực.
 Bây giờ thì không , nhưng mấy năm trước, thời khó khăn  lúc nào kẹt tiền đi chơi thì nó móc tiền vợ rất...ngọt ngào. Hắn mua sẵn một xấp Thiệp cưới ngoài nhà sách , cho vào cặp vẫn cắp đi làm. Lúc cần , hắn lấy ra  hai cái thiệp điền vào mấy chữ , cho cái địa chỉ đám cưới thật xa , ném ra cho vợ.
 - Em xem đi cho anh đám này được không ? Bạn thời cơ quan cũ. Đi cho vui , với lại anh muốn em đi đổi gió , ở nhà mãi lo cho chồng con mụ cả người. Em mặc áo dài nhiều thằng trầm trồ chết mệt.
 Tất nhiên vợ sẽ ...dành cho hắn. Phụ nữ đi đám cưới phải chuẩn bị nhiều phụ kiện , phải trang điểm , phải đi đường xa nên rất ngại. Vậy là không cần nghe trả lời , nó cũng biết  ngay kết quả .  Vợ bỏ tiền vào hai cái phong bì đưa cho hắn! Hôm sau thấy hắn đóng bộ đi đám cưới , vợ nở nụ cười mãn nguyện .
 Bây giờ thì không, vì cái thời thiệp in sẵn qua rồi mà in thẳng tên vào thiệp. Vả lại bây giờ cuộc sống được nâng cao hơn , cái mánh khóe này không còn nữa. 
  - Trái chín mình không ăn nó cũng rụng các bác ạ ! Đời chỉ có thế mà thôi. Không dại gì mà bỏ vợ . Ngày nắng ta ra đường kiếm ăn , ngày mưa nằm ở nhà không ra đường được vẫn có cơm của vợ!
  Hắn đang chửi xéo mình đây nhưng xem ra cũng có cái đúng.
                                                                                                   Tháng 7 - 2015. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chứng khoán Trung Quốc làm chao đảo kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương


Kể từ giữa tháng 6, chứng khoán Trung Quốc rơi vào khủng hoảng đã tác động nặng nề đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Trong đó, các nước bị ảnh hưởng trước tiên là Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia – những nền kinh tế có mối liên hệ mật thiết với Trung Quốc.
Cơn dư chấn lan rộng
Chứng khoán Trung Quốc sau 4 tuần khủng hoảng đã xóa sổ 28% chỉ số Shanghai Composite, đồng thời cũng là cú sốc cho những công ty tại châu Á giao thương trực tiếp với Trung Quốc.
CNN bình luận, Trung Quốc có thể đang tạo ra một cú trượt ngã định mệnh nữa cho nền kinh tế Nhật Bản, khi xứ sở hoa anh đào chỉ vừa phục hồi nhẹ sau hai thập kỷ khủng hoảng.
Cộng hưởng cùng sự sụt giảm kỷ lục của thị trường chứng khoán khiến chỉ số Nikkei chỉ đạt 225 điểm, đồng yen tăng giá cũng là gánh nặng cho nền kinh tế của của ông Shinzo Abe khi gây ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà xuất khẩu và công ty du lịch.
Sau khi kéo giảm giá trị xuống mức thấp nhất trong 13 năm, đầu tháng 6, đồng yen “trở mình” tăng 3%, khiến mọi sản phẩm của Nhật đều trở nên đắt đỏ đối với người Trung Quốc.
Trong bối cảnh khủng hoảng, nhu cầu và niềm tin tiêu dùng của Trung Quốc đều giảm sút mạnh, khiến những sản phẩm điện tử, mỹ phẩm đắt tiền của Nhật xuất sang đại lục đều bị ảnh hưởng nặng nề.
“Cổ phiếu của các công ty du lịch gắn liền với lượng du khách nước ngoài sẽ sụt giảm mạnh”, Dairo Murata – chuyên gia phân tích của JP Morgan cho biết. Cổ phiếu Oriental Land, công ty quản lý khu vui chơi Tokyo Disneyland đã giảm 6,2% kể từ 12/6, Shiseido giảm 4,5% từ 24/6 và Sony đã mất 10% từ cuộc khủng hoảng.
Shiseido - thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của Nhật đang gặp khó khăn ở Trung Quốc doanhnhansaigon
Shiseido - thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của Nhật đang gặp khó khăn ở Trung Quốc
CNBC cho biết, cơn dư chấn từ bong bóng tài chính Trung Quốc còn lan rộng sang Hàn Quốc và các công ty khai thác mỏ tại Australia. Bị ảnh hưởng nặng nhất là các công ty có tiếp xúc trực tiếp với Trung Quốc, xác định đây là thị trường chính, như là LG Electronics và SK Hynix đều mất 13% giá trị cổ phiếu.
Ở Australia, các công ty giao dịch nhiều với Trung Quốc như Fortescue Metals đã giảm 26%, Rio Tinto giảm 9% và BHP Billiton giảm 5%.
Nếu chính quyền Bắc Kinh không thể ngăn chặn sự sụp đổ chứng khoán này, nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn diện sẽ lan rộng ra các nền kinh tế khác, đặc biệt là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, CNBC bình luận.
Dòng tiền ồ ạt chảy khỏi Trung Quốc
Để ứng phó với khủng hoảng bắt đầu từ giữa tháng 6, Bắc Kinh đã áp dụng rất nhiều biện pháp để ứng cứu thị trường như cắt giảm lãi suất, cấm các công ty IPO, không cho phép các nhà đầu tư đang nắm giữ trên 5% cổ phiếu của một công ty bán cổ phần trong 6 tháng tới. Đồng thời, khoảng 50% các công ty của Trung Quốc đã tạm ngừng giao dịch cổ phiếu.
Tuy nhiên, CNN viết: “Các lệnh cấm của Chính phủ Tập Cận Bình chỉ là hành động trì hoãn sự đau đớn”. Và các chuyên gia vẫn lo ngại tình trạng bán tháo sẽ quay trở lại khi các lệnh cấm giao dịch được gỡ bỏ.
“Nhà đầu tư sẽ rời bỏ thị trường Trung Quốc và chuyển sang đầu tư ở những thị trường có tình trạng sở hữu cổ phiếu tốt hơn”, Herald Van Der Linde, nhà chiến lược tại HSBC cho biết.
Giới tỷ phú của Trung Quốc cũng đã vội vã tìm các nguồn đầu tư khác như bất động sản ở các nước Hong Kong, Anh, Canada và Australia để làm nơi “trú ẩn” an toàn cho nguồn vốn của mình. Gần đây, Chính phủ Australia đã phải thắt chặt các điều kiện cho phép người nước ngoài mua nhà để ngăn chặn làn sóng đầu tư ào ạt từ Trung Quốc, Reuters cho biết.
Cho đến nay, thị trường Trung Quốc chưa thể hồi phục sau 4 tuần “sóng gió”. Trong cuộc khảo sát của Bloomberg, các chuyên gia kinh tế dự đoán mức tăng trưởng quý 2 của kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ đạt 6,8%, thấp hơn mức mục tiêu 7% đã đặt ra.
@Doanhnhansaigon

Phần nhận xét hiển thị trên trang