Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Ra ngõ gặp “nhà thơ”


Tiến Hải 
Theo Blog Kim Dung

HHĐọc bài dưới đây của tác giả Tiến Hải, mình không “cười khùng khục” như chị KD vì “nhà nhà làm thơ, người người làm thơ” thì có gì đáng phải cười nhỉ?
Mình cũng không tin trong xã hội Việt Nam hiện nay cứ “ra ngõ là gặp nhà thơ” như cái đầu đề (hy vọng là không có hàm ý mỉa mai) này của tác giả bài viết. Nếu đúng cứ ra ngõ gặp nhà thơ thật, kể cả “nhà thơ” như tác giả đặt trong dấu ngoặc kép – thì hẳn cũng là những người yêu thơ ca – nếu cứ ra ngõ mà toàn gặp những người như thế thì hẳn là chúng ta đang sống trong một xã hội ít ra cũng bình yên chứ không đến nỗi đầy tệ nạn và bạo lực, kể cả bạo lực về ngôn từ, như hiện nay…
Hãy coi  trò “chơi thơ” này của “các cụ về hưu” chỉ đơn thuần là một thú chơi văn hóa lành mạnh để khỏi phải lo ngại không phải lối rằng các “câu lạc bộ thơ”  của các cụ làm ảnh hưởng đến “chất lượng của nền văn học nước nhà”.  Cái nền “văn học nước nhà” hiện nay đã chẳng mang lại gì nhiều cho xã hội thì lỗi là ở các nhà văn, nhà thơ, nhất là những người đang trong các hội hè tiêu tốn tiền thuế của dân chứ lỗi gì ở mấy ông bà về hưu mà đổ thừa cho các cụ!
Những câu thơ có phần quê mùa thì cũng giúp mang đến những niềm vui nho nhỏ cho các cụ, chẳng cháy nhà chết người gì hay ảnh hưởng đến ai, có phải giành cho các vị “văn nhân tài tử” chữ nghĩa sâu xa, thâm thúy, sang trọng đâu mà nỡ  “chọc ngoáy”! Không thích thì “đi chỗ khác chơi”, cớ làm sao phải ngóng tai nghe để mà  “dị ứng” nhỉ?    
Tôi có một ông bạn rất thân. Thế nhưng từ ngày cả hai đứa về hưu, chúng tôi chưa một lần gặp lại, bởi lẽ ông ấy ở mãi quận Tây Hồ còn tôi ở tít tận khu đô thị Linh Đàm thuộc quận Hoàng Mai. Khoảng cách giữa hai nhà chúng tôi phải tới 15 km . Bỗng nhiên, hôm vừa rồi ông gọi điện nói rằng sẽ đến thăm tôi. Tôi mừng lắm và thật thà dặn bạn: “Ông cứ gọi taxi mà đi , mình sẽ trả tiền xe cho ông” . Ông bạn tôi chẳng những không tự ái mà còn khen : “Ông vẫn ga lăng như ngày nào” .
Ảnh: Giao lưu CLB thơ Hải Phòng- Hải Dương- Nam Định. Nguồn: Trên mạng   :D
Tôi gọi điện đến nhà hàng Hương Rừng trong khu đô thị Linh Đàm đặt trước một phòng VIP và hẹn 11 giờ chúng tôi sẽ có mặt .
Khoảng 9 giờ đã có tiếng chuông bính boong. Tôi ra mở cửa. Trước mặt tôi là ông bạn thân đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng còn rất phong độ và lịch lãm: Quần áo là thẳng tắp, giầy đen bóng lộn, kính trắng gọng vàng, đầu đội chiếc mũ phớt Nga mà ông đã mua từ hồi chúng tôi cùng học ở Viện Hàn lâm khoa học xã hội Liên Xô (AOH)
Tôi pha ấm trà Thái Nguyên mời bạn rồi nói luôn kế hoạch: Từ giờ đến 10 giờ 50 chúng mình đàm đạo ; 11 giờ ăn trưa , trong khi ăn tiếp tục nói chuyện ; 13 giờ mình gọi taxi cho ông về .
Vừa uống xong chén trà nóng , ông bạn đã thở ngắn , than dài :
        – Về hưu rồi mà cũng chẳng được yên thân
        – Sao thế ?
       – Tất cả chỉ vì THƠ. Không hiểu sao từ ngày về hưu bà vợ mình lại sinh ra đổ đốn, suốt ngày làm thơ. Nào thơ có hay gì cho cam , toàn thơ “con cóc” . Khu dân cư mình có cả một câu lạc bộ thơ. Thành viên của cái câu lạc bộ ấy toàn là những ông bà về hưu hâm đến tỉ độ. Nhà mình rộng rãi, bà vợ mình lại có tính bốc đồng ; hễ có ai khen thơ của bà ấy hay là sướng tít mắt lên . Thế là bà ấy được bọn họ “nịnh” , bầu làm chủ nhiệm câu lạc bộ và chọn nhà mình làm địa điểm sinh hoạt .
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Trên mạng
Thời chiến tranh ra ngõ gặp anh hùng, bây giờ thì RA NGÕ GẶP NHÀ THƠ . Ớn quá!! Ngừng một lát , ông nói tiếp : Hôm 8/3 bà ấy triệu tập các “nhà thơ” của câu lạc bộ đến nhà mình sinh hoạt và chiêu đãi rất thịnh soạn. Chỉ khổ con bé ô sin phải đi chợ từ sớm mua đủ thứ nào là thịt bò , thịt gà  , bánh phở , rau thơm…Chương trình sinh hoạt của các “nhà thơ” hôm ấy là mỗi người phải đọc một bài thơ mới sáng tác , nếu đúng chủ đề 8/3 thì càng tốt . Họ “kính mời” bà vợ mình (chủ nhiệm câu lạc bộ) đọc thơ trước . Bà ấy đọc bài thơ mới sáng tác có tên là “Tình em” . Thơ không ra thơ , thẩn không ra thẩn mà các thành viên cũng vỗ tay rào rào .
Người tiếp theo là một ông có chất giọng đặc sệt xứ Nghệ . Ông ta xin đọc một cụm bài thơ ngắn vừa mới sáng tác theo đúng chủ đề 8/3 . Ông ta hắng giọng rồi đọc bài thơ đầu tiên
                                   Hôm nay mùng tám tháng ba
                                   Rủ nhau xem chị em ta đánh cầu
                                   Lông bay vùn vụt trên đầu
                                   Ngó qua thì tiếc , nhìn lâu thì thèm
Tiếng vỗ tay lại nổi lên rào rào . Bà vợ mình với tư cách là chủ nhiệm câu lạc bộ trịch thượng khen: “chuẩn không cần chỉnh” . Cứ thế , cứ thế hết ông này đến bà kia thi nhau đọc các “tuyệt phẩm” của mình . Toàn thơ con cóc .
Ngay từ đầu mình đã phải sơ tán lên phòng làm việc ở tầng hai , đóng chặt cửa lại , nhưng các “nhà thơ” vẫn cứ oang oang , người thì đọc , kẻ thì ngâm , nghe mà muốn ói…Phải đến 13 giờ các vị ấy mới tan cuộc . Các “nhà thơ” chơi hết sạch cả hai chai rượu Chivas 18 mà thằng con rể mình nó đi Xingapo về biếu . Tức điên người nhưng chả lẽ lại cãi nhau với bà ấy . Mà có cãi nhau thì mình thua là cái chắc . Thôi thì “tránh voi chẳng xấu mặt nào”
Kể đến đây , ông bạn dặn tôi : Khi nào ông đến nhà mình thì phải gọi điện trước . Nếu bà ấy có nhà thì mình hẹn ông tới nhà hàng nào đó rồi vừa nhâm nhi vừa nói chuyện . Để bà ấy gặp ông thì dứt không ra đâu . Bà ấy sẽ đọc thơ cho ông nghe cả ngày . Tính ông lại cả nể , hay khen người khác . Ông mà khen thơ của bà ấy thì “thôi rồi Lượm ơi !”
                                                          *
Tôi rất tâm đắc với câu nói của ông bạn : RA NGÕ GẶP NHÀ THƠ , cho nên buổi chiều hôm đó tôi lục lại tất cả các tập thơ mà người ta tặng trong thời gian gần đây . Có hơn 10 quyển . Tác giả đủ loại . Nhà thơ xịn , là hội viên Hội nhà văn khoảng ba , bốn người . Còn lại là những “nhà thơ nghiệp dư” đã về hưu mà tôi từng quen biết . Họ đều đề tặng rất trân trọng . Thí dụ : “Kính tặng anh Tiến Hải” , “Kính tặng đồng chí Tiến Hải” , “Thân tặng anh Tiến Hải” . Mấy ông bạn đồng môn thời học phổ thông hay đại học thì đề tặng thân mật hơn : “Thân quý tặng Tiến Hải” , “Tặng Tiến Hải” hoặc “Tiến Hải ơi , tặng mày đọc cho vui”…
Có điều rất lạ , tất cả các tập thơ đó đều do những nhà xuất bản danh tiếng xuất bản như : “Nhà xuất bản Văn học” , “Nhà xuất bản Hội nhà văn” , “Nhà xuất bản Phụ nữ” , “Nhà xuất bản Thanh niên” , “Nhà xuất bản Thông tấn” . Sách được in trang trọng , giấy tốt , trình bày rất đẹp và ở bìa bốn thường có ảnh của tác giả kèm theo vài dòng trích ngang về tiểu sử .
Thú thật , vì câu nói của ông bạn mà lần này tôi mới có dịp đọc kỹ những tập thơ đó . Đúng là có nhiều bài không phải là thơ . Tôi xin trích nguyên văn một số câu ở một số bài trong một số tác phẩm của một số tác giả nhưng vì tế nhị nên không ghi rõ xuất xứ . Thí dụ :
                              Chúng tôi đến nhà anh một buổi chiều
                              Thắp hương kính cẩn viếng cha anh
                               Anh chắp tay rì rầm khấn vái
                               “Kính lạy cha !
                               Đây là vợ chồng bạn con thân thiết
                               Chúng con sống với nhau có trước có sau
                               Xin cha phù hộ độ trì cho cô chú ấy được hạnh phúc dài lâu
                               Và phù hộ cho tình bạn của chúng con suốt đời chung thủy
                                …
                               Bố mẹ đi làm
                                Bà cháu ở nhà
                                Tìm đủ cách chơi
                                Để mà dỗ bé
                                Nào là đi chợ
                                Mua sắm các thứ
                                 Bà bán cho tôi
                                 Thứ này thứ nọ
                                 ….
                                  Hai đứa chúng ta cùng chung họ
                                  Lại chung đèn sách một mái trường
                                  Cuối đời còn gánh chung một việc
                                  Làm báo cho ba đời Thủ tướng
                                  ….
Nhiều lắm , nhưng chỉ xin trích mấy câu ở mấy bài thế thôi để bạn đọc còn cảm thấy thòm thèm
                                                         *
Tôi nửa tin , nửa ngờ trước những lời nhận xét , bình phẩm của ông bạn về vợ mình . Tin vì ông ấy là một người rất nghiêm túc , rất thương yêu vợ , con . Những tâm sự nói trên về vợ mình chắc ông chỉ nói với riêng tôi vì tôi là bạn rất thân của cả hai vợ chồng ông (Hồi cưới ông tôi phải đóng vai “phù rể” đấy ) . Còn ngờ ư ? Ngờ vì tôi biết rất rõ về Lệ Hằng (vợ ông) . Cô ấy . À , bây giờ phải gọi là bà ấy nguyên là nữ sinh khoa văn trường Đại học sư phạm Hà Nội .
Hồi trước không có các cuộc thi nữ sinh viên duyên dáng như bây giờ ; nếu có chắc Lệ Hằng không giành vương miện hoa hậu thì cũng là á hậu 1 hoặc á hậu 2 . Tốt nghiệp đại học , Lệ Hằng về làm giáo viên dạy văn ở một trường cấp ba mãi tận trên Thái Nguyên . Khi lấy ông bạn tôi , Lệ Hằng trở thành một người vợ hết sức mẫu mực , tận tụy , hy sinh tất cả cho chồng , cho con . Không có Lệ Hằng chắc ông bạn tôi không thể có được cái học vị tiến sỹ và học hàm giáo sư.  Chính vì nửa tin , nửa ngờ như thế , nên tôi quyết định phải tiến hành ngay một buổi tiếp xúc với Lệ Hằng . Tôi gọi vào máy di động của bà ấy và hẹn ngày , giờ tới thăm . Lệ Hằng vui lắm . Tôi cũng gọi cho ông bạn báo trước về cuộc viếng thăm này , kẻo ông ấy lại trách .
Lâu lắm rồi mới gặp lại Lệ Hằng . Tuổi tác không xóa nổi những nét quyến rũ của thời thanh xuân ở bà ấy . Tôi là một nhà báo , không thích vòng vo tam quốc nên vào thẳng ngay vấn đề cần tìm hiểu . Tôi nói : “Anh nghe ông Quang (bạn tôi) bảo em dạo này hay làm thơ và thơ của em khá hay ; có còn tập thơ nào mới xuất bản thì cho anh một quyển” . Lệ Hằng phản ứng rất nhanh : “Chắc ông Quang lại nói xấu về em với anh phải không ? Làm gì có chuyện ông ấy khen thơ của em hay .
Em cũng chẳng nói chuyện về thơ với ông ấy bao giờ bởi tư duy của hai người khác nhau lắm . Ông ấy là một lão “Khốt” chính hiệu , tư duy già nua , bảo thủ , kinh viện , giáo điều . Nói chuyện về thơ với ông ấy thì có khác nào đàn gẩy tai trâu” . Nghe những lời ấy của Lệ hằng , tôi giật mình . Lệ Hằng xinh đẹp , dịu dàng và tế nhị ngày xưa đâu rồi ? Chẳng lẽ thơ là tác nhân gây ra sự đột biến về tính cách ở nàng ? Chẳng lẽ những lời ông bạn tôi nhận xét về vợ mình là chính xác ? Thế rồi , Hằng ra tủ sách lấy tập thơ mới xuất bản biếu tôi .
Tập thơ có tên : “Chiều phố núi” . Chưa biết nội dung ra sao nhưng nghe cái tên “Chiều phố núi” đã thấy một nét buồn man mác rồi . Từ đó Hằng “độc thoại” về thơ . Nào là , Hữu Loan có bài thơ “Màu tím hoa sim” , còn em có bài “Màu tím hoa mua” . Sở dĩ em thích màu tím hoa mua hơn màu tím hoa sim bởi vì hoa sim tàn và phai rất nhanh ; còn hoa mua rất lâu tàn và màu tím vẫn cứ tím hoài không phai . Nào là , ngày nay có đến 80% nhà thơ là rởm , mặc dù họ có thẻ hội viên Hội nhà văn hẳn hoi . Sở dĩ em gọi là rởm bởi vì thơ của họ không ngửi được . Em không phải là nhà thơ nhưng thơ của em khối nhà thơ xịn không địch nổi . Nào là , trong thơ phải có nhạc  ; thơ không nhạc thì vứt , vv và vv . Cứ thế , Hằng nói  và tôi nghe ; Hằng là chủ thể tra tấn , còn tôi là khách thể bị tra tấn
.
Tối hôm đó , tôi đọc rất kỹ tập thơ “Chiều phố núi” của Lệ Hằng . Không đến nỗi như ông bạn tôi chê “thơ chẳng ra thơ , thẩn không ra thẩn” mà trong tập thơ này có khá nhiều bài thơ , khá nhiều câu thơ rất được . Thí dụ :
                                Nàng thơ hay một hồn thơ
                                 Để lại đôi chút ngẩn ngơ cho người
                                 Chút gì như thể chơi vơi
                                 Chút gì dịu ngọt cho đời khó quên
                                 …
                                 Chiều chia tay anh không nói gì
                                  Em rưng nước mắt cúi đầu đi
                                  Sao anh đã đến mà không nói
                                  Chĩu nặng lòng em sầu chia ly
                                  …
                                  Trăng đi đâu , để về đâu
                                   Con đò không bến trong đêm thâu
                                   Lệ Hằng đơn chiếc buồn đang khóc
                                   Nước mắt nào vơi khúc thảm sầu
                                   …
                                   Lấy chồng quy luật của đời
                                   Em là chiếc lá buông trôi theo dòng
                                   Anh ơi đừng có ngóng trông
                                   Đừng thương , đừng nhớ cho lòng em đau
  1. ..và vv…
Tôi chỉ nhận xét một số câu thơ trên là rất được chứ không dám nói là hay . Bởi vì nếu khen hay thì bạn Kim Dung sẽ bảo “Ông anh thẩm định thơ hơi kém”
                                                          *
Mỗi nhà thơ chỉ cần có vài ba bài thơ để đời là quá đủ . Thí dụ , nói đến Hoàng Cầm , người ta nghĩ ngay tới bài “Bên kia sông Đuống” ; nói đến Hữu Loan , người ta nghĩ ngay tới bài “Màu tím hoa sim” ; nói đến Quang Dũng , người ta nghĩ ngay tới bài “Tây tiến” ; nói đến Nguyễn Bính , người ta nghĩ ngay tới bài “Cô hái mơ”… Nói cho thật khách quan và công bằng thì nhiều nhà thơ xịn vẫn có những bài thơ dở ; nhiều người không phải là nhà thơ nhưng vẫn có những bài thơ hay .              
Mấy năm nay với sự ra đời của hàng nghìn câu lạc bộ thơ của các cụ về hưu trong toàn quốc và việc xuất bản quá dễ dãi của các nhà xuất bản (miễn là tác giả có tiền) làm cho nhiều người lo ngại về chất lượng của nền văn học nước nhà . Nhiều người rất dị ứng với thơ của các cụ về hưu . Nhưng theo tôi , điều đó không có gì đáng ngại , bởi vì văn học có khả năng sàng lọc và tự đào thải rất lớn
Một tác phẩm nào đó ra đời nó có thể sống mãi hoặc chết yểu ngay trong lòng bạn đọc . Không phải là nhà thơ nhưng vẫn có những bài thơ sống mãi . Là nhà thơ đích thực nhưng vẫn có những bài thơ chết yểu . Chuyện đó quá đỗi bình thường ./

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những bài thơ cuối đời của Nguyễn Đình Thi


CoNS-NguyendinhthiNGUYỄN ĐÌNH THI sinh ngày 20 tháng 12 năm 1924 ở Luông Pra Băng (Lào). Tuy nhiên, nguyên quán của ông là ở làng Vũ Thạch, hiện nay là phố Bà Triệu thuộc địa phận phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cha ông là một viên chức Sở bưu điện Đông Dương, từng sang làm việc ở Lào.
Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 1 (khi 21 tuổi). Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.
Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
Ông mất ngày 18 tháng 4 năm 2003 tại Hà Nội.(Theo từ điển mở Wikipedia/Nguyễn Đình Thi)
_____________
Nhà thơ Hoàng Hưng vừa công bố những bài thơ cuối đời của Nguyễn Đình Thi:
Hoàng Hưng: Tâm sự của nhà thơ Nguyễn Đình Thi bộc lộ trong những bài thơ cuối đời mà có lẽ ít người biết khi hoang mang nhìn lại con đường cách mạng mà mình đã theo suốt đời:
Đã có mùa xuân đời tôi không nhỉ  
Và đã có không cả một mùa hè  
Tôi chỉ nhớ đã đi nhiều mê mải  
Năm tháng đêm ngày theo một ánh xa   
(Mùa thu vàng)Cuối cùng tự đấm ngực sám hối bi thương: 

Người tôi còn nhiều bùn tanh
Mặt tôi nhuốm xanh nhuốm đỏ  
Tay tôi vướng nhiều đồ bỏ  
Nhiều dây nhợ tự buộc mình
Thôi xin tha cho mọi lỗi lầm  
Quên cho những dối lừa khoác lác
Tôi biết tôi đã nhiều lần ác  
Và ngu dại còn nhiều lần hơn   
(Gió bay)
*****
FB Cuong PhamHè năm 1992 mình cũng có may mắn được dự Hội thảo nhân kỷ niệm 80 năm ngày sinh của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Hôm đó có cả các bậc trưởng thưởng như Văn Cao; Nguyễn Đình Thi; Nguyên Ngọc; Kim Lân; Hà Ân… Trong cuộc trò chuyện ở hành lang giữa Nguyễn Đình Thi; Văn Cao; Kim Lân và Nguyễn Huy Thắng (con trai cố Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng – Tôi là khách của chị Huy Hiền, trưởng nữ của NV NHT nên cũng có mặt), thì chứng kiến cảnh Nguyễn Đình Thi rất ân hận về việc đã đứng về phe “Thắng cuộc” để phang anh em nhóm NVGP….
******
Nguyễn Hữu Đang và Nguyễn Đình Thi từng viết chung cuốn sách:
 Và đây là chữ ký của cả hai ông trên trang lót của cuốn sách trên.Cuốn sách quý này thuộc ở hữu của ông Bùi Xuân Bách.
 
Theo Tễu.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Kinh tế ngầm”


Sai lệch về số liệu thống kê cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2014 lên đến 20 tỷ USD mới đây làm nóng nghị trường Quốc hội chưa kịp lắng xuống thì sự khác biệt về số liệu thống kê số hộ kinh doanh cá thể của các cơ quan chức năng cũng đang làm xôn xao dư luận. Những con số và kết quả của các nghiên cứu mới đây cho thấy có một loại hình  “kinh tế ngầm” đang vận hành ngày càng mạnh mẽ. Và nếu như không có giải pháp kịp thời thì nền kinh tế quốc gia sẽ phải đối mặt với các hệ lụy khó lường.

Câu chuyện về chênh lệch số liệu thống kê xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2014 mới đây đã làm nóng nghị trường Quốc hội và làm xôn xao dư luận. Cụ thể, theo số liệu từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam và Viện Nghiên cứu của tập đoàn HKTDC Hồng Kông, năm 2014 Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 14.93 tỷ USD (số liệu của Việt Nam); 19,9 tỷ USD (số liệu của Trung Quốc), chênh lệch 4,97 tỷ USD. Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc 43,71 tỷ USD (số liệu của Việt Nam); 63,736 tỷ USD (số liệu của Trung Quốc), chênh lệch 20,026 tỷ USD. Mặc dù sự chênh lệch về số liệu thống kê xuất nhập khẩu giữa hai nước giao thương luôn là “chuyện thường ngày” của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Song số liệu thống kê chênh lệch năm 2014 giữa Việt Nam và Trung Quốc trong xuất nhập khẩu đột nhiên vụt lên cao tới mức không còn bình thường. Trong suốt giai đoạn 2001-2012, số liệu về cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn rất khác nhau với mức công bố cao hơn luôn thuộc về phía Trung Quốc. Cao nhất là hai năm 2010 (3,6 tỷ USD), và năm  2011 (4,7 tỷ USD). Tuy nhiên, số liệu năm 2014 chênh lệch cán cân thương mại giữa hai nước lên đến 20 tỷ USD, theo các chuyên gia là hiện tượng bất thường cần phải có sự lý giải.

Nhiều kịch bản đã được các chuyên gia kinh tế đưa ra nhằm giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt các con số thống kê cán cân thương mại của hai quốc gia nói trên. Trong đó đáng chú ý nhất là hai nguyên nhân chính: thương mại tiểu ngạch và buôn lậu. Tổng cục Thống kê Việt Nam mới đây cũng thừa nhận chênh lệch thống kê xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2014 có nguyên nhân từ “hoạt động kinh tế ngầm” và gian lận thương mại. Theo Tổng cục Thống kê, sự chênh lệch số liệu nói trên do hoạt động nhập khẩu lậu vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Phía Trung Quốc kiểm soát tốt họat động này nên hàng hóa được tính khá đầy đủ trong xuất khẩu của họ. Trong khi Việt Nam không kiểm soát được nguồn hàng nhập lậu này vì thế không thống kê được đầy đủ con số nhập khẩu. Mặt khác, số liệu khác nhau còn có nguyên nhân từ gian lận thương mại, khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu (đặc biệt với hàng chịu thuế) đã thông đồng với doanh nghiệp đối tác khai giá rẻ hơn giá trị thật để hưởng mức thuế thấp. Trong khi, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể khai trị giá xuất khẩu cao để hưởng thuế khấu trừ lớn. Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận chắc chắn Việt Nam có “kinh tế ngầm”.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Duy Nghĩa cho rằng, nếu quả thực con số chênh lệch 20 tỷ USD từ thống kê thương mại năm 2014 giữa hai nước như trên, thì mức nhập khẩu “bổ sung” từ Trung Quốc này gần bằng con số mà Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ (22,3 tỷ USD), hơn xuất siêu sang EU (18,9 USD) trong năm 2014. Và để cân đối được con số nhập siêu “bổ sung” này thì Việt Nam phải đánh đổi gần như là toàn bộ hàng hóa nông sản xuất khẩu trong năm 2014 như gạo, cà phê, cao su, tôm ngon, cá chọn… (22,2 tỷ USD). Ông Nghĩa nhấn mạnh, nếu con số chênh lệch 20 tỷ USD là sự thật thì Việt Nam sẽ càng chìm đắm trong nhập siêu với Trung Quốc, rất nguy hại. Song nếu cho rằng con số này không đúng mà không rà soát lại mình từ phương pháp thống kê, đến công tác chống buôn lậu, cứ theo báo cáo của mình và bình chân như vại thì còn nguy hại hơn.

Câu chuyện chênh lệch “khủng” số liệu thống kê cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc còn chưa lắng xuống thì mới đây con số chênh lệch không nhỏ về số lượng hộ kinh doanh cá thể trong nước giữa Tổng cục Thuế và Tổng cục Thống kê lại bùng lên. Theo Tổng cục Thuế, tổng thu từ hộ gia đình và cá nhân kinh doanh chỉ vào khoảng 12.362 tỉ đồng trong năm 2014. Ngành thuế đã cấp mã số thuế cho 3,018 triệu hộ kinh doanh, trong đó số hộ kinh doanh đang hoạt động là 1,612 triệu hộ, còn lại là các hộ kinh doanh được cấp mã số thuế nhưng không hoạt động kinh doanh. Con số này nhỏ hơn rất nhiều so với 4,6 triệu hộ, theo Tổng cục Thống kê. Chênh lệch giữa hai con số của hai đơn vị chức năng Việt Nam lên đến 3 triệu hộ kinh doanh, không phải là con số nhỏ. Cũng theo Tổng cục Thống kê, số hộ kinh doanh gia đình trong cả nước đang đóng góp tới 33% GDP cho Việt Nam. Thế nhưng theo Tổng cục Thuế, toàn bộ các hộ kinh doanh gia đình này chỉ đóng góp vỏn vẹn có 2% cho tổng thu ngân sách nhà nước qua thuế.

Một nghiên cứu của tổ chức CECODES do TS. Đặng Hoàng Giang chủ trì, thực hiện một khảo sát với 500 doanh nghiệp gia đình cho thấy những kết quả đáng lo ngại. Theo đó, với thuế môn bài, loại thuế dựa vào doanh thu, từ 50.000 đồng đến 1 triệu đồng/năm, có tới 30% hộ kinh doanh khai doanh thu thấp đi để hưởng mức thuế thấp hơn. Có 6% số hộ thừa nhận hối lộ để trả mức thuế thấp hơn. Với thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng (từ 0,5-5% doanh thu hàng năm), 14% số hộ thừa nhận hối lộ để có mức thuế thấp hơn. Có tới 63% số hộ khẳng định “luôn xảy ra” khi được hỏi cảm nhận về mức độ thỏa thuận ngầm giữa hộ kinh doanh và cán bộ thuế. Nếu nhận được lời đề nghị hai bên cùng bắt tay để cùng có lợi thì một nửa số hộ sẵn sàng chấp nhận, nếu cái giá phải trả hợp lýChỉ ra những phát hiện trong báo cáo, ông Giang nói: “Mức độ thỏa thuận ngầm lớn. Chúng tôi không có bức tranh rõ ràng, ai là thủ phạm, ai là nạn nhân. Hộ kinh doanh cũng là thủ phạm vì cùng trốn thuế. Vì thế, thiệt thòi là của chung xã hội”.

Rõ ràng, nếu không ngăn chận được “kinh tế ngầm” xuyên biên giới lẫn “những thỏa thuận ngầm” trong nước thì thiệt hại cho xã hội sẽ là không thể lường hết được.

Hữu Nguyên


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt-Trung chuẩn bị chuyến thăm VN của Chủ tịch Tập Cận Bình


- Phó Thủ tướng Quốc vụ viện TQ Trương Cao Lệ cho biết Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình coi trọng cao độ lời mời thăm VN của các nhà lãnh đạo VN.
TQ mời Thủ tướng VN thăm chính thức
Tại buổi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều nay ở Hà Nội nhân chuyến thăm chính thức VN, Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ cho biết Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình coi trọng cao độ lời mời thăm VN của các nhà lãnh đạo VN và đề nghị hai bên phối hợp chặt chẽ để thu xếp cho chuyến thăm này.
Ông Trương Cao Lệ cũng nhắc lại lời của các nhà lãnh đạo TQ mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sớm thăm chính thức TQ.
Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng, TQ, Trương Cao Lệ, Biển Đông, DOC, COC
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng TQ Trương Cao Lệ
Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ khẳng định TQ luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác với VN, sẽ nỗ lực hết mình để cùng với VN đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, là hai nước láng giềng, quan hệ hai nước 65 năm qua có lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị vẫn luôn là dòng chảy chính trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. VN nhận thức sâu sắc về quan hệ đặc biệt giữa hai nước được các thế hệ lãnh đạo tiền bối VN và TQ dày công vun đắp là tài sản chung vô cùng quý báu mà hai nước phải cùng nhau gìn giữ, vun đắp ngày càng tốt đẹp hơn để quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện VN-– TQ được thực thi một các sâu rộng, tốt đẹp và hiệu quả.

Thủ tướng khẳng định VN trước sau như một hết sức coi trọng việc duy trì và phát triển ổn định, bền vững quan hệ hợp tác hữu nghị với Đảng, Chính phủ và nhân dân TQ và luôn xác định đây là chủ trương nhất quán, lâu dài và là sự lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của VN.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai nước cần tăng cường hợp tác hữu nghị, xử lý thỏa đáng bất đồng, cùng nhau tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để tập trung hợp tác phát triển. Đây là lợi ích chung căn bản, to lớn và lâu dài của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt - Trung.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ cùng đề cập và nhất trí việc hai bên tăng cường tin cậy chính trị thông qua việc duy trì các cuộc tiếp xúc và trao đổi cấp cao; đồng thời thông qua tiếp xúc, hai bên cần kịp thời trao đổi ý kiến về những vấn đề trọng đại trong quan hệ hai nước; kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình hợp tác; bảo đảm cho quan hệ hai nước phát triển theo quỹ đạo đúng đắn.

Kiểm soát tốt bất đồng trên biển
Về vấn đề trên biển, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên tuân thủ các thỏa thuận và nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về việc kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển VN - TQ” và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm cùng các nước ASEAN hoàn tất xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), xử lý thỏa đáng các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển của LHQ năm 1982, cùng nhau giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển của hai nước và của khu vực...
Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng, TQ, Trương Cao Lệ, Biển Đông, DOC, COC

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên triển khai hiệu quả cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, thúc đẩy giải quyết thỏa đáng các vấn đề liên quan; tích cực triển khai đầy đủ những lĩnh vực hợp tác đã nhất trí, trong đó có việc thúc đẩy đàm phán phân định đi đôi với hợp tác cùng phát triển ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ nhất trí với ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng thời nhấn mạnh hai bên cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất; không mở rộng tranh chấp, không làm gia tăng căng thẳng, phức tạp thêm tình hình; kiểm soát có hiệu quả mọi bất đồng và cùng nhau hợp tác trong những lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.

Hai bên cũng nhất trí việc hai nước tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch. Hai bên tin tưởng kim ngạch thương mại song phương sẽ đạt mốc 100 tỷ USD trong thời gian tới và nhất trí bảo đảm quan hệ kinh tế thương mại phát triển theo hướng cân bằng, chất lượng, hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả hai bên...
Hồng Nhì

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TIN KHẨN CẤP: CÓ THỂ ĐỘNG ĐẤT 9.2 ĐỘ GÂY SÓNG THẦN PHỦ TỪ VANCOUVER QUA WASHINGTON STATE ĐẾN SAN FRANCISCO



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

tin 17-7-2015

 anle

Đầu tư vào Việt Nam: Mỹ sẽ là số 1

Sau khi ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Mỹ, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng rất nhanh và kết thúc năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 29,4 tỉ USD.
Từ tỉ lệ khiêm tốn là 1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN vào Mỹ năm 2000, kết thúc năm 2014, Việt Nam đã đạt 22% tổng giá trị xuất khẩu của khu vực vào thị trường này. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam vượt qua các nền kinh tế có quan hệ lâu đời trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Indonesia và xuất siêu sang thị trường Mỹ. Hiện Việt Nam đang xếp thứ 27 trong số các quốc gia về quan hệ thương mại với Mỹ.
Biểu đồ 1: Đầu tư trực tiếp Mỹ vào Việt Nam tăng 175 lần qua 20 năm
Biểu đồ 2: Tỷ trọng đầu tư của các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam theo lĩnh vực
Sự đổ bộ của các đại gia
Sau thông tin Intel chuyển hoạt động sản xuất từ Costa Rica về Việt Nam vào cuối năm ngoái, tập đoàn này đang có những bước đi tiếp theo để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đưa Việt Nam thành địa điểm sản xuất quan trọng trên toàn cầu. Hiện dự án sản xuất và kiểm định chip của Intel tại Việt Nam đã giải ngân được phân nửa trong tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD và đang có những đóng góp tích cực cho kinh tế – xã hội của nước ta.
Trên thực tế, Intel không thuộc thế hệ nhà đầu tư đầu tiên của Mỹ tới Việt Nam. Intel chỉ chính thức nhận giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam từ năm 2006. Nhưng đây là điển hình được nhắc tới rất nhiều, bởi quy mô vốn đầu tư 1 tỷ USD đã mở ra “thời của các đại gia công nghệ” tại Việt Nam.
Trước đó, kể từ sau khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, đặc biệt sau khi hai nước ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA), hàng loạt tên tuổi lớn của quốc gia này đã “đổ bộ” vào Việt Nam. Đó là Coca Cola, PepsiCo, rồi IBM, Cargill, Microsoft… Sau này, còn nhiều thương hiệu nổi tiếng khác, như Citigroup, Chevron, Ford, GE, AES, UPS…
Tỷ phú Mỹ Wibur L. Ross, người có tài sản trên 3 tỷ USD, xếp thứ 200 tại Mỹ và 600 trên toàn cầu phát biểu, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư vào TTCK và DNNN cổ phần hóa. “Tôi đến Việt Nam lần đầu tiên là năm 2001, khi đó, các gia đình ở đây chủ yếu đi bằng xe đạp. Vừa qua, tôi có dịp đến thăm Việt Nam và nhận thấy, nhiều gia đình ở đây sở hữu ô tô, thậm chí cả những khách sạn rất lớn. Rõ ràng, Việt Nam có các bước tăng trưởng kinh tế ấn tượng và trong cảm nhận của tôi, đây là quốc gia an toàn nhất thế giới”.
Hai điểm được ông Wibur L. Ross cho rằng, nhà đầu tư Mỹ đáng quan tâm vào Việt Nam là nỗ lực cải cách nền kinh tế, trong đó có việc cải cách chính sách thuế và nới room cho nhà đầu tư ngoại đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện mạnh mẽ.

--------------------

Bố mẹ phụ hồ, con trai giành 2 Huy chương Vàng Toán quốc tế

 - Trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2015 vừa diễn ra tại Thái Lan, Thế Hoàn, học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên ở Hà Nội đã giành Huy chương Vàng. Đây là lần thứ 2 liên tiếp em đạt được thành tích này.
Thế Hoàn quê ở Thái Bình. Hết lớp 9, Hoàn cùng lúc thi đỗ vào lớp 10 chuyên toán của ba trường là: Trường THPT chuyên Thái Bình, Trường THPT chuyên của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên thuộc Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội).
toán quốc tế; Huy chương vàng
Đoàn Việt Nam tham dự Olmypic Toán quốc tế 2015.
Cuối cùng em xin nhà cho học ở Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên vì ở đó từng có nhiều anh chị đi thi quốc tế môn toán giành Huy chương vàng, bạc, đồng. Ở đó có những người như GS Ngô Bảo Châu, GS Lê Hùng Việt Bảo, GS Ngô Đắc Tuấn là những người em thần tượng.
Bố mẹ Hoàn đã quyết định rời quê lên Thủ đô làm phụ hồ và thợ xây kiếm tiền nuôi Hoàn và một cậu em trai ăn học. Câu chuyện vượt khó nuôi con của bố mẹ Hoàn khiến nhiều độc giả xúc động.
Theo thông tin từ Cục Khảo thí-Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT), kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2015, đoàn học sinh tham dự với 6 em đều giành huy chương.
Cụ thể, 2 Huy chương Vàng thuộc về Vũ Xuân Trung, học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Thái Bình, Thái Bình và Nguyễn Thế Hoàn học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).
Như vậy, đây là năm thứ 2 liên tiếp Thái Bình có 2 học sinh giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế.
Huy chương Bạc thuộc về 3 em: Hoàng Anh Tài, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An; em Nguyễn Tuấn Hải Đăng, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội; em Nguyễn Huy Hoàng, học sinh lớp 12, Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG Hồ Chí Minh.
toán quốc tế; Huy chương vàng
Gia đình Thế Hoàn chụp cùng nhau trong lần em giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế 2014 - (Ảnh: Văn Chung)
Huy chương Đồng thuộc về em Nguyễn Thị Việt Hà, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
-----------------------------------------

'Bãi tắm' miễn phí dài hàng km ở ngay Hà Nội

Mỗi buổi chiều, người dân làng Hạ Thái (Thanh Trì, Hà Nội) lại đổ ra mương nước phục vụ nông nghiệp để tắm mát. Có thời điểm, bãi tắm dài nhiều km này chật kín người.
Video: Bãi biển đặc biệt của người dân ngoại thành Hà Nội
Bãi tắm, miễn phí, Hà Nội, làng Hạ Thái, kín người
Mương nước Hồng Vân dài hàng chục km do Công ty thủy lợi Hồng Vân xây xựng. Nước tưới lấy từ sông Hồng địa phận Thường Tín, dẫn dài dài tới huyện Phú Xuyên để phục vụ cho toàn vùng. Con mương hiện được người dân tận dụng làm nơi "nghỉ mát" mỗi ngày.
Bãi tắm, miễn phí, Hà Nội, làng Hạ Thái, kín người
Hai bên bờ, người dân làng Hạ Thái (Duyên Thái, Thường Tín) chiều đến thường đổ về bơi lội, vùng vẫy trong làn nước mát. Chị Hà, một người phụ nữ sống gần đó cho biết, do là làng quê, trong vòng bán kính 10 km không có bể bơi nên có nơi giải nhiệt sạch sẽ như thế này không hề dễ.
Bãi tắm, miễn phí, Hà Nội, làng Hạ Thái, kín người
Công trình khánh thành năm 2012. Hầu như ngày hè nào cũng đông đúc, đặc biệt những hôm nắng nóng.
Bãi tắm, miễn phí, Hà Nội, làng Hạ Thái, kín người
Nơi sâu nhất khoảng 2 m. Nhiều em nhỏ được trang bị áo phao chu đáo. Người dân nơi đây khẳng định chưa xảy ra tai nạn nào liên quan đến sự cố đuối nước.
Bãi tắm, miễn phí, Hà Nội, làng Hạ Thái, kín người
Nhảy và quậy với ao hồ đã là thói quen khó bỏ của nhiều thanh niên trong làng.
Bãi tắm, miễn phí, Hà Nội, làng Hạ Thái, kín người
Một chiếc cầu bêtông nối hai bờ là điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ.
Bãi tắm, miễn phí, Hà Nội, làng Hạ Thái, kín người
Ngoài ra còn có các gia đình cho trẻ em đi bơi mỗi dịp cuối tuần.
Bãi tắm, miễn phí, Hà Nội, làng Hạ Thái, kín người
Anh Tuấn (người làng Hạ Thái) cho biết, nước rất sạch, không gây mẩn ngứa.
Bãi tắm, miễn phí, Hà Nội, làng Hạ Thái, kín người
14h chiều là thời điểm người dân đổ ra khu vực này đông nhất. Đợt nóng kỷ lục 40 độ C cách đây ít tuần từng khiến con mương đông nghịt người.
Bãi tắm, miễn phí, Hà Nội, làng Hạ Thái, kín người
Xe đỗ dài dọc bờ mương như một khu du lịch nghỉ mát thực sự.
Bãi tắm, miễn phí, Hà Nội, làng Hạ Thái, kín người
"Chúng tôi không có điều kiện đi biển hoặc các công viên nước ở nội thành nên có được chỗ tắm an toàn như thế này là một điều tuyệt vời", ông Đạm, người dân trong vùng tâm sự.
(Theo Zing.vn)

Phần nhận xét hiển thị trên trang