Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Thơ của nàng Om:

ĐỊA ĐÀNG

Một hôm Gió lái nẻo hoang
Hứng tình, Mây Nõn nhịp nhàng đu theo.
Nắng Vàng nằm ngửa lưng đèo
Hớ hênh bất chợt lộn vèo xuống khe.
Lạch khô vụt tỉnh cơn mê
Rong rêu ướt đẫm nước về mơn man.

Này em,
lạc gót địa đàng
Hình như...
Trái Cấm chừng đang mọng rồi!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tàu cao tốc TQ lao vào chốn hoang vu


by anle20
Ronan O'Connell
Người dân tộc Đồng ở Trình Dương ăn mặc rất sặc sỡ

Sự tăng trưởng đến chóng mặt của Trung Quốc đang đe doạ đến phong tục truyền thống của các sắc dân thiểu số tại những vùng hẻo lánh miền nam nước này. Nét sinh hoạt đầy bản sắc dân tộc đang dần nhạt nhòa ở tám ngôi làng cổ của người Đồng ở Trình Dương (Chengyang).
Chúng tôi chạy xe trên con đường mấp mô đầy bụi bặm chạy xuyên qua một thung lũng xanh tươi, hẻo lánh thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Chiếc taxi chồm chồm qua những ổ gà. Hai bên đường, gà qué chạy táo tác. Trên cánh đồng, những người nông dân đang còng lưng làm lụng.
Ở cuối con đường là một hình ảnh chẳng ăn nhập gì: một nhà ga xe lửa mới tinh, hiện đại và sáng choang.
Nhà ga Nam Tam Giang (Sanjiang) không có lối đi vào như thường thấy ở các sân ga, chẳng có bãi đậu xe, đèn chiếu sáng và đương nhiên là không có những cảnh quan đẹp mắt xung quanh. Nhưng nó đã đi vào hoạt động, với những đoàn tàu cao tốc tối tân thuôn hình viên đạn lướt đi gần như không một tiếng động vào sân ga rồi vọt đi với vận tốc lên tới 350km một giờ.
Tất cả phản ánh sự tương phản của Trung Quốc thời hiện đại. Nhà ga và những đoàn tàu cao tốc đại diện cho công nghệ tân tiến, còn ngay bên cạnh là đường sá, cơ sở hạ tầng thua kém xa.
null
Các thôn xóm xinh xắn của Trình Dương vẫn giữ nguyên nét sinh hoạt có từ lâu đời
Đây là một đất nước đang ở tình trạng phát triển nóng vội: khát khao chuyển sang hiện đại hoá thật nhanh, nhưng lại không buồn cân nhắc thấu đáo xem quá trình đó cần phải thực hiện ra sao.
Ta nên biết rằng trong tiếng Quan thoại, tức ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc, thì không có thời quá khứ hay tương lai. Và ở Trung Quốc hiện nay, thời hiện tại mới là điều người ta quan tâm.
Một mặt, nhà ga Nam Tam Giang là công trình được chào đón.
Nhà ga được khánh thành chỉ một ngày trước khi tôi đến. Dịch vụ tàu cao tốc mới này lẽ ra đã giúp tôi không phải ngồi xe buýt khổ sở trong suốt năm giờ đồng hồ đi từ thành phố Quế Lâm, cách đó chỉ 150km về phía đông nam.
Mặt khác, tôi cũng biết rằng việc đi lại dễ dàng hơn sẽ đe doạ vẻ nguyên sơ Tam Giang Đồng Tộc Tự trị khu, một vùng quê yên bình ở sâu về phía nam của Trung Quốc, nơi người Đồng đã sinh sống hơn ngàn năm nay.
Người Đồng ăn mặc sặc sỡ, ở nhà sàn và làm những cây cầu gỗ tinh xảo rải rác khắp Quảng Tây. Lối sống truyền thống, đơn giản nhưng đầy quyến rũ của họ được thể hiện rõ nét nhất ở những thôn xóm cổ xưa ở Trình Dương, cụm tám ngôi làng nằm bên dòng sông Lâm Tây uốn lượn qua những cánh đồng trù phú.
Cho đến giờ, Trình Dương vẫn đang tránh được nạn du lịch hóa ồ ạt vốn thường phát sinh khi các thành phố được mở mang, vươn ra nuốt chửng những làng mạc cận kề.
null

Nhờ cái hành trình đằng đẵng, ê ẩm người kéo dài năm tiếng đồng hồ trên xe buýt đó mà hàng triệu du khách trong và ngoài nước đổ tới Quế Lâm hàng năm, nơi có phong cảnh kỳ thú với những ngọn núi đá vôi bị phong hóa nhọn hoắt, không buồn đưa Trình Dương vào danh sách đến thăm.
Thay vào đó, họ kéo nhau đến những ngôi làng gần hơn, nằm trên triền núi ở các vùng Dương Sóc (Yangshuo) và Long Thắng (Longsheng), vốn được các hãng du lịch quảng cáo ồn ào. Tại các làng này, cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân tộc Đồng, Choang, H'mong và Dao được sắp xếp thành những màn trình diễn.
Việc ở gần Quế Lâm vừa có lợi, lại vừa có hại cho các ngôi làng: Tiền của du khách giúp kinh tế phát triển, nhưng văn hóa bản địa thì ngày càng mai một, bị xói mòn.
Thật không may là Trình Dương nay đang theo hướng đi tương tự.
Với sự hiện diện của nhà ga mới, nay du khách chỉ mất 90 phút đi tàu từ Quế Lâm là tới nơi. Các quán ăn, nhà trọ đã bắt đầu được xây dựng lộn xộn tại Mã An (Ma’An), một trong tám ngôi làng cổ nơi này.
Chỉ trong vòng 18 tháng tới, Trình Dương có thể sẽ trở nên nổi tiếng và nhộn nhịp. Nhưng ở bảy ngôi làng còn lại, mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn, nghĩa là ngay lúc này, du khách vẫn còn cơ hội hiếm hoi để trải nghiệm văn hoá Đồng trước khi những ngôi làng này biến đổi vĩnh viễn.
null

Trong các xóm nhỏ xinh xắn của Mã An, Bình Trại (Pingzhai), Bình Thản Trại (Pingtanzhai), Yên Trại (Yanzhai), Đồng Trại (Dongzhai), Đại Trại (Dazhai), Cơ Trường Trại (Jichangzhai) và Bình Bộ Trại (Pingpuzhai), cuộc sống hàng ngày vẫn trôi đi nhẹ nhàng không chút hối hả.
Mỗi khi mặt trời mọc, gà lại gáy vang báo sáng, những căn bếp bập bùng ánh lửa, những ấm nước cũ kỹ reo sôi, và những bộ quần áo dân tộc phơi trên các khung cửa sổ nhà sàn được thu dọn. Trẻ em tụ tập, hát múa các điệu truyền thống dưới nắng ban mai. Những người phụ nữ Đồng chăm chỉ lo việc nhà, giặt giũ ngoài sông, khâu găng tay cho lũ trẻ hoặc làm thịt gà nấu bữa ăn chiều. Những người khác thong thả ra đồng ngay gần nhà làm lụng.
Dân địa phương chủ yếu ăn lúa mì, gạo và khoai lang tự trồng. Tiền thì có từ việc đem bán đậu nành, trà, bông thu hoạch được tại thành phố Tam Giang, cách đó khoảng 25km về phía nam.
Mỗi ngôi nhà có ý nghĩa sâu sắc với gia chủ. Theo phong tục của người Đồng, khi một đứa trẻ chào đời thì cha mẹ bé sẽ trồng một vài cây linh sam. Lúc đứa con được 18 tuổi rồi lập gia đình, chúng sẽ nhận của “hồi môn” là những cây linh sam đã lớn ấy. Gỗ này dùng để dựng ngôi nhà mới cho đôi vợ chồng trẻ, và rồi sẽ có những đứa trẻ được sinh ra trong ngôi nhà mới đó.
Có những gia đình nhiều thế hệ cùng sống trong những ngôi nhà hai tầng rộng rãi, quây quần chừng 20 đến 40 nếp nhà trong một xóm nhỏ. Mỗi xóm nhỏ là một cộng đồng xã hội gần gũi, thân thiết. Ý thức cộng đồng khăng khít này được thể hiện rất rõ ở sân làng.
null

Trong lúc tôi đang mê mải ngắm nghía một khu đình bằng gỗ tinh xảo ở Yên Trại, có một nhóm các cụ già vẫy đến hỏi chuyện. Các cụ ra hiệu, mà tôi đoán là muốn hỏi xem tôi từ đâu đến. Khi tôi nói “nước Úc”, họ tỏ vẻ không hiểu. Tôi cố nói thêm “kangaroo”, các cụ vẫn ngơ ngác.
Ngay lập tức tôi nghĩ đến iPad, một sản phẩm của thế giới hiện đại, cái thế giới đang đe doạ di sản văn hoá truyền thống của người Đồng, với hy vọng biết đâu nó có thể rút ngắn khoảng cách giao tiếp.
Các cụ thích thú chuyền tay nhau chiếc iPad để xem những bức ảnh thành phố Perth quê tôi, những con thú hoang ở Úc, ảnh gia đình và ngôi nhà của tôi. Trông các cụ trông phấn khởi lạ thường.
Nhưng niềm vui xẹp xuống khi một cụ đứng lên uốn éo rồi khoát tay về phía Bình Trại. Tôi suýt quên mất là cứ 10 giờ sáng mỗi ngày, có một nhóm người lại tụ tập múa hát các nhịp điệu dân tộc truyền thống ở sân làng bên đó.
Khi tôi tới đó, một tốp nam nữ mặc đồ vải bông và lụa sặc sỡ đang biểu diễn cho chừng chục du khách Trung Quốc xem. Một thanh niên giật mình khi thấy tôi, một người khách phương Tây hiếm hoi. Anh lạc bước, xấu hổ cười khúc khích và phải chờ vài nhịp để bắt kịp với điệu nhảy của cả nhóm.
Tiếng trống dồn dập hòa nhịp với tiếng khèn, sáo. Những nhịp múa, giọng ca và tiết tấu âm nhạc kết hợp rất ăn ý, đem đến cho khán giả một màn trình diễn hoàn hảo.
null
Cầu Phong Vũ ở Trình Dương là tác phẩm nổi tiếng nhất của các thợ mộc tài hoa người Đồng (Hình: Getty Images)
Sau buổi diễn dài 45 phút, các “diễn viên làng” tạo dáng chụp ảnh cùng du khách. Trông họ tự tin, tỏ rõ niềm tự hào mãnh liệt cả về màn trình diễn cũng như nền văn hoá của dân tộc mình.
Người Đồng là một sắc dân có chưa đến ba triệu người trong một đất nước gần 1,4 tỷ dân. Họ chủ yếu làm nghề nông cho đến khi có các khu tự trị của người dân tộc được thành lập ở miền nam Trung Quốc từ giữa thế kỷ 20.
Từ lúc đó, người Đồng bắt đầu phát đạt. Họ là những người nông dân rất chăm chỉ và giỏi nghề mộc, đã xây nên các cây cầu gỗ nổi tiếng bắc ngang sông. Cây cầu nổi tiếng nhất của người Đồng là cầu Phong Vũ ở Trình Dương, dài gần 80m và cao 11m, được trang trí với những hình chạm khắc tinh tế.
Cầu Phong Vũ được xây dựng năm 1912 hoàn toàn bằng gỗ trừ phần trụ cầu bằng đá và mái ngói lợp phía trên. Các phần gỗ được ráp một cách khéo léo bằng mộng mà không dùng đến đinh sắt. Trên cầu có cấu trúc năm gian tháp giống như đình làng với nhiều lớp mái, hiên rộng rãi, là chỗ trú cho người dân vào những khi mưa bão.
Người dân địa phương vẫn lên cầu để trò chuyện, tụ tập, thế nhưng cây cầu nay chủ yếu là chỗ bán hàng lưu niệm. Những người bán hàng rong kiên nhẫn ngồi trên cầu, chờ bán cho du khách những món đồ thủ công hay những chiếc khăn lụa.
Chắc họ sẽ chẳng phải chờ lâu nữa. Rồi đây Trình Dương sẽ sớm trở thành điểm hút khách du lịch ở Trung Quốc và sẽ ngày càng mất đi những nét bản sắc riêng của mình.
Nhưng vào lúc này thì Trình Dương vẫn còn là nơi hiếm hoi, nơi mà du khách vẫn có cơ hội được tận mắt chứng kiến một xã hội bộ tộc cổ xưa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

tiểu thuyết “Ngày Tận Thế Huyền Bí”- MỘT TIỂU THUYẾT ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

PĐTT : GiỚI thiệu cùng các bạn một cách viết "tiểu thuyết" rất là mới lạ.

Chúng ta đang đi đến trọng tâm tác phẩm “Hơi Thở Của Vũ Trụ”. Mọi entries và comments từ trước đến nay trong blog này đều là những cánh cửa dẫn chúng ta đến tiểu thuyết “Ngày Tận Thế Huyền Bí”, giá trị của chúng vẫn được giữ nguyên. Bởi vì chúng ta còn dùng thể xác nên thời gian và không gian ba chiều vẫn còn có giá trị nhất định. Thời gian và không gian, nhân vật và sự kiện được nhắc đến trong các tác phẩm ở đây được chú ý tính chính xác về lịch sử và địa lý cho những bạn đọc quan tâm đến khía cạnh này. Những chuyện đã kể rồi thì tôi không kể lại nữa, mà sẽ chỉ nhắc lại đôi chút khi gặp nhân vật hay tình tiết liên quan. Với cuốn tiểu thuyết nửa mở này, độc giả có cơ hội xâm nhập và gây tác động đến sự hình thành và diễn biến của tác phẩm. Đây là sử ký dân gian. Những nhân vật nào sẽ xuất hiện, những sự kiện nào sẽ diễn ra? Đó sẽ luôn là điều bất ngờ đối với tất cả chúng ta, vì Thượng Đế chỉ dạy chúng ta những gì chúng ta chưa biết. Tiểu thuyết trường thiên này là tiểu thuyết hành động, nó ghi chép lại lịch sử đồng thời sáng tạo nên lịch sử. Nó không phải là sản phẩm hư cấu. Nó đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc đời. ( lời mở đầu của tác giả). ... NGÀY TẬN THẾ HUYỀN BÍ ĐƯỢC CHÍNH TÁC GIẢ XEM LÀ "TIỂU THUYẾT MỞ VỪA LÀ SỬ KÝ DÂN GIAN.
QUẢ THẬT LÀ ĐỘC ĐÁO!
CÁC BẠN CÓ THỂ THAM GIA ĐỂ CÙNG TẠO NÊN TÁC PHẨM VỪA GHI CHÉP LỊCH SỬ VỪA SÁNG TẠO NÊN LỊCH SỬ.
HY VỌNG CÁC BẠN SẼ VUI VẺ THAM GIA.


Lời mở đầu 

Tôi không thể làm thi sĩ
Vì những bản tụng ca hay nhất trên đời
Các thi nhân đã dốc cạn rồi.

Họ cũng viết hết lời ai oán
Mở cho người xem vực thẳm tâm hồn
Băng tuyết phủ trái tim rực lửa
Và những giấc mơ say đắm cũng từng chôn.

Mặt trời bình minh mặt trời hoàng hôn
Vẫn chỉ một mặt trời không đổi
Các triết nhân đều ra đi rất vội
Không ở lại nghe nhân loại khóc tro tàn.

Các triết nhân đều ra đi rất vội
Thế giới kia ngày mới đang sang.

*

Các bạn đọc của tôi!
Hai năm qua tôi đã nhận được rất nhiều từ các bạn. Sự kết nối này giúp tôi hiểu biết hơn về chính mình, về thế giới.
Thơ tôi không hay, văn tôi không đặc biệt. Nhưng các bạn không thiếu những tác phẩm văn chương giá trị của các tác giả khác để đọc. Các bạn vẫn ở đây, theo dõi blog này, và chúng ta giống như những đứa trẻ không muốn ngủ quên trong đêm giao thừa. Chúng ta chờ đợi những điều kỳ diệu đến trong cuộc đời chúng ta.
Suốt hai năm qua, tôi luôn nói với các bạn rằng Thượng Đế có thật, nhưng chưa giúp các bạn chứng kiến. Bởi vì tôi còn phải chờ đợi sự dẫn dắt của Thượng Đế, chờ đợi thời khắc mà Ngài cho phép. Tôi đã luôn nói thật với các bạn. Nhưng sự thật có nhiều tầng lớp, nhiều mức độ, muốn nhìn ra sự thật chúng ta phải đi xuyên qua những lớp vỏ giả dối của ngôn từ, nhập mình vào các vai diễn.
Tôi không ở lại đây để các bạn có thêm một nhà văn hay một nhà thơ, vì chúng ta đã có đủ các nhà văn nhà thơ rồi. Thượng Đế đã sắp đặt cho chúng ta gặp nhau, chia sẻ cho nhau kinh nghiệm để sẵn sàng trải qua một giai đoạn lịch sử đầy biến động.
Chúng ta đang đi đến trọng tâm tác phẩm “Hơi Thở Của Vũ Trụ”. Mọi entries và comments từ trước đến nay trong blog này đều là những cánh cửa dẫn chúng ta đến tiểu thuyết “Ngày Tận Thế Huyền Bí”, giá trị của chúng vẫn được giữ nguyên. Bởi vì chúng ta còn dùng thể xác nên thời gian và không gian ba chiều vẫn còn có giá trị nhất định. Thời gian và không gian, nhân vật và sự kiện được nhắc đến trong các tác phẩm ở đây được chú ý tính chính xác về lịch sử và địa lý cho những bạn đọc quan tâm đến khía cạnh này. Những chuyện đã kể rồi thì tôi không kể lại nữa, mà sẽ chỉ nhắc lại đôi chút khi gặp nhân vật hay tình tiết liên quan. Với cuốn tiểu thuyết nửa mở này, độc giả có cơ hội xâm nhập và gây tác động đến sự hình thành và diễn biến của tác phẩm. Đây là sử ký dân gian. Những nhân vật nào sẽ xuất hiện, những sự kiện nào sẽ diễn ra? Đó sẽ luôn là điều bất ngờ đối với tất cả chúng ta, vì Thượng Đế chỉ dạy chúng ta những gì chúng ta chưa biết. Tiểu thuyết trường thiên này là tiểu thuyết hành động, nó ghi chép lại lịch sử đồng thời sáng tạo nên lịch sử. Nó không phải là sản phẩm hư cấu. Nó đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc đời.
Tôi sẽ nói với các bạn sự thật nào vào ngày hôm nay? Một sự thật cũ kỹ và một sự thật mới mẻ.
Sự thật cũ kỹ mà nhiều người biết: Phật và Chúa đã chết rồi. Họ chỉ là những cá nhân bình thường như bao người khác nên không thoát vòng sinh tử. Họ hơn bao người khác ở mơ ước vĩ đại là cứu giúp nhân loại, nhưng họ đã thất bại. Từ hồi họ bỏ đi đến nay, nhân loại liên tục phản bội ước mơ của họ bằng cách rao giảng lại những lý thuyết sáo mòn, vẽ vời lại những ảo cảnh giả dối, bất kỳ vì mục đích gì. Bao năm qua, nhân loại say đắm với việc tô tượng đúc chuông, khâm liệm Phật và Chúa bằng mọi hình thức. Đám tang của các vị ấy đã kéo dài mấy thiên niên kỷ. Vì thế, không có gì khó hiểu khi tại Việt Nam, đạo Phật và đạo Thiên Chúa không mạnh hơn những triết thuyết vô thần. Tất cả mọi tôn giáo, mọi thánh thần ở Việt Nam cộng lại cũng không mạnh hơn những kẻ vô thần. Còn triết học duy vật tại Việt Nam, sau khi đánh đổ các tôn giáo thì cũng lâm vào ngõ cụt, vì mãi mà người Việt Nam vẫn chưa hiểu được vật chất thật ra là cái gì và quyết định được những gìTất cả mọi triết thuyết vô thần của thế giới cộng lại khi về Việt Nam không mạnh hơn những kẻ đồng bóng.
Người Việt Nam có đặc điểm chung là lười, dốt, thích khoe khoang. Vì đặc điểm này của người Việt Nam mà không một nhà truyền giáo nào, không một triết gia nào có thể giáo hóa nổi họ. Cho nên cuối cùng, Việt Nam trở thành một nước phi tôn giáo, phi triết học. Người Việt Nam chưa bao giờ đủ hiểu biết để tự giải quyết được những vấn đề của bản thân mình, nên mỗi khi bối rối, hoảng sợ và bất lực họ lại gọi đến Trời. Trời ở Việt Nam không thuộc về tôn giáo nào trên quả đất này. Trời ở Việt Nam chính là Đấng Tối Linh thống soái toàn vũ trụ, là Thượng Đế. Thượng Đế không cần những tôn giáo màu mè hay những triết thuyết rắc rối của nhân loại. Chính vì lười và dốt, động một chút lại cậy đến Trời nên người Việt Nam thành ra gần với Thượng Đế hơn cả, họ tiếp xúc thẳng với Thượng Đế mà không thông qua các giáo chủ hay các triết gia. Đấng Tối Linh hài lòng khi con người biết đến quyền năng của Ngài mà nhờ cậy, nên Ngài luôn giúp cho người Việt Nam được may mắn. Tuy nhiên, Đấng Toàn Năng vô cùng công bằng tỉ mỉ, nên Ngài chỉ cho người Việt Nam những gì xứng với họ, những kẻ lười biếng luôn nằm chờ sung rụng. Người Việt Nam cũng có tính vô ơn, lúc bế tắc thì kêu Trời, thoát khỏi bế tắc rồi thì coi Trời bằng vung. Thượng Đế rất khoan hòa độ lượng chứ không chấp nhặt như người, nhớ Ngài thì Ngài đến mà quên Ngài thì Ngài đi. Người Việt Nam cứ lúc nhớ lúc quên, lúc có Trời lúc không, hành xử thất thường khó đoán. Khi có Thượng Đế, người Việt Nam thông minh sáng suốt và có khả năng giải quyết công việc sáng tạo một cách phi thường. Khi không có Thượng Đế, người Việt Nam giống như những con vẹt vô tích sự.
Sự thật mới mẻ mà nhiều người đã đoán ra nhưng vẫn còn nghi ngờ: Nhân loại đang trên bờ vực thẳm của sự diệt vong. Tình thế của chúng ta giống như trên một con tàu chuẩn bị lao vào vách đá mà cơ trưởng thì vẫn loay hoay ngoài buồng lái do không có chìa khóa để vào được. Chìa khóa nằm ở Việt Nam. Sự thật này trước kia tôi không tin nổi, nhưng bây giờ thì tôi thừa nhận. Đó là điều huyền diệu của vũ trụ.
Câu chuyện của Việt Nam là thằng ngốc gặp may mà chúng ta vẫn đọc thấy trong truyện dân gian của nhiều dân tộc trên thế giới. Khi những nhà sáng tạo thiên tài trên hành tinh này hết đất dụng võ, họ sẽ tìm đến Việt Nam, vì ở Việt Nam mọi cái cũ đều không còn đủ mạnh để cản trở họ. Việt Nam là đất nước tự do cho những thiên tài của thế kỷ hai mốt, vì ở đây không có giáo chủ, không có vua. Người Việt Nam, với lòng tự hào hay tủi nhục dân tộc tầm phào của họ, vẫn luôn là những kẻ biết hưởng thụ. Họ may mắn vì họ có Thượng Đế. Những bài học thấp nhất và cao nhất, cũ nhất và mới nhất đồng thời xảy ra ở Việt Nam. Dải đất hình chữ S này là trường thi mà Thượng Đế dành cho bài thi cuối cùng của nhân loại. Loài người không còn nhiều thời gian để sửa sai nữa, cơ hội của họ không nằm trên Sao Hỏa. Trong trường hợp nhân loại không bị tuyệt diệt thì Việt Nam là đất nước có tiền đồ xán lạn nhất, không phải vì xây được những tòa tháp chọc trời mà vì Tâm Linh thấu đến Trời.
Các bạn đọc của tôi!
Thượng Đế đã trực tiếp xuống trần gian để cứu giúp nhân loại. Thượng Đế đang ở trong tôi, trong các bạn. Thượng Đế ở trong chúng ta. Ngài không chỉ đặt chúng ta ngang hàng với Phật, Chúa khi xưa mà còn bắt chúng ta phải học cao hơn nữa. Phật, Chúa có thể thất bại, nhưng chúng ta không được thất bại. Nếu lần này chúng ta thất bại thì chúng ta không còn cơ hội nào cả. Chúng ta sẽ là tác phẩm hoàn hảo của Đấng Sáng Tạo hay chỉ là những sản phẩm hỏng trong một cuộc thí nghiệm của Đấng Tối Cao? Câu trả lời vẫn đang ở phía trước, tùy thuộc vào sự lựa chọn của nhân loại. Mỗi người trong chúng ta đều không có tư cách để cứu nhân độ thế, mà chỉ có thể tự cứu mình.
Thượng Đế đã xuống trần gian, Ngài đang hiển hiện trong mỗi con người chúng ta. Ngài ở trong những kẻ sùng bái Thượng Đế, đồng thời ở trong những kẻ báng bổ Thượng Đế. Ngài ở trong những kẻ thông minh, và cũng ở trong những kẻ ngu dốt. Người tốt hay kẻ xấu đều có Thượng Đế. Thượng Đế ở trong những kẻ đang chửi rủa, Thượng Đế ở trong những kẻ đang bị chửi rủa. Thượng Đế ở trong những kẻ đang kết tội, Thượng Đế ở trong những kẻ đang bị kết tội. Chính cũng là Thượng Đế, tà cũng là Thượng Đế. Thiện cũng Thượng Đế mà ác cũng Thượng Đế.
Thượng Đế có ở khắp mọi nơi. Vậy chúng ta phải làm gì?
Hãy mơ ước. Thượng Đế sẽ biến bất cứ điều ước nào của mỗi chúng ta thành hiện thực. Nhưng chính vì thế mà chúng ta cần thận trọng nếu chúng ta chưa biết hiện thực nào sẽ thỏa mãn chúng ta. Hãy quan tâm đến ước mơ của những người khác. Nếu bạn đang ở trong tầm tay của những người mà họ mơ ước chạm tay vào đâu thì cái đó biến thành vàng, hãy cẩn thận kẻo bạn bị hóa vàng trước khi điều ước của chính bạn được thực hiện. Nếu bạn muốn lên đỉnh núi cao xa kia để tìm con chim biết hát, hãy ra đi và đừng quay trở lại trước khi đến đích. Sẽ có những kẻ la ó chửi rủa phản đối đòi bạn quay trở lại, nếu bạn không đủ vững lòng mà quay đầu nhìn lại, bạn sẽ bị hóa đá. Nếu bạn có được con chim biết hát, cả thế giới sẽ hồi sinh, những kẻ từng hóa đá sẽ trở lại làm người.
Hãy can đảm sống với ước mơ của các bạn. Tôi đã mơ ước trở thành người kể chuyện dân gian và bây giờ mơ ước ấy đang được thực hiện. Vì tôi lười và dốt nên chỉ có thể khoe khoang tài kể chuyện mà thôi.

http://ainu.blogtiengviet.net/2015/04/01/ngay_t_n_th_huy_n_bi#comments
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Khuôn mẫu cũ về tình yêu đã chật”


Phỏng vấn Nguyễn Đình Chính
Khôi Nguyên thực hiện


Tác phẩm viết nhiều về sex, xuất bản trên mạng, mang tên Online... ba lô. Những yếu tố đó khiến người chưa biết dễ nhầm tác giả Nguyễn Đình Chính thuộc thế hệ 8x. Nhà văn sinh năm 1946 này nói muốn ủng hộ lớp trẻ đi tìm những giá trị mới trong tình yêu.



Nhà văn Nguyễn Đình Chính.


Online... ba lô đưa người đọc rong ruổi về núi rừng Việt Bắc theo sự dẫn dắt của một nhà văn, kiêm họa sĩ đa tài và đa tình tên Zê. Trong hành trình dài cả đời người ấy, nhà văn để cho nhân vật tìm kiếm điều gì?

- Tôi muốn để Zê đi tìm câu trả lời: Tự do là gì, Tình yêu là gì, Tình dục là gì? Ba câu hỏi đó hàng nghìn năm nay đã được triết học, văn học trả lời theo những “đại giá trị” bất biến, làm bình yên tâm hồn con người mỗi khi con người tự tìm kiếm, chiêm nghiệm mình. Tuy nhiên, nhân vật Zê lại không tìm thấy sự bình yên trong quá trình đi tìm kiếm câu trả lời đó. Tại sao vậy? Có hai lý do: thứ nhất, có thể nhân vật Zê không tìm thấy được những đại giá trị bất biến đó. Thứ hai, có thể những “đại giá trị” đó thực chất chưa phải là chuẩn mực, cũng chẳng bất biến, mà nó đang thay đổi giống như cuộc sống.

Trong hơn 200 trang tiểu thuyết, tần suất cảnh sex và những đoạn diễn biến tâm lý hướng đến sex xuất hiện khá dày đặc. Tình dục trong Online... ba lô cũng đủ loại: vì yêu, vì dâng hiến, loại một đêm, loại mua bán, thậm chí cả tình dục công nghệ hiện đại. Đó có phải là yếu tố nhà văn dùng để 'câu' độc giả?

- Chúng ta đã có rất nhiều cuốn sách không viết về tình dục mà vẫn “câu” được rất đông độc giả. Vậy thì khi nhà văn viết nhiều về tình dục, đừng vội nghĩ là họ muốn “câu” độc giả. Sex trong Online... ba lô không phải là yếu tố “câu” độc giả. Tôi chỉ có chủ ý “câu” ở tên gọi tiểu thuyết và trình bày mỹ thuật của cái bìa sách. Tôi có thể tự vẽ bìa, nhưng một hoạ sĩ 8x thích Online... ba lô ngay khi nó vừa lên mạng đã nhận làm bìa cho tôi.

Trong văn học mạng gần đây của các tác giả trẻ, yếu tố sex được khai thác triệt để không phải vì những cây bút ấy thích thú tình dục, cũng không hẳn vì họ muốn câu khách. Tôi rất muốn độc giả nên thận trọng và khiêm tốn khi đưa ra nhận định về hiện tượng này của văn học trẻ. Nếu có điều kiện, tôi đề nghị Đất Việt nên mở một hội thảo về đề tài “Sex và những cây bút trẻ”. Tôi sẵn sàng tham gia hội thảo này.


Tiểu thuyết Online... ba lô được một họa sĩ 8x nhận vẽ bìa


- Hình ảnh những người trẻ (chủ yếu là các cô gái trẻ) trong tiểu tuyết có vẻ khá giống nhau trong quan niệm về tình yêu, tình dục. Đó có phải là suy nghĩ của nhà văn về lớp trẻ hiện nay?

- Hình như ở thời đại Internet này, các đại giá trị tình yêu đang bị phá vỡ. Tôi có quen một số bạn nữ 8x, chứng kiến họ yêu và thấy rõ sự bất an luôn lấp ló, ẩn núp trong chỗ sâu kín nhất của trái tim họ, mặc dù đôi môi xinh xắn của tuổi 20 thường xuyên nở nụ cười rạng rỡ khi đang yêu. Tôi cũng có cảm tưởng các khuôn mẫu, giá trị cũ về tình yêu quá chật chội với kích thước trái tim của các bạn - những trái tim tuyệt vời, rất táo tợn, sòng phẳng song cũng rất bí hiểm.

Trong tình yêu, thế hệ sau luôn luôn lẳng lặng cúi chào nhưng không thể vâng lời thế hệ trước. Các nhân vật nữ trong Online... ba lô khá giống nhau về tình yêu và tình dục vì họ đang khủng hoảng. Đó là sự khủng hoảng tất yếu xảy ra trên hành trình săn tìm những giá trị đích thực của tình yêu và tình dục. Đó cũng là điều khiến cho tôi và nhân vật Zê trong tiểu thuyết băn khoăn, đau lòng và cũng rất lấy làm hãnh diện, cảm phục. Chúng tôi ủng hộ sự khủng hoảng này.


- Một số người đã đọc tiểu thuyết của ông nhận xét: mặc dù những cảnh sex trong truyện nhiều và rất trần trụi nhưng đọc không có cảm giác dung tục, mà ngược lại, khiến người ta cảm thấy bị nhìn soi mói vào gan ruột. Ông lý giải như thế nào về điều này?
- Có cảm giác đó là vì mỗi người thường cất giấu trong chỗ sâu kín nhất của tâm hồn mình một cái gì về tình dục (thí dụ sự ham muốn, những màu sắc của khoái cảm, những mặc cảm về đạo đức...) mà chính họ cũng hơi hổ thẹn, chưa dám, hoặc chưa quen phơi bầy, chia sẻ với người thứ hai, kể cả bạn tình. Tôi muốn bóc ra những lớp bí mật đó. Một bạn đọc viết thư cho tôi nói cái thời phải né tránh khi viết về tình dục đã không còn. Và cũng đã cáo chung rồi cái thời dễ dàng, tuỳ tiện cho rằng nhà văn viết về tình dục là dâm đãng, bẩn thỉu, suy đồi đạo đức. Nếu nghiên cứu kỹ lịch sử phát triển của triết học và của nghệ thuật thì chắc chắn bạn sẽ đồng tình với ý kiến này.


Ông tự nhận định đây là cuốn tiểu thuyết hậu hiện đại. Yếu tố hậu hiện đại thể hiện trong cuốn truyện này như thế nào?

- Văn học hậu hiện đại đang chầm chậm xây dựng gương mặt, mô hình, và độc giả của nó không những trên thế giới mà ở ngay cả trong nước.

- Về kỹ thuật và hình thức cấu trúc, văn phong của Online... ba lô không tuân thủ theo một khuôn mẫu bất biến. Nó chưa định hình. Nó còn đang ở dạng bào thai. Có thể nó sẽ là một đứa trẻ xinh xắn nhưng cũng có thể là quái thai. Về nội dung, Online... ba lô đang cố gắng dò tìm những đại giá trị mới. Có thể những đại giá trị này không có hoặc có mà chưa có tên gọi. Đó là những yếu tố hậu hiện đại.

Khi viết Online... ba lô, tôi luôn quẩn quanh với một câu nói của triết gia F.Nietzsche:“Nếu em muốn hạnh phúc và muốn tâm hồn an nghỉ thì hãy tin. Còn nếu em muốn suốt đời là kẻ theo đuổi chân lý, thì hãy tìm kiếm”.


Trước khi xuất bản thành sách, Online... ba lô là một tác phẩm văn học mạng. Ông đánh giá thế nào về sức sống của loại văn học này?

- Văn học mạng không phải là văn học... văng mạng, bừa, ẩu, tự nhiên chủ nghĩa như một số người chỉ trích. Sức sống của văn học mạng cũng giống như văn học được phát hành bằng giấy và mực in, tuy nhiên nó cập nhật nhanh hơn, tươi tắn hơn. Nó chưa bị “ướp lạnh” bởi ý kiến của người khác và chưa bị biến dạng do khâu biên tập... hăng hái quá mức. Tôi ủng hộ sự “ướp lạnh”. Nhưng nếu làm quá thì làm tác phẩm sẽ đông cứng lại và hoá thành nước đá không màu, không mùi, không vị.

- Cảm ơn nhà văn.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều tháng nay người dân quan tâm đến VHNT của nước nhà đều chờ đợi ở ĐH này những bài tham luận của các nhà văn. Xem các ông bà nghĩ gì trong đầu trước hiện tình đất nước, trước những khủng hoảng nhiều mặt của xã hội. Mặc dù đã được phát huy dân chủ như trong bài báo này, rất tiếc các ông bà không ai ý kiến gì? Một đại hội coi như hạ cánh an toàn và buồn! Dù sao cũng xin chúc mừng các vị đã trúng cử. Đề nghị mọi người vỗ tay!

TP - Giữa nhiệm kì nọ và nhiệm kì kia, 5 năm xảy ra khác biệt là chuyện khó tránh. Nhưng sự khác biệt ở Hội Nhà văn Việt Nam thì luôn khá lạ.
Nhà văn Khuất Quang Thụy - Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn VN, Tổng biên tập báo Văn Nghệ với các nhà văn nữ dân tộc: Nhà văn Niê Thanh Mai (trái), nhà văn Linh Nga Niê Kdăm (phải).Nhà văn Khuất Quang Thụy - Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn VN, Tổng biên tập báo Văn Nghệ với các nhà văn nữ dân tộc: Nhà văn Niê Thanh Mai (trái), nhà văn Linh Nga Niê Kdăm (phải).
Khác biệt rõ nhất ở Đại hội Nhà văn khóa IX, là đại hội đại biểu với 542 hội viên ngồi kín mít trong khán phòng chật chội, chật chội ngay cả khi so với hội trường tại Đại hội khóa VIII là Đại hội toàn thể. Ở đây, lần đầu tiên nhà văn được sắp xếp ngồi theo khu vực và nhất là mỗi đại biểu đều được ghi rõ tên ở sau lưng ghế, rất ư là trật tự nề nếp. Gì chớ, nhà văn Việt Nam với tính tùy tiện cao đâu chịu bị sắp đặt dễ dàng thế! Ngay sau giờ giải lao đầu tiên của Đại hội, đã xảy ra sự xáo trộn không nhỏ. Xáo trộn đến mãi buổi trưa phát phiếu bầu, hội viên mới chịu trở về vị trí ban đầu.
Khác biệt nữa là tại Đại hội này, Điều lệ Hội Nhà văn được sửa đổi nhiều, đáp ứng thực tiễn xã hội lẫn đòi hỏi của phát triển văn học, nhất là để phòng xa những bất trắc xảy ra? Thế nên ở Điều 9, thêm: “công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài” vẫn có thể vào Hội, nếu hội đủ điều kiện, như là cách nối vòng tay lớn. Chính tại điều này, nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh ở Thái Nguyên đã hỏi thẳng Chủ tịch đoàn rằng, ai có thể kiểm tra để biết được người viết văn ở nước ngoài tham gia hội đoàn nào đó ở đất nước sở tại, mà xét hay không xét vào Hội. Còn ở Điều 12 thì được thêm vào mang tính ngăn ngừa lẫn răn đe: Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam không được tham gia các tổ chức chưa được Nhà nước Việt Nam công nhận, cũng bị nhà thơ nữ này phản biện: Thế hội viên Hội Nhà văn tham gia các hội được lập ra ngắn hạn trên các mạng xã hội như Hội những người yêu Văn chương hay Hội Thơ Lục bát… thì sao nào? Câu trả lời vẫn bị bỏ lửng. Cả việc báo Văn nghệ bị chê là quá cũ kĩ, quá lạc hậu đang gánh vác một đội ngũ cồng kềnh cũng được cho qua.
Đặc biệt ở Điều 22, Điều lệ cũ là Ban Kiểm tra do Đại hội đại biểu toàn quốc hoặc Đại hội toàn thể bầu bằng phiếu kín, được yêu cầu sửa đổi thành: Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành bầu bằng phiếu kín, được Đại hội chú ý thảo luận nhiều hơn cả. Cái “sửa” như thể các đại biểu nghi là Ban Chấp hành ý định vừa đá bóng vừa thổi còi, nên bị thổi còi ngược lại, và Đại hội phục nguyên Điều lệ cũ. Để ở bản Tổng kết Đại hội đọc ở buổi sáng cuối cùng, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam kể thành tích: “đây là lần đầu tiên Ban Kiểm tra được bầu trực tiếp tại Đại hội”.
Thế thôi, không ý kiến nào thảo luận thêm. Khác biệt lớn nhất ở Đại hội này so với trước, là nhà văn ít “quậy” hơn rất nhiều. Đại hội tuyên bố sẽ thảo luận dân chủ, ứng cử, đề cử và bầu cử cũng dân chủ nốt. Chữ “dân chủ” khá nhiều lần.được lặp đi lặp lại. Thế nên, các phản biện mạnh mẽ gần như vắng bóng. Chỉ có nhà thơ Nguyễn Việt Chiến là có ý kiến được cho là mạnh bạo. Rằng mấy năm qua, Hội Nhà văn đã trao giải cho các tập thơ yếu kém. Yếu kém, nhưng khi bị dư luận phản đối thì tất cả bị cho rơi vào im lặng. Không ai trong Ban Chấp hành hay Hội đồng chuyên môn đứng ra biện minh cho chính kiến của mình. Về chuyên môn thì vậy, còn với xã hội bên ngoài, nhà thơ này đề nghị Hội Nhà văn Việt Nam phải biết đứng ra bảo vệ hội viên của mình khi bị nạn. Bởi không ít trường hợp oan ức xảy ra với hội viên, mà Hội Nhà văn bình chân như vại. Anh lấy ngay bản thân anh ra để minh chứng cho sự bất cập này. 
Cuối cùng tiết mục quan trọng nhất, được tập trung trí tuệ cao độ nhất chiếm nhiều thời gian Đại hội nhất chính là việc bầu Ban Chấp hành khóa IX. Định lượng Ban Chấp hành với 15 người là con số đẹp, càng đẹp hơn nữa khi chấp nhận số dư 30% để Đại hội bầu ra được con số đẹp trên, như Đại hội khóa VIII đã từng. Thế nhưng nhà văn Việt Nam đã biết thế nào là dân chủ, nên một hai đòi phải là số dư 100%, dù Chủ tịch đoàn nhượng bộ đề nghị cưa hai là 50% cũng một mực không chịu. Vâng, thì OK. Đại hội tôn trọng tinh thần dân chủ cao nhất, nhà thơ Hữu Thỉnh lần nữa khẳng định. Nhưng cuộc thế của Đại hội văn chương Việt Nam không dừng lại ở đó, qua mấy giằng co rút-ứng cử-đề cử-rút, danh sách bầu cử vọt lên đến 38 người. Thế là xảy ra sự cố…
Chỉ có 6 ứng viên đạt số phiếu quá bán, kẹt nữa - tất cả đều dồn về Hà Nội. Đội hình lí tưởng vẽ ra ban đầu về một Ban Chấp hành với độ tuổi ủy viên theo hình quả trám bị phá sản hoàn toàn. Ngay cả yêu cầu tối thiểu nhất cũng không đạt được. Đại diện Nữ, hay Dân tộc Thiểu số, hoặc Trẻ, không có đã đành; cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên mênh mông là thế vẫn không. Miền Đông và Tây Nam Bộ cũng không nốt. Tệ hơn cả, thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm văn hóa lớn của cả nước chẳng có lấy một đại biểu nào làm đại diện cho mình.
Kết quả Đại hội khóa IX như vậy về nhân sự bị dư luận đánh giá là đìu hiu. Đìu hiu mặt khác, khi 2 ngày đầu, cánh cửa Đại hội gần như đóng lại với báo giới, khiến các phóng viên phải tác nghiệp qua mạng Facebook lẫn thu nhặt từ tin rò rỉ qua các đại biểu tham dự.  
Đại hội Hội Nhà văn năm nay là thế, luôn kịch tính, như mọi đại hội Nhà văn đã từng.
Kết quả của phiên họp thứ nhất BCH HNV Việt Nam khóa IX, bầu các chức danh: Chủ tịch - nhà thơ Hữu Thỉnh; ba Phó chủ tịch: nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà văn Nguyễn Trí Huân, nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHI CÁC NHÀ VĂN TỰ BIẾM HỌA CHÂN DUNG


Nhà văn NGÔ THỊ KIM CÚC
Nhà văn NGÔ THỊ KIM CÚC
NGÔ THỊ KIM CÚC
Sáng ngày 5/5/2015, Đại hội Nhà văn Việt Nam khu vực TP. HCM chuẩn bị cho đại hội (đại biểu) lần thứ 9 đã khai mạc, chương trình làm việc là 1 ngày.
Nhưng chỉ những người trong ban tổ chức mới được phát tờ chương trình, hội viên chỉ có tập tài liệu 31 trang, gồm: báo cáo nhiệm kỳ 2010- 2015, báo cáo sửa đổi điều lệ, và bản kiểm điểm của ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2010- 2015.
Khu vực TP. HCM có 155 (hay 156?) hội viên, nhưng chỉ 90 người có mặt. Hầu như những người không có mặt đều không có văn bản chính thức về sự vắng mặt của mình. 
Mọi việc diễn ra khá lủng củng dù chỉ có tính thủ tục. Rất rõ việc ban tổ chức không chuẩn bị kỹ trong nhiều chuyện, ngay cả số lượng hội viên. Hội viên cũ thì không còn lạ chuyện này, còn hội viên mới hẳn đang tò mò xem điều gì sẽ xảy ra trong một “đại hội khu vực” của những người cầm bút.
Trọng điểm là việc bầu để cử những “nhà văn đại biểu” đi dự đại hội lần thứ 9 tại Hà Nội tháng 7 tới.
Sau khi đã tốn nhiều thì giờ để xác định có nên hay không việc bầu những người không có mặt làm đại biều.
Vào lúc phiếu bầu cử đã được phát, và đã xác định sẽ gạch tên những người không được cử, trưởng ban tổ chức Lê Quang Trang cầm micro thông báo: trong danh sách của Văn Đoàn Độc Lập có 26 người là hội viên Hội Nhà văn VN, trong đó có chín người ở TP. HCM, sau đó đọc tên 9 hội viên, gồm: Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Dạ Ngân, Ý Nhi, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Thân, Phạm Đình Trọng, Hiền Phương và Ngô Thị Kim Cúc. Chỉ thông báo tên mà không cần giải thích, trưởng ban tổ chức mặc nhiên yêu cầu gạch tên những nhà văn này để không thể có mặt trong đại hội nhà văn sắp tới.
Là người duy nhất trong số chín người bị đề nghị gạch tên có mặt, tôi rất tiếc không thể tiếp tục vào buổi chiều để theo dõi tiếp sự việc (do có công việc), nhưng nhiều hơn một nhà văn đã đến nói riêng với tôi: “Hội sai rồi. Sao lại tự thi hành án với những người chưa bị kết án”.
Tôi nghĩ có thể không chỉ một nhà văn nhìn sự việc theo cách ấy. Vấn đề là họ có nói ra hay không, và họ có làm theo yêu cầu của ban tổ chức hay không . Tôi cũng không biết kết quả bầu bán thế nào, nhưng với tôi, mọi chuyện đã quá rõ.
Trong khi các nội dung điều lệ liên quan đến Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập hãy còn ở dạng dự thảo, chưa đưa ra đại hội và chưa trở thành điều lệ chính thức, thì lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đã cho phép mình vi phạm điều lệ Hội, tự ý loại các đồng nghiệp cầm bút, coi thường tất cả hội viên còn lại.
Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1983, tôi đã tràn trề cảm xúc với “đại hội đổi mới” của nhà văn, đại hội lần thứ 4, năm 1989. Những ngày đó, Hà Nội thực sự như ngày hội. Người dân vốn ít khi quan tâm tới hoạt động của giới cầm bút bỗng vui mừng săn đón từng nhà văn trên đường phố. Trong đại hội, nhiều người dân, trong đó có những trí thức khoa bảng, đã mang tới những tâm thư, những thỉnh cầu, đề nghị các nhà văn hãy vì dân mà làm điều đó. Đi thăm thú trong thành phố, các bác xích lô thường hỏi thăm có phải nhà văn đang dự đại hội hay không, và khi nghe trả lời “phải” thì họ nhất quyết không lấy tiền.
Lòng dân thật đáng quý hơn vàng, nhưng quả thật người dân còn chưa hiều hết cái khó của nhà văn. Nhà văn chỉ có trang giấy và cây bút. Họ có thể rót hết tâm huyết lên trang giấy nhưng người quyết định số phận xã hội không phải là nhà văn. Và đại hội nhà văn đổi mới đó đã phải kéo dài thêm mấy ngày, với việc tổng bí thư đến gặp và trò chuyện, phủ dụ các nhà văn trước khi bế mạc.
Những đại hội sau đó tôi đều có dự, có vài đại hội cũng bùng nổ với những tham luận/tranh luận nảy lửa. Và những nội dung, không khí từng kỳ đại hội luôn phản ảnh một thực tế cuộc sống: xã hội có còn trông chờ vào nhà văn hay không, và nhà văn đang “đối xử” với nhau thế nào.
Khi phục hồi hội tịch cho một số nhà văn đã bị xử lý trong vụ án Nhân Văn Giai phẩm, lãnh đạo Hội Nhà văn tin rằng mình đã làm được điều rất tốt đẹp cho những đồng nghiệp cầm bút.
Còn khi cố loại trừ những đồng nghiệp đương thời của mình, lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam đương nhiệm đang chọn chỗ đứng nào? Thời điểm hiện tại đã là năm 2015 của thế kỷ 21, hơn 60 năm sau thập niên 1950 của thế kỷ trước, của vụ án Nhân Văn.
Những thông tin bổ sung có thể làm rõ hơn ý nghĩa/độ chuẩn xác những việc làm của lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam:
Nhà thơ Ý Nhi, có tên trong danh sách bị gạch tên, thực ra đã làm đơn xin rút khỏi Hội Nhà văn VN từ tháng 1/2002.
Nhà văn Dạ Ngân đã rút khỏi Ban Vận động Văn đoàn Độc lập từ 14/12/2014.
Nhà văn Nguyễn Quang Lập đã rút khỏi Ban Vận động Văn Đoàn Độc Lập từ 26/6/2014, đồng thời cũng rút tên khỏi tất cả các Hội mà anh tham gia, trong đó có Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân Khấu, Hội Điện Ảnh Việt Nam.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một phút cho đại hội và cho bác Tạo!

ĐẠI HỘI NHÀ VĂN – MỘT NGÀY CHỤP ẢNH VÀ BẦU CỬ

NGUYỄN TRỌNG TẠO
Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX đã khai mạc tại Hà Nội sáng ngày 9/7/2015.
Nhà thơ NTT tiếp lửa CCCP cho nhà văn Bảo Ninh.
Đại hội nhà văn lần nào cũng vậy, gặp nhau là mừng, là chụp ảnh búa xua, để giữ làm kỷ niệm, chuông báo vào hội trường vẫn còn nán lại chụp ảnh. Chụp với người già, người trẻ. Chụp với những tên tuổi yêu quý. Có những người không thích nhau vẫn chụp chung tấm ảnh với nụ cười tươi tắn. Nhà văn là thế đó, cá tính và tình cảm. Nguyên tắc và xuề xòa…
Ngày thứ 2 đại hội IX là ngày bầu cử. 9 người 10 ý. Chỉ thống nhất con số đề cử để bầu ra Ban chấp hành 15 người mà ý kiến ý co đến cả giờ. 20, 22,5 hay 30? Rốt cuộc chốt lại con số 38. Một người “dày dạn chính trường” như Hữu Thỉnh mà trên ghế nóng chủ tịch đoàn có lúc cũng nhịu: “38 người ai vắng mặt xin giơ tay” khiến đại hội cười rầm rầm. Người vắng mặt thì sao giơ tay được? Quyền quyết định to nhất là Đại hội chứ không phải Chủ tịch đoàn.
Nhà văn quen con chữ mà lớ ngớ con số. Phiếu phát ra 498, thu về chỉ được 494. Bầu tối đa 15 người mà 46 phiếu bầu quá 15 thành ra bất hợp lệ, chỉ còn 448 phiểu hợp lệ. Đại hội muốn và đã quyết định BCH 15 người nhưng chỉ bầu được 6 người, cũng OK luôn, không bàu thêm nữa:
1- Hữu Thỉnh: 391 phiếu
2- Nguyễn Quang Thiều: 345
3- Trần Đăng Khoa: 307
4-Khuất Quang Thụy: 266
5- Nguyễn Trí Huân: 261
6- Nguyễn Bình Phương: 233
Nhìn vào danh sách BCH mới thì chỉ có Đại tá Nguyễn Bình Phương, Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quân Đội là mới toanh, chưa từng là BCH lần nào trước đại hội này.
Thành phần BCH mới có 5 người đã và đang bộ đội, 1 từng là công an. Có người bảo: năm anh em trên một chiếc xe tăng và 1 công an chỉ đường. Có người hát câu hát quen thuộc “Ới bộ đội công an đó ơi”.
Nhiều người tiếc cho nhà văn Trần Văn Tuấn (tân Chủ tịch hội nhà văn tp Hồ Chí Minh) đứng thứ 7 nhưng không quá bán, nên BCH mới 6 người toàn ở Hà Nôi. Có người đùa, họp BCH đỡ khoản vé máy bay.
Người bảo BCH không có nữ, nhưng có người lại bảo, nhà văn thì nam nữ gì cũng thế.
Để bù cho kết quả bầu cử vắng phái đẹp, mình đưa mấy bức ảnh được chụp với mấy nàng vừa xinh vừa nổi tiếng tại đại hội này cho dịu bớt không khí nóng ran của một ngày ở hội trường: Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thúy Quỳnh, Phan Huyền Thư…
NTT và nhà văn Đỗ Bích Thúy
NTT và nhà văn Đỗ Bích Thúy
NTT và nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh
NTT và nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh
TaoThu
NTT và nhà thơ Phan Huyền Thư

Phần nhận xét hiển thị trên trang