Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Pho tượng Phật cao 45m tại chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm!

Pho tượng Phật cao 45m tại chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm (An Mỹ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) đang trong giai đoạn thi công thì bất ngờ đổ sập hoàn toàn, “phơi ra” những thanh sắt chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa và thân tượng đều được xây bằng gạch.
Những thanh sắt ở đài sen rất nhỏ, chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa.
Những thanh sắt ở đài sen rất nhỏ, chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa.
Những thanh sắt ở đài sen rất nhỏ, chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa.
Những thanh sắt ở đài sen rất nhỏ, chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa.
Phần thân tượng vỡ vụn, bên trong toàn gạch
Phần thân tượng vỡ vụn, bên trong toàn gạch
Phần thân tượng vỡ vụn, bên trong toàn gạch
Phần thân tượng vỡ vụn, bên trong toàn gạch
Phần thân tượng vỡ vụn, bên trong toàn gạch
Tượng Phật được thiết kế, xây dựng phía trên nóc ngôi Chánh điện rộng trên 100m2, hiện đã tạm đưa vào sử dụng, đặt bàn thờ tượng Phật.
Phần thân tượng vỡ vụn, bên trong toàn gạch

Tượng Phật hàng chục tấn đổ sập khiến phía mái hiên và trần phía trước ngôi Chánh điện bị hư hại nặng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phó TT Hoa Kỳ Biden phát biểu tại buổi tiếp đãi TBT Nguyễn Phú Trọng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Nhà văn chẳng là cái đéo chi hết"


NHÀ VĂN.
(Sáng mai Đại hội nhà văn Việt Nam lần IX, đưa lại mấy dòng viết này coi như góp mồi nhậu với bạn cho vui vì không có mặt)
Hồi ấy hai anh em mình đều bé nhưng đều yêu văn chương.
Một buổi chiều, anh Lập hộc tốc về nhà, thì thầm:- Tau gặp một nhà văn ở tỉnh rồi. Tau vô hầm mần nhà văn đã. Tôi ngơ ngác:- Răng lại phải vô hầm mần nhà văn?. Anh Lập thì thầm:-Chú nhà văn ấy dặn rứa. Phải vô hầm ngồi trước trang giấy, miệng cắn bút, tư duy, chìm đắm trong ý nghĩ, đẩy cảm xúc lên thật nhiều, cảm xúc trào qua tim, trào qua đầu, trào xuống bàn tay cầm bút, viết ra chữ, rứa là mần nhà văn. Nói rồi, anh Lập bước xuống hầm, tay ôm tệp giấy. Tôi thòm thèm nhìn theo. Không chịu được, sau gần một tiếng, tôi rón rén bước xuống hầm. Tôi thấy anh Lập đang dùng dầu nóng bôi lên mắt. Tôi thì thào:- Anh răng rứa. Răng anh bôi dầu lên mắt?. Anh Lập nhìn tôi, hai con mắt đỏ ngầu, nước mắt trào ra:
– Viết đến đoạn cảm động, khi o dân quân chết dưới làn bom Mỹ, nhà văn phải vừa viết vừa khóc. Chú nhà văn dặn rứa.
Tôi nhìn trang giấy Lập viết nhi nhít những chữ, kinh hoảng. Tôi tự hào ngắm Lập. Tôi thấy Lập không giống như mọi ngày. Bây giờ anh ấy đang mần nhà văn mà. Tôi kính cẩn:- Cho tui đọc một đoạn được không? Chưa khi nào tui thấy chữ nhà văn hết.
Anh Lập cười khà khà rồi đưa tay vuốt lên cái cằm trơn:
– Mần răng phải có râu nữa. Chú nhà văn nói, nhà văn phải có râu.
Tôi cũng đưa tay lên cằm:-Có râu thì e khó thiệt…
Anh Lập đưa mấy trang giấy cho tôi đọc. Đọc xong tôi im lặng. Anh Lập nóng ruột:- Răng? Hay không?. Tôi lắc đầu:-O dân quân ni chết là do ỉa bậy trên động cát rồi bị bom, sao anh viết là o ni đang chiến đấu với máy bay Mỹ và hy sinh vì Tổ Quốc?. Tôi hỏi, anh Lập lúng ba lúng búng:- Tóm lại, nhà văn chỉ xây dựng được nhân vật khi và chỉ khi cần phải thêm bớt cho nhân vật hay lên, anh hùng lên. Tao đồng ý o dân quân ni chết khi đi ỉa trên động cát nhưng đi ỉa mà bị bom cũng là hy sinh vì Tổ Quốc. Tôi cãi:- Rứa anh và em bới cát lấy cơm bộ đội ăn, nếu trúng bom chết có gọi là hy sinh vì Tổ Quốc không?. Anh Lập ậm ờ:- Cái này ngày mai tao hỏi đã. Nhưng rứa là không hay à? Mần nhà văn khó hè?.
Anh Lập đọc tới đọc lui rồi vứt xếp giấy đi:- Nhà văn đéo chi mà khó thiệt.
Tôi hăng hái:-Để tui mần nhà văn cho.
Tôi lom khom viết. Lúc sau đưa cho anh Lập xem. Anh Lập kêu to:- Hay. Mi viết hay. Tau đọc thấy hay nhưng không hiểu chi.
Tôi im lặng.
Rồi sau một lúc bàn bạc, hai thằng kết luận: Nhà văn chẳng là cái đéo chi hết.
Sau này, cả hai anh em đều là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Câu này bây giờ vẫn đúng

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Thích hay không thích là quyền của họ - Nhưng đừng nói linh tinh!

Văn Việt Võ

(VTC News) – Kênh truyền hình Vân Nam, Trung Quốc tung video về chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư, trong đó có nhiều câu nói xúc phạm Đảng, xúc phạm quan hệ Việt – Mỹ.

MC của kênh truyền hình Vân Nam đặt vấn đề, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, nhưng không phải là người đứng đầu Nhà nước, không có chức vụ trong Chính phủ nhưng lại được mời sang Mỹ và được Tổng thống Mỹ Obama tiếp đón tại Phòng Bầu dục. Điều này truyền tải những thông điệp gì?

Trả lời câu hỏi này, tướng Doãn Trác – viên tướng hiếu chiến từng có nhiều phát ngôn hung hăng với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, nói ông Obama mời Tổng Bí thư sang thăm là “hành động có mục đích chính trị rõ ràng”.

“Mỹ vừa muốn nâng cao vị thế của ông Trọng, lại vừa muốn lôi kéo Việt Nam đứng về phía Mỹ, Nhật và Philippines để chống lại Trung Quốc trong những vấn đề về biển đảo”, tướng Doãn Trác nói.

Viên tướng này cho rằng nếu Washington lôi kéo được Hà Nội nền chính trị Việt Nam sẽ có nhiều biến chuyển có lợi cho Mỹ. Thậm chí, tướng Doãn mạnh miệng nói “Mỹ cũng dùng việc này để thực hiện cách mạng màu ở Việt Nam”.

Tướng Trác thừa nhận ông ta không có thông tin gì về cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư và Tổng thống Mỹ, nhưng ông này ‘đoán’ hai phía đã bàn về những vấn đề vĩ mô và một số chính sách có liên quan với Trung Quốc. 

“Nhưng dù sao tôi cho rằng Mỹ chỉ đang thả mồi câu với với Việt Nam mà thôi. Thực hiện được bao nhiêu lời hứa hẹn thì còn phải đợi thời gian trả lời”, tướng Doãn kết luận.

Bên cạnh tướng Doãn Trác, chuyên gia về Việt Nam của Học viện khoa học xã hội Trung Quốc là bà Phan Kim Nga cũng có những phát ngôn xấc láo, gây mất đoàn kết nội bộ được truyền hình Vân Nam đăng tải.

Từng được sang Việt Nam học tiếng Việt tại Đại học Tổng hợp, bà Phan mạnh mồm nói nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam “có nhiều đấu tranh lợi ích nội bộ” nhưng không đưa ra được chứng cứ nào.

Bà Phan dẫn lời giới quan sát Trung Quốc nói Tổng Bí thư là người “tương đối bảo thủ” nhưng lần này ‘dư luận Việt Nam’ cho rằng Đảng Cộng sản đã tới Mỹ với phong thái rất cởi mở.

Theo bà Phan, xét từ góc độ của Washington, chuyến thăm này không hẳn là “một sự lựa chọn nào đó” của Việt Nam và cũng không có nghĩa rằng Mỹ “hoàn toàn loại bỏ thái độ đối địch với các quốc gia xã hội chủ nghĩa”.

“Chính sách ngoại giao của Mỹ đã có sự điều chỉnh, theo đó, họ tôn trọng những quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Chuyến thăm này cho thấy cả Hà Nội và Washington đều có thay đổi về chính sách ngoại giao”, bà Phan nói.

Theo báo chí Mỹ và Việt Nam, trong cuộc hội đàm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ mối quan ngại với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama về tình hình Biển Đông.

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng bày tỏ quan ngại và cho rằng các tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.

Tổng thống Obama cho biết, mối quan hệ Mỹ - Việt Nam dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, hai nước đã đạt được những ‘tiến bộ đáng kể’ trong sự hợp tác về giáo dục, biến đổi khí hậu, y tế và an ninh, theo Reuters.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  cũng bày tỏ sự vui mừng khi Tổng thống Barack Obama nhận lời mời đến thăm Việt Nam trong tương lai.

Trước đó, thông báo của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama mong muốn thảo luận với Tổng Bí thư về cách thức tăng cường hợp tác song phương. 

Bên cạnh đó là nhiều lĩnh vực hợp tác khác như Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), an ninh và quốc phòng song phương.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xe to, đường nhỏ, chất lượng thấp gặp nạn là cái không phải bàn!

Trung Quốc nguy hơn Hy Lạp



Thu Hằng - Người Lao động
Dân Trí - Bắc Kinh “đang hoảng loạn và thiếu niềm tin vào thị trường tài chính của chính mình”.

Trong khi sự lo ngại khắp thế giới đổ dồn về Hy Lạp, một mối đe dọa lớn hơn nhiều được cho là đang nằm ở Trung Quốc. Sự trượt dốc thê thảm của thị trường chứng khoán nền kinh tế thứ hai thế giới khiến ít nhất 3.200 tỉ USD “bốc hơi” trong 3 tuần qua, tương đương gần 14 lần GDP của Hy Lạp, quốc gia vừa tuyên bố vỡ nợ.

Điều đáng lo là cổ phiếu Trung Quốc hôm 7/7 lại tiếp tục rớt giá bất chấp các biện pháp bình ổn chưa từng có tiền lệ được Bắc Kinh khẩn cấp tung ra hồi cuối tuần qua.

Sau khi tạm ngưng tuột dốc hôm 6/7, chỉ số CSI300 của các công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán tại TP Thượng Hải và TP Thâm Quyến đã giảm 2% trong phiên giao dịch hôm 7/7. Cùng chung số phận là chỉ số Shanghai Composite, giảm 3,4%. Đáng chú ý, chỉ số ChiNext - chỉ số gồm các công ty nhỏ hơn của Trung Quốc - giảm đến 5,1%.

Ngoài ra, nhà đầu tư ngày càng hoang mang trước việc 3.000 công ty - một số lượng lớn khác thường - yêu cầu tạm ngừng giao dịch cổ phiếu của mình trên 2 sàn Thượng Hải và Thâm Quyến trong ngày 6 và 7/7.

Diễn biến đáng lo ngại này dường như đi ngược lại tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đăng tải trên trang web chính phủ trước khi thị trường chứng khoán mở cửa hôm 7-7, theo đó khẳng định Bắc Kinh tự tin và có khả năng giải quyết các thách thức của nền kinh tế. Tuyên bố hoàn toàn không đả động đến sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán thời gian qua.

Theo một loạt biện pháp được công bố vào cuối tuần rồi, 21 công ty môi giới chứng khoán lớn của Trung Quốc cam kết chi 128 tỉ nhân dân tệ (20,6 tỉ USD) mua cổ phiếu nhằm đáp ứng cam kết bình ổn thị trường. Ngoài ra, khoảng 57 công ty quản lý quỹ cũng bắt đầu chi 2,16 tỉ nhân dân tệ để mua các cổ phiếu thường. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ cấp quỹ “bảo vệ sự ổn định của thị trường chứng khoán” và hàng loạt đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) bị tạm ngưng.

Đài BBC gọi sự vào cuộc sốt sắng của Bắc Kinh là một sự “hoảng loạn” và phản ánh tình trạng thiếu niềm tin của chính phủ đối với thị trường tài chính của chính mình. Giới phân tích thường ví von thị trường chứng khoán Trung Quốc như một sòng bạc khi diễn biến giá cổ phiếu thường không mấy liên hệ với các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Mặt khác, các nhà quan sát lại cho rằng động thái giải cứu của Bắc Kinh chỉ có lợi cho giới đầu tư cổ phiếu của doanh nghiệp lớn, uy tín và “bỏ rơi” các nhà đầu tư nhỏ vốn chiếm phần lớn trong số khoảng 90 triệu nhà đầu tư chứng khoán nước này.

Việc thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc hôm 7-7 làm dấy lên những lo ngại về khả năng ổn định thị trường của những nhà hoạch định chính sách nước này.

Theo chuyên gia phân tích Tề Dịch Phong, thuộc hãng tư vấn tài chính CEBM (Trung Quốc), các biện pháp trợ giúp của chính phủ không đủ mạnh để đảo ngược tình thế, đặc biệt là trước “thói quen” các nhà đầu tư vay nợ để mua cổ phiếu rồi bán ra khi bắt đầu có biến động. “Đây chỉ là vấn đề liệu thị trường sẽ trượt giảm chậm hơn hay tiếp tục rơi tự do” - ông Tề nhận định.

Theo BBC, Trung Quốc có phần ảo tưởng vào niềm tin mong manh rằng thị trường của họ “quá lớn để sụp đổ”. Đài này còn cảnh báo các biện pháp trợ giúp của chính phủ thậm chí có thể khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc vấp phải phản ứng ngược. Trong khi đó, các nhà đầu tư toàn cầu ngày càng lo ngại về nguy cơ thị trường chứng khoán sụp đổ toàn diện khiến kinh tế Trung Quốc thực sự khủng hoảng.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quan hệ với ai là quyền của chính phủ và người dân nước đó. Từ 1972 TQ đã có quan hệ thắm thiết với HK, không nhẽ VN không có cái quyền đó? Thật là vô lý ( Đề nghị không vỗ tay )


Bắc Kinh dọa Hà Nội: Gần với Mỹ hơn, sẽ bị trả thù

08-07-2015
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong khi ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đứng nghe nhân dịp ông Trọng được đãi bữa ăn trưa ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Ba 7/7/2015. (Hình: AP Photo/ Manuel Balce Ceneta)
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong khi ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đứng nghe nhân dịp ông Trọng được đãi bữa ăn trưa ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Ba 7/7/2015. (Hình: AP Photo/ Manuel Balce Ceneta)
BẮC KINH 8-7 (NV) – Bắc Kinh bắn tiếng cho Hà Nội biết là nếu tiến gần hơn với Hoa Thịnh Đốn, được hiểu là để đối phó Trung Quốc, thì coi chừng sẽ gặp phải các đòn trả thù từ phương Bắc.
“Cái mối quan hệ mật thiết hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà một phần là nhắm (đối phó) với Trung Quốc, sẽ kéo theo các đòn đánh trả của Trung Quốc.” Bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 8/7/2015 viết. “ Điều này sẽ tạo ra ap lực cho cả ba phía mà khi nó diễn tiến, Việt Nam có thể là kẻ phải chịu nhiều thiệt hại nhất.”
Hoàn Cầu Thời Báo là một phó bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cái loa tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cả hai tờ báo này cùng chia chung một trụ sở ở Bắc Kinh. Mỗi khi có bài bình luận gì, vì tế nhị, không đăng trên Nhân Dân Nhật Báo thì đẩy sang đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo.
Mỗi khi có bất cứ biến cố, sự kiện gì liên quan tới Việt Nam mà họ đánh hơi thấy có thể bất lợi cho Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đều nhanh chóng có những bài bình luận hoặc chửi bới, hoặc đe dọa Việt Nam, kể cả quân sự, dù lãnh tụ hai nước mỗi khi gặp nhau đều hô hò “16 chữ vàng” và “tinh thần 4 tốt.”
Ngày 7/7/2015, tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục trong Tòa Bạch Ốc dù ông không phải là người cầm đầu chính phủ hoặc tổng thống, chủ tịch nước như thông lệ tiếp khách. Cả hai ông thảo luận nhiều vấn đề, từ nhân quyền đến Biển Đông, hiệp định đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong mối quan hệ giữa hai nước.
“Báo chí tây phương đã diễn dịch quá đáng cuộc viếng thăm (của ông Nguyễn Phú Trọng) trong tầm nhìn địa chính trị. Họ coi cuộc thăm viếng như một nghi thức ngoại giao phối hợp giữa Việt Nam với Mỹ chống lại Trung Quốc và đây cũng là một chiến thắng của Mỹ trong chủ trương đối phó với Trung Quốc về mặt chiến lược.” Hoàn Cầu Thời Báo kể lể.
Với những nhận định như thế, Hoàn Cầu Thời Báo nói, một số nhà quan sát Mỹ và một số trí thức muốn gồm cả Việt Nam vào trong phe chống Trung Quốc. Tuy nhiên “Mục tiêu này có vẻ luôn luôn hiện ra ở chân trời, nhưng sẽ không bao giờ đến được.”
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Hoa Thịnh Đốn muốn Hà Nội phối hợp với họ trong chính sách xoay trục về Á Châu – Thái Bình Dương và tăng cường áp lực với Trung Quốc, trong khi Hà Nội hy vọng thân cận hơn với Hoa Thịnh Đốn có thể giúp họ đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Nhưng “điều này không hoàn toàn tượng trưng cho mối quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam.”
Báo này dọa rằng Việt Nam ngày càng bị áp lực chính trị từ Mỹ nên “tạo ra thử thách lâu dài cho sự ổn định” của chế độ Hà Nội. Hoàn Cầu Thời Báo nói trong khi là một trong những nước xuất cảng nhiều sang Mỹ nhưng cũng vì vậy mà phải “đối phó với sự xâm nhập chính trị của Tây phương.”
Tờ báo nêu ra một thực tế là trong khi Việt Nam coi Trung Quốc như một sự thử thách cho an ninh quốc gia thì họ lại “hưởng sức mạnh kinh tế nhờ Trung Quốc cũng như sự hậu thuẫn của hệ thống chính trị Cộng sản của Trung Quốc.”
Tờ báo đe rằng “Khi chiến lược căn bản của Việt Nam là cổ võ phát triển kinh tế xã hội như Trung Quốc và họ sẽ đạt được thành quả tối đa nếu chiến lược đó đừng đi ngược lại các tranh chấp Biển Đông.”
“Không nước nào được hưởng lợi khi mời Mỹ chen vào các cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Thật ra, điều đó báo hiệu thất bại.” Tờ Hoàn Cầu Thời báo dọa.
Khác với tờ Nhân Dân Nhật báo, tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho độc giả bình luận thoải mái. Trong phần bình luận của độc giả dưới bài bình luận nói trên, ít nhất có 25 lời bình luận đối chọi nhau từ bênh đến sỉ vả Bắc Kinh. (TN)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuối cùng Kiều đã gặp Trọng rùi! ( Đề nghị vỗ tay! )


"Trời còn để có hôm nay - Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời"/ tin ngày 8/7:
1.
Thông tin về cuộc gặp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Obama dày đặc trên truyền thông trong và ngoài nước và có lẽ đây là dòng tin được công chúng đón đọc và cập nhật từng giờ.
Xin bình thôi:
-Chỉ bằng việc tiếp cận hình ảnh vào thời điểm gặp gỡ báo chí, sau đó là tuyên bố chung, có thể nói được rằng, người ta dùng chữ cuộc gặp lịch sử là chính xác, bởi chính thái độ cởi mở, ấm áp, chân tình của chủ và khách, bởi từng câu chữ trong bản tuyên bố chung nó rành rọt, xác thực, không hoa mỹ và bay bướm, nó mang sức nặng của trách nhiệm hai đất nước đối với nhân dân hai nước, khu vực, và mang một thông điệp rất rõ ràng về thời cơ to lớn cho hai quốc gia. Tôi thích câu này của bác Trọng: "Quá khứ không thể thay đổi nhưng tương lại thuộc trách nhiệm của chúng ta" và họ, bằng hành động của mình, đang thể hiện rất rõ trách nhiệm.
-Dù báo chí không đề cập nhiều hoặc thậm chí bỏ qua, nhưng công lao đưa tới cuộc gặp lịch sử này chính là sự đóng góp to lớn, kiên trì, nhẫn nại, khôn khéo, mềm dẽo của quan chức ngoại giao hai nước và sứ quán Việt- Mỹ, sự nỗ lực của họ rất đáng trân trọng.
-Nhìn vào cử chỉ, thái độ, cách nói, cách dùng từ đối thoại của bác Trọng, sẽ hiểu là bác Trọng đã chuẩn bị cho cuộc gặp này hết sức kỹ càng, cẩn trọng từng chữ nhưng không khách khí, giữ được phong cách ngang cơ đối thoại nhưng không đi quá nguyên tắc ngoại giao, chí ít thì bác Trọng cũng làm tịt ngòi thù địch của những kẻ quá khích, nhăm nhăm soi mói và bình loạn hoặc coi thường.
-Chúng ta chỉ xem clip 16 phút của hai nhà lãnh đạo gặp gỡ báo chí nhưng không biết được 75 phút trước đó trong cuộc đàm đạo tay đôi của họ, nhưng cũng có thể hiểu là hai bên đã đạt được khá nhiều cam kết, thỏa thuận và vượt qua được nhiều trở ngại về thể chế chính trị, về sức ép ngoại giao, để gửi một gương mặt hài lòng trước truyền thông.
-Ai đó háo hức nghĩ sau cuộc gặp này sẽ có những thay đổi to lớn, sẽ thế này, sẽ thế kia là nóng vội, nhưng cuộc gặp lịch sử này cho thấy những cánh cửa khó khăn nhất đã được tháo chốt, cái chính là bước đi tiếp theo thế nào vừa đạt được tốc độ thời gian, vừa giữ được các mối quan hệ bang giao, và cao hơn tất cả những điều đó là độc lập dân tộc, và chủ quyền biển đảo.
-Rất ngoại giao và rất giỏi chọn cách ứng xử khi Phó Tổng thống Mỹ lẫy Kiều: "Trời còn để có hôm nay - Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời"- nó như một thông điệp của sự mong đợi, của quy luật, cả sự may mắn và niềm vui. Hy vọng sẽ là như vậy trong quan hệ Việt- Mỹ.
-Chuyến đi này đã có thể tạo cơ hội cho bác Trọng làm được một việc hệ trọng để đời cho dân tộc trước khi nghỉ ngơi tuổi già.
-Ai đó và ai đó hăm hở, xoi mói, bình phẩm, hả hê hoặc dè bỉu nào là thảm đỏ, nào là xem đồng hồ, thậm chí cả màu tất chân....cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc, nhé.
Bình rứa thôi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang