Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

“Tên tuổi không là gì, nếu con cái nhìn mình xa lạ”


 
Nhiều năm qua, sự “biến mất” của đôi song ca Ngọc Lễ – Phương Thảo vẫn là một câu hỏi trong lòng nhiều người hâm mộ. Dĩ nhiên, chọn việc ra đi định cư – ẩn cư ở nước ngoài giữa lúc tên tuổi đang lên trên sân khấu ca nhạc là một lựa chọn hết sức khó khăn của cả hai, cũng như hết sức khó hiểu với nhiều khán giả.
Ngọc Lễ rất yêu sân khấu, và trong trái tim nồng nhiệt của một rocker, khởi đầu sự nghiệp, Ngọc Lễ không thể không bàng hoàng khi một ngày của năm 1992, anh bị Sở VHTT chất vấn bài Sài Gòn Đêm Nay là ngụ ý gì. Nội dung về một chàng trai si tình, cất tiếng hát hỏi “Sài Gòn, đêm nay, em đi với ai…” bị bẻ cong thành ý tưởng xuyên tạc chính trị, như là chuyện Sài Gòn hôm nay buộc phải đi với chế độ Cộng sản. Khi kể về những ngày đó, nhiều năm sau, Lễ vẫn còn ngạc nhiên vì sao người ta lại có thể đối xử với âm nhạc như vậy. Nhưng với Ngọc Lễ, đó chỉ là cú sốc đầu đời, cho một loạt chuyện khó tin xảy ra sau đó.
Năm 1993, Ngọc Lễ và Phương Thảo nhận một cú sốc lớn hơn, từ một chương trình liên hoan nhạc rock ở Đà Nẳng. Một nhạc sĩ có tên tuổi, người mà trước đó được cả đôi song ca này kính trọng đột nhiên có một thái độ bất thường với nhóm nhạc Đen Trắng của Ngọc Lễ, vốn đang tham gia chương trình. Đêm trước ngày thi chung kết, thấy sức hấp dẫn của nhóm Đen Trắng quá cao và có “nguy cơ” đoạt giải nhất, người nhạc sĩ đáng kính đó đến gặp riêng Ngọc Lễ và đề nghị nhóm ngừng diễn, để dành cơ hội cho một nhóm nhạc rock khác ở phía Bắc. Điều cần nói thêm là bối cảnh lúc đó nhạc trẻ đang quay trở lại, và trở thành một “mặt trận văn hoá” và cần phải chia phần theo ý một ai đó, chứ không thuần tuý là cuộc chơi trong sáng của giới trẻ. Sau khi hội ý, Ngọc Lễ cùng cả nhóm bỏ về Sài Gòn. Cuộc chơi đã không còn vui, nhưng việc phản ứng của Ngọc Lễ và nhóm Đen Trắng từ đó đã ngấm ngầm tạo một sự khó chịu trong giới “tai to mặt lớn” của làng văn nghệ.
Năm 1994, một sáng tác khác của Ngọc Lễ bị tấn công trực diện và bị cấm hát, phán xét ở nhiều nơi. Bài hát “Đừng tin những gì con gái nói” bị một số nhà đạo đức XHCN ở Việt Nam coi là một tác phẩm phỉ báng phụ nữ Việt Nam, phản văn hoá. Cùng với các bài hát “Yêu nhau ném đá vỡ đầu nhau ra”, “Trả nợ tình xa”… bài hát của Ngọc Lễ bị nhiều sân khấu từ chối không cho trình diễn, dù đang là bài hát hit trong giới trẻ. Một phong trào lên gân đạo đức lại nhằm vào nhạc sĩ Ngọc Lễ, lúc đó đang chuyển sang khuynh hướng âm nhạc gia đình do anh vừa có đứa con gái đầu lòng. Bài hát “Cái bô của con” nói về đứa con gái nhỏ trong những ngày bệnh, cái bô nằm lăn lóc ở góc nhà bị một nhà báo nữ viết trên báo công an, tấn công dữ dội, cho rằng đó là một bài hát dơ dáy và đồi truỵ. Còn nhớ lúc đó cả nhà Lễ – Thảo đọc bài báo mà mặt rất buồn. Buồn không phải cho mình, mà họ buồn vì thấy xã hội đã quá nhiễu nhương.
Đó chỉ là một vài chuyện nho nhỏ, chưa nói hết về những kỷ niệm không vui trong đời của Ngọc Lễ – Phương Thảo. Một ngày nào đó, khi điều kiện cho phép, sẽ phải ghi thêm để lưu vào lịch sử nhạc Việt cho đầy những điều còn nằm sâu trong bóng tối.
Năm 2005, trước khi chuẩn bị ra đi định cư ở nước ngoài, Ngọc Lễ đến chào từ giã bằng cách gửi lại cây đàn fender và một hộp FX như món quà chia tay. Năm năm sau, tôi mới có dịp gặp lại gia đình của 2 người bạn hiền lành này. Cuộc đời họ đã khác, suy nghĩ họ cũng khác, được và mất của họ cũng nhiều… Nhưng cái còn lại lớn nhất, họ vẫn là người Việt Nam, yêu quê hương mình và luôn mong mỏi được hát với đồng bào mình, như ước mong đi qua được những chặng đường dài mệt mỏi, lòng vẫn không quản ngại xin làm lại từ đầu.
Mùa hè năm nay, sau 10 năm vắng bóng trên sân khấu, gia đình âm nhạc Ngọc Lễ Phương Thảo đã có một liveshow bất ngờ tại Sài Gòn, sau nhiều ngày âm thầm tập luyện. Với những ai là khán giả của đôi song ca này, muốn tìm hiểu về khoảng thời gian im lặng của họ, có thể đọc phần phỏng vấn dưới đây như một cách tham khảo và chia sẻ cùng họ.
————————————————————-
1. Được biết Lễ – Thảo cùng các con gái của mình đã thực hiện một chương trình biểu diễn lớn vào đầu tháng 7/2015 tại Sài Gòn, lâu lắm rồi mới hát một chương trình riêng của mình tại VN, Lễ – Thảo cảm giác ra sao?
Đã lâu lắm rồi Lễ – Thảo mới có lại được cái cảm giác hồi hộp, nôn nao cho một chương trình biểu diễn như ngày xưa. Một cảm giác thật khó tả. Có thể vì đây là chương trình live show lớn nhất từ trước đến giờ của Lễ – Thảo sau chương trình Hãy Giữ Lấy Tình Yêu 1993 cùng với ban nhạc Đen Trắng. Live showtháng 7 này có thể là ngày diễn đặc biệt nhất trong trong cuộc đời của cả gia đình, vì Lễ – Thảo được hát chung với 2 con gái của mình là Na và Nấm. Trước đây Na Nấm cũng đã hát với ba mẹ nhưng chỉ hát phần phụ thôi. Trong live show này, Na và Nấm sẽ chính thức biểu diễn những bài hát của cả gia đình.Đặc biệt hơn, Lễ – Thảo muốn bật mí trước một chút, là Na và Nấm sẽ biểu diễn 2 bài hát do chính Na va Nấm sáng tác và hòa âm. Bài của Na có tên là Yêu Hay Không Yêu, bài của Nấm có tên là Ai Sẽ Là Người Yêu Của Tôi.
2. Na và Nấm đã chính thức sáng tác? Thật thú vị, Lễ – Thảo đánh giá như thế nào các tác phẩm của con?
Chính Lễ – Thảo cũng vô cùng ngạc nhiên và thú vị khi nghe Na Nấm giới thiệu những bài hát mới ở nhà. Rất khác với sáng tác của Ngọc Lễ (có thể buồn hay mơ mộng gì đó – cả hai cùng cười) những bài hát của Na và Nấm có giai điệu hết sức mới mẻ và hồn nhiên. Ơ… chắc tại cũng một phần do con mình, nên khi nghe thấy, cả Lễ và Thảo đều thấy các bài hát đó thân thương và đáng yêu. Nhưng phải chờ xem khán giả có thích không đã. Đây là một thử thách lớn với cả Na và Nấm, nhưng dù được khán giả thích hay không, đây cũng là một kỷ niệm rất đẹp. Hai bài hát đó chắc chắn sẽ là những dấu mốc đầu tiên sáng tác của Na và Nấm cũng như không thể quên đối với gia đình Lễ – Thảo.
3. Cả “gia đình âm nhạc” của Lễ – Thảo đều thấy quen thuộc, gần gũi với sân khấu VN trong nước ?
Hai đứa mình vui lắm. Cứ nghĩ tới là hồi hộp nôn nao như sắp gặp lại những người thân yêu sau nhiều năm xa cách. Na Nấm cũng cảm thấy rất vui và hăm hở khi được về Việt Nam biểu diễn lần này. Dù không có nhiều thời gian, Na Nấm cũng đã cố gắng rất nhiều để giúp Lễ – Thảo chuẩn bị cho chương trình thật chu đáo.
4. Gia đình Lễ – Thảo thật sự là một mảng độc đáo trên sân khấu Việt Nam hôm nay. Nhưng anh chị có thể nói thêm là âm nhạc là một sở thích không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của anh chị, hay chỉ là những dự án buộc phải biểu diễn, được lên lịch và tập luyện cho nó
Dù không có lịch biểu diễn, hàng tuần cả nhà vẫn chơi nhạc, ca hát chung với nhau. Thảo và Lễ vẫn nói các con rằng chúng ta có thể khó khăn và nhịn mua một thứ gì đó tiện nghi, nhưng với âm nhạc thì không còn tiếc gì cả khi có thể. Làm sao vừa sống được bằng âm nhạc mà vẫn không bị áp lực của tập luyện biểu diễn cho sân khấu thương mãi gây căng thẳng quá mức, không biết phải nói sao nhỉ… à, Lễ – Thảo cứ như phải đong đưa, giữ thăng bằng giữa 2 trạng thái đó để mình không bị gò ép, không bị rượt đuổi. Đã có những lần, các nhà tổ chức ở Mỹ mời Lễ – Thảo đi hát xa, nhưng vì thiếu hai đứa con theo cùng (dù đã lớn) – cả nhà họp lại và bàn thôi thì xin không nhận, để cuối tuần cả nhà ca hát với nhau cho vui.
5. Na và Nấm có thật sự yêu âm nhạc, hay phải theo đuổi âm nhạc vì ba mẹ muốn như vậy, thương ba mẹ nên phải chìu theo?
Thật ra, Na thì mê ngành graphic designs,vẽ trên computer từ lớp 6 khi đến lớp 9. Nhưng gần đây thì Na quay qua học nhạc và làm nhạc nhiều hơn. Bài hát đầu tay của Na viết để biểu diễn trong trường có tên là Solving For X, đã được chọn là bài hát được yêu thích nhất trong chương trình cùa trường trung học. Nấm thì bắt đầu bằng việc đến với cây guitar điện, và cũng bắt đầu sáng tác năm nay. “Thương ba mẹ nên chìu theo” – câu này nghe xa lạ đối với nhà Lễ – Thảo lắm. Đơn giản vì Na và Nấm hết sức cá tính, khó lòng chìu theo một điều gì đó mà hai đứa cảm thấy không cần hoặc không thích làm. Nói tới đó thì nhà nào có con cũng biết liền (cười) 
6. Có ý kiến nói rằng các anh chị đã uổng phí nhiều năm để ra đi, trong khi có thể làm ra nhiều tiền và tên tuổi lớn hơn nữa nếu vẫn Việt Nam sinh hoạt âm nhạc. Theo anh chị, sự ra đi của mình có là một sự thất bại?
Đối với Lễ hay Thảo cũng vậy, mỗi sáng thức dậy vẫn được tươi cười trò chuyện thân mật với vợ (chồng) và các con là thành công số một rồi. Những chuyện khác là thứ yếu. Cả hai chọn ra đi vì muốn Na và Nấm được va chạm và thử sức với một môi trường giáo dục mới, khác hơn. Tên tuổi sẽ không là gì nếu quay về nhà thấy con cái xa lạ với mình do mê mãi biểu diễn, hay không thể giúp gì được cho chúng tốt hơn. Với những gì mà Na và Nấm có được hôm nay, Lễ – Thảo thấy mình được nhiều hơn là mất.
Thảo thì chưa bao giờ thấy ân hận khi quyết định qua Mỹ sống. Nhiều bạn bè của Thảo phải cho con đi du học Mỹ mỗi năm mẹ con gặp nhau chỉ 1 hay 2 lần, Thảo ở đây, thấy mình hạnh phúc khi được đưa đón con đến trường, chăm sóc, nấu nướng cho con mỗi ngày suốt cả 10 năm nay, Thảo không mong gì hơn thế
7. Đời sống âm nhạc của anh chị có tồn tại được ở nước ngoài? Với cộng đồng người Việt? Qua băng đĩa, đã thấy anh chị từng xuất hiện trong các chương trình âm nhạc của người Việt hải ngoại nhưng sau đó lại thôi, vì sao?
Cuộc sống của các nghệ sĩ độc lập và có khuynh hướng riêng không chìu theo thị trường thường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Với các trung tâm ca nhạc thì có lẽ họ thấy âm nhạc của Thảo Lễ không hợp thị hiếu của khán giả cộng đồng Việt Nam tại Mỹ, nên họ vẫn ưu tiên những giọng ca ăn khách hơn. Lễ – Thảo thấy rõ điều này nhưng quyết định là không thay đổi khuynh hướng và vẫn sống với dòng nhạc của mình
8. Nói thêm về phần mình, cả hai anh chị đã có thêm những “vốn liếng” gì cho tình yêu âm nhạc của mình, qua trãi nghiệm ở nước ngoài?
Lễ – Thảo ngày xưa cứ mơ mình được đi học chung với nhau, chỉ đến khi qua Mỹ giấc mơ đó mới thành hiện thực. Nên sau khi tìm hiểu, Lễ – Thảo cùng vào học College âm nhạc chung với nhau. Thảo thì học và nâng cao khả năng thanh nhạc của mình, Lễ thì vẫn theo guitar nhưng học về các phương thức ứng dụng âm nhạc mới. Ngoài ra, nói thật là nếu không ráo riết học thêm thì sơ sẩy là không theo kịp, không trò chuyện nổi về âm nhạc với các con mình đâu
9. Về mảng tình ca, những sáng tác của anh vẫn tiếp tục ra đời? hay chỉ còn là một phần nhỏ trong dòng nhạc về gia đình mà anh chị đang gầy dựng?
Thật ra Lễ – Thảo chẳng cố gắng gầy dựng cái gì to tát cả, mình yêu âm nhạc và đi theo nó, thích gì viết cái đó thôi. Mục tiêu sáng tác và hát của Lễ – Thảo hay cả gia đình không có ý định hay project gì rõ ràng hết. Chẳng hạn như vừa rồi Lễ viết về mấy con mèo hoang ở chỗ mình ở đấy thôi. Nhà mình có cái sân sau nho nhỏ. Thảo thì hay trồng vài thứ cho vui, nhưng không hiểu sao mèo cứ kéo đến nhìn và đợi Thảo nhìn thấy và cho ăn. Nhiều con mèo rất dễ thương, viết cho chúng một bài cũng hay (cười)
10. Nhiều năm nay anh chị có theo dõi liên tục âm nhạc trong nước? Các anh chị có nhận xét gì về âm nhạc Việt Nam lúc này, đặc biệt là các cuộc thi âm nhạc dành cho thiếu nhi?
Theo dõi qua các chương trình truyền hình được ghi lại trên Youtube, Lễ – Thảo thấy những cuộc thi âm nhạc thiếu nhi gần đây làm các em tập luyện nhiều, có bài bản nên khả năng âm nhạc cua các em phát triển rõ ràng. Chúng ta rồi sẽ có nhiều giọng ca nhí hay hơn. Nhưng điều Lễ – Thảo quan tâm là có những chương trình, nhìn thấy các em bị stress rất rõ. Nên để các em phải chịu một áp lực quá lớn của show thương mãi như vậy không, đặc biệt với những em tuổi còn quá nhỏ. Đào tạo nên một tài năng âm nhạc không khó bằng nuôi dưỡng tình yêu đối âm nhạc trong các em lâu dài. Áp lực trong các kỳ thi có thể làm tuổi thơ không còn thấy vui với âm nhạc nữa, thậm chí sẽ là nỗi ám ảnh về sau khi chúng đã trưởng thành.
TuanKhanh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nghêu ngao ca sướng cho đời - Hắt hịu phận bạc mấy người biết cho?

Nhiều nhạc sĩ Việt đang sống trong cảnh túng thiếu, bệnh tật

Nguyễn Hằng
Dân Trí - 4 đời vợ, nhạc sĩ Vinh Sử vẫn sống trong cảnh cô đơn, bệnh tật với “hai bàn tay trắng”. Ở tuổi 89, Nguyễn Văn Tý thân thể kiệt quệ, nằm lẻ loi trong căn phòng chưa đầy 10m2. Nhạc sĩ Hoàng Vân, Thế Song, Nguyễn Ánh 9…cũng đang chống chọi với bệnh tật ở tuổi xế chiều.

Đông con, nhiều vợ- cuối đời vẫn nghèo đói, cô độc

Nhiều người không cầm nổi nước mắt khi được biết cảnh sống lủi thủi, cô đơn vì đau ốm, túng thiếu của nhạc sĩ Vinh Sử.  Hiện tại, “vua nhạc sến” với những bản boléro thất tình, buồn hiu hắt như  Nhẫn cỏ cho em, Sầu tím thiệp hồng, Người phu kéo mo cau, Hai bàn tay trắng… đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư trực tràng trong căn phòng 15m2 trong một xóm lao động nghèo tại Sài Gòn.

Thời cực thịnh, nhạc sĩ Vinh Sử từng có cuộc sống xa hoa, giàu có khi mỗi nhạc phẩm của ông trị giá hai chiếc xe hơi đời mới. Ông từng nổi tiếng là một nhạc sĩ hái ra tiền, từng nổi tiếng đào hoa vì yêu nhiều và cũng có tới 4 đời vợ và nhiều con.

Nhưng cuối đời, ông chỉ còn lại “hai bàn tay trắng”: không có người vợ nào bên cạnh, người vợ thứ 4 chỉ thường đến chăm sóc khi ông đau bệnh, bởi bà cũng có cuộc sống riêng của mình, con cái mỗi đứa mỗi đời sống. Ở cái tuổi 70, nhạc sĩ Vinh Sử hầu như sống bằng sự trợ giúp của đồng nghiệp và tìm niềm vui sống nơi tình yêu của khán giả.

Cũng sống trong cảnh túng thiếu, cô đơn và bệnh tật ở cái tuổi gần đất xa trời là nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, tác giả Dư âm, Mẹ yêu con, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Dáng đứng Bến Tre...

Từng trải qua hai đời vợ, có hai cô con gái nhưng người nghệ sĩ già ở cái tuổi 90 vẫn một mình sống lủi thủi, “leo lắt” trong căn phòng chưa đầy 10m2 khi bị nhiều căn bệnh hành hạ: 3 lần bị tai biến, tắc nghẽn mạch máu não, hư thận, dạ dày và bị bệnh về tiền liệt tuyến…Gắn bó với ông mấy chục năm nay, chỉ có người giúp việc.

Ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ, chị và các đồng nghiệp đang rất lo lắng cho sức khỏe của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý. Giờ đây, ông có thể ra đi bất cứ lúc nào…Bảo Lan và nhóm 5 Dòng Kẻ từng đến thăm ông cũng ngậm ngùi trước cuộc sống cô đơn quạnh quẽ lúc bóng ngả chiều tà cùng nỗi đau bệnh tật, chật vật về kinh tế.

“Trái tim của người nghệ sĩ vốn nhạy cảm, khi tuổi già đến lại càng dễ tổn thương. Trong cuộc sống khốn khó của mình, ông vẫn luôn khát khao được chia sẻ mọi mặt của cuộc sống, cả về vật chất và tinh thần để vượt qua những đau đớn của bệnh tật và sống nốt những năm tháng của tuổi già cô đơn... “, nhạc sĩ- ca sĩ Bảo Lan chia sẻ.

Trước đó, nhiều nghệ sĩ vô cùng xót thương trước sự ra đi trong sự nghèo đói, cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình vào tháng 5/2014. Tác giả Tình lỡ được biết đến như nhạc sĩ tiêu biểu cho câu “tài hoa phận bạc”.

Nhạc sĩ Thanh Bình từng trải qua ba đời vợ, làm đủ công việc như viết nhạc, viết văn, viết báo đến bán xăng, bán cơm… để mưu sinh. Cuối đời, ông rơi vào cảnh túng thiếu, cô đơn rồi ra đi trong nỗi khắc khoải không gặp được con gái duy nhất vì cô bước vào vòng lao lý.

Ngay cả khi chết vì chứng bệnh tuổi già cao huyết áp, lao phổi, người nhạc sĩ nghèo vẫn phải nương tựa vào lòng hảo tâm của người đời khi người thân không đủ tiền lo tang lễ…

Nhiều nhạc sĩ đang sống trong cảnh “leo lắt” vì tuổi già, bệnh nặng

Dù may mắn có người thân bên cạnh chăm sóc, nhưng nhiều nhạc sĩ như Hoàng Vân, Thế Song, Nguyễn Ánh 9… cũng đang yếu ớt chống chọi với nhiều căn bệnh lúc tuổi già.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, ca sĩ Ánh Tuyết cho biết nhạc sĩ Hoàng Vân, tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như Hò kéo pháo, Tôi là người thợ lò, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, Quảng Bình quê ta ơi, Bài ca giao thông vận tải, Chào anh giải phóng quân - Chào mùa xuân đại thắng, Mùa hoa phượng nở, Em yêu trường em, Con chim vành khuyên... đang thở bằng máy thở trong bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Ông bị viêm phổi khá nặng và đã điều trị gần một tháng nay.

Đến thăm nhạc sĩ Hoàng Vân, ca sĩ Tùng Dương cho biết, ở cái tuổi 85 sức khỏe như ngọn nến trước gió, ông trong tình trạng lúc mê lúc tỉnh không nói chuyện, nhận biết được. Tùng Dương chỉ có thể hỏi thăm, động viên qua con trai của ông là nhạc trưởng Lê Phi Phi. “Nhạc sĩ Hoàng Vân yếu lắm, không biết gì, chỉ nằm và thở bằng máy. Tôi có hát, ông cũng không phản ứng gì. Chỉ biết cầu chúc ông mau khỏi bệnh”, Tùng Dương ngậm ngùi.

Theo thông tin từ nhạc sĩ Thế Hiển, con trai út của nhạc sĩ Thế Song, tác giả Nơi đảo xa dù sức khỏe của ông đã khá hơn sau lần điều trị tai biến lần 2 bị liệt nửa người nhưng vẫn còn yếu, cần người thân túc trực bên cạnh, quan tâm chăm sóc.

Trước đó, vị nhạc sĩ ở cái tuổi thất thập cô lai hy từng phải nhập viện điều trị, bị liệt nửa người, phải ăn bằng ống xông vì tai biến. Nhiều năm nay, ông còn mang trên mình căn bệnh tiểu đường khiến việc hấp thụ thức ăn không được tốt.

Dù tuổi già, bệnh nặng nhưng tình yêu dành cho âm nhạc trong ông vẫn rất mãnh liệt. Trong những lúc đau ốm, nhạc sĩ Thế Song vẫn yêu cầu các con mở nhạc để ông nghe. Được biết, ca khúc Tuổi hồng con gái được ông sáng tác vào năm 2008, sau khi bị tai biến lần 1.

Vẫn đi lại được và hoàn toàn tỉnh táo nhưng tác giả Buồn ơi, chào mi, Tình khúc chiều mưa… ở cái tuổi 75 chỉ còn “da bọc xương” vì bị căn bệnh nghẹt phổi và hen suyễn giày vò.

Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 chia sẻ, cơ thể ông ngày càng ốm yếu vì chứng nghẹt phổi (tên khoa học là COPD) và hen suyễn. Cứ nói nhiều một chút là ông khó thở nên đi đâu cũng phải mang theo ống xịt để thở.

"Tôi bị nghẹt mũi mãn tính có lẽ vì hút quá nhiều thuốc lá. Hồi 18 tuổi, tôi đã bắt đầu hút. Chưa kể lúc ấy, tôi lúc nào cũng chỉ cắm đầu làm việc từ 15h hôm nay đến 4h hôm sau và mỗi lúc rảnh đều hút thuốc, uống cà phê để lấy sức. Đến giờ sức khỏe tôi bị tổn hại, mau xuống sức lắm. Đi đâu, tôi cũng phải mang ống xịt để hỗ trợ hô hấp, liều thuốc cũng ngày càng cao. Chỉ trong vòng 6 tháng, tôi bị sụt 6kg, nói thực không biết tôi…chết lúc nào”, tác giả Buồn ơi, chào mi ngậm ngùi.

Tuổi già cùng bệnh nặng khiến cơ thể nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 gầy dộc, tay chân teo tóp, đi lại khó khăn. Chính vì sức khỏe ốm yếu nên nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã dồn hết sức vào liveshow “Kỷ niệm”  vừa rồi như thể…lần cuối cùng!

Dẫu biết rằng vòng tròn “sinh- lão- bệnh- tử” không chừa một ai nhưng trước cảnh các nhạc sĩ gạo cội đang phải chống chọi với bệnh tật lúc tuổi già vẫn khiến khán giả đau lòng!

Cũng không ít người trong số họ có thể nói là “tài hoa phận bạc”, cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà nhiều tác phẩm nghệ thuật đã được khẳng định giá trị theo năm tháng nhưng cuộc sống riêng lại gặp nhiều trắc trở. Rất dễ đồng cảm với lời sẻ chia của nhạc sĩ Bảo Thu rằng, người nghệ sĩ thường sống theo cảm xúc, thờ phụng ái tình và nghệ thuật hơn vật chất nên cuộc đời họ cũng gặp nhiều thăng trầm, biến cố…

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hơn 160.000 cử nhân, thạc sỹ đang thất nghiệp - Chưa kể đến việc sẽ có "tinh giản biên chế" sắp tới!


Phạm Thanh

Dân Trí - Tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị cao gấp 2,4 lần nông thôn; hiện 162,4 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên đang thất nghiệp; 79,1 nghìn người có trình độ cao đẳng chưa có việc làm.
Theo thống kê mới nhất từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), tính đến hết quý 1/2014, cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 145,8 nghìn người so với quý 4/2013.
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,72%, cao gấp 2,4 lần nông thôn. Đáng chú ý, nhóm lao động trình độ cao tiếp tục khó khăn khi tìm việc làm, có hơn 160.000 người có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp; hơn 79.000 người có trình độ cao đẳng bị thất nghiệp.

Đặc biệt, thống kê báo cáo cũng ghi nhận tình trạng thất nghiệp thanh niên tiếp tục là vấn đề cần quan tâm. Có hơn 500 nghìn thanh niên từ 15-24 tuổi bị thất nghiệp, chiếm 6,66%. Ngoài ra, tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 3,4%, cao gấp 1,2 lần so với cả nước.
Bên cạnh đó, trong quý 1/2014 có gần 1,3 triệu lao động thiếu việc làm. Số giờ làm việc thực tế bình quân của nhóm “lao động thiếu việc làm” là 22,3 giờ/tuần, chỉ bằng 53% so với lao động cả nước.
Về bảo hiểm thất nghiệp, số liệu bản tin cho biết, đến hết quý 1/2014, cả nước có 8,6 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp; 86,7 nghìn người đăng ký thất nghiệp. Trong đó 75,3 nghìn người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng; 5,6 nghìn người được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần…
Nhận định về tình hình, ông Gyorgy Janos Sziraczki, chuyên gia tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đánh giá, thống kê này có ý nghĩa quan trọng đối Việt Nam – quốc gia với số dân 90 triệu dân và có đến 53,7 triệu người trong lực lượng lao động, trong đó có 47,4 triệu người trong độ tuổi lao động. Trên thực tế, so với các nước trong khu vực Việt Nam không phải làm một nước có tỷ lệ thất nghiệp cao, tuy nhiên qua số liệu cung cấp, Việt Nam cần quan tâm đến chất lượng, năng suất lao động của người lao động hơn nữa để phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường lao động.
Đánh giá thực trạng, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho rằng, đây là những thống số để các nhà quản lý và hoạch định chính sách có căn cứ cụ thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến động kinh tế đến lao động trong cả nước, trong từng vùng, cũng như từng tỉnh, thành phố nhằm kịp thời đưa ra những giải pháp trong từng giai đoạn cụ thể. Bên cạnh đó, giúp các Bộ, ngành, các tổ chức có liên quan nghiên cứu chuẩn bị nhân lực đáp ứng nhu cầu của Bộ, ngành và quốc gia…
Tuy nhiên, dự báo về triển vọng thị trường lao động, chuyên gia vẫn đưa ra thông tin khả quan: Trong năm 2014, kinh tế vĩ mô tiếp tục phục hồi sẽ tạo cơ hội cho thị trường lao động chuyển biến tích cực. Nhu cầu tuyển dụng lao động tiếp tục tăng, tập trung tại những địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nga đã dần nhận ra "bộ mặt thật" của "bạn tốt" Trung Quốc?

( Thế giới ) - Ngày càng có nhiều tiếng nói từ Nga chỉ trích Trung Quốc "về hùa" với phương Tây để trừng phạt Moscow.


nga da dan nhan ra bo mat that cua ban tot trung quoc
Trang Đa Chiều hôm 22/6 cho hay, phó Tổng giám đốc Ngân hàng mậu dịch đối ngoại Nga (Vneshtorgbank) Yuri Soloviev tiết lộ, các ngân hàng Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt với Nga, thậm chí không muốn hợp tác với các đơn vị cùng ngành của Nga.
Theo quan chức trên, nguyên nhân của điều này là Trung Quốc không muốn làm mếch lòng phương Tây.
"Các ngân hàng Trung Quốc lo ngại gặp rắc rối nếu làm ăn với các đơn vị tài chính của Nga, bởi bọn họ còn có nhiều mối kinh doanh với Âu-Mỹ." - Ông Soloviev cho biết.
"Đối với Trung Quốc mà nói, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản hay Hàn Quốc có giá trị hơn Nga. Người Trung Quốc rất thực tế, họ sẽ không vì Nga mà thực hiện các vụ làm ăn lỗ vốn."
Kể từ khi Nga bị phương Tây trừng phạt, các tổ chức tài chính của nước này đã bị hạn chế đáng kể khi muốn vay hoặc góp vốn bằng Nhân dân tệ.
Trong khi đó, các ngân hàng Trung Quốc từ chối cung cấp các dịch vụ hỗ trợ mậu dịch song phương khiến hoạt động giao thương trong ngành tài chính Nga-Trung suy giảm nghiêm trọng.
Trung Quốc nhiều lần chỉ trích Nga không duy trì ổn định tỷ giá đồng Rúp và kiên quyết chỉ sử dụng NDT trong các giao dịch ngoại hối.
"Hiện trạng này gây trở ngại đến quá trình phát triển mậu dịch Nga-Trung. Tuy nhiên, các ngân hàng Nga vẫn rất xem trọng việc triển khai nghiệp vụ ở Trung Quốc và châu Á." - Yuri Soloviev cho hay.
 
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ (phải) tại Diễn đàn kinh tế St. Petesburg. Ảnh: AFP.
Giáo sư kinh tế người Nga Igor Nikolaev cho rằng, quy mô mậu dịch giữa Trung-Mỹ, Trung-EU vượt xa so với quy mô Nga-Trung, dẫn đến các tổ chức tài chính Trung Quốc buộc phải xét đến thái độ của phương Tây khi "đi lại" với Nga.
"Mỹ quan trọng với Trung Quốc hơn (Nga), có nghĩa Trung Quốc phải xem xét việc Mỹ và phương Tây đang trừng phạt Nga. Điều này phản ánh ngay trong các mối quan hệ tài chính song phương." - ông Nikolaev cho biết.
Trung Quốc "đổi chiều", gia nhập phe trừng phạt Nga?
Việc Nga "hướng Đông" và xích lại gần Trung Quốc hơn để tìm kiếm giải pháp đối phó sự trừng phạt của phương Tây đã được truyền thông ghi nhận trong suốt 1 năm qua.
Tuy nhiên, đến hiện tại, các tổ chức, doanh nghiệp Nga cũng phải "vật vã" để tiếp cận nguồn vốn của Trung Quốc.
Đa Chiều bình luận, điều này chẳng khác nào Trung Quốc "về hùa" với hành động trừng phạt của phương Tây, khiến Nga thất vọng.
Giới quan sát đánh giá, mặc dù trên bình diện ngoại giao, Nga-Trung vẫn cho thấy một "tình hữu nghị" bền chặt và tổ chức nhiều hoạt động tập trận chung để gây tiếng vang.
Song, trên thực tế Nga không được hưởng nhiều lợi ích từ mối quan hệ này như những gì Trung Quốc có được. Bắc Kinh không hề đem lại cho Moscow một sự giúp đỡ thực chất nào, ngoài việc giành các hợp đồng cung ứng béo bở cho Nga.
Nhà phân tích kinh tế Nga Vladislav Zhukovsky nhận xét, dù phải "dè chừng" trước những rủi ro chính trị khi làm ăn với Nga, nhưng giới tài chính Trung Quốc chắc chắn cũng không bỏ lỡ "con mồi" này.
"Kinh tế Trung Quốc vẫn ổn nếu không có Nga, nhưng nước Nga hiện tại sẽ gặp khó khăn hơn nhiều nếu Trung Quốc không hỗ trợ.
Vì vậy, Trung Quốc sẽ lợi dụng cục diện để giành lấy các thỏa thuận hợp tác về kỹ thuật quân sự hay mua bán vũ khí.
Bắc Kinh có thể 'trục lợi' trên nhiều lĩnh vực từ việc thắt chặt quan hệ với Nga. Nói cách khác, Nga là cơ hội kiếm tiền tuyệt vời của Trung Quốc." - ông Zhukovsky bình luận.
Nhiều học giả Nga đánh giá "Trung Quốc vẫn thấy Mỹ có giá trị hơn Nga".
Nhiều học giả Nga đánh giá "Trung Quốc vẫn thấy Mỹ có giá trị hơn Nga".
Liệu Nga có thành "đối tác hạng 2" của Trung Quốc?
Vladislav Zhukovsky nhận định, thái độ của ngành tài chính Trung Quốc không ảnh hưởng quá tiêu cực tới quan hệ Nga-Trung, song lợi ích quốc gia của Nga dường như không quá ý nghĩa đối với Bắc Kinh.
"Cảm giác mất cân bằng và bất ổn này ngày càng trở nên mạnh mẽ" - Zhukovsky nói.
Hiện trạng mà nhà phân tích Zhukovsky thể hiện mối quan ngại của không ít người Nga, rằng các doanh nghiệp nước này sẽ ở vào "thế yếu" khi làm ăn với các đối tác Trung Quốc, thậm chí dẫn đến việc Nga chỉ được Trung Quốc xem là "đối tác hạng 2".
Điều tra của Ernst & Young đối với giới công thương Trung Quốc cho thấy, trong vấn đề mậu dịch với Nga, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng gặp phải khó khăn về nhiều mặt như môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật...
Tuy nhiên, tại Diễn đàn kinh tế St. Petesburg mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá quan hệ kinh tế Nga-Trung vẫn phát triển nhanh chóng.
Tại hội nghị Ủy ban hợp tác đầu tư giữa 2 chính phủ Nga-Trung trong khuôn khổ Diễn đàn, 29 dự án với tổng kim ngạch hơn 20 tỷ USD đã được thông qua.
Giới "tinh hoa" Nga kêu gọi tránh xa Trung Quốc
Tỷ phú người Nga Oleg Deripaska. Ảnh: Bloomberg
Tỷ phú người Nga Oleg Deripaska. Ảnh: Bloomberg
Cũng tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg, tỷ phú nổi tiếng người Nga Oleg Deripaska đã kêu gọi nước này "nhanh chóng tìm cách cải thiện quan hệ với phương Tây" và cho rằng chỉ có như vậy nền kinh tế Nga mới trở lại thịnh vượng.
"Nga nên tích cực hợp tác với Mỹ và châu Âu, chứ không phải Trung Quốc" - ông Deripaska nói.
Giới quan sát nhận định, những tuyên bố của ông Yuri Soloviev tại St. Petersburg trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS diễn ra vào tháng sau, nhằm phát tín hiệu "bất mãn" đến Bắc kinh.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) hồi tháng 5 đã dẫn lời chuyên gia các vấn đề về Nga Bobo Lo nhận xét, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông qua các quốc gia Liên Xô cũ để triển khai chiến lược mở rộng lợi ích Trung Quốc mang tên "một vành đai, một con đường".
Theo ông Lo, chiến lược của Bắc Kinh rất có khả năng "va chạm" với lợi ích của Nga và kế hoạch Liên minh kinh tế Á-Âu của Tổng thống Putin. Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ Nga-Trung.
"Chiến lược của ông Tập và ông Putin chưa phát sinh mâu thuẫn trực diện bởi đây đều là các tư tưởng mới được ra đời. Nhưng theo thời gian, xung đột lợi ích sẽ nảy sinh." - Bobo Lo chỉ ra.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Vietnam Airlines biểu diễn chiếc Boeing đầu tiên trên không phận thủ đô Hoa Kỳ


Ảnh chụp trên trang web của Australianaviation.com.au cho thấy chiếc máy bay Boering 787-9 của hãng Vietnam Airlines bay trên bầu trời thủ đô Washington, ngày 6/7/2015.
Ảnh chụp trên trang web của Australianaviation.com.au cho thấy chiếc máy bay Boering 787-9 của hãng Vietnam Airlines bay trên bầu trời thủ đô Washington, ngày 6/7/2015.
Vietnam Airlines đã phô trương chiếc máy bay Boeing 787-9 đầu tiên bằng một chuyến bay ngoạn mục trên bầu trời Washington DC trước khi chính thức đưa vào khai thác dịch vụ.
Hãng hàng không của Việt Nam còn ký kết  các “biên bản ghi nhớ hợp tác”để mua thêm máy bay của hãng Boeing.
Sau khi tiếp nhận chiếc máy bay Boeing 787-9 đầu tiên về Việt Nam cuối tháng này, Vietnam Airlines sẽ đưa vào khai thác trên đường bay nội địa Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh; sau đó là đường bay quốc tế đầu tiên Việt Nam - London (Anh) và sẽ trở thành hãng hàng không đầu tiên trong khu vực khai thác phiên bản máy bay hoàn thiện mới nhất của Boeing trên đường bay thẳng từ Đông Nam Á đến châu Âu.
Mặc dù đã có kế hoạch bàn giao 19 chiếc Dreamliner vào cuối tháng 7, hãng Boeing đã tổ chức sự kiện đặc biệt này tại sân bay Ronald Reagan nhân dịp Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên.
Ông Ray Conner, Tổng giám đốc Công ty sản xuất máy bay thương mại Boeing, Phó Chủ tịch Tập đoàn Boeing cho biết: “Boeing và Vietnam Airlines đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài trong hơn hai thập kỷ qua. Ngày hôm nay, chúng tôi rất vinh dự được chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chuyến công du có ý nghĩa lịch sử tại Mỹ tới tham dự sự kiện này. Chúng tôi vui mừng giao cho Vietnam Airlines chiếc máy bay Boeing 787 Dreamliner đầu tiên gia nhập đội tàu bay hiện đại của Hãng và sẽ tiếp tục cung cấp cho Hãng những chiếc máy bay thế hệ mới tốt nhất thế giới.”
Tại buổi lễ, đại diện Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Giao thông và Bộ Thương mại Hoa Kỳ phát biểu đều nhấn mạnh, việc tăng cường hợp tác giữa hai hãng hàng không lớn của hai quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ giao lưu, hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch giữa hai nước tiếp tục phát triển.
Theo Australianaviation.com.au, Boeing, Thanh Niên, Reuters
@VOA

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Điên vừa thôi!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phim Tài Liệu Việt Nam & Trung Quốc Ở Điển Đông Như Nào?

Phần nhận xét hiển thị trên trang