Trên thì Việt nam dân chủ cộng hòa. Nhưng dưới thì lại Dân chủ cộng hòa Việt nam.
Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015
NGÀY ĐẦU NON TRẺ:
Trên thì Việt nam dân chủ cộng hòa. Nhưng dưới thì lại Dân chủ cộng hòa Việt nam.
Nợ phải trả ngay đời này
DANH ĐỨC
TT - Hạn chót thứ ba 30-6 đã qua đi mà Hi Lạp không thanh toán được khoản nợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), dù chỉ là 1,7 tỉ USD đáo hạn.
Cú “bể nợ” này trùng hợp với việc gói cứu trợ của khối đồng euro dành cho Athens hết hạn.
Có phải một khi Hi Lạp không còn khả năng trả nợ, nhe răng ra “cười trừ” và đe dọa ra khỏi khối đồng euro thì các chủ nợ sẽ để yên? Không bao giờ.
Bằng cớ là trong ngày 30-6, Chính phủ Hi Lạp đã một lần nữa nài van IMF gia hạn. Ngày 1-7, nhật báo Hi Lạp Ekathimerini đưa tin Chính phủ Hi Lạp đã gửi một đề xuất thắt lưng buộc bụng đến các chủ nợ châu Âu, thay thế đề xuất thứ nhì bị bác bỏ hôm thứ hai.
Cũng tờ báo này buồn bã ghi nhận: “Hi Lạp trở thành nền kinh tế tiên tiến đầu tiên không thanh toán được nợ của IMF, gia nhập hàng ngũ lịch sử các nước vỡ nợ”.
Trong danh sách đó có Zimbabwe với đồng nội tệ thảm hại, 35 triệu tỉ đôla Zimbabwe mới tương đương với chỉ 1 USD. Liệu đây có phải là tương lai của đồng drachma của Hi Lạp, một khi rời khỏi khối đồng euro?
Câu hỏi đặt ra trong từng giao dịch với đồng drachma là bản vị của tờ giấy bạc này là gì và rằng Hi Lạp còn bao nhiêu ngoại tệ để bảo chứng cho đồng drachma?...
Cứ thế, đồng drachma sẽ trượt dài nếu như cán cân thương mại của Hi Lạp không thặng dư để thu về ngoại tệ làm chỗ dựa cho đồng nội tệ. Câu trả lời xám xịt khi mà tháng 7 này lẽ ra là tháng cao điểm du lịch, song tình hình rối ren thế này, khách nào dám đến, “con bò sữa” du lịch cũng cạn sữa.
Chuyện Hi Lạp bể nợ là kinh nghiệm xương máu đối với mọi quốc gia, xã hội nào đang thản nhiên vay nợ. Bài học đầu tiên là chớ vung tay quá trán. Tại sao Hi Lạp vay ồ ạt kể từ sau khi gia nhập khối đồng euro?
Đằng sau những vụ vay nợ bất kể ngày mai là nạn tham nhũng và đục khoét. Đó là động cơ kích thích Athens ngày càng vay nợ nhiều hơn. Trên mặt phải của tấm mề đay, các dự án xây dựng này nọ là chính đáng, ví dụ như các công trình phục vụ Thế vận hội Athens 2004. Song mặt trái lại là có xây thì các quan lớn mới có cơ hội tống tiền ngay chính nhà thầu của nước cho vay tiền.
Có thể lấy trường hợp hối lộ để được thắng thầu của Tập đoàn xe lửa quốc gia Đức Deutsche Bahn, trúng thầu tuyến metro từ Athens ra sân bay Venizelos, hoặc Hãng Siemens cung cấp hệ thống theo dõi điện tử và an ninh cho thế vận hội. Đừng trách tại sao Đức nay khắt khe đòi nợ Hi Lạp dữ thế. Đơn giản bởi Đức là chủ nợ lớn nhất của Hi Lạp.
Số nợ ngập đầu 312 tỉ euro của Hi Lạp vẫn còn đó và Athens phải trả ngay đời này chứ không thể đợi đến đời con cháu. Không đơn giản hễ cứ bỏ phiếu “ra khỏi đồng euro” là sẽ có thể xù nợ, hoặc sẽ được một “ông lớn” kinh tế nào khác đùm bọc...
Bài học thứ nhì là “chớ ham bội chi ngân sách”, đặc biệt đối với những nước đang xem bội chi, thâm thủng ngân sách nhẹ tựa lông hồng. Các nhà kinh tế học chỉ ra rằng Hi Lạp phải gầy dựng một “nền văn hóa ổn định ngân sách” để thoát nợ. Bài học tiếp theo là tăng trưởng dựa trên vay nợ sẽ không thể nào thọ được.
Một nếp “văn hóa ổn định ngân sách” thay cho “văn hóa reo hò” khi phát hành trái phiếu quốc tế thành công là điều cần kíp trước khi quá trễ.
***
Phần nhận xét hiển thị trên trang
KHÔNG AI MONG ĐIỀU NÀY XẢY RA!
Chứng khoán TQ nguy ngập: Thế giới nín thở
V. Minh
VNN - Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang chứng kiến hàng loạt phiên giảm điểm kinh hoàng. Chính sách hỗ trợ và những cam kết của cơ quan quản lý cũng như dự báo tốt đẹp về triển vọng kinh tế của nước này chưa có tác dụng.
Bong bóng xì hơi
Trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, ngày 3/7, TTCK Trung Quốc tiếp tục gây sốc với chỉ số Shanghai Composite giảm tiếp 5,8% khiến không ít NĐT nghĩ tới một khả năng rất xấu là bong bóng chứng khoán tại quốc gia này đã hiện hình và đang dần tan vỡ.
Kịch bản bong bóng dường như đang diễn ra y như cảnh báo của rất nhiều chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới trước đó. Trong tuần qua, chỉ số chứng khoán đáng chú ý nhất trên TTCK Trung Quốc - Shanghai Composite đã giảm hơn 12%, còn tính từ giữa tháng 6/2015 tới nay mất tổng cộng 30%, thổi bay khoảng 2,8 nghìn tỷ USD giá trị cổ phiếu trên TTCK nói chung.
Nhiều dự báo cho thấy, hiện tượng bán tháo có thể còn lan rộng và có thể dẫn tới một cuộc tháo chạy trên quy mô lớn, kết thúc bằng việc quả bong bóng chứng khoán Trung Quốc sẽ xì hơi về đúng với giá trị của nó sau một thời gian tăng nóng.
TTCK giảm điểm khiến tài sản của nhiều tỷ phú Trung Quốc tụt giảm nhanh chóng. Theo thống kê của Bloomberg, chỉ số Shanghai Composite giảm điểm quá mạnh đã khiến hơn 35 tỷ phú Trung Quốc mất trắng hơn 34 tỷ đô la trong tháng 6 đầu năm. Nhiều tỷ phú có tài sản mỗi người bốc hơi cả tỷ USD như Zhou Qunfei, Wang Jing, Lee Shau Kee,...
Cũng như nhiều TTCK nóng bỏng, hơn một năm qua, người dân Trung Quốc điên cuồng lao vào chơi chứng khoán, nhất là khi giá cổ phiếu ở các thị trường này bất ngờ tăng vọt. Gần 100 triệu người dân Trung Quốc đang chơi chứng khoán, từ sinh viên cho tới các cụ già đã nghỉ hưu, các ông chủ doanh nghiệp cũng ồ ạt mang tiền lên các sàn, kể cả phải đi vay. Và tất nhiên, những NĐT cá nhân này thường chịu ảnh hưởng lớn khi TTCK quay đầu giảm điểm.
Theo số liệu của Bloomberg, dòng tiền ồ ạt đổ vào đã khiến TTCK lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 10 ngàn tỷ USD vào hồi giữa tháng 6/2015.
Sự tăng trưởng vượt quá sức tưởng tượng của nhiều người khiến hàng loạt các NĐT trên chính TTCK Trung Quốc quan ngại về sức nóng khủng khiếp trên thị trường này và giá cổ phiếu có thể đã bị thổi phồng quá mức. Đây là lý do khiến áp lực chốt lời ngày một tăng mạnh.
Mất kiểm soát?
Hàng loạt biện pháp đã được các nhà quản lý Trung Quốc dồn dập đưa ra để chặn đà giảm giá của chứng khoán.
Trung Quốc đã quyết định hoãn các đợt IPO mới trên 28 sàn giao dịch chứng khoán ở Thượng Hải và Thâm Quyến và bàn về việc thiết lập một quỹ bình ổn các thị trường cổ phiếu của nước này. Kết quả, một quỹ trị giá hơn 19 tỷ USD đã được thiết lập để mua các cổ phiếu lớn nhằm giúp ổn định TTCK.
Các CTCK cũng cam kết ngừng bán cổ phiếu họ sở hữu và tiếp tục rót tiền vào thị trường này nếu chỉ số chứng khoán Shanghai Composite vẫn còn nằm dưới ngưỡng 4.500 điểm như hiện nay - hãng tin CNN đưa tin.
Truyền thông Trung Quốc cho biết Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cũng đang cắt 2/3 số doanh nghiệp mới xin niêm yết trên TTCK nhằm giảm áp lực nguồn cung và tạo động lực cho giá cổ phiếu tăng lại.
Theo tờ WJS, các quan chức cao cấp Hội đồng Nhà nước, Chính phủ, NHTW, cơ quan quản lý TTCK,... đã có cuộc gặp hôm 3/7 để thảo luận về các biện pháp mới để ngăn chặn đà lao dốc của TTCK.
Các nhà quản lý chứng khoán Trung Quốc cũng cắt giảm phí và nới lỏng các quy định cho vay nhằm tạo điều kiện cho giới đầu tư mua cổ phiếu với giá rẻ hơn với mục đích ngăn chặn đà bán tháo cổ phiếu trên thị trường.
Trước đó, hồi cuối tháng 6, Trung Quốc đã bất ngờ hạ lãi suất để củng cố lòng tin của các NĐT.
Thông tin mới nhất, giới chức Trung Quốc cũng đã cam kết giải quyết các mối quan ngại trước một số cáo buộc cho rằng có một thế lực nào đó đang thao túng khiến thị trường giảm mạnh như thời gian vừa qua.
Mặc dù vậy, các chính sách giải cứu dồn dập này dường như chưa có tác dụng. Đợt tụt giảm kéo dài này đang làm gián đoạn kế hoạch sử dụng TTCK làm đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhưng lại phải chật vật lấy lại tốc độ tăng trưởng cao của giới chức nước này.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Phẹt nổ về câu chuyện Phần Lan:
Nhân việc bác tôi đi Mẽo, tôi bốt bài về Tàu, thế mới đau hehe. Bài được biên bởi Chung Nguyễn aka Phú lé phố cổ, một con nở đá ống bơ và ất ơ mọi nhẽ. Như thường lệ, tít tôi lại rút trông quần ra, khà khà...
***
Cách đây khoảng nửa năm, khi phong trào chống Tàu đang ở mức đỉnh của hình sin, mình đã vận dụng trí lực của bản thân để cho ra đời một thiên Phú luận mà đến giờ vẫn còn nguyên giá trị thời sự. Nay nhân thời điểm cao trào của một đợt sóng bài Hoa nguy hiểm mới, mình xin mang di cảo lên cho những bạn chưa được thưởng thức có cơ hội suy ngẫm:
"Cần lao các bạn luôn ghét Tàu một cách vô cớ, điều này không hẳn xấu, tuy nhiên để nó chi phối mọi suy nghĩ, hành động là rất nguy hiểm. Quan từ dân mà ra, dân căm thù mù quáng sẽ dẫn đến quan chức cận thị về tầm nhìn chiến lược và lãnh đạo đất nước theo kiểu bần nông. Đáng sợ thay.
Cách đây vài hôm, một tờ báo ế khách với cái tên cực kỳ trí tuệ nhưng trình độ phóng viên hoàn toàn không liên quan đến tên của nó, đã ra một loạt bài phóng sự với mục đích rõ ràng, lộ liễu là đập một cơ sở kinh doanh vịt quay trên đường Trường Chinh. Ngoài việc vin vào một lý do rất mới thách thức mọi chuyên gia về vật lý đó là cơ sở này đã bơm hơi vào vịt để "tăng trọng lượng" thì còn một lý do nữa đó là nhà hàng này đã sử dụng nguyên liệu ướp vàng "có xuất xứ từ Trung Quốc". Chỉ cần mấy chữ "có xuất xứ từ Trung Quốc" thôi là đủ để gây sóng gió. Dân ta là vậy, nhiều người tuyên bố tẩy chay tất cả mọi thứ từ phía bên kia biên giới, nhưng dường như lại chưa từng lật mặt sau chiếc iPhone sành điệu đang dùng xem nó sản xuất ở đâu.
Chúng ta rỉ tai nhau nguy cơ công ty Huawei làm gián điệp ăn cắp thông tin người dùng, nhưng lại sẵn sàng khai sạch từ size quần chíp, tên người yêu cho đến quán ăn quen thuộc cho Facebook.
Chúng ta đổ lỗi mọi bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe cho thực phẩm Tàu, nhưng lại lờ đi sự thật rằng Việt Nam là quốc gia tiêu thụ rượu bia, thuốc lá hàng đầu thế giới.
Để triệt để hơn trong việc bài Tàu, tôi gợi ý các bạn về quê gặp ông trưởng họ và hỏi mượn cuốn gia phả, gì chứ đã quét là phải quét cho bằng sạch, có phỏng?
Phần Lan là một quốc gia xinh đẹp và có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, ngoài là quê hương của hãng điện thoại Nokia trứ danh, đất nước này có thể được coi là một bài học mẫu mực trong việc tồn tại bên cạnh một nước lớn.
Với hoàn cảnh không khác nhiều Việt Nam, đều là một nước nhỏ tách ra từ một siêu cường, nhưng thành tựu của Phần Lan sau gần 100 năm tách khỏi Đế Chế Nga, khiến đất nước Việt Nam chúng ta, sau hơn 1000 năm độc lập từ Đế Chế Trung Hoa, phải suy nghĩ.
Họ cũng đã từng giống chúng ta, từng căm thù, từng sống mái với người láng giềng khổng lồ vì những lý do không đáng, nhưng họ hơn chúng ta ở chỗ đã sớm nhận ra điều đó là sai lầm và sửa chữa. Chúng ta thì không.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã xâm lược và gây nhiều đau thương cho nhân dân Phần Lan, vì lý do an ninh quốc gia Phần Lan đã trở thành một đồng minh của nước Đức. Nhưng họ chưa từng lấn thêm một tấc lãnh thổ nào của đối thủ mặc dù có cơ hội để làm điều đó, họ chỉ tham chiến để lấy lại vùng đất Karelia bị Liên Xô chiếm trước đó vài năm
Mặc dù sau chiến tranh, Liên Xô đã dễ dàng lấy lại vùng đất này, nhưng người Phần Lan cũng sẵn sàng gác lại tranh chấp để làm ăn với Liên Xô. Điều này đã mang lại lợi thế to lớn cho kinh tế Phần Lan trong suốt Chiến Tranh Lạnh khi giao thương Đông-Tây Châu Âu bị hạn chế. Phần Lan vui vẻ làm ăn với cả hai bên, những khu rừng bạt ngàn, tài nguyên khoáng sản vô tận của nước Nga cùng hàng hóa, trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật của phương Tây đã giúp Phần Lan trở thành một quốc gia thịnh vượng mà chẳng phải đối đầu với bất kỳ ai. Có đáng học tập không?
Nhìn những giáo sư, tiến sĩ sử học của chúng ta đang cố gắng chứng minh Lưỡng Quảng, Hải Nam là của Việt Nam và lên gân tinh thần dân tộc như muốn nhắn nhủ con cháu mai sau phải lấy lại cho bằng được, mà thấy lo cho tương lai nước Việt. Một quốc gia nhỏ tỏ ra cực đoan trong đối ngoại với một nước láng giềng khổng lồ thì kết cục sẽ trở thành bãi chiến trường. Ukraine đang là ví dụ sắc nét cho điều đó.
Hãy coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một con sóng. Đừng né nó, càng không nên cố gắng đương đầu chống lại nó, mà hãy tập cách lướt trên nó.
Tin hay không tùy bạn, tương lai của đất nước, dân tộc chúng ta, phụ thuộc vào cách chúng ta "chơi" với Trung Quốc như thế nào.
Và đương nhiên, kẻ bẩn tính, cực đoan, trong bất kỳ cuộc chơi nào, sẽ không bao giờ có quà."
"Cần lao các bạn luôn ghét Tàu một cách vô cớ, điều này không hẳn xấu, tuy nhiên để nó chi phối mọi suy nghĩ, hành động là rất nguy hiểm. Quan từ dân mà ra, dân căm thù mù quáng sẽ dẫn đến quan chức cận thị về tầm nhìn chiến lược và lãnh đạo đất nước theo kiểu bần nông. Đáng sợ thay.
Cách đây vài hôm, một tờ báo ế khách với cái tên cực kỳ trí tuệ nhưng trình độ phóng viên hoàn toàn không liên quan đến tên của nó, đã ra một loạt bài phóng sự với mục đích rõ ràng, lộ liễu là đập một cơ sở kinh doanh vịt quay trên đường Trường Chinh. Ngoài việc vin vào một lý do rất mới thách thức mọi chuyên gia về vật lý đó là cơ sở này đã bơm hơi vào vịt để "tăng trọng lượng" thì còn một lý do nữa đó là nhà hàng này đã sử dụng nguyên liệu ướp vàng "có xuất xứ từ Trung Quốc". Chỉ cần mấy chữ "có xuất xứ từ Trung Quốc" thôi là đủ để gây sóng gió. Dân ta là vậy, nhiều người tuyên bố tẩy chay tất cả mọi thứ từ phía bên kia biên giới, nhưng dường như lại chưa từng lật mặt sau chiếc iPhone sành điệu đang dùng xem nó sản xuất ở đâu.
Chúng ta rỉ tai nhau nguy cơ công ty Huawei làm gián điệp ăn cắp thông tin người dùng, nhưng lại sẵn sàng khai sạch từ size quần chíp, tên người yêu cho đến quán ăn quen thuộc cho Facebook.
Chúng ta đổ lỗi mọi bệnh tật và các vấn đề về sức khỏe cho thực phẩm Tàu, nhưng lại lờ đi sự thật rằng Việt Nam là quốc gia tiêu thụ rượu bia, thuốc lá hàng đầu thế giới.
Để triệt để hơn trong việc bài Tàu, tôi gợi ý các bạn về quê gặp ông trưởng họ và hỏi mượn cuốn gia phả, gì chứ đã quét là phải quét cho bằng sạch, có phỏng?
Phần Lan là một quốc gia xinh đẹp và có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, ngoài là quê hương của hãng điện thoại Nokia trứ danh, đất nước này có thể được coi là một bài học mẫu mực trong việc tồn tại bên cạnh một nước lớn.
Với hoàn cảnh không khác nhiều Việt Nam, đều là một nước nhỏ tách ra từ một siêu cường, nhưng thành tựu của Phần Lan sau gần 100 năm tách khỏi Đế Chế Nga, khiến đất nước Việt Nam chúng ta, sau hơn 1000 năm độc lập từ Đế Chế Trung Hoa, phải suy nghĩ.
Họ cũng đã từng giống chúng ta, từng căm thù, từng sống mái với người láng giềng khổng lồ vì những lý do không đáng, nhưng họ hơn chúng ta ở chỗ đã sớm nhận ra điều đó là sai lầm và sửa chữa. Chúng ta thì không.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã xâm lược và gây nhiều đau thương cho nhân dân Phần Lan, vì lý do an ninh quốc gia Phần Lan đã trở thành một đồng minh của nước Đức. Nhưng họ chưa từng lấn thêm một tấc lãnh thổ nào của đối thủ mặc dù có cơ hội để làm điều đó, họ chỉ tham chiến để lấy lại vùng đất Karelia bị Liên Xô chiếm trước đó vài năm
Mặc dù sau chiến tranh, Liên Xô đã dễ dàng lấy lại vùng đất này, nhưng người Phần Lan cũng sẵn sàng gác lại tranh chấp để làm ăn với Liên Xô. Điều này đã mang lại lợi thế to lớn cho kinh tế Phần Lan trong suốt Chiến Tranh Lạnh khi giao thương Đông-Tây Châu Âu bị hạn chế. Phần Lan vui vẻ làm ăn với cả hai bên, những khu rừng bạt ngàn, tài nguyên khoáng sản vô tận của nước Nga cùng hàng hóa, trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật của phương Tây đã giúp Phần Lan trở thành một quốc gia thịnh vượng mà chẳng phải đối đầu với bất kỳ ai. Có đáng học tập không?
Nhìn những giáo sư, tiến sĩ sử học của chúng ta đang cố gắng chứng minh Lưỡng Quảng, Hải Nam là của Việt Nam và lên gân tinh thần dân tộc như muốn nhắn nhủ con cháu mai sau phải lấy lại cho bằng được, mà thấy lo cho tương lai nước Việt. Một quốc gia nhỏ tỏ ra cực đoan trong đối ngoại với một nước láng giềng khổng lồ thì kết cục sẽ trở thành bãi chiến trường. Ukraine đang là ví dụ sắc nét cho điều đó.
Hãy coi sự trỗi dậy của Trung Quốc là một con sóng. Đừng né nó, càng không nên cố gắng đương đầu chống lại nó, mà hãy tập cách lướt trên nó.
Tin hay không tùy bạn, tương lai của đất nước, dân tộc chúng ta, phụ thuộc vào cách chúng ta "chơi" với Trung Quốc như thế nào.
Và đương nhiên, kẻ bẩn tính, cực đoan, trong bất kỳ cuộc chơi nào, sẽ không bao giờ có quà."
***
HD-981 và ba mũi giáp công của Trung Quốc....
Trọng Nghĩa
RFI - Ngày 25/06/2015, Bắc Kinh bất ngờ sử dụng trở lại biểu tượng của thái độ quyết đoán của Trung Quốc đối với Việt Nam tại Biển Đông : Giàn khoan nước sâu HD-981. Giàn khoan mà Trung Quốc đã cho hạ đặt trong vùng thềm lục địa của Việt Nam vào tháng Năm năm 2014, lần này cũng được đưa xuống Biển Đông, hướng về phía Việt Nam, nhưng nằm sát khu vực Vịnh Bắc Bộ.
Đối với giới phân tích, mục tiêu hù dọa Việt Nam của Trung Quốc quả thật đã rõ ràng, vì hành động di chuyển giàn khoan được tiến hành và loan báo đúng vào thời điểm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đi Mỹ, trong một chuyến đi được đánh giá là lịch sử, có khả năng đưa quan hệ Hà Nội - Washington chuyển sang một giai đoạn mới, điều mà Bắc Kinh không hề mặn mà.
Ý nghĩa gây sức ép lại càng mạnh hơn trong bối cảnh Trung Quốc, bất chấp những lời phản đối của quốc tế, vẫn tiếp tục xúc tiến các công trình xây cất trên các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp lên từ những bãi ngầm hay rạn san hô ở vùng quần đảo Trường Sa, những thực thể mà họ đã đánh chiếm từ tay Việt Nam và Philippines hàng chục năm trước đây. Điểm hệ trọng là Bắc Kinh đang cho xây dựng những cơ sở có thể dùng vào mục tiêu quân sự trên các đảo nhân tạo đó.
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Maine Hoa Kỳ) đã ghi nhận ý đồ của Trung Quốc muốn hù dọa Việt Nam khi cho di chuyển giàn khoan HD-981 xuống gần Việt Nam, bên cạnh hai mục tiêu khác là : (1) thăm dò phản ứng của Việt Nam ; (2) đánh lạc hướng dư luận thế giới đang chú mục vào việc Trung Quốc xây căn cứ quân sự tại Trường Sa.
Hù dọa để Việt Nam không xích lại gần Mỹ
Điều khiến Bắc Kinh quan ngại là Việt Nam có thể thắt chặt thêm quan hệ với Mỹ nhân chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, và theo Giáo sư Long, mục tiêu hù dọa đó sẽ thất bại. Thậm chí, như nhận xét của hãng tin Anh Reuters, việc Trung Quốc viện đến giàn khoan HD-981 còn có tác dụng củng cố thêm ý muốn siết chặt quan hệ với Mỹ của Việt Nam.
Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, sự chuyển dịch của giàn khoan HD-981 đã nêu bật tình trạng Việt Nam đang phải chịu đến ba « mũi giáp công của Trung Quốc ; hai mũi trên Biển Đông là các cứ điểm quân sự đã và đang hoàn thành của Trung Quốc trên Biển Đông đặt ở hai vị trí yết hầu là Hoàng Sa và Trường Sa, và mũi thứ ba trên bộ là từ vùng biên giới với Cam Bốt ở phía Tây nam Việt Nam.
Chiến lược chung của Trung Quốc, tuy nhiên, theo giáo sư Long, lại là « giương đông kích tây », gây huyên náo tại vùng biên giới Việt Nam-Cam Bốt, đưa giàn khoan xuống gần Vịnh Bắc Bộ để thu hút sự chú ý của mọi người, trong lúc vẫn im lìm tiến hành xây dựng căn cứ quân sự tại vùng Trường Sa, đặt khu vực và thế giới vào tình thế sự đã rồi khi Trung Quốc hoàn tất công việc của mình.
Để đối phó với mưu toan áp đặt sự đã rồi của Trung Quốc trên Biển Đông, ngoài việc phải vận động công luận trong và ngoài nước, Giáo sư Long cho rằng Việt Nam cần mạnh dạn tham gia các cuộc tuần tra chung trên Biển Đông, cùng với các nước khác như Mỹ, Nhật, Úc ...
HD-981 hiện gần Việt Nam hơn năm 2014
Ngô Vĩnh Long : Theo một số bài báo, tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2015 thì giàn khoan Hải Dương 981 đã được neo ở cách đường ranh giới phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc khoảng 1 hải lý. Nếu đúng, thì vị trí của giàn khoan kỳ này gần đất liền Việt Nam hơn rất nhiều so với điểm Trung Quốc đã đặt giàn khoan này vào tháng 5 năm 2014.
Tôi nghĩ Trung Quốc họ muốn trêu chọc Việt Nam. Nếu chia từ Hải Nam đến Việt Nam, thì trong vùng Vịnh Bắc Bộ, nó nằm 1 hải lý về phía bên Trung Quốc chứ chưa nằm bên phía Việt Nam.
Ba mục đích : Gài bẫy, đánh lạc hướng, hù dọa
Ngô Vĩnh Long : Theo tôi, Trung Quốc để giàn khoan ở đó để nhử, nếu Việt Nam phản ứng thì họ sẽ nói : « Thấy không ? Mình đang neo cái giàn khoan này ở trong vị trí của đất mình, mà bọn Việt Nam lại la lối um xùm ! ».
Rồi nếu các nước khác ủng hộ Việt Nam, thì Trung Quốc cũng nói là mọi người đều xúm lại bắt nạt Trung Quốc, Trung Quốc là một nạn nhân, Trung Quốc không thể để cho bị bắt nạt mãi, cho nên Trung Quốc phải cứng rắn hơn !
Tôi nghĩ đó cũng là lý do vì sao Trung Quốc mới ra cái đạo luật bảo vệ an ninh quốc gia, nói rằng Trung Quốc không thể bị bắt nạt mãi, nếu ai bắt nạt họ thì họ sẽ phải cứng rắn hơn, sẽ dùng võ lực đánh các nước khác để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc... Vấn đề đưa giàn khoan vào sát gần Việt Nam là một cái cớ để đưa ra luật đó, và dùng luật đó như là một bước mới để lấn chiếm Biển Đông.
Mục đích thứ hai là đánh lạc hướng dư luận thế giới để Trung Quốc có thể tiếp tục hoàn tất các cơ sở quân sự trên các đạo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp ở Trường Sa.
Và mục đích thứ ba, mà tôi cho là mục đích chính, là để hù dọa Việt Nam trước chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, ngỏ hầu Việt Nam sẽ không dám siết chặt thêm quan hệ với Mỹ.
Quan hệ Việt Mỹ vẫn sẽ được siết chặt thêm
Ngô Vĩnh Long : Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ siết chặt thêm một mức mối quan hệ với Mỹ.
(1) Ông ấy là nhân vật chóp bu của đảng cầm quyền ở Việt Nam, cho nên cuộc viếng thăm Mỹ có tính cách biểu tượng rất quan trọng trong thời điểm hiện tại. Mỹ và Việt Nam muốn chứng minh rằng quan hệ giữa hai nước đang được củng cố chủ yếu là vì lợi ích của hai nước và an ninh chung của khu vực.
Đối với Mỹ, việc này gởi thông điệp đến nhiều người “chống Cộng” ở Mỹ là ý thức hệ không còn là rào cản đối với nỗ lực phát triển quan hệ giữa hai nước.
(2) Chuyến đi, dù chỉ có hai ngày, nhưng khẳng định bản Tuyên bố chung về Tầm nhìn Chiến lược mà Bô trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã ký đầu tháng Sáu năm nay (2015) và như thế sẽ giúp đưa quan hệ Việt-Mỹ tiến đến mục tiêu “đối tác chiến lược toàn diện.”
(3) Chuyến đi cũng sẽ giúp cho việc vận động dư luận Mỹ ủng hộ hiệp định “Đối tác Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership, TPP)... Nếu được thông qua, hiệp định này sẽ có lợi cho Việt Nam và Mỹ trên nhiều mặt, trong đó có việc phát triển kinh tế và củng cố an ninh cho toàn khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam đang bị 3 gọng kềm : Hoàng Sa, Trường Sa, biên giới Cam Bốt
Ngô Vĩnh Long : Nếu chỉ tính Biển Đông, Việt Nam đang nằm giữa hai gọng kềm. Giàn khoan HD-981 chỉ là công cụ Trung Quốc xê dịch để thách thức, chứ quan trọng nhất là việc Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa, đã xây dựng cơ sở quân sự trên đó, thành lập thành phố Tam Sa trên đó để từ đó chỉ huy toàn bộ khu vực Biển Đông.
Cho nên, dù không có giàn khoan HD-981 được đẩy tới, đẩy lui, thì trên thực tế, Hoàng Sa với những cơ sở quân sự đó, đã là một cái gọng kềm gần Việt Nam nhất. Trong mấy năm qua, chúng ta đã nói nhiều lần là phải chú ý đến Hoàng Sa, một cái yết hầu của toàn Biển Đông...
Hiện nay, ngoài Hoàng Sa, Trung Quốc lại lập cơ sở quân sự trên 7 đảo ở Trường Sa, và tôi nghĩ là Trung Quốc sẽ không ngừng ở đó, mà sẽ tiếp tục.
Để có thể tiếp tục, Trung Quốc đã mở một mũi (tấn công) khác : Thúc đẩy gây rối ở vùng biên giới phía Tây nam của Việt Nam, tức là vùng biên giới với Cam Bốt.
Đúng là Việt Nam đang bị “3 mũi giáp công” của Trung Quốc, hai mũi từ biển (Hoàng Sa, Trường Sa) và một mũi từ đất liền, (biên giới Tây nam với Cam Bốt). Đây là chiến lược “giương đông kích tây” của Trung Quốc.
Báo chí gần đây có nói đến sự cố ở cột mốc 203 ở biên giới Tây Nam... Tôi nghĩ đây không phải là vấn đề ngẫu nhiên. Những nhà nghiên cứu vấn đề dọc biên giới Việt Nam đã thấy là trong mấy tháng gần đây căng thẳng đã có ở hầu như gần hết tuyến biên giới giữa Cam Bốt và Việt Nam trong khi Trung Quốc đang bồi đắp các bãi chìm ở Trường Sa và xây dựng các căn cứ quân sự.
Chiến lược giương đông kích tây
Thành ra Trung Quốc rõ ràng là có chiến lược giương đông kích tây, làm cho nhiều người không hiểu là mục đích chính của Trung Quốc là gì. Theo tôi, đó là tiếp tục xây căn cứ ở Trường Sa,
Các căn cứ này có cảng nước sâu có thể giấu tàu ngầm ở đó, có ăng ten liên lạc vệ tinh, có tháp radar, v.v.
Việc quân sự hóa các đảo nhân tạo này không những là đe dọa đối với Việt Nam và các nước nhỏ khác trong khu vực mà còn là thách thức đối với những nước ngoài khu vực, đặc biệt là đối với Mỹ.
Từ bốn, năm năm nay, Trung Quốc đã cố ý thách thức Mỹ, chĩa mũi dùi vào Mỹ, bởi vì nếu Mỹ im lặng hay nhẹ tay thì Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn lướt. Cho nên, tôi thấy phản ứng (cứng rắn) của Mỹ mấy tháng gần đây là đúng hướng, vì nếu không thì Trung Quốc sẽ cứ tiếp tục khiêu khích, cứ tiếp tục xâm chiếm.
Trung Quốc sẽ tiếp tục "tằm ăn dâu" để áp đặt "sự đã rồi"
Ngô Vĩnh Long : Tôi nghĩ sắp tới đây Trung Quốc sẽ tiếp tục những động thái “tầm ngặm dâu” (salami slicing). Họ nghĩ rằng nếu cứ hai bước tiến, một bước lùi nhẹ nhàng, không thách thức mạnh lắm, thì họ sẽ dần dần chiếm được Biển Đông, dần dần tạo ra được tình trạng « sự đã rồi » (fait accompli).
Theo tôi, Mỹ và các đồng minh phải vận động các nước trong khu vực cùng nhau tuần tra trên Biển Đông cũng như xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang xây các căn cứ quân sự. Nếu không thì Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới coi như là Việt Nam, Mỹ, hay là các nước khác đã chấp nhận « sự đã rồi ».
Trong trường hợp đó thì Trung Quốc càng làm tới và Mỹ sẽ mất rất nhiều uy tín. Nếu Mỹ mất uy tín, Trung Quốc sẽ cứ tấn công tới. Thành ra những động thái của Mỹ như trong vài tháng nay, đặc biệt là nâng cấp hợp tác quân sự với Việt Nam, đã đi đúng hướng, và tỏ ra là Mỹ đã có thái độ rõ ràng và cương quyết.
Khi mà Mỹ đã làm việc đó rồi thì Mỹ không thể lùi được, vì lùi sẽ bị xem là con hổ giấy, khiến cho các nước khác trong khu vực, kể cả Việt Nam, nói rằng Mỹ không đáng tin cậy. Và như vậy thì Mỹ, vốn đã tốn rất nhiều công, sẽ không được gì.
Cho nên tôi nghĩ rằng quan hệ Mỹ-Việt sẽ càng ngày càng được siết chặt, việc mời ông Nguyễn Phú Trọng là một biểu tượng, để cho thấy rằng hai bên sẵn sàng bỏ qua vấn đề ý thức hệ, hay tạm gác những vấn đề chưa đồng ý, để có thể cùng nhau bảo vệ lợi ích của nhau, cũng như của những nước khác trong khu vực.
Việt Nam đã bắt đầu có tiếng nói rõ ràng và kiên quyết hơn
Ngô Vĩnh Long : Ba tờ báo Việt Nam như Vnexpress, Vietnamnet, Giáo Dục Việt Nam, dường như mỗi tuần đều có bài nói về vấn đề Biển Đông. Ngoài ra ; vừa qua có một bộ phim 5 tập, được chiếu ở Việt Nam rồi được đưa lên Youtube và một vài chỗ khác. Rõ ràng là Chính phủ Việt Nam nghĩ rằng bây giờ phải tích cực vận động quần chúng trong nước. Và dư luận thế giới, vì bây giờ cũng có nhiều bài của một số người trong nước, viết bằng tiếng Anh, gởi đăng trên các báo nước ngoài.
Tôi thấy rằng Việt Nam đang có tiếng nói rõ ràng và cương quyết, và điều đó rất quan trọng vì Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong khu vực Biển Đông, nếu Việt Nam không lên tiếng thì khó có thể giúp các nước như Mỹ vận động quần chúng họ để ủng hộ Việt Nam, để bảo vệ quyền lợi các nước xung quanh Biển Đông.
Nên tuần tra chung với Mỹ, Nhật, Philippines ....
Trước mắt, Việt Nam nên tham gia các hoạt động tuần tra chung với Mỹ, Nhật, Úc, Phillippines, Ấn độ, Hàn Quốc, trên Biển Đông. Nếu một mình Việt Nam thì khó có thể bảo vệ lợi ích của Việt Nam, mà Việt Nam tuần tra một mình, thì Trung Quốc có thể tạo các sự cố, rồi lại bắt nạt Việt Nam.
Nhưng nếu Việt Nam tham gia các hoạt động tuần tra chung với các nước như tôi vừa kể, thì tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ phải e dè. Họ có thể đánh một nước như Việt Nam hay Philippines được, nhưng khó có thể đánh những nước lớn khác mà không bị thiệt thòi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Dư luận quốc tế về chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng:
Carl Thayer
Người dịch: Trần Văn Minh
06-07-2015
Trong một hành động chưa từng có, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ thăm Hoa Kỳ.
Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, sẽ đến thăm Washington từ ngày 6-9 tháng 7 để kỷ niệm hai mươi năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Chuyến thăm của ông Trọng là chưa từng có bởi vì nó đánh dấu lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ chính thức.
Nguồn tin ngoại giao cho biết, Việt Nam đã vận động cho chuyến thăm này và một điểm khúc mắc là thể thức đón tiếp. Phía Việt Nam muốn Tổng Bí thư Trọng được Tổng thống Barack Obama đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc. Điều này nảy ra vấn đề về thể thức đón tiếp vì Tổng Bí thư Trọng không có đối tác tương ứng trong hệ thống chính trị của Mỹ.
Các phương tiện truyền thông đưa tin rằng Tổng Bí thư Trọng sẽ được Phó Tổng thống Joe Biden đón tiếp tại Tòa Bạch Ốc và Tổng thống Barack Obama sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận. Có tin đồn rằng ông Trọng có thể sẽ gặp bà Hillary Clinton.
Năm 2013, Tổng thống Obama và người đồng cấp của Việt Nam là ông Trương Tấn Sang đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện. Đây là tài liệu khung quan trọng cho quan hệ song phương. Đầu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung tại Hà Nội với đối tác là Đại tướng Phùng Quang Thanh, đã đặt ra mười hai lĩnh vực hợp tác quốc phòng trong tương lai.
Cuộc gặp mặt của 2 ông Obama – Trọng rất quan trọng vì cả hai nhà lãnh đạo sẽ rời nhiệm sở trong năm tới. Bất cứ sự hiểu biết nào đạt được trong chuyến thăm của ông Trọng sẽ đặt nền móng cho quan hệ Mỹ-Việt, trong khi tiến trình thay đổi lãnh đạo đang diễn ra ở cả hai nước.
Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 12 vào đầu năm 2016. Đại hội này sẽ thông qua văn bản chính sách chiến lược quan trọng cho 5 năm tới. Nổi bật kể từ cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu HD 981 từ tháng 5 tới tháng 7 năm ngoái, một số ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản đã đến thăm Mỹ, gồm ông Phạm Quang Nghị (bí thư thành ủy TP Hà Nội) và Trần Đại Quang (Bộ trưởng Bộ công an).
Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ thực hiện một chuyến thăm bên lề tới Washington sau khi xuất hiện tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cũng có thể thực hiện một chuyến thăm, theo tin đồn.
Các nhà phân tích nước ngoài, trong một nỗ lực làm cho hệ thống quyết định chính sách mơ hồ của Việt Nam có ý nghĩa, đã thừa nhận sự tồn tại của cánh bảo thủ và cải cách trong Bộ Chính trị. Tổng Bí thư Trọng thường được mô tả như là một nhà bảo thủ, giáo điều, ủng hộ mối quan hệ thân mật với Trung Quốc. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được xem như một nhà cải cách, đang tìm kiếm quan hệ kinh tế gần gũi hơn và có thể là an ninh với Hoa Kỳ. Ông Dũng được đồn đoán đang mưu tìm vị trí Tổng Bí thư đảng tại Đại hội toàn quốc năm 2016.
Có vẻ như sự sắp xếp giữa các phe phái trong Bộ Chính trị mờ ảo và phức tạp hơn. Bản chất cá nhân đóng một vai trò quan trọng. Ví dụ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một đối thủ của ông Dũng, được cho là về phe với ông Trọng. Ông Sang thường được đặt vào phe thân Trung Quốc. Nhưng các nhà ngoại giao phương Tây biết rõ về ông Sang, cho rằng ông có thể rất không ưa Trung Quốc.
Việt Nam không thể chọn láng giềng và một châm ngôn muôn đời của chính sách an ninh quốc gia Việt Nam là tránh có những căng thẳng thường trực trong quan hệ với Trung Quốc. Việt Nam theo đuổi cách tiếp cận đa phương trong quan hệ với các nước lớn, điều này gồm không chỉ với Trung Quốc và Hoa Kỳ mà còn với Nga, Ấn Độ và Nhật Bản.
Nhưng với nguyên tắc này, ít nhất hai câu hỏi lớn nảy sinh trong việc phát triển mối quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ: Phản ứng của Trung Quốc sẽ là gì? Và có thể tin đươc Mỹ sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết của họ? Nỗi sợ hãi lớn nhất của các nhà phân tích an ninh quốc gia Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể đến gần với nhau hơn trong sự trả giá của Việt Nam.
Điều này diễn ra như thế nào trong quan hệ với Hoa Kỳ? Việt Nam cần tiếp cận với thị trường Mỹ, nơi mà Việt Nam có thặng dư thương mại khổng lồ. Điều này giúp cân bằng sự thâm hụt thương mại rất lớn với Trung Quốc. Nhưng những người có quan điểm Việt Nam nên tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh với Hoa Kỳ bị chống lại bởi những người cho rằng Hoa Kỳ tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bằng cách sử dụng nhân quyền và tự do tôn giáo như là đòn bẩy để thúc đẩy “diễn biến hòa bình”, để biến nhà nước độc đảng thành một nước dân chủ đa đảng.
Những đảng viên lo sợ phản ứng của Trung Quốc trước sự gia tăng quan hệ Mỹ-Việt lớn tiếng hỏi các đảng viên phía bên kia, là những người ủng hộ [quan hệ] gần hơn với Mỹ: Mỹ đã làm gì cho Việt Nam? Họ tự trả lời câu hỏi bằng cách chỉ ra sự phân biệt đối xử của Mỹ trong chuyện mua bán vũ khí và những gì họ cảm nhận như là sự thất bại trong việc giải quyết “di sản chiến tranh” – chất độc Da cam (nhiễm độc dioxin) và xử lý bom mìn chưa phát nổ. Hai vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong Tuyên bố Tầm nhìn chung Mỹ-Việt.
Nói cách khác, Hoa Kỳ phải chứng minh ý định tốt của mình bằng cách loại bỏ tất cả các hạn chế của Quy định về Buôn bán Vũ khí Quốc tế (ITAR) trong việc bán vũ khí cho Việt Nam. Hiện nay, chính sách của Mỹ là bán vũ khí có tính chất phòng thủ cho Việt Nam – chủ yếu liên quan đến an ninh hàng hải và xây dựng năng lực cho Cảnh sát biển Việt Nam – trên cơ sở từng trường hợp cụ thể. Trong khi Mỹ đang giải quyết các điểm nóng của chất độc Da cam và hỗ trợ trong việc xử lý các vật liệu chưa nổ, một số đảng viên muốn nhìn thấy những nỗ lực này được đẩy mạnh và tài trợ nhiều hơn.
Những vấn đề này nổi lên trong chuyến thăm của ông Carter đến Hà Nội. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam kêu gọi kết thúc tất cả các hạn chế về việc bán vũ khí và tách việc bán vũ khí ra khỏi các vấn đề nhân quyền. Tuy nhiên, Việt Nam đã phóng thích Lê Thanh Tùng, một nhà đấu tranh nổi bật, vào đêm trước chuyến thăm của Tổng Bí thư Trọng, như một món quà rẻ tiền cho Hoa Kỳ.
Chuyến viếng thăm của Tổng Bí thư Trọng tới Washington và cuộc gặp Tổng thống Obama sẽ được Việt Nam hiểu như công nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị của Việt Nam. Chuyến thăm của ông Trọng sẽ đặt tiền lệ cho những chuyến thăm trong tương lai của các lãnh đạo đảng từ Việt Nam. Với mức độ nhất định, chuyến thăm của ông Trọng sẽ trấn an giới bảo thủ trong đảng – nếu Hoa Kỳ đang tìm cách lật đổ chế độ độc đảng của Việt Nam bằng “diễn biến hòa bình” thì tại sao Tổng thống Obama đón tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam?
Các chuyến thăm của Tổng Bí thư Trọng và các ủy viên Bộ Chính trị khác đến Hoa Kỳ sẽ giúp họ đánh giá lộ trình tương lai của mối quan hệ song phương và quan trọng hơn, sự đánh giá của họ về việc liệu có thể tin tưởng Mỹ là một đối tác đáng tin cậy hay không. Những đánh giá này sẽ được đưa vào văn bản chính sách chiến lược quan trọng, sẽ được soạn thảo và phê duyệt bởi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12.
Hai kết quả chính của cuộc họp giữa ông Trọng và Obama có khả năng định hình con đường tương lai mối quan hệ song phương: cam kết của Việt Nam với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương và thỏa thuận hướng về phía trước và dần dần gia tăng thương mại quốc phòng (với việc loại bỏ tất cả các hạn chế còn lại của ITAR). Việt Nam cũng sẽ hài lòng nếu Tổng thống Obama tuyên bố rằng ông sẽ thực hiện cam kết trong những ngày đầu rằng ông sẽ cố gắng làm hết sức để đến thăm Hà Nội trước khi chấm dứt nhiệm kỳ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015
CHÙM THƠ VUI CỦA NHÀ THƠ XUÂN ĐAM
Xuân Đam
Ở Thái Bình Xuân Đam nổi tiếng về tài thơ và đặc biệt về thơ lục bát - cả thơ vui viết ở thể lục bát cũng là một "thi sản" đáng giá của ông. Nay Xuân Đam đang lâm trọng bệnh, sự sống chắc chỉ còn tính bằng ngày, bằng tuần. Bạn bè đang lo biên soạn và in Tuyển tập thơ - văn Xuân Đam.
Qua trang TRANNHUONG.COM, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chùm thơ vui, trong có bài vừa sáng tác nhân cảm hứng về Đại Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 9 sắp diễn ra, của nhà thơ Xuân Đam.
TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI
Biết bao nhiêu chuyện khen chê bình nghì
Ông thì tự kỷ ám thì
Ông thì chính trị chỉ vì chính em!
Ông thì hạnh kiểm hơi kem
Suốt ngày chai rượu nắm nem quán xà.
Viết bài cá độ bóng đa
Có ông họa hổ hóa ra con chò
Ông thì đánh trống khua mo
Đại gia văn nghệ đi mò phong bi…
Ông thì đạo mạo anh chi
Trước mặt nói tốt, sau thì nói xâu
Tăng lương còn muốn nhiều lâu
Văn chương nước mắt cá sâu thường tình.
Còn bao cây bút chân chinh
Bắt cóc bỏ đĩa, mở bình uống rươu
Nhân tài nước Việt không thiêu
Cũng nên sáng suốt bầu nhiều thường vu
Xin đừng bình mới rượu cu
Tâm hồn hãy nở những nu hoa đời
Văn chương nào phải trục lơi
Vườn trần đừng để thằng cười nghịch thơ.
XĐ
HỎI CHUYỆN PHONG BÌ
Hỏi tên: Chủng tộc phong bì
Hỏi quê: Ta với nước gì gần nhau
Hỏi tuổi: Rằng buồn từ lâu
Hỏi nghề: Thư báo, về sau Thư tiền
Đồng Ơ, đồng Tệ, đồng Yên
Nói chung là hội chứng nghiền Đô la
Chuyển trường, khám bệnh, thanh tra
Đấu thầu, kiện tụng, làm nhà, đi thi…
Đầu tiên là cái phong bì
Cái gì cũng phải cái gì…mới xong!
Lối này huyết mạch khai thông
Quan bà nhận giúp quan ông đều nghiền
- Mi làm pháp luật quên nghiêm
Bôi nhọ gương chữ thanh liêm công đường
Làm suy vong vị cương thường
Phong bì há miệng dương dương: Cười khì!
THOÁT NGHÈO
Tôi viết một chuyện buồn cười
Vợ tôi lĩnh nhuận…60 ngàn đồng
Bởi tôi nói khoác như rồng
Bảo "sáu triệu đồng", cả phố đều khen
Rằng cô ấy thật có duyên
Lấy được nhà báo kiếm tiền như chơi!
Nào ngờ lãnh đạo đến nơi
Trao cho quyết định: vợ tôi "thoát nghèo!"?
Bảo hiểm trợ cấp phăng teo
Ba mươi Tết có thơ treo trong nhà
Tôi bèn rao giảng: vợ à
Tinh thần tư tưởng mới là đầu tiên
Bao năm giặc giã liên miên
Bọn anh đã biết tiến lên ào ào…
Con cò đỗ cọc cầu ao
Một anh nói khoác khổ bao nhiêu người!
XĐ
NHẬT KÝ
Sáng nay em bảo lau nhà
Tình ta nhẵn thín như là gạch men
Đom đóm lấy đít làm đèn
Người ta cúp điện mình quen ngủ mò
"Thằng Bờm có cái quạt mo"
Thấy mình hoàn cảnh nó cho không mình
Em là bác sỹ thần kinh
Để anh điên dại vì tình sao đương
Rủ nhau viếng mộ Tú Xương
Ông rằng: Mày trượt yêu thương còn nhiều!
Chiều ra ngủ trọ xóm liều
Mọi người kính nể tình yêu anh già
Chết đi đừng biến thành ma
Biến thành chai rượu để mà lan man…
CHẾT Ở LÀNG
Qúy ông là một đại gia
Qua Mỹ, đến Nhật, sang Nga, ghé Tầu
Về tới nước đã từ lâu
Vàng đô rủng rỉnh, nhà lầu nguy nga
Hiểu hay chưa hiểu - Làng ta,
Bùn lầy nước đọng gọi là quê hương
Chồn chân gạc đất tứ phương
Hơi tàn ông lại về nương đất làng!
Mấy tập ông "cúng" Thần hoàng
Dù sống hay chết… rõ ràng còn thiêng
Dân làng kẻ cuốc người khiêng
Vai mòn khố rách, xóm giềng có nhau
Đưa ông về với đất sâu
Luân hồi tưởng ngắn ngờ đâu cũng dài!
XĐ
Tu Tran Nhuong.com
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)