Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

TÌNH YÊU – MỘT THỨ LỰC MẠNH VÔ SONG CỦA VŨ TRỤ


(lá thư Albert Einstein gửi con gái)
Anbert Eistein and His daughter
DẪN: Khoảng cuối thập niên 1980, Lieserl, con gái của Albert Eistein, đã trao tặng 1400 bức thư của người cha thiên tài, cho trường Đại Học Hebrew [1] , trong đó Albert Eistein yêu cầu không công bố nội dung của những bức thư đó cho đến 20 năm sau khi ông qua đời. Sau đây là một trong những lá thư đó. Một LÁ THƯ TUYỆT VỜI, nói về một LỰC mới nhưng đã có từ vạn thuở, VÔ HÌNH nhưng sức mạnh VÔ SONG, có thể cải hóa cả thế giới này, đó là một LỰC VŨ TRỤ có cái tên quen thuộc: TÌNH YÊU.
Gần đây, trên các phương tiện truyền thông cũng có lưu hành bản dịch LÁ THƯ này, tuy nhiên chúng tôi thấy có một số sai sót, nên xin được giới thiệu cùng quý vị bản dịch mới dưới đây của NGUYỄN ĐẠI HOÀNG & PHÙNG HOÀI NGỌC. 
Lieserl thân yêu của cha,
Hồi cha đưa ra Thuyết Tương Đối, rất ít người hiểu, nên cha biết điều cha sắp tiết lộ với nhân loại lúc này, cũng sẽ vấp phải những hiểu lầm và thành kiến của thế giới. Bởi vậy cha đề nghị con, hãy giữ kín những bức thư này trong nhiều năm, thậm chí trong nhiều chục năm, nếu thấy cần, cho đến khi nào xã hội đã tiến bộ đến mức đủ để chấp nhận được những điều cha giải thích sau đây.
Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, mà cho tới nay khoa học vẫn không tìm ra lời giải thích chính đáng. Đó là một lực bao gồm và chi phối tất cả những lực khác, thậm chí còn đứng sau mọi hiện tượng đang vận hành trong vũ trụ, mà chúng ta vẫn chưa xác định được. Lực vũ trụ đó chính là TÌNH YÊU.
Thế nhưng trong khi các nhà khoa học tìm kiếm một học thuyết hợp nhất cho vũ trụ, họ lại bỏ quên loại lực vô hình mạnh mẽ nhất này.
Tình yêu là ánh sáng soi rọi những ai cho và nhận nó.
Tình yêu là lực hấp dẫn, bởi nó làm cho người với người cuốn hút nhau.
Tình yêu là sức mạnh, bởi nó giúp loài người sinh sôi hoàn thiện nhất. Tình yêu giúp loài người không bị hủy diệt bởi ích kỷ mù quáng.
Tình yêu bày tỏ và gợi mở. Vì tình yêu chúng ta sẵn sàng sống chết.
Tình yêu là Thượng đế, và Thượng đế là Tình yêu.
Thứ lực này giải thích mọi điều và mang ý nghĩa đến cho cuộc sống. Tuy nhiên đã quá lâu rồi chúng ta đã bỏ qua nó. Có lẽ do chúng ta e ngại, bởi Tình yêu là loại năng lượng duy nhất trong vũ trụ mà con người không thể điều khiển theo ý muốn được.
Để có thể đưa ra một cái nhìn cụ thể hơn về tình yêu, cha đã thực hiện một sự thay thế đơn giản trong phương trình nổi tiếng nhất của cha. Từ  công thức[2]  E = mc2,  nếu chúng ta phát biểu: “Năng lượng hàn gắn thế giới bằng tích của tình yêu với bình phương tốc độ ánh sáng”, khi đó chúng ta đi đến kết luận: Tình yêu là một lực mạnh vô song, bởi nó không có bất kỳ giới hạn nào.
Sau những thất bại của nhân loại trong việc sử dụng và điều khiển những nguồn lực khác trong vũ trụ dẫn tới phản tác dụng, thì đây là thời điểm cấp bách mà chúng ta phải nuôi dưỡng mình bằng một loại năng lượng khác…
Nếu chúng ta muốn tồn tại, nếu chúng ta muốn tìm ý nghĩa của cuộc sống, nếu chúng ta muốn cứu rỗi thế giới và tất cả những loài hữu tình khác trên thế giới này, thì Tình yêu là câu trả lời độc nhất và duy nhất.
Có thể chúng ta chưa sẵn sàng để chế tạo “Bom Tình Yêu”- một thiết bị đủ mạnh để tiêu diệt hoàn toàn sự ghét bỏ, ích kỷ và tham lam đang tàn phá thế giới. Nhưng hãy nhớ rằng, ngay lúc này đây, ngay bên trong mỗi cá nhân chúng ta đây, vẫn mang theo chiếc máy phát tình yêu vô cùng mạnh mẽ, với nguồn năng lượng sẵn sàng được giải phóng.
Khi chúng ta học cách cho và nhận loại năng lượng vũ trụ này, Lieserl thân yêu ạ, chúng ta đã và đang khẳng định rằng tình yêu chinh phục được tất cả, vượt qua được tất cả, bởi tình yêu là tinh tuý của cuộc sống.
* Lieserl,cha rất tiếc đã không thể nói hết cùng con những điều chất chứa trong trái tim cha, mà suốt đời cha, mỗi nhịp đập lặng lẽ của nó, đều dành cả cho con. Con ạ, có thể đã quá muộn để nói lời xin lỗi, nhưng bởi thời gian cũng chỉ là tương đối, cha thấy cần nói với con rằng cha yêu con, và chính nhờ con mà cha đã đi đến đáp án tối thượng này.
Cha của con,
Albert Einstein
NĐH
Phụ lục
 Nguyên văn bức thư “A letter from Albert Einstein to his daughter”:
In the late 1980s, Lieserl, the daughter of the famous genius, donated 1,400 letters, written by Einstein, to the Hebrew University, with orders not to publish their contents until two decades after his death. This is one of them, for Lieserl Einstein.
“When I proposed the theory of relativity, very few understood me, and what I will reveal now to transmit to mankind will also collide with the misunderstanding and prejudice in the world.
I ask you to guard the letters as long as necessary, years, decades, until society is advanced enough to accept what I will explain below.
There is an extremely powerful force that, so far, science has not found a formal explanation to. It is a force that includes and governs all others, and is even behind any phenomenon operating in the universe and has not yet been identified by us. This universal force is LOVE.
When scientists looked for a unified theory of the universe they forgot the most powerful unseen force. Love is Light, that enlightens those who give and receive it. Love is gravity, because it makes some people feel attracted to others. Love is power, because it multiplies the best we have, and allows humanity not to be extinguished in their blind selfishness.
Love unfolds and reveals. For love we live and die. Love is God and God is Love.
This force explains everything and gives meaning to life. This is the variable that we have ignored for too long, maybe because we are afraid of love because it is the only energy in the universe that man has not learned to drive at will.
To give visibility to love, I made a simple substitution in my most famous equation. If instead of E = mc2, we accept that the energy to heal the world can be obtained through love multiplied by the speed of light squared, we arrive at the conclusion that love is the most powerful force there is, because it has no limits.
After the failure of humanity in the use and control of the other forces of the universe that have turned against us, it is urgent that we nourish ourselves with another kind of energy…
If we want our species to survive, if we are to find meaning in life, if we want to save the world and every sentient being that inhabits it, love is the one and only answer.
Perhaps we are not yet ready to make a bomb of love, a device powerful enough to entirely destroy the hate, selfishness and greed that devastate the planet.
However, each individual carries within them a small but powerful generator of love whose energy is waiting to be released.
When we learn to give and receive this universal energy, dear Lieserl, we will have affirmed that love conquers all, is able to transcend everything and anything, because love is the quintessence of life.
I deeply regret not having been able to express what is in my heart, which has quietly beaten for you all my life. Maybe it’s too late to apologize, but as time is relative, I need to tell you that I love you and thanks to you I have reached the ultimate answer!”
Your father,
Albert Einstein
~~~~~
[1] . Trường đại học Do thái: Hebrew University, tại thành phố Jerusalem, Israel
Đại học Hebrew là trường đại học lâu đời thứ hai ở Israel, sau trường Technion. Trường đại    học Hebrew thành lập: 24 tháng 7, 1918. Số lượng SV: 23.000 (năm 2012)
    Các nhà sáng lập: Judah Leon Magnes, Chaim Weizmann và Albert Einstein
[2] . Công thức E=m.c2
là phương trình nổi tiếng của nhà vật lý học Einstein. Công thức này cho ta thấy mối tương quan giữa khối lượng và năng lượng.Trong đó:
E: năng lượng
m: khối lượng
c: tốc độ ánh sáng trong chân không (c~3.10^8 m/s)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Jonathan London:


Vài suy nghĩ về chuyến đi của TBT

Vừa rồi được góp vài suy nghĩ về y nghĩa chuyến Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng. Ở dưới là vài suy nghĩ ban đầu, sẽ có vài suy nghĩ đáng suy nghĩ hơn sau. (Đối với người Việt Nam, những bình luận này có thể là đương niên, chỉ xin chia sẻ với các bạn):
Chuyến đi của TBT sang Mỹ rõ ràng là một sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Mỹ. Dù gần đây nhiều người đang nhấn mạnh về ý nghĩa biểu tượng của chuyến đi này (vì Ông Trọng là TBT ĐCSVN), nhưng điều quan trọng là mức độ đáng kể những quyền lợi chiến lược của hai nhà nước này đang càng gần nhau hơn qua nhiều hồ sơ cốt yếu, từ thương mại và đầu tư cho đến an ninh khu vực.
Vai trò của cựu TT Bin Clinton, trong quá khứ cho đến hôm nay, cũng không nên coi quá nhẹ. Việc Ông TT (Clinton) đã mời TBT thăm nhà cho thấy đang có những nỗ lực thực sự (nếu không muốn nói “charm offensive” – tạm dịch “tấn công bằng duyên”) để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chính khách cấp cao của hài nhà nước.
Dù Việt Nam và Mỹ sẽ có những lãnh đạo mới vào sang năm, rõ ràng những quyền lợi ngấn hạn, trung hạn, và dài hạn của hai nhà nước đang về gần nhau hơn một cách chưa từng thấy. Ngoài TPP và hợp tác an ninh, chúng ta có thể chờ đội chuyến đi của Ông Trọng sẽ đà khích quá trình mở rộng và làm sâu hơn những quan hệ, cho phép những tiến bộ trong những du án đang có, cũng như tạo điều kiện cho những sáng kiến mới qua nhiều lĩnh vực khác nhau..
Nếu Ông Trọng và (chính quyền ở) Hà Nội không chỉ hứa mà thực hiện tiến bộ thực sự đối với nhân quyền, các quan hệ giữa hai nước có thể tiến bộ cả hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng ngày nay. Dù ngài TBT thường chưa được xem là một lãnh đạo có tầm nhìn lớn, chúng ta thấy hiện nay cũng có những điều kiện thuận lợi cho một chuyến đi rất thành công. Liệu chuyến đi này sẽ tạo ra những bước phá còn quá sớm để biết.
JL
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vài số liệu trao đổi thương mại giữa Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam


Chuyến thăm có giúp cho cờ tung bay. Ảnh: Internet

Sáng thứ 3 (7-7-2015 – tối thứ 3 tại Hà Nội), đoàn xe VIP của TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ đi dọc đường 17 (đoán thế), đến đại lộ Pensylvania và vào Nhà Trắng để bắt tay TT Barack Obama. Trong lúc chờ đợi, các bạn hãy xem vài số liệu về trao đổi thương mại giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam.  Đối thoại trong Nhà Trắng không thể bỏ qua các số liệu này.

VN xuất siêu sang Hoa Kỳ, nhập siêu từ Trung Quốc. Hoa Kỳ nhập siêu từ Trung Quốc và Việt Nam. Lựa chọn thị trường nào trong những năm tới là bài toán của siêu cường với TPP.

Có vài lưu ý sau.
1. Trao đổi thương mại giữa hai quốc gia tăng đáng kể. Kể từ năm 2000 đến 2014, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ tới 54 lần từ 454 triệu đô la, và hiện con số đó (2014) đã là 24 tỷ , trong khi Trung Quốc tăng 4 lần, từ 83 tỷ nay lên 343 tỷ USD. Nếu quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngưng lại hoặc tăng không đáng kể và tốc độ trao đổi thương mại giữa Mỹ và Việt Nam tăng như hiện nay (3 lần/năm), trong vòng 5-10 năm nữa, VN có thể đóng vai trò lớn hơn tại thị trường Mỹ.
Một đất nước 90 triệu dân năng động, đang đi lên, thừa sức cung cấp hàng hóa cho 230 triệu dân Mỹ. Tuy nhiên nhìn vào nền kinh tế VN phụ thuộc vào TQ và ngáo ộp “ý thức hệ”, nhập siêu từ hàng xóm tới 35-40 tỷ đô la, dường như câu chuyện trên vẫn còn xa vời.
Quan hệ thương mại giữa ba nước. Số liệu IMF.
Trao đổi thương mại: VN nhập siêu từ TQ, xuất siêu sang Mỹ. Số liệu IMF/Economist
Trao đổi thương mại USA, TQ và VN. Ảnh: HM
Trao đổi thương mại USA, TQ và VN. Ảnh và số liệu : HM
2. Từ cựu thù sang hữu hảo. Việc tiếp TBT NPT tại Nhà Trắng đánh dấu một bước đi ngoại giao, lạt mềm buộc chặt của TT Obama, được Hillary Clinton hết sức ủng hộ. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba, người lính canh hòa bình tại Đại Tây Dương, tiếp TBT ĐCS VN tại Nhà Trắng, người lính canh hòa bình bên kia Thái Bình Dương, là những tín hiệu gửi cho thế giới rất rõ ràng về chiến lược toàn cầu.
3. Bà Hillary Clinton, ứng viên nặng ký TT HK năm 2016, TNS John Kerry, John McCain ra sức ủng hộ Việt Nam trong việc chế ngự Trung Quốc tại biển Đông.
4. Trong khi TBT thăm Mỹ, Trung Quốc gửi giàn khoan tới biển Đông, Campuchia gửi mấy trăm người tới biên giới Việt Nam gây rối, thuyền đánh cá bị tấn công, những tín hiệu về sự không bằng lòng của hàng xóm khổng lồ đối với chuyến thăm của TBT VN.
5. Quan hệ nồng ấm Hoa Kỳ – Việt Nam chưa thể hiện trong VISA du lịch vào VN. Việt Nam đã cho các du khách từ Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha vào VN không cần visa kể từ 1-7, nhưng người có hộ chiếu Hoa Kỳ vẫn chưa được ưu tiên đó. Các nước ĐNA, Nga, Bắc Âu, Nhật, Belarus, Hàn Quốc, Kyrgystan đều được miễn thị thực.
Let’s wait and see. Chúng ta hãy đợi và kiên nhẫn. Ai sẽ làm nên lịch sử.
Số liệu lấy từ TC Thống kê Hoa Kỳ
https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5700.html
https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5520.html

Nguồn: Hieuminh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

MỸ & TRUNG QUỐC: VIỆT NAM CHỌN AI?



 Báo Nga: ‘Điệu nhảy’ Việt - Mỹ đang được cả thế giới chú ý

"Không thể thắng Việt Nam bằng bom napalm, Hoa Kỳ đã quay lại với đầu tư và hợp tác quân sự", tờ Lenta của Nga bình luận. 

Nhân viên Hải quân Hoa Kỳ đang nghiên cứu dữ liệu liên quan tới việc Trung Quốc xây dựng đảo trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: US Navy/Reuters.

Năm nay đánh dấu 40 năm kể từ khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc. Trong thời gian này, quan hệ giữa Washington và Hà Nội đã có những bước ngoặt lớn. Cựu thù, từng không từ bất kỳ thủ đoạn nào đối đầu nhau trên chiến trường, giờ đây lại nhìn nhau như những đồng minh. Ở một mức độ không hề nhỏ, quan hệ này đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc mà cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều lo ngại. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố khác cho phép quan hệ Việt - Mỹ tìm đến nhau như là "đối tác toàn diện".

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ngày 18/5/2015. Ảnh: Kham / Reuters


Ngày 26/10/1967, tên lửa Việt Nam bắn rơi một máy bay ném bom do thiếu tá Hải quân Hoa Kỳ John McCain lái. Nhảy dù khỏi buồng lái, ông bị gãy cả hai tay và không thể giơ tay đầu hàng được. Ông McCain đã bạc đầu trong nhà tù Việt Nam suốt 5,5 năm.

20 năm sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, John McCain, cùng với một cựu chiến binh khác - John Kerry- lại là một trong những cha đẻ của quá trình bình thường hóa quan hệ giữa Washington và Hà Nội. Và sau 20 năm nữa, vào ngày 19/5/2015, tại phòng họp của Thượng viện, ông McCain tiếp tục bảo vệ các lợi ích các nhà sản xuất cá da trơn Việt Nam chống lại những người vận động hành lang từ miền Nam nước Mỹ.

Một cách lạ thường, trong 40 năm qua, Việt Nam và Hoa Kỳ, những kẻ tử thù từng không từ một thủ đoạn nào đối đầu trên chiến trường, lại gần như biến thành một cặp đôi hoàn vũ thú vị nhất ở phía tây Thái Bình Dương. Hiện nay, điệu nhảy của họ được cả khu vực lưu tâm để ý.

John McCain khi là tù binh ở Việt Nam năm 1967. Ảnh: AP


Khi Liên Xô suy yếu và sụp đổ, kéo theo toàn bộ khối Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra rằng đất nước không thể tồn tại một mình. Năm 1990, Việt Nam nối lại quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, sau lần gián đoạn bởi cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Năm 1995, đến lượt Hoa Kỳ. Đóng vai trò đáng kể trong tiến trình bình thường hóa quan hệ là sự hợp tác khắc phục các di sản nặng nề của chiến tranh: Tìm kiếm hài cốt những người lính đã chết, thu thập và trao đổi thông tin về tù nhân chiến tranh và người mất tích.

Bài bình luận của tác giả Anton Tsvetov, Chuyên gia Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế, được đăng tải trên tờ Lenta. Lenta là tờ báo chuyên đưa tin về kinh tế, chính trị, quân sự và các thông tin về các nước thuộc không gian hậu Xô Viết, cũng là tờ báo có uy tín của nước Nga.

Với xuất phát điểm thấp giữa những năm 1990, quan hệ Việt - Mỹ phát triển rất nhanh, đặc biệt là kinh tế. Hà Nội thức thời vì đã tiếp cận ổn định với Washington. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và định hướng xuất khẩu (của Việt Nam) đòi hỏi được tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, được hỗ trợ phát triển và hội nhập nhanh chóng vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Nhưng những thay đổi về chất lượng mới bắt đầu xảy ra trong 5 năm gần đây. Lo ngại về sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc, kể từ đầu thập niên 2010, Hoa Kỳ tái điều chỉnh sự mất cân bằng trong chính sách đối ngoại của mình, chú ý nhiều hơn đến Đông Nam Á. Trong bối cảnh bị hạn chế khắt khe về ngân sách, việc Mỹ hỗ trợ các đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc đỡ khiến Bắc Kinh khó chịu hơn thay vì một hiện diện quân sự trực tiếp, đồng thời lại tiết kiệm sinh lực và tiền bạc.

Hơn nữa, người bạn mới Việt Nam tỏ ra hơn tầm so với hai người bạn cũ - Thái Lan và Philippines. Thái Lan thể hiện một không khí chính trị quá lỏng lẻo trong năm 2014. Các cuộc đảo chính thường xuyên biến Bangkok thành một đối tác khó nắm bắt. Với sự hiện diện của một chính phủ quân sự, tình hữu nghị với Thái Lan trở nên bất lợi về uy tín cho Hoa Kỳ. Tại Philippines, tình hình chính trị ổn định hơn nhiều, nhưng vị trí đảo quốc với sức phòng thủ thấp, gần như hoàn toàn thiếu kinh nghiệm chiến đấu làm giảm đáng kể tầm quan trọng chiến lược. Thêm vào đó, Manila và Bangkok chưa thể giải quyết các vấn đề với chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo trên lãnh thổ của mình.

Trên nền tương phản này, những lợi thế của Việt Nam gây ấn tượng rõ rệt: Một đội quân lớn và giàu kinh nghiệm được kiểm soát tốt bởi đảng và chính phủ dân sự. Vị trí lục địa tiếp giáp các khu vực phát triển nhất của Trung Quốc. Đường bờ biển dài với các cảng nước sâu, phía trước đối diện với Biển Đông, nơi một nửa thương mại hàng hải quốc tế qua lại. Môi trường chính trị và xã hội ổn định. Triển vọng tươi sáng về phát triển kinh tế. Vì tất cả điều này, chính quyền Mỹ đã sẵn sàng nhắm mắt trước những khác biệt chính trị mà trước đó họ vẫn thường lưu tâm về Việt Nam.

Trước sự chú ý của Washington, Hà Nội tỏ ra hài lòng. Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển. Những thành công trong tăng trưởng kinh tế sâu rộng cần được bảo đảm bởi những thay đổi về chất trong các mô hình kinh tế để không bị mắc kẹt trong cái bẫy của mức phát triển trung bình. Hơn nữa, (Việt Nam) cần đảm bảo tăng cường một cách tương ứng sự ảnh hưởng chính trị trong khu vực và tự vệ chống lại các yêu sách từ người láng giềng lớn phía bắc.

Trong tình huống này, xích lại gần với Hoa Kỳ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Thị trường vốn trong nước ở Việt Nam còn quá nhỏ để đảm bảo thị trường hoá nền kinh tế thành công, đặc biệt là trong tình trạng thê thảm của nhiều tập đoàn nhà nước hiện nay. Nếu không có nguồn vốn nước ngoài sẽ rất khó tư nhân hoá các công ty như Vinalines - tập đoàn hàng hải khổng lồ, từ giá trị 1 tỷ USD nhưng nợ trên 560 triệu USD.

Nhưng thú vị nhất vẫn là sự kết hợp Việt - Hoa Kỳ trong lĩnh vực quân sự, chính trị. Cùng với Philippines, Việt Nam là một trong những nước đối trọng tích cực nhất với các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong những năm gần đây, Bắc Kinh cho rằng khu vực này là vùng biển có "lợi ích căn bản" của riêng mình. Quốc gia này đã tích cực chứng minh “chủ quyền” bằng những cử chỉ quá tay và các hành động khiêu khích đao to búa lớn. Ví dụ, cấm đánh bắt cá ở Vịnh Bắc Bộ, quy định về việc cảnh sát biển Trung Quốc được bắt giữ, phạt tiền các tàu đánh cá của bất kỳ nước nào, hoặc đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng cả một phi đội tàu thuyền hùng hậu.

Năm nay, Trung Quốc đặc biệt gây chú ý khi khẳng định ảnh hưởng của họ ở Biển Đông bằng cách xây dựng và củng cố các công trình nhân tạo trên các đảo và đá ngầm. Người ta cho rằng sau khi thành lập các cơ sở hạ tầng cần thiết, Trung Quốc có thể thiết lập các khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ), tương tự như nước này đã làm ở biển Hoa Đông.

Trên thực tế, không ai có thể thống kê chính xác giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông. Lập luận này đã lùi dần vào phía sau, nhưng tầm quan trọng về sự lưu thông hàng hải của vùng biển này thì không ai dám nghi ngờ. Chỉ có kẻ lười biếng mới không nhận ra rằng già nửa tất cả thương mại hàng hải quốc tế và 2/3 các nguồn cung cấp năng lượng đi qua tuyến giao thông này. Về cơ bản, Trung Quốc có tham vọng lớn sẽ kiểm soát đường đi nước bước tại đây.

Người Mỹ lo lắng điều xa xôi hơn. Washington giải thích các nguyên tắc tự do hàng hải là khả năng mọi tàu biển, kể cả tàu chiến, được đi qua vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác. Bắc Kinh, khi chưa phát triển được "Hạm đội biển khơi" một cách tự do, tỏ ra không thích điều này. Và với vị trí địa chiến lược của mình, Việt Nam trở thành một đối tác rất có lợi cho Hoa Kỳ.

Washington bắt đầu tham gia tích cực vấn đề Biển Đông vào năm 2010 khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố rằng tự do hàng hải, cũng như an ninh và ổn định trong khu vực này là một trong những lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cần phải nói thêm: Hoa Kỳ không dứt khoát ủng hộ bất kỳ bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Lợi ích chung của Hoa Kỳ và Việt Nam góp phần thúc đẩy sự xích lại giữa hai nước. Trong năm 2013, mối quan hệ này đã được nhận quy chế "quan hệ đối tác toàn diện". Về công thức điều này có nghĩa là không còn những vùng cấm trong tương tác. Trong năm 2014, các lĩnh vực chiến lược của hai bên đã có những đột phá như việc dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam và việc Ủy ban liên quan Thượng viện cho phép các công ty Mỹ bán các thiết bị điện hạt nhân cho Việt Nam.

Phía Việt Nam đề nghị dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng, quan hệ giữa hai nước không thể được xem là bình thường một khi vẫn còn lệnh cấm.

Trong năm 2015, sự kiện quan trọng đặc biệt trong quan hệ song phương sẽ diễn ra: Chuyến thăm Washington của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Đây sẽ là lần đầu tiên một tổng bí thư Việt Nam đến Hoa Kỳ. Hiện vẫn còn nhiều khúc mắc trong một số vấn đề đối thoại giữa hai nước.

Những khúc mắc này giống như một sơ đồ kinh điển về cân bằng lực lượng. Việt Nam chỉ có thể giữ (hoặc tạo ra) một chính sách ngoại giao cân bằng khi có được quan hệ kinh tế và chính trị phát triển với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chỉ khi đó, Việt Nam mới có thể duy trì được lợi ích tốt nhất.

Vậy thì, mối liên hệ sâu sắc giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có đáng ngạc nhiên hay không? Ngày nay, sự phát triển của quan hệ đối tác Việt - Mỹ là một biểu hiện điển hình của thế giới đa cực đang nổi lên trước mắt chúng ta. Không có gì tân tiến hơn lợi ích quốc gia, và không có gì cổ xưa hơn tình bạn và sự thù địch.

Trích dẫn từ nguồn:

Bloger Bình Địa Mộc
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Thảo nào các tướng béo thế


PHẪN NỘ.
và còn những nơi nào nữa đang bảo vệ biển đảo bằng trò liếm láp này.
Hãy lôi lũ khốn này ra ánh sáng cho nhân dân xử.
Nếu chúng mày hèn, chúng mày sợ, chúng mày cứ chui đầu vào cát, sao lại còn liếm thêm tiền thuế của dân?
Trong khi thuyền đánh cá của ngư dân luôn bị tàu Trung Quốc uy hiếp, đe dọa, cướp, bắt bớ thì có bộ phận trong lực lượng biên phòng biển thế này đây:
+Điều tra của phóng viên Báo Lao Động cho thấy, việc tuần tra, kiểm soát, hoạt động giám sát nghề cá trên biển do Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị đảm nhiệm đã có sự trục lợi. Hàng chục bộ hồ sơ khống về những chuyến tuần tra biển đã được lập để “rút ruột” Nhà nước hàng tỉ đồng.
+Kết quả xác minh của Bộ Tư lệnh Biên phòng tại BĐBP tỉnh Quảng Trị mới đây đã xác nhận trong năm 2013 - 2014 đã có 11 kế hoạch tuần tra giám sát nghề cá trên biển được lập khống với tổng số tiền đã được quyết toán gần 1,9 tỉ đồng, trong đó riêng nhiên liệu gần 1,750 tỉ đồng và tiền ăn thêm đi biển + phụ cấp đặc biệt là 91,4 triệu đồng. Tuy nhiên, một cán bộ công tác trên các tàu được quyết toán khống này khẳng định rằng trên thực tế số lượng tàu tuần tra được quyết toán khống còn lớn hơn nhiều.
http://m.laodong.com.vn/…/quang-tri-tuan-tra-bien-khong-rut…
Phần nhận xét hiển thị trên trang