Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

HÌNH THỨC TRA TẤN DÃ MAN CHỈ DÀNH RIÊNG CHO PHỤ NỮ, KHIẾN NẠN NHÂN TỪ TỪ CHẾT TRONG ĐAU ĐỚN, HOẶC PHẢI CHỊU NHỮNG DI CHỨNG KHỦNG KHIẾP VỀ SAU.

THAY VÌ TRỪNG PHẠT BẰNG CÁI CHẾT, CÁC QUỐC GIA THỜI CỔ TRUNG, CẬN ĐẠI ĐÃ TẠO RA RẤT NHIỀU HÌNH THỨC TRA TẤN DÃ MAN CHỈ DÀNH RIÊNG CHO PHỤ NỮ, KHIẾN NẠN NHÂN TỪ TỪ CHẾT TRONG ĐAU ĐỚN, HOẶC PHẢI CHỊU NHỮNG DI CHỨNG KHỦNG KHIẾP VỀ SAU.

“Mộc lư” – Ngồi ngựa gỗ
Khi bị kết tội ngoại tình, người phụ nữ bị lột bỏ hết quần áo rồi trói chặt trên dụng cụ tra tấn có hình yên ngựa/lừa, ở giữa có một đoạn gỗ nhô lên tròn thô tương tự dương vật gắn trục bánh xe để di chuyển, thậm chí một số còn được đóng đinh xung quanh.
5
Mộc lư ra tấn phụ nữ mắc tội ngoại tình
Dương vật bằng gỗ sẽ cắm qua âm đạo, khi ngựa chạy sẽ va đập mạnh tranh âm hộ khiến phạm nhân chảy máu, đau đớn và nạn nhân sẽ kêu la thảm thiết. Đa phần những người bị tra tấn bằng hình thức này đều không thể thoát khỏi cái chết, nếu có thì cũng bị tàn tật suốt đời.
Dương vật gỗ đâm vào âm đạo phụ nữ gây đau đớn vô cùng
Kẹp tay
Hình phạt này được áp dụng trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, kéo dài tới tận cuối đời Thanh (thế kỷ 19). Đây cũng là dụng cụ tra tấn phụ nữ phổ biến nhất trong giai đoạn này. Người phụ nữ bị nghi ngờ ngoại tình sẽ phải đặt các ngón tay vào một dụng cụ chuyên dùng để tra tấn. Dụng cụ này sẽ ép chặt đầu ngón tay của nạn nhân. Nếu vì quá đau đớn mà nạn nhân ngất đi thì sẽ bị dội nước lạnh cho tỉnh để tiếp tục chịu sự đau đớn.
Dụng cụ kẹp tay thời phong kiến Trung Quốc
Dụng cụ kẹp tay ở châu Âu
Ngoài ra, hình thức này còn xuất hiện tại các quốc gia châu Âu thời Trung Đại với một dụng cụ mang tên “bàn kẹp tay”. Chúng được thiết kế dưới đủ mọi kích thước để nghiền nát mọi bộ phận trên cơ thể phụ nữ, từ bàn tay, chân cho đến đầu gối, thậm chí cả đầu của phạm nhân.
Bị đánh bằng roi gân bò
Đây cũng là một hình phạt khủng khiếp thời phong kiến, khi phụ nữ mắc tội thông dâm hoặc làm trái lệnh của vua chúa, quan lại sẽ bị lột trần, dùng roi gân bò tra tấn.
 Bị đánh bằng roi gân bò khiến khắp cơ thể chảy máu, để lại sẹo nặng nề
Roi gân bò tuy nhỏ nhưng có sức sát thương lớn khiến phạm nhân vô cùng đau đớn và để lại sẹo trên khắp cơ thể. Nếu không bị đánh bằng roi, người đó phải bị đánh bằng gậy gỗ vào phần bụng cho tới khi tử cung sa ra ngoài.
Mang “đai trinh tiết”
Đai trinh tiết là dụng cụ quản thúc vợ trong lúc chồng đi vắng
Loại quần lót bằng sắt hay còn gọi là “đai trinh tiết” được đàn ông châu Âu thời trung cận đại sử dụng nhằm khóa âm hộ của vợ mỗi khi đi vắng. Vì thời này phụ nữ chỉ được coi là một loại tài sản của đàn ông. Phụ nữ bị nghiêm cấm liếc mắt đưa tình, gặp gỡ hay giao tiếp bình thường với một người đàn ông khác ngoài chồng. Nếu không sẽ bị mang loại đai này trong thời gian dài, nhất là khi chồng ra trận.
Tra tấn ngực
Dụng cụ hình răng cưa khiến ngực phụ nữ bị xẻ ra thành nhiều mảnh
Bất kỳ phụ nữ nào bị kết tội ngoại tình, phá thai hoặc có con ngoài giá thú sẽ phải trải qua sự đau đớn do những dụng cụ tra tấn được thiết kế riêng chỉ để tàn phá ngực. Một vật răng cưa có đầu nhọn (móng vuốt bằng sắt nhỏ) sẽ được nung nóng để tách hoặc cắt nhỏ ngực của nữ phạm nhân. Hoặc người phụ nữ phải bị gắn lên tường rồi từ từ đưa dụng cụ này vào ngực dẫn đến đau đớn cực độ trong thời gian dài.
Buồng giam trinh nữ
Buồng giam có kích thước bằng người phụ nữ, bên trong đầy gai nhọn
Dụng cụ tra tấn này có hình dáng như một người trinh nữ nên còn gọi là “trinh nữ sắt”, bên trong rỗng như một buồng nhỏ, phía trước có nắp đậy với mặt trong được bao phủ đầy gai nhọn và chỉ đủ chỗ cho 1 người. Khi phạm nhân bước vào sẽ không thể cử động vì gai nhọn liên tục đâm vào cơ thể. Người thẩm vấn còn có thể đâm xuyên các cọc nhọn bằng sắt vào bên trong buồng giam trong suốt quá trình hỏi cung.
Cái Nôi Judas
Tại Tây Ban Nha thời Trung đại, những Tòa án Dị giáo thường dùng một dụng cụ hình kim tự tháp và có đầu nhọn để tra tấn những phụ nữ bị cho là phản bội niềm tin tôn giáo.
Các sợi dây kéo tay chân nạn nhân cho tới khi hậu môn bị đỉnh nhọn của nôi đâm vào
Các sợi dây thừng được bện chặt sẽ dùng để trói tay, chân phạm nhân rồi từ từ kéo dài về nhiều phía khiến hậu môn của họ bị chọc sâu bởi đỉnh nhọn của cái nôi này. Bên cạnh đó, người hành xử còn lột hết quần áo phạm nhân để sỉ nhục họ, buộc phải chịu sự đau đớn với cơ thể trần truồng trước mặt mọi người.
Quả lê thống khổ
Đây là loại hình tra tấn dành cho các tội phạm tình dục, những phụ nữ bị kết tội “quan hệ với quỷ Satan” hoặc cho những người đồng tính nam thời Trung Cổ.
Những người phụ nữ bị kết tội “quan hệ với Satan” sẽ phải chịu hình phạt này
“Quả lê” sắt sẽ được đặt vào miệng, âm đạo hoặc hậu môn của nạn nhân và sau đó các đinh ốc sẽ giúp điều chỉnh độ mở của các lưỡi dao nhọn nhằm đâm nát phần cơ thể phải chịu tra tấn, đa phần các phạm nhân chịu hình phạt này đều dẫn đến tử vong.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dự án thép tỷ đô ở Dung Quất chính thức phá sản

Tập đoàn E-United  (TQ) chủ đầu tư của dự án thép Guang Lian (Quang Liên) đã chính thức có văn bản thông báo việc không thể thu xếp tài chính cho dự án.

Lại thêm dự án thép tỉ đô chờ chết
Loạt dự án thép tỷ đô chết yểu:Hệ quả xin thì... gật

Thông tin trên được báo Đầu tư dẫn nguồn từ Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) cho biết. Theo Ban Quản lý, trước mắt sẽ chấm dứt thực hiện dự án. Ban Quản lý sẽ hỏi ý kiến các bộ, ngành để tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc thu hồi dự án này.

Như vậy, dự án thép Guang Lian đã chính thức phá sản dù các thủ tục cuối cùng vẫn chưa được thực hiện.

Dự án thép Guang Lian đã bị phá sản

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, được cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2006, dự án thép Guang Lian có số phận khá long đong. Khởi đầu dự án này do Công ty Tycoons của Đài Loan (Trung Quốc) đề xuất với công suất dự kiến 5 triệu tấn thép/năm, tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Không lâu sau đó, dự án có thêm nhà đầu tư mới là Công ty E-United. Hai nhà đầu tư đến từ Đài Loan này nâng vốn cam kết của dự án lên 3,3 tỷ USD nhưng vẫn giữ công suất như cũ và đổi tên thành dự án Nhà máy Thép Guang Lian. Theo giấy phép đầu tư, E-United trở thành nhà đầu tư chính nắm quyền chi phối dự án với tỷ lệ vốn góp lên đến 90%, Tycoons chỉ góp 10%.

Năm 2011, hai nhà đầu tư tiếp tục xin điều chỉnh quy mô công suất nhà máy từ 5 triệu tấn lên 7 triệu tấn thép/năm; đồng thời vốn đầu tư cũng tăng lên thành 4,5 tỷ USD. Đề xuất này của nhà đầu tư đã được Chính phủ đồng ý về nguyên tắc nhưng Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất chưa cấp lại giấy chứng nhận đầu tư vì nhà đầu tư chưa chứng minh được khả năng thu xếp vốn cho dự án.

Mất một khoảng thời gian khá dài, việc thu xếp vốn của E-United gần như bế tắc thì đầu năm 2012, dự án này được tập đoàn JFE (Nhật Bản) “để mắt” tới. JFE được đánh giá là tập đoàn sản xuất thép lớn trên thế giới, có năng lực tài chính, công nghệ, và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thép.

Tháng 4/2012, tập đoàn JFE cùng E-United đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác; theo đó JFE sẽ nghiên cứu tính khả thi của dự án, xác nhận các vấn đề liên quan đến thiết bị, sản phẩm, cơ sở hạ tầng, điều kiện ưu đãi đầu tư... trước khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, sau khoảng hai năm nghiên cứu, đến tháng 9/2014 JFE chính thức thông báo không tham gia đầu tư vào dự án.

Sau khi Tập đoàn JFE (Nhật Bản) tuyên bố dừng xem xét đầu tư vào dự án thép Guang Lian, nhà đầu tư lớn còn lại là E-United đã đề nghị điều chỉnh giảm vốn dự án này xuống còn 2 tỷ USD Mỹ.

Việc điều chỉnh xin giảm vốn này của tập đoàn E-United cũng đồng thời làm thay đổi sản phẩm thép làm ra. Nhà đầu tư đề xuất sẽ sản xuất thép tấm thay vì là thép kỹ thuật cho ngành công nghiệp cơ khí chế tạo. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư giảm được nguồn vốn đầu tư.

Số phận của dự án thép Guang Lian đã nối dài thêm danh sách các dự án thép bị phá sản ở Việt Nam. Trước dự án này còn có dự án thép Cà Ná (Ninh Thuận) với số vốn lên tới 9,8 tỷ USD bị phá sản năm 2008; dự án Nhà máy Liên hợp gang thép Vạn Lợi ở Hà Tĩnh bị chấm dứt vào tháng 5/2015... Ngoài ra, còn nhiều dự án thép đang dậm chân tại chỗ.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong thời gian qua, Nhà nước để cho các địa phương được quyền chủ động cấp phép đầu tư rất nhiều mà không có quy hoạch tổng thể chung của cả nước được thực hiện nghiêm khắc. Cũng có những ngành, lĩnh vực có quy hoạch phát triển nhưng quy hoạch đó bị phá vỡ rất dễ dàng.

"Ví dụ, quy hoạch ở tỉnh A, tỉnh B không có dự án thép nhưng khi doanh nghiệp muốn làm ở đó thì địa phương lại ủng hộ cho doanh nghiệp làm để được tiếng là có dự án to. Địa phương, doanh nghiệp xin thì Trung ương lại "gật". Hiệp hội Thép đã hiều lầm cho rằng Nhà nước cấp quá nhiều dự án thép nhưng tiếng nói của Hiệp hội có bao giờ được coi trọng?!", bà Lan bức xúc trao đổi trên Đất Việt.

An Nhiên (Tổng hợp)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyện hai nhà ngoại giao đặc biệt họ Trần



Hiệu Minh
Tuần VietNam
03/07/2015 02:00 GMT+7

Chỉ trong hai ngày cuối tháng 6, chúng ta đã mất đi hai nhà ngoại giao đáng kính. Một người là ngoại giao nhân dân, giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê (mất ngày 24/6/2015), và một người là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, nguyên Thứ trưởng Trần Quang Cơ (mất ngày 25/6/2015). Cả hai để lại di sản không nhỏ cho hậu thế.

Dùng âm nhạc giúp quốc gia hòa nhập nhưng không hòa tan

Sinh năm 1921 tại Mỹ Tho trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sỹ, ngay từ nhỏ đã thừa hưởng nhạc dân tộc, sau này GS Trần Văn Khê trở thành nhà nghiên cứu tại Paris trong lĩnh vực văn hóa, âm nhạc cổ truyền của VN.

GS Trần Văn Khê. Ảnh: VnExpress

Ngoài chuyện từng là GS của ĐH Sorbonne (Pháp), thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO, thông thạo nhiều ngoại ngữ, ông có công lao rất lớn trong việc quảng bá âm nhạc và văn hóa VN ra thế giới, từng đi gần 70 nước để nói chuyện và giảng dạy về âm nhạc dân tộc VN.


Khoảng năm 1983-1984, trong một lần đi công tác dài hạn tại TP. HCM, tôi được một người bạn tặng giấy mời đi nghe GS Trần Văn Khê nói chuyện về âm nhạc dân tộc.

Thời đó dân ăn bo bo thay gạo, thành phố hoa lệ mà điện đóm phập phù, quạt trần quay hết tốc độ không ngăn nổi cái nóng nực. Tuy thế, hội trường mấy trăm chỗ ngồi không còn chỗ trống. Nhiều người đến muộn phải đứng hai bên cánh gà. Người nghe ngồi im phắc, chỉ nghe thấy tiếng sang sảng của GS giảng về âm nhạc dân tộc, ông dùng cả lá tre làm nhạc cụ.

Ông cho rằng nhạc dân tộc VN độc đáo, nhạc cụ khí du nhập từ Trung Quốc nhưng trải qua mấy trăm năm bị người Việt thuần hóa. Đàn bầu một dây duy nhất trên thế giới. Ca trù với nhịp phách, chẳng đâu trên thế giới có được, một tiếng cao tiếng thấp, tiếng trong tiếng đục, tiếng tròn tiếng dẹp, tiếng dương tiếng âm...

Giáo sư Trần Văn Khê rất thạo các điệu hò hát của ba miền. Đang biểu diễn dân ca quan họ với liền anh liền chị, ông chuyển sang chầu văn, rồi dân ca Nam Bộ. Nhưng ấn tượng nhất khi ông giải thích về điệu hò “mái nhì mái đẩy” của vùng Thừa Thiên Huế.

Hò mái đẩy thường được dùng trong lúc thuyền bè phải vượt thác, xuống ghềnh, gặp mưa to, gió lớn, nên điệu hò phải mạnh mẽ, những người sống trên sông nước, mỗi lần chống sào, điệu hò phải đủ mạnh để đẩy thuyền đi. Trong khi đó hò mái nhì lại khoan thai như người chèo đò trên sông phẳng lặng, thường là những lời tình tứ, ngọt ngào

Vào đúng lúc ông đang... hò ơ thì điện phụt tắt, giọng ông vẫn khỏe vút lên, mấy người đệm đàn dân tộc vẫn tiếp tục biểu diễn như thường. Ông cười vui, nếu là dàn nhạc guitar điện tử, chắc chắn buổi biểu diễn phải ngừng lại.

Ngày nay, nhạc dân tộc VN đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Thế hệ trẻ thích nhạc hiện đại mang hơi hướng phương Tây. Những người yêu âm nhạc dân tộc như GS Trần Văn Khê đã làm hết sức mình để cố giữ lại những giá trị nghệ thuật đặc sắc của âm nhạc và văn hóa Việt.

Ông đã mang giá trị ấy đi khắp thế giới để quảng bá, khơi dậy nền âm nhạc dân tộc ngay trong lòng thế hệ trẻ tại quê nhà. Với người viết bài này, GS Trần Văn Khê là nhà ngoại giao nhân dân, mang chiếc va li đựng toàn các ấn phẩm văn hóa và âm nhạc giúp quốc gia hòa nhập nhưng không hòa tan.

Con chim báo bão về thế giới đang đổi thay

Sinh năm 1927 tại Nam Định, làm ngoại giao từ 1954 tới khi về hưu năm 1997, từng tham gia đàm phán tại Paris cho hòa bình tại VN, làm đại sứ tại Thái Lan, dự các cuộc thương lượng về Campuchia, đàm phán với ba nước lớn là Trung Quốc, Liên Xô và Mỹ để bình thường hóa quan hệ, giới chính khách nhận xét, nguyên Thứ trưởng Trần Quang Cơ là một trong những nhà ngoại giao đầy kinh nghiệm và đáng kính trọng nhất của VN.

Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ. Ảnh: TTXVN

Nếu ai có dịp xem lại các phỏng vấn, bài viết và quan điểm của ông trong các vấn đề quốc tế, quan hệ Việt – Trung – Xô – Mỹ và gần hơn là khu vực trong đó có Campuchia, Lào và Thái Lan, sẽ thấy ông hội đủ các tố chất của nhà ngoại giao chuyên nghiệp.

Đó là người có độ xác tín cao, hiểu biết về lịch sử, văn hóa toàn cầu, biết đặt quyền lợi quốc gia lên hàng đầu trong việc giải quyết các bất đồng, phân tích chính xác các xu hướng thời đại nhất là sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc và ý đồ của họ tại châu Á, vai trò của VN trong khu vực và giữa các nước lớn.

Từ những năm 1990, ông đã đưa ra những thách thức đe dọa về an ninh và phát triển của VN, và đối sách mà cho tới nay sau 25 năm những giải pháp đó còn nguyên giá trị. Ông chỉ rõ các thách thức xuất xứ từ mấy quốc gia khu vực và dưới những dạng nào.

Riêng đối với Trung Quốc, người hàng xóm khổng lồ, ông đã nói rõ, nội bộ họ có chiến lược dài hạn “Thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đầu - thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau”.

Sau 25 năm, những gì xảy ra ở biển Đông, biên giới, cho thấy tầm nhìn thế kỷ của nhà ngoại giao họ Trần.

Người ta nói, nhà ngoại giao chuyên nghiệp và có tầm phải chỉ ra cho lãnh đạo quốc gia biết kẻ thù ngày mai là ai, chứ không phải tìm ra những người bạn hôm nay. Trong các cuộc đàm phán về Campuchia, về bình thường mối quan hệ với các nước lớn, ông Trần Quang Cơ đã chỉ rõ đâu là những khuôn mặt đáng ngờ, đâu là đồng minh đáng tin giúp một nước nghèo đi lên trong thế kìm kẹp về chính trị và kinh tế.

Việc Mỹ bỏ cấm vận năm 1994 là một thành công lớn trong ngành ngoại giao VN trong đó có cả tầm nhìn của ông. Và tới đây vào tháng 07 là chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ mang tính biểu tượng quan trọng trong quan hệ Việt- Mỹ cũng nói lên nhiều suy ngẫm của nhà ngoại giao vừa qua đời.

Có người cho rằng, một chuyến thăm chưa giải quyết được nhiều nhưng để có chuyến thăm chính thức tới Nhà Trắng của một vị Tổng Bí thư ĐCSVN thì rất nhiều việc đã phải làm. Hẳn linh hồn ông Cơ sẽ mỉm cười nơi chín suối khi biết tin này.

Trong một lời khuyên làm thế nào để thành nhà ngoại giao nổi tiếng, ông Robert D. Blackwill từ ĐH Harvard – Kennedy đã viết “Hãy sẵn sàng bất đồng ý kiến với chính sách đang hình thành khi cần thiết, nhưng hãy khôn ngoan chọn đúng thời điểm mà bày tỏ. Nếu những khác biệt trở nên quá sức chịu đựng, chớ than van”.

Từng được đề bạt làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nhưng vì những lý do tế nhị, ông Trần Quang Cơ đã không nhận lời, một việc vô tiền khoáng hậu trong chính trường VN. Dường như vị ngoại giao kỳ cựu này còn đi trước cả lời khuyên của Robert Blackwill.

Chỉ trong hai ngày cuối tháng 6, hàng triệu người Việt tiếc thương vĩnh biệt hai nhà ngoại giao cùng họ, Trần Văn Khê và Trần Quang Cơ, đáng mặt là con cháu của đức thánh Trần. Họ “thành danh” trong dân chúng như một nhà báo kỳ cựu đã viết trên blog của mình.

Một quốc gia muốn hội nhập sâu rộng, ngành ngoại giao cần phải được ưu tiên số 01, đối ngoại phải nhất quán với đối nội, để từ đó ngoại giao nhân dân mang văn hóa, âm nhạc đi theo, như hai vị vừa trở về với tiên tổ đã cống hiến tận tâm suốt mấy thập kỷ qua.
Hiệu Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trời đang nổi nóng!

Giao bloger

Mùa hè năm 2015 ở Hà Nội

Một đợt nóng kéo dài cùng một năm, hồi tháng 5, đã thấy ở đây.

Bây giờ là một đợt khác. Nhìn chung là trên dưới 40 độ ở trong nhà. Còn ngoài đường thì khoảng 50 độ. Hầu như không làm được gì. Ngay một entry của blog cũng chưa chắc viết được một cách bình thường, trong không khí như cái chảo thế này.

Đặc biệt, món đặc sản của thủ đô đã duy trì tốt trong thế kỉ 20, thì sang đầu thế kỉ 21 vẫn được lưu giữ tốt. Ấy là mất điện. Hai đêm ở Hà Nội thì cả hai đều mất điện từ 11 h đến khoảng 2 h sáng hôm sau. Tức là mất điện ở thời điểm cần có điện nhất.

Tính di cư sang một vài nơi khác. Nhưng những nơi ấy cũng vậy. Đều là mất điện lúc nửa đêm. 

Nóng quá, chỉ ghi được vài dòng nghệch ngoạc.

Thèm một trận mưa thật to. Mà nghe đâu mưa dông đang kéo đến rồi.

---

Bổ sung 1 (3/7/2015):

Hiện nay, rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24 – 26 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây đang bị nén bởi bộ phận áp cao lục địa ở phía Bắc. Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén và đẩy dịch dần xuống khu vực Bắc bộ nên khoảng chiều tối và đêm mai (4/7) ở Bắc bộ có mưa dông trên diện rộng. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh. 
Ảnh chụp mây vệ tinh ngày 3/7. Ảnh: kttv.gov.vn

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp phía Tây nên ở vịnh Bắc bộ có gió Nam đến Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động. Sóng biển cao 1,5-2,5 mét.

Ngoài ra, do gió mùa Tây Nam ở phía Nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động và có mưa dông mạnh. Sóng biển cao 2- 4 mét. Độ rủi ro thiên tai ở cấp 1.Thu Phương (TTXVN)

http://baotintuc.vn//xa-hoi/chieu-toi-va-dem-mai-bac-bo-co-mua-dong-dien-rong-20150703110041368.h






Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc hành xử xấu xí: Còn nhiều nguy hiểm hơn thế...


(Baodatviet) - Một khi lòng tự trọng, danh dự, uy tín của một quốc gia bị bỏ qua, thì họ có thể làm những chuyện rất nguy hiểm...

TS.Ngô Hữu Phước, Trưởng bộ môn Công pháp quốc tế, ĐH Luật. TP.HCM chia sẻ với báo Đất Việt. 
PV:- Thưa ông, sau khi trang bị vũ khí hạng nặng cho tàu tuần tra, biến tàu dân sự thành tàu quân sự...Trung Quốc lại dự định dùng máy bay Boeing-747 cho mục đích quân sự. Ông bình luận như thế nào về những động thái trên? Trung Quốc có ý đồ gì khi tạo nên ấn tượng Trung Quốc lúc nào cũng có thể dùng vũ lực? 
TS.Ngô Hữu Phước: - Theo quan điểm của tôi, những hành động nói trên của TQ nhằm hai mục đích. Thứ nhất, TQ đang muốn quân sự hóa các hoạt động dân sự của họ. Thứ hai, TQ muốn cho các nước thấy rằng, về phương diện quân sự chống lại TQ là điều không dễ hay nói cách khác là đặc biệt khó.
Đó là hành vi mang tính đe dọa các quốc gia trong khu vực chứ không đơn thuần chỉ là suy nghĩ nhằm đối phó với Mỹ như nhiều người suy đoán.

Trung Quoc hanh xu xau xi: Con nhieu nguy hiem hon the...
Hình ảnh Trung Quốc cải tạo bất hợp pháp các đảo, bãi đá Trường Sa mà nước này đã cưỡng chiếm bất hợp pháp của Việt Nam.
Tôi cho rằng, trong một thế giới văn minh thì các quốc gia phải hành xử với nhau một cách văn minh trên tinh thần thượng tôn pháp luật. Trong thế giới văn minh thì mọi hành động sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực là không thể chấp nhận được và phải bị loại trừ khỏi đời sống quốc tế.
Về phương diện pháp luật quốc tế, một quốc gia sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực để xâm lược, để thôn tính, để chèn ép quốc gia khác, dùng vũ khí thay cho công lý hoặc sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các bất đồng, tranh chấp quốc tế trong đó có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đều là hành động không văn minh, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. 
Tuy nhiên, chúng ta phải tỉnh táo, bình tĩnh để bình luận, đáng giá vấn đề này từ nhiều khía cạnh.
Trước tiên, những tuyên bố về việc TQ chủ trương trang bị vũ khí hạng nặng cho tàu tuần tra, biến tàu dân sự thành tàu quân sự... hoặc dự định dùng máy bay Boeing-747 vào mục đích quân sự là tuyên bố của ai, cơ quan nào, nhân danh ai, nhân danh cơ quan có thẩm quyền nào của TQ … hay chỉ là nguồn thông tin báo chí không chính thống?.
Nếu đó chỉ là thông tin tuyên truyền trên báo chí không chính thống thì chúng ta chưa cần phải quan tâm. Tuy nhiên, nếu những thông tin trên là chính thống, là tuyên bố của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của TQ...thì đó là điều hết sức nguy hiểm, và chúng ta phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách hết sức thận trọng để chủ động đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xẩy ra.
Thứ hai, hành động này của TQ có vi phạm luật pháp quốc tế hay không? Tôi khẳng định là, luật pháp không cấm các quốc gia tăng cường trang thiết bị vũ khí, khí tài quân sự của họ. Bởi lẽ, đây là nhu cầu về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia. Do vậy, nếu một quốc gia tăng cường các thiết bị vũ khí, khí tài quân sự nhằm mục mục đích đơn thuần là phòng thủ, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ hòa bình và an ninh của quốc gia và quốc tế là điều hoàn toàn chính đáng, hợp pháp được luật quốc tế công nhận.
Tuy nhiên, nếu một quốc gia chạy đua vũ trang, tăng cường tiềm lực quân sự nhằm mục đích khiêu khích, tấn công quốc gia khác; hoặc đe dọa các quốc gia khác và lấy sức mạnh quân sự để áp đảo quốc gia khác để dành phần thắng về mình trong các tranh chấp về lãnh thổ, biên giới là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế. Cụ thể là trái với Hiến chương Liên Hợp quốc (LHQ) và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình và nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau.  
Thứ Sáu, 03/07/2015 10:06

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Vì tiền của Trung Quốc, Campuchia có thể bất chấp tất cả?


Campuchia đã đáp ứng gần như tất cả các yêu cầu của Bắc Kinh để đổi lấy các khoản viện trợ kinh tế và quân sự.


Trong một hội nghị về hợp tác giữa Trung-Campuchia được tổ chức vào tháng Sáu năm 2015, bà Bố Kiến Quốc (Bu Jianguo), đại sứ Trung Quốc tại Campuchia đã xác định rằng, Campuchia được xác định nằm trong kế hoạch phát triển "Con đường tơ lụa thế kỷ 21 của Trung Quốc", đồng thời khẳng định Trung Quốc sẵn sàng đem đến các cơ hội hợp tác kinh tế Trung-Campuchia dưới chiến lược mới "một vành đai, một con đường". Đáp lại, ông Sok An Phó Thủ tướng Campuchia khẳng định các cơ hội phát triển kinh tế cho Campuchia khi tham gia vào sáng kiến "một vành đai, một con đường".
Thực tế đã cho thấy, gần đây Trung Quốc đã hiện diện đáng kể trong sự phát triển kinh tế của Campuchia, và Trung Quốc đang đưa Campuchia vào sáng kiến "một vành đại, một con đường" của họ không chỉ với các dự án hiện tại mà nhiều hơn nữa trong các dự án giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, năng lượng...
Trung Quốc đang mở rộng sự tham gia của mình tại Campuchia và điều đó phản ánh những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế của họ. Sau hơn ba thập kỷ tăng trưởng trên hai con số, Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn phát triển "bình thường". Do đó sáng kiến "Vành đai, Con đường" là nhằm kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc cũng như các đối tác của họ trong khu vực Nam và Đông Nam Á, Âu Á và Trung Á, cũng như châu Phi và Mỹ Latin...

Trong một cuộc họp vào tháng 5 năm 2012, trong cuộc gặp giữa Tea Banh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia và người đồng cấp Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, phía Trung Quốc tái khẳng định cam kết hợp tác quân sự với Campuchia bằng việc tăng cường cung cấp khoản viện trợ 17 triệu USD cho các lực lượng vũ trang Campuchia, bao gồm cả việc xây dựng trường huấn luyện và bệnh viện quân y. Đổi lại, Campuchia tái khẳng định việc tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc của Bắc Kinh cũng như sự ủng hộ của Campuchia đối với Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế khác, bao gồm cả các tranh chấp lãnh thổ, như Biển Đông. Mối quan hệ này lại được tái khẳng định hai năm sau khi vào tháng 5 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh có cuộc gặp Phó chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc. Tại cuộc họp này, Trung Quốc giúp Campuchia xây dựng năng lực quân sự với hơn 400 suất học bổng cho các cán bộ quân đội Campuchia để họ tiếp tục học và nghiên cứu tại Trung Quốc, đồng thời cung cấp các xe tải quân sự cùng các máy bay trực thăng Z-9.
Sự hỗ trợ về quân sự của Trung Quốc đối với Campuchia có thêm điểm sáng là sự phát triển của các Học viện Quốc phòng tại Campuchia. Năm 1999, Học viện Thlok Tasek được thành lập với sự hỗ trợ tài chính của Trung Quốc, và kể từ đó Trung Quốc đã tiếp tục cải thiện và mở rộng các cơ sở đào tạo của Viện này. Vào tháng Giêng năm 2013, Trung Quốc-Campuchia mở rộng chương trình đào tại của Viện Thlok Tasek, nhằm đào tạo các cán bộ binh Campuchia bởi các cố vấn quân sự Trung Quốc. Các chương trình giảng dạy của Viện được thiết kế bởi Bộ Quốc phòng Trung Quốc và các cố vấn quân sự của Trung Quốc hướng dẫn các giáo viên Campuchia. Các chương trình đào tạo cũng bao gồm việc đào tạo các học viện quân sự tại Trung Quốc. Thlok Tasek hiện đã đào tạo khoảng một nửa số nhân viên cho quân đội Campuchia.
Trước kia Mỹ là quốc gia đã cung cấp rất nhiều và lớn nhất sự viện trợ quân sự cho Campuchia, và khoản viện trợ quân sự của Mỹ cho Campuchia đã lên tới 18,2 triệu USD trong năm 2012. Thực tế, trong những năm 1990, con trai cả của Thủ tướng Campuchia Hun Sen ông Hun Manet đã được Hoa Kỳ nhận đào tạo tại các học viện quân sự uy tín của Mỹ như West Point. Hợp tác quân sự Mỹ-Campuchia đã bị ảnh hưởng bởi cuộc tranh cãi chính trị trong năm 2009 khi Campuchia trục xuất người Uighur của Trung Quốc khi họ xin tị nạn tại Campuchia, và Mỹ đã huỷ bỏ việc trao tặng 200 xe quân sự. Trong năm 2013, Mỹ đã chỉ trích cuộc tổng tuyển cử Campuchia và đã dẫn việc tạm ngừng hợp tác quân sự giữa Campuchia và Hoa Kỳ. Chính sự hỗ trợ về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã giúp Campuchia vượt quan thời kỳ suy thoái quan hệ Campuchia - Hoa Kỳ.
Trung Quốc hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia. Trong giai đoạn 1992 đến 2014, Trung Quốc đã cấp cho Campuchia 2,85 tỷ USD các khoản vốn vay ưu đãi và viện trợ phát triển khác, và trong tháng 11 năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết rằng Trung Quốc sẽ cung cấp cho Campuchia sự hỗ trợ phát triển hàng năm trị giá 500-700 triệu USD mỗi năm. Việc phục hồi những con đường cũ và xây dựng những con đường mới là một ví dụ rõ nét nhất trong sự hỗ trợ phát triển của Trung Quốc đối với Campuchia. Đến năm 2011, Trung Quốc đã xây dựng hơn 1.500 km đường và cầu tại Campuchia...
Thương mại song phương giữa Trung Quốc và Campuchia cũng đã tăng lên hàng năm, và đạt 3,75 tỷ USD trong năm 2014. Chính phủ Campuchia hy vọng thương mại sẽ tăng lên đến 4,2 tỷ USD trong năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2017. Trung Quốc cũng đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất của Campuchia, với số vốn hơn 10 tỷ USD đầu tư. Phần lớn các khoản đầu tư nằm trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, hàng may mặc, và khai thác mỏ. Trong tháng 5 năm 2015, Thủ tướng Hun Sen đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp Trung Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Campuchia, đặc biệt là trong các lĩnh vực đặc thù.
Campuchia đã đáp ứng gần như tất cả các yêu cầu của Bắc Kinh để đổi lấy các khoản viện trợ kinh tế và quân sự. Trong năm 2009, 20 người Duy Ngô Nhĩ từ Trung Quốc đến Campuchia xin được tịn nạn chính trị, tuy nhiên Campuchia đã bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm công ước LHQ và đã trục xuất về Trung Quốc nhóm người này. Chỉ một ngày sau khi 20 mươi người Ngô Nhĩ hồi hương, 1,2 tỷ USD viện trợ từ Trung Quốc đã được cung cấp cho Campuchia, món tiền vượt quá cả những sự trợ giúp trước đó từ Trung Quốc trong suốt 17 năm trước.
Không chỉ vậy, Campuchia còn cung cấp sự hỗ trợ cho Trung Quốc trong các vấn đề khác nữa. Trong các tranh chấp Biển Đông, năm 2012 khi họ đang nắm giữ vị trí là chủ tịch của hội nghị thượng đỉnh ASEAN, Campuchia đã ủng hộ lời kêu gọi của Trung Quốc đối với các cuộc đàm phán song phương trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, động thái này chống lại đường lối của Philippines và Việt Nam cũng như sự đồng thuận của các quốc gia ASEAN khác trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Campuchia đã tổ chức một cuộc họp với các nhà ngoại giao từ 28 quốc gia và nhắc lại quan điểm của mình rằng ASEAN không nên can thiệp vào tranh chấp Biển Đông. Trong năm 1997 Campuchia đóng cửa Văn phòng Kinh tế và Văn hóa của Đài Bắc tại Phnom Penh, và Trung Quốc đã đáp lại bằng cách viện trợ một số xe quân sự cho Campuchia với trị giá khoảng 2,8 triệu USD. Năm 2003 Hun Sen khẳng định rằng Đài Loan sẽ không được phép mở lại văn phòng đại diện tại Campuchia. Gần đây nhất vào tháng 6 năm 2015, Campuchia đã bắt giữ và chuyển về Trung Quốc một đối tượng được cho là phạm tội tham nhũng của Trung Quốc.
Nguồn: Reds Theo DEFENCEVN / EURASIAREVIEW
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ chuẩn bị “lật bài” với Trung Quốc.


02 tháng 7 năm 2015
Trong bài “Hai đòn cực hiểm của Mỹ buộc Trung Quốc phải lùi trên Biển Đông” thì tôi chỉ nêu vấn đề Đài Loan và vấn đề bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là 2 đòn hiểm như 2 lá bài mà Mỹ có thể lật ra bất cứ khi nào để chơi với Trung Quốc. Trong cuộc đối thoại chiến lược Trung-Mỹ vừa rồi, ngoài vấn đề Biển Đông, Mỹ còn tố cáo Trung Quốc hỗ trợ cho các cuộc tấn công mạng vào nước Mỹ. Mỹ không nói suông, không ngồi nhìn và đang “lật bài” chuẩn bị sử dụng 2 đòn hiểm này để trả đũa.

Đòn tập hậu mang tên Đài Loan
Nếu như bán vũ khí cho Đài Loan đã khiến Trung Quốc giãy lên như đĩa phải vôi thì vào ngày 25/6 Thượng viện Mỹ thông qua một đạo luật cho phép Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với Đài Loan, theo đó  Đài Loan được khuyến khích tham gia vào tập trận chung với Mỹ, bao gồm huấn luyện trên không cũng như huấn luyện nâng cao cho bộ binh, tấn công bằng trực thăng và huấn luyện máy bay do thám, theo Reuters.
Đây là lần đầu tiên kể từ vụ “khủng hoảng eo biển Đài Loan” năm 1996, Mỹ không chỉ tuyên bố bán vũ khí mà còn tập trận trong vùng “cấm địa” của Trung Quốc. Hành động này của Mỹ đã khiến Bộ Quốc phòng Trung Quốc vô cùng tức giận và phản đối quyết liệt.
Bán vũ khí cho Đài Loan tự vệ, tập trận cùng với Đài Loan là hành động thách thức rắn nhất, trực tiếp vào chính sách “một Trung Hoa” của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Đây được coi như là đòn tập hậu cực kỳ nguy hiểm buộc Trung Quốc phải co lực lượng từ tuyến đầu (trên Biển Đông) để đối phó với một thực tế bất ổn khi Mỹ và Đài Loan nghênh ngang trước mũi, trong vùng “cấm địa” của mình. Mỹ muốn chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng, nếu Trung Quốc thách thức an ninh về tự do hàng hải, hàng không, thách thức lợi ích Mỹ trên Biển Đông thì Mỹ sẵn sàng thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không những trên Biển Đông mà cả Đài Loan.
Ly khai là một từ ngữ tối kỵ trên đất nước Trung Hoa vĩ đại thì sự tồn tại của Đài Loan là một biểu tượng xấu mà bấy lâu nay luôn như là một khúc xương mắc ngay tại cửa họng của Trung Quốc. Vì thế hơn ai hết, thu hồi Đài Loan là một nhiệm vụ mang tính lịch sử của nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Đã có các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc với mục tiêu giả định là tấn công Đài Loan, tuy nhiên, đó mới chỉ là tập trận diễu võ giương oai mang tính đe dọa. Tuy thế, không ai hiểu khả năng sức mạnh của Trung Quốc bằng chính họ. Hậu quả không lường hết của cuộc tấn công thu hồi Đài Loan đã khiến cho giới cầm quyền Bắc Kinh do dự, mất ý chí, không dám mạo hiểm, chính là Mỹ đằng sau Đài Loan.
Xem ra, đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông và khu vực địa chính trị quan trọng là ĐNA bằng tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông và xây các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam với một thái độ hung hăng, bất chấp chỉ làm cho các quốc gia ven Biển Đông lo ngại nhưng chưa đủ để buộc Mỹ phải “cụp đuôi” thì Mỹ đã chuẩn bị ra đòn hiểm mang tên Đài Loan để buộc Trung Quốc phải “co vòi”.
Đòn chỉ điểm tàu ngầm
Trong rất nhiều bài viết, tôi đã từng cho rằng Biển Đông với Trung Quốc không chỉ là vùng đặc quyền kinh tế mà khi chiếm được, Trung Quốc sẽ biến thành vùng “đặc quyền quân sự” và là tuyến xuất phát tấn công thuận lợi của tàu ngầm các loại.
Trung Quốc có một căn cứ tàu ngầm lớn, hiện đại ở Tam Á. Để tránh làm mồi ngon cho tên lửa hành trình, không quân đối phương tấn công, thì khi có xung đột quân sự, về nguyên tắc chiến thuật, tất cả các tàu ngầm phải rời cảng, phân tán đến vị trí trú ẩn hoặc vị trí đợi cơ, xuất phát tấn công.
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc có giấu được ai dưới lòng Biển Đông?
Biển Hoa Đông, Hoa Nam độ sâu nông lại gặp phải hệ thống săn ngầm hiện đại của liên quân Mỹ-Nhật Bản thì tàu ngầm Trung Quốc chẳng khác nào như cá nằm trên cạn. Do đó chỉ có Biển Đông là chỗ tốt nhất cho tàu ngầm trú ẩn, hay xuất phát tấn công. Nói là tốt nhất bởi độ sâu bảo đảm, phương tiện săn ngầm của các quốc gia ven Biển Đông như Philipines, Việt Nam, Malaysia…không có và có thì không hiện đại, nên tàu ngầm Trung Quốc vừa an toàn, vừa được bí mật.
Bởi vậy, chỉ điểm tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông, nắm chắc “đường đi lối về” của nó là điều nguy hiểm, đáng sợ nhất của Trung Quốc.
Việc Philipines đã cùng với máy bay săn ngầm P3-C Orion Nhật Bản tuần tra trên Bãi Cỏ Rong thuộc Biển Đông khiến Trung Quốc lo lắng, bất an.
Chưa biết khả năng săn ngầm của Việt Nam ra sao với vũ khí, phương tiện hiện có, liệu Việt Nam có tự tin trong cuộc đối đầu với hàng chục tàu ngầm các loại của Trung Quốc trên Biển Đông hay không, cũng đã khiến các nhà quân sự Trung Quốc đau đầu. Nhưng nếu như Mỹ sẵn sàng bán cho Việt Nam loại máy bay săn ngầm hiện đại có thể phát hiện rõ ràng, nhanh chóng các tàu ngầm trong lòng Biển Đông mà Việt Nam có nhu cầu và yêu cầu thì Biển Đông không phải là nơi trú ẩn an toàn, bí mật cho tàu ngầm Trung Quốc như các nhà quân sự phân tích.
Có thể nói “phá tan” nơi trú ẩn, bí mật, an toàn của tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông là đánh sập chiến lược quân sự của Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Máy bay săn ngầm Mỹ tuần tra trên Biển Đông cũng vì mục đích đó và nếu như các tàu ngầm này còn thách thức, đe dọa đến chủ quyền của Việt Nam, Philipines hay Malaysia…thì đương nhiên nó cũng sẽ trở thành đối tượng tác chiến được quan tâm theo dõi của các quốc gia này.
Với thế địa lý thuận lợi, được trang bị máy bay săn ngầm hiện đại thì các tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông có nguy cơ như “cá trong chậu” và chiến lược bành trướng về phía Biển Đông của Trung Quốc sẽ gặp vô vàn khó khăn.

Hơn ai hết chỉ có Mỹ mới hiểu rõ vấn đề này (vì chỉ Mỹ mới biết khả năng phát hiện tàu ngầm Trung Quốc của máy bay P3-C Orion) và Mỹ có bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hay không (Bỏ cấm vận toàn bộ) thì có thể sẽ xảy ra sau chuyến thăm Mỹ của TBT Đảng CSVN. Tất nhiên, mua hay không với Việt Nam lại là chuyện khác, nhưng dù sao Trung Quốc sẽ vô cùng bất an, không dám mạo hiểm, khi những quốc gia ven Biển Đông đều được trang bị máy bay săn ngầm hiện đại của Mỹ.
 
Nguồn: Ngocthongqb
Phần nhận xét hiển thị trên trang