Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Anh Cơ trong tâm trí riêng tôi!

Vũ Khoan


Thế là tiếng nói oang oang, tiếng cười sảng khoái của anh Trần Quang Cơ đã tắt! Tôi trộm nghĩ mình không nhầm nếu nói rằng, toàn thể anh chị em cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao, nhất là những người đã từng cộng sự trực tiếp đều tiếc thương vô hạn vì trong tâm chí mọi người Anh là một nhà ngoại giao cực kỳ sắc sảo và kiên định, một con người hết sức khảng khái và tự trọng, một nhà lãnh đạo mẫu mực, công tâm.

Từng xông pha trận mạc trong hàng ngũ Quân đội nhân dân, lăn lộn trong hoạt động địch vận, anh Cơ đã về công tác trong ngành ngoại giao ngay sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954. Trong ngành Anh đã kinh qua rất nhiều lĩnh vực trên các cương vị khác nhau: khi thì làm Phó Chủ nhiệm Khoa của Trường Đại học ngoại giao – ngoại thương, khi thì phụ trách các đơn vị trọng điểm của Bộ Ngoại giao là Vụ châu Á, Vụ Bắc Mỹ, Vụ Tây Âu; khi thì công tác tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở Sri Lanka rồi Indonesia và sau làm Đại sứ ở Thái Lan.
Đặc biệt Anh là một trong số rất ít cán bộ ngoại giao đóng vai trò nòng cốt và có mặt trên tuyến đầu của cả ba “trận chiến” quan trọng nhất của ngành ngoại giao trong những năm 60 – 80 thế kỷ trước: đó là cuộc đấu trí, đấu lý ở Paris ròng rã 6 năm trời đưa tới Hiệp nghị năm 1973 chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Mỹ phải rút quân về nước; đó là cuộc đấu tranh ngoại giao hết sức cam go, vô cùng phức tạp kéo dài hơn một thập kỷ nhằm đẩy lùi những hành động chống phá và bao vây, cô lập Việt Nam trong những năm 80; đó là đợt hoạt động ngoại giao sôi động, đầy sáng tạo cuối những năm 80, đầu những năm 90 nhằm mở cửa ra thế giới bên ngoài sau khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới.
Trong những thắng lợi ngoại giao vào những năm tháng đầy thử thách đó có phần đóng góp không nhỏ của Anh. Trong trận chiến đầu anh Cơ là một trong những cán bộ lãnh đạo đơn vị chuyên trách nghiên cứu, tham mưu về giải pháp phục vụ cho cuộc hòa đàm Paris, sau đó trực tiếp tham gia Đoàn đàm phán cả công khai lẫn bí mật. Trong trận chiến thứ hai, anh Cơ phụ trách đơn vị chuyên trách về giải pháp cho vấn đề Căm-pu-chia và trực tiếp tham gia đấu tranh ngoại giao để đi tới Hội nghị Pari về Căm-pu-chia năm 1991. Còn trong trận chiến thứ ba, anh Cơ đã là ủy viên dự khuyết rồi ủy viên chính thức Trung ương Đảng, Thứ trưởng rồi Thứ trưởng thường trực tham gia chỉ đạo công việc của Bộ.

Cá nhân tôi có may mắn được làm việc gần gụi với anh Cơ từ cuối những năm 80 với tư cách là Trợ lý Bộ trưởng rồi Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Những năm tháng ấy đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc về trí tuệ và sự kiên định của Anh. Khi Bộ bàn thảo cục diện thế giới và đề xuất đối sách anh Cơ luôn đưa ra những đánh giá và chủ trương rất sắc sảo và độc đáo nhờ kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm phong phú tích lũy được qua các cuộc chiến cam go trước đó. Đặc biệt anh đã có nhiều đóng góp quý giá vào các đợt nghiên cứu chiến lược quốc tế và đề xuất đường lối, chủ trương đối ngoại vào cuối những năm 80, đầu những năm 90, tạo ra bước ngoặt mới trong lĩnh vực đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Như lệ thường, trong những tình huống phức tạp và những bước ngoặt xoay chiều trong cục diện cũng như về chủ trương, đối sách hay nẩy sinh những ý kiến trái chiều nhau; trong những trường hợp ấy anh Cơ luôn kiên định ý kiến của mình dựa trên những đánh giá tỉnh táo, những trăn trở sâu sa về lợi ích dân tộc, trước sau thấm nhuần tinh thần độc lập, tự chủ cho dù bản thân gặp phải không ít phiền toái, khó khăn. Khi là Thứ trưởng Bộ, mỗi khi gặp vấn đề nan giải tôi luôn tìm tới anh không chỉ với tư cách Thứ trưởng thường trực mà còn một người anh dầy dạn kinh nghiệm luôn chân thành chia xẻ những suy nghĩ thông tuệ của mình.
Bên cạnh sự cảm phục về tài trí của Anh, tôi, và chắc là tất cả anh chị em cán bộ trong Bộ thời đó, đều đặc biệt vì nể và quý trọng anh Cơ về lòng tự trọng và sự khẳng khái hiếm thấy của một cán bộ lãnh đạo, một đảng viên chân chính. Sau Đại hội VII của Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nghỉ hưu và lúc đó đã có ý kiến đề cử anh Cơ lên thay song anh nhất quyết khước từ, thậm chí đã đi nước ngoài lánh mặt. Về sau này, nhân một lần tâm sự với Anh tôi đã hỏi vì sao Anh đã hành xử như vậy thì Anh thản nhiên trả lời: “giản đơn là tớ tự nhận thấy, với tính cách của mình, sẽ khó làm việc, vậy thôi!”. Sau khi anh Nguyễn Mạnh Cầm được cử làm Ngoại trưởng, anh Cơ đã hết lòng hợp tác, tâm đồng ý hợp với anh Cầm, góp phần làm cho không khí đoàn kết trong ngành thêm bền chặt và giúp Bộ có những đóng góp xứng đáng trên mặt trận ngoại giao. Và tới năm 1994, Anh đã tự ý xin thôi tham gia Ban chấp hành Trung ương vì lý do sức khỏe mặc dầu chưa hết nhiệm kỳ. Sau khi nghỉ hưu, tuy bị bệnh hiểm nghèo Anh vẫn chăm chú theo dõi thời cuộc; mỗi lần chúng tôi kéo đến thăm, Anh vẫn trăn trở, xẻ chia suy ngẫm của mình bằng cái giọng sang sảng và tiếng cười hồn nhiên quen thuộc.
Không dễ gì một cán bộ lãnh đạo khi ra đi được tất cả đồng sự hết lòng quý trọng, chân thành tiếc thương. Riêng anh Cơ đã giành được điều đó nhờ trí tuệ và nhân cách của mình. Tiếng cười sảng khoái của anh trên nhân gian không còn nhưng anh có thể mỉm cười nơi chín suối vì mình đã sống một cuộc đời xứng đáng là một “Con Người”.

Nguồn: Chienthang47

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài của đ/c Bình Toti@ đăng trên Blog DÂN LẦM THAN:

LÊ QUỐC QUÂN RA TÙ VÀ NHỮNG LUẬN ĐIỆU CỦA BBC



Chính thức sau 30 tháng tù giam, vào sáng ngày 27/6 vừa qua, Lê Quốc Quân đã rời khỏi trại giam An Điềm (Quảng Nam).
Lê Quốc Quân chính thức ra khỏi trại vào ngày 27/6, ảnh: internet
Ngay sau thời khắc đó, BBC, RFA, Bauxit Việt Nam đã tung hô các luận điệu để vừa coi như là màn chào đón, vỗ về đối với một người làm “cách mạng dân chủ” trở về. Đồng thời, đó giống như lời cấp báo cho đám dân chủ cuội rằng đã có sự trở lại của Lê Quốc Quân - một cây đi đầu trong đấu tranh vì dân chủ tại đất nước Việt Nam.
Theo đó, có rất nhiều luận điệu được chúng đưa ra và dàn xếp thành kịch bản của một cuộc phỏng vấn. Trong màn kịch đã được dựng sẵn đó, có nhiều câu hỏi đáp, ý tưởng mà mới chỉ đọc qua thôi thì bất cứ ai đều có thể phát hiện ra được hành văn của những người trong cuộc, cùng hội cùng phường.
Có thể trích ngang một đoạn phỏng vấn nhỏ giữa phóng viên của BBC và Lê Quốc Quân để thấy rõ điều này:
BBC: Cảm xúc của ông như thế nào sau khi ra tù?
Ông Lê Quốc Quân: Tôi ra tù vào lúc 7:30 sáng nay. Họ thả ngay tại cổng trại và tôi có gia đình đón.
Cảm xúc rất vui và hạnh phúc vì được gặp em, gặp vợ và bạn bè thân hữu ngay tại đây.
BBC: Kế hoạch sắp tới của ông là gì, thưa ông?
Ông Lê Quốc Quân: Trước mắt tôi muốn kiểm tra sức khỏe, về quê thắp hương tổ tiên và cập nhật thêm thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội.
BBC: Vừa qua một số tổ chức nước ngoài đã viết thư yêu cầu chính quyền Việt Nam phục hồi giấy phép hành nghề luật sư cho ông. Đây có phải là điều ông muốn đạt được trong thời gian tới?
Ông Lê Quốc Quân: Đó là một trong những mong muốn rất lớn của tôi. Trong tù vừa rồi tôi có tiến hành tuyệt thực và tọa kháng từ ngày 10 tới ngày 24/6.
Mục tiêu của tôi là đòi công lý cho mình và những người bị giam oan khác ở Việt Nam. Tất cả những điều này có biên bản giấy tờ. Viện Kiểm sát, Tổng cục 8 họ cũng đã ghi nhận những thông tin này.
Một trong những điều tôi muốn là có được thẻ hành nghề luật sư và được bồi thường danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình trong thời gian bị bắt giữ mà tôi cho là hoàn toàn oan ức và sai trái.
BBC: Họ đã phản hồi trước những yêu cầu này như thế nào thưa ông?
Ông Lê Quốc Quân: Tất cả những ngày tôi tuyệt thực và tọa kháng thì họ cũng chỉ ghi nhận, có biên bản, giấy tờ và ghi hình, ghi lời lại. Phía bên trại họ nói là chỉ giam giữ theo bản án và hết bản án thì ra, còn phản ứng chính thức thì chưa có.
“Không làm thay đổi gì”.
BBC: 30 tháng tù đã thay đổi những gì trong ông?
Ông Lê Quốc Quân: Việc giam giữ không làm thay đổi gì cả vì cá nhân tôi chỉ muốn làm những gì tốt đẹp nhất cho Việt Nam. Tôi thực sự mong muốn một đất nước Việt Nam giàu đẹp, phát triển, thịnh vượng, khi đó mới đủ khả năng bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ.
Nhưng tất nhiên là có nhiều những cách thức làm việc, thái độ và quan điểm của mình thì có những điều chỉnh khác đi.
Quả thật thì thời gian 30 tháng cũng cho tôi nhiều suy ngẫm rất đáng lưu ý.
BBC: Ông đã bao giờ nghĩ tới việc đấu tranh từ Hoa Kỳ như các ông Cù Huy Hà Vũ hay Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải hay chưa?
Ông Lê Quốc Quân: Phía Hoa Kỳ và chính phủ Việt Nam nói tôi có thể có cơ hội ra nước ngoài, nhưng tôi đã từ chối.
Tôi thực sự yêu đất nước và muốn ở lại Việt Nam. Tại đây tôi cũng có gia đình, bạn bè và tôi không muốn ra đi.
BBC: Thời gian qua có những người được trả tự do, như ông Nguyễn Quang Lập, nhưng bị nói là vẫn đang trong quá trình điều tra. Một số ‎ý kiến nói đây là thủ thuật mới của chính quyền nhằm dập tắt các tiếng nói bất đồng mà không phải bỏ tù họ. Ông sẽ đối phó ra sao nếu rơi vào hoàn cảnh này?
Ông Lê Quốc Quân: Tôi là một luật sư nên sẽ tận dụng tất cả kiến thức và sự hiểu biết của mình để sống đúng pháp luật và cũng hy vọng các cơ quan thực thi pháp luật làm việc theo đúng trình tự. Còn tôi cũng không làm chủ được tất cả các hoàn cảnh.
Ở kịch bản này, BBC đã cố ý đưa ra những câu hỏi đáp có chủ đích từ trước. Đó giống như là cách thức để “đo lòng” Lê Quốc Quân sau thời gian ở trại như thế nào. Nhưng đó cũng còn là mánh khóe kêu gọi, cảnh báo với số đông đám dân chủ ở trong nước. Chỉ mới qua hành vi này, nếu bóc mẽ được hết bản chất chúng ta cũng có thể thấy được âm mưu thâm độc của BBC.
Bình Toti@

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu giàn khoan 981 lại xâm phạm vùng biển Việt Nam?


Long Nhất
Ông Michalak cho rằng 20 năm qua mới chỉ là nền tảng cho quan hệ Việt – Mỹ phát triển hơn nữa. Điều cốt lõi nằm ở lòng tin.



Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius.
Biển Đông trong trục quan hệ Việt – Mỹ, Việt – Trung, Trung – Mỹ đã trở thành chủ đề nóng hổi nhận được sự quan tâm, trao đổi đặc biệt của các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia “Hội thảo Quốc tế Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ sau 20 năm bình thường hóa, thực trạng và triển vọng” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày hôm qua 26/6.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ngoài thực địa do các hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, các học giả, nhà nghiên cứu tham dự hội thảo đã chia sẻ những góc nhìn của mình xung quanh vấn đề này.
“Sốc vì Trung Quốc lại kéo giàn khoan 981 ra vùng biển chồng lấn với Việt Nam, Mỹ sẽ lên án nếu 981 xâm phạm”
Trong phiên thảo luận về quan hệ chính trị – an ninh chiều qua, Tiến sĩ Murray Hiebert, Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu Đông Nam Á, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) cho biết, ông đã bị sốc khi biết tin Trung Quốc lại vừa kéo giàn khoan 981 ra Biển Đông.
Theo tuyên bố của Cục Hải sự Trung Quốc thì giàn khoan 981 sẽ hạ đặt trên khu vực chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc từ 20/6 đến 20/8 và vạch bán kính cấm tàu thuyền qua lại 2 km quanh giàn khoan. Năm ngoái Trung Quốc cũng đã gây ra cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 từ tháng 6, đến giữa tháng 7 họ mới “giải thích” và rút.
Tiến sĩ Murray Hiebert cho biết, ông có cảm giác dường như Trung Quốc đang xem việc kéo giàn khoan 981 vào vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp với láng giềng là thủ đoạn mới và sẽ sử dụng nó thường xuyên, hàng năm.
Đặc biệt là năm nay Bắc Kinh đã vấp phản phản đối gay gắt từ Hoa Kỳ cũng như các bên liên quan về việc bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trong khi Chủ tịch nước này ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ tháng 9 năm tới cũng như các cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thống Barack Obama trong khuôn khổ các hội nghị, diễn đàn quốc tế khác.
Tiến sĩ Murray Hiebert.
Học giả Mỹ lưu ý rằng, mục đích Trung Quốc lặp lại chước cũ bằng giàn khoan 981 năm nay cũng có thể liên quan đến quan hệ Việt – Mỹ đang phát triển tốt đẹp. Động thái kéo giàn khoan 981 ra Biển Đông diễn ra chỉ vài tuần trước chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau khi Phó Thủ tướng – Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Trung Quốc dự phiên họp Ủy ban Chỉ đạo quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc và sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter.
Trong vụ giàn khoan 981 năm ngoái, Việt Nam đã lên án mạnh mẽ và kết hợp nhiều biện pháp phản ứng, đặc biệt là truyền thông và dư luận, cuối cùng Trung Quốc cũng rút giàn khoan 981, mặc dù lý do họ đưa ra là “hoàn thành sớm nhiệm vụ”. Lần này Trung Quốc lại làm vậy, Mỹ không thể điều Hạm đội 7 ra ngăn cản giàn khoan 981 Trung Quốc, nhưng Hoa Kỳ sẽ lên án, gây sức ép quốc tế buộc Trung Quốc phải xuống thang, Tiến sĩ Murray Hiebert cho biết.
Nguy cơ xung đột, chiến tranh trên Biển Đông khó xảy ra, ngăn chặn gặm nhấm dần mới khó
Xung quanh những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng từ Học viện Ngoại giao chia sẻ tại hội thảo rằng khó có khả năng xảy ra chiến tranh, xung đột quân sự trên Biển Đông. Chính bản thân Trung Quốc cũng lo sợ đối đầu, bởi vì khi đánh nhau chưa chắc Trung Quốc thắng nổi Mỹ.
Mặc dù từ khi lên cầm quyền ông Tập Cận Bình đã theo đuổi chủ trương phát triển sức mạnh quân sự, đặc biệt là hải quân. Ông Bình đã chỉ thị cho quân đội nước này phải sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Nhưng nếu chiến tranh với người Mỹ mà Trung Quốc thua, uy tín của ông Tập Cận Bình sẽ “lĩnh đủ”.
Tuy nhiên, thủ đoạn gặm nhấm dần mà Trung Quốc đang triển khai trên Biển Đông mới thực sự khó đối phó. Trung Quốc sợ chiến tranh, sợ đánh nhau nên mới phải sử dụng thủ đoạn gặm nhấm dần Biển Đông. Thực trạng quân đội Trung Quốc không mạnh bằng Mỹ, cũng không mạnh như những gì người Trung Quốc đang tuyên truyền.
Tiến sĩ Nguyễn Vũ Tùng.
Chia sẻ quan điểm khó nổ ra chiến tranh, xung đột quân sự trên Biển Đông, Đại tá Vũ Khanh từ Viện Chiến lược quốc phòng Bộ Quốc phòng cho rằng, trong thời đại ngày nay còn những ai theo đuổi chiến tranh là lạc hậu, lỗi thời, đi ngược với xu thế thời đại.
Các nước cần hòa bình và ổn định để phát triển, Trung Quốc cũng vậy. Một khi xảy ra chiến tranh ở Trường Sa nơi có một trong những tuyến hàng hải trọng yếu hàng đầu của thế giới đi qua thì chính nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng đầu tiên.
Ông Khanh lưu ý rằng, Biển Đông không phải chuyện riêng của Việt Nam, vì một khi để Trung Quốc tiếp tục gặm nhấm và hiện thực hóa đường lưỡi bò bất hợp pháp, thì tất cả các nước ven Biển Đông đều bị đe dọa, Mỹ cũng vậy. Lần đầu tiên Trung Quốc đưa Biển Đông vào Sách trắng quốc phòng, cũng lần đầu tiên Bắc Kinh đặt hải quân lên vị trí hàng đầu trong chiến lược quân sự tất cả nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò này.
Mỹ đang tập trung phát triển quan hệ với Việt Nam
Trong bài phát biểu khai mạc hội thảo, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius khẳng định rằng, các nhà lãnh đạo Mỹ đang tập trung thúc đẩy mạnh mẽ phát triển quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là Bộ Quốc phòng và các Thượng nghị sĩ trong Ủy ban Quân vụ. Quan hệ Việt – Mỹ đã vượt qua quan hệ thông thường và đang trên đà phát triển mạnh.
Chia sẻ quan điểm này, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak cho biết, Mỹ muốn xây dựng quan hệ với Việt Nam thành hình mẫu ở khu vực Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương.
Một học giả Việt Nam chất vấn ngài Michalak rằng, trong khu vực Hoa Kỳ có nhiều đồng minh quan trọng suốt mấy chục năm qua như Nhật Bản, Hàn Quốc, ở Đông Nam Á thì có Philippines, các đối tác quan trọng như Indonesia, Malaysia, Singapore thì khiến dư luận khó tin ý định này của người Mỹ.
Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michale Michalak.
Cựu Đại sứ Michalak chia sẻ, đúng là trong khu vực Hoa Kỳ có những đồng minh và đối tác quan hệ chặt chẽ mấy chục năm qua, thời gian lâu hơn quan hệ với Việt Nam, nhưng chính vị trí chiến lược của Việt Nam đã định hình mong muốn ấy của người Mỹ.
Nhắc lại phát biểu của cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Văn Bàng trước đó rằng quan hệ quốc tế thay đổi liên tục, thù thành bạn, bạn thành thù, Việt – Mỹ hay Việt – Trung cũng như thế, nhưng lợi ích quốc gia dân tộc thì không thay đổi và quan hệ Việt – Mỹ đang ở trong thời kỳ phát triển, ông Michalak cho rằng 20 năm qua mới chỉ là nền tảng cho quan hệ Việt – Mỹ phát triển hơn nữa. Điều cốt lõi nằm ở lòng tin.
Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Murray Hiebert cũng khẳng định trước các học giả Việt Nam và quốc tế rằng, lật đổ chế độ ở Việt Nam hay tiến hành diễn biến hòa bình không phải là mục đích của Mỹ. Ngược lại, Việt Nam ngày nay đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ. Washington ủng hộ chính sách đối ngoại độc lập của Việt Nam, và quan hệ Việt – Mỹ phát triển có thể cũng có ích cho Việt Nam trong vấn đề Biển Đông hay xử lý quan hệ với láng giềng Trung Quốc.
Đầu phiên hội thảo, Tiến sĩ Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam công bố kết quả thăm dò dư luận cho thấy, người Việt Nam rất tôn trọng Hoa Kỳ và mong có một quan hệ tốt đẹp với Mỹ. Hoa Kỳ được xem là đối tác quan trọng nhất mà Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác.
Cựu Đại sứ Michael Michalak cho biết, cả Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của nhau, xóa bỏ dần sự nghi kỵ. Giáo dục nên là ưu tiên hợp tác số một, bởi giáo dục tốt sẽ là nền tảng giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề cấp bách đang đặt ra.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sinh viên nghĩ gì khi nhân lực VN nằm tốp cuối ?

TT - Những điểm yếu của sinh việt VN là trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh yếu, kỹ năng thực tế yếu dù SV chúng ta tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, tình nguyện.
Bạn Thúy An băn khoăn về việc cạnh tranh với sinh viên các nước khi hội nhập AEC - Ảnh: Quang Phương
Bạn Thúy An băn khoăn về việc cạnh tranh với sinh viên các nước khi hội nhập AEC - Ảnh: Quang Phương
Tại tọa đàm sinh viên (SV) trước hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) do Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tổ chức ngày 20-6, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, phó tổng giám đốc chuỗi cung ứng Công ty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo VN, cho biết: “Có những báo cáo về nguồn nhân lực cho rằng nước ta nằm ở tốp cuối của khu vực, gần với Campuchia. Đây là cảnh báo thách thức đối với SV khi hội nhập AEC. Hội nhập sẽ đem lại nhiều cơ hội việc làm cho những ai có bằng cấp và năng lực theo yêu cầu của khu vực”.
Bà Nguyễn Ngọc Kim Hằng, giám đốc tuyển dụng và đào tạo, P&G Asean & Philippines, phân tích những điểm yếu của SV VN, đó là: trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh yếu, kỹ năng thực tế yếu dù SV chúng ta tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, tình nguyện.
“SV các nước tham gia các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân nhằm tự tin hơn trong công việc; trong khi đó SV VN cũng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, tình nguyện nhưng tham gia theo kiểu hình thức, chủ yếu là để lấy chứng nhận cộng điểm rèn luyện”- bà Hằng nói.
Tại tọa đàm, các đại biểu đã đưa ra nhiều lời khuyên cho SV khi hội nhập AEC. Bà Analyn Hao, giám đốc bộ phận tư vấn tuyển dụng cấp cao Công ty Employment Vietnam, nói: “Có hai yếu tố khá quan trọng khi bạn tham gia hội nhập và làm việc ở các công ty đa quốc gia, đó là kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ, thứ hai là tính khiêm tốn và ham học hỏi”.
Trong khi đó, bà Kim Hằng cho biết các kỹ năng mềm mà người tuyển dụng cần ở người tìm việc là: kỹ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo, kiến thức chuyên môn. "Vậy làm thế nào để có thể cạnh tranh khi phỏng vấn với SV các nước?" - bạn Thúy An đặt câu hỏi. Bà Kim Hằng cho biết với SV nước ngoài khi tìm việc họ chuẩn bị rất chu đáo cho buổi phỏng vấn, khi vào phỏng vấn họ trả lời ngắn gọn, không vòng vo.
“SV VN khi trả lời phỏng vấn thường đi lòng vòng từ mở đầu, đến thân bài rồi mới kết luận. Nhà tuyển dụng muốn nghe kết luận trước. Họ thấy hứng thú, ấn tượng mới hỏi tiếp và bạn hãy lý giải tiếp” - bà Kim Hằng khuyên.
Các SV cũng đặt ra vấn đề: hiện nay có những SV “mọt sách” và SV chuyên đi làm thêm, vậy nhà tuyển dụng sẽ chọn ai? Các diễn giả khẳng định sẽ không chọn hai loại người trên vào làm ở các công ty đa quốc gia, mà theo bà Kim Hằng lý giải: “Tôi chọn người giỏi cả hai vì họ biết sắp xếp thời gian và vượt qua mọi thử thách. Khi đi làm bạn sẽ gặp nhiều dự án cùng lúc, vậy bạn sẽ bằng mọi cách phải hoàn thành, nếu vừa học giỏi và tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa thì bạn đã rèn được phương pháp làm việc, quản lý thời gian, có mục tiêu ngay từ đầu”.
Sinh viên ngành kế toán cần có chứng chỉ quốc tế
Với SV ngành kế toán (một trong tám ngành nghề được tự do di chuyển nhân lực thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương khi hội nhập AEC), bà Hồng Hạnh khuyên hãy bổ sung các chứng chỉ như kế toán công chứng Anh ACCA dành cho các nhân viên kế toán quản trị, CFA dành cho những nhà phân tích tài chính, kiểm toán CPA… “Học những cái này khó nhưng rất hữu ích, không chỉ làm kế toán mà còn làm được kinh doanh, thương mại ở khu vực và cả thế giới”- bà Hồng Hạnh nói.
QUANG PHƯƠNG - THỦY TIÊN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bùng phát nhà thơ và kỹ nghệ tặng thơ








































Cung vượt cầu, khiến bài toán kinh tế thi ca sụp đổ. Bản báo cáo tài chính của những người in thơ còn đẹp đẽ và chuẩn mực hơn cả báo cáo thường niên của chính phủ: chi phí cho tập thơ sau bao giờ cũng cao hơn chi phí cho tập thơ trước, tập thơ thứ hai chắn chắn bù lỗ gấp đôi tập thơ thứ nhất. Hành trình phát triển thi ca được các ngân hàng quốc doanh lẫn ngân hàng thương mại, đồng chứng thực: từ phá sản từng phần tiến thẳng lên phá sản toàn phần, bỏ qua giai đoạn nợ treo và nợ xấu! Phong trào in thơ bùng phát dữ dội. Các nhà thơ thứ thiệt đành tự trọng chọn cách im lặng. Còn các nhà thơ lập lòe son phấn lại hùng hổ xuống đường quảng bá thơ. Tranh thủ mọi cơ hội để tặng thơ. Đi đám cưới cũng mang thơ tặng, mà đi đám ma cũng mang thơ tặng, với phương châm tuyệt đỉnh vinh quang: thà phát nhầm còn hơn để sót!



BÙNG PHÁT NHÀ THƠ VÀ KỸ NGHỆ TẶNG THƠ

LÊ THIẾU NHƠN

Chủ Nhật hàng tuần, tôi đều cố gắng dành ra một ít thời gian để đọc… thơ. Chả phải lãng mạn gì, chủ yếu thực hiện lời hứa với bản thân và trách nhiệm với đồng nghiệp. Việt Nam bước qua thế kỷ 21, không phải không có thơ hay, mà thơ hay bị chìm khuất giữa các loại giải thưởng bè cánh và những lời tung hô loạn xạ. Tôi luôn tự nhủ, mình phải đọc chân thành để viết phê bình thơ nghiêm túc!

Sở dĩ vừa rồi nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn ở ĐH Hội nhà văn TPHCM bị nhận nhầm là… nhà thơ, vì bây giờ người làm thơ còn nhiều hơn người đọc thơ. Trong không khí mua danh bán danh nhộn nhịp, thơ cấp tổ dân phố chỉ cần kèm theo rủng rẻng túi bạc thì có thể đùng đoàng nâng tầm thơ cấp thành phố hoặc thơ cấp trung ương, mà không cần quá cảnh thơ cấp phường, thơ cấp quận.

Chưa có con số thống kê chính xác, mỗi năm trung bình Việt Nam có thêm bao nhiêu tập thơ. Thế nhưng, không khó khẳng định, ai có tiền cũng có thể in thơ và thành… nhà thơ. Xã hội điên cuồng dục vọng, đã có tiền thì ắt háo danh. Muốn làm họa sĩ thì phải học vẽ, muốn thành nhạc sĩ thì phải học đàn, còn muốn thành nhà thơ thì… không cần học gì. Nước ta đã phổ cập giáo dục tiểu học từ lâu, người nào cũng có thể thông thuộc bảng chữ cái A,B,C để ghép vần. Nếu vụng về viết lạc điệu thì nhờ người khác chỉnh sửa, thậm chí sao chép na ná thơ Tây thơ Tàu, sao chép na ná thơ Nguyễn Bính thơ Huy Cận, thì cũng chả ảnh hưởng con ma nào. Cứ thế, dăm bài gộp lại một tập. Nhà xuất bản chỉ bán giấy phép, còn tác phẩm tồn vong ra sao thì mặc kệ. Luật chỉ cấm in thứ phản động hoặc thứ đồi trụy, chứ luật không cấm in thứ… dở! Thơ càng nôm na thì càng dễ được chấp nhận, vì biên tập viên liếc mắt qua đã thẩm định xong bản thảo!

Hầu hết tập thơ xanh xanh đỏ đỏ đều lổn nhổn chữ nghĩa, chứ chẳng có ý tứ gì. Mà có ai cần ý tứ đâu, miễn sao có… cái thẻ hội viên hội nhà văn là ok rồi! Mục đích tối thượng cùa việc in thơ tràn lan là nhằm đạp cửa xông bừa vào hội nhà văn. Đứa nào chặn lại thì xòe tiền ra là êm xuôi trót lọt. Đầu bạc thích tiền hơn thích thơ, mà đầu hói thì ghét thơ chứ không ghét tiền. Vòng quay chóng mặt đổi chác diễn ra ở ngay nơi ngỡ chừng văn chương rất thiêng liêng: vạn tuế tiền… đả đảo thơ…!

Nhà nhà in thơ thì thơ không thể bán cho ai. Có chăng, chỉ hai đối tượng có thể bán thơ, nếu sử dụng hết biên độ của sự liêm sỉ. Thứ nhất, sếp bán ép cho nhân viên. Thứ hai, giáo viên bán ép cho học trò.

Cung vượt cầu, khiến bài toán kinh tế thi ca sụp đổ. Bản báo cáo tài chính của những người in thơ còn đẹp đẽ và chuẩn mực hơn cả báo cáo thường niên của chính phủ: chi phí cho tập thơ sau bao giờ cũng cao hơn chi phí cho tập thơ trước, tập thơ thứ hai chắn chắn bù lỗ gấp đôi tập thơ thứ nhất. Hành trình phát triển thi ca được các ngân hàng quốc doanh lẫn ngân hàng thương mại, đồng chứng thực: từ phá sản từng phần tiến thẳng lên phá sản toàn phần, bỏ qua giai đoạn nợ treo và nợ xấu!

Phong trào in thơ bùng phát dữ dội. Các nhà thơ thứ thiệt đành tự trọng chọn cách im lặng. Còn các nhà thơ lập lòe son phấn lại hùng hổ xuống đường quảng bá thơ. Tranh thủ mọi cơ hội để tặng thơ. Đi đám cưới cũng mang thơ tặng, mà đi đám ma cũng mang thơ tặng, với phương châm tuyệt đỉnh vinh quang: thà phát nhầm còn hơn để sót!

Vì tôi làm nghề, nên trân trọng bất kỳ ai tặng thơ cho mình. Tuy nhiên, những người không mặn mà với thơ, thì chuyện bị dúi vào tay một tập thơ không khác gì bị án oan cỡ Nguyễn Thanh Chấn!
Tôi có hai người bạn thân. Tổ “tam tam” gồm, một người mập ú, một người bệnh tim bẩm sinh và một người ốm yếu là tôi. Thời đi học, ba thằng luôn về cuối, mỗi khi thi môn điền kinh. Tuy nhiên, tôi khá hơn thằng mập ú, còn thằng mập ú khá hơn thằng bệnh tinh bẩm sinh.

Khi đã có dấu hiệu mệt mỏi tuổi trung niên, ba thằng rủ nhau đi tập thể dục ở công viên Lê Văn Tám (không phải chỗ chơi của trẻ em 8 tuổi, mà chủ yếu dành cho các cụ già múa gậy dưỡng sinh mong sống đến 80 tuổi). Lâu không gặp, ba thằng thách nhau chạy thi. Kết quả: tôi về chót, sau thằng mập ú, còn thằng bệnh tim bẩm sinh lại phất cờ chiến thắng ngoạn mục!

Quá bất ngờ, tôi truy vấn. Mập ú bảo: “Tao suốt ngày bị vợ rượt đánh, nên chạy nhanh hơn trước!”.

Người bạn bệnh tim bẩm sinh vốn giỏi đàn giỏi hát. Thời sinh viên từng quen một em chân dài xinh như Hoa hậu. Thế nhưng, chàng bị nàng chê nghèo. Nàng chuyển sang cặp kè quý tử của một cựu quan chức cấp tỉnh- ông này vừa về hưu đã bị dân ném phân vô nhà, nên tức giận rời khỏi địa phương để vào Sài Gòn mua ngay một căn biệt thự to đùng. Ngày nàng lên xe bông, người bạn bệnh tim bẩm sinh đã ngửa mặt lên trời, kêu thống thiết như triết gia lừng lẫy của Đức – Nietzshe: “Thượng Đế đã chết! Mỹ nhân thời nay đều làm dâu bọn tham nhũng cả rồi!”.

Người bạn bệnh tim bẩm sinh đã lý giải nguyên cớ chạy nhanh hơn tôi và người bạn mập ú: “Tao thường la cà các quán văn nghệ và bị tặng thơ hoài. Vì vậy, tao rèn luyện được kỹ năng tung cẳng để thoát thân! Đang cầm chén nâng ly, chỉ cần thoáng thấy thi sĩ làng hay thi nhân ấp cầm thơ đến gần, là tao co giò chạy ngay. Trình độ của tao đã đủ sức giành Huy chương Vàng SEA Game ở bộ môn 100 mét vượt rào”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trả giá đắt vì thiếu tầm nhìn

Dân hết đường ra tắm biển: 

Nhóm PV/VOV -Miền Trung

VOV.VN - Nhiều bãi biển đẹp đang bị "băm nát" bởi những dự án du lịch, bất động sản
Thời gian gần đây, dư luận bất bình trước việc Công ty Dewan Việt Nam được UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép đặt tấm biển “cấm xâm phạm” ngay trên bờ biển Nha Trang. 
Theo quyết định phê duyệt quy hoạch khu vực phía Đông các đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang, cả 14 cây số bãi biển Nha Trang nằm trong dự án Phoenix Beach của Công ty TNHH Dewan Việt Nam. Và bãi biển này sẽ đổi tên thành bãi biển Phượng Hoàng, trên dải công viên phía Đông đường Trần Phú sẽ mọc lên nhiều công trình bê tông. 

Sự việc càng thu hút sự quan tâm của dư luận khi biết rằng UBND tỉnh phê duyệt một quy hoạch có tầm ảnh hưởng lớn mà không thông qua Thường vụ Tỉnh ủy. 
Không chỉ riêng tỉnh Khánh Hòa mà lãnh đạo các tỉnh, thành phố miền Trung đã và đang lên tiếng về việc thu hồi các dự án ven biển chậm tiến độ. Bởi nhiều năm qua, hàng chục dự án “triệu đô” khởi công rình rang rồi “án binh bất động” mặc cho hàng trăm ha đất ven biển phơi mình trong mưa gió.
Sau khi làn sóng đầu tư đổ xô vào miền Trung lắng xuống cũng là lúc người dân nơi đây không còn đường ra tắm biển.
Tháng 1/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp phép cho Tập đoàn Dewan được đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác trên diện tích 240 ha dọc theo 14 cây số đường bờ biển ở trung tâm thành phố Nha Trang trong thời hạn 50 năm.
Theo đó, nơi đây sẽ mọc lên nhiều công trình bê tông trên bờ biển, mặt biển và đi ngầm dưới biển. Trước khi UBND tỉnh Khánh Hòa ký Quyết định phê duyệt quy hoạch, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức hội thảo phản biện. 
Tại đây, các nhà khoa học kiến nghị: Không nên xây dựng khách sạn phía Đông đường Trần Phú vì ảnh hưởng đến quyền lợi cộng đồng, không xây công trình ngầm làm ảnh hưởng cảnh quan thiên nhiên. 
Nhiều chuyên gia trên lĩnh vực xây dựng cũng đề nghị giải tỏa hết các resort, nhà hàng án ngữ khu vực ven biển Nha Trang. 
Thật khó hiểu khi hầu hết những lời nói tâm huyết ấy đã không được UBND tỉnh Khánh Hòa tiếp thu. Theo kiến trúc sư Nguyễn Văn Lộc, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa thì nhiều chuyên gia đã kịch liệt phản đối chủ trương này.
"Cấp giấy chứng nhận cho họ 8-9 tháng rồi chúng tôi bây giờ mới biết cái cụ thể hóa của họ, Hội không biết. Phá môi trường bờ biển lớn quá. Kinh doanh thì họ tìm chỗ nào có điều kiện thuận lợi nhất để khai thác mà chưa nghĩ đến việc lâu dài, bảo tồn vịnh Nha Trang. Họ lên một chương trình nhiều công trình ở dưới đất có, vươn ra ngoài mặt nước có", ông Lộc cho biết.
Không riêng gì các chuyên gia lên tiếng phản đối tình trạng băm nát bãi biển ở tỉnh Khánh Hòa mà rất nhiều vị lãnh đạo ở các địa phương miền Trung đều cảm thấy có lỗi khi lỡ trao hàng trăm héc ta đất ven biển cho các nhà đầu tư xây tường giữ đất vàng. 
Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, tỉnh Quảng Nam khi xin nghỉ hưu trước tuổi vẫn đau đáu món nợ với người dân. Hiện nay, đoạn bờ biển từ An Bàng đến Cửa Đại đã giao đất cho 11 dự án thì một nửa trong số này chậm trễ tiến độ.
Ông Nguyễn Sự trải lòng, bây giờ đi trên đường nhìn ra không thấy biển nữa mà chỉ nhìn thấy resot, tường rào bao quanh: "Đó là sai lầm rất lớn. Nó sai lầm cả vấn đề tự nhiên, ứng xử với tự nhiên một cách hỗn hào. Nó thô bạo trong ứng xử với con người. Một số nơi không còn bãi biển nhân dân. Các dự an, những nhà đầu tư không có lỗi, lỗi là những nhà quản lý, trong đó có tôi chủ tịch là người đứng đầu"
"Có những cái sai không bao giờ sửa được. Chúng ta sống ở biển, tôi sống ở một đô thị có biển, bước chân xuống biển nhưng không hiểu gì về biển cả. Bây giờ cho tôi làm lại thì tôi sẽ không bao giờ cấp bất cứ dự án nào ven biển", ông Sự nói thêm.
Nằm giữa Hội An và Đà Nẵng, bờ biển thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cũng bị cắt khúc bởi nhiều dự án dang dở. Cái thị xã nhỏ bé này hiện còn hơn 10 dự án du lịch, bất động sản chưa triển khai hoặc chậm tiến độ. Gần đó, khu ven biển bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cũng có nhiều khu đất của dự án bỏ hoang cả chục năm nay. 
Hàng chục dự án bất động sản nằm “bất động” cắt nát bãi biển xinh đẹp Sơn Trà. Có thể kể ra hàng loạt dự án “tiến thoái lưỡng nan” như Sontra Travel của Công ty Cổ phần Sơn Trà; Dự án Sơn Trà Resot của Savico và Công ty Cổ phần đầu tư Sơn Trà; Dự án Bai But Bay Resot của Công ty Cổ phần Hải Duy, thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần đầu tư và dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh (Invesco)... 
Trong khi các chủ dự án xí phần giữ đất thì bãi biển công cộng ngày càng bị thu hẹp, người dân và du khách không có đường xuống biển. 
Ông Nguyễn Hường, ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng than thở, muốn xuống tắm biển, người dân phải tìm cách chui rào: "Dự án ni lâu lắm rồi, cũng cỡ 6,7 năm rồi, rào lại rứa không cho dân đi tắm biển, phải đập lỗ chui qua đi tắm biển. Chỉ rào tường rào cản dân thôi chứ ngoài nớ không làm một cái chi hết".
Nóng vội và thiếu tầm nhìn chiến lược về biển nên nhiều địa phương duyên hải miền Trung phải trả giá đắt. Nhiều bãi biển đẹp bị băm nát bởi những dự án du lịch, bất động sản. Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có hàng chục dự án du lịch ven biển “đắp chiếu ngủ yên”; tập trung nhiều nhất ở thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.
Dọc bờ biển tuyệt đẹp của tỉnh Quảng Bình nay vẫn còn rất nhiều dự án du lịch dang dở, cỏ dại mọc um tùm. Gây lãng phí nhất trong đầu tư là Tập đoàn Vinashin. 
Năm 2006, Tập đoàn này được UBND tỉnh Quảng Bình giao 60 ha“đất vàng”ở xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới để làm khu nghỉ dưỡng. Thế nhưng, suốt nhiều năm qua, khu đất ấy vẫn trơ gan cùng mưa nắng. 
Bà Nguyễn Thị Lan, người dân xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình than phiền: Đất đây họ thu hồi để họ làm những dãy nhà 2, 3 tầng kia kìa. Họ định làm 2-3 dãy nữa nhưng họ lại không làm nữa. 
Các tỉnh, thành phố miền Trung sở hữu nhiều bãi biển đẹp, thơ mộng. Chính quyền địa phương đã giao đất nhiều năm cho chủ đầu tư xây dựng các dự án triệu đô. Tình trạng chung hiện nay là rất nhiều diện tích đất ven biển bị bỏ hoang, các nhà đầu tư găm đất, băm nát bờ biển. Có nhà đầu tư xây bờ tường bao quanh, cắt nhỏ chờ cơ hội chuyển nhượng dự án kiếm lời. 
Trong khi đó, người dân không có đường ra biển. Du khách đi dạo trên bãi tắm cũng bị ngăn cấm. Nhiều rừng dương, cồn cát phòng hộ ven biển bị đào bới tan hoang. Lãnh đạo các địa phương hết năm này sang năm khác đưa ra tối hậu thư, yêu cầu chủ đầu tư triển khai dự án và trả lại bãi biển cho người dân. 
Tình trạng băm nát bãi biển đã đến mức báo động đỏ. Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo phải kiểm tra, cấm cấp phép cho các dự án ven biển. 
Diện tích ven biển, bờ biển, mặt biển phải ưu tiên cho nhu cầu công cộng, vui chơi giải trí của người dân và phục vụ các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh. 
Xử lý như thế nào với việc phân lô, giữ đất bãi biển kéo dài từ nhiều năm nay ở các tỉnh ven biển miền Trung? Nhóm phóng viên VOV- Miền Trung làm rõ vấn đề này trong bài 2 “Dân hết đường ra biển”. Mời quý độc giả đón đọc./.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lại ra sức xuyên tạc, đe dọa


(GDVN) - Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã thốt lên những luận điệu hết sức đặc sắc của kẻ bành trướng lãnh thổ, không thể chấp nhận được.

Vương Nghị - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ngụy biện, xuyên tạc
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 27 tháng 6 đưa tin, cùng ngày, Diễn đàn hòa bình thế giới lần thứ tư đã tổ chức ở Bắc Kinh. Khi đó, nói về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã ra sức xuyên tạc để đánh lừa nhân dân Trung Quốc và đánh lừa cộng đồng quốc tế, đồng thời buông lời đe dọa vũ lực đối với các nước ven Biển Đông và cộng đồng quốc tế. 
Sau đây là toàn văn những gì Vương Nghị đã nói tại diễn đàn này: 
“Hiện nay, các cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông có xu thế gia tăng, là ảnh hưởng thậm chí chi phối từ tư tưởng nhất thời. Chính khách một số nước thích thú đối với điều này, có thể có các loại nhu cầu về chính trị.

Thứ nhất, Trung Quốc ngay từ 1.000 năm trước đã là nước lớn hàng hải, là nước phát hiện, sử dụng và quản lý sớm nhất quần đảo Trường Sa, cho nên về luật pháp quốc tế truyền thống, chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa có đầy đủ căn cứ pháp lý và sự thật.

Thứ hai, trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Quân đội Nhật Bản xâm chiếm quần đảo Trường Sa. Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chính phủ Trung Quốc căn cứ vào các điều ước và tuyên bố quốc tế như Tuyên bố Cairo, Thông cáo Potsdam, đã thu hồi quần đảo Trường Sa theo pháp luật và công khai.
Trung Quốc và Mỹ khi đó là đồng minh, Quân đội Trung Quốc khi đó ngồi tàu chiến Mỹ thu hồi quần đảo Trường Sa, về điểm này, bạn bè Mỹ cần hiểu rõ.

Thứ ba, ít nhất trong thập niên 60 của thế kỷ trước, cộng đồng quốc tế bao gồm các nước xung quanh Trường Sa đều sử dụng các phương thức khác nhau như công hàm ngoại giao, bản đồ xuất bản công khai, thừa nhận hoặc ngầm thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. 
Nhưng, sau đó, do nguyên nhân trong nước của Trung Quốc và nghe nói phát hiện dầu mỏ ở Biển Đông, một số quốc gia bắt đầu xâm chiếm phi pháp, từng bước xâm chiếm đảo đá ở Biển Đông. Cho nên, trên thực tế Trung Quốc là nạn nhân lớn nhất của vấn đề này.

Thứ tư, mặc dù như thế, Chính phủ Trung Quốc luôn kiên trì thủ đoạn hòa bình để giải quyết vấn đề Trường Sa, luôn chủ trương trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử, căn cứ vào luật pháp quốc tế bao gồm Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC), thông qua đàm phán tham vấn với các nước đương sự trực tiếp để giải quyết tranh chấp, lập trường này trong tương lai sẽ không thay đổi.

Thứ năm, từ sau thập niên 1970, một số nước bắt đầu xây dựng rầm rộ trên đảo đá ngầm xâm chiếm phi pháp của Trung Quốc, dựng lên các loại công trình, bao gồm cơ sở quân sự, trong khi đó Trung Quốc chỉ gần đây mới bắt đầu một số xây dựng cần thiết, chủ yếu là để cải thiện điều kiện công tác và sinh hoạt của nhân viên trên đảo đá ngầm. 
Là nước lớn, Trung Quốc cũng muốn cung cấp sản phẩm công cho cộng đồng quốc tế, thông qua công trình dân dụng phát huy hiệu ích công. Trung Quốc triển khai xây dựng cần thiết trên đảo đá ngầm của mình và một số nước tiến hành xây dựng trên các đảo đá xâm chiếm của Trung Quốc là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. 

Thứ sáu, lập trường của Trung Quốc về quần đảo Trường Sa được kiên trì từ chính phủ các khóa trước, sẽ không thay đổi. Đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa hoàn toàn không mở rộng, cũng tuyệt đối sẽ không thu hẹp, nếu không, chúng tôi không thể đối mặt với tiền nhân và tiền bối. 

Đồng thời, loại hiện tượng không ngừng gặm nhấm và xâm phạm chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc không thể tiếp tục, nếu không chúng tôi không thể dặn dò con cháu hậu thế.
Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc có niềm tin kiên định, cũng có năng lực đầy đủ. Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ quyền lợi chính đáng ở Trường Sa một cách hợp tình và hợp pháp, sẽ cùng với các nước ASEAN thông qua hợp tác bảo vệ hòa bình, ổn định của Biển Đông, bảo vệ tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông mà các nước được hưởng theo luật pháp quốc tế”.

(trích) 

Phần nhận xét hiển thị trên trang