Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Không nhẽ đập chết, ăn thịt?

Vụ 'lọt sổ' 17.000 lô đất chỉ dừng lại ở việc kiểm điểm

LÊ PHI
(PLO)- Ngày 25-6, tại Hội nghị Thảnh uỷ Đà Nẵng lần thứ 22, ông Võ Duy Khương (Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng), cho biết: “Văn phòng UBND TP cùng các Ban quản lý dự án đã bị kiểm điểm vì việc để “lọt sổ” 17.000 lô đất tái định cư (TĐC)” mà Pháp Luật TP.HCM đã từng phản ánh.
Theo đó, vụ việc được phát hiện khi lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cho tiến hành rà soát lại đất TĐC trên địa bàn do 17 Ban quản lý dự án tái định cư của TP quản lý thì phát hiện các ban này đã "dấu" trên 14.000 lô đất mà không báo cáo với TP. Sau đó, TP Đà Nẵng rà soát lại lần nữa thì số đất TĐC “lọt sổ” là 17.000 lô chứ không phải 14.000 lô như trước đây.

Tại cuộc làm việc với Đoàn Ủy ban kinh tế ngân sách của Quốc hội vào sáng 8-4-2015, ông Võ Duy Khương (phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng) cho hay, trong một thời gian dài, TP Đà Nẵng luôn phải nợ đất tái định cư (TĐC) của người dân một cách dai dẳng.
“Việc trả nợ đất TĐC cho người dân kéo dài hàng năm trời không xong. Nhưng bây giờ thì việc trả nợ đất TĐC cho người dân đã cơ bản xong. TP đã sáp nhập 17 ban quản lý dự án về TĐC, tổ chức rà soát lại. Khi rà soát bước đầu về đất TĐC trên địa bàn thì phát hiện TP còn thừa trên 14.000 lô. Tuy nhiên, bây giờ tập trung rà soát lại lần nữa thì phát hiện là cán bộ, nhân viên tại các ban này dấu tới 17.000 lô đất TĐC chứ không phải là trên 14.000 lô như lúc đầu nữa”, ông Võ Duy Khương cho hay.
Cũng theo ông Khương, vì việc dấu đất của cán bộ các ban quản lý dự án này mà sinh ra nợ đất TĐC dai dẳng của người dân. Đồng thời, đất thì thừa mà TP hàng năm lại phải bỏ tiền ngân sách ra để làm các khu TĐC mới. Tuy nhiên, hiện nay TP đã và đang chấn chỉnh việc này.
Sự việc "ém" 17.000 lô đất TĐC cư khiến người dân hết sức quan tâm. Tuy nhiên, đến nay chỉ duy nhất vụ ông Nguyễn Ngôn (nguyên Trưởng Ban quản lý các dự án tái định cư TP Đà Nẵng) hiện là phó Chánh văn phòng Sở Xây dựng tự ý bố trí đất sai quy định và vượt thẩm quyền 30 hồ sơ đất tương ứng với 41 lô (trong đó có hai lô cho cả vợ ông Ngôn) bị xử lý, chuyển hồ sơ cho cơ quan công an.
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phan Minh Ngoc: Liệu sắp có đợt bùng nổ bất động sản mới? (Bài đăn...

Phan Minh Ngoc: Liệu sắp có đợt bùng nổ bất động sản mới? (Bài đăn...: http://www.thesaigontimes.vn/131725/Lieu-sap-co-dot-bung-no-bat-dong-san-moi.html Gần đây, thị trường bất động sản trong nước lại manh ... Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt - Mỹ: Tương lai “không điều gì là không thể”


Chỉ riêng việc Tổng thống Mỹ lần đầu tiên mời và đón tiếp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng chính trị của một quốc gia, ở mức cao nhất cho thấy quan hệ Việt-Mỹ đã tiến triển nhanh chóng ra sao sau 20 năm bình thường hóa. Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu bài viết phần 2 của TS Hoàng Anh Tuấn trong loạt bài 20 năm quan hệ Việt-Mỹ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Mỹ
Barack Obama có cuộc gặp bên lề EAS. Ảnh: Getty images
Sự kiện đó còn cho thấy “lòng tin chiến lược” ở khu vực CA-TBD không chỉ là câu chuyện quan hệ giữa các nước lớn, mà cần và có thể dẫn dắt bởi quan hệ giữa nước lớn với nước nhỏ. 

Trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trên thế giới tham gia khá nhiều cuộc thương lượng “siêu Marathon” với Mỹ. Đó là các cuộc đàm phán về Hiệp định hòa bình Paris từ 1968-1973, Bình thường hóa quan hệ từ 1992-1995, Hiệp định quan hệ thương mại song phương BTA từ 1996-2000, Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR từ 2003-2006 và gần đây nhất, Hiệp định thiết lập Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP từ năm 2011 đến nay.

Những sự kiện đó một mặt cho thấy còn khá nhiều khó khăn, phức tạp tồn tại trong quan hệ hai nước. Mặt khác nhờ có các “siêu đàm phán” này mà hai “cựu thù” hiểu thấu đáo hơn các điểm mạnh, điểm yếu, cũng như các rào cản để đưa quan hệ tiến về phía trước.

“Bình thường” hóa quan hệ sau bình thường hóa

Khi Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1995, ngoài quan hệ ngoại giao, hai nước vẫn chưa thật sự “bình thường” theo đúng nghĩa của từ này. Xuất phát điểm của quan hệ khi đó rất thấp: thương mại hai chiều lẫn đầu tư trực tiếp FDI của Mỹ vào Việt Nam gần như bằng không. Hợp tác chính trị, quốc phòng-an ninh vẫn “như tờ giấy trắng”, trong lĩnh vực giáo dục mới có khoảng 200 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học của Mỹ.

Điểm “sáng” duy nhất lúc này là hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA), nhưng lại xuất phát từ sự đáp ứng “đơn phương” của Việt Nam. Chưa hết, quá khứ và gánh nặng chiến tranh quá lớn khiến các sáng kiến mang tính “đột phá”, thúc đẩy quan hệ đều gặp không ít lực cản từ cả hai phía.

Tuy nhiên, chỉ sau 20 năm, diện mạo quan hệ hai nước đã thay đổi một cách căn bản.

Về chính trị-ngoại giao, các cuộc thăm viếng cấp cao giữa hai nước diễn ra thường xuyên như chuyến thăm chính thức Việt Nam của các Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Bush, các chuyến thăm Mỹ chính thức của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng, và sắp tới là của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Chính nhờ tác động lan tỏa từ các chuyến viếng thăm cấp cao này, hàng loạt các văn kiện, thỏa thuận hợp tác từ kinh tế đến giáo dục, từ đầu tư đến giáo dục được ký kết, mở rộng nền tảng quan hệ. Đáng chú ý, hai nước hiện nay đã thiết lập trên 10 kênh đối thoại hiệu quả để vừa xây dựng lòng tin, vừa xử lý các thách thức nảy sinh từ kênh Đối thoại chính sách quốc phòng, Đối thoại Chính trị, An ninh, Quốc phòng, Đối thoại châu Á-TBD đến Đối thoại nhân quyền. Ngoài hợp tác song phương, hai bên có sự hợp tác tương đối hiệu quả trên các diễn đàn đa phương khu vực và toàn cầu như ARF, ADMM+, Cấp cao Đông Á EAS, Liên hợp quốc.

Về kinh tế, quan hệ thương mại Mỹ-Việt có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với quan hệ thương mại của Mỹ và các đối tác khác, trong đó chủ yếu là nhập khẩu từ Việt Nam. Còn đối với Việt Nam, nếu như năm 1995 ta mới bắt đầu tiếp cận thị trường Mỹ, thì vào thời điểm hai nước ký BTA năm 2000 xuất khẩu sang thị trường Mỹ đã tăng lên 800 triệu USD với hai mặt hàng chủ lực là cà phê và tôm.

Đến năm 2014, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với trên 30 tỷ USD, gồm các mặt hàng may mặc, đồ điện tử, giày dép, gạo, cá… Về đầu tư, tuy tiếp cận thị trường Việt Nam khá muộn, nhưng tính đến 6/2015, Mỹ đã vươn lên thứ 7 trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với tổng FDI là 10,7 tỷ USD.

Về hợp tác quốc phòng, hai nước đã có bước tiến dài năm 2011. Việt Nam và Mỹ đã ký Bản ghi nhớ (MOU) giữa Bộ Quốc phòng hai nước về thúc đẩy hợp tác song phương, trong đó tập trung vào 5 lĩnh vực ưu tiên.

Thứ nhất, thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ quốc phòng Mỹ và Bộ quốc phòng Việt Nam. Thứ hai, An ninh biển. Ba là, tìm kiếm cứu nạn. Thứ tư, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Năm là, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

Một ví dụ trong khuôn khổ MOU này, hai nước đã hợp tác trong việc tìm kiếm máy bay MH-370 bị mất tích của Malaysia, Mỹ trợ giúp về kỹ thuật cho việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Tháng 6/2015, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Việt Nam và Mỹ đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung thay cho MOU về hợp tác quốc phòng nhân dịp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thăm Việt Nam. Bao gồm 5 nội dung: tăng cường tham vấn chính sách; hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh như rà phá bom mìn và tẩy độc dioxin; hợp tác giữ gìn hòa bình của liên hợp quốc; khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu trợ; và hợp tác trong lĩnh vực an ninh biển trên cơ sở luật pháp quốc tế và luật pháp mỗi bên.

Giáo dục-đào tạo và các lĩnh vực khác cũng có sự phát triển vượt bậc. Với trên 17.000 sinh viên hiện theo học tại Mỹ, Việt Nam hiện là nước có số lượng sinh đông thứ 5 tại châu Á và đây là nguồn cung cấp nhân lực chất lượng cao quan trọng cho tiến trình hội nhập và phát triển của Việt Nam.

Bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ giai đoạn này là việc hai nước ký Thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác toàn diện khi Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Mỹ tháng 7/2013. Thỏa thuận này bao trùm toàn bộ các lĩnh vực từ thương mại-khoa học công nghệ đến giáo dục-đào tạo, từ chính trị-an ninh đến quốc phòng-an ninh, chính trị-ngoại giao thậm chí cả vấn đề nhạy cảm là nhân quyền. Tuy hình thức chỉ là đối tác toàn diện, nhưng về thực chất thì phạm vi và mức độ hợp tác còn sâu rộng hơn một số thỏa thuận của Việt Nam với các đối tác chiến lược khác.

Nền tảng cho tương lai

Nhận xét về sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ sau 20 năm thiết lập quan hệ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định: “Không có hai nước nào nỗ lực hơn, làm được nhiều hơn, và làm được tốt hơn để cố gắng đến với nhau, thay đối lịch sử và thay đổi tương lai” như Việt Nam và Mỹ.

Mặc dù có những khác biệt về thể chế chính trị, cách tiếp cận trong vấn đề dân chủ, nhân quyền, nhưng điều quan trọng là thông qua đối thoại hai nước đã hiểu rõ hơn các khác biệt này, tìm cách giảm thiểu các mặt tiêu cực, trong khi thúc đẩy các mặt hai bên có sự song trùng lợi ích. Đã có nhiều bài bài học lớn trong thời gian qua đối với hai nước.

Một, đó là sự độc lập, tự chủ của cả hai phía trong việc hoạch định và triển khai quan hệ song phương, xuất phát từ lợi ích của hai nước chứ không phải do ảnh hưởng hay tác động từ bên thứ ba.

Hai, triệt để tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau và không ảnh hưởng đến quan hệ của mỗi nước với các nước khác. Đáng chú ý, trong các văn kiện hợp tác song phương phía Mỹ luôn nhấn mạnh đến việc tôn trọng thể chế chính trị, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam… Đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng quan hệ tin cậy và điều này không thể đạt được nếu quan hệ hai nước chưa được bình thường hóa và phát triển bình thường.

Ba, trong khi hướng tới tương lai,nhưng hai nước vẫn quan tâm giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại. Lịch sử hai nước đã trải qua những năm tháng đau thương, mất mát và đó là thực tế. Cách tốt nhất để thúc đẩy quan hệ là không ngoảnh mặt với quá khứ, nhưng đồng thời cũng không để quá khứ ảnh hưởng đến tương lai quan hệ.

Trên cơ sở đó, Mỹ đã tăng cường trợ giúp nhân đạo để Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, chất độc da cam, hỗ trợ việc tìm kiếm người hy sinh và mất tích trong cuộc chiến. Ngược lại, Việt Nam vẫn tích cực hợp tác, giúp Mỹ kiếm các quân nhân mất tích trong chiến tranh.

Tuy đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng tiềm năng quan hệ Việt-Mỹ trong tương lai vẫn còn rất lớn. Đại sứ Mỹ Ted Osius cho rằng “không có điều gì là không thể”. Chắc chắn với những nền tảng và khuôn khổ đã được thiết lập, chúng ta có đủ cơ sở để tin rằng quan hệ Việt-Mỹ sẽ có những bước tiến xa hơn trong tương lai.

Hoàng Anh Tuấn(Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao)
(Tuần Việt Nam)
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/246750/viet---my--tuong-lai--khong-dieu-gi-la-khong-the-.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Nhà Mạc thời kì Cao Bằng và di sản làng đá ở huyện Đàm Thủy

Giao blog

Làng đá này nằm gần thác Bản Giốc.

Một số người Tày ở trong vùng này mang họ Hoàng, Đinh, Trần,...Qua điều tra, tôi được biết tổ tiên nhiều đời trước của họ là người Kinh, theo nhà Mạc lên Cao Bằng. Trong đó, có một số gia đình đã tìm được anh em ở dưới xuôi. Cái này, sẽ kể dần khi tiện dịp.

Bản thân ông tổ của họ Nguyễn ở Tiên Điền, tức tổ của dòng Nguyễn Du (tác giả của Truyện Kiều) cũng là bộ tướng của nhà Mạc ở Cao Bằng. Sau khi nhà Mạc thất thủ, thì ông tổ dòng họ Nguyễn đã chạy trốn về Tiền Điền. Điều này được ghi rất rõ trong gia phả họ Nguyễn Tiên Điền.

Điều đáng chú ý: nếu cứ theo Đại Việt sử kí toàn thư thì ông tổ của Nguyễn Du đã bị chết trận khi quân Lê Trịnh lên đánh Cao Bằng. Kì thực, ông không hề chết, mà đã trốn về vùng hẻo lánh ở Tiên Điền. Về điều này, tôi đã viết từ mấy năm trước ở đây.

Dưới là một bài báo của Dân Việt về làng đá. Một số chi tiết trong bài không sát thực.

---

Độc đáo làng “đá” ở Cao Bằng


Vĩnh Oanh (Dân Việt) 08:01 - 05 tháng 4, 2014


Làng Khuổi Kỵ nằm giữa hai địa điểm du lịch Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng). Từ lâu, Khuổi Kỵ đã nổi tiếng với cái tên “làng đá” và tục thờ thần đá độc đáo vùng biên giới.

Chiêm ngưỡng “làng đá”

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, giờ đây trong tâm thức người Tày ở Cao Bằng “thần đá” vẫn gắn bó và tồn tại trong ý niệm của họ. Thế nhưng, những ngôi nhà sàn một thời mang dáng dấp của nhà Mạc đã ít nhiều chìm vào lãng quên.

Doc dao lang “da” o Cao Bang
“Làng đá” Khuổi Kỵ.
Cụ Nông Văn Tâm (70 tuổi) ở làng Khuổi Kỵ cho hay: “Ngược thời gian vào những năm 1594-1677, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng để xây dựng thành quách để bảo vệ đất nước, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được xây dựng lên như một “pháo đài” độc nhất vô nhị chỉ dành riêng cho những bậc quyền quý. 

Doc dao lang “da” o Cao Bang
Ngôi nhà đẹp nhất làng Khuổi Kỵ được xây hoàn toàn bằng đá tự nhiên.
Hiện Khuổi Kỵ có 14 căn nhà sàn bằng đá và để bảo tồn, phục dựng lại nó các cơ quan chức năng Cao Bằng phải tiêu tốn ngót ba năm trời xếp đá. Mãi đến năm 2010 “làng đá” này được hoàn thành với những nét kiến trúc độc đáo. 


Tùy thuộc vào căn nhà sàn lớn hay nhỏ (thường là 3 gian - 2 chái và 1 gian - 2 chái), thì chuyện dựng nhà sàn gỗ của người Tày cũng cần ít nhất quãng thời gian 5 năm với hàng chục khối gỗ lớn, lạt, số lượng cột, kèo…” 

Doc dao lang “da” o Cao Bang
Cây cầu bắc qua suối trước “làng đá” được xây dựng khang trang, đẹp đẽ.
Tuy nhiên, khi dựng nhà sàn đá lại chú trọng hơn đến khâu lựa chọn đá và sắp xếp chúng. Chẳng hạn, để xếp được một bức tường bằng đá thì người thợ phải mất vài tháng, có khi gần một năm. 


Khi xếp đá đến độ cao khoảng 2,5m, người thợ sẽ tính đến chuyện đặt dầm gỗ, sau đó xếp những tấm ván hoặc tre để làm sàn, đồng thời chia cách tầng 1 và tầng 2. Những viên đá được chọn để dựng nhà gần như có kích thước tương đồng và chúng sẽ được gắn kết với nhau bằng hỗn hợp vôi trộn cát.


Một điều nữa có thể nhận thấy sự khác biệt của làng Khuổi Kỵ so với những nơi khác giữa các huyện miền núi là các hàng rào, đường đi lại hoàn toàn được làm bằng đá núi. 

Độc đáo tục thờ “thần đá” 

Trong tâm niệm của người dân nơi đây, đá được coi như một vị thần tượng trưng cho sự lâu bền, vững chắc có thể phục vụ cho các mục đích lâu dài trong đời sống sinh hoạt nên đã lập đền để thờ thần đá.


Bên chén rượu ngô đượm vị vùng cao, một ông cụ, dáng vẻ phong sương đã ngoài tuổi bát tuần tên Nông Văn Khang, người dân tộc Tày ở xã Đàm Thủy cho chúng tôi hay: “Đá trong tâm tưởng của họ thiêng liêng như một vị thần giúp che chở những khắc nhiệt của thiên nhiên. Chẳng thế mà trong luật tục của của mỗi tộc người trên vùng đất Cao Bằng này đều có những ngày nhất định để tiến hành tế lễ cảm tạ thần đá, thần rừng. 

Doc dao lang “da” o Cao Bang
Đường đi quanh làng cũng được người dân dùng đá để làm hàng rào hai bên.
Còn nhớ tộc người Lô Lô sinh sống ở huyện Bảo Lạc, năm nào cũng vậy, cứ độ vào tiết trời thanh minh tháng Ba là cư dân cả bản dù có bận việc đến đâu cũng sẽ tạm gác lại để cùng họp nhau tại nơi thờ cũng thần đá được quy ước trong bản để làm lễ “mể-lồ-phỉ” (hiểu nôm na là lễ cúng thần đá)... 


... Hằng mong truyền đạt, cầu những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản làng của mình trong những ngày mùa màng sắp tới. Hay suy nghĩ sâu hơn nữa thì, tập tục tế thần đá này còn thể hiện ý thức trách nhiệm của cả một cộng đồng trước mẹ thiên nhiên”. 

Doc dao lang “da” o Cao Bang
Thay vì trồng cây gai hay chặt cây về dựng hàng rào như các nơi khác, người dân nơi đây đã tận dụng đá tự nhiên để dựng lên những bức rào đá một cách chắc chắn.
Theo lời những người dân nơi đây, họ luôn coi đá như một phần trong cuộc sống. Bởi thế nên có những bức tường đá đã phủ hoen màu thời gian vẫn vững chắc tồn tại, mà không ai dám phá cả. Thậm chí bất cứ ai khi đi ngang qua những bức tường đá, chứng kiến chúng chẳng may bị hư hỏng là bà con lại tự động nhặt đá lắp lại. 

Doc dao lang “da” o Cao Bang
Xung quanh những hàng rào bằng đá, làng Khuổi Kỵ đã lập đền để thờ thần đá.
Giữa không gian bao la, những ngôi nhà sàn đá vững chãi vươn cao như một lũy thép kiên cố. Mặc cho thời gian trôi qua, suốt hàng trăm năm nhưng những ngôi nhà sàn đá này vẫn bền bỉ, kiên định, bao bọc, chở che những cư dân hiền lành, chất phác vùng biên viễn. 


Hay nói như ông Lương Văn La, Trưởng phòng Văn hóa huyện Trùng Khánh: "Đa số những người con của quê hương Đàm Thủy là dân tộc Tày, cho nên ngôi nhà cũng mang đậm bản sắc văn hóa của họ. Người Tày có tín ngưỡng thờ đá. Họ coi đá là khởi nguồn của sự sống và là trung tâm của vũ trụ. Họ quan niệm rằng, con người sinh ra từ đá và khi chết sẽ hóa thành đá”.

http://danviet.vn/net-viet/doc-dao-lang-da-o-cao-bang-197196.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một loạt dấu hiệu của chiến tranh Trung - Mỹ




(GDVN) - Dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh theo báo Sự thật là tuyên bố hùng hồn của Thời báo Hoàn Cầu, rằng một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ không thể tránh.
Hình minh họa. Ảnh: AP/Pravda.
Tờ Sự thật của Nga ngày 24/6 bình luận, những căng thẳng giữa Trung Quốc và mỹ đã tăng lên mức độ "không thể thấy", và nguy cơ xung đột giữa 2 cường quốc này không chỉ tồn tại trên Biển Đông. Báo Nga liệt kê một loạt dấu hiệu của một cuộc đối đầu quân sự Trung - Mỹ khi cả 2 quốc gia đã dành nhiều thời gian và tiền bạc để chuẩn bị cho chiến tranh.
Dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh theo báo Sự thật là tuyên bố hùng hồn của Thời báo Hoàn Cầu, rằng một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ không thể tránh khỏi trừ khi Washington ngừng đòi hỏi Bắc Kinh dừng ngay mọi hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa (bất hợp pháp) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Hành vi đánh cắp thông tin 14 triệu viên chức liên bang Hoa Kỳ của hacker Trung Quốc được Mỹ xem như "hành động chiến tranh" là dấu hiệu thứ 2. Chính quyền Tổng thống Obama tin rằng chính phủ Trung Quốc chứ không phải tin tặc, phải chịu trách nhiệm cho những hành vi đánh cắp thông tin trên, bao gồm hồ sơ viên chức chính phủ, các nhân viên quân sự và tình báo.
Thứ ba, gần đây Trung Quốc đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận quân sự mô phỏng một cuộc tấn công đảo Đài Loan. Kể từ khi Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Đài Loan, một cuộc xung đột thực sự nếu xảy ra giữa 2 bờ eo biển chắc chắn sẽ buộc Mỹ can thiệp.
Dấu hiệu thứ tư, hàng ngàn tàu dân sự đã được Trung Quốc yêu cầu trang bị thêm để phục vụ hoạt động quân sự. Xung đột, chiến tranh có thể xảy ra trên biển và quân đội nước này cần hàng ngàn tàu buôn tham gia vận chuyển trong một cuộc chiến tranh với Hoa Kỳ. Bắc Kinh đang chuẩn bị một "siêu hạm đội hậu cần" sẵn sàng phục vụ các chiến dịch hải quân.
Trong khi đó người Trung Quốc phát triển một loại tên lửa mới được cho là "sát thủ tàu sân bay" với đầu đạn hạt nhân là dấu hiệu thứ 5 của nguy cơ chiến tranh Trung - Mỹ. Mối quan tâm lớn của Hoa Kỳ hiện nay là tên lửa siêu thanh Trung Quốc có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Hiện nay Trung Quốc đã có khả năng xây dựng một loạt tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy cực êm. Lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đang được Trung Quốc triển khai ở Tam Á, Hải Nam hướng ra Biển Đông.
Trong bối cảnh Hoa Kỳ đang bị thu hẹp ngân sách quân sự, chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc lại đang gia tăng 2 con số mỗi năm. Nhưng không chỉ quân đội Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh, ngay cả quân đội Mỹ cũng đang tiến hành các cuộc tập trận  đặc biệt mô phỏng 1 xung đột với Trung Quốc.
Hồng Thủy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vương Nghị: Trung Quốc chiếm Trường Sa dưới sự hỗ trợ của tàu quân sự Mỹ?!




(GDVN) - Tiến sĩ Trần Công Trục cho biết phát ngôn này của ông Vương Nghị hoàn toàn sai sự thật.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, ảnh: Los Angeles Times.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times ngày 23/6 đã có những phát biểu bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tờ báo Mỹ đặt câu hỏi với ông Nghị:
"Trung Quốc gần đây đã thông báo rằng nước này đã dừng một số công trình xây dựng gây tranh cãi trên một số hòn đảo (thực tế là các bãi đá ngầm, rặng san hô dưới mặt nước biển mà Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông, đây là đối tượng chính tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng và thậm chí va chạm với cả Hoa Kỳ. Có phải công việc này ngừng lại là một phản ứng với những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế?"
Ông Nghị trả lời: "Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ công bố thông tin này vì các dự án xây dựng có liên quan sắp hoàn thành. Chúng tôi đã lường trước được ý kiến từ các phương tiện truyền thông nói rằng Trung Quốc phải dừng (hoạt động bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp - PV) vì áp lực từ phía Mỹ. Điều này hoàn toàn không đúng sự thật". Như vậy ông Vương Nghị đã xác nhận quyết tâm của Trung Quốc muốn thôn tính Biển Đông là không có gì thay đổi, không những không xuống thang mà còn là một bước leo thang mới nguy hiểm hơn - PV.
"Chúng tôi không thể chỉ đơn giản tiến hành công việc xây dựng mãi được, cũng không chỉ đơn giản dừng vì sợ những ý kiến như vậy từ truyền thông. Trên một số điểm chúng tôi phải dừng lại vì kế hoạch xây dựng đã hoàn thành", ông Nghị xác nhận hoạt động Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa - PV.
Chưa dừng lại, Ngoại trưởng Trung Quốc tiếp tục luận điệu đánh lừa dư luận khi nói rằng: "Tất nhiên, tôi muốn nói với các bạn rằng hoạt động xây dựng được tiến hành trên các đảo và rặng san hô ở Biển Đông không phải bắt đầu ngày hôm qua, cũng không phải bắt đầu từ Trung Quốc. Chúng tôi cần phải nói rõ ràng điều này. Việt Nam và Philippines đã bắt đầu xây dựng công trình trên quy mô lớn từ 20, 30 năm trước đây trên các đảo (ông Nghị nói là) họ đã chiếm đóng bất hợp pháp. Và Trung Quốc đã có sự kiềm chế tuyệt vời".
Thứ nhất, mọi hoạt động xây dựng củng cố chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa là hoàn toàn hợp pháp, chính Trung Quốc nhảy vào xâm lược 6 bãi đá năm 1988, đá Vành Khăn năm 1995 và chiếm đóng bất hợp pháp tại đây. Do đó kẻ cướp không có tư cách đòi "công bằng" với chủ nhà! Thứ hai, cả thế giới này biết rằng Việt Nam chỉ cải tạo các công trình phục vụ hoạt động thực thi chủ quyền chính đáng của Việt Nam trên các đảo và không làm thay đổi tính chất pháp lý cũng như hiện trạng của chúng.
Mặt khác, cả thế giới cũng đã thấy rõ, toàn bộ diện tích các bên yêu sách ở Trường Sa bồi lấp mở rộng cộng lại cũng không bằng một phần nhỏ diện tích Bắc Kinh bồi lấp chỉ trong vòng 1 năm. Trung Quốc đã biến các bãi đá ngầm, rặng san hô dưới mặt nước biển dạng hoàn toàn thành đảo nổi nhân tạo bất hợp pháp, phá hủy nghiêm trọng môi trường sinh thái Biển Đông.
Động thái này của Trung Quốc đã gây ra khủng hoảng, căng thẳng leo thang trong khu vực, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 cũng như Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Bắc Kinh đã đặt bút ký với ASEAN năm 2002 - PV.
Ông Nghị tiếp tục nói lời sai sự thật: "Tôi nghĩ rằng có một thực tế cơ bản mà cộng đồng quốc tế phải học, và đó là những hòn đảo và rặng san hô của quần đảo Trường Sa, chúng tôi đang nói về lãnh thổ Trung Quốc. Tôi nghĩ Hoa Kỳ biết rõ điều này hơn ai hết. Bởi vì vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, Trung Quốc đã tái chiếm (cái ông Nghị gọi là) chủ quyền trên quần đảo Trường Sa từ tay quân đội Nhật chiếm đóng, và đó là một hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Người Trung Quốc đã tái chiếm (cái ông Nghị gọi là) chủ quyền với sự hỗ trợ của tàu quân sự Mỹ"?!
Xung quanh việc đánh tráo khái niệm, lập lờ đánh lận con đen bóp méo lịch sử này của ông Ngoại trưởng Trung Quốc, chúng tôi đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ và được ông cho biết, có lẽ cái mà ông Vương Nghị nói là "hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ" là sự kiện chính quyền Tưởng Giới Thạch lợi dụng danh nghĩa Đồng minh giải giáp vũ khí Nhật đánh chiếm bất hợp pháp đảo Ba Bình của Việt Nam năm 1946.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Thời điểm này, Pháp đang đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại quản lý và thực thi chủ quyền với 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, bao gồm đảo Ba Bình.
Ông Trần Công Trục cho hay, việc quân Tưởng "giải giáp vũ khí Nhật" không liên quan gì đến chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, sự kiện quân Tưởng đánh chiếm đảo Ba Bình năm 1946 về bản chất là hành động xâm lược, đục nước béo cò và không có bất cứ giá trị nào về mặt pháp lý khi tranh tụng về chủ quyền.
Mặt khác chính quyền Tưởng Giới Thạch sau khi thua trận chạy sang đảo Đài Loan và vẫn tồn tại cho đến ngày nay, việc ông Nghị muốn thay mặt cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kế thừa hành động xâm lược Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam từ chính quyền Tưởng Giới Thạch không có ý nghĩa hay giá trị gì cho yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp của Trung Quốc - PV.
Ngoại trưởng Trung Quốc tiếp tục bóp méo lịch sử khi nói rằng: "Ngay cả vào cuối những năm thập niên 1960, chưa bao giờ Việt Nam hay Philippines phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên các quần đảo này". Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Trần Công Trục cho biết phát ngôn này của ông Vương Nghị hoàn toàn sai sự thật.
Thứ nhất, tháng 9 năm 1951 tại Hội nghị San Francisco, Hoa Kỳ, ông Trần Văn Hữu - Thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam đã long trọng tuyên bố trước 51 quốc gia tham dự, bao gồm Trung Quốc: "Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa". Đại biểu Trung Quốc không có ý kiến gì về tuyên bố này.
Cần lưu ý rằng, sau thời kỳ Pháp đại diện cho Việt Nam về mặt đối ngoại tiếp tục thực thi và khẳng định chủ quyền một cách hòa bình, liên tục và hợp pháp của Việt Nam từ thời chúa Nguyễn với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, khi Pháp rút khỏi Việt Nam, đại diện dân tộc Việt Nam khi đó là chính quyền Quốc gia Việt Nam, sau này là Việt Nam Cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và hiện tại là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản và thực thi chủ quyền liên tục với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong đó Hiệp định Geneva 1954 mà Trung Quốc là một bên đặt bút ký đã xác định rõ, trong lúc chờ tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cả trên pháp lý lẫn thực tiễn.
Tiến sĩ Trần Công Trục ngày 28/7/2012 đã từng cho biết trên tờ Infornet: Ngày 22/8/1956, song song với việc đưa lực lượng hải quân ra quần đảo Trường Sa để chiếm giữ, bảo vệ quần đảo này trước những hoạt động xâm lấn của các lực lượng nói trên, Việt Nam Cộng hòa đã tổ chức một số hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa như:
Tổ chức đoàn nghiên cứu thuỷ văn do Saurin dẫn đầu; cho phép kỹ nghệ gia Lê Văn Cang tiến hành khai thác phốt phát ở Hoàng Sa. Từ năm 1957, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã cử một đại đội thuỷ quân lục chiến ra quản lý, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa thay thế cho quân của đại đội 42 thuộc tiểu đoàn 142.
Bia chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa lập tại đảo Song Tử Tây năm 1956. Ảnh: Tuoitre News.
Và cũng với thủ đoạn lén lút như 3 năm trước đó, ngày 21/2/1959, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho một số lính đóng giả ngư dân bí mật đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Hoà nhằm đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên lực lượng quân đội Việt Nam Cộng hòa đã phá tan được âm mưu này. 82 "ngư dân" và 5 thuyền đánh cá vũ trang của Trung Quốc đã bị bắt giữ và bị áp giải về giam tại Đà Nẵng, sau đó trả cho Trung Quốc.
Cũng theo Tiến sĩ Trần Công Trục, ngay khi xảy ra các trận hải chiến tháng 1/1974 Trung Quốc xâm lược nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Quan sát viên của Việt Nam Cộng hòa tại Liên Hợp Quốc đã chính thức yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 19/1/1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa ra Tuyên bố kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hoà bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc, buộc Trung Quốc chấm dứt ngay hành động nguy hiểm đó.
Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra Tuyên bố nêu rõ lập trường của mình:
- Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.
- Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.
- Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị là láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.
Ngày 21/1/1974, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã gửi Công hàm cho các thành viên ký kết Định ước Paris đề nghị các thành viên lên án và đòi nhà cầm quyền Trung Quốc không được xâm phạm lãnh thổ Việt Nam theo đúng nội dung Điều 1 và Điều 4 của Định ước này.
Ngày 30/3/1974, tại kỳ họp lần thứ 30 của Hội đồng Kinh tế Liên hiệp quốc về Châu Á và Viễn Đông (ECAPE) tại Colombo, phái đoàn Việt Nam Cộng hòa đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam.
Ngày 2/7/1974, tại kỳ họp thứ 2 Hội nghị lần thứ 3 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS III) diễn ra tại Caracas (20/6 - 29/8/1974), đại biểu của Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực và khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này là không tranh chấp và không thể thương lượng.
Do đó những phát biểu ngụy biện sai sự thật của ông Vương Nghị với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã bị Tiến sĩ Trần Công Trục vạch trần. 
Ông Nghị nói tiếp: "Nhưng bạn biết rằng sau đó đã có một cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài 10 năm ở Trung Quốc, một khoảng thời gian sóng gió lớn, vì vậy Trung Quốc đã quá bận rộn với chuyện này hơn là để ý đến các đảo và đá ngầm, và điều đó đã cho các nước khác một cơ hội".
"Một yếu tố khác là thời điểm đó có những suy đoán về trữ lượng dầu mỏ và khí đốt phong phú, do đó các nước láng giềng bắt đầu chiếm các đảo và rặng san hô, đó là nguồn gốc của tình trạng tranh chấp hiện tại, những yêu sách của 5 nước 6 bên. Trung Quốc có chủ quyền trên các đảo và đá ngầm, và chủ quyền của chúng tôi bị xâm phạm nghiêm trọng. Đây là thực tế cơ bản", ông Nghị đổi đen thành trắng.
"Nhưng bất chấp tất cả điều này, Trung Quốc vẫn theo đuổi một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp thông qua đối thoại và tham vấn. Chúng tôi sẽ vẫn giữ cam kết này và không có bất kỳ thay đổi nào về lập trường này", Ngoại trưởng Trung Quốc ngụy biện.
Những phát ngôn của ông Vương Nghị về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam không lòe được ai, nó chỉ tố cáo dã tâm bành trướng, thôn tính Biển Đông, xâm phạm chủ quyền của láng giềng nhằm ngụy biện che giấu cho những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc ngoài Biển Đông hiện nay - PV.
Hồng Thủy
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con gái Hà Nội rất xinh nhưng… nói tục quá!


 - Đến khi đưa hắn ra sân bay, lúc chào nhau lên máy bay rồi, hắn vẫn bảo “Đ.M ở Việt Nam có phải đã trở thành ngôn ngữ phổ biến rồi không?”. Chắc có lẽ hắn vừa nghe được tiếng chửi của ông taxi ở trước sảnh. Quả thực, trong tất cả những địa điểm tôi dẫn ông bạn Úc đi tham quan, ở đâu cũng thấy người ta văng tục. 

Ảnh minh họa.
Sau hai tuần thăm thú Hà Nội, ấn tượng để lại cho anh bạn người Úc của tôi không phải là phở Bát Đàn, bún chả Hàng Mành, không phải Văn Miếu, Hồ Gươm, mà là chuyện nói tục, chửi bậy ở mọi lúc mọi nơi của người Hà Nội.

Cuối năm ngoái, tôi có anh bạn thân từ hồi học ở bên Úc sang chơi. Trước khi sang, hắn đã lên mạng tìm hiểu, liệt kê các địa điểm nổi tiếng ở Hà Nội rồi nhờ tôi dẫn đi từng nơi một. Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột, Văn Miếu, phố cổ,…cùng các món ăn không thể bỏ qua khi đến Việt Nam như phở, bún chả, bánh tôm Hồ Tây… Tôi cũng dẫn hắn đi khắp các ngõ ngách, uống bia cỏ, trà đá chém gió,… Cố gắng để hắn cảm nhận hết được những nét đặc trưng văn hóa của Hà Nội.

Trước khi hắn trở về nước, tôi hỏi hắn là “mày có hài lòng về chuyến thăm thú Việt Nam này không”. Hắn bảo công nhận Việt Nam nhiều cảnh đẹp, hoang sơ (ngoài Hà Nội hắn còn tự đi Sa Pa và Hạ Long), món ăn phong phú, đậm đà. Hắn ấn tượng nhất là món bún đậu, lần đầu tiên hắn ăn nhưng không hề thấy sợ mùi mắm tôm. Tôi lại hỏi tiếp “thế mày thấy con gái Việt Nam thế nào”. Hắn bảo “Rất xinh và duyên dáng nhưng…”, hắn hơi ngập ngừng một chút rồi bảo “nhưng nói tục kinh quá”.

Lúc này tôi mới há hốc mồm nhớ ra hồi học bên Úc, đã có lần hắn bắt tôi dạy hết các câu nói tục, tiếng lóng của người Việt để “nhỡ mày có chửi tao thì tao còn biết”. Không ngờ hắn vẫn nhớ. Tôi ngượng quá, chả biết nói thế nào đành tìm cách nói lái sang chuyện khác. Đến khi đưa hắn ra sân bay, lúc chào nhau lên máy bay rồi, hắn vẫn bảo “Đ.M ở Việt Nam có phải đã trở thành ngôn ngữ phổ biến rồi không?”. Chắc có lẽ hắn vừa nghe được tiếng chửi của ông taxi ở trước sảnh.

Quả thực, trong tất cả những địa điểm tôi dẫn ông bạn Úc đi tham quan, ở đâu cũng thấy người ta văng tục. Từ sân bay, Bờ Hồ, quán cà phê, quán bún ốc, …Đặc biệt có buổi tối ngồi trà đá ở phố Nhà Thờ, bên cạnh là một nhóm 3 cô gái rất thanh tú nhưng khi trò chuyện thì ôi thôi, văng tục đến đấng nam nhi như tôi cũng phải đỏ mặt. Thế mà các em nói cứ hồn nhiên, bình thản như không, cái kiểu nói trôi chảy, đã quen miệng lắm rồi. Lúc đó tôi cứ nghĩ ông bạn Úc nghe chắc không hiểu gì nên kệ. Một lần khác đang đi qua đường, đèn dừng cho người đi bộ qua, có cô gái đi xe tay ga, mặc váy thướt tha xinh đẹp lắm nhưng vượt đèn đỏ, chút nữa đâm vào ông bạn tôi, đã không xin lỗi, cái miệng xinh đẹp của em còn tương luôn câu “Đ.M thằng Tây” rồi phóng thẳng.

Bản thân tôi hồi trẻ cũng từng một thời văng tục, chửi thề nhưng giờ nghe những thứ đó thấy sởn da gà. Nó như một thói quen, bạn nói hàng ngày thì thấy bình thường, nhưng khi “cai” một thời gian thì thấy ngượng, cậy miệng cũng không muốn nói lại.

Nghe Hà Nội đang lên kế hoạch chống nói tục, mừng quá. Có lẽ lần sau anh bạn Úc của tôi sang sẽ không còn thêm cụm từ “nhưng nói tục kinh quá” khi mô tả về con gái Việt nữa!

Minh Trí
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/246573/con-gai-ha-noi-rat-xinh-nhung--noi-tuc-qua-.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang