Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Nga đã dần nhận ra "bộ mặt thật" của "bạn tốt" Trung Quốc?




Hải Võ | 23/06/2015 13:45

Ngày càng có nhiều tiếng nói từ Nga chỉ trích Trung Quốc "về hùa" với phương Tây để trừng phạt Moscow.

Trang Đa Chiều hôm 22/6 cho hay, phó Tổng giám đốc Ngân hàng mậu dịch đối ngoại Nga (Vneshtorgbank) Yuri Soloviev tiết lộ, các ngân hàng Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt với Nga, thậm chí không muốn hợp tác với các đơn vị cùng ngành của Nga.
Theo quan chức trên, nguyên nhân của điều này là Trung Quốc không muốn làm mếch lòng phương Tây.

"Các ngân hàng Trung Quốc lo ngại gặp rắc rối nếu làm ăn với các đơn vị tài chính của Nga, bởi bọn họ còn có nhiều mối kinh doanh với Âu-Mỹ." - Ông Soloviev cho biết.
"Đối với Trung Quốc mà nói, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản hay Hàn Quốc có giá trị hơn Nga. Người Trung Quốc rất thực tế, họ sẽ không vì Nga mà thực hiện các vụ làm ăn lỗ vốn."
Kể từ khi Nga bị phương Tây trừng phạt, các tổ chức tài chính của nước này đã bị hạn chế đáng kể khi muốn vay hoặc góp vốn bằng Nhân dân tệ.
Trong khi đó, các ngân hàng Trung Quốc từ chối cung cấp các dịch vụ hỗ trợ mậu dịch song phương khiến hoạt động giao thương trong ngành tài chính Nga-Trung suy giảm nghiêm trọng.
Trung Quốc nhiều lần chỉ trích Nga không duy trì ổn định tỷ giá đồng Rúp và kiên quyết chỉ sử dụng NDT trong các giao dịch ngoại hối.
"Hiện trạng này gây trở ngại đến quá trình phát triển mậu dịch Nga-Trung. Tuy nhiên, các ngân hàng Nga vẫn rất xem trọng việc triển khai nghiệp vụ ở Trung Quốc và châu Á." - Yuri Soloviev cho hay.


Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ tại Diễn đàn kinh tế St. Petesburg. Ảnh: AFP.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ (phải) tại Diễn đàn kinh tế St. Petesburg. Ảnh: AFP.
Giáo sư kinh tế người Nga Igor Nikolaev cho rằng, quy mô mậu dịch giữa Trung-Mỹ, Trung-EU vượt xa so với quy mô Nga-Trung, dẫn đến các tổ chức tài chính Trung Quốc buộc phải xét đến thái độ của phương Tây khi "đi lại" với Nga.
"Mỹ quan trọng với Trung Quốc hơn (Nga), có nghĩa Trung Quốc phải xem xét việc Mỹ và phương Tây đang trừng phạt Nga. Điều này phản ánh ngay trong các mối quan hệ tài chính song phương." - ông Nikolaev cho biết.
Trung Quốc "đổi chiều", gia nhập phe trừng phạt Nga?
Việc Nga "hướng Đông" và xích lại gần Trung Quốc hơn để tìm kiếm giải pháp đối phó sự trừng phạt của phương Tây đã được truyền thông ghi nhận trong suốt 1 năm qua.
Tuy nhiên, đến hiện tại, các tổ chức, doanh nghiệp Nga cũng phải "vật vã" để tiếp cận nguồn vốn của Trung Quốc.
Đa Chiều bình luận, điều này chẳng khác nào Trung Quốc "về hùa" với hành động trừng phạt của phương Tây, khiến Nga thất vọng.
Giới quan sát đánh giá, mặc dù trên bình diện ngoại giao, Nga-Trung vẫn cho thấy một "tình hữu nghị" bền chặt và tổ chức nhiều hoạt động tập trận chung để gây tiếng vang.
Song, trên thực tế Nga không được hưởng nhiều lợi ích từ mối quan hệ này như những gì Trung Quốc có được. Bắc Kinh không hề đem lại cho Moscow một sự giúp đỡ thực chất nào, ngoài việc giành các hợp đồng cung ứng béo bở cho Nga.
Nhà phân tích kinh tế Nga Vladislav Zhukovsky nhận xét, dù phải "dè chừng" trước những rủi ro chính trị khi làm ăn với Nga, nhưng giới tài chính Trung Quốc chắc chắn cũng không bỏ lỡ "con mồi" này.
"Kinh tế Trung Quốc vẫn ổn nếu không có Nga, nhưng nước Nga hiện tại sẽ gặp khó khăn hơn nhiều nếu Trung Quốc không hỗ trợ.
Vì vậy, Trung Quốc sẽ lợi dụng cục diện để giành lấy các thỏa thuận hợp tác về kỹ thuật quân sự hay mua bán vũ khí.
Bắc Kinh có thể 'trục lợi' trên nhiều lĩnh vực từ việc thắt chặt quan hệ với Nga. Nói cách khác, Nga là cơ hội kiếm tiền tuyệt vời của Trung Quốc." - ông Zhukovsky bình luận.


Nhiều học giả Nga đánh giá Trung Quốc vẫn thấy Mỹ có giá trị hơn Nga.
Nhiều học giả Nga đánh giá "Trung Quốc vẫn thấy Mỹ có giá trị hơn Nga".
Liệu Nga có thành "đối tác hạng 2" của Trung Quốc?
Vladislav Zhukovsky nhận định, thái độ của ngành tài chính Trung Quốc không ảnh hưởng quá tiêu cực tới quan hệ Nga-Trung, song lợi ích quốc gia của Nga dường như không quá ý nghĩa đối với Bắc Kinh.
"Cảm giác mất cân bằng và bất ổn này ngày càng trở nên mạnh mẽ"- Zhukovsky nói.
Hiện trạng mà nhà phân tích Zhukovsky thể hiện mối quan ngại của không ít người Nga, rằng các doanh nghiệp nước này sẽ ở vào "thế yếu" khi làm ăn với các đối tác Trung Quốc, thậm chí dẫn đến việc Nga chỉ được Trung Quốc xem là "đối tác hạng 2".
Điều tra của Ernst & Young đối với giới công thương Trung Quốc cho thấy, trong vấn đề mậu dịch với Nga, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng gặp phải khó khăn về nhiều mặt như môi trường đầu tư, hệ thống pháp luật...
Tuy nhiên, tại Diễn đàn kinh tế St. Petesburg mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá quan hệ kinh tế Nga-Trung vẫn phát triển nhanh chóng.
Tại hội nghị Ủy ban hợp tác đầu tư giữa 2 chính phủ Nga-Trung trong khuôn khổ Diễn đàn, 29 dự án với tổng kim ngạch hơn 20 tỷ USD đã được thông qua.
Giới "tinh hoa" Nga kêu gọi tránh xa Trung Quốc


Tỷ phú người Nga Oleg Deripaska. Ảnh: Bloomberg
Tỷ phú người Nga Oleg Deripaska. Ảnh: Bloomberg
Cũng tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg, tỷ phú nổi tiếng người Nga Oleg Deripaska đã kêu gọi nước này "nhanh chóng tìm cách cải thiện quan hệ với phương Tây" và cho rằng chỉ có như vậy nền kinh tế Nga mới trở lại thịnh vượng.
"Nga nên tích cực hợp tác với Mỹ và châu Âu, chứ không phải Trung Quốc" - ông Deripaska nói.
Giới quan sát nhận định, những tuyên bố của ông Yuri Soloviev tại St. Petersburg trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS diễn ra vào tháng sau, nhằm phát tín hiệu "bất mãn" đến Bắc kinh.
Hãng tin Bloomberg (Mỹ) hồi tháng 5 đã dẫn lời chuyên gia các vấn đề về Nga Bobo Lo nhận xét, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông qua các quốc gia Liên Xô cũ để triển khai chiến lược mở rộng lợi ích Trung Quốc mang tên "một vành đai, một con đường".
Theo ông Lo, chiến lược của Bắc Kinh rất có khả năng "va chạm" với lợi ích của Nga và kế hoạch Liên minh kinh tế Á-Âu của Tổng thống Putin. Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ Nga-Trung.
"Chiến lược của ông Tập và ông Putin chưa phát sinh mâu thuẫn trực diện bởi đây đều là các tư tưởng mới được ra đời. Nhưng theo thời gian, xung đột lợi ích sẽ nảy sinh." - Bobo Lo chỉ ra.
theo Đại Lộ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG HIỆN TẠI RẤT CĂNG THẲNG


Làm rõ thông tin ngư dân Việt bị Trung Quốc
ép công nhận chủ quyền vô lý

Báo Thanh Niên
25/06/2015 17:45

(TNO) Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam, Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, đang chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc làm rõ việc nước này ép ngư dân Việt Nam ký vào các văn bản công nhận chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên biển Đông. 
.
 
Ông Lê Hải Bình tại buổi họp báo chiều 25.6 - Ảnh: Lê Quân

Trả lời câu hỏi của Thanh Niên Online về phản ứng của Việt Nam liên quan đến vụ việc 17 ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi cùng hai tàu cá QB 93694 TS và QB 93480 TS bị Trung Quốc bắt giữ vô lý khi đang đánh cá trên biển Đông, sau khi bắt giữ, phía Trung Quốc đã ép các ngư dân ký vào văn bản công nhận biển Đông, quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa là của nước này, người phát ngôn Lê Hải Bình dẫn thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, ngày 9.6 vừa qua, Cục Hải cảnh của Trung Quốc có thông báo bắt giữ 17 ngư dân cùng với 2 tàu cá là QB 93694 TS và QB 93480 TS.

Sau khi có được thông tin này, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thăm lãnh sự đối với các ngư dân bị bắt giữ. Đồng thời, làm việc chặt chẽ với các cơ quan sở tại, yêu cầu phía Trung Quốc phải thả 17 ngư dân cùng 2 tàu cá của Việt Nam.

“Theo thông tin mới nhất từ phía các cơ quan chức năng, 17 ngư dân cùng tàu cá QB 93480 TS đã về đến Việt Nam an toàn. Hiện nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vẫn đang tiếp tục yêu cầu phía Trung Quốc phải trả vô điều kiện tàu cá QB 93694 TS”, ông Bình cho hay.

Cũng theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc các ngư dân Việt Nam có bị phía Trung Quốc ép ký vào các văn bản công nhận chủ quyền biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc hay không, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc làm rõ thông tin này với phía Trung Quốc. Từ đó, sẽ có những phản ứng phù hợp.

Trước đó, ngày 16.6, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở tỉnh Quảng Bình có công văn gửi cơ quan chức năng về việc 2 tàu cá của tỉnh này bị Trung Quốc bắt giữ. Theo đó, Chi cục nhận được thông tin từ ông Trần Tiến Dũng (chủ tàu cá QB 93401TS, ở xã Quảng Phú, H.Quảng Trạch) báo cáo về việc 2 tàu cá QB 93480 TS (công suất 585 CV, có 8 thuyền viên; chủ tàu Võ Văn Toàn, 33 tuổi, cùng xã Quảng Phú) và QB 93694 TS (công suất 740 CV, có 9 thuyền viên; chủ tàu Võ Văn An, 39 tuổi, cùng xã Quảng Phú), xuất bến từ ngày 3.6, khi đang hoạt động tại vùng biển cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng trên 10 hải lý về phía tây nam thì bị 1 tàu hải quân và 3 tàu chụp mực của Trung Quốc xua đuổi, áp sát.

Sau khi điều khiển tàu chạy thoát, ông Dũng không liên lạc được với 2 tàu trên. Từ khi mất liên lạc, trạm ở bờ không nhận được báo cáo vị trí của 2 con tàu kể trên gửi về nữa. Kiểm tra thông qua thiết bị kết nối vệ tinh lắp đặt trên tàu cá, Trung tâm thông tin kiểm ngư (Cục Kiểm ngư) xác định 2 tàu cá nói trên đang neo đậu tại vị trí thuộc cảng Tam Á của đảo Hải Nam.

Xác định có thể 2 tàu đã bị phía Trung Quốc bắt giữ, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Quảng Bình đã có công văn đề nghị các cấp, ngành có biện pháp hỗ trợ 2 tàu cá. Ngày 23.6, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình ký công văn gửi UBND tỉnh Quảng Bình, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Tổng cục Thủy sản đề nghị tiếp tục có biện pháp hỗ trợ tàu cá QB 93694 TS đang bị Trung Quốc bắt giữ.

Trở về từ Trung Quốc, hai chủ tàu QB 93964 TS và QB 93480 TS thông tin với Thanh Niên Online rằng, lực lượng chức năng Trung Quốc đã áp giải 2 tàu cá chạy về đảo Hải Nam neo đậu. Sau đó bắt các thuyền viên ký vào các tờ giấy chữ Trung Quốc, riêng anh An và anh Toàn liên tục bị bịt mặt đưa đi xét hỏi trong các phòng riêng biệt. Đặc biệt, có 1 lần, nhiều người mặc thường phục của Trung Quốc nói chỉ cần ký vào 1 tờ giấy thì sẽ được thả người và tàu về bình thường.

Đến chiều 17.6, lực lượng Trung Quốc dồn tất cả thuyền viên 2 tàu lên tàu của anh Toàn rồi dắt ra ngoài biển xa thả về; còn tàu anh An và toàn bộ ngư lưới cụ, hải sản trên 2 tàu đều bị thu giữ. Rạng sáng 21.6, tàu anh Toàn cùng 17 thuyền viên về đến cửa Lạch Roòn.


Lê Quân
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lạc quan gì ở giữa năm?

POTUS-TPP-largeNghỉ hè xong rồi, lại cầm bút, và thấy rằng vào cuối tháng 6 năm 2015, đất nước đã đến một giải đoạn cả thứ vị đều quan trọng. Trong bối cảnh TBT Nguyễn Phú Trọng sáp sang Mỹ để gặp TT Obama, có ba chủ đề đặc biệt đáng chủ ý. Sau khi đề cập ba chủ đề này phải hỏi: ở giữa năm 2015, chúng ta có đủ lý do để tin rằng Việt Nam sáp chuyển vào một giải đoạn mới trong sự phát triển của đất nước? Dù là một câu hỏi quá lớn, cũng không thể loại trừ khả năng những việc đang tiếp diễn đối với Việt Nam thực sự có khả năng để thay đổi những bài toán chính trị xã hội của đất nước.
Thứ nhất và mới nhất, cuối cùng dường như sáng kiến TPP của Obama sẽ được Quốc hội Mỹ thông qua trong những tuần tới… Đây là một thắng lợi đáng kể đối với Obama và là một kết quả khá hứa hẹn đối với Việt Nam… hoặc, ít nhất, là một kết quả tốt đối với Việt Nam ở một số mặt khía cạnh nhất định.
Thực ra, còn quá sớm để biết nó sẽ mang lại kết qủa gì cho người dân bình thường ở Việt Nam. Nhưng gần như là chắc chắn sẽ giúp các công ty hành hoạt động ở VN tiếp cận thị trường Mỹ và một số thị trường khác. Trong khi đó, số tiền FDI đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng lên, dù tăng bao nhiêu khó để dự báo trước được.
Thứ hai, chúng ta thấy quan điểm của Mỹ và- Việt Nam trong hồ sơ tranh chấp trên biển đã rất gần nhau. Nghĩ gì về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi thấy chính quyền ở Việt Nam hết sức ủng hộ nội dung và tinh thần của những gì Ông Bộ Trường Quốc Phòng Hoa Kỳ đã tuyên bố ở Singapore, Hải Phòng, và Hà Nội. Ấn tượng!
Thứ ba, tình hình chính trị ở Việt Nam còn tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng, không chỉ vì sự canh tranh chính trị nội bộ của ‘Đảng ta’ trước Đại Hội 12 hoặc, mà vì người dân Việt Nam thuộc mọi thành phần đang tiếp tục lên tiếng để có được một Việt Nam dân chủ và minh bạch. Thấy rất rõ, dù báo chí Việt Nam còn chưa dám phản ánh.
 Vậy, nghĩ gì về tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam? Việc có tham gia TPP và có quan hệ hợp tác với Mỹ tốt đến mức nào sẽ không mua được độc lập – tự do – hạnh phúc cho Việt Nam và chắc chắn sẽ không mang lại dân chủ, minh bạch, công bằng, văn minh. Bao giờ giành những cái đó? Vào giữa năm 2015 có lý do để thấy lạc quan chút nào về sự phát triển của đất nước?
 JL

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đồng chí Khoai @ cải Tin Nóng: PHẠM CHÍ DŨNG ĐÃ BỊ BẮT ? Tin ai bây giờ???

Khoai@

Tin trên trang Dân News: Nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt?


Nội dung cả 2 trang đều phản ánh bài của Thụy My của Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI). 

Thụy My kể rằng: sáng ra, nhận được tin nhắn của Phạm Chí Dũng vỏn vẹn ba chữ: "Anh bị bắt". Và ngay sau đó là một cuộc gọi ngắn gọn của Phạm Chí Dũng, cho biết sáng nay anh vừa ra khỏi nhà thì bị khoảng hai chục người dùng vũ lực buộc anh phải theo họ. Anh tỏ ra rất bình tĩnh.

Thụy My cũng bịa đặt thêm: "Những cuộc gọi liên tiếp sau đó vào số điện thoại của anh, tất nhiên là không có hồi đáp – máy bị tắt, hoặc đổ chuông nhưng không ai bắt máy".


Sự thật đây: Phạm Chí Dũng chưa bị bắt, anh ta mới chỉ bị cơ quan công an gọi lên làm việc mà thôi.

Thụy My là người như thế nào, hẳn các bạn đã rõ.
*********************

Cũng nên đọc: Phạm Chí Dũng lại sủa càn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Putin chính thức biến “điều Trung Quốc lo sợ” thành sự thực

(Quốc tế) - Tổng thống Nga Putin sẽ chính thức thăm Nhật Bản trong năm nay. Đây là thông tin biến những lo ngại của Bắc Kinh về quan hệ Nga-Nhật trở thành sự thực.

Chinanews (Trung Quốc) đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 24/6.
Theo đó, song phương đã xác nhận ông Putin sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức Nhật Bản trong năm 2015.
Putin chính thức biến "điều Trung Quốc lo sợ" thành sự thực
Putin chính thức biến “điều Trung Quốc lo sợ” thành sự thực
Sputnik News (Nga) cho hay, nhân vật thân cận của ông Abe là Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi sẽ công du Moscow vào đầu tháng 7 tới.
Theo Sputnik, chuyến công du của ông Yachi nhằm “tìm kiếm con đường hòa bình để giải quyết khủng hoảng Ukraine”, qua đó “đặt cơ sở cho chuyến thăm Nhật Bản của Tổng thống Nga”.
Kể từ đầu tháng 6, Tokyo đã nhiều lần công khai tỏ rõ thái độ muốn “lôi kéo” Tổng thống Putin nhằm cải thiện quan hệ Nga-Nhật.
Trong một bài phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 hôm 8/6, ông Abe tuyên bố Tokyo “không chuẩn bị thay đổi kế hoạch thăm Nhật trong năm 2015 của Tổng thống Nga Vladimir Putin”.
Sau chuyến công du của ông Yachi, Nhật Bản có kế hoạch cử tiếp Ngoại trưởng Kishida Fumio tới Nga vào tháng 9, cũng để chuẩn bị cho việc ông Putin thăm Nhật.
Không chỉ vậy, Tokyo đang nỗ lực mời Nga tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 2016 và ông Abe có thể trực tiếp gửi lời mời tới Tổng thống Nga theo hình thức “khôi phục mô hình G8″, nhưng Putin cũng có thể được mời trong vai trò quan sát viên.
Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi chuẩn bị công du Nga.
Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng An ninh Quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi chuẩn bị công du Nga.
Putin không nể nang, người Nga “đua nhau” tố Trung Quốc
Những nỗ lực “hàn gắn” quan hệ với Nga của Tokyo đã khiến Trung Quốc bất mãn.
Ngay sau phát biểu của Thủ tướng Abe hôm 8/6, báo chí Trung Quốc hả hê và rầm rộ đăng tải thông tin phản ứng từ Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov.
Ông Peskov khi đó vẫn khẳng định: “Trong lịch trình của Tổng thống Putin không có hoạt động thăm Nhật.”
Rõ ràng sự chuyển biến thái độ tích cực của Moscow đối với Tokyo trong vòng 3 tuần vừa qua là dấu hiệu khiến Trung Quốc phải lo lắng, đặc biệt khi chính ông Putin đã có những phát ngôn thẳng thừng và không nể nang đối với Bắc Kinh.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế St. Petersburg hôm 18/6 vừa qua, Tổng thống Nga khiến Trung Quốc phải giật mình với tuyên bố: “Nga và Trung Quốc sẽ không trở thành bất kỳ quan hệ đồng minh quân sự nào.”
Đây cũng là lần đầu ông Putin không còn “giải thích” rằng Nga-Trung chỉ là “đối tác và bạn” mà dùng thể phủ định để nói về vấn đề này, cho thấy thái độ chuyển biến có phần cứng rắn của Tổng thống Nga.
Bên cạnh phát biểu của Tổng thống Putin, các quan chức hàng đầu ngành tài chính của Nga chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc chỉ làm “bạn” với Nga… bằng miệng.
Giới công thương Nga cũng “tố” Trung Quốc chỉ muốn lợi dụng việc Nga bị trừng phạt để giành lấy các hợp đồng cung ứng béo bở cũng như thỏa mua bán vũ khí và trao đổi kỹ thuật quân sự từ Moscow, đồng thời cố tình nhũng nhiễu, chèn ép các doanh nghiệp của Nga.
Tỷ phú Nga Oleg Deripaska nói thẳng rằng Moscow “nên tìm cách cải thiện quan hệ và hợp tác với Mỹ – châu Âu, chứ không phải Trung Quốc.”
Đặc biệt, hôm 22/6, nhiều nghị sĩ Đảng Dân chủ tự do Nga đã yêu cầu Thủ tướng Dmitry Medvedev can thiệp không cho Trung Quốc thuê 300.000 hecta đất nông nghiệp vùng Zabaikalye (Siberia) trong thời hạn 49 năm.
Các nhà lập pháp Nga lo ngại đây là một bước đi thể hiện mưu đồ địa chính trị nguy hiểm của Bắc Kinh và “rất có thể chỉ sau 20 năm nữa, tỉnh trưởng Zabaikalye sẽ là người Trung Quốc”.
Máy bay tuần tra P3-C Orion của lực lượng Nhật cất cánh từ Philippines để tuần tra Biển Đông - Ảnh: Reuters
Máy bay tuần tra P3-C Orion của lực lượng Nhật cất cánh từ Philippines để tuần tra Biển Đông
Nhật mạnh tay với Trung Quốc trên Biển Đông
Sự bất mãn của Bắc Kinh đối với việc Nhật Bản xích lại gần Nga được cho là xuất phát từ mối lo ngại nước này bị cộng đồng quốc tế cô lập về vấn đề Biển Đông nếu Moscow quyết định giữ lập trường trung lập.
Từ hôm 22/6, Mỹ và Nhật đã tiến hành các cuộc tập trận riêng biệt với Philippines, gần khu vực mà Trung Quốc xây đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông.
Hoạt động này được mô tả là động thái chứng minh Tokyo đang đóng vai trò lớn hơn trong việc kiềm chế dã tâm bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.
Reuters cho hay, chiếc máy bay tuần tra P3-C Orion của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản chở theo 3 sĩ quan khách mời Philippines đã bay ở độ cao hơn 1.500m phía trên rìa khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) hôm 23/6.
Động thái của Nhật-Philippines khẳng định những tuyên bố cứng rắn trước đây của Washington không phải là nói suông. Các đồng minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đã thực sự “bắt tay” để buộc Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông.
Trong thời gian qua, nhiều học giả quốc tế và các quan chức Mỹ đã kêu gọi Hải quân nước này điều tàu chiến và máy bay tới khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép.
Đây được xem là một biện pháp mạnh mẽ để khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, đồng thời phủ nhận những đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh.
Và nếu chuyến thăm Nhật của Tổng thống Nga đạt được những kết quả thiết thực, thậm chí “mở đường” cho ông Putin đến G7 năm sau, thì rất có khả năng, Trung Quốc sẽ “không lối thoát” giữa vòng vây của “liên minh” quốc tế.
Một câu nói của Putin đủ khiến Trung Quốc “lo sốt vó” ở Biển Đông

Một câu nói của Putin đủ khiến Trung Quốc “lo sốt vó” ở Biển Đông

Tuyên bố "không liên minh với Trung Quốc" của Tổng thống Nga Putin được học giả Trung Quốc cho là thái độ "nhượng bộ" của Moscow với Mỹ-đồng minh liên quan tới vấn đề Biển...
Nga đã dần nhận ra “bộ mặt thật” của “bạn tốt” Trung Quốc?

Nga đã dần nhận ra “bộ mặt thật” của “bạn tốt” Trung Quốc?

Ngày càng có nhiều tiếng nói từ Nga chỉ trích Trung Quốc "về hùa" với phương Tây để trừng phạt Moscow. Trang Đa Chiều hôm 22/6 cho hay, phó Tổng giám đốc Ngân hàng mậu dịch...
“Hợp tác quân sự Việt-Nga làm Trung Quốc sửng sốt, mất tinh thần”

“Hợp tác quân sự Việt-Nga làm Trung Quốc sửng sốt, mất tinh thần”

Trung Quốc cũng cáo buộc đích danh Nga tìm cách quay trở lại Cam Ranh, nước cờ của Moscow đối với tình giao hảo Trung Nga chỉ là bề ngoài... Tờ Eurasia Daily Monitor thuộc Quỹ...
(Theo Tri Thức Trẻ)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐẠI HỘI NHÀ VĂN VUI ĐÁO ĐỂ


NM và nhà thơ Nguyễn Ngọc Phú ở ĐH 8


Ngô Minh
 Mỗi kì Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam đều để lại những kỉ niệm khó quên.  Tôi là nhà văn đã dự liên tục nhiều kỳ đại hội Hội Nhà Văn Việt Nam (4, 5, 6, 7,8). Đại hội 9 diễn ra từ ngày 9- 11/7/2015, đã có giấy mời. Như thế tôi đã dự 6 ĐH nhà văn. Nhiều chuyện vui lắm. Đối với tôi, ấn tượng nhất là Đại hội IV họp 6 ngày, từ 26/10 đến ngày 1/11/1989 tại Hội trường Ba Đình. Tôi đã ghi tốc ký đầy một cuốn sổ tay đầy. Dự kiến sẽ viết một cuốn sách, nhưng chưa viết được. Trong Đại hội này các nhà văn đã bàn nhiều chuyện rất nghiêm túc như:  không nên có một phương pháp sáng tác duy nhất, tự do sáng tạo, đổi mới văn chương, nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về Văn hoá văn nghệ, về việc đổi mới của báo Văn Nghệ , tạp chí Sông Hương. Đại hội bầu trực tiếp Tổng thư ký Hội, quy định một người không giữ chức Tổng thư ký quá hai nhiệm kỳ, thông qua điều lệ mới v.v...Đại hội sôi nổi và căng thẳng giữa  2 phe "cấp tiến" và "bảo thủ" . Nhiều người Hà Nội đến trước Hội trường Ba Đình "biểu tình", chờ các nhà văn nghỉ giải lao để gửi kiến nghị lên trên. Các bác xích lô Hà Nội thấy tôi đi bộ, đeo phù hiệu ĐH là mời ngồi lên xe về nhà khách Chu Văn An không lấy tiền...Nhân Đại hội Nhà văn IX sắp họp, tôi muốn kể những chuyện rất lạ, rất vui mà chỉ có Đại hội Nhà văn mới có.

MẤT NỬA NGÀY BẦU CHỦ TỊCH ĐOÀN ĐẠI HỘI 4

Nhà văn Nguyễn Đình Thi, Tổng thư ký (TTK) Hội Nhà văn khoá 3 xin Đại hội trù bị biểu quyết cho số lượng chủ tịch đoàn Đại hội 5 hay 7 người và đưa ra danh sách Chủ tịch đoàn dự kiến do BCH cũ giới thiệu gồm, nhưng lại kê sẵn 7 cái ghế Chủ tịch đoàn (CTĐ). Thế là tranh luận. Nhà văn Dương Thu Hương: "Ban chấp hành đưa ra danh sách ngay từ đầu là thiếu khiêm tốn. Đại hội sẽ bầu ra già làng của mình". Nhà văn Nguyễn Quang Thân: "tôi rất lo lắng cho sức khoẻ của CTĐ, nếu theo danh sách đề nghị của BCH cũ". Ý nói CTĐ toàn người già. Thế là chuyện già trẻ thành vấn đề tranh cãi. Nhà văn Vũ Thị Thường nói: "Nhà văn phải thương nhau. Đừng áp đảo người già. Thế là ác. 30 năm nữa các anh cũng thành cụ". Nhà thơ Ý Nhi lên tiếng: "Đẩy vấn đề sang thiện - ác như chị Vũ Thị Thường là không đúng". Nhà thơ Tạ Vũ ngật ngưỡng rượu bước lên diễn đàn chỉ nói một câu rồi lại ngật ngưỡng về: "CTĐ cũng sai. Sai quá đi chứ!". Cả hội trường cười ồ. Rồi tranh luận CTĐ cần cơ cấu hay không cơ cấu cũng mất cả tiếng đồng hồ. Tranh luận về nguyên tắc bầu cử giơ tay hay bỏ phiếu kín. Tranh luận căng thẳng tới mức, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nói: "Đại hội ta rất vui, rất có ý nghĩa. Nên mua cái catsett để ghi lại". Nói năng qua lại rồi cuối cùng cũng thống nhất được một danh sách 9 người để bầu 7 vị CTĐ. Bầu bằng giơ tay và đếm. Đến đây thì sinh một chuyện gay cấn. Nhà văn Tô Hoài, đã có vé đi Cai-rô (Ai-Cập). Ngày mai bay, lại có tên trong danh sách bầu CTĐ, nhưng ông không rút. Các nhà văn Nguyễn Kiên, Nguyễn Quang Lập: "Chuyến đi của anh Tô Hoài là có thật. Đề nghị anh làm rõ". Nhà văn Tô Hoài: "Tôi đã nhận trước BCH, tôi không có ý kiến rút. Công việc của tôi tôi sẽ báo cáo với BCH". Cuối cùng thì cũng thống nhất bầu CTĐ bằng giơ tay. Các nhà văn trúng CTĐ là: Nguyễn Đình Thi, Trần Bạch Đằng, Chu Văn, Lương Quy Nhân, Phan Tứ, Lê Minh, Ý Nhi, Cao Tiến Lê. Mới khởi đầu mà đã gay go thật. Nhiều nhà văn ngồi CTĐ Đại hội IV ấy bây giờ đã thành người thiên cổ. Nhớ lắm!
Đến 12 giờ kém 15 mới được nghỉ. Như vậy già nửa ngày làm việc Đại hội mới bầu xong CTĐ. Gay go thật!

CHỦ TỊCH ĐOÀN RUNG CHUÔNG - CHUYỆN HI HỮU Ở VIỆT NAM

Một chuyện gay cấn mà vui ở Đại hội Nhà văn IV là ai được tham luận, ai không. Số hội viên đi Đại hội là 400 mà có tới 108 người đăng ký tham luận. Lấy đâu thời giờ mà đọc, mà nói. Có người sáng kiến: Những tham luận lạc đề, hoặc dài quá, thì Đại hội sẽ vỗ tay mời xuống. Nhà văn Hoàng Xuân Nhị (lúc này đã 82 tuổi) nói: "Đề nghị không được vỗ tay mời đại biểu xuống". Nhà văn Tô Ngọc Hiến đứng phắt dậy: "Đề nghị vỗ tay, không được trích kinh điển dạy dỗ anh em dài dòng". Nhà văn Nguyễn Khắc Phê đề nghị: "Mỗi đại biểu nên phát biểu 10 phút". Một đại biểu quân đội nói: "Nên được 2 lần phát biểu nhưng không được liền nhau". Nhà văn Hoàng Quốc Hải cười hỏi: "Có được bán nhượng quyền tham luận không? Tôi nghe có người định đầu cơ quyền tham luận!". Nhà văn Nguyễn Huệ Chi phân trần: "Mỗi người chỉ phát biểu hai lần trong xung đột sợ không tìm ra chân lý - tức là tước bỏ chân lý. Vì có người có 5 cái lưỡi, một hộp lưỡi!". Nhà thơ Thu Bồn bức xúc: "tôi đăng ký tham luận từ 2 ngày trước, sao lại xếp số 70? Hôm qua tôi đã đăng ký một lần nữa, số 47. Tôi không tin Đoàn thư ký trong việc xếp thứ tự tham luận!". Nhà văn Triệu Bôn: "Đề nghị bắt thăm đọc tham luận" v.v... Cuối cùng nhà văn Nguyễn Quang Lập có sáng kiến được mọi người tán thưởng: "Đề nghị CTĐ rung chuông đối với những người nói lạc đề và nói quá 10 phút". Thế là Đại hội nhất trí rung chuông. Giải lao, có người đùa với anh Nguyễn Đình Thi: "Thế là Hội ta thành Liên hiệp quốc rồi đấy. Phát biểu quá giờ Tổng thư ký rung chuông cắt". Anh Thi cười: "Hội Nhà văn còn hơn cả Liên Hiệp quốc. Liên Hiệp quốc có 200 nước, Hội ta có 400 hội viên, tức là 400 nước, không ai chịu ai. Nên phải có chuông rung mới công bằng".
Không biết nhà văn Nguyễn Đình Thi kiếm đâu ra cái chuông rung cũng kêu ra phết. Mỗi lần nhà văn nào nói quá giờ, hay nói lạc đề, chuông rung, tức thì cả đại hội vỗ tay bắt phải xuống. Nhưng cũng có nhà văn rất khôn. Nhà văn DTH lên diễn đàn, trước khi đọc tham luận của mình, nói: "Có người nhờ tôi nói việc này, việc kia, chủ tịch đoàn không được cắt thời gian của tôi. Trong tham luận của nhà văn khi nói đến ông Kim Ngọc ở Vĩnh Phú, toàn dùng cụm từ "Tổng bí thư Kim Ngọc". Có nhà văn ngồi dưới nói to nhắc: "Bí thư tỉnh uỷ Kim Ngọc". Nhưng DHT vẫn cứ nói "Tổng Bí thư Kim Ngọc". Tôi hiểu ý nhà văn này muốn nói rằng, người như ông Kim Ngọc phải gọi là "Tổng bí thư". Nhà thơ Thu Bồn cũng học theo cách đó: "Trước khi tham luận tôi xin nói hộ ý kiến của hai đồng chí ngồi cạnh tôi, rằng 400 nhà văn không mất đoàn kết. Chỉ có BCH khoá 3 gây mất đoàn kết, báo cáo sai lệch tình hình nhà văn lên Trung ương. 400 nhà văn Việt Nam không phủ nhận quá khứ…". Thế là thêm nửa ngày nữa mới thống nhất được việc tham luận mấy phút và chuông không.
Cái chuông CTĐ hiệu nghiệm thật. Đa số tham luận đã được đọc. Nhiều vấn đề then chốt của văn chương nước nhà đã được các nhà văn bàn luận nghiêm túc, cởi mở.

BẦU CỬ LẠ LÙNG Ở ĐẠI HỘI NHÀ VĂN

Tôi ở trong Ban kiểm phiếu của Đại hội nên rất thấm thía chuyện bầu cử ở Đại hội Nhà văn IV. Nhà văn luôn mong có nhiều thời gian để đi, để đọc, để viết. Nhưng cũng có không ít nhà văn mê làm BCH lắm. Đại hội Nhà văn IV là đại hội toàn thể. Có 400 nhà văn đi Đại hội. Đại hội biểu quyết số lượng BCH khoá mới từ 21 - 25 vị. Thế mà mà danh sách ứng cử và đề cử sau khi rút lại lên tới 251 người, chiếm 63 %. Đại hội Nhà văn lần VII cũng vậy. Danh sách đề cử sau khi rút lại gần 200 người, nên bỏ phiếu chỉ 6 người quá bán. CTĐ đề nghị bầu lần 2, Đại hội biểu quyết: "Không bầu nữa". Thế là BCH chỉ đúng một mâm. Hồi Đại hội IV chưa sử dụng máy vi tính, nên phải đánh máy phiếu bầu cử dài dằng dặc tới ba bốn trang, rồi in ra thành 400 bản. Vì danh sách đề cử đông nên bầu đại biểu quá bán rất khó. Nhà văn nói năng hăng hái thế, nhưng nhiều người ham vui quên bỏ phiếu. Ban tổ chức mấy lần ra căng tin đằng sau Hội trường Ba Đình kêu gọi: "Mời các nhà văn vào hội trường để bỏ phiếu", vẫn có mấy chục người ngồi say sưa chạm cốc.
Đại hội IV là Đại hội lần đầu tiên có ngọn gió đổi mới, nên nhà văn chia làm 2 phái "Phái vui tươi và phái hằm hằm" (Nguyễn Duy). Anh em gọi phái vui tươi là phái đổi mới, phái hằm hằm là phái bảo thủ. Nên trong BCH cũng xảy ra việc tranh chấp phái. Kiểm phiếu từng bàn một cũng chia làm hai: Hai người đọc, hai người ghi, hai người đứng đằng sau theo dõi. Kiểm phiếu tới gần một giờ đêm, phải bồi dưỡng cháo gà khuya. Tính tôi hay ngủ sớm, nên buồn ngủ lắm. Đến nhà văn Nguyễn Khải, tôi lẫn sang người dưới nên không xướng. Đáng lẽ người theo dõi đằng sau nhắc nhở: "Anh quên đọc Nguyễn Khải". Thì anh ta lại hỏi gay gắt: "Tại sao anh lại không đọc Nguyễn Khải?". Thật căng thẳng. Có một cái phiếu bầu cử trong đó có bầu cho nhà thơ Ý Nhi. Nhưng cái phiếu ấy phía trên lại có mấy nét gạch bút bi như là người ta thử bút trước khi viết vậy. Thế là hai bên cãi nhau. Một bên cho là người bầu cử làm ám hiệu, tôi thì cho rằng đây không phải là ám hiệu, vì ký hiệu như vậy không có ý nghĩa gì cả. Thế là tờ phiếu được lưu lại. Đến phiên họp sáng mai, chủ toạ Đại hội là nhà văn Trần Bạch Đằng, Nhà văn Bùi Hữu Tòng, trưởng ban kiểm phiếu và tôi đưa tờ phiếu bầu xuống xin ý kiến CTĐ. Nhìn thấy tên Ý Nhi không gạch, Chủ tịch đoàn phán ngay: "Đây là ám hiệu". Thế là tờ phiếu bị huỷ. Sau này tính toán quá bán, Ý Nhi chỉ cần một phiếu đó nữa là trúng BCH. Nhưng chị đã không trúng vì cái phiếu huỷ ấy. Thật oan uổng.
Vì quá đông người đề cử, nên bầu lại lần thứ hai mới có 9 người quá bán là: Nguyễn Quang Sáng, Nguyên Ngọc, Vũ Tú Nam, Xuân Cang, Chính Hữu, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khải, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Hữu Mai. Chưa được một nửa con số 21 người BCH mà Đại hội thông qua. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cao phiếu nhất, được Đại hội giới thiệu bầu Tổng thư ký, nhưng ông một mực xin thôi để về Sài Gòn uống rượu. Cuối cùng nhà văn Vũ Tú Nam được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn khoá 4. "Tổng thư ký của hội ta / Tướng công vốn có hiệu là Văn Ngan" (Nguyễn Duy). Sau khi nghe công bố danh sách BCH mới, nhà văn Trần Dần, được ở nhà khách Chu Văn An vì đau chân, xách đồ đặc ra đường tìm taxi về nhà. Tôi hỏi: "Đại hội còn ngày mai nữa sao bác về sớm thế?". Anh Trần Dần thảng thốt: "Thua rồi!". Tức ý anh trong BCH mới ấy, người bảo thủ nhiều hơn, nên khó đổi mới văn chương.
Tôi thì nghĩ khác, văn chương là của từng người, nhà thơ Trần Dần bao nhiêu năm nay là người luôn đổi mới văn chương chữ nghĩa đấy thôi, có ai cản ông được đâu!
Đến Đại hội lần thư 8 (2010) thì bầu cử càng trở nên bát nháo. Số là danh sách đề cử đông, không ai chịu rút. Cho đến phút chót đaị hội  thông qua danh sách bầu cử cả trăm người, Ban tổ chức mới cho in phiếu. Phiếu in máy vi tính ở phòng cành hội trường, in đến đâu phát đến đấy. Không phải một người phát mà hàng chục người phát. Có người nắm cả tập phiếu, ngồi ghi gạch cắm cúi, muốn ghi ai thì ghi. Có hội viên ngồi chờ cuối cùng không có phiếu để bầu. Tôi phải xông lên giành được một pohieeus để thực hiện”quyền bầu cử”.Nữ nhà thơ Vi Thùy Linh như con choi choi, nhạy lên chạy xuống nhặng xị hô hãy bỏ cho người này, không bỏ cho người khác. Trên tay chị cầm cả nắm phiếu. May mà số đại biểu bầu một lần trung 15 Ủy viên chấp hành như dự kiến. Không biết trong đó có bao nhiêu người trúng cử BCH nhờ cách phát phiếu nhặng xị ấy.

HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG HAM "ĐỐI TRỌNG" QUÊN ĂN TRƯA

Ở Đại hội Nhà văn lần thứ V (1995), nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đọc bài tham luận rất hay về quan điểm Đối trọng, nghĩa là các nhà văn có trách nhiệm với đất nước, nhân dân phải mạnh dạn nêu ý kiến phản biện xã hội để Đảng và Nhà nước ban hành các quyết sách đúng đắn hơn. Kiểu như quan can gián vua trong các triều đại ngày xưa. Trưa hôm sau, văn phòng Tổng Bí thư Đỗ Mười đưa xe đến mời nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường tới gặp mặt Tổng bí thư. Anh Tường kể: Cuộc nói chuyện bắt đầu từ 10 giờ sáng, chỉ có 3 người là là TBT Đỗ Mười, anh Tường và ông Nguyễn Đức Bình, lúc đó là Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tư tưởng. Nhưng ông Bình chỉ ngồi nghe, từ đầu đến cuối không nói gì. TBT Đỗ Mười là một nhà lãnh đạo tâm huyết và có tài hùng biện, Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn thông kim bác cổ, nên hai người say sưa nói chuyện. Vẫn chuyện đối trọng hay không đối trọng, nhưng câu huyện thân tình, cởi mở. Đến khi nhìn đồng hồ thì đã 12 giờ rưỡi trưa. Hồi đó chưa có chế độ làm việc thông tầm. TBT Đỗ Mười chủ động dừng câu chuyện. TBT Đỗ Mười bảo: "Tôi với anh sẽ ăn suất cơm của tôi!". Nhưng nhà bếp Trung ương Đảng đã đóng cửa. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường về đến khách sạn thì bếp ăn cũng đóng cửa…

PHÙNG QUÁN MỜI RƯỢU ĐẠI HỘI

Sau Đại hội nhà văn lần thứ nhất (từ 1 - 4/4/1957), nhà văn Phùng Quán dính tai nạn văn chương Nhân văn - Giai phẩm, mãi đến Đại hội IV, tức 32 năm sau anh mới được cùng các đồng nghiệp văn chương dự Đại hội Nhà văn. Anh xúc động lắm nên anh đã mời rượu đại hội theo cách của anh. Những ngày Đại hội anh luôn thủ sẵn một be rượu và một cái chén mắt trâu trong cái túi Mán của mình. Anh lần đi từng dãy ghế trong Hội trường Ba Đình, tìm đến các bạn văn ba miền, rót mời mỗi người một chén, rồi lại đi dãy bàn khác. Hết rươụ thì về nhà lấy. Vì nhà anh ở sau trường Chu Văn An, rất gần Hội trường Ba Đình. Anh mời rượu như thế suốt mấy ngày Đại hội, nên những chuyện "Nguyễn Văn Hạnh một mình một ngựa/ Phá vòng vây ở giữa sa trường"… hay "Hồi kết cuộc chia làm hai phái/ Phái vui tươi và phái hằm hằm"… như trong diễn ca của Nguyễn Duy kể, anh Quán không quan tâm lắm. Một buổi tối, không họp, tôi đến nhà anh mượn cái xe đạp để đi thăm bạn bè Hà Nội. Thấy tôi bước lên "chòi ngắm sóng", Phùng Quán reo lên: "Đây rồi! Đây rồi. Ngô Minh vừa là nhà thơ vừa là nhà báo, sẽ tường thuật đầy đủ cho các vị về "tình hình Đại hội ngày hôm nay". Tôi nhận ra rất nhiều trí thức đang ngồi nhâm nhi rượu Phùng Quán mời như giáo sư Hồ Ngọc Đại, Tiến sĩ toán học Nguyễn Xuân Tấn… đang chờ Phùng Quán kể cho nghe không khí sôi động, quyết liệt của Đại hội Nhà văn trong Hội trường Ba Đình, nhưng anh Quán lại ít quan tâm về việc ấy, nên không tường thuật được, chỉ mời rượu mọi người thôi. Thế là tôi phải bỏ việc mượn xe đạp đi chơi, ngồi kể lại từng sự việc xảy ra trong Đại hội cho mọi người nghe cho đến tận khuya
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông uốn lượn mấp mô?


Dân trí Đường sắt đô thị đoạn Cát Linh - Hà Đông là dự án thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhân dân thủ đô. Hiện nay, bằng mắt thường có thể nhìn thấy sự uốn lượn mấp mô ở nhiều đoạn của công trình, hiện tượng này tập trung nhiều nhất trên đường Nguyễn Trãi. 

 >>    Chuẩn bị mua lô tàu Trung Quốc cho đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông
 >>    Dân khổ vì dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông thi công ì ạch


Qua phản ánh của người dân, PV Dân trí đã ghi nhận chùm ảnh dưới đây. Người dân mong muốn Ban quản lý dự án, cơ quan chức năng và giới khoa học có câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao đường sắt đô thị lại phải uốn lượn, mấp mô như vậy?

Tại sao đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông uốn lượn?
Hiện tượng uốn lượn bắt đầu xuất hiện khi đường sắt đô thị đổi hướng từ sông Tô Lịch nối vào đường Nguyễn Trãi.

Sự uốn lượn mấp mô xuất hiện liên tục trên con đường Nguyễn Trãi thẳng rộng.
Sự uốn lượn mấp mô xuất hiện liên tục trên con đường Nguyễn Trãi thẳng rộng.

Những đường cong mềm mại của đường sắt đô thị đoạn đi qua nhà máy thuốc lá.


Những đường cong mềm mại của đường sắt đô thị đoạn đi qua nhà máy thuốc lá.


Những đường cong mềm mại của đường sắt đô thị đoạn đi qua nhà máy thuốc lá.
Những đường cong "mềm mại" của đường sắt đô thị đoạn đi qua nhà máy thuốc lá.

Uốn lượn như rồng.
Uốn lượn như rồng.

Đường sắt được nhìn thấy từ thành phố bằng phẳng nhưng cao độ lên xuống liên tục như lên đèo.
Đường sắt được nhìn thấy từ thành phố bằng phẳng nhưng cao độ lên xuống liên tục như lên đèo.

Có đoạn võng hẳn xuống trước khi vút lên.
Có đoạn võng hẳn xuống trước khi vút lên.

Đoạn đường chạy qua Nhà ga Đại học quốc gia.


Đoạn đường chạy qua Nhà ga Đại học quốc gia.
Đoạn đường chạy qua Nhà ga Đại học quốc gia.

Đoạn đường chạy qua Nhà ga Đại học quốc gia.


Đoạn đường chạy qua Nhà ga Đại học quốc gia.


Đoạn đường chạy qua Nhà ga Đại học quốc gia.
Hiện tượng uốn lượn của đường sắt đô thị giảm hẳn khi chạy đến quận Hà Đông. Bắt đầu từ đoạn này đến ga cuối ở bến xe Yên Nghĩa, đường sắt đô thị lại trở về trạng thái thẳng.

Hữu Nghị

Phần nhận xét hiển thị trên trang