Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Nữ binh Trung Quốc khoe ảnh trên đá Chữ Thập của Việt Nam


Trang Sina của Trung Quốc ngày 18/6 đã ngang nhiên công bố những hình ảnh về hoạt động thường ngày của các quân nhân nước này trên đá Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam, nơi Bắc Kinh đang cải tạo trái phép.

6
Đá chữ thập được Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thực
Ngày 18/6 vừa qua, trên trang web Sina, Trung Quốc đã đăng tải chùm ảnh trồng rau nuôi lợn với tiêu đề: “Xây dựng nhà kính trồng rau và cây ăn quả trên đảo Vĩnh Thực” ( Vĩnh Thực chính là tên mà Trung Quốc đặt trái phép cho Đá Chữ Thập thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam).
1
Bãi chữ thập 
Bãi Chữ Thập là 1 trong 7 bãi ngầm mà Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Gần đây, Bắc Kinh tiến hành cải tạo trái phép tại các bãi này bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực, Mỹ và đồng minh.
2
Trong ảnh là một nữ quân nhân ngồi bên những luống rau được chăm sóc kỹ lưỡng
5
Bức ảnh chụp lại cảnh 6 nữ quân nhân đứng trên một con đê chắn sóng, phía sau là một nhà kính.
 Chùm ảnh này cho thấy Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển cơ sở hỗ trợ quân sự trên bãi ngầm mà Bắc Kinh cải tạo trái phép.
14
Cận cảnh nhà kính
 Bắc Kinh hôm 16/6 cho biết, việc cải tạo tại Trường Sa sẽ hoàn thành trong những ngày tới và nước này sẽ tiếp tục xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng khác.
12
Bên trong nhà kính trồng rau
10
Quân nhân đang chăm sóc và tưới nước cho rau
11
Những luống rau trong nhà kính
Không chỉ trồng rau nuôi lợn, truyên thông Mỹ và phương Tây gần đây cho công bố hàng loạt hình ảnh, video về các cơ sở quân sự được xây dựng trái phép trên đảo như sân bay dài 3.000m, các trạm radar cảnh báo sớm mà vệ tinh chụp được, hoặc cũng không hề thấy các chiếc tàu nạo vét hay những thiết bị được dùng trong công việc bồi đắp và xây dựng.
4
Cảnh chuồng lợn...
13
nuôi chó... trên Đá chữ Thập
Tờ AFR nhận xét, các bức ảnh này được công bố nhằm mục đích tuyên truyền, phục vụ cho lập luận mà Trung Quốc tung ra trong thời gian qua, rằng các công trình xây dựng ở Biển Đông là phục vụ hòa bình và mang tính dân sự. Tuy nhiên, động thái này của Trung Quốc đã không "qua mắt" được các chuyên gia và giới truyền thông quốc tế.
8
Quang cảnh xung quanh
9
 
7
 
Tuy nhiên những hình ảnh này khiến các nước khu vực và thế giới quan ngại sâu sắc vì tốc độ xây dựng của Trung Quốc trên các đảo chiếm đóng và bồi đắp trái phép.
Việt Nam nhiều lần phản đối Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa
Về việc Trung Quốc ngang ngược cho mở rộng các bãi đá ngầm ở Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc, kể cả ở cấp cao.
"Một lần nữa, chúng tôi tuyên bố Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài ở các đảo, đá thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của Chính phủ Việt Nam là hoàn toàn phi pháp và vô giá trị" - ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đối các hành động nêu trên và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

TẠI ANH TẠI Ả


1250 cây đổ, 2 mạng người chết, hàng chục xe hơi hư hại, chưa kể tài sản khác. Định ko nói gì nữa nhưng nếu thờ ơ với bức tranh đau buồn ấy thì quả là ko đang tâm Đành ngắn gọn suy xét thế này:

Dự án thay thế cây xanh ở HN là đúng, phản đối chặt cây cũng đúng. Có điều:

- C/q Hà Nội thực hiện ẩu, thiếu chuyên môn hiểu biết về đặc tính của các loại cây.

- Không chịu "bàn "trước với dân.

- Báo chính thống thiếu năng lực phê phán, phân tích, vô tình đổ thêm dầu vào cơn bức xúc của dân chúng.

- Nhuộm nhoạm, mang tính bầy đàn trong các cuộc xuống đường phản đối chặt cây tại HN.

Thế nhưng, nói đi thì cũng phải nói lại, nếu ko có "tiền án tiền sự" mà các quan tham để lại, dân chúng hẳn ko đến nỗi hồ đồ mà cho rằng, bất cứ làm việc gì, đúng hay sai thì "các quan" cũng chỉ kiếm cớ để ...."cho tiền vào túi" mà thôi.

Cho nên ngay cả việc chặt cây vào ban đêm để tránh cản trở giao thông, dễ tiến hành...là đúng lại cũng bị cho là "giấm dúi, ko minh bạch".

Tất cả đã tạo nên một mớ hỗn mang, loạn xì ngầu trong văn hóa phản biện trên các mạng XH, ko chỉ với vụ "chặt cây" mà còn nhiều vụ việc khác.

Tóm lại, cả quan,cả dân và đặc biệt "Dân trí" hay "báo trí" VN đều còn rất nhiều vấn đề .

https://www.facebook.com/phi.nguyenhong.7#

Tác giả: Nghiêm Huê (thực hiện)

.
KD:  Đây là bài phỏng vấn của Báo GD t/p HCM với mình về phản biện GD. Thú thực, từ lâu rùi, mình ít viết về mảng này, do đặc điểm của Tuần VN và cũng từ thực tiễn cuộc sống, đầy ắp các vấn đề kinh tế- chính trị- XH, khiến mình tập trung cho mảng đó nhiều hơn. Dù vậy, mình vẫn được các bạn đồng nghiệp nhớ đến khi cần viết, nói, hoặc mổ xẻ vấn đề GD.
.
Có điều, khi nói về GD, mình không còn hào hứng như thời tuổi trẻ. Hoặc là mình đã già. Hoặc là ngành GD già khiến mình không còn tha thiết như trước   :D
.
Nhưng mình vẫn được các bạn đồng nghiệp khen tư duy trẻ.
Vậy thì chắc chỉ có ngành GD là… già cỗi. Hi…hi… Tự sướng một tí  :D
———-
Nhà báo Kỳ Duyên


 
LTSPhản biện giáo dục không khó. Vấn đề là nhà báo và tòa soạn báo có “dám làm” hay không. Và người làm báo có đủ vốn liếng để phản biện lại những vấn đề chính sách, thực tiễn giáo dục diễn ra hay không? Đó là nhận xét của nữ nhà báo Phạm Kim Dung (bút danh Kỳ Duyên) của trang TuanVietNam thuộc Báo điện tử VietNamNet.vn..
Giáo dục TP.HCM đã có cuộc trao đổi với nhà báo Kỳ Duyên xung quanh chuyện nghề, chuyện đời của một người cầm bút nhân 90 năm kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
PV: Cơ duyên nào đưa bà đến với TuanVietnam và với những bài viết mang tính phản biện cao không chỉ trong giáo dục mà còn tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội?
– Trước khi đến với TuanVietnam, tôi làm việc tại Báo Nhân dânNhân dân là tờ báo ngôn luận của TW Đảng, khi đó, mang đậm chức năng thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước. Và một mảng không thiếu là điều tra chống tiêu cực. Vì thế, mà trong giáo dục, khi đó chúng tôi vẫn có những bài viết điều tra về thực trạng đời sống giáo dục khi thực hiện các chủ trương, chính sách, có những gì hay, dở, đúng, sai. Những bài viết đó, tuy chưa hẳn là đặc trưng của phản biện nhưng đã có hơi hướng của hình thức này.
Để rồi, khi số phận có rẽ ngoặt, là cộng tác với VietNamNet, do Tổng Biên tập lúc đó là anh Nguyễn Anh Tuấn mời về, phụ trách mục “Thư Hà Nội”. Từ đây, tôi gắn bó với tờ báo và “gác” chuyên mục này cho đến khi chuyển sang nắm giữ chuyên mục Phát ngôn và Hành động ấn tượng, khi đó anh Nguyễn Quang Thiều thôi giữ mục này, một chuyên mục rất ăn khách của báo, nhưng viết rất khó. Vì đặc trưng của chuyên mục là thông tin và phản biện những sự kiện nổi bật trong xã hội, đang được xã hội quan tâm, là những phát ngôn ấn tượng hay và dở.
Cũng phải nói chuyên mục đó đã trải qua quá nhiều thăng trầm, chìm nổi. Một số nhà báo trước tôi nắm giữ mục này cũng lần lượt chuyển đi nơi khác.  Giờ đây, còn lại… “mình ta với nồng nàn”.
-Vấn đề giáo dục, dường như các nhà báo ít khi là người phản biện trực tiếp trên mặt báo, bà nghĩ sao?
Mỗi tờ báo có tôn chỉ mục đích khác nhau nên cách viết, thông điệp của mỗi nhà báo không giống nhau. So với thời cuộc trước đây, báo chí hiện nay đã có nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn. Sự đổi mới diễn ra trong mọi mặt của đời sống, trong đó có giáo dục. Nếu giáo dục không có phản biện thì đó là lỗi tại các nhà báo và chức năng của mỗi tờ báo. Lời nói thật bao giờ cũng nghịch nhĩ, vấn đề là các báo có “dám” nói không.
Riêng về giáo dục, các chính sách giáo dục, kể cả trước đây khi triển khai chương trình, sách giáo khoa quá tải, phân ban, đổi mới thi cử đều có thể phản biện được. Chỉ có điều phản biện “đậm” hay “nhạt” là phụ thuộc vào tính chất mỗi tờ báo, năng lực nhà báo, và phụ thuộc cả vào… thời cuộc khi đó, vào sinh hoạt dân chủ trong xã hội, với các phương tiện thông tin mới ra sao. Những năm gần đây, tôi thấy đáng mừng ở chỗ càng ngày, các ngành trong đó có giáo dục đã được đặt trên mặt báo, mổ xẻ có tính chất phân tích, phản biện sâu sắc hơn những điều hay, lẽ dở. Điều đó chỉ có lợi cho giáo dục.
– Như bà đã nói, lời “nghịch nhĩ” thường khó nghe. Trong thời gian viết những bài báo mang đậm tính phản biện đối với ngành giáo dục, bà đã “vấp” lần nào chưa?
– Có chứ. Cách đây mấy năm, trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ hiện tượng hàng nghìn điểm 0 môn lịch sử đã gây chấn động xã hội. Tôi trực tiếp viết về vấn đề này trong tuần đó. Bài viết phân tích cả phát ngôn của người có trách nhiệm về ngành nói chung, về kỳ thi nói riêng. Khá thú vị và tôi cũng rất tâm đắc.
Tuy nhiên, khi bài viết được đẩy lên mạng, lập tức ngành giáo dục có ý kiến và yêu cầu tòa soạn phải bóc bài. Chúng tôi không bóc, nhưng sau một ngày thì bài đó cũng được đưa vào trang trong và nó cũng được gỡ xuống(!?) Nói điều đó để thấy, khi viết bài phản biện, chắc chắn người làm báo sẽ bị “vấp” do ảnh hưởng đến lợi ích của người bị phản biện, lợi ích của chính ngành họ đang làm.
Hay như bài báo nữa tôi cũng thấy khá thú vị. Đó là bài Máu làm quan, để phản biện lại nhận định của TS. Alan Phan khi nói về người trẻ Việt Nam học chỉ để làm quan. Bài có đầy đủ các dẫn chứng, từ trong ca dao, đặc điểm tâm lý dân tộc Việt, đặc điểm mục tiêu và mục đích dạy học của ngành giáo dục, đặc điểm tâm lý người Việt sính bằng cấp và đặc điểm cái ghế – đặc quyền – đặc lợi trong xã hội ta, có sức chi phối tâm lý, động cơ người học rất mạnh: Đó là học chỉ để có bằng cấp, để làm quan. Bài này, may quá, không bị “vấp” và đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực của bạn đọc.
-Vậy theo bà, cái khó của người làm phản biện nói chung và phản biện giáo dục nói riêng là gì?
Khó nhiều thứ. Nghề báo ở nước ta được đào tạo như tất cả các ngành nghề khác. Nhưng khi ra làm thì đòi hỏi mỗi nhà báo phải có năng khiếu viết, phải có năng lực tư duy và khả năng quan sát xã hội, khả năng tự học, tự đào tạo. Các nghề khác cũng thế, nhưng đặc biệt, nghề báo là nghề đòi hỏi lao động  “đậm” chất cá nhân.
Kiến thức ở trường chỉ là vốn ban đầu. Còn đi được “dài hơi” đến đâu thì do cá nhân mỗi nhà báo quyết định. Hiểu biết thực tiễn và quá trình tích lũy kiến thức trong hành nghề là hai yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một người làm báo. Trong thực tế cuộc sống, các phóng viên giống như các quân cờ trên bàn cờ mà tổng biên tập là người điều khiển. Sự thích ứng của phóng viên là sự tự thân vận động chứ không phải là thụ động chờ sự “chơi cờ” của tổng biên tập.
Phóng viên nào càng chủ động, càng hiểu biết thì sẽ thành công. Các bạn trẻ bây giờ may mắn hơn thế hệ chúng tôi, và cũng… khôn hơn thế hệ của chúng tôi rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có những áp lực khác. Đó là xã hội đang trong quá trình chuyển đổi.
Đòi hỏi kiến thức, tính chuyên nghiệp trong hành nghề được rèn luyện trong suốt quá trình cầm bút đã đành, mà còn đòi hỏi mỗi nhà báo cần có hệ miễn dịch. Danh dự lớn lắm, nên nhà báo phải giữ mình. Bởi nghề báo rất tự do. Tiếng lành đồn xa, và tiếng dữ cũng đồn xa.
Cha ông ta có câu “gieo nhân nào gặt quả nấy”. Đó không chỉ là triết lý nhân quả của nhà Phật mà đó còn là bài học cuộc sống dạy ta, dạy người làm báo.
Xin cảm ơn bà!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bất an túi tiền, ồ ạt tháo chạy khỏi Trung Quốc


- Hàng tỷ USD được rút khỏi Trung Quốc trong một thời gian ngắn đang góp phần hình thành một làn sóng dòng tiền rời bỏ thị trường này.
Hàng chục tỷ USD rời Trung Quốc
Tờ Bloomberg vừa trích dẫn số liệu từ EPFR Global cho thấy, chỉ trong một tuần hồi đầu tháng 6, các quỹ đầu tư đã rút tổng cộng 9,2 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có 6,8 tỷ USD rút khỏi thị trường Trung Quốc.
Làn sóng rút tiền khỏi các thị trường mới nổi hình thành trong một năm qua do giới đầu tư kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ và đồng USD. Ban đầu, nó khá nhẹ nhàng, năm 2014, các quỹ đã rút khỏi các thị trường này 24 tỷ USD và tính từ đầu năm cho tới gần giữa tháng 6 là 26 tỷ USD.
Con số gần 7 tỷ USD rút ra khỏi thị trường Trung Quốc trong vòng một tuần qua là rất lớn. Đây là mức cao nhất trong gần chục năm qua và là một tín hiệu bất thường khi TTCK nước này tăng tới hơn 150% trong vòng một năm qua. Giá trị TTCK nước này hôm 15/6 lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 10 nghìn tỷ USD, gấp đôi so với TTCK Nhật và bằng 40% so với TTCK Mỹ.
Động thái rút tiền của các NĐT xuất hiện sau khi MSCI Inc đã trì hoãn đưa chứng khoán Trung Quốc vào chỉ số tiêu chuẩn MSCI Emerging Markets Index (đo lường diễn biễn của các thị trường mới nổi).
Theo Bloomberg, lý do các quỹ rút tiền khỏi Trung Quốc là như vậy. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia khác, các NĐT còn nhiều lo ngại về thị trường nước này, trong đó có hàng loạt các rủi ro như bong bóng BĐS, bê bối trên thị trường tài chính, nền kinh tế đang suy yếu và mất cân bằng…
Trung Quốc, đầu tư, Detroit, Haier, Pearl-River, Li-Ning, Lenovo, IBM, AC-Milan, Wahaha, Morgan, Fosun, AIIB, Smithfield-Foods, Moskva, Bắc-Kinh, Putin, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, cường-quốc, nước-lớn, Đông-Tây, châu-Âu, Mỹ, ASEAN, Obama, EU
Làn sóng rút tiền khỏi thị trường Trung Quốc đang lan nhanh.
Trong thời gian gần đây, TTCK Trung Quốc bất ngờ tăng rất mạnh cho dù nền kinh tế nước này đang ì ạch vật lộn để tìm lại tốc độ tăng trưởng cao trong thập kỷ trước đây. Sự bứt phá ngoạn mục của TTCK trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang cố gắng tài cân bằng, chuyển từ tăng trưởng dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng sang tiêu dùng nội địa khiến nhiều chuyên gia liên tưởng tới những hậu quả của bong bóng tài sản ở Mỹ hồi cuối thập kỷ 20 với kết cục là cuộc đại suy thoái 1930, và bong bóng BĐS và chứng khoán tại Nhật Bản vào thập niêm 80 sau một thời gian kinh tế Nhật tăng trưởng phần lớn nhờ vào xuất khẩu.
Hàng loạt các vụ bê bối trên thị trường tài chính Trung Quốc cũng cho thấy một thực tế đáng buồn về việc đảm bảo tính minh bạch và công bằng trên thị trường này. Theo Financial Times, Trung Quốc không phải là một cơ hội an toàn cho các NĐT nước ngoài. Thị trường BĐS bong bóng nước này đã đứng trước nguy cơ đổ vỡ và sự tăng giá của chứng khoán hầu như mang tâm lý bầy đàn.
Trung Quốc không còn hấp dẫn?
Nhiều DN châu Âu gần đây cũng cắt giảm hoạt động ở Trung Quốc do tăng trưởng sụt giảm và lợi nhuận tại thị trường này ngày càng teo tóp. Trong quý I/2015, kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7%, thấp nhất trong vòng 6 năm qua, cho dù Chính phủ nước này đã đẩy mạnh chi tiêu cũng như cắt giảm thuế và lãi suất.
Trung Quốc, đầu tư, Detroit, Haier, Pearl-River, Li-Ning, Lenovo, IBM, AC-Milan, Wahaha, Morgan, Fosun, AIIB, Smithfield-Foods, Moskva, Bắc-Kinh, Putin, Tập-Cận-Bình, Trung-Quốc, Biển-Đông, cường-quốc, nước-lớn, Đông-Tây, châu-Âu, Mỹ, ASEAN, Obama, EU
Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, trong khi các yếu tố khác lại dần kém hấp dẫn.
Trên tờ WSJ, Phòng Công nghiệp và Thương mại châu Âu (EuroCham) hồi cuối tháng 5 cho biết, nhiều DN châu Âu đang làm ăn tại Trung Quôc đã và đang điều chỉnh giảm kế hoạch đầu tư của mình tại đây. Chỉ 1/5 số DN cho biết Trung Quốc là lựa chọn hàng đầu cho những khoản đầu tư mới, giảm nhiều so với tỷ lệ 1/3 năm trước.
Không chỉ vốn ngoại, dòng tiền của nhóm nhà giàu Trung Quốc trong vài năm gần đây cũng ồ ạt tháo chạy ra BĐS nước ngoài. Nhiều quan chức và giới nhà giàu Trung Quốc trong khoảng hai năm gần đây đổ hàng chục tỷ USD để mua BĐS ở nước ngoài như một lựa chọn trong tình hình mới.
Hồi cuối năm ngoái, tập đoàn giải trí và bất động Dalian Wanda của tỷ phú từng giàu nhất Trung Quốc Wang Jianlin đã lên kế hoạch mang 1,2 tỷ USD sang Mỹ để thâm nhập Hollywood. Tỷ phú Baidu Robin Li 900 triệu USD cho một tổ hợp nhà ở-khách sạn 5 sao tại Chicago và một cái 1,2 tỷ USD ở trung tâm London…
Các đại gia Trung Quốc dồn dập đổ ra nước ngoài để thâu tóm các thương hiểu nổi tiếng từ châu Á cho tới Mỹ và châu Âu, từ thực phẩm như Smithfield Foods (7,1 tỷ USD), cho tới máy tính (Lenovo mua bộ phận phát triển máy tính cá nhân của IBM), và các câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng…
Đánh giá về hiện tượng DN châu Âu đang giảm đầu tư tại Trung Quốc, chủ tịch Eurocham, ông Jörg Wuttke chia sẻ trên WSJ cho rằng: “Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với các DN châu Âu ở Trung Quốc. Đối với các công ty đa quốc gia, Trung Quốc vẫn quan trọng nhưng không còn quan trọng như vài năm trước đây”.
Theo đó, nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, trong khi các yếu tố khác lại dần kém hấp dẫn, như chi phí đầu vào bao gồm chi phí lao động tăng cao, rào cản thâm nhập thị trường cao, môi trường pháp lý khó đoán định… Đây là lý do khiến nhiều DN Nhật ở Trung Quốc tìm kiếm cơ hội làm ăn mới ở Việt Nam, Philippines…
Trong khi nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, Trung Quốc lại áp nhiều quy định khiến nhiều NĐT nước ngoài có nguy cơ thiệt hại. Vụ việc Baoding Tianwei Baobian Electric mất khả năng thanh toán trái phiếu khiến không ít NĐT lo ngại.
Môi trường đầu tư giảm thuận lợi cho NĐT nước ngoài của Trung Quốc đã khiến NĐT từ nhiều nước, trong đó có Mỹ, muốn dịch chuyển tới một môi trường mới có lợi hơn. Các nước khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam đang có cơ hội thu hút được dòng vốn đầu tư lớn.
V. Minh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quá nguy hiểm các pác ợ!

Việt Nam cho nước ngoài thuê trồng rừng diện tích lớn bằng một tỉnh?.

Diện tích thật sự nó là bao nhiêu chỉ quan địa phương mới biết!

Hình ảnh được Pv. VietNamNet ghi tại biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại xã Tân Minh (Tràng Định, Lạng Sơn). Công ty này làm đường, trồng rừng ngay sát đường phân định biên giới, điểm cao quân sự. Ảnh: Duy Tuấn

Từ năm 01/2010, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã viết thư lên Bộ Chính trị và Thủ trưởng Chính phủ. Tiếp theo VietnamNet có loạt phóng sự về InnovGreen trồng rừng ở biên giới, có địa phương cho thuê đất với giá bèo không thể tưởng gần như cho không! Sau đó báo VietnamNet đã rút toàn bộ bài, về chuyện này không rõ việc thay TBT có liên quan gì không?

Dư luận râm rang nên Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường đã chỉ đạo các tỉnh rà soát lại các dự án trồng rừng có vốn ngoại.

Ngay từ năm 2010, số liệu đã đá nhau chan chát


"Chính phủ cho rằng, tính từ khi dự án trồng rừng đầu tiên được cấp phép vào năm 1995 đến ngày 10/8/2010, cả nước hiện có 8 dự án (thống kê cũ là 10 dự án) có mục tiêu đầu tư trồng rừng có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư (hoặc giấy chứng nhận đầu tư) với tổng vốn đầu tư 286.090.000 USD.
Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng của các dự án này là 288.974,3 ha (thống kê cũ: 305.353,4 ha), trong đó diện tích đã được cấp là 18.571 ha, diện tích đã đưa vào sử dụng 15.268ha…

Ngày 7/6, trong báo cáo gửi tới QH kỳ họp thứ 7, Bộ NN&PTNT cho hay, hiện có 10 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 305.353,4 ha. Tuy nhiên, các tỉnh mới ra quyết định khai thác cho gần 23.000 ha (11% diện tích được cấp giấy chứng nhận). Trong đó, chỉ 15.664,45 ha được phép cho nước ngoài thuê 50 năm. Lạng Sơn cho thuê gần 500 ha, Quảng Ninh hơn 3.000 ha…

Ngày 11/6, Ủy ban Quốc phòng - An ninh khẳng định, con số khảo sát mà Ủy ban thống kê cho thấy có tới 18 tỉnh cho thuê đất trồng rừng với diện tích 398.374 ha.

Ngày 17/6, Bộ NN&PTNT tiếp tục có văn bản gửi Quốc hội khẳng định con số bộ này thống kê là có 10 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 305.353,4 ha là chính xác.

(Vietnamnet)


Theo Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, đến thời điểm này, tổng diện tích đất dự kiến sử dụng của các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài là 288.974 ha. Tuy nhiên, mới chỉ có 13.817 ha rừng đã trồng, chiếm khoảng 6% số diện tích rừng đã được thuê. 
Xem lại bài cũ 10/2010: Manh mún dự án rừng cho thuê - Chủ yếu là doanh nghiệp Trung Quốc


Tin mới đây 03/2015 

"Bộ Quốc phòng vừa có văn bản đề nghị tám tỉnh Bình Phước, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và bộ, ngành liên quan có biện pháp giám sát chặt chẽ các dự án trồng rừng của các doanh nghiệp nước ngoài tại VN.
Theo Bộ Quốc phòng, thời gian qua tám tỉnh trên đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho tám dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài. Các dự án trồng rừng này có quy mô sử dụng đất rất lớn (khoảng 275.500ha) thuộc địa bàn 38 huyện của tám tỉnh. Quá trình triển khai các địa phương chưa chấp hành ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại công văn số 322-BBk/BCT ngày 1-2-1996) về kết hợp kinh tế với quốc phòng trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư chưa lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng (một số địa phương khi rà soát lại mới lấy ý kiến của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ tư lệnh quân khu).
Mặt khác, việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất thực hiện dự án trồng rừng với diện tích lớn, có cả xã biên giới, huyện biên giới, xen kẽ với địa hình quan trọng cho nhiệm vụ quốc phòng; một số vị trí nằm trong quy hoạch căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương các cấp thuộc khu vực nhạy cảm về quốc phòng, làm ảnh hưởng đến xây dựng thế trận khu vực phòng thủ."
(Tuoitre)


Lưu ý: Nổi bật có Tập đoàn InnovGreen (Đài loan, TQ) được thành lập tại Việt Nam, mỗi tình có dự án thành lập một Công ty con mang tên InnovGreen + tên tỉnh . Trang InnovGreen.vn, trước đây có nội dung nay là trang thông tin trống rổng.
_______

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Người mù có cần khẩu hiệu không?


Đào Đức Hiển
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông "căng", Trung Quốc bất ngờ gọi hàng loạt sĩ quan hải quân tái ngũ


(GDVN) - Tình báo Hoa Nam nhận định, lần này người Mỹ sẽ không nói suông ở Biển Đông khiến Quân ủy trung ương Trung Quốc hết sức lo lắng

.
Lực lượng sĩ quan vừa được hạm đội Nam Hải hải quân Trung Quốc gọi tái ngũ tham gia tập trận trên Biển Đông ngày 13/6 vừa qua, ảnh: China News.
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật.
Đáng chú ý là khác với các cuộc tập trận trước, đợt tập trận này của hạm đội Nam Hải ngoài lực lượng sĩ quan, binh sĩ trong biên chế sẵn sàng chiến đấu còn có hơn 120 sĩ quan đã xuất ngũ trong 2 năm qua mới được gọi tái ngũ tham gia.
Theo một lãnh đạo của hạm đội Nam Hải, các quân nhân được gọi tái ngũ lần này hầu hết là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã từng phục vụ tại ngũ trong 5 năm qua.
Lực lượng này được đánh giá có trình độ nghiệp vụ cao, kỹ chiến thuật vững chắc, chỉ cần qua một vài hoạt động huấn luyện sau khi tái ngũ là có thể điều khiển, sử dụng vũ khí trang bị, khí tài quân sự mới bao gồm các chiến hạm.
Cuộc tập trận lần này diễn ra là do "yêu cầu nhiệm vụ" mới của công tác dự bị động viên quân sự, tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu.
Đa Chiều ngày 18/6 bình luận, hôm 16/6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố "sắp kết thúc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo và chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích quân sự, dân sự đã định" khiến dư luận cho rằng Trung Quốc đang "xuống thang" ở Biển Đông.
Hạm đội Nam Hải tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông từ 13/6, ảnh: China News.
Nhưng việc hải quân Trung Quốc phát thông báo khẩn cấp gọi tái ngũ lực lượng sĩ quan vừa xuất ngũ trong 2 năm qua cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó với diễn biến mới căng thẳng trên vùng biển này (bởi chính các hành động leo thang của Trung Quốc - PV).
Tổng hợp tin tức hôm nay trên truyền thông Trung Quốc về động thái này Đa Chiều cho biết, thông báo gọi tái ngũ của Bộ Tư lệnh hải quân Trung Quốc yêu cầu các sĩ quan xuất ngũ trong 2 năm qua trở về đơn vị cũ, hạn cuối cùng là cuối tháng 6 này.
Lý do gọi tái ngũ được Lầu Bát Nhất đưa ra là vài năm gần đây hải quân được biên chế nhiều chiến hạm mới, lực lượng sĩ quan - quân nhân chuyên nghiệp chuyên trách không đủ nên phải gọi lực lượng sĩ quan tái ngũ để bổ sung.
Tuy nhiên có nguồn tin nói với Đa Chiều, đợt gọi tái ngũ khẩn cấp này liên quan đến tình hình Biển Đông, đặc biệt liên quan đến phản ứng của Mỹ - Nhật - Úc trước hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông từ 13-17/6, ảnh: China News.
Nguồn tin từ quân đội Trung Quốc nói với Đa Chiều, thông báo gọi tái ngũ lực lượng sĩ quan hải quân được Bộ Tư lệnh hải quân phát đi qua 2 đường.
Một là cơ quan chính trị các đơn vị trong quân chủng trực tiếp liên hệ với các sĩ quan xuất ngũ từng phục vụ tại đơn vị mình, hai là thông qua cơ quan động viên - tuyển quân thuộc các đơn vị quân sự địa phương nơi có sĩ quan hải quân xuất ngũ cần gọi tái ngũ đang cư trú.
Một sĩ quan vừa được gọi tái ngũ cho biết, quân chủng hải quân Trung Quốc sẽ thương lượng với họ về thời gian phục vụ tại ngũ lần này rồi mới quyết định.
Đa Chiều bình luận, Mỹ vô cùng phẫn nộ trước hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mỹ đã quyết định bất chấp mạo hiểm, bằng mọi giá phải ngăn chặn hoạt động (phi pháp, bành trướng) này của Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã phát lệnh sẵn sàng chiến đấu đến toàn bộ lực lượng hải - không quân đang đồn trú tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và Philippines.
Tình báo Hoa Nam nhận định, lần này người Mỹ sẽ không nói suông ở Biển Đông khiến Quân ủy trung ương Trung Quốc hết sức lo lắng.
Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hạm đội Nam Hải vừa tái ngũ tham gia tập trận trên Biển Đông, ảnh: China News.
Theo Đa Chiều, từ năm 2013 đến nay Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên ít nhất 8 bãi đá ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, 8 bãi đá Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp bao gồm 6 bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Xu Bi, Ga Ven, Tư Nghĩa, Châu Viên xâm lược năm 1988, đá Én Đất xâm lược năm 1989 và đá Vành Khăn năm 1995 - PV). Tốc độ bồi lấp của Trung Quốc lên tới hàng ngàn mét vuông mỗi ngày.
Nguồn tin nói với Đa Chiều, tuyên bố của Lục Khảng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16/6 về việc "sắp bồi lấp xong" thực chất chỉ là đối sách "hoãn binh tạm thời" của Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc đưa ra mà thôi.
Quân ủy trung ương Trung Quốc đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh hải quân lập tức chiêu tập binh mã, bổ sung binh lực sẵn sàng chiến đấu.
Năm nay số chiến hạm mới Trung Quốc hạ thủy ra Biển Đông theo Đa Chiều miêu tả là "nhiều như há cảo thả nồi". Số chiến hạm này bao gồm 2 chiếc tàu khu trục mang tên lửa lớp 052D, 052C; 2 tàu hộ vệ mang tên lửa lớp 054A; 5 tàu hộ vệ hạng nhẹ mang tên lửa lớp 056; 2 tàu ngầm thông thường, 1 tàu ngầm hạt nhân, 1 tàu quét ngư lôi.
Theo Đa Chiều, trong vài năm trở lại đây hải quân Trung Quốc đứng đầu thế giới trong việc chế tạo, hạ thủy các chiến hạm với mục tiêu 1 năm trang bị 1 hạm đội, hạ thủy 1 hạm đội và khai công chế tạo 1 hạm đội (tức số chiến hạm đủ trang bị cho 1 hạm đội  - PV)
Hồng Thủy