Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Tại sao Malaysia bất ngờ tuyên bố dữ dội với Trung Quốc?

TTO - Malaysia đang khiến cả khu vực ngạc nhiên khi liên tiếp đưa ra những tuyên bố cứng rắn để phản đối đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên biển Đông.
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tiến gần một tàu Malaysia trên biển Đông - Ảnh: Getty Images
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc tiến gần một tàu Malaysia trên biển Đông - Ảnh: Getty Images
Thứ trưởng Ngoại giao Datuk Hamzah Zainuddin vừa lên tiếng khẳng định rõ ràng rằng Malaysia và các nước ASEAN không chấp nhận đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên biển Đông. Ông mô tả bản đồ “đường chín đoạn” của Bắc Kinh hoàn toàn vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS).
Tuần trước, chính quyền Kuala Lumpur đã chỉ trích dữ dội việc tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập sâu vào vùng nước của Malaysia ở phía bắc đảo Borneo. Đó là bãi cạn Luconia, khu vực nằm rất sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Malaysia và cách Trung Quốc tới 2.000km.
Khi đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi “tỉnh bơ” nói không biết gì về vụ tàu cảnh sát biển nước này lần mò tới bãi cạn Luconia; còn đại sứ Trung Quốc ở Malaysia mô tả đó là “chuyện bình thường”.
Sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein tuyên bố các nước ASEAN cần chung sức giải quyết vấn đề biển Đông.
“Nếu đơn độc, các nước nhỏ như chúng ta sẽ không thể xử lý những vấn đề lớn liên quan tới các cường quốc. Nhưng chúng ta có 10 nước ASEAN. Nếu chúng ta đồng lòng, cùng chung sức thì không cường quốc nào có thể đe dọa chúng ta”
Ông Hussein khẳng định một cách mạnh mẽ ASEAN cần chung sức giải quyết vấn đề biển Đông.
 Những tuyên bố dữ dội của Malaysia khiến rất nhiều chuyên gia quốc tế ngạc nhiên, bởi từ trước đến nay Kuala Lumpur luôn chọn giải pháp “an toàn”, không lớn tiếng với Trung Quốc. Chính phủ Malaysia luôn nhấn mạnh mối quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc.
Liên tục xâm phạm trái phép
Trên tạp chí The Diplomat, nhà phân tích Prashanth Parameswaran thuộc Trung tâm Nghiên cứu ASEAN nhận định các phản ứng mới đây cho thấy Malaysia ngày càng lo ngại với những động thái gây hấn và hiếu chiến của Trung Quốc trên biển Đông.
Trên thực tế trong hai năm 2013 và 2014, tàu Trung Quốc đã rất nhiều lần xâm nhập trái phép vùng biển của Malaysia. Tháng 3-2013, bốn tàu chiến Trung Quốc tiến vào bãi cạn James chỉ cách bờ biển Malaysia vỏn vẹn 50 hải lý.
Một tháng sau, một tàu tuần tra Trung Quốc lại mò tới bãi cạn James và cắm những thanh thép “đánh dấu chủ quyền”. Tháng 1-2014, ba tàu đổ bộ của quân đội Trung Quốc tuần tra ở bãi cạn James. Khi đó Tân Hoa xã đưa tin các sĩ quan trên ba tàu này thề “bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải” của Trung Quốc.
“Rõ ràng hành vi của Trung Quốc là mối đe dọa đối với cả đòi hỏi chủ quyền của Malaysia trên biển Đông và cả sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia” - chuyên gia Parameswaran nhận định. Có thể thấy rõ đến Malaysia, một đối tác kinh tế thân cận của Trung Quốc, cũng đã nhận ra dã tâm vô bờ bến của Bắc Kinh trên biển Đông.
Và nguy cơ xung đột trên biển Đông càng trở nên rõ ràng hơn khi Trung Quốc đang tăng tốc xây các đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông để quân sự hóa vùng biển này.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hussein cảnh báo: “Nếu không cẩn trọng, tranh chấp biển Đông có thể trở thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất trong thời đại chúng ta”.
Cuối cùng thì người Malaysia cũng đã tỉnh giấc mộng về “người bạn Trung Quốc“.
Philippines điều trần về vụ kiện Trung Quốc
Theo AFP, hôm qua 15-6, Bộ Ngoại giao Philippines thông báo nước này sẽ ra điều trần trước Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) từ ngày 7 đến 13-7.
Các quan chức Philippines cùng đội ngũ luật sư Mỹ sẽ tranh luận về việc phải đưa Trung Quốc ra tòa vì đòi hỏi chủ quyền vô lý trên biển Đông.
Cuộc điều trần sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc PCA quyết định đơn kiện của Manila có giá trị pháp lý hay không.
SƠN HÀ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trường phái "linh tinh phộc", một cách thể hiện mới của văn trương nước nhà:

GÁI PHỐ HÀNG




Tôi quen chị trong một hôm tụ vạ của "nghiệp đoàn chém gió" đất kinh kỳ. Theo phép xã giao nên cũng hỏi han vài câu cho phải nhẽ. Chị cũng vì lịch sự mà trao tôi danh thiếp. Liếc vội tôi biết chị là doanh nhân. Mỗi thế thôi.

Đi cùng chị là một nam tử đẹp giai như sĩ điều, làm truyền thông mậu dịch. Tôi có hơi thô lỗ mà hỏi chồng à? Chị bảo không, là tình yêu. Tôi cuống quýt phết.

" Nghiệp đoàn chém gió" tụ vạ lần nào cũng ồn ào như có bão. Tôi không thích " chém"mấy nên ngồi riêng một góc tỉ mẩn mút bia và thi thoảng đi vệ sinh cho ra cái phép " thay trời làm mưa". Chị cũng vì lần đầu nên tâm tư lắm, nép bên tình yêu và châm thuốc hút mềnh màng.

Tôi thích những người đàn bà uống được diệu bia và hút được thuốc lá và chúa ghét hạng cóc ổi me xoài. Tôi cứ có cảm nghĩ rằng một đằng sẽ làm được nhiều việc lớn lao và một đằng sẽ chỉ nội trợ và " buôn dưa" xuyên thế kỷ. Đàn bà cũng năm bảy loại, phỏng các anh?

Chúng tôi thân tình hơn sau mỗi ly bia và những cú phập phà thuốc lá. Hỏi ra mới hay chị là gái phố cổ nhưng tôi thích gọi là gái phố hàng hơn bởi Hà Nội cũ nhiều chứ cổ thì có mấy. Thần tình hơn nữa là nam tử mà chị gọi là tình yêu kia lại đồng hương với tôi. Thật là một trang Thanh nhân tuấn kiệt.



Ấy rồi bẵng đi thời gian chẳng giao thiệp gì bởi ở cái đất kinh kỳ chằng chịt những mối quan hệ và nhiều sự bận tâm cùng cơm áo gạo tiền dễ biến con người ta thành những vật vô tình và vị kỷ. Nhưng một hôm giời xui thế nào tôi lại mở truyền hình mậu dịch ra xem đặng thoát những cuộc à ơi diệu bia vô tội vạ. Tôi thấy chị trên tivi trong một chương trình CEO - chìa khóa thành công - hay cái mả mẹ gì đại loại thế. Chị nói về vai trò của người phụ nữ trong quản trị gia đình và doanh nghiệp, đại ý quản mấy trăm con người dễ hơn hẳn việc cai trị đức ông chồng và một cơ số các bà cô. Tôi nghe chẳng thú vị mấy bởi đề tài cũ và người nói - là chị - cũng không có ý mới hoặc là do bọn biên tập cố ý nhồi nhét những thứ giáo khoa sống sit vào trong. 

Tôi lục tìm đống danh thiếp. May quá, của chị vẫn còn. Chứ như những thứ chẳng liên quan đến công việc của tôi mấy thì tấm danh thiếp kia đã hân hạnh hạ cánh ở thùng rác hoặc vương vãi những nơi nếu có kể ra thì rất thiện tai. Tôi bấm số và gởi tin nhắn, kiểu vô thưởng vô phạt, rắng là " bắt quả tang lên tivi nhé". Chị nhắn lại " ai đấy?" Tôi khai tên, chị " hehe" rồi im bặt.

Rồi bỗng một ngày tôi nhận được điện thoại của một số không có trong danh bạ. A, thì ra là tình yêu của chị. Anh mời tôi lên nhà tụ bạ dùng cơm với cơn cớ rất chi thanh tao và nức nở, là kỷ niệm 10 năm ngày cưới. Tôi nghĩ mới sơ giao mà đã mời những việc trọng thị thì ắt hẳn mình có tý giá trị rồi hehe. Nhưng vô phúc hôm ấy thằng Gút lại mở tiệc đánh chén hân hoan nơi cổ chân nên tôi đành chối phắt. Ấy thế thôi mà chị réo rắt liên hồi rồi quay sang trách tôi phụ công chị làm những món phố hàng danh giá. Tôi chỉ biết rối rít xin lỗi - cảm ơn và hứa hẹn những ngày sau.



Trước tết ít ngày chị gọi tôi, lại vẫn cái việc tụ bạ cơm nước với lý do là tất niên. Thú thật là những ngày này tôi ngập đầu vào sự nghiệp gắp - rót, định chối từ nhưng khi chị bảo " ông không đến tôi giết" làm cái thằng tôi vốn yếu bóng vía nên dạ vâng lia lịa. Tôi lo lắm bởi mang tiếng ở Hà Nội hơn 20 năm nhưng mỗi lần muốn lên phố cũ thời rất sợ. Là cái nỗi sợ bị lạc đường. Nhớ cái đận năm nao bạn gọi lên Mã Mây ăn cơm hàng phố, loanh quanh hơn hai tiếng đồng hồ mà không tìm ra nơi. Và trong lúc vừa tủi thân vừa bực dọc thì cũng nghĩ ra được mẹo hay, đó là gởi xe ở hồ Hoàn Kiếm rồi thuê xê ôm chở vào. Tự hào lắm khi biết được Hà Thành có phố Mã Mây tuy nhục một tý là phải ngồi vét đĩa hiahia.


Tôi ngoắc thêm 2 con tiểu yêu, dân dạo hồ chuyên nghiệp đi cùng, ấy thế mà cũng mướt mồ hôi mới lần hồi ra nhà chị. Đó là một con phố nhỏ ngay sát mé hông chợ Đồng Xuân. Tôi không ngờ rằng nhà hàng phố lại to và rộng đến thế, những 5 tầng, có cài cả thang máy chạy vo vo. Tầng một to đẹp như phòng khánh tiết, bày biện cơ man những phong vị phố hàng. Có đông người lắm, già trẻ lớn bé và nhiều các thiếu nữ xinh xinh. Trống ngực tôi đập thình thình, chửa ăn gì nhưng cơ bản đã bị bội thực nhan sắc.



Cái vật chất đượm phong vị phố hàng được dọn dẹp đi khi chuông đồng hồ điểm 9 tiếng bing boong ứng với cái thời gian 21 giờ tối thì cũng là lúc món hát văn và xẩm chợ được dọn lên. Đó là một nhóm hát bác học bình dân không hiểu chị bê ở đâu về nhưng tôi đồ rằng là bên hông Đồng Xuân chợ. Họ toàn là những tráng niên tuấn tú, kẻ sáo trúc người nhị hồ tấu lên những bản nghe ai oán lắm, chốc chốc lại điểm thêm tiếng đàn đáy trầm đục nghe càng não nuột và lộn ruột. Giữa cái không gian bảng lảng cuối năm cộng với sự lâng lâng cơm diệu cũng khiến tôi lên cơn mà nhao ra xí chân cầm phách. Mẹ tiên nhân cái tom chát ứ hự ừ hư...


Bọn tôi về trong dáo dác cơn say. Say diệu, say xẩm chợ văn chầu, say tình người và say cả cái xuân thì lún phún.

Rồi lại cũng bẵng đi. Nhưng ra giêng ngày rộng tháng dài chả biết làm gì nên bọn Thanh nhân hò nhau tụ bạ diệu vã. Chúng kết giao rồi kéo bè kéo cánh lập nên cái Thanh nhân bang trên mạng ảo. Chúng không đặt quản trị nhưng lại đặt ra ngôi tiên chỉ. Còn tiên chỉ là gì? Xin thưa, đó là loại hữu danh vô thực như cái chức Bật Mã Ôn trong tuyện ký bên Tàu. Tuyên cáo của chúng đây.

Thay mặt hội nhậu, cụ Năng truyền rằng:

Việc nhậu nhẹt cốt để sướng thân
Làm nam tử trước lo quan hệ
Như bọn giai Thanh ta từ trước
Vốn có nền đẹp mã đã lâu.
Mô tê răng rứa gọi tên
"Củng nhửng tề, choa" đã khác
Tuy công việc mỗi kẻ khác nhau
Song độ nhiệt ai ai cũng rứa.

Vừa rồi

Nhận Cường dê rảnh rỗi à ơi
Mà Kế hói hung hăng tụ tập
Lệnh Hồ Xung hăng hái xách can
Tuân Phọt Phẹt tưng bừng vác bụng
Hội “mả cụ”, hội chém lập nên
Tiệc rượu ngô, đám choa tụ hội.

Buổi ban đầu anh tài như sao buổi sớm
Ngày sơ khai, quần thoa như lá mùa thu
May nhờ nhà báo Nghinh râu ria xồm xoàm, “xách tay” theo bạn gái doanh nhân chịu chơi
Cũng mừng luật sư Tú đầu tóc bóng lôn, ôm eo thêm đại úy biên phòng uống tốt.
Rượu tuôn như suối
Thuốc đốt như nhang
Bao nỗi hàn huyên
Đầy tình cố quận.

Nghị quyết đặt ra, hội phải duy trì
Biên bản ký chung, nhậu sao đều đặn
Cố sao nhặt nhạnh đủ anh tài xứ Thanh
Nhưng cũng thu gom toàn dân choa chém giỏi.
Mỗi tháng đôi lần, cốt phải thật vui
Năm hết, tân niên, sao cho thật đủ.
Cốt sao anh em hội chém
Đều được sinh hoạt thỏa thuê
Chủ trương đã thông
Mọi người cùng hưởng
Xa gần bố cáo
Ai nấy đều hay!




Gần tàn canh thì nhớ ra tình yêu của chị cũng là Thanh nhân. Tôi bốc máy gọi. Tình yêu của chị bảo phải gọi thêm cả chị nữa. Mịa, đôi này là sam chứ đéo phải là người hehe.

Ấy rồi từ đó tha hồ mà quyến luyến. Ngày gặp nhau trên mạng ảo, đêm hủ hóa diệu khuya. Tình thâm bền chặt như két sắt. Tuy mù công nghệ nhưng chị lại đứng ra xin ngôi tiên chỉ của Thanh nhân bang nhưng thực chất chị là tiên chỉ của đời thường. Chẳng có kẻ nào đói ăn thiếu mặc nhưng chị lo cho từng cái nhỏ nhất ở đời, như là bổn phận vậy. Bọn tôi bỗng chốc bé đi như những đứa em dại nhiều mũi dãi trước cái bóng hình lớn lao cả nghĩa bóng lẫn đen của chị.

Hôm khuya khoắt lắm, ngồi ở một nơi chị và tình yêu gặp nhau buổi ban đầu. Nhân lúc tình yêu của chị đi đái, chị tâm sự rằng tuy tình yêu ở giữa phố hàng nhưng hồn cứ bảng lảng nơi xứ Thanh cằn cỗi. Chị muốn tình yêu bớt nỗi nguôi ngoai mà an tâm bên chị. Đấy là lý do chị sâu nặng với bọn Thanh nhân và những mong sự quấn quýt sum vầy. Và nếu có thể - như chị ao ước - sẽ quy hoạch lấy một vài con phố rộng mà ở đó chỉ có Thanh nhân ở với nhau. Và chị hehe tất nhiên lại sẽ là tiên chỉ.  Thật là:

Giai Thanh với gái Hà thành
Như ngọc trong đá, như hành trong dưa:))

Cho tôi tạm dừng ở đây. Những nỗi niềm sẽ biên ở phần vỹ thanh các cái. Nếu ai có tò mò về chị thì tôi xin được bật mí, chị là Nguyễn Thị Xuân Hồng - GĐ công ty TNHH đầu tư sản xuất điện tử Hiệp Hưng - http://hiephung.vn/

Chào thân ái và...đi đái:))

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Loạn thánh, loạn thần" ở VN tới mức nào?


Ranh giới giữa thế nào là tôn giáo, tín ngưỡng đích thực và 'dị đoan, mê tín' dường như chưa được rõ ràng ở Việt Nam, theo tác giả. Cách đây mười mấy năm, có hôm tôi đi về tối thấy trên góc phố Hàng Bột (nay là đường Tôn Đức Thắng) đoạn cắt với phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội, ngay trên lề đường sáng trưng nhang đèn, người đông đen khấn vái xì xụp.

Hỏi thì biết đoạn ấy ngày xưa gọi là miếu hai cô, thờ hai cô gái nghe đồn là lao đầu vào xe điện chết hồi đầu thế kỷ 20. Đến tận năm ngoái, thành phố cho rước bát hương vào đền thờ và phá bục thờ ở lề đường đi, quây rào và cho người túc trực ở đó, dân vẫn đến cúng vái.

Bây giờ, không quá lời khi nói niềm tin của người Việt là tin búa xua. Xưa, cái thời y học chưa phát triển, ông bà nói "có bệnh thì vái mười phương", cầu may trúng phương nào nhờ phương ấy.

Giờ, căn bệnh trong tâm của người Việt cũng rất nặng. Nó xuất phát từ thực trạng xã hội bất an, pháp luật không nghiêm minh tạo nên một đời sống quá nhiều bất trắc. Từ khi còn trong thai đến khi xuôi tay, người Việt luôn nơm nớp.

Bệnh viện quá tải và hay "nhầm", thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm, tai nạn giao thông cao nhất nhì thế giới, bạo lực trong xã hội tăng, thậm chí có một câu truyền miệng nghe có vẻ khoa trương nhưng hoàn toàn chính xác "sáng bước ra cửa, tối về đến nhà mới yên tâm mình còn sống".


Ngày xưa, khi Thái tử Tất Đạt Đa rũ bỏ ngôi báu và đời sống tột đỉnh cao sang để khổ tu nhằm khuyên mọi người không thiên danh lợi, Ngài chắc không hình dung nổi ngày nay rất nhiều nhà chùa Việt Nam đã trở thành một thứ cung điện còn xa hoa hơn nhiều lần - Hoàng Xuân

Không biết tin vào đâu, kể cả vào những hệ thống xã hội sinh ra với mục đích bảo vệ người dân, trong khi nhu cầu được trấn an lên rất cao, vậy thì phải tin ở thánh thần. Cả xã hội nháo nhác đi tìm niềm tin, bấu víu được đâu tin nấy. Tưởng như bây giờ, bất cứ cái gì cũng là thần thánh tiềm năng cả.

Một con rắn dạn dĩ ở Hà Giang, một hòn đá hình dạng khác lạ ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội, một cái cây mọc tán lá hiếm thấy... ngay lập tức, một đám đông từ xa lắc mò tới, vái lạy.

Thậm chí mua xe hơi cũng phải có bài cúng bài bản, gồm cả đồ chay lẫn đồ mặn và nhất thiết không được thiếu bộ quần áo tế thay người lái, tùy giới tính chủ nhân mà mua đồ nam hay nữ.

Trên một diễn đàn lớn dành cho phụ nữ, có người bán xe kể về một người mua:

"Khi đi xem xe bác ấy phải đi kèm 2 người hạp tuổi hạp mạng, đi đúng 12h trưa. Rồi do thủ tục chuyển vùng bị trục trặc nên bác ấy không lấy xe được đúng theo ngày giờ chỉ đạo của vợ. Thế là vẫn đến đúng ngày giờ ấy bác sắm sửa lễ vật trái cây nhang đèn, mượn chìa khóa xe nổ máy, hướng về phía Bắc mà khấn". Cũng chỉ để cầu bình an.

Người nghèo vái cục đá, tán cây, con rắn nước. Người giàu đến những nơi thờ phượng ngày càng to lớn và xa hoa. Cái sau phải to lớn hơn, tốn nhiều tiền hơn cái trước. Hết chùa Bái Đính nghìn tỷ đến Văn Miếu thờ Khổng Tử xây hết trên 300 tỷ đồng ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngay cả Phật giáo


Tác giả cho rằng có chuyện niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng 'hời hợt, hình thức bề ngoài' trong cộng đồng ở Việt Nam.

Ngay cả Phật giáo vốn lấy sự đơn sơ làm nguyên lý tu tập thì bây giờ chùa cũng rực rỡ sang trọng.

Năm 2011, chùa Sùng Đức, quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh có bốn pho tượng Phật bằng ngọc bích nguyên khối, mỗi pho khoảng 60 kg, mặt tượng dát vàng, phần áo phật cẩn gần 2.000 viên kim cương nhân tạo.

Thì năm sau, Đại hội Phật giáo Việt Nam hoan hỉ báo tin trong thời gian diễn ra đại hội sẽ trưng bày bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông cũng từ một khối ngọc bích nặng 4, 5 tấn nhập về từ Canada, phần đầu cũng thếp vàng toàn bộ, tạo tác xong còn trên 2 tấn. Dường như tượng càng to, càng đắt tiền thì chùa càng được tiếng là giàu phật tính, danh tiếng nhà chùa càng vang xa.

Ngày xưa, khi Thái tử Tất Đạt Đa rũ bỏ ngôi báu và đời sống tột đỉnh cao sang để khổ tu nhằm khuyên mọi người không thiên danh lợi, Ngài chắc không hình dung nổi ngày nay rất nhiều nhà chùa Việt Nam đã trở thành một thứ cung điện còn xa hoa hơn nhiều lần.

Con đường chánh niệm đã bị rời xa. Bản thân không ít những người tu hành mê lầm nên không đảm đương được vai trò hướng dẫn niềm tin cho cộng đồng được nữa. Bù lại, những "tôn giáo" mới đẻ ra với đủ thứ quái dạng.

Có "đạo" xui người ta mua đồ cúng tốn hết vài chục triệu, mua cả con heo quay rồi đào hố chôn tất, không được ăn miếng nào. Đồ dùng trong nhà phải dỡ ra bán sạch, lấy tiền góp cho đạo chủ. Không được làm việc.

Từ nhiều năm nay, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn được vận động làm theo 'tấm gương đạo đức' Hồ Chí Minh. Nhưng 'tấm gương' này xa quá - Hoàng Xuân
Có "đạo" bắt người mẹ đẻ dùng kim và dùi nóng chích vào đứa con mới mấy tháng tuổi của mình đến thủng lỗ to trên người, chỉ vì nó hay khóc, "có ma nhập vào người". Vậy mà vẫn có nhiều người tin theo, chính quyền dẹp lên dẹp xuống nhiều lần không dứt.

Tại chùa Vân Tiêu, Yên Tử (Quảng Ninh) nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, người ta từng đặt cúng hai chiếc lộc bình trên có đôi câu thơ tả cảnh ân ái theo điến tích tình dục nổi tiếng của Trung Hoa:

“Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương/Vu sơn vân vũ uổng đoạn trường” (“Một nhành hồng thắm móc ngưng hương/Chuyện mây mưa ở Vu Sơn vốn đoạn trường” - Tiến sĩ Trần Trọng Dương, Viện nghiên cứu Hán Nôm dịch nghĩa).

"Phật hoàng ngồi ở đỉnh Vân Tiêu chơi cánh diều. Cụ chơi diều chứ chơi gì những cái Vu Sơn Vu Giáp ấy!"-ông Dương nói.

Niềm tin hời hợt

Nhưng mặc dù bề ngoài có vẻ cuồng nhiệt, thực ra niềm tin vào thần thánh ở Việt Nam là niềm tin hời hợt và nông cạn. Nói đúng hơn, những người sắm lễ hậu đi van vái vé số rơi vào đầu, đối thủ bị triệt hạ hay được phù hộ thăng chức... cũng y như đi hối lộ. Họ mặc cả, đi đêm với thánh thần và sẵn sàng ngoảy đi tìm thần thánh khác linh thiêng hơn, hoặc khi sự cầu mong của mình không được đáp ứng.


Theo tác giả lâu nay ở Việt Nam nhà nước muốn người dân đặt niềm tin và làm theo 'tấm gương đạo đức' của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng 'tấm gương này' lại 'quá xa'.

Nhiều người nhận xét Việt Nam đang ở 'thời mạt pháp'. Ngay những việc tốt nho nhỏ thường ngày cũng bị nghi ngờ và ném đá. Hai chữ "niềm tin" xuất hiện khắp nơi trên báo chí, diễn đàn xã hội và cả những nghị quyết của Đảng theo nghĩa phải làm gì để tìm lại nó.

Nhưng ai làm, và làm như thế nào?

Từ nhiều năm nay, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn được vận động làm theo 'tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'.

Nhưng tấm gương này xa quá. Người ta thấy việc hạch sách bắt chẹt và tham nhũng ở các tấm gương - cũng là đảng viên- gần hơn rất nhiều: từ cô nhân viên làm giấy tờ ở phường, thuế, cảnh sát giao thông, hải quan sân bay đến những người có quyền cấp phép kinh doanh, làm dự án, cho đến những cấp cao hơn thế.

Cũng có người bị phát hiện và trừng phạt, nhưng dân gian Việt Nam có câu an ủi "Trời kêu ai nấy dạ", việc 'các đồng chí bị lộ' xem ra chỉ do xui xẻo chứ không phải là hậu quả tất yếu của hành vi sai trái lẽ ra phải bị pháp luật trừng trị.

Còn các 'đồng chí chưa bị lộ' thì ai cũng giàu lên cực nhanh, vậy việc gì phải kiêng khem cho khổ?

Thôi thì trong thời hỗn quân hỗn quan, mình cứ đụng đâu lạy đó, cho lành!

Hoàng Xuân, Nhà báo tự do

* Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của tác giả, nhà báo tự do, cộng tác viên của nhiều tờ báo trong nước, hiện đang sinh sống ở Sài Gòn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Làm sai cứ ‘rút kinh nghiệm sâu sắc’ là xong


Khi quyền lực của tổ chức được cơ cấu bất hợp lý, quyền lực được vun vén đến độ trở thành một giá trị áp đảo, diện mạo văn hóa của tổ chức sẽ trở nên lệch lạc rõ nét. Ở bài viết trước, từ kết quả phân tích tình huống “trực quan sinh động” tác giả đã tiến tới “nhận thức lý tính” về cơ cấu quyền lực của tổ chức được khảo sát và đặt cho cơ cấu quyền lực ấy tên gọi: cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối.

Quyền lực được vun vén đến độ thành một giá trị áp đảo, diện mạo
văn hóa của tổ chức sẽ trở nên lệch lạc. Tranh minh họa: Khều

Cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối không phải là hiện tượng mới lạ hay cá biệt. Hiện tượng này nảy sinh và đeo bám xã hội loài người từ thuở xa xưa khi những hình thức “nhóm”, “cộng đồng” “quốc gia”… xuất hiện. Vấn đề này đã được phát hiện, lý giải từ mấy ngàn năm trước bởi những Socrates, Plato, Aristotle… và được các nhà triết học Khai sáng vận dụng từ hàng trăm năm trước để xử lý những vấn đề của nhân loại.

Lệch lạc diện mạo văn hóa tổ chức

Khi quyền lực của tổ chức được cơ cấu bất hợp lý, quyền lực được vun vén đến độ trở thành một giá trị áp đảo, diện mạo văn hóa của tổ chức sẽ trở nên lệch lạc rõ nét. Bởi: khi một giá trị trong hệ thống giá trị cấu thành diện mạo văn hóa tổ chức được tôn cao quá mức, thì vị trí của nó là ở đầu chót vót bên kia của cây cầu bập bênh và những giá trị còn lại tụt thấp xuống ở đầu cầu bên này. Hệ quả là:

Thứ nhất, giá trị chuyên môn bị hạ thấp: nghiệp dư quyết định thay cho chuyên nghiệp (nhà triết học chuyên nghiệp trở thành kẻ diệt chuột nghiệp dư, cán bộ trưởng thành từ công tác thanh niên quyết định trồng cây gì trên vỉa hè thành phố thay cho nhà sinh học môi trường). Bằng cấp hình thức, danh hiệu thi đua hình thức (điều kiện cần để tiến tới hoặc bảo vệ quyền lực) chiếm ưu thế đến độ thế chỗ cho năng lực chuyên môn thực sự.

Điều này giúp lý giải vì sao trong không ít tổ chức công (ở ta, hiện nay) tồn tại một thực tế dư thừa cán bộ được võ trang đủ các loại bằng cấp, học vị học hàm nhưng luôn khó tìm trong số đó những chuyên gia thực sự cần cho công việc.

Thứ 2, giá trị của tính hiệu quả bị hạ thấp: mối quan tâm lớn được dành cho việc thực hiện đúng quy trình do cấp trên định đoạt, tuân thủ mệnh lệnh cấp có thẩm quyền; hiệu quả công việc ít hoặc thậm chí không được quan tâm. (Thay vì mất 30 phút để Trưởng Phòng quản trị ra quyết định và 20 ngàn đồng để nhân viên Ban Y tế mua thuốc về diệt chuột, thì người ta có thể phải mất vài tháng trời và cả đống tiền. Tất cả cho những việc sau: làm tờ trình kính gửi và đồng kính gửi mấy cấp, xin ý kiến chỉ đạo của mấy cấp, lấy báo giá, tiến hành đấu thầu lựa chọn đối tác, soạn thảo hợp đồng, đàm phán và ký kết hợp đồng, ra thông báo… để tiêu diệt tứ đại đồng đường nhà chuột).

Thứ 3, giá trị của tính sáng tạo, tính chủ động bị hạ thấp: tinh thần sáng tạo trong tổ chức công chỉ tồn tại khi tính chủ động trong công việc chuyên môn tồn tại. Khi cấp thừa hành trở nên bị động ở mức độ cao trong công việc chuyên môn của mình bởi quyền quyết định hoàn toàn thuộc về cấp trên thì tính sáng tạo bị thủ tiêu.

Thứ 4, giá trị của tính trách nhiệm bị hạ thấp: khi có nhiều hoặc quá nhiều cấp cùng chia sẻ quyền lực (quyền cho chủ trương, quyền đồng ý về mặt nguyên tắc, quyền chỉ đạo, quyền quyết định, quyền phối hợp triển khai, quyền tham mưu…) trong quy trình giải quyết một công việc cụ thể, trách nhiệm sẽ bị dát mỏng, pha loãng đến mức có thể gọi là mơ hồ.

Khi công việc được tiến hành không đem lại hiệu quả mong đợi hoặc bị đổ vỡ, việc truy cứu trách nhiệm sẽ thực sự khó khăn và trong nhiều trường hợp là vô nghĩa. Khi đó, biện pháp xử lý trách nhiệm tối ưu và phổ biến sẽ là: rút kinh nghiệm sâu sắc.

Thứ 5, những giá trị văn hóa phổ quát là Chân, Thiện, Mỹ bị hạ thấp: Trong một môi trường đề cao giá trị quyền lực như vậy, việc “học giả” để hợp thức hóa bằng cấp theo “tiêu chuẩn cứng” (vốn khá phức tạp và hình thức) trở nên quen thuộc trên con đường tiếp cận, chiếm lĩnh, bảo vệ quyền lực.

Thêm vào đó, những phong trào thi đua được tổ chức trường kỳ và hết sức đa dạng, trong không ít trường hợp, cũng chung tay góp sức phát huy cách ứng xử giả dối của cộng đồng thành viên của tổ chức. Nó khiến một bộ phận không nhỏ cán bộ chỉ có thể thực hiện thi đua trên giấy, bằng cách sao chép các báo cáo.

Tuy nhiên, những danh hiệu thi đua lại có giá trị không phải hạng vừa trên con đường quyền lực. Bệnh thành tích (ảo) trong các tổ chức công đã được phát hiện từ lâu, rất có thể đã trở nên mãn tính…

Để đảm bảo “công ăn việc làm” cho đội ngũ lãnh đạo (trong nhiều trường hợp là khá đông đảo) thuộc nhóm quyền lực nêu trên, quyền quyết định các vấn đề chuyên môn vốn phù hợp với cấp thực thi được điều động di dời lên cấp trên. Điều này dẫn đến việc lãng phí khả năng chuyên môn thực sự, lãng phí thời gian của chính các đối tượng trong nhóm lãnh đạo; lãng phí khả năng lao động – sáng tạo của cán bộ chuyên môn cấp dưới; lãng phí thời gian và tiền bạc cho những thủ tục nặng nề, hình thức. Và lãng phí cũng là một tội ác.

Trong một môi trường như vậy, thật khó để cộng đồng thành viên của tổ chức có thể thực sự nghĩ tốt, nghĩ đẹp về nhau; thực sự làm tốt, làm đẹp cho nhau. Giá trị của cái Đẹp (Mỹ ) bị hạ thấp. 


Bộ máy cồng kềnh, họp hành bất tận

Ở tầm vĩ mô, ta có những bài học đắt giá với cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối. Đó là câu chuyện cả ngàn năm phong kiến trong lịch sử nước nhà. Cơ cấu quyền lực tập trung tuyệt đối kiểu phong kiến này không phải không có lúc phát huy tác dụng tích cực trong sự nghiệp mở mang và bảo vệ bờ cõi. Nhưng nó kéo dài đến cả ngàn năm, bất chấp mọi hoàn cảnh và điều kiện.

Cả ngàn năm với nền kinh tế đảm đang chỉ một đường cày, con trâu đi trước và người nông dân thì đi sau rốt. Cả mấy trăm năm khăng khăng chỉ với Tứ thư, Ngũ kinh; chỉ một cách thức tổ chức quyền lực duy nhất, chỉ một giá trị “tuân phục” duy nhất được đề cao.

Cơ cấu quyền lực một mình “vạn tuế” ấy, văn hóa “tuân phục” nghèo nàn ấy rồi phải đến lúc đẩy lớp lớp nông dân nghĩa sĩ vào những trận Cần Giuộc liệt oanh “rơm con cúi”, “ngọn dao phay” mà chống lại những “đạn nhỏ, đạn to”, “tầu thiếc, tầu đồng”.

Trong một tổ chức công, thời bây giờ, việc đề cao giá trị quyền lực như một giá trị áp đảo của diện mạo văn hóa (và vì vậy mà hạ thấp những giá trị: chuyên môn, hiệu quả, chủ động, sáng tạo, trách nhiệm…) sẽ cho ra đời một bộ máy cồng kềnh, rất kém hiệu quả với những thủ tục nhiêu khê và họp hành bất tận…? Tương lai nào cho một tổ chức công với diện mạo văn hóa như vậy?

***
Quyền lực nào thì văn hóa ấy. Văn hóa nào thì sức sống ấy. Hy vọng rằng câu chuyện diệt chuột kỳ trước và những điều bàn thêm kỳ này có thể là một giọt nước dưới chân Cầu Giấy thực thà mách bảo đôi điều hữu ích về con sông Tô Lịch "trong xanh".

Hoàng Xuân Tuyền
(Tuần Việt Nam)
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/244477/lam-sai-cu--rut-kinh-nghiem-sau-sac--la-xong.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Trung Quốc làm hoạt hình gọi Việt Nam là khỉ (nhớ bật CC xem phụ đề tiến...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chuyên gia Mỹ hiến kế "đá" Trung Quốc khỏi "cuộc chơi" Biển Đông


Thế giới ) - (Đại lộ) -Trong lúc các biện pháp đối phó Trung Quốc của Mỹ mới chỉ dừng ở chỗ "nói nhiều làm ít", các chuyên gia nước này kiến nghị Washington cần "mạnh dạn hơn" trong hành động của mình.


chuyen gia my hien ke da trung quoc khoi cuoc choi bien dong
  Diễn biến mới nhất ở Biển Đông
Các chuyên gia vấn đề châu Á thuộc Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ Daniel Blumenthal và Michael Mazza bình luận trên tờ Wall Street Journal (Mỹ) hôm 10/6, gợi ý Washington chế định một sách lược "mạnh dạn hơn" ở Biển Đông để đối phó với Trung Quốc.
Theo đó, Washington cần phải sẵn sàng đóng vai trò tích cực hơn nữa ở Biển Đông.
Các chuyên gia người Mỹ cho rằng, Mỹ nên khởi xướng các quốc gia trong khu vực đi đến một thỏa thuận chung thông qua con đường ngoại giao, nhằm bảo đảm các nước liên quan được quyền hưởng lợi từ nguồn tài nguyên biển theo đúng luật pháp quốc tế.
Đồng thời, Washington cần phải trở thành quốc gia đóng vai trò thúc đẩy, giúp các quốc gia Đông Nam Á đạt được nhất trí về Bộ quy tắc ứng của các bên ở Biển Đông (COC), từ đó giải quyết mâu thuẫn giữa các bên.
Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ (AEI)
Daniel Blumenthal
Daniel Blumenthal là giám đốc bộ phận nghiên cứu châu Á thuộc AEI. Ông tập trung nghiên cứu các vấn đề an ninh khu vực Đông Á và quan hệ Trung-Mỹ. Blumenthal phục vụ nhiều thập niên trong vai trò cố vấn cho chính phủ Mỹ về các vấn đề Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ bị "đẩy" khỏi đàm phán Biển Đông?
Ông Blumenthal và Mazza đánh giá, Trung Quốc chính là "trở ngại chủ yếu" đối với sách lược này của Mỹ. Theo 2 ông, lộ trình ngoại giao mới mà Mỹ dẫn dắt nên khích lệ Trung Quốc tham gia, nhưng cũng không thể phụ thuộc vào vai trò của Bắc Kinh.
Nếu Trung Quốc gây bất ổn trong đối thoại, Washington vẫn có thể đơn phương ủng hộ Đông Nam Á đạt được thỏa thuận chung theo luật pháp quốc tế.
Trong trường hợp này, Mỹ cũng sẽ gia tăng viện trợ đối với Đông Nam Á nhằm giúp các quốc gia ở đây nâng cao sức mạnh quân sự một cách đồng đều và đủ khả năng bảo vệ tự do hàng hải cũng như kiềm chế tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ (AEI)
Michael Mazza
Michael Mazza là chuyên gia nghiên cứu chính sách đối ngoại và quốc phòng tại AEI. Ông chuyên phân tích chính sách quốc phòng của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương, quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, quan hệ giữa 2 bờ eo biển Đài Loan và an ninh bán đảo Triều Tiên.
Theo WSJ, chiến lược mà các chuyên gia nêu ra nếu được thực hiện thành công sẽ khiến Trung Quốc không còn khả năng biện hộ cho các hành vi xây đảo nhân tạo, cải tạo đảo đá trái phép trên Biển Đông.
Cộng đồng quốc tế do đó cũng sẽ không thừa nhận các tuyên bố chủ quyền (phi pháp-PV) của Trung Quốc đối với các đảo đá ở Biển Đông nữa.
Nếu Mỹ đủ khả năng xây dựng một "tập thể hợp tác" như vậy, thì Bắc Kinh chỉ có 2 lựa chọn: Gia nhập đàm phán giải quyết mâu thuẫn theo luật pháp quốc tế, hoặc đứng ngoài cuộc và "nhìn các bên tự giải quyết vấn đề".
Blumenthal và Mazza nhận định, sách lược liên kết nói trên tồn tại rủi ro là Bắc Kinh bị Mỹ chọc giận và đi đến lựa chọn đối đầu, mặc dù khả năng nay từng được nhiều chuyên gia phân tích rằng khó xảy ra.
Tuy nhiên, theo Blumenthal và Mazza, dù có xảy ra xung đột quân sự thì tỷ lệ Bắc Kinh giành được phần thắng trước Washington "là vô cùng nhỏ".
Việc Bắc Kinh bành trướng thế lực ở Biển Đông đã khiến khu vực này trở thành "điểm nóng mới của thế giới và khiến căng thẳng giữa Trung Quốc với Mỹ-đồng minh diễn biến theo hướng quân sự hóa, làm thay đổi hiện trạng Biển Đông và cân bằng sức mạnh các bên.
Tính đến nay, các biện pháp mà Mỹ áp dụng đối phó với Trung Quốc bao gồm phản đối quyết liệt (các hành vi phi pháp của Bắc Kinh-PV), kêu gọi Trung Quốc tuân thủ quy tắc và luật pháp quốc tế, tập trận thị uy ở Biển Đông và tăng cường liên kết với đồng minh, đối tác.
Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông không chỉ phụ thuộc vào việc nước này bảo vệ thành công các quy tắc và thông lệ quốc tế trên biển, mà cốt lõi là ngăn chặn Trung Quốc có bất kỳ bước tiến nào xa hơn trong hoạt động xây đảo nhân tạo trái phép của mình.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông, Trung Quốc - Philippines cãi nhau

Đăng Bởi Một Thế Giới - 05:00 15-06-2015

Cong vo lam lo tam ban do Bien Dong
Bãi Scarborough (vòng tròn đỏ) trên Bản đồ Murillo

Chứng cứ để Philippines trình trước Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc ở The Hague trong tuần này, nhằm khẳng định chủ quyền Bãi Scarborough trên Biển Đông, bắt đầu từ vụ cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông, theo báo Independent (Anh). 

Vụ này gây tranh cãi ngoại giao giữa Philippines với Trung Quốc (TQ) như thế nào ?

Chuyện cống vỡ làm lộ tấm bản đồ Biển Đông bắt đầu từ tháng 5.2012: khi một tuyến cống cổ (từ thời Nữ hoàng Anh Victoria) bị sụp, gây hậu quả nghiêm trọng lập tức:
Nước cống gây trượt đất và làm ngập, buộc cư dân ở những dãy phố gần tòa lâu đài phải sơ tán và một số nhà cửa phải san bằng.
Nhưng không ai có thể dự báo trước, rằng sự suy tàn của một hệ thống cống ngầm trong tòa lâu đài Alnwick (ở phía tây Newcastle) lại làm lộ ra một chứng cứ cần thiết trong cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines với TQ.
Cuộc mua đấu giá vì yêu nước 
Câu chuyện liên quan một quý tộc Anh, một doanh nhân Philippines giàu có và một tấm bản đồ xưa 281 năm, tuy chưa đi đến phần cuối nhưng rất giống kịch bản của một bộ phim Hollywood.
Tòa lâu đài Alnwick từng xuất hiện trong nhiều cảnh quay các phim Harry Potter, cũng góp phần vào câu chuyện tranh cãi này:
3 năm trước, khi đường cống sập, Công tước xứ  Northumberland thứ 12 là Ralph Percy phải chi 12 triệu bảng Anh để sửa chữa. Để có tiền, ông đồng ý bán khoảng 80 món tài sản thừa kế cho tại một cuộc bán đấu giá của nhà Sotheby’s  ở London ngày 4.11.2014. 

Cong vo lam lo tam ban do Bien Dong
Vị công tước từng sở hữu tấm bản đồ Murillo  
 Lô bán số 183 là một tấm bản đồ dài 120 cm và rộng 112 cm đã úa vàng, do linh mục Pedro Murillo Velarde (của Dòng Tên)  vẽ và công bố năm 1734 ở Manila và đặt tên là Carta Hydrographica y Chorographica de las Islas Filipinas.
Nó được gọi là Bản đồ Murillo, trong đó Bãi Scarborough được đặt tên là Panacot, do người Philippines gọi là Panatag. Bãi ở gần vùng bờ biển Luzon (ngày xưa là Nueva Castilla). Theo vài nguồn lịch sử, quân Anh xâm lược Philippines năm 1762 đã chiếm đoạt bản đồ này, đưa về nước.
Danh mục của Sotheby’s gọi Bản đồ Murillo là “bản đồ khoa học đầu tiên của Philippines”. Các chuyên gia định giá từ 20.000 đến 30.000 bảng, nhưng sau đó nó được bán giá 170.500 bảng.
Người mua là doanh nhân Mel Velarde người Philippines, chủ tịch một công ty công nghệ IT.
Từ một nhà hàng chuyên bán món bò bít-tết, khi đang mừng sinh nhật 78 tuổi của người mẹ, ông gọi điện thoại đấu giá và mua được Bản đồ Murillo. Ông kể đó là 3 phút “điên rồ” khi giá liên tục tăng.   
Ban đầu, Velarde quan tâm tấm bản đồ vì trùng tên họ với vị linh mục. Công ty của ông chưa tìm ra mối liên hệ bà con với tác giả tấm bản đồ.
Ông nói việc trúng món đấu giá này là “một cuộc chinh phục cá nhân”, khi ông nhận ra nó có thể giúp chứng minh chủ quyền Bãi Scarborough của Philippines.
Bạn của Velarde là chánh án tòa án tối cao Antonia Carpio, người cũng là một tiếng nói hàng đầu trong nỗ lực tố cáo thủ đoạn độc chiếm Biển Đông của TQ, mô tả Bản đồ Murillo là “mẹ của tất cả những bản đồ Philippines”.
Vị quan tòa này nói: ngay trong Hiến pháp năm 1949 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (TQ) cũng chưa bao giờ nhắc đến những vùng tranh chấp này.
Khi được hỏi tại sao ông quyết sở hữu bằng được tấm bản đồ này, Velarde nói: “Trong một bộ phim rất giống đời thật, ai cũng có phần.Có ông hàng xóm bắt nạt, chiếm đất của chúng tôi. Rồi tấm bản đồ của một công tước trong một lâu đài Harry Potter. Cứ như quý vị diễn vai của mình trong phim này”.
Người phát ngôn của vị Công tước cho Independent biết: ông không muốn bình luận, vì đã bán tấm bản đồ.
Chiến tranh bản đồ giữa Philippines với TQ
Ngày 12.6, nhân Lễ độc lập của Philippines, Velarde đã tặng lại Bản đồ Murillo cho Bảo tàng quốc gia, nơi đã không thể quyên đủ tiền để mua đấu giá. Tổng thống Benigno Aquino của Philippines đã thay mặt nhận một bản sao của tấm bản đồ này.
Bản đồ Murillo cũng để chứng minh Bãi Scarborough là của Philippines, chứ không phải của TQ. Vụ xét xử chủ quyền Bãi này có thể có phán quyết vào tháng 3.2016, căn cứ theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS).TQ đã tuyên bố không tham dự phiên tòa này.
Bản đồ Murillo đặt nghi ngờ về “đường lưỡi bò 9 đoạn” để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
TQ đã trình một bản đồ “đường lưỡi bò” lên LHQ năm 2009. Bản đồ này từng được Cộng hòa Trung Hoa thời Quốc dân đảng công bố ngày 1.12.1947, gồm 11 đoạn, nhưng sau TQ giảm còn 9 đoạn.
Chính phủ Philippines hy vọng bản đồ này sẽ nghiêng cán cân về họ. Edwin Lacierda, người phát ngôn của Tổng thống Aquino nói:
“Bản đồ Murillo chắc chắn sẽ chứng minh lẽ phải thuộc về Philippines khi dựa trên cơ sở lịch sử”.

Cong vo lam lo tam ban do Bien Dong
Sotheby's rao mời đấu giá tấm bản đồ Murillo 
 Theo CNN, giáo sư Ferdinand Llanes của đại học Philippines, cựu thanh tra Ủy ban di sản quốc gia (NHCP) nói Bản đồ Murillo là bản đồ đáng tin cậy nhất về các đảo của Philippines hồi thế kỷ 18.Vì chúng dựa trên lời kể và bản đồ của nhiều nhà thám hiểm Anh, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Pháp thời đó.
Ông nói nó cũng thể hiện văn hóa và cuộc sống ở Philippines, thậm chí nêu tên của một người thợ khắc lên giá đỡ tấm bản đồ là Nicolas Bagay, một người Philippines. “Đó là bản đồ được hoàng gia Tây Ban Nha chính thức công nhận”, giáo sư Llanes nói.
Ông nói thêm rằng những vùng lãnh thổ được vẽ trên bản đồ này không có ai tranh chấp, và thực tế là trong Hiệp định Paris ký ngày 10.12.1898, Tây Ban Nha nhượng các đảo Philippines có trên bản đồ cho Mỹ.
Vị giáo sư nói: "Đó là lý do tại sao tuyên bố của TQ là phi lý”, và cho biết nhiều giáo sư sử học và sinh viên luôn biết có Bản đồ Murillo do nó được sử dụng để giảng dạy.
Nhưng việc Velarde mua lại được Bản đồ Murillo đã làm xới lại vấn đề. Giáo sư Llade nói tuyên bố chủ quyền của TQ chỉ dựa trên những câu chuyện kể trong lịch sử.
Philippines cáo buộc TQ chiếm Bãi Scarborough năm 2012, khi tàu chiến hai nước lao vào xung đột. Lực lượng Philippines yếu hơn nên phải rút lui, để TQ chiếm Bãi này.
Năm 2013, Philippines đề nghị tòa án trọng tài quốc tế can thiệp, và năm ngoái, họ trình hồ sơ 4.000 trang để khẳng định chủ quyền Bãi này.
Báo Mỹ: TQ đi quanh như chó cụp đuôi
Theo tạp chí Forbes, gần đây Đại sứ TQ Zhao Jinhua tại Philippines hai lần gọi điện gợi ý hai bên ngồi xuống nói chuyện nhằm tìm một giải pháp hòa bình, nhưng lãnh đạo Philippines không chấp nhận, vì thiên về một cuộc đối thoại đa phương giữa TQ với các nước tranh chấp như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei.
Báo này bình luận: TQ “đi vòng quanh như con chó cúp đuôi vào giữa hai chân, khi dư luận quốc tế đều chống nước này. Đa số các nước Đông Nam Á và đồng minh xa của họ như Mỹ đều ngầm ủng hộ Philippines chống việc TQ ngang ngược chiếm đất.
Khó cắn được dư luận quốc tế, TQ sẽ khó thể thắng trong bất kỳ cuộc đối thoại đa phương nào.
TQ chỉ ưng nói chuyện song phương với từng nước phản đối tuyên bố độc chiếm Biển Đông của TQ, và sẵn sàng sử dụng sức mạnh kinh tế-quân sự của họ. Đó là lý do Philippines từ chối nói chuyệnsong phương”. 
Trần Trí (theo Independent)