Dưới đây là cách Hoa Kì có thể ngăn chặn điều đó
HOWARD W. FRENCH
Foreing Policy (5/6/2015)
Năm 2009, trong vòng đầu của hành động Trung Quốc đẩy mạnh khẳng định quyền kiểm soát hầu hết các vùng Biển Đông, Bắc Kinh đánh cuợc yêu sách của mình lên một bản đồ mà họ nộp cho Liên Hiệp Quốc và chẳng bao lâu được công bố trong mỗi hộ chiếu mới cấp cho công dân họ.
Bản đồ này, trước đây là một di tích mơ hồ của thời Quốc Dân Đảng cai trị trong những năm đầu thế kỉ 20, nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới vì đặc tính quan trọng nhất của nó, một đường vòng có dạng chín dấu vạch thòng xuống cách xa tỉnh cực Nam của Trung Quốc, đảo Hải Nam, hàng trăm dặm và tới gần sát bờ biển của một số nước Đông Nam Á, bọc kín một trong những thủy lộ quan trọng nhất của thế giới. Bản đồ đặt các nước láng giềng của Trung Quốc trong tình trạng báo động rằng đất nước lớn nhất của khu vực đã mạnh bạo chuyển thành xét lại khi sức mạnh của họ tăng lên. Dù vậy, vào lúc này, một số nước có thể vẫn an tâm bởi họ tin rằng hầu hết thế giới sẽ coi thuờng nỗ lực tuyên bố bản đồ của Trung Quốc như là vô căn cứ về cơ bản.
Sự thiếu tự tin của chính Bắc Kinh về "đường chín vạch" được phản ánh trong việc họ chưa bao giờ công bố tọa độ phận định giới hạn tuyên bố này, mà lại dựa vào một lập luận mơ hồ rằng Trung Quốc là nước đầu tiên trong thời xa xưa khám phá ra các nhóm đảo và rạn đá mà bây giờ được gọi là quần đảo Trường Sa - và đã thực hiện việc kiểm soát đối với chúng kể từ ngày đó. Hầu như không có yếu tố nào của lập luận này được thẩm định kĩ càng. Trước hết, nó đòi hỏi mọi người phải tin tưởng rằng dân của các nước ở gần những thể hình này hơn rất nhiều với so với Trung Quốc (nguời Malaysia, Chàm, và Malacca, liệt kê chưa đầy đủ ) không phải là những người đi biển dày dạn như người Trung Quốc.
Điều dễ thấy rõ khác là Trung Quốc thiếu niềm tin vào bất cứ cơ sở pháp lí nào cho khẳng định của họ nên đã từ chối tham gia vào vụ kiện do Philippines đưa ra toà trọng tài theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 2013 thách thức trực tiếp đường chín vạch. Bắc Kinh thông báo gần như ngay lập tức rằng bất kể kết quả thế nào, quyết định của tòa án sẽ không có liên quan tới hành vi của họ.
Dù vậy, thay vì thụ động chờ đợi phán quyết của tòa án, Trung Quốc đã bắt tay vào một chiến dịch ngoạn mục bồi đắp đất và xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông, mà trong vòng chỉ hơn một năm chút ít đã gieo trên thủy lộ này nhiều vị trí đất mới, hầu hết trong số đó đủ to để có thể đóng quân và một số đã được trang bị đường băng đủ dài để phục vụ máy bay vận tải quân sự.
Trong tiến trình tạo ra “sự kiện trên biển,” Trung Quốc trên thực tế đã cho thấy họ không quan tâm tới việc thảo luận hay tranh luận theo lí lẽ. Khi Ngoại trưởng Trung Quốc lúc đó là Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) đưa ra một bài giảng hạ thấp các đối tác tại diễn đàn Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2010 vào lúc mà chủ đề về các quyền trên biển được đưa ra, nhiều nhà quan sát coi đó là một phát biểu hớ về ngoại giao . Yang tuyên bố "Trung Quốc là nước lớn và các nước khác là nước nhỏ," - tất cả mọi người đều hiểu điều đó có nghĩa là họ sẽ phải cúi đầu trước ý muốn của Bắc Kinh. Nhưng sau một cuộc họp khu vực tương tự ở Singapore vào cuối tháng 5 năm 2015, khi một số người tham gia, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mĩ Ashton Carter, thúc giục Bắc Kinh phải ngừng việc xây dựng đảo lại, Bộ Ngoại Giao TQ lại lặp lại logic này, qua việc gọi TQ là “một nước chính yếu” - gợi ra rằng họ có những đặc quyền cá biệt.
Chủ quyền là một cái gì đó đã được định nghĩa trước nay một cách tập thể, nhưng Hua Chunying (Hoa Xuân Oánh), người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Bắc Kinh, sau này lại tuôn ra một loạt luận điểm cho thấy một cách hiểu ngày càng đơn phương về vấn đề này. Bà ta khẳng định thẳng thừng rằng yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông đã được hình thành qua “quá trình lịch sử lâu dài” và có “cơ sở lịch sử và pháp lí đầy đủ”. Công việc xây dựng của Trung Quốc là “hợp pháp, hợp lí và chính đáng”, và đang tiến hành “với tốc độ và với một quy mô phù hợp với trách nhiệm quốc tế của mình.” Tự do hàng hải chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là vấn đề, bà cho biết, trước khi thêm rằng khái niệm này không nên được sử dụng “như một cái cớ để xâm phạm chủ quyền, quyền hạn và an ninh của các nước ven biển”, một cảnh báo ngầm cho Hoa Kì, nước mà bà ấy nuốn nói là nên ngưng can dự vào.
Trong bài phát biểu của mình tại Singapore tháng này, Carter thẳng thắn đưa ra một cái nhìn khác hẳn, qua việc quả quyết rằng các phương tiện quân sự của Hoa Kì sẽ “đi lại trên biển, trên không và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép,” nả cũng thẳng thắng nói thêm rằng “việc chuyển đá ngầm thành sân bay đơn giản là không đủ điều kiện để có quyền chủ quyền hoặc cho phép đưa ra các hạn chế đối với việc đi lại trên biển và trên không. "
Cách mỗi bên quan niệm vấn đề nẩy ra nhiều câu hỏi:
Tại sao Washington lại phải đầu tư sức mạnh và uy tín của mình vào một cuộc tranh chấp xa xôi như vậy? Lí do trực tiếp nhất là hiện nay, Hoa Kì là quốc gia duy nhất có cả phương tiện lẫn sự tự tin để làm như vậy. Các bên tranh chấp đối thủ của Trung Quốc, như Philippines và ngay cả Việt Nam đều biết rằng đối đầu quá trực tiếp với Bắc Kinh sẽ chuốt lấy thất bại hoặc bị sỉ nhục. Và chính vì vậy mà những người ủng hộ việc Mĩ hành động xem nó như là một mệnh lệnh.
Trên cơ bản, tranh chấp mở ra giữa Bắc Kinh và Washington là về hai vấn đề gắn bó chặt chẽ với nhau, hai vấn đề đó đi xa trong việc xác định tương lai của trật tự quốc tế hơn mức mà hầu hết mọi nguời có thể nhận ra. Vấn đề đầu là các cường quốc lớn nên diễn giải luật biển thế nào - và Trung Quốc và Hoa Kì có lập trường hoàn toàn khác nhau về điều này, hợp với hoàn cảnh địa lí rất khác nhau của họ.
Hoa Kì đã trở thành một cường quốc toàn cầu trong hai bước. Thứ nhất, Hoa Kì đạt được ưu thế ở ngay bán cầu của mình. Và thứ hai, bắt đầu với việc kết thúc Chiến tranh Tây Ban Nha-Mĩ thế kỉ 19, qua việc triển khai sức mạnh ra nước ngoài thông qua lực lượng hải quân, Hoa Kì có thể thống trị một trong hai đại dương lớn nhất thế giới - bằng cách bắt đầu từ bờ phía đông hoặc bờ biển phía tây (cộng với những bổ sung đáng chú ý của Alaska, Hawaii, và Guam) theo ý thích của mình.
Trung Quốc, trái lại, bị bao quanh bởi các láng giềng trên bộ có rắc rối về lịch sử, và bờ biển của nó ở phía Đông, từ Bắc tới Nam bị vây bọc bởi một chuỗi dài các nước từ bán đảo Triều Tiên tới Indonesia, mà họ gọi là “chuỗi đảo thứ nhất.” Hơn nữa, kể từ Thế chiến II, Mĩ đã duy trì liên minh quân sự với rất nhiều quốc gia chủ chốt ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, đáng chú ý nhất là Nhật Bản và Philippines. Trong hơn bảy thập kỉ nay, các căn cứ của Mĩ trong khu vực đã giúp cho Hải quân của họ thành lực lượng ưu việt trong các vùng biển ngoài khơi Trung Quốc.
Trung Quốc hiện nay quyết tâm trở thành một cường hải quân hạng nhất, nhưng để làm được như vậy, trước hết Bắc Kinh phải bằng cách nào đó trở thành ưu việt trong vùng biển nhà của họ. Đối với hầu hết, đàm phán tự do hàng hải là chuyện lạc đề trong cuộc thi thố sức mạnh ngày càng tăng trong khu vực. Thống trị các vùng biển được bao bọc bởi chuỗi đảo thứ nhất là rất quan trọng đối với Bắc Kinh - vì hai lí do rất ít được thảo luận. Lí do thứ nhất là về việc đạt được sự thống trị chiến lược trong vùng biển nhà của họ, khiến cho họ thành cực kì nguy hiểm cho việc Hoa Kì triển khai Hạm đội 7 trong một cuộc xung đột về Đài Loan hay trong chiến tranh với Trung Quốc.
Lí do thứ hai được viện dẫn công khai thậm chí ít hơn nhưng lại có thể là quan trọng hơn. Trung Quốc sở hữu một kho vũ khí hạt nhân nhỏ hơn nhiều so với Hoa Kì. Khả năng sống sót cho một năng lực đánh trả đáng tin cậy của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào các tàu ngầm vũ trang hạt nhân hoạt động từ đảo Hải Nam. Hoa Kì tuần tra các vùng biển trong Biển Đông với nhiều khả năng giám sát chống tàu ngầm và tác chiến tiên tiến nhất thế giới, và - trước sự bực dọc to lớn của Trung Quốc - Lầu Năm Góc liên tục giám sát việc đi lại của tàu ngầm từ đảo Hải Nam để thu thập thông tin tình báo về âm thanh và hoạt động.
Trung Quốc có thể từ bỏ lập luận về đường chín vạch, nhưng không có cách nào họ giảm bớt tham vọng kiểm soát Biển Đông. Để thắng thế ở đó, có thể dự kiến Bắc Kinh sẽ tung ra một lí thuyết về luật biển mạnh mẽ đi ngược với lí thuyết của Hoa Kì, và thật ra cũng của hầu hết các nước. Sự đồng thuận chung cho rằng mức biên 200 hải lí được biết là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mà mỗi quốc gia ven biển được phú cho theo UNCLOS, ngăn không cho nước khác đánh cá, khai thác mỏ, và vv - nhưng tàu quân sự được phép “đi qua vô hại”. Trung Quốc (cùng với, đáng chú ý nhất là Ấn Độ và Brazil) cho rằng hoạt động của tàu quân sự nước ngoài - kể cả việc thu thập thông tin tình báo - bị loại trừ trong EEZ của nước khác, trừ khi được cho phép trước.
Trong Biển Đông, các tác động của việc này là sâu sắc và tăng thêm đầy kịch tính hơn bao giờ hết với chiến dịch xây dựng đảo bận rộn của Trung Quốc. Hồi tháng 12 năm 2014, tôi đến thăm nhóm chuyên gia tư vấn thuộc Viện Nghiên Cứu Nam Hải đặt tại Hải Nam. Khi tôi hỏi Giám Đốc Wu Shicun (Ngô Sĩ Tồn) liệu các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng sẽ được hưởng quyền chủ quyền nào, chẳng hạn như EEZ hoặc không phận hay không thì ông trố mắt và trả lời: “Dĩ nhiên là không,” Tuy nhiên, trong khoảng một vài tháng, lập trường của Trung Quốc dường như đã bắt đầu thay đổi, như được xác nhận bởi những cảnh báo của hải quân Trung Quốc “phải rời đi lập tức để tránh bị phán đoán lầm,” đưa ra cho một chuyến bay của Mĩ bên trên một trong những dự án bồi đắp đất mới của họ tại Đảo Chữ Thập (Fiery Cross).
Tại cuộc họp Singapore, Trung Quốc tránh đụng chạm tới câu hỏi về lí thuyết của họ về chủ quyền đối với các đảo nhân tạo được xây dựng trên các rạn san hô ngầm và các đảo san hô ở quần đảo Trường Sa. Trong chừng mức mà các giới hạn biển đó có thể được thiết lập xung quanh chúng, Trung Quốc sẽ có thể ngăn không cho hải quân nước ngoài đi vào những mảng lớn của Biển Đông, và nếu tiêu chuẩn 200 hải lí có thể được áp dụng đủ rộng khắp thì các vùng biển này sẽ trở thành vùng không-được-đi-lại đối với các bên khác - một "trường thành cát" mới như chỉ huy Mĩ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris gọi nó. Đó là lí do tại sao, theo quan điểm của Washington, đương đầu với Bắc Kinh và ngăn chặn không cho họ tạo ra bất kì tiền lệ nào, có vẻ rất thuyết phục.
Có một khoảnh khắc bộc trực bất thường tại buổi họp mặt ở Singapore mà có thể dễ dàng bị bác bỏ như điều khoác lác, khi Carter tuyên bố Hoa Kì “sẽ vẫn là thế lực an ninh chủ yếu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong nhiều thập kỉ tới.” Dù đứng ở bất cứ nơi nào trên các vấn đề cơ bản này, quả thật đó là cái mà điều này lnói về. Có vài cuộc tranh chấp sẽ là trọng yếu hơn trong những năm trước mắt.
Nếu bản chất của cuộc thi thố này là rõ ràng thì cách tiến tới tốt nhất cho Hoa Kì vẫn chưa sáng tỏ. Các nhà phê bình chê trách Washington ít đầu tư trong vấn đề này ít ra từ thập niên 1990 đã cổ vũ màn thể hiện quyết tâm này của Lầu Năm Góc. Mặc dù lựa chọn tốt nhất của Hoa Kì có lẽ là tránh đối đầu lộ liễu mà thay vì vậy nhấn mạnh sự được thua cho hệ thống quốc tế.
Biện pháp tốt nhất duy nhất có sẵn là Quốc hội phê chuẩn UNCLOS - một động thái mà hiện nay hiếm khi thảo luận tại Washington. Từ đó, Hoa Kì cần phải thúc giục các nước đồng cảm ở Tây Thái Bình Dương xúc tiến hồ sơ kiện Trung Quốc trước toà Luật Biển, như Philippines đã làm. Nếu Trung Quốc tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo và trang bị quân sự cho chúng thì có lẽ cần phải cho tàu chạy vảo các vùng biển mà Bắc Kinh yêu sách trên cơ sở không rõ ràng. Nhưng việc kêu gọi Trung Quốc bước ra theo pháp lí cho phép một loạt các quốc gia nhỏ bày tỏ lập trường trên một trật tự quốc tế dựa theo luật lệ - đó là những gì mà Hoa Kì nên ủng hộ - chứ không phải là biến điều này thành một cuộc thi thố nguy hiểm về sức mạnh quân sự.
Phần nhận xét hiển thị trên trang