Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

hoa lê-ki-ma nở

Đã chết cho mùa .. hoa lê-ki-ma nở


 
Trên đường vào đảo hôm qua
Nghiêng mình Sáu hái bông hoa ven rừng
Cài lên mái tóc rối tung,
Cất cao tiếng hát giữa vòng lưỡi lê. 

(Thơ Phùng Quán)

Cũng chuyện tù Côn Đảo, trong Trường ca Võ Thị Sáu (thực ra là bài thơ dài, in nguyên một trang báo Tiền Phong) anh viết tuổi 16 chị Sáu vẫn hái hoa lê-ki-ma cài tóc. Buổi sáng ngày bị hành hình, chị đã ngắt một nhành hoa lê-ki-ma cài lên mái tóc, trên đường ra pháp trường chị vừa đi vừa hát. Anh đâu biết lê-ki-ma là cây gì, nghe cái tên đẹp thì tưởng hoa của nó chắc đẹp lắm. Sau này mới biết lê-ki-ma thực ra là cây quả trứng gà, hoa đã xấu lại đầy nhựa, “ngắt một nhành hoa cài mái tóc” có mà dở hơi. Ai dè bác Nguyễn Đức Toàn lấy cảm hứng từ bài thơ của anh để viết bài Biết ơn Võ Thị Sáu (chắc khi đó bác Toàn cũng không biết cây lê-ki-ma là cây gì): Mùa hoa lê-ki-ma nở ở quê ta miền đất đỏ/ Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng/ Đã chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở…Chị Sáu đã hy sinh rồi/ Giọng hát vẫn như còn vang dội vào trái tim…Anh Quán cười khà khà, nói sau này hễ viết về chị Võ Thị Sáu thì người ta lại bê nguyên chi tiết này vào, vui quá là vui.
(Nguyễn Quang lập)


Mùa hoa lê-ki-ma nở ở quê ta miền đất đỏ
Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng
Đã chết cho mùa hoa lê-ki-ma nở
Đời mai sau còn nhắc nhở
(Nhạc Nguyễn Đức Toàn)

Khi chị Sáu hy sinh, cũng như bao người, tôi bận bịu với nhiều công việc của người chiến sĩ trong kháng chiến, nên không dễ viết. Đến năm 1957 là thời điểm đất nước gặp nhiều khó khăn trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Ban Tuyên huấn Trung ương ra chỉ thị cần tập trung tuyên tuyền củng cố niềm tin cho toàn Đảng, toàn dân. Chủ trương của Ban lúc này là cần nêu những tấm gương cụ thể tránh hô hào chung chung. Lúc này tôi đọc được một cuốn sách nhỏ của nhà văn Phùng Quán viết về Võ Thị Sáu. Đọc xong tôi rất xúc động, rất đỗi cảm phục tấm gương hy sinh anh dũng của một cô gái mới 16 tuổi. Hình tượng những bông hoa lê ki ma ở vùng quê đất đỏ của cô gái do Phùng Quán sáng tạo nên đã gợi ý chủ đề âm nhạc cho tôi. Và tôi bắt đầu bài hát bằng hình tượng ấy.
(Nguyễn Đức Toàn)


Mùa hoa lêkima nở...
Chồi hoa lêkima
Bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” được nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn sáng tác năm 1957, lúc đó đất nước còn chia làm hai miền, miền Nam chỉ hai năm sau (1959) là bước vào cao điểm chống Cộng của chính quyền hai ông Ngô Đình Diệm – Ngô Đình Nhu… 


Nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn như một số bài báo sau này viết lại, khi sáng tác bài hát, chưa bao giờ nhìn thấy cây lêkima, lại càng chưa bao bước chân lên Côn Đảo. Có lẽ cái tên cây “lêkima” nghe “Tây Tây” thế nào, hay quá chăng… mà nhạc sỹ sáng tác gắn liền với tên tuổi chị Võ Thị Sáu anh hùng, nay trở thành hai khái niệm không thể tách rời, giằng không ra mà dứt cũng không ra.
Lại lên lục lọi nhà anh Gúc, tìm thấy một câu chuyện, rằng lần cuối mẹ chị Sáu tìm cách xin vào gặp chị, gói quà bà cụ mang vào chỉ có mấy quả lêkima vườn nhà… vậy thôi, chấm hết. Thế mà thành truyền thuyết. Còn nếu gõ cụm từ khóa “Chị Võ Thị Sáu, hoa lêkima, cài lên mái tóc” thì gặp một bài viết khá hay của tác giả Hoàng Tiến “Lời ca vẫn vang vọng” trên trang “lichsuvietnam chấm vi en”:

“Nhìn những người đang đào huyệt cho chị, chị dừng lại hỏi họ:
- Huyệt của tôi?
Những người tù đào huyệt nghẹn ngào không dám trả lời. Chị rút bông hoa gài trên mái tóc, đưa cho mấy người tù.
- Tặng mấy anh bông hoa này. Cảm ơn mấy anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to...
Những người tù ngơ ngác nhìn nhau. Chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp:
- Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay...
Mùa hoa lêkima nở
Quê ta miền đất đỏ
Sông núi vẫn nhớ tên người anh hùng
Đã chết cho đời sau...”

Tác giả không khẳng định rằng chị Sáu đã cài bông hoa gì lên mái tóc, nhưng đoạn trích lời bài hát của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn chốt ở cuối, làm cho người đọc hiểu rất gần với cái sự “cài hoa lêkima lên tóc” của chị Võ Thị Sáu.
Có một lần nói chuyện về vấn đề này, bà con trong họ đằng ngoại nhà mình có một Phó Giáo sư về thực vật học, chú ấy nói đúng như trên đây mình viết, hay chính xác hơn là do chú ấy nói, mà mình viết lại trên đây: “Ông Nguyễn Đức Toàn khi sáng tác chưa nhìn thấy cây lêkima mà ngoài Bắc gọi là cây trứng gà bao giờ, chứ nếu nhìn thấy hoa của nó, chưa chắc ông ấy đã sáng tác như thế. Còn tao thì mãi sau 1975 khi đi nghiên cứu thực vật mới có điều kiện nghiên cứu sâu về nó, thì có thể nói rằng nếu khen hoa lêkima là thơm ngát để cài lên tóc, thì chắc cũng chỉ có thể bị dở hơi, vì tao ngửi thấy mùi nó khá thối.” Đến đây cả lũ thanh niên lăn ra cười, khoái trá.
Mình chưa nhìn thấy cây trứng gà, chỉ thấy quả, và ngửi thì thấy không thích lắm, nhưng có lẽ cũng không thối. Lên mạng đọc về lêkima (hay từ khóa “lucuma” nếu thích đọc bằng tiếng Anh) thì thấy đây là một loại cây công nghiệp có ích, quả có giá trị dinh dưỡng cao, mọc nhiều ở Pêru như là một loại “quốc cây”. Một số tài liệu tiếng Anh tả hoa hình ống, mọc thành chùm từ trục cành lá, màu kem nhạt, có mùi hăng… giống như mùi hăng của quả khi chưa chín hẳn.
Chồi hoa lêkima và một bông đã nhô ra
Không thấy có chỗ nào khen hoa thơm cả. Thôi cái đó không xác minh được, cũng là “rắm ai vừa mũi người ấy”, người thấy thơm, người thấy hăng, thậm chí thấy thối, chúng ta chẳng bàn làm gì.
Nhưng rõ ràng nếu xem ảnh của hoa lêkima mọc cả chùm thì thấy, hoàn toàn không thích hợp để cài lên tóc. Nếu cài một bông thì không hẳn là xấu, nhưng chẳng có gì là đẹp, thậm chí sẽ gây nghi ngờ về gu thẩm mỹ của người cài lên tóc. Còn nếu cài cả chùm lên thì có thể còn gây cả nghi ngờ về… bệnh lý tâm thần không biết chừng.
Còn nếu lên mạng đọc về mộ chị Võ Thị Sáu ở Côn Đảo, thì chỉ thấy ấn tượng với hình ảnh hai cây dương, còn về vụ lêkima thì Công ty công viên cây xanh nào đó cũng đã cố gắng trồng mấy lần không sống được, mãi đến khi về tận quê chị Sáu đánh lấy một cây thì mới sống, nhưng nó cũng chỉ cao ngang đầu người, chẳng ra hoa, ra quả gì cả… ngó mãi mới thấy có một quả bé tí, lấp ló đâu đó. Mời các bác cứ lên mạng tìm đọc thoải mái, kiểu gì cũng ra thông tin này.
Vì thế cá nhân mình không tin là chị Võ Thị Sáu cài hoa lêkima lên tóc lúc ra pháp trường. Nhưng bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” của nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn thì tuyệt hay, nghe lần nào cũng thấy xúc động, thế là đủ rồi.
Viết bài này để cùng các cháu học trò cảnh giác, lúc làm văn về chị Võ Thị Sáu, đừng dại mà đưa hình ảnh chị cài hoa lêkima lên tóc, nếu không muốn biến người nữ anh hùng thành… Súy Vân.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

Xem thêm bài của Hoàng Tiến: Lời ca vẫn vang vọng

Phùng Quán bị cải tạo lao động một thời gian dài, Nguyễn Đức Toàn phát triển sự nghiệp, còn Hoàng Tiến diễn biến hòa bình (ông là người viết về đám tang tướng Trần Độ). Các ông Phùng Quán, Nguyễn Đức Toàn (và có lẽ cả Hoàng Tiến) chưa một lần đặt chân đến Côn Đảo viếng mộ chị Võ Thị Sáu.

Thợ Cạo tập hợp
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những quốc gia tự xưng kỳ quặc nhất


Một làng gần biên giới trở thành tiểu quốc tự phong ngay trong lãnh thổ của Israel, song chính quyền Do Thái chấp nhận sự tồn tại của nó trong vài chục năm qua.

Tiểu quốc trốn thuế tại Italy
vmn

Phóng to
Hình dáng của "Cộng hòa Đảo Rosa". Ảnh: warsintheworld.com
Giorgio Rosa là một người đàn ông có tầm nhìn xa. Năm 1967, vị kỹ sư người Italy quyết định xây dựng quốc đảo riêng trên hải phận quốc tế. Ông tự gọi hành động ấy là "tình yêu đối với tự do”. Rosa và nhóm cộng sự xây 9 cột trụ từ đáy biển Adriatic và mặt bằng có diện tích 400 m2. Họ tuyên bố độc lập và ngay lập tức phát hành tem cho "Cộng hòa Đảo Rosa", Huffington Post đưa tin.
Tuy nhiên, phản ứng của chính quyền Italy trái ngược với mong đợi của Rosa. Đối mặt với một tiểu quốc gia trốn thuế ngay gần bờ biển, chính quyền Italy ra lệnh sát nhập "quốc đảo" và thiêu hủy nó.

Chỉ vài tuần sau khi đảo Rosa tuyên bố độc lập, lực lượng an ninh Italy đặt chân lên đảo và bắt Giorgio Rosa. Họ buộc chất nổ vào các cột trụ, đưa mọi người vào lên tàu và "thổi bay" quốc đảo. Mặc dù Rosa chính thức kiện chính phủ Italy nhưng tòa án không quan tâm đến đơn kiện của ông. 
Hành động khác thường của Rosa tác động trực tiếp đến chính sách quốc tế. Đối mặt với viễn cảnh nhiều người có thể bắt chước hành động Rosa trên toàn cầu, Liên Hợp Quốc phê chuẩn Công ước Biển năm 1982 nhằm cấm con người tự tạo đảo quốc trên biển.
Tiểu quốc của tổ chức bảo vệ môi trường
Trạm radar Mỹ xây dựng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Greenpeace. Ảnh: wordpressPhóng to
Một trạm radar. Ảnh minh họa: wordpress.com
Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) luôn sẵn sàng áp dụng mọi cách để thu hút dư luận. Nhưng có lẽ chưa kế hoạch nào tham vọng như nỗ lực của họ tại Cộng hòa Czech vào năm 2008, Guardiankhẳng định. Hồi ấy, để phản đối Mỹ thiết lập trạm radar tại khu vực Brdy, Czech, các thành viên của Greenpeace bao vây, chiếm công trường xây dựng và tuyên bố thành lập quốc gia độc lập.
Peaceland là tên gọi quốc gia mới. Nó giống khu trại lớn của người biểu tình. Jiri X. Dolezal, một nhà báo người Czech, cảm thấy bực tức bởi sự xuất hiện của những thành viên Greenpeace làm đảo lộn cuộc sống tại miền quê của ông. Chính vì thế, Dolezal thành lập Travarovice, quốc gia riêng của ông, và tuyên chiến với Peaceland.
Dolezal là tổng thống và công dân duy nhất của Cộng hòa Dân chủ Travarovice. Ông viết đơn xin quân đội Czech cho phép tấn công khu vực Greenpeace chiếm đóng. Dolezal tuyên bố muốn ông vào bên trong khu trại và tiểu tiện “như hành động thách thức”. Ông cũng bắt đầu tuyệt thực để ủng hộ các trạm phòng thủ tên lửa Mỹ. Theo Dolezal, mỗi bên trong cuộc tranh chấp có quyền bình đẳng khi thể hiện quan điểm của họ.
Trước khi hai bên giao tranh, cảnh sát Czech đã phá Peaceland và bắt toàn bộ thành viên của họ.
'Quốc gia hòa bình nhất' tại Trung Đông
AkAkhzivland là quốc gia yên bình nhất tại Trung Đông. Ảnh: listversePhóng to
Quốc kì Akhzivland. Ảnh: blogspot.com
Khi Eli Avivi quyết định cư trú tại Akhziv vào năm 1952, làng chỉ là một đống đổ nát. Akhziv giáp với biên giới Lebanon, nơi giao tranh giữa Liên minh Arab và Israel xảy ra. Akhziv hoang tàn đến mức Avivi không nghĩ ai đó sẽ nhớ đến nó.
Ông đã suy nghĩ đúng trong 18 năm. Không ai chú ý đến Avivi khi ông dựng hàng loạt túp lều và định cư tại Akhziv. Vào một ngày trong năm 1970, nhà chức trách Israel đưa xe ủi đến để san phẳng Akhziv. Chính vì vậy, theo BBC, Avivi lập hàng rào quanh làng và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Độc lập Akhzivland.
Hành động của Avivi khiến chính quyền Israel bắt và đưa ông ra tòa. Bất ngờ thay, quan tòa ủng hộ phía Avivi và tuyên bố ông không phạm tội. Avivi quay trở lại Akhzivland và có quyền cho thuê vùng đất trong 99 năm tiếp theo.
Ngày nay, Akhzivland vẫn tồn tại. Dân số quanh năm là 2 người cùng một vài chó, mèo, và khách du lịch. Akhzivland có thể là quốc gia duy nhất tại Trung Đông chưa bao giờ tham gia vào xung đột quân sự. Quyết định thành lập Akhzivland quả là hành động sáng suốt của Avivi.

Vì muốn sở hữu đồng tiền riêng, một người đàn ông tuyên bố cửa hàng của anh là quốc gia độc lập. Sau đó anh phải hầu tòa, nhưng đồng tiền vẫn tồn tại tới hôm nay.


'Tiểu quốc trên cây' ở Anh
Nhà cây tự xưng là quốc gia có chủ quyền ở LondonPhóng to
"Tiểu quốc Wanstonia" nằm trên một con đường dẫn tới thành phố London. Ảnh: Independent
Trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, chính quyền Anh thực hiện một chương trình xây đường bộ lớn. Họ lấp những cánh đồng, chặt cây và phá hoàn toàn vô số ngôi nhà để trải bê tông khắp đất nước. Song ở vùng Wanstead thuộc ngoại ô thủ đô London, chính quyền vấp phải sự kháng cự khi người dân nơi đây tuyên bố những ngôi nhà của họ thuộc một quốc gia có chủ quyền mang tên Wanstonia.
Phần lớn lãnh thổ "tiểu quốc Wanstonia" nằm giữa một nhà cây trên một khu đất mà chính quyền muốn giải tỏa. Sau khi báo Guardian đăng tin về nó, một số người Anh viết thư để bày tỏ sự ủng hộ. Do không có địa chỉ cụ thể, họ đã gửi thẳng thư tới nhà cây. Khi bức thư đầu tiên tới, những người biểu tình coi đó là dấu hiệu chứng tỏ tính hợp pháp của họ.
Biến cửa hàng thành quốc gia để in tiền
Đồng xu Rudge tự phát hành cho riêng minhPhóng to
Đồng tiền xu của Rudge. Ảnh: La Stampa
Một trong những quan điểm của chủ nghĩa tự do là mọi người có thể sở hữu đồng tiền riêng. Tuy nhiên, luật pháp ở mọi nơi trên thế giới đều cấm người dân tự in tiền. Vì vậy, khi John Charlton, một người dân ở bang Tasmania thuộc Australia, muốn có đồng tiền riêng, anh quyết định tránh án tù bằng cách tuyên bố cửa hàng của anh là một quốc gia độc lập, La Stampa đưa tin.
Quốc gia của Rudge mang tên “Đại công quốc Avram” và không có lãnh thổ. Rudge phát hành tiền xu từ “một ngân hàng” để tránh nguy cơ tố tụng pháp lý. Trong một thời gian ngắn, đồng tiền của Rudge lưu thông trên thị trường. Hàng trăm người hiếu kỳ kéo đến cửa hàng của Rudge và đổi AUD (tiền tệ của Australia) lấy đồng xu của "Đại công quốc Avram" và chẳng bao lâu, hoạt động trao đổi của vùng Tasmania đã diễn ra sôi động ở Duchy – nơi còn được gọi là “đất của công tước”. Sau đó, chính quyền Australia bắt đầu chú ý tới nơi này.
Khi chính phủ can thiệp, mọi chuyện khá là mơ hồ. Công chúng biết chính quyền Australia khám xét cửa hàng của Rudge và tịch thu tất cả tiền xu. Sau đó họ bắt Rudge. Nhưng kết cục của vụ án không rõ ràng. Rudge và vài người khác tuyên bố rằng tòa án không kết tội anh - động thái chứng tỏ quốc gia và đồng tiền của Rudge là hợp pháp. Những người khác cho rằng chính quyền Australia chỉ quyết định không khởi tố vụ án. Dù vậy, Rudge vẫn tiếp tục phát hành tiền xu và thỉnh thoảng chúng còn xuất hiện trên eBay.
Lập quốc gia riêng vì bất mãn với giới chức
Dinh thự của triệu phú Dean Kamen trên đảo Bắc DumplingPhóng to
Dinh thự của triệu phú Dean Kamen trên đảo North Dumpling. Ảnh: CNN
Dean Kamen, người phát minh xe cá nhân Segway, là chủ sở hữu hòn đảo nhỏ North Dumpling. Nó nằm dọc theo bờ biển của bang Connecticut (nhưng về mặt pháp lý, đảo là một phần của New York). Người dân trên đảo có quốc kỳ, đồng tiền, hiến pháp, hải quân, không quân riêng và sự phê chuẩn của Tổng thống Mỹ.
Quá trình ly khai của đảo bắt đầu vào năm 1987, khi các quan chức New York phản đối Kamen lắp đặt turbine gió trên đảo. Tức giận, Kamen quyết định thành lập lãnh thổ riêng. Bằng cách kết hợp năng lượng gió và năng lượng mặt trời, Kamen giúp North Dumpling không cần tới lưới điện quốc gia. Thậm chí nhà phát minh còn dọa rằng ông sẽ sáp nhập bang Connecticut vào lãnh thổ. Ông làm mọi cách để chọc tức các quan chức từng phản đối tuabine của ông.
Thậm chí Kamen còn liên lạc với tổng thống George H. W. Bush, vốn là bạn của ông, và đề nghị ông chủ Nhà Trắng ký một hiệp ước không xâm lược. Về lý thuyết, hành động ký hiệp ước của Bush đồng nghĩa với việc North Dumpling có vị thế pháp lý cao hơn Kurdistan hay Catalonia.
Tranh chấp của Kamen với chính quyền New York không đi tới hồi kết. Nhưng ngày nay ông vẫn cho rằng đảo North Dumpling là quốc gia hoàn toàn độc lập.
Kim Ngân
Nguồn: News.zing 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc tung tàu ngầm hạt nhân, bao vây Ấn Độ


Trung Quoc tung tau ngam hat nhan
Tàu ngầm Type 093 của TQ
Ấn Độ đang tăng nỗi lo việc Trung Quốc tung tàu ngầm hạt nhânvào Ấn Độ Dương, nhằm bao vây Ấn Độ, theo trang National Interest ngày 5.6.
Hãng tin NDTV (Ấn) dẫn các nguồn tin hải quân Ấn giấu tên, nêu hải quân Ấn đang ngại việc Trung Quốc tung tàu ngầm hạt nhân vào Ấn Độ Dương theo bậc tăng dần.
Hồi tháng 9.2013, lần đầu tiên TQ xác nhận: một tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, sẽ đi qua Ấn Độ Dương, để thực hiện nhiệm vụ chống hải tặc ở Vịnh Aden.
Năm ngoái, 2 tàu ngầm TQ cập cảng Colombo (Sri Lanka) do TQ tài trợ xây cảng. Chiếc đầu tiên cập cảng này hồi tháng 9.2014 là một tàu ngầm tấn công lớp Tống chạy điện-diesel.
Nhưng 7 tuần sau, một chiếc Type 091 lớp Hán chạy năng lượng hạt nhân nổi lên ở Sri Lanka.
Cùng lúc, TQ thông báo với Ấn, rằng một chiếc tàu ngầm tấn công Type 093 lớp Thương sẽ bắt đầu tuần tra trong Ấn Độ Dương.
Chính những tàu ngầm hạt nhân này khiến hải quân Ấn đặc biệt quan ngại. NDTV nêu: “việc triển khai các tàu ngầm tấn công nhanh lớp Thương tiên tiến là nguyên nhân quan ngại đáng kể ở Bộ tư lện hải quân”.
Cả TQ và Ấn dựa cậy nặng vào tuyến thương mại trên Ấn Độ Dương để đưa hàng hóa về nước. Ví dụ: thương mại chiếm gần 55 % trên GDP của Ấn mà đa phần là hàng hóa chở trên biển.
TQ càng dựa cậy mạnh hơn vào thương mại, vốn chiếm 60 % trong GDP của TQ những năm gần đây. Khoảng 85 % hoạt động thương mại của TQ là bằng đường biển.
Vì thế, trang Want China Times lưu ý: trang web quốc phòng Sina Military Network (TQ) gần đây nêu TQ có thể chỉ cần 10 tàu ngầm tấn công để bao vây vùng biển miền đông và và miền tây Ấn Độ.
Trang web này còn kết luận: 3 chiếc Type- 091 lớp Hán, 4 chiếc Type 093 lớp Thương và 2 chiếc Type 095 có thể bao vây vùng biển này.
Và TQ chỉ cần 6 chiếc tàu ngầm để làm tê liệt 3 căn cứ hải quân Ấn ở Mumbai, Karwar và Visakhapatnam.
Hồi tháng 2.2015, hải quân Mỹ khẳng định: hải quân TQ hiện triển khai rất nhiều tàu ngầm tấn công, đông về số lượng so với Mỹ nhưng kém chất lượng hơn Mỹ.
Phó đô đốc Joseph Mulloy báo cáo quốc hội Mỹ, rằng TQ là một trong những hạm đội dưới biển phát triển nhanh nhất thế giới.
Ví dụ hồi tháng 4.2015, báo nhà nước TQ China Daily nêu: TQ sắp phóng 3 chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân Type 093G.
Đây là lớp tàu ngầm tấn công thế hệ 4 của TQ,nâng cấp từ lớp Type-093 (tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân thế hệ 2)
Lớp Type-093 được cho là trang bị tên lửa chống hạm siêu thanh mới YJ-18, theo China Daily. Báo này còn viết:
TQ có 4 chiếc Type-094 chạy hạt nhân,mang tên lửa đạn đạo, 6 tàu ngầm tấn công chạy hạt nhân Type-093 và 3 chiếc tàu ngầm tấn công chạy hạt nhân Type-091 cũ.
1TG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giáo sư Vũ Đình Huy đòi công lý cho người con gái bị giết hại


Lời chủ trang nguyễn Thông:
Hồi giữa tháng 3, tôi được ông bạn đồng môn Nguyễn Huy Hoàng từ Nga về mời đến nhà anh Phương Văn Dần làm việc ở Viện Puskin VN, nhà tại Q.Bình Thạnh để ăn trưa, trò chuyện. Tới nơi thì mọi người đã đông đủ cả. Chuyện xa (Nga) chuyện gần (Việt), rồi nghe nhà thơ Nguyễn Duy đọc thơ. Bác Duy thì tôi quá quen, nhưng xung quanh có vài gương mặt lạ. Hoàng giới thiệu với tôi anh Vũ Đình Huy, Viện sĩ-GS-TSKH đang dạy ở Trường đại học Bách khoa TP.HCM. Người giỏi như anh Huy ở nước ta chẳng có bao nhiêu. Tôi chào anh, lần đầu gặp mặt, nhưng sao cái tên thì đã bắt gặp ở đâu rồi. Tua lại trí nhớ, giật mình, đúng rồi, đã đọc trên báo và hình dung ra ngay. Đó là người cha bất hạnh, có cô con gái cực kỳ xinh đẹp bị một kẻ cuồng yêu đâm chết ngay tại nhà trên đường Trần Hưng Đạo, Sài Gòn 5 hồi năm 2011. Báo chí một dạo ùm lên, ai cũng thương xót cô gái xấu số, căm giận kẻ ác độc. Rồi theo thời gian lại quên đi, chìm vào quên lãng. Giữa cuộc vui, tôi không tiện hỏi bác Huy rằng kết cục thế nào. So với cái ảnh đăng báo hồi đó, con người đáng thương tóc giờ đã bạc trắng, già đi nhiều. Cứ lặng lẽ quan sát, thấy người cha ấy bị nỗi buồn dạo nọ đeo đẳng nên không giấu được nét buồn khi mọi người nói cười hỉ hả. Cũng chả trách được bởi có mấy ai nhớ chuyện của bác Huy.

GS-Viện sĩ Vũ Đình Huy (phải) và nhà thơ Nguyễn Duy - 3.2015 (ảnh: Nguyễn Thông)

Hôm qua, bác Huy gửi cho tôi mail này, bảo rằng bác đang đi tìm công lý cho đứa con gái bất hạnh. Đơn từ đã đi khắp nơi rồi, chả biết công lý đang nằm ở đâu.

Dưới đây là nguyên văn "đơn yêu cầu" của nhà khoa học, GS-TSKH Vũ Đình Huy:



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------o0o------
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 05 năm 2015
ĐƠN YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH LẦN 3
VÀ SỚM XÉT XỬ NGHIÊM MINH
HUNG THỦ NGUYỄN ĐĂNG THÀNH
ĐANG  NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT HƠN 04 NĂM NAY

Kính gửi:  - Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an thành phố Hồ Chí Minh
       - Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Đồng kính gửi:
-         Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Trưởng Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp trung ương;
-         Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-         Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh;
-         Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
-         Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-         Một số cơ quan báo, đài trung ương và địa phương.

Người yêu cầu:        Giáo sư - Viện sĩ -Tiến sĩ khoa học Vũ Đình Huy,
đang giảng dạy và nghiên cứu khoa học
tại Trường Đại học Bách khoa  – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Nơi ở và hộ khẩu thường trú: Căn hộ lầu 1, Chung cư 684/6 Trần Hưng Đạo,
                                            phường 2, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung yêu cầu:
Tôi, cha của người bị hại  là Vũ Thị Hoàng Anh (16/05/1985 – 27/02/2011) yêu cầu:Giám định lần 03 đối với tình trạng tâm thần của hung thủ Nguyễn Đăng Thành (sinh ngày 16/01/1981) trước, trong khi gây án (ngày 27/02/2011) và hiện nay.
Thành phần Hội đồng  giám định gồm  các bác sĩ có đức, có tài ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam;
Căn cứ yêu cầu:
1. Tóm tắt diễn biến điều tra vụ án
*          Trưa ngày chủ nhật, 27/02/2011, Nguyễn Đăng Thành mặc áo rộng, giấu kín con dao sắc nhọn dài khoảng 30 cm trong người, đội mũ bảo hiểm và đeo kính râm che mặt, rồi lẻn vào   Chung cư 684/6 Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), nấp rình.
Khi con gái tôi là Vũ Thị Hoàng Anh vừa tiễn khách ra về,  quay trở vào thì bất ngờ bị  Nguyễn Đăng Thành  đâm tới tấp 09 nhát dao vào ngực, vào bụng. 
Con gái tôi chỉ kịp kêu một tiếng “Ối!” thất thanh,  chết gục ngay trên vũng máu ở hành lang Chung cư ; máu của con gái tôi bắn vọt cả lên tường.
Nguyễn Đăng Thành nhanh chóng trốn khỏi hiện trường gây án.
*Khoảng 6 giờ sáng hôm sau, 28/02/2011, sát nhân Nguyễn Đăng Thành đã bị  Công an TP HCM bắt giữ, cùng với con dao gây án và áo quần dính đầy máu.
Tại trụ sở Công an phường 2 quận 5 TP HCM, Nguyễn Đăng Thành khai nhận chính Thành đã lập mưu kế và đã đâm chết Vũ Thị Hoàng Anh,  vì bị Vũ Thị Hoàng Anh cự tuyệt “tình yêu”  của Thành.
* Mãi 09 ngày  sau, 07/03/2011, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khỏi tố bị can và  lệnh tạm giam đối với Nguyễn Đăng Thành về tội “Giết người”.
* Ngày 25/08/2011, Trung tâm Giám định Pháp Y thành phố Hồ Chí Minh kết luận:“Ngày gây án (27/02/2011), đối tượng Nguyễn Đăng Thành không có triệu chứng loạn thần. Giai đoạn trầm cảm trung bình do căn nguyên tâm lý trước khi gây án ngày 27/02/2011 (F32.1-ICD10). Can phạm đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Không có các triệu chứng loạn thần trong khi gây án ngày 27/02/2011. Để đánh giá năng lực hành vi chịu trách nhiệm hình sự đối với can phạm Nguyễn Đăng Thành, không thuộc thẩm quyền của Giám định viên”. (Đã ký: Giám đốc, ThS. Bs. Nguyễn Ngọc Quang; Bs CK1  Trần Đình Phương).
* Ngày 10/11/2011, Viện Giám định Pháp Y tâm thần Trung ương - Phân viện phía Nam kết luận: “Về Y học: Trước, trong khi gây án, đương sự Nguyễn Đăng Thành có bệnh trầm cảm tái diễn mức độ trung bình. Hiện nay, Đương sự đang bị trầm cảm nặng, có triệu chứng loạn thần.
Về pháp luật: Hiện nay, Đương sự chưa có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để tiếp xúc làm việc với cơ quan pháp luật.
Đề nghị: Cần điều trị theo chuyên khoa một thời gian, khi nào ổn định sẽ tiếp tục điều tra, xét xử. Áp dụng tình tiết giảm nhẹ khi xét xử” (Đã ký: Chủ tịch Hội đồng, Phó Viện trưởng Bùi Thế Hùng).

[PHẢN BIỆN: Tôi và một số bác sĩ chuyên khoa thần kinh – tâm thần cho rằng:
Kết luận của  Viện Giám định Pháp Y tâm thần Trung ương - Phân viện phía Nam là sai   về y học  và sai về pháp luật.
Minh chứng:
Trước khi gây án: Nguyễn Đăng Thành là sinh viên Khoa Cơ khí hệ chính quy của Trường Đại học Bách khoa TP HCM (1999 -2005), được cấp bằng Kỹ sư Cơ khí hệ chính quy ngày 12/10/2006; được cấp 03 Chứng chỉ nghề nghiệp bởi các Trung tâm huấn luyện nước ngoài (CATIC, OMRON ASIA PACIFIC VÀ AVIZA); là Kỹ sư của Công ty Fujitsu Việt Nam (2005 -2006); của Công ty Trang thiết bị Toàn cầu (2006 -2007) và Công ty Trang thiết bị Thành Phát Lộc (2007 - 2011).
Nguyễn Đăng Thành tự khai trong Sơ yếu lý lịch là: Có sức khỏe tốt; Nói và viết tiếng Anh thành thạo; Sử dụng tốt 06 phần mềm kỹ thuật; Kỹ năng giao tiếp tốt…
( xem Sơ yếu lý lịch do Nguyễn Đăng Thành viết, kèm theo).
 Xin hỏi: Nếu“trước khi gây án, đương sự Nguyễn Đăng Thành có bệnh trầm cảm tái diễn mức độ trung bình” mà có khả năng đạt được các thành tích nêu trên sao?
+Trong khi gây án:  Nguyễn Đăng Thành mặc áo rộng để giấu kín con dao sắc nhọn dài khoảng 30 cm trong người, đội mũ bảo hiểm, đeo kính râm che mặt, lẻn vào chung cư nấp rình, không nói một lời, bất ngờ đâm tới tấp 09 nhát  dao vào ngực vào bụng con gái tôi, rồi nhanh chóng trốn khỏi hiện trường.
Xin hỏi: Nếu “trong khi gây án, đương sự Nguyễn Đăng Thành có bệnh trầm cảm tái diễn mức độ trung bình” mà có khả năng lập mưu kế ranh ma và hành động dã man như vậy sao?
Sai về pháp luật: Trong “Bộ luật hình sự - Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự và các văn bản mới hướng dẫn thi hành” (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2010) và “Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, 2011), không có điều khoản nào viết rằng cơ quan Giám định Pháp Y tâm thần  được quyền  ra lệnh cho tòa án: “Áp dụng tình tiết giảm nhẹ khi xét xử”].

* Trong “Giấy báo tin” số 56/P1A, ngày 02/03/2012, của Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM, do Kiểm sát viên Trần Nam Thắng ký, đã viết: “Theo kết luận số 743/PYTT-PVPN ngày 10/11/2011 của Viện Giám định Pháp y tâm thần Trung ương (Phân viện phía Nam) xác định: Hiện nay, Nguyễn Đăng Thành chưa có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để tiếp xúc và làm việc với cơ quan pháp luật; cần điều trị theo chuyên khoa một thời gian, khi nào ổn định sẽ tiếp tục điều tra, xét xử. Vì vậy, ngày 06/12/2011 Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM đã ra Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can Nguyễn Đăng Thành và đưa vào Bệnh viện tâm thần trung ương 2 tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai để điều trị bắt buộc, khi bệnh ổn định sẽ tiếp tục điều tra và đưa vụ án ra xét xử theo  đúng quy định của pháp luật”.
* Trong “Thông báo về kết quả giải quyết vụ án Nguyễn Đăng Thành giết người” của Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP HCM số 870/PC45(Đ7), ngày 14/03/2012, do Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT – Thượng tá Trương Văn Hòa ký, đã cho tôi biết  thêm:
“ Ngày 07/12/2012, Cơ quan CSĐT CA TP.HCM  tiến hành đưa bị can Thành đi chữa bệnh bắt buộc tại Viện giám định Pháp y Tâm thần TW – Phân Viện phía Nam, cho đến nay bị can vẫn điều trị, nên chưa kết luận điều tra vụ án để đưa bị can Nguyễn Đăng Thành ra xét xử được. Do đó, ngày 05/12/2011 Cơ quan CSĐT CA TP.HCM đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và bị can cho đến khi bị can được chữa bệnh ổn định thì sẽ phục hồi điều tra vụ án và bị can để tiếp tục điều tra xử lý”.

2) Những điều không rõ ràng xung quanh việc điều tra vụ án
a) Từ khi xảy ra vụ án (27/02/2011), bắt được hung thủ  (28/2/2011), đến khi có Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can (07/3/2011) là quá lâu và bất thường!
b) Tại sao Cảnh sát điều tra – Công an TP HCM và Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM lại giấu diếm, không cho gia đình bị hại biết chút gì về kết luận của Trung tâm Giám định Pháp Y TP HCM?
c) Đã qua 06 tháng, kể từ ngày bắt được hung thủ Nguyễn Đăng Thành (28/02/2011) với đầy đủ tang chứng, vật chứng và đã rõ ràng tất cả các tình tiết của vụ án, đến ngày có  kết luận giám định của Trung tâm Giám định Pháp Y TP HCM (25/8/2011): “  Can phạm Nguyễn Đăng Thành đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Không có các triệu chứng loạn thần trong khi gây án ngày 27/02/2011”, tại sao Cảnh sát điều tra – Công an TP HCM vẫn chưa kết luận điều tra vụ án? Tại sao  Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM vẫn chưa gửi hồ sơ và bản  cáo trạng đến Tòa án?
d) Tại sao lại phải đưa hung thủ Nguyễn Đăng Thành đi giám định lần 02, trong khi Trung tâm Giám định Pháp Y TP HCM đã có kết luận (ngày 25/8/2011):  “  Can phạm Nguyễn Đăng Thành đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Không có các triệu chứng loạn thần trong khi gây án ngày 27/02/2011”?
 e) Các kết luận của Trung tâm Giám định Pháp Y TP HCM (25/08/2011 )  và của Viện Giám định Pháp Y tâm thần Trung ương - Phân viện phía Nam (10/11/2011), đối nghịch nhau 180 độ.
Tại sao Công an TP HCM và  Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM lại phớt lờ kết luận của Trung tâm Giám định Pháp Y TP HCM, mà chỉ căn cứ vào đề nghị sai về y học và sai về pháp luật của Viện Giám định Pháp Y tâm thần Trung ương - Phân viện phía Nam, để ra “quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can Nguyễn Đăng Thành”(ngày 06/12/2011) và quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án và bị can (ngày 5/12/2011)?
g) Kể từ ngày hung thủ Nguyễn Đăng Thành được đưa đi chữa bệnh bắt buộc (06/12/2011)  đến nay (27/05/2015), đã là 03 năm 06 tháng (gần 1.300 ngày), mà bệnh tâm thần  của hung thủ Nguyễn Đăng Thành vẫn chưa ổn định hay sao?
h) Đã  4 năm 3 tháng qua đi, và còn chưa biết đến bao giờ, vụ án này mới được đưa ra xét xử nghiêm minh, để trả lại công bằng cho con gái tôi và gia đình tôi?
C.Yêu cầu
Vì có kết luận mâu thuẫn trong 02 lần đã giám định và những điều không rõ ràng trong điều tra vụ án nêu trên, tôi khẩn thiết yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP HCM và Viện Kiểm sát nhân dân TP HCM tiến hành trưng cầu:
1.Giám định lần 03 đối với tình trạng tâm thần của hung thủ Nguyễn Đăng Thành  trước, trong khi gây án (ngày 27/02/2011) và hiện nay.
Thành phần Hội đồng  giám định gồm các bác sĩ có đức, có tài ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam;
2. Nếu giám định lần 03 xác định bệnh tâm thần của hung thủ Nguyễn Đăng Thành đã ổn định, thì cần đưa ngay Hung thủ ra xét xử nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật;
3. Nếu giám định lần 03 xác định bệnh tâm thần của hung thủ Nguyễn Đăng Thành vẫn không ổn định sau gần 1300 ngày điều trị (từ 06/12/2011 đến nay), thì phải kiểm tra xem phác đồ điều trị bệnh  đã đúng chưa, hay là “lợn lành đã chữa thành lợn què”?
3.Đề nghị Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, giám sát và chỉ đạo trong quá trình giải quyết vụ án nói trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
                                                                              Kính đơn

                                                                           GS.VS.TSKH.Vũ Đình Huy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nóng lâu rồi, chỉ có điều nguy cấp hơn thôi ông Tôn ợ!

Bắc Kinh báo hiệu: Không còn hiền lành ở Biển Đông nữa!

Tác giả: Andrew Browne- Wall Street Journal 2/6/2015/ Người dịch: Trần Văn Minh

Ở vào thế giành quyền kiểm soát hồ” của mình, Trung Quốc rút lại sự khoan dung lâu dài dành các nước láng giềng
Đô đốc Trung Quốc, ông Tôn Kiến Quốc nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tuần này. Đô đốc Tôn cho biết, Trung Quốc đã 'kiềm chế hết mức' ở Biển Đông. Ảnh: AFP / Getty Images
Đô đốc Trung Quốc, ông Tôn Kiến Quốc nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tuần này. Đô đốc Tôn cho biết, Trung Quốc đã ‘kiềm chế hết mức’ ở Biển Đông. Ảnh: AFP / Getty Images
SINGAPORE—Cách Trung Quốc xem các tranh chấp chủ quyền đang sôi động ở Biển Đông, rằng sự nhẫn nại của họ đã đi quá xa.
Các nước nhỏ hơn ở quanh vùng biển gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia đã thách thức sự kiên nhẫn của Bắc Kinh bằng cách đưa ra các tuyên bố chủ quyền trên nhiều đảo nhỏ, công trình xây dựng trên các đảo này và thăm dò năng lượng ở vùng biển xung quanh. Thật vậy, những hành động này đi trước bất kỳ hành động nào của Trung Quốc. Nhưng sự khoan dung cũng có giới hạn.
Cảm nghĩ về tính chính đáng này đã dẫn Trung Quốc tới dự án xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa, mà hiện nay là tâm điểm của một cuộc khủng hoảng đang gia tăng trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới.
Và điều này đến từ một quan điểm lịch sử xa xưa. Trung Quốc chỉ đơn thuần trả lại những gì họ gọi là “vùng biển gần” của họ cho nhà nước mà họ tin rằng nhà nước này đã hiện hữu hàng ngàn năm – như là một cái “hồ” của Trung Quốc – trước kỷ nguyên chủ nghĩa thực dân xâm chiếm.
Ngày nay, sau khi Trung Quốc bỏ sau lưng cuộc nội chiến, sự xâm lược của Nhật Bản và các xáo trộn khác, và sau bốn thập niên tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, cuối cùng họ đã đủ mạnh để đứng thẳng lên dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Còn xa với cách hành xử như một quyền lực xét lại với tham vọng quân sự để thống trị, trong cách tính toán của Trung Quốc để mở rộng các rạn san hô và đá thành các pháo đài tiềm năng là một hành động cứu chuộc với lịch sử.
Một cách ngắn gọn, các hoạt động nạo vét của Trung Quốc không phá vỡ sự cân bằng, Trung Quốc khôi phục lại nó.
Bên ngoài, quan điểm chung này giúp giải thích tuyên bố bất thường của Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại hội nghị an ninh quan trọng ở Singapore vào cuối tuần trước.
Khi chính ông nói tới vấn đề nằm trong tâm trí của tất cả mọi người tại Đối thoại Shangri-La – việc Trung Quốc xây dựng 2.000 mẫu đất trên lãnh thổ giữa biển trong vòng 18 tháng qua (tương đương với 1.500 sân bóng bầu dục) – Phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tuyên bố rằng, nước ông đang thực sự kiềm chế.
Ông nói, “Trung Quốc đã kiềm chế hết sức”.
Không đếm xỉa tới lời kêu gọi của ông Ash Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nên ngừng công việc mở rộng, là đe dọa ưu thế quân sự của Mỹ và đẩy qua hết một bên quốc gia Á châu này đến quốc gia khác, đến nỗi các lãnh đạo quân đội và an ninh của họ than phiền rằng Trung Quốc đang đe dọa hòa bình, Đô đốc Tôn khẳng định rằng các hoạt động xây dựng là “hợp pháp, chính đáng và hợp lý”.
Đô đốc Tôn đã không tiếp tục giải thích những gì Trung Quốc có thể sẽ làm nếu họ không tự kềm chế.
Tuy nhiên, câu hỏi này là gốc rễ của sự lo lắng hiện nay đang chi phối châu Á. Nếu một công cuộc xây dựng thả cửa với mức độ chưa từng thấy mà gọi là kiềm chế, thì sự không kiềm chế sẽ như thế nào?
Bởi vì các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc quá rộng lớn – gần như toàn bộ Biển Đông và tất cả các thực thể biển – nỗi lo sợ trong vùng Đông Nam Á là Trung Quốc đang tạm thời đè nén sự thôi thúc cho việc kiểm soát toàn bộ cái “hồ” của họ và các tuyến đường biển trong đó.
Bằng cách thúc giục Việt Nam ngưng các công trình cải tạo đảo của mình trong khu vực, ông Carter cho thấy rằng ông hiểu rất rõ mối nguy hiểm khi mà sự kiên nhẫn của Trung Quốc có thể chấm dứt.
Nhiều nước trong khu vực tin rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc tuyên bố kiểm soát bầu trời bằng cách thiết lập một khu vực phòng thủ không gian, giống như điều mà họ đã tuyên bố trên biển Hoa Đông – một hành động mà Đô đốc Tôn không loại trừ. Một hành động như vậy “sẽ phụ thuộc vào vấn đề nếu an ninh hàng hải của chúng tôi bị đe dọa”, ông nói.
Trung Quốc đã khẳng định quyền điều khiển tất cả các hoạt động đánh bắt cá trong khu vựcBiển Đông. Và họ xem toàn bộ khu vực này là một phân khu hành chánh của đảo Hải Nam, một lệnh điều hành của chính phủ [TQ] tiến xa về phía nam, tới tận Indonesia.
Thêm nữa, Trung Quốc lựa chọn những khía cạnh của luật pháp quốc tế hỗ trợ cho trường hợp của họ và phớt lờ những điều không hỗ trợ. Mặc dù họ ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng họ chưa bao giờ nêu ra yêu sách biển dựa theo luật đó.
Tháng trước, hải quân Trung Quốc đã cố gắng xua đuổi một máy bay do thám của Mỹ mang theo một đội thu hình của CNN tiếp cận đá Chữ Thập, một trong những công trình xây dựng lớn nhất. “Hãy đi khỏi!” một nhân viên phát thanh của hải quân Trung Quốc la lớn.
Máy bay P-8 Poseidon đã bị cảnh báo đang tiến tới một “khu vực báo động quân sự” – một dạng không phận không có cơ sở pháp lý. Lời cảnh báo này chỉ ra rằng Trung Quốc hẳn có ý định sử dụng công trình xây cất để tăng cường kiểm soát bầu trời trên Biển Đông và các tuyến đường biển, tuyến đường chứa hơn một nửa thương mại thế giới.
Thựa ra, sự nhập nhằng là một chiến thuật có chủ ý của Trung Quốc. Một đường chín đoạn xuất hiện trên bản đồ của Trung Quốc xung quanh Biển Đông, cho thấy quyền sở hữu của Trung Quốc không bao gồm bất kỳ tọa độ nào. Cũng như Trung Quốc chưa từng giải thích về cơ sở pháp lý của bản đồ.
Dù vậy, không phải ai cũng tin rằng Trung Quốc có ý định áp đặt các tuyên bố chủ quyền của họ tới cùng.
Viết trên báo Straits Times của Singapore tuần này, ông Vương Canh Vũ (Wang Gungwu), một giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore và là một học giả hàng đầu về triều đình Trung Quốc, biện giải rằng Trung Quốc chưa bao giờ mong muốn trở thành một đế chế hàng hải. Các chuyến hải hành 600 năm trước của thái giám Đô đốc Trịnh Hòa là một điều khác thường.
Không giống như Anh và Mỹ, là những nước xây dựng vị thế siêu cường thông qua sức mạnh hải quân, Trung Quốc có truyền thống tìm kiếm quyền lực thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ.
Ông Vương viết: “Vấn đề chính của Trung Quốc là làm thế nào để thuyết phục các nước láng giềng rằng họ không có ý định chuyển từ quả quyết tới áp chế”.
Trong lúc này, Mỹ và các đồng minh Á châu chỉ còn phỏng đoán sự tự kiềm chế của Trung Quốc sẽ kéo dài bao lâu. Các cuộc tranh luận tại Washington về việc liệu sự kiềm chế của Trung Quốc cần được khuyến khích thông qua ngoại giao và kêu gọi tuân thủ các nguyên tắc pháp lý và chuẩn mực quốc tế, hoặc áp đặt bằng vũ lực. Dù bằng cách nào đi nữa, sự kiềm chế không thể xem như mặc định.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Chính Mỹ sẽ cùng VN ngăn chặn dã tâm chiếm Biển Đông của TQ'

Cao Tuân


NĐT - Tướng Lê Mã Lương cho rằng, không ai khác mà chính Mỹ sẽ cùng Việt Nam có những hành động cứng rắn để ngăn chặn hành động thái quá, phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

Trước những quan tâm của dư luận hậu chuyến thăm tàu Cảnh sát biển Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi ông thực hiện chuyến công du đến Việt nam trong bối cảnh khẩu chiến giữa Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia láng giềng liên quan đến tình hình Biển Đông ngày càng gia tăng, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thiếu tướng Lê Mã Lương - nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam về chủ đề quen thuộc này nhằm cung cấp cho độc giả các ý kiến, phân tích, đánh giá và nhìn nhận đa chiều từ những nhân vật khác nhau.

Mở đầu cuộc trò chuyện, người lính được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân từ năm 21 tuổi chia sẻ: “Lực lượng cảnh sát biển của Việt Nam mới thành lập 20 năm nay nhưng đang phải đương đầu với thử thách, nhiệm vụ trọng đại của đất nước: Giữ từng thước biển, giữ yên bờ cõi của quốc gia.

Mặc dù còn non trẻ nhưng cảnh sát biển Việt Nam đã thể hiện lòng trung thành, ý chí quyết tâm sắt đá và sự tỉnh táo. Thử thách ấy cũng đã trở thành bản lĩnh trong thực tiễn đấu tranh của nhân dân, quân đội ta để giữ vững chủ quyền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ.

“Tôi nghĩ rằng chính tinh thần đó đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và tác động đến nhiều nước có quan tâm đến sự kiện Biển Đông, đặc biệt là Mỹ”, ông nói.

Và như vậy, động thái rõ nhất là mới đây, vị Bộ trưởng Quốc phòng một trong những nước có tiềm lực về kinh tế, quốc phòng số một của thế giới đã đến thăm lực lượng hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam.

“Phải chăng sau hội nghị thượng đỉnh an ninh Châu Á tại Singapore/Đối thoại Shangri-la 2015, họ đến thăm để hiểu rõ thực lực của Quân đội nhân dân Việt Nam và mục sở thị một trong những con tàu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam từng bị tàu kiểm ngư, lực lượng Hải quân của Trung Quốc cố tình đâm, va, phụt vòi rồng gây hư hỏng. Vì thế, vị bộ trưởng Quốc phòng Mỹ muốn có những đánh giá thực tiễn”, tướng Lê Mã Lương nhận định.

Theo Tướng Lương, chuyến thăm của người đứng đầu bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói lên rất nhiều điều. Nhìn xa hơn, cái đó nằm trong tầm nhìn chiến lược mà hai bộ trưởng Quốc phòng thay mặt cho hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký hợp tác.

“Như tôi được biết, chúng ta đã đặt mua 6 con tàu của Mỹ để phục vụ cho Cảnh sát biển Việt Nam. Nếu tăng cường được 6 con tàu này cho bộ Tư lệnh các vùng cùng với các tàu do Việt Nam đóng sẽ tăng lên đáng kể về sức mạnh. Những con tàu của Mỹ rõ ràng về mặt hiện đại thì chúng ta có thể rất an tâm”, vị anh hùng LLVT chia sẻ.

Tướng Lương phân tích thêm: Có thể thấy, gần đây, Mỹ đã có những hành động tích cực, quyết liệt hơn trong chiến lược hướng về châu Á - Thái Bình Dương nói chung và tình hình Biển Đông nói riêng. Thậm chí Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của các thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo bất hợp pháp, bác bỏ quyền kiểm soát của Trung Quốc xung quanh các thực thể nói trên...

Bởi lẽ, Mỹ đã thấy rất rõ âm mưu, lộ trình, bước đi của Trung Quốc đang đe dọa tự do hàng hải và thách thức lợi ích của họ tại Biển Đông và hơn thế là ở các vùng khác.

Mỹ đang thực hiện nhiều biện pháp như vận động Nhật Bản tuần tra chung trên Biển Đông, tăng cường viện trợ quân sự cho Philippines, thúc đẩy quan hệ quốc phòng, an ninh với Việt Nam.

“Một bước đi mà tôi cũng thấy được sự khôn ngoan của người Mỹ, đó là thúc đẩy mạnh hơn lộ trình bình thường hóa quan hệ với Cuba. Điều này đã mở ra một cái nhìn mới toàn diện, sâu sắc hơn cho châu Mỹ - La - tinh nói riêng và cả thế giới nói chung.

Và như chúng ta đã thấy, từ việc này mà gần đây Cuba đã đơn phương rút cam kết cho các tàu chiến của Trung Quốc được neo đậu ở các cảng ở nước này. Việc làm của Cuba là một đòn đánh trực diện, cú sốc đối với ban lãnh đạo Trung Quốc", Nguyên giám đốc bảo tàng lịch sử Quân đội Việt Nam cho hay.

Cũng theo lời vị cựu tướng, việc Mỹ có những hành động cứng rắn trước tình hình Biển Đông không phải để gây hấn hay tranh giành lãnh hải với Trung Quốc. Với Mỹ đang muốn đóng góp vào cái ổn định hòa bình ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Mỹ muốn công bằng, ngăn chặn việc nước lớn ép nước nhỏ. Thực hiện công lý nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp quốc tế mà vừa qua Trung Quốc đã đi thái quá.

Mỹ quan niệm cũng như VN và các nước trên thế giới: Biển đông là vấn đề giao thương, cần ổn định hòa bình, bảo đảm an ninh đồng thời đảm bảo an ninh về hàng hải. Mỹ sẽ không để cho Trung Quốc thực hiện đường lưỡi bò 9 khúc phi lý, không có cơ sở cũng như việc Trung Quốc cho lực lượng khống chế Biển Đông. Trung Quốc có tham vọng lớn nhưng không thể bá chủ thế giới.
***

Việt Nam thực thi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ theo đúng lịch sử, luật pháp quốc tế”

Nói về cách ứng xử của chúng ta trước bối cảnh tình hình quốc tế cũng như khu vực như hiện nay, Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ: Việt Nam chúng ta vẫn đang thực hiện theo mục tiêu đã đề ra xuyên suốt là hợp tác đa phương hóa, đa dạng hóa với tất cả các quốc gia trên thế giới.

Việc chúng ta đưa mối quan hệ hợp tác với Mỹ lên một tầm cao mới, là một bước đi khôn ngoan của Việt Nam. Đẩy quan hệ lên cấp độ toàn diện với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc cũng là bước đi đúng chủ trương.

“Ngay kể cả với các nước trong ASEAN có thái độ không đồng tình trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với chúng ta thì Việt Nam vẫn giữ thái độ ôn hòa, điềm tĩnh. Điều đó cho thế giới thấy, chúng ta luôn góp phần xây dựng ổn định, hòa bình trong khu vực và thực thi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước theo đúng lịch sử, luật pháp quốc tế”, Tướng Lương nhấn mạnh.


Phần nhận xét hiển thị trên trang