Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

THỜI CƠ ĐỂ MỞ TUYẾN DU LỊCH TRƯỜNG SA


Chính hành động của Trung Quốc cấp tập xây dựng đảo nhân tạo là thời cơ của Việt Nam để mở tuyến du lịch Trường Sa, để khẳng định chủ quyền bằng cách thực hiện các hoạt động dân sự, hòa bình.
Đảo Sinh Tồn 
Báo chí đưa tin, ngày 22/6 chuyến tàu du lịch đầu tiên ra Trường Sa sẽ khởi hành. Thông tin này chưa chính xác, vì đây mới là chuyến khảo sát để thiết kế tour, chưa phải tour du lịch Trường Sa chính thức. Đây cũng không phải là chuyến khảo sát đầu tiên để mở tour du lịch Trường Sa. Chuyến khảo sát mở tour du lịch đầu tiên đã được Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ và Du lịch biển đảo Hải Thành (Quân chủng Hải quân) tổ chức từ ngày 19/4/2004 đến ngày 25/4/2004. Trong chuyến đó, hơn 100 khách đã được tàu 996 đưa từ Tân Cảng ra đảo Trường Sa, đảo Đá Tây (tắm, lặn ngắm san hô), ghé qua Côn Đảo rồi về lại Tân Cảng. Sau đó vì nhiều lý do, trong đó có phản ứng của các bên (các bên, chứ không phải chỉ riêng Trung Quốc) có tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, tuyến du lịch Trường Sa chưa được triển khai.
Chùa trên đảo Nam Yết
Bẵng đi 11 năm, tại sao bây giờ Việt Nam khởi động lại việc mở tuyến du lịch Trường Sa? UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện chuyến khảo sát này, nhưng việc mở tuyến du lịch Trường Sa có lẽ không phải là quyết định của riêng UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Chắc hẳn, đã có sự cân nhắc mọi vấn đề liên quan, dự đoán phản ứng của các bên trước khi quyết định này được đưa ra. Cá nhân tôi cho rằng, chủ trương mở tuyến du lịch Trường Sa vào thời điểm này có liên hệ trực tiếp với việc Trung Quốc cấp tập xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa, nôn nóng tiến tới kiểm soát Biển Đông. Chính hành động ngạo ngược của Trung Quốc là thời cơ của Việt Nam để mở tuyến du lịch Trường Sa, để khẳng định chủ quyền bằng cách thực hiện các hoạt động dân sự, hòa bình. Không có gì tương phản, trái ngược nhau hơn giữa cảnh các con tàu “thiên kình” xám xịt ngày đêm nạo vét, tàn phá các rạn san hô, hủy hoại môi trường sinh thái biển để xây dựng đảo nhân tạo với cảnh những con tàu du lịch màu trắng đưa những người dân thường đi ngắm những lòng hồ ở các đảo chìm đổi màu lung linh dưới nắng, ngắm những đàn cá tung tăng bơi lượn trong các rạn san hô lộng lẫy ở Trường Sa…    
Khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây đang được nâng cấp
Không như năm 2004, bây giờ đã có tàu to đẹp, đủ tiện nghi đưa khách, trên các đảo ở Trường Sa đã có nhà nghỉ đàng hoàng, có điện cả ngày… Theo tôi, cuối năm nay tuyến du lịch Trường Sa sẽ chính thức được công bố.     
             
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nở ruột!

Từ 2015 liếc ngang sân bay Long Thành của 2050

Nghe mà sướng rơn (theo sưu tầm của Baron):


"Ông Nguyễn Quốc Bình (ĐBQH đoàn Hà Nội, Chủ tịch HĐTV - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Hanel): “Long Thành sẽ là sân bay không có đối thủ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Với vị thế trời cho như thế, Long Thành sẽ là sân bay bận rộn nhất khu vực trong tương lai gần. Sân bay Long Thành sẽ biến Việt Nam là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, bảo dưỡng máy bay, du lịch… của cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương…”."


Ở dưới là liếc ngang qua trình bày của VnEx. 

Hiện chưa rõ nguồn mà VnEx dựa vào để xây dựng thành đồ hình ở dưới.

---
Thứ năm, 4/6/2015 | 08:07 GMT+7


Toàn cảnh siêu dự án sân bay Long Thành


Sau khi hoàn thành vào năm 2050, sân bay Long Thành sẽ đảm nhận 90% các chuyến bay quốc tế và 20% chuyến nội địa cho khu vực phía Nam.

http://vnexpress.net/infographic/doanh-nghiep/toan-canh-sieu-du-an-san-bay-long-thanh-3228659.html
Theo Giao bloger

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài tham khảo:

Bàn về chính sách đối ngoại của Việt nam hiện nay
Kami - Trong thế kỷ XX vừa qua, người Việt nam ở cả hai phía, Cộng hòa và cả Cộng sản đã nhiều lần đã phải trả giá đắt cho chính sách ngoại giao dựa vào một bên để chống một bên trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Đặc biệt là những người sống dưới chế độ VNCH, đã nhiều lần chứng kiến người Mỹ phản bội, thậm chí là bỏ rơi họ. Và có lẽ đấy là những bài học về chính sách ngoại giao mà những người quan tâm đến chính trị cần phải ghi nhớ, chứ xin đừng suy nghĩ theo cảm tính và ý thích của cá nhân mình.
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông trong thời gian qua, đã thúc đẩy các mối quan hệ của Việt nam với các nước lớn thay đổi nhanh chóng đến mức kinh ngạc. Truyền thông báo chí hai nhà nước Việt nam - Trung quốc trong những ngày này, đã không ngần ngại trong việc kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc hơn bao giờ hết. Dư luận cho rằng, đó là hệ quả đồng thời là biểu hiện của việc Việt nam đang dần dần thay đổi chính sách đối ngoại của họ cho phù hợp với tình hình biến động.

Tình hình khu vực Biển Đông


Biển Đông theo cách gọi của Việt nam, hay Biển Tây theo cách gọi của Philippines, hoặc Biển Nam Hải theo cách gọi của Trung quốc v.v... mà tên chung lâu nay ta thường thấy xuất hiện trên các bản đồ thế giới nói chung là Biển Nam Trung hoa (South China Sea). Đây là một biển ven lục địa có diện tích khoảng 3triệu 500 ngàn km², trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan.

Vùng biển này và các đảo, quần đảo trên khu vực Biển Đông không thuộc về chủ quyền của một quốc gia cụ thể nào đó, mà hiện nay đang là đối tượng tranh chấp về chủ quyền giữa 07 quốc gia trong vùng như Trung quốc, Đài loan, Philippines, Việt nam, Malayxia, Brunei và Indonexia. Vì quyền lợi và lợi ích quốc gia của mình, nên hầu như các quốc gia kể trên đều tự khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định toàn bộ, hay phần lớn cũng như một số khu vực nhất định nào đó là chủ quyền bất khả xâm phạm của họ.

Trong cục diện ở Biển Đông hiện nay cho thấy, Trung quốc ngày càng tỏ ra hung hăng và hiếu chiến trong việc hoàn tất giấc mộng làm bá chủ ở Biển Đông thông qua cái gọi là đường Lưỡi Bò chủ quyền 9 đoạn. Với giấc mộng ấy, Trung quốc hy vọng sẽ chiếm tới 90% diện tích của Biển Đông, điều mà họ đã từng khẳng định đó là sân sau của họ. Việc gần đây, Trung quốc gấp rút gia tăng việc đảo hóa các bãi đá ngầm, để trở thành các đảo nhân tạo, tạo cơ sở thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) nhằm khống chế không chỉ vùng biển mà kể cả vùng trời tại một phần lớn khu vực Biển Đông. Điều đó cho thấy phía Trung quốc đã không chỉ vi pháp luật pháp quốc tế mà sẽ gây cản trở quyền tự do hàng hải, hàng không của các quốc gia khác.

Đó chính là lý do khiến các quốc gia như Hoa kỳ, Nhật bản, Australia... và kể cả Liên minh Châu Âu (EU) đã lớn tiếng cảnh báo chính sách bành trướng của Trung quốc. Không chỉ thế, các quốc gia đó cũng khẳng định việc sẽ tăng cường sự hiện diện về mặt quân sự của họ ở vùng biển này, để tuần tra nhằm đảm bảo an ninh hàng hải trên Biển Đông. Dư luận cho rằng, đã đến lúc Hoa kỳ và các nước phương Tây sẽ không ngồi yên để Trung quốc mặc sức lộng hành, nhằm bắt nạt các nước nhỏ ở khu vực và nếu Trung quốc không thay đổi về lập trường của họ đối với việc bồi đắp các đảo nhân tạo thì việc xung đột quân sự sẽ là điều khó có thể tránh khỏi.

Hiện nay, tham vọng của Trung quốc đã vấp phải phản ứng dữ dội của các nước nhỏ trong khu vực có liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông. Trước hết là Philippines một quốc gia đã chịu nhiều ảnh hưởng của chính sách bành trướng trên Biển Đông của Trung quốc. Và gần đây nhất là Việt nam, một quốc gia cùng ý thức hệ cộng sản với Trung quốc, cũng đã đến lúc cho thấy họ đã gần mất hết kiên nhẫn với người đồng chí tốt của họ. Việt nam đã có những biểu hiện cho thấy ngày một xích lại gần Hoa kỳ hơn, mới nhất là chuyến thăm Việt nam của ông Ashton Carter Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và sắp tới là chuyến thăm Hoa kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng, một người trên danh nghĩa là người đứng đầu hệ thống chính quyền ở Việt nam.

Nếu chiến tranh trên Biển Đông xảy ra?


Việc nổ ra xung đột Trung -Mỹ trên Biển Đông là khó có thể xảy ra, hai bên sẽ hết sức kiềm chế. Đặc biệt là phía Trung quốc, một khi xung đột trên Biển Đông nếu xảy ra thì con đường vận chuyển hàng hóa quan trọng bậc nhất của Trung quốc sẽ tê liệt thì nền kinh tế khổng lồ của Trung quốc sẽ ngắc ngoải. Chính vì thế có thể thấy rằng, chính quyền Trung quốc chỉ già mồm, chứ không dám đánh. Đó là chưa kể đến tiềm lực quân sự của Trung quốc chưa thể địch lại riêng Hoa kỳ, chứ đâu cần đến các quốc gia khác vốn là đồng minh chiến lược của Hoa kỳ trong khu vực.

Mới đây, nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn đã có bài viết "Tam anh chiến Lữ Bố?", khi đề cập đến câu hỏi "Chiến tranh có thể xảy ra khi nào ?", tác giả đã có bình luận và đánh giá đáng chú ý như sau:

"Chiến tranh sẽ không xảy ra giữa Mỹ và đồng minh với TQ nếu TQ chiếm các đảo hiện do VN nắm giữ, trong trường hợp TQ cam kết bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông. Đối với VN, có thể xảy ra vài đụng chạm, nhưng mọi việc sẽ ổn thỏa vì VN quá lệ thuộc vào TQ, về chính trị cũng như về kinh tế. Một tình huống «Malouines», chiến tranh giữa Anh và Argentine, về chủ quyền đảo Malouines, có thể xảy ra tương tự. Mỹ có thể sẽ cung cấp cho VN một số vũ khí « đặc biệt » để VN có thể hạ một số chiến hạm, tàu ngầm và máy bay của TQ, như trường hợp Pháp cung cấp cho Argentine máy bay Mirage và hỏa tiễn Exocet. Cuộc chiến Malouines Anh giành chiến thắng nhưng thiệt hại nặng vì các chiến hạm của Anh bị vũ khí của Pháp bắn chìm.

Chiến tranh chắc chắn sẽ xảy ra giữa Mỹ (và đồng minh) với TQ, nếu nước này cương quyết chiếm trọn Biển Đông và ngăn chặn việc tự do hàng hải (và hàng không). Không phải như trường hợp khi Nga chiếm Crimé và miền Đông Ukraine, việc này không đe dọa Tây phương. Biển Đông là đường huyết mạch cho kinh tế của Mỹ, Nhật, Đại Hàn và nhiều nước khác. Biển Đông vì vậy thuộc về phạm vi « không gian sinh tồn » của Mỹ, Nhật, Đại Hàn và các nước.

Nếu chiến tranh xảy ra trong tình huống này, nếu VN đứng về phía Mỹ, thì TQ có nhiều xác xuất thua trận. VN sẽ phụ trách cuộc chiến trên bộ, được Mỹ trợ giúp quân sự, sẽ đánh chiếm Nam Ninh, Khâm Châu, tiến qua phong tỏa eo biển Quỳnh Châu, cùng với Mỹ và Nhật chiếm đảo Hải Nam. Hải quân và không quân của TQ sẽ bị tiêu diệt. Chiến tranh sẽ sớm kết thúc. VN sẽ lấy lại HS và TS. Đây có thể gọi là thế « tam anh chiến Lữ Bố ». Lữ Bố là TQ. Nhị anh là Nhật và Mỹ. Còn lại là VN.

Nếu VN không đứng về phía nào, (theo như lập trường hiện nay), thì cuộc chiến sẽ hạn chế trên biển và trên không. Cuối cùng thì Mỹ và Nhật cũng thắng. Trường hợp này, các đảo HS và TS sẽ thuộc về phe chiến thắng (như là chiến lợi phẩm)."

Qua phân tích trên cho thấy, Việt nam cần khẩn trương chuẩn bị cho một lựa chọn phù hợp khi tình hình Biển Đông nổi sóng.

Sự lựa chọn của Việt nam

Chính sách đối ngoại của nhà nước Việt nam hiện nay, với lập trường và quan điểm dứt khoát là, Việt nam không liên minh hay liên kết với bất kỳ nước nào để chống lại bên thứ 3. Đó chính là lập trường "ba không" của nhà nước Việt Nam trong công tác đối ngoại. Nội dung của chính sách "ba không" cụ thể là, Việt Nam cam kết "không tham gia các liên minh quân sự và không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không dựa vào nước nào để chống nước khác". Đây là điều mà những người không ủng hộ chủ trương này cho là "chính sách ngoại giao du dây".

Những người này, là những người có xu hướng ủng hộ các giá trị tự do, dân chủ theo kiểu Mỹ, mà ở Việt nam người ta gọi là những người có chủ trương ủng hộ phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi hỏi cải cách chính trị để đưa Việt nam thoát khỏi chế độ cai trị độc đảng toàn trị theo đường lối cộng sản. Theo họ, Việt nam cần phải ngả hẳn, thậm chí là dựa hẳn vào Mỹ và cần thiết còn phải là một đồng minh chiến lược thông qua việc tham gia một liên minh quân sự trong đó có Mỹ để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông.

Tuy vậy, tác giả bài viết tin rằng đa số những người có quan điểm nói trên, chưa nghĩ tới tình huống "Nếu như trước đây hay hiện nay Việt nam ngả hẳn hay dựa vào Hoa kỳ để chống lại Trung quốc, khi chưa xảy ra xung đột Biển Đông thì điều gì sẽ xảy ra?" Câu trả lời là, với một vị trí biên giới tiếp giáp với Trung quốc, Lào và Campuchia, nhất là trong bối cảnh Trung quốc đã nắm chắc trong tay con bài Campuchia và đang dần thôn tính Lào, thì liệu Việt nam khi đó có đứng vững với nạn phỉ hay sự bất mã của các sắc tộc ít người ở vùng biên giới của mình hay không? Đó là chưa kể đến các chính sách trả đũa về kinh tế và trên nhiều lĩnh vực khác, trong lúc nền kinh tế Việt nam phần lớn là dựa vào Trung quốc như hiện nay.

Chắc hẳn, bài học về chính sách đối đầu với Trung quốc giai đoạn lịch sử 1975-1990, trước và sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 xảy ra. Từ đó dẫn tới những hậu quả về việc mất ổn định về mọi mặt kinh tế- xã hội chúng ta chưa thể nào quên. Hay bài học xung đột giữa chính quyền Myanmar với sắc tộc thiểu số ở biên giới Trung quốc - Myanmar gần đây, đang có nguy cơ chuyển thành xung đột giữa quân đội hai nước. Đừng quên Trung quốc là "vua" kích động các sắc tộc thiểu số để gây bất ổn và với sức mạnh kinh tế có trong tay, thì họ có thể hành xử với Việt nam các kiểu, nếu như họ muốn.

Tuy nhiên, người ta thường nói mọi lý thuyết về chính trị, an ninh nhiều khi cũng là màu xám và cái đó không phải là bất biến. Một khi môi trường an ninh thay đổi thì khi đó chính sách đối ngoại của Việt nam chắc chắn sẽ phải thay đổi, nghĩa là lúc đó chính sách "ba không" của Việt nam sẽ không đáp ứng được đòi hỏi nếu như khi tình hình Biển Đông xảy ra xung đột giữa các bên Trung - Nga và một bên là các nước lớn còn lại đứng đầu là Mỹ. Lúc đó, Việt nam không có bất kể lựa chọn lừng khừng nào khác, mà dứt khoát phải lựa chọn chỗ đứng một bên cho mình.

Tuy điều đó còn đang ở phía trước, song cái cần là sự chuẩn bị và tính toán trước của lực lượng đấu tranh dân chủ ở Việt nam, để khi tình huống xảy ra sẽ không phải bất ngờ và ở thế bị động. Trường hợp vào thời điểm đó, nếu chính quyền Việt nam hiện tại cố ngả theo Trung quốc, thì đó là hồng phúc cho dân tộc, vì chính quyền ấy sẽ không thể tồn tại và tát yếu sẽ sụp đổ. Thay vào đó là một chính quyền thân phương Tây. Đây là lý do giải thích vì sao những người lãnh đạo Việt nam hiện nay tự nhiên lại tỏ ra thân thiện và nhân nhượng hơn với Hoa kỳ về một số điểm vào thời điểm này.

Kết

Được biết, bên lề Hội nghị Shangri-La lần thứ 14 vừa kết thúc tại Singapore, ông Ashton Carter Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có nói với báo chí nói rằng “Tại Châu Á, vẫn có môt số nước nghiêng về phía Trung Quốc, một số khác thì nghiêng về phía Hoa Kỳ, nhưng hầu hết thì không muốn phải có một sự lựa chọn dứt khoát nào, và tôi nghĩ rằng điều này cần thiết để giữ sự đa dạng trong quan hệ ngoại giao ngay tại khu vực, trong thời gian tới”. Đây là một phát biểu đáng chú ý. Điều này cho thấy, tại thời điểm này chính sách ngoại giao "ba không" của Việt nam dưới con mắt của một chính khách Hoa kỳ là phù hợp và có thể chấp nhận được. Có ý kiến cho rằng, chính sách "ba không" này của Việt nam mang hơi hướng của chính sách ngoại giao cây tre của Thái lan (!?), với ý nghĩa cái đó có thể ngả ngiêng theo chiều gió, nhưng không bao giờ đổ, để giữ gìn lợi ích quốc gia là trên hết.

Trong thế kỷ XX vừa qua, người Việt nam ở cả hai phía, Cộng hòa và cả Cộng sản đã nhiều lần đã phải trả giá đắt cho chính sách ngoại giao dựa vào một bên để chống một bên trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Đặc biệt là những người sống dưới chế độ VNCH, đã nhiều lần chứng kiến người Mỹ phản bội, thậm chí là bỏ rơi họ. Như trong vụ đảo chính và hạ sát Tổng thống Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963 và Hiệp định Paris về lập lại hòa bình ở Việt nam và những người cộng sản miền Bắc cũng bị Nga, Tàu đối xử không kém.

Và có lẽ đấy là những bài học về chính sách ngoại giao mà những người quan tâm đến chính trị cần phải ghi nhớ, chứ xin đừng suy nghĩ theo cảm tính và ý thích của cá nhân mình.

Ngày 04 tháng 06 năm 2015

© Kami

* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của chủ nhà, lưu lại đây với tính chất tham khảo, mặc dù chưa đồng thuận với một số nhận định của tác giả.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TPP: 'Bông hồng nhiều gai'


Ông Doanh cho rằng Việt Nam cần rút kinh nghiệm từ những sai lầm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới để từ đó tận dụng những cơ hội và khắc phục những thách thức mà TPP mang lại. "Khi Việt Nam gia nhập WTO thì đã có một cuộc tuần hành biểu dương lực lượng của lực lượng thanh niên, bày tỏ sự vui mừng", ông nói. "Thế nhưng sau đó đã có các diễn biến không mang lại kết quả như mong muốn."

Không ít chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ là nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể mang lại cho Việt Nam những thách thức lớn bên cạnh những cơ hội, theo một chuyên gia kinh tế trong nước. Ý kiến trên được Tiến sỹ Kinh tế Lê Đăng Doanh đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 3/6.


Trước đó, hôm 29/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách kinh tế và thương mại, ông Charles H. Rivkin nói với báo giới tại TP. HCM rằng GDP của Việt Nam có thể tăng hơn 30% trong vòng 10 năm sau khi gia nhập TPP.

Dù là "một trong những nền kinh tế quy mô nhỏ nhất trong 12 nước đang đàm phán TPP", nhưng Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng "cực kỳ ấn tượng", ông Rivkin nói.

Ông cũng cho biết quá trình đàm phán đang diễn ra "khá tích cực" và Hoa Kỳ hy vọng "có thể sớm về đích trong năm nay".

"Bông hồng nhiều gai"

Trong cuộc phỏng vấn với BBC, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng TPP là "một bông hồng nhiều gai", có thể mang lại lợi ích cho Việt Nam về nhiều mặt, nhưng những lợi ích đó "đòi hỏi nỗ lực rất lớn"

"Việt Nam gia nhập TPP, ký hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á-Âu, trong khi Việt Nam chưa hoàn thành công nghiệp hóa", ông cho biết.

"Khi các doanh nghiệp muốn công nghiệp hóa thì họ cần sự giúp đỡ, bảo hộ của nhà nước. Tuy nhiên trong trường hợp gia nhập TPP thì các chính sách bảo hộ này sẽ rất hạn chế."

"Ngành thép của Việt Nam sẽ cạnh tranh thế nào với của Nga, hay ngành cơ khí của Việt Nam sẽ cạnh tranh thế nào với cơ khí của Hàn Quốc?"

Ông Doanh cho rằng phát biểu của ông Rivkin là dựa trên 4 giả định:

Điều quan trọng nhất không phải là ký kết mà là cải cách để thực hiện những cam kết đó, để lớn mạnh lên về mặt chất lượng, chứ không phải số lượng
Tiến sỹ Kinh tế Lê Đăng Doanh

"Nói GDP Việt Nam tăng trưởng 30% sau 10 năm là dựa trên giả định công ăn việc làm được tạo ra nhiều, thứ hai là đầu tư nước ngoài tăng mạnh, thứ ba là khoa học công nghệ sẽ đổi mới, thứ tư là Việt Nam sẽ cải cách mạnh mẽ về mặt thể chế, thống nhất về các thủ tục, giúp môi trường kinh doanh thuận lợi hơn", ông cho biết.

"Nhưng Việt Nam có thực hiện được những điều đó trong thời gian rất ngắn hay không? Đó vẫn là một nghi vấn".

Bên cạnh đó, năng lực và tỷ lệ của các khối doanh nghiệp trong nền kinh tế vẫn chưa cân đối, tạo nên nhiều "thách thức lớn", ông nói.

"Việt Nam ký kết các hiệp định này khi doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm đến 32% GDP, doanh nghiệp tư nhân có đăng ký chiếm có 11,2%, còn kinh tế gia đình phi hình thức chiếm đến 33,1%."

"Vậy trụ cột nào đứng ra cạnh tranh và chấp nhận thách thức? Doanh nghiệp nhà nước ư? Hay doanh nghiệp tư nhân, chỉ có 11,2%, rất nhỏ so với tiêu chuẩn thế giới?"

"Kinh tế hộ gia đình thì có được đào tạo chưa, có công nghệ như thế nào, nguồn vốn đầu tư ở đâu?"

"Tôi hy vọng là mọi sự chuẩn bị và cải cách đều đánh giá đúng tình hình để có thể nắm bắt cơ hội, vượt lên được thách thức, tránh việc biến cơ hội thành thách thức."

Rút kinh nghiệm WTO

Ông Doanh cho rằng Việt Nam cần rút kinh nghiệm từ những sai lầm sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới để từ đó tận dụng những cơ hội và khắc phục những thách thức mà TPP mang lại.

"Khi Việt Nam gia nhập WTO thì đã có một cuộc tuần hành biểu dương lực lượng của lực lượng thanh niên, bày tỏ sự vui mừng", ông nói.

"Thế nhưng sau đó đã có các diễn biến không mang lại kết quả như mong muốn."

"Thay vì đầu tư vào khoa học công nghệ và cải cách thì lại bơm giá bất động sản rất cao, rồi đầu cơ làm thị trường chứng khoán tăng vọt."

"Tất cả những đầu tư đó đã không đem lại kết quả gì và nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO thì đã lâm vào cảnh thâm hụt thương mại, lạm phát tăng và phải mất khá nhiều năm mới hồi phục lại được."

"Điều cần rút kinh nghiệm là cần đánh giá đúng thực chất của cơ hội và thách thức."

"Điều quan trọng nhất không phải là ký kết mà là cải cách để thực hiện những cam kết đó, để lớn mạnh lên về mặt chất lượng, chứ không phải số lượng."


Phần nhận xét hiển thị trên trang

đau cái điền!

Nga thông báo sẽ tập trận ở Biển Đông
31/05/2015 10:37 
(TNO) Phát biểu tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La 2015 ở Singapore ngày 30.5, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov xác nhận hải quân nước này sẽ tập trận chung với nhiều nước ở Biển Đông năm 2016. 

 
Tàu chiến của hải quân 2 nước Trung Quốc và Nga tập trận chung ngoài khơi Thượng Hải hồi tháng 5.2014 - Ảnh: Reuters 

Ông Antonov thông báo đợt tập trận chung trên biển sắp tới sẽ diễn ra tại Biển Đông vào tháng 5.2016. Cuộc tập trận sẽ tập trung vào khả năng chống khủng bố và an ninh hàng hải, đài RT (Nga) đưa tin. 

Trước các quan chức quốc phòng nhiều nước tham dự Shangri-La lần này, Thứ trưởng Quốc phòng Nga bày tỏ lo ngại về sự ổn định trong khu vực, đồng thời nêu đích danh Mỹ là nhân tố chính gây bất ổn. Ông tố cáo các chính sách của Washington nhằm chống lại Nga và Trung Quốc. 

“Chúng tôi rất lo lắng trước các chính sách của Mỹ trong khu vực, đặc biệt khi nước này cứ từng ngày tập trung vào chuyện kiềm chế có hệ thống đối với Nga và Trung Quốc”, ông Antonov cho biết. 

“Bất chấp lo ngại của chúng tôi về cấu trúc phòng thủ tên lửa toàn cầu của họ (Mỹ), họ vẫn tiếp tục thực thi chính sách cản trở sự ổn định chiến lược bằng cách bổ sung một ‘lá chắn’ phòng thủ tên lửa tại châu Á - Thái Bình Dương”, thứ trưởng Nga cho hay. 

Ông này còn cáo buộc Washington can thiệp vào vấn đề nội bộ của các quốc gia khác, đồng thời tuyên bố Moscow đang rất lo ngại trước xu hướng này. 

“Một trận đại dịch các ‘cuộc cách mạng màu’ đã tràn vào Trung Đông và như một cơn cuồng phong, nó quét sạch một số nước trong vùng”, RT dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga phát biểu. 

Hoàng Uy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trưng cầu ý dân

 ....phải xem lòng Đảng


- ĐB Đỗ Kim Tuyến (Hà Nội) lưu ý cơ chế của ta là Đảng lãnh đạo, sau khi trưng cầu ý dân rồi thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng phải xem ý dân thế nào, lòng Đảng ra sao, trên cơ sở đó mà quyết định.
'Dân trí thấp, không thể tùy tiện trưng cầu'
Thảo luận tại tổ về luật Trưng cầu dân ý chiều nay, Phó chủ tịch Hội Nhà báo VN Hà Minh Huệ muốn làm rõ những vấn đề hệ trọng với sinh mệnh đất nước cần trưng cầu ý dân.
trưng cầu ý dân, tham nhũng
Phó chủ tịch Hội Nhà báo VN Hà Minh Huệ
Theo ông, dự thảo luật quy định chung chung có thể khiến "những người to mồm thành thiểu số". "Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện", ĐB Huệ phát biểu.

ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) cũng đặt câu hỏi những chế định lớn như bộ luật Dân sự, Hình sự, các dự án kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì có nên đặt ra trưng cầu ý dân không? Đồng thời ông gợi ý luật cần quy định cụ thể luôn những nội dung như Hiến pháp, tuổi nghỉ hưu, đồng tiền chung, bỏ toàn bộ sử dụng tiền mặt để chống tham nhũng, trộm cướp; liên minh liên kết nước khác... cần trưng cầu ý dân.
Quy định rõ 'vùng cấm'
Cùng lo ngại sự chung chung, Chủ tịch HĐ Dân tộc QH Ksor Phước cho rằng luật phải quy định rõ những điều thuộc vùng cấm, không đưa ra trưng cầu ý dân.
Câu hỏi "việc gì cần đưa ra trưng cầu ý dân" được ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) nhận thức rất đơn giản: Hiến pháp ghi rõ là QH quyết định trưng cầu ý dân về, thứ nhất là Hiến pháp, thứ hai là những vấn đề thuộc thẩm quyền của QH nhưng QH không yên tâm khi quyết.
"Nên chúng ta không thể nào ngồi kê ra việc này việc kia vì đã thuộc thầm quyền của QH hết rồi", ông Lịch nói.
Về kết quả trưng cầu ý dân, ĐB băn khoăn giữa tỉ lệ 50% hay 2/3 đồng ý là thông. ĐB Phạm Xuân Thường cho rằng, được 50% cử tri trong danh sách đi bỏ phiếu và 50% trong đó đồng ý là "tốt rồi".
CLIP ĐB NGUYỄN VĂN PHÚC PHÁT BIỂU:
 
"Những việc cần có thể bị lỡ mất chỉ vì chờ cho được tỉ lệ 2/3, vì một số người không quan tâm, không đi bỏ phiếu. Mà để được 2/3 có khi lại có vấn đề khác, bỏ phiếu thay chẳng hạn", ông Thường nói. ĐB Lê Đắc Lâm, phó đoàn ĐBQH Bình Thuận cũng cho rằng tỉ lệ 2/3 không khả thi, "không khéo là chạy theo thành tích, không đúng ý dân". Trong khi đó ĐB Cao Sĩ Kiêm lại cho rằng, chỉ một nửa thì phạm vi trưng cầu hẹp lại, mất đi tính chính xác. Phó chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Phúc, ĐB Hà Tĩnh cũng lập luận chỉ một nửa cử tri đi bỏ phiếu, sau đó chỉ một nửa trong đó đồng ý, có nghĩa chỉ 25%, nói là ý chí của toàn dân là khó thuyết phục. Ở các nước khác là bất ổn vì đồng thuận không cao.
Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an Đỗ Kim Tuyến (ĐB Hà Nội) lưu ý thể chế chính trị của ta khác các nước, vấn đề quốc gia đại sự đều do Trung ương quyết định.
trưng cầu ý dân, tham nhũng
ĐB Đỗ Kim Tuyến
"Cơ chế của ta là Đảng lãnh đạo, sau khi trưng cầu ý dân rồi thì Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng phải xem ý dân thế nào, lòng Đảng ra sao, trên cơ sở đó mà quyết định" - ông Tuyến phát biểu .
Bày biện hoành tráng dân không đồng ý
Phạm vi trưng cầu ý dân ở toàn quốc hay địa phương, khu vực cũng khiến các ĐB tranh luận. Nhiều ví dụ được viện dẫn cho thấy dù là việc xảy ra ở một địa phương nhưng cũng cần lấy ý kiến phạm vi toàn quốc như vấn đề an toàn hồ đập thủy điện, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, lấp sông Đồng Nai.
Ông Nguyễn Văn Phúc cho hay trưng cầu ý dân ở các nước phần lớn ở địa phương, cơ sở, với những vấn đề đơn giản, phù hợp với yêu cầu của người dân.
trưng cầu ý dân, tham nhũng
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị phân tích nhà máy điện hạt nhân đặt ở nơi nào thì nơi đấy và vùng xung quanh sẽ bị  ảnh hưởng. Ta chủ trương đặt ở đâu mà hỏi ý kiến người dân nơi ấy thì gần như không bao giờ đặt được nhà máy điện nguyên tử nào trên quốc gia cả. Nước ta cũng thế mà nước khác cũng vậy.
"Ở Hà Nội nếu đi hỏi ý kiến nhân dân thì tôi xin đảm bảo gần như không bao giờ triển khai được dự án môi trường về rác thải và nghĩa trang. Không có nơi nào đi hỏi ý kiến nhân dân mà họ đồng ý cho đặt nghĩa trang hay chôn rác thải ở địa bàn xã mình", ông nói.
ĐB Nguyễn Phước Lộc (TP.HCM) cho rằng, làm cấp nào thì trưng cầu ý dân cũng phải gọn, tiết kiệm, hiệu quả. "Bày biện hoành tráng quá dân không đồng ý đâu, vì đó cũng là tiền của của dân", ông Lộc nói.
C.Hoàng - T.Hằng - H.Nhì - H.Sang - T.Lý - L.A.Dũng - X.Quý
Nguồn: Vietnamnet

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông ấy bảo "không thể" là phải ( dù không đúng), không tin cứ thử làm phát coi!

“Dân trí thấp, không thể tùy tiện trưng cầu ý dân”…?

“Dân trí” là trí tuệ toàn dân tộc Việt Nam, mà ông PCT Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng “thấp” – Thử hỏi ông có xứng đáng là đại biểu đại diện cho nhân dân không?
Liệu ông có xứng đáng là đại biểu đại diện cho nhân dân không?
Liệu ông có xứng đáng là đại biểu đại diện cho nhân dân không?
Trong lịch sử Việt nam đã ghi nhận cuộc trưng cầu dân ý năm 1955 của chính quyền VNCH. Câu hỏi đặt ra ở đây là vào thời điểm 1955, dân trí của đồng bào miền Nam Việt Nam cao hơn dân trí của đồng bào ở thời điểm hiện tại?
Chính vì suy nghĩ như vậy, nên một số đại biểu cho dân đang ngồi làm Luật trưng cầu ý dân, muốn đưa hết các vấn đề quan trọng nhất đối với dân tộc Việt Nam vào vùng cấm, không đưa ra trưng cầu ý dân, để một nhóm nhỏ giành quyền quyết định. Xin hỏi các vị, sao không chịu suy nghĩ, tìm hiểu xem mục đích sinh ra Luật này làm gì ? Tại sao không tìm hiểu kinh nghiệm của các nước văn minh, có trình độ phát triển cao, họ đã có luật này từ mấy trăm năm mà học tập?
Một người như ông Hà Minh Huệ mà cũng làm Phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam, không lẽ Hội hết người rồi sao? Lối suy nghĩ coi thường dân kiểu như thế. Họ không hiểu rằng dân mới chính là bậc thầy của họ. Cứ tưởng mình ngồi lên chiếc ghế nào đó, là trí tuệ đỉnh cao rồi. Lúc mắc tội ra tòa thì ông nào cũng nhận là do trình độ nhận thức hạn chế nên phạm tội.
Xin hỏi ông Huệ có dám thông báo tổ chức một buổi tọa đàm công khai cùng với dân, về bất cứ chủ đề gì, có ghi hình phát cho cả thế giới biết, xem dân trí Việt Nam thấp hay quan trí như ông thấp không?
Hình như ông Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam không nhận thấy và cũng quên mất một nguyên lý bất hủ: “Nâng thuyền lên là dân, lật thuyền cũng là dân”.
(Theo truongtansang.net)

Phần nhận xét hiển thị trên trang